SỚ KINH NHÂN VƯƠNG BÁT NHÃ

QUYỂN 05

Tác giả: Đời Tùy Pháp Sư Cát Tạng

PHẨM HỘ QUỐC

Trong sáu phẩm thuộc phần chánh thuyết, ba phẩm trước đã nói về chủ thể hộ Bát-nhã và lực dụng của kinh, sinh ra hai lợi cho Bồ-tát; chủ thể năng hộ Phật nhân quả và biết bốn sinh tướng tịch lặng, bặt dứt ngôn từ, nhân quả vốn không hai; đắc lợi ích xuất thế. Phần trên đã nói xong. Nay phẩm này là nói về đối tượng hộ là quốc độ và lợi ích thế gian. Trong phẩm Không, mười sáu Quốc vương ý muốn hỏi phương pháp để hộ quốc độ đất nước. Trước tiên là pháp đáp vì chư Bồ-tát mà thuyết nhân duyên hộ Phật quả hành thập địa. Ba phẩm trên, nói về các quán môn để làm rõ nhân của chủ thể hộ Bát-nhã mà sinh ra giải, hiểu, đức bên trong đã viên tròn, hóa bên ngoài đã hiểu rõ. Uy lực của kinh khiến cho đất nước không có tai hoạ, dân và chúa được an lành, nên gọi là hộ. Đối tượng hộ vì sao gọi tên là quốc. “Quốc” là lãnh thổ mà vương giáo hóa gọi là quốc. Phẩm này chỉ đặt biệt nói về ý nghĩa đó nên gọi là phẩm Hộ quốc.

Hỏi: Vì sao hoằng kinh này có thể bảo hộ được quốc độ?

Đáp: có nhiều ý nghĩa, nay chỉ lược nói ba nghĩa mà có thể hộ quốc độ. 1. Bát-nhã là Phật mẫu, có thể sinh ra chư Phật. Nay hoằng tuyên Bát-nhã thì xứng với tâm Phật, vì nhờ thần lực của Phật bảo hộ, có thể làm cho bảy nạn không sinh, vạn dân an lạc; 2. Kinh Đại thừa là sở học của Bồ-tát, do giảng kinh này, Bồ-tát mười phương vân tập đến đất nước này để nghe, thọ nhận Đại thừa. Nhờ thần thông lớn của Bồ-tát có thể khiến cho bảy nạn không khởi; 3. Kinh Đại thừa này được các hộ pháp Thiên long quỷ thần mười phương yêu kính. Do giảng kinh này mà các Thiên long thần đều đến nghe pháp, ủng hộ đất nước có thể bảo hộ được quốc gia.

Phẩm này chia làm năm phần: 1. Nói về hành pháp hộ quốc; 2. Từ

“Đại vương! Xưa kia…” dẫn chuyện xưa để hiển thời nay, ích lợi chẳng hư dối; 3. Từ “Đại vương! Mười sáu đại quốc…”. Khuyến vật tu hành; 4. Từ “Bấy giờ, Thích ca…” nêu đắc ích; 5. Từ “Ta nay…” kết.

Trong đoạn thứ nhất lại có bốn phần: 1. Nói về hành pháp hộ quốc; 2. Từ “Đại vương! Khi đất nước loạn…” bảy nạn đang phá hoại đất nước, đất nước làm đối tượng hộ; 3. Từ “không chỉ hộ quốc…” hộ các thần dân, còn gọi là hộ phước; 4. Từ “không chỉ hộ phước, còn hộ chúng nạn…” hộ các người khác về tám nạn. Trong phần một: Hộ quốc hành pháp lại chia làm ba phần: 1. Bảo nghe hứa nói; 2. “Khi đất nước sắp…”; lúc cần phải hộ; 3. “Phải thỉnh trăm Phật…” chính tỏ về hộ quốc hành pháp.

Bấy giờ, Phật bảo: “Đại vương! Các ông khéo nghe! Ta nay chánh thuyết phương pháp sử dụng để bảo hộ quốc độ. Ông nên thọ trì Bátnhã Ba-la-mật, khi quốc độ sắp loạn, kiếp thiêu phá hoại, giặc đến phá quốc độ thì phải thỉnh trăm tượng Phật, trăm tượng Bồ-tát, trăm tượng La hán, trăm Tỳ khưu chúng, bốn đại chúng, bảy chúng, cùng nghe kinh này. Thỉnh trăm pháp sư giảng Bát-nhã Ba-la-mật, một trăm tòa cao Sư tử hống, trước thắp trăm đèn, đốt trăm hoà hương. Trăm loại sắc, dùng để cúng dường tam bảo, ba y mười vật cúng dường pháp sư, cơm cháo ăn trưa cũng lại đúng thời.”

Phần một văn nói: “Bảo: Đại vương!” là dạy nghe. “Ta nay” là hứa chánh thuyết. “Ông phải thọ trì…” là khuyên vua tu hành.

Phần hai: Lúc cần phải hộ. Văn nói: “Khi nước sắp loạn” là bảy nạn sắp khởi, hư nước hại dân, cho nên Quốc vương tu đức trừ họa, khiến vạn dân an lạc. Nói “giặc”; có hai loại: 1. Bên ngoài trộm cướp, cầm thú; 2. Bên trong, các giặc phiền não tạo ra. Đã có hai giặc thì hộ cũng phải có hai: 1. Ngoài thì trăm bộ quỷ thần; 2. trong thì công đức trí tuệ, trong hay ngoài cũng đều là thần lực của chư Phật Bồ-tát.

Phần ba: Nói về hành pháp, lại chia làm bốn phần: 1. Từ “thỉnh trăm Phật…” liệt kê bảy loại phước điền, nói phước điền rộng lớn; 2. Từ “trăm tòa cao…” liệt kê sáu loại cúng dường, nói về việc cúng dường; 3. Từ “Đại vương! Một ngày hai thời…” giáo thứ ba, nghi thức thuyết pháp; 4. Từ “Trăm bộ quỷ thần…” nói về chư thiện thần vương, nghe kinh hoan hỷ, ủng hộ quốc độ.

Phần một: Tỏ bảy loại phước điền: 1. Trăm Phật; 2. Trăm Bồ-tát; 3. Trăm La-hán, những vị đó sau khi đã nhập Niết-bàn nên chỉ thỉnh tượng. Vì thời mạt thế bảy nạn quá gấp. Nếu như khi Phật còn tại thế cũng thỉnh thân Phật Bồ-tát La hán; 4. Trăm Tỳ khưu chúng; 5. Bốn đại chúng; Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di; . Bảy chúng; bốn đại chúng trên, thêm Thức xoa ma na, Sa di, Sa di ni, là bảy; 7. Thỉnh trăm pháp sư.

Phần hai: Nói sáu loại đồ dùng cúng dường: 1. Trăm tòa sư tử. Phật và pháp sư ngồi trên tòa đó thuyết diệu pháp, gọi là tòa sư tử; 2. Thắp trăm đèn; 3. Trăm hòa hương; 4. Trăm loại sắc hoa; 5. Ba y mười vật, mười vật là: ba y, bát, đồ ngồi, dao cạo, áo, quần, dao, bọc lọc nước, bao đựng bát, ống đựng kim; . Ăn trưa cơm cháo. Dùng sáu thứ đó để cúng dường Tam Bảo. “Trăm tòa cao”; vì có trăm pháp sư. Đèn, hương, hoa, mỗi thứ một trăm vì để cúng dường trăm Phật.

Phần thứ ba là nghi thức thuyết pháp.

“Khi đó, Đại vương! Một ngày hai thời, giảng đọc kinh này, trong quốc độ ông có trăm bộ quỷ thần bảo hộ quốc độ ông.”

Văn nói; “giảng một ngày hai thời” là trước ngọ và sau ngọ.

Phần bốn: Thiện thần hộ quốc độ văn nói: “Trăm bộ quỷ thần”; sư Tam Tạng nói; xuất ra từ kinh Kim Ngân Tiên Nhân Nghĩa. Kinh đó ở ngoại quốc không đến Trung Hoa. Vị tiên nhân này thống lãnh chư quỷ thần, quỷ thần căn bản có mười bộ, mỗi một bộ đều có mười bộ, nên gọi là trăm bộ. Mười bộ căn bản là: 1. Đại thần: có thể hóa làm chư thần; 2. Đồng tử thần: Con trai của Ma-hê-thủ-la, phạm vào Tiên nhân, pháp của Tiên nhân thì không giết trẻ con, vì vậy tiên nhân ký nói đến năm mười sáu tuổi sẽ thành đại tiên, và phải chết. Lời ký đó không thể tránh được. Lực của Ma-hê trú ở đứa con đó mãi đến mười bốn tuổi. Nó dùng trẻ con làm bộ đảng để hại trẻ con ở thế gian, nếu qua mười lăm tuổi thì trẻ con đó không còn bị hại nữa; 3. Mẫu thần: là nhũ mẫu của đồng tử thần; 4. Phạm thần: là Ma-hê-thủ-la, mặt có ba mắt, có Nhấtthiết-trí. Nếu mất vật. Chú ở mặt trẻ con, sinh thêm một mắt, đến lúc lấy lại được vật thì mắt đó mất; 5. Thần đầu voi; thích làm chướng ngại tất cả các việc thiện áccủa người khác, mong cho họ không thành tựu; . Thiên Long Thần: nhiều tham sân; 7. La La Thần: thích phạm đến người, trời. Có hai đứa con trai thiện, ác; . Sa thần: ăn thịt bạc phước, thân hình như đất cát; . Dạ xoa Thần: có đại thần thông; 10. La sát Thần, phiên dịch là Cực nạn. Văn nói “trăm bộ” là quỷ thần vương. “Mỗi một bộ lại có trăm bộ quỷ thần”, là bà con giòng họ của các thần vương trên. Những quỷ thần đó đều muốn được làm người để thực hành Bát-nhã, nếu không hoằng tuyên thì sẽ làm tổn hại. Do ở trong nước giảng kinh này, các quỷ thần vì nghe pháp mà đều đến hộ nước, khiến không có bảy nạn. Do không có bảy nạn mà được giảng được nghe. Nên bảo là “vui nghe kinh này”.

Nói về hành pháp đã xong.

“Đại vương! Khi quốc độ loạn, trước hết là quỷ thần loạn, quỷ thần loạn, nên vạn dân loạn. Giặc đến cướp nước, trăm họ tang tóc, vua tôi, Thái tử, vương tử, vương tôn, trăm quan cùng sinh thị phi, trời đất quái lạ. Hai mươi tám ngôi sao, tinh đạo, nhật nguyệt trái thời mất độ, giặc nổi khắp nơi. Đại vương! Nếu gặp nạn lửa, nạn nước, nạn gió, tất cả các nạn, cũng nên giảng đọc kinh này, dùng cách như trên đã nói.”

Phần thứ hai: Nói về bảy nạn chính làm hư hoại đất nước. Bảy nạn là: 1. Nạn quỷ thần; 2. Nạn giặc; 3. Nạn quân thần, Thái tử, trăm quan; 4. Nạn hai mươi tám sao; 5. Nạn lửa; 6. Nạn nước; 7. Nạn gió. Đó là do nước không có Tam bảo, lại không giảng đọc Đại thừa. Các quỷ thần không có nghe chánh pháp, cho nên tâm ác càng nhiều, não loạnvạn dân, vạn dân đã bị loạn, suy yếu chết chóc, nên giặc ngoài mới đến xâm lăng đất nước. Lại nữa, trăm bộ quỷ thần thích nghe chánh pháp, vì trong nước đó không giảng kinh, nên các quỷ thần sân giận mà khởi bảy nạn, não loạn nước nhà. “Nhị thập bát tú” (hai mươi tám sao) là; giác, cang, để, phòng, tâm, vỹ, kỳ, là sao phương Đông. Đẩu, ngưu, nữ, hư, nguy, thất, bích, là sao phương Bắc. Khuê, lâu, vị, ngang, tất, tử, tham, là sao phương Tây. Tỉnh, quỷ, liễu, tinh, trương, dực, chẩn, là sao phương Nam. Một phương có bảy sao, bốn lần bảy là hai mươi tám sao. “mất độ”; là số độ ở trên bị sai loạn, nên gọi là mất độ. “Nhật nguyệt mất độ”; trời có ba trăm sáu mươi lăm độ một phần tư. Mặt trời một ngày đi một độ, một năm đi một vòng trời. Mặt trăng một ngày đi mười ba độ bảy phần mười chín. Một tháng đi một vòng trời. Lại nữa, Nhật nguyệt đi trong thiên đạo có vô lượng đường đi, đại khái thì có ba đường. Nghĩa là; ngày Đông chí thì mặt trời hành ở Nam đạo Hạ chí hành ở Bắc đạo, Xuân phân và Thu phân hành ở Trung đạo. Dùng cách hộ nạn giống trên, nên nói “như đã nói trên”.

“Đại vương! Không những hộ quốc mà còn hộ phước; cầu phú quý, quan vị, bảy báu như ý, đi lại, cầu con cái, tuệ giải, danh tiếng, cầu quả báo nơi Lục Thiên, quả lạc chín phẩm trong cõi người, cũng giảng đọc kinh này, dùng cách như trên đã nói.”

Từ “Đại vương! Không chỉ hộ quốc…” Đây là chúng thứ ba dùng cách để hộ thần dân. Có chín loại phước: 1. Giàu; 2. Sang, chức quan; 3. Bảy báu như ý; 4. Đi lại bình an; 5. Con cái; . Tuệ giải; 7. Danh tiếng; . Quả sáu cõi trời; . Quả chín phẩm trong cõi người. “Chín phẩm” là chín phẩm nơi người thượng trung hạ, mỗi thứ có ba phẩm. Hợp lại là chín phẩm. “Thượng phẩm thượng trung hạ” là thượng phẩm Đạo chủng tính Kim Luân vương. Hạ phẩm Tập chủng tính Đồng Luân Vương. “Trung phẩm thượng trung hạ” là thượng phẩm Thiết Luân vương, trung phẩm Túc Tán vương, hạ phẩm Tiểu Quốc vương. “Hạ phẩm thượng trung hạ” là; thượng phẩm giòng họ quý tộc Sát Lợi. Trung phẩm giòng họ Bà-la-môn, hạ phẩm cư sĩ đại gia.

“Đại vương! Không những hộ phước, còn hộ nhiều nạn: Như tật bệnh khổ nạn, xiềng, cùm, gông, xiềng, buộc trói thân, phá bốn trọng cấm, làm năm nhân nghịch, làm tội tám nạn, hành việc nơi sáu nẻo, tất cả vô lượng khổ nạn, cũng giảng đọc kinh này, dùng pháp như trên đã nói.”

Từ “Đại vương! Không những hộ phước, còn hộ nhiều nạn…” Đây là chúng thứ tư, nói về hộ nạn. Nạn có tám: 1. Tật bệnh khổ nạn; 2. Nạn xiềng; 3. Nạn cùm; 4. Nạn gông; 5. Nạn xiềng xích; . Buộc trói; 7. Bốn trọng, năm thiên; . Năm nghịch là giết cha, giết mẹ, giết chơn nhơn La hán, làm chảy máu thân Phật, phá hòa hợp Tăng. Đó là tám nạn. Lại nữa tám nạn là: 1-3 nạn nơi ba cõi ác là ba; 4. Nạn sinh ra trước khi Phật tại thế và sau khi Phật nhập diệt; 5. Nạn sinh ra ở vùng biên địa; . Nạn điếc đui câm ngọng; 7. Nạn thế trí biện thông (trí thông minh của thế gian); . Nạn sinh nơi Trường Thọ Thiên. Đã xong phần hộ quốc hành pháp.

“Đại vương! Xưa kia, có vị vương, Thích Đề Hoàn Nhân, bị Đỉnh Sanh vương lên trên trời muốn diệt nước của ông. Lúc đó, Đế Thích Thiên vương liền dùng pháp của bảy Phật, bày trăm tòa cao mời trăm pháp sư giảng thuyết Bát-nhã Ba-la-mật. Đỉnh Sanh vương liền thối lui như trong Kinh Diệt tội đã nói.”

Từ “Đại vương! Xưa kia…” là đoạn lớn thứ hai là dẫn xưa ví với nay. Trong đó có hai phần: 1. Dẫn chuyện Đế Thích vương làm chứng Bát-nhã có thể hộ quốc độ, như kinh Niết-bàn đã dẫn ra chuyện đó; 2. Từ “Nước Thiên La…” là dẫn chuyện của Phổ Minh làm chứng cho Bátnhã có thể hộ thân mệnh. Như trong kinh Thập Vương nói năm ngàn Quốc vương tập họp, dẫn những chuyện đó để làm chứng.

Ở phần một: Dẫn chuyện Thiên vương, có bốn phần: 1. Đỉnh sinh Vương đoạt Thiên quốc; 2. Đế Thích hành pháp hộ quốc; 3. “Đỉnh Sinh liền thối lui…” nói về Đỉnh Sinh lui tan; 4. “Như Kinh Diệt tội…” dẫn kinh để làm chứng. Kinh đó đúng là kinh Niết-bàn.

“Đại vương! Xưa có Quốc vương Thiên La, có một Thái tử sắp lên ngôi vua, tên là Ban Túc. Thái tử vì học với thầy ngoại đạo tên là Đa Là, phải lấy đầu của ngàn vị vua để cúng mộ thần, rồi mới đăng ngôi, được chín trăm chín mươi chín vua, thiếu một vua, bèn đi về hướng Bắc vạn dặm, bắt được một vua, tên là Phổ Minh vương, Phổ Minh vương nói với Túc Minh vương; xin cho một ngày để cúng dường Sa môn đảnh lễ Tam Bảo. Vua Ban Túc đồng ý cho về một ngày. Phổ Minh vương bèn theo pháp của bảy Phật thời quá khứ, thỉnh trăm vị pháp sư, bày trăm tòa cao, một ngày hai thời giảng thuyết Bát-nhã Ba-la-mật, hết tám ngàn ức kệ, vị pháp sư thứ nhất vì Phổ Minh vương mà nói kệ.

Từ “Đại vương! Xưa có Thiên La Quốc vương…” Đây là chúng thứ hai, dẫn chuyện Phổ Minh vương làm chứng. Văn có ba phần: 1. Nạn sự; 2. Từ “Phổ Minh vương bạch Ban Túc…” theo kinh tu phước, hành pháp hộ quốc; 3. Từ “bấy giờ, pháp sư…” nghe pháp được ngộ, giải:

Phần thứ một: Nạn sự; Ban Túc muốn diệt các nước lấy đầu ngàn vua để tế mộ thần, văn đã rõ.

Phần thứ hai: Hành pháp: Văn có ba phần: 1. Phổ Môn xin được thả một ngày. Ban Túc cho phép; 2. Từ “Thời, Phổ Minh…” thỉnh pháp sư thuyết pháp; 3. Từ “Một vị pháp sư bậc nhất…” với một người kia thuyết kệ bốn phi thường. Hai phần trước, văn dễ hiểu. Ở phần thuyết kệ có tám kệ, chia làm bốn phần: 1. Hai kệ thuyết về vô thường; 2. Hai kệ thuyết về khổ; 3. Hai kệ thuyết về không; 4. Hai kệ thuyết về vô ngã.

  1. “Rồi kiếp thiêu hết,
  2. Đất trời rỗng không.
  3. Tu Di biển lớn
  4. Đều thành tro bay.
  5. Trời rộng phước hết
  6. Tiêu tan trong ấy
  7. Âm dương còn mất
  8. Huống nước thường còn !”

Kinh Bổn khởi nói: trời đất thọ hai trăm vạn kiếp, tuổi thọ tận hết là kiếp hỏa thiêu tận, bảy ngày ngưng trú, qua bảy ngày thiên hạ rỗng không. Kiếp hỏa lên đến cõi trời thứ sáu cõi dục. Kiếp hỏa vừa hết, Đại Long vương phương khác làm mưa nước diệt tắt hết lửa, nước lên tận cả trời Phạm thiên thứ mười thuộc cõi Sắc, lại có một kiếp gió lốc xoáy từ phương khác đến thổi nước mưa ở cõi trời này, sóng lớn lên tới cõi vô sắc, lại còn có kiếp thủy tận thổi sóng nước làm thành núi sông. Trời đất mới bắt đầu thành hình, chưa có mặt trời, mặt trăng, sao, chư thiên bay đến, mặt trời, mặt trăng, đất đai mới bắt đầu có; trong hai bài kệ thứ nhất, hai câu đầu là nói về trời đất, hai câu tiếp là núi biển, hai câu tiếp nữa là Thiên, Long một câu, tiếp là âm dương. “Hai nghi”; là một âm, một dương. Hai loại đó có thể làm sinh ra, và tạo thành sự vật, gọi là hai nghi. Nói “còn mất”; ý nói âm dương đó tuy sinh trưởng nhưng niệm niệm tiêu tan, nên là vô thường; câu sau cùng là kết về vô thường, vô thường có nhiều loại, nay ở đây lược đưa ra năm loại: 1. Diệt vô thường; xả hiện báo; 2. Hoại vô thường phá tan hòa hợp; 3. Chuyển biến vô thường; các sắc biến đổi thành ra khác, bốn tập tướngvô thường, sinh diệt không thật; 5. Tự tính vô thường pháp hữu vi là bình đẳng chẳng trụ.

Hai bài kệ tiếp nói về khổ, tức là tám khổ.

  1. “Sinh lão bệnh tử
  2. Luân chuyển không cùng
  3. Việc, mong trái ngược,
  4. Ưu bi làm hại
  5. Dục sâu họa nặng
  6. Nhọt bướu không ngoài
  7. Ba cõi đều khổ
  8. Nước có nhờ gì.”

“Sinh v.v …” tức là: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ. “Luân chuyển không cùng”; luân hồi, tức chính là hành khổ. “Việc, mong trái ngược”; tức chính là cầu bất đắc khổ, cũng gọi là ái biệt ly khổ. “Ưu bi”; tức chính là hoại khổ. “Dục sâu họa nặng”; luận nói; như nước biển lớn không bờ không đáy, có thể nhận lấy nỗi khổ nặng nề, nên nói là “họa nặng”. “Nhọt bướu không ngoài”; tham dục do bên trong sinh ra. Nhọt bướu tức thân tự có, nên bảo là “không ngoài”. “Ba cõi đều khổ; khổ thì thật, vui thì giả. “Nước có nhờ gì”; là y báo đều khổ. Khổ vị có bốn: 1. Cõi dục bất tịnh, nên khổ; 2. Cõi sắc thối đọa, nên khổ; 3. Vô cõi sắc bất an, nên khổ; 4. Nhị thừa không hoàn toàn tịch tĩnh, nên khổ.

Hai kệ tiếp, là nói về không.

  1. “Có tự vốn không hữu tự vô,
  2. Nhân duyên mà thành
  3. Thịnh thì phải suy,
  4. Thật thì phải hư
  5. Chúng sanh ngu tối
  6. Đều như huyễn cư
  7. Thanh, hưởng đều không
  8. Quốc độ cũng vậy.”

Văn nói: “Có tự vốn không” là tự tính vốn không. “Nhân duyên

mà thành” là nói nhân duyên không, pháp của nhân duyên như hoa đốm trên không, chỉ có danh giả không có thật. Chánh quán nói: “pháp do nhân duyên sinh, tức chính là không”. “Thịnh thì phải suy” đó là thủy chung không. Chúng sanh hư vọng, vọng cho là có. Đế thật mà quán thì thủy chung đều bất khả đắc. “Thật thì phải hư”; chúng sanh cho ngã là thật. Cây đao thật tướng cắt thân vô thường thì thân bị hư hoại, tức là “thật thì phải hư”. “Chúng sanh ngu tối, đều như huyễn cư” là nói về sinh không. “Thanh, hưởng đều không” là nói về tướng không. Tiếng vọng hưởng chỉ có tướng mạo, không có thật, nên bảo là tướng không. Người nghe tiếng vọng hưởng là nhĩ căn hoại, nghe điên đảo. Ví như hoa đốm trên không; vòng lửa xoay…

Hai kệ tiếp là nói về vô ngã, tâm chẳng phải là hình tướng, nên nói là vô hình.

  1. “Thức thần vô hình,
  2. Giả cỡi bốn rắn.
  3. Vô nhãn bảo dưỡng,
  4. Cho là xe vui
  5. Hình chủ vô thường,
  6. Thần nhà vô thường
  7. Hình, Thần còn lìa
  8. Há có nước sao?”

“Giả cỡi bốn rắn” là dựa theo sắc mà nói về vô ngã, bốn rắn là dụ cho bốn đại. “Vô nhãn bảo dưỡng; cho xe là vui”; hai câu này là dựa theo tình để nói về vô ngã, vì phàm phu không có tuệ nhãn, bảo dưỡng thân xác này, cho đó là xe vui, tựa như con voi không có mắt, chỉ cầu mong mùi vị thức ăn. Vui thú với chiết xe năm ấm, không đạt vô ngã, bảo dưỡng bốn đại, cho là có ngã. Không biết thân xác này do giả hợp mà có, giống như nhiều gỗ hợp mà thành chiếc xe, xong chấp cho những nỗi khổ nhẹ là vui thú, gọi đó là xe vui. “Hình” là bốn đại. “Thần” là thức thần. “Hình, thần còn lìa” là chính nói về vô ngã. “Há có nước sao?” là nêu sự giống nhau để làm rõ quốc gia cũng không.

“Bấy giờ, pháp sư thuyết xong kệ này, thời quyến thuộc Phổ Minh vương đắc pháp nhãn không, vương, tự chứng đắc các định hư không, nghe pháp ngộ giải, trở về lại nước Thiên La, nơi chỗ ở của Ban Túc vương.”

Phần thứ ba, nghe pháp ngộ giải, có hai phần: 1. Tự hành; 2. Hóa tha.

Phần tự hành có hai phần: 1. Quyến tộc đắc giải; 2. Phổ Minh tự chứng các định hư không. Phần hóa tha, có năm phần nhỏ.

“Trong chúng, bèn bảo chín trăm chín mươi chín vị vua; đúng lời hẹn trở lại, mọi người đều phải tụng đọc kệ trong kinh Nhân Vương vấn Bát-nhã Ba-la-mật của bảy Phật thời quá khứ. Lúc ấy, Ban Túc vương hỏi các vua: các ông đều tụng pháp gì. Lúc ấy, Phổ Minh vương bèn dùng kệ trên để trả lời vua. Vua nghe pháp đó, đắc Tam muội không. Chín trăm chín mươi chín vị vua cũng nghe pháp, đều chứng định ba môn không. Lúc này, Ban Túc vương rất hoan hỷ, bảo với các vua: Ta vì ngoại đạo tà sư mà bị lầm lẫn, chẳng phải là lỗi lầm của quí vị, các ông có thể trở về nước mình, mỗi vị đều thỉnh pháp sư giảng thuyết về danh vị cú Bát-nhã Ba-la-mật. Ban Túc vương lại đem nước giao cho em trai, xuất gia vì đạo, chứng pháp nhẫn vô sinh, như trong Thập vương địa nói năm ngàn Quốc vương thường tụng kinh này, đời hiện nay sinh báo.”

Từ: “Bèn bảo chín trăm chín mươi chín…” là phần một, giáo hóa các vua khác, từ “Lúc ấy, Ban Túc hỏi các vua…” là phần hai, Ban Túc và các vua cùng nghe pháp được lợi ích. Từ “bảo với các vua…” là phần ba: Thả các vua về nước hoằng kinh này. Từ “đem nước giao cho em trai…” là phần bốn: Ban Túc xuất gia, tu hành tinh tấn đắc nhẫn vô sinh. Từ “năm ngàn…” là phần năm: Năm ngàn vua đắc lợi ích, xong phần thứ hai: Dẫn chứng.

“Đại vương! Mười sáu đại Quốc vương tu pháp hộ quốc, pháp nên như vậy, ông phải thọ trì. Trên trời, trong cõi người chúng sanh nơi sáu đường đều nên thọ trì danh vị cú của bảy Phật. Trong đời vị lai, nếu có vô lượng tiểu Quốc vương muốn bảo hộ đất nước cũng lại như vậy, nên mời pháp sư thuyết danh vị cú Bát-nhã Ba-la-mật.”

Từ “mười sáu đại quốc…” là đoạn lớn thứ ba trong phẩm Khuyến trì có ba phần: 1. Khuyến khích mười sáu Quốc vương thọ trì; 2. Từ “Trên trời, trong cõi người…” là khuyến khích chúng sanh trong sáu đường thọ trì; 3. Từ “vô lượng tiểu Quốc vương…” là khuyến khích các tiểu Quốc vương thọ trì. Đã xong phần thứ ba, thọ trì.

“Bấy giờ, Phật Thích ca Mâu ni thuyết Bát-nhã Ba-la-mật này lúc ấy, trong chúng có năm trăm ức người được vào sơ địa. Lại có tám mươi vạn người con trời trong sáu trời thuộc cõi Dục đắc địa tính không. Lại có mười tám trời phạm đắc pháp nhẫn vô sinh, đắc vô sinh pháp lạc nhẫn. Lại có những người trước đã học Bồ-tát, chứng nhất địa, nhị địa, tam địa cho đến thập địa. Lại có tám bộ A-tu-luân-vương, đắc mười môn Tam muội, đắc hai môn Tam muội, được chuyển thân quỷ, chánh thọ trên trời. Người trong hội này đều đắc tín tự tính, cho đến tín vô lượng không. Ta nay lược nói công đức của các trời, không thể nói hết được.”

Từ “bấy giờ, Phật Thích ca…” là đoạn lớn thứ tư trong phẩm: nói về đắc lợi ích. Có sáu loại đắc lợi ích khác nhau: 1. Năm trăm ức người đắc sơ địa; 2. Tám mươi vạn người nơi sáu cõi trời thuộc Cõi dục đắc địa tính không, ở tứ địa trở lên; 3. Mười tám phạm thiên đắc nhẫn vô sinh và nhẫn pháp lạc, tại thất địa trở lên; 4. Lại có những người trước đã học Bồ-tát: Sơ địa cho đến thập địa; 5. “Tám bộ thần vương đắc mười Tam muội; là mười Nhất thiết nhập. “Đắc hai Tam muội là tám thắng xứ và tám bối xả, hoặc là không và vô tướng, lại còn được chuyển thân quỷ thần, đắc thân chư thiên; . Người trong chúng hiện tại ở hội này, đắc tín tự tính; là bốn tín bất hoại. Còn đắc tín không; là nhập sơ địa. Thập tín gọi là tự tính tín, chủng tính trở lên gọi là tín không.

Từ “Ta nay…” là đoạn lớn thứ năm. Tóm kết. “Lược nói là như vậy, nếu nói cho đủ thì không bao giờ cùng tận.

PHẨM TÁN HOA

Sáu phẩm thuộc phần chánh thuyết được chia làm bốn phần. Ba phẩm đầu đã nói về chủ thể hộ là Bát-nhã. Phẩm Hộ quốc thuộc phần thứ hai đã nói về đối tượng được hộ là quốc độ. Phẩm này đây là chúng thứ ba chỉ bày về vật cúng dường, khiến người cúng dường.

Mười sáu Quốc vương đã nghe thuyết Bát-nhã, đắc lợi ích rất nhiều, nội tâm vui mừng, rải hoa cúng dường, do đó mà đặt tên nên nói là “phẩm Tán Hoa”.

Hỏi: cúng dường thì có nhiều thứ, vì sao chỉ nói rải hoa?

Đáp: cúng dường tuy nhiều, nhưng không ngoài ba loại: 1. Kính cúng dường; là hương, hoa…; 2. Lợi cúng dường là áo quần…; 3. Tu hành cúng dường là sáu độ, bốn nhiếp… phẩm này đa phần nói về cung kính cúng dường và tu hành cúng dường.

Văn phẩm này chia làm sáu đoạn: 1. Mười sáu Quốc vương nghe pháp hoan hỷ, rải hoa cúng dường; 2. Từ “Lúc ấy, các Quốc vương…”. Phát nguyện; 3. Từ “Phật bảo đại vương…” là Như Lai thuật thành; 4. Từ “thời, Phật…” là hiện thần lực; 5. Từ “Phật hiện thần túc…” thời chúng đắc ích; 6. Từ “lắng nghe! Lắng nghe!…”. Kết.

“Bấy giờ, mười sáu đại Quốc vương nghe Phật thuyết mười vạn ức kệ Bát-nhã Ba-la-mật, hoan hỷ vô lượng, bèn rải trăm vạn ức hạnh hoa ở trong hư không, biến thành một tòa, chư Phật mười phương cùng ngồi nơi một tòa, thuyết giảng Bát-nhã Ba-la-mật, vô lượng đại chúng cùng ngồi một tòa cầm hoa Kim-la rải trên Phật Thích-ca Mâu-Ni, thành hoa Vạn-luân che trên đại chúng.”

Trong phần thứ nhất, rải hoa. Có bốn phần: 1. “Rải trăm vạn ức hoa hạnh”; ba mươi hoa Tâm thuộc địa tiền; 2. Lại còn rải tám vạn bốn ngàn hòa Bát-nhã Ba-la-mật; hoa Thập địa, Sơ địa trở xuống; 3. Lại rải hoa Diệu giác; là hoa Phật địa; 4. Các trời, người rải hoa Trời.

Trong phần hoa hạnh ba mươi tâm. Có bốn phần: 1. Mười sáu Quốc vương đã nghe thuyết Bát-nhã, hoan hỷ bèn rải trăm vạn ức hoa hạnh; 2. Hoa ở không trung biến thành một tòa. Chư Phật mười phương cùng ngồi trên một tòa thuyết Bát-nhã; 3. Vô lượng đại chúng cùng ngồi một tòa, cầm hoa Kim-la rải trên Phật Thích-ca; 4. Hoa Kim la biến thành hoa Vạn luân che trên đại chúng.

Hỏi: vì sao trong một thời gian mà các hoa biến chuyển tự tại như vậy?

Đáp: Nhờ Bát-nhã, nên ở bên trong một tâm vô sở đắc mà làm

thành nhiều loại tên gọi không thể lấy tâm tướng mà cầu. Nếu dựa theo sự khuyến tu để hiểu thì rất nhiều, không thể nói ra hết. Đoạn sau nói về các hoa cũng vậy.

Lại rải tám vạn bốn ngàn hoa Bát-nhã Ba-la-mật ở trong hư không, biến thành đài Bạch vân. Trong đài, Phật Quang Minh vương cùng vô lượng đại chúng thuyết Bát-nhã Ba-la-mật. Trong đài, đại chúng cầm hoa Lôi hống rải trên Phật Thích ca và các đại chúng.

Phần thứ hai: Hoa hạnh Địa thượng. Văn có ba phần: 1. Rải hoa biến thành đài Bạch vân; 2. Trong đài, Phật Quang Minh vương thuyết Bát-nhã; 3. Trong đài, đại chúng cầm hoa Lôi-hống rải trên Phật Thích ca và đại chúng.

“Lại rải hoa Diệu giác ở trong hư không, biến ra thành Kim cang. Trong thành, Phật Sư Tử Hống vương cùng Phật chúng đại Bồ-tát mười phương luận về Đệ-nhất-nghĩa-đế. Lúc đó, Bồ-tát ở trong thành cầm hoa Quang-minh rải trên Phật Thích ca Mâu ni thành một đài hoa, trong đài, chư Phật mười phương thuyết pháp Bất Nhị.

Phần thứ ba: Rải hoa Diệu giác Phật địa. Văn có năm phần: 1. Rải hoa Diệu giác; 2. Hoa ở trong không, biến ra thành Kim cang; 3. Trong thành Phật , Sư Tử Hống Vương cùng với Phật, đại chúng Bồ-tát luận về Đệ-nhất-nghĩa-đế; 4. Lúc đó, trong thành Bồ-tát cầm hoa quang minh rãi trên Phật Thích ca, thành một đài hoa; 5. Trong đài, Phật mười phương thuyết pháp Bất Nhị.

“Và các trời người cũng rải hoa Trời lên Phật Thích ca Mâu ni, trong hư không, thành lọng mây tía che trùm khắp tam thiên đại thiên thế giới, trong lọng che, trời người rải hằng hà sa hoa, như mây ơi xuống.”

Phần thứ tư, chư đại chúng Trời, người rải hoa. Có ba phần: 1. Rải hoa trời lên Phật Thích ca; 2. Hoa ở trong không thành lọng mây tía che tam thiên đại thiên thế giới; 3. Trong lọng, Trời, người rải hằng hà sa hoa. Những điều đó, nếu xét về sự, là kính cúng dường. Nhưng nếu theo hạnh là tu hành cúng dường.

Hỏi: Trước sau bốn lần rải hoa, biến thành lọng hoa, vì sao trong, bốn lần ấy, có lần Phật thuyết pháp, có lần thì không có Phật thuyết pháp?

Đáp: Đó là phương tiện của chư Phật, tùy duyên và khác nhau, không thể nhất định.

Xong phần thứ nhất. Rải hoa cúng dường.

“Lúc đó, các Quốc vương rải hoa cúng dường rồi, nguyện Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai thường thuyết Bát-nhã Ba-la-mật, nguyện cho tất cả những người thọ trì; Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, Tín nam, Tín nữ, những điều cầu mong được như ý, thường hành Bát-nhã Ba-lamật”.

Từ “Lúc đó, các Quốc vương…” là đoạn lớn thứ hai, phát nguyện, trong phẩm, văn có hai phần: 1. Chư Thiên, Quốc vương, nguyện chư Phật ba đời thường thuyết Bát-nhã; 2. Từ “nguyện tất cả người thọ trì …” là nguyện những điều cầu mong của sáu chúng đều được như ý, thường hành Bát-nhã vô sở đắc.

“Phật bảo: “Đại vương! Như vậy! Như vậy! Như đại vương đã nói; Bát-nhã Ba-la-mật nên thuyết giảng nên thọ, đó là mẹ của chư Phật, mẹ của chư Bồ-tát, là nơi sinh ra thần thông.”

Từ “Phật bảo…” là đoạn lớn trong phẩm, phần thứ ba. Như Lai thuật thành. Văn có hai phần: 1. Đồng ý, nên nói: như vậy như vậy! 2. Từ “như đại vương đã nói…” khuyên nên thuyết nên thọ trì. Khen Bátnhã là gốc rễ của chư Thánh. Có ba câu: Mẹ của chư Phật, mẹ của tất cả chư Bồ-tát, mẹ của tất cả thần thông.

“Lúc ấy, Phật vì Quốc vương hiện năm thần biến chẳng thể nghĩ bàn: Một hoa nhập vào vô lượng hoa, vô lượng hoa nhập vào một hoa, một cõi Phật nhập vào vô lượng cõi Phật, vô lượng cõi Phật nhập vào một cõi Phật. Vô lượng cõi Phật nhập vào cõi một lỗ chân lông; cõi một lỗ chân lông nhập vào cõi vô lượng lỗ chân lông. Vô lượng núi Tu di, vô lượng biển lớn nhập vào trong hạt cải. Một thân Phật nhập vào vô lượng thân chúng sanh, vô lượng thân chúng sanh nhập vào một thân Phật, nhập vào thân sáu nẻo, nhập vào thân địa thủy hỏa phong. Thân Phật chẳng thể nghĩ bàn. Thân chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn. Thế giới chẳng thể nghĩ bàn.

Từ “Lúc ấy, Phật hiện thần thông…” Đây là chúng thứ tư. Thần lực. Hiện năm bất tư nghị, thành năm phần; 1. Hoa biến chẳng thể nghĩ bàn: “Một hoa nhập vaò vô lượng” là ít mà nhập vào nhiều được. “Vô lượng nhập vào một”; nhiều nhập vào ít, nên đều là thần lực chẳng thể nghĩ bàn; 2. Cõi Phật chẳng thể nghĩ bàn: vô lượng cõi Phật nhập vào một cõi Phật. Biến được nhiều độ nhập vào một cõi; 3. Lỗ chân lông chẳng thể nghĩ bàn: ít có thể dung chứa nhiều; 4. Núi Tu di lớn chẳng thể nghĩ bàn vì nhiều mà có thể nhập vào một hạt cải; 5. Chúng sanh bất tư nghị: vì vô lượng chúng sanh nhập vào một thân Phật. Năm loại thần thông gọi là chẳng thể nghĩ bàn là tên gọi khác của chánh quán vô đắc.

“Khi Phật hiện thần túc, các trời, người ở mười phương đều đắc Tam muội Phật hoa. Mười hằng hà sa Bát bộ thần vương thành đạo Bồtát. Mười ngàn nữ nhân hiện thân đắc thần thông Tam muội. Thiện nam tử! Bát-nhã Ba-la-mật đó, có lợi ích ba đời, quá khứ đã thuyết, hiện tại đang thuyết, vị lai sẽ thuyết.”

Từ “Phật hiện thần túc…” là đoạn lớn trong phẩm. Phần thứ năm. Nói về được lợi ích. Có hai phần: 1. Nói riêng về bốn loại người đắc lợi ích; 2. Từ “thiện nam!…” là nêu chung về ba đời được lợi ích. Trong phần nói riêng về bốn chúng, chia làm bốn phần: 1. Thiện nhân mười phương đắc Tam muội Phật hoa. Đó là sở đắc ở địa thứ mười, Tam muội Hoa Nghiêm; 2. Mười hằng hà sa Bồ-tát đắc thành thân Phật; 3. Ba hằng hà sa Bát bộ thần vương thành đạo Bồ-tát, là sơ địa trở lên; 4. Mười ngàn nữ nhân hiện thân đắc thần thông; là năm thần thông. Từ “thiện nam! Là nêu chung về Bát-nhã, nói rõ về lợi ích ba đời.

“Lắng nghe! Lắng nghe! Khéo suy niệm về nó, như pháp tu hành.”

Từ “lắng nghe! Lắng nghe!…” là đoạn lớn trong phẩm. Phần thứ sáu, khuyên nương theo ba tuệ. Kết về khuyên tu hành.

PHẨM THỌ TRÌ

Phẩm này nói về mười ba pháp sư. Triển khai phụng hành là thọ. Lâu mãi không quên là trì. Vì vậy mà đặt tên, nên nói là phẩm Thọ Trì.

Sáu phẩm chánh thuyết chia làm bốn phần thì đây Đây là chúng thứ tư. Nói về tướng mạo đức hạnh của người hoằng dương kinh. Khuyên lấy đó làm y cứ để học kinh. Văn có hai phần: 1. Nguyệt Quang nghi hỏi; 2. Từ “Đại Mâu ni…”. Đáp. Trong phần hỏi, có hai phần: 1. Nguyệt Quang từ phẩm trên mà sinh nghi; 2. Từ “bạch Phật…” phần hỏi chính, hỏi về người trì pháp đời Mạt pháp. Trong phần nghi hỏi trước, đầu tiên thấy điềm lạ sinh niệm nghi, sau là phát lời xin hỏi.

Bấy giờ, Nguyệt Quang tâm nghĩ, miệng nói. Thấy Phật Thích ca Mâu ni hiện vô lượng thần lực, cũng thấy trên ngàn đài hoa báu, đầy các đức Phật, là tất cả Phật hóa thân chủ. Lại thấy Phật trên thế giới ngàn cánh hoa, mỗi vị Phật trong đó đều thuyết Bát-nhã Ba-la-mật.”

“Nguyệt Quang”: họ Nguyệt, tên là Ba-tư-nặc. Sau khi đã thọ pháp, đặt thêm một tên chữ là Quang, nên gọi là Nguyệt Quang. Tiếp là phát lời; thấy thần lực của Phật Thích ca, lại thấy đài hoa báu đầy Phật Thích ca hóa thân Phật chủ, lại thấy Phật trên ngàn cánh, mỗi vị đếu thuyết Bát-nhã. Ba nơi đó Phật là một hay là khác?

Bạch Phật: “vô lượng Bát-nhã Ba-la-mật không thể thuyết, không thể giải, hiểu, không thể dùng thức mà biết, như thế thì làm thế nào các thiện nam đối với kinh này có thể giải biết rõ ràng, như pháp vì tất cả chúng sanh khai mở đạo pháp không.”

Từ “Bạch Phật …” là phần hỏi chính. Trong ấy có hai phần: 1. Hỏi chính về Bát-nhã thâm diệu vô lượng đã được thuyết; 2. Từ “Làm thế nào…” là kết về ý hỏi. Trong phần hỏi chính có ba câu tán thán về Bátnhã thâm diệu: 1. Vượt quá ngôn thuyết: vì không thể nói ra được, dứt bặt mọi ngôn ngữ; 2. Vượt quá cảnh giới tướng của tâm; Cho nên nói là: “Không thể giải, hiểu, sâu xa mà vô tận; 3. Vượt quá giác quán: Nên nói “không thể dùng thức để biết”, chẳng phải cảnh giới thuộc suy tư, chẳng đạt đến bằng duyên xét đoán.

Phần hai: Pháp tướng như vậy tuyệt duyên dứt quán, thì làm thế nào để giải, hiểu, làm cho chúng sanh đắc nhập đạo “không”. “Khai pháp đạo” “không” là thấy đạt “có” vốn “không”, tức là không mà có thể thông, gọi là đạo, nên bảo là “khai pháp đạo không”.

“Đại Mâu ni nói: “có tu hành mười ba môn quán. Thiện nam! Đại pháp vương từ tập nhẫn đến Kim cang đảnh, đều là pháp sư nương giữ kiến lập, đại chúng các ông nên như Phật cúng dường mà cúng dường đấy. Nên đem trăm vạn ức thiên hoa, thiên hương để dâng cúng.”

Từ “đại Mâu ni…” là phần hai. Phật đáp. Có ba phần: 1. Chánh đáp câu hỏi; 2. Từ “Phật bảo Nguyệt Quang, sau khi Ta diệt độ…” là khuyến trì; 3. Từ “Lúc ấy, chư đại chúng và A-tu-luân-vương …” nói rõ về thời chúng đắc lợi ích.

Trong phần một: Chánh đáp có ba phần: 1. Lược đáp; 2. Từ “thiện nam! Pháp sư đó…”. Rộng đáp; 3. Từ “thiện nam! Như vậy! Như vậy!…” Tóm kết công năng của mười ba pháp sư.

Trong phần lược đáp. Có hai phần: 1. Phật đáp khuyên tu môn quán, lược bỏ phần khen công đức. Văn nói; “mười ba môn quán”; là ba Hiền và mười Thánh thành là mười ba. Bốn nhẫn trước mỗi nhẫn đều có ba phẩm, thành là mười hai, thêm tịch diệt hạ nhẫn là mười ba; 2. Từ “Tập nhẫn…”: biện về ngôi vị. “Tập nhẫn” tức chính là tập chủng tính. Đến “Kim cang đảnh” tức địa thứ mười. Nêu đầu và nêu sau, ở giữa mười một nhẫn lược bớt. “Nương giữ kiến lập”; là nói rõ mười ba loại hợp lại có thể làm chỗ dựa; 3. Từ “các ông…” khuyên đại chúng như pháp cúng dường. Văn nói: “Nên như Phật cúng dường”; là dạy cung kính cúng dường vì vậy phẩm nhị đế nói: “Một niệm tín Bát-nhã, nên biết người đó tức là Như Lai.” Huống nữa là mười ba pháp sư, không cúng dường như Phật được sao?

Này “Thiện nam! Những pháp sư đó, là Bồ-tát tập chủng tính. Như tại gia là Bà-sai, Ưu Bà-sai như xuất gia Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, tu hành thập thiện, tự quán thân mình, cùng địa, thủy, hỏa, phong, không, thức. Từng phần bất tịnh. Lại quán mười bốn căn; là năm tình, năm thọ, nam, nữ, ý, mệnh, có vô lượng tội lỗi, vì vậy liền phát tâm Bồ-đề vô thượng, thường tu tất cả niệm niệm của Tam giới đều bất tịnh, nên đắc bất tịnh nhẫn quán môn. Trú ở tại nhà Phật, tu sáu hòa kính, gọi là ba nghiệp đồng giới, đồng kiến, đồng học, hành tám vạn bốn ngàn đạo Ba-la-mật.”

Từ “Thiện nam! Những pháp sư đó…” là phần hai. Rộng đáp mười ba nhẫn, tức thành mười ba đoạn. Trong phần một, Tập nhẫn, có ba phần: 1. Nội phàm phục nhẫn; là sơ tập nhẫn thập trụ; 2. Từ “thiện nam! Tập nhẫn…”. Nêu mất để hiển đắc. Còn giải thêm trước ba mươi tâm là ngoại phàm phu thập thiện Bồ-tát; 3. Từ “người định đó …” là hiển đắc, trở lại kết tập nhẫn vị. Ở phần một, Tập nhẫn, có tám câu văn: 1. Nêu danh vị của nhẫn. Văn nói: “Là Bồ-tát tập chủng tính”; 2. Nói riêng bốn bộ chúng: tại gia hai chúng; Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Có bản nói: Bà-sai, Ưu Bà-sai. Vì ngữ âm ngoại quốc khác nhau mà có sự khác biệt thôi. Ở xứ này gọi là thiện túc nam, thiện túc nữ. Còn gọi là thiện nam tử, thiện nữ nhân. Hai chúng xuất gia la: 1. Tỳ-khưu; tiếng Hoa gọi là phá phiền não; 2. Tỳ-khưu-ni tiếng Hoa là nữ; 3. Tu tập đức hạnh: văn nói: “Tu hành mười tín”; mười tín là mười loại tâm phục nhẫn hạ phẩm trong phẩm Giáo Hóa trên đá nói. Mười tín là; thứ nhất tâm tinh tiến… cho đến thứ mười, tâm hồi hướng; 4. Tác quán sáu đại tức; bốn đại, và không, thức; 5. Tác quán mười bốn căn: Năm tình căn, năm thọ căn, nam, nữ, ý, mệnh. Mười bốn căn đó là gốc rễ của sinh tử, nên Thành Thật luận gọi là căn vãng lai. Là lỗi lầm trong sinh tử, nên Bồ-tát trước tiên cần phải quán chúng. Ba căn vô lậu nhập vào Thánh vị, chẳng lỗi nên không cần quán. Năm căn như tín v.v… là thiện căn chẳng đoạn, cũng không quán. Vì vậy trong hai mươi hai căn, trừ tám căn kể trên là không có quán, chỉ quán mười bốn căn. Hỷ, lạc, xả, ý, bốn căn đó tuy chung cho cả lậu và vô lậu nhưng là gốc rễ của sự nhiễm ô, vì vậy không ngoại trừ; . “Phát tâm Bồ-đề” luận Trí Độ nói: “Năm thứ Bồ-đề” đây là tâm Bồ-đề vô thượng thứ năm. Bốn loại Bồ-đề theo kinh Niết-bàn, đây là phát thượng thượng quán Bồ-đề thứ tư. Ba loại Bồ-đề của kinh Đại Phẩm thì đây là Phật Bồ-đề tâm thứ ba; 7. “Thường tu tam giới nhẫn”; quán niệm niệm trong tam giới đều bất tịnh là gốc của các lậu, không một niệm nào là xứ tịnh, tức đắc nhẫn bất tịnh, đã tác các quán trên gọi là đệ tử Phật. Nên bảo là “trú tại nhà Phật”; . Tu sáu hoà kính; cùng vật đồng tu gọi đó là hòa, cùng nhau thọ nhận đức, gọi đó là kính. “Ba nghiệp đồng tu” làm thành ba phần; đồng giới, đồng kiến đồng học. Tám vạn bốn ngàn độ, gọi là sáu. Các kinh khác cho đồng lợi lợi là sáu.

Này “Thiện nam! Trước tập nhẫn, hành thập thiện Bồ-tát có thối có tiến, thí như lông nhẹ theo gió tây đông, chư Bồ-tát đó cũng lại như vậy, tuy mười ngàn kiếp hành mười chánh đạo, phát tâm tâm Bồ-đề, là sẽ nhập tập nhẫn vị, cũng thường học ba pháp phục nhẫn mà không thể đặt tên.”

Từ “thiện nam!…” Đây là chúng thứ hai trong đoạn lớn tập nhẫn. Giải thêm ba mươi tâm trước. Ngoại phàm thập thiện. Nêu mất để hiển được. Văn có sáu câu: 1. Pháp thuyết; nói về Bồ-tát ngoại phàm thực hành thập thiện, còn có tiến, thối; 2. Từ “ví như…” nêu dụ lông nhẹ, thấy lý chưa rõ. Đa phần thối lui Đại thừa mà trú ở tiểu thừa. Giống như sợi lông nhẹ kia bị lay chuyển theo gió, không thể chánh trụ; 3. Từ “các Bồ-tát đó…” hợp dụ; 4. Từ “tuy mười ngàn kiếp…”; mười ngàn kiếp dùng tâm “có sở đắc” thực hành mười chánh đạo thì cũng không tiến được vào ngôi vị; 5. Từ “phát tâm Bồ-đề…” phát tâm vô sở đắc, “đắc nhập vào ngôi vị tập nhẫn; . Từ “cũng thường học…” kết, là người bất định, không thể đặt tên.

Đó là người bất định. Người định thì đã nhập vị sinh “không“ tính Thánh nhân, nên sẽ không khởi năm nghịch, sáu trọng, hai mươi tám khinh, kinh sách Phật pháp nói lời tội phản nghịch thì chẳng phải Phật thuyết là không có việc đó, phải một A-tăng-kỳ kiếp tu hạnh phục đạo nhẫn, mới bắt đầu nhập được vào ngôi vị Tăng-già-đà (Tập chủng tánh).

Từ “người định thì…” là đoạn lớn thứ ba trong tập nhẫn vị, hiển bày sở đắc, trở lại kết về tập chủng nhẫn. Văn có ba phần:

1. Đắc vị sinh “không”; người đó đắc nhân “không” vô ngã giải, còn gọi là giả danh “không”.

2. Từ “sẽ không khởi…” lìa lỗi lầm, không phạm năm nghịch; (như đã giải thích ở trên) sáu trọng là bốn trọng, thân không mua bán rượu là năm, không nói tội lỗi của bốn chúng là sáu. “Hai mươi tám khinh” là xuất ra từ kinh Thiện Sinh Ưu-bà-tắc: 1. Không cúng dường cha mẹ, Sư trưởng; 2. Say đắm trong ăn uống rượu chè; 3. Không thấy được thân bệnh khổ; 4. Có người xin ăn không cho nhiều ít để họ ra đi không; 5. Như ở chỗ các Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, Trưởng lão, Tôn túc, các Ưu-bàtắc, không lễ bái hỏi han; . Như thấy người tứ quả phạm giới mà sinh tâm kiêu mạn; 7. Hàng tháng không trì giữ sáu trai, thọ tám chi giới; 8. Trong khoảng bốn mươi dặm, có nơi giảng pháp mà không đến nghe; 9. Thọ nhận đồ nằm, giường, ghế ngồi của Tăng Chiêu-đề; 10. Nghi nước có trùng mà cứ uống; 11. Nơi hiểm trở nguy hại, không có bạn cùng đi mà đi một mình; 12. Một mình không có bạn cùng đi mà ở lại chùa ni; 13. Vì tiền bạc tài mệnh mà đánh mắng nô tỳ, đồng bọc, người ngoài; 14. Đồ ăn thừa, thí cho bốn bộ chúng; 15. Như nuôi mèo, hồ ly; 1. Nuôi dưỡng voi, ngựa, bò, lừa, tất cả cầm thú mà không tịnh thí; 17. Hoặc không chứa y Tăng già lê, bát, thau, tích trượng; 1. Hoặc vì thân mà làm ruộng; 1. Không vì nuôi bản thân mà buôn bán ở chợ, cân đong bán đồ vật, vừa nói giá rồi không làm đúng theo lời đã nói, lại bỏ giá rẻ mà bán giá đắt; 20. Như tại chẳng đúng chỗ, chẳng đúng lúc mà hành dâm; 21. Kinh doanh buôn bán không đóng thuế cho quan, trốn thuế mà đi; 22. Như phạm luật nước; 23. Được rau quả mới không dâng cúng Tam Bảo, mình lại dùng trước; 24. Tăng nếu không dám nói pháp tán thán, liền tự tác; 25. Không được nuôi tằm; 2. Khi đi đường gặp người bệnh, không đứng lại xem thử tìm phương tiện dặc dò mà bỏ đi.

“Kinh thư Phật pháp tạo tội phản nghịch nói chẳng phải Phật thuyết” đối với Phật pháp, do chân thật Phật thuyết, lại nói là chẳng phải Phật thuyết. Thật chẳng phải Phật thuyết mà nói là Phật thuyết, không có chuyện đó. “Dùng một A-tăng-kỳ “; là từ cõi sơ tâm thiện đến tập chủng vị mãn tâm, hợp lại suốt đúng một A-tăng-kỳ. “Mới bắt đầu đắc nhập Tăng già đà vị” là đoạn ba. Kết về tập chủng nhẫn. Ngoại quốc gọi là Tăng già đà. Xứ này gọi là tập chủng tính. Phiên dịch theo nghĩa gọi là Ly trước địa, vì không chấp trước nhân và ngã.

Hỏi: Tập chủng tính còn có tên khác, lại còn cách gọi khác?

Đáp: Kinh Anh Lạc nói: Có sáu tên; tại tính gọi là tập chủng tính. Tại tín gọi là kiên tìn, tại nhẫn gọi là tín nhẫn. Tại tuệ gọi là văn tuệ.

Tại định gọi là tập tướng định, tại quán gọi là trú quán.

Hỏi: Mười trụ là gì?

Đáp: 1. Phát tâm trụ; 2. Trị địa trụ; 3. Tu hành trụ; 4. Sinh quý trụ; 5. Phương tiện cụ túc trụ; 6. Chánh tâm trụ; 7. Bất thối trụ; 8. Đồng chơn trụ; 9. Pháp vương tử trụ; 10. Quán đảnh trụ. Vương trong vị gọi là Đồng bảo Anh lạc.

“Lại nữa, tính chủng tính hành mười tuệ quán, diệt mười điên đảo và ngã, nhân, tri kiến, phần giả ngụy, chỉ có danh, chỉ có thọ, chỉ có pháp bất khả đắc, không có định tướng, không có tự tha tướng, nên tu hộ “không“ quán cũng thường hành trăm vạn Ba-la-mật, niệm niệm tâm không lìa bỏ dùng hai A-tăng-kỳ kiếp hành chánh đạo pháp, trụ vị Ba-la-đà.”

Từ “lại nữa, tính chủng…” là phần hai – Nói về trung nhẫn, văn có tám câu: 1. Nêu danh; 2. Xuất hạnh đức; 3. Diệt hoặc; 4. Tri tục; 5. Tu quán; 6. Biện hạnh nhiều ít; 7. Thời gian tu hành; 8. Kết danh.

Phần một Nêu danh, văn nói:

1. Tính chủng tính; 2. Xuất hạnh đức; văn nói; hành mười tuệ quán. Mười tuệ quán tức là mười chỉ tâm trong phẩm Giáo hóa trên. Bốn ý chỉ là bốn , tức bốn niệm xứ, ba thiện căn là bảy, tức là từ, thí, tuệ, ba ý chỉ là mười. Ba ý chỉ là tam thế nhẫn; quá khứ nhân nhẫn, hiện tại nhân quả nhẫn, vị lai quả nhẫn. 3. Diệt hoặc văn nói; “diệt mười điên đảo”: mười điên đảo là thường lạc ngã tịnh, bốn đối, bốn y chỉ. Ba phiền não đối ba y chỉ. Quá khứ nhân nhẫn đối lại với nhân đảo. Vị lai quả nhẫn đối lại với quả đảo. Hiện tại nhân quả nhẫn đối lại nhân quả đảo, hoặc có thể như trong phẩm phát tâm của luận địa trì nói; mười loại phiền não là đảo. Ngã, ngã sở làm chướng cả mười địa, người tính chủng diệt một ít phần. 4. Biết thế đế giả có chẳng thật; văn nói: phần phần giả ngụy bất khả đắc.

5. Không quán; văn nói: Không có tướng tự tha. Tu hộ “không“ quán; quán ngã, nhân không có tướng tự, tha, nên “không“, tức là môn “không“ quán. Chưa đắc đầy đủ gọi là tu. Đã đắc gọi là hộ. 6. Biện hạnh nhiều ít; văn nói: “Thường hành trăm vạn Ba-lamật, niệm niệm không bỏ tâm”; vì tu không gián đoạn, nên tâm không lìa bỏ tâm. 7. Thời gian tu hành; văn nói: “Dùng hai A-tăng-kỳ”. 8. Kết danh, vị Ba la đà: Tiếng Hoa gọi là tính chủng tính. Sư Tam Tạng nói; dịch theo nghĩa là Thủ Hộ Độ. Các hạnh tập được, có thể giữ vững một cách chắc chắn không mất. Từ cõi sơ tâm thiện đến tính chủng vị, trải qua hai A-tăng-kỳ kiếp ; ở kinh Anh Lạc thì có sáu tên gọi: tại tính gọi là tính chủng tính. Tại kiên gọi là pháp kiên, tại nhẫn gọi là pháp nhẫn, tại tuệ gọi là tư duy tuệ, tại định gọi là tính định, tại quán gọi là hạnh quán.

Hỏi: Thập hạnh là gì?

Đáp: 1. Hoan hỷ hạnh; 2. Nhiêu ích hạnh; 3. Vô sân hận hạnh; 4. Vô tận hạnh; 5. Ly si loạn hạnh; 6. Thiện hiện hạnh; 7. Vô trước hạnh; 8. Tôn trọng hạnh; 9. Thiện pháp hạnh; 10. Chân thật hạnh. Vương trong vị là Ngân Luân vương.

“Lại nữa, đạo chủng tính trú trong kiên nhẫn, quán tất cả pháp vô sinh, vô trú, vô diệt, gọi là năm thọ tam giới nhị đế không có tướng tự tha, vì tính như thật là bất khả đắc, thường nhập Đệ-nhất-nghĩa-đế thứ mười, tâm tâm tịch diệt.”

Từ “lại nữa, đạo chủng tính…” là phần ba, nói về thượng nhẫn, có sáu câu: 1. Nêu danh; 2. Hạnh đức; 3. Quán giải; 4. Vì vật thọ sinh; 5. Thời gian tu hành; 6. Kết vị.

1- Nêu danh: Đạo chủng tính.

2- Hạnh đức: Văn nói: Trú trong kiên nhẫn. Tức mười kiên tâm trong phẩm Giáo hóa trước. Mười kiên là: 1. Giới nhẫn; 2. Tri kiến nhẫn; 3. Định nhẫn; 4. Tuệ nhẫn; 5. Giải thoát nhẫn; 6. Tam giới nhân quả “không“ nhẫn; 7. Vô nguyện nhẫn; 8. Vô tướng nhẫn; 9. Vô thường nhẫn; 10. Nhất thiết pháp “không“ vô sinh nhẫn.

3- Quán giải: Văn nói; “quán tất cả pháp không có ba tướng.” Gọi là nhờ biết năm thọ, tam giới, hai đế không có tướng tự, tha. “Tính như thật” là tính không hai, vô sở đắc. Văn nói: “Thường nhập Đệ-nhấtnghĩa-đế thứ mười; nhắc lại năm thọ trên là năm, tam giới là tám, thế đế là chín. Chơn đế thành ra là mười. Từ quán trước đến sau cùng, nên bảo là “thường nhập Đệ-nhất-nghĩa-đế thứ mười”. “Tâm tâm tịch diệt” là các cảnh quán trước đây là vô sinh, nay nói rõ về tâm là chủ thể duyên cũng tịch diệt.

“Mà thọ sinh nơi ba cõi. Vì sao? Vì quả báo của nghiệp tập chưa hoại hết, nên thuận đạo mà sinh. Lại dùng ba A-tăng-kỳ kiếp tu tám vạn ức Ba-la-mật, sẽ đắc địa bình đẳng Thánh nhân, trú chánh vị A-tỳbạt-trí.”

Phần bốn: Vì vật thọ sinh; Văn nói: “Mà thọ sinh nơi ba cõi.” “Vì sao?” : Dưới là giải thích ý thọ sinh. Vì nghiệp tập chưa hết, nên Bồ-tát tam Hiền, Địa tiền vì vật mà thọ sinh ở ba đường. Vì nguyện từ vô thủy, vì đại bi, vì duyên phát nguyện mà nhập vào ba đường dữ để giáo hóa chúng sinh.

Phần năm: Nói về thời gian tu hành; văn nói; “ba A-tăng-kỳ kiếp.” Tu tám vạn ức các độ mới nhập vào sơ địa, nên bảo “sẽ đắc địa bình đẳng Thánh nhân”.

Phần sáu: Kết vị. A-tỳ-bạt-trí, chánh phiên dịch là bất thối. Đạo chủng tính, có sáu danh gọi; tại kiên gọi là tu kiên, tại nhẫn gọi là tu nhẫn, tại tuệ gọi là tu tuệ, tại định gọi là tuệ định, tại quán gọi là hướng quán. Mười hồi hướng là: 1. Lìa tướng chúng sanh hồi hướng; 2. Bất hoại hồi hướng; 3. Đẳng Nhất thiết Phật hồi hướng; 4. Chí Nhất thiết xứ hồi hướng; 5. Công đức vô tận tạng hồi hướng; . Thiện căn bình đẳng hồi hướng; 7. Đẳng quán chúng sanh hồi hướng; . Như tướng hồi hướng; . Không trói buộc giải thoát hồi hướng; 10. Pháp giới vô lượng hồi hướng. Kinh Anh Lạc gọi tên là Kim Luân vương.

“Lại nữa, Bồ-tát Ma-ha-tát thiện giác trú nhẫn bình đẳng, tu hành bốn nhiếp, niệm niệm tâm không lìa bỏ. Nhập vô tướng xả, diệt phiền não tham trong ba cõi, ở Đệ-nhất-nghĩa-đế mà bất nhị, vì pháp tính vô vi, duyên lý mà diệt tất cả tướng, nên là trí duyên diệt vô tướng, vô vi.”

Từ “lại nữa, thiện giác…” là tiếp theo, nói về tín nhẫn ở sơ địa, lại có mười đoạn: 1. Nêu danh; 2. Tán thán về công đức ở địa; 3. Không và có cả hai đều giải; 4. Diệt hoặc; 5. Đắc hai vô vi; 6. Hiểu phương tiện của pháp; 7. Hai trí thành tựu; 8. Tiến hạnh; 9. Kết vị; 10. Dùng bốn đại tạng để ích vật.

  1. Nêu danh: Văn nói: Bồ-tát thiên giác.
  2. Tán thán về đức hạnh của địa: văn nói: Trú nhẫn bình đẳng, sơ địa chứng tín, không và có cùng quán, nên nói là nhẫn bình đẳng.
  3. Không và hữu cả hai đều giải: Văn nói: “Tu hành bốn nhiếp”; tức là giải có. “Nhập vô tướng…”; tức là giải “không“.
  4. Diệt hoặc; văn nói: “Diệt phiền não tham trong ba cõi”.
  5. Đắc hai vô vi; văn nói: “Ở đệ nhất nghĩa mà bất nhị”. Diệt tất cả tướng; đó là số diệt vô vi.

“Khi trú sơ nhẫn, vô lượng sinh tử vị lai không do trí duyên mà diệt, nên chẳng phải trí duyên mà diệt, vô tướng vô vi, vô tự tha tướng. Vì vô tướng, vô vi, nên vô lượng phương tiện đều hiện tiền. Người quán phương tiện thật tướng thì ở Đệ-nhất-nghĩa-đế, không chìm không xuất, bất chuyển, bất điên đảo. Người học khắp phương tiện thì chẳng phải chứng chẳng phải không chứng mà học tất cả.”

Trú sơ nhẫn thì sinh tử vị lai không khởi; tức là phi số duyên diệt vô vi. “Không tướng tự tha”; do tự nên có tha. Tự đã không có, nên tha cũng không có. Một vô là vứt bỏ tự, một vô là vứt bỏ tha. Hai vô đều vứt bỏ, nên gọi là vô vô tướng.

Phần sáu: Giải thích phương tiện của pháp. Văn có sáu câu: 1. Phương tiện thật tướng; 2. Phương tiện học khắp; 3. Phương tiện hồi hướng.; 4. Phương tiện tự tại với ma; 5. Phương tiện Nhất thừa; 6. Phương tiện biến hoá.

1- Phương tiện học khắp; văn nói: “Phi chứng phi bất chứng”; Bồ-tát không và hữu đều cùng quán, thực hành một cách ngang nhau, không hai khác, nên nói là phi chứng phi bất chứng. “mà học tất cả”; tức nói về đại và tiểu đều học khắp gọi là “học tất cả”.

2- “Hồi hướng phương tiện là phi trú quả, phi chẳng trú quả nhưng hướng Nhất-thiết-trí. Nếu đối với ma tự tại phương tiện là ở phi đạo mà hành Phật đạo, không bị bốn ma làm động. Nhất thừa phương tiện là ở tướng không hai mà thông đạt tất cả hạnh của chúng sanh. Biến hóa phương tiện là nhờ nguyện lực, tự tại sinh tất cả quốc độ Phật thanh tịnh. Như vậy, Thiện nam! Sơ giác trí đó ở tướng có và không nhưng không hai, khác là chiếu thật trí.”

3- Phương tiện hồi hướng: Văn nói: “Phi trú quả, phi chẳng trú quả nhưng hướng Nhất-thiết-trí”. Có ba loại hồi hướng: 1. Hồi nhân hướng quả; toàn bộ thiện căn đều hướng quả Nhất-thiết-trí; 2. Hồi quả hướng nhân: cùng chung với tất cả chúng sanh; 3. Hồi hướng vô sở đắc; cho nên lìa tướng. “Phi trú quả”; là không trú quả nhị thừa, trời và người. “Phi chẳng trú”; là trú bốn loại quả thuộc sơ địa trở lên; quả điều nhu, quả phát thú, quả nguyện trí, quả nhiếp báo. Lại nữa, “phi trú” là không trú bốn quả. Phi chẳng trú là trú nơi quả Nhất-thiết-trí.

4- Phương tiện tự tại đối với ma văn nói: “Ở phi đạo mà hành Phật đạo, bốn ma không làm lay động được”: Cùng với ma nhưng hành Phật đạo, ma không thể làm hư hoại được. Là để làm rõ hai nghĩa: 1. Muốn dẫn tà nhập vào chánh; 2. Tà và chánh không hai khác, giải, hiểu rõ ma sự không là gì cả, tức chính là Phật sự. Bốn ma là; phiền não ma, ấm ma, tử ma, thiên ma. Muốn nói Bồ-tát sơ địa có thể hàng phục bốn ma, nên nói là “không bị lay động” Bồ-tát sơ địa đoạn dứt mê hoặc thuộc sơ địa, nên lìa phiền não ma. Đắc pháp thân, nên lìa ấm ma. Đắc pháp lực đạo, nên lìa tử ma. Đắc Tam muội bất động nên lìa thiên ma. Nếu theo kinh Đại-Tập thì bốn đế, ba không, bốn niệm xứ,… trị bốn ma. Những điều như vậy là để tỏ bày phi đạo thông đạt Phật đạo.

5- Phương tiện Nhất thừa; văn nói: “Tướng không hai, thông đạt tất cả hạnh của chúng sanh”; chỉ hành một pháp môn bất nhị của Đại thừa để giáo hóa chúng sanh.

6- Phương tiện biến hóa: văn nói: “Nguyện lực tự tại sinh tất cả quốc độ Phật thanh tịnh” là khởi thân thông ích vật. “Nguyện lực” là khởi thông tâm. Nói “tự tại”; là nói về thông suốt thể trí tuệ đó. Nói “sinh tất cả quốc độ Phật thanh tịnh” là nói về thông dụng của nó. Đúng lý thì cũng sinh uế độ, vì lược bỏ nên không nói.

7. Hai trí thành tựu, có ba ý: 1. Pháp thuyết; 2. Từ “thí như nước…” là phần thuyết thí dụ; 3. Từ “cho đến…” là hợp thí. Trong phần pháp thuyết; trước là nói về thật trí, sau là nói về phương tiện. Văn nói: “Sơ giác trí ở tướng hữu và vô nhưng không hai khác” là thật trí.

“Khéo dùng không chứng, không chìm, không xuất, không đến, là phương tiện quán. Thí như nước và sóng không một không khác, cho đến tất cả hạnh Ba-la-mật, Thiền định, Đà-la-ni, không một không hai. Mà hai hạnh thành tựu, dùng bốn A-tăng-kỳ kiếp thực hành hạnh. Nhập môn công đức tạng đó thì không sinh nghiệp tập nơi tam giới mà hết, không tạo mới. Nhờ nguyện lực nên biến hóa sinh tất cả tịnh độ. Vì thường tu quán xả mà đăng ngôi vị Cưu-ma-la-già. Nhờ dùng bốn đại bảo tạng mà thường trao cho người.”

Từ “khéo dùng…” là nói về phương tiện trí. Thí dụ nói: “Như nước với sóng, không một không khác.” là nói về nghĩa của động khác với nghĩa của ướt, giống như nghĩa của hạnh khác với nghĩa của lý. Nói “không khác” là nói về thể của sóng tức thể của nước, giống như thể của hành tức là thể của lý. Trong phần hợp dụ, văn nói: “Cho đến tất cả hành không một” là tỏ tướng của hành khác với lý. Lại nói về thể của các hành đồng nhau, nhưng nghĩa thì khác nhau. Nói “không hai” là nói thể của lý và hành đồng nhau. Lại còn nói thể của các hạnh là đồng nhau, chúng tựa như sóng và nước. Hợp với trên thành là “không một không khác”. Nay ở đây nói nói về hai trí không giống, người khác nói là khác nhau; ngoài thật trí còn có phương tiện riêng biệt. Gọi là “thật trí” tức là phương tiện thật. Nói “phương tiện” là thật phương tiện, há lại có thể nói là một, có thể nói là khác được sao? Trong thí dụ nói đã tự rõ.

8- Tiến hạnh: Có bốn câu: 1. Đã thực hành lâu ngày mới nhập vào môn này. Văn nói: “Bốn A-tăng-kỳ đắc nhập”; vượt quá ba nhẫn trước, nên bảo là bốn A-tăng-kỳ; 2. Không có sinh ra nghiệp báo trong ba cõi. Văn nói: “đã xong hết nên không tạo ra cái mới”; không còn thọ nhận quả báo trong ba cõi, nên bảo là không tạo ra điều mới; 3. Nhờ nguyện lực mà thọ sinh; nhờ ba mươi tâm địa tiền, vô lậu làm nhân, vô minh làm duyên mà chiêu cảm sơ địa biến dị sinh ngoài ba cõi; 4. Thường tu quán xả; vì đã đoạn dứt các phiền não.

9- Kết vị: Cưu-ma-la-già: Tiếng xứ này gọi là vị đồng tử. Vì sinh ra tại nhà Phật. Còn gọi là địa ly dục, còn gọi là địa thắng ác ma. Sơ địa lìa năm nỗi sợ, vượt quá ma thuộc nhị thừa.

10- Thường dùng bốn đại tạng làm ích cho vật; bốn đại tạng là: Tu-đa-la, Tỳ-ni, A-tỳ-đàm, Tạp tạng. Cũng có thể theo kinh Thắng Man: 1. Nhân thiên thiện căn tạng; 2. Thanh văn tạng; 3. Duyên giác tạng; 4. Đại thừa tạng. Cũng có thể y theo kinh Địa Trì: Bốn nhiếp tạo lợi ích vật là bốn tạng.

“Lại nữa, Bồ-tát Đức Tuệ dùng bốn tâm vô lượng diệt các phiền não sân thuộc ba hữu, trú trong trung nhẫn mà hành tất cả công đức, dùng năm A-tăng-kỳ kiếp mà hành quán đại từ, tâm tâm thường hiện rõ tại tiền, nhập vị Ám-đà-bà-la vô tướng, giáo hóa tất cả chúng sanh.”

Từ “Đức Tuệ …” là địa thứ hai. Văn có năm phần: 1. Nêu danh; 2. Trí đoạn; 3. Trú trong nhẫn tự hành; 4. Thời gian; 5. Kết.

  1. Nêu danh: Văn nói: Bồ-tát Đức Tuệ.
  2. Trí đoạn: Văn nói: Dùng bốn tâm vô lượng; là nói về trí. Diệt phiền não thuộc ba hữu là nói về đoạn.
  3. Trú trong trung nhẫn hành tất cả công đức; là tán thán về tướng của hạnh tự lợi.
  4. Thời gian tu hành: Văn nói: Dùng năm A-tăng-kỳ kiếp, dựa vào bốn A-tăng-kỳ kiếp trước là năm.
  5. Kết: Nhập Ám-đà-ba-la: Trung Hoa dịch là vượt qua bóng tối, không còn tối tăm nữa, còn gọi là Địa Vô úy. Sư Tam Tạng dịch là Mãn túc.

“Lại nữa, đạo nhân Minh Tuệ thường dùng vô tướng nhẫn trung hành, quán tam minh, biết pháp ba đời không có vị lai, không có quá khứ, không có nơi dừng, tâm tâm tịch diệt, tận hết phiền não si trong ba cõi, đắc tam minh tất cả công đức quán, nên thường dùng sáu A-tăngkỳ kiếp mà tập vô lượng minh Ba-la-mật. Nhập vị Già-la-đà, hành vô tướng thọ trì tất cả pháp.”

Từ “Minh Tuệ, …” là địa thứ ba. Văn có năm phần: 1. Nêu danh; 2. Nhận danh; 3. Trí đoạn; 4. Thời gian tiến hạnh; 5. Kết vị.

1/ Nêu danh: Văn nói: Đạo nhân Minh Tuệ.

2/ Nêu tên nhẫn: Văn nói: Vô tướng hành nhẫn trung; là tín nhẫn thượng phẩm. Nói “Tam minh”; là chiếu ba đời vô sinh, nên bảo là; “vô lai, vô khứ, vô trú xứ” (không có vị lai, không có quá khứ, không có hiện tại) ba đời bất khả đắc (không thể nắm bắt) là quán tận ở duyên.

“Tâm tâm tịch diệt”; là duyên tận ở quán.

3/ Trí đoạn; văn nói: “Tận hết phiền não si trong ba cõi”.

4/ Thời gian tiến hạnh: Sáu A-tăng-kỳ kiếp, đủ trước năm thành sáu.

5/ Kết vị: Văn nói: Nhập vị Già-la-đà: Tiếng Hoa gọi là Độ biên địa.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6