SỚ KINH NHÂN VƯƠNG BÁT NHÃ

QUYỂN 03

Tác giả: Đời Tùy Pháp Sư Cát Tạng

PHẨM BỒ TÁT GIÁO HÓA

Phẩm trên là nương vào “Không” mà hộ Phật quả, tức thật trí của trí phương tiện. Phẩm này nương vào năm nhẫn, mười địa mà hóa độ chúng sanh, tức là phương tiện của thật trí. Cho nên nói là phẩm giáo hóa. Phẩm trên là chẳng phải không có nhân mà thành quả. Phẩm này thì chẳng phải không có quả mà thành nhân. Lại nữa, khởi giáo tích như huyễn để hóa chúng sanh như huyễn, nên nói là phẩm giáo hóa.

Phẩm này chia làm hai đoạn; trước hỏi, sau đáp. Trong phần hỏi có phần: 1. Hỏi về tướng của hạnh tự lợi trong Thập địa; 2. Hỏi về tướng của hạnh lợi tha; 3. Hỏi về tướng mạo đức hạnh chúng sanh được hóa.

Bạch Phật: “Thế Tôn! Hộ hành thập địa Bồ-tát thì thực hành hạnh gì? Lấy hạnh gì để hóa chúng sanh? Do chúng sanh tướng gì để hóa?”

Trong đoạn thứ nhất; “Hộ thập địa” là nhắc lại mười địa vị tu. Hỏi rằng: “Thực hành hạnh gì?” là hỏi dùng hành pháp gì để nương vào đó tu hành thành tựu thập địa, đắc tự lợi. Câu hỏi thứ hai; “Lấy hạnh gì để hóa chúng sanh?”; là hỏi Bồ-tát hành hóa thì dùng những pháp gì để hóa chúng sanh? Câu hỏi thứ ba; “Dùng chúng sanh tướng gì để hóa?” Là hỏi về tướng mạo của chúng sanh được hóa độ.

Phật nói: “Đại vương! Năm nhẫn là pháp Bồ-tát. Phục nhẫn thượng trung hạ, tín nhẫn thượng trung hạ, thuận nhẫn thượng trung hạ, vô sinh nhẫn thượng trung hạ, tịch diệt nhẫn thượng hạ, gọi là Bát-nhã Ba-la-mật của chư Phật, Bồ-tát.”

Từ “Phật nói…” là đoạn thứ hai, đáp ba câu hỏi trên. Đoạn này chia làm ba đoạn chính; 1. Từ “Năm nhẫn là pháp của Bồ-tát…”; là thuyết về mười bốn nhẫn cụ túc, để đáp câu hỏi thứ nhất, tự hạnh; 2. Từ “Phật nói: Bổn nghiệp thanh tịnh của Bồ-tát là gì?… Chư quỷ thần hiện thân tu hành Bát-nhã”; là để đáp câu hỏi thứ hai trên, hỏi về hạnh ngoại hóa; 3. Từ “Phật bảo: Đại vương! Ông trước nói… hết phẩm” là đáp câu hỏi thứ ba.

Trong đoạn thứ nhất, đoạn tự hạnh, có hai phần: 1. Lược thuyết về năm nhẫn để tỏ thể của tự hạnh; 2. Từ “Thiện nam!…”; phân biệt chi tiết mười bốn nhẫn để hiển bày tướng của tự hạnh.

Trong phần một, phần lược thuyết, có hai ý; 1. Sinh khởi; 2. Lập ý năm nhẫn. Trong phần một – Sinh khởi; 1. “Phục nhẫn thượng trung hạ”; Tức là đắc hạnh phương tiện của bậc thánh; 2. “Tín nhẫn thượng trung hạ”; tức chính là nhập vào cửa thứ nhất của bậc Thánh; 3. “Thuận nhẫn thượng trung hạ”; tức chính là duyên gần kề với thuận quả vô sinh; 4. Vô sinh nhẫn thượng trung hạ; tức chính là công năng của hướng quả; 5. Tịch diệt nhẫn thượng hạ; tức chính là thuyết chung nhân và quả. Ở phần lập ý của năm nhẫn, có ba đoạn: 1. “Năm nhẫn là pháp Bồ-tát” là để biểu thị năm nhẫn là thuộc về loài người; 2. “Phục nhẫn thượng trung hạ…”; là để xuất ngôi vị năm nhẫn; 3. “Gọi là…”; kết.

Văn đoạn một – Đã rõ. Trong đoạn hai – Xuất ngôi; “Phục nhẫn thượng trung hạ” thì; Tập nhẫn là hạ, Tính nhẫn là trung, Đạo chủng nhẫn là thượng, ở tại ngôi vị Tam Hiền. “Tín nhẫn thượng trung hạ” thì; Sơ địa là hạ, địa thứ nhì là trung, địa thứ ba là thượng. “Thuận nhẫn địa trung hạ” thì; địa thứ tư là hạ, địa thứ năm là trung. Địa thứ sáu là thượng. “Vô sinh nhẫn thượng trung hạ” thì; địa thứ bảy là hạ, địa thứ tám là trung, địa thứ chín là thượng. “Tịch diệt nhẫn thượng hạ” thì; địa thứ mười là hạ, Phật địa là thượng.

“Thiện nam! Sơ phát tướng tín hằng hà sa chúng sanh tu hành phục nhẫn, ở trong Tam bảo sinh ra mười tâm tập chủng tính; tín tâm, tinh tiến tâm, niệm tâm, tuệ tâm, định tâm, thí tâm, giới tâm, hộ tâm, nguyện tâm, hồi hướng tâm, đó là Bồ-tát có thể ít phần hóa chúng sanh.”

Từ “Thiện nam!…” là phần hai, phân biệt chi tiết mười bốn nhẫn, khai mở năm nhẫn thành mười bốn nhẫn. Đầu tiên nói về tập chủng tính, gọi là tập nhẫn. Có ba đoạn: 1. Nêu người tu nhẫn; 2. Kê riêng mười loại tâm; 3. Từ “Đó là Bồ-tát…”; công năng hóa chúng sinh. Văn nói: “Sơ phát tướng tín hằng hà sa chúng sanh tu hành phục nhẫn”; giải rằng: vô lượng hằng hà sa thế giới trời, người, nhị thừa tu hành nhiều loại công đức tu tập làm một phần tâm chánh và tín của Bồ-tát. Văn nói: “Ở trong Tam Bảo, sinh tập chủng tính”; Tam Bảo đạo lý, tức là quả báo, vì lập chí to lớn. Không khiếp nhược ở Tam Bảo, siêng năng cố gắng tức là tín tập bổn tính thập tín của Nhất-thiết-chủng-trí.

“Đã vượt qua nhị thừa, tất cả thiện địa, tất cả chư Phật Bồ-tát đều nuôi lớn mười tâm để làm Thánh thai. Lần lượt khởi ở Căn tuệ, tính chủng tính có mười loại tâm gồm; bốn ý chỉ (niệm xứ) thân thọ tâm pháp; bất tịnh, khổ, vô thường, vô ngã. Ba ý chỉ, ba thiện căn; từ, thí, tuệ. Ba ý chỉ là ba đời; quá khứ nhân nhẫn, hiện tại nhân quả nhẫn, và vị lai quả nhẫn.

“Vượt qua nhị thừa địa”: Đó là vì chỗ giải, hiểu của Đại thừa vượt quá nhị thừa. Thành chủng tử pháp thân Đại thừa, gọi là “Thánh thai”. Tiếp đến là phần hai, nói về tính chủng tính của trung nhẫn. Văn có ba phần: 1. Nêu chung mười tâm thuộc tính chủng; 2. Liệt kê riêng mười tâm; 3. Từ “Bồ-tát đó,…”; nói về công năng của trung nhẫn.

Nói “Lần lượt khởi ở căn tuệ”; trong pháp tiểu thừa, trước ngoài tập chủng, có riêng một Căn tuệ địa, vì chưa đắc lý giải làm nhuận tâm. Còn Căn tuệ địa dùng ở đây là sơ địa chơn giải, gọi là chủng tính. Trong mười tâm liệt kê ở phần thứ hai: Bốn ý chỉ; là bốn niệm xứ. Ba ý chỉ tức là ba thiện căn; thiện căn bất tham tức là “Thí”. Thiện căn bất sân tức là “Từ”. Thiện căn bất si tức là “Tuệ”. Ba ý chỉ là quá khứ vô minh hành gọi là nhân nhẫn. Ba nhân năm quả hiện tại gọi là nhân quả nhẫn. Sinh tử vị lai, gọi là quả nhẫn.

“Bồ-tát đó có thể hóa độ tất cả chúng sanh, đã có thể vượt qua các tưởng về ngã, nhân, tri kiến, chúng sanh, và tưởng đảo của ngoại đạo không thể phá hoại được. Lại có mười đạo chủng tính địa là quán sắc, thức, tưởng, thọ, hành, đắc; giới nhẫn, tri kiến nhẫn, định nhẫn, tuệ nhẫn, giải thoát nhẫn. Quán nhân quả trong ba cõi; không nhẫn, vô nguyện nhẫn, vô tưởng nhẫn. Quán nhị đế hư thật, tất cả pháp vô thường, gọi là vô thường nhẫn, tất cả pháp không đắc vô sinh nhẫn.”

“Bồ-tát đó cũng có thể hóa độ tất cả chúng sanh…” Đây là chúng thứ ba, nói về công năng của trung nhẫn. Quán năm ấm vô ngã, cho nên đã vượt qua. Các tưởng ngã, nhân… Quán nhân quả ba đời phi thường phi đoạn nên những ngoại đạo không thể phá hoại được. Kinh này thì tính chủng tính ở tại mười giải, mười hạnh. Còn theo kinh Hoa Nghiêm thì mười trụ là tập chủng, mười hạnh là tính chủng. Theo Hoa Nghiêm mười giải là thập trú; thứ nhất là phát tâm trụ… thứ mười là quán đảnh trụ. Thập hạnh là; thứ nhất là hoan hỷ hạnh … thứ mười là chơn thật hạnh. Phần thứ ba: là đạo chủng tính, nói về thượng nhẫn, có ba phần: 1. Nói chung về ngũ ấm quán; 2. Nói riêng về mười kiên tâm; 3. Từ “Bồ-tát đó…” là kết về công năng hóa độ chúng sanh trên. Mười kiên là; năm phần pháp thân, ba không nhẫn, tất cả vô thường nhẫn do quán nhị đế hư thật, và vô sinh nhẫn do tất cả pháp không.

“Mười kiên tâm của Bồ-tát đó làm Chuyển luân vương, cũng có

thể hóa độ bốn thiên hạ, sinh ra thiện căn của tất cả chúng sanh. Lại nữa, tín nhẫn Bồ-tát là người đạt minh trung hạnh, đoạn dứt sự trói buộc sắc phiền não trong ba cõi, có thể hóa trăm Phật, ngàn Phật, vạn Phật trong Phật quốc, hiện thần thông trăm thân ngàn thân, vạn thân, vô lượng công đức, thường lấy mười lăm tâm làm đầu. Bốn nhiếp pháp, bốn vô lượng tâm, bốn hoằng nguyện, ba môn giải thoát. Bồ-tát đó từ thiện giác địa đến Nhất-thiết-trí, dùng mười lăm tâm đó làm hạt giống căn bản cho tất cả hạnh. Lại nữa, thuận nhẫn Bồ-tát gọi là kiến thắng hiện pháp.

“Bồ-tát đó…” là kết về đức hóa chúng sanh do công năng của thượng nhẫn. “Mười kiên tâm” là kết về đức tự lợi. “Làm Chuyển luân vương…” là kết về đức hóa tha. Kinh này thì nói là đạo chủng tính, kinh Hoa Nghiêm thì nói là mười hồi hướng; hồi hướng thứ nhất là cứu hộ tất cả chúng sanh, lìa tướng chúng sanh,… cho đến hồi hướng thứ mười tên gọi là pháp giới vô lượng. Kinh này làm Kim luân vương, cho nên hóa bốn thiên hạ. Theo đoạn văn sau thượng phẩm thập thiện Thiết luân vương thì hóa một Diêm-phù-đề, tập chủng Đồng luân vương thì hóa hai thiên hạ, ngoài hai phương Đông và Bắc ra. Tính chủng tính Ngân luân vương thì hóa ba thiên hạ, trừ phương Bắc. Về điểm này văn kinh lược bớt.

Văn phần tín nhẫn có bốn phần: 1. Nêu về danh và đức của tín nhẫn; “Tín nhẫn Bồ-tát”; là nêu danh. “Khéo đạt minh trung hạnh”; là nêu đức; 2. Từ “Đoạn dứt ba cõi…”; là đoạn chướng; 3. Từ “Có thể hóa trăm Phật…”; là quốc độ sở hóa; sơ địa thì hiện trăm thân, nhị địa thì hiện ngàn thân, tam địa thì hiện vạn thân. 4. Từ “Thường lấy mười lăm tâm làm đầu…”; là khởi thắng tu.

Trong phần một: “Thiện đạt minh trung hạnh”; là nêu chung ba vị của tín nhẫn. “Thiện” là thiện giác nhẫn, ở tại sơ địa.”Đạt” là quán đạt nhẫn, tại nhị địa. “Minh”; là minh tuệ nhẫn, tại tam địa. Tam muội chiếu minh, gọi là “Minh tuệ”. “Đoạn sắc phiền não trói buộc trong ba cõi”: Sơ, nhị, tam địa quán sắc đế vô tướng, không chấp trước sắc pháp, cho nên lìa sắc buộc.

Phần thứ ba: Là nói về thần thông hóa ích. Theo kinh khác thì ở trong phần báo quả, sơ địa hóa trăm Phật thế giới. Hiện thân cũng vậy. Theo nguyện trí quả thì đều là không thể đếm được.

Phần thứ tư: Khởi thắng tu hành; sơ địa hành Bố thí nhiếp (gồm thâu) khiến cho sinh tín. Ái ngữ nhiếp khiến sinh giải. Lợi hành nhiếp khiến cho khởi nhân. Đồng sự nhiếp khiến đắc quả. Còn gọi là đồng sự, vì cùng chung khổ vui. “Bốn tâm vô lượng” là tâm lợi tha. Tâm đó phải đủ ba duyên: 1. Chúng sanh duyên duyên; giả danh chúng sanh và lạc; 2. Pháp duyên duyên, pháp số của năm ấm; 3. Danh vô duyên duyên, năm ấm của chúng sanh vô sở đắc. Từ: Là tâm cho lạc; 2. Bi Là tâm cứu khổ; 3. Hỷ Là tâm mừng vật; 4. Xả Là tâm bình đẳng. Duyên cảnh vô hạn, nên gọi là lượng. Bốn hoằng thệ nguyện là lợi tha nguyện, người chưa độ được khổ, khiến cho độ được khổ. Người chưa giải tập, khiến cho giải tập. Người chưa an đạo, khiến đắc an đạo. Chưa đắc Niết-bàn, khiến đắc Niết-bàn. “Ba môn giải thoát” là ba Tam muội vô lậu. Lìa trói buộc gọi là giải thoát, thông người đến quả, gọi đó là môn. Luận Bà-sa nói: 1. Vô nguyện: Có thể chán ghét sinh tử; 2. Vô tướng: Có thể vui với Niết-bàn; 3. Không định: quán sinh tử Niết-bàn. Cả hai đều vô tướng như phẩm Bồ-tát phần trong kinh Địa Trì đã nói. Theo văn bài kệ sau thì sơ địa làm Tứ Thiên vương. Nhị địa làm Đao lợi thiên. Tam địa làm Dạ ma Thiên vương. Sơ địa gọi là Hoan hỷ, nhị địa gọi là Ly cấu.

Địa gọi là Minh địa. Cả tam địa đó cùng ở tại ngôi vị tín nhẫn.

Phần thứ ba là giải thích về thuận nhẫn. Văn có bốn phần:

  1. Nêu chung về danh thuận nhẫn Bồ-tát.
  2. Từ “Kiến thắng…” là nêu ba vị thuận.
  3. Từ “Có thể đoạn…” tỏ về lìa chướng.
  4. Từ “Hiện một thân…” là tỏ hiện thổ khởi dụng để hóa sinh.

Văn phần một thì đã biết. Trong văn phần hai: “Kiến” là địa thứ tư Diệm địa. Đoạn văn sau gọi là địa Diệm tuệ. “Thắng”; là địa thứ ngũ địA-nan thắng. Đoạn văn sau nói là thắng tuệ nhẫn. “Hiện pháp” là địa thứ lục địa Hiện tiền, đoạn văn sau gọi là hiện pháp nhẫn. Tiếp sau là phần ba lìa chướng có sai biệt.

“Vì đoạn dứt các tâm phiền não trói buộc trong ba cõi, cho nên hiện một thân ở trong mười phương Phật quốc, vô lượng thần thông hóa chúng sanh không thể diễn thuyết. Lại nữa, vô sinh nhẫn Bồ-tát gọi là viễn bất động, quán tuệ vì cũng đoạn dứt các sắc tâm tập phiền não, hiện công đức thần thông không thể nói.”

Văn nói; “Đoạn dứt tâm phiền não trói buộc trong ba cõi; đó là ba ngôi vị chủ thể quán tam giới tâm đế lý vô sinh vô sở đắc, không chấp giữ tướng tâm, biết tâm vô sinh, nên có thể đoạn tâm mê phiền não. Luận chung thì cũng đoạn dứt tâm mê hoặc. Nay ở đây theo số nhiều mà chỉ nói là đoạn dứt mê tâm mà thôi, đó là thuyết trong vô danh tướng. Không thể lấy chắc chắn một đoạn văn mà chấp, những người giảng kinh cần phải biết ý đó. Trong phần bốn. Hiện cõi văn nói:

“Hiện một thân ở mười phương quốc để hóa chúng sanh”; theo kinh khác thì gồm thâu luôn cả báo quả, Diệm địa Bồ-tát có thể hiện ra một ức thân, có thể hóa chúng sanh ở một ức Phật quốc. Địa-nan thắng gồm thâu báo quả có thể hiện ra một ngàn ức thân, hóa chúng sanh ở một ngàn ức thế giới. Địa hiện tiền gồm thâu báo quả, có thể hiện ra trăm ngàn ức hóa thân. Hóa chúng sanh cũng vậy. Đó là theo cấp bậc mà nói, còn nếu trong nguyện trí quả thì không thể kể xiết. Theo kinh này thì Tứ địa làm đâu suất Thiên vương. Ngũ địa làm Tha hóa lạc Thiên vương. Lục địa làm Hóa lạc Thiên vương. Nếu theo thứ tự của sáu cõi trời thì ngũ địa làm Hóa lạc Thiên vương, lục địa làm Tha hóa Thiên vương. Đoạn văn này nói nhầm vậy.

Phần thứ tư: Nói về vô sinh nhẫn; văn có bốn phần: 1. Nêu danh nhẫn; 2. Xuất vị; 3. Trị chướng; 4. Hiện cõi Văn phần một, đã rõ. Trong văn phần hai: Xuất vị: Nói “Viễn”; là địa viễn hành. “Bất động”; là địa bất động. “Quán tuệ”; là quán tuệ địa từ câu “Thất địa…” là đoạn văn nói về viễn đạt nhẫn. Từ câu “Bát địa…” là đoạn văn nói về đẳng quán nhẫn. Từ câu “Cửu địa…” là đoạn văn nói về tuệ quang nhẫn. Phần thứ ba, nói về trị chướng, cũng đoạn dứt các phiền não tâm, sắc trong ba cõi; vì ba ngôi vị này đã chứng sâu tâm sắc tâm sắc vô sinh, có thể đoạn dứt các tập sắc tâm. Theo địa luận thì đã đoạn dứt tế tướng tập chướng. Ngũ địa thì đoạn dứt vô tướng hành chướng. Cửu địa thì đoạn dứt chướng không thể làm lợi ích cho chúng sanh. Phần thứ tư, nói về hiện cõi: Kinh nói: “Hiện thần thông”: theo Địa luận trong phần Thất địa gồm thâu báo quả; hiện trăm ngàn Na do tha thân để hóa chúng sanh cũng như vậy. Bát địa thì nhiếp báo quả, hiện ra số thân như số vi trần của trăm vạn tam thiên đại thiên thế giới để hóa độ chúng sanh, cũng giống trên, cửu địa thì hiện ra số thân sanh, cũng như trên. Theo đoạn văn sau của kinh thì thất địa làm sơ thiền vương. Bát địa làm Nhị thiền vương, cửu địa làm tam thiền vương. Những điều ấy đều là tự tại vô sinh của chư Bồ-tát, không thể cố chấp nhất định.

“Lại nữa, tịch diệt nhẫn, là dụng chung của Phật và Bồ-tát, nhẫn này nhập vào Kim cang Tam muội hạ nhẫn trung hạnh, gọi là Bồ-tát.

Phần thứ năm: Nói về tịch diệt nhẫn: “Tịch” là định, “Diệt” là tuệ. Tịch mà thường chiếu, chiếu mà thường tịch. Nên gọi là tịch diệt nhẫn. Văn có năm phần: 1. Nói về vị địa phân đều; 2. Từ “Nhập Kim cang Tam muội…” là nói về hạnh sai biệt. 3. Từ “Cùng quán…” là nói về nhân khác quả; 4. Từ “Tận tướng, vô tướng …” là nói về quả khác nhân; 5. Từ “Thiện nam! Tất cả chúng sanh…” là tán thán về quả thù thắng.

Văn phần một nói: “Phật và Bồ-tát cùng dùng nhẫn này”; là Pháp vân địa Bồ-tát. Phật dựa vào Nhất-thiết-trí, Nhất-thiết-chủng-trí, Trí thể viên mãn, gọi là đạo giải thoát. Bốn nhẫn trước chưa đoạn dứt hết sinh tử không thể gọi là tịch diệt. Phần hai, hạnh sai biệt: “Nhập Kim cang Tam muội, hạ nhẫn trung hạnh, gọi là Bồ-tát”; định này kiên cố, mãi mãi không bị thối chuyển, gọi là Kim cang Tam muội, được gồm thâu trong vô ngại đạo phân vị, gọi là hạ nhẫn. Theo Địa kinh thì chứng đắc Tam muội nhiều như số vi trần trong cõi Phật mười lần không thể nói hết.

“Thượng nhẫn trung trung hạnh, gọi là Nhất-thiết-trí, cùng quán Đệ-nhất-nghĩa-đế, đoạn dứt tâm tập vô minh tam giới. Tận hết tướng là Kim cang, tận hết tướng và vô tướng là Nhất-thiết-trí. Siêu độ ngoài ngoài Thế đế và Đệ-nhất-nghĩa-đế, thành địa thứ mười một, Tát-vânnhã phi hữu phi vô trong lắng thanh tịnh, thường trú không biến đổi, đồng với chơn tế pháp tính. Đại bi vô duyên mà giáo hóa tất cả chúng sanh.”

“Thượng nhẫn trung hạnh, gọi là Nhất-thiết-trí”; được nhiếp trong quả vị của đạo giải thoát, gọi là thượng nhẫn vị. “Tát-bà-nhã”; tiếng Hoa gọi là Nhất-thiết-trí, nhẫn này nhân và quả khác nhau, chỉ chia thành hai phẩm thượng và hạ. Bốn nhẫn cùng là nhân vị cho nên chia ra làm ba phẩm. Đó là trong vô sai biệt mà có tên gọi sai biệt, không nên lấy đó mà chấp chặt, năm nhẫn ở đây là thông chung cả nhân và quả, giải thoát vô ngại, đều gọi là nhẫn. Khác với Tiểu thừa trong phần thứ ba, nói về nhân khác quả; “Cùng quán đệ nhất nghĩa”; là cùng quán thật đế giống với Phật, gọi là cùng quán. “Đoạn dứt tâm tập vô minh trong ba cõi”: theo Địa luận, đoạn dứt trí chướng vi tế, gọi là tâm tập vô minh. Quán không đế, trong đạo rốt ráo vô ngại, đoạn dứt hết tâm tập vô minh, cũng là đoạn sắc tập. Vì văn lược bớt không nói mà thôi. Nói “Tận hết tướng là Kim cang”có thể phá rốt ráo nhân quả của sinh tử gọi là tận.

Phần thứ bốn: Nói về quả khác nhân; văn nói là “Tận hết tướng và vô tướng là Nhất-thiết-trí”; chẳng phải chỉ tận hết tướng, mà còn tận hết cả vô tướng. Nghĩa là duyên và quán đều dứt, cảnh và trí đều lặng, mới bắt đầu hiển hiện viên mãn, nên gọi là tận hết tướng và vô tướng. “Tát-bà-nhã”; là Nhất-thiết-trí, chứng nhất thật đế trung đạo, cho nên bảo là xuất ra ngoài hai đế. Địa thứ mười là quả học, địa thứ mười một là Phật, quả Vô Học. Tuyệt cả tướng, chẳng phải là hữu, có đầy đủ các đức, chẳng phải là vô, vì lìa nhiễm, thanh tịnh lìa khổ, cho nên thường lạc. Hội ở vô đức, tuyệt các vọng tưởng, gọi là pháp thân. Cho nên bảo là đồng với chơn tế, đẳng pháp tính. “Đại bi vô duyên giáo hóa tất cả chúng sanh”; là ứng thân.

“Cưỡi chiếc xe Nhất-thiết-trí đến hóa độ khắp Tam giới. Tất cả hai mươi hai căn quả báo chúng sanh không ra ngoài tam giới. Ứng thân, Hóa thân, Pháp thân của chư Phật cũng không ra ngoài tam giới. Ngoài tam giới thì không có chúng sanh. Phật làm sao hóa độ. Vì vậy mà Ta nói ngoài tam giới còn có riêng một chúng sanh giới tạng là trong kinh Đại hữu của ngoại đạo nói chứ chẳng phải là lời nói của bảy đức Phật. Đại vương! Ta thường nói tất cả chúng sanh đoạn dứt hết quả báo phiền não trong tam giới, gọi là Phật.”

“Cưỡi chiếc xe Nhất-thiết-trí đến hóa Tam giới”; là Hóa thân. Lại nữa, trước là hóa tha tâm, sau là hóa tha thân. Phần thứ năm: Tán thán về sự thù thắng của đức. Văn có sáu phần: 1. Nói về đối tượng hóa là tam giới; 2. Từ “Ứng thân của chư Phật…” nói về chủ thể hóa là ứng thân; 3. Từ “Từ ngoài tam giới…” nói về tam giới thâu gồm hết chúng sinh; 4. Từ “Ta nói ngoài tam giới còn có riêng một chúng sanh tạng…” là tỏ phi tà để hiển chánh; 5. Từ “Đại vương!…” là tán thán quả khác nhân; . Từ “Chúng sanh bổn nghiệp…” là nêu nhân để hiển quả.

Phần một: Nói về đối tượng hóa độ là tam giới. Văn nói: “Phiền não không ra ngoài tam giới”; là tập đế. Tam giới có hai loại: 1. Phân đoạn; 2. Biến dị. Văn nói: “Quả báo hai mươi hai căn không ra ngoài tam giới”; đó là tỏ về khổ đế. “Hai mươi hai căn”; là sáu căn nhãn, nhĩ, khổ, lạc, ưu, hỷ, xả, là năm hợp lại thành mười một. Nam, nữ, mệnh, là ba, hợp thành mười bốn. Tín, tiến, niệm, định, tuệ, là năm, thành mười chín. Ba căn vô lậu; là Vị tri căn, Dĩ tri căn và Vô tri căn, thành hai mươi hai căn. Hai mươi mốt căn không xuất ra ngoài phân đoạn tam giới. Còn căn vô tri ở tại Vô học thì xuất ngoài phân đoạn tam giới. “Không xuất ra” là không xuất ra khỏi bốn trú tập khí.

Phần hai: Nói về chủ thể hóa. Văn nói: “Ứng, Hóa, Pháp thân của chư Phật cũng không xuất ra ngoài tam giới” là vì chúng sanh, được hóa độ cho nên không xuất ra ngoài tam giới. Thật mà nói thì tam giới bổn lai vốn thanh tịnh, có cái gì xuất hay không xuất.

Phần ba: Nói về tam giới gồm thâu hết chúng sinh. Văn nói: “Ngoài tam giới, không có chúng sinh” là ngoài hai loại tam giới; phân đoạn và biến dị thì không có sinh tử chúng sanh để hóa độ.

Phần bốn: Phi tà để hiển chánh. Văn nói: “Ngoài tam giới còn có riêng một chúng sanh giới là trong kinh Đại Hữu của ngoại đạo nói, chẳng phải là những lời thuyết nói của bảy Phật.”; nếu theo cách nói cũ, đến để hóa, tức giống với kinh Đại Hữu của ngoại đạo đã thuyết. “Ngoài hai loại sinh tử, còn có một sinh tử chúng sanh tạng”; tức là những lời thuyết xưa do vô minh, đó là tà thuyết của ngoại đạo, chẳng phải chánh thuyết của Phật.

Phần năm: Trong phần quả khác nhân: “Ta thường nói tất cả chúng sanh đoạn dứt hết quả báo phiền não trong ba cõi, gọi là Phật” là đoạn dứt hết hai loại phân đoạn và biến dị.

“Tự tính thanh tịnh gọi là giác tính Nhất-thiết-trí. Là bổn nghiệp của chúng sanh, là chư Phật Bồ-tát vốn đã tu hành đầy đủ mười bốn nhẫn trong năm nhẫn.”;

“Tự tính thanh tịnh” là phiền não đã hết tận, thể không có vết. Đó là đoạn đức. “Giác-tát-vân-nhã”; tiếng Hoa gọi là Nhất-thiết-trí, là trí đức.

Phần sáu: Nêu nhân để hiển quả; văn nói; bổn nghiệp của chúng sanh là hạnh tu của chư Phật, Bồ-tát. Mười ba nhẫn là Bồ-tát tu gọi là nhân hạnh. Nhẫn thứ mười bốn là Phật đức gọi là hiển quả. Đến đây là hết phần đáp về tự lợi.

Thưa Thế tôn! “Bổn nghiệp thanh tịnh của Bồ-tát hóa độ chúng sanh là gì?” Phật nói: “Từ địa thứ nhất cho đến địa cuối cùng, với tất cả tri kiến tự hành xứ và Phật hành xứ. Bổn nghiệp là nếu Bồ-tát trú trong trăm Phật quốc, làm Tứ Thiên vương Diêm phù, tu trăm pháp môn nhị đế, tâm bình đẳng hóa độ tất cả chúng sanh. Nếu Bồ-tát trú trong ngàn Phật quốc làm Đao Lợi Thiên vương, tu ngàn pháp môn thập thiện đạo, hóa độ tất cả chúng sanh. Nếu Bồ-tát trú trong mười vạn Phật quốc, làm Diệm Thiên vương, tu mười vạn pháp môn tứ thiền định, hóa độ tất cả chúng sanh.”

Từ “Thưa Thế tôn…” là đáp câu hỏi thứ hai. Tướng của hạnh lợi tha. Văn có hai phần: 1. Nêu lên lại câu hỏi trước. Nguyệt Quang hỏi trước đây đã lâu, nay hỏi lại. “Bổn nghiệp thanh tịnh của Bồ-tát là gì?”. Thập địa là bổn nghiệp thanh tịnh của Bồ-tát. Bồ-tát dùng từ bi trí tuệ ở hai xứ sanh tử và Niết-bàn nhưng không nhiễm, gọi là bổn nghiệp thanh tịnh. Từ “Phật nói…” là phần đáp hỏi chính để hiển tướng của hạnh lợi tha. Văn có ba phần: 1. Lược đáp câu hỏi trước; 2. Từ “Nếu Bồ-tát trú…” là rộng đáp; 3. Từ “Rải vô lượng…”; may nhờ pháp lợi, cúng dường tán thán.

Văn phần một nói: “Từ địa thứ nhất đến địa cuối cùng.” là từ Sơ địa đến Phật địa. Nói “Tự nơi hành xứ” là nhân địa. “Phật hành xứ”; là quả địa. Chiếu với vô duyên thì nhân và quả đều tắt dứt, nên nói là “Nhất-thiết-trí kiến”.

Từ “Nếu Bồ-tát trú trăm Phật…” là phần hai. Rộng đáp mười địa thành mười phần khác nhau. Ở phần sơ địa văn có năm câu: 1. Từ “Trú trăm Phật…” là đối tượng hóa: Quốc độ; 2. Từ “Làm vua Diêm phù đề” là gồm thâu ngôi vị: Là làm bốn loại luân vương và tứ Thiên vương trong cõi người. Theo Địa kinh thì Sơ địa làm Thiết luân vương. Kinh Anh Lạc nói; “Tu hành thập tín thiện có ba phẩm: Thượng phẩm thiện Thiết Luân Vương giáo hóa một thiên hạ. Trung phẩm thiện Túc Tán Vương, Hạ phẩm thiện Nhân Trung Vương (Vua trong loài người). Thập Trú Đồng Luân Vương. Thập Hạnh là Ngôn Luân Vương. Thập Hồi Hướng Kim Luân Vương. Sơ địa trở lên thì lưu-ly báu anh-lạc. Sơ địa thì trăm báu anh lạc, bảy báu, tướng luân, vạn con tứ Thiên vương làm quyến tộc. Thập Trú làm Đồng Luân Vương.” Nếu vậy ngôi vị Thập Trú đã quá sơ địa, chẳng thể dựa vào một kinh mà chấp. Vì vậy mà kinh đó nói: “Các địa đó là vô danh, vô tướng. Chỉ vì ứng hóa mà nói là có.”

Phần ba: Từ “Trăm pháp môn…” là pháp môn mà mình hiểu được. Đó là một niệm mà, hiểu trăm pháp môn.

Phần bốn: Từ “Nhị đế…”; là tự hạnh chứng lý chơn và tục vô tướng, gọi là tâm bình đẳng.

Phần năm: “Hóa độ tất cả chúng sanh.” là tướng của hạnh lợi tha.

Từ nhị địa đến thập địa, mỗi địa đều có bốn câu. Bốn câu của nhị địa là: 1. “Nếu Bồ-tát trú ngàn Phật…” là cõi sở hóa; 2. “Làm Đao Lợi Thiên vương.” Là sinh tướng tăng thượng. Địa kinh nói; nhị địa làm Kim Luân vương. Kinh Anh Lạc và kinh này cùng nói là làm Đao Lợi Thiên vương; 3. “Tu ngàn pháp môn…” là pháp môn hiểu được; 4. “Mười đạo thiện hóa độ tất cả chúng sanh.” Là tướng hạnh lợi tha.

Bốn câu của tam địa là: 1. “Nếu Bồ-tát trú mười vạn…” là cõi sở hóa; 2. “Làm Diệm Ma Thiên vương” là sinh tướng tăng thượng địa kinh nói là làm Đao Lợi Thiên vương. Kinh Anh Lạc và kinh này cùng nói là làm Diệm Ma Thiên vương; 3. “Tu mười vạn pháp môn” là pháp môn được hiểu; 4. “Thiền định hóa độ tất cả chúng sanh” là hạnh tướng lợi người. Lấy thiền định làm lợi ích cho vật.

“Nếu Bồ-tát trú trong trăm ức Phật quốc, làm Đao Lợi Thiên vương, tu trăm ức pháp môn, hành đạo phẩm hóa độ tất cả chúng sanh.

Bốn câu của Tứ địa là: 1. “Nếu Bồ-tát trú trăm ức…” là cõi của đối tượng giáo hóa; 2. “Làm Đâu Suất Thiên vương” là sinh tướng tăng thượng cho nên địa kinh nói; làm Diệm Ma Thiên vương. Kinh Anh Lạc nói giống với kinh này; làm Đâu Suất Thiên vương; 3. “Tu trăm ức pháp môn”. Là pháp môn hiểu được; 4. “Đạo phẩm giáo hóa tất cả chúng sanh” tướng hạnh lợi người, lấy đạo phẩm để giáo hóa chúng sanh.

“Nếu Bồ-tát trú trong ngàn ức Phật quốc, thì làm Hóa Lạc Thiên vương, tu ngàn ức pháp môn, nhị đế, tứ đế, bát đế mà giáo hóa tất cả chúng sanh.”

Bốn câu của ngũ địa là: 1. “Nếu Bồ-tát trú trong ngàn ức…” là cõi sở hóa; 2. “Làm Hóa Lạc Thiên vương” là sinh tướng tăng thượng. Địa kinh nói làm Đâu Suất Thiên vương. Kinh Anh Lạc và kinh này đều nói là làm Hóa Lạc Thiên vương; 3. “Tu ngàn pháp môn” là những pháp môn được hiểu; 4. Từ “Nhị đế…” là tướng hạnh lợi tha. Hai đế chơn và tục, lại còn có bốn đế hữu tác và bốn đế vô tác thành ra là tám đế. Cũng có thể tu tám pháp thành là bát đế; vô thường, khổ, không, vô ngã là bốn. Thường, lạc, ngã, tịnh là bốn, thành ra là tám. Lại nữa, tám đế là; tướng đế, sai biệt đế, thuyết đế, thành đế, sự đế, sinh đế, tận vô sinh trí đế, khiến nhập đạo trí đế, Bồ-tát và thành tựu Như Lai trí đế. Vì giác pháp hữu vi tương tục cho nên khéo biết sinh đế. Vì giác phiền não diệt, cho nên khéo biết tận vô sinh đế. Tám tên gọi đó tương tự với tám tên gọi trong mười sáu đế của kinh Anh Lạc.

“Nếu Bồ-tát trú trong mười vạn ức Phật quốc, làm Tha hóa Thiên vương, tu mười vạn ức pháp môn, dùng trí mười hai nhân duyên để giáo hóa tất cả chúng sanh.”

Lục địa có bốn câu như trên.

“Nếu Bồ-tát trú trong trăm vạn ức Phật quốc, thì làm sơ thiền vương, tu trăm vạn ức pháp môn, phương tiện trí, nguyện trí, giáo hoá tất cả chúng sanh.”

Thất địa có bốn câu chia như trên.

“Nếu Bồ-tát trú trong trăm vạn số vi trần Phật quốc, thì làm nhị thiền Phạm vương, tu trăm vạn số vi trần pháp môn, song chiếu phương

tiện thần thông trí, giáo hóa tất cả chúng sanh.” Bát địa có bốn câu như trên.

“Nếu Bồ-tát trú trong trăm vạn ức A-tăng-kỳ số vi trần Phật quốc, làm tam thiền đại Phạm vương, tu trăm vạn ức A-tăng-kỳ số vi trần

pháp môn, bốn vô ngại trí giáo hóa tất cả chúng sanh.” Cửu địa có bốn câu như trên.

“Nếu Bồ-tát trú trong số Phật quốc không thể nói, làm đệ tứ thiền đại Tịnh Thiên vương, chủ của ba cõi, tu pháp môn không thể nói, không thể nói. Đắc lý tận Tam muội, đồng với hành xứ của Phật, tận hết cội nguồn ba cõi, giáo hóa tất cả chúng sanh như cảnh giới Phật, do đó bổn nghiệp hạnh tịnh của tất cả Bồ-tát, như chư Như Lai mười phương cũng tu nghiệp đó, đăng quả Nhất-thiết-trí làm vua ba cõi, giáo hoá tất cả chúng sanh.”

Mười địa có bốn câu như trên. Dùng Tam muội để giáo hoá chúng sanh, dùng định Kim cang để chiếu cùng Phật tính, gọi là “Lý tận”. Thấy như Phật nhãn gọi là “Đồng Phật địa”. Lại nữa, đồng với tịch diệt nhẫn gọi là “Đồng Phật hạnh xứ”. Khéo đoạn dứt hữu đảnh chủng gọi là “Tận nguồn nơi ba cõi.”

Phật địa có ba: 1. Từ “Chư Như Lai mười phương…” là tự đắc được quả Nhất-thiết-trí; 2. “Vua tam giới…” sinh tướng tăng thượng; 3.“Giáo hóa tất cả…” là tướng hạnh hóa ích. Hết phần thứ hai, đáp câu hỏi về lợi tha.

“Bấy giờ, trăm vạn ức hằng hà sa đại chúng đều từ chỗ ngồi đứng lên, rải vô lượng hoa chẳng thể nghĩ bàn, đốt vô lượng hương chẳng thể nghĩ bàn, cúng dường Phật Thích ca Mâu ni và vô lượng đại Bồtát, chắp tay nghe vua Ba tư nặc thuyết Bát-nhã Ba-la-mật, nay ở trước Phật, dùng kệ tán:”

Từ “Bấy giờ, trăm vạn ức …” là đoạn văn lớn thứ ba. Đại chúng may nhờ pháp lợi, cúng dường. Văn có năm phần: 1. Bày thiết cúng dường; 2. Từ “Nay ở trước Phật…” là Nguyệt Quang tán thán Phật thuyết hành tướng của mười một địa, làm lợi cho chúng sanh; 3. Từ “Thời, chư đại chúng nghe Nguyệt Quang…” là đại chúng nghe được lời tán của Nguyệt Quang, được lợi ích vô lượng; 4. Từ “Phật bảo: chư đắc đạo …” là Phật tán thán Nguyệt Quang đã khởi hạnh lâu dài, những điều đã nói không hư dối: cũng còn gọi là Bổn hạnh của Nguyệt Quang. 5. Từ “Mười bốn pháp môn đó …” là phần kết, nhắc lại pháp môn trên để khuyến khích tu học, cũng gọi là tam thế Phàm, Thánh đồng tu.

Phần 1: Cúng dường: Trước là cúng hoa, sau là cúng hương, tán mười bốn Bà nhã, ở hạnh môn thì đó là hoa tâm Bồ-đề, hương giới Đại thừa. Phần 2: Tán. Gồm năm mươi chín bài kệ để tán tụng việc trên, năm mươi chín bài kệ chia làm ba phần chính: 1. Có sáu hàng tụng chung về nghĩa trên; 2. Từ “Thập thiện…” mười lăm hàng tụng riêng về công đức mười bốn nhẫn; 3. Từ “Tam hiền…” tám hàng, kết. Khen các công đức năm nhẫn trên. Trong phần sáu hàng tụng chung, có bốn phần; phần một: Là tán thán ba nghiệp của Đức Phật: Thứ nhất là tán thán về thân nghiệp, thứ hai là tán thán về ý nghiệp, câu thứ ba là tán thán về khẩu nghiệp.

  1. “Thế Tôn! Đạo sư Kim cang thể
  2. Tâm hành tịch diệt chyển pháp luân.
  3. Tám biện hồng âm vì chúng thuyết,
  4. Thời chúng đắc đạo bách vạn ức.
  5. Thời sáu thiên nhân xuất gia đạo
  6. Thành Tỳ khưu chúng Bồ-tát hạnh.
  7. Năm nhẫn công đức diệu pháp môn
  8. Mười bốn chánh sĩ thường rõ đế
  9. Ba Hiền mười Thánh hành trong nhẫn
  10. Chỉ một mình Phật tận được nguồn.
  11. Phật chúng pháp hải tam bảo tạng
  12. Vô lượng công đức gồm trong ấy.

“Tám biện” là theo kinh Phạm ma dụ: 1. Hay nhất; 2. Dễ hiểu; 3. Điều hòa; 4. Dịu dàng; 5. Không sai lầm; 6. Không vọng; 7. Tôn tuệ; 8. Sâu xa. “Hồng” là âm thanh lớn.

Phần hai: Từ “Thời chúng…” một hàng rưỡi; nói về chúng được lợi ích vô lượng. Cõi Trời thì không có pháp xuất gia, nay nói xuất gia là nói theo Phật xuất ra khỏi căn nhà sinh tử. Loài người thì cạo râu tóc xuất gia thành chúng Tỳ khưu. Loài trời thì xả bỏ tục, nhập đạo thành Bồ-tát tăng.

Phần ba: Từ “Năm nhẫn…” hai hàng, tán thán chung công đức của năm nhẫn, là pháp môn thâm diệu của hạnh năm nhẫn. Bốn thánh nhân chứng đến cùng cực, không hư giả, gọi là “Rõ đế”. Tập tính đạo chủng, điều tâm học quán; gọi là “Tam Hiền”. “Mười Thánh” là mười địa. Từ Đẳng giác trở xuống, hội với chơn, gọi là Thánh, mười ba người đó đều cùng đang ở vị nhân, vì tạo tu chưa dứt, gọi là hạnh trong nhẫn. Phật ở quả vị, chứng thật tướng cùng cực, gọi là tận nguồn.

Phần bốn: Từ “Phật chúng…” một hàng, tán thán một thể tam bảo; Phật là Phật bảo, chúng là tăng bảo, pháp là pháp bảo. Một thể tam bảo bao hàm uẩn súc, gọi đó là tạng, không có đức nào là không có đủ, cho nên bảo là “Gồm ở trong ấy”.

Lại nữa, chia sáu hàng trước thành hai phần: Năm hàng đầu tán thán Tam bảo, một hàng sau là kết thán. Năm hàng đầu chia làm ba phần; ba câu đầu là tán thán Phật, ba câu tiếp là tán thán Tăng, hai câu tiếp là tán thán pháp.

Từ “Thập Thiện Bồ-tát…” Đây là chúng thứ hai. Có bốn mươi lăm hàng tụng riêng mười bốn nhẫn trên. Trong đó chia làm sáu đoạn: 1.

Hai hàng đầu tụng về tiền phương tiện của phục nhẫn trên; 2. Từ “Tập chủng…” có bảy hàng, tụng về công đức của phục nhẫn thượng trung hạ. 3. Từ “Thiện giác…”, có mười hàng, tụng về công đức của tín nhẫn thượng trung hạ; 4. Từ “Diệm tuệ…”, tám hàng, tụng về công đức của thuận nhẫn thượng trung hạ; 5. Từ “Viễn đạt…”, mười hàng tụng về công đức của vô sinh nhẫn thượng trung hạ; 6. Từ “Quán đảnh…”, tám hàng, tụng về công đức của tịch diệt nhẫn thượng hạ.

  1. “Bồ-tát Thập Thiện phát đại tâm
  2. Trường biệt ba cõi biển khổ luân.
  3. Trung hạ phẩm thiện túc tán vương
  4. Thượng phẩm Thập Thiện Thiết Luân vương.
  5. Tập chủng Đồng luân hai thiện hạ
  6.  Ngân Luân Tam thiên tính chủng tính.
  7. Đạo chủng kiên đức Chuyển Luân vương,
  8. Thất bảo kim quang bốn thiên hạ.

“Bồ-tát Thập thiện” tức chính là tụng thứ nhất, ngoài phàm phu. Phát một niệm tâm Bồ-đề mà phá tan hữu luân từ vô thuỷ, cho nên bảo là “Trường biệt ba cõi biển khổ luân”. Thập tín tuy chưa xuất ra khỏi tam giới nhưng đã phát đại tâm cầu xuất ra khỏi tam giới, đã có thể lìa ba đường ác, văn gọi chung là “Trường biệt”. Kinh Anh Lạc; gọi là Bồtát Tín căn, còn gọi là Bồ-tát giả danh, còn gọi là Bồ-tát danh tự. Nếu một kiếp, hai kiếp, ba kiếp tu Thập tín thì thượng phẩm thiện thiết luân vương, trung phẩm túc tán vương, hạ phẩm thì làm Nhân vương (vua cõi người), trong đó có đầy đủ tất cả phiền não. Trong kinh này thì hạ phẩm Thiện Túc tán vương, đó là ngôi vua trội hơn. Từ “Tập chủng…” là phần tụng thứ hai, bảy hàng, ba mươi tâm phục nhẫn địa tiền; chia làm hai phần; hai hàng trước là tán thán riêng ba phẩm, chia làm ba loại Luân vương.

  1. “Phục nhẫn Thánh thai ba mươi người,
  2. Mười tín, mười tâm, mười kiên tâm
  3. Chư Phật ba đời hành trong đó
  4. Đều do phục nhẫn đó mà sinh.
  5. Nguồn gốc tất cả hạnh Bồ-tát.
  6. Vì vậy phát tâm, tín tâm khó.
  7.  Nếu đắc tín tâm tất bất thối,
  8. Tiến vào đạo vô sinh sơ địa.
  9. Giáo hóa chúng sanh hàng trong giác,
  10. Ấy là Bồ-tát mới phát tâm.
  11. Thiện giác Bồ-tát tứ Thiên vương
  12. Song chiếu nhị đế bình đẳng đạo.
  13. Quyền hóa chúng sanh đi trăm nước,
  14. Mới đăng đạo Nhất thừa vô tướng.
  15. Nhập lý Bát-nhã gọi là trụ.
  16. Trụ sinh đức hạnh, gọi là địa
  17. Một tâm sơ trú đủ đức hạnh
  18. Ở đệ nhất nghĩa mà bất động.”

Từ “Phục nhẫn…” Đây là chúng thứ hai: Tán thán chung ba phẩm gồm năm hàng. Ba mươi tâm chia làm hai phần: 1. Một hàng liệt kê ba mươi tâm phục nhẫn; 2. Từ “Chư Phật ba đời…”, bốn hàng, thán công năng của phục nhẫn. “Thánh thai” là với mười thánh thành ra là mười thai. “Mười tín, mười tâm, mười kiên tâm” là tụng ba mươi tâm trên. Phần thứ hai trong phần thán công năng của phục nhẫn, có bốn hàng, chia làm ba phần; ba câu đầu nói về phục nhẫn có thể sinh ra chư Phật, hiền thánh. Ba câu tiếp nói về công năng phát tâm. Tiếp theo một hàng là Tóm kết. Ba câu đầu chia làm hai phần; câu đầu “Chư Phật ba đời” đó là nêu người sở sinh. Hai câu sau là nói ra gốc của chủ thể sinh. Ba câu tiếp thì có ba phần; câu đầu là tỏ pháp tâm khó. Câu tiếp là tỏ trú thứ bảy thì bất thối. Câu tiếp nữa là đạo chứng được do phương tiện bất thối.

Phần thứ ba: Hai câu từ “Giáo hóa chúng sanh…” là kết chung về nhân quả hóa hạnh.

Từ “Thiện giác…” mười hàng là phần tụng thứ ba về tín nhẫn, chia làm hai phần; tám hàng đầu là tụng về ba nhẫn của tam địa trên. Hai hàng sau là kết thán. Tám hàng đầu chia làm ba phần: 1. Bốn hàng đều tụng về sơ địa tín nhẫn hạ phẩm trên; 2. Hai hàng tiếp theo tụng về nhị địa tín nhẫn trung phẩm trên; 3. Hai hàng phần một lại chia làm hai phần: 1. Một hàng rưỡi là tán thán công đức của Bồ-tát có thể thống hóa; 2. Có hai hàng rưỡi, nói về công năng nhập địa. Hai câu trước tán thán về trí tuệ thì có ba phần riêng biệt; câu đầu nói về nhiếp báo quả sinh tăng thượng, tiếp là nói về quán hạnh trong địa, chứng hội với vô sinh, đạt chơn hóa tục, thành cùng chiếu bi, trí cùng hành, nên bảo là bình đẳng. Tiếp nữa là nói về sự rộng hẹp của quốc độ trong địa.

Trong phần thứ hai, nói về công năng, có năm câu thành năm phần riêng biệt; câu đầu là việt phàm đắc Thánh, nhập đạo Nhất thừa vô tướng. Câu tiếp nói về nhập địa, tâm được nhập thắng lợi, gọi là trú. Câu tiếp nữa là nói về sinh thành trí Phật, gọi là địa, câu tiếp nữa là nói về tâm tướng vô sinh, ngộ lý bất động, nên bảo: “Ở đệ nhất nghĩa mà bất động.”. Đoạn thứ hai có hai hàng, tụng về nhị địa trên, tức thành ra bốn câu, câu đầu giải thích tên của địa.

  1. “Ly đạt khai sĩ Đao lợi vương.
  2. Hiện hình sáu nẻo ngàn quốc độ.
  3. Vô duyên vô tướng đế thứ ba
  4. Vô vô, vô sinh vô nhị chiếu.
  5. Minh tuệ không chiếu Diệm Thiên vương,
  6. Ứng hình vạn quốc độ quần sinh.
  7. Nhẫn tâm vô nhị tam đế trung
  8. Xuất hữu nhập vô biến hoá sinh.
  9. Thiện giác ly minh tam đạo nhân,
  10. Năng diệt sắc phiền não ba cõi.”

“Khai sĩ”; là Bồ-tát đại sĩ. “Đao Lợi”; là địa trung vương. Câu thứ hai là nói về hoá độ rộng hẹp. Câu ba “Vô duyên” là không có duyên bên trong tâm. “Vô tướng”; là không có tướng của nhị đế, lìa tướng duyên đó, gọi là đế thứ ba. Lại nói: vô duyên tri tâm, vô duyên vô tướng là sắc vô tướng, cả hai đều thể không, gọi là đế thứ ba. “Vô vô”; tức là không có hai đế chơn và tục. “Vô sinh”; tức chính là vô sinh của sơ địa. “Vô nhị chiếu”; không có hai kiến chơn và tục, nên bảo là vô nhị chiếu.

Phần thứ ba: Từ “Minh tuệ …”, hai hàng, tụng về tam địa tín nhẫn thượng phẩm, có bốn phần; câu thứ nhất là giải thích tên của địa, là vương trong địa. Câu thứ hai, nói về cõi của đối tượng giáo hóa. Câu thứ ba nói về tín nhẫn thượng phẩm nhập tam đế, chiếu cảnh cùng tận, sắc tâm không đế, gọi là tam đế trung. Câu thứ tư, “Xuất hữu nhập vô” là nói về Bồ-tát tam địa duyên với hữu mà hóa sinh nhưng không chấp, tức là “Xuất hữu”. Ngay ở hữu mà biết là không, gọi là “Nhập vô”. Thần thông đổi khác, nên bảo là “Biến hóa sinh”.

Từ “Thiện giác ly minh…” là hai bài kệ, tụng chung về tín nhẫn trên, câu thứ nhất là tụng ba vị trước. “Giác” là sơ địa. “Ly”; là nhị địa. “Minh” là tam địa, nên bảo là “Tam đạo nhân”. Câu thứ hai là tán thán về đoạn đức. “Hay diệt ba cõi sắc phiền não”; là nói về địa đoạn tướng, xứ đó là biến hóa sắc phiền não.

“Lại quán ba cõi thân khẩu sắc

Pháp tính đệ nhất chiếu không sót.

Diệm tuệ diệu quang đại tinh tiến,

Đâu suất Thiên vương đi ức cõi.

Thật trí duyên tịch đạo phương tiện,

Đạt vô sinh chiếu không hữu rõ

Thắng tuệ ba đế tự đạt minh.

Hoá lạc Thiên vương trăm ức nước.

Không không đế quán vô nhị tướng.

Biến hóa sáu nẻo nhập vô gián.

Pháp hiện khai sĩ tự tại vương,

Vô nhị, vô chiếu đạt lý “không”.

“Thân khẩu sắc” là biến hoá sắc. Quán sắc đồng với pháp tính, nên “Chiếu không sót”

Từ “Diệm tuệ…” là đoạn thứ tư: Gồm tám hàng, tụng về thuận nhẫn thuộc tứ địa trở lên. Trong tám hàng đó, có hai đoạn; sáu hàng đầu tụng về thuận nhẫn trên, hai hàng sau là Tóm kết. Sáu hàng đầu có ba phần; hai hàng đầu tụng hạ phẩm, hai hàng tiếp là tụng về trung phẩm, hai hàng tiếp nữa là tụng về thượng phẩm. Hai hàng đầu thành bốn câu; trong câu thứ nhất; “Tinh tiến” là tăng thượng tinh tiến của tứ địa. Câu thứ hai là nói về cõi hóa độ của vương trong địa. Câu thứ ba; “Thật trí”: tứ địa hóa khiến chứng tha, nên gọi là “Thật trí”. Thanh tịnh không chấp trước, tức chính là “Đạo phương tiện”. Thật trí đó là phương tiện thật địa xứng thật, nên bảo là “Duyên thật”. Thật trí thì quán không, phương tiện trí thì chiếu hữu, nên bảo là “Đạt vô sinh, chiếu không hữu rõ”.

Từ “Thắng tuệ…”, hai hàng bốn câu, tức thành ra bốn phần; câu đầu là tên của địa, tự đạt tam minh. Câu thứ hai là nói về giáo hóa cõi của vương trong địa. Câu thứ ba: “Không không”; là vì không sót không, nên bảo là không không. “Vô nhị tướng”; là không có tướng hai đế. Câu thứ tư là nói về hoá sinh nơi sáu đường.

Từ “Pháp hiện…” tụng về lục địa, bốn câu, tức thành ra bốn phần. “Pháp hiện”; là địa hiện tiền. “Khai sĩ”; tức chính là người trong địa, gọi là đại sĩ, cũng còn gọi là khai sĩ. “Tự tại vương”; tức là gồm thâu báo quả. “Vô nhị, vô chiếu” tức lý không.

“Ba đế hiện tiền đại trí quang,

Chiếu ngàn ức cõi giáo tất cả.

Diệm thắng pháp hiện định vô tướng,

Tẩy được ba cõi tâm mê hoặc.

Không tuệ tịch nhiên quán vô duyên,

Hoàn quán tâm không vô lượng báo”.

“Ba đế”; tức là đế thứ ba. “Hiện tiền”; tức là đại trí hiện tiền. “Chiếu ngàn ức”; tức là cõi của đối tượng giáo. Từ “Diệm thắng…” hai hàng, bốn câu là tụng chung, câu kết trên; câu đầu bốn chữ tụng về tam địa trên; “Diệm” là tứ địa, “Thắng” là ngũ địa, “Hiện” là lục địa. Ba chữ sau là công năng củA-nan Thắng địa. Câu tiếp theo là đoạn chướng, nên bảo là “có thể rửa sạch tâm mê hoặc”. Câu tiếp nữa là nói về thật trí làm tắt duyên, duyên và quán đều dứt bặt, nên bảo là “tịch nhiên quán vô duyên”. Câu tiếp nữa “Hoàn quán tâm không”; chẳng phải là không quán sắc, vì theo đa phần mà bảo là “Quán tâm không” “Vô lượng báo” là phương tiện trí, vô lượng công đức báo.

“Viễn đạt vô sinh sơ thiền vương,

Thường vạn ức cõi hóa chúng sanh,

Chưa độ báo thân còn một sinh,

Tiến vào Đẳng Quán pháp Lưu Địa.

Mới nhập Kim cang nhẫn vô duyên,

Báo hình ba cõi mãi không thọ.

Quán nghĩa thứ ba vô nhị chiếu,

Hai mươi mốt sinh hạnh không tịch.

Ái tập ba cõi thuận đạo định,

Viễn đạt chánh sĩ riêng rõ đế.

Từ “Viễn đạt…” là đoạn thứ năm, có mười hàng, kệ tụng về vô sinh nhẫn địa thứ bảy trở lên, chia làm ba đoạn; năm hàng đầu tụng về vô sinh nhẫn hạ phẩm thuộc địa thứ bảy trên. Ba hàng tiếp tụng về vô sinh nhẫn trung phẩm thuộc địa thứ tám. Hai hàng tiếp nữa, tụng về vô sinh nhẫn thượng phẩm thuộc địa thứ chín. Trong năm hàng đầu tức là mười câu; trong câu đầu; “Viễn đạt” là thất địa, gọi là địa viễn đạt. Kinh Đại phẩm gọi là thâm nhập vô sinh, tức là hạnh trong địa, “Sơ thiền vương” tức là vương trong địa, mượn tướng để hiểu rõ nghĩa. Trong câu thứ hai; “Vạn ức” là nói về cõi thuộc đối tượng giáo hóa có sai biệt nên bảo là “Vạn ức cõi”. “còn một sinh”; Địa tiền thì có phân đoạn sinh, sơ địa trở lên thì chỉ có biến dị sinh. Nay nói là “Thất địa còn một sinh” là mượn tướng để giải nghĩa, nên bảo là “Báo thân còn một sinh tại”. Lại có giải thích; thất địa công dụng sinh tức là biến dị sinh, nên nói là còn “Một sinh”, bát địa trở lên không có công dụng sinh, chỉ có vô công dụng biến dị sinh. Song quán, nên nói là “Đẳng”. Vô công dụng khởi đầu, nên nói là “Pháp lưu”. “Mới nhập”; là bối công dụng tướng sinh cho nên nói là “Thủy nhập”. Dứt trừ tướng kiên cố, nên bảo là “Vô duyên Kim cang nhẫn”. Ly tập của tam giới, nên bảo là “Không thọ”, lại nói; không thọ phân đoạnbáo vị lai, nên bảo là “Báo hình ba cõi mãi không thọ”. Bát địa trở lên còn thọ thân nhị thiền, đó là biến dị.

Đắc trung đạo đệ nhất nghĩa, nên bảo là “Vô nhị chiếu”. Từ sơ địa đến thất địa, mỗi địa có ba sinh, nên bảo là “Hai mươi mốt sinh”. Đạt pháp vô sơ hữu, nên bảo là “Không tịch hạnh”. “Ái tập ba cõi” là vô minh tập trong ba cõi. “Riêng rõ đế”; là Bồ-tát thất địa tõ rõ công dụng vô tướng, nên bảo là “Riêng rõ đế”.

“Đẳng quán Bồ-tát nhị thiền vương,

Pháp thân biến sinh vô lượng quang

Nhập trăm hằng cõi hoá tất cả

Viên chiếu sự hằng kiếp ba đời.

Phản chiếu lạc hư vô tận nguồn

Ở đệ tam đế thường vắng lặng.

Từ “Đẳng quán…” ba hàng, sáu câu, tụng về bát địa trên. Thành là sáu phần: câu đầu “Nhị thiền vương” là người làm lợi tha. Bồ-tát bát địa quên công dứt tướng, cùng quán nhị đế, tu khắp vạn hạnh, nhập vào giòng nước đại pháp, quán ngang cả không và hữu, nên bảo là đẳng quán. Câu thứ hai, nói về bát địa trở lên, đắc đại pháp thân, gọi là thân lợi tha. Câu thứ ba “Nhập trăm hằng cõi”; đó là hạnh lợi tha. Câu thứ tư; “Viên chiếu hằng kiếp” là trí lợi tha. Câu thứ năm; bát địa trở lên, đắc trí phản chiếu, khổ và lạc đều hư giả, nhưng người thế gian đa phần cho khổ là thật, lạc là giả. Nay ở đây, Bồ-tát bát địa, quán hư và thật đều bình đẳng, tận ở nguồn vô tận. Lại có giải thích; phản chiếu tính của lạc thọ là khổ, gọi là hư giả. Từ vô thủy đều khổ, gọi là nguồn vô tận. Câu thứ sáu; trung đạo Đệ-nhất-nghĩa-đế không dời đổi, nên bảo là “Thường vắng lặng”.

“Tuệ quang khai sĩ tam thiền vương.

Hiện được cùng lúc ở ngàn hằng.

Thường tại vô vi hạnh không tịch,

Hằng sa Phật tạng một niệm rõ.

Từ “Tuệ quang khai sĩ…”, bài kệ bốn câu, hai hàng, tụng về địa thứ chín trên. Trong câu đầu; “Tam thiền vương” là nói về người lợi tha. Câu thứ hai; “Cùng túc”; là thân lợi tha. Câu thứ ba; tán thán hạnh vô công dụng. Câu thứ tư; tán thán vô công dụng về trí giáo, cho nên bảo là “Một niệm rõ”.

“Bồ-tát Quán đảnh Tứ thiền vương,

Ở ức hằng cõi hóa quần sinh.

Mới nhập Kim cang rõ tất cả,

Hai mươi chín sinh đã độ mãi.

Tịch diệt nhẫn trung hạ nhẫn quán,

Nhất chuyển diệu giác thường an nhiên

Đẳng tuệ quán đảnh tam phẩm sĩ,

Trừ dư tập trước vô minh duyên.

Tập tướng vô minh nên phiền não,

Nhị đế lý cùng tất cả tận.

Từ “Quán Đảnh Bồ-tát…” là đoạn thứ sáu, có tám hàng, tụng về tịch diệt nhẫn trên, có hai đoạn; đoạn đầu năm hàng, tụng về thập địa tịch diệt nhẫn hạ phẩm. Đoạn sau ba hàng tụng về tịch diệt nhẫn thượng phẩm.

Mười câu trong năm hàng đầu; “Quán đảnh” là ở trên mười ba pháp sư, tức là đảnh đầu của chư sư, nên gọi là quán đảnh. Nói “Ngũ địa vương” là cõi dục và tứ thiền vương, cũng có thể là năm tịnh cư vương, đó là tỏ về lợi tha. Trong câu thứ hai “Ở ức hằng cõi” là tỏ về hạnh ích người. Câu thứ ba; Kim cang tâm bắt đầu đạt được kiên cố, nên bảo là “Thuỷ nhập Kim cang rõ tất cả”. Câu thứ tư; “Hai mươi chín”; mười địa thì phải là ba mươi sinh, vì sao chỉ nói hai mươi chín sinh, vì lưu lại một sinh, đến Phật địa mới tận hết. Câu thứ năm nói “Hạ nhẫn quán” là kết về Bồ-tát mười địa, để nói rõ nhân sai biệt. Câu thứ sáu; “Một chuyển Diệu giác” là tỏ về đắc quả sai biệt. Câu thứ bảy; “Đẳng tuệ quán đảnh tam phẩm sĩ” là tụng chung để kết địa thứ tám, chín, mười trên. Cùng đắc một tịnh độ, nên gọi là tam phẩm sĩ. “Đẳng” tức là bát địa, “Tuệ” tức là cửu địa, “Quán đảnh” là mười địa. Câu thứ tám, ba câu sau là tỏ về lìa chướng sai biệt: “Trừ tiền dư tập vô minh duyên”; bát địa trở lên chỉ đoạn dứt các tập phiền não của vô minh sắc, tâm, nên bảo là “Trừ tiền dư tập vô minh duyên”. “Vô minh tập tướng nên phiền não” là các phiền não cũ, tứ trụ địa là khách phiền não. Chủ thể và đối tượng đều dứt bặt, cảnh và trí đều tịch lặng, nên bảo là “Lý cùng tất cả tận”. “Viên trí vô tướng vương tam giới, Ba mươi sinh tận, đẳng đại giác. Đại tịch vô vi Kim cang tạng, Tất cả báo tận, bi vô cực.

Đệ-nhất-nghĩa-đế thường an ổn.

Cùng nguồn tận tính, diệu trí còn”.

Từ “Viên trí vô tướng…” là phần hai. Ba hàng, tụng về Phật địa thượng nhẫn, tức thành sáu phần; “Viên trí”; là cảnh hết, trí không, gọi là viên trí, tức là Nhất-thiết-chủng-trí. “Vương tam giới” là pháp vương vô thượng, cũng là mười ba vương, ngoài Phật ra là pháp luân vương. “Ba mươi sinh tận” mười địa, mỗi địa có ba sinh đã hết. Nhân đã thành, quả đã chín, nên bảo là “Đẳng đại giác”. “Đại tịch vô vi”; tức là nhẫn trên đã nói. “Kim cang” là Kim cang không có hoặc. Nói “tất cả báo tận”; là phân đoạn và biến dị đều hết, nói “Bi vô cực” là nói về ân đức đó, tức là đại bi vô duyên. “Đệ-nhất-nghĩa-đế thường an ổn”; là thật tính Niết-bàn, tinh nhất trong lý, gọi là “Đệ nhất”. Có nguyên do sân xa, gọi là “Nghĩa”. Biết tất cả pháp, tướng không hai nên bảo là “thường an ổn”. “Cùng nguồn tận tính”; nhân hết gọi là “Cùng nguồn”. Kiến đã kết thúc, gọi là “Tận tính” chủng trí thường tại, nên bảo là “Diệu trí còn”.

Bốn mươi lăm hàng trên, đã hết phần tụng riêng về năm nhẫn. “Ba Hiền thánh Trú quả báo, Chỉ một mình Phật cư tịnh độ. Tất cả chúng sanh tạm trú báo, Lên nguồn Kim cang cư tịnh độ.

Ba nghiệp Như Lai, đức vô cực, Nay con Nguyệt Quang lễ Tam Bảo. Pháp vương vô thượng, cây trong người, Che trùm đại chúng vô thượng quang. Miệng thường thuyết pháp chẳng vô nghĩa, Tâm trí tịch diệt chiếu vô duyên.

Sư tử cõi người vì chúng thuyết,

Đại chúng hoan hỷ rải hoa vàng

Trăm ức vạn cõi, sáu đại động,

Sinh bao gồm sinh thọ diệu báo.

Thiên Tôn! Đã nói mười bốn vương,

Nên con nay lược tán thán Phật.”

Từ “Ba Hiền mười Thánh…” là đoạn lớn thứ ba. Tám hàng Tóm kết năm nhẫn, trong đó có ba phần: 1. Hai hàng đầu nói về tịnh độ sai biệt; 2. Một hàng, tán thán công đức nơi ba nghiệp của Như Lai; 3. Năm hàng sau tán thán về ba nghiệp ích vật.

Câu đầu nói: “Ba Hiền mười Thánh trú quả báo” là trú phân đoạn và cõi của biến dị báo. Lại nữa, ba Hiền trú phân đoạn cùng cư ở cõi một báo, mười Thánh thì trú thật báo, cõi báo vô chướng ngại. Câu thứ hai nói: “Duy chỉ Phật” là không có một người nào trú nơi cõi thường tịch quang. Câu thứ ba nói; “Tạm trú báo” là hai sĩ trước đều là sinh diệt vô thường. Câu thứ tư nói; “Nguồn Kim cang” là duy chỉ một mình Phật cư ở thuần tịnh Tịnh Độ.

Phần thứ hai một hàng: Câu đầu tán thán về khẩu nghiệp. Câu sau tán thán thân nghiệp, văn đã rõ.

Phần thứ ba: Năm hàng sau tán thán về ba nghiệp lợi ích. Trong đó, hàng đầu nói “Pháp vương vô thượng cây nơi cõi người”. Là nói về hào quang của thân làm ích cho vật. Như Lai vô thượng pháp vương, đạo ương, che chở tất cả, dụ như cây ở thế gian, che chở cho đại chúng. Hàng thứ hai câu đầu thán về miệng nói, Như Lai thuyết thường và vô thường, tất cả pháp đều có nguyên do thâm sâu, nên bảo là “Chẳng vô nghĩa”. Câu sau tán thán về ý nghiệp tịch, đại tịch Tam muội của Như Lai, không duyên mà chiếu, nhân và duyên cùng nhau tịch lặng, nên bảo là “Vô duyên chiếu”.

Hàng thứ ba: Nói về Sư tử hống, thuyết giảng để trừ nghi, làm cho chúng sanh hoan hỷ. Hàng thứ tư thân thông cả sáu động, làm cho chúng sanh đắc quả. Hàng thứ năm kết thán về Thiên tôn khéo giảng thuyết: Phật xuất thế là biểu hiện cho Thiên Tôn, nên bảo là “Thiên Tôn khéo giảng thuyết”. “Mười bốn vương” là Tập chủng Đồng Luân, Tính chủng Ngân Luân. Đạo chủng Kim Luân vương, thập địa là mười, thì thành mười ba, Phật là tam giới vương, hợp mười ba vương trước thành là mười bốn vương. “Do đó, con nay lược tán thán” Nguyệt Quang tự khiêm tốn, Tuệ quang mỏng nhỏ, không thể rộng tán thán trí của Như Lai, nên bảo “Lược tán thán Phật”.

“Bấy giờ chư đại chúng nghe Nguyệt Quang vương tán thán mười bốn vương với vô lượng công đức tạng, đắc đại pháp lợi, liền ở nơi chỗ ngồi có mười hằng hà sa Thiên vương, mười hằng hà sa Phạm vương. Mười hằng hà sa Quỷ thần vương, cho đến ba cõi, đắc vô sinh pháp nhẫn. Bát bộ A-tu-luân-vương, hiện chuyển thân quỷ, trên trời thọ nhận đạo, có người thì ba sinh nhập chánh vị, hoặc có người thì bốn sinh, năm sinh, cho đến mười sinh thì đắc nhập chánh vị, chứng Thánh nhân tính, đắc tất cả vô lượng quả báo.”

Từ “Bây giờ chư đại chúng…” là phần ba. Nói về đại chúng nghe pháp được lợi ích. Cả hàng dài có ba đoạn: 1. Nói về chư Thiên, nhân đắc lợi ích; 2. Từ “Cho đến…” ba cõi đắc lợi ích; 3. Từ “Ba sinh…”; đắc đạo lâu mau khác nhau, được ích nhanh chậm. Phần một: Nói về Thiên vương đắc vô sinh nhẫn. Đối với riêng thì thất địa trở lên, gọi là vô sinh nhẫn, còn đối với chung thì sơ địa trở lên gọi là vô sinh nhẫn. “Ba cõi đắc ích”; vô sinh thông cả trên dưới. “Ba cõi”; là ba cõi người, Trời, Thần. Chẳng phải là tam đồ, vì tam đồ không kham nổi, không thọ nhận đạo. “Bát bộ” là ở dưới bốn Thiên vương có bốn Tu-la-vương: 1. La-hầu-A-tu-la-vương; 2. Tỳ-ma-chất-đa-la-a-tu-la-vương; 3. Ban-lợi-A-tu-la-vương; 4. Tỳ-lâu-đồ-a-tu-la-vương. Ở dưới núi Tu di còn có bốn đại A-tu-la:

  1. Khủng-miệu.
  2. Phú-lâu-ma.
  3. Bà-la-ha.
  4. Đâu mâu lâu, nên bảo là “Bát-bộ-A-tu-la”.

Dẫn từ cuốn Tam Tạng ký. Từ “Ba sinh…” là phần ba, nói về nhập đạo lâu mau, có bốn câu; ba sinh, bốn sinh, năm sinh, mười sinh, trải qua khác nhau, lâu hay mau khác nhau. Sau khi đã được nghe pháp còn phải trải qua ba, bốn đời mới đắc nhập, gọi là “Chánh vị” thì có hai nghĩa: 1. Nhân không chánh vị. Mười giải trở lên thì đắc nhân không; 2. Pháp không chánh vị. Sơ địa trở lên thì đắc vô sinh chánh vị.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6