SỚ KINH NHÂN VƯƠNG BÁT NHÃ
QUYỂN 02
Tác giả: Đời Tùy Pháp Sư Cát Tạng
“Bấy giờ, các đại chúng đều cùng tự nhiên sinh nghi, cùng hỏi nhau bốn sở úy, mười tám pháp bất cộng.”
Đây là đoạn thứ năm nghi hỏi, trong phần thời tiết thuyết kinh văn. Có bốn phần:
- Đại chúng cùng nghi.
- Phát ngôn luận biện.
- “Trước đã vì chúng ta…” Trình bày sự việc nghi.
- “Lúc đó, mười sáu đại Quốc vương…” Sự của Như Lai thì bất khả tri.
Trong văn phần một. “Tự nhiên”; là đều như thế. “Bốn vô úy” muốn nêu ra nghi tình đó trước tiên phải nêu Phật đức, cho nên hỏi nhau về bốn vô úy: 1. Nhất-thiết-trí; 2. Lậu tận; 3. Tận khổ đạo; 4. Thuyết chướng đạo. Gọi chung là vô úy. Luận Thập trụ Tỳ Bà-sa nói: Không sợ ngoại nạn, gọi là vô úy.
Mười tám pháp bất cộng là: 1. Thân không lỗi lầm; 2. Khẩu không lỗi lầm; 3. Niệm không lỗi lầm; 4. không dị tưởng; 5. không bất định tâm; . Không có gì là không biết, tâm đã xả; 7. Ý muốn lớn không giảm; . Tinh tiến không giảm; . Niệm không giảm; 10. Tuệ không giảm; 11. Giải thoát không giảm; 12. Giải thoát tri kiến không giảm; 13. Thân nghiệp hành theo trí tuệ; 14. Khẩu nghiệp hành theo trí tuệ; 15. Ý nghiệp hành theo trí tuệ; 1. Trí tuệ biết đời quá khứ vô ngại; 17. Trí tuệ biết đời vị lai vô ngại; 1. Trí tuệ biết đời hiện tại vô ngại.
“Năm nhãn, pháp thân đại giác Thế Tôn, trước đây hai mươi chín năm đã vì đại chúng chúng ta mà thuyết Ma ha Bát-nhã Ba-la-mật, Kim cang Bát-nhã Ba-la-mật, Thiên vương vấn Bát-nhã Ba-la-mật, Quang tán Bát-nhã Ba-la-mật. Ngày nay Như Lai phóng hào quang lớn là để làm việc gì?”
“Năm nhãn”; một nhãn Như Lai đã rốt ráo hết các đạo, cần gì cả năm nhãn? Vì muốn cảnh tức là trí nên có năm nhãn: Nhục nhãn là
chiếu Kim cang đã trả về, tất cả các pháp đều tận. Thiên nhãn là chiếu Như Lai quả Đệ-nhất-nghĩa-đế, gọi là chướng ngoại. Tuệ nhãn là chiếu tất cả các pháp thường, vô thường đều không. Pháp nhãn là chiếu lý sự nhân quả của tất cả pháp. Phật nhãn tức cứu cánh các đạo.
“Pháp thân”; là chơn pháp làm thể, diệu giải làm thân, cho nên ảo là pháp thân. “Đại giác”; cùng cực trong giác, gọi là đại giác.
“Thế Tôn”; ngoại quốc gọi là Lộ-già-na-già. Trung Hoa gọi là Thế Tôn. Lộ-già là Thế, Na-già là Tôn.
“Trước đây, vì chúng ta…” là phần thứ ba trình bày sự nghi sự. Hai mươi chín năm trước đã thuyết Bát-nhã. Nay năm ba mươi tháng giêng ngày mùng tám, lại phóng hào quang, so với trước đây khác nhau ra sao? Ở núi Kỳ-xà-quật, thành Vương Xá, thuyết đại phẩm, đến nước Xá-vệ thì thuyết Kim cang Bát-nhã, Thiên vương vấn Bát-nhã. Sau đó, trở về núi Kỳ-xà-quật, thành Vương Xá thuyết Quang tán Bát-nhã, Đạo hành Bát-nhã, xuất ra đầy đủ quang tán Bát-nhã. Hôm nay, Như Lai phóng hào quang lớn vậy để làm gì? Là lời tỏ về nghi tình không quyết. Theo luận Kim cang Tiên thì có tám bộ Bát-nhã, kinh này chỉ nói năm bộ.
“Lúc ấy, trong mười sáu đại Quốc vương, quốc chủ nước Xá vệ, vua Ba-tư-nặc, tên là Nguyệt Quang, đức hạnh thập địa, lục độ, ba mươi bảy phẩm, bốn bất hoại tịnh hạnh Ma-ha-diễn hóa.
“Lúc ấy, trong mười sáu đại Quốc vương…” là phần bốn Sự của Như Lai không thể biết. Văn có hai phần; phần đầu nói tên của vua Ba tư nặc, “Đức hạnh,…” là phần hai tán thán đức.
Phần đầu, tên gọi có hai nhân duyên: Nếu theo sự đặt tên của cha mẹ thì gọi tên là Thắng Quân, sinh cùng một ngày với Như Lai, lớn lên là người đại hùng lược, có thể phá tan cường địch, hễ đánh đâu thắng đó, cha mẹ đặt tên là Thắng Quân. Tên gọi Nguyệt Quang là người đời đặt tên. Phật như ánh sáng mặt trời, (Nhat Quang). Vua Ba Tư Nặc giúp Phật, giống như ánh sáng mặt trăng cho nên tên là Nguyệt Quang.
“Đức hạnh Thập địa…” là phần tán thán đức. “Lục độ”: 1. Đàn xả tiền của làm công năng; 2. Thi la: phòng ngừa sự sai trái, làm nghĩa; 3. Nhân, dập tắt sự sân giận, làm công; 4. Tinh tiến lấy ân cần cố gắng làm dụng; 5. Thiền: thâu giữ tâm làm đức; . Bát-nhã quán thông đạt được “Vô”, được giải thích đầy đủ trong Luận Trí độ. “Ba mươi bảy phẩm” là ba nhân bốn bằng mười hai, hai nhân năm bằng mười cộng thêm bảy và tám. Danh tuy là ba mươi bảy nhưng lấy mười pháp làm căn bản, nghĩa là tín, giới, niệm, định, tuệ, tinh tiến, tư duy, trừ, hỷ, xả.
Trong mười pháp đó khai sáu hợp bốn thành ra là ba mươi bảy. Khai sáu là chia tín làm hai, thành là tín căn và tín lực. Giới chia làm ba; chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh. Niệm chia làm bốn; niệm căn, niệm lực, niệm giác chi, chánh niệm. Tinh tiến có tám; bốn chánh cần, tinh tiến căn, tinh tiến lực, tinh tiến giác chi, chánh tinh tiến. Khai định làm tám; bốn như ý túc, định căn, định lực, định giác chi, chánh định. Khai tuệ làm tám là; bốn niệm xứ, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, chánh kiến. “Bốn bất hoại tịnh” là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin giới bất hoại. “Hành Ma-ha-diễn hóa” là Nguyệt Quang hoằng dương Đại thừa.
“Lần lượt hỏi tám trăm người cư sĩ Bảo Cái, Pháp Tịnh Danh,… Lại hỏi năm ngàn người như; Tu-bồ-đề, Xá-lợi-phất,… Lại hỏi mười ngàn người; Di lặc, Sư tử hống… không ai đáp được.”
“Lần lượt hỏi” là xin quyết về mối nghi, từ cư sĩ Bảo Cái cho đến Sư tử hống đều không thể đáp được. Như Lai phóng hào quang không biết muốn thuyết pháp gì. Những người thuộc ngôi vị dưới không thể biết được. Như Lai xuất định sẽ tự thuyết, cho nên không đáp.
“Lúc ấy, vua Ba-tư-nặc liền dùng thần lực làm tám vạn loại âm nhạc, mười tám Phạm, chư thiên sáu trời Cõi dục làm tám vạn loại âm nhạc, thanh động ba ngàn cho đến mười phương hằng hà sa cõi Phật, người có duyên thì hiện. Trong các Phật quốc phương khác kia. Bồ-tát Pháp Qua ở phương Nam cùng năm trăm vạn ức đại chúng đều đến nhập hội lớn này. Bồ-tát Hư Không Tính, ở phương Bắc, cùng trăm ngàn vạn ức đại chúng đều đến nhập đại hội này. Bồ-tát Bảo trụ ở phương Đông cùng chín trăm vạn ức đại chúng đều đến nhập hội lớn này. Bồ-tát Thiện Trú ở phương Tây cùng mười hằng hà sa đại chúng đều đến nhập đại hội này. Sáu phương cũng lại như vậy, làm nhạc cũng vậy, cũng lại cùng làm vô lượng âm nhạc để giác ngộ Như Lai.”
Đây là đoạn thứ sáu trong phần trình bày, thời gian thuyết kinh. Nguyệt Quang và chư thiên tạo âm nhạc để tán thán Phật, chiêu tập chúng mười phương đến nghe kinh. Trong đó có ba phần: 1. Nguyệt Quang làm tám vạn loại âm nhạc; 2. “Mười tám phạm…” là chư thiên làm nhạc tán thán Phật; 3. “Trong các Phật quốc phương khác kia…”; Bồ-tát mười phương vân tập làm vô lượng âm nhạc để giác ngộ Như Lai. “Bồ-tát Pháp Qua” phương Nam mỗi vị đều dùng một đức để tỏ hiệu mình. Khi đã nhập thiền thứ hai thì đã không bị âm thanh làm động tâm. Nay ở đây nói “Giác ngộ Như Lai”, đó chỉ là tỏ về có căn cơ để cảm Phật mà thôi.
“Phật liền biết lúc ấy là lúc căn cơ của chúng sinh đạ được, liền xuất định, mới ngồi trên tòa sư tử hoa sen như Kim cang sơn vương đại chúng hoan hỷ, mỗi vị đều hiện vô lượng thần thông địa đại chúng nơi hư không và nơi đất đều an trú.”
“Phật liền biết lúc ấy…” là đoạn thứ bảy trong phần trình bày, thời gian thuyết kinh: Nói Như Lai khởi Tam muội. “Biết lúc” là biết lúc có thể thuyết pháp Đại thừa. “Căn cơ chúng sinh…”; là biết căn cơ của vật đã chín muồi. “Liền xuất định”; là để tỏ rõ Như Lai khéo thông suốt sâu xa duyên khởi, khéo biết rõ căn cơ của vật, muốn hiện đại dụng, cho nên xuất định. Ba nghiệp của Như Lai làm ích cho vật; trên nói phóng quang, mưa hoa là thân nghiệp làm ích cho vật. Từ phẩm không trở đi là phát âm bày giáo, là khẩu nghiệp ích vật. Thân và khẩu chẳng thể độc hành, ắt phải kiêm cả ý nghiệp, ý nghiệp ngầm gia thêm động địa, là ý nghiệp ích vật. Vì sắp hiện khẩu nghiệp, cho nên xuất định.
“Mới ngồi tòa sư tử hoa sen”. Hoa sen là biểu hiện vẻ mềm mại, muốn hiện cái tướng đặc biệt kỳ lạ. “Tòa sư tử”; như Thích Luận nói; chẳng phải là sư tử thậtcũng chẳng phải là sư tử gỗ, đá. Vì Như Lai là sư tử trong cõi người nên nơi Như lai ngồi, hoặc ghế hoặc giường đều gọi là sư tử.
“Như Kim cang sơn vương”: Ví như núi Tu di, ở yên trong biển lớn, không bị lay động do bốn gió, là để biểu thị cho trí tuệ của Như Lai ở yên trong pháp tính hư không, không bị bốn loại tà sư lay động, nên nói là Kim cang sơn vương.
“Đại chúng hoan hỷ, mỗi vị đều hiện vô lượng thần thông”; vì trước đó thấy Như Lai nhập định hiện thần thông lớn, tình nghi không được quyết cho nên không hoan hỷ, nay thấy Như lai xuất định ngồi tòa sư tử sắp thuyết pháp để quyết cái nghi của chúng ta làm cho chúng ta, hiểu rõ được lợi lạc sâu dày, cho nên gọi là hỷ. “Từ đất cho đến hư không, đại chúng đều an trú” người có thần thông thì ở trên không, người không có thần thông thì ở dưới đất.
PHẨM QUÁN KHÔNG
Trên là phần Tự, từ đây trở xuống là phần Chánh thuyết. Trình bày nghĩa đã đủ, tiếp thích hợp hiển chánh tông, vì vậy nói là chánh thuyết.
Trong văn phần chánh tông. Tuy có sáu phẩm, nhưng chỉ có bốn nghĩa: 1. Gồm ba phẩm đầu. Bát-nhã làm chủ thể hộ, còn gọi là nội hộ; 2. Phẩm Hộ quốc. Đất nước quốc gia làm đối tượng hộ, còn gọi là ngoại hộ; 3. Phẩm Tán hoa. Chỉ bày vật cúng, nghi lễ để người cúng dường; 4. Phẩm Thọ trì tướng mạo đức hạnh người hoằng kinh, khuyên vị lai hãy theo kinh mà học.
Ba phẩm đầu chia làm ba phần riêng, phẩm Quán Không là nói về hộ quả. Phẩm Giáo Hóa là hộ nhân của Thập địa, dạy vật khởi hạnh, phẩm Nhị Đế là biện về Nhị đế không hai. Trong hộ quả chẳng phải là không có nhân, để thành hộ quả. Trong hộ nhân chẳng phải là không có quả, để tỏ rõ nhân đó. Trong vô phân biệt thì nhân và quả xưa nay vốn thanh tịnh, vì nhân duyên mà nói như vậy đừng nên lấy tâm hữu sở đắc mà chấp chặt. Gọi là “Quán không” tức chư Phật Bồ-tát dùng diệu tuệ vô tướng để chiếu diệu cảnh vô tướng, trong và ngoài đều bặt, duyên và quán đều lặng, nên bảo là quán “Không”. Vì vậy mà đoạn văn sau nói:”Thấy cảnh, thấy trí, chẳng phải là cái thấy của bậc thánh”. Lại nói; “Quán là chánh quán vô đắc”. “Không” là tên gọi khác của thật tướng, pháp tánh, bản tế của các pháp chẳng phải là cái “không” thuộc Nhị thừa.
Phẩm này chia làm ba đoạn; 1. Bảo đại chúng; 2. Từ “bấy giờ, đại vương…”; ba câu hỏi đáp. Nguyệt Quang hỏi nghĩa của hộ quả; 3. Từ “Khi Phật thuyết pháp…”. Thời hội đắc ích.
Trong đoạn thứ nhất, bảo đại chúng. Có bốn phần: 1. biết ý của mười sáu Quốc vương; 2. từ “Ta nay,…” là hứa sẽ thuyết nói; 3. từ “hãy lắng nghe…” là bảo lắng nghe; 4. Từ “lúc ấy, vua Ba tư nặc…” là tán hoa cúng dường.
“Bấy giờ, Phật nói cho chúng biết về ý của mười sáu đại Quốc vương muốn hỏi về nhân duyên hộ đất nước. Ta nay trước vì chư Bồtát, thuyết về nhân duyên hộ Phật quả, nhân duyên để hộ trì hành Thập địa.”
“Bấy giờ, Phật bảo đại chúng” là sắp nói về nguyên do Thánh mệnh. “Ý của mười sáu đại Quốc vương muốn hỏi về nhân duyên để hộ đất nước” làm vua thì muốn cho trong đất nước mình, bảy nạn không khởi, yêu, tai tiêu diệt. Đất nước thanh bình, vạn dân an lạc, đó là bản ý của các vua.
“Đây thì sinh” trở xuống là văn kinh nói về ngoại hộ, tức phẩm Hộ quốc. “Ta nay trước vì… là phần thứ hai: hứa sẽ thuyết nói. Muốn hộ vệ trong ngoài thì trước tiên phải lập hạnh bên trong, hạnh bên trong đã thành thì hộ bên ngoài mới hoàn bị. Vì vậy trước tiên là nói về nội hộ. “Hộ Phật quả” thì sinh ra phẩm này, văn kinh hộ quả. “Hộ Hành thập địa” thì sinh ra phẩm này, văn kinh hộ quả. Hộ trì hành thập địa” thì sinh ra phẩm Giáo hóa ở sau.
“Hãy lắng nghe! Hãy lắng nghe! Khéo suy niệm, như pháp tu hành.” Lúc ấy, vua Ba tư nặc nói: “Thiện đại sự nhân duyên, cho nên liền rải trăm ức loại hoa sắc, biến thành trăm ức trướng báu, che các đại chúng.”
“Hãy lắng nghe!” là phần ba, bảo nghe hứa nói. Sắp thuyết nên trước bảo để ước thời. “Chúng lắng nghe” tức là văn tuệ. “Khéo suy niệm nó” tức là tư tuệ. “Như pháp tu hành” tức là tu tuệ.
“Thời, vua Ba tư nặc,…” là phần bốn – rải hoa cúng dường. “Vua nói: Thiện” là thành những điều Như Lai đã nói. Thuận lý, ích vật, gọi đó là thiện. “Đại sự nhân duyên” là thuyết về Bát-nhã thì ngôn cùng, lý lặng, tức là kinh Pháp Hoa nói; một đại sự nhân duyên. “Rải hoa” là để tỏ sự thành kính với pháp rải hoa để cúng dường. “Biến thành trướng báu” là để tỏ về việc thực hành nhân ở trong ruộng Phật, nhân tuy nhỏ nhưng cảm quả lại lớn, dụ như hoa nhỏ mà lại thành trướng lớn. “Che các đại chúng” là biểu cho từ bi che khắp.
Bấy giờ, đại vương lại đứng lên tác lễ bạch Phật; kính bạch Thế Tôn! Tất cả Bồ-tát làm thế nào để hộ nhân duyên Phật quả, làm thế nào để hộ nhân duyên hành thập địa.
Đây là trong phần thứ hai. Nguyệt Quang hỏi về nghĩa hộ quả. Trong đó có ba câu hỏi đáp thành ba phần; 1. Hỏi đáp để tỏ sinh, pháp hai “Không” bổn lai tịch diệt và Phật quả là không hai; 2. Hỏi chúng sanh không thể có được thì làm sao để hóa độ? Đáp: Nhân duyên còn tịch lặng, huống là chúng sanh; 3. Hỏi về trí “Không”. Trí nếu là có thì có thể nói về sự chiếu dụng. Trí đã là hư tịch, rỗng lặng thì sao lại nói về chiếu. Đáp: pháp còn thể “Không”, huống nữa là trí. Trong phần hỏi đáp thứ nhất, trước hỏi sau đáp, ở trong phần hỏi có hai câu; 1. Nguyệt Quang xin; 2. Từ “Tất cả Bồ-tát…” là đề xuất xin hỏi. Trong phần xin: “Đại vương lại đứng lên tác lễ”: Nguyệt Quang là chủ của sự gọi mở huyền sắp muốn hỏi thì trước hết phải biểu thị sự thành kính; 2. Trong việc hỏi câu trước là xin hộ Phật quả, câu sau là xin hộ hành Thập địa.
Phật nói: “Bồ-tát hóa bốn sinh: Chẳng quán sắc như, thọ tưởng hành thức như; chúng sanh, ngã, nhân, thường, lạc, ngã, tịnh, như; tri kiến, thọ giả như; Bồ-tát như; sáu độ bốn nhiếp như; tất cả hành như; hai đế như.”
“Phật nói:…” là phần thứ hai: Phật đáp, trong đó có hai; 1. Nêu chung hóa bốn sinh; 2. từ “Chẳng quán sắc như…” theo riêng từng phần. Giải thích sinh và pháp cả hai đều không, chẳng thể được, đồng nghĩa với như, với Phật quả không hai không khác.
Hỏi: Nguyệt Quang đã hỏi nhân duyên, hộ phật quả Phật phải trả lời về việc Phật quả, vì sao lại nói về việc hóa độ bốn sinh?
Đáp: Các sư nói; không thể nêu ra đủ. Ở đây thì cho rằng muốn tỏ nhân và quả không hai thì phải tỏ chúng sanh rốt ráo “Không” với Phật không khác. Cho nên, kinh Tịnh Danh nói; chúng sanh như, Di lặc như, một như không hai. Như kinh Niết-bàn nói; ngã tức là nghĩa Như Lai tạng. Kinh này nói về bốn sinh tất cả pháp đều là như, với Phật không khác. Nếu biết bốn sinh với Phật là một không hai tức chính là hộ Phật quả. Người đời làm sao hiểu nổi lời hỏi đáp như vậy. Trừ phi người đó đã trồng thiện căn lâu ngày, gặp được chư Phật, tỏ ngộ tất cả pháp “Không”, thì mới có thể tương ưng với đoạn văn đó. “Bốn sinh” là; từ thai mẹ sinh ra, gọi là thai sinh. Mẹ của Tỳ-xá-khư sinh ra ba mươi hai trứng, gọi là noãn sinh. Như dâm nữ Am-la-ba-lợi, gọi là thấp sinh. Thời kiếp sơ, con người đều là hóa sinh.
– “Chẳng quán sắc như…” là phần hai trong phần Phật đáp. Theo riêng từng phần để tỏ rõ sinh và pháp cả hai đều “Không”, có hai phần: 1. Nói rộng về “Không”; 2. “Do đó, tất cả…” Tóm kết. Trong phần một, nói về “Không”, có bốn câu: 1. Tỏ pháp “Không”; 2. “Chúng sanh…” là tỏ về sinh “Không”; 3. “Lục độ” là tỏ về hành “không”; 4. “Nhị đế…” là tỏ về cảnh và giáo của nhị đế cũng tịch lặng. Văn phần thứ nhất nói “Chẳng quán sắc như” thì có nhiều cách giải thích, không thể đưa ra hết. Nay ở đây theo giải thích theo Luận Đại Trí: Thể tính của pháp từ duyên sinh, tự nó là không, không cần phải nhờ trí suy mới không. Đó là muốn tỏ, duyên và quán đều tịch lặng. Cho nên, kinh Đại Phẩm nói; sắc còn chẳng thể có được, huống nữa là phi sắc. Như như theo ý của kinh thì phải nói đủ bốn câu (bốn trường hợp). Nay vì lược bớt cho nên chỉ nói là “Chẳng quán sắc như”. Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy. Sư Tam Tạng nói: Nếu vứt bỏ sắc, quay về như thì đúng phải nói là “Quán sắc như” nhưng văn lại nói: “Chẳng quán sắc như”, vì nếu vứt bỏ sắc còn giữ lại như thì tâm quán chưa tịnh. Nay vì viên quán chẳng quán sắc, chẳng quán như, chẳng thấy “Không, có” chẳng thấy trí cảnh. Các câu sau đều giải thích như vậy.
“Chúng sinh…” là phần hai nói rõ về sinh không, có bảy câu; sinh trong năm ấm, nên gọi là “Chúng sinh không”. “Ngã”; cho năm ấm là ngã. “Nhân” là tạm gọi người hành tác. “Thường – lạc – ngã – tịnh”; là nói thể của chúng sanh là “Không”. Chúng sanh điên đảo, ở trong khổ, vô thường, vô ngã, vô tịnh mà cho là thường lạc ngã tịnh. Cho nên bảo là “Sinh tử không”. Nay cho rằng chúng sanh ngã nhân là pháp điên đảo, bốn đức Thường – lạc – ngã – tịnh là pháp thanh tịnh. Nếu thể tri được cả hai thứ đó rốt ráo “Không”, là “Như”. Trong đó muốn nói rõ sinh tử và Niết-bàn là không hai. “Như” là tên gọi khác của Phật tính, pháp tính, chánh đạo bất nhị. “Tri, kiến, thọ giả”: ý thức là tri, nhãn thức là kiến, sắc tâm không đoạn dứt, gọi là thọ giả. “Bồ-tát”; tâm đại đạo, gọi là Bồ-tát. Chúng sanh nói trên là đối tượng hóa. Bồ-tát là chủ thể hóa, chủ thể (năng) và đối tượng (sở) đều tịnh, nên bảo là như.
Phần ba nói về hành không, có ba câu: 1. Lục độ; 2. Tứ nhiếp; 3. Tổng tất cả các hành pháp, nói rõ tất cả hành pháp của Bồ-tát đều như, cho nên có. Phần bốn là nói về Nhị đế như. Lấy “không, có làm thế đế, lấy hữu không, làm Đệ-nhất-nghĩa-đế, nên kinh Niết-bàn nói “Đệnhất-nghĩa-đế như, tức thế đế như”. Phật nói” “Như vậy! Như vậy!” đến phẩm Nhị đế sau sẽ giải thích riêng.
“Do đó, tất cả pháp tính chơn thật không, không đến, không đi, vô sinh vô diệt, đồng chơn tế bình đẳng pháp tính không hai không khác, như hư không. Vì vậy, ấm giới nhập vô ngã, không có tất cả các tướng. Đó là Bồ-tát hành hóa thập địa Bát-nhã Ba-la-mật”.
“Do đó…” là phần hai. Tổng kết, đáp câu hỏi hộ quả hộ nhân trên. Văn có hai phần; 1. Kết về sinh và pháp cả hai đều không ở trên, đồng đẳng với pháp tính, không hai không khác, tỏ về bốn sinh như và Phật như không khác nhau, tức là tỏ về nghĩa của hộ quả. “Đó là Bồtát hành hóa Thập địa…” là phần kết, đáp hộ nhân duyên hành thập địa để nói rõ về Bồ-tát quán giải tức là hộ nhân. Trong phần thứ nhất; sinh và pháp cả hai đều “Không” ở trên. Văn nói “Tất cả pháp tính” là tên gọi khác của thật tính. “Chơn thật không”; là chẳng phải cái hiểu về “Không” của Nhị thừa. Không từ đâu đến, gọi là “Không đến”, không đi về đâu, gọi là “Không đi”. Tuy pháp tính không có đến đi, nhưng rõ ràng đến đi. “Bất sinh bất diệt”; pháp vốn bất sinh thì làm sao có diệt? “Đồng chơn tế”; là đồng với thật tế các pháp. “Đẳng pháp tính”: Thích Luận nói; pháp gọi là Niết-bàn, tính gọi là bổn phần chủng. “Đẳng”; là trong tất cả các pháp đều có tính an lạc, tính an lạc tức là tên gọi khác của Niết-bàn. “Không hai không khác”; có người nói; không có người nào ở ngoài pháp gọi là vô nhị (không hai), không có pháp nào ở ngoài người, gọi là không khác (vô biệt). Nay ở đây thì cho cho là vậy, để tỏ về bốn sinh và bốn đức thường lạc ngã tịnh là không hai không khác. “Như hư không”; là dụ chung cho không có người và pháp. “Vì vậy, ấm giới nhập vô ngã,…” là kết người vô ngã ở trên. “Vô sở hữu tướng” (không có tất cả các tướng) là kết về pháp vô ngã. “Đó là Bồ-tát, …” là nói Bồ-tát quán giải, tức là kết, đáp câu hỏi về hộ nhân trên, vì tỏ ngộ vô sở đắc mà chứng thập địa Bát-nhã. Cho nên Kinh Kim cang Bát-nhã nói: Đều do pháp vô vi mà có sai biệt. Thấy mình và người đều vô vi tức là lấy vô vi làm thể của Bồ-tát.
Bạch Phật: “Nếu chư pháp đã vậy thì Bồ-tát hộ hóa chúng sanh vì hóa chúng sanh sao?”
Đây là phần hỏi đáp thứ hai, Nguyệt Quang hỏi lại ý nghĩa trước, chúng sanh còn chẳng thể có được thì làm sao để hóa? Văn có hai phần; trước hỏi, sau đáp. Trong phần hỏi có ba phần; 1. Lãnh hội nghĩa trên. “Nếu chư pháp đã vậy.” Nhắc lại ý trước; 2. Nêu nghi sự. “Bồ-tát hộ hóa chúng sanh”; vua tuy nghe trước đã nói bốn sinh đồng chơn tế, đẳng pháp tính, do còn chấp chúng sanh khác với Phật, nếu hiểu như trên thì rõ ràng là hộ hóa chúng sanh, có liên quan gì với Phật quả; 3. Chánh nạn. (thắc mắc chính). Nếu như trên đã nói, chúng sanh rốt ráo rỗng lặng. “Bồ-tát vì hóa chúng sanh”; vua nghe Phật thuyết; tướng của chúng sanh tịch lặng, liền cho là giải hiểu về “Không”. Vì cho không có chủ thể hóa và đối tượng được hóa mà sinh nghi.
“Đại vương! Pháp tính, sắc thọ tưởng hành thức, thường lạc ngã tịnh, chẳng trú sắc, chẳng trú phi sắc, chẳng trú phi phi sắc, cho đến thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng trú, phi phi trú.”
Đây là phần hai – Đáp. Văn có năm phần: 1. Theo ngộ nhập để đáp. Nếu tâm của chư Phật, Bồ-tát vốn không có chủ thể hóa và đối tượng được hóa; 2. Theo thế đế mà xuất ra dụng, cho nên có chúng sanh để hóa; 3. Kết trở lại. Quy về ngộ nhập; 4. Nói về hai kiến thuộc tà và chánh đều gọi là kiến; 5. Kết. Nếu tùy theo danh tự của tục thì thật không có gì thấy gọi là chánh kiến.
Trong phần một – Ngộ nhập để đáp. Văn nói: pháp tính tức sắc thọ tưởng hành thức. Hỏi: vì sao lấy pháp tính để đáp? Đáp: chúng sanh từ vô thủy đến nay, đắm trước thâm sâu vào hữu tình, nên Phật nêu tính “Không” để đáp. “Pháp tính”; là tên gọi khác của Đệ nhất nghĩa không. Ở đoạn văn này có hai phần: 1. Căn cứ pháp nói chẳng trú; 2. từ câu “Vì cớ sao…” giải thích nghĩa “Chẳng trú” là chánh kiến. Ở phần thứ nhất, năm ấm, bốn đức đều lìa danh ngôn đồng tuyệt tứ cú để hiển bày hành “Chẳng trú”. Nói “Chẳng trú sắc” là biết sắc không mà chẳng trú, không chỉ chẳng trú sắc, mà phi sắc cũng chẳng trú. Vừa sắc vừa không cũng chẳng trú, không chỉ chẳng trú vừa sắc vừa không, mà cũng chẳng trú phi sắc phi không. Mọi nẻo ngôn ngữ dứt, nơi hành tâm diệt. Cho nên bảo là “Chẳng trú phi phi sắc” đã nói sắc và phi sắc đều không thể trú được, huống nữa là phi phi sắc lại sẽ có trú sao?
“Vì sao? Chẳng phải sắc như, chẳng phải phi sắc như, vì thế đế, vì ba giả nên gọi là kiến, chúng sanh, tất cả sinh tính thật, cho đến chư Phật, ba thừa, bảy Hiền, tám Thánh cũng gọi là kiến, sáu mươi hai kiến, cũng gọi là kiến. Đại vương! Nếu lấy danh gọi là kiến thì tất cả pháp, cho đến chư Phật, ba thừa, bốn sinh đều phi phi kiến tất cả pháp.”
“Vì sao?…” là giải thích nghĩa “Chẳng trú” trên. “Phi sắc như”; là chẳng phải phân tích chia chẻ sắc rồi sau đó mới không. Thể của sắc vốn không, nên nói là phi sắc như. “Phi phi sắc như”; là chẳng phải lìa ra ngoài sắc còn có cái không riêng biệt. Sắc tức không.
Phần hai tùy thế tục cho nên có chúng sanh để hóa. Văn có hai phần; 1. Nêu gốc của hoặc; 2. Chủ thể hóa. Vì hoặc, cho nên thấy thế đế làm đối tượng hóa. Văn nói “Vì thế đế ba giả”: Vì Như Lai nương vào ba giả của thế đế, nên gọi là thấy tất cả chúng sanh, tức là có chủ thể hóa.
Phần ba Trở lại kết thành phần trên, ngộ nhập ở trên tức vào nghĩa chúng sanh bất khả đắc. Văn nói “Tất cả chúng sanh tính thật”; tất cả chúng sanh là bốn sinh đã nói ở trên. “Tính thật”; tất cả chúng sanh ngay ở thể là tịch lặng, đều là tính thật. Phần bốn – Hai kiến chánh và tà đều là kiến trước. Văn nói “Cho đến chư Phật” câu này tức là nói chung cả phàm lẫn Thánh, nên nói là “Cho đến”.
Sau đây sẽ phân biệt thêm về tà và chánh: Tiểu thừa cho sáu mươi hai kiến là tà. Cho rằng các ấm là có tức là thường kiến, chấp các ấm là không , tức là đoạn kiến. Vì đoạn và thường đó mà sinh ra sáu mươi hai kiến. Nhưng hiểu về sáu mươi hai kiến thì có nhiều cách hiểu khác nhau, nay theo Thích Luận nói về sáu mươi hai kiến. Qua từng năm ấm mà nói; thần và thế gian thường, là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ, kiến ấy là y theo sắc. Thần và thế gian phi thường phi vô thường là sự thật ngoài ra là vọng ngữ kiến ấy y theo sắc. Thần và thế gian vô thường, là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ, kiến ấy y theo sắc. Thần và thế gian vừa thường vừa vô thường, là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ, kiến ấy y theo sắc. Sắc có bốn câu. Thọ, tưởng, hành, thức, mỗi thứ cũng đều có bốn câu, hợp lại là có hai mươi câu. Thế giới vô biên, vô biên cũng trải qua năm ấm thì có hai mươi câu. Sau khi chết, như đi, không như đi, qua từng năm ấm cũng lại có hai mươi câu, hợp lại thành sáu mươi câu Thân là thần và thân khác thần, lại có hai câu, hợp thành sáu mươi hai kiến.
Phần năm – kết. Nếu có thể tùy theo danh tự của thế tục mà thấy, thật ra không có gì để thấy gọi là chánh kiến. Văn nói: “Đại vương! Nếu lấy danh mà gọi là thấy tất cả pháp là chỉ có danh chứ không có thật, cho đến chư Phật ba thừa, bốn sinh cũng chỉ có danh tự, có thể thấy được như vậy, thì chẳng phải phải là cái thấy của vọng tưởng, gọi là cái thấy chơn thật”.
Bạch Phật: “Bát-nhã Ba-la-mật là hữu pháp, phi phi pháp thì Maha-diễn làm sao chiếu?”
“Đại vương! Ma-ha-diễn thấy (kiến) phi phi pháp, pháp nếu phi phi pháp, ấy gọi là phi phi pháp không”.
Đây là phần ba. Nói về trí chiếu. Văn chia làm hai phần; hỏi và đáp. Hỏi; Bát-nhã là hữu pháp hay là vô pháp. Nếu là hữu pháp thì có thể chiếu dụng, mà Bát-nhã đã chẳng hữu thì làm sao chiếu dụng. “Phi phi pháp” đúng thì phải nói là phi hữu phi vô, nhưng kinh này lược bớt nên chỉ nói tắt là phi phi pháp. 1. Phi-phi-hữu; 2. Phi-phi-vô Ma-ha-diễn đã chẳng hữu vô thì làm sao chiếu? Đó là nêu thể để hỏi về dụng. Maha-diễn tức là Bát-nhã, cho nên đoạn văn sau nói: “Có thể vận tải gọi là Ma-ha-diễn”. Tức diệt là Kim cang, luận về sự chiếu dụng của nó gọi là Bát-nhã. Lấy sự vận tải của nó tức là nghĩa của thừa. Cho nên, Đại Trí luận hợp cả hai danh cùng làm thành một danh. “Đại vương!…” là phần hai. Đáp. Văn có sáu phần; 1. Dựa theo ngộ nhập để tỏ pháp “Không”. 2. Từ “Pháp tập cho nên hữu,…” là căn cứ nêu dụng theo tục mà đáp. 3.
Từ “Thiện nam! Thấy chúng sinh pháp…” là nêu phi để hiển bày thị. 4 Từ “Đại vương! Kinh này danh vị cú…” là so sánh để hiển bày thắng; 5. Từ “Đại vương! Kiến cảnh kiến trí…” là kết phần nêu phi để hiển thị trên; . Từ “Thiện nam! Nếu có người tu tập…” là khuyến tín thọ trì, đáp câu hỏi về nghĩa hộ Phật quả trên.
Trong phần thứ nhất, ngộ nhập thì có hai phần; 1. Lược đáp; 2. Từ “Pháp tính…” đáp riêng qua từng phần. Trong phần một – Lược đáp, văn nói: “Ma-ha-diễn thấy phi phi pháp, pháp nếu phi phi pháp, ấy gọi là phi phi pháp không.”, phi phi pháp là phi hữu phi vô. Pháp nếu là hữu, thì có thể như hữu mà biết. Pháp nếu là vô thì có thể như vô mà chiếu. Vì pháp phi hữu phi vô, cho nên Thánh chiếu tất cả như hư không vậy. Nay ở đây nói “Thấy” là cái thấy của không thấy chẳng phải là cái thấy của tính cố định. “Pháp nếu phi phi pháp” là nêu thể của pháp là rỗng lặng, lìa bỏ hữu vô, gọi là trung đạo. Nếu biết lìa tánh hữu vô tức là trung. Trung là chổ nào? “Ấy gọi là phi phi pháp không” là chính nói rõ chủ thể quán và đối tượng quán “Không”. Cho nên Pháp sư Sinh nói; Tông của phi vô hữu, đối tượng của tông đó là vô tướng, Thánh trí chiếu phi vô hữu, mà cái được chiếu đó là vô tâm. Cho nên lấy trí của vô tâm để chiếu tông của vô tướng. Cảnh và trí đều tịch lặng.
“Pháp tính không, sắc thọ tưởng hành thức không, mười hai nhập không, mười tám giới không, sáu đạo pháp không, bốn đế không, mười hai duyên không.”
“Pháp tính…” là phần hai, trải qua từng phần để tỏ “Không” hiển bày Bát-nhã hộ Phật quả. Văn có hai phần:
- Dựa theo pháp để tỏ không, hiển bày thành nghĩa thật trí.
- Từ “Nội không…” nêu thêm mười hai không, để kết nghĩa của không đã nói trên.
Trong phần một, dựa theo pháp để tỏ “Không”, có hai phần:
- lấy sắc để giải thích không.
- Từ “Sát-na…” là lấy tâm để biện về không.
“Pháp tính”; là tất cả pháp bổn tính thanh tịnh, tức là thể của Bátnhã Đại thừa. “Sắc thọ tưởng hành thức không” là nói về quả báo năm ấm không. “Mười hai nhập”; là thọ dụng không. “Mười tám giới” là tính biệt không. Đại Trí độ luận nói; vì để đối trị bệnh khác nhau mà thuyết ba loại ấy. Vì những chúng sanh nghi về tâm số mà thuyết năm ấm. Vì những chúng sanh nghi sắc mà thuyết mười hai nhập. Vì những chúng sanh nghi tâm, sắc mà thuyết mười tám giới. “Sáu đại”; gọi là khắp đến không. Cho nên kinh A-hàm nói: Sáu vua, mỗi vị đều cho mình là đại. Địa nói: Ta có thể chở tất cả vạn vật, cho nên xưng là đại. Thủy nói; ta có thể làm thấm ướt tất cả. Hỏa nói; ta có thể đốt soi tất cả. Phong nói; Ta có thể làm động tất cả. Không nói; Ta có thể bao chứa tất cả. Thức nói: Nếu không có ta, sắc liền hư hoại. Tuy mỗi vị đều xưng mình là đại, nhưng Thức là chính. Cho nên bảo: Bốn đại vây không, Thức cư ở giữa. “Bốn đế”; là cảnh không. “Mười hai nhân” là nghĩa không. “Sinh, trụ, diệt” là pháp ba đời không. Mười hai nhân duyên nghĩa không là trở lại phân tích cảnh của khổ và tập, cho nên hai nhân quá khứ, ba nhân hiện tại, năm nhân đó là tập. Năm quả hiện tại, hai quả vị lai, bảy quả đó là khổ đế. Nên bảo là nghĩa của mười hai nhân duyên rất sâu xa thăm thẳm. Lại nữa, “Mười hai nhân duyên” là để tỏ mười hai nhân duyên vốn tịch diệt, nhị thừa chẳng biết được.
“Pháp ấy tức sinh, tức trú, tức diệt, tức hữu, tức không, Sát-na, Sát-na cũng như vậy, pháp sinh, pháp trú, pháp diệt.
“Pháp ấy tức sinh” là nhắc lại các sắc ở trên, các pháp tập khởi, cho nên sinh. “Tức trú” là hữu vi tạm thời ngừng lại, gọi là trú. “Tức diệt” không khởi là tức diệt. “Tức hữu, tức không” tập khởi cho nên tức hữu, tự thể không, nên tức không. Cho nên, kinh Tịnh Danh nói: vừa sinh vừa lão vừa diệt. “Sát-na cũng như vậy…” là lấy tâm để biện về không. “Pháp sinh, pháp trụ, pháp diệt”; là giải thích tâm pháp cũng có đủ ba tướng.
“Vì sao? Chín mươi Sát-na là một niệm, mỗi Sát-na trong một niệm trải qua chín trăm lần sinh diệt, cho đến sắc, tất cả pháp cũng như vậy.”
“Vì sao?” là để giải thích sắc, tâm “Không” ở trên. Muốn tỏ về không thì trước hết phải lập pháp của nó. Pháp tuy vô lượng nhưng không ra ngoài sắc và tâm. Sắc pháp là từ tế vi mà thành thô vi. Từ bốn vi mà thành bốn đại, từ bốn đại mà thành các căn. Đó là sắc pháp. Chín mươi Sát-na thành ra là một niệm, mỗi một Sát-na trong một niệm trải qua chín trăm lần sinh, diệt. Một niệm có chín mươi Sát-na, hợp lại thành tám mươi mốt ngàn lần sinh diệt. Lấy sinh diệt để chiết tách Sátna, lấy Sát-na để tách chiết một niệm, tâm pháp như vậy là không thể có được. Đây là chứng tỏ tâm không. Lấy bốn đại để phân tích các căn, các căn cũng chẳng thể có được. Lấy bốn trần để tách bốn đại, thì bốn đại chẳng thể có được, lấy thô vi để tách bốn vi thì bốn vi chẳng thể có được, lấy tế vi để tách thô vi, thì thô vi chẳng thể có được, phân nhỏ sắc cho đến cực vi, cùng tâm đến tận sinh diệt, sắc tận, tâm cùng, rỗng rang không có gì trú chấp. Cái trú của vô trú, không biết gọi tên là gì, gượng gọi là không, tức là hộ Phật quả. “Tất cả pháp cũng như vậy” là kết về sắc tâm không ở trên.
“Vì Bát-nhã Ba-la-mật không, cho nên không thấy duyên, không thấy đế, cho đến tất cả pháp không.”
“Vì Bát-nhã Ba-la-mật không, cho nên không thấy duyên, không thấy đế.” trên đã nêu pháp để tỏ trí không, nay nêu trí để tỏ pháp không “Không thấy duyên” là tâm không. “Không thấy đế” là cảnh không. Lại giải: Không thấy duyên là mười hai duyên. Không thấy đế là bốn đế. “Cho đến tất cả pháp không” là Tóm kết phần giải thích về không.
Phần lấy pháp để tỏ không đã xong.
“Nội không, ngoại không, nội ngoại không, hữu vi không, vô vi không, vô thủy không, tính không, đệ nhất nghĩa không, Bát-nhã Bala-mật không. Nhân không, Phật quả không, không không, cho nên không.”
“Nội không” là sáu nhập bên trong không có thần ngã. “Ngoại không” là sáu trần bên ngoài không có ngã sở. “Nội ngoại không” là trong, ngoài hợp quán đều không có ngã, ngã sở. “Hữu vi không” là nhân duyên của sắc và tâm hòa hợp mà sinh các ấm giới nhập đều không hề có. “Vô vi không” là hư không số diệt phi số diệt. Đúng thì phải có hữu vi và vô vi hợp quán, vì văn lược bớt. “Vô thủy không” sắp tỏ vô thủy thì trước tiên phải nói có thủy (khởi đầu), kinh Niết-bàn nói từ minh sơ sinh ra đại. Nếu theo Thích Luận thì từ thế tính sinh giác, đó gọi là thủy (khởi đầu), để phá cái có sự khởi đầu đó, nên gọi là “Vô thủy không”. “Tính không” các pháp vốn không có, chúng sanh kế chấp khác nhau. Hoặc cho rằng tính vị lai có, cho đến tính đế, tính Như Lai, chắc chắn là có, vì vậy mà nói “Không” để phá. Nhãn không, không có ngã, ngã sở. Vì sao? Tính nó tự vậy, cho đến ý… cũng như vậy. “Đệ nhất nghĩa không”; thật tướng của các pháp, không bị phá, không bị hư hoại. Đối lại với thế đế mà được tên gọi như vậy. Thật tướng của các pháp cũng chẳng thể có được. Vì sao? Vì không có ái chấp. “Bát-nhã Bala-mật không”; kinh Niết-bàn nói: Đại không là Bát-nhã không. Thích Luận nói mười phương đều không, gọi là đại không. “Nhân không”; tức Kim cang đã hoàn, đều đã rỗng lặng, gọi là nhân không. “Phật quả không”; mười lực cho đến mười tám pháp bất cộng đều không, gọi là Phật quả không. “Không không cho nên không”; Thích Luận nói; trước lấy pháp không để phá các pháp nội ngoại. Sau lấy không đó để phá các không, gọi là không không.
Hỏi: Không và không không khác nhau như thế nào?
Đáp: Không để phá năm ấm, không không là để phá không. Như uống thuốc là để trừ bệnh, bệnh đã lành rồi thì phải bỏ thuốc, nếu không bỏ thuốc thì lại là bệnh. Lấy không để diệt các bệnh phiền não, e không lại thành bệnh, do đó dùng không để xả không, nên gọi là không không.
“Chỉ vì pháp tập, cho nên có, thọ tập cho nên có, danh tập mà có, nhân tập mà có, quả tập mà có, thập hạnh mà có, Phật quả mà có, cho đến sáu đạo tất cả có.”
Đây là phần hai – dựa theo tục nêu ra dụng để đáp. Phần trên đã nói về không, cùng nhập với thật. Nay nói về cái có của nó tức do ba giả tạo thành gọi là có. Nghĩa của giả thì đã nói như trên. “Pháp tập cho nên có” vì tế sắc thành thô sắc gọi là pháp tập mà có. Nói “Thọ tập”; tức là thọ giả, bốn đại; địa,… nắm cả thành bốn trần gọi là thọ tập. “Danh tập”; tức là danh giả. Danh tự, câu… gồm lại thành thanh trần, nên gọi là danh tập mà có. “Nhân tập cho nên có”; các nghiệp phiền não từ duyên tập khởi. “Quả tập cho nên có”; các báo năm ấm từ kết nghiệp sinh ra. “Thập hạnh cho nên có”; từ Thập tín đến Thập địa, theo duyên mà tập khởi. “Phật quả cho nên có”; Bồ-đề Niết-bàn từ nhân hành mà đắc, cho nên bảo là Phật quả nên có. “Cho đến sáu đạo tất cả có” trong phần liệt kê chúng ở trước, chỉ nói năm đạo, vì A-tu-la nhập chung quỷ đạo, nay liệt kê đủ các hữu, nên bảo “Cho đến sáu đạo, tất cả có”.
“Thiện nam! Nếu Bồ-tát thấy pháp, chúng sanh, ngã, nhân, tri kiến, thì người ấy hành thế gian, không khác với thế gian, ở các pháp nhưng không động, không đến, không diệt, vô tướng, vô vô tướng, tất cả pháp cũng như.”
Đây là chúng thứ ba trong phần đáp. Nêu thất để hiển đắc. Văn có hai phần; 1. Nêu thất (mất); 2. Từ “Ở các pháp…” là hiển đắc. Phần một. Thất. Người nếu chấp ngã tưởng chưa quên, tâm còn trước pháp, người đồng với thế tình, cho nên không khác với thế gian. “Ở các pháp mà không động…” là phần hai. hiển đắc. Nếu phân tích sắc mà đắc không, ấy là hoại pháp, gọi là động. Nếu thể giải được sắc tức chính là không, là bất động. “Không đến”; luận Trí Độ nói: Tất cả Thánh nhân không đến được pháp bình đẳng. Thiện cáo bạch Phật rằng: các thánh khác thì không thể đến, còn Phật thì vì sao không đến? Phật nói; cho đến Phật cũng không thể đến, vì sao? Phật tức bình đẳng, bình đẳng tức chính là Phật. Phật và bình đẳng không hai, nên gọi là không đến. “Bất diệt”; pháp vốn không thế nay tức không có diệt. “Vô tướng, vô vô tướng”; tất cả các pháp đều là một tướng, gọi là vô tướng. “Tất cả pháp cũng như” là tỏ tất cả pháp đồng một, vô sở đắc.
“Chư Phật, Pháp, Tăng cũng như. Tức là một niệm tâm nơi sơ địa đầy đủ tám vạn bốn ngàn Bát-nhã Ba-la-mật.”
“Chư Phật, Pháp, Tăng cũng như”: giải thích như trên. “Tức là một niệm tâm sơ địa đầy đủ tám vạn bốn ngàn Bát-nhã Ba-la-mật” là trong pháp hữu vi nhưng có sai biệt một niệm vô sở đắc thì có đầy đủ tất cả. Nói “Tám vạn bốn ngàn” là suốt cả pháp môn. “Một niệm”; Bồ-tát sơ địa lấy chơn như làm tâm. Chẳng lẽ có một niệm. Nay vì mượn một niệm của địa thấp còn vậy huống chi là sự tích đức của các địa trên, nên bảo là một niệm. “Tám vạn bốn ngàn Ba-la-mật”; theo kinh Hiền kiếp nói về ba trăm năm mươi độ. Bắt đầu từ tu hành độ, quang diệu độ, cuối cùng đến phân xá lợi độ thành ba trăm năm mươi độ. Trong một độ lại có mười thiện thì hợp thành hai vạn một ngàn độ, lấy bốn thiện căn phân nó tức là tám vạn bốn ngàn các Ba-la-mật, cũng là đối lại với tám vạn bốn ngàn môn trần lao.
“Tức chuyển tải gọi là Ma-ha-diễn, tức diệt là Kim cang”, cũng gọi là định, cũng gọi là tất cả hạnh, như nói trong Quang Tán Bát-nhã Ba-la-mật. Đại vương! Danh vị cú, của Kinh này là trăm Phật, ngàn Phật, trăm ngàn vạn Phật thuyết danh vị cú.”
“Tức chuyển tải gọi là Ma-ha-diễn”; nếu dựa theo sự chiếu dụng của nó thì gọi là Bát-nhã. Xét về sự vận tải của nó thì gọi là diễn, có thể chuyển chở con người đến Phật, nên bảo chuyển tải gọi là Ma-hadiễn”. “Tức diệt là Kim cang” phá được phiền não gọi là “Tức diệt là Kim cang”. Vì ly tán loạn, cho nên gọi là định. Có thể lợi mình lợi người, bao gồm tất cả đức, cho nên bảo là “Tất cả hạnh”. “Như Quang Tán”; là dẫn chứng. “Đại vương! Danh của kinh này… vị cú” là phần bốn. So sánh hiển bày phần hợp. “Kinh này”; là kinh Bát-nhã này. “Danh vị cú”. Thích Luận nói một chữ gọi là tự, hai chữ gọi là danh, như một chữ “Bồ”, một chữ “Đề”, hai chữ đó không hợp lại thì không thành là danh. Nếu hợp lại mà nói thì gọi là danh. Bốn chữ thì thành cú (câu), hoặc ba chữ, bốn chữ, tám chữ đều gọi là cú. Nguyên nhân ở sau cú thì gọi là vị. “Trăm Phật ngàn Phật thuyết danh vị cú”; chư Phật cùng một đạo, chư Phật tuy khác nhau, nhưng thuyết thì không hai, thuyết không hai tức chính là một.
“Đem vô lượng bảy báu chất đầy trong hằng hà sa tam thiên đại thiên quốc độ thí cho chúng sanh trong tam thiên đại thiên quốc độ đều đạt được bảy báu, bốn quả, không bằng ở trong kinh này khởi một niệm tín, huống gì là hiểu một cú. Cú phi cú, phi phi cú, cho nên Bát-nhã là phi cú, cú phi Bát-nhã, Bát-nhã cũng phi Bồ-tát.
Đây là phần nêu sự so sánh. Tài thí thì đắc bảy báu, pháp thí thì đắc bốn quả. “Không bằng trong kinh này khởi một niệm tín”; Tin Bátnhã vô sở đắc hơn cả tài thí và pháp thí hữu sở đắc trước. “Huống nữa là hiểu một cú”; tâm tín còn như vậy, huống chi là hiểu nghĩa một câu. “Cú phi cú” vì cú không có tướng của cú, cũng không có tướng của phi cú cho nên bảo “Phi phi cú”. Lại nữa, cú phi cú là lìa tính của văn tự. Phi phi cú là chẳng phải hai cú trước. “Bát-nhã phi cú, cú phi Bát-nhã”; Bát-nhã là trí, cú là văn, văn và trí đều vô sở hữu, nên bảo là Bát-nhã
phi cú, cú phi Bát-nhã.”Bát-nhã cũng phi Bồ-tát” người và pháp khác nhau. Đó là cái riêng khác trong cái không riêng khác.
“Vì sao? Vì mười địa ba mươi sinh “Không”, nên khởi đầu sinh, trú sinh, chung sinh, bất khả đắc. Vì ba sinh trong mỗi địa đều không, nên cũng phi Nhất-thiết-trí, phi Ma-ha-diễn, vì không.”
Đây là phần giải thích nhân và pháp đều không. “Vì mười địa ba mươi sinh “Không” chia Bát-nhã thành mười phần, tức mười địa, một địa có ba sinh, hợp lại thành ba mươi sinh. Mười địa đã không, cho nên Bát-nhã tức không. “Cũng phi Tát-bà-nhã, phi Ma-ha-diễn không”; “Phi Tát-bà-nhã” là khi nhân thì chẳng phải là quả. “Phi Ma-ha-diễn là khi chiếu thì chẳng phải là chuyển tải. “Cũng” là Bát-nhã một mực phi, phi Bồ-tát, cũng là nghĩa phi quả trí, phi Thừa. vì không: như giải thích ở trên.
“Đại vương! Nếu Bồ-tát thấy cảnh, thấy trí, thấy thuyết, thấy thọ, thì chẳng phải là cái thấy của bậc Thánh. Đảo tưởng thấy pháp, là người phàm phu; thấy ba cõi là tên gọi của quả báo chúng sanh.”
Đây là phần năm. Kết nêu phi để hiển thị trong phần đáp ở trên. “Thấy cảnh” là trần chấp, “Thấy trí” là thức chấp, “Thấy thuyết, thấy thọ”; là nhân chấp. Những thứ đó vì không thấy nhân và pháp cả hai đều không, nên gọi là “Chẳng phải cái thấy của bậc Thánh”. Trái lý ngược Thánh gọi là “Phàm phu”. “Ba cõi” là khí thế gian. “Báo của ba cõi” là chúng sanh; thọ dụng trú xứ, gọi là “quả báo”.
“Sáu thức khởi vô lượng dục vô cùng, gọi là Cõi dục tạng không. Những nghiệp quả khởi do hoặc nơi sắc, gọi là Cõi sắc tạng không. Những nghiệp quả khởi do hoặc nơi tâm, gọi là Vô cõi sắc tạng không.
“Sáu thức khởi vô lượng dục” từ năm dục mà sinh khởi phiền não, nương theo dục mà sinh cho nên gọi là tạng. “Không”; tức thể tự nó vốn không. “Nghiệp quả khởi do hoặc sắc…”; là tỏ rõ về Cõi sắc tạng không. Nếu luận về phiền não tức là sắc ái trú địa, từ sắc mà sinh. Trong Cõi sắc có đủ năm ấm, sắc là mạnh nhất, nên nói sắc. Nếu xét theo nghiệp là bất động hạnh. Nếu xét theo quả báo thì còn thuộc phân đoạn. “Nghiệp quả khởi do hoặc nơi tâm, gọi là Vô cõi sắc tạng không”; Vô cõi sắc chỉ có bốn chúng, thiếu vô sắc chúng, cho nên bảo là tâm. Nếu luận về phiền não thì hữu ái trú địa. Nếu luận về nghiệp là bất động hạnh. Nếu luận về quả báo thì còn thuộc phân đoạn. Nếu luận về y báo thì hai cõi Dục, Sắc có trú xứ cung điện, Vô sắc chỉ là tâm tịch mặc, không có cung điện.
“Tam giới không, vô minh tạng căn bản của tam giới cũng không.
Tam địa, chín sinh diệt. Quả báo vô minh tập trong ba cõi không.”
“Tam giới không” là Tóm kết ba cõi trên đều không. “Vô minh tạng căn bản của tam giới cũng không” vô minh tạng căn bản là nhân không, vô minh giống như mãnh đất lớn sinh ra phiền não, nên gọi là căn bản, gốc rễ. Nếu luận về nghiệp thì sinh ra nghiệp lậu. Nếu luận về quả báo thì sinh ra biến dị tam giới. “Tam địa, chín sinh diệt là quả không. Có hai cách giải thích:
- Địa thứ tám, địa thứ chín, địa thứ mười đều có ba tâm, hợp lại thành chín sinh diệt
- Biến dị trong tam giới mỗi thứ đều có ba loại ý sinh thân, gọi là tam địa chín sinh diệt.
Từ sơ địa cho đến địa thứ năm gọi là Tam muội lạc hành ý sinh thân. Địa thứ sáu, địa thứ bảy gọi là Giác pháp tự tính ý sinh thân. Địa thứ tám trở lên gọi là Chủng loại câu sinh vô tác hành ý sinh thân. Sư Tam Tạng nói:
- Kiến địa tại địa thứ nhất (sơ địa).
- Tu địa tại địa thứ hai trở lên.
- Cứu cánh địa tại địa thứ mười. Ở trong tam địa trên mỗi địa đều có: sinh, trú, mãn. Thành chín sinh diệt.
“Kim cang Bồ-tát đắc lý tận Tam muội, nên quả “Hoặc” sinh diệt không, quả hữu không, nhân không cho nên. Tát-bà-nhã cũng không. Diệt quả không.
“Kim cang Bồ-tát đắc lý tận Tam muội.”: Bồ-tát địa thứ mười chiếu cùng nhân tận, nên bảo là lý tận. Quả “Hoặc” sinh diệt không”; tập vi tế, nên bảo là hoặc. “Hoặc” là tất cả phiền não. “Quả”; là tất cả quả ở tam giới và giới ngoại. “Sinh diệt không”; là vô ngại đạo không. Nên kinh Anh Lạc nói; Đẳng giác Bồ-tát và Diệu giác Phật, sinh diệt khác nhau, đó là nói pháp thân cũng mang tính sinh diệt. “Quả hữu không”; là khổ đế vô tướng, gọi là quả hữu không. Tập đế vô sinh gọi là nhân không. Phần trên đã nói về pháp nhiễm không. “Nhất-thiết-trí không” là nói pháp tịnh không. Nhất-thiết-trí không, là trí đức không. Diệt quả không, là đoạn đức không. Đức hạnh tuy nhiều nhưng không ra ngoài hai thứ đó. Lại nữa, cũng không, là để tỏ Bồ-tát không. Diệt quả không, là để tỏ Niết-bàn không.
“Vì những hoặc trên đã không, cho nên Phật đắc ba quả vô vi. Trí duyên diệt, phi trí duyên diệt. Hư không Tát-bà-nhã quả không.
“Hoặc trên đã không” Như Lai đã ra ngoài các hoặc cho nên bảo là hoặc trước đã không. Lại có người giải thích: chưa lúc nào đoạn phiền não, vì xưa nay vốn tịch diệt. Nên bảo là hoặc trước đã không. “Phật đắc ba quả vô vi”; là nói chung về ba đức. “Trí duyên diệt” là số duyên diệt vô vi. “Phi trí duyên diệt” là phi số duyên diệt vô vi. “Hư không” là pháp tính hư không vô vi. “Tát-bà-nhã quả không” Phật quả thể không.
“Thiện nam! Nếu có tu tập nghe, thuyết, không nghe không thuyết, như hư không, pháp đồng với pháp tính. Nghe giống với nói, tất cả pháp đều như.”
“Thiện nam! Nếu có người tu tập nghe, thuyết…” là phần sáu, trong phần đáp. Khuyến tin thọ trì. Nghĩa của hộ Phật quả. Văn có hai phần:
- Khuyến tin, tỏ về nghe và nói đồng như hư không.
- Từ “Đại vương!…” là Tóm kết, đáp câu hỏi trên.
Văn phần đầu nói: “Nghe và nói đồng như hư không”; kinh Đại Phẩm nói: Nghe người ảo nghe, nói như người ảo nói. “Không nói, không nghe” là đáp câu hỏi trên. Kinh Tịnh Danh nói: Người thuyết pháp thì không thuyết, không hiển thị, người nghe pháp thì không nghe, không đắc. Trong câu “Như hư không, pháp đồng pháp tính, nghe đồng thuyết đồng tất cả pháp đều như”; như hư không; là so với nghe và nói như hư không trên. Tịnh Danh nói: Pháp đồng pháp tính, vì nhập các pháp. Luận về lý không, thì tuyệt ở nghe và nói nên bảo “Tất cả pháp đều như”.
“Đại vương! Bồ-tát tu hộ Phật quả là như vậy, người hộ Bát-nhã Ba-la-mật là hộ Tát-bà-nhã, mười lực, mười tám bất cộng pháp, năm nhãn, năm phần pháp thân, bốn tâm vô lượng, tất cả công đức quả là như vậy.
“Đại vương! Bồ-tát tu hộ Phật quả là như vậy” là phần Tóm kết đáp nghĩa của hộ quả trên. “Người hộ Bát-nhã Ba-la-mật là hộ Tát-bànhã; là nêu nhân đó mà thành quả đó. Là muốn tỏ nhân không có nhân nào khác, do quả cho nên nhân. Quả không có quả nào khác, do nhân mà nên quả. Do đó hộ nhân tức là hộ quả. “Mười tám pháp bất cộng… năm phần pháp thân” là nêu quả đức do nhân mà được.
“Khi Phật thuyết pháp, vô lượng người và chúng đắc pháp nhãn tịnh, tính địa, tín địa. Có trăm ngàn người đều đắc đại không đại hạnh Bồ-tát.
“Khi Phật thuyết pháp, vô lượng người…” là đoạn lớn thứ ba trong phẩm, nói về những người ngộ đạo. “Pháp nhãn tịnh”; là kiến đạo thuộc Tiểu thừa. Mới bắt đầu chứng tứ đế rõ ràng, cho nên bảo là pháp nhãn tịnh. Nay thuyết Đại thừa, sao lại đắc tiểu thừa? Thuyết thì một nhưng người ngộ khác nhau, quả đắc được cũng khác nhau. Như kinh Tịnh Danh nói; Phật chỉ một âm mà diễn thuyết pháp, chúng sanh tùy loài hiểu khác nhau. Lại giải thích; Như Lai ban bố mây từ bi, mưa nước mưa thật tướng. Cây to rễ lớn thì được thấm nhiều, cây nhỏ rễ nhỏ thì được thấm nhuần ít. Ngộ thì ở căn gốc của vật, không phải ở tại pháp. Lại rằng; mới bắt đầu chứng sơ địa gọi là kiến đạo, còn gọi là Pháp nhãn tịnh. “Tính địa”, tức là Thập giải trở lên. “Tín địa” tức Thập tín trở xuống. “Đều đắc đại không”; từ sơ địa trở lên, hai không tăng trưởng, tâm tịch lặng, gọi là Đại không. “Đại hạnh” là sơ địa trở lên, tám vạn bốn ngàn các hạnh độ.