PHÁP UYỂN CHÂU LÂM

Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 59

 

Thiên thứ 67: MƯU BÁNG (Phần hai).

Thứ năm- PHẦN TÚC CHƯỚNG

Lược dẫn ra 10 duyên: 1. Duyên về Tô đà lợi báng Phật; 2. Duyên về Xa di bạt báng Phật; 3. Duyên về Phật mắc bệnh đau đầu; 4. Duyên về Phật mắc bệnh đau nhức khớp xương; 5. Duyên về Phật mắc bệnh đau lưng; 6. Duyên về Phật bị cây va đâm vào chân; 7. Duyên về Phật bị Đề-bà-đạt-đa ném đá chảy máu; 8. Duyên về Phật bị Bà-la-môn nữ Chiên Sa Vũ phỉ báng Phật; 9. Duyên về Phật ăn lúa mạch của ngựa; 10. Duyên về Phật chịu đựng khổ hạnh.

– Thứ nhất: Duyên về Tôn đà lợi báng Phật.

Như kinh Hưng Khởi Hạnh nói: “Như lai căn dặn năm trăm La hán, thường lấy ngày mười lăm hằng tháng tập trung lại để thuyết giới. Nhân đó Xá-lợi-phất thưa hỏi Đức Phật về mười điều. Xá-lợi-phất tự nhiên từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục chỉ để trần cánh tay phải – đầu gối phải quỳ sát đất hướng về Đức Phật, vòng tay thưa hỏi Đức Thế tôn rằng: Thưa Đức Thế tôn! Ngài là đấng vĩ đại không điều gì không thấy, không điều gì không nghe, không điều gì không biết, Thế tôn là bậc không có ai sánh được, mọi điều ác diệt hết, những điều thiện đầy đủ trọn vẹn, tất cả chúng sanh đều mong hóa độ. Nay Thế tôn cố tình hiện bày, có những nhân duyên còn lại, nguyện Đức Phật tự nhiên giải thích để cho Trời người được biết! Vì nhân duyên gì bị Tôn Đà Lợi báng bổ? Vì nhân duyên gì bị Xa Bạt Đế báng bổ? Vì nhân duyên gì Thế tôn tự nhiên mắc bệnh đau đầu? Vì nhân duyên gì Thế tôn tự nhiên mắc bệnh đau nhức khớp xương? Vì nhân duyên gì Thế tôn tự nhiên mắc bệnh đau lưng? Vì nhân duyên gì bị cây va đâm vào chân? Vì nhân duyên gì bị Điều Đạt ném đá chảy máu? Vì nhân duyên gì bị người nữ lắm mồm Vũ Vu giữa đại chúng mà phỉ báng? Vì nhân duyên gì ở tại ấp Tỳ Lan cùng với năm trăm Tỳ kheo ăn toàn lúa mạch của ngựa? Vì nhân duyên gì tại vùng Uất Bí chịu khổ hạnh sáu năm?

Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Hãy trở lại chỗ ngồi, Ta sẽ vì ông mà nói nhân duyên trước kia. Xá-lợi-phất liền trở lại chỗ ngồi. Đại Long Vương A Nậu nghe Đức Phật sẽ giải thích, hoan hỷ phấn chấn liền vì Đức Phật làm ra tán che bằng bảy báu, giữa tán che rải xuống bột hương chiên đàn; vô số chư Thiên bát bộ khắp nơi đều đi đến nơi Đức Phật làm lễ mà đứng yên lặng lắng nghe. Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Quá khứ xưa kia trong thành Ba-la-nại có người biết nhiều trò chơi, tên là Tịnh Nhãn. Lúc ấy có dâm nữ, tên là Lộ Tướng, đoan chánh xinh đẹp vô cùng. Bấy giờ Tịnh Nhãn nói với Lộc Tướng rằng: Nên đến trong vườn cùng nhau vui chơi. Cô gái nói có thể được. Lộc Tướng liền trở về trang nghiêm áo quần, lúc ấy cùng sửa soạn xe ngựa đến vườn vui chơi trải qua ngày đêm. Tịnh Nhãn khởi lòng tham nên giết cô gái này để lấy áo quần. Lại nghĩ giết rồi nên giấu chỗ nào đây? Lúc ấy trong khu vườn này có vị Bích-chi-Phật, tên là Lạc Vô Vi, cách chỗ ấy không xa. Đợi sau khi vị ấy đi khất thực, chôn trong nhà ấy lấy áo mà đi, thì ai biết mình ở đâu. Nghĩ rồi đem người bị giết chôn xong san bằng đất như cũ, cưỡi xe mà đi, theo cổng khác đi vào thành. Bấy giờ Quốc vương tên gọi là Phạm Đạt, người trong nước không thấy Lộc Tướng, liền đến trình với Quốc vương. Vương triệu tập quần thần, tìm kiếm khắp thành nhưng không thấy, đi đến căn nhà nhỏ trong vườn tìm kiếm thì gặp xác chết, các quan nói với Vô Vi rằng: Đã làm điều bẩn thỉu tại sao giết chết? Vị Bích-chi-Phật im lặng không đáp. Ba lần hỏi như vậy nhưng không đáp, vị Bích-chi-Phật thì tay chân dính đầy đất. Đây vốn là nhân duyên đời trước. Các quan liền trở lại trói vị Bích-chi-Phật tra khảo hỏi tội. Thọ thần hiện ra cửa người nói với các quan rằng: Các ông đừng tra khảo người này. Các quan nói: Vì sao không tra khảo? Thọ thần nói: Người này không làm chuyện này, hoàn toàn không làm điều sai trái. Các quan tuy nghe nhưng không chịu nghe lời, bèn dẫn đến chỗ Vương. Vương nghe chuyện nên giận dữ, lệnh cho các quan lập tức trói vào con lừa đánh trống mang đi khắp nơi, đi ra cổng thành phía Nam mang đến dưới tán cây, dùng cái mâu đâm vào, xâu treo lên đầu cột, cuối cùng dùng súng mà bắn, nếu không chết thì lập tức đập vỡ đầu kẻ ấy. Các quan vâng lệnh thi hành, người trong nước đều cảm thấy kỳ quái, hoặc là tin hay không tin nhưng mọi người đều bị thương. Lúc ấy Tịnh Nhãn ở trong bức tường đổ, nấp nghe mọi người nói, trộm nhìn rồi đi theo, trông thấy rồi nghĩ rằng: Đạo nhân này chết oan. Nghĩ rồi chạy đến ở giữa mọi người kêu lên rằng: Quan lớn đừng giết oan người này, chính là tôi giết đây, xin tha cho Đạo nhân mà trói tôi để trị tội. Các quan đều kinh ngạc nói rằng: Sao có thể nhận tội thay cho người khác? Lập tức cùng cởi trói cho Bích-chi-Phật, liền trói Tịnh Nhãn thay vào chỗ như trước. Các quan lớn đều cùng nhau hướng về vị Bích-chi-Phật làm lễ mà sám hối: Chúng tôi ngu si, vô cớ làm oan cho Đạo nhân, hãy đem lòng Đại Từ tha thứ cho tội lỗi chúng tôi đã phạm, đừng để cho đời sau phải nhận chịu tai ương nặng nề như vậy. Như vậy đến ba lần, Bích-chi-Phật không trả lời. Bích-chi-Phật nghĩ rằng không nên tiếp tục đi vào thành Ba-la-nại để khất thực, mình nên ở trước mọi người chọn lấy sự diệt độ mà thôi. Thế là ở trước mọi người vút cáo giữa hư không, ở trong hư không qua lại ngồi nằm đi đứng hiện bày mười tám loại thần biến: 1.Từ eo lưng trở xuống phát ra khói – từ eo lưng trở lên phát ra lửa. 2. Hoặc từ eo lưng trở xuống phát ra lửa, từ eo lưng trở lên phát ra khói. 3. Hoặc sườn bên trái phát ra khói, sườn bên phải phát ra lửa. . Hoặc sườn bên trái phát ra lửa, sườn bên phải phát ra khói. . Hoặc trước bụng phát ra khói , trên lưng phát ra lửa. . Hoặc trước bụng phát ra lửa – trên lưng phát ra khói. . Hoặc từ eo lưng trở xuống phát ra lửa- từ eo lưng trở lên tuôn nước. . Hoặc từ eo lưng trở xuống tuôn nước, từ eo lưng trở lên phát ra lửa. . Hoặc sườn bên trái tuôn nước, sườn bên phải phun lửa. 10. Hoặc sườn bên trái phun lửa, sườn bên phải tuôn nước. 11. Hoặc trước bụng tuôn nước, trên lưng phun lửa. 12. Hoặc trước bụng phun lửa, trên lưng tuôn nước. 13. Hoặc vai trái tuôn nước- vai phải phun lửa. 1. Hoặc vai trái phun lửa- vai phải tuôn nước. 1. Hoặc hai vai phun nước, hoặc hai vai phun lửa. 1. Hoặc toàn thân bốc khói. 1. Hoặc toàn thân phun lửa. 1- Hoặc toàn thân tuôn nước. Tức thì ở giữa hư không đốt thân hình mà diệt độ, thế là mọi người đều thương xót khóc than, hoặc có người sám hối, hoặc có người làm lễ lấy Xá-lợi ấy, ở tại ngã tư đường dựng lên tháp thờ. Các quan liền dẫn Tịnh Nhãn đến chỗ Vương, tay chân lại bám lấy đất. Vương giận dữ y như trước mà giết.

Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Tịnh Nhãn lúc bấy giờ nay chính là thân Ta. Cô gái Lộc Tướng lúc ấy nay chính là Tôn Đà Lợi. Quốc vương Pạm Đạt lúc bấy giờ nay chính là Chấp Trượng họ Thích. Ta vào lúc bấy giờ bởi vì giết Lộc Tướng làm oan cho Bích-chi-Phật, bởi vì nhân duyên tôi lỗi này, vô số ngàn năm đọa vào địa ngục, vô số ngàn năm đọa vào súc sanh, vô số ngàn năm đọa vào trong ngạ quỷ. Tai ương còn lại lúc bấy giờ đến nay tuy làm Phật mà vẫn gặp phải sự báng bổ này”.

– Thứ hai: Duyên về Xa di bạt báng Phật.

Trong kinh Hưng Khởi Hạnh nói: “Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất:

Chín mươi kiếp lâu xa thời quá khứ, lúc ấy có vị vua tên gọi là Thiện Thuyết Sở Tạo. Có một Bà-la-môn tên gọi Diên Như Đạt, ham học hiểu biết nhiều, thường ngày dạy dỗ năm trăm trẻ nhỏ con nhà dòng dõi cao quý. Lại có một Bà-la-môn tên gọi là Phạm Thiên, giàu có tiền của rất nhiều, người vợ tên gọi Tịnh Âm, dung mạo xinh đẹp bậc nhất, tánh hạnh hòa hài thuận thảo không có tâm ganh tỵ ghen ghét. Diên Như Đạt có Phạm Thiên làm đàn việt, vợ Phạm Thiên là Tịnh Âm cùng chồng cúng dường Diên Như Đạt đầy đủ không thiếu gì. Có một Bíchchi-Phật, tên gọi là Thọ Học, đi vào trong thành khất thực, tình cờ đến nhà Phạm Thiên, Tịnh Âm thấy Bích-chi-Phật áo quần chỉnh tề bước đi chậm rãi khoan thai, nên trong lòng rất hoan hỷ, bèn xin cúng dường từ nay trở đi thường nhận lời thỉnh cầu của mình, liền lấy cơm thơm đầy bát trao cho. Bích-chi-Phật nhận rồi vút lên hư không xoay tròn vòng rồi bay trở về. Lúc ấy người trong thành trông thấy sự thần biến như vậy, nên cả nước hoan hỷ cúng dường không biết chán. Tịnh Âm cúng dường Bích-chi-Phật ngày càng nhiều, hầu hạ Diên Như Đạt thì ít đi, vì thế Diên Như Đạt liền sinh lòng ganh ghét, phỉ báng rằng: Đạo nhân này thật sự không có tài đức mà làm điều bất tịnh. Liền nói với năm trăm đệ tử rằng: Đạo nhân này phạm giới không tinh tiến tu hành. Các trẻ nhỏ đều về nhà loan truyền cho biết rằng: Đạo nhân này không có đức hạnh thanh tịnh, cùng với Tịnh Âm thông đồng với nhau. Người trong nươc đều nghi ngờ, thần thông biến hóa như vậy mà có tiếng tăm bẩn thỉu vậy? Tai tiếng sai lạc trải qua bảy năm mới chấm dứt. Sau đó Bích-chi-Phật hiện bày mười tám loại biến hóa chọn lấy sự diệt độ, mọi người mới biết Diên Như Đạt vu cáo điều cho Bích-chi-Phật mà thôi.

Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Diên Như Đạt lúc bấy giờ nay chính là thân Ta. Phạm Thiên lúc bấy giờ nay chính là Ưu Điền Vương Tịnh Âm lúc bấy giờ nay chính là Xa di bạt. năm trăm trẻ nhỏ lúc bấy giờ nay chính là năm trăm La hán. Đức Phật nói cho Xá-lợi-phất biết: Ta ở lúc bấy giờ bởi vì cùng được cúng dường cho nên sinh lòng ganh ghét, cùng với các ông đã phỉ báng Bích-chi-Phật. Vì nhân duyên này cùng rơi vào địa ngục, vạc nóng đun nấu vô số ngàn năm, do tai ương còn lại này, nay tuy thành Phật mà xưa kia gieo nhân cho các ông nên có sự phỉ báng của Xa Di Bạt như vậy”.

– Thứ ba: Duyên về Phật mắc bệnh đau đầu.

Trong kinh Hưng Khởi Hạnh nói: “Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Thời lâu xa trong quá khứ, ở trong thành La Duyệt, lúc ấy thế gian thóc lúa đắt đỏ đói kém khốn khổ cùng cực, mọi người đều nhặt lấy xương khô để nấu làm nước uống, đào rễ các loại cỏ để duy trì mạng sống nhỏ nhoi, dùng một thăng vàng để đổi lấy một thăng thóc sống cầm hơi. Lúc bấy giờ thành La Duyệt Kỳ có thôn lớn mấy trăm gia đình sinh sống, tên gọi là Chi Việt, phía Đông thôn không xa có hồ nước tên gọi là Đa Ngư. Người trong thôn Chi Việt đem vợ con đến hồ Đa Ngư bắt cá để ăn. Bắt cá đặt trên bờ nằm trên đất mà nhảy, Ta vào lúc bấy giờ là trẻ con, vừa được bốn tuổi, thấy cá nhảy mà vui. Lúc ấy trong hồ có hai loại cá, một loại tên là Phu, một loại tên là Đa Thiệt. Cá trong hồ này tự nói với nhau rằng: Chúng ta không phạm lỗi mà người hung ác đến giết hại chúng ta, đời sau sẽ đền trả báo ứng.

Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Người lớn nhỏ trai gái trong thôn Chi Việt lúc bấy giờ nay chính là những người dòng họ Thích trong thành Ca Tỳ La Vệ. Đứa trẻ lúc bấy giờ nay chính là Thân ta. Loài cá Phu lúc bấy giờ nay chính là nhà vua Tỳ lâu lặc. Loài cá Đa Thiệt lúc bấy giờ, nay chính là tướng sư Bà-la-môn tên gọi Ác Thiệt của nhà vua. Con cá nhảy lúc bấy giờ, Ta lấy gậy nhỏ đánh vào đầu cá. Vì nhân duyên này rơi vào trong địa ngục vô số ngàn năm. Nay tuy thành Phật nhưng do duyên này còn lại cho nên bị vua Tỳ lâu Lặc đánh dòng họ Thích, lúc ấy Ta bị đau đầu.

Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Lúc Ta mới đau đầu nói với A-nan rằng, lấy bình bát bốn đấu chứa đầy nước lạnh mang đến. A-nan như lời dạy mang đến, lấy tay lau mồ hôi trên trán, giọt xuống rơi vào trong nước, nước lập tức tiêu mất, giống như lửa nóng làm khô cạn. Suốt ngày cũng như nấu nồi to trống rỗng, mà nhỏ vào một giọt nước thì nước lập tức khô đi. Sức nóng của căn bệnh đau đầu thì trạng thái ấy như vậy, giả sử khiến chi hai bên núi Tu di tách xa khỏi bờ một do tuền đến trăm do tuần, giữ cho yên sức nóng của căn bệnh đau đầu của Ta thì như vậy cũng sẽ tiêu tan hết”.

– Thứ tư: Duyên về Phật mắc bệnh đau nhức khớp xương.

Trong kinh Hưng Khởi Hạnh nói: “Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Thời lâu xa trước kia, ở trong thành La Duyệt có một Trưởng giả, mắc bệnh sốt rất khốn khổ, trong thành ấy có một vì thầy thuốc nổi tiếng, phân biệt biết rõ các vị thuốc có thể chữa trị các căn bệnh. Vị Trưởng giả nói với vị thầy thuốc rằng: Hãy chữa bệnh cho tôi, được lành bệnh thì tôi trả cho ông nhiều tiền bạc châu báu. Vị thầy thuốc liền chữa bệnh cho Trưởng giả. Bệnh đã khỏi bệnh rồi sau đó không trả công. Trưởng giả về sau lại phát bệnh. Chữa lành đến lần thứ ba vẫn không trả công, sau lại phát bệnh, tiếp tục gọi đến chữa trị. Vị thầy thuốc nghĩ rằng:

Trước đã ba lần chữa trị ba lần khỏi bệnh, mà không thấy trả công, thấy lừa dối như vậy, nay mình chữa trị lần này nên làm cho mất mạng. Thế là cho thuốc không đúng bệnh, bệnh tức thì tăng mạnh khiến cho tử vong.

Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Vị thầy thuốc lúc bấy giờ nay chính là thân Ta. Người bệnh lúc bấy giờ nay chính là Điều Đạt. Ta vào lúc bấy giờ cho người này vị thuốc không đúng bệnh khiến cho tử vong. Vì nhân duyên này ở trong mấy ngàn năm nhận chịu khổ đau chốn địa ngục, cho đến khổ đau của súc sinh và ngạ quỷ. Bởi vì duyên này còn lại, cho nên nay tuy thành Phật mà vẫn có căn bệnh đau nhức khớp xương phát sinh”

– Thứ năm: Duyên về Phật mắc bệnh đau lưng.

Trong kinh Hưng Khởi Hạnh nói: “Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Thời lâu xa trước kia, ở trong thành La Duyệt, lúc ấy gặp ngày lễ lớn tụ hội đông đức. Trong nước lúc ấy có lực sĩ hai họ. Một họ thuộc dòng Sát-đế-lợi, một họ thuộc dòng Bà-la-môn. Lúc ấy cùng nhau đấu sức, Bà-la-môn nói với Sát-đế-lợi: Ông đừng đánh tôi, tôi sẽ trả ông nhiều tiền bạc châu báu. Sát-đế-lợi vì thế không dốc sức làm cho Bà-la-môn khuất phục. Hai người cùng được cuộc và đều nhận phần thưởng của nhà vua. Lúc ấy Bà-la-môn cuối cùng không trả cho Sát-đế-lợi. Đến ngày lễ sau lại đến đấu sức với nhau, vẫn lại yêu cầu với nhau và chấp nhận với nhau như trước. Sát-đế-lợi nhiều lần không đánh, được ban thưởng như lần trước. Như vậy đến ba lần không trả. Lễ hội sau lại gặp mặt, Bà-la-môn lại nói với Sát-đế-lợi rằng: Trước sau đã hứa sẽ gom trả xong một lúc. Sát-đế-lợi trong lòng nghĩ rằng: Người này nhiều lần lừa dối mình, đã không trả nợ cho mình, lại xâm phạm vào phần của mình, hôm nay mình nên khiến cho Bà-la-môn bị tiêu diệt. Liền gượng cười mà nói rằng: Ông lừa dối tôi đủ ba lần, nay không cần đồ vật của ông. Thế là tay phải kềm gáy, tay trái nắm lưng quần, hai chân đá thốc vào, chèn lấy sống lưng Bà-la-môn như bẻ gãy cây mía, nâng lên xoay tròn ba vòng để cho mọi người trông thấy, sau đó thả xuống đất chết liền. Nhà vua và quần thần đều rất vui mừng, ban thưởng mười vạn đồng tiền vàng.

Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Sát-đế-lợi lúc bấy giờ nay chính là thân Ta. Bà-la-môn lúc bấy giờ nay chính là Đề-bà-đạt-đa. Ta vào lúc bấy giờ vì tham giận cho nên đánh chết lực sĩ Bà-la-môn. Vì nhân duyên này đọa vào trong địa ngục trải qua mấy ngàn năm. Nay tuy thành Phật đã hết các phiền não, mà duyên bấy giờ còn lại đến nay cho nên phát sinh căn bệnh đau xương sống như vậy”.

– Thứ sáu: Duyên về Phật bị cây va đâm vào chân.

Trong kinh Hưng Khởi Hạnh nói: “Đức Phật an trú trong tinh xá Trúc Viên thuộc thành La Duyệt Kỳ, cùng với năm trăm vị Đại Tỳ kheo tăng quy tụ. Sáng sớm mang y ôm bát, cùng với năm trăm Tỳ kheo Tăng và A-nan, cùng đi vào thành La Duyệt Kỳ khất thực, lần lượt đến khắp mọi nhà, thấy trong lòng này có cây gỗ vừa mới chẻ ra một mảnh gỗ dài một thước hai, đứng ở phía trước Đức Phật. Đức Phật liền tâm niệm: Đây là duyên vốn có, Ta tự gây ra như vậy, đương nhiên phải nhận chịu. Mọi người nghe thấy đều cùng nhau tụ tập đến xem, đại chúng trông thấy mà kinh ngạc thất thanh kêu lên. Đức Phật lại tâm niệm rằng: nay sẽ hiện bày đền trả báo ứng của duyên ngày xưa, khiến cho mọi người trông thấy tin hiểu tai ương đối đầu mà không dám làm điều ác. Đức Phật liền vút lên ở giữa khoảng không, cách mặt đất một nhẫn (= tám thước), cây gỗ đuổi theo Phật, cũng cao một Nhẫn đứng ở phía trước Đức Phật. Đức Phật lại lên cao hai Nhẫn rồi bốn Nhẫn cho đến bảy Nhẫn, cây gỗ cũng cao lên theo đến bảy nhẫn. Đức Phật lại lên cao một Đa la, cây gỗ này cũng cao một Đa la. Đức Phật tiếp tục lên cao cho đến bảy Đa la, cây gỗ cũng cao lên theo đứng ở phía trước Đức Phật. Đức Phật tiếp tục lên cao bảy dặm, cho đến lên cao bảy do tuần, cây gỗ cũng đi theo. Đức Phật ở giữa hư không hóa làm tảng đá xanh, dày sáu do tuần, ngang dọc mười hai do tuần, Đức Phật đứng ở trên đó, cây gỗ liền xuyên thủng tảng đá hiện ra đứng ở trước Phật. Đức Phật lại ở giữa hư không hóa hiện thành hồ nước, ngang mười do tuần, dọc hai do tuần, sâu sáu do tuần, đứng ở trên mặt nước, cây gỗ cũng vượt qua nước đứng ở trước Phật. Đức Phật lại ở giữa hư không hóa làm đống lửa lớn, ngang dọc mười hai do tuần, cao sáu do tuần, đứng ở trên đống lửa ấy, cây gỗ cũng vượt qua đống lửa đến đứng trước Phật. Đức Phật lại ở giữa hư không hóa làm gió xoáy, dọc ngang mười hai do tuần, cao sáu do tuần, đứng ở trên làn gió, cây gỗ từ bên cạnh đến đứng phía trước Phật. Đức Phật lại lên đến Tứ Thiên Vương cung như vậy lần lượt cho đến cõi Phạm Thiên, cây gỗ đi theo trải qua ba mươi ba cõi Trời, theo thứ tự mà lên cho đến cõi Phạm Thiên, đứng ở phía trước Phật. Chư Thiên đều nói với nhau rằng: Phật sợ cây gỗ này mà bỏ đi, nhưng cây gỗ đuổi theo không dừng lại. Lúc bấy giờ Đức Thế tôn nói cho Phạm Thiên biết về pháp túc duyên của mình. Từ cõi Phạm Thiên lại lần lượt trở về thành La Duyệt Kỳ, đi qua các cõi Trời đều nói cho biết pháp túc duyên, cây gỗ cũng đi theo từ trên xuống đến thành La Duyệt Kỳ,

Đức Phật cũng nói cho người trong thành La Duyệt Kỳ biết về pháp túc duyên. Đức Phật cùng với Tỳ kheo Tăng rời khỏi thành La Duyệt Kỳ, cây gỗ cũng tìm đi theo sau Phật. Người trong nước đều đi theo Đức Phật ra ngoài thành, Đức Phật hỏi mọi người: Các người muốn đi đến nơi nào? Mọi người trả lời rằng: Muốn đi theo Đức Như lai để xem nhân duyên này! Đức Phật bảo với mọi người: Tất cả hãy tự quay về, Như lai tự biết thời tiết thế nào. A-nan thưa hỏi Đức Phật: Vì sao Như lai bảo mọi người quay về? Đức Phật bảo với A-nan: Nếu mọi người thấy Ta đền trả túc duyên này, thì đều sẽ thề chết rơi xuống đất. A-nan liền im lặng. Đức Phật thì trở về tinh xá trúc Viên, tự ở trong phòng mình, bảo với các Tỳ kheo, tất cả hãy tự trở về phòng. A-nan thưa hỏi Đức Phật: Con nên làm thế nào? Đức Phật bảo với A-nan: Ông cũng trở về phòng. A-nan liền trở về. Đức Phật liền tâm niệm: Duyên này xưa kia Ta tự tạo ra ắt phải đền trả. Thế là lấy Đại y xếp thành bốn lớp, trở lại ngồi nơi chỗ ngồi của mình, Đức Phật liền duỗi chân ra. Cây gỗ theo cổ chân từ trên đâm xuống dưới đi xuyên qua, vào sâu trong lòng đất sáu vạn tám ngàn do tuần; đi qua đất đến vùng nước, nước sâu cũng sáu vạn tám ngàn do tuần; đi qua nước đến phần lửa, lửa cao sáu vạn tám ngàn do tuần; đến phạm vi của lửa mới cháy rụi đi. Đang lúc như vậy thì mặt đất vang dội vì sáu lần chấn động. A-nan và các Tỳ kheo, đều tự tâm nghĩ rằng: nay mặt đất này chấn động thì cây gỗ ấy ắt là đâm vào chân Phật rồi. Đức Phật bị tổn thương rồi đau đớn vô cùng. A-nan liền đến chỗ Phật, thấy chân Phật bị đâm tọac, liền ngất lịm ngã nhào xuống đất. Đức Phật lấy nước vẩy, A-nan mới dậy được. Dậy rồi lạy sát chân Phật, vuốt nhẹ chân Phật mà nghẹn ngào nức nở rơi nước mắt, Đức Phật dùng chân này đi đến dưới tán cây để hàng mà, lên đến cõi Trời thứ ba mươi ba thuyết pháp cho mẹ, Thân Kim cang của Thế tôn, làm nhân duyên gì mà bị cây gỗ hại? Đức Phật bảo với A-nan: hãy dừng lại đừng khóc, nhân duyên thế gian luân chuyển trong sinh tử có khổ đau buồn lo như vậy. A-nan thưa hỏi Đức Phật: Nay vết thương đau đớn tăng giảm như thế nào? Đức Phật bảo với A-nan: Dần dần có giảm xuống. Xá-lợi-phất và các Tỳ kheo đến lễ lạy Đức Phật, hỏi đáp cũng lại như vậy. Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: Hãy đừng khóc nữa, chính là đời trước Ta tự làm ra duyên này, cần phải nhận chịu, không thể nào tránh được. Đối với duyên này không phải là cha mẹ đã làm, cũng không phải là Thiên Vương – Sa môn… tạo ra, mà Phật tự làm tự chịu. Những người đã hết các lậu – đạt được thần thông, đều tự nhiên im lặng, tư duy ngày xưa đã từng thuyết kệ rằng:

Những việc người thế gian đã làm,
Hoặc làm điều thiện hay điều ác,
Việc làm này trở lại nơi thân,
Chung quy không hủy hoại mất đi.

Lúc ấy Kỳ Bà – A-xà-thế Vương…, nghe Đức Phật bị cây gỗ đâm vào chân, từ trên chỗ ngồi ngất lịm ngã nhào xuống đất hồi lâu mới tỉnh lại, làm cho cả cung thành kinh hãi. Nhà vua đứng dạy khóc nức nở truyền lệnh cho các quan rằng: Nhanh chóng chuẩn bị xe cộ nghiêm túc, Ta muốn đến chỗ Đức Phật. Các quan vâng theo lệnh truyền lập tức trang nghiêm xe cộ, nhà vua lên xe ra khỏi cung thành. Quyến thuộc nam nữ bốn dòng họ trong thành cả trăm ngàn người vây quanh lớp lớp, cùng nhau đến chỗ Đức Phật. Đức Phật nằm nghiêng hông bên phải, nhà vua lễ lạy Đức Phật xong, tay nắm chân Đức Phật vuốt nhẹ mà miệng nghẹn ngào thưa rằng: Thưa Đức Thế tôn, vết thương đau đớn có giảm nhẹ không? Đức Phật an ủi nhà vua rồi, bảo nhà vua hãy ngồi. Nhà vua thưa: Con theo Như lai nghe thân Phật là Kim cang bất hoại, nay vì bị cây gỗ đâm toạc như vậy? Đức Phật bảo với nhà vua rằng: Tất cả các pháp đều là duyên đối đầu, thân Ta tuy là Kim cang không phải cây gỗ có thể làm hư hoại, mà bị túc duyên này đối đầu nên phải hư hoại. Tức thì thuyết bài tụng rằng:

Những việc người thế gian đã làm,
Đều tự mình thấy việc làm ấy,
Làm điều thiện được quả báo thiện,
Làm điều ác chịu quả báo ác.

Vì vậy cho nên Đại vương, hãy bỏ ác làm thiện, ngu ngốc không học hỏi, không biết đến đạo chân thật, cười đùa coi thường tội lỗi lại phải kêu gào khóc lóc, không thể nào vì vui đùa mà gây ra tội lỗi về sau nhận chịu tai họa vô cùng. Nhà vua nói với Kỳ Bà: Ông lấy thuốc tốt rửa sạch vết thương chữa trị cẩn thận, nhất định phải làm cho nhanh chóng bình phục. Kỳ Bà vâng dạ nhận lời. Kỳ Bà liền lễ lạy Đức Phật để rửa chân xoa thuốc. Sau đó tiếp tục ngăn lại sự đau đớn. Kỳ Bà chi ra trăm ngàn đồng vàng mua vải bông dùng để lót chân Đức Phật, lấy tay vuốt chân, mà miệng nghẹn ngào nói: Nguyện Đức Phật trường thọ – tai họa này sớm trừ, tất cả chúng sanh khổ đau trong đêm dài tăm tối cũng được giải thoát. Xong rồi đứng dậy lễ lạy Đức Phật mà đứng về một bên. Đức Phật ngay sau đó vì nhà vua và tất cả chúng hội thuyết về pháp Tứ Đế, sáu mươi Tỳ kheo đạt được lậu tận ý giải, một vạn một ngàn người đạt được pháp nhãn tịnh.

Lại có trăm ngàn chư Thiên lần lượt nói cho nhau biết, đều đến thăm hỏi Đức Phật, nói kệ ca ngợi xong lễ lạy Đức Phật mà đi.

Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Xưa kia trong vô số A-tăng-kỳ kiếp về trước có hai nhóm khách buôn, mỗi nhóm có năm trăm người ở tại nước Ba-la-nại, tất cả gom góp tiền của trang bị tàu thuyền vượt qua biển cả, thuận gió thẳng tiến liền đến hòn đảo châu báu. Trên đất rất phong phú, áo quần đồ ăn thức uống và phụ nữ xinh đẹp, các loại châu báu ngọc ngà không thứ gì không có. Một nhóm khách buôn nói với mọi người rằng: Chúng ta mong cầu đã được nay nên ở lại đây lấy dục lạc để tự vui thú. Tát bạc thứ hai nói với người trong nhóm mình rằng: Không nên ở lâu dài tại đây. Lúc ấy giữa hư không xuất hiện một Thiên nữ, thương xót cho hạng này, liền ở giữa hư không nói với những khách buôn rằng: Nơi này tuy có tiền của châu báu phụ nữ xinh đẹp cơm ăn áo mặc nhưng không đáng dừng lại lâu dài, sau bảy ngày nữa thì vùng này đều sẽ chìm trong nước. Nói xong liền biến mất. Lại có ma nữ muốn để cho chìm hết, can ngăn không nên đi, trước đây Thiên nữ đã nói sẽ nhấn chìm nơi này, đều là lời giả dối, không đáng tin đâu. Nói xong thì biến mất. Tát Bạc thứ nhất không tin lời Thiên nữ nói, vui vẽ ở lại không đi. Tát Bạc thứ hai sợ nước nhấn chìm nên không dừng lại. Cách bảy ngày sau như lời Thiên nữ đã nói trước đó cả vùng này bị ngập nước, nên trước tiên chuẩn bị tàu thuyền nghiêm túc khi ngày đó chưa đến, đã đem mọi người trong nhóm lên thuyền an ổn. Tát Bạc thứ nhất trước đó không chuẩn bị tàu thuyền, ngày nước ập đến mới cùng nhau sửa sang trang bị lại tàu thuyền, cầm mâu nắm gậy cùng đánh lẫn nhau. Tát Bạc thứ hai dùng giáo nhọn đâm xuyên qua chân tát Bạc thứ nhất, làm cho lập tức mạng chung.

Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Ông biết rằng Tát Bạc thứ nhất lúc ấy nay chính là Đề-bà-đạt-đa. Tát bạc thứ hai lúc ấy nay chính là thân Ta. Năm trăm người trong nhóm khách buôn thứ nhất lúc ấy, thì nay chính là năm trăm đệ tử của Đề-bà-đạt-đa. năm trăm người trong nhóm khách buôn thứ hai lúc ấy, thì nay chính là năm trăm La hán vậy. Thiên nữ thứ nhất lúc ấy, thì nay chính là Xá-lợi-phất. Ma nữ thứ hai lúc ấy, thì nay chính là Tỳ kheo Mãn Nguyệt đệ tử của Bà-la-môn.

Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Xưa kia Ta làm tát Bạc, tham tiền của sợ chết, vượt biển cùng với người kia tranh giành tàu thuyền, dùng giáo nhọn đâm vào chân tát Bạc. Vì nhân duyên này, vô số ngàn năm chịu đựng khổ đau chốn địa ngục, rơi vào trong loài súc sanh bị người ta bắn chết, vô số ngàn năm ở trong ngạ quỷ giẫm trên kim sắt. Nay tuy được thâm Kim cang, nhưng vì tai ương còn lại này, cho nên nay bị cây gỗ đâm tổn thương”.

Lại trong kinh Đại thừa Phương Tiện nói: “Xưa trong thành Xá Vệ có hai mươi người, đều là thân ở đời cuối cùng, hai mươi người ấy lại có oan gia, hai mươi người đều tự mình tư duy rằng: Mình nên làm thành bạn thân mà đến nhà họ, làm mất đi mạng căn của họ, không nói cho người ta biết. Lúc ấy bốn mươi người nhờ thần lực của Phật cho nên cùng đi đến chỗ Phật. Lúc bấy giờ Như lai vì điều phục bốn mươi người này, cho nên ở giữa đại chúng bảo với Đại Mục-kiền-liên rằng: Nay mặt đất này xuất hiện gai nhọn Khư Đạt la muốn đâm vào chân trái của ta. Lúc chưa đến chân thì gai nhọn Khư Đạt La này lập tức từ mặt đất dài ra một khuỷu tay. Đang lúc mọc ra thì Mục-kiền-liên thưa với Đức Phật rằng: Nay con nên lấy gai nhọn này bỏ vào thế giới phương khác được không? Đức Phật bảo với Mục-kiền-liên: Không phải là năng lực của ông, gai nhọn này ở mặt đất ông không thể nhổ được. Lúc bấy giờ Mục-kiền-liên dùng Đại thần lực, tiến lên nhổ lấy gai nhọn này. Lúc ấy ba ngàn đại thiên thế giới đều chấn động dữ dội, tất cả thế giới theo gai nhọn mà cao lên, nhưng không hề lay động thậm chí một mảy lông. Lúc bấy giờ Đức Thế tôn dùng sức thần thông lên trên Tứ Thiên Vương Thiên, gai nhọn ấy cũng đi theo Đức Phật như vậy, lần lượt cho đến cõi Phạm Thiên cũng lại như vậy. Bấy giờ Như lai từ cõi Phạm Thiên trở về đến cõi Diêm-phù-đề nơi chỗ ngồi của mình, gai nhọn cũng theo về, đến giữa mặt đất này dựng đứng hướng về Như lai. Lúc bấy giờ Như lai liền dùng tay phải nắm lấy gai nhọn, tay trái dựa vào mặt đất, chân phải đạp chặt. Bấy giờ ba ngàn đại thiên thế giới đều chấn động dữ dội. Lúc ấy Tôn giả A-nan chắp tay hướng về Đức Phật, mà thưa lời rằng: Thưa Đức Thế tôn, xưa kia làm những nghiệp gì mà gặp phải báo ứng như vậy? Đức Phật bảo với A-nan: Đời quả khứ Ta đi vào giữa biển lớn, lấy giáo nhọn đâm người làm đoạn dứt mạng căn của họ, vì nhân duyên này nên chịu báo ứng như vậy. Này người thiện nam, Ta giải thích về nghiệp duyên này rồi.

Hai mươi người oán thú kia muốn làm hại hai mươi người ấy, dấy lên tư duy rằng: Như lai là bậc Pháp Vương hãy còn gặp báo ứng của ác nghiệp như vậy, huống hồ bọn chúng ta mà không nhận chịu báo ứng này ư? Lúc ấy hai mươi người này liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đầu mặt lễ lạy Đức Phật mà thưa lời như vậy: Chúng con hôm nay hướng về Đức Phật sám hối vì sai lầm của mình, không dám che giấu, chúng con trước đây dấy khởi ác tâm muốn làm hại người kia, nay lại hối hận vì sai lầm của mình, không dám che giấu. Lúc ấy hai mươi người lập tức đạt được kiến giải chính đáng và bốn vạn người cũng đạt được kiến giải chính đáng. Vì vậy cho nên Như lai thị hiện gai nhọn Khư Đạt la đâm vào chân, đây gọi là Như lai phương tiện mà hóa độ”.

– Thứ bảy: Duyên về Phật bị Đề-bà-đạt-đa ném đá chảy máu.

Trong kinh Hưng Khởi Hạnh nói: “ Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Thời quá khứ xưa kia, lúc ấy ở trong thành La Duyệt có Trưởng giả, tên gọi là Tu Đàn, giàu có vô cùng tiền của châu báu dồi dào sản nghiệp đầy đủ sung túc, có con trai tên là Tu-ma-đề. Cha là Tu Đàn bỗng nhiên mạng chung, Tu-ma-đề có người em trai cùng cha khác mẹ tên là Tu Da Xá. Tu-ma-đề trong lòng nghĩ rằng: Mình nên làm sao tìm cách không cho Tu Da Xá phân chia tài sản, chỉ nên giết đi mới có thể không cho được. Tu-ma-đề nói với Tu Da Xá rằng: Anh và em đi lên núi Kỳ Xà Quật để cùng bàn luận. Tu Da Xá nói: Đồng ý như vậy. Tu-ma-đề liền nắm tay em trai đi lên núi, đem đến chỗ rất cao, liền đẩy xuống vách núi lấy đá xô xuống, làm cho người em lập tức mất mạng.

Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Ông nên biết Trưởng giả Tu Đàn lúc bấy giờ, nay chính là vua cha Chân Tịnh. Con trai lớn Tu-ma-đề lúc ấy, nay chính là thân Ta. Người em trai Tu Da Xá lúc ấy, nay chính là Đề-bà-đạt-đa.

Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Ta vào lúc bấy giờ vì ham tiền của mà làm hại em mình. Bởi vì tội lỗi này cho nên vô số ngàn năm ở trong địa ngục thiêu đốt, bị núi sắt chèn ép. Duyên lúc bấy giờ còn lại, nay tuy thành Phật nhưng không thể nào tránh khỏi oán đối vốn có này. Ta ở tại núi Kỳ Xà Quật kinh hành, bị Đề-bà-đạt-Đa lấy vách đá dài sáu trượng rộng ba trượng, đem ném trên đầu Phật. Sơn Thần tên gọi Kim Bì La, dùng tay đón nhận rõ ràng, mảnh nhỏ bên tảng đá tóe ra rơi xuống trúng ngón chân cái của Phật, tức thì rách ra và chảy máu”.

– Thứ tám: Duyên về Phật bị Bà-la-môn nữ Chiên Sa Vu Vũ phỉ báng Phật.

Trong kinh Hưng Khởi Hạnh nói: “Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: A-tăng-kỳ kiếp xưa kia, có Đức Phật danh hiệu là Tận Thắng Như lai, có hai loại Tỳ kheo, một loại tên gọi Vô Thắng, một tên gọi Thường Hoan. Tỳ kheo Vô Thắng đạt được sáu thần thông, Tỳ kheo Thường Hoan kết sử chưa trừ diệt. Lúc bấy giờ trong thành Ba-la-nại có Trưởng giả tên gọi Đại Ái, tiền của nhiều vô cùng, vợ Trưởng giả tên là Thiện Đa, đoan chánh tuyệt vời. Hai vị Tỳ kheo, qua lại thăm viếng nhà ấy, lấy làm đàn việt của mình. Thiện Đa cúng dường Tỳ kheo Vô Thắng đầy đủ bốn sự cần thiết không thiếu gì, Tỳ kheo Thường Hoan thì ít ỏi thiếu thốn, vì vậy mà ganh tỵ nên nhiều lần sinh ra phỉ báng rằng: Tỳ kheo Vô Thắng cùng Thiện Đa thông đồng với nhau, không vì đạo pháp để cúng dường, đương nhiên vì ân ái để cúng dường mà thôi.

Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Tỳ kheo Thường Hoan lúc ấy nay chính là thân Ta. Người vợ tên gọi Thiện Đa lúc ấy nay chính là Bà-lamôn nữ tên gọi Chiên Sa Vu Vũ. Ta vào lúc bấy giờ vô cớ phỉ báng La hán Vô Thắng, vì nhân duyên tội lỗi này, vô số ngàn năm đọa vào địa ngục nhận chịu những nỗi khổ đau. Nay tuy thành Phật, nhưng bởi vì tai họa còn lại cho nên bị Đồng nữ nhiều lưỡi là Vũ Vu độn bụng to lên đi đến trước Ta nói rằng: Sa môn vì sao không tự nói việc nhà mình, mà lại nói chuyện người ta, vì ông hôm nay một mình tự hoan lạc, không biết nỗi khổ của tôi, trước đây ông cùng tôi đi lại với nhau khiến cho tôi có thai, nay sắp đến tháng đẻ, trách nhiệm cần phải lo bơ sữa nuôi con trẻ, tất cả nên cung cấp cho tôi! Lúc bấy giờ chúng hội đều cúi đầu im lặng. Lúc ấy Thích Đề Hoàn Nhân cầm quạt đứng hầu phía sau, dùng thần lực hóa làm một con chuột, vào trong áo người ấy cắn đứt vật độn bụng của Vũ Vu, bỗng nhiên rơi xuống đất. Bấy giờ bốn chúng đệ tử và đồ chúng của Lục sư, trông thấy vật độn bụng rơi xuống đất đều rất hoan hỷ, cất tiếng ca ngợi vui mừng vô cùng, tất cả đều mắng rằng: Cô chết cũng không hết tội, vì sao có thể dấy lên Ác ý này mà phỉ báng bậc thanh tịnh chính trực không gì hơn, đất này không biết gì mới có thể dung chứa vật xấu xa như vậy? Mọi người đều nguyền rủa kẻ vu cáo. Lúc này đất liền nứt ra, bốc lên ngọn lửa ngùn ngụt , người nữ liền rơi vào trong đó thẳng đến giữa Đại địa ngục A tỳ. Đại chúng trông thấy thân hiện tại của người nữ rơi vào trong địa ngục, vua A-xà-thế thì kinh sợ vô cùng, toàn thân sởn gai ốc, liền đứng dậy vòng tay quỳ thẳng thưa rằng: Người nữ này đã rơi xuống nay ở nơi nào? Đức Phật bảo rằng: này Đại vương, người nữ này đã rơi vào nơi gọi là địa ngục A tỳ. Vua A-xà-thế lại hỏi: Người nữ này không giết người, cũng không trộm cắp dối trá, vì sao lập tức rơi vào địa ngục A tỳ như vậy? Đức Phật bảo với vu A-xà-thế: Ta đã nói về pháp nhân duyên, có hành nghiệp của thân miệng ý ở ba mức độ thượng trung hạ. Vua A-xà-thế lại hỏi: Thế nào là thượng, thế nào là trung, thế nào là hạ? Đức Phật bảo với vua A-xà-thế: Hành nghiệp của ý thuộc mức độ bậc thượng, hành nghiệp của miệng thuộc mức độ bậc trung, hành nghiệp của thân thuộc mức độ bậc hạ. Nhà vua lại thưa hỏi Đức Phật. Đức Phật bảo với nhà vua rằng: Hành nghiệp của thân là cử chỉ hiện ra thô kệch, điều này có thể thấy, hành nghiệp của miệng là tai nghe, hai điều này thì thế gian nghe được và thấy được. Hành nghiệp của ý phát khởi tâm niệm thì không thấy cũng không nghe, đây là việc bên trong. Các hành nghiệp bị ý thúc giục mà ràng buộc, như người muốn thực hiện ba nghiệp sát đạo dâm của thân, muốn thực hiện bốn nghiệp sai lầm của miệng là nói dối – nói thêu diệt – nói ác hiểm – nói hai lưỡi, trước tiên tâm suy nghĩ tính toán rồi sau đó mới thi hành, vì vậy gắn liến với ý thức giục chứ không thuộc về thân và miệng. Thế là Đức Thế tôn liền thuyết kệ rằng:

Trong ý tư duy thành thục rồi,
Sau đó mới thực hành hai việc,
Dần dần lộ bày nơi thân miệng,
Tâm ý chưa từng thấy hổ thẹn.
Trước tiên nên xấu hổ nơi ý,
Sau đó hổ thẹn đến thân miệng,
Hai việc này không xa rời thân,
Cũng không thể thực hành riêng biệt.

Lúc ấy vua A-xà-thế nghe Đức Phật thuyết pháp, cảm động đau thương mà khóc nức nở. Đức Phật hỏi nhà vua: Vì sao mà khóc vậy? Nhà vua thưa với Đức Phật: Bởi vì chúng sanh không có trí không hiểu ba sự việc luôn luôn có sút giảm, vì vậy đau thương mà thôi. Những chúng sanh này chỉ cho rằng thân miệng là quan trọng, chứ không biết ý niệm là sâu sắc. Như người giết hại sinh mạng – trộm cắp – dâm dật, thiên hạ đều trông thấy, miệng gây ra bốn điều thiên hạ đều nghe, ba quan hệ của ý thì không phải tai mà nghe được, không phải mắt mà thấy được, vì vậy chúng sanh lấy mắt thấy tai nghe làm quan trọng. Nay Đức Phật giải thích mới biết tâm ý là quan trọng còn thân miệng chỉ là phụ thuộc, vì vậy cho nên hai việc làm từ thân miệng là thuộc về ý thúc giục. Như người nữ lắm chuyện muốn vu cáo làm xấu Đức Phật thì trước tiên suy nghĩ nên dùng vật độn bụng to lên ở giữa đại chúng nói điều vu cáo, cho nên biết ý là quan trọng mà thân miệng chỉ là phụ thuộc.

Đức Phật bảo rằng: Lành thay, lành thay! Đại vương khéo hiểu rõ đều này, hãy thường xuyên học điều này: Ý là quan trọng còn thân miệng chỉ là việc phụ thuộc! Lúc thuyết về pháp này, có tám ngàn Tỳ kheo đạt được lậu tận ý giải, hai trăm Tỳ kheo đạt được quả vị A-nahàm, bốn trăm Tỳ kheo đạt được quả vị Tư-đà-hàm, tám trăm Tỳ kheo đạt được quả vị Tu-đà-hoàn, tám vạn Trời người đạt được Pháp nhãn tịnh, mười vạn người và loài chẳng phải người đều thọ trì Ngũ giới, hai mươi vạn quỷ thần thọ pháp Tam tự quy”.

Lại trong kinh Sanh nói: “Lúc bấy giờ Đức Thế tôn cùng với một ngàn hai trăm năm mươi Tỳ kheo quy tụ, đi vào thành Xá Vệ sắp đến cung vua Ba-tư-nặc thọ nhận cúng dường. Lúc ấy có Tỳ-kheo-ni, tên gọi là Bạo Chí, dùng khúc cây buộc vào bụng giống như đang mang thai, đi theo kéo y Phật và nói rằng: Ngài là chồng tôi, làm cho tôi có thai, không cung cấp cơm áo, chuyện này là thế nào? Lúc ấy các Đại chúng Trời, người – Thích Phạm Tứ Vương – chư Thiên quỷ thần và nhân dân trong nước không có ai mà không kinh hoàng, Phật là bậc tôn quý của hết thảy ba cõi, tâm Ngài thanh tịnh vượt xa ngọc ma ni, ánh sáng trí tuệ và Ngài vượt lên trên mặt Trời mặt trăng, một mình Ngài đi giữa ba cõi không có ai có thể sánh kịp, ví như bầu hư không không thể nào nhuốm bẩn được, tâm Phật hơn hẳn tất cả, không có ai có thể sánh bằng, mà Tỳ-kheo-ni này đã là đệ tử của Phật, tại sao lòng dạ xấu xa muốn vu cáo Như lai? Lúc ấy Đức Thế tôn thấy rõ tâm niệm của mọi người, muốn giải quyết nghi ngờ cho mọi người, Ngài ngước nhìn lên phương phía trên, thì Thiên Đế Thích lập tức xuất hiện, hóa làm một con chuột cắn đứt sợi dây buộc bụng giả, bụng giả liền rơi xuống đất. Đại chúng đều nhìn thấy, mừng giận lẫn lộn, cảm thấy quái lạ làm sao. Lúc ấy Quốc vương tức giận vô cùng, bởi lẽ Tỳ-kheo-ni này bỏ gia đình xa sự nghiệp trở thành đệ tử của Phật, đã không có năng lực báo ân, mà lại mang lòng ganh tỵ kết thành hiềm khích đối với bậc Đại Thánh vậy ư? Lập tức truyền lệnh đào đất làm hố sâu đẩy xuống chôn vùi. Lúc ấy Đức Phật giải thích cho biết và khuyên chớ làm như vậy, đây là tội lỗi xưa kia của Ta chứ không phải chỉ là tai ương của người ấy. Vào thời lâu xa trong quá khứ xưa kia, lúc ấy có khách buôn đem bán châu ngọc giá trị tuyệt với, kể ra có nhiều hạt ngọc rất đẹp. Lúc ấy có một cô gái thỏa thuận sắp mua ngọc, có một chàng trai nâng giá thêm gấp bội, một mình mua được ngọc quý mang đi. Cô gái không mua được nên trong lòng căm hận, có lúc đi theo xin xem nhưng lại không chịu cho xem, lòng dạ càng thêm oán giận nói rằng: Ông hủy nhục tôi, dù sinh ra ở đâu tôi cũng phải báo thú ông vì nỗi oán hận này, sự hủy nhục này hối hận không thể nào bằng.

Đức Phật bảo với nhà vua và đại chúng rằng: Chàng trai mua ngọc lúc bấy giờ nay chính là thân Ta. Cô gái lúc bấy giờ nay chính là Tỳkheo-ni Bạo Chí. Bởi vì lòng căm hận ấy mà sinh ra nơi đâu cũng luôn luôn muốn vu cáo nhau. Đức Phật giải thích như vậy, đại chúng thảy đều từ bỏ nghi ngờ, không có ai là không hoan hỷ”.

– Thứ chín: Duyên về Phật ăn lúa mạch của ngựa.

Trong kinh Hưng Khởi Hạnh nói: “Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Vào thời lâu xa đời quá khứ, có Đức Phật danh hiệu là Tỳ Bà Diếp Như lai, ở trong thành Bàn đầu ma bạt có vị vua tên gọi Bàn Đầu, cùng với quần thần dân chúng, dùng bốn sự cúng dường Như lai và chúng Tăng, không bao giờ thiếu hụt gì. Lúc bấy giờ trong thành có Bà-la-môn, tên gọi Nhân đề kỳ lợi, thông hiểu sách vở bốn bộ Vi Đà của dòng Phạm Chí, cũng biết thuật toán số của Ni-kiền và dạy dỗ cho năm trăm Đồng tử. Lúc ấy nhà vua tổ chức lễ hội, trước đó thỉnh Phật và các chúng tăng. Đức Phật thấy đến lúc nên cùng chúng Tăng đi đến Vương cung vào chỗ ngồi mà ngồi. Nhà vua liền mang thức ăn tự tay sắp xếp các loại đồ ăn thức uống. Có một Tỳ kheo, tên là Di-lặc, lúc ấy bệnh không đi được, Phật và Đại chúng dùng cơm xong đều trở về trú xứ của mình, giữa đường gặp Phạm chí Sơn Vương, thấy thức ăn thơm ngon liền dấy lên ý ganh tỵ rằng: Sa môn cạo trọc đầu này đúng là nên ăn lúa mạch của ngựa, không nên ăn thức ăn cúng dường ngon lành tốt đẹp này. Thế là nói với các Đồng tử rằng: Các ông thấy Đạo nhân cạo trọc đầu này ăn uống toàn những thức ngon lành cao sang hay không? Các Đồng tử nói rằng: Thật sự trông thấy như vậy, vị Sư đứng đầu này cũng nên ăn chỉ là lúa mạch của ngựa mà thôi.

Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Ông nên biết Bà-la-môn Sơn Vương lúc ấy nay chính là thân Ta, năm trăm Đồng tử lúc ấy nay chính là năm trăm La hán. Tỳ kheo Di-lặc bị bệnh lúc ấy nay chính là Bồ-tát Di-lặc. Ta vào lúc bấy giờ bởi vì dấy lên ý niệm ganh tỵ, mắng rằng không nên ăn những thức ăn ngon lành ấy, mà đúng ra nên ăn lúa mạch của ngựa, các ông cũng nói như vậy. Vì nhân duyên này, Ta và các ông trải qua địa ngục vô số ngàn năm, nay tuy thành Phật mà duyên lúc ấy còn lại, Ta và các ông ở tại ấp Tỳ Lan ăn lúa mạch của ngựa trong 0 ngày. Ta vào lúc bấy giờ không nói cho Phật ăn lúa mạch của ngựa, mà chỉ nói cho Tỳ kheo ăn, vì vậy cho nên nay Ta được ăn lúa mạch của người giã. Bởi vì các ông nói thêm là nên cho Phật ăn lúa mạch của ngựa, cho nên hôm nay các ông được cám lúa mạch mà thôi”.

Lại trong kinh Đại thừa Phương Tiện nói: “Vì nhân duyêngì mà Như lai và chúng Tăng ở nơi tụ cư của Bà-la-môn Tỳ Lan Nhã, trong ba tháng ăn toàn lúa mạch của ngựa như vậy? Đức Phật bảo rằng: Này người thiện nam! Ta vào lúc xưa kia biết Bà-la-môn này chắc chắn bố thí nên mới bắt đầu thỉnh Phật và Tăng, mà tâm không cung cấp đồ ăn thức uống cho Ta, nhưng vẫn cố tình đi đến thọ nhận cúng dường. Tại vì sao? Bởi vì năm trăm con ngựa ấy. năm trăm con ngựa này trong đời trước đã học Bồ-tát Thừa, đã từng cúng dường chư Phật quá khứ mà gần gũi với ác tri thức gây ra nghiệp duyên xấu ác, cho nên rơi vào trong loài súc sinh. Năm trăm con ngựa có một con ngựa đầu đàn, tên gọi là Nhật Tạng, là một Đại Bồ-tát, quá khứ ở giữa loài người, đã từng khuyến khích năm trăm con ngựa nhỏ phát tâm bồ đề, vì muốn độ cho năm trăm con ngựa này mà hiện thân sanh trong loài ngựa. Nhờ uy đức của con người đầu đàn, khiến cho năm trăm con ngựa tự biết rõ túc mạng, vốn bị mất tâm mà nay lại thấy được. Ta xót thương năm trăm Bồ-tát kia rơi vào trong loài ngựa, muốn khiến cho được thoát khỏi từ kiếp súc sinh, vì vậy Như lai biết cho nên thọ nhận thỉnh cầu. Lúc ấy năm trăm con ngựa, bớt đi phần nữa lúa mạch mình ăn để mang đến bố thí chúng Tăng, phần nửa của con ngựa đầu đàn dâng lên cúng dường Như lai. Lúc bấy giờ con ngựa đầu đàn, vì năm trăm con ngựa, dúng âm thanh loài ngựa để mà thuyết pháp chỉ bày cách thức hối hận về sai lầm của mình, khiến nên lễ lạy Đức Phật và Tỳ kheo tăng. Nói sự việc này xong lại bày tỏ rằng: Các ông nên dùng phần nửa thức ăn của mình để cúng dường cho Tăng! Bấy giờ năm trăm con ngựa hối hận về sai lầm của mình rồi, đối với Phật và Tăng phát sinh tín tâm thanh tịnh, qua ba tháng rồi sau đó không lâu năm trăm con ngựa này mạng chung sanh lên cõi Trời Đâu Thuật. Lúc ấy năm trăm Thiên tử, liền từ cõi Trời đi đến chỗ Phật, nghe thuyết pháp xong chắn chắn được thành tựu A nậu bồ đề. năm trăm con ngựa vào đời tương lai đạt đến địa vị Bích-chiPhật, ngựa đầu đàn Nhật Tạng ấy ở đời tương lai lại được làm Phật, danh hiệu là Thiện Điều Như lai. Tuy ăn cỏ cây đất đá gạch ngói, mà trong đại thiên thế giới không có gì bằng mùi vị này. Lúc bấy giờ trong lòng A-nan sinh ra buồn phiền, dòng dõi chuyển Luân Thánh Vương xuất gia học đạo, mà giống như người hèn mọn ăn lúa mạch của ngựa như cậy! Ta vào lúc bấy giờ thấy rõ tâm niệm của A-nan, liền đưa cho một hạt lúa mạch và bảo với A-nan rằng: Ông nếm thứ lúa mạch này, có mùi vị là như thế nào? A-nan nến xong tâm hy hữu thưa rằng: Con sinh ra trong gia đình vua chúa đến nay chưa từng biết được mùi vị như vậy. A-nan ăn hạt lúa mạch này rồi, trong bảy ngày đêm không có ý tưởng đói khát. Như lai lại biết năm trăm Tỳ kheo, nếu ăn thức ăn cao cấp thì tâm tham dục tăng nhiều, nếu ăn thức ăn sơ sài thì tâm không bị tham dục làm cho mờ mịt, các Tỳ kheo ấy qua ba tháng rồi thì tâm xa lìa dâm dục chứng đến quả vị A-la-hán.

Này người thiện nam! Vì điều phục năm trăm Tỳ kheo và hóa độ năm trăm con ngựa tiền thân là Bồ-tát, cho nên Như lai dùng sức phương tiện nhận chịu duyên ăn lúa mạch của ngựa trong ba tháng chứ không phải là nghiệp báo đâu”.

– Thứ mười: Duyên về Phật chịu đựng khổ hạnh.

Trong kinh Hưng Khởi Hạnh nói: “Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Xưa kia bên thành Ba-la-nại, cách thành không xa có ấp Đa Thú, trong ấp có Bà-la-môn, là Thái Sử của nhà vua, bậc nhất trong nước, có một người con trai, trên đầu tự nhiên có búi tóc như ngọn lửa, nhân đó lấy làm tên gọi. Hỏa Man diện mạo đoan chánh có ba mươi tướng, điển tịch đồ thư Sấm Ký của Phạm Chí không có việc gì không thông hiểu. Lúc ấy có một người làm nghề thợ gốm, tên là Nan Đề bà La, ở đây gọi là Hộ Hỷ, cùng với Hỏa Man kết giao thân thiết từ bé, tâm tôn trọng nhau và nghĩ đến nhau không quên dù chốc lát. Người thợ gốm tinh tiến nhân từ hiếu thuận, cha mẹ đều mù lòa, cung dưỡng cha mẹ không hề có gì thiếu sót, tuy làm thợ mà tay không hề đào đất, cũng không sai người khác đào, chỉ lấy tường sập, bờ sụt, chuột đào hang đùn đất lên… đem hòa lẫn để làm đồ dùng tốt đẹp không gì sánh được. Nếu có người nam người nữ nào muốn đến mua đồ dùng, thì không tranh giành giá cả số lượng, không lấy vàng bạc tiền của lụa là, chỉ lấy đậu mè thóc gạo để cúng dường mà thôi. Như lai Ca-diếp an trú trong tinh xá, các ấp không xa, cùng với chúng Đại Tỳ kheo gồm hai vạn người quy tụ, đều là bậc A-la-hán. Hộ Hỷ nói với Hỏa Man rằng: Cùng nhau đi đến gặp Như lai Ca-diếp không? Hỏa Man trả lời rằng: Cần gì gặp Đạo nhân cạo trọc đầu này, vì thật sự chỉ là người cạo trọc đầu mà thôi, nào có đạo lý gì đâu? Như vậy đến ba lần. Ngày sau lại nói Hỏa Man rằng: Cùng nhau vào trong nước tắm rửa vậy. Hỏa Man đáp rằng: Đồng ý như vậy. Liền cùng nhau đi đến dòng sông tắm rửa. Mặc áo quần xong, Hộ Hỷ đưa tay phải từ xa chỉ rõ và nói: Tinh xá của Như lai cách đây không xa, có thể cùng nhau đến xem một lát được không? Hỏa Man đáp rằng: Đâu cần đến xem Đạo nhân đầu cạo trọc này làm gì, đâu có Phật đạo khó được? Hộ Hỷ liền nắm áo kéo không đi. Hỏa Man thì cởi áo bỏ đi, Hộ Hỷ đuổi theo đàng sau, nắm dây lưng kéo lại nói: Có thể tạm thời cùng nhau đến gặp Phật rồi lập tức trở về vậy. Hỏa man lại cởi dây lưng bỏ chạy mà nói: Tôi không muốn gặp Sa môn trọc đầu này. Hộ Hỷ liền túm đầu bạn mình dắt đi và nói: Hãy đi đến gặp Phật một lần thôi! Lúc bấy giờ trong kiêng kỵ nắm đầu người ta, người nắm đều bị chém đầu. Hỏa Man kinh hãi, trong lòng thầm nghĩ rằng: Người thợ gốm này không sợ chết tóm lấy đầu mình, điều này không phải là chuyện nhỏ, ắt phải có chuyện tốt lành mới khiến cho người này không sợ chết mà nắm đầu mình. Hỏa Man nói: Anh thả đầu tôi ra, tôi sẽ đi theo anh! Hộ Hỷ lập tức thả ra, cùng nhau đi đến chỗ Phật. Hộ Hỷ lễ lạy chân Như lai rồi ngồi về một bên. Hỏa Man đưa tay chào hỏi xong liền ngồi. Hộ Hỷ vòng tay thưa với Phật Ca-diếp rằng: Đây là Hỏa Man, con trai của Thái Sử trong ấp Đa Thú, là bạn thân từ lúc nhỏ của con, nhưng người ấy không biết đến Tam Tôn, không tin Tam bảo, nguyện xin Thế tôn gợi mở cảm hóa ngu si đen tối khiến cho người ấy tin hiểu. Cậu bé Hỏa Man nhìn kỹ càng Thế tôn, từ đầu đến chân nhìn thấy tướng tốt của Phật, dung mạo uy nghiêm vô cùng – các căn thuần thục điều hòa; dùng 32 tướng tốt trang nghiêm cho thân thể, tám mươi vẻ đẹp để làm thành dung mạo diệu kỳ; giống như đóa hoa trên cây Sa La; thân thể giống như núi Tu di, không thể nào trông thấy đỉnh cao; khuôn mặt giống như trăn tròn, ánh sáng giống như mặt Trời rữc rỡ, thân có sắc màu như vàng ròng. Hỏa Man trông thấy tướng tốt của Phật, thì trong lòng nghĩ rằng: Sấm ký dòng dõi Phạm chí của mình đã ghi những tướng tốt, nay Phật có tất cả, chỉ có điều là không có hai việc, một là tướng âm mã tàng, hai là tướng nhả lưỡi liếm mặt. Thế là nói kệ rằng:

Đã nghe ba mươi hai tướng tốt,
Tám mươi vẻ đẹp của Đại sĩ,
Đối với người này được tôn quý,
Nhưng không nhìn thấy có hai điều.
Lẽ nào có thân thể trượng phu,
Mà giống như mã tàng hay không?
Lẽ nào có tướng lưỡi rộng dài,
Che kín mặt, liền thấu đầu không?
Nguyện nhả lưỡi nêu rõ cho thấy,
Khiến con dứt sạch những hoài nghi,

Con trông thấy mới biết chính xác, giống như kinh ghi chép hay không? Ngay sau đó Như lai liền đưa ra tướng lưỡi rộng dài, để cho kín khuôn mặt lên đến nhục kế, và che phủ hai tai. Bảy lần liếm đầu, co lưỡi vào miệng, màu sắc ánh sáng phát ra soi chiếu đại thiên thế giới, che lấp ánh sáng mặt trăng mặt Trời cho đến cõi Trời A Ca Nhị Tra, ánh sáng trở lại vòng quanh thân bảy vòng rồi từ trên đỉnh đi vào, dùng sức thần thông hiện rõ tướng âm mã tàng, khiến cho một mình Hỏa Man trông thấy, mà những người khác không nhìn thấy. Cậu bé Hỏa man trông thấy đầy đủ 32 tướng của Phật không thiếu một tướng nào, hoan hỷ nhảy nhót không thể nào tự kìm mình được. Như lai thuyết pháp cho

Hỏa man, ngăn lại ba nghiệp ấy khiến cho thực hành Bồ-tát hạnh. Hỏa man liền lạy sát chân Phật rồi quỳ thẳng thưa rằng: Nay con sám hối, những gì thân không đáng làm mà làm, những gì miệng không nên nói mà nói, những gì ý không được nghĩ mà nghĩ, nguyện xin Thế tôn chấp nhận sự sám hối này của con, từ nay về sau không dám phạm nữa! Như vậy đến ba lần, Như lai Ca-diếp im lặng chấp nhận. Cậu bé Hỏa Man và cậu bé Hộ Hỷ, cùng lễ lạy lui về. Sau đó tự mình trách móc ân hận không sớm được nghe làm mất đi lôi ích đối với đạo. Thế là cậu bé Hỏa man nói kệ ca ngợi Hộ Hỷ rằng:

Nhân ái làm bạn tốt của tôi,
Bạn pháp không có gì tham trước,
Dẫn dắt cho tôi theo chánh đạo,
Bạn này được Đức Phật khen ngợi.

Sau đó hai người tìm đến chỗ Phật cầu xin xuất gia thọ cụ túc giới. Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Cậu bé Hỏa Man lúc ấy nay chính là thân Ta. Cha của Hỏa Man lúc ấy nay chính là vua cha Chân Tịnh của Ta. Cậu bé làm thợ gốm tên là Hộ Hỷ lúc ấy, lúc Ta làm Thái tử ở trong cung của thể nữ, đến nửa đêm làm Bình Thiên Tử để nói với Ta rằng: Ngày giờ đã đến, nên xuất gia đi. Người dẫn dắt cho ta ấy là Xá-lợi-phất. Hộ Hỷ này nhiều lần khuyến khích Ta xuất gia, là thiện tri thức vậy. Ta trước đây hướng về Hộ Hỷ phát ra lời nói tệ hại rằng: Phật Ca-diếp chỉ là Sa môn trọc đầu, Phật đạo có gì khó được? Vì lời nói tệ hại này, cho nên trước lúc thành Phật phải chịu khổ hạnh sáu năm, mỗi ngày chỉ ăn một hạt mè hạt gạo hoặc là đậu lớn đậu nhỏ, tuy chịu đựng vất vả cực nhọc mà đối với pháp chẳng có ích gì. Xá-lợi-phất ơi, Ta khổ hạnh sáu năm ấy là đền trả duyên đối đầu trước kia, xong rồi sau đó mới được thành Phật.

Đức Phật bảo với Xá-lợi-phất: Ông xem Như lai đã hết những ác niệm, chư Thiên-người – quỷ thần và tất cả chúng sanh đều mong muốn hóa độ, mà Ta hãy còn không tránh khỏi oán tối vốn có, huống là hạng ngu si tăm tối không đến được đạo ư! Này Xá-lợi-phất, nên giữ gìn ba nghiệp của thân, bốn nghiệp của miệng và ba nghiệp của ý, nên học như vậy!

Lúc Đức Phật giải thích về nhân duyên của đời trước, có một vạn một ngàn người cõi Trời đạt được quả vị Tu-đà-hoàn, tám ngàn chúng sinh loài rồng đều thọ Ngũ giới, năm ngàn Dạ xoa thọ tam tự quy. Đức Phật thuyết kinh này xong, Xá-lợi-phất và năm trăm La hán, A nậu đạt Long vương và tám bộ Quỷ Thần, hoan hỷ vâng lời thực hành”.

Tụng rằng:

Chỉ riêng bậc trí tuệ này,
Gặp nhiều mưu kế oan ức,
Đục trong khó mà phân biệt,
Người thiện giăng đầy ác nghiệp,
U hiển biết rõ sâu xa,
Thật giả xem xét kỹ càng,
Tự quán sát nghiệp đối đầu,
Như hình ảnh giữa hư không.