TẠO TỘI NHIỀU QUÁ, SÁM HỐI CHỪNG NÀO MỚI HẾT TỘI?
(Thư Học Phật Số 88)
Btg Bảo Đăng
HỎI:
Thưa cô Bảo Đăng,
– KINH TẠNG rộng lớn và có quá nhiều, mỗi chùa dạy tu tập khác nhau, thì người Phật tử học Phật Pháp sơ cơ như chúng em đây, không biết phải tu theo pháp môn nào, biết y theo Kinh điển loại nào mà “Tụng và làm thời khóa hằng ngày để tu tập” cho được đại lợi-ích?
ĐÁP:
Việc nầy thì Phật tử phải tùy theo CHI PHÁI, MÔN ĐÌNH của SƯ MÔN mà mình đã quy y và đang nương theo tu tập và nương theo sự “hướng dẫn đúng pháp” của Phật gia từ nơi vị TĂNG (hoặc NI) trụ trì ở trong chi phái, môn đình ấy mà hành trì.
Được như vậy thì không lo sợ bị “lạc đạo” và “lạc Pháp” tu-tập.
Chẳng hạn như bổn tự PHÁP HOA – MẬT – TỊNH ĐẠO TRÀNG – LIÊN HOA THẮNG HỘI tại Tucson nầy, thì Tôn chỉ (của sư môn) là :
Tu theo 2 giáo môn chánh, ấy là:
– MẬT TÔNG và TỊNH ĐỘ TÔNG
Tại Đạo Tràng PHÁP HOA, do cố HT. Thích Hải-Quang (là Viện chủ) đã phân chia ra như sau:
1/- Về MẬT TÔNG thì lấy CHÚ ĐẠI-BI (Maha Karuna dharani) làm chánh.
2/- Về TỊNH-ĐỘ thì lấy : – Kinh DI-ĐÀ và câu niệm “NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT” làm chánh.
Xin HỎI:
– Vì sao lại lấy Thần chú ĐẠI-BI làm chánh để hướng dẫn Phật tử nơi Đạo Tràng PHÁP HOA tu tập?
ĐÁP:
Khi trước Bổn tự đã có giảng rồi, nay xin nhắc lại:
– “Tùy theo căn tánh, khả năng, nghiệp lực và bệnh nạn…” của mỗi người nặng, nhẹ khác nhau. Tại đạo tràng Pháp Hoa tự nầy đã từng chỉ dẫn cho Phật tử khắp nơi TRÌ NIỆM nhiều loại PHẬT CHÚ dài, ngắn, hoặc dễ, hoặc khó…với phương cách thực hành khác nhau.
Nhưng vì nhận thấy Phật tử thường hay có Tâm “hướng ngoại” và có nhiều Tâm “phân biệt, chấp nhứt, tham cầu” (chú nầy hay hơn, chú kia mạnh hơn, chú nầy không có hiệu quả, hoặc chú kia không thích hợp v.v…) nhiều quá…. nên khó mà đạt được TÂM LỰC và THẦN LỰC của TÂM chú đó.
Cho nên Cố Hòa-Thượng Thích Hải-Quang quyết định chọn Thần chú Hộ Thân, chú Lục tự Đại Minh, chú Chuẩn-Đề và chú Đại-Bi v.v… (làm chánh) là vì đa phần Phật tử chúng ta đều kính thờ Đức QUÁN THẾ ÂM BỒ-TÁT. Ngài có lòng đại từ đại bi cứu khổ, cứu nạn cho chúng sanh không thể nghĩ bàn. Oai lực tất cả Thần Chú của Ngài đều cứu khổ cho chúng sanh cũng không thể nghĩ bàn. Tùy theo nghiệp nạn và sự thích hợp mà thường xuyên trì niệm.
Ngay cả trong các chốn Phật môn (chùa) từ ngàn xưa đến nay, các vị BỒ-Tát, TỔ-sư đều lấy Thần chú ĐẠI-BI mà làm chánh trong các Pháp nghi đọc tụng, trước khi đi vào việc tụng tập vô phần Kinh văn.
Và cũng bởi vì : (xuất tạng kinh)
Đức PHẬT (Thích Ca) có bảo với Ngài TỔNG-TRÌ VƯƠNG Đại Bồ Tát lời rằng:
– “Nầy Thiện nam tử, các Ông nên biết trong PHÁP HỘI (BẢO TRANG-NGHIÊM) nầy, có vị Bồ-Tát Ma-ha-Tát (Tức là Đại BỒ-TÁT) tên là QUÁN THẾ ÂM TỰ TẠI, từ vô-lượng kiếp đến nay, đã thành tựu tâm ĐẠi TỪ-Bi, lại khéo tu tập vô-lượng “ĐÀRANI” môn.
Vị Đại BỒ-TÁT ấy vì muốn làm cho chúng sanh được lợi ích, an vui, nên mới “mật” phóng ra sức Đại Thần thông [1] quang-minh như thế.
Đức NHƯ-LAI vừa nói lời ấy xong, QUÁN THẾ-ÂM ĐẠI BỒ-TÁT liền từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa y phục nghiêm chỉnh, chấp tay hướng về PHẬT mà thưa rằng :
– Bạch Đức THẾ-TÔN, Con có Chú ĐẠI-BI TÂM ĐÀ RA NI, nay xin nói ra, vì muốn:
1/- Cho chúng sanh được an vui,
2/- Được trừ tất cả bịnh,
3/- Được sống lâu,
4/- Được giàu có (nhất là về phần giàu có TRÍ HUỆ).
5/- Được diệt trừ tất cả nghiệp ác, tội nặng.
6/- Được xa lìa chướng nạn.
7/- Được tăng trưởng tất cả “công đức của pháp lành”.
8/- Được thành tựu tất cả “Thiện căn”.
9/- Được tiêu tan tất cả sự sợ hải,
10/- Được thành tựu tất cả những “chỗ mong cầu” (nhưng phải chánh đáng)
Cúi xin THẾ TÔN TỪ BI “DOÃN HỨA” (cho phép).
Đức PHẬT bảo:
-“ThiỆn Nam TỬ ! Ông có Tâm ĐẠi tỪ-bi, muốn nói ThẦn chú để làm lợi ích, an vui cho tất cả chúng sanh.
Hôm nay, chính là lúc hợp thời, VẬY ÔNG NÊN MAU NÓI RA, NHƯ LAI TUỲ HỶ, CHƯ PHẬT CŨNG THẾ”.
Thì cũng y như vậy.
Sở dĩ nơi Đạo tràng MẬT TỊNH PHÁP HOA PHẬT TỰ nầy, cũng vì lòng từ bi muốn làm cho chúng sanh (nói chung) và các Phật tử tại Đạo Tràng (nói riêng) được các điều “đại lợi ích” như thế (từ 1 đến 10 vừa nêu trên), cho nên cố HT. THÍCH HẢI QUANG (Viện chủ) đã quyết định :
1/- Hướng dẫn các Phật tử nơi đạo tràng phải nên TRÌ TỤNG CHÚ ĐẠI-BI (làm chánh), (còn những CHÚ khác đã từng trì-niệm trước kia làm phụ…).
Kế nữa, là cũng vì muốn cho chư Phật tử (thuần thành) tại bổn tự đạo tràng được đại lợi ích là:
– Vãng sanh về cõi CỰC LẠC QUỐC ĐỘ của đức A-DI-ĐÀ THẾ TÔN.
Ngõ hầu:
-Vĩnh viễn thoát khỏi vòng “luân hồi, sanh tử”.
Và:
–Thành tựu quả vị “ĐẠI BỒ ĐỀ” (Thành PHẬT) trong tương lai, nên:
2/- Hướng dẫn chư Phật tử, bổn đạo nơi Đạo Tràng tu theo TỊNH-ĐỘ, lấy Kinh A-DI-ĐÀ làm chánh để tụng niệm và dùng câu vạn đức Hồng danh :
– NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT mà TRÌ niệm mỗi ngày, giờ.
Rồi:
Đem phối hợp giữa hai công đức:
TRÌ CHÚ (được bất tư nghì thần lực)
Và:
NIỆM PHẬT (được bất tư nghì công đức) ấy lại.
Mà được:
– BẢO ĐẢM, CHẮC CHẮN bước đường TÂY QUY và VÃNG SANH (cỰc-lẠc) về sau khi mãn kiếp.
Ngõ hầu:
Thoát khỎi vòng luân hỒI, sanh tỬ. Thành tỰu quẢ vỊ ĐẠi BỒ ĐỀ.
Bởi trong Kinh ĐẠI-BI, đức quá khứ CHÁNH PHÁP MINH, hiện tiền QUÁN THẾ ÂM Tự tại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát có lời dạy chắc chắn rằng :
“Bạch Đức THẾ-TÔN,
1/- Nếu chúng sanh nào Tụng, Trì thần chú ĐẠI-BI mà còn bị ĐOẠ vào 3 đường ác….
CON THỀ KHÔNG THÀNH CHÁNH GIÁC.
2/- Nếu chúng sanh nào Tụng, Trì thần chú ĐẠI-BI nếu không được sanh về các cõi PHẬT….
CON THỀ KHÔNG THÀNH CHÁNH GIÁC.
3/- Tụng, Trì thần chú ĐẠI-BI, nếu không được vô lượng Tam muội biện tài….
CON THỀ KHÔNG THÀNH CHÁNH GIÁC.
4/- Tụng, Trì thần chú ĐẠI-BI, tất cả sự mong cầu trong đời hiện tại, nếu không được vừa ý, thì chú nầy:
KHÔNG ĐƯỢC GỌI LÀ “ĐẠI-BI TÂM ĐÀ RA NI.
Duy trừ:
a/- CẦU XIN NHỮNG VIỆC BẤT THIỆN,
b/- TRỪ KẺ TÂM KHÔNG CHÍ THÀNH (cầu thử coi có được không)
c/- Nếu các người NỮ chán ghét thân NỮ, muốn được thân NAM, tụng, trì thần chú ĐẠI-BI,
Như không:
CHUYỂN NỮ THÀNH NAM
CON THỀ KHÔNG THÀNH CHÁNH GIÁC.
Nếu:
– Kẻ nào tụng trì chú nầy, như còn sanh chút (xíu) lòng NGHI (!!!), tất :
KHÔNG ĐƯỢC TOẠI NGUYỆN
Nếu:
Chúng sanh nào phỉ báng chánh pháp, xâm tổn tài vật, thức ăn uống của THƯỜNG TRỤ (của Tam Bảo, chùa chiền), sẽ mang tội rất nặng, do NGHIỆP ÁC ngăn che.
Giả sử:
NGÀN ĐỨC PHẬT RA ĐỜI
Cũng:
KHÔNG ĐƯỢC SÁM HỐI,
Dù có :
SÁM HỐI CŨNG KHÔNG TRỪ DIỆT.
Nếu:
Đã phạm tội ấy, cần phải :
– ĐỐI VỚI MƯỜI PHƯƠNG ĐẠO SƯ (PHẬT), SÁM HỐI MỚI CÓ THỂ TIÊU TRỪ.
Nay do chí thành sám hối:
Tụng trì thần chú ĐẠI-BI, LIỀN ĐƯỢC TRỪ DIỆT.
Tại sao thế?
– Bởi khi hành giả tụng chú ĐẠI-BI TÂM ĐÀ-RA-NI nầy.
– 10 phương “ĐẠO SƯ” (chư PHẬT) đều đến CHỨNG MINH.
Nên:
TẤT CẢ TỘI THẢY ĐỀU TRỪ DIỆT.
Chúng sanh nào tụng trì chú nầy:
Tất cả tội:
– THẬP ÁC, NGHŨ NGHỊCH
– PHỈ BÁNG CHÁNH PHÁP,
– KHINH BÁNG THẦY, TỔ
– PHÁ GIỚI, PHẠM TRAI.
– HUỶ HOẠI CHÙA THÁP.
– TRỘM CỦA TĂNG KỲ,
(Tức là trộm cắp đồ vật của TAM BẢO, chùa chiền).
– LÀM NHƠ NGƯỜI TU PHẠM HẠNH.
(Như cưỡng hiếp chư NI.vv…)
Bao nhiêu tội ác, nghiệp nặng như thế :
ĐỀU ĐƯỢC TIÊU TRỪ HẾT.
Duy trừ một việc:
KẺ TỤNG ĐỐI VỚI CHÚ NẦY CÒN SANH LÒNG “NGHI” (và KHÔNG NHẤT TÂM, THÀNH Ý, THIẾT THA mà TRÌ-CHÚ).
Thì:
– TỘI NHỎ, NGHIỆP NHẸ CŨNG KHÔNG ĐƯỢC TIÊU TRỪ.
Huống chi là TỘI NẶNG.
Tuy:
KHÔNG LIỀN DIỆT ĐƯỢC TỘI NẶNG,
Nhưng:
CŨNG CÓ THỂ LÀM NHÂN BỒ ĐỀ Ở KIẾP SAU.
Bởi trong Kinh ĐẠI-BI, PHẬT có dạy rằng:
– “ Tâm chú ĐẠI-BI đây do 99 ức hằng hà sa chư PHẬT đời quá khứ nói ra, các đức PHẬT ấy vì thương xót, muốn cho người tu hành :
1/- Công đức LỤC ĐỘ (Ba-la-mật) chưa đầy đủ.
Sẽ MAU ĐƯỢC ĐẦY ĐỦ.
2/- (Mầm) BỒ ĐỀ chưa phát.
Sẽ MAU ĐƯỢC PHÁT SANH.
3/- Hàng THANH VĂN (Tỳ kheo) chưa chứng quả.
Sẽ MAU ĐƯỢC CHỨNG QUẢ.
4/- Các vị THẦN, TIÊN trong cõi Đại Thiên chưa phát lòng Bồ-Đề [2]
Sẽ MAU ĐƯỢC PHÁT TÂM “VÔ THƯỢNG BỒ-ĐỀ”.
5/- Nếu chúng sanh nào, chưa được TÍN CĂN ĐẠI THỪA. Do sức oai thần của ĐÀRANI nầy, (Nếu Họ có nhất tâm và chuyên Trì-niệm) thì:
HỘT GIỐNG ĐẠI THỪA TỰ SANH MẦM VÀ TĂNG TRƯỞNG.
6/- Lại do sức TỪ BI phương tiện của TA (QUÁN THẾ-ÂM TỰ-TẠI BỒ-TÁT), khiến cho:
CÁC SỰ MONG CẦU CỦA HỌ ĐỀU ĐƯỢC THÀNH TỰU.
Do vì các sự ĐẠI LỢI ÍCH nầy, cho nên:
– Hành giả trì tụng chú ĐẠI BI phải nên giữ tâm trong sáng, chí thành, TIN tưởng, chớ có sanh dạ nghi ngờ, hoặc tìm kiếm nghĩa lý của nó, mà phải bị:
MẤT ĐI PHẦN LỢI ÍCH LỚN.
thì uổng công trì niệm và nuối tiếc lắm.
Nếu có TÂM “NGHI NGỜ” khi đọc và trì niệm chú ĐẠI-BI thì phải:
LẬP TỨC BỎ LIỀN
Để khỏi phải:
a/- Phụ chính ở nơi mình,
b/- Phụ ơn của 99 ức Hằng hà sa chư PHẬT quá khứ đã xót thương mà cứu độ.
c/- Khỏi phụ lòng thương xót và cứu độ của Đức Đại-Bi QUÁN THẾ-ÂM Bồ-Tát.
Tới đây, Bảo Đăng chợt nhớ ra một câu chuyện về người trì chú ĐẠI BI chỉ cầu xin có vợ mà thôi :
Xưa ở nước Ma-Dà-Đà tại xứ Tây-Thiên-Trúc, có một người Phật tử tại gia, tánh ham ưa sắc đẹp. Một hôm nhân xem kinh thấy nói tới làng A-Tu-La người nam rất xấu, song người nữ lại xinh đẹp tuyệt trần, trong lòng sanh niệm mến thích, ước mong làm sao được cùng kết mối lương duyên.
Không bao lâu, lại nghe nhiều vị bảo ở trong núi nọ có cung điện của A-Tu-La rất nguy nga tráng lệ, vật báu lạ như Thiên cung.
Là Phật tử có tu học Phật pháp, nên biết rõ được công năng thần diệu của Chú ĐẠI BI, nên ông đã quyết tâm lập nguyện chí thành, ngày đêm chuyên trì chú ĐẠI BI suốt ba năm, chỉ duy nhất cầu mong được viếng cảnh mầu để thỏa lòng mơ ước khi trước.
Ba năm đã mãn, người nầy đến từ tạ thân hữu và gọi một người đệ tử cùng đi theo. Khi thầy trò đi đến trước núi đó, ông liền chí tâm trì chú ĐẠI BI và cầu nguyện không ngừng…bỗng cửa đá vụt mở, trong ấy lộ ra cung điện nguy nga, lại có quỷ thần canh giữ cực nghiêm, vị Phật tử nầy liền bước tới nói rõ bổn nguyện của mình đến đây là chỉ muốn được kết duyên cùng thần nữ A-Tu-La, xin nhờ thông báo và thỉnh ý giùm.
Kẻ giữ cửa vào thưa lại.
A-Tu-La nữ nghe nói tỏ dáng vui đẹp, mới hỏi:
– Đi đến có mấy người?
Quỷ thần đáp:
– Dạ thưa, hai người.
Thần nữ bảo:
– Ngươi ra thuật lại, ý ta đã hứa thuận, thỉnh người trì chú mau vào, còn đồng bạn hãy tạm đứng ngoài cửa.
Kẻ giữ cửa ra thưa lại, đưa vị Phật tử liền đi vào trong.
Người đệ tử bị giữ lại, đứng ngoài cửa nhìn theo Thầy mình đi rồi, còn đang bàng hoàng, bất giác bỗng tự thấy đã trở về đứng ở phía Nam của nhà mình hồi nào không hay.
Từ đó về sau, người đệ tử nầy đã mấy lần đến chỗ núi đó, song chỉ thấy vách đá đứng sững, mây khói mịt mù, không còn được nghe biết tin tức gì bên trong nữa.
Nhân đó, người đệ tử nầy đã phát tâm lìa nhà xuất gia tu hành, nguyện trọn đời ở nơi chốn Già Lam phụng thờ ngôi Tam Bảo.
Khi Ngài Huyền Trang sang Ấn Độ du học, trụ ở chùa Na-Lan-Đà nghe chính người đệ tử nầy thuật chuyện lại….
Theo câu chuyện trên, cho chúng ta thấy rằng:
Hữu cầu thì tất ứng,
Vô nguyện thì bất tòng.
Người trì chú, Niệm Phật muốn được cảm ứng đạo giao, phải lập tâm cho thật kiên cố, TIN sâu, NGUYỆN thiết, nhất dạ chí thành, siêng năng trì niệm, thực hành hạnh BỒ TÁT (làm tất cả mọi việc lành), phát tâm BỒ ĐỀ VÔ THƯỢNG (trên cầu Phật quả, dưới cứu độ chúng sanh bình đẳng), không lâu sẽ được sở cầu như nguyện.
Cho nên,
Người tu Tịnh Độ cần phải nên:
– Tuyệt đối giữ vững đức TIN vào nơi lời Phật dạy (không nghi ngờ, không phân biệt, không chấp nhứt).
Bởi trong kinh HOA NGHIÊM Phật có dạy rằng:
Lòng TIN là bước đầu vào đạo,
Lòng TIN là mẹ của tất cả công đức.
Lòng TIN hay nuôi lớn căn lành,
…………….
Lòng TIN hay thành tựu quả vị BỒ ĐỀ của Phật.
Cho nên:
Trên phương diện tu tập , nếu người Trì chú, Niệm Phật mà bị mất đức TIN ở nơi tôn chỉ của “Tông môn”, tất nhiên sự vãng sanh, giải thoát sẽ bị sụp đổ, không thành.
Trong kinh Tiểu Bổn A-DI-ĐÀ (Phật thuyết A-DI-ĐÀ KINH) đức THÍCH TÔN đã năm lần, bảy lượt, nhắc nhở về lòng TIN nơi pháp môn TỊNH ĐỘ rằng:
“XÁ LỢI PHẤT,
1/- Các Ông phải NÊN TIN NHẬN lời nói của Ta và lời nói của chư PHẬT.
2/- XÁ LỢI PHẤT, như Ta hôm nay khen ngợi công đức “không thể nghĩ bàn” của chư PHẬT. Các đức PHẬT kia cũng khen ngợi công đức “không thể nghĩ bàn” được của Ta, mà nói ra lời rằng:
Đức PHẬT THÍCH CA MÂU NI hay làm những việc rất khó khăn, ít có. Ngài đã có thể ở trong đời ác có năm trược là :
– Kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược, của quốc độ Ta Bà, chứng được quả A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ.
Vì các chúng sanh:
Nói ra pháp môn mà tất cả thế gian đều KHÓ TIN nhận.
3/- XÁ LỢI PHẤT,
Ông nên biết, Ta ở trong đời ác có năm thứ trược, làm việc khó khăn nầy mà đắc thành quả vị “A Nậu Đa la Tam Miệu Tam Bồ Đề”, vì tất cả chúng sanh thế gian mà nói ra pháp môn khó tin nầy, thiệt là một điều rất khó vậy.
……………………………………………………..
Khi xưa, có ông VƯƠNG TRỌNG HỒI, hỏi một vị Thiện tri thức rằng:
Làm sao quyết chắc được vãng sanh về Cực Lạc?
Vị ấy đáp:
– “Chỉ cần TIN NHẬN SÂU (không nghi ngờ) là CHẮC CHẮN ĐƯỢC VÃNG SANH.
Ông nghi nhận và thực hành lời dạy ấy.
Quả nhiên về sau được vãng sanh.
Ngài VÔ NHẤT ĐẠI SƯ có dạy:
– “ Người tu TỊNH ĐỘ được vãng sanh hay không (được vãng sanh) toàn là:
– Do nơi có TÍN, có NGUYỆN hay không mà thôi.
Còn việc vãng sanh và đạt được quả vị THẤP hay CAO là chỉ ở nơi:
Trì danh (NIỆM PHẬT trong sáng) được nhiều hay ít.
Cho nên,
Phải biết một điều “sống, chết” rằng:
Người niệm Phật, nếu như:
– Không có TÍN và NGUYỆN thì dù Niệm Phật cho đến cái cảnh “gió thổi không vào, mưa sa chẳng lọt”.
Hoặc là:
– Niệm Phật đến mức vững chắc như “tường đồng, vách sắt” cho thế mấy đi nữa, quyết cũng:
KHÔNG ĐƯỢC VÃNG SANH
Mà chỉ đủ để:
– Gieo kết căn lành hoặc hưởng được phước báo trong những kiếp xa sau mà thôi.
Cho nên NGẨU ÍCH Đại Sư (tức là ngài TRÍ HÚC, Liên Tông Cửu Tổ) có dạy rằng:
-“Nếu TÍN, NGUYỆN bền chắc, thì khi lâm chung, chỉ cần xưng danh hiệu chỉ mười niệm, cũng được vãng sanh.
Trái lại (tức là không có TÍN, NGUYỆN hoặc TÍN, NGUYỆN yếu kém) thì dù cho công phu hành trì (tức là niệm Phật) có vững chắc như vách sắt, tường đồng đi chăng nữa, kết quả cũng chỉ hưởng được Nhân, Thiên phước báo mà thôi !”
Cho nên,
Người niệm Phật tu theo TỊNH ĐỘ pháp môn, phải nên nhớ kỹ một điều rằng:
Thà TÍN, NGUYỆN bền chắc, thì dù cho phần HẠNH có ít kém cũng được vãng sanh.
Tóm lại,
Đối với pháp môn Tịnh Độ thì:
– Chữ NGUYỆN và TÂM NGUYỆN tuyệt đối có một tánh cách vô cùng trọng yếu.
Đại sư dạy thêm rằng:
-“Người niệm Phật đã có đủ TÍN, NGUYỆN rồi.
Nhưng mà nếu:
– Thiếu phần HẠNH (tức là không thực hành phần SỰ TRÌ) thì cũng ví như:
– Chiếc thuyền có tay lái mà không có chèo.
Hay nói theo lối bây giờ cho dễ hiểu là:
– Chiếc tàu có đầy đủ hết mọi thứ máy móc (nhưng) mà thiếu cái “chân vịt” quay nước.
Thì kẻ niệm Phật đó quyết định:
Chẳng thể nào tới cõi TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC ĐƯỢC CẢ.
Tuy trong kinh nói rằng:
– “Chỉ cần TÍN, NGUYỆN chơn thiết, thì khi lâm chung dù cho một niệm (10 câu), hay 10 niệm (100 câu) cũng được vãng sanh về Cực Lạc”.
Phải hiểu rõ rằng:
Điểm quan yếu để được vãng sanh, theo lời Phật dạy trong Kinh A-DI-ĐÀ:
– THỊ NHƠN CHUNG THỜI, “TÂM BẤT ĐIÊN ĐẢO”, TỨC ĐẮC VÃNG SANH, A-DI-ĐÀ PHẬT, CỰC LẠC QUỐC ĐỘ.
Nghĩa là:
– Người ấy khi lâm chung, “tâm không điên đảo” liền được vãng sanh về cõi Cực Lạc.
Nếu quả thiệt như kẻ Niệm Phật đó:
– Lúc lâm chung, lòng không điên đảo, thì chắc chắn là niệm “một niệm” cũng được vãng sanh.
Nhưng ai dám bảo rằng:
– Mình khi lâm chung, nghiệp lực không đổ ra và lòng không bị điên đảo?
Nếu lúc bình thường tu tập, miệng niệm Phật suốt ngày đêm, mà lòng không chịu xả bỏ mọi thứ SÂN HẬN, CHẤP NHẤT, THAM CẦU, mà phát lòng tùy hỷ (vui vẻ) với mọi người, từ bi thương cứu giúp bình đẳng (không phân biệt thân, sơ, sang, hèn, ngu dốt, đúng sai, cao thấp, oán đối), cứ bo bo chấp giữ chặt mãi những việc “phải cùng sai” ở trong lòng mãi, thì thử hỏi:
Miệng niệm DI-ĐÀ PHẬT,
Mà tâm tán loạn,
Dù niệm bể cổ vẫn hoàn không.
2/- Lúc thân tâm còn khỏe mạnh, còn minh mẫn, mà không chịu tập xả bỏ bớt mọi duyên đời (thị phi, nhân, ngã), lại không tinh chuyên dụng công trì niệm (thích đi Ta bà, chạy theo phong trào tu tập mới, háo danh…), không chí thành SÁM HỐI (cho những nghiệp cũ được tiêu trừ)…thì đến khi lâm chung, tứ đại phân ly, sức nghiệp dồn dập (của nhiều kiếp trước), nạn tai kéo đến như một đoàn quân…lúc ấy cả Thân và Tâm đều bị “sự khổ” (nghiệp cũ của những kiếp trước và nghiệp mới của kiếp nầy) làm cho kinh hoàng, mê loạn, chướng duyên ngăn cản không có minh sư, không có thiện hữu đến để Hộ niệm cho, sợ e “một niệm” còn không nhớ được, một câu Phật cũng không làm sao mở miệng ra để niệm được, huống chi là “mười niệm” ư ?
Có trường hợp khác là:
– Phàm phu kiếp nầy gieo nhiều nghiệp ác, mà khi lâm chung còn biết và có niệm Phật được, và có nhiều người đến hộ niệm nữa, đó là do kiếp trước đã có gieo trồng nhân lành (về Tịnh độ) rất lớn, kiếp nầy thỉnh thoảng cũng biết cúng dường, giao kết thiện duyên với những bậc chân tu, nên được thiện tri thức khuyên bảo sám hối… mới được cái may mắn “trong muôn một” đó mà thôi.
Trường hợp thứ hai là:
– Phàm phu kiếp trước nghiệp nhẹ, kiếp nầy lại không làm ác, nhưng cũng không tu hành gì hết, chỉ làm việc thiện, thích tu phước (làm việc xã hội)…không có quy y Tam Bảo, không giao kết với thiện hữu, khi lâm chung chỉ theo nghiệp lực mà đi đầu thai, nếu gieo nhiều phước lành cao nữa thì được thăng Thiên.
Trường hợp thứ ba là:
– Phàm phu kiếp nầy tu thiện, nhưng nghiệp (quá khứ) nặng, luôn bị khảo đảo, hoạn nạn cả đời, làm ăn vất vả, nhưng nhờ có tâm thiện, thường hay gần Minh sư (bậc chân tu) chỉ dạy, giao kết với thiện hữu (bạn đạo), quy y Tam Bảo, gieo nhân lành trong Phật Pháp (bố thí pháp, giúp đỡ nhiều người tu theo chánh pháp của Phật), biết trì chú, niệm Phật, lại phát tâm tu Bồ Tát hạnh, khi lâm chung được Hộ niệm đúng pháp, vãng sanh Cực lạc.
Trong những lá Thư Học Phật trước, Bảo-Đăng cũng đã có chỉ dẫn rõ là:
– Muốn đạt được kết quả vãng sanh, điều quan yếu nhất của người tu TỊNH ĐỘ là Phải tập:
– XẢ BỎ tất cả mọi việc gì mà làm cho Ta “phiền não, buồn giận, sân tức, tham cầuv…”
Hễ XẢ BỎ được những thứ trên, thì Tâm “TÙY HỶ” mới phát sanh ra được.
– Thân mới được nhẹ nhàng (tươi trẻ, không bệnh tật),
– Tâm mới được trong sáng (luôn hoan hỷ với mọi hoàn cảnh)
– Khi Niệm Phật, Trì chú mới được “nhất tâm” (không bị tán loạn).
– Mới phát huy được TÂM LỰC, THẦN LỰC (của chú)
Mới có khả năng:
– Diệt được NGHIỆP TỘI,
– BỆNH TẬT được dứt trừ,
– VONG LINH vất vưỡng hoặc DỰA, NHẬP cũng được siêu thoát.
– Hiểm nạn được thoát khỏi (không xảy ra).
– Được Bồ Tát, chư Hộ Pháp, Thần Thánh thường gia hộ.
– Mọi việc luôn được may lành,
– Gia đình luôn được an vui,
– Sở cầu sẽ được như nguyện.
– Lâm chung bảo đảm được vãng sanh.
Phật tử chúng ta làm được không?
Hễ tha thiết và chí thành “muốn” là sẽ được ngay vậy.
Bởi vì, 10 phương 3 đời Phật (quá khứ, hiện tại, vị lai), chư đại Bồ Tát cũng đều tùy thuận theo cái tâm MUỐN của chúng sanh mà quý Ngài tùy theo “phước” (ít, nhiều) mà gia hộ.
Nhưng,
– Cái MUỐN CHÁNH và cái MUỐN BẤT CHÁNH (tà) lại khác nhau xa.
Nếu như:
– Cái MUỐN đó “chánh” thì sẽ được PHẬT, BỒ TÁT, THIỆN THẦN gia hộ cho chúng sanh được như ý.
Còn như:
– Cái MUỐN đó “bất chánh” thì sẽ được QUỶ và ÁC THẦN giúp cho (cái tâm bất chánh càng thêm lẫy lừng, việc xấu ác càng thêm mạnh) vậy.
Chúng ta diện đủ mọi lý lẽ để bào chữa cho những việc mà mình đang làm, không cần nghĩ đến các hậu quả sẽ mang đến cho mình, để đạt được những cái muốn mà cho là cần thiết như :
– Tôi muốn kiếm nhiều tiền để cho cha mẹ, gia đình có một cuộc sống đầy đủ?
– Tôi muốn có một chỗ ở đàng hoàng cho con cái, không để người khác xem thường v.v… ?
Đó là những lý do thúc đẩy trên thế gian để tạo ra NGHIỆP. Từ đó sức nghiệp ràng buộc chúng sanh vào lề thói của nhân gian. Những cái cần, những cái MUỐN (mong cầu) đó đã làm gia tăng thêm NGHIỆP LỰC của mình, dù là nghiệp thiện hay nghiệp bất thiện.
Cũng vì sự tham cầu quá sức (quá cái phước của mình), nên phải dùng mọi thủ đoạn mà mình muốn làm với bất cứ giá nào, không cần xét xem là ai sẽ gánh chịu ảnh hưởng tiêu cực ra sao !
Suốt cuộc đời làm việc, đã gây tạo nhiều nghiệp bất thiện để thỏa mãn tham dục (muốn) của mình. Đến lúc lâm chung (cận tử nghiệp), cái LỰC của NGHIỆP (thiện hoặc ác) sẽ cuốn mình đi theo cái SỨC HÚT của NGHIỆP (thiện hoặc ác) đó.
Phải luôn nhớ câu:
Phàm muốn làm một việc gì,
Trước tiên phải nghĩ đến cái hậu quả của nó trước.
Vì thế,
Người Phật tử phải cẩn thận khi phát tâm cầu nguyện, hoặc khởi tâm “ham thích và tham, mong cầu” điều gì (chánh hoặc tà), tất cả Quỷ, Thần, Trời, Bồ Tát, Phật v.v…đều “nghe biết” rõ được cái TÂM (chánh hoặc tà) của chúng ta hết cả.
Cho nên,
Muốn được vãng sanh, muốn được “cảm ứng” với Bồ Tát, Phật, Thần Thánh, đòi hỏi phải có được cái TÂM “thiện, chân thật” và “trong sáng (không tham cầu)” mới hạp với Tâm của quý Ngài được.
HỎI:
1.- Ngoài phần SÁM HỐI trong quyển THẬP NHỊ DANH NHƯ LAI SÁM HỐI DIỆT TỘI ra
(vì quá dài khó nhớ quá) có thể khấn nguyện sám hối theo ý khác riêng có được không?
2.- Người tạo nhiều tội quá, sám hối đến bao lâu mới hết tội ? Kiếp nầy khó mà được vãng sanh lắm?
ĐÁP:
– ĐƯỢC.
Phần sám hối cũng tùy theo trường hợp, hoàn cảnh, nghiệp nạn, oan gia, oán đối, tuổi tác, bệnh tật và sở học v.v…mà phát tâm khấn nguyện sám hối.
– Những lời khấn nguyện sám hối của Tổ sư đã vì chúng sanh chúng ta mà biên soạn thành để giúp cho chúng ta có khái niệm, biết phải sám hối như thế nào, chúng ta có thể y theo lời sám hối khấn nguyện của Tổ sư soạn ra, hoặc tự nơi Ta phát lời sám hối.
– Điều quan trọng là lời Sám hối đó có tha thiết, có chân thật phát lộ sám hối hay không mà thôi !
Văn dài, lời văn hay hoặc dỡ không quan trọng, quan trọng ở nơi TÂM có CHÍ THÀNH hay không, lời khấn nguyện tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng “chân thật” sám hối, phát ra tận đáy lòng (tưởng như đang quỳ trước Phật, cúi đầu lạy sát đất cảm được đụng chân Phật vậy).
Thì, lời Sám hối đó sẽ được chứng minh. Tội diệt, phước sanh ngay.
Trong kinh Sám Hối Tổ sư có ghi rõ rằng:
Tội tùng tâm khởi, tùng tâm sám,
Tâm nhược diệt, thời tội diệt vong.
Tội vong, tâm diệt, lưỡng câu không,
Thị tắc danh vi, chân sám hối.
Nghĩa là:
Tất cả các tội nghiệp đều do từ nơi TÂM mà sanh khởi ra, lại cũng hoàn từ nơi TÂM mà diệt (sanh ra ở nơi nào diệt ngay ở nơi đó).
Nghĩa là, phải tự thân “phát lộ sám hối” một cách thành kính, tha thiết van xin, chứ không phải đi nhờ người nầy, kiếm người kia sám hối giùm, hoặc đến thiệt nhiều chùa đem nhiều tiền của ra nhờ nhiều Thầy, nhiều Ni giải nghiệp nạn giùm v.v…thì nhất định sẽ không bao giờ được.
Vì trong thời buổi hiện nay, kẻ ác đông nhiều như kiến, bậc “chân tu phạm hạnh” còn khó gặp, thì làm gì kiếm được “Thánh Tăng” (để giải nghiệp cho) ?
Lại nữa, cần phải nên:
– Đạt đến chỗ THẬT mà hết sức chăm lo tu hành và chân thật Sám hối, bằng không thì thành ra:
– Sự DỐI ở trong GIẢ-DỐI. (Chính mình dối gạt mình, dối gạt luôn cả Trời Phật nữa).
Vì thế cho nên:
– BIẾT và NÓI vẫn không khó.
Mà:
– Quyết tâm LÀM mới chính là KHÓ vậy.
Trong đời có 2 bậc anh dũng, đó là:
– Một là người “không tạo tội” (do thân, khẩu, ý)
– Hai là kẻ đã “tạo tội” mà chân thật “Sám hối”.
Một chữ HỐI quyết phải tự nơi đáy lòng mà phát lộ.
Còn nếu như:
Không thật Tâm “ăn-năn”, “chừa bỏ”.
Thì dù có SÁM HỐI nhiều cho đến thế mấy “cũng bằng thừa”.!!
Ví như có người đọc được phương thuốc hay mà “không chịu uống”.
Thử hỏi:
Làm sao BỆNH được LÀNH !
Tất cả phàm phu chúng sanh chúng ta đều tùy thuộc theo NGHIỆP QUẢ (tốt hoặc xấu), HÌNH THỨC và SẮC TƯỚNG bề ngoài để mà sống trong cái VUI cái KHỔ của đời. Do các NHÂN DUYÊN sai lầm đó đã kết thành ra mọi sự tội, phước, siêu, đoạ, phàm, thánh vv….
Tuy nhiên, Người có học kỹ Phật lý đều biết rõ ràng rằng:
– Chúng ta tuy dùng TƯỚNG để làm việc, là chỉ để sống, để Tu tập, chứ không TRỤ vào những TƯỚNG trần lao đó để khỏi bị “trói buộc” vào trong 6 nẻo luân hồi không bao giờ giải thoát được.
– Tất cả NGHIỆP THIỆN hoặc NGHIỆP ÁC đều do nhân duyên trong quá khứ (hoặc hiện tại)...mà kết thành ra NGHIỆP TRÓI BUỘC cho hiện kiếp nầy cả.
Bảo Đăng xin kể một chuyện về thành tâm sám hối:
– Ngài Mục Kiền-Liên, nhân có một lần nọ đi khất thực, ngang qua một khu vườn rất nên thơ, Ngài gặp một phụ nữ tuổi trung niên rất là kiều diễm. Bà này đón Mục Kiền-Liên lại và mời vào rừng nói chuyện. Biết chuyện chẳng lành, chuẩn bị nếu có bị hại khi không chiều ý bà ta, thì sẽ đem sức thần thông chống trả, Ngài liền từ chối và nói rằng :
– Bà không nên đem sắc đẹp mê hoặc tôi, con người của bà bên ngoài vui tươi, ngọt ngào nhan sắc, nhưng chắc chắn trong lòng bà không khác một cuộn chỉ rối. Bà đang có một tâm sự uất nghẹn nên mượn sắc đẹp sẵn có để giết thời gian, hầu quên lãng tất cả, xin lỗi bà chớ phiền, tôi thẳng thắn khuyên bà không nên chơi với lửa, lội vào vũng sình, nguy hiểm lắm !
Càng lao vào con đường trụy lạc, tâm hồn càng thêm dơ bẩn. Trong vũng bùn, bà càng cố vẫy vùng thì bà càng lún sâu, khó thoát khỏi tội lỗi. Thiện tâm của bà chưa hẳn đã mất, bà nên quay hướng chưa muộn lắm đâu.
Nghe nói đúng quá, bà ta giật mình khóc sụt sùi và thưa rằng:
– Thưa Ngài ! tôi vẫn biết thế, nhưng không có con đường nào hơn. Tôi mượn lạc thú để quên hết uẩn-khúc của cuộc đời, quên quá khứ đau thương.
Mục Kiền-Liên bình thản khuyên:
– Thông thường, với những điều càng cố quên, thì càng nhớ, càng nhớ lại càng thấy đau… Càng đau thì lòng càng căm tức, càng oán tức lại có thể phát điên khùng. Lúc đó, hết biết phương cứu chữa, ở đời có hai con người mạnh nhất.
– Người không có tạo tội.
– Người có tạo tội mà biết ăn-năn, sám hối.
Thân thể dơ, quần áo dơ bẩn thì dùng nước giặt rửa. Nước trên sông ô-uế khi vào biển cả đều được lóng trong. Tâm hồn nhiễm đầy trần cấu, Phật pháp có năng lực làm cho trong sạch, thánh thiện.
Nếu biết thành tâm sám hối bà sẽ hết tội, tăng phước, trở nên con người gương mẫu.
Bà ta nói:
– Những tội lỗi quá nhiều, sám hối bao giờ mới hết tội?
Tôi đã mượn tiền tài và sắc đẹp làm lung lạc không biết bao nhiêu người đàn ông nhẹ dạ. Tôi đã phá tan hạnh phúc của nhiều gia đình, rồi tôi cũng bị người cùng phái nguyền rủa, có lần tôi suýt toi mạng. Nếu tôi phơi bày hết tâm sự, chắc ngài càng khinh ghét tôi bội phần !
Ngài Mục Kiền-Liên đáp:
– Với giáo pháp của Phật từ bi cứu độ chúng sanh không thể nghĩ bàn. Khi nghe bà bộc lộ nỗi lòng, người xuất gia như tôi sẽ tăng thêm từ ái, không có khi dễ gì đâu, bà đừng có sợ.
Nghe thế, bà rất yên tâm, kể rằng:
-Tôi tên là Liên-Hoa-Sắc, con Trưởng giả ở thành Đức Xoa Tỳ La, lúc lên 16 tuổi tôi lấy chồng, chẳng may cha chồng chết sớm, mẹ chồng tôi còn xinh đẹp và sinh lý còn cường thịnh, do đó bà khuynh đảo chồng tôi, phạm tội loạn luân. Quá buồn, tôi xin ly dị, để lại cho chồng tôi một bé gái, rồi tôi đi lang thang như kẻ mất hồn.
Vì buồn khổ, tôi lại kết bạn với một chàng thương gia trẻ tuổi. Tôi ở nhà lo việc quản gia, chồng tôi lại đi đó đi đây để buôn bán. Làm ăn phát đạt, lắm tiền của lại sinh tật. Một chuyến đi buôn xa trở về, chồng tôi đem về một con hầu thiếp son trẻ, gởi ở nhà một người bạn thân. Thường mượn cớ đến nhà bạn hàn huyên, chồng tôi ít ngủ ở nhà. Nghe bà con xì xầm, tôi nổi cơn ghen, quyết tìm cho bằng được và ăn thua đủ với con quỉ cái đã ám hại gia đình tôi. Không ngờ khi chạm mặt nhau, hầu thiếp của chồng tôi lại chính là con gái của tôi với đời chồng trước.
Oan nghiệp gì mà ghê thế!
Bà già chồng tôi lại đi cướp chồng của tôi.
Rồi con gái tôi và tôi lại cùng chung một chồng.
Xưng hô như thế nào cho phải đạo lý? Uẩn khúc như thế thì thử hỏi ai còn chịu đựng nổi?
Khi tỉnh lại, không giữ được thăng bằng của tâm hồn, tôi lại bỏ nhà ra đi, mượn những cuộc truy hoan đó đây đùa cợt cho quên sầu. Chuyện đời của tôi sao quá bi thảm, quá khổ đau.
Ngài có đủ năng lực để cứu vớt tôi chăng?
Nghe tâm sự não nùng của bà, Mục Kiền-Liên mới thuyết pháp về nhân duyên, thiện ác, nghiệp báo, giảng giải tỏ tường về nhân quả luân hồi cho bà nghe.
Khi thấy bà có thể hồi tâm, Mục Kiền Liên hướng dẫn cho bà bái yết đức Phật. Bà hết lòng và chí thành SÁM HỐI cho nghiệp quả của mình và tinh tấn tu tập, chẳng bao lâu chứng quả A-La-Hán và có thần thông số một về bên phái nữ. Trong khi Mục Kiền-Liên đã là bậc thần thông số một bên phái nam.
Ngài Mục-Kiền Liên đi khắp nơi cứu độ chúng sanh. Nhưng với Mẹ của Ngài thì phải nhờ “đức chúng như hải” để cứu độ cho mẹ (là bà Thanh Đề), dù có thần thông nhưng một mình ông cũng không thể giải cứu nghiệp lực quá ư là nặng nề của bà Thanh Đề được.
Phật dạy:
– “Ông phải đợi đến rằm tháng bảy, sắm sửa lễ vật, dâng cúng dường mười phương Tăng (phải là những bậc chân tu) và nhờ ĐỨC LỰC, ĐẠO LỰC VÀ THẦN LỰC của chân Tăng chú nguyện cho, thì mẹ của ông mới được thoát khỏi địa ngục”.
Quả thật như vậy, với đạo nghiệp của chư Tăng (nhập thất tiến tu tịnh hạnh trong 3 tháng hạ) chư Tăng không những giúp cho bà Thanh Đề, mà nhiều vong linh khác trong ngày đó cũng thoát khỏi cảnh địa ngục tối tăm.
Kinh VU LAN, lễ Vu Lan và gọi là ngày “Rằm xá tội” vong nhân có từ đó. VU LAN BỒN (có nghĩa là mở sợi dây treo ngược cho người có tội). Chữ nho gọi là “giải đảo huyền”.
Kế đến,
1/- Xin theo Bảo-Đăng mà chân thành dâng lên CHƯ PHẬT, CHƯ BỒ TÁT, TỔ SƯ…lời khấn nguyện SÁM HỐI như sau:
Nam mô A-DI-ĐÀ PHẬT,
Đệ tử tên…………………Pháp danh ……………………cùng chúng sanh trong Pháp giới.
Nguyên lai:
– Hiện tiền một TÂM, vẫn đủ ngàn muôn PHÁP đều có SỨC THẦN, cùng với TRÍ SÁNG (tức là Trí Huệ)
Trên: SÁNG NGANG VỚI CHƯ PHẬT,
Dưới: ĐỒNG ĐẲNG VỚI MUÔN LOÀI.
Bởi: NIỆM “VÔ MINH”
Che áng ánh TRÍ SÁNG kia.
Nên: Đối cảnh hôn mê, khởi lòng chấp nhiễm, trong pháp BÌNH ĐẲNG, (mà) sanh trưởng NGÃ, NHƠN.
Lại do: ÁI KIẾN (là mắt vừa thấy SẮC ĐẸP, thì sanh tà-tâm yêu, mê liền) làm gốc, THÂN, MIỆNG là duyên.
Nên: Trong 6 nẻo luân hồi, gây nên đủ tội. Thập ác, Ngũ nghịch, Báng PHÁP, phỉ báng những bậc chân tu , PHÁ GIỚI, PHẠM TRAI. Huỷ hoại Chùa Tháp, Trộm của Tăng kỳ, Bức hiếp người Tịnh Hạnh, Xâm tổn thường trụ, đồ vật thức ăn.
Dù cho ngàn PHẬT ra đời, khó bề SÁM HỐI!
Những tội như thế không lường, không ngằn, khi bỏ báo thân, phải đọa Tam đồ, chịu vô lượng KHỔ.
Lại trong đời hiện tại nầy:
– Do Túc, Hiện chướng, hoặc bị các NGHIỆP, lửa PHIỀN thiêu đốt, tật bịnh vây quanh, DUYÊN ngoài lôi cuốn, TÀ, MA quấy nhiễu, làm ngăn đạo pháp KHÓ NỔI TIẾN TU.
May gặp:
THẦN CHÚ, VIÊN MÃN ĐẠI BI, có thể mau trừ, những tội như thế, nay con:
HẾT LÒNG TỤNG, TRÌ, THÀNH TÂM SÁM HỐI
Con xin NGUYỆN nương về:
– CHƯ PHẬT 10 PHƯƠNG
Cùng với Đức:
– QUÁ KHỨ VÔ LƯỢNG KIẾP CHÁNH PHÁP MINH NHƯ-LAI, HIỆN TIỀN “QUÁN THẾ-ÂM TỰ-TẠI” BỒ-TÁT, phát lòng BỒ-ĐỀ, tu hạnh TRÌ CHÚ, NIỆM PHẬT. Cùng với chúng sanh tỏ bày các NGHIỆP, TỘI đã tạo, cầu xin SÁM HỐI.
– NGUYỆN ĐƯỢC TIÊU TRỪ.
– NGUYỆN ĐẤNG TỪ MẪN ĐẠI-BI QUÁN-THẾ-ÂM Bồ-Tát dùng :
– Ngàn Tay nâng đỡ,
– Ngàn Mắt chiếu soi.
Khiến cho đệ tử chúng con, duyên chướng trong ngoài, thảy đều DỨT SẠCH, mình Người, Hạnh, Nguyện:
– CÙNG ĐƯỢC VIÊN THÀNH
– MỞ TÁNH BẢN TRI.
– DẸP TRỪ MA NGOẠI
– BA NGHIỆP SIÊNG CẦN.
– TU NHÂN “MẬT – TỊNH”.
– THỰC HÀNH BỒ TÁT HẠNH.
– CỨU ĐỘ KẺ HỮU DUYÊN.
Nguyện cho chúng con:
– Khi bỏ thân tội báo nầy, không vào đường khác (như cõi ATULA, Thần, Tiên v.v…), quyết được sanh về THẾ GIỚI CỰC LẠC, CỦA PHẬT A-DI-ĐÀ NƠI CÕI TÂY PHƯƠNG.
Rồi:
Được kề cận Đức Đại-Bi QUÁN THẾ-ÂM, đầy đủ pháp TỔNG TRÌ và hân hạnh được cùng đi với Ngài rộng độ khắp quần sanh, đều được thành Phật Đạo.
Duy nguyện:
THÙY TỪ GIA HỘ, TÁC ĐẠI CHỨNG-MINH.
Tóm lại,
Nếu như cảm thấy không thể nhớ hết những câu văn sám hối nầy nữa, thì tự mình phát lộ sám hối từ trong tâm thức lại càng hiệu quả hơn gấp bội phần, vì là chân thật và chí thành thì sẽ được cảm ứng đến chư Phật chứng minh ngay.
Bảo Đăng đã có ghi thêm phần Sám hối ở phía sau của quyển Thập Nhị Danh Lễ Sám (phần hồi hướng của phương danh ấn tống) với những lời sám hối và hồi hướng ngắn, nhưng đầy đủ để được tội diệt, phước sanh như sau:
1/- Con tên………….pháp danh……………tuổi…………
Xin đem công đức Sám hối, trì Chú, niệm Phật hồi hướng đến cho tất cả những:
Oan gia, trái chủ từ nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ lâu xa về trước mà tôi vô tình hay cố ý đã chia rẽ, đánh đập, tra tấn, giết hại hoặc cướp đoạt tài sản của các người, khiến cho các người chết trong sự đau khổ cùng oán hận. Tôi tha thiết thành tâm SÁM HỐI, xin tha thứ tội lỗi cho tôi, tôi xin thành tâm sám hối… Ngưỡng mong tất cả những ai vẫn còn Oán hận tôi đều xa lìa oán khổ, thân tâm được nhẹ nhàng mà tha thứ cho những tội lỗi của tôi đã gây tạo ra từ những kiếp trước, đồng siêu sanh Tịnh Độ.
Kế đến:
Xin hồi hướng cho thế giới an lành, người người tu thiện, phát tâm hỷ xả, thiên tai khổ nạn, bệnh tật dứt trừ.
– Hồi hướng cho hiện tiền phụ mẫu, Nội, Ngoại, Thúc, Bá, Huynh đệ, thân bằng, quyến thuộc, Cửu huyền, Thất tổ, Tứ ân, Tam hữu, cùng nhất thiết chúng sanh trong pháp giới hữu tình xa lìa tất cả khổ, thân tâm thanh tịnh, đồng tu Bồ Tát hạnh, đồng phát Bồ đề tâm, đồng chứng thành Phật quả.
NAM MÔ CHỨNG MINH SƯ BỒ-TÁT, TÁC ĐẠI CHỨNG MINH.
Trân trọng,
Bồ tát giới Bảo-Đăng
* * *
Kính Tặng Cụ Phương Thảo
Pd. Hạnh-Trang
CHÍN MƯƠI CHÍN tuổi vẫn còn minh,
Khuyên gắng theo đường KỆ với KINH.
PHÀM TỤC vấn vương từ đây lặng,
NIỆM PHẬT cho nhiều mới thật XINH.
SIÊU, ÐỌA đều do nơi NHỮ, Ý,
DI-ÐÀ sáu chữ luyện cho tinh.
Ấy mới gọi là “VÔ-LƯỢNG THỌ”,
Ngày sau trăm tuổi thoát PHÙ-SINH.
Btg. Bảo Đăng
(cảm tặng)