KIM QUANG MINH TỐI THẮNG VƯƠNG

KINH SỚ

Tam Tạng, Pháp sư Nghĩa Tịnh đời Đường vâng chiếu dịch.
Sa-môn dịch kinh Tuệ Chiểu soạn.

Phẩm PHÓ CHÚC

Phẩm Phó Chúc có chia ra làm hai phần:

1. Nói về lý do có phẩm này.

Từ phẩm Tứ Thiên Vương về sau là nói về phần Lưu thông, có trong đó ba mục: Trước đã khiến cho Học hạnh lưu thông, đại chúng nghe những điều đã nói tâm sinh vui mừng ngợi khen, vì thế phần thứ ba tiếp tục sẽ phó chúc khiến lại hộ trì truyền bá ở đời sau, do đó sau phẩm trước có phẩm này phát sinh.

2. Giải thích tên gọi.

Phó là trao truyền, Chúc là ủy thác. Đem pháp truyền thọ ủy thác khiến hộ trì truyền bá đời sau nên gọi là Phó Chúc.

Văn kinh: Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo tất cả vô lượng Bồ-tát và các trời, người cùng tất cả đại chúng: Các vị nên biết, trong vô lượng vô số đại kiếp ta siêng năng tu hành khổ hạnh đã đạt được giáo pháp sâu xa của chánh nhân Bồ-đề, nay giảng nói cho các vị nghe.

Tiếp theo văn trong phẩm chia làm bốn đoạn:

  1. Phật khuyến khích che chở giữ gìn.
  2. “Bấy giờ, trong chúng hội…” về sau là đại chúng nghe xong nguyện che chở giữ gìn.
  3. “Bấy giờ, Đức Thế Tôn…” về sau là đức Phật lại khen ngợi khuyến khích.
  4. “Bấy giờ, Vô lượng…” về sau là nghe Đức Phật dạy vui mừng thực hành.

Trong phần một, có hai đoạn: Đầu tiên là bảo với tất cả đại chúng kết thúc những điều đã nói ở trước.

Văn kinh: Các người, ai có thể phát tâm mạnh mẽ cung kính che chở giữ gìn, sau khi ta vào Niết-bàn đối với pháp môn này giảng nói lưu thông truyền bá rộng khắp có thể làm cho chánh pháp tồn tại lâu dài thế gian? Tiếp theo phổ biến với toàn thể đại chúng xem ai hộ trì việc đó.

Văn kinh: Bấy giờ, trong chúng hội có sáu mươi câu-chi vị Đại Bồ-tát, sáu mươi câu-chi chư Thiên đại chúng, cùng nhau cất tiếng nói rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con đều có tâm vui mừng đối với pháp chánh nhân Bồ-đề sâu xa nhiệm mầu mà Phật, Thế Tôn đã trải qua vô lượng đại kiếp siêng năng tu hành khổ hạnh, chúng con cung kính hộ trì không tiếc thân mạng, sau khi Thế Tôn Niết-bàn đối với pháp môn này giảng nói lưu truyền rộng khắp, sẽ làm cho chánh pháp 38 tồn tại lâu dài trên thế gian.

Đây là phần hai, đại chúng nghe xong nguyện hộ trì, có hai: Đầu là nêu chung, sau từ “Bấy giờ, các vị Đại Bồ-tát…” về sau là nêu riêng.

Trong phần nêu chung có bốn:

  1. Nêu ra số lượng thính chúng.
  2. “Cùng nhau cất tiếng…” về sau là nói rõ tâm vui mừng phát nguyện.
  3. “Đối với pháp…” về sau là phát thệ đích thân hộ trì.
  4. “Sau khi Thế Tôn Niết-bàn…” về sau là gồm cả truyền bá đời sau.

Văn kinh: Bấy giờ, các vị Đại Bồ-tát liền đối trước Đức Phật nói Già-đà rằng.

Đây là phần nêu riêng, có mười một đoạn. Đây là đoạn thứ nhất: Bồ-tát nguyện hộ trì, có hai: Đầu tiên là lời tựa của người sớ kinh.

Văn kinh: Lời Thế Tôn chân thật, an trú trong thật pháp, do lời chân thật đó, nên giữ gìn kinh này. Đại bi làm mũ giáp, an trú trong đại Từ, nhờ lực Từ bi đó, mà giữ gìn kinh này. Phước tư lương đầy đủ, sinh khởi trí tư lương, nhờ tư lương đầy đủ, nên giữ gìn kinh này. Hàng phục các ma quân, phá trừ mọi tà luận, nên đoạn tuyệt ác kiến, hộ trì nơi kinh này. Hộ thế gian Thích Phạm, cho đến A-tu-la, loài Dược-xoa rồng thần, mà giữ gìn kinh này. Mặt đất và hư không, nơi kinh này tồn tại, nên vâng giữ Phật giáo, mà giữ gìn kinh này. Bốn Phạm trụ tương ưng, bốn Thánh đế nghiêm sức, nên hàng phục bốn ma, mà giữ gìn kinh này. Hư không thành chướng ngại. Chướng ngại thành hư không, các Phật luôn che chở, không ai khuynh động được.

Tiếp theo nói rõ phát nguyện giữ gìn, có tám bài tụng, chia làm hai: Bốn bài tụng đầu là thấy lợi ích cho nên tự phát nguyện che chở. Trong đó một bài tụng là biết rõ lời chân thật của Phật, một bài tụng tiếp theo là biết rõ tâm đại Bi của Phật. Một bài tụng tiếp là biết rõ đầy đủ tư lương cho nên phát nguyện, một bài tụng tiếp là biết rõ có thể diệt trừ chướng ngại nên phát nguyện. Có bốn tụng là thấy người khác che chở nên vui theo. Trong đó một bài tụng đầu là thấy Phạm Thích tám bộ che chở giữ gìn. Một bài tụng tiếp là thấy các thần dưới mặt đất và trên hư không giữ gìn; hai bài tụng tiếp là thấy các Đức Phật đích thân giữ gìn, một bài tụng đầu là ngợi khen Phật đầy đủ công đức, che chở giữ gìn kinh này, một bài tụng tiếp là thể hiện quyết định giữ gìn. Đây là ý thấy Phật và các chúng Thích Phạm… tất cả đều hộ trì nên tâm sinh vui theo sâu sắc, vì thế phát nguyện tự mình giữ gìn.

Hỏi: Nếu thấy các chúng Thích Phạm đều giữ gìn kinh này nên tâm sinh vui theo thì tại sao văn sau còn nói: “Chúng Thích Phạm đều nguyện giữ gìn?”

Đáp: Thấy trong phẩm Tứ Thiên Vương Hộ Trì và phẩm Dượcxoa Hộ Trì trước đây nói cho nên sinh tâm vui theo. Lại giải thích: Tức là thấy sáu mươi câu-chi các chúng trời cung kính hộ trì trong phần phát nguyện chung giữ gìn ở văn trường hàng trước đây, tức là các chúng Thích Phạm… do đó thấy không có lỗi.

Văn kinh: Bấy giờ, Tứ đại Thiên vương nghe Đức Phật nói giữ gìn pháp mầu này đều sinh tâm vui theo giữ gìn chánh pháp.

Đây là đoạn thứ hai, tứ Thiên vương giữ gìn cũng có hai phần: Đầu tiên là nghe lời dạy sinh tâm vui mừng; tiếp theo “Cùng lúc đồng thanh…” về sau là đồng tâm phát thệ giữ gìn. Đây là phần mở đầu.

Hỏi: Trước nói hộ trì là các vị Bồ-tát, vì sao có thể nói “Nghe Đức Phật nói giữ gìn pháp mầu này đều sinh tâm vui theo giữ gìn chánh pháp?”

Đáp: Vì nghe Đức Phật khuyến khích giữ gìn trước đó nên nói là “nghe nói”.

Văn kinh: Cùng lúc đồng thanh nói Già-đà rằng: Nay con đối kinh này, cùng nam nữ quyến thuộc, đều một lòng che chở, khiến được truyền bá khắp. Nếu có người trì kinh, thường tạo nhân Bồ-đề, con thường ở bốn phương, ủng hộ và thờ phụng.

Tiếp theo là đồng tâm nói che chở giữ gìn. Đầu tiên là lời tựa của người sớ kinh, tiếp theo là nói về giữ gìn. Trong phần giữ gìn có hai bài tụng: Bài tụng đầu là giữ gìn pháp, bài tụng sau là che chở người.

Văn kinh: Bấy giờ, trời Đế Thích chắp tay cung kính nói Già-đà rằng: Các Phật chứng pháp này, vì muốn báo ân đức, lợi ích chúng Bồtát, ra đời nói kinh này. Con đối trước các Phật, báo ân thường cúng dường mà giữ gìn kinh này, cùng người thọ trì kinh.

Tiếp theo là đoạn thứ ba. Trời Đế Thích giữ gìn: Đầu tiên là nêu rõ người năng hộ, từ “nói Già-đà….” về sau là nói về giữ gìn. Có hai bài tụng, một bài tụng đầu nói rõ lý do giữ gìn, một bài tụng sau nói rõ cách giữ gìn. Ngày xưa, các Đức Phật nghe pháp được thành tựu Bồ-đề, vì báo ân kinh pháp nên giảng nói cho Bồ-tát nghe, nay con được nghe, cũng cần phải báo đền ân đức thọ trì truyền bá rộng khắp.

Văn kinh: Bấy giờ, Thiên tử Đổ-sử-đa chắp tay cung kính nói Già-đà rằng: Phật nói kinh như vậy, nếu có người thường trì, sẽ trú vị

Bồ-đề, sinh lên trời Đổ-sử, Thế Tôn! Con vui mừng, xả báo trời tốt đẹp, 30 ở nơi châu Thiệm-bộ, giảng nói kinh điển này.

Tiếp theo là đoạn thứ tư. Thiên tử Đổ-sử-đa giữ gìn: Đầu tiên là nêu rõ người năng hộ v.v… từ “Nói Già-đà…” về sau là nói về giữ gìn, có hai bài tụng: Một bài tụng đầu nói rõ lợi ích, một bài tụng sau nói rõ cách giữ gìn.

Văn kinh: Bấy giờ, Phạm Thiên vương người đứng đầu thế giới Sách-ha chắp tay cung kính nói Già-đà rằng: Vô lượng các tịch tĩnh lưc, các thừa và giải thoát, đều từ kinh này ra, cho nên nói kinh này, con bỏ vui cõi Phạm, vì nghe kinh như vậy, cũng thường được giữ gìn.

Đây là đoạn thứ năm, đoạn văn giống như trước.

Văn kinh: Bấy giờ, con của Ma vương tên là Thương Chủ chắp tay cung kính nói Già-đà rằng: Nếu ai thọ trì kinh, tương ưng chánh nghĩa này, không hành theo các ma, dứt sạch ác nghiệp ma, chúng con đối kinh này, cũng sẽ thường ủng hộ, phát tâm đại tinh tấn, truyền bá khắp mọi nơi.

Đây là đoạn thứ sáu, văn giống như trước.

Văn kinh: Bấy giờ, Ma vương chắp tay cung kính nói Già-đà rằng: Nếu ai trì kinh này, dứt được các phiền não, hạng chúng sinh như vậy, ủng hộ khiến yên vui, nếu ai nói kinh này, ma không dịp làm hại, nhờ uy thần sức Phật, con sẽ ủng hộ họ. Lúc ấy, Thiên nữ Diệu Cát Tường cũng đối trước Đức Phật nói Già-đà rằng: Diệu Bồ-đề các Phật, nói ở trong kinh này, nếu ai trì kinh này, là cúng dường các Phật, con trì kinh này, nói cho câu-chi trời, ai cung kính lắng nghe, khuyên đến nơi Bồ-đề. Lúc ấy, Bồ-tát Từ Thị chắp tay cung kính nói Già-đà rằng: Nếu thấy trụ Bồ-đề, cùng làm bạn không thỉnh, cho đến bỏ thân mạng, để giữ kinh Vương này. Con nghe pháp như vậy, sẽ đến trời Đổ-sử, nhờ Thế Tôn che chở, giảng nói trời người nghe. Lúc ấy, Thượng tọa Đại Ca-diếp-ba chắp tay cung kính nói Già-đà rằng: Phật ở Thanh văn thừa, nói trí tuệ con sáng, nay con tùy sức mình, giữ gìn trì kinh như vậy, nếu ai trì kinh này, con sẽ che chở họ, trao lực từ biện đó thường tùy khen lành thay. Lúc ấy, Cụ thọ A-nan-đà chắp tay hướng về Đức Phật nói Già-đà rằng: Chính con nghe từ Phật, vô lượng các kinh điển, chưa từng nghe kinh này, vua trong pháp sâu mầu, nay con nghe kinh này, đích thân ở trước Phật, được các lạc vui Bồ-đề, sẽ truyền bá rộng khắp.

Đây là đoạn thứ bảy, văn cũng giống như trước. Trong phần nói về cách giữ gìn, bài tụng đầu che chở người thọ trì kinh, bài tụng sau che chở người nói kinh. Bởi vì che chở người cũng chính là che chở pháp, nên đầu tiên đều nói rõ người năng hộ, sau mới nói rõ sự che chở. Đoạn thứ tám, Thiên nữ Diệu Cát Tường giữ gìn, văn cũng giống như trước. Trong phần nói về cách giữ gìn. Đầu tiên là nói về lợi ích của kinh, sau nói về cách hộ trì, nói cho câu-chi vị trời nghe là giữ gìn pháp, ai cung kính lắng nghe là che chở người. Đoạn thứ chín Bồ-tát Từ Thị che chở, văn cũng giống như trước. Trong phần nói rõ cách giữ gìn pháp, bài tụng đầu là hộ trì người; bài tụng sau giữ gìn pháp. Đoạn thứ mười Đại Ca-diếp giữ gìn, văn cũng giống như trước. Trong phần nói về cách giữ gìn. Một bài tụng đầu là hộ trì pháp, một bài tụng sau là che chở người. Đoạn thứ mười một A-nan-đà hộ trì, văn cũng giống như trước. Trong phần nói về cách giữ gìn. Một bài tụng đầu là ngợi khen, một bài tụng sau là che chở; được cái vui Bồ-đề là che chở người, truyên bá rộng khắp là giữ gìn pháp.

Văn kinh: Bấy giờ, Đức Thế Tôn thấy các vị Bồ-tát và đại chúng trời, người tất cả đều phát tâm lưu truyền bá ủng hộ đối với kinh điển này, nên khuyến thỉnh Bồ-tát làm lợi ích rộng khắp cho chúng sinh mà khen ngợi rằng: Lành thay! Lành thay! Các ông hãy chí thành truyền bá rộng khắp kinh vương nhiệm mầu này, cho đến sau khi ta nhập Niết-bàn không để cho phân tán hoại diệt, tức là đã gặt hái được công đức của Chánh nhân Bồ-đề vô thượng ở trong hằng ha sa kiếp không thể nào nói hết. Nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca và thiện nam, thiện nữ nào, cúng dường cung kính viết chép truyền bá giải thích giảng nói kinh này cho người nghe thì giải diễn nói kinh này thu hoạch được công đức cũng như vậy, cho nên các ông phải siêng năng tu tập.

Đây là đoạn lớn thứ ba trong phẩm, Đức Phật lại khen ngợi khuyến khích, văn phân làm ba phần: Đầu tiên là khen ngợi; tiếp theo từ “Các ông hãy…” về sau là ấn chứng; từ “Nếu có…” về sau là khuyến khích. Trong phần khuyến khích: Đầu tiên là khuyến khích bốn chúng, nếu giữ gìn pháp sẽ được phước đức giống như trước, thực hành mười pháp đều là giữ gìn pháp, ở đây lược nêu ra bốn trong mười pháp hành:

  1. Cúng dường.
  2. Viết chép.
  3. Lưu thông tức là bố thí cho người khác.
  4. Giải thích diễn tức là giảng nói. Lắng nghe, học hỏi, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tụ tập đều thuộc về cung kính tôn trọng, bởi vì cung kính tôn trọng pháp cho nên lắng nghe… Từ “Cho nên…” về sau là kết thúc khuyến khích đại chúng.

Văn kinh: Bấy giờ, Vô lượng hằng sa đại chúng nghe Đức Phật nói xong đều vô cùng vui mừng tín nhận vâng làm.

Tiếp theo nghe Đức Phật dạy vui mứng vâng làm. Theo Văn-thù Vấn kinh luận chép: “Có ba thứ nghĩa, cho nên vui mừng:

1. Người nói thanh tịnh, do đó đối với các pháp được tự tại; ý này là do không nhiễm trước cho nên nói được tự tại.

2. Pháp sở thuyết thanh tịnh, cho nên chứng biết pháp thể thanh tịnh như thật.

3. Nương vào pháp sở thuyết đạt được quả thanh tịnh, cho nên đạt được cảnh giới tốt đẹp; đây là ý nhờ vào pháp sở thuyết mà chứng nhập chân lý, đạt đến Niết-bàn. Nói khế cơ khế lý hợp quả đúng nhân, cho nên đạt được một câu thì người ta sẽ vui lòng, sáng nghe chiều chết. Vì vậy người nhìn thấy toàn chương thì nên tích cực mừng vui mà tu học!

Pháp nhiệm mầu các Phật từ nơi đại Từ bi xuất, vì lợi ích chúng sinh, sâu xa khó đo lường. Nay nhờ chúng che chở, tùy sức khen kinh này, được phước lợi tự tha, cùng thành Vô thượng giác.

Khắc xong vào ngày tốt tháng mùa đông năm Bính Tuất.

Niên hiệu Bảo Vĩnh năm thứ ba.

Tàng bản tại Thư Lâm tỉnh Thượng Thu Nhàn-phường Tuyên Phong-thành Bình An.