PHẬT THUYẾT
VU-LAN-BỒN KINH

PHẬT THUYẾT
VU-LAN-BỒN KINH

Tây-Tấn, Tam-Tạng Pháp-Sư Trúc-Pháp-Hộ dịch

Văn như thị: nhứt thời Phật tại Xá-Vệ quốc, Kỳ-thọ Cấp-Cô-Ðộc viên.

Ðại Mục-Kiền-Liên, thỉ đắc lục thông, dục độ phụ-mẫu, báo nhũ bộ chi ân.

Tức dĩ đạo-nhãn quán thị thế-gian, kiến kỳ vong-mẫu sanh ngạ-quỉ trung, bất kiến ẩm thực, bì cốt liên lập.

Mục-Liên bi ai, tức dĩ bát thạnh phạn, vãng hướng kỳ-mẫu.

Mẫu đắc bát phạn, tiện dĩ tả thủ chướng bát, hữu thủ suy tự.

Tự vị nhập khẩu, hóa thành hỏa thán, toại bất đắc thực.

Mục-Liên đại khiếu, bi hiều thế khấp, trì huờn bạch Phật, cụ trần như thử.

 

Phật ngôn : “Nhữ mẫu tội-căn thâm kiết, phi nhữ nhứt nhơn lực sở nại hà !

Nhữ tuy hiếu-thuận, thinh động thiên-địa, Thiên-thần, Địa-kỳ, tà-ma, ngoại-đạo, đạo-sĩ, tứ Thiên-Vương Thần, diệc bất năng nại hà !

Ðương tu thập-phương chúng Tăng oai-thần chi lực, nãi đắc giải-thoát.

Ngô kim đương thuyết cứu-tế chi pháp, linh nhứt-thiết nạn, giai ly ưu khổ.

Phật cáo Mục-Liên : “Thập-phương chúng Tăng, thất nguyệt thập ngũ nhựt, Tăng Tự-tứ thời, đương vị thất thế phụ mẫu, cập hiện-tại phụ mẫu ách nạn trung giả, cụ phạn bá vị, ngũ quả, cấp quán bồn khí, hương du, đính chúc, sàng phu ngọa cụ, tận thế cam mỹ, dĩ trước bồn trung, cúng-dường thập-phương đại đức chúng Tăng.

Ðương thử chi nhựt, nhứt thiết Thánh-chúng, hoặc tại sơn gian thiền-định, hoặc đắc tứ đạo quả, hoặc tại thọ hạ kinh-hành, hoặc lục-thông tự-tại giáo-hóa Thanh-văn, Duyên-giác, hoặc thập-địa Bồ-tát đại-nhơn, quyền hiện Tỳ-kheo tại đại-chúng trung, giai đồng nhứt tâm thọ bát-hòa-la phạn, cụ thanh-tịnh giới Thánh-chúng chi đạo, kỳ đức uông dương.

Kỳ hữu cúng-dường thử đẳng Tự-tứ Tăng giả, hiện thế phụ-mẫu, lục-thân quyến-thuộc, đắc xuất tam-đồ chi khổ, ứng thời giải-thoát, y thực tự-nhiên.

Nhược phụ-mẫu hiện tại giả phước lạc bá niên.

Nhược thất thế phụ-mẫu sanh Thiên, tự tại hóa sanh nhập Thiên-hoa quang”.

 

Thời, Phật sắc thập phương chúng Tăng, giai tiên vị thí chủ mông chú nguyện, nguyện thất thế phụ-mẫu, hành thiền-định ý nhiên-hậu thọ thực.

Sở thọ thực thời, tiên an tại Phật tiền, tháp tự trung Phật tiền, chúng Tăng chú nguyện cánh, tiện tự thọ thực.

Thời, Mục-Liên Tỳ-kheo cập đại Bồ-tát chúng, giai đại hoan-hỉ: Mục-Liên bi đề khấp thinh thích nhiên trừ diệt.

Thời, Mục-Liên mẫu tức ư thị nhựt, đắc thoát nhứt kiếp ngạ-quỉ chi khổ.

 

Mục-Liên phục bạch Phật ngôn : “Ðệ-tử sở sanh mẫu đắc mông Tam-Bảo công-đức chi lực, chúng Tăng oai-thần chi lực cố.

Nhược vị-lai thế, nhứt thiết Phật đệ-tử, diệc ưng phụng Vu-Lan-Bồn, cứu độ hiện-tại phụ mẫu nãi chí thất thế phụ mẫu, khả vi nhĩ phủ ?”.

 

Phật ngôn : Ðại thiện khoái vấn ! Ngã chánh dục thuyết nhữ kim phục vấn.

Thiện-nam tử ! Nhược Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Quốc-vương, Thái-tử, Đại-thần, Tể-tướng, Tam-công, bá quan, vạn dân, thứ nhơn hành từ-hiếu giả, giai ưng tiên vị sở sanh hiện-tại phụ mẫu, qúa-khứ thất thế phụ mẫu, ư thất nguyệt thập ngũ nhựt, Phật hoan-hỉ nhựt, Tăng Tự-tứ nhựt, dĩ bá vị phạn thực, an Vu-Lan-Bồn trung thí thập phương Tự-tứ Tăng.

Nguyện sử hiện tại phụ-mẫu thọ-mạng bá niên, vô bịnh, vô nhứt thiết khổ não chi hoạn, nãi chí thất thế phụ-mẫu ly ngạ quỉ khổ, sanh Nhơn Thiên trung, phước lạc vô-cực.

Thị Phật đệ-tử tu hiếu thuận giả, ưng niệm niệm trung thường ức phụ mẫu nãi chí thất thế phụ-mẫu, niên niên thất nguyệt thập ngũ nhựt, thường dĩ hiếu từ, ức sở sanh phụ mẫu, vị tác Vu-Lan-Bồn thí Phật cập Tăng, dĩ báo Phụ mẫu trưởng dưỡng từ ái chi ân.

Nhược nhứt-thiết Phật đệ-tử ưng đương phụng trì thị pháp.

Thời, Mục-Liên Tỳ-kheo, tứ bối đệ-tử hoan hỉ phụng hành.

 

PHẬT THUYẾT
VU-LAN-BỒN KINH

BÁO PHỤ MẪU ÂN CHÚ

NAM-MÔ MẬT LẬT ĐA ĐÁ BÀ DẠ TÁ HA. (7 BIẾN)

 

VU-LAN KINH TÁN

THẦN THÔNG TÔN GIẢ, MÃN BÁT TRÌNH THÂN,
THỰC TÀI NHẬP KHẨU HỎA VIÊM THÂN,
HIỀU KHẤP MẠC NĂNG THÂN,
THÁNH-GIÁO PHU TRẦN,
HƯỞNG TIẾN TRƯỢNG TỪ-TÔN.

NAM-MÔ ĐẠI-HIẾU MỤC-KIỀN-LIÊN TÔN-GIẢ (3 XƯNG)

(KINH VU-LAN-BỒN- HT. THÍCH-TRÍ-TỊNH DỊCH ÂM )

 

PHẬT THUYẾT
VU-LAN-BỒN KINH

(PHẬT tức là đức THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT, trong KINH nầy, đức PHẬT vì ông ĐẠI MỤC-KIỀN-LIÊN và mọi người mà THUYẾT KINH VU-LAN-BỒN để cứu độ “CHA MẸ” hiện-tại cho đến cha mẹ trong “7 ĐỜI” đã qua cùng cả “LỤC-THÂN QUYẾN-THUỘC”.)

THÍCH NGHĨA

1. VU-LAN là  Phạm-âm, dịch là GIẢI ĐẢO HUYỀN, nghĩa là “THÁO MỞ SỰ TREO NGƯỢC”, không “ĂN UỐNG” gì được, ám chỉ cho sự THỐNG KHỔ NẶNG NỀ.

2. BỒN là THAU, TƯỢNG, CHẬU, đồ bằng SÀNH, bằng THIẾT, hoặc bằng THAU, ĐỒNG…”RẤT LỚN” để chứa đựng đồ ăn cho “PHẬT” và “10 PHƯƠNG TĂNG”.

Đem BỒN đựng đồ ăn cúng-dường “PHẬT” và “10 PHƯƠNG TĂNG”, trong ngày RẰM THÁNG BẢY để cứu độ CHA MẸ…khỏi sự thống khổ nên gọi là VU-LAN-BỒN.

LỤC-THÂN

  1. CHA
  2. MẸ
  3. ANH (CHỊ)
  4. EM
  5. CHỒNG
  6. VỢ

TAM-ĐỒ: HỎA-ĐỒ, ĐẠO-ĐỒ và HUYẾT-ĐỒ

1) HỎA-ĐỒ tức là “ĐỊA-NGỤC”, chốn lửa đốt cháy ngày đêm.

2) ĐẠO-ĐỒ tức là “NGẠ-QUỶ”, thường dùng dao gậy chém đập nhau.

3) HUYẾT-ĐỒ tức là “SÚC-SANH”, thường bị cắt cổ mổ bụng máu chảy lai láng.

Tại sao “CÚNG-DƯỜNG” vào NGÀY RẰM THÁNG 7 thì “CHA MẸ”… được độ thoát khỏi loài QUỶ ĐÓI?

 

KINH PHẠM VÕNG BỒ-TÁT GIỚI

VI. GIỚI RAO LỖI CỦA TỨ CHÚNG

“Nếu Phật-Tử, tự miệng rao nói tội lỗi của Bồ-Tát xuất-gia, Bồ-Tát tại-gia, Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo-Ni, hoặc bảo người rao nói những tội lỗi ấy: Nhân rao nói tội lỗi, duyên rao nói tội lỗi, cách-thức rao nói tội-lỗi, nghiệp rao nói tội-lỗi. Là Phật-Tử, khi nghe những kẻ ác, ngoại-đạo cùng người nhị-thừa nói những điều phi-pháp, trái Luật trong Phật-Pháp, thời phải luôn luôn có lòng từ-bi giáo-hóa những kẻ ác ấy cho họ sanh tín-tâm lành đối với đại-thừa, mà trái lại Phật-Tử lại tự mình rao nói những tội lỗi trong Phật-Pháp, Phật-Tử này phạm Bồ-Tát Ba-La-Di tội.

TỪ “SÁNG NGÀY 16 THÁNG 4” ÂM LỊCH khởi đầu “MÙA HẠ” –cũng là ngày nhập HẠ, tiền “AN CƯ” CHO ĐẾN “RẰM THÁNG 7” ÂM LỊCH. (LỄ VU LAN TỰ TỨ)

Vì ngày nầy là NGÀY TỰ-TỨ của 10 PHƯƠNG TĂNG , tức là tha-hồ, mặc tình, hứa cho nói lỗi lầm lẫn nhau, để cùng nhau SÁM-HỐI.

“TỘI-CĂN” LÀ CỘI-GỐC TỘI LỖI, ĐÃ KẾT THÀNH QUẢ-BÁO XẤU ÁC KHÓ LAY CHUYỂN, NHƯ CÂY CÓ GỐC RỄ.

Theo kinh “NHÂN-QUẢ BA ĐỜI” thì nghiệp chướng chồng chất lên nhau thay đổi theo từng sát na sinh diệt, theo tâm niệm và hành vi “TRONG NHIỀU  KIẾP TRƯỚC”   “HIỆN TẠI” của mỗi người. 

Nhân nào mạnh hơn hết thì quả đến trước, cứ thế mà nhân-quả từng tự nói tiếp nhau liên tục không dừng.

Nếu nghiệp chướng là  “NHÂN-QUẢ” cố định, thì  tại sao Vua Ca-Lợi cắt đứt tay chân của Đức Phật, mà được đức Phật độ cho giải thoát trước tiên? Vậy có phải là do “NGUYỆN-LỰC” của đức phật, đã làm tiêu nghiệp chướng cho Vua Ca-Lợi rồi sao? (KINH KIM CANG)

Cho nên, nếu ai sẵn-sàng VUI LÒNG NHẬN LẤY LỖI LẦM của mình, “THÀNH TÂM SÁM HỐI” thì vào được “BỔN NGUYỆN-LỰC” của 10 PHƯƠNG TĂNG nên được GIẢI-THOÁT.

Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
Thế mới thật là chân sám hối.

Lời bàn:

Nếu không CÚNG-DƯỜNG vào ngày “RẰM THÁNG 7” được, thì nên chọn 1 ngày trong tháng 7. Một năm chỉ có 1 ngày VU-LAN BỒN mà thôi, thì mới khế hợp với PHẬT dạy trong KINH VĂN.

Lại nữa, “Trong tâm chúng ta có cái gì thì bên ngoài có cái đó”. Nếu ta TỤNG KINH, TRÌ CHÚ, NIỆM PHẬT, LÀM THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC…như “CÚNG-DƯỜNG” vào NGÀY RẰM THÁNG 7, rồi  hồi hướng cho“CHA MẸ”…đã mất thì họ hưởng được quả lành an vui giải thoát. 

Nếu ta làm những VIỆC KHÁC VỚI THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC hồi hướng cho “CHA MẸ”… đã mất thì họ cũng hưởng được NHỮNG GÌ KHÔNG PHẢI LÀ THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC, nên không biết khi nào họ mới được an vui giải thoát đây? 

Cho nên nói “Tất cả do tâm tạo” là vậy!

KINH-VĂN:

Vì ngày ấy Thánh-tăng đều đủ
Dầu ở đâu cũng tụ-hội về
Như người Thiền-định Sơn-khê
Tránh điều phiền-não chăm về thiền-na
Hoặc người đặng bốn tòa đạo quả
Công tu-hành nguyện thỏa vô-sanh
Hoặc người thọ hạ kinh-hành
Chẳng ham quyền-quý ẩn-danh lâm-tòng
Hoặc người đặng lục-thông tấn-phát
Và những hàng Duyên-giác, Thanh-văn
Hoặc chư Bồ-tát mười phương
Hiện hình làm sãi ở gần chúng-sanh
Đều trì giới rất thanh, rất tịnh
Đạo-đức dày, chánh-định chơn-tâm

Tất cả các bực Thánh, Phàm
Đồng lòng thọ-lãnh bát cơm lục-hòa

KINH-VĂN:

THỜI, PHẬT SẮC THẬP PHƯƠNG CHÚNG TĂNG GIAI TIÊN VỊ THÍ CHỦ MÔNG CHÚ NGUYỆN, NGUYỆN THẤT THẾ PHỤ-MẪU, HÀNH THIỀN-ĐỊNH Ý NHIÊN-HẬU THỌ THỰC.

SỞ THỌ THỰC THỜI, TIÊN AN TẠI PHẬT TIỀN, THÁP TỰ TRUNG PHẬT TIỀN, CHÚNG TĂNG CHÚ NGUYỆN CÁNH, TIỆN TỰ THỌ THỰC.

(BẤY GIỜ, ĐỨC PHẬT TRUYỀN CHÚNG TĂNG Ở 10 PHƯƠNG, TRƯỚC PHẢI VÌ NGƯỜI THÍ CHỦ MONG NHỜ CHÚ NGUYỆN, CẦU CHO CHA MẸ 7 ĐỜI, MÀ “CHUYÊN Ý THIỀN-ĐỊNH” RỒI SAU MỚI THỌ THỰC.

“CHUYÊN Ý THIỀN-ĐỊNH” là chú ý lặng lòng để tưởng-niện, khiến cho sự cầu nguyện được mau thành tựu.

LÚC BAN ĐẦU THỌ THỰC, TRƯỚC HẾT ĐỂ MÓN ĂN NƠI “TRƯỚC ĐỨC PHẬT”, HAY ĐỂ “TRƯỚC TƯỢNG PHẬT TRONG CHÙA THÁP”, CHÚNG TĂNG ĐỒNG CHÚ NGUYỆN XONG, RỒI TỰ THỌ THỰC.)

“TRƯỚC ĐỨC PHẬT” khi PHẬT còn “TẠI THẾ”.

“TRƯỚC TƯỢNG PHẬT TRONG CHÙA THÁP” khi PHẬT nhập “NIẾT-BÀN”.

 “MÓN ĂN TRĂM VỊ” là dùng 5 mùi vị căn bản “NGỌT, MẶN, CHUA, CAY, ĐẮNG” pha chế làm thành “THỨC ĂN” TRĂM VỊ, NGÀN VỊ TÙY Ý…

NGŨ-NHÃN

1) NHỤC-NHÃN
2) THIÊN-NHÃN
3) HUỆ-NHÃN
4) PHÁP-NHÃN
5) PHẬT-NHÃN

KIM-CANG
BÁT-NHÃ-BA-LA-MẬT KINH
Diêu-Tần, Tam-Tạng Pháp-Sư Cưu-Ma-La-Thập Hán dịch.
THÍCH TRÍ-TỊNH Việt Dịch

 

18.-XEM ĐỒNG MỘT THỂ

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức-Như-Lai có “NHỤC-NHÃN” chăng?”

“Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có NHỤC-NHÃN.”

Tại sao có tên là NHỤC NHÃN ?

Bởi vì nó vừa nhìn được các vật thể có hình sắc, vừa có thể thấy được các thứ không có hình sắcMắt thường của chúng ta không thấy những vật đằng xa, còn nhục nhãn thì mọi vật từ mười lăm dặm trở lại đều trông thấy hết, cho dầu có bị ngăn cách bởi nhà cửa, cũng thấy được, không trở ngại chi.

“Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có “THIÊN-NHÃN” chăng?”

“Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có THIÊN-NHÃN.”

THIÊN-NHÃN là thấy xa đến các THẾ-GIỚI, thấy rõ vật nhỏ như VI-TRẦN…thấy thông suốt không bị CHƯỚNG-NGẠI.

“Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có “HUỆ-NHÃN” chăng?”

“Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có HUỆ-NHÃN.”

HUỆ-NHÃN là con mắt trí huệ. Huệ nhãn có thể PHÂN BIỆT LẼ PHẢI TRÁI, nhìn vào sự việc gì có thể biết ngay chân giả. Người không có trí huệ lấy phải làm trái, lấy trái cho là phải.

“Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có “PHÁP-NHÃN” chăng?”

“Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có PHÁP-NHÃN.”

PHÁP-NHÃN là thấy được THẬT TƯỚNG CỦA VẠN PHÁP. Từ bậc ĐẠI Bồ-tát cho đến PHẬT mới có PHÁP NHÃN, A-LA-HÁN trở xuống đều không có.

“Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có “PHẬT-NHÃN” chăng?”

“Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có PHẬT-NHÃN.”

PHẬT-NHÃN là TRÍ-HUỆ VIÊN-MÃN CỨU-CÁNH CỦA PHẬT.

“Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Như bao nhiêu cát trong sông Hằng, đức Phật có nói là “CÁT” chăng?”

“Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế, đức Như-Lai nói là CÁT.”

“Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Ví như có bao nhiêu cát trong một sông Hằng, thì cũng có số những sông Hằng, bằng số cát như thế, cõi Phật như bao nhiêu số cát trong những-sông-Hằng đó, như thế, cõi Phật có “NHIỀU” chăng?”

“Bạch đức Thế-Tôn! Rất NHIỀU!”

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: “Bao nhiêu thứ TÂM-NIỆM CỦA TẤT CẢ CHÚNG-SANH trong ngần ấy cõi nước, đức Như-Lai đều biết rõ. Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói các thứ tâm đều là CHẲNG-PHẢI-TÂM, đó gọi là tâm.

Vì cớ sao thế? Nầy Tu-Bồ-Đề! TÂM QUÁ-KHỨ không có chi mà đặng, TÂM HIỆN-TẠI không có chi mà đặng, TÂM VỊ-LAI không có chi mà đặng.

 “ĐẠO-NHÃN” tức là “THIÊN-NHÃN-THÔNG”. Nghĩa là do tu hành ĐẠO-HẠNH thành tựu ĐẠO-QUẢ mà có nên gọi là “ĐẠO-NHÃN”.

LỤC-THÔNG

1. THIÊN-NHÃN-THÔNG là thấy xa đến các THẾ-GIỚI, thấy rõ vật nhỏ như VI-TRẦN…thấy thông suốt không bị CHƯỚNG-NGẠI.

2. THIÊN-NHĨ-THÔNG là nghe được TIẾNG RẤT XA và RẤT NHỎ của 12 CHỦNG LOẠI CHÚNG SANH.

3. TÚC-MẠNG-THÔNG là biết rõ những việc ĐỜI TRƯỚC của mình và KẺ khác.

4. THA-TÂM-THÔNG là hiểu biết TÂM-NIỆM,TƯ-TƯỞNG của người khác.

5. THẦN-TÚC-THÔNG là BAY ĐI MAU LẸ TỰ-TẠI, ý muốn đến đó thì THÂN LIỀN ĐẾN ĐÓ.

6. LẬU-TẬN-THÔNG là những PHIỀN-NÃO LOẠN-TƯỞNG đã dứt sạch, nên thấy suốt đời VỊ-LAI.

KINH-VĂN:

ĐẠI MỤC-KIỀN-LIÊN, THỈ ĐẮC LỤC-THÔNG, DỤC ĐỘ PHỤ-MẪU, BÁO NHỦ BỘ CHI ÂN.

TỨC DĨ “ĐẠO-NHÃN” QUÁN THỊ THẾ-GIAN, KIẾN KỲ VONG-MẪU SANH NGẠ-QUỈ TRUNG, BẤT KIẾN ẨM THỰC, BÌ CỐT LIÊN LẬP.

NAM-MÔ ĐẠI-HIẾU MỤC-KIỀN-LIÊN TÔN-GIẢ

(3 LẦN)

SÁM VU-LAN

Ðệ-tử chúng con,
Vâng lời Phật dạy,
Ngày rằm tháng Bảy,
Gặp hội Vu-Lan,
Phạm-Vũ huy-hoàng,
Ðốt hương đảnh lễ.

Mười-phương Tam-thế,
Phật, Pháp, Thánh, Hiền,
Noi gương Đức Mục-Kiền-Liên,
Nguyện làm con thảo,

Lòng càng áo-não,
Nhớ nghĩa thân sanh,
Con đến trưởng-thành,

“MẸ” dày đau khổ,
Ba năm nhủ bộ,
Chín tháng cưu mang.

Không ngớt lo toan,
Quên ăn bỏ ngủ,

Ấm no đầy đủ,
Cậy có công “CHA”,
Chẳng quản yếu già,
Sanh nhai lam lũ,
Quyết cùng hoàng-vũ,
Phấn đấu nuôi con,
Giáo dục vuông tròn,
Ðem đường học đạo,

“ÐỆ-TỬ” ơn sâu chưa báo,
Hổ phận kém hèn,
Giờ này quỳ trước đài sen,
Chí thành cung kỉnh;
Ðạo tràng thanh-tịnh,
Tăng-bảo trang-nghiêm,

Hoặc thừa TỰ-TỨ.

Hoặc hiện tham-thiền,
Ðầy đủ thiện duyên,
Dủ lòng lân-mẫn,

Hộ-niệm cho:

“Bảy kiếp cha mẹ chúng con,
Ðượm nhuần mưa Pháp,”

Còn tại thế:

“Thân tâm yên ổn,
Phát nguyện tu-trì,”

Ðã qua đời:

“Ác-đạo xa lìa,
Chóng thành Phật-quả,”

Ngưỡng mong các Đức Như-Lai,
Khắp cõi hư không,
Từ bi gia-hộ.

BÁO PHỤ MẪU ÂN CHÚ 

NAM-MÔ MẬT LẬT ĐA ĐÁ BÀ DẠ TÁ HA. 

(7 LẦN)