PHÁP UYỂN CHÂU LÂM

Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 85

Thiên thứ 85: LỤC ĐỘ (Phần sáu)

Phần thứ sáu: TRÍ TUỆ

Phần này có 3 mục tách biệt: Thuật ý, Dẫn chứng, Tuệ ích.

Thứ nhất: Thuật Ý

Nói đến hai loại trang nghiêm thì tuệ gọi là tối thắng, thứ tự ba phẩm thì không gì hơn được. Vì vậy trong kinh nói: “Năm Độ không có trí tựa như ngu si mù lòa, cho nên Bát nhã vượt ra ngoài thế gian phá trừ mọi vô minh phiền não.” Trong Thích luận lại nói: Đức Phật là mẹ của chúng sinh, Bát nhã có năng lực sinh ra Phật, vậy thì trí là tổ mẫu của tất cả chúng sinh.” Vì vậy Ngoại Thư nói: “Có trí tuệ nhìn sâu xa kính trọng hiểu biết, mới gọi là đức hạnh của Phóng Huân; nhân nghĩa lễ trí, mới gọi là đạo lý của Tuyên Ni.” Nên nghĩ rằng pháp của trí tuệ không thể nào không tu, nhân của xuất thế không nên không luyện tập. Có thể loại trừ màn đêm dày đặc, ví như trăng tròn chiếu sáng ba nẻo; khéo éo trừ bỏ mọi điều độc hại, tựa như thuốc quý (ma kỳ) diệt mọi điều ác. Lẽ nào mặc ý vô thường suốt đời giữ mê muội mãi hoài như vậy, dẫn đến ràng buộc đan nhau thắt chặt quấn quanh trong tâm mình, thường phát sinh nhiều ái niệm luôn luôn lớn những vô minh, chưa thông hiểu những nhân duyên không thường xuyên tu các pháp đối trị. Vì lẽ đó núi mạn rậm rạp hoa cao vút nguy hiểm, sông ái cuồn cuộn biển xanh thẫm rộng ra. Hoặc tùy tiện chấp đoạn chấp thường-cố tình luận bàn tức ly, thần vàng thần trắng, ngã thấy ngã biết. Một chân thường co lên-năm phía luôn thiêu đốt, bắt chước trâu ăn cỏ-như loài chó ăn phân. Hoặc nói nhiều đến chân lý, nào biết tôn chỉ của Trung đạo? Hoặc chấp chặt vào kinh thư, đâu hiểu ý nghĩa của đại thừa. Hoặc nói rằng tối tăm bắt đầu sinh ra hiểu biết mà điều ấy vĩnh viễn không biết, thế gian chắc chắn thường con chỉ có điều này là đáng quý vô cùng. Hoặc nói rằng đến cõi Phi hữu tưởng chính là chứng Niết bàn, chấp cõi trời Tự tại có năng lực tạo tác thế giới. Ngu si dốt nát mê mờ-tầm thường gàng bướng trống rỗng, nhìn ngón tay cầu thấy trăng-ôm gốc cây mà đợi thỏ, lừa ngựa hãy còn nghi hoặc lẽ nào phân rõ đậu thóc? Tuy biết cười sung sướng, nuôi tò vò mà không hay; chỉ có biết nói năng, cùng đười ươi mà không khác. Bởi chẳng nhận thức được lý không mà thường ở trong vô minh, phàm là tâm điên đảo đều gọi là tà kiến, năm trụ phiền não không giãm bớt chút nào, trăm lẻ tám sử trói buộc hãy còn dày đặc. Vì vậy bậc Đại Sĩ, để cầu được tám chữ mà không tiếc thân mạng, sợ còn trong ràng buộc gặp khổ là lùi bước, cho nên tự giữ chặt tâm để bảo vệ chí nguyện kiên cố.

Thứ hai: Dẫn Chứng.

Như kinh Hoa Nghiêm nói: “Bồ tát vì cầu pháp cho nên luôn luôn thực hành theo pháp, có người phát ra lời nói như vậy; Nếu có thể lao thân vào hầm lửa sâu 7 Nhẫn, sẽ trao pháp cho ông. Bồ tát nghe vậy vô cùng hoan hỷ, dấy lên tư duy rằng: Mình vì pháp cho nên thân mạng còn không tiếc, ở trong các nẻo ác của địa ngục A tỳ nhận chịu vô lượng khổ đau, huống là vào hầm lửa nhỏ bé của nhân gian mà được nghe pháp hay sao?”

Theo kinh Tập Nhất Thiết Công Đức Tam Muội nói: “Thích Ca trong quá khứ lâu xa làm Tiên nhân có năm thần thông, tên gọi là Tối Thắng.”

Theo luận Trí Độ nói: “Thích Ca Văn Phật lúc xa xưa làm Bồ tát, tên gọi là Lạc Pháp. Lúc ấy thế gian không có Phật, không nghe đến lời thiện, đi khắp nơi cầu pháp tinh tiến không hề lơi lỏng, cuối cùng không thể nào gặp được. Lúc bấy giờ ma vương biến thành bà la môn, mà nói lời rằng: ta có một bài kệ do Phật thuyết ra, ông có thể lấy da làm giấy, lấy xương làm bút, lấy máu làm mực, viết chép bài kệ này, sẽ mang lại pháp lạc cho ông. Lập tức tự nghĩ rằng; Mình đời đời mất đi vô số thân mà không có được lợi ích này. Liền tự lột da mình phơi làm cho khô, mong muốn viết bài kệ ấy, ma vương lập tức diệt thân. Lúc ấy Phật biết tâm chí thành ấy, liền từ Hạ phương vọt lên thuyết cho nghe về pháp sâu xa, tức thì đạt được Vô sanh pháp nhẫn.”

Còn trong kinh Niết bàn nói: “Bồ tát vì pháp nhân duyên mà khoét thân làm đèn, lấy vải bông quấn chặt thịt da, dùng bơ tưới vào, đốt để làm đèn. Bồ tát vào lúc bấy giờ chịu đựng đau khổ vô cùng như vậy, tự trách tâm mình mà dấy lên nói rằng: Khổ đau như vậy so với nỗi khổ của địa ngục, trăm ngàn vạn phần còn chưa bằng một phần, ông ở trong vô lượng trăm ngàn kiếp, nhận chịu khổ não vô cùng, cũng không có lợi ích gì, nếu ông không có thể nhận chịu nổi khổ nhỏ nhoi này, thì làm sao có năng lực để vào trong địa ngục cứu giúp chúng sinh đang chịu đau khổ? Lúc Bồ tát ma ha tát quán xét như vậy, thân không cảm thấy đau khổ, tâm ấy không lùi bước, không hề lay động. Lúc bấy giờ Bồ tát thuận theo tự mình biết sâu sắc, mình nhất định phải đạt được A nậu bồ đề. Lúc bấy giờ Bồ tát đầy đủ phiền não chưa có gì đoạn, vì pháp nhân duyên mà có thể dùng dùng đầu mắt tủy não tay chân máu thịt bố thí cho chúng sinh, dùng đinh nhọn đóng vào thân đến ngọn núi rực lửa. Bồ tát lúc bấy giờ tuy nhận chịu vô lượng khổ đau như vậy, mà tâm ấy không lùi bước, không hề lay động. Bồ tát lúc ấy biết rõ, nay mình chắc chắn tâm không lùi bước, sẽ đạt được quả vị A nậu bồ đề.”

Còn trong kinh Đại Tập nói: “ Bồ tát vì hướng về nghĩa lý của một câu một chữ, mà có thể dùng ngọc ngà châu báu khắp mười phương thế giới dâng lên cúng dường Đấng Pháp Vương. Vì một bài kệ nhân duyên mà sẳn sàng xả bỏ thân mạng. Tuy ở vô lượng hằng hà sa kiếp tu hạnh bố thí, nhưng không bằng một lần nghe được câu chuyện của Bồ tát khiến cho tâm sinh ra hoan hỷ, đối với chánh pháp mà thích nghethích nói, thường được chư Phật và chư Thiên hộ niệm. Nhờ vào năng lực hộ niệm cho nên hết thảy kinh điển sách luận của thế gian đều có thể thông đạt.”

Còn trong kinh Đại Phương Tiện Báo Ân nói: “Bồ tát thường chịu khó tìm thiện tri thức, để được nghe Phật pháp thậm chí dù chỉ một câumột bài kệ-một ý nghĩa, làm cho phiền não của ba cõi thảy đều úa tàn. Lúc Bồ tát chí tâm mong cầu lời Phật dạy, khao khát giáo pháp tình ý sâu nặng không tiếc gì thân mạng, giả sử đạp trên sắt nóng hay trên lửa đỏ, cũng không lấy làm lo sợ. Bồ tát vì một bài kệ cho nên thân mạng còn không tiếc, huống là đối với mười hai bộ kinh ư? Vì một bài kệ cho nên tính mạng còn không tiếc rẻ, huống là tài vật gì khác ư? Nghe pháp được lợi ích cho nên thân nhất định an lạc, phát sanh tín tâm sâu sắctâm thẳng thắn nhìn nhận đúng đắn, thấy người nói pháp như thấy cha mẹ, tâm không hề kiêu mạn. Vì chúng sinh cho nên chí tâm nghe pháp, chứ không vì lợi dưỡng. Vì chúng sinh chứ không vì lợi ích riêng mình. Vì chánh pháp cho nên không sợ mọi việc dù là vua chúa quyền thế-đói khát lạnh nóng-hổ lang thú dữ-giặc thù trộm cướp… Trước cần phải tự điều phục phiền não của các căn, rồi sau đó mới nghe pháp.”

Còn trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Bồ tát phương tiện cầu pháp như vậy, tất cả ngọc ngà châu báu không có gì tiếc rẽ coi trọng, ở giữa các vật này không sanh ý tưởng khó gặp. Nếu được một câu pháp chư từng nghe đến, còn hơn có được ngọc ngà châu báu đầy trong tam thiên đại thiên thế giới; được nghe một bài kệ còn hơn được ở nơi địa vị Chuyển Luân Thánh Vương-Thích Đề Hoàn Nhân hay Phạm Thiên Vương. Bồ tát dấy lên ý nghĩ như vậy: Mình nhận được một câu pháp, giả sử khiến cho lửa lớn đầy trong tam thiên đại thiên thế giới, từ trên cõi Phạm Thiên mà tự mình lao thân xuống hãy còn không sợ, huống gì là lửa nhỏ ư? Tất cả khổ đau của các đị ngục mình hãy còn nhận chịu đến cùng, giống như thuận theo cầu pháp, huống gì là những khổ não nhỏ bé giữa loài người? Vì cầu pháp cho nên phát tâm như vậy. như pháp được nghe mà tâm luôn luôn hoan hỷ an lạc, đều có năng lực quán xét đúng đắn.”

Trong kinh Vị Tằng Hữu nói: “Xưa ở núi Tỉ Đà nước Tỳ Ma có một con Dã can, bị Sư tử rượt đuổi mà rơi xuống một cái giếng hoang ngoài đồng, đã trải qua ba ngày, trong lòng biết chắc là đến chỗ chết, bèn tự nói kệ rằng:

Tất cả mọi thứ đều vô thường,
Hối hận không cho sư tử ăn,
Làm sao chết dưới giếng ngoài đồng,
Tham mạng sống mà chết vô ích.
Vô ích rồi thật là hối hận,
Lại làm bẩn trong nước của người,
Sám hối chư Phật khắp mười phương,
Nguyện rũ lòng biết rõ tâm con.
Những ác nghiệp của đời kiếp trước,
Nay đền trả đều làm cho sạch,
Từ đây mong gặp được minh sư,
Tu hành cuối cùng thành quả Phật.

Đế Thích nghe kệ ấy, cùng với tám vạn chư Thiên đến bên cạnh giếng ấy nói rằng: Không nghe Thánh giáo ở mãi trong chốn tối tăm, trước đây nói thật là khác thường nguyện xin tiếp tục nói ra lời pháp. Dã can trả lời rằng: Thiên Đế không có chuẩn mực không biết lúc thích hợp, Pháp sư ở dưới thấp cò mình ở trên cao, ban đầu không tu hạnh cung kính mà lại hỏi về pháp quan trọng ư? Thế là Đế Thích dùng áo cõi trời đón lấy Pháp sư mà rập đầu sám hối, nhớ lại xưa kia mình đã từng thấy người thế gian, trước hết bày ghế ngồi trên cao sau đó mới thỉnh cầu Pháp sư. Chư Thiên liền cùng nhau cởi áo quý báu chất thành chỗ ngồi trên cao. Dã can bước lên chỗ ngồi nói rằng: Có hai nhân duyên lớn, một là nói pháp khai hóa cho người cõi trời vốn là phước vô lượng, hai là vốn thực hiện đền đáp ân tình giúp cho ăn uống. Thiên Đế thưa rằng: Được tránh khỏi tai ách giếng sâu thì đền trả công lao phải to lớn, tại sao ân tình không sánh kịp vậy? Trả lời rằng: Sanh tử đều thích hợp, có người tha sống, có người ưa chết; có người ngu si, không biết sau khi chết lại sanh ra, xa cách Phật pháp, không gặp được minh sư, tham sống sợ chết thì chết rồi rơi vào địa ngục; có người trí tuệ, tôn thờ Tam bảo, gặp được minh sư, bỏ ác tu thiện, người như vậy chán sống ưa chết, chết thì sanh lên cõi trời. Thiên Đế nói: Như Ngài đã dạy giữ vẹn mạng sống mà vô ích, nguyện xin nghe về bố thí ăn uống-bố thí giáo pháp. Trả lời rằng: Bố thí ăn uống cho người đói cứu giúp mạng sống của một ngày; giúp cho ngọc ngà châu báu thì cứu được sự thiếu thốn của một đời, tăng thêm sanh tử; thuyết pháp giáo hóa thì có thể làm cho chúng sinh biết tu đạo xuất thế gian, đạt được quả của ba Thừa, tránh khỏi ba đường dữ, thọ nhận niềm vui của trời người, vì vậy Đức Phật dạy dùng pháp để bố thí có công đức vô lượng. Thiên Đế nói: Nay Sư có hình hài này là vì nghiệp báo, hay là ứng hóa? Trả lời rằng: Là tội báo chứ không phải ứng hóa. Thiên Đế nói: Tôi nói là Thánh còn nghe tội báo, không biết nguyên cớ điều ấy, nguyện xin nghe biết nhân duyên. Trả lời rằng: Xưa sinh ở thành Ba Đầu Ma thuộc nước Ba La Nại, làm con nhà nghèo, dòng dõ Sát Lợi tuổi thơ lòng dạ sáng suốt thông minh, chỉ ham học tập, đến năm 12 tuổi theo thầy vào núi, không sai lạc thời gian, trải qua 0 năm, 9sáu loại kinh thư, không loại nào không thông hiểu, đều nhờ ân của Hòa thượng. Công ấy khó đền đáp được. Bởi vì trước đó học hỏi có được trí tuệ tự nhận biết mạng sống đời trước của mình, nhờ đó tiếp nhận địa vị vua chúa hoang dâm vô độ đắm say dục lạc, thiện báo không còn mạng sống chấm dứt sanh vào chốn địa ngụcsúc sanh (Từ đây trở xuống… lược mà không thuật lại).

Lúc ấy Đế Thích cùng tám vạn chư Thiên, thuận theo thọ mười thiện nghiệp. Đế Thích nói rằng: Nay trở về Thiên cung, lúc nào Hòa thượng xả tội báo này được sanh lên cõi trời ? Dã can nói rằng: Đúng bảy ngày sau sẽ xả thân này sanh lên cõi trời Đâu Suất, các người thì có thể nguyện sanh đến cõi trời ấy, có nhều Bồ tát thuyết pháp giáo hóa. Đúng bảy ngày mạng sống chấm dứt sanh lên cung trời Đâu Suất, lại nhận biết mạng sống đời trước mà thực hành mười thiện đạo.”

Còn trong kinh Hiền Ngu nói: “Đức Phật trú tại nước Ba La Nại, ở giữa chốn rừng sâu đầm lạnh hiện thân thuyết diệu pháp cho chư Thiênloài người cùng bốn loại chúng sinh. Lúc ấy giữa hư không xuất hiện năm trăm con chim nhạ tụ lại thành đàn, nghe âm thanh của Đức Phật mà tâm tư vô cùng vui thích, bay qua bay lại muốn hạ xuống. Thợ săn giăng lưới ra bầy nhạn rơi vào trong lưới, bị thợ săn giết thịt liền sanh lên cõi trời Đao Lợi, ở trên đầu gối của cha mẹ giống như đứa trẻ tuổi, đoan nghiêm tuyệt vời rạng rỡ như núi vàng. Lúc ấy tự nghĩ rằng: Mình vì sao sanh ở nơi này? Lập tức biết rõ được mạng sống đời trước cảm được quả báo thích nghe giáo pháp liền cùng nhau mang hoa xuống cõi Diêm Phù Đề, đến nơi Đức Thế Tôn, lễ lạy chân Ngài mà thưa rằng: Chúng con được nhờ pháp am sanh ở cõi trời kỳ diệu, nguyện xin Thế Tôn tiếp tục chỉ dạy cho biết! Đức Phật liền thuyết cho nghe về pháp

Tứ Đế đạt được quả Tu Đà Hoàn, rồi trở về cõi trời.”

Thứ ba: Tuệ Ích.

Trong kinh Đại Bảo Tích nói: “ Thứ sáu là Bồ tát tu hạnh trí tuệ, lại có mười pháp không giống với hàng Nhị thừa. Những gì là mười pháp? Đó là: 1. Tư duy phân biệt về gốc rễ của định tuệ; 2. Tư duy không rời bỏ hai phía đoạn-thường; 3. Tư duy về nhân duyên sinh khởi của các pháp; 4. Tư duy không có chúng sinh-ngã-nhân-thọ mạng; 5. Tư duy không có pháp của ba đời quá khứ-vị lai-hiện tại; 6. Tư duy không có hành nghiệp phát ra không đoạn nhân quả; 7. Tư duy về pháp không mà gieo trồng thiện căn không lơi lỏng; 8. Tư duy về Vô tướng mà độ chúng sinh không buông bỏ; 9. Tư duy về Vô nguyện mà cầu Bồ đề không lìa xa; 10. Tư duy về Vô tác mà hiện tướng thọ thân không bỏ. Tuệ như vậy thì không giống với Thanh văn và Bích chi Phật.”

Còn trong kinh Nguyệt Đăng Tam Muội nói: “Đức Phật dạy: Nếu có Bồ tát luôn luôn thực hành Bát nhã thì có mười loại lợi ích. Những gì là mười loại? Đó là: 1. Tất cả đều rời bỏ mà không giữ lấy ý tưởng bố thí; 2. Trì giới không thiếu sót mà không dựa vào giới; 3. Trú vào sức mạnh của nhẫn mà không trú vào ý tưởng của chúng sinh; 4. Thực hành tinh tiến mà xa rời thân tâm; 5. Tu thiền định mà không có gì đắm trước; 6. Ma Vương Ba Tuần không thể làm nhiễu loạn được; 7. Đối với những luận thuyết khác mà tâm vẫn không lay chuyển; 8. Có năng lực đến được tận cùng biển sanh tử; 9. Đối với các chúng sinh khởi tâm Bi rộng lớn; 10. Không vui với đạo lý của Thanh văn và Bích chi Phật.

Đức Phật lại dạy: Nếu có Bồ tát tin tưởng và vui với hạnh đa văn thì có mười loại lợi ích. Những gì là mười loại? Đó là: 1. Biết phiền não là duyên giúp đỡ; 2. Biết thanh tịnh là duyên giúp đỡ; 3. Xa lìa mọi nghi hoặc; 4. Trú trong cách nhìn chân chánh; 5. Xa lìa đạo lý sai trái; 6. An trú trong con đường đúng đắn; 7. Mở thông cánh cửa cam, lộ; 8. Tiếp cận Bồ đề quả Phật; 9. Thân cận với tất cả chúng sinh mà làm ánh sáng dẫn đường; 10. Không sợ hãi đường ác.”

Còn trong kinh Lục Độ nói: “ Lại có bốn loại trí tuệ đầy đủ trí tuệ. Những gì là bốn loại? 1. Không trú trong đoạn kiến; 2. Không vào trong thường kiến; 3. Hiểu rõ ràng mười hai nhân duyên; 4. Nhẫn nại thực hành Vô ngã.

Bồ tát lại có bốn loại ủng hộ đầy đủ trí tuệ. Những gì là bốn loại? Đó là: 1. Ủng hộ Pháp sư giống như Quân Vương của mình; 2. Bảo vệ các thiện căn; 3. Duy trì bảo vệ thế gian; 4. Bảo vệ lợi ích của người khác.

Bồ tát lại có bốn loại công danh không hề thỏa mãn mà đầy đủ trí tuệ: 1. Vui với hạnh đa văn không có gì thỏa mãn; 2. Vui với hạnh thuyết không có gì thỏa mãn; 3. Thực hành tuệ không có gì thỏa mãn; 4. Thực hành trí không có gì thỏa mãn.”

Còn trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Này Phật tử! Hết thảy chư Phật có mười loại chưa từng lỡ mất thời gian, những gì là mười loại? Đó là: 1. Hết thảy chư Phật thành tựu Đẳng Chánh Giác chưa từng lỡ mất thời gian; 2. Hết thảy chư Phật chưa từng lỡ mất thời gian vì thiện căn nghiệp báo; 3. Hết thảy chư Phật thọ ký cho Bồ tát chưa từng lỡ mất thời gian; 4. Hết thảy chư Phật tùy thuận chúng sinh mà thị hiện thần lực chưa từng lỡ mất thời gain; 5. Hết thảy chư Phật thị hiện thân tướng Như Lai chưa từng lỡ mất thời gian; 6. Hết thảy chư Phật đều thực hành công hạnh bố thí chưa từng lỡ mất thời gian; 7. Hết thảy chư Phật đi vào thành ấp thôn xóm chưa từng lỡ mất thời gian; 8. Hết thảy chư Phật tiếp nhận làm cho chúng sinh hoan hỷ chưa từng lỡ mất thời gian; 9. Hết thảy chư Phật đối với chúng sinh khó hóa độ nhưng mà không bao giờ buông bỏ, vì điều phục khéo léo cho nên chưa từng lỡ mất thời gian. Này Phật tử!

Đó là mười loại chưa từng lỡ mất thời gian của hết thảy chư Phật.” Tụng rằng:

Ba đường cách trở khổ đau,
Sáu Độ cùng thuận theo nhau,
Bố thí-Trì giới-Nhẫn nhục,
Tinh tiến-Thiền-Trí dẫn đầu,
Bốn Đẳng hạnh Từ soi chiếu,
Ba Học lo lắng xót thương,
Nhưng phước thiện lợi ích này,
Thật sự do tâm kính trọng.
Nhiễm-tịnh tùy theo tình chấp,
Lấy-bỏ tự mình quyết định,
Biết phải triển hoặc mất đi,
Tự dứt vọng tưởng đến cùng.
Sáu Dục lấp chặt đã lâu,
Tám Chánh Đạo cùng dung thông,
Phước- trí cảm ứng cả hai,
Lý tùy theo đều xuyên suốt.

Nhân duyên cảm ứng.

Sơ lược dẫn ra 7 chuyện: 1. Thời nhà Tấn có miếu thờ thần linh hồ thiên; 2. Thời nhà Nguỵ có Sa môn Thích Chí Trạm; 3. Thời nhà Đường có Sa môn Thích Tuệ Nhân; 4. Thời nhà Đường có Sa môn Thích Tuệ Lăng; 5. Thời nhà Đường có Sa môn Thích Pháp Mẫn; 6. Thời nhà Đường có Sa môn Thích Không Tạng; 7. Thời nhà Đường có Tiêu Thị là vợ của quan Đại Phu Tư Nguyên.

1. Thời nhà Tấn ở Dương Châu có miếu thờ thần Đình Hồ bên bờ sông, nghiêm khắc rất hung dữ. Lúc ấy có một Khách Tăng dòng Bà la môn, tên gọi là Pháp Tạng, có sở trường về trì chú trừ bỏ những loại tà độc, tất cả đều có ứng nghiệm. Có một vị Tăng trẻ nơi khác đến học chú thuật của pháp Tạng, trải qua mấy năm thì sự học tập được thành tựu, cũng có thể hàng phục được những loại tà độc hung ác, cho nên đến miếu thần Đình Hồ ngủ lại, tụng chú muốn làm cho thần hàng phục. Đêm ấy trông thấy thần, tức thì dẫn đến mất mạng. Pháp Tạng là thầy nghe đệ tử tụng chú dẫn đến mất mạng, lòng đầy tức giận liền tự mình trong đêm đi đến miếu thần, ý giận dữ mà tụng chú. Trông thấy thần xuất hiện, tự mình cũng dẫn đến cái chết. Cùng chùa với Pháp Tạng có vị Tăng thường ngày trì tụng Bát Nhã, nghe cả thầy lẫn trò đều bỏ mạng, liền đến nơi miếu thần, ở tại miếu trong đêm tụng Kim Cang Bát Nhã. Đến nửa đêm nghe giữa hư không có tiếng gió rất mạnh, trong chốc lát thấy có một vật, hình dáng to lớn, sừng sững che kín rợn người, lạ lùng đáng sợ, hàm răng dài sắc nhọn, ánh mắt sáng như điện, các loại thần biến không thể nào kể hết. Vị Tăng tụng kinh ngồi nghiêm trang chánh niệm trì tụng, không lơi lỏng dù chốc lát, tinh thần không khiếp sợ, cũng không lo lắng gì. Thần trông thấy hình dáng bình tĩnh, bèn thu lại các uy thế đi đến trước mặt vị Tăng, đầu gối bên phải quỳ sát đất chấp tay cung kính, lắng nghe tụng kinh. Tụng kinh xong vị Tăng hỏi thần rằng: đàn việt là thần linh thế nào? Ban đầu xuất hiện dự dằn đáng sợ mà sau lại hoan hỷ như vậy? thần trả lời: Đệ tử vì nghiệp báo xấu ác nên phải chịu như vậy, là thần ở hồ này, nhưng rất tin tưởng và kính trọng thầy tụng kinh. Lại hỏi: Nếu thần tin tưởng và kính trọng thì ý gì cả hai vị Sư trước đây đều làm cho mất mạng? Trả lời rằng: Hai Sư trước đây mất mạng, bởi vì không có năng lực thọ trì kinh điển Đại thừa, mà tâm giận dữ tụng chú, thấy đệ tử xuất hiện đón đầu để nguyền rủa, chỉ tụng những lời ác hiểm, muốn làm cho đệ tử phải khuất phục, nhưng đệ tử không chịu khuất phục, vào lúc ấy hai Sư trông thấy hình dáng dữ tợn của đệ tử thì tự nhiên sợ hãi mà chết, cũng không phải đệ tử cố tình giết hại hai Sư.

Đạo tục ở gần đó thấy hai Sư trước bị giết hại, nói là vị Tăng tụng kinh cũng chết, nên dẫn nhau đến xem xét, mà thấy vẫn bình an, dung mạo vui vẻ thư thái. Lúc ấy mọi người cảm thấy rất quái lạ, tranh nhau hỏi nguyên cớ thế nào, trả lời đầy đủ như trước. Thật sự là nhờ vào uy lực của Bát Nhã, Thánh giáo không hề hư vọng. Mọi người vì thế phát tâm thọ trì Bát Nhã rất đông.

2. Thời nhà Nguỵ có Sa môn Thích Chí Trạm ở chùa Hàm Thảonúi Nhân Đầu-Thái nhạc, người huyện Sơn Trang-Tề Châu, là đệ tử của hàng chắt (tằng tôn) Lãng Công. Lập hạnh thuần hậu ít nói bớt phiền hà, trú tại chùa Hàm Thảo, chùa này do Cầu Na Bạt Ma thời nhà Tống đã dựng nên. Dạo chơi với các loài cầm thú mà không hề kinh sợ hỗn loạn, thường tụng Pháp Hoa dùng làm công viẹc hằng ngày. Ngày sắp mạng chung, Sa môn bảo Chí tâu với Lương Vũ Đế rằng: Huyện Sơn Trang ở phương Bắc có vị Tăng trú tại chúa Hàm Thảo, là Thánh nhân Tu đà hoàn, hôm nay nhập Niết bàn. Đạo tục ở Dương Đô hỏi thăm, Bảo Chí đều khiến từ xa mà hướng về lễ kính. Ngồi trang nghiêm mà hóa thân, hay tay đều duỗi thắng một ngón. Có vị Tăng người vùng Tây Thiên Trúc giải thích rằng: Nếu là Thánh nhân chứng quả thứ hai thì đều duỗi thẳng hai ngón tay, Chí Trạm duỗi một ngón thì chắc chắn là quả thứ nhất. An táng tại núi Nhân Đầu, xây tòa tháp thờ phụng, chim trú không làm bẩn, nay hãy còn tồn tại.

Lại ở Ung Châu có vị Tăng cũng tụng Pháp Hoa, ẩn cư tại núi Bạch Lộc, cảm được một Đồng tử cung cấp thường ngày. Đến lúc mạng chung đặt thi thể phía dưới mõm núi đá, hình hài khô rã nhưng chỉ có chiếc lưỡi nhiều năm mà không hư hoại.

Còn ở thời Tề Vũ Thành có người sinh sống bên cạnh núi Đông Khán-Tính Châu, đào đất gặp một chỗ đất, màu đất vàng rực, và bên cạnh có điều kỳ lạ, tìm thấy một vật, hình dạng như đôi môi con người, bên trong có chiếc lưỡi, màu sắc đỏ tươi. Đem sự việc tâu lên nhà vua, nhà vua hỏi các Đạo nhân nhưng không có ai có thể biết được đó là Sa 1 môn. Pháp sư Đại Thống tâu lên nhà vua rằng: Người này trì kinh Pháp Hoa, khiến cho sáu căn không hủy hoại, thành tâm tụng đủ ngàn biến chắc chắn cảm được dấu tích chứng minh điều này. Nhà vua bèn truyền cho Trung thư xá nhân là Cao Trân rằng: Khanh là người tin đạo xưa nay, tự mình đến nơi xem sao, chắc chắn có điều linh ứng kỳ lạ, nên chuyển đến an trí ở chỗ sạch sẽ mà thiết trai cúng dường! Cao Trân vâng lệnh đến chỗ ấy, tập trung các Sa môn trì kinh Pháp Hoa, đều bưng lư hương thành kính đi vòng quanh, mà khấn nguyện rằng: Bồ tát Niết bàn năm tháng đã lâu xa, thời tượng pháp lưu hành phụng mạng không có gì sai lầm, thỉnh cầu thị hiện điềm cảm ứng linh thiêng. Vừa mới lên tiếng thì môi và lưỡi cùng lúc động đậy, tuy không có tiếng vang mà giống như đang đọc tụng, những người cùng trông thấy không ai không sởn tóc gáy. Cao Trân đem cảnh tượng tâu bày, nhà vua truyền lệnh đặt vào hộp đá chuyển đến na trí trong hang đá trên núi.

Lại ở thời nhà Nguỵ vào năm thứ nhất niên hiệu Thái Hòa có một hoạn quan trong cung thuộc Bắc triều, tự chán ngán hình hài tàn tệ không sánh bằng người khác, sau đó tâu bày xin vào núi tu đạo, được nhà vua cho phép bèn ôm một bộ Hoa Nghiêm, ngày đêm đọc tụng, lễ lạy sám hối không hề lơi lỏng. Đầu mùa Hạ trở về núi, đến cuối tháng 6 râu ria đều mọc ra, âm tướng lại hiện bày, tướng trạng đàn ông trở lại như xưa. Đem tất cả sự việc tâu lên nhà vua, Cao Tổ thêm tin tưởng, trong cung đều kinh ngạc. Thế là trong đất nước thuộc Bắc triều, Hoa Nghiêm trở nên thịnh hành.

(Chuyện trên đây thấy trong hầu Quân Tố Tập).

3. Thời nhà Đường có Sa môn Thích Tuệ Nhân ở chùa đại Trang Nghiêm vùng Tây Kinh, là người vùng Hải Diêm-quận Ngô có họ Vu. Bẩm tính thông minh nhanh nhẹn xét rõ tất cả luân thường đạo lý. Sau đến chỗ Pháp sư Trường Can Biện, theo học ba bộ luận, tận cùng ngôn ngữ sâu xa của thật tướng, mở rộng ý nghĩa thầm kín của chữ Mạn, nước chảy vào một bình, xanh lại càng xanh hơn. Sau từ chỗ Trường Can Biện trở về trong chốn núi rừng vắng lặng, thì học trò tự nhiên tìm đến, đệ tử theo học hơn năm trăm người, nối gót lưu truyền ánh sáng trí tuệ, gần 30 năm. Năm thứ thời Thần Thái Kiến, bắt đầu an cư, bỗng nhiên cảm đến sứ giả âm ty nói: Nhà vua cho mời Pháp sư. Tùy tùng rộn ràng, đàn sáo vang vang, ngay lúc ấy ngưng thở giống như xả bỏ thọ mạng, thân thể như ngày thường. Trải qua thời gian bảy đêm dường như từ trong định sâu xa đứng dậy, học trò thưa hỏi, bèn nói rằng: Xem thử trong hòm thấy có vật gì? tìm thấy có hai xấp lụa. Tuệ Nhân nói: đây là vật cúng dường để lại. Tiếp tục hỏi về nguyên do. Nói rằng: Vọng tưởng điên đảo, biết sao không làm, Ta bị vua Diêm La gọi, mùa Hạ ngồi giảng Đại Phẩm Bát Nhã, ở trong cõi âm nói là trải qua 3 tháng, lại thấy các tướng địa ngục theo thứ tự năm đều khổ đau, không phải tâm Từ ấy bao gồm hạnh nghiệp u-hiển hết sức cảm thông, há có thể đến cõi âm kia cầu xin thần thức đi qua xứ sở khác hay sao?

Vào ngày 12 tháng 2 năm thứ nhất niên hiệu Trinh Quán nhà Đường, qua đời tại chùa Đại Trang Nghiêm, hưởng thọ 9 tuổi.

4. Thời nhà Đường có Sa môn Thích Tuệ Lăng ở chùa Tử KimTương Châu, họ Thân Đồ, hễ có luận bàn về pháp thì đều làm cho kể lại đầy đủ, lời nói chất phác bàn luận về lý vô cùng tinh tế. Người đương thời cùng gọi là Đắc Ý Lăng. Vào giữa tháng Giêng năm thứ 1 niên hiệu Trinh Quán nhà Đường, có Pháp sư Sưởng ở chùa Cảm Thông-Tương Châu nói rằng: Mộng thấy vua Diêm La mời Lăng Công muốn giảng về ba bộ luận, Sưởng Công giảng Pháp Hoa như thế nào? Tuệ Lăng nói: Tốt lành thay, Tuệ Lăng phát nguyện, thường ở chốn địa ngục giáo hóa chúng sinh, giảng kinh Đại thừa, đã có dấu hiệu này, thì nguyện ấy thành tựu rồi. Vào cuối tháng 9, Tưởng Vương thấy sức lực Tuệ Lăng suy yếu, đưa đến hai bình sữa Thiền Châu, ép buộc phải uống. Đêm ấy mộng thấy một người áo mũ chỉnh tề nói rằng: Đừng uống sữa này, vua Diêm La trang nghiêm đạo tràng đã xong, có nhiều vị thuốc chế ra từ sữa. Đến lúc hoàng hôn vào ngày giữa tháng 10, liền cảm thấy không khỏi bệnh, nói cho đệ tử biết rằng: Ngũ tạng của Ta đã vỡ, không có chỗ nào mà đau đớn. Đến canh ngồi dậy, nói với chủ chùa là Bảo Độ rằng: Nhớ lại năm tuổi trú tại chùa Long Tuyền nhờ vào Quán Âm, chưa đến Kỳ xà đã giảng ba lần, sáng tỏ như ở trước mắt. Lời nói chưa hết, bên ngoài có tiếng lớn nói cho biết rằng: Pháp sư đứng dậy trước thắp hương, người làm sứ lập tức đến ngay. Bảo Độ nói: Người nào? Đáp rằng: Sứ giả của vua Diêm La đến nói Pháp sư Tuệ Lăng. Liền đứng dậy tắm rửa thắp hương sám hối lễ lạy Phật xong, trở về trong phòng từ biệt vời Bảo Độ. Ăn cháo chưa xong, lấy lấy tập ghi chép riêng suốt cả đời đốt đi mà nói rằng: tập ghi chép riêng này đến nơi khác mà đọc, không thể nào bày tỏ được rồi. Đến giờ ăn sáng hương thơm kỳ lạ bỗng nhiên tỏa ngát, Tuệ Lăng nghiêm nét mặt lại liền hóa thân, chính là ngày 1sáu tháng mười năm thứ 1 niên hiệu Trinh Quán nhà Đường, hưởng thọ 6 tuổi.

5. Thời nhà Đường có Sa môn Thích Pháp Mẫn ở chùa Tịnh LâmViệt Châu, họ Tôn người vùng Đan Dương, thường giảng Pháp Hoa và ba bộ luận không gián đoạn. đến năm thứ nhất niên hiệu Trinh Quán nhà Đường trở về Đan Dương, giảng Pháp Hoa và Niết bàn. Đến năm thứ hai, Điền đô đốc ở Việt Châu tìm đưa trở về chùa Nhất Âm, giảng cho đạo tục mấy ngàn hội chúc mừng tốt đẹp. Đến năm thứ 19 niên hiệu Trinh Quán, sĩ tục ở vùng Cối Kê thỉnh đến chùa Tịnh Lâm giảng kinh Hoa Nghiêm. Đến cuối tháng 6 chính thức giảng, mọi người tề tựu, có con rắn treo nửa thân ở phái trên đỉnh đầu Pháp Mẫn, cao hơn 7 thước, thân có sắc vàng rực, tỏa ra ánh sáng năm màu, giảng xong mới ẩn đi. Đến hết mùa Hạ trở về chùa Nhất Âm, đêm có hai người mặc áo đỏ lễ lậy Pháp Mẫn mà nói rằng: Pháp sư giảng bộ kinh Đại thừa, công đức khó nghĩ bàn, cần phải đi đến phương khác giáo hóa, cho nên từ phương Đông đến đón Pháp sư. Đệ tử gồm mấy chục người cùng trông thấy cảnh tượng này. Đến ngày 17 tháng , trước đó ba ngày 3 đêm tự nhiên tối mịt, đến lúc sắp ra đi, bỗng nhiên phát ra ánh sáng chói lòa, đêm sáng như ban ngày, nhân đó chuyển thần hóa thân, hưởng thọ 67 tuổi. Tang lễ quàn lại bảy ngày mà hương thơm không mất đi, đạo tục cảm động thở than cùng nhau đưa tiễn đến chốn an nghĩ.

6. Thời nhà Đường có Sa môn Thích Không Tạng ở chùa Hội Xương chốn Kinh Sư, họ Vương Thị, tổ tiên người vùng Tấn Dương, nay ở huyện Tân Phong thuộc Ung Châu. Ngày mẹ mới mang thai, tự nhiên không ăn thịt uống rượu, các thứ tanh nồng không nếm, mà giống như thai nhi âm thầm thật đặc biệt kỳ lạ. Sau khi đã sinh ra thì nhanh nhạy thông minh ngày càng rõ ràng, tình ý cao xa chỉ thường đọc tụng kinh luận, suy nghĩ tìm cách cứu giúp, chịu khó tìm hiểu không gì sánh được, ngày tụng vạn lời, đến tuổi trưởng thành, tổng cọng kinh luận đọc thuộc hơn ba trăm quyển, sao chép trích lấy những điều quan trọng trong các kinh Đại thừa hơn mười quyển, lưu hành ở thế gian. Ngàn vị Phật thuộc Hiền kiếp mỗi ngày lễ lạy một lần, mùa Xuân-mùa Hạ phương pháp như nhau, luôn luôn ngồi chứ không nằm, chịu khó vươn lên không thêm gì khác, không bỏ phí một chút thời gain. Vào ngày 12 tháng năm thứ 16 niên hiệu Trinh Quán nhà Đường, qua đời tại chùa Hội Xương, hưởng thọ 7 tuổi. Thân thể để lại ở bên cạnh chùa Long Trì, thu nhặt hài cốt xây tháp tôn trí, xương sọ và hai tai thông với nhau, trên đỉnh đầu có hai lỗ, hốc mắt hợp lại cùng một lỗ. Gồm có ba lỗ như vậy. Đệ tử cùng nhau tìm lại chỉ có vĩnh viễn hướng về, dựng bia đá tại chùa Hội Xương, Tả bộc xạ yên quốc công Vu Chí Ninh làm lời văn khắc bia.

Lại có Thích Di Dụ, thường tụng Pháp Hoa hơn một ngàn lần. Vào đầu niên hiệu Trinh Quán vì bệnh sắp qua đời, di chúc cho người bạn là Tuệ Khoách rằng: gần đây tuy tụng kinh mà ý mong cầu điều linh nghiệm, sau khi thân này hết rồi không cần để lộ hình hài, mà hãy mai táng, đến mười năm sau đào lên để vạch ra xem cuống lưỡi có hủy haọi hay không, nếu như quả thực không hư hoại thì xây giúp cho một tòa tháp, để nêu rõ sự cảm ứng của kinh. Nói xong mà qua đời, y theo lời dặn để mai táng. Đến năm thứ 11 niên hiệu Trinh Quán, Tuệ Khoách cho bạn bè biết cùng đến khai quật phần mộ, thân thịt hoàn toàn hủy hoại, chỉ có cuống lưỡi là không hư hoại. Dân chúng già trẻ trai gái cả huyện đều nhìn thấy, vô cùng tôn kính và ngưỡng mộ. Dùng hộp đựng chiếc lưỡi, chuyển về bờ Nam vùng Tánh Cốc ở phái Bắc địa phận Dương Lăng để xây tháp ghi nhớ, biết rõ sự việc tôn nghiêm mà phát sinh niềm tin tụng kinh tu tập.

Lại có Sử Kha Đảm ở thôn Sử phía Nam Phước Thủy thuộc vùng Nam xã Phong cốc về phía Tây của Kinh Thành, tuổi trẻ lòng đầy thiện niệm, thường tụng Pháp Hoa. Lúc sắp qua đời cảm được hương thơm kỳ lạ tỏa ra, ngào ngạt khắp thôn xóm. Mai táng về sau mười năm, vợ qua đời nên mở phần mộ mai táng cùng chồng, thấy còn lại chếc lưỡi đỏ tươi rõ ràng vô cùng.

Còn Tiêu bộc xạ là anh của Tống quốc công Đại Khanh ở dinh Thái Phủ, địa vị cao quý vinh hoa, quốc sử cùng truyền tụng, lòng vui với đạo nghiệp, không bỏ phí một chút thời gian, âm thầmtụng Pháp Hoa hơn một vạn lần. Hai anh em cùng làm ra một ngàn bộ Pháp Hoa, có người học trò trong sáng hiệu đính không sai lầm gì. Trang hoàng hộp đựng kinh, phân ra giao cho lưu thông khắp nơi, tên người xin nhận cùng ghi lại thành một tập, tự mình lễ lạy cung kính một ngày đêm một lần. Tống quốc công tự mình soạn ra kinh sớ hơn mười quyển, lưu tập nhiều những học phái xưa nay có 30 loại, chọn lấy những tinh hoa kết hợp lại để ghi nhớ trong lòng. Bốn mùa luôn yên ổn, bước lên chỗ ngồi thường chú ý, đến lúc bắt đầu mở đề, thường mời các bậc danh đức chốn kinh thành và các vị đứng đầu cao quý trong triều đình hoặc giữa dân chúng, tự mình đên trước chỗ ngồi để nói rõ chủ-khác. Anh của Đại Khanh tính thích đọc tụng, vốn chép được một ngàn bộ Pháp Hoa, tự mình hiệu đính lại. Mỗi ngày vào chầu, nhất định sai người hầu cầm kinh ở trước mặt. Đối với việc chung, hễ có chút rỗi rãi, thì tự mình đọc lại để so sánh. Ngày tụng một lần, lấy làm quy định không thay đổi. Điềm lành linh cảm-dấu tích biểu hiện rất khó ghi chép hết được, gia môn cao xa không thể nào truyền nhau thuật lại được tất cả.

(Những chuyện trên đây trích từ Đường Cao Tăng Truyện).

7. Thời nhà Đường có Tiêu Thị, là vợ của quan Đại Phu Tư nguyên Thôi Nghĩa Khởi, là con gái của Tiêu Khanh, Tiêu Khanh là cháu của Bộc xạ. Tiêu Thị là người đố kỵ và nhiều sân giận, thường đánh đập người hầu kẻ hạ, không tin vào nghiệp báo nhân quả. Vào năm thứ nhất niên hiệu Lân Đức nhà Đường, theo xa giá đến Lạc Dương. Tháng Giêng năm thứ hai thì không còn, chết đọa vào địa ngục. Dưới quyền của Tiêu Thị luôn luôn có một người hầu gái được yêu quý, tên là Nhuận Ngọc, tuổi khoảng chừng 1, tuy là thân phận người hầu nhưng dung mạo đoan chánh, tánh tình thông minh nhanh nhạy, tin tưởng và vui với Phật pháp. Đến tháng hai, trong nhà thiết trai làm tuần thứ ba cho Phu nhân, lúc Tăng đang dùng cơm thì Phu nhân tự nhiên xuất hiện, đến xem trai lễ làm như thế nào, cổ mang gông-lưng đeo xiềng có ngục tốt đi theo canh giữ, người khác không hay biết gì, chỉ có người hầu gái này trông thấy. Linh hồn Phu nhân dựa vào người hầu gái này mà nói, âm thanh cùng với tiếng nói của Phu nhân lúc còn sống không khác, khiến chuyển lời hướng về mọi người lớn nhỏ trong nhà, nói rằng: Tôi từ lúc đi lấy chồng ở nhà họ Thôi đến nay, vì tánh nhiều sân giận, sanh ra ganh tị ngang ngược, thường đánh đập người hầu kẻ hạ, và không tin nhân quả nghiệp báo, nay đến chốn địa ngục chịu tội ác rất nặng, trải qua tất cả mọi sự khổ đau không thể nào nói hết được; nghe trong nhà hôm nay vào tuần thứ ba thiết trai giúp cho tôi, cầu xin ngục quan tha cho một ngày, tạm thời đến xem trai lễ, nói với trai gái các người-lớn nhỏ cả nhà, từ lúc tôi cùng với mọi người ở chung một nhà đến nay, thân 3 nghiệp-miệng nghiệp và ý bừng bừng ba độc, thường nóng giận đánh đập mọi người và ganh tỵ với chồng mình, đã đối xử với người hầu kẻ hạđủ mọi điều không tốt, phát khởi nghiệp ác nay nhận chịu báo ứng khổ đau không thể nào kể lại hết được; mong trai gái các người và lớn nhỏ cả nhà, quyến thuộc bà con nội – ngoại, thuận theo mọi người sám hối, mong hoan hỷ thực hành, như vậy trai gái các người nhớ ân tình tôi chăm sóc bú mớm, đem vật dụng của cải lúc còn sống tôi đã có được, nhanh chóng bố thí tu phước hy vọng trừ diệt đau khổ ở chốn âm cung, đến tuần thứ bảy lúc thiết trai giúp cho tôi, để cho công đức này mau chóng được thành tựu, đến ngày trai tôi lại cầu xin quan trên hy vọng được trở lại; nói với chồng và các con mình, cuộc đời của chồng tánh nôn nóng và nhiều sân giận, không được sân giận quá mức mà đánh đập người hầu kẻ hạ, khuyến khích tin vào Tam bảo-kính trên nhường dưới, tu trì trai giới-bố thí-nhẫn nhục không ngừng. Lúc sắp ra đi nói với tất cả trai gái trong nhà rằng: Tôi tạm thời mang Nhuận Ngọc đi, để ở chốn địa ngục thấy tôi chịu đau khổ như thế nào, trải qua năm, sáu ngày vẫn thả họ trở về, khiến cho trai gái mọi người biết rõ tôi chịu đau khổ thật-hư ra sao.

Nói những lời này xong Nhuận Ngọc liền chết đi, nhưng trên phần ngực còn ấm mà các nơi khác đều lạnh ngắt, thân thể nằm trên đất chứ không dám mai táng.

Người hầu gái này đã đến địa ngục, thấy một cổng đi vào cung điện to lớn, quân lính canh giữ nghiêm ngặt, nói là cung điện nhà vua không dám nhìn trộm qua tường. Đi đến tòa nhà phía Đông, thấy trong phòng khác có vị quan lớn uy nghiêm, nói là vị quan phán xét tội lỗi. Tiếp tục đi qua phía Đông tòa nhà thấy có địa ngục đủ các loại dụng cụ làm cho đau khổ, hoàn toàn giống như tranh vẽ. Phu nhân nói với người hầu gái rằng: Cô xem ta nhận đau khổ của tội lỗi! Nói lời này xong tức thì có các loại ngục tốt-la sát, nhào về phía Phu nhân túm lấy ném xa rồi cắt chặt thân thể, bỏ vào vạc sôi đun nấu, nấu rồi sống lại; sống rồi lại trải qua các địa ngục kềm sắt kéo lưỡi, chim sắt mỗ da; lại nằm trên giường sắt nóng, chim bay-lửa dữ cùng lúc chạm vào thân, chết rồi lại sóng, sống rồi lại nhận chịu các loại khổ đau, không thể nào kể lại hết được. Phu nhân tỉnh lại rồi, liền thấy cha mình là Tiêu Khanh ngồi trên tòa hoa sen bằng vàng tía bay giữa hư không mà đến. Tiêu Khanh thì thuở bình sanh đã trải qua nhiều nơi đảm nhận các chức quan, nhưng không bao giờ uống rượu ăn thịt cùng các loại tanh nồng, thường xuyên tụng kinh Pháp Hoa, mỗi ngày một lần, cung kính Tam bảo, ngày đêm sáu thời lễ lạy đọc tụng không thiếu sót, nay sanh đến cõi thiện, thấy con gái mình nhận chịu khổ đau cho nên đến cứu giúp lẫn nhau. Liền nói với con gái rằng: Ngày cha còn sống, thường khuyên nhủ con sinh tâm tin tưởng ngăn lại nóng giận, con không chịu nghe lời cha, nay dẫn đến tai họa này, con lại dựa vào đâu mà dẫn người hầu gái đến đây? Con gái trả lời cha rằng: Vì con lúc còn sống không tin cho nên nay nhận chịu tội lỗi khổ đau, cố ý mang người hầu gái này đến xem con nhận chịu tội lỗi nặng hay nhẹ, để có thể về thuật lại với trai gái trong nhà khiến cho họ sinh tâm tin tưởng. Người cha nghe liền đồng ý, nói với con gái rằng: Tuy cha sinh đến cõi thiện, nhưng chưa có năng lực cứu giúp tất cả đau khổ cho con, con cố gắng tự động viên mình phát tâm và nhờ vào phước thiện trong nhà cùng giúp đở nhau thì nhất định mong được thiát ra sanh lên trên cõi người-cõi trời. Nói lời này xong bỗng nhiên có một vị Sư dòng Bà la môn, tuổi trẻ đoan chánh cũng cưỡi hư không mà đến, nói vơi Phu nhân rằng: Bởi vì cô không tin nhân quả cho nên nay phải chịu tội lỗi khổ đau, không biết người hầu gái này tánh tình thần thức như thế nào, tôi muốn dạy cho tụng kinh để truyền lại trong nhà làm cho người thế gian sanh tâm tin tưởng! Phu nhân thưa rằng: Xin Sư cứ chỉ dạy, người hầu gái này thông minh tụng kinh có thể được. Vị Sư liền dạy cho tụng kinh Kim Cang Bát Nhã trước, ban đầu được hai-ba hàng thì có một-hai câu không nhớ, sau đó tiếp tục giảng dạy, dần dần được nửa tờ rồi một tờ, không mấy chốc tụng được chẳng quên. Lại dạy cho tụng Dươc Sư-Pháp Hoa, khi đã tiếp nhận thì không quên. Ba bộ kinh này đều dùng Phạm âm chứ không sử dụng tiếng Hán, văn từ chuẩn mực hcính xác-âm vận rõ ràng trong tgrẻo, câu văn đều thông thuộc, lập tức cho trở về. Sắp đến nơi nói cho biết rằng: Cô về trong nhà hễ gặp người là tụng, đạo-tục người Hán không phân biệt được âm thanh của cô, khiến tìm Bà la môn có sở trường Phạm ngữ, tụng xem thử mới biết rõ thiện ác, người thế gian có nhiều kẻ tin thờ tà đạo không tích gì Phật pháp, đã thấy cô thân phận người hầu mà còn có thể tụng được ba bộ kinh tiếng Phạm, lẽ nào không sinh tâm tin tưởng ư, nếu như làm cho một người có thể bỏ tà theo chánh, chẳng những Phu nhân được phước, mà cũng khiến cho cô sau này cảm báo không vào trong ba đường đau khổ mịt mù. Đã thâu nhận lời này rồi thì thả ra, đến nhà liền tỉnh lại. Giống như trước đây liền tập trung lớn nhỏ trong nhà nói đầy đủ sự việc Phu nhân nhận chịu tội lỗi khổ đau nơi địa ngục, giống như e rằng con cái của chủ mà mọi người không tin, liền nằm dưới đất, làm lại cảnh tượng Phu nhân nhận chịu đau khổ trong địa ngục. Có lúc nói: Xem Phu nhân nuốt viên sắt nóng, há miệng nuốt xuống, miệng đỏ bụng nóng như lữa. Có lúc nói: Xem Phu nhân chịu nỗi khổ đau nằm trên giường sắt nóng, thì thân thể đỏ hồng khí nóng như lửa. Biến hiện các loại cảnh tượng đau khổ như vậy, sau đó tỉnh lại. Tiếp tục nói đến sự việc trong thấy cha của Phu nhân khuyên nhủ dạy bảo, lại nói đến sự việc được Bà la môn day cho tụng kinh, mong cầu Phu nhân được thoát khỏi địa ngục cảm báo sanh lên cõi trời.

Người hầu gái này liền vì người trong nhà ngồi ngay thẳng mà tụng, từng lời từng câu đều bằng Phạm âm, giọng nói rõ ràng trong trẻo làm cho mọi người thích nghe. Lớn nhỏ trong nhà trông thấy thiện-ác linh nghiệm như vậy, hiếm có mà chưa từng nghe. Trai gái lớn nhỏ của Phu nhân tự nhiên ngã nhào toàn thân, gào khóc đau đớn vô cùng, càng thương xót hơn khi mới mất. Đạo tục quan quận nghe tin đều khuyến khích, chuyển tâm quay về tin thờ trai giới không bỏ.

Năm thứ nhất niên hiệu Lân Đức có bốn vị Bà la môn xứ Tây Vực, đến dâng tặng một xá lợi xương đỉnh đầu của Đức Phật, nhân dịp trong nhà thân bằng quyến thuộc của tướng quân Tiết Nhân Quỹ thiết trai, những người thnâ thiết tụ tập, các quan lớn cùng nhau bàn bạc rằng: Người hầu gái ấy tuy tụng được bằng tiếng Phạm, nhưng chúng ta đều không phân biệt được, cho nên mời mọc làm cho đón tiếp được vị Bà la môn này, đến nhà tướng quân dự trai, lại gọi được người hầu gái ấy, không nói với bốn vị Tăng là học tụng được ở trong địa ngục, chỉ nói là có vị Bà la môn nơi khác dạy cho tụng được ba bộ kinh này, bí mật thử xem thật-hư thế nào? Liền đứng trước bốn vị Tăng khiến người hầu gái tụng kinh, mà tụng Kim Cang Bát nhã xong, thì bốn vị Bà la môn này cùng lúc đều đứng dậy chắp tay ngợi khen vô cùng hiếm lạ chư tùng có. Vì sao người Hán có thể được như vậy? Tiếp tục tụng Dược Sư và Pháp Hoa cho họ nghe xong, càng thêm hoan hỷ cung kính như bậc thầy vậy, liền dịch lời truyền tụng nói rằng: Cô gái này nhờ đâu đạt được âm thanh ngôn từ khéo léo tốt đẹp như vậy, câu văn chuẩn mực chính xác-kinh thông thuộc không sai, người tây Vực chúng tôi thông thạo có thể đọc tụng, cũng chưa có thể như vậy, điều này không phải là người phàm tục mà có thể đạt được như vậy! các quan lớn cùng mọi người mới cho là nói thật. Bốn vị Tăng khóc chảy nước mắt bởi vì không phải là Thánh lực âm thầm gia hộ, há có thể lời văn câu chữ chuẩn mực chính xác như vậy ư? Các quan và đạo tục chứng kiến đều than thở ngậm ngùi, tin sâu sắc vào Phật pháp chứ không dám khinh mạn. Tướng quân nhờ trong thấy việc này, tâu lên Hoàng Đế tất cả mọi người đều nghe thấy, sắc lệnh ban ra cho các quan, tin tưởng và biết rõ Phật pháp trên tất cả Thánh thần, âm thầm phù hộ mà thành tựu, ai không có thể tin tưởng được? Các quan bái tạ chúc mừng điều chưa được nghe. Bởi vì Tam bảo tôn kính phước ân sâu nặng-tâm Từ che chở bốn loại chúng sinh, không phải hạng thần dân ngu dốt có thể suy nghĩ lường tính được, Phàm-Thánh đều được lợi ích, há có thể không tin hay sao?