THẮNG QUÂN BẤT ĐỘNG MINH VƯƠNG
TỨ THẬP BÁT SỨ GIẢ BÍ MẬT THÀNH TỰU NGHI QUỸ
Hán dịch: BẤT KHÔNG dịch
Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ
Lúc bấy giờ Bát Nhã Bồ Tát (Prajñā-Bodhisatva) nhập vào Tam Ma Địa (Samādhi) tên là Kim Cang Đẳng Chí (Vajra-samāpatti) lửa uy quang rực rỡ chiếu khắp các cõi Phật. Trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới: các loại Ma gây các chướng nạn, Tỳ Na Dạ Ca, La Sát… đều bị lửa thiêu đốt thân thể, đều bị tật bệnh, tâm thần hôn mê thảy đều la khóc. Người đời bị đại khổ bức bách thảy đều xướng lên: “Mật mật” . Tiếng kia vang khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới. Tất cả chúng sanh nghe tiếng kia thảy đều sợ sệt bỏ chạy đến chỗ Phật mà nói rằng: “Bạch Thế Tôn! Nay chúng con quy y Tam Bảo”.
Thời Trì Kim Cang Thủ Bồ Tát (Vajrapāṇi-dhāra Bodhisatva) từ trong Tam Muội xuất ra hỏi Văn Thù Sư Lợi (Maṃjuśrī) rằng: “Vì sao chư Thiên Đế Thích… đều đến nơi đây?”
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đáp lại rằng: “Tôi không biết được. Chỉ có Đức Như Lai mới biết được”
Nói xong hai vị Đại Sĩ đều lặng thinh. Thời có Phẫn Nộ Vương (Krodha-rāja) tên là Thánh Giả Thắng Quân Bất Động Minh Vương bảo rằng: “Nay Ta nói Tâm và Bí Mật Ấn. Này Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát và Đại Chúng Thiện Nam Tử hãy lắng nghe. Vô biên Công Lực dõng kiện, vô biên Như Lai Sự đều là do Bất Động Phẫn Nộ Vương (Acala-krodha-rāja). Lại có 8 vạn ức hằng hà sa cu chi Như Lai biết Giáo Lịnh này mà thành Vô Thượng Bồ Đề. Lại có vô lượng Thiên Long Bát Bộ thường cúng dường cung kính tôn trọng thừa sự. Nếu hay suy nghĩ nhớ niệm Uy Nộ Vương này hay khiến cho tất cả chướng nạn đều tiêu trừ. Tất cả các chướng nạn không dám gần gũi, thường được xa lìa. Ở chỗ người tu hành không có các việc Ma và các Quỷ nạn”
Thời Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát từ Tam Ma Địa cảnh giác triệu tập tất cả Thanh Văn, Bích Chi Phật, tất cả Trời, Rồng, Dược Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Nghiệt Lỗ Noa, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Người , Phi Nhân… tất cả loài quần sanh đều đến tập hội. Lại rút ra phần chính yếu thuộc Tâm sai biệt của mọi quần sanh khiến đồng một Thể, trụ Tam Ma Địa. Nhiều cu chi Thế Giới đều bị lửa thiêu đốt diệt thành một đống lửa lớn như ánh sáng của 7 mặt trời chiếu vào miệng con ngựa lớn, tựa như mọi dòng sông đều chảy vào trong rốn biển, nuốt sạch không còn dư sót thành đám lửa mạnh .
Nói Đại Oai Nộ Vương ấy là Tâm vi diệu của Thắng Quân Bất Động Minh Vương cũng là miệng con ngựa lớn ăn nuốt nhóm Nhân của Tâm phiền não của tất cả chúng sanh thành Thế Giới rực lửa lớn.
Khi ấy Bát Nhã Bồ Tát bạch Phật rằng: “Con, tất cả Như Lai, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, Bích Chi Phật cho đến 8 Bộ Trời Rồng, tất cả các loài Hữu Tình, chúng sanh giới. Vì muốn thương xót hóa độ lợi ích nên Thắng Quân Minh Vương hiện thân Phẫn Nộ (Nộ Thân). Từ Tâm của Ma Ha Tỳ Lô Giá Na sanh ra 5 Đại Minh Vương, tất cả chư Phật. Đây là 5 Minh Vương, 5 Môn Ba La Mật của Đại Nhật lại sanh ra thân phần ấy. Có một vị Minh Vương (Vidya-rāja) tên là Thắng Quân Bất Động ở trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới hiện thân Tự Tại Diễm Minh Oai Đức, tức là Tự Tánh Luân Thân Bát Nhã Bồ Tát vì chiết phục nhiếp thọ tùy loại chúng sanh làm cây gậy của Chấp Kim Cang Đệ Tử (Chấp Kim Cang Đệ Tử Trượng) để gia trì cho Quyến Thuộc bẻ gẫy tất cả Chướng cho nên như Bất Đà Đại Lực mở bày Thể Phẫn Nộ Kim Cang. Liền trụ Hỏa Sanh Tam Muội nói Tồi Đại Chướng Giả Chân Ngôn. Chân Ngôn này có đại uy thế hay trừ tất cả, phá chướng nạn của Chân Hành Giả, từ khi phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) sẽ thủ hộ tăng trưởng cho đến thành Phật Quả (Buddha-phala) không thoái thất, không đọa ác đạo, cho đến ở tại Phật Đạo (Buddha-mārga) mau chóng chứng Quả .
Bốn Hoằng Nguyện của Minh Vương (Vidya-rāja) này là:
- Thấy được thân Ta, phát Tâm Bồ Đề
- Nghe được tên Ta, đoạn ác tu thiện
- Nghe được Ta nói, được Đại Trí Tuệ
- Biết được Tâm Ta, tức thân thành Phật
Trì tụng Mật Chú, đời đời được gia hộ. Trì niệm Ta thì Tâm Nghi còn chẳng thể đến huống chi là các chướng nạn trong Thế Gian. Chướng nạn có 2 loại : 1) Nội Chướng: Do Tự Tâm sanh. Loại này rất nhiều không thể nói hết 2) Ngoại Chướng: Do ở ngoài sanh. Loại này cũng nhiều.
Chân Ngôn này đều hay tồi hoại tịch trừ khiến cho thân không có nhơ bẩn được thanh tĩnh. Y theo Pháp tu hành thì tức thân thành Phật rất là sâu mầu ở trong Mật Giáo.
Thế nào là 4 Duyên?
- Nhịn ăn
- Phục Khí Thực ( nuốt thức ăn bằng chất Khí )
- Ăn rau
- Ăn ít
Tùy lực mà làm, tụng Chú Căn Bản cho đến một Lạc Xoa (10 vạn biến) hoặc ba
Lạc Xoa (30 vạn biến). Xong một ngày một đêm không ăn uống, trang nghiêm Đạo Tràng cúng dường rộng lớn. Ở trước Tượng, thiêu Khổ Luyện Mộc lớn bằng ngón tay cái dài 12 ngón tay, 2 đầu đều bôi Tô Mật, tụng Chú một biến thiêu một cái, mãn 1008 biến. Xong liền vào trong sông, biển sâu tới cổ, đứng quay mặt về hướng Đông, mỗi ngày tụng mãn ba Lạc Xoa. Xong trong Tâm cầu các việc Phước sẽ được đầy đủ. Nếu trong nước có trùng, muỗi, các loài phá hại, khi Chú Lực chưa thành cần phải Kết Giới. Nếu thường trì tụng Bất Động Căn Bản Chú, hiện thân tùy lực hay cột trói tất cả Quỷ Thần, làm gẫy đổ cây cối, hay khiến chim bay bị rớt, hay làm khô ao Rồng. Nếu muốn Luận Nghị với phá Ngoại Đạo, người phản ác … đều hay giáng phục được.
Lại nữa, khi gặp ngày Nguyệt Thực, tụng Chú mãn số rồi một ngày một đêm không ăn, lấy phân bò chưa rớt xuống đất (một là lấy đồ hứng, hai là rớt xuống vướng nơi cỏ hoặc bỏ lớp dưới đi lấy lớp trên) đắp Đàn. Dùng các thứ hương hoa rải tán cúng dường, để Kinh Đại Bát Nhã ở chính giữa Đàn. Lấy sữa của con bò có con (đồng một màu) làm bơ, bỏ vào đồ bằng đồng rồi nấu, dùng cây Khả Lị làm thìa để khuấy. Khi mới bắt đầu Nguyệt Thực, tụng Chú cho đến thấy 3 tướng
_ Tướng nóng: Uống vào hay trừ tất cả bệnh
_ Tướng khói: Đem bôi thân liền ẩn thân mà mọi người không thể thấy
_ Tướng lửa: Uống vào liền được Thần Thông hay bay biến
Lại nữa Hành Giả ở nơi đỉnh núi cao không ăn lúa gạo, tụng một Lạc Xoa, Tâm Tâm tương tục không nghĩ việc khác thì Phục Tàng trên Trời tự nhiên xuất hiện. Phàm Phục Tàng thường do Trời, Thần, Người chôn dấu… Người chôn dấu là Nhân Phục Tàng, Quỷ Thần giữ gìn là Thần Phục Tàng còn gọi là Địa Phục Tàng, chư Thiên gìn giữ là Thiện Phục Tàng. Tùy ý lấy mà làm các việc Phước Lợi. Mỗi biễn mỗi thiêu, mãn một ngàn biến thì hay trừ tất cả tật bệnh trong nước.
PHÁP HỘ MA (Homa): Làm lò lửa cháy rực rỡ, lấy Kiên Tử làm cái thìa dài hai thước (2/3 dm), bỏ sữa vào đồ sạch rồi quấy, chớ đổ trong nước ắt có bệnh đều trừ khỏi. Lại dùng hoa trăm thứ hòa bơ mật, mỗi biến mỗi thiêu và cầu nguyện, quần áo y như màu hoa. Nếu thiêu một La Phược Lạc Xoa tức được làm quan trên hết trong nước (Mật La Pha tức là trái cây), thiêu Tất Dưỡng Ngữ Tạng hoa thì được mọi người yêu kính. Thiêu cây Tùng, dùng 3 vật mà bôi, mãn vạn biến sẽ được vô lượng Quyến Thuộc, cây Tùng dài 7 tấc lớn bằng ngón tay cái, Thiêu Đại Mạch liền được giàu có.
PHÁP VẼ TƯỢNG Tồi Phục.
Nếu muốn tác Pháp nên đối trước Tượng, Tâm có Sở Duyên Thần, Ứng Duyên Cảm. Ở trên mảnh lụa tốt vẽ Bất Động Minh Vương (Acala-vidyarāja) mặc áo màu đỏ, nghiêng eo, quần đùi màu đỏ. Bên trái có một lọn tóc rũ xuống đến lỗ tai. Mắt trái hơi nhìn nghiêng. Tay trái cầm sợi dây. Tay phải cầm cây kiếm dựng thẳng với đầu kiếm như dạng hình cánh hoa sen. Đi Kiếm Ủng, đeo vật trang sức có khảm xà cừ. Ở trên bàn đá, cau mày, trợn mắt giận (Sân mục). Tự thân màu vàng đỏ dạng phẫn nộ khiến cho tất cả chúng sanh đều run sợ.
Vẽ Tượng xong. Ở trên bờ biển, chốn A Lan Nhã (Araṇya) thanh tịnh hoặc trong Tĩnh Thất. Hành Giả: thân thanh tịnh, mặc áo màu đỏ. Tâm tượng tự thân đều là màu đỏ chẳng được tán loạn, điềm nhiên khất thực. Tụng đủ 5 Lạc Xoa (50 vạn biến) xong, lấy dây đậu dài 5 tấc, gom chặt thành một vạn cọng cùng 3 vật ở trước Tượng này chí Tâm thiêu đốt, tụng thì Thắng Quân Bất Động Minh Vương hiện thân khiến cho Hành Nhân nhìn thấy. Thấy xong liền được Như Lai Tam Ma Địa Tâm, được cùng với các Bồ Tát ở chung một chỗ.
Tiếp lại ở trước Tượng, mỗi ngày 3 Thời niệm tụng Bản Chú. Trải qua 6 tháng tùy sức cúng dường hương hoa, thức ăn uống ắt mọi loại nguyện cầu đều được mãn túc.
Nếu có giặc cướp đến. Hành Nhân tay cầm một loại, tụng 1000 biến, đứng thẳng. Nếu đến nơi thì nhóm oán tặc kia tự nhiên lùi chạy, sợ hãi bỏ trốn.
Nếu gặp Oán Gia, người ác của Phật Pháp thì lấy đất xốp với đất hòa làm hình tượng kẻ ấy, trên trái tim viết tên họ người đó, hình dài một khuỷu tay, tụng Chú. Cứ một biến chặt một cái rồi thiêu đốt cho đến Thiêu Chú một lần tụng tên gọi của người ác. Khi thiêu hết mà người ấy chẳng chịu giáng phục quy thuận liền bị chết.
Lại lấy lá Mạn Đà thiêu đốt, một lần Chú thì xưng tên gọi của người ác một lần rồi thiêu đốt, mãn 1000 biến thì người kia quyết định bị mất Tâm. Lấy sữa bò thiêu 1000 biến thì khiến cho kẻ ấy bình phục trở lại.
Nếu thiêu đốt đất xốp, xưng tên, cứ một lần Chú thì thiêu một lần, mãn một ngàn biến thì bên trong một ngàn dặm, người nhận liền đến.
Đốt An Tất Hương, 3 Thời thường chẳng đoạn tuyệt sẽ được viên mãn Trung Thượng Phẩm Vị.
Pháp đã ghi bên trên đều ở dưới Tượng, dùng mà thành tựu
Đạo Trường Quán: Trong Đàn có núi Tu Di (Sumeru), bên trên có hoa sen đỏ. Trên hoa sen có lầu gác. Trong lầu gác có Sắt Thạch (?). Trong Sắt Thạch có chữ HÁM (詶_ HĀṂ). Chữ ấy biến thành Thắng Quân Bất Động Tôn, là thân Phẫn Nộ, biến thân của Chuyển Pháp Luân Bồ Tát vậy.
Thắng Quân có nghĩa là Tự Tại
Bất Động nghĩa là Đại Tịch Định Bồ Đề
Tôn là Thân sai biệt Trí của Đại Nhật
Bất Động vốn là hóa thân của Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) nhất trì Bí Mật Chú. Sau này đời đời gia hộ cho người ở Thế Gian chưa chặt Thế Tập, dẫu độ ngàn lần vẫn riêng phạm việc đời.
Đồng Tử đều tính toán Sám Hối, trước sau chẳng hề buông lìa
Bên trái có một lọn tóc hướng xuống dưới là buông rũ Từ Bi
Tay phải cầm cây kiếm nghĩa là Lửa Trí (Trí Hỏa )
Tay trái cầm sợi dây nghĩa là Cột trói
Ngồi trên bàn nghĩa là chẳng động (Bất Động)
Tự thân tuôn lửa mạnh là trụ Đại Hỏa Trí Hoả Sanh Tam Muội
Vô biên Như Lai phụng sự là Tôn mà 8 Bộ Trời Rồng cung kính thừa sự
Nếu vừa mới nghĩ nhớ đến Oai Nộ Vương này thì tất cả Chướng thảy đều đoạn hoại, mong cầu Tất Địa Thế Gian Xuất Thế Gian đều khiến cho thành tựu.
Ấn Tướng: Hai tay xoa nhau bên trong, các ngón như cái vòng, 2 ngón cái đứng dựa nơi 2 ngón vô danh, ngón giữa để ở mặt ngón cái, 2 ngón trỏ hợp thẳng đứng. Chú là :
Nẵng mồ tam mãn đà phạ nhật la xá, đát-la-tra, a mộ già tán nõa, ma ha lạc sa nỏa, bà tra dã hồng, đát-la ma dã, đát-ra ma dã, hồng, đát-ra tra, hám, hàm 矧休 屹亙阢 惵忠鉔 泣誆 唒伕
NAMAḤ SAMANTA-VAJRĀṆĀṂ _ TRĀṬ AMOGHA-CAṆḌA _ MAHĀ- ROṢAṆA SPHAṬYA HŪṂ _ TRĀMAYA TRĀMAYA HŪṂ TRĀṬ _ HĀṂ MĀṂ
Hành Giả mỗi ngày trì Chú này thì tất cả sở cầu đều thành tựu
THÁNH GIẢ VÔ ĐỘNG TÔN BỐ TỰ PHÁP
ÚM (OṂ): An nơi đảnh, màu như hư không
PHẠ (VA): An My Gian (Tam tinh), màu như lửa (?nước)
NHẬT-LA (JRA): An hai vai, màu như lửa
A ( A) TẢ [? Thiếu (CA)] LA (LA): An nơi tim, màu như sữa
Như phần trên bày lập 5 nơi trên thân người tu hành. Ở chính giữa có chữ A biến đều 5 Chữ. Trong đây an bày khắp Thể xong cho nên quán Thân Bất Động
Kim Cang. Bố Tự xong, tụng Nhất Tự Chú. Dùng cho tất cả việc Nẵng mồ Tam Mãn Đà Phạ Nhật La xá _ Hám
NAMAḤ SAMANTA-VAJRĀṆĀṂ _ HĀṂ
_ Lại Hộ Thân Kết Giới:Tay trái: từ ngón giữa trở xuống nắm lại, ngón cái vịn ngón vô danh. Tay phải cũng vậy. Co ngón trỏ trái nắm lónh thứ hai của ngón trỏ phải, đặt ở miệng, tụng Chú Căn Bản 7 biến. Đặt ở đầu xoay qua phải 3 vòng, tùy Tâm xa gần tức thành Kết Giới, không có gì xâm phạm được.
_ Lại kết Nhập Phật Tam Muội Gia Ấn: Hai tay đều xoay, chắp tay lại. Dùng Ấn ấn nơi trán, 2 vai, tim, cổ họng. Chú là:
Nẵng mồ tam mãn đà mẫu đà nẫm. A tam mê, đát rị tam mê, tam ma duệ, sa bà ha
NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ _ ASAME TRISAME SAMAYE _ SVĀHĀ
_ Kết Pháp Giới Sanh Ấn: Hai tay Kim Cương Quyền dựa lưng nhau, 2 đầu ngón trỏ dựa nhau. Để Ấn ở trái tim, Chú 3 biến
Nam mô tam mãn đà một đà nẫm. Đạt ma đà thử, tát phạ bà bà câu hàm
NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_DHARMA-DHĀTU SVABHĀVAKA-UHAṂ
_ Kết Chuyển Pháp Luân: Hai tay đâu lưng. Địa (ngón út) Thủy (ngón vô danh) Hỏa (ngón giữa) Phong (ngón trỏ) xoa nhau, 2 Không (2 ngón cái) nhập vào lòng bàn tay, đầu ngón dựa nhau, đặt ở tim, Chú 3 biến. Chú là:
Nẵng mồ tam mãn đà phạ nhật ra xá, phạ nhật ra đát ma câu hàm
NAMAḤ SAMANTA-VAJRĀṆĀṂ _ VAJRA-ATMAKA-UHAṂ
_ Kết Vô Kham Nhẫn Ấn: Chắp 2 tay trống lòng. Hai ngón giữa xoa nhau, 2 Thủy (2 ngón vô danh) 2 Hỏa (2 ngón giữa) đều dựng thẳng, nghịch thuận 3 lần ấn Trời Đất, ấn 5 chỗ trên thân, ấn đảnh rồi bung tán kèm 4 phương Kết Giới. Chân Ngôn: Úm, sái rô phổ rị, vĩ lý, vĩ lệ, sa bà ha
OṂ_ LELLU PURIVIKULE _ SVĀHĀ
_ Tổng Nhiếp Bất Động Từ Cứu Chú:
Nẵng mồ tam mãn đa phạ nhật la xá. Chiến nỏa, ma ha lộ sái ninh, sa phá tra gia, hồng, đát la tra, hán hàm
NAMAḤ SAMANTA-VAJRĀṆĀṂ_ CAṆḌA MAHĀ-ROṢAṆA SPHAṬYA HŪṂ TRĀṬ _ HĀṂ MĀṂ
_ Kết Ứ Già Ấn: Hai tay đều ngửa, 2 ngón cái nhập vào lòng bàn tay, 2 ngón trỏ để ở lóng giữa của 2 ngón cái. Đây là Thương Khư Ấn. Chân Ngôn là: Nẵng mồ tam mãn đà mẫu đà nẫm. Nga nga nẵng tam ma, tam ma, sa ha
NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ _ GAGANA SAMA ASAMA _ SVĀHĀ
_ Kết Phụng Hoa Tòa Ấn: Mười ngón mở ra đưa lên dâng 3 lần
_Tiếp Kết Đồ Hương Ấn. Chân Ngôn là :
Nẵng mồ tam mãn đà một đà nẫm. Vĩ thâu đà hiến độ nạp bà phạ, sa phạ ha
NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ VIŚUDDHA-GANDHA-UDBHAVA_ SVĀHĀ
_ Tiếp Hoa Man Ấn: Dùng Đồ Hương Ấn lúc trước, 2 Không (2 ngón cái) trụ mé dưới lóng giữa của Phong (2 ngón trỏ) gọi là Hoa Cúng Dường Ấn. Chân Ngôn là:
Nẵng mồ tam mãn đà mẫu đà nẫm. Ma ha muội để rị dạ, tỳ dữu na nghiệt đế, sa phạ ha
NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ _ MAHĀ-MAITRIYA ABHYUDGATE _ SVĀHĀ
_ Thiêu Hương Ấn: Hai tay Tam Phổ Tra, ngửa dựng Địa (ngón út) Thủy (ngón vô danh) Hỏa (ngón giữa). 2 Phong (2 ngón trỏ) co dựa lóng trên. Chân Ngôn là:
Nẵng mồ tam mãn đa một đà nẫm. Đạt ma đà đát phạ nỗ nghiệt đế, sa phạ ha
NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ DHARMA-DHĀTU ANUGATE _ SVĀHĀ
_Tiếp Ẩm Thực Ấn: Hai tay chắp lại trống lòng, 2 ngón cái nhập vào lòng bàn tay. Chú là:
Nẵng mồ tam mãn đà một đà nẫm. A ra ra, ca ra ra, một lân nại na mi, mạt lân nại nhi, ma ha vị lịch, sa phạ ha
NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ _ ARARA KARARA _ BALIṂ DADA MI _ BALIṂ DADE _ MAHĀ-BALIḤ _ SVĀHĀ
_Tiếp Đăng Minh Ấn:
Nẵng mồ tam mãn đà một đà nẫm. Đát tha nghiệt đa la chỉ, sa phả la ninh, phạ bà sa nẵng, nga nga thê na lị dã, sa phạ ha
NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ _ TATHĀGATA-ARCI SPHARAṆA VABHĀSANA GAGANA-UDHĀRYA _ SVĀHĀ
_Tiếp Hư Không Phổ Cúng Dường Ấn: Úm, nga nga na, tam phạ bà sa la giải
OṂ_ GAGANA SAṂBHAVA VAJRA HOḤ
_ Tiếp Bất Động Tôn Tán:
Cúi lạy Thánh Vô Động
Ma Ha Uy Nộ Vương
Tâm rất Đại Từ Bi
Thương nhớ các Hữu Tình
Bản Thể Lô Xá Na
Vào mau thành Chánh Giác
Pháp Thân khắp Pháp Giới
Trí Tuệ đồng hư không
Không tiếng (vô thanh mà có tiếng (hữu thanh)
Tiếng nghe trần sát thổ
Vì hộ trì Phật Pháp
Vì lợi lạc Quần Sanh
Biển tướng tốt vô biên
Phương tiện hiện Thân này
Biến hiện tướng sân nộ
Nên con cúi đầu lễ
_ Mắt Từ nhìn chúng sanh
Bình đẳng như con một
Phương tiện rũ Nhất Kế (một chùm tóc)
Biểu thị Đệ Nhất Nghĩa
Nên con cúi đầu lễ
_Trí Kim Cương hay chặt
Các phiền não khó chặt
Do đây cầm kiếm bén
Chặt đứt Vô Dư Tập
Nên con cúi đầu lễ
_ Kim Cương Định hay cột
Các Kết Nghiệp khó cột
Cầm sợi dây Kim Cương
Cột hết không thể động
Cứu cánh hay nuốt hết
Phiền não, con Rồng độc
Hiện lửa Ca Lâu La (Garuḍāgni)
Nên con cúi đầu lễ
_ Thiêu đốt biển nghiệp chướng
Hay hộ Tâm Bồ Đề
Khiến Hành Giả trụ chắc
An trụ tòa Bàn Thạch (Tòa bằng đá)
Nên con cúi đầu lễ
_ Giả sử khắp Tam Giới
Các Dược Xoa đại lực
Minh Vương giáng phục hết
Nên con cúi đầu lễ
_ Giả sử khắp Tam Giới
Ma Chúng quấy Hành Giả
Khiến vào Đạo Giải Thoát
Nên con cúi đầu lễ
_ Một trì Chú Bí Mật
Đời đời sẽ gia hộ
Khiến chứng Đại Bồ Đề
Nên con cúi đầu lễ
_ Ngày đêm tùy toại thân
Minh Vương chẳng tạm lìa
At lên Hoa Tạng Giới
Niệm niệm Trì Minh Vương
Đời đời chẳng quên mất
Nên con cúi đầu lễ
_ Dùng ba nghiệp này lễ
Minh Vương Công Đức Thiện
Bình đẳng cho Quần Sanh
Đồng chứng Bất Động Tôn
Dùng sức Công Đức Ta
Sức Minh Vương gia trì
Cùng với sức Pháp Giới
Đồng Thể Bất Động Địa
Nguyện xin khắp Pháp Giới
Kim Cương Bí Mật Chú
Gia trì ba Mật con
Cúi lậy Minh Vương Lực
Khiến con mãn Tất Địa
Cúi lậy Minh Vương Lực
Khiến Pháp trụ đời lâu
Tự Giới với Tha Giới
Biển Thế Giới vô biên
Chứa đầy các Hàm Thức
Đồng chứng Vô Thượng Giác.
1. Câu Lị Ca La Long Vương là biến thân của Bất Động Minh Vương có hình nuốt cây kiếm, đứng trên bàn đá. Chân Ngôn là :
Án, câu lị ca gia ca, la nhạ, mính già phiến duệ, sa bà hạ
OṂ _ KURIKA-NĀGA-RĀJA _ MEGHĀŚANIYE _ SVĀHĀ
2. Kiền Đạt Dược Xoa Vương là Biến Thân của A Súc Phật (Tay phải cầm Độc Cổ, tay trái chống nạnh, mắt sân nộ, răng nanh ló lên trên và ló xuống dưới, màu xanh. Nếu người muốn cầu được Quan Vị thì hô Sứ Giả này )
3. Thi Khí Đại Phạm Vương là Biến Thân của Hoa Khai Phật (Tay phải cầm Mâu, tay trái chống nạnh, hình Thiên Vương màu đỏ. Nếu người muốn cầu giàu có thì hô Sứ Giả này)
4. Thất Thiên Ngũ Mẫu Dạ Xoa Vương là biến thân của Tây Phương Di Đà (Hai tay ôm bát cung kính, hình màu đ . Nếu người muốn cầu được kính yêu thì hô Sứ Giả này)
5. Sơ Thiền Nhã Can Đại Phạm Vương là biến thân của Bắc Phương Bất Không (Tay phải cầm mũi tên, tay trái cầm cây cung, đứng trên đá, hình màu đen, mắt sân nộ. Nếu người muốn cầu được Trí Huệ giải thoát thì hô Sứ Giả này)
6. Nhị Tam Tứ Thiền Đại Minh Vương là biến thân của Phổ Hiền Bồ Tát (Tay phải cầm cây gậy, tay trái chống nạnh, hình màu đ , tóc dựng đứng. Nếu người muốn cầu được tất cả ý nguyện thì hô Sứ Giả này)
7. Tam Thập Tam Thiên Các Các Thiên Vương là biến thân của Văn Thù (Tay phải cầm đại đao, tay trái chống nạnh, màu đen. Nếu người muốn được Đại Trí thì hô Sứ Giả này)
8. A Ca Ni Đa Thiên Vương là biến thân của Quan Âm (Tay phải cầm tích trượng, tay trái chống nạnh, hình màu đỏ. Nếu người muốn Quốc Vương, Đại Quan thương mến thì hô Sứ Giả này)
9. Ương Câu Tướng Ca La Vương là biến thân của Di Lặc (Tay phải cầm sợi dây, tay trái nắm lại chống nạnh, hình màu đỏ. Nếu muốn được Vương Hậu, Thể Nữ thì hô Sứ Giả này)
10. Tu La Kim Phược Vương là biến thân Câu Lưu Tôn Phật (Hình màu đen, Tay phải cầm đao, tay trái chống nạnh. Nếu người muốn được Đại Quan Công Tước yêu mến thì hô Sứ Giả này)
11. Đại Bát Sa La Vương Là biến thân của Câu Na Hàm Mâu Ni Phật (Tay phải cầm Trượng, tay trái chống nạnh tựa như sắp đánh chó, hình màu đỏ. Nếu muốn đuợc Đại Cao Quan thì hô Sứ Giả này)
12. Bạt Khổ Bà La Vương là biến thân của Tỳ Bà Thi Phật (Tay phải cầm bánh xe, tay trái chống nạnh, hình màu đen. Nếu muốn đắc thắng thì hô Sứ Giả này)
13. Đa Ra Ca Vương là biến thân của Phát Sa Phật (Hai tay chắp lại, hình màu đỏ. Nếu muốn được tất cả việc mong cầu của thế gian thì hô Sứ Giả này)
14. Ngũ Đầu Mật Chú Vương là biến thân của Ca Diếp Phật (Tay phải cầm quyển Kinh, tay trái kết An chống nạnh, hình màu đỏ. Nếu muốn đại linh nghiệm để độ người thì hô Sứ Giả này)
15. Quang Hỏa Diễm Ma Vương là biến thân của Thánh Quan Âm (Tay phải cầm Bảo Châu để ở tim, tay trái chốnh nạnh, hình màu đen. Nếu muốn hiệu nghiệm lợi lạc thì hô Sứ Giả này)
16. Ngũ Thiên Nhân Tán La Vương là biến thân của Tỳ Sa Môn Thiên (Tay phải cầm chày Kim Cang, tay trái chống nạnh, hình màu đỏ. Nếu muốn mọi người cung kính thì hô Sứ Giả này)
17. Thần Mẫu Đại Tiểu Chư Vương là biến thân của Diên Mạng Bồ Tát (Tay trái cầm Phạ Sa La, tay phải chống nạnh, hình màu đỏ. Nếu muốn biện luận thắng thì hô Sứ Giả này)
18. Trùy Chung Ca La Đại Vương là biến thân của Chuẩn Đề Quan Âm (Tay phải cầm chày Tam Cổ, tay trái chống nạnh, hình màu đỏ. Nếu muốn hàng phục người ác thì hô Sứ Giả này)
19. Ca Tỳ La Tu Pháp Vương là biến thân của Thiên Thủ Quan Âm (Tay phải cầm hoa sen, tay trái chống nạnh, hình màu đỏ. Nếu muốn trị bệnh nóng (Nhiệt bệnh ) thì hô Sứ Giả này)
20. Dược Xoa Chư Thiên Vương là biến thân của Diệu Kiến Bồ Tát (Tay phải cầm đại đao, tay trái chống nạnh, hình màu đỏ. Nếu muốn trừ bệnh dịch thì hô Sứ Giả này)
21. Tam Giới Bạt Thiên Đại Vương là biến thân của Dược Vương Bồ Tát (Tay phải cầm cái Tháp, tay trái chống nạnh, áo màu đỏ. Nếu muốn được Quan Vị thì hô Sứ Giả này)
22. Đa Đà Thiên Hóa Thiên Vương là biến thân của Dược Thượng Bồ Tát (Tay phải cầm cây cung, Tay trái cầm Gia Lị Ma Đa, hình màu đỏ. Nếu muốn làm chủ các Pháp Sư thì hô Sứ Giả này)
23. Diêm La Chư Thiên Vương là biến thân của Địa Tạng Bồ Tát (Tay phải cầm Thằng Phạ Sa La, tay trái chống nạnh, hình màu đỏ. Nếu muốn được các Quý Nhân thì hô Sứ Giả này)
24. Giai Tương Trì Thiên Vương là biến thân của Long Thọ Bồ Tát (Hai tay Kim Cang Hợp Chưởng Ấn, hình phẫn nộ, hai mắt trợn, mặt đỏ bầm, hình màu đen. Nếu muốn được cột trói Thiên Trảo thì hô Sứ Giả này)
24 vị Sứ Giả bên trên là nghĩa Phát Tâm Tu Hành
24 vị Sứ Giả bên dưới là nghĩa Tu Quả Thành Phật
1. Kim Dạ Tu La Vương là biến thân của Đại Thế Chí Bồ Tát (Tả Hiếp Độc Cổ đem 2 tay kết Hợp Chưởng Ấn, hình màu đen. Muốn cột trói Ác Linh Tà Khí thì hô Sứ Giả này)
2. Thần Dẫn Nhiếp Đại Sĩ Vương là biến thân của Cát Tường Thiên Nữ (Tay phải cầm trượng, tay trái chống nạnh, hình màu đen. Muốn cột trói trừ diệt Quỷ Thần thì hô Sứ Giả này)
3. Nhị Thập Bát Tú Chư Đại Vương là biến thân của Quan Âm (Tay phải cầm hoa sen, tay trái chống nạnh, hình màu trắng hoặc màu đỏ. Muốn trừ diệt Ngiệp Chướng quyết định của mọi người thì hô Sứ Giả này)
4. Nhất Thiết Chư Pháp Thọ Dụng Vương là biến thân của Tỳ Lô Giá Na (Tay trái cầm quyển Kinh, tay phải cầm cây kiếm, hình màu đen. Muốn tiêu trừ bệnh tật, đoản mạng của con nít thì hô Sứ Giả này)
5. Ca Diệp Đại Chú Đại Sĩ Vương là biến thân của Vô Tận Ý Bồ Tát (Tay phải cầm Tích Trượng, tay trái cầm Cà Sa, Nếu muốn tất cả người nữ sanh sản mau thì hô Sứ Giả này)
6. Nhất Nhất Các Hữu Đại Sĩ Vương là biến thân của Diệu Âm Bồ Tát (Tay phải cầm trượng ngược, tay trái chống nạnh, hình màu đỏ. Muốn được chận đứng tất cả Ác Ma, Quỷ Thần gây bệnh điên cuồng thì hô Sứ Giả này)
7. Hộ Trì Chư Pháp Vương là biến thân của Đà La Bồ Tát (Tay phải cầm quyển Kinh, tay trái cầm tràng hạt, hình màu đỏ. Muốn được tài vật của người thì hô Sứ Giả này)
8. Hồng Phát Đa La Vương là biến thân của Hư Không Tạng Bồ Tát (Tay phải cầm cái Tháp, tay trái cầm đại đao, hình màu đỏ. Nếu muốn phụ nữ cao quý thì hô Sứ Giả này)
9. Tô Tiểu Bạt Khổ Vương là biến thân của Trà Cát Ni (Tay phải cầm đầu lâu, tay trái nắm lại chống nạnh,mắt trợn, mặt sân nộ, hình màu đen. Muốn đẩy lui được Chú Trớ của người ác thì hô Sứ Giả này)
10. Cấp Cấp Đại Tiểu Thần Đại Vương là biến thân của Phụng Giáo Quan (Hai tay kết Kim Cang Hợp Chưởng Ấn, hình màu đỏ. Muốn diệt tất cả tai nạn thì hô Sứ Giả này)
11. Na Phạ Ca La Vương là biến thân của Nguyệt Thiên (Muốn thắng quân trận thì hô Sứ Giả này)
12. Tất Để Địa Đại Sĩ Vương là biến thân của Ám Dạ Thiên (Tay phải cầm Độc Cổ, tay trái chống nạnh, hình màu đen. Muốn trừ các bệnh tai lưu hành thì hô Sứ Giả này)
13. Thần Vương Quyến Thuộc Đại Vương là biến thân của Diêm Ma La Vương (Tay phải cầm trượng, tay trái chống nạnh, hình màu đỏ. Muốn Cực Lạc Thượng Phẩm Thượng Sanh thì hô Sứ Giả này)
14. Ma Đăng Ca La Thiên Nhân Vương là biến thân của Na La Diên Thiên (Tay phải cầm chày Tam Cổ, tay trái cầm sợi dây , hình màu đen. Muốn cứu cha mẹ 7 đời và chúng sanh bị khổ đọa Địa Ngục thì hô Sứ Giả này)
15. Thiên Địa Thọ Dụng Đại Minh Vương là biến thân của Quảng Mục Thiên (Tay phải cầm Kiếm, tay trái chống nạnh, hình màu đỏ. Muốn phụ nữ thương kính thì hô Sứ Giả này)
16. Chư Thần Giai Đắc Đại Vương là biến thân của Thủy Thiên (Tay phải cầm Độc Cổ, tay trái chống nạnh, hình màu đen. Muốn trừ bệnh câm, ngọng thì hô Sứ Giả này)
17. Nhất Nhất Đông Tây Nam Bắc Vương là biến thân của Biện Tài Thiên (Tay phải cầm tràng hạt, tay trái chống nạnh, hình màu trắng. Muốn vợ chồng cùng xa lìa điều ác thì hô Sứ Giả này)
18. Mật Chú Thọ Trì Vương là biến thân của La Sát Thiên (Tay phải cầm Như Ý Châu, tay trái chống nạnh, hình màu đỏ. Muốn được tất cả vật thì hô Sứ Giả này)
19. Ca Diệp Đại Vương là biến thân của A Tu La Vương (Tay phải cầm đại đao, tay trái cầm sợi dây chống nạnh, hình màu đỏ giống như Thiên Vương. Muốn trừ tất cả nạn thì hô Sứ Giả này)
20. Sa La Đại Thần Vương là biến thân của Mãn Ý Thiên (Tay phải cầm cái gương, tay trái chống nạnh, hình màu trắng. Muốn kêu gọi người trở về thì hô Sứ Giả này)
21. Mạc Chú Đại Chú Đại Minh Vương là biến thân của Đại Nhật (Tay phải cầm cây kiếm, tay trái cầm sợi dây , mặt sân nộ, hình màu đen. Muốn có trâu, ngựa , nô bộc thì hô Sứ Giả này)
22. Hội Tập Thần Vương là biến thân của Biến Âm Thiên (Tay phải cầm Mâu, tay trái chống nạnh, hình màu đỏ. Muốn có ruộng đất thì hô Sứ Giả này
23. Thái Nhất Đức Vương là biến thân của Phổ Thế Thiên (Tay phải cầm chày Tam Cổ, tay trái kết Kiếm Ấn chống nạnh, hình màu đen. Muốn được Sư Trưởng thương yêu thì hô Sứ Giả này)
24. Nhất Thiết Chư Thần Vương là biến thân của Hỏa Thiên (Tay phải cầm chuông Ngũ Cổ, tay trái chống nạnh, áo màu đỏ, mắt trợn, mặt sân nộ. Muốn chư Phật yêu hộ thì hô Sứ Giả này)
48 vị Sứ Giả này do Bất Động Minh Vương hộ trì Hành Giả cho nên 48 nhập vào thân của các Quỷ Vương vậy. Tất cả Như Lai, tất cả Bồ Tát, Thiên Đẳng… vì hộ trì Phật Pháp dùng giữ gìn thân, Minh Vương trì niệm Hành Giả thành mọi loại Thân Quỷ Vương ngày đêm thủ hộ là thân phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát, Thiên Đẳng.
Bấy giờ Bát Nhã Bồ Tát bảo tất cả các Quỷ Vương rằng: “Nếu Tam Thập Tam Thiên, Ma Vương chẳng thuận Sắc Mạng của tất cả Như Lai tức khiến hàng phục đi vào lối lành. Ta trụ Tam Ma Địa mà khiến cho không có kinh sợ. Tại sao chẳng hành? Tức các Phật Sở ấy ở trong Đại Mạn Đà La mà được Pháp Lợi”
Thời Thắng Quân Bất Động Minh Vương bạch Phật rằng: “Vì sao mà Đại Tự Tại Thiên này chết rồi mà sống lại được?” Đức Phật bảo: “Ông nên làm cho sống lại”
Thời Bất Động Minh Vương liền nói Pháp Giới Sanh Chân Ngôn
Bấy giờ Đại Tự Tại Thiên sau khi sống lại rất hoan hỷ bạch Phật rằng: “Thật là hiếm có! Xưa nay có việc gì, con đều đến hỏi Đức Phật. Vị Dạ Xoa này là Đẳng Loại nào mà con chẳng thể biết ?”
Đức Phật bảo: “Đây là Chủ của chư Phật. Ta tác niệm này Chư Phật là Tôn của tất cả. Tại sao vị này lại là Chủ ư? Việc này chẳng thể giải được. Nay biết được là do sức của vị Đại Vương này khiến cho Ta hiện tiền được thọ ký thành Phật, nên biết đó là Tôn của chư Phật vậy.
Sở dĩ như thế, vì Đại Tự Tại Thiên là chủ của Tam Thiên Thế Giới, tức là Tự Tâm của chúng sanh ấy là Vô Thủy Vô Minh Trụ Địa ở trong các Cảm mà được tự tại, chỉ trừ Tâm Đại Bồ Đề là không thể giáng phục. Cắt đứt mạng đó xong tức là ở Thế Giới Tịch Nhiên tác chứng, ấy là Sanh tức là khởi Phật Huệ Môn. Vì thế nên Chân Ngôn Hành Giả nên mỗi mỗi suy tư Mật Ngôn của chư Phật vậy.
Nếu có Hung Trạch, nơi sợ hãi. Hoặc có việc quan gây tai họa. Nên nhất Tâm tụng Căn Bản Chú cũng có thể viết Chú đóng ở trong sân sẽ khiến cho vạn Tính ở trong đại địa chẳng dám động chạm đến. Cũng đóng Từ Cứu Chú này, lại ở trong Tĩnh Thất kết Giới hộ thân, cột Tâm với Bất Động Sứ Giả chuyên niệm chẳng dứt. Nhiều ngày tụng cho đến 10 Lạc Xoa. Mỗi khi ăn thì bỏ ra một phần, cung kính cúng dường Bất Động Sứ Giả. Tự tưởng chư Phật quá khứ vì hóa độ lợi ích cho tất cả chúng sanh mà hiện các thân Quỷ Vương, thân Phẫn Nộ Vương, Thân Ma Vương để cột trói tất cả Quỷ Vương khiến vào Phật Quả.
Mỗi mỗi các loại hình trạng đều là hình để giáng phục mà thị hiện thân tâm cho nên Ma nghĩa là Bồ Tát. Quỷ nghĩa là Niết Bàn. Vương nghĩa là Tự Tại Thông. Là nghĩa thành tựu tất cả Thế Gian.
Ba Thân Pháp, Báo, Ứng này dùng thân Ma Vương của 3 Như Lai nên có thể nói là Ma Vương. Như Lai là Đại sự nhân duyên Thiện Tri Thức vậy. Tất cả chúng sanh sở đắc 3 loại Sám Hối. Tham, Sân, Si là gốc rễ của tất cả chúng sanh. Thành Phật là Sám Hối chẳng tận (bất tận). Lại sau khi thành Phật vì hóa độ tất cả chúng sanh cho nên tham sân si là Căn Bản Sám Hối. Niệm niệm siêng năng đừng gián đoạn. Đây là Tối Căn Bản Chân Ngôn Tụng. Tụng mau được thành tựu nghiệm công. Ta vì Hành Giả trì niệm không có niệm khác, đi đứng nằm ngồi cho đến niệm tụng chẳng tán loạn thì Tâm là Pháp thành tựu, là nơi Thệ Nguyện vậy.
Đệ tử giải đãi chẳng tin cho nên Pháp chẳng thành tựu, y theo mà phát Tà Chấp. Vì thế hãy tự biết đừng hướng về người mà nói.
Một Lạc Xoa (Lakṣaṇa) là 10 vạn biến
Thắng Quân Minh Vương Lược Yếu chấm dứt tại đây. Hãy tin nhận phụng hành.
THẮNG QUÂN BẤT ĐỘNG BÍ MẬT NGHI QUỸ
_MỘT QUYỂN (Hết)_
Hiệu chỉnh xong vào ngày 10/03/2012