PHÁP UYỂN CHÂU LÂM

Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 68

 

Thiên thứ 78: NGHIỆP NHÂN

(Thiên này có phần: Thuật ý, Nghiệp nhân, Thập ác, Thập thiện, Dẫn chứng).

Phần thứ nhất: THUẬT Ý

Nói đến người vượt qua dòng chảy của sanh tử, thì sông Ái lắng trong mà năm Trược thanh tịnh; người lạc mất tông chỉ của giải thoát, thì núi Tà chấn động mà ba Chướng nổi lên. Lặng yên nói đến lý này, lẽ nào không thật hay sáo? Vậy thì biết Thiện nhờ vào Tín mà phát sinh, ác dựa theo tà mà bộc lộ. Vì lẽ đó một niệm ác có thể mở toang năm cánh cửa bất thiện, một niệm thiện có thể trừ bỏ tai họa của nhiều kiếp. Vì vậy cho nên thiện cần phải tự mình cố gắng mài giữa, có thể có tâm nghe lời dạy của thầy; ác cần phải kiểm điểm rời bỏ lỗi lầm, có thể có tình luôn hối hận sửa sai. Nếu không như vậy thì chỉ tốn công nuôi lớn, lãng phí thời gian làm đẹp cho chiếc bình vẽ, cuối cùng vỡ nát ở đất vàng, phải chịu khổ sở nơi âm ty, để lại nghiệp báo đen-trắng, ý suy xét mà cố gắng thôi!

Phần thứ hai: NGHIỆP NHÂN

Như luận Đối Pháp nói: “Lại nữa, các nghiệp có bốn loại sai biệt, gọi là nghiệp dị thục hắc hắc, nghiệp dị thục bạch bạch, nghiệp dị thục hắc bạch-hắc bạch, nghiệp không có dị hục-chẳng phải hắc bạch-có năng lực trừ hết các nghiệp. Nghiệp dị thục hắc hắc, đó gọi là nghiệp bất thiện, bởi vì nhiễm ô cho nên quả dị thục không đáng yêu quý. Nghiệp dị thục bạch bạch, đó gọi là nghiệp thiện của ba cõi, bởi vì không nhiễm ô cho nên quả dị thục thật đáng yêu quý. Nghiệp dị thục hắc bạch-hắc bạch, đó gọi là nghiệp lẫn tạp của cõi Dục, bởi vì thiện và bất thiện xen lẫn nhau. Nghiệp không có dị thục chẳng phải hắc bạch-có năng lực trừ hết các nghiệp, đó gọi là ở trong đạo phương tiện không gián đoạn, các nghiệp vô lậu dùng đạo phương tiện và đạo vô gián, là để đối trị các nghiệp kia. Phi hắc là xa rời phiền não cấu nhiễm. Bạch là luôn luôn thanh tịnh. Không có dị thục, là bởi vì sanh tử trái ngược nhau. Có năng lực trừ hết các nghiệp, là dựa vào nghiệp vô lậu, để vĩnh viễn nhổ sạch được na nghiệp hữu lậu như hắc hắc… và tập khí dị thục của các nghiệp ấy.”

Còn kinh Ưu Bà Tắc Giới nói: Nếu người thiện nam nào, có người không hiểu nghiệp duyên như vậy, thì trong vô lượng đời kiếp lưu chuyển giữa sanh tử, tuy sanh đến cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, thọ mạng tám vạn kiếp, phước hết vẫn rơi vào ba đường khổ đau. Đức Phật dạy rằng: này người thiện nam!

Tất cả mọi nét vẽ mô phỏng không có gì hơn được ý, ý vẽ ra phiền não, phiền não vẽ ra nghiệp, nghiệp thì vẽ ra thân.”

Còn trong phẩm nghiệp –A Tỳ Đàm tạp tâm có kệ rằng:

“Nghiệp luôn luôn trang sức thế gian,
Tất cả các loài-mọi nơi chốn,
Vì vậy nên suy nghĩ về nghiệp,
Cầu giải thoát rời xa thế gian.
Trích tập các nghiệp thân miệng ý,
Quyết định từ trong có mà có,
Nghiệp ấy vì tất cả các hành,
Tô điểm đầy đủ các loại thân,
Nghiệp của thân nên biết có hai,
Gọi là tác cùng với vô tác,
Nghiệp của miệng cũng lại như vậy,
Nghiệp của ý nên biết suy tư.”

Còn kinh Niết bàn nói: “Này người thiện nam! Nhân có năm loại. Những gì là năm loại? Đó là: 1- Nhân của sanh; 2- Nhân của hòa hợp; 3- Nhân của trú; – Nhân tăng trưởng; – Nhân xa xôi. Thế nào là nhân của sanh? Nhân của sanh, tức là các nghiệp của phiền não và hạt giống của các loại cỏ cây bên ngoài, đó gọi là nhân của sanh. Thế nào là nhân của hòa hợp? Như thiện và tâm thiện hòa hợp, bất thiện hòa hợp với tâm bất thiện, vô ký hòa hợp với tâm vô ký, đó gọi là nhân của hòa hợp. Thế nào là nhân của trú? Như bên dưới có trụ đỡ thì mái nhà không đổ sụp, núi sông cây cối dựa vào mặt đất mà được đứng vững, bên trong có bốn Đại và vô lượng phiền não mà chúng sanh được tồn tại, đó gọi là nhân của trú. Thế nào là nhân tăng trưởng? Nhờ vào các nhân duyên như áo quần-ăn uống… mà khiến cho chúng sanh được lớn lên; như hạt giống bên ngoài, lửa mà không đốt cháy, chim mà không ăn mất, thì được lớn lên. Như các hàng Sa môn-Bà la môn, nương nhờ các bậc Hòa thượngthiện tri thức, mà được lớn lên; như con người nhờ vào cha mẹ mà được lớn lên, đó gọilà nhân tăng trưởng. Thế nào là nhân xa xôi? Ví như nhờ vào sự chú nguyện mà quỷ không thể làm hại được, độc không thể nào nhiễm được, nhờ vào vua quan bảo vệ đất nước mà không có trộm cướp, như mầm cây nhờ vào đất-nước-lửa-gió. Như con người dùng sữa để chế biến là nhân xa xôi của bơ, như vô minh-danh sắc… là nhân xa xôi của Thức, tinh huyết cha mẹ là nhân xa xôi của chúng sanh, như thời tiết… đều gọi là nhân xa xôi.

Này người thiện nam! Thể của Niết bàn không phải là sự tạo thành do năm nhân như vậy. Tại sao lại nói là nhân vô thường? Bởi vì tất cả các pháp lại có hai loại nhân: Một là Tác nhân, hai là Liễu nhân. Như người thợ gốm quay vòng dây, đó gọi là Tác nhân; như đèn đuốc… soi rõ đồ vật trong bóng tối, đó gọi là Liễu nhân.

Này người thiện nam! Đại Niết bàn thì không từ Tác nhân mà chỉ có Liễu nhân. Liễu nhân ấy chính là ba mươi bảy phẩm pháp trợ đạo và 6 pháp Ba la mật, đó gọi là Liễu nhân.”

Lại nói: “Ba giải thoát môn, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, có năng lực làm nhân của sanh và bất sanh cho tất cả phiền não, cũng làm Liễu nhân cho Niết-bàn.

Này người thiện nam! Xa lìa phiền não thì có thể thấy sáng tỏ đối với Niết bàn. Vì vậy Niết bàn chỏ có Liễu nhân chứ không có Sanh nhân.”

Lại nói: “Nếu xa rời ba mươi bảy phẩm trợ đạo như vậy, thì cuối cùng không thể nào đạt được chánh quả của Thanh văn, cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không thấy Phật tánh và quả của Phật tánh. Vì nhân duyên này, phạm hạnh chính là ba mươi bảy phẩm trợ đạo. tại vì sao? Bởi vì tánh của ba mươi bảy phẩm trợ đạo không điên đảo, có năng lực phá hủy điên đảo; tánh không phải là tà kiến, mà có năng lực phá hủy tà kiến; tánh không phải là sợ hãi, mà có năng lực phá hũy sợ hãi; tánh vốn là phạm hạnh thanh tịnh, cho nên có năng lực khiến chúng sanh cuối cùng tiến lên thực hành phạm hạnh thanh tịnh.”

Lời bàn: Trên đây tuy dẫn ra kinh kuận trình bày về nhiều loại nghiệp nhân, nhưng đến lúc đoạn trừ tội lỗi thì chưa trình bày về nặng nhẹ, cho nên dẫn ra kinh Ưu Bà Tắc Giới biện giải về nghiệp không giống nhau. Có nêu ra bốn loại riêng biệt: 1- Lấy vật so với ý có bốn loại; 2- Nặng nhẹ không giống nhau có tám loại; 3- Thượng trung hạ không giống nhau lại có tám loại; – Dựa vào luận Tát Bà Đa thì có tâm và vô tâm không giống nhau lại có tám loại. Tạm thời phân định tội lỗi thì đều thâu nhiếp tất cả.

Vì vậy kinh thứ nhất nói: “Có vật nặng mà ý nghẹ, có vật nhẹ mà ý nặng, có vật nặng ý nặng, có vật nhẹ ý nhẹ. Thứ nhất là có vật nặng mà ý nhẹ, chính là giống như không có ác tâm giết hại cha mẹ. Thứ hai là vật nhẹ mà ý nặng, chính là giống như vì ác tâm mà giết hại súc sanh. Thứ ba là vật nặng ý nặng, chính là như người dùng tâm rất ác mà giết hại cha mẹ sanh ra mình. Thứ tư là vật nhẹ ý nhẹ, chính là như người dùng tâm nhẹ nhàng khinh thường mà giết hại súc sanh.”

Kinh thứ hai nói: “Ác nghiệp như vậy lại có tám loại nặng nhẹ không giống nhau. Những gì là tám loại? Đó là: 1- Có phương tiện nặng mà căn bản thành rồi thì nhẹ; 2- Có căn bản nặng mà phương tiện thành rồi thì nhẹ; 3- Có thành rồi thì nặng mà phương tiện căn bản thì nhẹ; – Có phương tiện căn bản nặng mà thành rồi thì nhẹ; – Có phương tiện thành rồi thì nặng mà căn bản thì nhẹ; 6- Có căn bản thành rồi thì nặng mà phương tiện thì nhẹ; 7- Có phương tiện căn bản thành rồi đều nặng; – Có phương tiện căn bản thành rồi đều nhẹ. Vật là một loại, bởi vì tâm lực cho nên cảm được quả nặng nhẹ sai khác. Như vậy thập nghiệp đạo có ba sự việc ấy: 1- Phương tiện; 2- Căn bản; 3- Thành rồi. Nếu lại có người có thể thường xuyên lễ báo cúng dường cha mẹ-thầy dạy-hòa thượng và người có đức, trước hết có ý thăm hỏi mà lời nói thì mềm mỏng, đó gọi là phương tiện. Nếu thực hiện xong rồi mà luôn luôn tu tập, tâm niệm hoan hỷ không hối tiếc gì, thì gọi là thành rồi. Lúc thực hiện thì chuyên chú, đó gọi là căn bản. Mười thiện đã như vậy, thì mười ác cũng như thế.”

Thứ ba là mười nghiệp đạo lại có ba loại, đó là: Thượng-trung và hạ. Hoặc là phương tiện bậc thượng, căn bản bậc trung, thành rồi bậc hạ. Hoặc là phương tiện bậc trung, căn bản bậc thượng, thành rồi bậc hạ. Hoặc là phương tiện bậc hạ, căn bản bậc thượng, thành rồi bậc trung. (Thay nhau làm thành tám loại, theo như trước có thẻ biết).

Thứ tư là dựa vào luận Tát Bà Đa, thì phương tiện-căn bản-thành rối, có tâm và vô tâm làm thành tám câu, theo chủng loại có thể biết.

Còn như luận A Tỳ Đàm Tâm nói: “Có năm loại quả: 1- Quả báo; 2- Quả sở y; 3- Quả tăng thượng; – Quả thân lực; – Quả giải thoatý. Nếu là pháp thiện hữu lậu, thì hoặc là bốn quả, hoặc là có năm quả. Có năng lực đoạn trừ kiết sử, thì gọi là năm quả. Không dựa vào đoạn trừ kiết sử, thì gọi là bốn quả, trừ ra quả giải thoát. Nếu là pháp vô lậu, thì hoặc là bốn quả, hoặc là ba quả. Nếu có năng lực đoạn trừ kiết sử, thì ở trong bốn quả trừ ra quả báo. Nếu không đoạn trừ kiết sử, thì trừ ra quả báo và quả giải thoát. Nếu là pháp vô ký thì trong đó chỉ có ba quả, trừ ra quả báo và quả giải thoát.”

Phần thứ ba: THẬP ÁC

Thứ nhất là dựa vào địa ngục trình bày về khởi lên bất thiện. Dựa vào luận Tỳ Đàm nói: “Có năm nghiệp đạo: 1- Ác khẩu; 2- Ỷ ngữ; 3- Tham; – Sân; – Tà kiến. Ở trong ác khẩu-ỷ ngữ và sân, lúc nhận chịu khổ báo thì có ba loại hiện hành.

Ngục tốt mắng chưởi vốn là hiện hành của ác khẩu, tức là lời ác khẩu này không hợp thời, pháp trái ngược không đúng đắn thì rơi vào ỷ ngữ, lúc bấy giờ tức giận chính là sân hận. Ba loại bất thiện này là hiện hành của địa ngục. Nếu luận đến nghiệp tham và tà kiến, thì thành tựu ở trong tâm mà không hiện hành, bởi vì phàm phu thô lỗ kia chưa đoạn trừ phiền não, cho nên tham và tà kiến thành tựu ở trong tâm. Nam nữ nơi ấy đều luôn luôn nhận chịu khổ báo, nhưng không có nam nữ cùng làm điều tà vạy, cho nên không có tâm tham này hiện hành. Bởi vì thường xuyên nhận chịu khổ báo cho nên tâm thức tối tăm vụng về, không thể nào suy xét tìm tòi nhân quả-có không, vì vậy cũng không có tà kiến hiện hành. Đương nhiên còn lại sát-đạo-vọng ngữ-lưỡng thiệt, nơi ấy không thực hiện thì luôn luôn là không có vấn đề gì. Nếu địa ngục không có nghiệp đạo hiện hành của tham và tà kiến, thì tại sao nói nơi ấy thành tựu hai nghiệp này? Đáp: Tâm pháp phiền não từ khi chưa đoạn đến nay, tuy không hiện hành nhưng tánh luôn luôn thành tựu, không giống như sắc nghiệp của thân miệng, là bảy phần tác pháp thô thiển, có phát động thì mới thành tựu, không có nơi tạo tác thì không nói thành tựu.”

Vì vậy trong luận Tạp Tâm nói: “Trong địa ngục không có sự giết hại lẫn nhau cho nên không có nghiệp đạo sát sanh, không có sự tiếp nhận tài sản cho nên không có nghiệp đạo trộm cắp, không có sự chấp thọ đối với nam nữ cho nên không có nghiệp đạo tà dâm. Lời nói khác với ý tưởng cho nên gọi là vọng ngữ, ở địa ngục không có ý tưởng sai khác cho nên không có vọng ngữ, lìa xa sự vui sướng thường xuyên cho nên không có lưỡng thiệt, bị đau khổ bức bách cho nên có ác khẩu, vì nói không hợp thời cho nên có ỷ ngữ, tham và tà kiến thành tựu mà không hiện hành.”

Thứ hai-thứ ba là trình bày trong ngạ quỷ và súc sanh có đủ mười ác, nhưng không có bảy phần ác luật nghi của thân miệng.

Hỏi: Nay trong loài súc sanh thì không biết nói, tuy là có âm thanh nhưng có thành tựu khầu nghiệp hay không?

Đáp: Lúc loài ấy khởi lên sân hận phát ra âm thanh thì khác, tuy không phải là lời nói rõ ràng nhưng cũng thành tựu khẩu nghiệp. Vì vậy trong luận Thành Thật nói: Âm thanh của súc sanh có phải là khẩu nghiệp không? Đáp: Tuy không có lời nói diễn tả sai khác, nhưng từ trong tâm khởi lên cho nên cũng gọi kà nghiệp. Cũng có thể nói là có đủ mười nghiệp, nhiều là Long Vương, hiểu rõ ý chí của con người cho nên có đủ mười nghiệp đạo, đương nhiên những loài súc sanh ngu si đần độn khác thì có thể đầy đủ sáu loại là thân ba và ý ba, mốn nghiệp còn lại thì không có, bởi vì miệng không biết nói năng. Nếu dựa theo kiếp ban đầu thành lập thì súc sanh hiểu được lời nói của con người, như vậy cũng có thể đầy đủ mười ác.”

Thứ tư là ngay trong loài người dấy khởi tội lỗi hành động. Trong loài người thì có bốn thiện hạ (thế giới), Nam Diêm-Đông Phất-tây Da thì người ở ba phương này, vì khởi lên nhiều ác nghiệp cho nên đều có đủ mười ác. Nhưng hai phương Đông-Tây thì nhẹ, phương Nam là nặng nhất, bởi vì có tiếp nhận ác luật nghi. Nếu dựa vào Bắc Đơn để luận về tội lỗi, thì phương ấy chỉ có nghiệp bất thiện: 1- Ỷ ngữ; 2- Tham; 3- Sân; – Tà kiền. Bởi vì có ca hát thơ phú cho nên có ỷ ngữ, tham-sân và tà kiến thành tựu mà không hiện hành.

Hỏi: Phương Bắc có thực hiện sự việc dâm dục, vì sao nói là không có nghiệp đạo tà dâm?

Đáp: Phương ấy không có vợ chồng cùng kết thành đôi với nhau, tuy có sự việc dâm dục nhưng không có chiếm đoạt lấn hiếp lẫn nhau, cho nên không có tà dâm.

Hỏi: Đã có hành dâm thì tham dục đang hiện hành, tại sao lại nói chỉ thành tựu chứ không hiện hành?

Đáp: Người ở phương ấy khởi lên tham dâm mà không phải là người thế tục có thể sánh được, tuy nhiều lần hiện hành nhưng bậc Thánh nói rằng không có tội. Chỉ vì tâm tham này mà dâm dục dấy lên, hãy còn không phải là nghiệp tội, không dẫn đến khổ báo, huống gì là trong tâm luôn luôn khởi tham, như vợ chồng ở thế gian tham ái không hạn chế được.

Hỏi: Người ở phương Bắc đã có ca từ thơ phú…, pháp này không thích hợp, tức là vọng ngữ, tại sao không nói có nghiệp vọng ngữ?

Đáp: người ở phương ấy thuần hậu chất trực không làm điều gì gian trá giả dối, không có tâm lừa gạt người khác cho nên không phải là vọng ngữ. Người ở phương ấy thọ mạng xác định là một ngàn năm cho nên không có nghiệp giết hại. Người ở phương ấy ăn-mặc tự nhiên, đất có thóc gạo, cây có áo quần đẹp đẽ, nghĩ đến thì tự nhiên hiện ra, không có người chủ quản nắm giữ cho nên không có nghiệp trộm cắp. Người ở phương ấy nhu hòa chonên không có các nghiệp ác khẩu-lưỡng thiệt. Vì vậy trong luận Tạp tâm nói: “Uất Đơn có bốn nghiệp đạo bất thiện, thọ mạng xác định cho nên không có sát sanh, không quý trọng tài sản cho nên không có trộm cắp, không chấp thị đối với nam nữ cho nên không có tà dâm, không lừa dối người khác cho nên không có vọng ngữ, thường hóa hợp cho nên không có lưỡng thiệt, bởi vì mềmmỏng cho nên không có ác khẩu, có ca từ vịnh tán cho nên có ỷ ngữ. Nếu luận về nghiệp đạo của ý thì tuy thành tựu mà không hiện hành.”

Thứ năm là ngay loài trời dấy khởi tội lỗi hành động. Sáu tầng trời cõi Dục này có những nghiệp sát-đạo…, trong đó tuy có mười nghiệp bất thiện, nhưng không có bảy loại ác luật nghi của thân miệng. Vì vậy trong luận tạp Tâm nói: “Sáu tầng trời cõi Dục có mười nghiệp đạo rời xa bất luật nghi, tuy không làm hại loài trời nhưng làm hại những loài khác. Như làm hại Tu La cũng có cắt đứt tay chân mà còn sống lại, nếu chặt đầu thì chết, lần lượt chiếm đoạt lẫn nhau, cho đến mười nghiệp đạo thì tất cả đều có. Cũng có chư Thiên ít phước, thiếu thốn các duyên cung cấp lại lấy trộm của nhau, cho nên có nghiệp trộm cắp. Hoặc có chư Thiên tự mình thiếu phước mà ưa thích dâm dục với chư Thiên xinh đẹp khác, cho nên có nghiệp tà dâm.” Bảy nghiệp còn lại văn rõ ràng có thể biết. Nếu luận về chư Thiên cỏi Sắc và cõi Vô sắc, dựa theo Tỳ Đàm thì không có nghiệp bất thiện. Căn cứ vào lý mà nói thì cũng có ba nghiệp bất thiện vi tế, đó là trong ý niệm của họ có những tâm niệm tà mạn… Lỗi của nghiệp thân miệng như trong Sơ thiền, Bà Già Phạm Vương nói với các Phạm chúng: Các người được cư trú nơi này, Ta có thể làm cho các người đến nơi tận cùng không còn già-chết, các người không cần phải đến những nơi của Cù Đàm. Tỳ kheo Hắc Xỉ đi đến hỏi về điều d0ó: Tam muội của Sơ Thiên, dựa vào Tam muội nào sanh ra, từ Tam muội nào mà diệt đi? Phạm Vương đáp rằng: Ta là bậc tôn quý trong các Phạm chúng. Tỳ kheo Hắc Xỉ nói: Tôi không hỏi Phạm Vương là tôn quý hay thấp hèn, chỉ hỏi về tam muội của Sơ thiền, dựa vào Tam muội nào sanh ra, từ Tam muội nào mà diệt đi? Bậc tôn quý ấy không thể nào trả lời được, Tỳ kheo liền túm lấy bậc tôn quý lôi ra khỏi mọi người, nói với bậc tôn quý rằng: Tôi không thể nào biết đựơc Tam muội của Sơ thiền, từ Tam muội nào sanh ra, từ Tam muội nào diệt đi, sao ông đành lòng ở giữa Phạm chúng làm tổn hại bôi nhọ tội vậy? Đây là phiền não bất thiện của tâm lý nịnh bợ giả dối. Nói Đức Phật không có năng lực làm cho các người giải thoát, tức là ác khẩu-ỷ ngữ mà phỉ báng Đức Phật. Cõi phía trên chỉ có sự nịnh bợ giả dối này, làm chonghiệp bất thiện vi tế của thân miệng phát động. Nhưng không khởi lên thô ác làm tổn hại đối với người khác, mà sanh lên cõi phía trên, bởi vì đã từng tu tập đạt được Định, xa lìa tất cả tâm lý tham sân thô thiển của cõi Dục, cho nên đạt được quả báo ấy vẫn có thể tu định. Tuy có phiền não nhưng chỉ là tâm si ám, bởi vì mê mờ đối với đạo cho nên khởi niệm áimạn…, thích tu pháp thiện mong được hơn hẳn người khác. Những phiền não này là do định mà hủy diệt, vì vậy không làm tổn hại người khác, không trái ngược lẫn nhau.

Nếu dựa theo Tỳ Đàm, thì phiền não của cõi phía trên không phải là bất thiện, mà nói là vô lý. Những ý niệm tham vi tế này có thể làm cho tâm thanh tịnh, tuy là vô ký nhưng thể là nhiễm ô, không giống như quả báo sanh ra sắc-tâm khổ vui và oai nghi cùng vô ký thanh tịnh, vì vậy luận nói là vô ký nhiễm ô, từ ý niệm nhiễm ô này mà tưới thấm nghiệp nhân để thọ sanh. Nếu phiền não này không tưới thấm nghiệp nhân, thì nghiệp nhân sẽ khô tàn và vĩnh viễn không dẫn đến quả báo, chúng sanh cõi phía trên không còn sanh tử trở lại, bởi vì luôn luôn tưới thấm nghiệp nhân cho nên phải tiếp tục sanh ra.

Hỏi: Phiền não của cõi phía trên đã luôn luôn tưới thấm nghiệp nhân, tưới thấm sanh ra cảm đựơc quả báo, vì sao không phải là Ký?

Đáp: Phiền não của cõi phía trên tuy là tưới thấm nghiệp nhân, nhưng chỉ có được quả báo tổng quát để thọ sanh mà thôi, chứ không nhờ vào phiền não này mà thật sự cảm được quả báo an vui, cũng không dẫn đến khổ báo do vô ký này, không giống như phiền não bất thiện của cõi phía dưới cảm được khổ của quả báo tổng quát và quả báo riêng biệt.

Nếu dựa theo luận Thành Thật, thì trong hai cõi phía trên đã khởi lên tà kiến, đều gọi là bất thiện. Như luận ấy giải thích: “Người ở cõi Sắc và cõi Vô sắc, cho rằng đây là Niết bàn; lúc sắp mạng chung thấy Trung ấm của cõi Dục và cõi Sắc, liền sanh khởi tà kiến, nói là không có Niết bàn mà bài báng không có pháp cao hơn. Nên biết rằng Trung hữu ấy có nghiệp bất thiện”, Luận lại giải thích: “Tà kiến của cõi phía trên là đạo lý nhân duiyên của khổ. Cõi phía trên dựa vào địa vị của họ mà phân định, do tâm vi tế của chúng sanh mà khởi lên hoặc nghiệp vi tế, phần nhiều không trở thành nghiệp cho nên gọi là vô ký.” Nếu dựa vào tất cả các luận, có thể đối với Trung hữu khởi lên tà kiến thô thiển trở thành bất thiện, thì nghĩa trong Tỳ Đàm giải thích nên phân định trước, nghĩa trong Thành Thật luận bàn phải thông suốt sau. Đồng thời căn cứ vào lý, thì phiền não vi tế ấy đều trái với lý mà khởi lên, tất cả là bất thiện. Chính xác dựa vào Thành Thật, thì ác nghiệp bất thiện cả ba cõi cùng khởi lên, chỉ có điều là nhiều út thêm bớt có sai khác mà thôi.

Lời bàn: Trên đây chỉ dựa vào phàm phu mà trình bày về những tội lỗi hành động dựa vào thân phát khởi. Nếu luận đến Thánh nhân như bậc Tu đà hoàn…, rời khỏi pháp quán thất niệm thì có lẽ có khởi ý, bất thiện vi tế sinh ra những nguyện ác, có đủ kiết sử cõi Dục, tham sân tuy mạnh nhưng vụn vặt tựa như phàm phu còn sót lại, chỉ có thể khởi lên tham dục-sân mạn, chứ không trở lại suy nghĩ khởi tâm tà kiến, cũng không khởi tâm sát hại-trộm cắp… Như dựa vào Tỳ Đàm, thì có thể có quyến thuộc làm phát sanh những sự việc thuộc nghiệp bất thiện nhẹ nhàng không nghiêm trọng. Nếu dựa vào Thành Thật, thì có ý bất thiện làm động thân miệng mà không tạo thành nghiệp báo.

Còn trong luận về kinh Di Lặc Bồ-tát Sở Vấn nói: “Tất cả ác pháp của mười nghiệp đạo bất thiện này, đều phát khởi từ tham sân si. Như dựa vào ba độc mà khởi nghiệp sát sanh, nếu dựa vào tâm tham mà khởi, hoặc vì da thịt-tiền bạc cho nên đoạn dứt mạng sống loài khác…, thì gọi là dựa vào tham mà khởi; nếu dựa vào tâm sân mà khởi, hoặc vì tâm sân mà giết hại kẻ thù…, thì gọi là dựa vào sân mà khởi; nếu dựa vào tâm si mà khởi, hoặc có người nói: Giết những loài rắc rít bò cạp đã làm cho đời sống chúng sanh gặp khổ não, tuy giết chúng nhưng mà không có tội. Có người nói: Giết bỏ cha mẹ già và người bệnh nặng thì không có tội báo. Đó gọi là dựa vào si mà khởi.

Như dựa vào ba độc mà khởi nghiệp trộm cắp: Nếu dựa vào tâm tham mà khởi, hoặc vì bản thân, hoặc vì người khác, hoặc vì ăn uống…, thì gọi là dựa vào tham mà khời. Nếu dựa vào tâm sân mà khởi, hoặc đối với những vật bên cạnh người minh sân hận và những vật yêu quý của người miònh sân hận mà trộm lấy những vật ấy, thì gọi là dựa vào sân mà khởi. Nếu dựa vào tâm si mà khởi, như có Bà la môn nói: Tất cả mọi vật vốn có trên mặt đất này, chỉ là mình ta có. Tại vì sao? Bởi vì Quốc Vương ấy trước kia ban cho ta, nhưng bởi vì ta không có sức mạnh, bi dòng họ khác đoạt lấy sự tiếp nhận sử dụng của ta, vì vậy ta lấy chính là vật của mình, không gọi là trộm cắp. Đó gọi là dựa vào tâm 3 si mà khởi.

Như dựa vào ba độc mà khởi nghiệp tà dâm: Nếu dựa vào tâm tham mà khởi, hoặc đối với chúng sanh khởi tâm tham nhiễm, không tu hành đúng như thật…, thì gọi là dựa vào tham mà khởi. Nếu dựa vào tâm sân mà khởi, hoặc đối với người được sự giúp đỡ che chở của người khác, dựa vào tâm sân cố tình khởi nghiệp; hoặc dâm với vợ con của kẻ thù, hoặc dâm với những người yêu quý của kẻ thù, thì gọi là dựa vào sân mà khởi. Nếu dựa vào tâm si mà khởi, hoặc có người nói: Ví như cố giã gạo-hoa thơm-quả chín, đồ ăn thức uống-sông hồ-núi đồi, và đường sá đi lại, cùng với người nữ hành dâm không có tội. Hoặc như hạng Ba la Tư tà dâm với những phụ nữ, đó gọi là dựa vào si mà khởi.

Như dựa vào ba độc mà khởi nghiệp vọng ngữ, thì ba loại này có thể hiểu. Như vậy, lưỡng thiệt-ác khẩu và ỷ ngữ cũng đều như thế. Dựa vào tâm tham mà khởi, là dựa vào tham mà kiết sử phát sanh, hai tâm theo thứ tự hiện rõ trước mắt, như vậy gọi là dựa vào tham mà khởi. Dựa vào sân mà kiết sử phát sanh, thì gọi là dựa vào sân mà khởi. Dựa vào si mà kiết sử phát sanh, thì gọi là dựa vào si mà khởi. Như tham-sân cùng với tà kiến cũng đều như vậy, nên biết!

Hỏi: Vì sao không nói đến tướng gây ra-không gây ra và không có tướng gây ra, quyết định trong nghiệp nào có, trong nghiệp nào không có?

Đáp: Chỉ trừ ra tà dâm, trong sáu nghiệp còn lại thảy đều bất định. Nghĩa này thế nào? Nếu là tự mình làm, thì thành tựu nghiệp đã làm và không có nghiệp đã làm (tác-vô tác). Nếu khiến người khác làm, thì chỉ có nghiệp không làm, không thể nào có nghiệp đã làm. Đối với tà dâm thì quyết định là có làm, không thể nào có nghiệp không làm. Tại vì sao? Bởi vì nghiệp tà dâm này chung quy là tự mình làm, chứ không có nghiệp khiến người khác làm. Vì vậy kinh nói: “Có thể có nghiệp không phải thân làm mà cần phải thành tựu tội lỗi sát sanh hay không? Đáp: Có, như miệng sai khiến người khác làm thì thành tựu tội lỗi sát sanh.

Lại hỏi: Có thể có nghiệp không phải miệng gây ra mà cần phải thành tựu tội lỗi vọng ngữ hay không?

Đáp: Có, như dùng nghiệp của thân làm thành tựu tội lỗi vọng ngữ của nghiệp do miệng.

Lại hỏi” Có thể có nghiệp không phải thân làm-nghiệp không phải miệng gây ra mà cần phải thành tựu nghiệp của thân-miệng hay không?

Đáp: Có, như bởi vì người Tiên dựa vào tâm sân cho nên chỉ có sắc thân của cõi Dục. Trong thiện nghiệp đạo thì suy chi cùng là có gây ra và không có gây ra. Thiền vô lậu giới không có Vô tác giới. Tại vì sao? Bởi vì dựa vào tâm. Trung gian thiền là bất định, nếu tâm sâu dày cuối cùng là tâm cung kính thực hiện nghiệp thân miệng, thì thành tựu tác nghiệp và vô tác nghiệp; nếu tâm sân dày là tâm kiết sử dấy khởi nghiệp của thân miệng, thì cũng thành tựu tác nghiệp và vô tác nghiệp. Nếu không phải là tâm sâu dày, thì cũng thành tựu tác nghiệp và vô tác nghiệp. Nếu không phải là tâm sâu dày-không phải cuối cùng là tâm cung kính tạo ra nghiệp thân miệng, thì chỉ có tác nghiệp chứ không có vô tác nghiệp; nếu không phải là tâm sâu dày mà tâm kiết sử phát khởi nghiệp của thân miệng, thì cũng chỉ có tác nghiệp chứ không có vô tác nghiệp; nhưng tâm phương tiện tác nghiệp trở lại hối hận, thì chỉ có tác nghiệp chứ không có vô tác nghiệp.

Hỏi: Ở trong nghiệp đạo, điều gì là quyến thuộc trước, điều gì là quyến thuộc sau?

Đáp: Nếu khởi lên phương tiện sát sanh, như người giết mổ làm thịt con dê, hoặc đem vật mau được dẫn đến nơi giết mổ, bắt đầu hạ xuống một nhát dao, hoặc hai-ba nhát dao, mạng con dê chưa chấm dứt, mà vốn có ác nghiệp thì gọi là quyến thuộc trước. Tùy theo nhát dao nào hạ xuống, kết liễu mạng căn ấy, ngay lúc nghĩ đến nó, mà có tác nghiệp và vô tác nghiệp, như vậy đều gọi là nghiệp đạo căn bản. Tiếp sau đó thực hiện tác nghiệp của thân hành, thì gọi là quyến thuộc sau của nghiệp sát sanh. Cho đến ỷ ngữ cũng đếu như vậy, nên biết. Trong nghiệp của tham-sân-tà kiến thì không có quyến thuộc trước của nghiệp, bởi vì tâm bắt đầu phát khởi thì lập tức thành tựu nghiệp đạo căn bản.

Nhưng mười nghiệp đạo bất thiện của thân miệng ý, tất cả đều có quyến thuộc trước sau, nghĩa này như thế nào? Nghĩa là như người khởi tâm muốn đoạn dứt mạng sống của chúng sanh này, nhân đó lại tiếp tục đoạn dứt mạng sống của chúng sanh khác. Như muốn cúng tế trời đất mà giết hại chúng sanh, thì đoạt lấy vật của người khác. Muốn giết hại người kia, lại dâm với vợ của họ. Sanh tâm như vậy, lại khiến cho người vợ ấy tự giết hại chồng mình. Lại dùng đủ loại ngôn từ tranh chấp hỗn loạn, phá hoại thân thuộc của người ấy, không có lúc nào không phải là thật. Ở giữa những đồ vật của người ấy, lại sanh tâm tham lam. Liền đối với người ấy lại sanh tâm sân hận. Vì giết hại người ấy cho nên sanh ra tà kiến như vậy. Tà kiến tăng thêm mà kết liễu mạng sống của người ấy, còn muốn giết hại vợ con của họ… Như vậy lần lượt đầy đủ mười loại nghiệp đạo bất thiện. Những nghiệp như vậy gọi là quyến thuộc trước. Tất cả mười nghiệp đạo bất thiện cũng đều như vậy, nên biết!

Vả lại, rời xa thiện đạo thì không có phương tiện tu hành nghiệp đạo thiện, phương tiện này dùng để xa lìa căn bản, và xa lìa phương tiện. Nói là phương tiện, thì như Sa di kia muốn thọ Đại giới, sắp đi đến giới đàn lễ lạy chúng Tăng đầy đủ, liền thỉnh cầu Hòa thượng cho phép trì ba y, chỉ mới thực hiện trình bày lần thứ nhất. Lúc thực hệin trình bày lần thứ hai, như vậy đều gọi là quyến thuộc trước. Từ lần trình này thứ ba đến lúc Yết ma hoàn tất, tác nghiệp đã phát khởi và niệm phát khởi Vô tác nghiệp ấy, những nghiệp này đều gọi là căn bản nghiệp đạo. tiếp đến nói về Tứ Y cho đến bất xả, thiện hạnh đã thọ, tác nghiệp và vô tác nghiệp của thân miệng, những loại như vậy đều gọi là quyến thuộc sau.

Hỏi: Nên giải thích về quả và nhân tùy thuận của mười nghiệp đạo bất thiện thế nào?

Đáp: Có ba loại quả là: 1- Quả của quả báo; 2- Quả của tập khí; 3- Quả tăng thượng. Mỗi một nghiệp đạo đều có ba loại này. Nghĩa này thế nào? Nghĩa là 10 nghiệp đạo bất thiện có đẩy đủ ba loại Hạ-trungThượng, nếu sanh trong địa ngục vào trong loài người, vì sát sanh cho nên có quả đoản mạng, vì trộm cắp cho nên chịu quả không có tiền của sinh hoạt, vì tà dâm cho nên không có thể bảo vệ vợ mình, vì vọng ngữ cho nên có quả bị người khác phỉ báng, vì lưỡng thiệt cho nên chịu quả quyến thuộc phá hoại, vì ác khẩu cho nên chịu quả không được nghe tiếng tốt, vì ỷ ngữ cho nên chịu quả bị người ta không tin, vì trước kia tham lam cho nên tâm tham tăng mạnh, vì trước kia sân hận cho nên tâm sân tăng mạnh, vì tà kiến cho nên tâm si tăng mạnh. Như vậy, tất cả gọi là quả của tập khí. Quả tăng thượng, là dựa vào mười loại nghiệp đạo bất thiện ấy, tất cả mọi vật ở bên ngoài không có được thể mạnh thuận lợi, đó gọi là đất đai cao thấp nhấp nhô, chim chuột-mưa đá-gai góc, bụi bặm-mùi hôi, có nhiều rắn độc hại, thóc lúa hoa màu thiếu hụt, trái quả ít ỏi nhỏ bé, cùng với những quả đắng cay vô cùng… Như vậy, tất cả gọi là quả tăng thượng. Lại có quả tương tự, là nếu như giết hại thì vì vậy mà dấy lên đủ loại những nỗi khổ làm hại chúng sanh, vì nỗi khổ ấy cho nên sanh vào trong địa ngục nhận chịu đủ loại khổ đau. Vì đoạn mất mạng sống kẻ khác, đời sau sanh trong loài người phải mang quả báo đoản mạng. Vì đoạn mất hơi ấm tiếp xúc của kẻ khác, cho nên tất cả đồ vật bên ngoài để cung cấp giúp đỡ đời sống không có được thế mạnh thuận lợi. Như vậy trong tất cả mười nghiệp đạo, tùy theo nghĩa tương ứng mà giải thích, nên biết! Như cướp đoạt vật của người khác, tà dâm với vợ của người, tuy không phát sanh khổ não bức bách nặng nề gì khác, mà tâm có ý phá hoại, cho nên nhận chịu tội lỗi. Tuy không phá hoại, không sân hận, không ác khẩu, mà do tâm có ác ý, cho nên mang lấy tội lỗi.”

Phần thứ tư: THẬP THIỆN

Nếu dựa theo mười thiện mà phân biệt, thì như Tỳ Đàm nói: “Ở trong chốn địa ngục kia chỉ có ý niệm thuộc về ba nghiệp đạo thiện, nhưng mà chỉ thành tựu chứ không hiện hành, phương Bắc cũng như thế, còn lại thì tất cả đều có đủ mười nghĩa”. Văn rõ ràng có thể biết.

Như luận về kinh Di Lặc Bồ-tát Sở Vấn nói: “Bồ-tát này hành mười nghiệp đạo bất thiện, vì tích tập nhân duyên cho nên sẽ rơi vào ba đường ác; hành mười nghiệp đạo thiện, vì tích tập nhân duyên cho nên sẽ rơi vào ba đường ác; hành mười nghiệp đạo thiện, tích tập nhân duyên cho nê sẽ sanh trong trời-người.

Lại trên mười nghiệp đạo thiện này, cùng với trí tuệ quán sát hòa hợp tu hành tâm tư kém cỏi, tâm chán ngán ba cõi, rời xa Đại Bi, từ người khác mà nghe tiếng mới được thông đạt, nghe tiếng mà ý hiểu thành tựu Thanh văn thừa.

Lại trên mười nghiệp đạo thiện thanh tịnh này không từ người khác mà nghe, tự mình hiểu biết đúng đắn nhưng không có đủ Đại Bi, mà lại thông đạt sâu sắc về pháp nhân duyên cho nên thành tựu Bíchchi-Phật thừa.

Lại trên mười nghiệp đạo thiện cao xa này, thanh tịnh đầy đủ , tâm tư rộng lớn vô lượng, vì các chúng sanh mà phát khởi Đại Bi, tu hành Nhất thiết chủng trí làm cho thanh tịnh đầy đủ, vốn là thành tựu Bồ-tát thừa”.

Hỏi: Thế nào gọi là nghĩa của nghiệp đạo? Đáp: Bảy nghiệp của thân miệng, tức là tướng của tự Thể, gọi là nghiệp đạo, ba nghiệp còn lại là ý tương ưng với tâm, lại ngay nơi nghiệp ấy, có năng lực làm thành phương hướng, cho nên gọi là nghiệp đạo.

Hỏi: Nếu ngay nơi nghiệp gọi là đạo, đều có thể hướng về địa ngục…, thì tạo sao ba nghiệp còn lại không phải là nghiệp đạo?

Đáp: Như bảy nghiệp kia, ở nghiệp này luôn luôn làm căn bản cho bảy nghiệp kia, bởi vì tương ưng, bởi vì không có thể như bảy nghiệp kia, cho nên không gọi là nghiệp đạo.

Hỏi: Tất cả mùi vị thơm ngon-uống rượu ăn thịt, nắm tay đánh đấm, tất cả những sự nhạo báng cười cợt, những ác hạnh như vậy…, tất cả mọi sự lễ lạy-cúng dường cung kính-rời xa uống rượu…, những thiện như vậy; ác hạnh và thiện hạnh như vậy, tại sao không ghi nhận để làm thành nghiệp đạo?

Đáp: Xa lìa uống rượu… chỉ là tâm nghiệp, có thể khởi lên bảy nghiệp chứ không phải là nghiệp của thân miệng, vì vậy không phải là nghiệp đạo. nếu việc làm tương ưng với tâm thì cũng là nghiệp đạo.

Hỏi: Nếu ngay nơi nghiệp ấy có năng lực làm thành phương hướng gọi là nghiệp đạo, thì tất cả các pháp đối với tâm đều gọi là nghiệp đạo, tại sao chỉ nói mười loại nghiệp đạo, mà không nói là vô lượng nghiệp đạo?

Đáp: Bởi vì nặng nề hơn, vì trong những ác hạnh và thiện hạnh thì mười nghiệp đạo là quan trọng, những việc khác không quan trọng cho nên không nói là vô lượng. Vả lại, bảy nghiệp luôn luôn hết sức nặng nề, ba nghiệp của ý cũng nhẹ mà cũng nặng, uống rượu ăn thịt… thì không như vậy, vì vậy cho nên chỉ nói mười nghiệp gọi là nghiệp đạo, mà không nói nghiệp khác gọi là nghiệp đạo.

Hỏi: Xa lìa sát sanh, thì thế nào là những tướng sát sanh cần phải giải thích?

Đáp: Sát sanh có tám loại: 1- Cố tâm; 2- Người khác; 3- Xác định hoặc không xác định tướng của chúng sanh; 4- Tâm nghi ngờ; 5- Khởi lên phương tiện xả mạng; 6- Tác; 7- Tướng bất tác; 8- Tướng vô tác. Những loại này gọi là thân nghiệp sát sanh, thân miệng ý nghiệp gọi là sát sanh.

Hỏi: Vì sao gọi là cố tâm?

Đáp: Nếu không cố tâm mà thành tội sát sanh, thì A la hán không được biết bàn, bởi vì A la hán đoạn mất nhân của thế gian; có tâm bất tác mà sát hại chúng sanh, cũng phải sanh trở lại thế gian, nhưng thật sự không phải như vậy. Nởi vì nghĩa này, cho nên không cố tâm sát thì không mang tội báo.

Hỏi: Vì sao gọi là người khác?

Đáp: Bởi vì không phải mạng căn của mình. Nếu có người khác là người có thể sát hại, thì người chủ động sát hại mang tội sát sanh, bởi vì tự sát hại thì không có cảnh giới có thể sát hại, tự đoạn mang mình thì không mang ác báo. Vả lại. A-la-hán tự làm hại thân mạng, đoạn mạng mình vốn có nhưng họ không có tội. Tại vì sao? Bởi vì tâm bình đẳng đã xa rời sân hận, thị tự sát hại mình không mang tội lỗi sát sanh.

Hỏi? Vì sao gọi là xác định hoặc không xác định tướng của chúng sanh?

Đáp: Xác định tướng của chúng sanh, như có trăm ngàn người mà khởi tâm ở trong đó xác định sát hại người ấy, thì mang tội sát sanh. Nếu sát hại người khác thì không mang tội sát sanh. Không xác định, là bởi vì loại bỏ tất cả mà tùy ý sát hại thì phải mang tội, bởi vì ở nơi ấy không lìa tướng chúng sanh vốn có.

Hỏi: Vì sao gọi là nghi ngờ?

Đáp: Tâm nghi ngờ mà sát sanh thì cũng mang tội sát sanh. Bởi vì loài ấy là chúng sanh thì cũng mang tội sát sanh. Bởi vì rời bỏ tâm Từ Bi cho nên mang tội sát sanh.

Hỏi: Vì sao gọi là khởi lên phương tiện xả mạng?

Đáp: Nếu người sát hại ở trong trường hợp ấy dấy tâm bất thiện, nhất định phải đoạn mạng căn, không có tâm Từ Bi làm ra phương tiện sát hại, thì gọi là khởi lên phương tiện.

Hỏi: Vì sao gọi là tác-tướng bất tác-tướng vô tác?

Đáp: Tác là thuộc về việc làm, bất tác là thuộc về tên gọi của việc làm; việc làm ấy cùngdấy lên, tuy nghiệp gây ra đã không còn mà pháp thiện vô ký vẫn nối tiếp nhau không dứt. Như trong kinh giải thích: người có niềm tin tu tập thực hành mười loại công đức, đi đứng ngủ thức…, ngày đêm thường phát sinh công đức, tăng trưởng công đức. Nếu xa rời nghiệp thân-miệng thì lại không có gì không làm, tại sao tâm và pháp khác nhau mà có thể tăng trưởng? Vì vậy nên biết rằng xa rời nghiệp thân-miệng thì có pháp vô tác. Vả lại, tự mình không làm mà khiến cho người khác gây ra nghiệp, nếu không có gì không làm thì nghiệp này làm sao thành được? Nếu không có nào không làm, thì xa rời Ba la đề mộc xoa, cũng phải không có giới nào không thực hiện, vì vậy nên biết rằng là có pháp không làm.

Hỏi: Thế nào là xa lìa trộm cắp?

Đáp: Trộm cắp có chín loại: 1- Người khác giữ gìn; 2- Nghĩ đến vật ấy; 3- Tâm nghi ngờ; – Biết không thuộc về người khác; – Muốn đoạt lấy; 6- Biết vật của người khác mà khởi tâm của mình; 7- Tướng tác; – Tướng bất tác; 9- Tướng vô tác. Những loại này gọi là thân nghiệp trộm cắp.

Hỏi: Sao gọi là người khác giữ gìn?

Đáp: Đây là nói rõ về trường hợp lấy vật của người khác giữ gìn.

Hỏi: Sao gọi là nghĩ đến vật ấy?

Đáp: nếu không sanh ý tưởng của mình, không nói là vật của mình, thì không mang tội trộm cắp, gọi là nghĩ đến vật ấy.

Hỏi: Sao gọi là tâm nghi ngờ?

Đáp: Nếu tâm có nghi ngờ, đây là vật của mình hay là vật của người khác, mà vật ấy hoặc vật khác đều cần phải biết rõ.

Hỏi: Sao gọi là biết không thuộc về người khác?

Đáp: Biết vật khác mà sanh tâm khác tùy theo ý tưởng của mình.

Hỏi: Sao gọi là muốn đoạt lấy? Đáp: Khởi lên tâm làm tổn hại.

Hỏi: Sao gọi là biết vật của người khác mà khởi tâm của mình?

Đáp: Nếu thấy không khác nhau, hoặc lấy trong chỗ tối tăm, hoặc lấy rất vội vàng, hoặc lấy vật còn lại, hoặc lấy vật của người khác, hoặc tưởng là lấy vật của mình.

Hỏi: Sao gọi là tướng tác-tướng vô tác?

Đáp: Ba tướng này như đã nói trong tội sát sanh ở trước.

Hỏi: Thế nào là xa lìa tà dâm?

Đáp: Tà dâm có tám loại: 1- Người nữ được bảo vệ; 2- Nghĩ đến người ấy; 3- Tâm nghi ngờ; 4- Đạo và phi đạo; 5- Không được bảo vệ; 6- Phi đạo và phi thời; 7- Tác; 8-Tướng vô tác. Những loại này gọi là thân nghiệp tà dâm.

Hỏi: Sao gọi là người nữ được bảo vệ?

Đáp: Có nghĩa là được cha mẹ anh em cùng bảo vệ che chở.

Hỏi: Sao gọi là nghĩ đến người ấy?

Đáp: Nếu biết người nữ ấy là có sự bảo vệ của cha mẹ anh em…, mà nghĩ đến người nữ với ý tưởng có sự bảo vệ che chở.

Hỏi: Sao gọi là tâm nghi ngờ?

Đáp: Nếu sanh tâm nghi ngờ là người nữ của mình, hay là người nữ của người khác; được cha mẹ bảo vệ, hay là những người nữ không được bảo vệ, thì tất cả đều trở thành tà dâm.

Hỏi: Sao gọi là đạo và phi đạo? Đáp: Đạo là vốn có đạo lý, phi đạo thì có nghĩa là trái với đạo lý.

Hỏi: Sao gọi là người nữ ấy không được bảo vệ, phi đạo và phi thời?

Đáp: Đây cũng gọi là tà dâm.

Hỏi: Sao gọi là tác-tướng bất tác-tướng vô tác?

Đáp: Ba loại này như trong phần sát sanh đã nói. Nhưng tướng bất tác trong này, thò ở trong tà dâm không có pháp bất tác như vậy, mà cần phải tự mình thực hiệm mới thành tội.

Hỏi: Thế nào là xa lìa vọng ngữ?

Đáp: Vọng ngữ có bảy loại: 1- Những sự việc thấy-nghe…; 2- Sự việc điên đảo và phi điên đảo; 3- Tâm nghi ngờ; 4- Khởi lên ý tưởng che giấu; 5- Tác; 6- Tướng bất tác; 7- Tướng vô tác. Những loại này gọi là khẩu nghiệp cọng ngữ.

Hỏi: Sao gọi là những sự việc thấy-nghe…?

Đáp: Đó là thấy-nghe-hiểu-biết.

Hỏi: Sao gọi là sự việc điên đảo và phi điên đảo?

Đáp: Sự việc điên đảo là như nghe, như sự việc ấy. Phi điên đảo thì có nghĩa là như sự việc ấy.

Hỏi: Sao gọi là tâm nghi ngờ?

Đáp: Nếu sinh ra nghi ngờ là như vậy hay không như vậy, là luôn luôn như vậy hay là luôn luôn không như vậy?

Hỏi: Sao gọi là khởi lên ý tưởng che giấu?

Đáp: Che giấu sự thật, dựa vào trong sự tướng khác mà nói về tướng sai khác. Tác-tướng bất tác và tướng vô sắc như trong phần sát sanh đã nói.

Hỏi: Thế nào là xa lìa lưỡng thiệt?

Đáp: Lưỡng thiệt có bảy loại: 1- Khởi ý bất thiện; 2- Thật sự hư vọng. 3- Tâm phá hoại; – Trước đó lộ rõ ý không hòa hợp; – Tác; 6- Tướng bất tác; 7- Tướng vô tác. Những loại này gọi là khẩu nghiệp lưỡng thiệt (bảy loại này dễ hiểu không cần phải giải thích).

Hỏi: Thế nào là xa lìa ác khẩu?

Đáp: Ác khẩu có bảy loại: 1- Dựa theo ý bất thiện; 2- Khởi tâm làm não loạn; 3- Dựa vào tâm hỗn loạn; 4- Lời nói khác lạ; 5- Tác; 6- Tướng bất tác; 7- Tướng vô tác. (bảy loại này cũng dễ hiểu không cần phải giải thích).

Hỏi: Thế nào là xa lìa ỷ ngữ?

Đáp: Ỷ ngữ có bảy loại: 1- Dựa theo ý bất thiện; 2- Vô nghĩa; 3- Trái thời; 4- Tương ưng với ác pháp; 5- Tác; 6- Tướng bất tác; 7- Tướng vô tác. Hỏi: Sao gọi là dựa theo ý bất thiện? Đáp: Dựa vào cõi Dục tu đạo, tâm phiền não tương ưng với lời nói, đó gọi là ỷ ngữ.

Hỏi: Sao gọi là vô nghĩa?

Đáp: Bởi vì xa rời nghĩa chân thật.

Hỏi: Sao gọi là trái thời?

Đáp: Lời nói tuy có nghĩa mà nói không đúng lúc cũng thành ỷ ngữ. Vả lại, có lúc nói ở giữa đại chúng nhưng vì người nói tự do cũng trở thành ỷ ngữ.

Hỏi: Sao gõi là tương ưng với ác pháp?

Đáp: nghĩa là tất cả các loại nói nhạo gièm pha, ca múa không hợp pháp tắc…, tất cả những loại tương ưng với pháp bất thiện, đều là ỷ ngữ. Tác-tướng bất tác và tướng vô tác, như đã nói trong phần sát sanh trước đây. (Dưới đây là tham-sân và tà kiến, văn ấy dễ hiểu không cần phải giải thích rườm rà).

Lại trong luận nói: Như trong kinh Sa Già La Long Vương Sở Vấn: “Như Lai giảng giải rằng: này Long Vương! Xa rời nghiệp sát hại thì cảm được mười loại pháp mát lành lìa khỏi phiền não nóng bức. Những gì là mười loại? Đó là: 1- Giúp cho tất cả chúng sanh tâm lý vô úy; 2- An trú trong ý niệm Đại Từ; 3- Đoạn trừ các tập khí lầm lỗi của phiền não; 4- Cảm được qua không mang bệnh tật; 5- Tăng trưởng chủng tử thọ mạng; 6- Các loài phi nhân thường xuyên bảo vệ; 7- Ngủ hay thức đều đựơc an ổn; 8- Không thấy ác mộng, xa rời tâm oàn hận; 9- Không sợ tất cả các ngoại đạo; 10- Trở lại sanh trong cõi trời. Đây gọi là mười loại pháp mát lành lìa khỏi phiền não nóng bức. Này Long Vương! Nếu dùng thiện căn bất sát để hồi hướng cho đạo quả A nậu Bồ đề, thì lúc người ấy đạt được đạo quả Bồ đề, tâm được tự tại, cho nên thọ mạng vô lượng đời kiếp. Như Long Vương, Bồ-tát xa rời nghiệp sát sanh cho nên có thể phát khởi bố thí, thì cảm được thành tựu quả báo giàu có, đầy đủ tiền bạc của cải sinh hoạt, không thể phá hoại, được thọ mạng lâu dài, thực hành hạnh Bồ-tát, vượt qua những điều xấu ác làm não hại của thế gian. Như vậy, này Long Vương! Mười thiện nghiệp đạo cũng lại như vậy, vốn là sự trang nghiêm thành tựu lợi ích lớn.”

Phần thứ năm: DẪN CHỨNG

Như kinh Tạp bảo Tạng nói: Xưa vào thời Đức Phật tại thế, vua Ba Tư Nặc có một cô con gái, tên gọi Thiện Quang, thông minh đoan chánh, cha mẹ thương yêu, cả cung đều kính mến. Cha nói với con gái rằng: Con nhờ vào sức lực của Ta mà được cả cung đều kính mến. Cô con gái trả lời cha rằng: Con tự có nghiệp lực chứ không nhờ vào Phụ Vương đâu. nhà vua nghe con gái trả lời liển nổi giận mà nói rằng: Nay phải thữ xem con tự có nghiệp lực hay không! Liền sai tùy tùng tìm một người ăn xin bần cùng thấp hèn nhất, đem cô con gái gả cho làm vợ. Nhà vua nói với con gái rằng: Con tự có nghiệp của mình chứ không nhờ vào ta, từ hôm nay có thể nghiệm xét rõ rằng. Cô con gái vẫn trả lời rằng: Con có nghiệp lực của mình. Thế là cùng với người ăn xin bần cùng dẫn nhau ra đi. Vợ hỏi chồng rằng: Chàng có cha mẹ hay không? Chồng trả lời vợ rằng: Cha mẹ tôi trước kia là Trưởng giả bậc nhất trong thành Xá Vệ này, cha mẹ ở nhà đều đã chết hết, không có nơi nào nương nhờ vì vậy mà xin ăn cùng khốn. Vợ lại hỏi rằng: Nay chàng có thể biết nhà cũ nơi nào hay không? Chồng trả lời: Biết nơi ấy, nhưng nhà bị hủy hoại chỉ còn có đất trống. Vợ chồng dắt nhau đi đến chỗ nhà cũ, đi vòng quanh xem xét mọi nơi, hễ đi đến chỗ nào thì kho tặng giấu kín ở chỗ ấy tự nhiên xuất hiện. Thế là lấy châu báu mướn người xây dựng nhà cửa, chưa đầy một tháng mà nhà cửa cung quán đều hoàn thánh, cung nhânkỹ nữ-nô tỳ-tôi tớ nhiều không thể kể hết. Cuối cùng nhà vua nhớ đến con gái mình, hỏi mọi người rằng: Cô con gái Thiện Quang của Ta, sinh sống như thế nào? Có người thưa với nhà vua: Công chúa Thiện Quang bây giờ có cung điện nhà cửa tiền bạc châu báu không kém gì nhà vua. Công chúa ngay hôm ấy nói với chống mình, mời nhà vua đến tham nhà. Nhà vua liền nhận lời mời, đến nhà con gái mình, thấy trong nhà trang nghiêm rực rỡ, cung điện nhà cửa đầy đủ, khen ngợi chưa từng có. Nhà vua đi đến thưa hỏi Đức Phật: Cô con gái này đời trước làm phước nghiệp gì, được sanh trong dòng dõi Vương gia, thân có ánh sáng phát ra? Đức Phật trả lời nhà vua: Trong chín mươi mốt kiếp quá khứ xa xưa, sau khi Đức Phật Tỳ Bà Thi nhập Niết bàn, có vị vua tên là Bàn Đầu, đem xá lợi của Đức Phật về, xây dựng tòa tháp bảy báu để thờ kính. Đại phu nhân của nhà vua trông thấy lập tức dùng mũ quý phủi bụi bám trên đỉnh pho tượng, lấy ngọn quý Như ý trong mũ quý đặt trên đầu đỉnh tháp, nhân đó phát nguyện rằng: Khiến cho con ở đời tương lai thọ thân có ánh sáng, sắc vàng Tử ma-tôn vinh cao quý, không rơi vào chốn tám nạn ba đường ác. Phu nhân xưa kia, nay chính là Thiện Quang. Sau vào thời Đức Phật Ca Diếp ở quá khứ, lại dùng đồ ăn thức uống ngon lành cúng dường Phật và tăng, nhưng người chồng ngăn chặn, người vợ liền khuyên nhủ cầu xin: Nay thiếp đã thỉnh cầu hãy làm cho được đầy đủ! Người chồng cũng thuận ý vợ. Người vợ lúc bấy giờ, chính là người chồng ngày nay. Bởi vì xưa kia ngăn chặn vợ cúng dường mà luôn luôn thọ báo bần tiện. Nhờ trở lại thuận lòng, chủ yếu là nhờ vào người vợ mà được giàu sang vô cùng, lúc không có người vợ thì sau vẫn trở lại bần tiện. Vì nhân duyên này, nghiệp lực của thiện-ác, đi theo thân mà nhận lấy báo ứng, chưa bao giờ sai lạc chút nào.”

Lại trong kinh Tạp Bảo tạng nói: “Thời Đức Phật tại thế, vua Ba Tư Nặc trong lúc đang ngủ nghe hai Nội quan cùng tranh cãi về đạo lý. Một người giải thích rằng: Tôi dựa vào nhà vua mà sống. Một người trả lời rằng: Tôi tự dựa vào nghiệp của mình chứ không dựa vào nhà vua. Nhà vua nghe và đồng ý với người dựa vào nhà vua mà sống, thế là muốn thưởng cho người ấy. Liền sai người đi thẳng đến nói với Phu nhân rằng: Nay Ta sẽ sai một người đi đến chỗ Phu nhân, hãy ban cho người ấy nhiều tiền bạc đồ vật! Lập tức sai người dựa vào nhà vua mà sống, mang những thức nhắm uống rượu chuyển đến chỗ Phu nhân. Người này ra khỏi cửa thì máu trong mũi chảy lai láng không thể tiến về phía trước được, liền nhờ người dựa vào nghiệp ủa mình mang đến giúp. Phu nhân gặp rồi ban cho nhiều tiền bạc-có quần-chuỗi ngọc, đi đến trước mặt nhà vua. Nhà vua trông thấy hết sức quái lạ, lập tức gọi người dựa vào nhà vua mà sống, hỏi người ấy rằng: ta sai ông đi, tại sao lại không đi? Người ấy liến hướng về nhà vua trình bày đầy đu sự tình. Nhà vua nghe mà than rằng: Lời Đức Phật dạy thật chính xác, tự mình làm nghiệp ấy thì vẫn tự mình nhân lấy báo ứng, không thể làm mất đi được. Vì vậy quán xét báo ứng thiện ác đều do nghiệp của mình dẫn dắt, chứ không phải do trời-không phải do vua có thể ban cho, mà cần phải tự mình làm tự mình chịu, phát khởi chánh kiến tin sâu sắc đối với quả báo của nghiệp, gần thì đạt được phước thiện trời-người, xa thì dẫn đến quả vị của Phật. Nếu làm trái Thánh giáo thì nhận chịu mọi khổ đau trước tiên”.

Còn trong kinh Luân Chuyển Ngũ Đạo nói: “nước Ca Duy La vệ và nước Xá Vê, thời Đức Phật tại thế, giữa hai nước có một cây to, tên là Ni Câu Loại, cây cao hai mươi dặm, cành xòe ra xung quanh che phủ sáu mươi dặm. Cây ấy sanh ra hạt cũng mấy ngàn vạn Hộc, ăn có mùi thơm và ngọt ngào, mùi vị như mật ong, quả cây chín rơi xuống, nhân dân nhặt lấy mà ăn, thì mọi bệnh tật đều chữa lành, ánh mắt trở nên tinh nhanh vô cùng. Đức Phật ở dưới tán cây, lúc ấy các Tỳ kheo nhặt lấy quả mà ăn. Đức Phật bảo với A-nan: vạn vật trong thế giới đều có túc duyên. A-nan thưa với Đức Phật: Như thế nào là túc duyên? Đức Phật dạy: Người làm phước, thí dụ cây này nhỏ bé dần lớn lên thâu nhặt quả hạt nhiều vô số. Người giàu sang-Quốc Vương- Trưởng giả, từ trong sự lễ kính Tam Tôn mà có. Làm người giàu có tiền của đồ vật vô hạn, từ trong sự bố thí mà có. Làm người trường thọ không có bệnh tật, thân thể cường tráng xinh đẹp, từ trong sự trì giới mà có. Làm người đoan chánh, nhan sắc trong sáng, dung mạo tươi đẹp bậc nhất, người gặp thảy đều thích nhìn, từ trong sự nhẫn nhục mà có. Làm người tinh tiến ưa thích mọi điều phước thiện, từ trong sự tinh tiến mà có. Làm người an lành, lời nói và việc làm suy xét kỹ càng, từ trong thiền định mà có. Làm người tài năng sáng suốt, hiểu được những pháp sâu xa, từ trong trí tuệ mà có. Làm người âm thanh trong trẻo, người nghe thích lắng nghe, từ trong sự ca ngợi Tam Bảo mà có. Làm người sạch sẽ không có bệnh tật, từ trong tâm Từ mà có.

A-nan thưa với Đức Phật: Thế nào là tâm Từ? Đức Phật dạy: 1- Yêu thương chúng sanh như cha mẹ yêu quý con; 2- Thương xót thế gian muốn khiến chi giải thoát; 3- Ý đạo giải thoát tâm thường hoan hỷ; 4- Vì có năng lực giữ gìn tất cả không phạm. Đó gọi là tâm Từ. Đức Phật dạy: Làm người xinh đẽp bởi vì cung kính người ta. Làm người thấp bé bởi vì khinh mạn người ta. Làm người xấu xí bởi vì luôn sân hận. Làm người sống không biết gì bởi vì không học hỏi. Làm người chỉ có ngu dốt bởi vì không dạy cho người ta. Làm người câm ngọn bời vì chê bai phỉ báng người ta. Làm người đui điếc bởi vì không nghe pháp. Làm người chịu kiếp nô tỳ tôi tớ, bởi vì mắc nợ không trả, không lễ kính Tam Tôn. Làm người xấu xí đen đủi, bởi vì ngăn che ánh sáng của Phật. Làm người sanh ở đất nước lõa hình, bởi vì áo quần lôi thôi đi vào tinh xá. Người sanh ở nước móng chân ngựa, bởi vì mang giày dép bước đến trước Phật. Người sanh ở nước con người xuyên thủng ngực, bởi vì bố thí làm phước với tâm hối tiếc. Người sanh trong loài hươu nai mang hoẵng, bởi vì thích làm cho người ta kinh sợ. Sanh ở trong loài rồng, bởi vì trêu ghẹo làm cho người ta tức giận. Thân sanh ung nhọt lở loét đáng sợ khó chữa lành, thuốc thang cũng không chữa trị hết, đau khổ khó nói được, bởi vì thân đời trước thích đánh đập chúng sanh. Người trông thấy hoan hỷ, bởi vì thân đời trước trông thấy người ta mà không hoan hỷ. Người thường gặp phải quan quyền, nhốt vào lao ngục, thân mang gông xiềng, bởi vì thân đời trước thích trái buộc-giam hãm chúng sanh không cho tùy ý.

Làm người sứt môi, bởi vì thân đời trước câu móc làm rách miệng cá. Làm người nghe thuyết pháp mà tâm không suy xét chọn lấy, ở trong đó nói trái ngược làm cho người ta nghe nhận lộn xộn, đời sau sanh trong loài lừa tai dài-chó cụp tai. Làm người tham lam keo kiệt mà kiêu ngạo, mọi thứ tốt đẹp ngon lành chỉ một mình sử dụng, thì chết rơi vào trong loài ngạ quỷ-chốn địa ngục, thoát ra sanh làm người đói khổ bần cùng, áo không che kín thân, cơm không đủ nuôi miệng. Làm người mà những thức ngon lành thì ăn một ình, những món dỡ lại đem cho người, đời sau rơi vào trong loài heo chó-bọ hung. Làm người mà thích tước đoạt đồ vật của người ta, sau sanh trong loài dê bị người lột da. Làm người thích giết hại chúng sanh, sau sanh làm loài trùng phù du trên mặt nước, sáng sinh ra-chiều chết đi. Làm người thích trộm cắp đồ vật của người ta, đời sau sanh làm hạng nô tỳ-trâu ngựa. Làm người thích vọng ngữ rêu rao lỗi lầm của người ta, chết rơi vào địa ngục, nước đồng sôi rót vào miệng, kéo lưỡi ra đem trâu cày nát, sau rơi vào trong các loài chim cú-quạ, người nghe tiếng kêu của chúng thì không ai không kinh sợ, đều nói là tai họa quái gở mà nguyền rủa khiến cho chết đi. Làm người thích dâm với người khác, chết vào trong địa ngục, đàn ông thì ôm lấy cột đồng cháy, đàn bà thì nằm trên giường sắt nóng, sau sanh trong loài chim bồ câu-uyên ương-ngỗng vịt. Làm người thích uống rượu say phạm vào 36 lỗi, chết rơi vào trong chốn địa ngục phân sôi, sau sanh ra trong loài súc sanh cầm thú, đời sau làm người thì ngu si đần độn chẳng biết gì. Làm người mà vợ chồng không hòa thuận với nhau, thường xuyên đánh mắng nhau, lại còn gạt bỏ nhau, đời sau rơi vào trong loài bồ câu-chim gáy. Làm người mà luôn tham lấy sức lực người ta, đời sau sanh trong loài voi.

Đức Phật dạy: Trừ ra quan lại đứng đầu châu huyện, vốn được nhận bổng lộc làm quan hợp với đạo lý thì không tội lỗi gì. Hoặc có người tự mình xâm phạm tối với dân chúng, đánh đập cướp bóc, không biết tố cáo với ai, gây xiềng giam hãm, không được buông lơi chút nào. Tội báo của người này chết vào địa ngục, thần thức lại nhận chịu khổ đau trải qua ngàn vạn kiếp, tội lỗi hết mới được thoát ra, sau sanh trong loài trâu bò, xâu mũi quàng cổ lôi thuyền kéo xe, roi gậy đánh đập đền trả tội lỗi đời trước gây ra. Làm người không trong sạch, là sanh ra từ trong loài heo. Làm người tham lam keo kiệt không thích bố thí, là sanh ra từ trong loài chó. Làm người hung ác tự cho mình đúng, là sanh ra từ trong loài dê. Làm người không an lành-không có thể chịu đựng được hoàn cảnh, là sanh ra từ trong loài vượn khỉ. Làm người mà tâm địa hiểm ác chứa đầy độc hại, là sanh ra từ trong loài rắn độc. Làm người thích ăn ngon mà làm hại chúng sanh, không có thiện tâm, là thân đời trước từ trong loài chồn cáo-cọp beo mà sanh ra.”

Còn trong kinh Phật Thuyết Tu Ma Đề Nữ nói: “Lúc bấy giờ trong thành La Duyệt có Trưởng giả, tên gọi Úc Ca, có cô con gái tên là Tu Ma Đề, năm ấy lên tám tuổi, qua nhiều đời cung kính hầu hạ trăm ngàn chư Phật quá khứ, tích lũy nhiều công đức không thể tính kể được, đi đến nơi Đức Phật, cung kính cúi đầu lạy dưới chân Ngài, chắp tay thưa với Đức Phật: Thưa Đức Thế Tôn! Con có những điều muốn thưa hỏi, nguyện giải thích cho con! Đức Phật bảo với Tu Ma Đề: Tùy ý con muốn hỏi điều gì, nay Ta sẽ giải thích để làm cho con được hoan hỷ. Tu Ma Đề thưa hỏi Đức Phật: Tại sao Bồ-tát sanh ra nơi nào thì người ta được hoan hỷ. Tu Ma Đề thưa hỏi Đức Phật: Tại sao Bồ-tát sanh ra nơi nào thì người ta gặp mặt luôn luôn hoan hỷ? Tai sao được giàu có vô cùng, thường có nhiều tiền bạc châu báu? Tại sao không bị người khác làm cho chia ly? Tại sao không ở trong bụng của người mẹ, mà thường được hóa sanh ở trước Đấng Pháp Vương đứng giữa hoa sen ngàn cánh? Tại sao đạt được thần thông, từ vô số ức quốc độ đi đến chỗ ấy để được lễ lạy chư Phật? Tại sao có thể không có người thù oán, không có người xâm phạm ganh ghét? Tại sao những gì nói ra thì người nghe tin theo mà hớn hở vui mừng tiếp nhận thực hành? Tại sao có thể không có tai họa lỗi lầm, thiện hạnh đã làm không có ai có thể phá hoại được? Tại sao ma quân không có thể giành được dịp thuận lợi ấy? Tại sao lúc thọ mạng sắp chấm dứt, được Đức Phật hiện ở trước mắt thuyết kinh pháp cho nghe, liền khiến cho không bị rơi vào chốn khổ đau? Con thưa hỏi những điều như vậy.

Lúc ấy Đức Phật bảo với Tu Ma Đề: Như nghĩa của những điều con hỏi Như Lai, tốt đẹp thay và rất thẳng thắn, mới hỏi được như vậy. Nếu con muốn nghe, thì Ta sẽ giải thích! Lúc ấy cô bé liền thưa: Thật tốt lành, thưa Đức Thế Tôn! Con mong muốn được nghe! Đức Phật dạy: Bồ-tát có bốn pháp thực hành, mọi người gặp mặt đều hoan hỷ. Những gì là bốn pháp? Đó là: 1- Sân hận không khởi lên, nhìn kẻ thù như bậc thiện tri thức; 2- Thường có tâm Từ đối với tất cả; 3- Thường thực hành cầu mong pháp quan trọng không gì hơn; 4- Làm ra hình tượng Đức Phật.

Bồ-tát lại có thực hành cảm được giàu có vô cùng. Những gì là bốn pháp? Đó là: 1- Bố thí đúng lúc; 2- Cho rồi vui mừng gấp bội; 3- Cho rồi sau đó không hối tiếc; 4- Đã cho mà không cầu đền trả.

Bồ-tát lại có bốn pháp được thực hành, không bị người khác làm cho chia ly. Những gì là bốn pháp? Đó là: 1- Không rêu rao nói điều sai trái làm cho đôi bên tranh chấp hỗn loạn; 2- Dẫn dắt người ngu si khiến cho đến vào Phật đạo; 3- Nếu có người phá hoại Chánh pháp thì bảo vệ khiến cho không bị đoạn tuyệt; 4- Khuyến khích mọi người cố gắng và dạy cho họ cầu Phật đạo khiến vững vàng không lay chuyển.

Bồ-tát lại có bốn pháp thực hành, được hóa sanh ở trước Đấng Pháp Vương đứng vững giữa hoa sen ngàn cánh. Những gì là bốn pháp? Đó là: 1- Giã nhỏ hoa sen trắng-vàng-xanh-đỏ, trộn lẫn bốn loại mạt vụn như bụi này, làm thành đóa hoa tuyệt đẹp mềm mại tròn đầy, mang đóa hoa này cúng dường Đức Thế Tôn, hoặc là tháp thờ và xá lợi; 2- Không làm cho người khác khởi lên ý niệm sân hận; 3- Làm ra hình tượng Đức Phật đặt ngồi trên hoa sen; 4- Đạt được Chánh Giác ban đầu thì hoan hỷ mà an trú.

Bồ-tát lại có bốn pháp thực hành, đạt được thần thông từ một cõi Phật lại đến một cõi Phật. Những gì là bốn pháp? Đó là: 1- Thấy người khác làm công đức thì không làm cho đoạn tuyệt; 2- Thấy người khác thuyết pháp mà không dừng lại nửa chứng; 3- Thường thắp đèn sáng ở trong chùa tháp; 4- Mong cầu Tam muội.

Bồ-tát lại có bốn pháp thực hành, nhất định không có người thù oán, không có người xâm phạm ganh ghét. Những gì là bốn pháp? Đó là: 1- Không có tâm dưa nịnh đối với bậc thiện tri thức; 2- Không tham lam keo kiệt và ganh tỵ với những người khác; 3- Thấy người ta bố thí mà hoan hỷ giúp đỡ họ; 4- Thấy những việc làm mà Bồ-tát thực hành thì không có ý phỉ báng.

Bồ-tát lại có bốn pháp thực hành, những lời nói ra thì người nghe tin theo mà hớn hở vui mừng tiếp nhận thực hành. Những gì là bốn pháp? Đó là: 1- Miệng nói ra và tâm niệm cũng không khác nhau; 2- Thường có niệm chí thành đối với bậc thiện tri thức; 3- Nghe người thuyết pháp không phát sanh phân biệt đúng sai; 4- Nếu thấy người khác thì mời mọc để họ thuyết pháp chứ không tìm kiếm lỗi lầm của họ.

Bồ-tát lại có bốn pháp thực hành, có thể không có tai họa lỗi lầm, thiên hạnh đã làm nhanh chóng được an trú thanh tịnh. Những gì là bốn pháp? Đó là: 1- Tâm ý nghĩ đến thường hướng về thiện hạnh; 2- Thường trì giới và tu Tam muội trí tuệ; 3- Ban đầu mới phát tâm Bồ-tát, liền phát khởi tất cả trí tuệ mà độ thoát cho nhiều chúng sanh; 4- Thường có lòng Từ mẫn bao la đối với tất cả mọi loài.

Bồ-tát có bốn pháp thực hành, làm cho ma quân không có thể giành được dịp thuận lợi của mình. Những gì là bốn pháp? Đó là: 1- Thường nghĩ đến Đức Phật; 2- Thường tinh tiến; 3- Thường nhớ về kinh pháp; 4- Thường làm công đức.

Bồ-tát lại có bốn pháp thực hành, lúc thọ mạng sắp chấm dứt, được Đức Phật hiện ở trước thuyết kinh pháp cho nghe, khiến cho họ không bị rơi vào chốn khổ đau. Những gì là bốn pháp? Đó là: 1- Vì tất cả mọi người mà làm cho đầy đủ các nguyện; 2- Nếu người bố thí mà các vật dụng không đủ thì nghĩ và mong cho họ đầy đủ; 3- Thấy người bố thí lẫn tạp nếu có thiếu hụt thì phụ giúp với họ; 4- Thường nghĩ đến cúng dường đối với Tam bảo.

Lúc bấy giờ Tu Ma Đề thưa với Đức Phật rằng: Vâng theo bốn mươi điều mà Đức Thế Tôn đã giải thích, con sẽ tôn trọng thực hành khiến cho không bị thiếu sót, đều khiến hcho đầy đủ, không làm trái một điều nào.”

Còn trong kinh Biện Ý Trưởng Giả Tử nói: “Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn, cùng với vô lượng số Đại chúng quy tụ vây quanh nghe thuyết pháp. Lúc ấy trong thành Xá Vệ có con trai của Đại trưởng già, tên là Biện ý, đi theo con trai của năm trăm Trưởng giả, đi đến nơi Đức Phật, lễ lạy Đức Phật xong, chắp tay thưa rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Con có những điều muốn thưa hỏi, chỉ nguyện Đức Thế Tôn thương xót giải thích cho con! Có nhân duyên gì được sanh lên cõi trời? Lại nhân duyên gì mà sanh trong loài người? Lại nhân duyên gì sanh trong địa ngục? Lại nhân duyên gì thường sanh trong ngạ quỷ? Lại nhân duyên gì sanh trong súc sanh? Lại nhân duyên gì thường sanh trong dòng dõi tôn quý được môi người cung kính? Lại nhân duyên gì sanh trong hàng nô tỳ bị người ta sai khiến? Lại nhân duyên gì trong hàng dân thường, hơi miệng thơm tho-thân tâm thường được an lành, được mọi người khen ngợi chứ không phỉ báng? Lại nhân duyên gì được sanh làm người, thượng gặp phả yên ổn, thường nơm nớp sợ hãi? Lại nhân duyên gì mà sanh ra nơi nào, cũng thường được gặp Phật-được nghe Pháp và được cúng dường chúng tăng, ban đầu không có gì sai trái, gặp gỡ những người hiểu hiết, đạt được tâm niệm tốt lành, nếu làm Sa môn thì sẽ được như nguyện? Con thưa hỏi những điều như vậy, chỉ nguyện Đức Thế Tôn, giải thích phân biệt cho con, để làm cho hội chúng được nghe Chánh giáo, nguyện khiến cho tất đều được lợi ích an lành của giáo pháp!

Đức Phật bảo với con trai Trưởng giả: Hãy lắng nghe kỹ càng, cố gắng suy nghĩ tường tận, Ta sẽ giải thích những điều quan trọng và tuyệt diệu cho con!

Có năm điều thực hành sẽ được sanh lên cõi trời. Những gì là năm? Đó là: 1- tâm Từ Bi không giết hại, thương xót nuôi sống mạng của loài vật khiến cho chúng được yên ổn; 2- Có đức hạnh hiền lành, không trộm cắp đồ vật của người, bố thí chứ không tham lam, cứu giúp những người nghèo thiếu; 3- Trinh tiết trong sáng không phạm vào sắc thân nam nữ khác, tinh tiến giữ gìn giới luật-tôn trọng chay tịnh; 4- Chân thành tín nghĩa không lừa dối đối với người, gữ gìn bốn lỗi lầm của miệng, không cần phải tham lam mà lừa dối; 5- Không uống rượu, thậm chí không đưa qua miệng dù rất ít. Thực hành năm điều này mới được sanh lên cõi trời.

Đức Phật bảo với Biện ý: Lại có năm đều, được sanh trong loài người. Những gì là năm ? Đó là: 1- Bố thí làm ơn cứu giúp người nghèo khó; 2- Trì giới không phạm vào mười nghiệp ác; 3- Nhẫn nhục không làm rối loạn trước mọi tai nạn; 4- Tinh tiến khuyến khích giáo hóa 0 không hề lười nhác; 5- Một lòng hầu hạ hiếu thảo, suốt đời trung thành. Đây là năm điều, được sanh trong loài người, giàu có-sống lâu-đoan chánh-uy đức, được làm người đứng đầu, tất cả mọi người đều cung kính tôn trọng.

Đức Phật bảo với Biện Ý: Lại có năm điều, chết vào địa ngục trải qua ức kiếp mới thoát ra. Những gì là năm ? Đó là: 1- Không tin có Phật-Pháp-Tăng, mà dấy lên khởi phỉ báng khinh chê hủy hoại Thánh đạo; 2- Phá hoại chùa tháp là chốn thờ phụng Đức Phật; 3- Bốn chúng đệ tử quay lại phỉ báng lẫn nhau, không kể gì tội lổi dai ương, không còn ý niệm cung kính tùy thuận;4- Phản nghịch không còn gì trên dưới-vua quan-cha con, không thuận theo nhau; 5- Tương lai có muốn thực hành vì đạo, đã được thực hành vì đạo thì không thuận theo lời dạy bảo của thầy, mà lại tự mình cao ngạo khinh mạn phỉ báng thầy. Đây là năm điều, chết vào địa ngục rồi, lần lượt trải qua địa ngục, không có hạn kỳ thoát ra.

Lại có năm điều, rơi vào trong ngạ quỷ. Những gì là năm ? Đó là: 1- Tham lam keo kiệt không muốn bố thí; 2- Trộm cắp và bất hiếu với cha mẹ; 3- Ngu dốt tối tăm không có tâm Từ; 4- Tích góp tiền bạc của cải không chịu chu cấp ăn mặc; 5- Không giúp dỡ cho cha mẹ-anh emvợ con-tôi tớ. Đây là năm điều, rơi vào trong ngạ quỷ.

Lại có năm điều, gây ra việc làm của súc sanh phải rơi vào trong súc sanh. Những gì là năm ? Đó là: 1- Phạm giới lén lút trộm cắp; 2- Mắc nợ mà chống cự không trả; 3- Sát hại mạng sống đem thân đền trả; 4- Không thích nghe nhận kinh pháp; 5- Thường vì nhân duyên trai giới-thiết hội khó khăn mà lấy thế tục làm duyên. Đây là năm điều, sanh trong loài súc sanh.

Lại có năm điều được sanh trong dòng dõi tôn quý, được mọi người cung kính. Những gì là năm ? Đó là: 1- Làm ơn giúp cho khắp nơi; 2- Lễ kính Tam bảo và những người lớn tuổi; 3- Nhẫn nhục không có sân hận; 4- Nhu hòa khiêm tốn; 5- Nghe hiểu nhiều kinh giáo-giới luật. Đây là năm điều, được sanh trong dòng dõi tôn quý, được mọi người cung kính.

Lại có năm điều, thường sanh trong hạng hèn mọm làm tôi tớ cho người. Những gì là năm điều? Đó là: 1- Kiêu mạn bất kính đối với cha mẹ; 2- ngang ngạnh có chấp không có tâm tùy thuận; 3- Phóng túng không lễ kính đối với Tam tôn; 4- Lấy nghề trộm cắp làm nghiệp sinh sống; 5- Mắc nợ mà chạy trốn không trả. Đây là năm điều, thường sanh trong hạng tôi tớ hèn mọn.

Lại có năm điều, được sanh trong loài người, hơi miệng thơm thothân tâm thường được an lành, được mọi người khen ngợi chứ không bị phỉ báng. Những gì là năm ? Đó là: 1- Đối với mọi người rất chân thành chứ không lừa dối; 2- Tụng kinh không phân biệt này kia; 3- Bảo vệ giới pháp không bài báng Thánh đạo; 4- Dạy cho người xa điều ác giữ điều thiện; 5- Không tìm trì điều tốt-xấu của người. Đây là năm điều, sanh ở trong loài người, hơi miệng thơn tho-thân tâm thường được an lành, được mọi người khen ngợi chứ không bị phỉ báng.

Lại có năm điều, nếu sanh trong loài người, thì thường gặp phải sự phỉ báng, bị mọi người oán ghét, hình dáng xấu xí khó coi, thân tâm không được yên ổn, thường nơm nớp sợ hãi. Những gì là năm? Đó là: 1- Đối với mọi người thường gian trá lừa dối chứ không hề chân thành thực sự; 2- Người trong Đại hội có ai thuyết pháp thì lại phì báng họ; 3- Thấy những người cùng học mà lại khinh khi để thử họ; 4- Không thấy sự việc của người khác mà làm cho trở thành lỗi lầm; 5- Nói hai lưỡi xúi gục làm cho đôi bân tranh chấp hỗn loạn. Đây là năm điều, nếu sanh trong loài người thì thường gặp phải sự phỉ báng, bị mọi người oán ghét, hình dáng xấu xí khó coi, thân tâm không được yên ổn, thường nơm nớp sợ hãi.

Lại có năm điều, sanh ra nơi nào cũng thường được gặp Phật-được nghe Pháp-được cúng dường chúng tăng, ban đầu không có gì sai trái, gặp gỡ những người hiểu biết, đạt được tâm niệm tốt lành, nếu làm Sa môn thì sẽ được như nguyyện. Những gì là năm điều? Đó là: 1- Tự mình ton thờ Tam Bảo, cũng khuyến khích người khác khiến họ kính trọng; 2- Làm ra hình tượng Đức Phật, thì phải làm cho trong sáng thuần khiết; 3- Thường vâng theo lời Đức Phật dạy, chứ không phạm những điều được tiếp nhận; 4- tâm Từ phủ khắp tất cả, cùng với bậc tôn quý đích thực bình đẳng như yêu quý con đỏ; 5- Kinh pháp đã được tiếp nhận, đọc tụng không quản ngày đêm. Đây là năm điều, sanh ra nơi nào cũng thường được gặp Phật- được nghe Pháp-được cúng dường chúng Tăng, ban đầu không có gì sai trái, gặp gỡ những người hiểu biết, đạt được tâm niệm tốt lành, nếu làm Sa môn thì sẽ được như nguyện.

Ngay lúc ấy, Biện Ý-con trai của Trưởng giả, nghe Đức Phật giải thích về nghĩa của pháp quan trọng trong 0 sự việc này, vui mừng hoan hỷ đạt được pháp Nhẫn, năm trăm người con của các Trưởng giả đều đạt được pháp nhẫn tịnh, và những người trong pháp hội đều đạt được chí nguyện của mình.” Tụng rằng:

Tâm-cảnh dựa vào nhau,
Nghiệp kết thành ràng buộc,
Do bảy Thức phát khởi,
Tám Thức làm nhân duyên.
Thọ báo trong ba cõi,
Kéo dài qua sáu nẽo,
Tùy theo sự khởi nghiệp,
Nối liền nơi tiếp xúc.
Năm ấm chịu mệt nhọc,
Chín não làm khốn đốn,
Tự không phải Thánh Từ,
Há ích gì Thần Ngã?
Hàm tình đều đầy đủ,
Duyên hiểu rõ sâu xa,
Tản ra thì lợi vật,
Tụ vào thì tự nhiên.