PHÁP UYỂN CHÂU LÂM
Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 67
Thiên thứ 77: OÁN KHỔ (Phần hai)
Phần thứ sáu: TRÙNG NGỤ (nơi trùng cư trú)
Như kinh Thiền Bí Yếu nói: “Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Nếu lúc hành giả nhập thiền định, cảm giác dục dấy khởi làn gió tham dâm, làm lay động bốn trăm lẻ bốn mạch. Từ nhãn căn đến thân căn, trong một lúc cùng dao động, các tình bế tắc gió tâm lay động làm cho tâm điên cuồng. Vì vậy phát cuồng mà vướng vào ma quỷ, ngày đêm nghĩ đến dục tình như cứu đầu lửa cháy. Ngay lập tức phải nhanh chóng đối trị. Pháp đối trị là dạy cho hành giả này quán tưởng về Tử tạng. Tử Tạng ấy nằm dưới Sanh tạng và trên Thục rạng, có chín mươi chín lớp mô như cái nhau thai heo chết, bốn trăm lẻ bốn mạch bắt đầu từ Tử Tặng giống như nhựa cây, phân tán khắp các căn như cái đãy chứa phân, có một ngàn chín trăm đốt tựa như là Ba Tiêu, tám mươi ngàn con trùng vây tròn xung quanh bốn trăm lẻ bốn mạch cùng với Tử tạng, giống như ruột ngựa. Thẳng đến ản môn (cửa mình phụ nữ) như hình dạng cánh tay đeo vòng, cuộn tròn từ lớn đến nhỏ trên tròn dưới nhọn, hình dạng như vỏ ốc, có chín mươi chín lớp mô, trong mỗi một lớp có bốn trăm lẻ bốn con trùng, mỗi một con trùng có mười hai đầu-mười hai miệng. Lúc con người uống nước, nước chảy vào mạch phân tán khắp những con trùng, vào đỉnh đầu của con trùng Tỳ la thẳng đến Sản môn.
Cứ mỗi nửa tháng một lần chảy ra nước bất tịnh, những con trùng đều thải ra giống như mủ thối rữa, chảy vào trong miệng của chín mươi con trùng, từ trong sáu lỗ của con trùng mười hai đầu chảy ra như nước thối màu đỏ thẫm. Lại có những con trùng nhỏ bằng sợi lông tơ màu Thu chơi đùa trong đó. Những người nam đều bởi vì tội ác vốn có, cho nên bốn trăm lẻ bốn mạch từ nhãn căn phân tán ra khắp Tứ chi (tay chân), chảy vào các phần ruột đến dưới Sanh tạng và trên Thục tạng, mạch phổi-lá lách-thận ở hai bên chỗ ấy, đều có sáu mươi bốn con trùng, mỗi con trùng có mười hai đầu và mười hai miệng, cuộn tròn bám lấy nhau giống như chiếc nhẫn, mủ có màu sắc rất xanh, giống như tinh dịch của heo rừng, hôi thối vô cùng, đến tích trữ tại chỗ kín. Phân làm ba nhánh, hai nhánh ở trên như là Ba Tiêu, có một ngàn hai trăm mạch, trong mỗi một mạch sanh ra con trùng gió, nhỏ như sợi lông tơ mùa Thu, tựa như mỏ chim Tỳ Lan Đa. Trong những con trùng sanh ra con trùng sắc, giống như sợi gân (con trùng này hình thể tựa như sợi gân nói liền giữ lấy Tử Tạng, luôn luôn lay động các mạch hút tinh khí ra vào, trùng nam có màu trắng xanh, trùng nữ có màu đỏ hồng), bảy mươi tám ngàn con trùng cùng nhau bám chặt, giống như những vòng tròn chồng chất, tựa như mắt chim Cù Sư La, trong chín mươi tám mạch xông thẳng vào tim cho đến đỉnh đầu. Tất cả những người nam, mắt tiếp xúc với sắc, gió lay động tâm căn, bốn ngàn không trăm bốn mươi mạch bị gió làm cho chuyển động không ngừng, tám mươi ngàn con trùng cùng một lúc há miệng, mắt chảy ra các loại mủ rót vào các mạch, cho đến đỉnh đầu của con trùng Tỳ la thì những con trùng bị xáo động, cuồng loạn không biết gì cả, chạm vào trước nữ căn thì tinh dịch của người nam có màu trắng xanh, là nước mắt của những con trùng, tinh dịch của người nữ có màu đỏ vàng, lá máu mủ của những con trùng. Do chín mươi tám sử mà huân tu thực hành, tám mươi ngàn con trùng Địa-Thủy-Hỏa-Phong có tác động do đây.
Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Nếu trong bốn chúng có ai tàm quý, uống thuốc tàm quý, mong cầu giải thoát vượt qua khổ đau của cuộc đời, thì nên học pháp này như uống nước cam lộ. Người học pháp này thì quán tưởng ở trước Tử Tạng, cho đến nữ căn-thân thể người nam lớn nhỏ đều có các loại trùng, há miệng chổng tai, trừng mắt nhả mủ, dùng tay trở lại đạt trên đầu gối bên trái, đếm hơi thở làm cho yên định một ngàn chín trăm chín mươi chín lỗi lầm. Quán tưởng như vậy xong rồi đặt trên đầu gối bên phải, quán tưởng như trước, tiếp tục dùng tay trở lại để che trên đầu, khiến cho những vật bất tịnh của các con trùng
này trước tiên đi vào hai mắt-tai-mũi và miệng, không có nơi nào không đến. Thấy được điều này rồi, đối với nữ sắc xinh đẹp và nam sắc xinh đẹp, cho đến Thiên Tử-Thiên nữ, nếu mắt nhìn thấy thì nhử thấy người mắc bệnh hủi trong chốc lát bị lở loét đầy những con trùng, như mũi tên của địa ngục, như quỷ thần Bàn Đa la, như ngọn lửa nóng bức ngùn ngụt bốc cháy của địa ngục A Tỳ. Cần phải quán tưởng kỹ càng, thân mình và thân người khác là thân thể bất tịnh của tất cả chúng sanh ở cõi Dục, tất cả đều như vậy chứ không có gì khác.
Này Xá-lợi-phất! Nay ông có biết hay không? Chủng tử căn bản của thân căn chúng sanh, đều không thanh tịnh, không thể nào nói hết, chỉ nên đếm hơi thở nhất tâm mà quán tưởng. Nếu người nào uống vị thuốc này thì người ấy là bậc Đại trượng phu, là bậc thầy của trời-người, là người chịu trách nhiệm điều hòa dẫn đát tất cả chúng sanh, tránh khỏi bùn lầy của tham dục, không chịu nước kiết sử làm cho mình nổi vật vờ trong dòng sông của ân ái, không bị sự nhiễu hại của yêu ma quỷ quái huyễn sắc và dâm dật không tốt. Nên biết rằng người này chưa ra khỏi sanh tử, nhưng thân thể của họ thuần khiết như hoa Ưu Ba La, họ ở giữa loài người mà Hương tượng- Long vương-Lực sĩ Ma Hê Thủ La vốn không thể nào sánh kịp, được tất cả Đại lực trượng phu-trời-người đều kính trọng.
Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Ông nên thọ trì nói cho bốn chúng biết, cẩn thận đừng quên mất! Lúc ấy Xá-lợi-phất và A-nan …, cùng các đại chúng nghe Đức Phật đã thuyết giảng, đều hoan hỷ vâng lời thực hành.”
Còn trong kinh Chánh Pháp Niệm nói: “Tỳ kheo tu hành, thì thấy thân mình đúng như thật, quán sát theo thân từ đầu đến chân, họ dùng Văn tuệ hoặc dùng Thiên nhãn, quán tưởng trong đầu lâu, tự nhiên có trùng đi lại, gọi là Não hành, đi khắp nơi trong xương sanh ra ở trong não, hoặc di chuyển hoặc dừng lại, thường ăn não này. Lại có những con trùng ở trong đầu lâu, hoặc di chuyển hoặc ăn trở lại đầu lâu. Lại có loài trùng tóc ở bên ngoài xương ăn gốc của tóc, bởi vì loài trùng này tức giận cho nên làm tóc bị rơi rụng. Lại có loài trùng tai ở trong tai, ăn thịt trong tai, bởi vì loài trùng này tức giận cho nên khiến người bị đau tai, hoặc làm cho tai bị đếc. Lại có loài trùng mũi ở trong mũi, ăn thịt trong mũi, bởi vì loài trùng này tức giận cho nên có thể khiến người ấy ăn uống không ngon, não và nước dãi chảy xuống. Bởi vì loài trùng này ăn não và nước dãi, cho nên khiến người ăn uống không ngon. Lại có loài trùng mỡ sanh ở trong mỡ, trú ở trong mỡ thường ăn mỡ của thân người, bởi vì loài trùng này tức giận cho nên khiến người bị đau đầu. Lại có loài trùng tục sanh ở giữa khớp xương, có tên gọi là loài trùng thân, ở trong mạch thân thể của người, bởi vì loài trùng này tức giận cho nên khiến mạch của người đau đớn, giống như bọ kim đâm. Lại có loài trùng tên gọi là ăn nước dãi, ở trong cuống lưỡi bởi vì lài trùng này tức giận cho nên khiến miệng người khô kiệt. Lại có loài trùng gọi là trùng gốc răng, ở trong chân răng, bởi vì loài trùng này tức giận cho nên khiến răng người ta đau nhức, lại có loài trùng tên gọi là trùng nôn mửa, bởi vì ăn nhiều loại không thích hợp cho nên sanh ra nôn mửa. Đây gọi là người tu hành quán tưởng theo thân từ bên trong, mười loại trùng này trú ở trong đầu.
Hoặc dùng Văn Tuệ, hoặc dùng Thiên nhãn, bắt đầu quán tưởng yết hầu, có loài trùng tên gọi ăn nước dãi, lúc nhai thức ăn giống như tiết ra nước dãi hòa lẫn với nhau, lúc sắp nuốt hợp lại với nước dãi tiết ra từ não, trùng nước dãi trong yết hầu cùng ăn thức ăn này để tự nuôi mạng sống. Nếu trùng tăng trưởng thì làm cho người mắc bệnh họ. Nếu ăn hiều chất béo, hoặc ăn hiều chất ngọt, hoặc ăn thức ăn nóng, hoặc ăn thức ăn chua, hoặc ăn thức ăn lạnh, thì trùng sẽ tăng trường làm cho yết hầu của người phát sanh những bệnh tật.
Lại dùng Văn tuệ, hoặc dùng Thiên nhãn thấy trùng nước bọt ở trong yết hầu mất dần. Nếu người không ăn những thức ăn béo-ngọt… như trên, thì trùng sẽ yên ổn có thể mất dần ở trong nước bọt, từ trong mười mạch tiết ra mùi vị ngon lành mà yên ổn cảm thọ vui vẻ. Nếu người có nhiều trùng trong nước bọt thì sẽ mắc bệnh, vì trùng mà mắc bệnh thì nhổ ra nước bọt, nhổ ra nước bọt lạnh cho nên trong phần ngực đã có sẵn bậnh.
Lại cùng Văn tuệ, hoặc dùng Thiên nhãn, quán sát đối với trùng nhả ra trú trong thân người, trú ở chỗ của mười mạch chảy vào. Nếu lúc người ăn uống, thì trùng như vậy từ trong mười mạch vươn lên di chuyển trong thân, đến trong yết hầu liền khiến cho người ta nôn ra, phát sanh năm loại nôn mửa: 1- Nôn ra gió; 2- Nôn ra đàm; 3- Nôn ra nước bọt; – Nôn ra nhiều thứ; – Nôn ra ruồi nhặng. Nếu trùng yên ổn thì từ những thức ăn uống thuận theo đi vào trong bụng.
Lại dùng Văn tuệ, hoặc dùng Thiên nhã, thấy ruồi nhặng ăn vật bất tịnh, vì ruồi nhặng đi vào yết hầu làm cho nôn ọe, trùng động thì lập tức nôn ọe nhiều hơn.
Lại dùng Văn tuệ, hoặc dùng Thiên nhãn, thấy mùi vị say sưa làm cho trùng di chuyển ở tại đầu lưỡi cho đến mạng mạch (mạch máu), ở trong đó hoặc di chuyển hoặc dừng lại vi tế không đáng kể. Nếu ăn thức ăn ngon lành thì trùng say sưa mơ màng sẽ tăng trưởng. Nếu ăn thức ăn không ngon thì trùng suy sụp yếu đi. Nếu mình không ăn thức ăn ngon lành thì trùng bị bệnh không đựơc yên ổn.
Lại dùng Văn tuệ, hoặc dùng Thiên nhãn, thấy trùng phóng dật trú ở trên đỉnh đầu, nếu đến phần trán thì làm cho người phát sinh bệnh tật, nếu đến trên đỉnh đầu thì làm cho người bị lở loét, nếu đến yết hầu thì giống như kiến bò đầy trong yết hầu, nếu dừng lại ở nơi ban đầu thì bệnh tật không phát sinh.
Lại dùng Văn tuệ, hoặc dùng Thiên nhã, thấy trùng sáu mùi vị đã ăn mùi vị ưa thích, thì mình cũng ham thích. Thuận theo trùng mụi vị này không thích loại gì, thì mình cũng không tùy tiện. Nếu mắc bệnh sốt, thì trước đó trùng cũng mắc bệnh sốt như vậy. Bởi vì lỗi lầm này, khiến cho người bệnh ăn uống không ngon, không có mùi vị như vậy. Bởi vì lỗi lầm này, khiến cho người bệnh ăn uống không ngon, không có mùi vị của thức ăn.
Lại dùng Văn tuệ, hoặc dùng Thiên nhã, thấy trùng thể hiện trạng thái tinh thần, bởi vì sân giận cho nên ăn não làm thành lỗ hổng, hoặc yết hầu đau nhức, hoặc yết hầu bế tắc, sanh ra nỗi khổ bởi cái chết. Trùng thể hiện trạng thai tinh thần này cùng với tất cả các loài trùng trong yết hầu, thảy đều làm cho hỗn loạn sanh ra những trạng thái đau nhức buồn bực. Trùng thể hiện trạng thái tinh thần này thường bị nước bọt che phủ, loài trùng ấy nhỏ bé, có mặt có chân đầy đủ.
Lại dùng Văn tuệ, hoặc dùng Thiên nhãn, thấy trùng chán ghét mùi vị, trú trong cuống yết hầu ở dưới đầu, tại sao loài trùng này làm cho mình mắc bệnh buồn phiền, có lúc làm cho yên ổn? Người ấy thấy loài trùng này chán ghét các mùi vị, chỉ thích một mùi vị, hoặc là thích vị ngọt mà chán ghét các vị khác, hoặc là thích vị chua mà chán ghét các vị khác. Tùy theo mùi vị mà trùng chán ghét thì mình cũng chán ghét, thuận theo mùi vị mà trùng ưa thích thì mình cũng ưa thích. Đầu lưỡi có mạch, tùy thuận vào mùi vị, làm cho lưỡi khô khan, bởi vì trùng tức giận cho nên khiến lưỡi tê tê mà nặng nề, hoặc làm cho yết hầu lập tức mắc phải bệnh ho. Nếu không sân giận thì yết hầu không mắc các bệnh như trên.
Lại dùng Văn tuệ, hoặc dùng Thiên nhãn, thấy trùng tích nước bọt, hình hài nó vi tế, giống như bụi trên cửa sổ, trú trong tất cả các mạch, di chuyển đi lại rất thú vị. Ở trong xương tủy, hoặc ở trong thịt, hoặc ở trong đầu lâu, hoặc ở trong má, hoặc ở trong xương răng, hoặc ở trong xương cổ, hoặc ở trong tai, hoặc ở trong mắt, hoặc ở trong mũi, hoặc ở trong râu tóc. Loài trùng thích nước bọt này, gió thổi làm cho lưu chuyển, nếu loài trùng này bị bệnh, hoặc loài trùng này hết sức mệt mỏi, trú ở trong tim; tim như hoa sen, ban ngày thì xòe ra, cho dù không có ánh sáng mặt trời, ban đêm thì khép lại, tim cũng như vậy. Trùng trú ở trong đó chọn lấy nhiều cảnh giới, các căn hết sức mệt mỏi, trùng sẽ ngủ yên, con người cũng ngủ yên. Tất cả chúng sanh đều có giấc ngủ, nếu trùng này ngủ giữa ban ngày vì hết sức mệt mỏi thì con người cũng chìm vào giấc ngủ.
Lại dùng Văn tuệ, hoặc dùng Thiên nhãn, thấy có loài trùng phù thủng di chuyển trong thân, thân của nói vi tế, tùy theo trùng uống máu nơi nào thì nơi ấy có sự phù thũng xuất hiện, tê tê mà lại đau. Hoặc ở trên mặt đỉnh đầu, hoặc ở yết hầu, hoặc ở phần trán, hoặc ở những nơi khác, nơi nào có trùng thì có thể làm cho sanh ra phù thũng. Nếu trùng ở trong gân thì không có bệnh tật khổ sở gì.
Lại dùng Văn tuệ, hoặc dùng Thiên nhãn, thấy mười loại trùng, đến nơi gan phổi thì con người mắc bệnh. Những gì là mười loại? Đó là: 1- Tên là trùng ăn lông; 2- Tên là trùng di chuyển trong lỗ hổng; 3- Tên là trùng thiền đô ma la; 4- Tên là trùng màu đỏ; 5- Tên là trùng ăn chất lỏng; 6- Tên là trùng mao đăng; 7- Tên là trùng sân huyết; 8- Tên là trùng ăn thịt; 9- Tên là trùng tập tận; 10- Tên là trùng giấm chua. Những loài trùng này, thân hình của chúng rất nhỏ, không có chân-không có mắt, di chuyển ở trong máu, đau nhức ngứa ngáy là trạng thái do chúng gây ra.
Lại dùng Văn tuệ, hoặc dùng Thiên nhãn, thấy trùng ăn lông, nếu khởi lên sân giận thì có thể ăn râu ria và lông mày, đếu làm cho mày râu rơi rụng, khiến người ta mắc bệnh ghẻ lở. Nếu trùng di chuyển trong lỗ hổng mà khởi lên sân giận, di chuyển ở trong máu thì làm cho thân thể khô ráp, tê cứng không có cảm giác nhận biết. Nếu trùng thiền đô ma la lưu chuyển đi lại trong máu, hoặc ở trong mũi, hoặc ở trong miệng, thì khiến cho mũi miệng của con người thảy đều hôi thối. Nếu như trùng màu đỏ mà khởi lên sân giận, di chuyển ở trong máu, thì có thể làm cho yết hầu của người ấy bị lở loét. Nếu trùng ăn chất lỏng mà khởi lê sân giận, di chuyển ở trong máu thì làm cho thân thể của con người trở thành gầy gò xanh xao, hoặc là bệnh gầy gò đen sạm hay vàng vọt. Nếu trùng mao tăng khởi lên sân giận, lưu chuyển đi lại trong máu thì phát sanh tật bệnh khổ sở, lở loét-nóng bức-vàng vọt, mụt nhọt nứt nẻ hôi hám làm cho phiền muộn vô cùng. Nếu trùng sân huyết, bởi vì sân giận mà lưu chuyển đi lại trong máu, thì có lẽ gây ra căn bệnh toàn thân đỏ ửng, người nữ thì phần dưới ửng đỏ, thân thể ngứa ngáy khó chịu, mụt nhọt lở loét mủ chảy hôi hám hết sức. Nếu trùng ăn thịt mà khởi lên giận dữ thì sanh ra bệnh tật phiền muộn, đầu luôn luôn xoay vòng, ở trong yết hầu-trong miệng bị ở loét, phần thân dưới sanh ra mụt nhọt hiểm ác khổ sở. Nếu trùng tập tập lưu chuyển đi lại trong máu thì sanh ra tật bệnh, mễt mỏi rã rời khốn khổ vô cùng, không muốn ăn uống gì nữa. Nếu trùng giấm chua tức giận, thì cũng làm cho con người mắc phải những benh như vậy.
Lại quán về 10 trùng hoạt động ở trong Ấm. Những gì là mười loại? Đó là: 1- Tên là trùng sinh ra lở loét; 2- Tên là trùng kích thích; 3- Tên là trùng bịt kín gân; 4- Tên là trùng làm mạch lay động; 5- Tên là trùng ăn da; 6- Tên là trùng làm động mỡ; 7- Tên là trùng hòa hợp tụ tập; 8- Tên là trùng hôi thối; 9- Tên là trùng ẩm ướt đi lại; 10- Tên là trùng hơi nóng.
Lại dùng Văn tuệ, hoặc dùng Thiên nhãn, thấy trùng sanh ra lở loét, hoặc ở nơi vết thương vây quanh ăn thịt vết thương này, hoặc ở trong yết hầu mà sanh ra căn bệnh lở loét. Hoặc thấy trùng kích thích, nếu sanh ra sân giận thì khiến người mắc bệnh lỵ, giống như lửa đốt, trong miệng khô ráp, ăn uống không tiêu; nếu người sầu não thì trùng lại hoan hỷ, ăn mạch máu của người để làm cho suy sụp phiền muộn, hoặc phần thân dưới đỏ ửng màu máu, hoặc không tiêu hóa dẫn đến bệnh lỵ. Hoặc thấy trùng bịt kín gân đi lại trong gân to, hoặc đi lại trong gân nhỏ, nếu cảm thấy trùng di chuyển thì gân đau nhức, nếu không cảm thấy trùng di chuyển thì gân không đau nhức; tất cả xương thịt cũng đều hao gầy gò, trong gân đau đớn hết sức. Nếu trùng sân giận thì người ta không thể nào ăn uống, nếu ở trong gân mà uống máu người thì làm cho người không còn sức lực, nếu ăn thịt người thì làm cho người ta gầy ốm tiều tụy. Hoặc thấy trùng làm mạch lay động, loài trùng này di chuyển khắp nơi trong tất cả các mạch máu, thân nó rất nhỏ cho nên di chuyển không chướng ngại gì. Nếu trùng trú trong mạch thức ăn của người thì phát sinh tật bệnh, làm cho thân thể khô ráp không thích ăn uống. Nếu trùng trú trong mạch nước, thì phát sinh bệnh tật làm cho miệng khô ráp. Nếu ở trong mạch mồ hôi, thì làm cho tất cả các lỗ chân lông trên thân người không có mồ hôi. Nếu ở trong mạch nước tiểu thì làm cho người ta mắc bệnh lậu, hoặc làm cho tinh khí bị hư hoại, hoặc làm cho đau đớn khổ sở. Nếu trùng sân giận di chuyển trong phần thân dưyới, thì làm cho đường đại tiện của người ta tắc nghẽn không thông, khổ não đến nỗi phải chết. Hoặc thấy trùng ăn da, bởi vì ăn uống sai phạm cho nên trùng này sẽ sân giận, làm cho sắc diện của người ta xấu xí dữ dằn, hoặc sanh ra mụn nhọt ác hiểm, hoặc ngứa ngáy-hoặc ửng đỏ-hoặc vàng vọt-hoặc vỡ ra, hoặc có thể làm cho tóc-móng của người ta bị rơi rụng, làm cho người ta mắc bệnh khó chữa, hoặc da bị rách mà hư hoại, hoặc thịt bị nát mà hư hoại. Hoặc thấy trùng làm động mỡ, trú ở trong mạch mỡ trong thân thể, nếu ăn uống có sai phạm, hoặc ngủ nghỉ quá nhiều, thì trùng này tức giận khiến ăn uống không tiêu, hoặc sanh ra mụt ghẻ, hoặc sanh ra chứng bệnh phù thủng tai ác, chân lông ngứa ngáy khó chịu; hoặc mắc phải bệnh bướu cổ, hoặc mạch phình ra, hoặc bệnh khô gấy, hoặc bệnh thân thể hôi hám, hoặc lúc ăn thường đổ mồ hôi.
Hoặc thấy trùng hòa hợp tụ tập, tập hợp hai loại thân: 1- Thân có cảm giác; 2- Thân không có cảm giàc. Da thịt máu mỡ…, đó gọi là thân có cảm giác; tóc râu móng răng…, đó gọi là thân không có cảm giác. Bởi vì ăn uống sai phạm, cho nên trùng sẽ không có sức lực, làm cho người ta cũng không có sức lực, không có thể nhanh nhẹn đi lại lui tới, giấc ngủ mê muội không yên, hoặc thường thấy khát khô cổ da thịt xương máu tinh tủy bị hao tổn. Hoặc thấy trùng hôi thối, trú ở trong phẫn giảitrong thịt xương mình, bởi vì ăn uống sai phạm cho nên trùng sẽ sân giận, khiến thân thể da thịt-phẫn giải-nước bọt-nước mắt đều hôi thối, trong mũi thối rữa chảy mủ, nơi nào trùng hoạt động thì đều làm cho hôi thối dơ bẩn; hoặc áo quần hoặc đồ nằm, hoặc thức ăn ở trong răng, vì trùng hôi thối cho nên thức ăn cũng hôi thối theo, áo quần-đồ nằm đều hôi thối; trong lưỡi có nhiều vết trắng hôi thối dơ bẩn, thân có vết bẩn cũng hôi thối. Hoặc thấy trùng ẩm ướt đi lại, di chuyển trong thịt sau lưng, biết ăn hết rồi đi vào ba lỗ hổng dưới eo lưng, lấy phân dơ của người, chất lỏng thì làm thành nước tiểu, cặn bã thì làm thành phân, để đưa vào phần dưới mà thải ra ngoài.
Lại nữa, người tu hành quán tưởng trong thân, thuận theo thân mà quán sát, quán mười loại trùng di chuyển ở trong Căn, tất cả thân người đều từ trong đó sinh ra. Những gì là mười loại? Đó là: 1- Tên gọi trùng Tập tập; 2- Tên gọi trùng Tuyết tuyết; 3- Tên gọi trùng Miêu hoa; 4- Tên gọi trùng Đại siểm; 5- Tên gọi trùng Hắc; 6- Tên gọi trùng Đại thực; 7- Tên gọi trùng Noãn hành; 8- Tên gọi trúng Tác nhiệt; 9- Tên gọi trùng Hỏa; 10-Tên gọi trùng Đại hỏa. Những loài trùng này trú trong Ấm hoàng.
Lại dùng Văn tuệ, hoặc dùng Thiên nhãn, thấy trùng Tập tập (tê tê), vì ăn uống sai phạm mà trùng sẽ sân giận, ăn mi mắt của người làm cho mắt người ngứa ngáy, chảy ra nhiều nước mắt. Trùng này rất bé nhỏ, nếu di chuyển trong mắt thì mắt sinh nhiều bệnh, hoặc làm cho mắt bị hủy hoại; nếu đi vào trong con người thì mắt sinh ra màng che làm cho mờ đi, tròng này có màu đỏ; nếu trùng không giận thì không có bệnh này. Hoặc thấy trùng Tuyết tuyết (ủ ê), trú trong thân người đi lại ở trong Ấm, Ấm hoàng che phủ thân. Nếu vào trung xương thì làm cho người bốc ra hơi nóng. Nếu đi lại trong da thì ngày đêm thường nóng, tay chân đều nóng. Nếu đi vào trong da thì thân toát mồ hôi. Hoặc thấy trùng Miêu hoa (mầm hoa), đi lại cư trú trong Ấm, mỏ nhọn chân ngắn-thân như đốm lửa, không muốn ăn uống gì, nơi nào mà trùng hoạt động thì rất nóng và rách ra, máu trong thân tăng lên làm cho thân thể bốc hơi nóng; nếu trùng đi lại thuận chiều thì không có bệnh này. Hoặc thấy trùng Đại siểm (nhiều nịnh bợ), trú ở trong thân di chuyển giữa Ấm hoàng, hoặc an hay bất an, vì ăn uống sai phạm cho nên trùng sẽ sân giận, di chuyển từ đầu đến chân không có gì chướng ngại, có thể khiến chot ất cả máu nóng trong thân phát sanh lở loét nóng bức, hoặc là máuhoặc là Ấm, từ trong miệng-trong tai mà chảy ra ngoài; nếu trùng không giận thì không có bệnh này.
Hoặc thấy trùng Hắc (tối đen), trú ở trong thân, di chuyển trong Ấm hoàng, hoặc an-hoặc bất an, vì ăn uống sai phạm cho nên trùng sẽ sân giận làm cho mặt người nhăn nhó, hoặc sanh ra nhiều nốt ruồi đen, hoặc đen-hoặc vàng-hoặc đỏ, hoặc làm cho thân thể hôi hám, hoặc làm cho mắt kéo màng, hoặc trong miệng bị lở loét, hoặc chỗ đại-tiểu tiện bị lở loét; nếu trùng không giận thì không có bệnh này, hoặc thấy trùng Đại thực (ăn nhiều), vì ăn uống sai phạm chonên trùng sẽ sinh ra sân giận, trú trong Ấm hoàng, cứ ăn vào là tiêu hết; nếu trùng không giận thì không có bệnh này. Hoặc thấy trùng Noãn hành (hơi ấm di chuyển), thường thích thức ăn nóng mà ghét thức ăn nguội, nếu mình ăn thức ăn nguội thì trùng sẽ sân giận, trong miệng sinh ra nhiều nước, hoặc uể oải-hoậc ngủ nhiều, hoặc tâm tư tối đen mù mờ, hoặc thân thể đau nhức ê ẩm, hoặc là nhiều nước mắt, hoặc là nhiều nước bọt, hoặc mắc bệnh yết hầu; nếu trùng không giận thì không có bệnh này. Hoặc thấy trùng Nhiệt (gây ra nóng bức), trú trong thân người, vì ăn uống sai phạm cho nên bệnh hoạn tăng thêm, làm trở ngại hơi thở ra vào khiến cho thân thể nặng nề mệt mỏi, hoặc yết hầu bít chặt làm cho đại-tiểu tiện thảy đều có màu trắng, không thích lạnh lẽo, không thích ăn thức ăn nhạt. Hoặc thấy trùng Hỏa (ngọn lửa), trú ở trong thân di chuyển đi lại trong Ấm, trùng này mùa lạnh thì rất hoan hỷ, mùa nóng thì héo hon suy sụp; mùa lạnh hoan hỷ thì người nhớ đến ăn uống, mùa nóng thì hơi lửa tăng thêm cho nên không muốn ăn uống, vào mùa Đông lạnh lẽo thì Ấm được mát mẻ, nóng bức thì Ấm phát ra. Hoặc thấy trùng Đại hỏa (ngọn lửa lớn), nếu tánh người không thích hợp mà gắng gượng ăn vào, vì ăn uống sai phạm cho nên trùng sẽ sân giận, trùng ăn trong thân khiến cho ruột người ta đau đớn, hoặc tay chân nhức mỏi, nơi nào bị trùng ăn thì đều đau đớn ê ẩm; nếu trùng không giận thì không có những bệnh như trên.
Lại nữa, người tua hành quán tưởng trong thân, thuận theo thân mà quán sát, hoặc dùng Văn tuệ, hoặc dùng Thiên nhãn, quán ở trong xương có mười loại trùng. Những gì là mười loại? Đó là: 1- Tên gọi trùng Sị cốt; 2- Tên gọi trùng Nghiết cốt; 3- Tên gọi trùng Cát tiết; 4- Tên gọi trùng Xích khẩu xú; 5- Tên gọi trùng Lạn; 6- Tên gọi trùng Xích Khẩu; 7- Tên gọi trùng Pha đầu ma; 8- Tên gọi trùng Thực bì; 9- Tên gọi trùng Phong đao; 10- Tên gọi trùng Đao Khẩu. Như vậy mười loại trùng di chuyển ở trong xương làm trái tình thức-tổn hại cho thân không thể kể hết được.
Lại nữa, người tu hành quán tưởng trong thân, thuận theo thân mà quán sát, hoặc dùng Văn tuệ, hoặc dùng Thiên nhãn, thấy mười loại trùng di chuyển ở trong nước tiểu. Những gì là mười loại? D(ó là: 1- Tên gọi trùng Sanh; 2- Tên gọi trùng Châm khẩu; 3- Tên gọi trùng Tiết; 4- Tên gọi trùng Vô túc; 5- Tên gọi trùng Tán trấp; 6- Tên gọi trùng Tam tiêu; 7- Tên gọi trùng Phá tràng; 8- Tên gọi trùng Bế tắc; 9- Tên gọi trùng Thiện sắc; 10- Tên gọi trùng Uế môn sang. Sinh ra màu sắc đáng sợ cư trú trong chỗ phẫn giải dơ bẩn; mười loại trùng này, nếu làm trái tình thức mà giận thì cũng làm hại đến thân người, đầy đủ ở trong văn kinh, không thể thuật lại hết được.
Lại nữa, người tu hành quán tưởng trong thân, thuận theo thân mà quán sát, hoặc dùng Văn tuệ, hoặc dùng Thiên nhãn, thấy mười loại trùng di chuyển ở trong tủy, có lúc di chuyển trong tinh khí. Những gì là mười loại? Đó là: 1- Tên gọi trùng Mao; 2- Tên gọi trùng Hắc khẩu; 3- Tên gọi trùng Vô lực; 4- Tên gọi trùng Đại thống; 5- Tên gọi trùng Phiền muộn; 6- Tên gọi trùng Hỏa; 7- tên gọi trùng Hoạt; 8- Tên gọi trùng Hạ lưu; 9- Tên gọi trùng Khởi thân căn; 10- Tên gọi trùng Ức niệm hoan hỷ. Mười loại trùng này, nếu làm trái tính chất mà giận thì cũng làm hại đến thân người, đầy đủ như trong kinh nói, không thể thuật lại hết được.”
Phần thứ bảy: ĐỊA NGỤC
Như kinh Tội Nghiệp Báo Ứng Giáo Hóa Địa Ngục nói: “Lúc bấy giờ Bồ-tát Tín Tướng vì các chúng sanh mà cung kính đứng dạy mở lời thưa với Đức Phật rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Nay có chúng sanh nhận chịu tội báo, bị các ngục tốt đánh đập chém chặt thân hình, từ đầu đến chân, cho đến cuối cùng, chặt đứt hết rồi, đúng lúc gió thổi vào sống lại mà tiếp tục chém chặt, do tội gì mà nhận chịu như vậy? Đức Phật dạy: Chúng sanh này trong thời kiếp trước, bởi vì không tin Tam Bảo-bất hiếu với cha mẹ, làm nghề giết mổ cầm đầu chém chặt cắt xẻ chúng sanh, cho nên nhận chịu tội báo này.
Thứ hai, lại có chúng sanh, thân thể nặng nề gàn bướng, mày râu rơi rụng không còn, toàn thân thối rữa nhiều nơi, ở chốn chim kêu vượn hú bặt dấu chân người qua lại, làm ô nhục đến bà con họ hàng, mọi người không ưa trông thấy, gọi là người bệnh hủi, do tội gì mà nhận chịu như vậy? Đức Phật dạy: Chúng sanh này trong thời kiếp trước, bởi vì không tin Tam Bảo, bất hiếu với cha mẹ, phá hoại chùa tháp, bóc lột người tu Đạo, chặt- bắn Hiền Thánh, làm tổn hại đến thầy dạy, thường không có ý niệm hối hận, vong ân bội nghĩa, thường làm điều sai trái, dâm loạn không kể tôn ti, không có điều gì kiêng kỵ, cho nên nhận chịu tội báo này.
Thứ ba, lại có chúng sanh, thân thể dài và to, điếc và chậm chạp, không có chân mà lăn lóc đi bằng bụng, chỉ ăn đất để tự nuôi sống thân mạng, bị các loài trùng nhỏ rúc rỉa ăn thịt, thường nhận chịu nỗi khổ này không thể nào có thể chịu được, do tội gì mà nhận chịu như vậy? Đức Phật dạy: Chúng sanh này trong thời kiếp trước, bởi vì là người tự cho mình đúng, không tin những lời nói tốt đẹp, bất hiếu với cha mẹ, tráo trở với vua chúa. Nếu vì Đế chúa-Đại thần mà làm tướng lãnh cai quản binh lính-đứng đầu các châu quận, trấn giữ bốn phương, thì dựa vào uy thế của mình mà xâm đoạt tài sản của dân chúng, tàn ác không có đạo lý, khiến cho dân chúng khổ sở điêu đứng, than vãn khốn cùng mà đi xa xứ, cho nên nhận chịu tội báo này.
Thứ tư, lại có chúng sanh, hai mắt mù lòa không còn thấy gì nữa, có lúc húc vào cây to, có lúc rơi xuống hầm hố, vào lúc chết rồi tiếp tục thọ thân khác cũng lại như vậy, do tội lỗi gì mà gây nên? Đức Phật dạy: Chúng sanh này trong thời kiếp trước, bởi vì không tin tội-phước, che chắn ánh sáng của Phật, may mắt của chim thú kín lại, giam hãm chúng sanh trong lồng tối, dùng túi da trùm đầu, không thấy được gì cả, cho nên nhận chịu tội báo này.
Thứ năm, lại có chúng sanh, lắp bắp câm ngọn, miệng không thể nào nói được, nếu có nói điều gì thì nhắm mắt đưa tay mà vẫn không nói được, do tội lỗi gì mà gây nên? Đức Phật dạy: Chúng sanh này trong thời kiếp trước, bởi vì phỉ báng Tam Bảo, khinh chê Hiền Thánh, bàn tán điều tốt xấu của người, tìm tòi ưu khuyết của người, ngang ngược vu cáo người lương thiện, ganh ghét những người có tài đức, cho nên nhận chịu tội báo này.
Thứ sáu, lại có chúng sanh, bụng to cổ nhỏ không thể nào ăn được, nếu có thức ăn gì thì đều biến thành máu mủ, do tội lỗi gì mà gây ra? Đức Phật dạy: Chúng sanh ày trong thời kiếp trước, bởi vì trộm cắp thực ăn của Tăng, hoặc vì ở nơi che khuất trộm ăn thức ăn cầu phước của Đại chúng, tham tiếc đồ vật của mình nhưng ham tiền bạc của người khác, thường dùng tâm ác đưa thuốc độc cho người ta, khiến hơi thở bị tắc nghẽn, cho nên nhận chịu tội báo này.
Thứ bảy, lại có chúng sanh, thường bị ngục tốt đốt cháy đỏ đinh sắt, đóng vào đầu các đốt xương khắp người, đóng xon rồi tự nhiên lửa phát ra, đốt cháy thân thể thảy đều nát rã, do tội lỗi gì mà gây ra? Đức Phật dạy: Ca này trong thời kiếp trước, bởi vì làm thầy thuốc dùng kim nung nóng châm vào thân thể người ta nhưng không thể nào chữa lành bệnh, nói dối lấy tiền bạc của người mà chỉ làm cho họ phải chịu khổ đau, cho nên nhận chịu tội báo này.
Thứ tám, lại có chúng sanh, thường bị Ngưu đầu-ngục tốt dùng chĩa sắt ba cạnh đưa vào trong vạc sôi, xóc người tội bỏ vào trong vạc sôi nấu cho nát nhừ, rồi gió lại thổi vào sống như cũ mà tiếp tục nấu chín rã, do tội lỗi gì mà gây ra? Đức Phật dạy: Chúng sanh này trong thời kiếp trước, bởi vì tin theo tà kiến điên đảo, thờ cúng quỷ thần mà giết mổ chúng sanh, tưới nước sôi cạo sạch lông của chúng rồi đưa vào chảo nóng ram nướng, không thể kể hết, cho nên nhận chịu tội báo này.
Thứ chín, lại có chúng sanh, thường ở trong khu thành rực lửa nung nóng tận cùng tim gan, bốn cửa thành đều mở, nếu sắp đến cổng thì cổng liền đóng lại, chạy mãi từ Đông sang Tây nhưng không thể nào tự tránh được, bị lửa dốt cháy không còn, do tội lỗi gì mà gây ra? Đức Phật dạy: Chúng sanh này trong thời kiếp trước, bởi vì đốt cháy núi rừng ao đầm, ngọn lửa thiêu cháy gà con, đốt nướng chúng sanh làm cho thân nát-da tróc vô cùng đau khổ, cho nên nhận chịu tội báo này.
Thứ mười, lại có chúng sanh, thường ở trong núi Tuyết bị gió lạnh thổi vào làm cho da thịt nứt toác, cầu chết mà không được, do tội lỗi gì mà gây ra? Đức Phật dạy: Chúng sanh này trong thời kiếp trước, bởi vì chặn đường làm kẻ cướp cởi lấy áo quần của người ta, làm cho họ chết lạnh giữa những ngày giá rét của tháng màu Đông, lột da trâu dê đang sống đau đớn không thể chịu đựng nổi, chonên nhận chịu tội báo này.
Thứ mười một, lại có chúng sanh, thường ở trên núi dao-cây kiếm, nếu có cầm lấy thì lập tức bị cắt đứt làm cho tay chân lìa ra từng đoạn, do tội lỗi gì mà gây ra? Đức Phật dạy: Chúng sanh này trong thời kiếp trước, bởi vì làm nghiệp giết mổ, hại chúng sanh để nấo nướng, cắt mổ lột da, phân chia tách rời xương thịt, đầu-chân mỗi thứ một nơi, treo ở tên cao để tính toán, cân lượng mà bán cho người, còn treo chúng sanh đang sống, đau khổ khó mà chịu nổi, cho nên nhận chịu tội báo này.
Thứ mười hai, lại có chúng sanh, năm căn không đầy đủ, do tội lỗi gì mà gây ra? Đức Phật dạy: Chúng sanh này trong thời kiếp trước, bởi vì thả chim ưng bay đi-xua chó săn chạy, săn bắn các loài cầm thú, hoặc chặt đứt đầu của chúng, hoặc chặt đứt chân của chúng, kẻ gãy cánh chim đang sống, thật là tàn ác, cho nên nhận chịu tội báo này.
Thứ mười ba, lại có chúng sanh, hai chân què quặt-lưng gù-eo vạy không thuận theo nhau, chân thọt, tay cong không thể nào làm được điều gì, do tội lỗi gì mà gây ra? Đức Phật dạy: Chúng sanh này trong thời kiếp trước, bởi vì làm người đặt bẫy gài cung giữa đường đi-trong ruộng đồng, hoặc đặt trên tổ chim, đào hầm đặt bẫy giăng lưới khắp nơi, làm cho chúng sanh sa vào, đầu vỡ-chân gãy, làm thương tổn rất nhiều loài vật, cho nên nhận chịu tội báo này.
Thứ mười bốn, lại có chúng sanh, thường bị ngục tốt xiềng xích, thân mình không được miễn thoát, do tội lỗi gì mà gây ra? Đức Phật dạy: Chúng sanh này trong thời kiếp trước, bởi vì giăng lưới đánh bắt chúng sanh, trói nhốt người và súc vật, đói khát khốn khổ vô cùng; hoặc làm quan lớn-tướng quyền, tham lấy tiền bạc của cải bắt giam oan uổng người lương thiệt, sự oán hận cao ngút trời, nhưng cũng chưa vừa lòng được, cho nên nhận chịu tội báo này.
Thứ mười lăm, lại có chúng sanh, hoặc điên đảo-hoặc cuồng loạn, hoặc ngu si-hoặc ngốc nghếch, không phân biệt được xấu đẹp, do tội lỗi gì mà gây ra? Đức Phật dạy: Chúng sanh này trong thời kiếp trước, bởi vì uống rượu say sưa mê loạn phạm vào 36 lỗi, lại gặp phải thân ngu si tựa như người say, không biết tôn ti, không phân biệt được xấu đẹp, cho nên nhận chịu tội báo này.
Thứ mười sáu, lại có chúng sanh, thân hình rất nhỏ mà âm tàng rất lớn, thân kéo lê mệt mỏi mà quay lưng nằm xuống để lôi đi, đi đứng ngồi nằm đều làm cho chướng ngại vô cùng, do tội lỗi gì ,à gây ra? Đức Phật dạy: Chúng sanh này trong thời kiếp trước, bởi vì chủ quản công việc buôn bán làm ăn, tự khen đồ vật của mình, chê bai tài sản của người khác, cân đong gian trá-trước hụt sau thiếu, lừa dối gạt gẫm đối với người ta, cho nên nhận chịu tội báo này.
Thứ mười bảy, lại có chúng sanh, nam căn không có mà trở thành hoàng môn, bản thân không thể lấy vợ được, do tội lỗi gì mà gây ra? Đức Phật dạy: Chúng sanh này trong thời kiếp trước, bởi vì thiến voi-ngựatrâu-dê-heo-chó chết mà sống lại, cho nên nhận chịu tội báo này.
Thứ mười tám, lại có chúng sanh, từ lúc sanh ra cho đến tuổi già không có con cái, cô quạnh lẻ loi tồn tại một mình, do tội lỗi gì mà gây ra? Đức Phật dạy: Chúng sanh này trong thời kiếp trước, bởi vì là người bạo ác không tin tội-phước, lúc các loài chim mới đẻ, ôm giữ bình chậu, đi theo dòng nước lớn đến những ốc đảo nhặt lấy trứng của các loài chim Hồng-Hạc-Anh vũ-Thiên nga…, gánh về luộc ăn, các loài chim mất trứng kêu gào thảm thiết, đến nỗi máu trong mắt tuôn chảy mà chết, cho nên nhận chịu tội báo này.
Thứ mười chín, lại có chúng sanh, từ nhỏ đã cô độc lạnh lẽo, không có cha mẹ anh em, phải làm tôi tớ cho người ta, vất vả khổ sở để nuôi sống mình, lớn lên thành người, gặp nhiều tai họa ngang trái, bị quan quyền bắt bớ, giam hãm trong lao ngục, không có người mang cho cơm nước, đói khát vô cùng khốn khổ, không có nơi nào kêu đến được, do tội lỗi gì mà gây ra? Đức Phật dạy: Chúng sanh này trong thời kiếp trước, bởi vì thích bắt lấy các loài Đại bàng-Diều hâu-Ưng-Ó và các loài Hổ-Báo-gấu-beo… trói giữ mà nuôi, cô lập những chúng sanh này với cha mẹ anh em của chúng, làm cho chúng luôn luôn buồn bã kêu gào thảm thiết vô cùng, xót xa cảm động đến lòng người nhưng không thể cung cấp nuôi dưỡng, thường chịu đói khát khốn khổ da liền với xương, cầu chết không được, cho nên nhận chịu tội báo này.
Thứ hai mươi, lại có chúng sanh, hình hài rất xấu xí khó coi, thân đen nhẻm như sơn, hai mắt lại xanh, gò má nhô cao, mặt sần sủi-mũi tẹt, hàm răng sưa mà lại thiếu, hơi miệng hôi thối, thấp lùn to mập, bụng lớn lồi lên, chân lại vòng kiền, lưng gù-sườn lệch, ăn nhiều tốn áo, lở loét đầy máu mủ, phù thũng-khô đét, ghẻ lở-ung nhọt, đủi loại xấu tệ, tập trung ở thân hình của họ; tuy là người ruột thịt gần gũi mà người ta không để ý đến; nếu người ta gây ra tội lỗi thì ngang ngược đổ tai họa cho họ; suốt đời không được thấy Phật, suốt đời không đượ c nghe Pháp, suốt đời không được biết Tăng, do tội lỗi gì mà gây ra? Đức Phật dạy: Chúng sanh này trong thời kiếp trước, bởi vì làm con mà bất hiếu với cha mẹ, làm bề tôi mà bất trung với vua, làm vua mà bất kính với thiên hạ, đối với bạn bè thì không ca ngợi tin tưởng họ, đối với láng giềng thôn xóm thì không thuận theo tuổi tác mà cư xử, đối với triều đình cộng sự thì không dùng chưc tước địa vị mà đối đãi nghiêm túc, tùy tiện làm điều gian trá, tâm ý điên đảo không có quy cách phép tắc gì cả, không tin Tam Bảo, phản vua hại thầy, phá nước hiếp dân, đánh thành phá quận, trộm cướp lừa đảo, ác nghiệp tạo ra rất nhiều. Lại còn khen mình chê người, xâm phạm người yếu thế cô, phỉ báng Hiền Thánh, khinh mạn bề trên, lừa gạt kẻ dưới, tất cả tội lỗi ác nghiệp, thảy đều phạm đến, mọi ác báo quy tụ, cho nên nhận chịu tội báo như vậy.
Lúc bấy giờ tất cả các chúng sanh nhận chịu tội báo, nghe Đức Phật giảng giải như vậy, kêu gào đau xót chấn động trời đất, nước mắt tuôn trào như mưa, mà thưa với Đức Phật rằng: Nguyện xin Tiểu thừa dừng lại lâu dài để thuyết pháp, khiến cho hạng chúng con mong được giải thoát! Đức Phật dạy: Nếu Ta dừng lại lâu dài, thì người đức mỏng tội dày không chịu gieo trồng thiện căn, cho rằng Ta thường còn mà không nghĩ đến Vô thường. Này người thiện nam! Ví như trẻ thơ có mẹ thường ở bên cạnh, không sanh ý tưởng khó gặp; nếu lúc mẹ đi xa thì sanh tâm nhớ nhung lưu luyến khát khao được gặp, mẹ mới về đến thì quả là vô cùng hoan hỷ. Này người thiện nam! Nay Ta cũng lại như vậy, biết nghiệp duyên ác, nhận chịu báo ứng tốt xấu của các chúng sanh, cho nên nhập Niết bàn. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn liền vì các chúng sanh nhận chịu tội báo này, mà thuyết kệ rằng:
Dòng nước chảy không luôn luôn đầy,
Đống lửa lớn không cháy lâu dài,
Mặt trời mọc cuối ngày phải lặn,
Mặt trăng tròn rồi lại khuyết đi,
Người sang trọng vinh hoa tôn quý,
Vô thường lại thoáng qua mọi chuyện,
Nghĩ đến phải chịu khó tinh tiến,
Đảnh lễ bậc Thế Tôn Vô Thượng.”
Còn trong kinh Cựu Tạp Thí Dụ nói: “Xưa có sáu người là bạn tạo tội với nhau, đều rơi vào địa ngục ở trong một cái vạc, đều muốn nói tội lỗi của mình. Người thứ nhất nói Sa, người thứ hai nói Na, người thứ ba nói Trì, người thứ tư nói Thiệp, người thứ năm nói Cô, người thứ sáu nói Đà La. Đức Phật trông thấy mà mỉn cười, Mục Kiền Liên thưa hỏi Đức Phật: Tại vì sao Đức Thế Tôn mỉm cười? Đức Phật bảo: Có sáu người là bạn với nhau cùng rơi vào địa ngục, cùng ở trong một cái vạc, đều muốn nói ra tội lỗi của mình, nhưng nước sôi sùng sục cuộn trào không làm sao nói tiếp được, mỗi người nói được một chữ thì quay xuống dưới rồi. Người thứ nhất nói Sa, là sáu mươi ức vạn năm ở thế gian, thì ở trong địa ngục mới là một ngày, đến lúc nào sẽ chấm dứt? Người thứ hai nói Na, là không có hạn kỳ thoát ra, cũng không biết đến lúc nào sẽ được thoát tội? Người thứ ba nói Trì, là quái lạ thay cho mình, lúc ấy vì lo liệu đời sống mà không thể nào tự kềm chế tâm ý của mình, giành lấy phần cúng dường Tam Bảo của năm nhà, ngu si tham lam không thỏa mãn, nay hối hận có ích gì? Người thứ tư nói Thiệp, là nói mình lo liệu cuộc sống cũng không chân thành lắm, tài sản thuộc về người khác làm cho gặp phải đau khổ. Người thứ năm nói Cô, là ai sẽ bảo vệ cho mình, từ địa ngục thoát ra, thì không phạm vào đạo lý cấm kỵ, được sanh lên cõi trời vui sướng? Người thứ sáu nói Dà la, là ở trong sự việc này vốn không có tâm suy nghĩ cẩn thận, vì như lái xe sai đường đi vào ngõ hiễm làm cho trục gãy xe hư, hối hận không còn kịp nữa.” Tụng rằng:
Thời trai trẻ thích sống buông thả,
Hùng hổ khuyên nhủ không thay đổi,
Ngày dài thoáng qua trong chốc lát,
Sanh già bệnh xuất hiện bức bách,
Thân thể khắp nơi đều đau nhức,
Bệnh tật cùng lúc vướng hình hài,
Nhà đẹp một khi đã rời xa,
Chốn u minh muôn vạn khổ sấu.
Nhân duyên cảm ứng.
Sơ lược dẫn ra 13 chuyện: 1- Chu Tuyên Vương giết Đỗ Bá hiện báo sau khi chết; 2- Tần Thủy Hoàng chặt cây ở núi Chung Nam có điều quái lạ; 3- Thời nhà Tần có tôi tớ Lý Tiễn ở Cao Bình giúp quỷ cảm báo; 4- Thời nhà Tấn có nhà Trương Phùng ở quận Ngô giết quỷ cảm báo; 5- Thời nhà Ngụy có Lưu Xích Phủ mộng thấy Tưởng Hầu gọi làm người trông coi sổ sách; 6- Ngô Vương Phù Sai giết oan bề Công Tôn Thánh hiện rõ báo ứng; 7- Thời nhà Tấn có Trương Tộ ở An Định bị Trương Thối giết oan hiện rõ báo ứng; 8- Thời nhà Tấn có Trương Ngoan giết oan khúc Kiệm mà bọ hiện rõ báo ứng; 9- Thời nhà Tống có Đào Kế Chi là huyện lệnh Mạt lăng giết oan Thái lạc Kỹ hiện rõ báo ứng; 10- Thời nhà Tống có tướng quân Trương Duyệt giết oan Trưởng sử Giang Châu là Đặng Uyển hiện rõ báo ứng; 11- Thời nhà Tống có Thái tử Văn Huệ giết oan Vương Tiên Nghi ở Dự Chương hiện rõ báo ứng; 12- Thời nhà Ngụy có huyện lệnh Lạc Dương là Khấu Tổ Nhân giết oan Vương Nguyên Huy ở Thành Dương hiện rõ báo ứng; 13- Dầu thời nhà Đường có chùa Đại Từ ở Tương Châu, đám giặc cùng dừng lại giết nhau làm vấy bẩn chùa hiện rõ báo ứng.
1/ Chu Tuyên Vương giết Đỗ Bá rất oan khuất, Đỗ bá nói: Nếu chết mà có biết thì ba năm sau nhất định phải làm cho ông biết điều này. Ba năn sau, Chu Tuyên Vương đi ra đồng ruộng, vừa mới dừng chân cạnh đồng ruộng, người đi theo rất đông, giữa ban trưa đứng bóng, Đỗ Bá cưỡi ngựa trắng-xe trắng, áo đỏ-mũ đỏ, cầm cung đỏ-kẹp mũi tên đỏ, bắn trúng tim Tuyên Vương, làm gãy xương sống ngã xuống đất mà chết. (Chuyện này trích trong Hắc Tử truyện).
2/ Thời Tần Thủy Hoàng, ở vùng núi Chung Nam có cây Tử, to đến mấy trăm vòng tay ôm, che tối trong cung. Thủy Hoàng cảm thấy không ưa, đưa quân lính đến chặt phá cây to, trời lập tức nổi gió lớnmưa tuôn cuốn tung cát đá, mọi người đều kinh hoàng chạy tán loạn. Đến đêm tối thì những vết chặt đều lành lại như cũ. Có một người trong lúc gió mưa xảy ra, bị thương và lạnh cóng không thể nào đi được, đành ở lại qua đêm bên cạnh cây to, trong đêm khuya nghe có quỷ đến hỏi cây rằng: Vua Tần hung bạo tự mình chặt phá mà có thể không khốn đốn gì chăng? Cây nói: Đến thì gây ra gió mưa mà đánh trả, họ làm gì tôi được? Quỷ nói: Vua Tần sai ba trăm người, lấy vải đỏ bịt đầu, vây quanh cây chặt phá ông có thể không bị hủy hoại ư? Câu lặng im không nói gì. Người bị thương nói cho vua Tần biết, dựa theo lời nói mà chặt phá. Cây bị chặt ngã, trong ruột cây có một con trâu xanh chạy ra, phóng nhanh vào dòng sông, ngay sau đó vua Tần dựng cờ làm bá chủ thiên hạ. (Chuyện này trích trong Huyền Trung Ký).
3/ Thời nhà Tần có một gia nô mạnh khỏe là Lý Tiễn ở vùng Cao Bình, đi đến mỏm núi đá, bỗng nhiên gặp một người nói: Vợ có tình ý qua lại với người ta, thế là làm cho tôi bị giết hại, nay muốn báo thù thì ông có thể giúp cho được không? Gia nô tin lời người ấy, quả nhiên thấy có người đến, quỷ liền túm lấy đầu gia nô gọi đưa tay, lập tức khiến cho ngã nhào xuống đất, trở về nửa đường thì chết. Quỷ đem một ngàn đồng tiền và một chiếc áo dài bằng lụa xanh, đưa cho gia nô mà dặn dò rằng: Chiếc áo dài này là của Đinh Dư Hứa ở cổng phía Tây chợ, ông nên tự mình mặc, cẩn thận đừng bán đi!
4/ Năm thứ hai thời Tấn Vĩnh Sơ, nhà Trương Phùng ở quận Ngô bỗng nhiên có một con quỷ nói: Ông chia cho tôi thức ăn để giúp đỡ lẫn nhau! Thế là cho quỷ thức ăn. Trải chiếu xuống đất đem cơm canh bày trong chiếu, đầy đủ rượu thịt, mùi vị ngon lành. Quỷ được ăn uống như vậy thì không còn tùy tiện xạm phạm đến người ta nữa. Sau đó trong lúc làm cơm, nhân tiện đưa cho dao chặt vào nơi quỷ đã ăn, thì nghe thấy mấy chục người khóc, tiếng khóc cũng rất bi thảm, nói là chết nhờ vào đâu mà có đựơc quan tài? Lại nghe nói: Nhà người chủ có chiếc ghe bằng gỗ cây Tử, gia nô rất yêu quý, nên lấy để làm quan tài. Thấy vác chiếc ghe đến, có tiếng cưa kéo-búa đóng rộn ràng. Thuyền sửa sang đã xong, lại nghe kêu gọi đem thấy xác đặt trong thuyền. Mắt Trương Phùng không thấy mà chỉ nghe tiếng sắp đạt. Không nghe tiếng đóng đinh, mà thấy chiếc ghe từ từ bay lên giữa hư không mất hút trong mây xanh. Ẩn đi rất lâu rồi từ giữa không trung mà rơi xuống, chiếc ghe vỡ tan thành nhiều mảnh, liền nghe như có mấy trăm người, cười lớn và nói: Sao ông có thể giết tôi, tôi đáng bị ông làm cho khốn đốn vậy ư, chỉ biết tâm không tốt, tôi ghét bộ dạng của ông, cho nên đập nát chiếc ghe mà thôi.
(Hai chuyện trên đây trích trong U Minh Lục).
5/ Thời nhà Ngụy có Lưu Xích Phủ, mộng thấy Tưởng Hầu gọi làm người trông coi sổ sách, thời gian thúc bách bèn đến miếu thờ trình bày cầu xin: Mẹ già con nhỏ, tình hình quả là bức ngặt, cầu xin được tha cho, quận Cối Kê có Ngụy Biên là người nhiều tài nghệ mà khéo thờ thần, thỉnh cầu để cho Ngụy Biên thay thế. Vì vậy lạy rập đầu chảy máu, mà thần miếu phán rằng: Chỉ mong làm sao khuất lẫn nhau, Ngụy Biên là người nào mà đem nêu ra ở đây? Xích Phủ cố sức cầu thỉnh nhưng rốt cuộc không được chấp nhận, chẳng bao lâu thì Xích Phủ chết.
(Chuyện rên đây trích trong Chí Quái truyện).
6/ Vua nước Ngô là Phù Sai giết bề tôi của mình là Công Tôn Thánh, mà không vì tội lỗi gì. Sau đó nước Việt đánh nước Ngô, vua Ngô thua trận bỏ chạy, nói với Thái Tế Bỉ rằng: Trước đây ta giết bề tôi Công Tôn Thánh, ném xuống bên dưới Tư Sơn, nay đường đi phải qua chỗ ấy, ta thì trên sợ trời cao-dưới thẹn với đất dày, ta đưa chân mà không tiến lên, tâm không nỡ nào đi đến chỗ ấy, ông thử đi lên trước nói to, nếu Tôn Thánh còn ở đó thì sẽ có tiếng đáp lại. Tế Bỉ bèn hướng về núi Dư Hoàng, gọi to Công Tôn Thánh. Tôn Thánh lập tức từ phía trên đáp lại: Có. Gọi ba lần mà đáo lại ba lần, vua Ngô rất sợ hãi, ngữa mặt lên trời than rằng: Ông trời ơi, ông trời ơi! Quả nhân há có thể quay về nữa hay sao? Vua Ngô liền tự vẫn mà không trở về.
7/ Thời nhà Tấn có Trương Tộ ở vùng An Định, vào giữa thời Tấn Vĩnh Hòa làm Thứ sử vùng Lương Châu, nhân cơ hội tự mình lên ngôi làm vua Lương. Thứ sử vùng Hà Châu là Trương Thối có âun đội rất hùng mạnh, Trương Tô hiềm nghi tai họa, bí mật đưa quân vây đánh Trương Thối. Trương Thối dẫn theo quân lính chống trả Trương Tộ, Trương Tộ liền bị Trương Thối giết chết. Sau đó Trương Thối nhiều lần thấy Trương Tộ xuất hiện với tùy tùng đầy đủ giáp mũ, đưa tay chỉ vào Trương Thối nói rằng: Hạng tôi tớ này cần phải chặt đầu ngay. Người của Trương Thối tạm thời ẩn trốn mà lập trương Huyền Tĩnh làm vua Lương, tự mình làm người cai quản vùng Lương Châu. Lại âm mưu phế truất Huyền Tĩnh mà tự mình làm vua. Trong thời gian sự việc chưa thực hiện, cùng đi chung xe với Huyền Tĩnh ra cửa Tây của thành, chiếc cầu lớn vững chắc mà lại bỗng nhiên gãy sụn, thứ sử vì sự cố trước kia, vào ngày mồng 1 tháng Giêng thả chim cầu phúc, chim do Trương Thối thả ra vừa rời khỏi tay thì chết. Có con chim Quán đến làm tổ rộng ở vùng Hạ Môn, đánh đuổi nhưng không chịu đi, Trương Thối tự mình đến tận nơi xem xét. Nhà Tống lúc ấy cai quản vùng Đôn Hoàng, Tống Hỗn phái em là Tống Trừng ngay nơi tổ chim mà giết hại Trương Thối. Trương Thối sắp mất mạng mà nói với Tống Trừng rằng: Ông mang ơn hôn nhân mà làm kẻ phản nghịch, trời cao đất dày chắc chắn sẽ biết rõ chuyện này, ta tự mình đáng chết, sẽ làm cho ông đau khổ hơn ta mới được. Tống Hỗn tự mình làm Thượng thư lệnh phụ chánh mà phát bệnh, giữa ban ngày thấy Trương Thối, từ mái nhà mà đi xuống, ẩn vào trong cột nhà, cột nhà ấy giống như bi lửa đốt cháy, đào đất ra thì không thấy gì cả. Tống Hỗn vì bệnh mà chết sau đó không bao lâu. Còn Tống Trừng châm đèn, thì dầu biến thành máu; ngựa trong chuồng cùng đêm ấy không có đuôi, trẻ nhỏ ba tuổi làm ông lão cất tiếng gọi rằng: Tống Hỗn-Tống Trừng chặt đầu ông. Lại giữa dòng sông phía Đông thành phát ra cửa, thật là kỳ quái. Sau đó ba năm thì Tống trừng bị Trương Ung giết hại.
8/ Thời nhà Tấn có Trương Ngoan làm Hiệu úy Tây Vực, Trương Ngoan vì oán thù mà giết hai Khúc Kiệm. Khúc Kiệm sắo chết có nói lời căm hận, thù này phải trả mới được! Sau đó trương Ngoan giữa đêm khuya trông thấy con chó trắng, tự mình rút gươm chém nhưng không trúng, Trương Ngoan liền ngã nhào xuống đất không đứng dậy nữa, tùy tùng thấy Khúc Kiệm ở bên cạnh, Trương Ngoan liền bất ngờ mà chết.
9/ Trong thời Tống Nguyên Gia, có băng cướp của Lý Long chuyên đi trộm cướp vào ban đêm. Lúc ấy có Đào Kế Chi ở vùng Đan Dương, làm Huyện lệnh Mạt Lăng bí mật tìm cách vây bắt. Sau đó liền túm được băng đảng của Lý Long, mà Lý Long có dẫn theo một người, là ca nhi của phường Thái lạc, quên mất họ tên của người ấy. Đêm băng cướp hành động, ca nhi này rời đồng bạn đi đến nhà người ta ở qua đêm, cùng nhau trỗi nhạc tấu đàn ca hát. Đào Kế Chi không xét hỏi rõ rằng, để làm thành tội trạng theo luật lệ, cứ tùy ý đưa lên xe cùng với người chủ nhà cho ở nhờ, khách khứa lớn nhỏ cùng chứng kiến rõ rằng sự việc. Đào Kế Chi biết có oan trái, nhưng bởi vì văn thư đã chuyển đi, không muốn tự nhiên làm cho sự việc thêm rắc rối, tức thì đưa ra ở trước cổng quận hém đầu cùng 10 tên cướp bắt được. Ca nhi này có giọng hát điêu luyện, tài năng thuần thục và biện giải rất nhanh nhạy, ngày sắp chết thì bà con láng giềng quen biết, đến xem rất đông. Ca nhi nói: Tôi tuy là hạng nghèo hèn nhưng từ thưở nhỏ ôm lòng ưa thích điều thiện, chưa từng làm điều sai trái, thật sự không làm kẻ cướp, Đào huyện lệnh đã được biết rõ ràng mà còn giết hại oan ức, nếu chết mà không có quỷ thì thôi, có quỷ thì nhất định phải tự mình tố cáo rõ ràng! Nhân đó gảy đàn tỳ bà, ca một khúc từ mà chết. Mọi người biết nỗi oan ức ấy, không có ai không ngậm ngùi rơi lệ. Ngày khác trong tháng, Đào Kế Chi trong đêm nằm mộng, ca nhi đi đến trước bàn nói rằng: Trước đây bị giết oan, bởi sự thật mà không phân xử rõ ràng, tố cáo với trời cao giành lại lẽ phải, nay cố tình đến bắt ông đi. Liền đi vào miệng của Đào Kế Chi mà xuống giữa bụng. Đào Kế Chi lền kinh hãi tỉnh giấc, trong chốc lát ngã nhào bất tỉnh, giống như gặp gió độc, rất lâu mới tỉnh, có lúc lại phát ra, hễ phát ra thì đầu uống cong gập lại sau lưng, trong bốn ngày mà chết. Sau khi chết thì gia đình trở nên nghèo thiếu tàn tạ, một người con chết sớm, còn lại một người cháu cùng đường khốn quẫn lang thang xin ăn qua ngày.
10/ Năm thứ nhất thời Tống Thái Sư, Trưởng sử vùng Giang Châu là Đặng Uyển, lập Thứ sử Tấn An Vương Tử Huân làm Đế để gây ra rối loạn. Ban đầu Thái thú quận Nam là Trương Duyệt mắc tội, ép buộc quay về Dương Đô, và Đặng Uyển ở vùng Ích Khẩu tha cho, dùng làm tướng quân đứng đầu quân lính, cùng tham gia bàn tính mọi việc trong quân lính. Đặng Uyển trước kia ở trong quân đội của Viên Nghĩ đã thua trận, Trương Duyệt sợ bị trách phạt, bèn nói là bất ngờ mang bệnh, mặc giáp chuẩn bị vũ khí mà mời đến. Đặng Uyển đã đến, Trương Duyệt nói rằng: Ông bắt đầu từ tai họa này, mà mong trút tội cho Hoàng Đế nhỏ tuổi ư? Lập tức ra lệnh chém chết ở trước giường, và giết cả con của Đặng Uyển. Đặng Uyển bị chém đầu, đến nhiều năm sau Trương Duyệt mắc bệnh đang nằm thấy Đặng Uyển, vì sợ hãi liền đột ngột mà chết.
11/ Thời nhà Tống có Vương Tiêu Nghi ở Dự Chương sau khi chết, bỗng nhiên hiện hình đến nơi Thẩm Văn Quý nói rằng: Tôi bệnh chưa đến lúc chết, Hoàng thái tử thêm vào trong thuốc chữa mười một loại thuốc khiến cho tôi không lành bệnh, trong cháo lại thêm vào một loại thuốc khiến cho tôi bị bệnh lỵ không dứt, tôi đã tố cáo, trước đây hứa trở về Đông Thành, sẽ phân định sự việc này. Liền từ trong ngực lấy ra tờ văn thư màu xanh chỉ rõ với Văn Quý mà nói: Đưa cho ông một số bằng chứng trước đây, để trình lên Chúa thượng. Trong chốc lát biến mất không biết chỗ nào, Văn Quý sợ hãi không dám truyền ra ngoài, không lâu sau thì Thái tử Văn Huệ qua đời.
12/ Thời nhà Ngụy có Vương Nguyên Huy ở Thành Dương, ban đầu vì Hiếu Trang Đế mưu tính giết hại Nhĩ Chu Vinh, đến lúc Nhĩ Chu Triệu đi đến Lạc Dương làm hại Hiếu Trang Đế, mà Nguyên Huy sợ hãi chạy đến chỗ Huyện lệnh Lạc Dương là Khấu Tổ Nhân. Cha-chú và anh em của Tổ Nhân, cả ba người làm Thứ sử đều nhờ sức lực của Nguyên Huy. Sau đó Nhĩ Chu Triệu treo giá mua Nguyên Huy bằng tước quan Vạn hộ hầu, Tổ Nhân liền chém Nguyên Huy đưa đến nhận thưởng, và gom giấu một trăm cân vàng-năm mươi con ngựa. Đến lúc Nhĩ Chu Triệu có được đầu của Nguyên Huy, nhưng cũng không ban thưởng tước hầu, Nhĩ Chu Triệu mới mộng thấy Nguyên Huy nói: Tôi có hai trăm cân vàng và một trăm con ngựa ở trong nhà của Tổ Nhân, ông có thể lấy. Nhĩ Chu Triệu tỉnh giấc nói: Người vùng Thánh Dương vốn rất giàu có, hôm qua ra lệnh thu lấy tài sản, hoàn toàn không có vàng bạc, giấc mộng này có lẽ thật vậy. Đến lúc trời sáng lập tức ra lệnh bắt giữ Tổ Nhân, Tổ Nhân lại trông thấy Nguyên Huy nói: Đủ để báo thù nhau được rồi. Tổ Nhân khẩn khoản xin giao tất cả có được một trăm cân vàng và năm mươi con ngựa, Nhĩ Chu Triệu không tin. Tổ Nhân tự mình gom góp của thân thích quyến thuộc, có được ba mươi cân vàng và ba mươi con ngựa giao nộp, Nhĩ Chu Triệu cho rằng còn chưa đủ số, thế là nổi giận, teo đầu ở trên cây, dùng đá buộc dưới chân, dùng roi đánh đập mà giết chết.
(Bảy chuyện trên đây trích trong Oan Hồn Chí.)
13/ Đầu thời nhà Đường có tòa tháp của chùa Đại Từ ở vùng Tương Châu bị đốt cháy. Vào những năm cuối thời Đại Nghiệp nhà Tùy có bọn giặc cướp nổi dậy đánh nhau, chùa nằm trên núi Cát Lữ phía tây đài Tam Tước, dân bốn xã quanh vùng kéo đến làm thành nơi lánh nạn qua ngày, người và vật vây kín xung quanh không có chỗ nào bỏ trống, trên dưới tòa tháp nơi nào cũng đầy kín, trong khu vực đó dơ bẩn không thể nào nói được. Sau khi dẹp yên bọn giặc thì mọi người tản về quê cũ, Tăng chúng trong chùa không có sức lực thu dọn được, bỗng nhiên ngọn lửa phát ra, đốt cháy sạch sẽ trong ngoài, tất cả không sót lại gì, riêng điện thờ bức tượng Thái Tử tư duy ở góc Đông Nam là còn tồn tại, có thể nói là ngọn lửa thanh tịnh dùng để trử bỏ mọi cái dơ bẩn thối tha. Tháp này chính là do tự tay Tùy Cao Tổ ban sắc lệnh xây dựng, bắt đầu từ thời nhà Tùy sáng lậo đến lúc chưa nắm được thiên hạ. Ngô quốc công Uất Quýnh vốn là bề tôi trụ cột của nhà Chu, trấn thủ vùng Hà Bắc làm người cai quản kinh đô trước đây, nghe tin Dương Thị đưa ra kế sách, trong lòng chưa đồng ý, ngay hôm đó tập trung đưa quân chống lại chiếu chỉ, quan quân vừa đến thì trận lớn tan rã, bắt làm tù binh gần trăm vạn người, tất cả tập trung trong vườn Du Dự ở phía Bắc dinh phủ. sáng hôm sau chặt đầu, bức tường vây quanh vườn có lỗ hổng, người từ đó chui ra thì chặt đầu. Đến sáng thì dừng lại, còn có sáu mươi vạn người, tất cả đều đưa đến bờ sông Chương để chém đầu, tử thi trôi trong dòng sông, nước bị chặn lại không chảy được, sông đỏ như máu suốt cả tháng, đêm đêm có tiếng quỷ khóc ai oán làm động lòng người. Bởi vì nghe sự việc như vậy, Hoàng Đế nói: Quãng này đã giết hại mọi người, có rất nhiều điều oan uổng quá mức. Giặc đã ngăn chặn, Uất Quýnh và những người khác đều bị đuổi đi, lúc ấy động lòng trắc ẩn đều biết việc này. Đất nước lúc ban đầu khó khăn không được tùy tiện hành động, có thể ở trên nùi Cát Lữ phía Nam vườn Du Dự mà xây dựng ngôi chùa Đại Từ, tháo dỡ đài Tam Tước để thêm phần xây dựng, sáu thời lễ Phật thêm một lạy, vì những người chết oan ức trong vườn. Chùa hoàn thành có Tăng cư trú, y theo sắc lệnh lễ lạy tụng đọc, tiếng khóc ai oán qua một thời gian thì vắng lặng không còn.
(Chuyện dẫn ra trên đây, là do con cháu trong họ tự mắt mình trông thấy, đích thân biết rõ, tin theo báo ứng thiện ác của Phật giáo, nghiệm biết không giả dối, mình giết người thì vẫn là mình đền mạng, há có gì sai lầm hay sao?)