SỚ KINH NHÂN VƯƠNG BÁT NHÃ

QUYỂN 06

Tác giả: Đời Tùy Pháp Sư Cát Tạng

“Lại nữa, Nhĩ Diệm Thánh Giác Đạt Bồ-tát, tu hành nhẫn thuận pháp, nghịch năm kiến lưu, tập vô lượng công đức. Trú vị Tu đà hoàn.”

Từ “Nhĩ diệm…” là địa thứ tư. Văn có bốn phần: 1. Nêu danh; 2. Lập tên nhẫn; 3. Lìa chướng; 4. Tiến hạnh.

1- Nêu danh: Văn nói Nhĩ Diệm Thánh Giác Đạt Bồ-tát. “NhĩDiệm” tiếng Hoa gọi là Trí mẫu. Đã tiến lên đoạn dứt tư duy, nên gọi là Giác đạt. Cảnh có thể sinh trí, lấy cảnh làm trí mẫu (mẹ của trí).

2- Lập tên nhẫn: “Tu hành nhẫn thuận pháp.” Là thuận nhẫn hạ phẩm.

3- Lìa chướng: Văn có ba câu: 1. “Nghịch với năm kiến lưu” do Bồ-tát địa thứ tư có thể diệt năm kiến phiền não tập khí. Địa kinh nói: Ngã kiến làm đầu, thảy đều xa lìa. Nhiếp luận nói; địa thứ tư đoạn thân kiến, vô minh câu sinh. Sư Tam Tạng nói; Đại thừa có năm kiến riêng; 1. Sinh diệt kiến giống như biên kiến của tiểu thừa; 2. Tứ niệm xứ kiến: làm tổn hao chánh niệm, chánh niệm đối trị giống như tà kiến của tiểu thừa; 3. Thiện ác kiến; làm tổn chánh cần, chánh cần có thể hành tất cả pháp thiện của Bồ-tát vô phân biệt. Nếu phân biệt pháp thiện Bồ-tát thì không thể siêng năng. Giống với giới thủ kiến của tiểu thừa; 4. Chúng sanh kiến; là đối trị của Bồ-tát. Bồ-tát không thấy chúng sanh khác với Bồ-tát; 5. Chánh pháp kiến: Chánh trí là đối trị không thấy có pháp. Bồ-tát hành chín loại đạo thì có thể nghịch năm giòng kiến đó, bắt đầu nhập Bồ-tát Tu đà hoàn vị. Chín loại đạo là: 1. Hành sinh tử như bệnh uống thuốc đắng; 2. Gần với chúng sanh; như thầy thuốc giỏi không kể người bệnh não loạn; 3. Ngưng tụ thân lực: như đồng bộc tôi tớ không kể đói rét, sức chịu nổi; 4. Nhập vào dục trần như kẻ buôn bán sợ mất tiền. Vì làm lợi cho chúng sanh, tuy sống sung túc vui thú nhưng không thọ nhận nhiều quả báo tốt; 5. Tịnh ba nghiệp: như người giặt áo quần chưa sạch thì không nghỉ; . Không não người khác; 7. Tập thiện căn; như người đánh lửa, lấy được lửa rồi mới ngưng; 8. Tu định: Thí như có người hầu hạ; 9. Nương theo trí tuệ; như huyễn sư ở trong huyễn chúng không sinh chơn thật. 10. Trú vị Tu đà hoàn: Có hai nghĩa nghĩa thứ nhất là ở trong vị Tu đạo, nhị địa, tam địa tu đạo hữu lậu, chán ghét, điều phục phiền não. Tứ địa thì tu đạo hữu lậu, đã vĩnh viễn đoạn dứt phiền não, sơ đắc tu vô lậu, gọi là Tu đà hoàn. Nghĩa thứ hai là đã đạt tam địa rồi, vẫn tạo nghiệp hữu lậu. Sơ địa hành thí, nhị địa trì giới, tam địa tu Bát thiền định hữu lậu. Tứ địa trở lên thì tu đạo vô lậu, đoạn dứt ba cõi, nghịch giòng sinh tử. Gọi là Tu đà hoàn. Cũng có thể người đó đoạn dứt nhân của nhân tướng ngã chướng vì giống như sơ quả của tiểu thừa, nên tương đó mà lập danh.

“Thường dùng thiên nhãn, thiên nhĩ, túc mệnh, tha tâm, thân thông đạt, ở trong niệm niệm diệt nơi tất cả kiến tam giới. Cũng dùng bảy A-tăng-kỳ kiếp hành năm thần thông, hằng hà sa Ba-la-mật tâm, thường không lìa bỏ.

Năm thông; thiên nhãn … là Bồ-tát địa thứ ba ở trong vị hữu lậu tu đạo đắc năm thông. Địa thứ tư ở trong vị vô lậu đắc năm thông, đắc một phần lậu tận, lược bớt nên không nói.

  1. Kết về lìa chướng: Diệt tất cả kiến trong ba cõi.
  2. Thời gian tiến hạnh: Văn nói: Dùng bảy A-tăng-kỳ. Đúng thì phải có kết về danh vị, văn lược bớt không nói ra.

“Lại nữa, Bồ-tát Thắng Đạt ở nhẫn thuận đạo dùng bốn vô uý quán Na-do-tha-đế, nội đạo luận, ngoại đạo luận, dược phương, công xảo, chú thuật. Ta là người Nhất-thiết-trí, diệt các phiền não – Nghi trong ba cõi. Ngã tướng đã tận. Tri địa, địa có sở xuất, nên gọi là xuất đạo.”

Từ “Thắng đạt…” là nói về ngũ địa. Văn có năm đoạn: 1. Nêu danh; 2. Nêu nhẫn; 3. Nói về bốn vô úy; 4. Chứng quả; 5. Thời gian tu hành.

1/ Nêu danh: Văn nói: Bồ-tát Thắng Đạt. Tức là ĐịA-nan Thắng.

2/ Nêu nhẫn: Văn nói: Ở nhẫn thuận đạo; Bồ-tát địa thứ năm tu thuận nhẫn trung phẩm, tùy thuận quán như đạo, gọi là nhẫn thuận đạo.

3/ Bốn vô úy có hai phần: Trước là nêu chung, sau là giải thích riêng. Nêu chung là bốn Vô úy. Từ “quán na-do-tha…” là giải thích riêng: Nhất-thiết-trí vô úy. Nói “Na-do-tha-đế”; Trung Hoa gọi là ức ngàn vạn đế. “Nội đạo luận” là mười hai bộ kinh Phật. “Ngoại đạo luận” là bốn Vi-đà. “Dược phương” là sách thuốc cỏ gốc được vua quan tướng sĩ chế tạo. “Công xảo” là khéo biết được các sự về thành trì, thị tứ. “Chú thuật” là khéo hiểu về phương thuật. “Ta là người Nhất-thiết-trí” là kết về vô úy Nhất-thiết-trí. Vô úy thứ hai là từ “diệt ba cõi…” là nói vô úy lậu tận. “Các phiền não nghi trong ba cõi” là: 1. Thân kiến; 2. Giới thủ; 3. Nghi. Nhân và ngã hết từ lâu, hai phiền não cũng đã trừ, nay bắt đầu trừ nghi. Nghi là công dụng của tâm phiền não, lấy ba cõi làm gốc. Từ ba cõi mà xuất ra, nên bảo là “tam giới nghi đẳng”. “Ngã tướng đã tận”; là không còn ngã mạn. Vô úy thứ ba là “biết địa, địa có chỗ xuất” là vô úy tận khổ đạo.

“Có chỗ không xuất, cho nên gọi là chướng đạo. Nghịch tam giới, tu tập vô lượng công đức, liền nhập vị Tư-đà-hàm, lại tận hành trong tám A-tăng-kỳ kiếp hành các Đà-la-ni nên thường hành vô úy tâm quán không bỏ”.

Vô úy thứ tư là: “Có chỗ bất xuất” là nói vô úy về chướng đạo. Bồ-tát riêng có bốn vô úy, tên gọi xuất từ luận Đại Trí: 1. Văn trì; 2. Thuyết pháp; 3. Đáp thắc mắc; 4. Đoạn nghi. Nhưng văn đó giải thích bốn vô úy này là căn cứ theo bốn vô úy của Phật, tức là Phật Bồ-tát.

4/ Chứng quả: Tu tập vô lượng công đức liền nhập quả Tư-đàhàm. Tiếng Phạm là Tức kị già di, tiếng Hoa gọi là Nhất Lai. Tức kị là nhất, Già di là lai. Đoạn Dục Sắc giới, sáu phẩm tu đạo. Hoặc nói: tứ địa thì đoạn tư duy cõi dục, ngũ địa thì đoạn tư duy cõi sắc. Lục địa thì đoạn tư duy vô cõi sắc. Trú trong chỗ mỏng, gọi là bạc phiền não. Lại giải; người nhập vị Tư-đà-hàm thì đoạn thân tịnh, chướng ngã mạn tận, còn có tập chướng vi phiền não, tựa như Tư-đà-hàm của tiểu thừa. Cũng có thể người đó hướng tới lục địa sau, là nghĩa chỉ còn một lần vãng lai. Sư Tam Tạng nói; Bồ-tát địa thứ năm còn địa thứ sáu thì thấy tam giới, gọi là nhất vãng lai.

5/ Tiến hạnh: Tám A-tăng-kỳ, là theo số bảy trước nên bảo là tám. “Đà-la-ni”; tiếng Hoa gọi là Năng trì.

“Lại nữa, thường hiện chơn thật trú, trong thuận nhẫn, tác quán trung đạo, tận tập nhân tập nghiệp của tất cả phiền não nơi ba cõi, quán phi hữu phi vô. Một tướng, vô tướng nhưng vô nhị, chứng vị A-na-hàm. Lại còn với chín A-tăng-kỳ kiếp tập chiếu minh trung đạo, lực vui thích sinh tất cả quốc độ Phật”.

Từ “thường hiện…” là địa thứ sáu, địa Hiện tiền. Có sáu đoạn: 1. Xuất địa danh; 2. Trú nhẫn tu quán; 3. Đoạn hoặc; 4. Chứng quả; 5. Tiến hạnh; 6. Kết trung đạo.

1/ Xuất danh: Thường hiện chơn thật.

2/ Trú nhẫn tu quán: Nêu: Trú trong thuận nhẫn, tác quán trung đạo là nói Bồ-tát địa thứ sáu tác quán vô sở đắc.

3/ Diệt hoặc: Nêu tận tập nhân tập nghiệp nơi ba cõi nghiệp tuy không thể đoạn dứt, nhưng đoạn phiền não thì nhân của nghiệp tự diệt. Nói “phi hữu phi vô” là trung đạo hiện tiền. “Một tướng vô tướng”: Đối với hai mà nói một, đối hữu mà nói vô. Nên bảo là “một tướng vô tướng”. Hai bỏ một cũng mất, hữu hết thì vô cũng dứt, đó là nói theo đối trị, xin đừng cho đấy là kiến giải về pháp.

4/ Chứng quả A-na-hàm: Tây phương gọi là A-na-già-di, tiếng Hoa gọi là Bất hoàn. A-na là bất, già-di là hoàn. Nghĩa là không trở lại Cõi dục nữa. Lược nói thì đoạn năm kiết hạ phần, rộng nói thì đoạn chín mươi hai tức, tám mươi tám sử, kiến đế và bốn sử tư duy. Sư Tam Tạng nói: Bồ-tát địa thứ sáu có bốn Bất hoàn: 1. Bất hoàn nhị thừa tâm (không trở lại tâm nhị thừa); 2. Bất hoàn ma sự. Ma sự tức là sáu trần; 3. Bất hoàn ái pháp; 4. Bất hoàn vị thiền.

5/ Thời gian tiến hạnh: Chín A-tăng-kỳ.

6/ Kết quán trung đạo: Nêu: Tập chiếu minh trung đạo nhờ nguyện lực nên được sinh tất cả cõi Phật.

“Lại nữa, Bồ-tát Huyền Đạt. Trong mười A-tăng-kỳ kiếp tu nhẫn vô sinh pháp lạc, diệt tập nhân nghiệp quả nơi ba cõi trú trong hậu thân. Vô lượng công đức hạnh đều thành tựu.”

Từ “Huyền Đạt…” là nói về địa thứ bảy. Văn có bảy đoạn: 1. Nêu tên địa. 2. Tiến hạnh; 3. Biện nhẫn; 4. Lìa chướng; 5. Tập đức; 6. Kết vị; 7. Hành hóa trong địa.

1/ Nêu danh tức nói: Bồ-tát Huyền Đạt. Tức là địa Viễn hành.

2/ Thời tiến hạnh nói: Mười A-tăng-kỳ: Số lượng nhiều ít trong địa

3/ Biện nhẫn: Nêu: “Vô sinh pháp lạc”; là địa thứ bảy đắc vô sinh, mới bắt đầu chứng pháp thích hợp thần, nên bảo là pháp lạc nhẫn. Ví như sơ địa đắc phần khởi đầu của mười địa, nên gọi là hoan hỷ. Tức là nhẫn vô sinh quán hạ phẩm.

4/ Lìa chướng: Nói: Diệt tập nhân nghiệp quả nơi tam giới: Đó chỉ là phân đoạn, chẳng phải là tận hết mãi mãi. Lục địa trên thì diệt nhân, địa thứ bảy thì diệt quả. Cũng có thể là lục địa thì đoạn chánh sử. Địa thứ bảy thì đoạn tập.

5/ Tập đức nói: “Trú hậu thân” là cuối cùng ràng buộc nghiệp phân đoạn nơi ba cõi, gọi là trú hậu thân. Theo Trí Độ luận: Nhân duyên đời trước, Bồ-tát địa thứ bảy có nhục thân. Thất địa, Thanh văn địa, nhục thân Thanh văn thành đạo, mượn tướng để hiểu nghĩa, nên bảo là thất địa có nhục thân. Luận Trí-Độ nói: Sơ địa gọi là pháp thân, huống nữa là nhục thân thất địa. Nhục thân đó là Biến dị pháp thân nhục. (Nhục thân của pháp thân Biến dị). Đấy cũng là một cách nói, không thể lấy đó làm định chấp. Cho nên, kinh Pháp Hoa nói: Khi mới phát tâm, liền thành chánh giác. Chẳng lẽ địa thứ bảy vẫn còn là nhục thân. “Vô lượng công đức đều thành tựu” là trú trong hậu thân. Nói chung về công đức không một, nên bảo là vô lượng.

“Vô sinh trí, Tận trí, năm phần pháp thân đều đầy đủ, trú địa thứ mười vị A-la-hán Phạm thiên, thường hành môn ba không, quán trăm ngàn vạn Tam muội hoằng hóa pháp tạng đầy đủ.”

“Vô sinh trí, Tận trí”; là nói riêng về các công đức của hậu thân. Vả lại, tác một loại, chỉ mong nhân phân đoạn tận, được gọi là Tận trí. Khổ quả không sinh, gọi là Vô sinh trí. “Năm phần pháp thân”; là vô lậu giới, định, tuệ, giải thoát tri kiến.

6/ Kết vị nêu: Trú nơi vị thập địa A-la-hán Phạm thiên. Sư Tam Tạng nói: La hán có ba xứ: 1. Tam giới rốt ráo, gọi là La-hán. Thấy phiền não tam giới tận; 2. Kết tận, gọi là La-hán. Thất địa thấy tam giới hoặc, phi hữu phi vô; 3. Sinh tử rốt ráo Phật địa, gọi là La-hán. Thấy tất cả hoặc, phi hữu phi vô. Lại nói: phân đoạn sinh tử tận, gọi là La-hán. “Phạm thiên vị” là sơ thiền Phạm Thiên vương. “Thập địa” là ba Hiền trước thêm bảy, gọi là đệ thập địa. “Nội hóa hành đệ thất địa”; là hành quán ba không. Không, vô tướng, vô nguyện là tuệ vô lậu. “Trăm ngàn vạn Tam muội” là định vô lậu. “Hoằng hóa” là lợi ích chúng sanh.

“Lại nữa, đẳng giác nhẫn là trú trong nhẫn vô sinh quán tâm tâm tịch diệt, nhưng vô tướng tướng, vô thân thân, vô tri tri. Mà dụng tâm, vận hành ở phương của các phương, an nhiên trú ở trú của vô trú.”

Từ “đẳng giác…” là nói về địa thứ tám, có năm đoạn: 1. Nêu tên địa; 2. Biện nhẫn; 3. Quán vô tướng; 4. Kết đại thần vị; 5. Thời tiến hạnh.

1/ Nêu tên địa: Là Đẳng giác Bồ-tát, tức Bất động địa.

2/ Giải thích nhẫn: Trú nhẫn vô sinh; là nhẫn vô sinh trung phẩm.

3/ Quán giải: Nêu: Quán tâm tâm tịch diệt; là tâm vô sở đắc. “Vô tướng tướng”; là không có tướng công dụng của bảy địa nhưng có tướng vô công dụng địa thứ tám. “Vô thân thân” là không có thân công dụng bảy địa, mà có pháp thân vô công dụng của địa thứ tám. “Vô tri tri” là khác với công dụng tri của thất địa mà có vô công dụng tri của địa thứ tám trở lên. Nói địa thứ tám song chiếu vạn cảnh bất tri mà tri. “Dụng tâm thừa ở phương của các phương”: Thừa là có thể vận tải quần sinh. Phương; là tình có hướng đến gọi là phương. Cho nên thiên Hệ Từ nói: “Cùng loại tụ, vô phương ứng hóa, tùy vật tại xứ” nên bảo: “Phương của các phương”. Tuy giáo hóa khắp mọi phương nhưng không trú nơi sinh tử. Đó làvô lậu tùy thích. Nên bảo là an nhiên trú ở vô trú.

“Tại có thường tu “không”, nơi “không” thường vạn hóa, vì song chiếu tất cả pháp, biết Thi xứ phi thi xứ, cho đến Nhất-thiết-trí quán mười lực mà có thể đăng vị Ma-ha-la-già, giáo hóa tất cả chúng sanh ở các quốc độ, ngàn A-tăng-kỳ kiếp hành pháp mười lực, tâm tâm tương ứng thường nhập Tam muội kiến Phật”.

“Tại có thường tu không” là tại có mà không nhiễm có. Có không có chướng ngại “không”, vì biết có chẳng phải có, nên có thể không và có vô ngại. “Ở nơi “không” thường vạn hoá” tịch mà thường dụng, vì không và có là không hai, nên bảo là song chiếu tất cả pháp. “Biết thị xứ, phi thị xứ” là có và không cùng chiếu. Không gọi là thị xứ Có gọi là phi xứ. Cũng có thể là phần đầu ấy là lực thị xứ phi xứ.

4/ Chứng vị: Ma-ha-la-già: Hoa dịch là đại thần. (quan lớn) đã không và có cùng quán, cùng Phật hành hóa, nên bảo là đại thần. Như kinh nói: Xá lợi phất là đại tướng nơi pháp Phật.

5/ Tiến hạnh: Nói Ngàn A-tăng-kỳ kiếp hành pháp mười lực. Mười lực; đã giải thích ở trên. “Tâm tâm tương ứng thường nhập Tam muội kiến Phật” vì đắc giải vô sở đắc, cho nên bảo là tương ưng. “Thường nhập Tam muội kiến Phật” là chứng Tam muội niệm Phật.

“Lại nữa, Tuệ Quang thần biến, trú thượng thượng vô sinh nhẫn. Diệt tâm tâm tướng, pháp nhãn thấy tất cả pháp, ba nhãn thấy sắc không; nhờ đại nguyện lực, thường sinh nơi tất cả tịnh độ, vạn A-tăngkỳ kiếp, tập Tam muội vô lượng Phật quang, có thể hiện trăm vạn ức hằng hà sa thần lực của chư Phật, trú vị Bà-già-phạm, cũng thường nhập Tam muội Phật hoa.”

Từ “Tuệ Quang…” là nói về địa thứ chín. Có bảy đoạn: 1. Nêu tên địa; 2. Nêu nhẫn; 3. Diệt ác; 4. Nói bốn nhãn chiếu dụng; 5. Nguyện lực thọ sinh; 6. Thời tiến hạnh; 7. Kết vị.

1/ Nêu danh: Tuệ Quang tức địa Thiện tuệ. Tuệ là Bát-nhã. Quang là pháp thân. Thần biến là giải thoát.

2/ Nêu nhẫn: Trú thượng thượng nhẫn vô sinh. Là nhẫn vô sinh trung hạ phẩm. Vì hình dung về bát địa trên là trung phẩm thượng với hạ phẩm. Nên đặt tên địa thứ chín này là thượng thượng nhẫn vô sinh.

3/ Diệt hoặc: Diệt tâm tâm tướng: tức chính là biên hạn vô tri của tâm.

4/ Bốn nhãn chiếu dụng khác nhau: “Pháp nhãn chiếu tất cả pháp” pháp nhãn chiếu “có”, tức là đạo chủng trí, có thể duyên với có để độ chúng sanh, nói là pháp nhãn thấy tất cả pháp. Đó là một cách nói không thể lấy đó làm định chấp. “Tam nhãn thấy sắc không”; tam nhãn là; nhục, thiên, tuệ. Dụng của ba nhãn đó khác nhau; Nhục nhãn và thiên nhãn thấy sắc thô tế, tuệ nhãn thì thấy không, ba nhãn hợp lại dùng, nên bảo là ba nhãn thấy sắc, không. Ba nhãn ở trong tam Hiền, Địa tiền. Pháp nhãn thì nơi địa thứ nhất. Phật nhãn thì ở sau khi đắc đạo. Luận chung thì mỗi một địa đều có năm nhãn, nay ở đây là ở trong nhân mà lập bốn nhãn.

5/ Nguyện lực: Nói nguyện lực thường sinh tịnh độ: Nhờ nguyện vô sở đắc mà giáo hóa tạo lợi ích chúng sanh.

6/ Thời tiến hạnh: có hai phần: “Vạn A-tăng-kỳ…” là tiến trình thiền định. “Có thể hiện…” là khởi thần thông ích vật.

7/ Kết vị: “Trú vị Bà già phạm” tiếng Hoa dịch là Thế Tôn. Còn gọi là địa phá tịnh. Bà-già-là phá. Phạm là tịnh địa. “Tam muội Phật Hoa”; là định Thủ Lăng nghiêm.

“Lại nữa, Bồ-tát quán Phật, trú nhẫn tịch diệt. Từ bắt đầu phát tâm đến nay, đã qua trăm vạn A-tăng-kỳ kiếp, tu trăm vạn A-tăng-kỳ kiếp công đức, cho nên đăng nhất thiết pháp giải thoát, trú đài Kim cang.”

Từ “quán Phật…” là nói về địa thứ mười, văn có ba đoạn: 1. Nói về công năng ở trong địa; 2. Từ “thiện nam! Từ tập nhẫn đến quán đảnh…” là so sánh để hiển bày nghĩa thù thắng. Nói về hạnh sai biệt, nói về nhân khác quả, còn nói về kiến tính và bất kiến tính khác nhau; 3. Từ “Thường tu tất cả…” kết khuyên nhập vị.

Trong phần một: Nói về công năng trong địa. Có bốn phần: 1. “Quán Phật”: Là địa Pháp vân; 2. “Trú nhẫn tịch diệt”: là nêu tên của nhẫn. Địa thứ mười này cùng chung một nhẫn với Phật, hợp thành pháp sư thứ mười ba. Nói “trú nhẫn tịch diệt”; nếu theo riêng thì chỉ lấy nhẫn thứ mười, hạ phẩm nhẫn tịch diệt. Nếu theo chung thì nói chung Phật và Bồ-tát đều gọi là nhẫn tịch diệt; 3. Nói về thời gian tu hành trong địa: văn nói: “Trải qua trăm vạn…” là nói thời gian tu hành dài lâu. Nếu theo như cách nói trước đây thì phải nói là mười ba A-tăng-kỳ. “Trăm vạn A-tăng-kỳ kiếp công đức” là nói khởi hạnh trong địa rất nhiều; 4. Nói về vị sai biệt cực cao: Văn nói “đạt tất cả pháp, trú đài Kim cang”; địa thứ mười là đài Kim cang. Cũng có thể là nêu quả để hiển nhân, gọi Phật thành là đài Kim cang. Vì nhân của địa thứ mười đã viên mãn, nên Phật trú quả đài Kim cang.

Này “Thiện nam! Từ tập nhẫn đến đảnh Tam muội đều gọi là phục tất cả phiền não, nhưng không có tướng tín. Diệt tất cả phiền não, sinh trí giải thoát, chiếu Đệ-nhất-nghĩa-đế, không gọi là kiến. Cái gọi là kiến ấy là Nhất-thiết-trí. Vì vậy mà Ta từ xưa cho đến nay thường nói duy chỉ Phật mới biết, kiến, giác. Từ Tam muội quán đảnh trở xuống đến tập nhẫn đều không biết, không kiến, không giác, duy chỉ Phật mới hiểu, giải, không gọi là tín, lần lần mà phục. Tuệ tuy khởi diệt, nhưng do có thể không sinh, không diệt. Tâm đó nếu diệt thì tăng thêm vô, bất diệt, không sinh, không diệt nhập lý tận tam mượi Kim cang, đồng chơn tế, đẳng pháp tính, nhưng chưa có thể đẳng vô đẳng giác.”

Từ “thiện nam! Từ tập nhẫn…” là đoạn thứ hai, so sánh hiển bày nghĩa thù thắng, nói về hạnh sai biệt. Văn có sáu câu: 1. Nói nhân khác quả; 2. Nói quả khác nhân; 3. Giải thích nhân khác quả; 4. Giải thích quả khác nhân; 5. Kết về nhân khác quả; 6. Kết về quả khác nhân.

1/ Nói nhân khác quả: “Tập nhẫn đến quán đảnh đều gọi là phục (chế ngự); từ nhẫn đến Kim cang, chưa trừ một niệm, từ nguyên phẩm đến nay, một Sát-na hoặc, theo chung mà nói thì gọi là phục. Lại cho dùng nhân đối lại quả, nội tâm mang hoặc, chẳng phải là mãi mãi không còn, nên bảo là phục. Văn nói: “Mà không có tướng tín, diệt tất cả”; sơ địa đến tam địa, trong tín nhẫn vị cũng chiếu đệ nhất nghĩa. “Không gọi là kiến” là thấy tính chưa rõ. Lại giải: “Không gọi là kiến” là thập địa nhân vị. Không thấy tính của quả, gọi là không thấy. Kinh Niết-bàn nói: Bồ-tát thập địa thấy không hết, đến tận cùng Phật địa thì thấy từ đầu đến cuối.

2/ Nói về quả khác nhân: “Cái gọi là kiến (thấy) là Nhất-thiết-trí. Vì vậy mà Ta nói duy chỉ Phật mới biết, thấy, giác”; là nói quả Phật thấy tính rõ ràng phân minh.

3/ Giải thích nhân khác quả: Văn nói: “Từ quán đảnh Tam muội đến tập nhẫn không thể biết, thấy, giác” là mười địa Tam muội Kim cang. “Tập nhẫn” là ba mươi tâm. “Không thể biết, thấy giác.” Là nhân vị cho nên không thấy Phật tính.

4/ Giải thích quả khác nhân văn nói: “Chỉ Phật đốn giải, không danh là tín.”; “đốn giải” là vạn hạnh đã đầy, Phật chiếu lý tận cùng, nên gọi là đốn.

5/ Kết về nhân khác quả: nói: “Lần lần phục tuệ tuy khởi diệt” là nói về nhân đạo vô thường. “Nhờ có thể không sinh không diệt” là nói có thể diệt phiền não sinh diệt kia. Lại giải: Nếu biết nhân chẳng nhân, khởi chẳng khởi nên bảo là nhờ có thể không sinh không diệt.

6/ Kết về quả khác nhân: Trong đó, trước là pháp thuyết, tiếp là thuyết dụ, sau là hợp. Trước nói: “Tâm đó” là tâm của vô minh trú địa. “Nếu diệt” là vô minh trú địa diệt. Là nói về nhân đạo lìa sinh diệt. Nói: “Thì thêm vô bất diệt” là tỏ thêm ngoài, dứt trừ chướng. Nói: “Vô sinh vô diệt” là cứu cánh thanh tịnh. Chiếu lý cùng nguồn, nên bảo là lý tận Tam muội. Nói “đồng chơn tế” là đồng hội vô sở đắc. “Đẳng pháp tính” là biết chư pháp không hai. “Nhưng chưa thể đẳng, vô đẳng đẳng” là chưa đồng với Phật.

7/ “Thí như có người lên đài cao lớn, nhìn xuống thấy rõ tất cả, trú lý Tam muội tận cùng cũng lại như vậy. Thường tu tất cả hạnh, đầy công đức tạng, nhập vị Bà-già-độ, vừa lại thường trú Tam muội Phật tuệ.”

8/ Từ “Thí như…” là lấy thí dụ mà thuyết. Nói: “Thí như có người lên đài cao lớn.” tức địa Như Lai. Sư Tam tạng nói: Thí dụ có năm: 1. Tối cao: Vì là đỉnh của tất ca; 2. Chơn thật bất hoại; như quả Phật thường trú khó lên; 3. Hoàn nguyên; vì là vượt phàm và Thánh; 4. Tự tính tịch tĩnh; như Phật, vô sinh diệt; 5. An lạc y xứ: Như tịch quán chiếu, không có gì là không rõ. Nói: “Trú lý Tam muội tận cùng cũng lại như vậy.” Là hợp thí.

9/ Từ “thường tu tất cả hạnh…” là kết khuyến vị. “Nhập vị Bà già độ; tiếng Hoa gọi là Địa-thí-đức. Vì có thể tạo ra mây mưa thuyết pháp, nên còn gọi là địa phá độ. Định và tuệ đầy đủ, cho nên bảo là Tam muội Phật tuệ.

Này “Thiện nam! Các Bồ-tát như vậy, đều có thể giáo hóa chúng sanh trong tất cả quốc độ của chư Như Lai nơi mười phương. Chánh thuyết chánh nghĩa, thọ trì đọc tụng, giải, đạt thật tướng, như Ta ngày nay không có khác.

Từ “thiện nam tử!…” là phần chánh đáp. Trong đó có ba chương: 1. Lược đáp; 2. Rộng đáp. Hai đoạn này đã xong, nay là đoạn thứ ba. Tóm kết. Có ba phần:

1. Nói về pháp sư thứ mười ba có thể hoằng hóa Đại thừa, nên bảo: “Bồ-tát như vậy đều có thể hóa đạo chúng sanh tất cả mười phương.”

2 . Từ “chánh thuyết chánh nghĩa…” là pháp sư thứ mười ba có thể thuyết chánh nghĩa. “Chánh nghĩa” tức là thật tướng của các pháp.

3. Từ “như Ta…” là những điều được thuyết không khác. Ý nói người mười ba có thể giáo hóa ngang với Phật, nên bảo là “đẳng không khác”.

Phật bảo vua Ba tư nặc: “Sau khi ta diệt độ, khi pháp sắp diệt tận, các Quốc vương đều phải thọ trì Bát-nhã Ba-la-mật ấy, làm Phật sự lớn. Tất cả quốc độ an lập, vạn dân vui vẻ đều do Bát-nhã Ba-la-mật này.”

Từ “Phật bảo vua Ba tư nặc…” là đoạn lớn thứ hai trong phần đáp hỏi. Khuyên giữ. Văn có bảy đoạn: 1. Lược nêu thời gian để tỏ ý trao gởi cho vua, không trao gởi cho người khác; 2. Từ “Đại vương! Ta nay…” chỉ ra nơi hoằng dương kinh; 3. Từ “trong nước đó…” xuất về bảy nạn; 4. Từ “Đại vương! Bát-nhã này…” là tán thán về đức của Bát-nhã có thể diệt bảy nạn; 5. Từ “Đại vương! Ta nay năm nhãn …” nêu về công đức lợi ích ba đời; . Từ “Đại vương! Nếu đời vị lai …” là nương theo giáo mà hành. Khuyên tạo kinh tượng cúng dường; 7. Từ “Đại vương! Ta nay…” là chánh kết, khuyến trì kinh.

“Do đó, dặn dò (phó chúc) các Quốc vương, không dặn dò Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, thanh tín nam, thanh tín nữ. Vì sao? Vì không có oai lực của vua, cho nên không gởi gắm. Ông phải thọ trì, đọc tụng, hiểu nghĩa lý của nó.”

1- Phó chúc có hai phần: 1. Dặn dò Quốc vương thọ trì Bát-nhã; 2. Không dặn dò Tỳ khưu… vì không có oai lực của vua nên không trao gởi, chỉ khiến thọ trì đọc tụng giải thích nghĩa lý. Trao vua có hai nghĩa: 1. Có thể giáo hóa những chúng sanh khó hóa độ; 2. Lợi ích đại nhân như gió lướt cỏ. Tỳ khưu không có những lực đó nên không thể trao.

“Đại vương! Ta nay đã hóa trăm ức Tu di, trăm ức nhật nguyệt, mỗi một Tu di có bốn thiên hạ, ở Nan Diêm phù đề có mười sáu nước lớn, năm trăm nước vừa, mười ngàn nước nhỏ.”

2- Nói về nơi chốn hoằng dương Bát-nhã: nói: “Đại vương! Ta nay đã hóa trăm ức núi Tu di” là nói chung nơi Diêm-phù-đề. “Phía Nam Diêm-phù-đề”; là nói riêng các quốc độ; trước là mười sáu nước lớn, tiếp là năm trăm nước vừa, tiếp nữa là mười ngàn nước nhỏ.

“Trong quốc độ đó có bảy nạn đáng sợ, tất cả Quốc vương vì nạn đó mà giảng đọc Bát-nhã Ba-la-mật, bảy nạn liền diệt, bảy phước liền sinh, vạn họ an lạc. Đế vương hoan hỷ lấy gì làm nạn?”

3- “Trong quốc độ đó…” là tỏ về bảy nạn. Văn có hai phần: 1. Nêu chung; pháp lực có thể diệt bảy nạn, có thể sinh bảy phước; 2. Từ “lấy gì làm nạn…” là kê riêng bảy nạn, tỏ về lực của kinh có thể diệt được. Nói bảy nạn: 1. Nhật nguyệt mất độ; 2. Tinh tú đổi khác; 3. Hỏa tai. 4. Thủy tai; 5. Phong tai; . Hạn tai; 7. Giặc.

“Nhật nguyệt mất độ, thời tiết trái nghịch , hoặc mặt trời đỏ mọc, mặt trời đen mọc, mọc hai, ba, bốn, năm mặt trời. Hoặc nhật thực không có ánh sáng, hoặc nhật luân hiện một lớp, hai, ba, bốn, năm lớp luân, đương khi biến đổi quái lạ, đọc thuyết kinh này. Đó là nạn thứ nhất.”

1. Nạn Nhật nguyệt: Trong đó có mười bốn phần: 1. Mất độ không theo đạo thường, gọi là mất đo; 2. Thời tiết biến nghịch; 3. Mặt trời đỏ mọc; 4. Mặt trời đen mọc; 5. Hai mặt trời mọc; . Ba mặt trời mọc; 7. Bốn mặt trời mọc; . Năm mặt trời mọc; . Nhật thực;10. Mặt trời một lớp luân; 11. Mặt trời hai lớp luân; 12. Ba lớp luân; 13. Bốn lớp luân; 14. Năm lớp luân. Mưới bốn thứ đó đều là tai nạn là tướng đói khát, chiến tranh, tật dịch.

“Nhị thập bát tú mất độ, kim tinh, tuệ tinh, luân tinh, quỷ tinh, hỏa tinh, thủy tinh, phong tinh, đao tinh, nam đẩu, bắc đẩu, bắc đẩu, ngũ trấn đại tinh, các sao như vậy, mỗi sao đều biến hiện, cũng đọc thuyết kinh này. Đó là nạn thứ hai.”

2. Nạn tinh tú: “Nhị thập bát tú” bốn phương, mỗi phương đều có bảy sao, bốn lần bảy là hai mươi tám sao. “Mất độ” là sao đi không đúng theo đường thường, nên bảo là mất độ. “Kim tinh” là Thái Bạch tịnh. Sư Tam tạng nói: Ngoại quốc gọi là sao thiên sư. Sao này đi đúng như lý thì đất nước được giàu có phong thịnh, mất độ thì nghèo đói. “Tuệ tinh” (sao chổi): Ngoại quốc gọi là sao Diêm la vương. Chỗ nào có sao này hiện ra thì chỗ đó có tai nạn. “Luân tinh” có ánh sáng như vòng luân, nếu nhật nguyệt, ngũ tinh, phá chính giữa luân tinh thì đất nước phân tán. Nhật nguyệt, ngũ tinh, đi bên phải luân tinh thì đất nước an lạc, đi bên trái cũng không tốt. “Quỷ tinh” giữa ngày tháng chín, thiết ở Đông Bắc. Nếu đi nhanh là quá thời tiết, nếu kề trên thì quỷ thần đến phá đất nước làm bệnh người.

“Hỏa tinh”: Là sao Danh Hoặc: sao đó chủ về giặc, nếu nó cao thì giặc nổi, nếu thấp thì giặc núp. Như tại xứ tý thì thấp, tại cung ngọ là cao.

“Thủy tinh” tức chính là sao thấp, cũng là sao Thái Bạch. Nếu ở tại dần là thấp, ở tại thân là sao. Một xứ là ba mươi ngày, đi mười hai tháng thì được một vòng. Đi từ bốn xứ; gà, chó, heo, chuột thì không có. Nước, nếu đi từ bốn xứ; thỏ, rắn, dê, khỉ thì nhiều nước. Đi từ bốn xứ, trâu, cọp, rồng, ngựa thì bình thủy, bình thủy thì nước không nhiều không ít.

“Phong tinh”; tức là sao ngang. Tạo xứ cọp (ung dần) thì cao, một xứ đi ba mươi ngày, đi tại xứ khỉ (ung thân) thì thấp. Nếu cao thì nhiều gió không mưa, nếu thấp thì nhiều mưa ít gió. Tháng bảy cao, tháng giêng thấp. Tháng tám đến tháng giêng thì lần lần thấp. Tháng hai đến tháng bảy thì từ từ cao, tùy theo mặt trời đi, có ba loại: tháng hai tháng ba tháng tám tháng chín đi cùng với mặt trời. Tháng mười tháng mười một tháng mười hai tháng giêng, bốn tháng đó thì đi trước mặt trời. Tháng tư tháng năm tháng sáu tháng bảy, bốn tháng đó thì đi phía sau mặt trời. Đó là đi đúng như pháp. Đi khác với đó thì mất độ, không tốt. “Đao tinh” là sao Mãn, đi một xứ (cung) trải qua hai năm rưỡi, như tại xứ thỏ (cung mão) là cao nhất, như tại xứ gà (cung dậu) là thấp nhất. Nếu cao thì nhiều chiến tranh đao binh, chúng sanh đói rét tật bệnh, nếu thấp thì ít chiến tranh. “Nam đẩu, Bắc đẩu”: là chẳng phải tú, là diệu. “Ngũ trấn đại tinh” là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. “Tất cả quốc chủ tinh, tam công tinh, bách quan tinh” nếu sao thiện đến nhập vào xứ của bốn sao đó thì đại an ổ, phong lạc. Sao ác đến nhập thì đại khổ não. Tùy theo các sao đều cùng đi không theo quỹ đạo thường, cho nên nói là “mỗi mỗi biến hiện”. Nếu đại vương, đại thần trị dân trái đạo, dù có tự tại đi nữa thì khổ báo cũng sẽ sinh ra, nhật nguyệt khuyết, đầy, tinh đạo mất độ biểu lộ sự chẳng lành, nên các sao có thể biểu lộ các nạn. Nếu có thể giảng đọc Đại thừa, quy y Tam bảo, theo phước bỏ nạn, nhật, tinh lại đúng đường. Nên nói là “cũng thuyết kinh này.”

“Đại hỏa thiêu quốc, vạn tính thiêu tận, hoặc quỷ hỏa, long hỏa, thiên hỏa, sơn thần hỏa, nhân hỏa, thọ mộc hỏa, tặc hỏa, biến quái như vậy, cũng đọc thuyết kinh này. Đó là nạn thứ ba.”

3. Từ “đại hỏa thiêu quốc…” là hỏa nạn. Có hai phần: 1. Nói về bảy loại lửa; 2. “Cũng đọc kinh này…” là nói về lực của kinh có thể diệt lửa.

Bảy loại hỏa là: “Quỷ hỏa”, quỷ sân giận chúng sanh làm ra lửa, ban đêm khởi, cũng khiến người nhiệt bệnh. “Long hỏa”; là long nổi sân mưa hỏa độc khiến người bị sưng thũng. Tức hỏa báo đắc thần thông. “Thiên hỏa” là lửa sấm sét. “Thần hỏa”; là biến hiện. Thần có hai: 1. Tiên nhân sân, hỏa từ sân sinh ra; 2. Tiên nhân tụng chú, sai quỷ thần đốt nhà trăm họ. “Nhân hỏa”; lấy người mà đặt tên. “Thọ mộc hỏa”; đã hiểu rõ. “Tặc hỏa”; giặc châm lửa, gọi là tặc hỏa. “Cũng đọc kinh này” là lực của kinh có thể diệt hỏa.

“Đại thủy trôi chìm trăm họ, thời tiết trái nghịch, Đông mưa hạ tuyết, Đông thời lôi điện sấm sét, tháng sáu mưa băng, sương đá. Mưa nước đỏ, nước đen, nước xanh, mưa thổ Sơn thạch sơn, mưa sa lịch thạch, sông ngòi chảy ngược. Núi nổi đá chảy, biến thời như vậy, cũng đọc thuyết kinh này, đó là nạn thứ tư.”

4. Từ “đại thủy…” thủy nạn. Cần nước nhưng nơi không dùng lại có nhiều. Sương đá… đều thuộc thủy nạn. Mưa nước đỏ thì nhiều đao binh chiến tranh, mưa nước đen là tật bệnh, mưa nước xanh là nhiều đói khát. Mưa đất đá là tiên nhân La sát sân. Sông ngòi chảy ngược, nước biển dâng tràn là có giặc.

“Gió lớn thổi giết vạn họ, cây cối núi sông quốc độ một thời bị diệt, gió lớn trái trời, gió đen, gió đỏ, gió xanh, gió trời, gió đất, gió hỏa, gió thủy, biến thời như vậy, cũng thuyết kinh này. Đó là nạn thứ năm.”

5. Phong nạn: Cũng có hai phần: 1. Liệt kê bảy gió; 2. Lực của kinh có thể chuyển diệt:

“Gió đen”: Bờ biển gió thổi cát đen. “Gió đỏ”: tức cát đỏ. “Gió xanh” tức cát xanh. “Gió trời, gió đất” trời là dương, đất là âm. “Gió hỏa” là gió nóng.

“Thiên địa quốc độ, kháng dương diễm hỏa, đốt cháy trăm cây cỏ, ngũ cốc không mọc, đất đai nóng cháy, vạn họ diệt tận, biến thời như vậy, cũng đọc kinh này, đó là nạn thứ sáu.”

6. Hạn nạn: Văn đã rõ.

“Bốn phương giặc đến xăm lăng đất nước, giặc khởi trong ngoài, giặc lửa, giặc nước, giặc gió, giặc quỷ, trăm họ hoảng loạn, khởi kiếp chiến tranh, quái thời như vậy, cũng đọc kinh này. Đó là nạn thứ bảy.”

8. Nạn giặc.

“Đại vương! Bát-nhã Ba-la-mật này là thần bổn của tâm thức nơi tất cả chúng sanh, chư Phật Bồ-tát, là cha mẹ của tất cả Quốc vương, còn gọi là thần phù, còn gọi là hạt châu trị quỷ, còn gọi là hạt châu như ý, còn gọi là hạt châu hộ quốc, còn gọi là gương thiên địa, còn gọi là long bảo thần vương.”

Từ “Đại vương! Bát-nhã…” là phần bốn. Tán thán về đức của Bátnhã có thể diệt bảy nạn. Văn có hai phần: 1. Tán thán về Bát-nhã chẳng thể nghĩ bàn; 2. Từ “Phật bảo đại vương…” tỏ về Bát-nhã đã diệt bảy nạn, khuyên người cúng dường.

Trong phần một tán thán về Bát-nhã; có tám câu: Bát-nhã có thể làm ra chư Phật, Bồ-tát, Thần bổn của tất cả tâm thức Bát-nhã là vô sở đắc. Vì chư Phật nhân ở Bát-nhã mà ngộ vô sở đắc nên Bát-nhã là Phật mẫu, nên bảo là Thần bổn. Thần bổn vô sở đắc của tâm thức tất cả cúng sanh. Vì vọng tưởng nhân duyên mà có nẻo sai biệt, nếu có thể biết vọng rốt ráo vô sở hữu. Quay trở về Bát-nhã, nên bảo là thần bổn tâm thức nơi tất cả chúng sanh. Tâm, ý, thức, thần, thể là một nhưng tên gọi thì khác nhau. Lại có giải thích; thần bổn tâm thức giống như Như Lai Tạng, là căn gốc của sinh tử. Nói: “Cha mẹ của tất cả Quốc vương” vì Bát-nhã có thể hộ quốc độ, nên ví như là cha mẹ. “Còn gọi là Thần phù” có thể thông đạt cảnh giống như thật, có thể hàng phục thiên ma ngoại đạo. Đều có thể giữ gìn thiện căn của thế và xuất thế, nên ví như thần phù. “Hạt châu trị quỷ” có thể trừ nạn quỷ thần. “Hạt châu như ý”; vì Bát-nhã đắc được vừa ý. “Hạt châu hộ quốc” vì lực của Bát-nhã khiến cho quốc độ được an ổn. “Gương thiên địa”; Bát-nhã chiếu thế giới vô sở hữu. “Long bảo thần vương”; Bát-nhã có thể xuất các vị thiện thần, nên bảo là “long bảo thần châu.”

Phật bảo: “Đại vương! Nên làm phướn chín sắc, dài chín hoa chín sắc, cao hai trượng, đèn ngàn cành, cao năm trượng, chín rương ngọc, chín khăn ngọc, còn làm bàn bảy báu, đặt kinh quyển ở trên.”

Từ “Phật bảo: Đại vương!…” là phần hai, khuyên người cúng dường. Trong đó có hai phần: 1. Sự biệt cúng dường; 2. Từ “ngày ngày…”. Tổng dùng hương hoa cúng dường. Trong phần biệt cúng dường; trước là liệt kê sáu loại sự cúng dường. Sau là xuất Bát-nhã mà cúng dường. Sáu sự là: 1. Phướn; 2. Hoa; 3. Đèn; 4. Rương ngọc; 5. Khăn ngọc;6 . Bàn bảy báu.

“Nếu khi vương đi, thường ở phía trước, đủ một trăm bước, kinh này thường phóng ngàn hào quang sáng, khiến trong vòng ngàn dặm, bảy nạn không khởi, tội lỗi không sinh. Nếu khi vương đứng, làm trướng bảy báu, tòa cao bảy báu ở trong trướng đặt kinh quyển trên tòa, ngày ngày cúng dường, rải hoa đốt hương, như thờ kính cha mẹ, phụng sự Đế Thích.

Phần dụng pháp cúng dường. Trong đó có năm câu: 1. Xuất Bátnhã đặt ở trên bàn; 2. Khi vương đi, Bát-nhã đi trước; 3. Vương đi trămbước, Bát-nhã phóng quang ngàn dặm; 4. Khiến cho trong vòng ngàn dặm không có bảy nạn là đắc lợi ích; 5. Nếu khi đứng thì làm tòa bảy báu đặt Bát-nhã ở trên.

Phần hai: Từ “ngày ngày…” tỏ chung về pháp cúng dường. Phần dụ đã rõ.

“Đại vương! Ta nay năm nhãn thấy rõ ba đời tất cả Quốc vương đều do đời quá khứ hầu hạ năm trăm Phật, được làm đế vương chủ. Do đó, tất cả Thánh nhân, La hán đến sinh trong quốc độ kia, làm đại lợi ích. Nếu khi phước vương hết thì tất cả Thánh nhân đều bỏ đi, nếu tất cả Thánh nhân bỏ đi thì bảy nạn sẽ khởi.”

Từ “Đại vương! Ta nay…” Đây là chúng thứ năm. Nói về ba đời lợi ích, khiến người tín trì. Văn có ba phần: 1. Năm nhãn chiếu tất cả Quốc vương hầu năm trăm Phật; là nói rõ từ xưa đã cúng dường nhiều Thánh, hiện ở ngôi vua. “Do đó Thánh nhân đến …” ; là Thánh nhân đến sinh ra ở nước này, làm lợi ích lớn. “Nếu khi…”; phước hết thì nạn sinh.

“Đại vương! Nếu đời vị lai, có các Quốc vương thọ trì tam bảo, Ta sẽ sai năm Bồ-tát đại lực đến hộ trì nước đó: 1. Bồ-tát Kim-canghống, tay cầm thiên bảo tướng luân, đến hộ trì nước kia; 2. Bồ-tát Longvương-hống, tay cầm kim luân đăng, đến hộ trì nước kia; 3. Bồ-tát Vô-úy-thập-lực-hống, tay cầm chày Kim cang, đến hộ trì nước kia. 5. Bồ-tát vô-lượng-lực-hống, tay cầm ngũ thiên kiếm luân (bánh xe năm ngàn kiếm) đến hộ trì nước kia. Năm đại sĩ đó, năm ngàn đại quỷ thần vương, ở trong nước ông, làm lợi ích lớn. Nên lập hình tượng mà cúng dường họ.”

Từ “Đại vương! Nếu đời vị lai…” là phần sáu. Tỏ về y theo giáo mà thực hành, sẽ khiến năm đại Bồ-tát làm hộ vệ, khuyên tạo tượng cúng dường. Văn có bốn phần: 1. Tỏ về đời vị lai năm đại Bồ-tát thường hộ trì nước đó; 2. Liệt kê riêng. Tên của năm đại Bồ-tát; 3. Năm ngàn đại thần vương ở nước ông làm lợi ích lớn; 4. Bảo lập hình tượng cúng dường.

“Đại vương! Ta nay đem Tam bảo trao gởi cho các ông, tất cả các vương nơi các nước: Tỳ-xá-ly, Kiều-tát-la, Xá-vệ, Ma-kiệt-đề, Ba-lanại, Ca-di-la-vệ, Cưu-thi-na, Thiểm-di, Cưu-lưu, Kế-tân, Di-đề, Già-la càn, Càn-đà-vệ, Sa-đà, Tăng-gia-đà, Kiện-noa-quật-đồ, Ba-đề. Như vậy tất cả các Quốc vương đều nên thọ trì Bát-nhã Ba-la-mật.”

Từ “Đại vương! Ta nay…” là phần bảy. Khuyến thọ trì kinh này. Văn có ba phần: 1. Tỏ về trao gởi các Quốc vương; 2. Liệt kê tên mười sáu nước; 3. Từ “như vậy,…” khuyến trì kinh này. Nói mười bảy nước, đâu phải mười sáu? Đáp: kinh Đại Vân nói có mười sáu đại quốc.

“Lúc ấy, chư đại chúng A-tu-luân-vương nghe Phật thuyết bảy nạn đáng sợ trong đời vị lai, lông thân dựng đứng, hô tiếng kêu lớn nói: Nguyện không sinh vào nước đó. Bấy giờ mười sáu đại Quốc vương bèn đem quốc sự trao cho em trai, xuất gia tu đạo, quán sáu đại sáu sắc thắng xuất tướng, bốn đại bốn sắc, “không” dùng thức, không nhập hạnh tướng.”

Từ “Lúc ấy chư đại chúng A-tu-luân-vương…” là đoạn lớn thứ ba trong phần đáp câu hỏi. Tỏ về thời chúng nghe pháp được ích. Văn có sáu phần: 1. Nêu chung về đại chúng nghe thuyết, khởi nguyện; 2. Mười sáu Quốc vương ngộ đạo; 3. Mười ngàn Bồ-tát niệm đời sau đắc ích; .

Mười ức Bồ-tát hiện thành chánh giác.

1. Thời chúng nghe thuyết bảy nạn đáng sợ, lông thân dựng đứng. Nguyện không sinh nước kia.

2. Mười sáu Quốc vương đắc ích: Trong đó có hai phần: 1. Mười sáu Quốc vương trao nước cho em trai, phát nguyện xuất gia; 2. Nói về tu đạo. Trong đó lại có hai: 1. Hai khóa, giả tướng quán tu đạo; 2. Từ “ba mươi nhẫn…” là nói thật hành nhập đạo. Ở phần một: “Quán bốn đại bốn sắc tướng thắng xuất; là tám thắng xứ. Bên trong quán bốn đại tức là bốn thắng xứ. Nội quán bốn đại, ngoại quán sắc ít bất hoại. Nội ngoại sắc quán là một thắng xứ. Nội quán bốn đại, ngoại quán sắc nhiều là hai thắng xứ. Nội không bốn đại, ngoại quán sắc ít là ba thắng xứ. Nội không bốn đại, ngoại quán sắc nhiều, là bốn thắng xứ. Đó là hoại nội sắc, bất hoại ngoại sắc quán. Bốn thắng xứ sau là xanh, vàng, đỏ, trắng, hợp thành tám thắng xứ. Tám thắng xứ quán thành, nên nói là “Tướng thắng xuất”. Tiếp nữa là nói về mười quán Nhất thiết nhập: Bốn đại, bốn sắc tức thành là tám. “Không dùng”; là vô xứ hữu xứ. “Thức” là thức xứ. “Không” là không xứ. Cả ba hợp lại thành mười Nhất thiết xứ. Mười quán Nhất thiết nhập thành, nên bảo là “nhập hành tướng.”

“Ba mươi nhẫn tướng sơ địa, Đệ-nhất-nghĩa-đế tướng cửu địa. Do đó, đại vương! Xả thân phàm phu, nhập thân lục trú, xả bảy báo thân, nhập tám pháp thân, chứng tất cả hạnh Bát-nhã Ba-la-mật.”

Từ “ba mươi nhẫn…” là phần hai. Thật hành nhập đạo. Hai loại giả tướng là quán ở địa tiền, ba mươi nhẫn là ở tại địa thượng. Mười địa, mỗi địa ba tâm, hợp lại có ba mươi nhẫn. Nói “tướng sơ địa”; tức chính là địa thứ nhất. Nói “Đệ-nhất-nghĩa-đế” đó là sơ địa đắc Đệ-nhất-nghĩa-đế thành làm tướng phương tiện cho cửu địa. Nói “cửu địa” tức là cửu địa từ ly cấu trở lên.

“Xả thân phàm phu nhập thân lục trú” là xả thân phàm phu bên ngoài nhập thân lục trú, chủng tính trở lên. “Xả bảy báo thân, nhập tám pháp thân” là xả bảy phương tiện địa tiền, đắc pháp thân thứ tám của sơ địa. Cũng có thể là xả thân có công dụng của thất địa trước, nhập pháp thân không công dụng thuộc địa thứ tám trở lên.

“Mười tám Phạm thiên A-tu-luân-vương đắc quán ba thừa, đồng cảnh vô sinh, lại rải hoa cúng dường; không hoa, pháp tính hoa, Thánh nhân hoa, Thuận hoa, Vô sinh hoa, Pháp lạc hoa, Kim cang hoa, Duyên quán trung đạo hoa, ba mươi bảy phẩm đạo hoa, rải trên Phật và chín trăm ức chúng đại Bồ-tát. Còn tất cả các chúng khác chứng đạo tích quả thì rải tâm không hoa, tâm thọ hoa, lục Ba-la-mật hoa, Diệu-giác hoa, rải trên thân Phật và tất cả đại chúng.”

Từ “mười tám Phạm thiên A-tu-luân-vương…” là phần ba. Tỏ về Chư thiên đắc lợi ích. Văn có hai phần: 1. Ba thừa quán thành, đắc vô sinh lợi ích; 2. Rải hoa cúng dường. Trong phần rải hoa này có hai phần: 1. Rải hoa năm nhẫn 2. Rải hoa nhị thừa. Hoa năm nhẫn là: Hoa không, hoa pháp tính, hoa phục nhẫn địa tiền. “Thánh nhân hoa” là Hoa tín nhẫn thuộc sơ địa, hai địa, tam địa. “Thuận nhẫn hoa” là hoa thuận nhẫn thuộc tứ địa, ngũ địa, lục địa. “Vô sinh hoa”; là hoa vô sinh nhẫn thuộc thất địa, bát địa, cửu địa. “Kim cang hoa”; là hoa mười địa. “Phật hoa” tức là hoa nhận tịch diệt. Tiếp là nói về hoa nhị thừa; “Duyên quán trung đạo hoa”; tức là hoa duyên giác trung thừa. “Ba mươi bảy phẩm hoa”; là hoa Thanh văn. “Mà rải trên Phật”; là cúng dường.

Từ “và chín trăm ức đại Bồ-tát chúng…” là đoạn thứ tư. Đắc lợi ích. Văn có hai phần: 1. Chín trăm ức Bồ-tát đại chúng ngộ giải đắc lợi ích. 2. Tỏ rõ về rải hoa cúng dường đắc lợi ích.

Văn nói: “Chứng quả đạo tích” là đắc sơ địa giải, nên bảo là “chứng”. Ngay ở chứng có thể thông, gọi là “đạo”. Ngay ở đạo có thể tiến, gọi là “tích”. Ngộ, giải đầy đủ, gọi là “quả”. Tiếp nữa là cúng dường bên trong tức là có bốn loại hoa nhân quả cúng dường: “Tâm không hoa” tức chính là hoa lý không vô sinh. “Tâm thọ hoả” tức là hoa cây ý. “Hoa sáu Ba-la-mật”; là hoa hạnh. “Diệu giác hoa” là hoa Phật địa. “Rải trên Phật” là cúng dường.

“Mười ngàn Bồ-tát niệm chúng sanh đời sau, tức chứng Tam muội Diệu giác, Tam muội Viên minh, Tam muội Kim cang, Tam muội Thế đế, Tam muội Chơn đế, Tam muội Đệ-nhất-nghĩa-đế, Tam muội Tam đế, đó là tất cả Tam muội Vương Tam muội.”

Từ “mười ngàn Bồ-tát…” Đây là chúng thứ năm, nói về mười ngàn Bồ-tát niệm chúng sanh đời sau, ngộ giải, đắc chứng Tam muội.

“Tam-muội Diệu giác” còn gọi là Tam muội lý tận. “Tam muội viên minh” là chiếu lý tận, nên bảo là Tam muội Viên minh. “Tam muội Kim cang”: là kiên cố không thể hư hoại. “Tam muội Thế đế” là lấy theo tướng định mà phàm phu thấy được. “Tam muội Chơn đế” là dựa theo chân thật nghiêng lệch mà Nhị thừa thấy. Nên bảo là đệ nhất, còn gọi là Tam muội thật tướng. Tam muội đó là tất cả vua Tam muội, bao gồm tất cả pháp, như vua thống lãnh, nên bảo là vua tất cả.

“Còn đắc vô lượng các Tam muội khác: Tam muội bảy tài, Tam muội hai mươi lăm hữu, Tam muội Nhất thiết hạnh, còn có mười ức Bồtát đạt đến đảnh Kim cang, hiện thành chánh giác.”

“Tam muội bảy tài” là 1. Tín; 2. Giới; 3. Tàm (hổ); 4. Quý (thẹn); 5. Đa văn; . Trí tuệ; 7. Xả ly (lìa bỏ). “Tam muội hai mươi lăm hữu” là hủy hoại hai mươi lăm hữu. Đắc Tam muội vô cấu, có thể phá địa ngục hữu. Đắc Tam muội bất thối, có thể phá súc sinh hữu. Đắc Tam muội tâm lạc có thể phá ngạ quỷ hữu. Đắc Tam muội hoan hỷ có thể phá A-tu-la hữu. Đắc Tam muội nhật quang có thể phá Phất-bà-đề hữu. Đắc Tam muội nguyệt quang đoạn dứt Cù-gia-ni-hữu. Đắc Tam muội nhiệt diệm đoạn dứt uất đơn việt hữu. Đắc Tam muội như huyễn đoạn dứt Diêm phù đề hữu. Đắc Tam muội nhất thiết pháp bất động đoạn dứt Tứ thiên vương xứ hữu. Đắc Tam muội nan phục đoạn tam thập tam thiên xứ hữu. Đắc Tam muội duyệt ý đoạn Diệm-ma Thiên hữu. Đắc Tam muội thanh sắc đoạn dứt Hóa-lạc-thiên hữu. Đắc Tam muội xích sắc đoạn dứt Tha-hóa-tự-tại-thiên hữu. Đắc Tam muội bạch sắc đoạn Sơ thiền hữu. Đắc Tam muội chủng chủng đoạn Đại Phạm Thiên hữu. Đắc Tam muội song đoạn nhị thiền hữu. Đắc Tam muội lôi âm đoạn tam thiền hữu. Đắc Tam muội trú vũ đoạn Tứ thiền hữu. Đắc Tam muội như hư không đoạn Vô tưởng Thiên hữu. Đắc Tam muội chiếu cảnh đoạn Tịnh cư A-na-hàm hữu. Đắc Tam muội vô ngại đoạn Không xứ hữu. Đắc Tam muội thường đoạn Thức xứ hữu. Đắc Tam muội lạc đoạn bất dụng xứ hữu. Đắc tam mưội ngã, đoạn Phi tưởng xứ hữu. Đó gọi là Bồ-tát đắc Tam muội hai mươi lăm hữu hủy hoại hai mươi lăm hữu; bốn hữu thuộc bốn cõi ác, sáu lục dục thiên thuộc phạm thiên. Bốn thiền, bốn không vô tưởng, năm tịnh cư.

“Còn mười ức Bồ-tát …” là phần sáu: Mười ức Bồ-tát thành Phật.

 

PHẨM CHÚC LỤY

Kinh có ba đoạn. Đây là đoạn thứ ba, phần lưu thông.

Gọi chúc lụy, là Như Lai ân cần trao gởi cho Quốc vương, giao cho chúng Bồ-tát, nên nói là phẩm Chúc lụy.

Phẩm này chia làm bốn đoạn: 1. Răn bảo Nguyệt Quang, tổng khuyến lưu thông để nói sự gởi trao; 2. Từ “Đời ngũ trược sau này…” bảy môn dạy bảo riêng chư Quốc vương và bốn bộ đệ tử; 3. Từ “bấy giờ, mười sáu đại Quốc vương nghe bảy điều răn của Phật…” nói về chư Quốc vương không chế ngự bốn bộ chúng đệ tử; 4. Từ “bấy giờ, vô lượng đại chúng… là nói về thời chúng hoan hỷ thọ trì.

Trong phần một Tổng khuyến lưu thông. Lại chia làm ba phần: 1. Răn bảo Nguyệt Quang về thời gian pháp diệt; 2. Từ “Tam bảo kinh này…” tỏ về người được trao; 3. Từ “vì chúng sanh nơi tam giới…” nói về lợi ích lưu thông.

Phật bảo vua Ba tư nặc: “Ta khuyên bảo các ông, sau khi Ta diệt độ, trong tám mươi năm, tám trăm năm, tám ngàn năm lúc không có Phật, không có Pháp, không có Tăng, không có tín nam tín nữ, kinh này Tam bảo trao gởi cho các Quốc vương, bốn bộ đệ tử thọ trì đọc tụng, giải thuyết nghĩa lý của nó, vì chúng sanh nơi tam giới mà khai đạo không tuệ, tu hạnh bảy hiền, thực hành hạnh thập thiện, giáo hóa tất cả chúng sanh.”

Nói: “Tám mươi năm” là sau khi Phật diệt độ. Sau khi Phật diệt độ, trong một trăm năm, năm sư trì pháp, mỗi sư hai mươi năm. Ca diếp, A-nan, Mạt-điền-địa, ba người đó chính mắt thấy Phật giáo hóa, trải qua sáu mươi năm. Sư thứ tư là Thương-na-hòa-tu. Sư thứ năm là Ưu-bacúc-đa, hai sư này mỗi vị trì pháp hai mươi năm. Thời Thương-na-hòatu là đúng tám mươi năm, vì không chính mắt thấy Phật giáo hóa, cho nên oai nghi pháp diệt. Nói “tám trăm năm” là chánh chứng pháp diệt, trong năm trăm năm, hai mươi lăm sư đều là Thánh nhân tương truyền cho nhau, nên chứng pháp không diệt. Trong khoảng sáu trăm năm và bảy trăm năm, hai vị; Mã Minh và Long Thọ truyền pháp, vì người hoằng pháp dũng mãnh, nên pháp không diệt. Trong khoảng tám trăm năm, các người khác hoằng pháp, vì người yếu kém mà khiến pháp bị diệt. Nói “tám ngàn năm” là Tượng, Mạt pháp diệt. Do thời Mạt pháp, chúng sanh thích thực hành pháp tà, chán ghét xem thường pháp chánh, chánh pháp không hành, nên hai thời Tượng pháp và Mạt pháp, pháp bị diệt. Theo kinh Niết-bàn; đời Tượng và Mạt có mười hai vạn đại Bồ-tát khéo thọ trì pháp, của Ta nên pháp của Ta không diệt. Trên là nói theo phàm phu, nên bảo là diệt. Nói: “Không có Phật, Pháp, Tăng”; là chính nói pháp diệt, cho nên cần phải trao gởi. “Không có tín nam, tín nữ” là nói không có Tam bảo trên để quy y, nên không có nơi để sinh ra niềm tin. Vì không có niềm tin hủy báng Tam bảo nên làm cho không hiện.

Phần hai là nói về người được trao, trong đó có hai phần: 1. Trao cho Quốc vương có oai lực hộ pháp, có công lớn nên trao trước tiên; 2. Trao cho đệ tử bốn bộ, đó là trao chung cho tất cả chúng sanh, vì bốn bộ thì gồm thâu hết tất cả chúng sanh.

Trong phần thứ ba: Lợi ích lưu thông: Văn nói: “Chúng sanh nơi tam giới khai đạo không tuệ”; chứng giải vô sở đắc, nên bảo là khai đạo không tuệ.

Nói: “Tu hạnh bảy hiền” tức là bảy phương tiện: 1. Ngũ đình tâm quán; 2. Biệt tưởng niệm xứ; 3. Tổng tướng niệm xứ; 4. Noãn pháp; 5. Đảnh pháp; 6. Nhẫn pháp; 7. Thế đệ nhất pháp. Nói “hành mười thiện hóa độ tất cả chúng sanh”: 1. Không sát; 2. Không trộm; 3. Không tà dâm; 4. Không vọng ngữ; 5. Không ác khẩu; 6. Không lưỡng thiệt; 7. Không ỷ ngữ; 8. Không tham; 9. Không sân; 10. Không tà kiến. Dùng mười hạnh đó giáo hóa chúng sanh, nên bảo là “Hạnh mười thiện hóa độ tất cả chúng sanh”.

Hết phần tổng khuyến lưu thông.

“Đời năm ô trược sau này, Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, đệ tử bốn bộ, Thiên, Long bát bộ, tất cả Thần vương, Quốc vương, đại thần. Thái tử, vương tử, tự ỷ cao sang, diệt phá pháp Ta, ngăn pháp, ngăn cản đệ tử Ta, Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, không cho xuất gia hành đạo, cũng lại không cho tạo tác tượng hình Phật, hình tháp Phật, lập thống quan để chế ngự chúng, làm sổ sách để ghi Tăng. Tỳ khưu đứng dưới đất bạch y ngồi tòa cao binh nô làm, Tỳ khưu. Tỳ khưu nhận pháp thỉnh riêng và Tỳ khưu tri thức chung làm một: tâm thân thiện với Tỳ khưu để, làm trai hội cầu phước, như pháp của ngoại đạo, chẳng phải pháp Ta, nên biết không lâu chánh pháp sẽ diệt.”

Từ “đời năm ô trược…” là phần hai, răn riêng về bảy môn, tức thành bảy phần: 1. Không được ngăn cản người xuất gia; 2. Không được dùng quan lại thể tục để trị tăng; 3. Không được trói buộc Tỳ khưu; 4. Không được trái pháp thuyết kinh, giống như sâu bọ trong thân sư tử; 5. Không được sai khiến Tỳ khưu, tựa như phép lính hầu; 6. Nói trái pháp đắc tội thì chế phạt, đừng vì tự tạo tội lỗi phá hoại quốc độ; 7. Không được nương nhờ pháp Phật mà cầu danh lợi của thế gian. Nếu làm bảy sự đó thì phản lại với giáo, mất lý, nghĩa của hạnh không lập được. Vì nghĩa đó mà pháp Phật mau chóng bị diệt.

Trong phần một: Không được ngăn cản người xuất gia: chia làm hai: 1. Nói chung về năm trược; 2. Từ “Tỳ khưu…” là nói riêng về bảy sự. Gọi là “năm trược”:

1. Chúng sanh trược; 2. Mệnh trược; 3. Kiến trược; 4. Phiền não trược; 5. Kiếp trược.

Từ “Tỳ khưu…” nói riêng bảy sư: 1. Không cho xuất gia; 2. Không cho tạo tượng…; 3. Lập ra quan để thống lãnh; 4. Làm sổ sách ghi chép Tăng; 5. Không được Tỳ khưu đứng dưới đất bạch y ngồi tòa cao; 6. Không được biến Tỳ khưu thành lính hầu; 7. Không được nhận mời riêng mà hành pháp. Bảy tà pháp hưng thì bảy chánh pháp diệt.

“Đại vương! Hoại loạn đạo Ta chính do các ông tự làm, tự ỷ oai lực, chế ngự bốn bộ đệ tử của Ta thì trăm họ tật bệnh, không ai là không bị khổ nạn, đó là nhân duyên phá nước. Nói về tội lỗi của năm ô trược thì đến cùng kiếp cũng không hết.”

Phần hai: Không được để tục quan xử trị Tăng, từ “Đại vương! Hoại loạn đạo Ta…”: nói “tự ỷ oai lực, chế ngự bốn bộ đệ tử” là ngoài năm thiên bảy tụ, còn làm thêm tục pháp, để trị Tỳ khưu, thiện thần hộ pháp nổi sân, khiến cho tật bệnh phá hoại quốc độ, năm ô trược tăng trưởng.

“Đại vương! Khi đời mạt pháp, có các Tỳ khưu, đệ tử bốn bộ, Quốc vương, đại thần, làm hạnh trái pháp, ngang nhiên cùng Phật pháp chúng Tăng làm đại phi pháp, làm các tội lỗi, trái pháp trái luật, trói buộc Tỳ khưu, như pháp ngục tù, đúng thời như thế, không lâu pháp diệt.”

Phần ba: Không được trói buộc Tỳ khưu như pháp ngục tù. Đúng trong pháp giới luật, chỉ có xua đuổi chúng xuất gia, nay lại thi hành tục pháp thì biết pháp không bao lâu sẽ bị diệt.

“Đại vương! Sau khi Ta diệt độ, trong đời vị lai, đệ tử bốn chúng, các tiểu Quốc vương, Thái tử, vương tử, là những người nhận giữ việc hộ trì Tam bảo, lại chuyển thành diệt phá Tam bảo, như sâu bọ trong thân sư tử, tự ăn sư tử, chẳng phải do ngoại đạo. Đa phần người hoại pháp Phật ta, bị tội lỗi lớn. Chánh giáo suy bại, dân không có chánh hạnh. Dần dần trở thành xấu ác, tuổi thọ ngày càng giảm, đến còn trăm tuổi, người hoại Phật giáo, không còn con hiếu, bà con thân thích bất hòa, thiên thần không phù hộ, tật bệnh quỷ ác ngày càng xâm hại, tai quái đầu đuôi liên họa, tung hoành chết vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.

Nếu xuất ra làm người thì bị làm lính nô dịch quả báo, như tiếng vang, như hình bóng, như người viết sách ban đêm, đèn tắt chữ còn, quả báo ba cõi, cũng lại như vậy.”

Từ “Đại vương! Sau khi Ta diệt độ…” là phần bốn. Răn bảo bốn bộ chúng, Quốc vương… Đều là những người nhận giữ hộ trì pháp Phật, trở lại tự mình phá diệt, khiến cho quốc độ. Các tai họa đua nhau khởi lên, đều do phá pháp, khiến ra như vậy.

Trong văn có hai phần: 1. Tỏ về thuyết kinh trái pháp. Có ba phần: a. Thuyết pháp; b. Từ “như sâu bọ…” là dục. Từ “đa phần người…” là hợp thí. 2. Trong sự tổn thất; chánh pháp suy bại, bị nhiều loại khổ.

“Đại vương! Trong đời vị lai, tất cả Quốc vương, Thái tử, Vương tử, bốn bộ đệ tử, ngang nhiên cùng đệ tử Phật, ghi viết chế giới, như pháp bạch y, như pháp lính hầu. Nếu đệ tử ta, Tỳ khưu, Tỳ khưu ni lập sổ sách, bị quan sai khiến, thì chẳng phải là đệ tử Ta, là pháp binh nô dịch, lập thống quan để gồm thâu tăng điển, chủ tăng tịch, chúng tăng lớn nhỏ, cùng nhau thâu tóm, như pháp ngục tù, pháp của lính hầu, đương thời ấy, Phật pháp không còn lâu nữa.”

Từ “Đại vương! Đời vị lai…” là phần năm. Răn bảo Quốc vương, Thái tử, bốn chúng đệ tử. Lập tịch chế là theo pháp của binh lính nô địch, lập thống quan trị người như phép tục. Nên biết Phật pháp diệt cũng chẳng lâu.

“Đại vương! Trong đời vị lai, các tiểu Quốc vương, bốn bộ đệ tử. Tự làm tội đó là nhân duyên phá nước, thân tự chịu lấy, trái Phật pháp tăng.”

Từ “Đại vương! Trong đời vị lai, lưu thông kinh này…” Đây là chúng thứ sáu. Răn bảo tiểu quốc bốn chúng, là tỏ tráo pháp bị tội, chế ngăn đừng làm. Tự làm tội lỗi, phá hoại quốc độ, tự mình chịu lấy, không dính dáng gì đến tam bảo.

“Đại vương! Trong đời vị lai, lưu thông kinh này, là pháp khí bảy Phật, chư Phật mười phương, thường hành đạo, các Tỳ khưu ác, đa phần là vì cầu danh lợi, ở trước mặt Quốc vương, Thái tử, vương tử, tự thuyết nhân duyên phá pháp Phật, nhân duyên phá quốc độ, vương ấy không phân biệt rõ ràng, tin nghe lời đó, ngang nhiên làm pháp chế, không theo giới của Phật, thành nhân duyên phá Phật, phá nước. Đương khi như thế, chánh pháp không lâu sẽ diệt.”

Từ “Đại vương! Trong đời vị lai, lưu thông kinh này…” Đây là chúng thứ bảy. Răn bảo các Tỳ khưu không nương theo lời dạy của bảy Phật. Mà lại nương nhờ pháp Phật để cầu danh lợi ở đời, đến bên Quốc vương, tự thuyết nhân duyên phá Phật pháp. Văn có ba phần: 1. Tỏ về các Tỳ khưu tà thuyết đối với pháp Phật; 2. Từ “vương ấy không phân biệt rõ ràng…” là tỏ Quốc vương không biết Tam bảo; 3. Từ “đương khi như như thế…” chánh pháp diệt.

“Bấy giờ, mười sáu đại Quốc vương nghe Phật thuyết về bảy điều răn, chuyện đời vị lai, rơi lệ buồn khóc, tiếng động cả ba ngàn nhật nguyệt, ngũ tinh, nhị thập bát tú, mất ánh sáng không hiện. Thời các Quốc vương, mỗi vị đều chí tâm thọ trì lời Phật, không chế ngự bốn bộ đệ tử, xuất gia hành đạo, đúng như Phật dạy. Lúc này, đại chúng mười tám Phạm Thiên vương, các thiên tử của sáu cõi trời dục, đều cất lời than: Đương khi như thế, thế gian trống rỗng, đời không có Phật.”

Từ “bấy giờ, mười sáu Quốc vương…” là đoạn lớn trong phẩm, phần thứ ba. Chư Quốc vương nghe bảy điều răn của Phật, không chế ngự bốn chúng. Văn chia làm hai phần: 1. Mười sáu Quốc vương buồn than kinh sợ, thương xót cho mình trước đay đã làm những tội lỗi, theo lời dạy không chế ngự bốn chúng; 2. Mười tám phạm thiên, … đau xót than; sẽ đúng thời ấy thì thế gian trống rỗng, không có Phật ở đời. Than chánh pháp bị diệt tận, nên nói “không có Phật ở thế”.

“Bấy giờ, trong vô lượng đại chúng, trăm ức Bồ-tát; Di lặc, Sư tử nguyệt,… trăm ức Xá-lợi-phất, Tu-Bồ-đề,… năm trăm ức mười tám Phạm, chư thiên Lục dục, ba cõi sáu đạo A-tu-luân-vương,… Nghe Phật thuyết về nhân duyên hộ Phật quả, nhân duyên hộ quốc độ, hoan hỷ vô lượng, vì Phật tác lễ, thọ trì Bát-nhã Ba-la-mật.”

Từ “bấy giờ, trong vô lượng đại chúng…” là đoạn lớn trong phẩm, Đây là chúng thứ tư. Thời chúng nghe pháp, hoan hỷ phụng hành. Văn có ba phần: 1. Liệt kê trăm ức Bồ-tát chúng; 2. Liệt kê trăm ức Xá lợi phất,… 3. Năm trăm ức cõi trời Sắc, Dục, các chúng nơi sáu đường A-tuluân-vương, đều phụng hành.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6