THÁNH VÔ ĐỘNG TÔN
NHẤT TỰ XUẤT SINH BÁT ĐẠI ĐỒNG TỬ BÍ YẾU PHÁP PHẨM

Hán dịch: Chùa Đại Hưng Thiện_ Viện Phiên Kinh thuật
Phạn Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Kim Cương Thủ (Vajrapāṇi) nói: “ Ý tưởng của tất cả chúng sinh chẳng giống nhau, hoặc thuận hoặc nghịch, thế nên Đức Như Lai hiện thân Từ Nộ tùy làm lợi ích.

Giải là: “Chư Phật rất thương xót Chúng Sinh cho nên đối với người Thuận thì dùng Thuận mà khuyên, đối với kẻ Nghịch thì dùng nghịch mà chế phục. Một khi Đức Phật trụ Tam Muội Phẫn Nộ (Krodha-samādhi) thời mười phương chư Phật cùng chung vào Tam Muội Phẫn Nộ Sân như Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) ở trong Vô Tướng thị hiện Minh Vương (Vidyarāja) thời chư Phật Bồ Tát liền hiện thân Phẫn Nộ (Krodha-kāya) vậy. Chính vì thế cho nên Như Lai ở bốn phương hiện thân Giáo Lệnh hàng phục chúng Ma. Tuy nhiên giống như gần gũi mà chẳng chạy theo ấy là do Bản Thệ chẳng giống nhau.

Hoặc Hàng Tam Thế Bồ Tát (Trailokya-vijaya) hàng phục Thiên Ma với Tham, Sân, Si của ba đời

Hoặc Quân Đồ Lợi Bồ Tát (Kuṇḍali) điều phục Thường Tùy MaTỳ Na Dạ  Ca (Vinayàka: Loài gây chướng ngại) với Nhân Ma

Hoặc Diễm Ma Đặc Ca (Yamāntaka) hàng phục Long Ma với các oán địch

Hoặc Kim Cương Dạ Xoa (Vajra-yakṣa) điều phục Quỷ Ma với loài không có Trí

Mọi loại như vậy chẳng thể nói đủ

Bất Động Minh Vương (Acala-vidyarāja) hằng tùy theo Hành Giả, hoặc Trời, hoặc Tỳ Na Dạ Ca, hoặc Rồng, hoặc Quỷ … một thời tiêu diệt hết thảy chướng ngại

Xong chư Phật Bồ Tát nếu cùng trụ một Tam Muội thì có thể tùy theo hoằng thệ của Bất Động mà làm Sứ Giả

Như có Tam Tạng BẤT KHÔNG (Amogha-vajra) hay đạt đường lối sáng tỏ (Minh Đạo) nên Ngài nhìn thấy văn trọng yếu của Bí Tạng có Tâm Mật Ngữ một chữ của Bất Động Minh Vương, liền đem tám chữ để trang nghiêm một chữ. Tám chữ ấy tức là câu Quy Mệnh còn chữ Hàm (詶_ Hāṃ) là Bản Tôn

Như tám chữ trên Nhĩ Ninh (Jini) không có hình ư? Tại sao như thế? Tám chữ của nhóm Namaḥ (巧休) mỗi mỗi đều quy kính ở một chữ Hāṃ (詶)

Chính vì thế mà tám chữ sinh ra Quy Kính Sứ Giả vây quanh chữ Hāṃ (詶) là

Bản Tôn cho nên có tám Đại Đồng Tử

Một là Tuệ Quang Bồ Tát (Kim Cương nói rằng: Hồi Quang tức dùng Tuệ như ánh sáng chiếu hồi tất cả)

Hai là Tuệ Hỷ Bồ Tát (Kim Cương nói rằng:Tuệ Hỷ tức Hồi Tuệ làm vui)

Ba là A Nậu Đạt Bồ Tát

Bốn là Chỉ Đức Bồ Tát

Năm là Ô Câu Bà Nga

Sáu là Thanh Tịnh Tỳ Khưu

Bảy là Căng Yết La

Tám là Chế Tra Ca

Sứ Giả của nhóm này là bốn Tríbốn Ba La Mật

Vì gần gũi tùy thuận Giáo Lệnh của Đức Đại Nhật nên hiển hiện hình này vây quanh Thánh Vô Động Tôn, đều ở trong Chân Ngôn riêng mà hiển ý nghĩa này

Giải rằng: Kim Cương Bộ (Vajra-kulāya) ở phương Đông tức Bồ Đề Tâm Môn, dùng ánh mặt trời làm ví dụ cho nên sinh ra Sứ Giả tên là Tuệ Quang

Bảo Bộ (Ratna-kulāya) ở phương Nam tức Phước Đức Môn cho nên sinh ra Sứ Giả tên là Tuệ Hỷ, dùng Phước Đức Nhị Nghiêm làm vui

Liên Hoa Bộ (Padma-kulāya) ở phương Tây tức Trí Tuệ Môn cho nên hiện ra Sứ Giả tên là A Nậu Đạt. Đây nói là Vô Nhiệt (không nó nóng bức) biểu thị cho hoa sen sinh từ nước ao đầm mà vẫn trong sạch không nhiễm dơ

Yết Ma Bộ (Karma-kulāya) ở phương Bắc tức Tinh Tiến Môn cho nên sinh ra Sứ Giả tên là Chỉ Đức. Nay Bộ này chỉ Đức của ba Bộ trước tức y theo Tinh Tiến hay được Quả cho nên gọi là Chỉ Đức

(Phần trên là bốn Trí)

Kim Cương Ba La Mật (Vajra-pāramitā) tức Bồ Đề Tâm Hạnh cho nên hiện ra Sứ Giả tên là Ô Câu Bà Nga. Đây là Siêu Việt trụ Thế Bảo Ba La Mật (Ratna- pāramitā) tức Phước Đức Tâm Hạnh cho nên sinh ra Sứ Giả tên là Thanh Tịnh Tỳ Khưu biểu thị cho Tỳ Khưu hay thủ hộ Pháp Bảo Pháp Ba La Mật (Dharma- pāramitā) tức Từ Bi Tâm Hạnh cho nên hiện ra Sứ Giả tên là Căng Yết La. Đây là Tùy Thuận Nghiệp Ba La Mật (Karma- pāramitā) tức Phương Tiện Tâm Hạnh cho nên sinh ra Sứ Giả tên là Chế Đa Ca. Đây là Tức Tai. Bồ Tát phương tiện hiện hình giận dữ vậy

Đã nói xong chỗ y cứ của tám Đồng Tử

Nếu Hành Giả muốn được Tất Địa hiện tiền thì ở trong Pháp Hành xưng các tên gọi ấy, thỉnh cầu xin cứu hộ với kết Ấn tụng Chú tức thành tất cả Tất Địa thù thắng của Thế Gian

Tuệ Quang Đồng Tử Bồ Tát Chân Ngôn là (Tức Kim Cương Hợp Chưởng, hợp

Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như cây kim)

Án phộc nhật-la (1) ma đế, nhập-phộc la (2) bồ địa chất đa (3) nẵng (Quy mệnh Bản Tôn)

Oṃ_ vajra mate-jvala (?Mati-jvala) bodhi-citta Na

Tuệ Hỷ Bồ Tát Chân Ngôn là (Kim Cương Hợp Chưởng, Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như hình báu)

Án, la đát-nẵng (1) ma đế sa độ (2) ma ha ma nê (3) mạc (Quy mệnh Bản Tôn)

Oṃ _ Ratna mate sadhu (?Mati-sadhu) mahā-maṇi Maḥ

A Nậu Đạt Bồ Tát Chân Ngôn là (Kim Cương Hợp Chưởng, Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như cánh sen)

Án, bát nạp-ma (1) tát phộc na hạ bát-la xả nhĩ nẵng (2) ma ha đạt ma (3) tam (Quy mệnh Bản Tôn)

Oṃ _ Padma satva-dāha-praśamina (?Satva-daha-praśamina) mahā-dharma Saṃ

Chỉ Đức Đồng Tử Bồ Tát Chân Ngôn là (Kim Cương Hợp Chưởng, Nhẫn

Nguyện (2 ngón giữa) vào trong lòng bàn tay, cùng hợp mặt ngón)

Án, yết la-ma ma ha phệ lý-gia (Đại Vô Úy) bát lý bố la ca (Mãn nguyện) mãn (Quy mệnh Bản Tôn)

Oṃ _ Karma mahā-vairya paripūraka Maṃ

Ô Câu Bà Nga Đồng Tử Chân Ngôn là (Kim Cương Hợp Chưởng)

Án, phộc nhật-la (1) tát đỏa bà (2) ô câu bà nga (3) ma ha táo xí-gia (4) đa

(Quy mệnh Bản Tôn)

Oṃ_ Vajra satva-ukubhaga mahā-saukhya Ta

Thanh Tịnh Tỳ Khưu Sứ Giả Chân Ngôn là (Phạm Giáp Ấn)

Án, ma ni (1) vĩ thâu đà đạt ma câu lỗ (2) la khất xoa đạt ma (3) phộc (Quy mệnh Bản Tôn)

Oṃ_ Maṇi viśodha dharma kuru (?Viśuddha-dharma-guru) rakṣa dharma Va

Căng Yết La Đồng Tử Chân Ngôn là (Liên Hoa Hợp Chưởng)

Án, đạt lỗ ma (1) căng yết la (2) để sắt tra (3) nhật-la (Quy mệnh Bản Tôn)

Oṃ_ Dharma hāṃkara (?Kiṅkara) tiṣṭa Jra

Chế Đa Ca Đồng Tử Chân Ngôn là ( Ngoại Phộc Ngũ Cổ Ấn)

Án, yết lỗ ma (1) chế tra ca (2) hồng hồng (3) phát tra (4) nam (Quy mệnh Bản Tôn)

Oṃ _ Karma ciṭaka (?Ceṭaka) hūṃ hūṃ phaṭ Ṇaṃ

Tiếp Bản Tôn Chân Ngôn là (Ấn trong Kinh thông dụng)

Án (1) a tả la (2) tán noa (3) hàm (Sở quy Bản Tôn)

Oṃ _ Acala caṇḍa Hāṃ

Tiếp nói Tượng Pháp (Pháp vẽ tượng)

Hành Giả chấm chọn một nơi thanh tịnh, đừng để cho nhìn thấy Người và Phi Nhân. Tức Hành Giả cùng với Công Nhân đồng thanh tịnh, mặc áo mới sạch. Lấy mảnh lụa trắng hoặc tấm phản sạch hoặc cái áo sạch khiến vẽ Bản Tôn và tám Đại Đồng Tử (Tượng của Bãn Tôn có trong Kinh thông dụng)

Hình của Tuệ Quang (Mati-jvala) hơi phẫn nộ, đội mão trời (thiên quan) , thân màu vàng trắng, tay phải cầm chày Ngũ Trí, tay trái cầm hoa sen bên trên có để vành trăng. Cà Sa, Anh Lạc, mọi thứ trang nghiêm

Tiếp Tuệ Hỷ Bồ Tát (Mati-sadhu) có hình tựa như khuôn mặt hiền lành với tướng mỉm cười, màu như sen hồng, tay trái cầm ngọc Ma Ni, tay phải cầm Tam Cổ Câu

A Nậu Đạt Bồ Tát (Anavatapta, hay Satva-daha-praśamina) có hình như Phạm Vương, màu như vàng ròng, đỉnh đầu đội Kim Xí Điểu, tay trái cầm hoa sen, tay phải cầm chày Độc Cổ , cỡi Long Vương

Chỉ Đức Bồ Tát (Mahā-vairya) có hình như Dạ Xoa, màu như hư không , mặt có ba mắt, mặc giáp trụ, tay trái cầm bánh xe, tay phải cầm Tam cổ Mâu

Ô Câu Bà Nga (Ukubhaga) đội mão Ngũ Cổ, hiện tướng bạo ác, thân như màu vàng, tay phải cầm Phộc Nhật La (Vajra: Kim Cương), tay trái tác Quyền Ấn

Thanh Tịnh Tỳ Khưu (Viśuddha-dharma-guru) cắt bỏ tóc trên đầu, mặc Pháp Cà Sa kết rũ ở vai trái,tay trái cầm Phạm Lai, tay phải để ngang trái tim cầm chày Ngũ Cổ, hiện lộ vai phải, quấn quần đỏ ở eo lưng, diện mạo chẳng trẻ chẳng già, mắt như sen xanh, trên miệng có răng nanh hiện ra bên dưới

Tiếp Căng Yết La (Kiṅkara) có hình như đứa trẻ 15 tuổi, đội mão Hoa Sen, thân màu thịt trắng, hai tay chắp lại , ở khoảng giữa của ngón cái và ngón trỏ có chày Độc Cổ cắm ngang

Tiếp Chế Tra Ca (Ceṭaka) cũng như Đồng Tử, màu như sen hồng, đầu kết 5 búi tóc (một búi tóc ở chính giữa bên trên đỉnh đầu, một búi tóc trên vầng trán, hai búi tóc ở hai bên trái phải của cái đầu, một búi tóc ở phía sau đỉnh đầu… biểu thị cho 5 Trí ở 5 Phương) tay trái cầm Phộc Nhật La (Vajra: chày Kim Cương) tay phải cầm cây bổng Kim Cương. Vì tâm giận Tính ác cho nên chẳng mặc Cà Sa, dùng Thiên Y (áo khoác ngoài) buộc quang cổ và vai

Đã nói xong phép vẽ tượng

Tiếp nói Pháp Cúng Dường

Hành Giả muốn bày tỏ Cúng Dường. Trước tiên nên phát Tâm Bồ Đề (Bodhicitta). Thế nào là Tâm Bồ Đề? Ấy là phát tâm cứu chúng sinh, suy nghĩ về nỗi khổ não của chúng sinh mà khởi tâm nhổ bỏ (khỗ não ấy). Lúc phát tâm như vậy thời Bất Động Minh Vương với tám Đại Đồng Tử làm Bất Thỉnh Sư (vị thầy không cần cầu thỉnh) từ tâm của mình đi ra hộ trì Hành Giả, (cho nên) cần phải cúng dường

Trụ ở chốn núi rừng vắng lặng. đốt hương rải hoa , trì niệm Chân Ngôn. Lúc hành như vậy thời Sứ Giả hiện thân tùy ý phụng sĩ (phụng sự)

Trước hết lễ Như Lai ở bốn phương, phát Thệ Nguyện lớn

Liền lễ phương Đông, tác lời niệm này: “Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ” là Nguyện (?nhân) của Đại Viên Kính Trí (Adarśa-jñāna), tức Bồ Đề Tâm Môn. Tâm Bồ Đề tức là Tâm độ chúng sinh cho nên người phát nguyện này và làm lễ… cho đến thành Phật thường được Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasatva) gia trì khiến cho viên mãn Tâm Bồ Đề

Tiếp lễ phương Nam, tác lời niệm này: “Phước Trí vô biên thệ nguyện tập” là nhân của Bình Đẳng Tính Trí (Samatā-jñāna) tức Phước Trí Môn. Dùng Phước Trí làm hai loại tư lương lợi ích chúng sinh. Nếu người phát nguyện này và làm lễ… cho đến thành Phật Địa. Trong Địa thường được Hư Không Tạng Bồ Tát (Ākāśagarbha bodhisatva) trao cho Quán Đỉnh, viên mãn Phước Trí

Tiếp lễ phương Tây, tác lời niệm này: “Pháp Môn vô biên thệ nguyện học” là nhân của Diệu Quán Sát Trí (Pratyavekṣana-jñāna), tức Trí Tuệ Môn. Làm Đại Pháp Vương cho nên người phát nguyện này và làm lễ… cho đến thành Phật sẽ được Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara Bodhisatva) gia trì, viên mãn Trí Tuệ

Tiếp lễ phương Bắc, tác lời niệm này: “Như Lai vô biên thệ nguyện sĩ (?sự)” là nhân của Thành Sở Tác Trí (Kṛtya-muṣṭhāna-jñāna), tức Tác Nghiệp Môn. Ở trước chư Phật làm các sự nghiệp . Nếu người phát nguyện này và làm lễ… cho đến thành Phật sẽ được Kim Cương Nghiệp Bồ Tát (Vajrakarma Bodhisatva) gia trì, ở tất cả Thế Giới của Phật đều thành tựu nghiệp cúng dường rộng lớn

Tiếp lễ Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairocana Tathāgata) rồi nói lời này: “Vô Thượng Bồ Đề thệ nguyện chứng” là nhân của Pháp Giới Thể Tính Trí (Dharmadhātu-parakṛti-jñāna), chứng Đại Nhật Phổ Hiền Vị, vòng khắp Pháp Giới. Vì làm lợi cho chúng sinh nên phát Nguyện này thời chư Phật mười phương cùng lúc chứng minh, khen ngợi rằng: “Lành thay!” Chính vì thế cho nên tất cả Bồ Tát Thánh Chúng đều cùng nhau thủ hộ, chẳng lâu sẽ được Đạo Vô Thượng ấy

Đã nói Tổng Nguyện, còn lại các Nguyện riêng thì tùy ý nên bày tỏ cho đến đem căn lành hồi hướng cho ta người được lợi ích bình đẳng kèm chẳng ăn vật bất tịnh, tâm không có lo buồn, chẳng khởi phiền não của nhóm tham sân si. Chẳng vui với niềm vui thuộc Thế Gian, tu sâu Thiền Định

Hành Giả như vậy là niềm vui to lớn của đời, là Thầy của chúng sinh, Tam Ma Địa (Samādhi) hiện tiền, mau chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề (Anuttarasamyaksaṃbuddhi)

 

THÁNH VÔ ĐỘNG TÔN NHẤT TỰ XUẤT SINH BÁT ĐẠI ĐỒNG TỬ

BÍ YẾU PHÁP PHẨM

_Hết_

Hưởng Bảo Thập Nhị Long Phi, Ất Mão, tiết Thanh Minh, ngày mồng tám. Trộm lấy chút ít Hạnh ghi khắc do Thầy truyền mà không có bản khác để có thể đối chiếu, nên dùng bản thư của Kỳ Vị Chính Quan để bổ xung, mong người đời sau chọn bỏ rồi đính chính giùm cho.

Nhật Vực Phong Sơn Trường Cốc Luân Hạ Tang Môn VÔ ĐẲNG ghi

Hiệu chỉnh xong vào ngày 28/11/2011