KIM QUANG MINH TỐI THẮNG VƯƠNG

KINH SỚ

Tam Tạng, Pháp sư Nghĩa Tịnh đời Đường vâng chiếu dịch.
Sa-môn dịch kinh Tuệ Chiểu soạn.

Phẩm TRƯỞNG GIẢ TỬ LƯU THỦY

Phẩm trưởng giả tử Lưu thủy thứ hai mươi lăm có chia ra làm ba phần:

1. Nói về lý do có phẩm này: Mười ngàn vị Thiên tử được thọ ký, Thiên nữ sinh nghi ngờ. Cuối phẩm thọ ký trước đây chỉ nói sơ lược nên chưa thể hiểu rõ ràng. Vì vậy, hai phẩm Trừ Bệnh và Lưu Thủy lại vì đó phân tích rộng khiến cho đại chúng biết sâu hơn. Phẩm trước nói nhiều về duyên khởi, phẩm này chính thức nói về nhân thọ ký, do đó có phẩm này. Vì vậy ở sau nói: “Nhân xưa kia ta dùng nước cứu đàn cá, cho ăn khiến chúng no đủ, nói mười hai duyên khởi sâu xa và Đà-la-ni chú tương ưng này cho chúng nghe, lại vì xưng danh hiệu Đức Phật Bảo Kế đó cho chúng, nhờ gốc lành này được sinh lên cõi trời, nay đến chỗ ta vui vẻ nghe pháp, ta đều sẽ thọ ký Bồ-đề cho.”

2. Giải thích tên gọi: Nói con của trưởng giả là nêu người cha để nói về người con, biểu thị dòng dõi tôn quý. Lưu thủy là lấy hạnh làm sáng tỏ danh, nói về thắng hạnh. Lại nữa, bản thân cũng là trưởng giả nên để phân biệt với cha lại xưng là con. Bởi vì có đức nuôi người, nuôi cá cho nên có hiệu là trưởng giả. Lưu thủy có hai nghĩa:

  1. Nước có khả năng chảy.
  2. Có khả năng cho nước, theo hạnh làm tên gọi, đây là đức và hạnh cả hai cùng nêu bày.

Phẩm này nói nhiều về sự việc đó cho nên lấy làm tên phẩm.

3. Giải trừ vấn nạn.

Hỏi: Vì sao không gọi là phẩm Cứu Ngư?

Đáp: Nghĩa của Lưu thủy rất rộng, bởi vì cứu cá cũng thấm nhuần đến loài khác, do đó không gọi riêng là phẩm Cứu Ngư.

Văn kinh: Bấy giờ, Đức Phật bảo thần cây Bồ-đề. Này thiện nữ Thiên! Bấy giờ, con của trưởng giả tên là Lưu Thủy vào thời xưa kia, ở trong nước Thiên tự tại quang vương chữa trị tất cả bệnh tật khổ sở cho các chúng sinh, giúp họ được bình phục, thọ hưởng yên ổn vui sướng. Các chúng sinh kia vì bệnh dứt hết cho nên tu nhiều phước nghiệp, thực hành nhiều hạnh cứu giúp, vì tự mình vui sướng nên cùng nhau đi đến chỗ của con trưởng giả, đều sinh tâm tôn kính nói như vầy: Lành thay! Lành thay! Con của Đại trưởng giả, việc tốt lành luôn luôn sinh ra và nuôi lớn phước đức, thêm ích lợi cho chúng tôi được yên ổn sống lâu. Lòng nhân ái này thật là sức mạnh của thầy thuốc, lòng Từ bi của Bồ-tát, khéo điều chế thuốc men, khéo chữa trị vô lượng bệnh tật khổ sở cho chúng sinh. Như thế xưng tụng, ngợi khen rộng khắp thành ấp.

– Văn trong phẩm chia ra bốn đoạn:

  1. Khen ngợi kết luận năng lực của thuốc.
  2. Từ Thiện nữ Thiên…” trở xuống nói về hạnh cứu giúp loài cá.
  3. Từ “Bấy giờ, Đức Phật bảo…” trở xuống là kết hợp xưa nay.
  4. Từ “Bấy giờ đại chúng…” trở xuống là lãnh ngộ y theo tu học.

Trong đoạn đầu lại chia làm bốn: Đầu tiên là kết luận dứt hết các bệnh tật; tiếp theo từ “Các chúng sinh kia…” trở xuống nói về mọi người tăng thêm phước nghiệp, tiếp “Nên cùng nhau đến…” trở xuống là mọi người đến kính lễ, khen ngợi; tiếp “Như thế xưng tụng…” về sau là tổng kết tiếng tăm vang xa.

Văn kinh: Này thiện nữ Thiên! Vợ của Lưu Thủy tên là Thủy Kiên Tạng có hai người con, một người tên là Thủy Mãn, một người tên là Thủy Tạng.

Nói về hạnh cứu giúp loài cá, văn cũng chia làm bốn:

  1. Nói về quyến thuộc của Bồ-tát.
  2. Từ “Lúc ấy Lưu Thủy…” về sau là nói về sự cứu giúp loài cá.
  3. Từ “Bấy giờ, Đức Thế Tôn…” về sau là nói các vị trời nghe và khen ngợi.
  4. Từ “Đức Phật bảo thiện nữ Thiên…” về sau là nói về loài cá đền ơn.

Đây tức là phần đầu.

Văn kinh: Lúc ấy, Lưu Thủy dẫn hai người con từ từ dạo khắp thành ấp, xóm làng, qua nơi nguy hiểm trong đầm vắng thấy các cầm thú thuộc giống ăn thịt như lang sói chồn, chim cắt, thảy đều trốn chạy hốt hoảng, một mực lánh xa, con của trưởng giả liền nghĩ rằng: Các loài cầm thú này vì nguyên nhân gì mà hốt hoảng trốn chạy, ta nên theo chúng đến nơi ấy xem sao? Nghĩ đoạn, Lưu Thủy liền đi theo chúng thì thấy có một cái hồ lớn tên là Dã sinh, nước hồ sắp cạn, ở trong hồ có nhiều loài cá. Lưu Thủy thấy rồi sinh tâm đại Bi, bèn có thần cây thị hiện nửa thân, nói như vầy: Lành thay! Lành thay! Này người thiện nam, ông có tên gọi xứng với ý nghĩa, Lưu Thủy là có thể thương xót loài cá này nên ban nước cho chúng. Có hai nhân duyên tên là Lưu thủy: một là dòng nước chảy, hai là cho nước, nay ông nên thuận theo tên gọi mà thực hành. Lúc này, Lưu Thủy hỏi thần cây rằng: Cá hồ này có khoảng chừng bao nhiêu con? Thần cây đáp rằng: Có mười ngàn con. Này thiện tử Thiên! Lúc Lưu Thủy nghe nói số cá này thì tâm bi càng tăng thêm, hồ lớn này bị mặt trời chiếu, nước còn lại không bao nhiêu, mười ngàn con cá này sắp đi vào chỗ chết, toàn thân quay quắt, nhìn Lưu Thủy để cầu chút hy vọng, mắt nhìn theo không hề rời. Lưu Thủy thấy việc này rồi liền hướng về bốn phương muốn tìm kiếm nguồn nước, cuối cùng không tìm thấy gì. Tiếp tục nhìn về một phía thấy có cây lớn, liền trèo lên chặt lấy cành lá để che mát, lại suy nghĩ nước trong hồ này từ nơi nào chảy đến, tìm mãi không thôi, thấy một con sông lớn tên là Thủy sinh, bên bờ sông này có các ngư dân làm nghề đánh cá, bởi vì ở chỗ quan trọng vùng thượng lưu của sông bị vỡ nên ngăn dòng nước ấy khiến cho không chảy xuống được, chỗ vỡ này binh lính khó tu bổ. Liền nghĩ rằng: Triền núi này quá cao, dù cho trăm ngàn người thì suốt ba tháng cũng không thể nào phá được, huống gì một mình ta mà có thể làm được sao? Lúc ấy, Lưu Thủy vội vàng trở về thành, đến chỗ đại vương, đầu mặt lễ dưới chân rồi lùi lại đứng một bên chắp tay cung kính tâu lời như vầy: Tôi vì đại vương nhân dân đất nước chữa trị các thứ bệnh tật, khiến cho đều được yên lành, dần dần đi qua đến đầm vắng đó thấy có một hồ nước tên Dã sinh, nước hồ đó sắp cạn, có mười ngàn con cá bị ánh nắng mặt trời chiếu nóng quay quắt, không bao lâu sẽ chết. Cầu mong đại vương từ bi thương xót giúp cho hai mươi thớt voi lập tức đến đó mang nước cứu mạng cho loài cá kia, như tôi giúp mạng sống cho những người bệnh. Bấy giờ, đại vương liền tuyền lệnh cho quan đại thần nhanh chóng đem những thớt voi cho vị y vương này. Lúc ấy, vị đại thần kia vâng sắc chỉ của đại vương rồi, thưa với Lưu Thủy rằng: Lành thay, đại sĩ nhân đức! Nay đại sĩ tự mình có thể đến chuồng voi tùy ý chọn lấy hai mươi thớt voi mạnh mẽ để lợi ích chúng sinh, giúp cho chúng được yên lành. Lúc này, Lưu Thủy và hai người con dẫn hai mươi thớt voi hùng mạnh ra đi, lại qua nhiều quán rượu mượn các túi da đến nơi dòng nước bị vỡ, vào túi chứa đầy nước da để đàn voi mang về, đến rót vào hồ cho nước mau chóng đầy lại như trước.

– Tiếp theo nói về việc cứu giúp loài cá, có tám:

  1. Cha con đi dạo khắp nơi.
  2. “Thấy các loài cầm thú…” trở xuống là nói về thấy hiện tượng khác lạ.
  3. “Thì Lưu Thủy…” trở xuống là Bồ-tát suy nghĩ.
  4. “Liền theo đến…” trở xuống là suy nghĩ xong tìm kiếm quan sát.
  5. “Thấy có hồ lớn…” trở xuống là cuối cùng thấy hồ cá khô cạn
  6. “Lưu Thủy thấy rồi…” trở xuống là liền phát khởi bi tâm.
  7. “Thì có thần cây…” trở xuống là thần cây khuyên nên cứu giúp- trong đó có ba:

a) Hiện thân vì tai nạn nguy cấp.

b) Từ “Nói lời như vầy…” trở xuống là khen ngợi để mong mỏi sự phát tâm.

c) Từ “Này người thiện nam, ông có tên gọi xứng với ý nghĩa…”trở xuống là khuyên cứu giúp để phù hợp với ý nghĩa tên gọi. Trong đó lại có ba: Đầu tiên là nêu ra sự khuyên nhủ, tiếp đến “Có hai nhân duyên…” trở xuống là giải thích sự khuyên nhủ, từ “Nay ông nên…” trở xuống là kết thúc sự khuyên nhủ.

8. “Lúc ấy, này Lưu Thủy…” trở xuống là y theo lời cầu thỉnh để cứu giúp, trong đó lại có sáu:

  1. Hỏi số lượng bao nhiêu con.
  2. “Thần cây trả lời rằng…” trở xuống là đáp có mười ngàn con.
  3. “Thiện nữ Thiên…” trở xuống là tăng thêm tâm Từ bi.
  4. “Lúc hồ lớn này…” trở xuống là nói về loài cá chịu khổ sở.
  5. “Thấy Lưu Thủy…” trở xuống là loài cá mong được cứu giúp.
  6. “Khi ấy, Lưu Thủy…” trở xuống là từ bi đang cứu giúp, trong đó lại có hai: Đầu tiên là tâm Bi cứu khổ, sau đó “lại suy nghĩ” trở xuống là tâm từ cho vui. Vì thế kinh chép: “Ưa thích giảng nói chánh pháp, nên thường làm nhân thụ vui cho đời sau.” Phần đầu cứu khổ lại có hai: Trước là cho nước, sau đó “Này thiện nữ Thiên, lúc ấy Lưu Thủy…” về sau là giúp cho thức ăn.

– Ban cho nước có mười một:

  1. Tìm khắp nơi không có nước.
  2. Lại nhìn về một phía…” trở xuống là tạm thời để che mát.
  3. “Lại suy nghĩ…” trở xuống là tìm kiếm nguồn nước của hồ.
  4. “Thì bên bờ sông này…” trở xuống là thấy nguồn nước bị vỡ.
  5. “Liền suy nghĩ như vầy…” trở xuống là nghĩ rằng khó mà tu bổ.
  6. “Lúc ấy, Lưu Thủy…” trở xuống là cầu xin đàn voi của nhà vua.
  7. “Bấy giờ, đại vương…” trở xuống là nhà vua truyền chỉ khẩn cấp ban cho đàn voi.
  8. “Lúc ấy, vị đại thần kia…” trở xuống là toàn quyền vào cung tùy ý chọn lựa.
  9. “Lúc này, Lưu Thủy…” trở xuống là có được đàn voi như ý mong cầu.
  10. “Lại qua nhiều quán rượu…” trở xuống là mượn nhiều túi da đựng nước.
  11. “Đến nơi dòng nước bị vỡ…” trở xuống là vận chuyển nước thêm vào trong hồ đề đầy lại như trước.

Văn kinh: Này thiện nữ Thiên! Bấy giờ, Lưu Thủy đi vòng quanh bốn phía hồ thì lại những đàn cá kia cũng tiếp tục bơi đi theo quanh bờ. Lúc này, Lưu Thủy lại nghĩ rằng: Những đàn cá này vì sao lại bơi theo ta, chắc vì sự bức bách của đói và nóng lại muốn theo ta cầu xin thức ăn, vậy bây giờ ta nên giúp chúng. Lúc ấy, Lưu Thủy bảo người con rằng: Con mau lấy một thớt voi mạnh mẽ nhất trở về nhà kể rõ mọi chuyện cho ông nội nghe, tất cả vật thực có thể ăn được trong nhà, cho đến phần thức ăn của cha mẹ và phần của vợ con, kẻ ăn người ở thảy đều thâu góp hết lập tức mang đến đây. Bấy giờ, hai người con vâng lời cha dạy, liền cỡi thớt voi lớn nhất vội vàng đến nhà ông nội thưa rõ mọi việc như trên, thâu góp mọi vật thực có thể ăn được trong nhà xếp trên mình voi khẩn trương trở lại chỗ người cha. Lúc người con đến bên hồ thì Lưu Thủy thấy con mình đến thân tâm vui mừng phấn khởi, liền bỏ thức ăn khắp xuống hồ, cá được thức ăn rồi thảy đều no đủ.

Tiếp theo là tâm bi cứu khổ, thuộc phần thứ hai giúp cho thức ăn có mười hai việc:

  1. Lưu Thủy đi quanh xem xét.
  2. “Thì các đàn cá kia…” trở xuống là cá cũng bơi theo nhìn.
  3. “Lúc này, Lưu Thủy…” trở xuống là trưởng giả xem xét suy nghĩ.
  4. “Chắc là vì đói và nóng…” trở xuống là biết cá bị khổ sở.
  5. “Bây giờ, ta nên giúp cho…” ấy là từ tâm nghĩ đến sự giúp đỡ.
  6. “Bấy giờ, Lưu Thủy…” về sau là bảo con về chở thức ăn.
  7. “Gom góp mọi thức ăn trong nhà…” về sau là con vè đến chỗ ông nội kể lại sự việc.
  8. “Gom góp mọi thức ăn trong nhà…” về sau là có được thức ăn nên quay trở lại.
  9. “Lúc ấy, Lưu Thủy…” trở xuống là là tâm trưởng giả vui mừng.
  10. “Liền lấy thức ăn…” trở xuống là lập tức rải khắp nơi cho cá.
  11. “Cá được thức ăn rồi…” trở xuống là cá nhờ đó được no đủ.

Văn kinh: Lại nghĩ như vầy: Nay ta giúp cho thức ăn khiến cá được sống, nguyện đời sau sẽ ban cho pháp thực cứu giúp đầy đủ không cùng tận.

12. Lưu Thủy phát nguyện.

Văn kinh: Lại tiếp tục nghĩ rằng: Trước đây ta từng ở nơi rừng sâu vắng vẻ gặp một vị Tỳ-kheo đọc kinh Đại thừa nói về pháp yếu sâu xa của mười hai duyên sinh, đồng thời trong kinh nói: “Nếu có chúng sinh nào lúc sắp qua đời được nghe danh hiệu Bảo Kế Như lai liền sinh lên cõi trời.” Nay ta nên vì mười ngàn con cá này giảng nói mười hai duyên khởi sâu xa cùng tột, cũng nên xưng niệm danh hiệu Đức Phật Bảo Kế. Nhưng ở châu Thiệm-bộ có hai hạng người, hạng thứ nhất tín sâu Đại thừa, hạng thứ hai hủy báng không tin, cũng nên làm cho chúng thêm lớn tín tâm.

Tiếp theo là phần hai, từ tâm ban vui trong phần từ bi đang cứugiúp, có hai: Đầu tiên là trong tâm tự mình suy nghĩ, sau đó từ “Lúc ấy, Lưu Thủy…” trở xuống là thực hành lợi lạc bên ngoài. Trong phần đầu lại có ba:

1. Suy nghĩ những điều xưa kia đã nghe.

2. Từ “Nay ta…” trở xuống là nghĩ sẽ nói cho cá nghe.

3. Từ ”Nhưng ở châu Thiệm-bộ…” trở xuống là bao gồm lợi ích cho người, tức trong văn sau nói đến “bởi vì cá được lợi ích nên báo đền ân của Lưu Thủy, tất cả vua quan nghe nhân đó mà phát khởi tín tâm”. Ba đoạn văn lần lượt như sau.

Văn kinh: Lúc ấy, Lưu Thủy nghĩ rằng: Ta xuống hồ mới nói pháp sâu mầu cho các loài cá nghe được. Nghĩ đoạn, Lưu Thủy liền xuống nước, xướng lên rằng: Nam-mô quá khứ Bảo Kế Như lai Ứng Chánh Biến Tri Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn, Đức Phật này thuở xưa tu hạnh Bồ-tát, bấy giờ Ngài phát thệ nguyện như vầy: Tất cả chúng sinh trong mười phương thế giới khi sắp qua đời nghe danh hiệu ta, người ấy sau khi qua đời được sinh lên tầng trời tam thập tam.

Tiếp theo là thực hành lợi lạc bên ngoài, có hai: Đầu tiên là suy nghĩ muốn đi xuống hồ, tiếp theo từ “Nghĩ như thế rồi…” trở xuống là làm lợi ích cho loài cá, trong đó lại có hai:

  1. Xưng danh hiệu Phật cho cá nghe.
  2. Từ “Bấy giờ, Lưu Thủy…” trở xuống là nói pháp sâu xa cho cá nghe, cũng chính là làm cho ai chưa tin sẽ tin, đã tin khiến hiểu rõ.

Trong phần một, đầu tiên là xưng danh hiệu Phật, từ “Đức Phật này thuở xưa…” trở xuống là giải thích nguyên do vì sao xưng danh hiệu Đức Phật này.

Văn kinh: Bấy giờ, Lưu Thủy lại giảng nói pháp mầu sâu xa này cho các loài ca trong hồ nghe.

Đây là nói pháp cho các loài cá, có hai: Đầu tiên là hiển thuyết, sau là mật thuyết. Hoặc đầu tiên là nói pháp khiến cho hiểu rõ, sau là nói thần chú để che chở. Trong phần đầu lại có hai: Đầu tiên là nêu chung, sau là giải thích riêng. Đây là nêu chung.

Văn kinh: Cái này có nên cái kia có, cái này sinh nên cái kia sinh.

Tiếp theo có hai phần giải thích: Đầu tiên là nói về duyên khởi tạp nhiễm, tức là nương theo sự chuyển đổi lần lượt sinh tử, sau từ “Cái này diệt nên cái kia diệt…” trở xuống là nói về duyên khởi thanh tịnh, tức là nương theo sự hoàn diệt lần lượt dứt bỏ. Nhưng hai loại duyên khởi đều có hai thứ quán hành thuận nghịch, ở đây đều nói theo phương diện thuận để phản ảnh rõ ràng hai thứ nghịch quán. Trong phần đầu lại có hai: Đầu tiên là nêu riêng, từ “Đó là…” trở xuống là giải thích riêng.

Đây là phần mở đầu. Theo luận Tạp tập bốn nói có ba duyên sinh:

  1. Vô tác duyên sinh.
  2. Vô thường duyên sinh.
  3. Thế dụng duyên sinh.

Hai duyên sinh đầu chung cho tất cả pháp hữu vi, duyên sinh thứ ba y cứ theo pháp hữu tình. Nhưng văn các nơi khác phần nhiều dựa theo mười hai phần duyên sinh để phân tích, bởi vì đó là phần căn bản. Nói rằng “Cái này có nên cái kia có…” là theo thứ tự hai duyên sinh trước, đối pháp nói là “cái này có nên cái kia có” là nói về nghĩa của vô tác duyên sinh, chỉ nhờ có duyên nên quả pháp mới có được, chẳng phải duyên có tác dụng thật mới sinh được quả pháp”. Đây là phá bỏ cái chấp ngang ngược vào Đại phạm thần ngã thật sự có tác dụng thường làm nhân cho mọi vật của các ngoại đạo. Nói rằng chẳng phải duyên có tác dụng thật mới sinh ra quả pháp là cũng phá bỏ cái vọng chấp là không có nhân của các ngoại đạo, cho nên nói “Cái này có nên cái kia có” “Cái này sinh nên cái kia sinh” là nói về nghĩa của vô thường duyên sinh, không phải pháp vô sinh là nhân cho nên thiếu pháp sở sinh mà được thành lập. Đây là phá bỏ chấp thường pháp là nhân sinh ra các pháp của ngoại đạo, cũng ngăn che cả vị lai; Hóa địa bộ v.v… đều chấp có mười hai phần duyên khởi vô vi, có công năng làm cho duyên khởi phát sinh không hề tạp loạn nên nói rằng cũng chẳng phải pháp vô sinh là nhân cho nên thiếu pháp sở sinh mà được thành lập. Nói sâu xa ấy có năm thứ, đó là nhân sâu xa, tướng sâu xa, sinh sâu xa, trú sâu xa và chuyển sâu xa, đó là nghĩa của sâu xa, rộng như luận kia giải thích.

Văn kinh: Đó là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên sinh sắc, danh sắc duyên sáu xứ, sáu xứ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên già chết, ưu bi khổ não. Cái này diệt nên cái kia diệt, đó là vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì sáu xứ diệt, sáu xứ diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sinh diệt, sinh diệt thì già chết diệt, già chết diệt thì lo buồn khổ não diệt, như thế khổ uẩn cùng cực nhất thảy đều trừ diệt.

Tiếp theo giải thích riêng về duyên khởi. Đây tức là loại thứ ba thế dụng duyên sinh. Nhưng nhân duyên các pháp hữu vi khác nhau nên đều có thế dụng, do đó đối pháp nói: “Tuy là các pháp vô tác vô thường, nhưng không tùy theo một pháp nào làm duyên cho nên sinh ra tất cả quả, vì vậy công năng của các pháp đều khác nhau.” Kinh Thập Địa chép: “Lúc chết hay biệt ly thì ý căn tương đối gọi là ưu, năm căn tương đối là khổ, cất tiếng than khóc gọi là bi, người ngu tâm nóng nảy gọi là não.” Đây là dựa theo sự tạp nhiễm mà lần lượt sinh khởi. Nói “Cái này diệt nên cái kia diệt…” trở xuống là nói về thanh tịnh thuận quán lần lượt trừ diệt. Văn có ba phần: Đầu tiên nêu ra, tiếp theo giải thích, sau từ “Như thế khổ uẩn cùng cực nhất…” trở xuống là kết thúc riêng.

Nghĩa của duyên khởi này sơ lược chia ra bốn loại:

  1. Xuất thể.
  2. Giải thích.
  3. Quán hành.
  4. Vấn đáp.

Đầu tiên là thể của Vô minh, là phần chính trong phiền não chướng giữ lấy sự phân biệt và trong đó thường phát khởi cảm đến quả báo chung, riêng; hoặc chỉ cảm lấy quả báo chung, làm thể của vô minh, gồm các chi phần tức là chung cho cả câu sinh phân biệt, do đó vô minh làm thể. Luận Thành Duy thức quyển tám chép: “Trong này vô minh chỉ giữ lấy phần năng phát chính thức cảm đến nghiệp thiện ác của đời sau.” Lại nói: “Chính thức phát khởi nghiệp đó là chỉ thấy sở đoạn, còn điều phụ thuộc không nhất định.” Đây là bao gồm cả tương ưng, bất cộng, triền và tùy miên. Thể của chi hành là chung cho cả thiện và bất thiện của ba nghiệp thân ngữ ý, chỉ chiêu cảm quả báo chung và chung cho cả hai nghiệp chung riêng làm tánh, chỉ cảm đến quả báo riêng tức là chẳng phải chi hành, vì thế Duy thức nói: “Tức là những cái do kia phát ra mới gọi là hành.” Do đó tất cả thuận theo hiện tại thọ nghiệp riêng biệt giúp đỡ đương nghiệp đều không phải chi hành, cũng chung cho cả hạt giống hiện tại, giả chung cho cả tạm thời thông luôn biểu sắc của hai nghiệp thân, ngữ, thật sự chỉ là ý nghĩ. Thể của chi thức là chỉ chọn lấy hạt giống của thức dị thục thứ tám, do đó luận Duy thức chép: “Thức chủng trong này gọi là nhân của bổn thức chỉ chọn lấy sở cảm dị thục của chi hành làm hạt giống của thức thứ tám.” Đầu tiên do kết hợp mà sinh, vì thế quả báo chung là chính, không bao gồm hiện hành và chuyển thức khác. Có chỗ nói bao gồm cả hiện hành và sáu thức là nói rộng về chi Thức, không phải chính thức nêu ra thể, và dựa theo phần vị hiện khởi của đương lai cho nên nói là chung cho cả hiện hành. Luận Duy thức nói: “Bởi vì nghĩa của thời cố định không hiện hành, cho đến chi thọ cũng giống như vậy.” Thể của chi Danh sắc, luận Duy thức chép: “Trừ ba nhân sau, các nhân còn lại đều thuộc về hạt giống của danh sắc.” Ba nhân sau lần lượt như tên gọi tức là ba loại sau. Ở đây nói năm chi không tạp loạn lẫn nhau, trong một sát-na do hành vi nhóm họp thật duyên khởi mà nói. Y theo thực tế thì bởi vì năm chi như các Thức trong đó cũng không có thứ tự. Luận Duy thức chép: “Dựa vào thứ tự hiện hành lúc ấy mà nói, nếu căn cứ theo hiện hành thì không riêng gì nghiệp cảm chẳng phải là chi thể thật sự. nói theo phần vị thì hạt giống của sáu căn dị thục gọi là chi lục xứ hạt giống của xúc thọ dị thục là chi xúc thọ, ngoài bốn loại này ra các pháp dị thục đều thuộc về chi Danh sắc.” Nhưng Khế kinh chép: “Danh chẳng phải là sắc, đều trừ đoạn, tức là biết rằng pháp đó không có hai tướng, cũng không phân biệt là sự tu hành của hàng Thánh.

Tán rằng: Dưới đây là nhắc lại và nói rộng hơn, có hai:

  1. Nói rộng về nhân quả không khác trước đây.
  2. Từ “Sự thấy biết như thế…” trở xuống là nói rộng về sự tin hiểu trước đây.

Ngay trong phần một có chia ra làm năm:

  1. Đối với cảnh phát khởi thắng hạnh.
  2. Như như đối với cảnh đó không thể dứt trừ chướng ngại.
  3. Tất cả như như về sau được đầy đủ nhân.
  4. Pháp giới như như về sau được quả trọn vẹn.
  5. Tất cả các chướng về sau là kết thúc không khác.

Đây chính là phần đầu. Vì nghĩa này là lời nêu ra, cảnh biết được từ nơi các cảnh giới, do cảnh này không chân chánh tư duy cho nên thấy sự khác nhau, vì vậy không thể tu hành. Có thể chân chánh tư duy tức là biết không có hai cảnh, không có phân biệt lệch lạc. Trí không có hai tướng thì có thể khởi tu, đó là sự tu hành của hàng Thánh.

Văn kinh: Như như đối với cảnh đó không có hai tướng, chân chánh tu hành cho nên tất cả các chướng như thế thảy đều trừ diệt.

Tán rằng: Có thể dứt trừ chướng, có thể đối với các cảnh giới kia thấy không có hai tướng, cho nên nói là như như đối với cảnh đó, dứt trừ nhiều chướng lại nói là như thế như thế, phát khởi nối nhau cho nên lại nhắc đến như trước.

Văn kinh: Như như tất cả chướng đã đoạn diệt, như thế như thế pháp như như, trí như như đạt được vô cùng thanh tịnh.

Tán rằng: Đạt được nhân đầy đủ ở địa vị Kim Cang định Vô gián đạo. Nhắc lại đoạn diệt mười chướng nói là như như, tất cả chướng đoạn diệt; chứng được như như và trí đạt đến giai vị Thập địa khác nhau, lại nói là như thế như thế.

Văn kinh: Như như Pháp giới chánh trí thanh tịnh, như thế như thế tất cả tự tại, nhiếp thọ đầy đủ, đều được thành tựu.

Tán rằng: Đạt được quả trọn vẹn ở địa vị giải thoát đạo. Tất cả tự tại tức là ba thân, bởi vì tất cả công đức không lìa xa ba thân nên nói là nhiếp thọ đầy đủ đều được thành tựu.

Văn kinh: Tất cả các chướng thảy đều dứt trừ, tất cả các chướng đã được thanh tịnh cho nên đó gọi là tướng chân thật của chân như chánh trí.

Tán rằng: Kết thúc không có khác nhau. Bởi vì tất cả các chướng đã dứt bỏ nên được thanh tịnh tất cả các chướng, do đó chứng đến như như thanh tịnh. Chính sự thanh tịnh này mới gọi là tướng chân thật của chân như chánh trí. Tướng chân thật tức là không có hai tướng.

Văn kinh: Cái thấy như thế, gọi là cái thấy của bậc Thánh, đó mới gọi là thấy Phật. Vì sao? Vì được thấy pháp chân như đúng như thật.

Tán rằng: Mở rộng sự tin hiểu trước đây. Văn chia làm ba phần:

  1. Khiến cho chứng biết như thật.
  2. Từ “Cho nên các Đức…” trở xuống là nói về đồng với các Đức Phật.
  3. Từ “Nhưng các Đức Như lai…” trở xuống là kết thúc thành tựu cái thấy chân thật.

Đây là phần mở đầu: Trước hết khiến cho chứng biết như thật, tiếp đó nêu hỏi nguyên nhân, sau cùng chính thức giải thích. Thánh là chân chánh, kiến là hiểu rõ. Có thể như sự chứng đắc mà biết rõ điều ấy tức là chánh giải. Hoặc vì phàm phu có thể tin hiểu như sự chứng đắc đồng với kiến giải chứng đắc của bậc Thánh, cho nên chân thật thấy Phật. Nêu hỏi và giải thích có thể biết.

Văn kinh: Thế nên tất cả các Đức Phật đều có khả năng thấy tất cả Như lai ở khắp nơi.

Tán rằng: Nói về đồng với các Đức Phật. Văn chia làm ba: Đầu tiên là Phật có khả năng biết rõ tất ca, tiếp đó là hàng Nhị thừa không hiểu rõ, sau cùng là phàm phu không thể lường được. Đây tức là phần mở đầu. Bởi vì thấy lý như như trọn vẹn không hai cho nên thấy tất cả các Đức Phật Như lai.

Văn kinh: Vì sao hàng Thanh văn, Độc giác đã ra khỏi ba cõi cầu cảnh giới chân thật lại không thể thấy biết?

Tán rằng: Hàng Nhị thừa không hiểu rõ. Đầu tiên là nêu câu hỏi, sau đó giải thích. Vì sao? Vì chỉ có Phật biết rõ tất cả, hàng Thánh giả định tánh nhị thừa tuy ra khỏi ba cõi nhưng không có hạt giống trí, cho dù cầu cảnh giới chân thật nhưng không thể dùng cái biết của bổn trí, không thể dùng cái thấy của hậu đắc, hoặc không thể nào biết được hiện lượng, không thể thấy được tỷ lượng.

Văn kinh: Bậc Thánh như vậy không thể thấy biết, tất cả phàm phu đều sinh ra nghi ngờ, điên đảo phân biệt không thể nào được độ thoát.

Tán rằng: Phàm phu không thể lường được. Đầu tiên là pháp, tiếp đó là dụ, sau cùng là hợp. Đây là Pháp. Phàm phu ngu muội tối tăm không thể suy lường được, hoặc lại nghi ngờ cho là chẳng có, hoặc điên đảo chấp đắm, nên cho rằng đây là ta.

Văn kinh: Như con thỏ bơi giữa biển chắc chắn không thể vượt qua. Vì sao? Vì sức lực nhỏ nhoi yếu kém.

Tán rằng: Ví dụ. Đầu tiên nêu ra, tiếp theo trưng hỏi, cuối cùng giải thích. Bởi vì không có đại tánh, chỉ có hữu lậu, nên trí lực nhỏ nhoi yếu kém, nên không thể độ thoát. Kinh Giải Thâm Mật chép: “Ta không thể mở bày, giảng nói cho phàm phu ngu muội nghe vì sợ họ phân biệt chấp làm ngã.” Các vị như Bồ-tát Hộ Pháp giải thích: “Phàm phu nghĩa là không có tánh, ngu nghĩa là hướng đến vắng vẻ.” Còn ở đây hoặc dựa vào hàng phàm phu, Nhị thừa căn tánh chưa thuần thục không thể nào hiểu rõ được, căn thành thục thì có thể biết. Hoặc như trong kinh Pháp Hoa có chép: “Ba thừa không biết, dựa vào cái biết không toàn vẹn, chỉ có Phật mới biết hoàn toàn, nói người kia không biết, ông mong muốn thành tựu có thể nương theo lời mà hiểu thật là ít có.”

Văn kinh: Hạng người phàm phu cũng giống như thế, vì vậy không thể thông suốt được pháp như như.

Tán rằng: Pháp hợp. Không có bổn trí cho nên không thể có trí hậu đắc, vì thế không thể đạt được.

Văn kinh: Nhưng các Đức Phật Như lai không có tâm phân biệt, đối với tất cả pháp được đại tự tại đầy đủ, trí tuệ thanh tịnh sâu sắc cho nên đó là cảnh giới tự chứng, không chung với người khác.

Tán rằng: Kết thúc thành tựu cái thấy chân thật. Bởi vì Phật không còn phân biệt, không thấy hai tướng, nên chứng được pháp như như, đạt đến tướng không chân thật của pháp cho nên đối với tất cả các pháp được tự tại hoàn toàn, đạt được trí như như cho nên đầy đủ trí tuệ thanh tịnh sâu sắc. Do đó đây chỉ là cảnh giới Phật, không giống như cảnh giới của người khác. Kinh Kim Cang Bát-nhã chép: “Như lai nói Bát-nhã ba-la-mật-đa tức chẳng phải Bát-nhã ba-la-mật-đa, đó mới gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa.” Bồ-tát Thiên Thân giải thích rằng: “Nói Bala-mật là chỉ riêng bờ bên kia của một mình Phật, chẳng phải ba-la-mật là chẳng phải là chẳng phải bờ bên kia của những người khác, gọi là Ba-la-mật là cuối cùng đây là bờ bên kia của Phật.” Ở đây cũng giống như vậy.

Văn kinh: Thế nên các Đức Phật Như lai trong vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp không hề tiếc nuối thân mạng, chịu khó thực hành những hạnh khó làm mới đạt được thân tối thượng không ai sánh bằng không thể suy nghĩ bàn luận, vượt quá cảnh giới nói năng, đó là thân nhiệm mầu vắng lặng lìa xa các sự sợ hãi.

Tán rằng: Kết thúc thành tựu thắng diệu. Từ “Trong vô lượng…

hành khổ hạnh” là nhân thực hành; không tiếc nuối thân mạng, do bốn nhân duyên:

  1. Vì cầu pháp, như Tuyết sơn, Đồng tử.
  2. Vì báo ân, như các vương tử Pháp Hộ.
  3. Vì cứu nghèo, như Kim Sắc Sư Tử….
  4. Vì cứu mạng, như vương tử Tát-đỏa…

Mới đạt được thân này là nói lên đắc quả. Trên hết không ai sánh bằng… Là khen ngợi cao quý. Rốt ráo cho nên không còn ai trên nữa. Không có ai sánh ngang nên nói không ai sánh bằng. Vượt quá sự suy nghĩ cho nên là không thể suy nghĩ bàn luận. Hơn hẳn lời nói giảng giải cho nên vượt xa cảnh giới nói năng. Đại Niết-bàn bởi vì đó là nhiệm mầu vắng lặng. Dứt sinh tử cho nên xa lìa năm sự sợ hãi, đó là sợ không có công việc, sợ chết, sợ đường ác, sợ tên ác và sợ mọi người.

Văn kinh: Này người thiện nam! Thấy biết pháp chân như như vậy là không còn sinh già chết, thọ mạng không giới hạn, không có ngủ nghỉ, cũng không có đói khát, tâm thường ở trong định không bị loạn động.

Tán rằng: Cuối phẩm toàn bộ đoạn thứ ba kết thúc khuyến khích tu hành. Văn chia làm ba:

  1. Kết thúc tin hiểu ở trước, dạy nương theo thực hành.
  2. “Nhưng các Đức Như lai” trở xuống là kết thúc đạt được quả, dạy cầu chứng ở trước.
  3. “Nếu thiện nam…” trở xuống là thành tựu hai nghĩa ở trước.

Trong phần một có ba: Đầu tiên nêu ra lợi ích tin hiểu, tiếp đến có tổn hại vì không tin, sau cùng nói lợi ích khuyên thực hành. Đây là phần mở đầu. Chỉ có thể một niệm như thế, thấy biết pháp chân như sẽ đạt được Bồ-đề, không bao giờ còn sinh, già, bệnh… làm nhân xa cho nên chắc chắn sẽ đạt được. Vì vậy phẩm Dược Vương trong kinh Pháp Hoa chép: “Người nghe kinh này không già không chết, không bao lâu sẽ lấy đệm cỏ ngồi nơi đạo tràng.” Hoặc trước nói về Đức của Như lai, đã nói xong văn sau lại nói, do đó người nói này là người tin hiểu sẽ đạt được quả. Hoặc nhiều lần nhắc lại công đức của Như lai khiến cho phát sinh tin hiểu, đạt được thân Kim Cang cho nên không có sinh, già, chết. Lìa bỏ năm cái cho nên không còn ngủ nghỉ, phá diệt ma quân cho nên không có đói khát. Văn còn lại có thể biết, có giải thích ở trước, kết thúc tốt đẹp.

Văn kinh: Nếu đối với Như lai khởi tâm tranh luận thì sẽ không thể thấy được Như lai.

Tán rằng: Có tổn hại vì không tin. Khởi tâm tranh luận không thể tin hiểu thì trong tương lai sẽ không thể thấy và chứng được ba thân của Như lai, cũng không thể nương vào giáo pháp để thấy Như lai.

Văn kinh: Lời các Đức Phật nói đều được lợi ích.

Tán rằng: Nói lợi ích khuyên thực hành. Đầu tiên là nêu ra, sau đó giải thích. Đây là nêu ra.

Văn kinh: Có người lắng nghe thảy đều giải thoát, không gặp các loài cầm thú hung ác, người ác, quỷ ác, nhờ nghe pháp nên được quả báo vô tận.

Tán rằng: Giải thích về được lợi ích. Đầu tiên đạt được Niết-bàn, tiếp đến không còn sự tổn hại, sau đó là quả báo vô tận. Trong luận Bátnhã chép: “Nơi Pháp là liễu nhân cũng là sinh nhân còn lại.” Nghe kinh nên được giải thoát đó là liễu nhân, quả báo vô tận nghĩa là đạt được Bồ-đề là sinh nhân. Luận Biện Trung Biên chép: “Hành giả thực hành pháp này được nhóm phước vô lượng.” Vì thù thắng cho nên vô tận, do đó lợi tha không ngừng nghỉ. Nghe pháp Đại thừa đạt được quả báo tốt đẹp vì vậy vượt xa Nhị thừa. Vì đại Bi lợi tha không ngừng nghỉ cho nên vô tận, do đó các ác nạn đều không gặp phải.

Văn kinh: Nhưng các Đức Như lai không có việc gì không ghi nhớ, tất cả cảnh giới không có tâm muốn biết.

Tán rằng: Kết thúc đạt được quả, dạy cầu chứng ở trước. Trong đó chia làm hai: Đầu tiên kết thúc sở đắc, khiến cho sinh vui mừng, sau đó nói về nghe được lợi ích, khuyến khích người tu học. Trong kết thúc quả sở đắc có vô lượng chủng loại, chỉ kết thúc sở đắc ở trước trong mười tám pháp Bất cộng và đại từ bi tự lợi lợi tha để theo đó hiển bày các công đức khác. Đầu tiên là kết thúc mười tám pháp Bất cộng, sau đó kết thúc Từ bi. Trong phần đầu có năm:

1. “Vô vô ký sự” là thảy đều ghi nhớ rõ ràng không quên ý niệm. Ở dưới có bốn oai nghi trong đó thảy đều thuộc về trí, tức là trí làm tiền đạo.

2. “Nhất thiết cảnh giới vô dục tri tâm”, tức là ý muốn không giảm bớt, hoặc tất cả cảnh giới đều nhậm vận biết rõ, không nhờ vào sự tìm cầu mới có thể hiểu rõ.

Văn kinh: Sinh tử, Niết-bàn không có ý tưởng khác nhau, lời Như lai nói thảy đều quyết định.

Tán rằng:

3. Không có các thứ ý tưởng.

4. Đạt đến trí ba đời không bị vướng mắc ngăn ngại. Pháp đã nói đều quyết định, và trí mầu Nhất thiết chủng thường biết rõ các uẩn, các pháp môn, cho nên nói là quyết định, hoặc bốn Vô úy, hoặc là ngữ nghiệp trí làm tiền đạo cho nên nói quyết là định.

Văn kinh: Trong bốn oai nghi của các Đức Phật Như lai thảy đều thuộc về trí.

Tán rằng:

5. Thân nghiệp trí làm tiền đạo do đó đều thuộc về trí.

Văn kinh: Tất cả các pháp không có pháp nào không thuộc về Từ bi, không có pháp nào không vì lợi ích, an vui cho chúng sinh.

Tán rằng: Kết thúc đạt được công đức lợi tha, đại Từ đại Bi ở trước. Lợi ích bạt khổ, an lạc ban vui, đại Bi cho nên cứu khổ được lợi ích, đại từ cho nên ban vui được an lạc. Đồng thời bổn nguyện của Phật chỉ muốn lợi tha, tu đại Từ bi, cầu quả vô thượng, cho nên thực hiện công việc hoàn toàn là công việc. Thuộc về Từ bi, lại nêu ra pháp Bất cộng là tự lợi thù thắng, nêu ra Từ bi là lợi tha thù thắng. Vì vậy khái 302 quát kết thúc thành hai phần.

Văn kinh: Thiện nam tử! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào đối với kinh Kim Quang Minh này lắng nghe tin hiểu.

Tán rằng: Đây là nói về nghe được lợi ích khuyến khích người tu học. Văn chia làm bốn phần:

  1. Nói về nghe được lợi ích.
  2. Nêu ra.
  3. Giải thích.
  4. Thành tựu.

Trong phần đầu, đầu tiên nghe kinh tin hiểu, tiếp đến nói về đạt được lợi ích. Lắng nghe thuộc về văn tuệ, tin tưởng thuộc về tư tuệ, hiểu rõ thuộc về tu tuệ. Hoặc đưa ra tiêu chuẩn kém nhất, chỉ nhờ vào văn tuệ có thể tin, có thể hiểu, hoặc chỉ tin hiểu không phải là chứng ngộ còn được phước ấy, huống gì là hạnh cao quý.

Văn kinh: Không đọa vào các đường địa ngục, ngạ quỷ, bàng sinh, A-tu-la, thường sinh lên cõi trời, cõi người, không sinh nơi thấp kém, luôn luôn được gần gũi các Đức Phật Như lai, nghe nhận chánh pháp, thường sinh vào cõi nước thanh tịnh của các Đức Phật.

Tán rằng: Được lợi ích tránh khỏi tám nạn. Đầu tiên lìa xa ba đường ác, tức là ba, A-tu-la nếu theo Tiểu thừa thì thuộc về loài quỷ súc, nếu theo Đại thừa thì thuộc về loài trời, tức là thuộc về biên địa. Sinh lên cõi trời, cõi người, trước đây dịch là đường ác và biên địa. Không sinh nơi thấp kém tức là trừ bỏ các căn không đầy đủ, đui mù bẩm sinh, câm điếc bẩm sinh. Thường được gần gũi các Đức Phật là tránh khỏi nạn sinh trước sinh sau Phật. Lắng nghe chánh pháp là lìa xa nạn thế trí biện thông. Thường sinh vào cõi nước các Đức Phật là lìa xa nạn các trời Trường thọ. Theo luận Thành Thật thì bốn luận diệt hết tám nạn:

1. Ở nơi tốt lành gọi là Trung Quốc, trừ bỏ năm nạn đó là ba đường ác thú, trời Trường thọ, biên địa.

2. Nương theo người tốt gọi là gặp Phật, trừ bỏ nạn sinh trước và sinh sau thời Phật.

3. Phát nguyện chân chánh gọi là chánh kiến, trừ bỏ nạn tà kiến thế trí biện thông.

4. Gieo trồng gốc lành vốn có, trừ bỏ nạn các căn không đầy đủ. Nay nghe kinh này chỉ nên tin hiểu để từ bỏ tám nạn, bởi lẽ là oai lực thù thắng; có thể trừ chướng ngại, cho nên chẳng những dứt trừ chướng ngại mà còn mau chóng đạt được Bồ-đề. Phân tích rõ trong phần giải thích thành tựu dưới đây.

Văn kinh: Vì sao?

Tán rằng: Nêu ra. Nghe kinh có thể tin hiểu, thì có công năng dứt bỏ tám nạn, vì sao?

Văn kinh: Vì được nghe pháp vô cùng sâu xa này.

Tán rằng: Giải thích. Vì thọ trì pháp Đại thừa nhóm họp mười công đức:

  1. Thành tựu tất cả hạt giống căn lành.
  2. Lúc sắp qua đời được tất cả mọi điều vui sướng.
  3. Được tùy ý sinh đến tất cả mọi nơi.
  4. Đối với nơi sinh đến được tự tánh niệm phát sinh trí.
  5. Nơi sinh đến thường được gặp Phật.
  6. Thường ở bên Phật nghe pháp Đại thừa.
  7. Thành tựu tín căn tăng thượng.
  8. Thành tựu tuệ căn tăng thượng.
  9. Được xa lìa hai chướng trí hoặc.
  10. Mau chóng được thành tựu Bồ-đề vô thượng.

Vì lý do đó cho nên xa lìa tám nạn.

Văn kinh: Thiện nam, thiện nữ đó sẽ được Như lai biết đến nhớ đến, sẽ được không lui sụt đối với quả vị A-nậu-đa-la Tam-miệu Ta-bồđề.

Tán rằng: Thành tựu nguyên nhân ở trước. Người có thể nghe kinh này phát sinh tin hiểu, tức là Như lai đã biết danh thân, đã thấy sắc thân. Nói đến công đức của người này chỉ có Phật thấy biết, người khác không thể nào thấy biết. Nói là biết thì có thể, nhờ vào đâu mà nói là thấy? Nói là thấy cũng được, cần gì phải nói là biết?

Đáp: Theo luận Bát-nhã Kinh của Thiên Thân chép: “Phật chẳng phải thấy quả biết vì nguyện trí hiển hiện mà thấy.” Nhưng nói là biết nghĩa là Phật thấy quả nhờ vào biết nhân cho nên ở đây nói là thấy, thấy là nguyện trí nêu lên tâm năng liễu. Nếu như vậy chỉ là thấy, cần gì phải nói là biết, nghĩa là chỉ thấy sắc nay cũng có thể biết thân bốn uẩn. Không phải thực hiện nhưng Phật thấy biết, tức là Phật ghi nhớ. Lại nữa, sẽ đạt được Bồ-đề không lui sụt, tuy chưa đạt được ngay nhưng rồi sẽ chứng được. Tùy theo địa vị nào đó sẽ chứng đạt bốn bất thối, đó là bốn thứ bất thối: Tín, trú, chứng, hạnh. Tín bất thối là tâm thứ sáu trong Thập tín. Trú bất thối là tâm thứ bảy trong Thập trú. Chứng bất thối là Sơ địa, hành bất thối là vào Bát địa.

Văn kinh: Nếu thiện nam, thiện nữ nào đối với pháp sâu xa nhiệm mầu này một lần nghe qua tai, thì nên biết rằng người đó không phỉ báng Như lai, không hủy phạm chánh pháp, không khinh chê Thánh chúng.

Tán rằng: Tiếp tục nói rộng hơn nữa về sự thành tựu hai lợi ích cao quý trước đây, muốn khiến cho nghe nhận tu hành kinh này. Có ba lợi ích cao quý:

  1. Không hủy báng Tam bảo.
  2. Thêm lớn gốc lành.
  3. Dạy phải thực hành sáu độ.

Đây là lợi ích thứ nhất. Bởi vì biết Phật thường trụ nên không bài báng Như lai, cho rằng cuối cùng cũng hoại diệt; biết nói quyết định cho nên không bài báng pháp; biết có thể đạt được thành quả cho nên không bài báng Tăng. Lại vì nghe tin thường làm cho tín nhân không hủy hoại, không hủy báng khinh thường Tam bảo.

Văn kinh: Tất cả chúng sinh chưa gieo trồng gốc lành khiến cho được gieo trồng, đã gieo trồng gốc lành thì khiến cho được thành tựu thuần thục.

Tán rằng: Thêm lớn gốc lành. Đây là chưa phát tâm cầu Bồ-đề khiến cho phát tâm cầu, tức là khiến cho gieo trồng gốc lành. Đã phát tâm cầu thì khiến cho tăng thêm thắng giải hạnh vị ở tăng-kỳ thứ nhất, khiến cho lớn mạnh ở tăng-kỳ thứ hai, khiến cho thành tựu ở tăng-kỳ thứ ba. Nhưng hai loại trên chỉ nói người nghe kinh đạt được sáu Ba-lamật khiến cho người khác thực hành. Đây là ảnh hưởng lẫn nhau, tự và tha đều như vậy.

Văn kinh: Tất cả thế giới, tất cả chúng sinh đều khuyến khích tu hành sáu độ Ba-la-mật-đa.

Tán rằng: Sau đó có thể khiến cho thực hành sáu độ. Ý này nói về tự mình làm ra, nhớ thầy bạn ngày xưa trao truyền pháp duyên khởi, sự thấy biết đúng đắn về thế gian khiến cho đạt được hiện khởi. Thường quán như vậy khiến cho sự thấy biết thêm lớn, đó là quán nghịch tạp nhiễm, quán già chết này diệt và hướng đến diệt hành tức là đến vô minh. Trong này tạm thời dựa theo chi già chết và nhân của hai đời hiện tại, vị lai lược bỏ không nói về già chết và nhân của đời quá khứ. Lại nữa, nếu đã diệt thì không cầu đoạn cái kia, bởi vì thực hành bốn đế nên hợp lại mà quán sát, nếu thực hành bảy mươi bảy trí tức là ba đời khác nhau. Lại giải thích: Hoặc duyên với già chết hiện tại mà quán nhân gần xa, nhân đều là quá khứ, tức là đến chi ái. Nếu quán già chế vị lai, từ hữu đến ái, nếu ái trước đó là khổ của vị lai thì dựa theo thứ tự đang sinh khởi, không như vậy thì hạt giống chẳng phải là duyên xoay vần. Nếu căn cứ theo cách giải thích trước đó thì già chết của hiện tại và vị lai chính là quán chung, nhân tức là quán riêng. Ở đây giải thích nhân là quán chung, già chết là quán riêng, không những quán ngược lại chi già chết, mà quán tập khổ của vị lai cũng là nghịch quán.

Hỏi: Hoặc có nơi nói: Từ quán vô minh đến sinh thì dừng lại, điều đó vì sao?

Đáp: Dựa theo căn cơ tánh muốn suy tìm nhân quả mà nói. Già chết không có quả, chỉ đến ngang chi sinh.

Hỏi: Hoặc có nghịch quán đến chi danh sắc, ấy là vì sao?

Đáp: Căn cứ theo nghiệp chủng là chi thức mà nói, bởi vì thức thuộc về chi danh sắc.

Văn kinh: Nói pháp này xong, lại nói mười hai duyên khởi tương ưng Đà-la-ni rằng: “Đát điệt tha – tỳ chiết nhĩ tỳ chiết nhĩ – tỳ chiết nhĩ – tăng tắc chỉ nhĩ – tang tắc chỉ nhĩ – tăng tắc chỉ nhĩ – tỳ nhĩ nhĩ – tỳ nhĩ nhĩ tỳ nhĩ nhĩ – sa ha. Đát điệt tha – na nhị nhĩ na nhị nhĩ – na nhị nhĩ – sát trĩ nhĩ – sát trĩ nhĩ – sát trĩ nhĩ – táp bát lý thiết nhĩ – táp bát lý thiết nhĩ – táp bát lý thiết nhĩ – sa ha. Đát điệt tha – bệ đạt nhĩ bệ đạt nhĩ – bệ đạt nhĩ trất lý sắt nhĩ nhĩ – trất lý sắt nhĩ nhĩ – trất lý sắt nhĩ nhĩ ô ba địa nhĩ – ô ba địa nhĩ – ô ba địa nhĩ – sa ha đát điệt tha – bà tỳ nhĩ bà tỳ nhĩ – xà ma nhĩ nhĩ xà ma nhĩ nhĩ – xà ma nhĩ nhĩ sa ha.”

Tiếp theo là phần thứ hai, là duyên khởi mật thuyết, đầu tiên là kết thúc điều nêu ra ở trước, tiếp theo chính thức nói chú.

Văn kinh: Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói nhân duyên xưa kia của Lưu Thủy cho tất cả đại chúng nghe, lúc các chúng trời người khen ngợi là điều chưa từng có thì Tứ đại Thiên vương đều ở nơi cõi của họ đồng thanh cất tiếng nói như vầy: Lành thay! Đức Thích-ca Thế Tôn nói pháp mầu minh chú tương ứng mười hai chi, sinh phước trừ diệt các điều ác, chúng con cũng nói chú ủng hộ pháp sư như thế, nếu có người nào sinh tâm trái nghịch không tốt, thuận theo đó thì đầu bị vỡ thành bảy phần, giống như ngọn cây lan hương. Chúng con đối trước Phật cùng nói chú đó rằng: “Đát điệt tha – rất lý mê – yết thế kiện đà lý – chiên trà lý địa lệ – đao đại lệ – thạch thất phạt lệ – bổ la bố lệ đoản mạt để khi la mạt để đạt địa mục khế – lũ lô bà mẫu lô bà – câu trà mẫu lô kiện đề – đỗ lô đỗ lô tỳ lệ – ê nê tất – nê đạp – tí đạt đạp tí ô tất đát lý – ô suất tra la phạ để – át lạt sa phạt để – bát đỗ ma phạt để – câu tô ma phạt để – sa ha.”

Tiếp theo là phần thứ ba, các vị trời nghe và khen ngợi trong phần thực hành cứu loài cá, có ba: Đầu tiên là nêu ra, tiếp theo “Lúc các đại chúng…” trở xuống là đại chúng cùng vui mừng, sau từ “thì Tứ đại thiên vương…” trở xuống là khen ngợi riêng, có hai: Đầu tiên là khen ngợi lời Đức Phật giảng nói, sau là nói chú nguyện ủng hộ. Phần đầu khen ngợi lời Đức Phật giảng nói lại có hai: Trước nêu ra, sau khen ngợi, phần sau từ “chúng con cũng nói chú…” trở xuống là phần thứ hai nguyện ủng hộ, có ba: Hai câu đầu là nêu ra, bốn câu tiếp theo là khuyên nhắc, cuối cùng từ “Chúng con đối trước Phật…” trở xuống là nói thần chú.

Văn kinh: Phật bảo thiện nữ Thiên; bấy giờ, trưởng giả tử Lưu Thủy và hai người con vì đàn cá trong hồ kia giúp cho nước, ban cho thức ăn, đồng thời nói pháp cho nghe xong, đều cùng nhau trở về nhà mình. Trưởng giả tử Lưu Thủy này lại vào lúc sau đó, nhân có buổi tiệc thiết đãi mọi người nên uống rượu ca hát say sưa nằm ngủ. Lúc ấy, mười ngàn con cá đồng thời chuyển mạng sinh lên cõi trời Tam thập tam, khởi ý nghĩ như vầy: Chúng ta nhờ nghiệp lành nhân duyên gì mà sinh lên cõi trời này? Liền cùng nhau nói rằng: Trước đây Thiệm-bộ châu chúng ta đọa lạc trong loài bàng sinh, cùng làm cá, được trưởng giả tử Lưu Thủy giúp cho chúng ta nước và các thứ thức ăn, lại nói pháp mười hai duyên khởi sâu xa cùng tột và Đà-la-ni, lại xưng niệm danh hiệu Bảo Kế Như lai cho chúng ta nghe, nhờ nhân duyên này đã khiến cho chúng ta được sinh lên cõi trời này, cho nên bây giờ chúng ta nên cùng nhau đến chỗ trưởng giả tử kia để cúng dường và báo đến ân đức. Bấy giời, mười ngàn vị Thiên tử liền biến mất cõi trời đến chỗ Đại y vương trong châu Thiệm-bộ. Lúc ấy, trưởng giả tử đang ngủ trên lầu cao thì mười ngàn vị thiên tử cùng đem mười ngàn chuỗi ngọc trân châu đặt bên cạnh đầu trưởng giả tử, lại lấy mười ngàn xâu chuỗi ngọc đặt ở dưới chân, tiếp tục lấy mười ngàn xâu chuỗi đặt bên hông phải, lại lấy mười ngàn xâu chuỗi đặt bên hông trái, rải hoa Mạn-đà-la, hoa Ma-ha Mạn-đà-la dồn chứa lại cao lên đến đầu gối, ánh sáng chiếu rọi khắp nơi, các thứ nhạc trời phát ra âm thanh nhiệm mầu khiến cho người ở châu Thiệm-bộ có người đang ngủ say thảy đều thức giấc. Trưởng giả tử Lưu Thủy cũng thức dậy. Lúc này mười ngàn vị Thiên tử đã cúng dường xong liền bay vọt lên hư không mà đi. Ở trong cõi Thiện tự tại quang vương khắp nơi đều rưới hoa sen xinh đẹp cõi trời, các vị Thiên tử này lại đến nơi xưa kia trong hồ vắng vẻ rải các thứ hoa trời, liền ở nơi này biến mất trở về cung điện cõi trời, tùy ý tự tại thọ dụng năm thứ dục lạc. Thiên tự tại quang vương đến khi trời sáng tỏ bèn gọi các quan đại thần đến hỏi:

– Đêm qua vì duyên cớ gì bỗng nhiên hiện bày tướng tốt lành ít có phát ra ánh sáng rực rỡ như thế?

– Quan đại thần trả lời: Tâu Đại vương, nên biết là có nhiều vị trời ở trong nhà trưởng giả tử Lưu Thủy rải bốn mươi ngàn xâu chuỗi ngọc trân châu và hoa trời Mạn-đà-la chứa dày đến ngang đầu gối. Nhà vua bảo quan đại thần: Đến nhà trưởng giả tử gọi người ấy đến đây. Quan đại thần nhận chiếu chỉ liền đến nhà đó vâng lệnh vua cho gọi trưởng giả tử. Trưởng giả tử lập tức đến cung vua, nhà vua hỏi:

– Vì duyên cớ gì đêm qua thị hiện tướng trạng tốt lành ít có như vậy?

– Trưởng giả tử nói: Như tôi suy đoán chắc chắn phải là các loài cá trong hồ kia, giống như kinh đã nói sau khi qua đời được sinh lên cõi trời Tam thập tam, họ đến báo đến ân đức cho nên hiện bày tướng trạng kỳ diệu ít có như vậy.

– Nhà vua nói: Vì sao biết được?

– Lưu Thủy trả lời: Nhà vua có thể sai người cùng hai con tôi đến chỗ hồ kia hiểm nghiệm việc đó thật hư như thế nào, xem mười ngàn con cá ấy là chết hay sống. Nhà vua nghe lời này lập tức sai người cùng trưởng giả đến bên hồ kia, thấy trong hồ đó có nhiều hoa Mạn-đà-la chứa nhóm lại thành đống lớn, các loài cá đều chết. Thấy sự việc như vậy liền trở về kể lại hết cho vua nghe, vua nghe xong trong lòng vui mừng ngợi khen việc chưa hề có.

Tiếp theo là phần thứ tư, nói về loài cá đền đáp ân đức trong phần cứu loài cá, văn có mười bốn phần:

  1. Ba vị đại sĩ trở về nhà.
  2. Từ “Trưởng giả tử Lưu Thủy này… trở xuống là trưởng giả tử uống rượu say nên nằm ngủ.
  3. Từ “Lúc ấy, mười ngàn con cá…” trở xuống là loài cá đã chết sinh lên cõi trời.
  4. Từ “Khởi ý nghĩ như vậy…” trở xuống là suy nghĩ biết được nghiệp đời trước.
  5. Từ “Cho nên, bây giờ chúng ta…” trở xuống là bàn luận về ân đức cần phải đền đáp.

Từ “Bấy giờ, mười ngàn vị Thiên tử…” trở xuống là báo đền ân đức, trong đó lại có ba:

  1. Từ cõi trời xuống.
  2. “Lúc ấy, trưởng giả tử…” về sau là báo đền ân đức.
  3. “Liền ở nơi này biến mất…” về sau là xong việc trở về cõi trời.

Trong phần báo đền ân đức, có ba: Đầu tiên là báo đền ân đức của trưởng giả; tiếp theo “Ở trong cõi Thiện tự tại quang vương…” về sau là báo đền ân đức của quốc vương, bởi vì nhà vua cho mượn đàn voi lại che chở Phật pháp khiến cho mình được nghe, sau từ “Các vị Thiên tử này…” trở xuống là báo đền ân đức nơi sinh ra.

6. Từ “Thiện tự tại quang vương…” trở xuống là nhà vua hỏi về điềm lành ứng hiện.

7. Từ “Quan đại thần trả lời…” trở xuống là các đại thần trả lời đầy đủ.

8 . Từ “Nhà vua bảo quan đại thần…” trở xuống là nhà vua sai người gọi trưởng giả tử đến.

9. Từ “Trưởng giả tử lập tức…” trở xuống là trưởng giả tử đến phụng mạng.

10. Từ “Nhà vua hỏi…” trở xuống là nhà vua đích thân hỏi rõ sự việc.

11. Từ “Trưởng giả tử nói rằng…” trở xuống là trưởng giả trả lời đầy đủ.

12. Từ “Nhà vua nói vì sao…” trở xuống là xem xét sự việc thật hư.

13. Từ “Nhà vua nghe xong…” về sau là sinh tâm tin tưởng vui mừng.

Văn kinh: Bấy giờ, Đức Phật bảo thọ cây Bồ-đề: Này thiện nữ Thiên! Nay ngươi nên biết rằng trưởng giả tử Lưu Thủy kia chính là ta, trưởng giả Trì Thủy ấy chính là Diệu Tràng, hai người con của trưởng giả kia, con lớn Thủy Mãn chính là Ngân Tràng, con thứ Thủy Tạng chính là Ngân Quang, Thiện Tự Tại Quang Vương kia chính là ngươi thần cây Bồ-đề, mười ngàn con cá ấy chính là mười ngàn vị Thiên tử này. Bởi vì xưa kia ta đem nước cứu loài cá và ban cho thức ăn giúp chúng được no đủ lại nói mười hai duyên khởi sau xa cùng tột và thần chú Đà-la-ni tương ưng này cho chúng sinh nghe, đồng thời vì chúng xưng niệm danh hiệu Đức Phật Bảo Kế, nhờ gốc lành này nên được sinh lên cõi trời, nay lại đến chỗ ta vui mừng nghe pháp, nên ta đều vì họ thọ ký quả vị A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề và nói về danh hiệu của họ. Này thiện nữ Thiên! Như ta xưa kia luân hồi trong sinh tử khắp nơilàm nhiều lợi ích khiến cho vô lượng chúng sinh thảy đều lần lượt thành tựu Vô thượng chánh giác và thọ ký cho họ, các người đều nên cố gắng cầu được xuất ly chớ có buông lung.

Tiếp theo là đoạn thứ ba của phẩm kết thúc biết rõ xưa và nay, có bốn:

  1. Kết thúc biết rõ về cha con Bồ-tát.
  2. Từ “Thiên tự tại quang vương kia…” trở xuống là kết thúc biết rõ về thần cây.
  3. Từ “Mười ngàn con cá…” trở xuống là kết thúc biết rõ về các Thiên tử, trong đó lại có ba: Đầu tiên là kết thúc biết rõ về người, tiếp theo từ “Bởi vì xưa kia…” trở xuống là kết thúc biết rõ về pháp, sau từ “Nhờ gốc lành này…” trở xuống là kết thúc thành tựu nhân lành, cho nên được thọ ký.
  4. Từ “Thiện nữ Thiên…” về sau là khuyến khích tin nhận, dạy phải tu học.

Văn kinh: Lúc ấy, đại chúng nghe nói việc này rồi thảy đều hiểu rõ, nhờ năng lực đại Từ bi cứu hộ tất cả, siêng năng tu tập khổ hạnh mới chứng được quả vị Vô thượng Bồ-đề, vì vậy thảy đều phát khởi tâm tin nhận vui mừng.

Tiếp theo là đoạn thứ tư, lãnh ngộ y theo tu học.

Hỏi: Phẩm này đã nói vì dứt trừ nghi ngờ của đại chúng về nhân duyên được thọ ký của các Thiên tử, tại sao lại lãnh hội được mà nói rằng “Đại chúng hiểu rõ, nhờ năng lực đại Từ bi thực hành các khổ hạnh mới chứng được Bồ-đề”?

Đáp: Theo phần kết thúc chúng hội chỉ tóm kết về các Thiên tử, rõ ràng biết rằng chỉ vì dứt trừ nghi ngờ của đại chúng về nhân duyên được thọ ký của các thiên tử, nên nói là “Hiểu rõ là nhờ thực hành đại Từ bi v.v… mà đạt được quả vị Bồ-đề”, là nghĩa phụ. Lại biết rằng mười ngàn vị Thiên tử cũng nhờ thực hành các khổ hạnh, sau đó mới đạt được quả vị Bồ-đề, do đó đều thực hành tu học.