THUYẾT VÔ CẤU XƯNG KINH SỚ

Hán dịch: Đời Đường, Sa-môn Khuy Cơ, chùa Đại Từ ân.

PHẨM 8: BỒ ĐỀ PHẦN

Năm phẩm từ phẩm Phương Tiện trở xuống là nói về hạnh lợi tha thù thắng, kế đó một phẩm trên là nói giáo hóa. Kế đó hai phẩm dưới là nói về chân thật nghĩa xứ, là hạnh tự lợi. Trong đó một phẩm đầu là nói về sự hạnh thế tục hữu vi chân thật. Một phẩm sau là nói về lý hạnh xuất thế vô vi chân thật; vì sau lợi tha ắt phải nói đến tự lợi. Muốn chứng ngộ được lý ấy, trước phải tu sự. Bồ-đề là quả giác ngộ, phần tức là nhân, tức đạt được hạnh nhân vị của Phật Bồ-đề, nay nói rộng về nghĩa này nên gọi là Bồ-đề Phần, chẳng phải chỉ nói ba mươi bảy Bồ-đề phần.

Kinh: Lúc bấy giờ, Bồ-tát Diệu Cát Tường… đến nơi rốt ráo.

Tán: Toàn phẩm được phân làm ba đoạn lớn:

  1. Bồ-tát Diệu Cát Tường hỏi để lược nói về nhân Bồ-đề.
  2. Ngài Vô Cấu Xưng hỏi để nói rộng về dòng giống Như Lai.
  3. Ngài Thiện Hiện hỏi để nói rõ về nghiệp Bồ-đề.

Có thể đến được cõi Phật là nhân Bồ-đề, là hạnh chánh tu. Nhân năng sinh là dòng giống Như Lai, là luận về bản tánh; các pháp, cha, mẹ… là nghiệp Bồ-đề, là quả đầy đủ. Không có nhân Bồ-đề thì quả Phật lấy gì làm thể; không có dòng giống Như Lai thì giác phần làm sao mà sinh. Không có cha mẹ… quả Phật do tướng gì mà viên mãn. Vì thế phân làm ba đoạn. Thứ nhất là thuận nhân, thứ hai là lập nhân, thứ ba là quả đức; khi được Bồ-đề thì pháp thiện và bất thiện đều gọi là Phật tánh, cho nên cả hai đều là nhân; thiện là nhân của báo thân, bất thiện là nhân của pháp thân. Kinh Thắng Man ghi: “Có hai loại Như Lai tạng, trí không và phiền não gọi là Như Lai tạng”.

Trong đoạn thứ nhất gồm có bốn:

  1. Hỏi.
  2. Đáp.
  3. Nêu lên.
  4. Giải thích.

Đây là câu hỏi. Các Phật pháp tức là chung cho nhân và quả; nơi rốt ráo tức là Bồ-đề Niết-bàn trong quả Phật, làm sao có thể đạt đến nhân của giác? Chẳng phải là ba mươi bảy Bồ-đề phần, vì đó là chung cho ba thừa, còn ở đây thì chẳng chung cho ba thừa.

Kinh: Vô Cấu Xưng nói… đến nơi rốt ráo (cứu cánh thú).

Tán: Thứ hai là lời đáp. Chỗ trở về của phàm phu gọi là thú, chỗ trở về của bậc Thánh chẳng phải là chỗ trở về của phàm phu. Đi trên

1037

con đường chẳng phải này gọi là hành phi thú. Hoặc cho rằng thú có hai: Một là, sở thú gọi là thú, đó là quả pháp Phật; năng thú chẳng phải là thú, tức là Bồ-đề phần. Nay tu tập giác phần năng thú, cho nên nói hành nơi phi thú. Hành nơi phi thú này có thể đạt đến chỗ rốt ráo. Xưa ghi: “Hành nơi phi đạo” đạo tức là thú, như năm đạo…

Kinh: Diệu Cát Tường nói… hành nơi phi thú. Tán: Thứ ba, nêu lên.

Kinh: Vô Cấu Xưng nói… phiền não trần cấu.

Tán: Thứ tư là giải thích, gồm hai phần là giải thích và kết luận. Trong phần giải thích gồm có ba mươi ba câu được chia làm hai: Mười chín câu đầu luận về việc chẳng đồng phàm phu, mười bốn câu sau thì nói chẳng đồng Nhị thừa. Nhưng chính thức thì được phân làm bảy đoạn:

  1. Sáu câu đầu căn cứ theo thú (các đường) mà xa lìa các hạnh ác.
  2. Ba câu kế y cứ theo căn để diệt các hạnh độc hại.
  3. Mười câu kế căn cứ theo chướng để tu hạnh Ba-la-mật.. Hai câu kế căn cứ theo Tiểu thừa để tu hạnh Đại thừa. . Năm câu kế căn cứ theo pháp ác để hành pháp thiện.
  4. Bốn câu kế căn cứ theo pháp kém để tu pháp cao hơn.
  5. Ba câu cuối nói về tu hạnh bất trụ.

Bản dịch xưa chỉ có ba mươi mốt câu, đoạn đầu chỉ có năm câu, đoạn cuối chỉ có hai câu.

Sáu câu đầu y cứ theo các thú để lìa hạnh ác, thì hai câu đầu nói về địa ngục, một câu nói về bàng sinh, một câu nói về A-tố-lạc, một câu nói về ngạ quỷ, một câu nói về cõi trời. Không nói đến cõi người và cõi sắc. Bản dịch xưa ghi có cõi sắc là sai, vì kinh chỉ muốn nêu lên những nơi khó tu nhất, cho nên không có cõi người và cõi sắc và Bồ-tát thường giáo hóa hai cõi này, dễ tu nên chẳng luận đến. Đoạn này gồm hai câu y cứ theo địa ngục. Năm vô gián, đó là phạm năm tội nghịch như giết cha, giết mẹ… đây là chung cho ba thừa, nếu chỉ có Đại thừa thì năm tội nghịch là phá chùa, phá tháp… thì mãi mãi không gián đoạn sinh vào đó, đã sinh vào đó thì chịu khổ không lúc nào dứt, cho nên gọi là vô gián. Sinh vào năm vô gián, ắt phải là kẻ cực ác phần nhiều khởi các tâm sân hận độc ác. Bồ-tát sinh vào đó, vì lợi ích chúng sinh nên không có tâm sân hận mà tu tập Bồ-đề Phần. Na-lạc-ca, Hán dịch là ác giả (kẻ ác); Nại-lạc-ca dịch là khổ khi, xưa gọi là địa ngục. Người sinh vào nơi khổ này (khổ khí) gọi là ác giả (kẻ ác). Hữu tình sinh vào đây ắt phiền não trần cấu phải rất sâu nặng. Bồ-tát sinh vào đây nhưng không có phiền não. Ở đây nêu cõi thấp nhất này, còn các địa ngục khác, như các câu sau nói “ở nơi ấy”, đều là Bồ-tát tùy loại hóa sinh, thị hiện ở nơi ác, khởi pháp ác, mà ở nơi đó không tạo tác mà thực hiện Bồ-đề phần, tất cả đều theo đó có thể biết được, không cần phải giải thích lại.

Kinh: Tuy ở nơi đường bàng sinh… chẳng sinh khởi ngạo mạn kiêu căng.

Tán: Bàng sinh gọi là hắc ám, phi thiên phần nhiều tự thị, ngạo mạn, kiêu căngg. Bồ-tát thì xa lìa các lỗi này.

Kinh: Tuy ở nơi cõi Diêm-ma vương… chẳng thích thú hướng đến.

Tán: Diêm-ma, Hán dịch là tĩnh tức; bản xưa dịch là Diêm-la. Dưới mặt đất năm trăm do-tuần là cõi nước của vua Diêm-ma. Vua này hoặc là vị Bồ-tát bất thoái hóa hiện, hoặc là hữu tình đảm nhiệm. Phàm người sống ở cõi Diêm ma, phần nhiều chẳng có tu tập nhân thù thắng, còn Bồ-tát sinh vào cõi đó thì hay tích tụ phước tuệ; phàm đạt được định vô sắc, tĩnh lự giải thoát, phần nhiều đều thích hướng đến định này mà sinh vào đó, còn Bồ-tát tuy ở nơi đó chẳng thích sinh nơi định kia.

Kinh: Tuy ở nơi tham dục… mà tự điều phục.

Tán: Đoạn thứ hai gồm ba câu; y cứ vào căn để diệt các hạnh ác, tức tham, đối với sự ham muốn, phần nhiều sinh nhiễm trước; sân, đối với cảnh hữu tình mà chẳng hợp tình thì sinh sân hận oán hại; si, đối với tất cả cảnh hắc ám thì không biết không tự điều phục được. Bậc Bồ-tát tuy ở nơi ba căn bất thiện mà hay diệt trừ tánh của ba độc.

Kinh: Tuy thị hiện ở nơi… kinh sợ vô cùng.

Tán: Đoạn thứ ba gồm mười hai câu, nói nương vào chướng để tu các độ. Đoạn này gồm hai câu đầu. Tuy hiện tham lam bỏn sẻn, nhưng hay thí tài bảo danh vị, không tiếc thân mạng. Tuy thị hiện phạm giới, mà hay lập mười hai đổ-đa mát trong, ham muốn ít chẳng cầu nhiều; biết đủ chẳng cầu, mà hay cầu tám điều giác ngộ của bậc đại nhân và bốn chi giới, ví như có phạm tội nhỏ thì sinh tâm sợ hãi lớn. Đổ-đa nghĩa là trừ bỏ, tức trừ bỏ điều ác như Thanh văn Địa và biệt kinh đã nói. Tám điều giác ngộ của bậc đại nhân, như Niết-bàn, Di Giáo đã nói, còn bốn chi giới thì quyết trạch phần đã ghi.

Kinh: Tuy hiện ở nơi sân hận… tinh tấn chẳng bỏ.

Tán: Tuy hiện có sân hận nhưng an trú nơi tâm từ bi, nhẫn nhịn không giận dữ; tuy hiện giãi đãi nhưng luôn luôn tu thiện không bao giờ thôi nghỉ.

Kinh: Tuy thị hiện thực hành các căn loạn động… Ba-la-mật-đa.

Tán: Tuy hiện căn tán loạn nhưng thường an tĩnh vắng lặng trụ nơi định. Tuy hiện ác tuệ, nhưng thường đạt được cảnh tín và sở tín, đến tuệ đáo bỉ ngạn.

Kinh: Tuy thị hiện hành dối trá… thành lập cây cầu tế độ.

Tán: Xiểm khúc trá ngụy khiến cho người vui, làm chướng ngại phương tiện thiện xảo; còn Bồ-tát tuy hiện xiểm khúc trá ngụy, nhưng thường tu tập phương tiện khéo léo, cũng khiến cho người vui. Do kiêu mạn nên phần nhiều có lời nói bí mật, tự phóng túng lấn hiếp người, sinh khởi tà nguyện thế gian; làm chướng ngại nguyện rộng lớn. Bồ-tát tuy thực hành tà nguyện kiêu mạn mà hay thành tựu diệu nguyện, làm chiếc cầu xuất thế, cứu độ quần sinh. Vì hay cứu vớt, hay làm chiếc cầu độ các hữu tình, như thế gian nguyện cầu không bệnh, được sống lâu, thì Bồ-tát cũng tùy thuận mà chú nguyện cho họ; ý phù hợp với đạo xuất thế mà làm chiếc cầu cho thế gian.

Kinh: Tuy thị hiện thực hành tất cả phiền não của thế gian… chẳng tùy theo duyên của ma.

Tán: Tuy có khởi phiền não mà lại thành sức mạnh tốt đẹp, vì tánh thanh tịnh không nhiễm ô. Tuy hiện các ma mà chứng tuệ giác ngộ của Phật chẳng bị ma trói buộc. Tùy theo duyên của ma, tức là tùy theo duyên trói buộc của ma. Mười chín câu trên là nói về việc chẳng đồng với hạnh phàm phu; mười bốn câu sau là nói chẳng đồng với hạnh Nhị thừa. Nhị thừa có các việc kém xấu nhơ bẩn cùng căn khuyết… văn phân làm bảy câu, ý nghĩa rất rõ ràng,

Kinh: Tuy thị hiện hạnh Thanh văn… thành thục cho hữu tình.

Tán: Đoạn thứ tư, gồm hai câu, căn cứ theo Tiểu thừa mà tu Đại thừa. Hàng Thanh văn thì tự lợi, chẳng biết cứu độ chúng sinh. Bồ-tát tuy ở vị Thanh văn, mà lại thuyết pháp cho Thanh văn nghe. Hàng Độc giác cũng thế, không có tâm đại Từ bi, Bồ-tát thì có đầy đủ, luôn thành thục cho loài hữu tình.

Kinh: Tuy thị hiện ở nơi bần cùng… diệu sắc trang nghiêm thân.

Tán: Đoạn thứ năm gồm năm câu, nương vào pháp ác mà tu pháp thiện. Tuy ở nơi bần cùng mà thường được đôi tay đầy của báu, ban phát vô tận. Tuy hiện các căn thiếu khuyết, mà đầy đủ các tướng quý, vẻ đẹp. Tướng có xấu nhưng tâm thì đạt được thiện.

Kinh: Tuy hiện ở nơi ti tiện… phước tuệ tư lương.

Tán: Tuy thị hiện sinh vào gia đình ti tiện mà thật sinh vào nhà Phật pháp giới thanh tịnh, có dòng họ tôn quý, tu tập nhân phước tuệ.

Kinh: Tuy hiện ở nơi thô lậu, yếu kém đáng ghét… khởi sự chết

100 đáng sợ hãi.

Tán: Thân hình tuy hiện tướng xấu xí gầy yếu đầy dẫy sự đáng ghét mà thường được thân đẹp, mạnh như trời Na-la-diên; thân trời Nala-diên là bật nhất, mọi người đều thích nhìn. Tuy hiện có bệnh, già mà hay xa lìa hoặc nghiệp căn bản, vượt khỏi năm sự sợ hãi trong sinh tử.

Kinh: Tuy thị hiện cầu tài bảo, danh vị… tu tập hạnh xa lìa.

Tán: Đoạn thứ sáu gồm bốn câu, nương vào chỗ kém để tu hạnh tốt đẹp. Dự lưu và Nhất lai còn có năm điều kém, Bồ-tát không như thế, các việc khác đều thông suốt, bậc vô học đều có đủ. Tuy hiện làm các việc mua bán mà luôn quán xét vô thường, chẳng sinh tham trước, đoạn dứt tâm mong cầu. Tuy ở nơi vui chơi mà vượt ra ngoài vũng bùn năm dục, tu hạnh xa lìa.

Kinh: Tuy thị hiện nơi ngoan hiêu… độ các thế gian.

Tán: Miệng chẳng nói lời trung tín gọi là ngoan, tâm chẳng tính lường đến lý nhân nghĩa đạo đức thì gọi là hiêu. Bồ-tát tuy hiện ở nơi loại ngu si, mà đầy đủ biện tài, tuệ niệm tổng trì. Tuy thị hiện hành tà đạo, ở nơi ngoại đạo mà thường dùng chánh đạo hóa độ tất cả.

Kinh: Tuy thị hiện ở nơi tất cả các loài sinh… sinh tử tương tục.

Tán: Đoạn thứ bảy gồm ba câu nói về tu hạnh chẳng trụ. Đoạn gồm hai câu nói chẳng trụ sinh tử Niết-bàn. Bản dịch xưa chỉ có hai câu.

Ở nơi sinh tử mà vĩnh viễn đoạn, ở nơi Niết-bàn mà thường chẳng trụ.

Kinh: Tuy thị hiện được diệu Bồ-đề… tương tục không gián đoạn.

Tán: Đoạn này gồm một câu nói về việc chẳng trụ nhân và quả.

Tuy hiện được quả mà vẫn tu nhân hạnh.

Kinh: Thưa ngài Diệu Cát tường… đến chỗ rốt ráo.

Tán: Phần thứ hai kết luận.

Kinh: Bấy giờ, Vô Cấu Xưng… nguyện xin được chỉ bày.

Tán: Phần thứ hai, ngài Vô Cấu hỏi để làm rõ Như Lai chủng.

Gồm bốn đoạn:

  1. Hỏi.
  2. Đáp.
  3. Nêu lên.
  4. Giải thích.

Đây là câu hỏi. Chủng tức là nhân, tánh tức là loại. Thể loại nhân của Phật gọi là chủng tánh của Như Lai.

Kinh: Bồ-tát Diệu Cát Tường đáp… là chủng tánh của Như Lai.

Tán: Thứ hai là đáp, có hai:

  1. Nói riêng.
  2. Kết luận lược nêu.

Trong phần nói riêng lại có hai:

  1. Trình bày riêng.
  2. Nói về loại.

Đây là phần trình bày riêng, có bốn. Nghĩa của Phật tánh có rất nhiều, kinh Niết-bàn ghi: “Hoặc có Phật tánh, người có thiện căn thì có, kẻ xiển đề thì không. Hoặc có Phật tánh, người xiển-đề có, người có thiện căn không có. Hoặc có Phật tánh, cả hai người đều có. Hoặc có Phật tánh, cả hai đều không”. Kinh Niết-bàn lại ghi: “Khi chưa đắc Anậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, thì tất cả pháp thiện và bất thiện đều gọi là Phật tánh”. Kinh này cũng nói các trần lao là chủng tánh của Như Lai. Chủng tánh có hai loại là vô lậu và hữu lậu. Vô lậu lại có hai:

1. Tánh vô vi; kinh Thắng Man ghi: “Tại triền gọi là Như Lai tạng, xuất triền gọi là pháp thân”. Kinh Niết-bàn ghi: “Sư tử rống, tức là quyết định thuyết, tất cả chúng sinh đều có Phật tánh”.

2. Tánh nhân duyên, tại triền gọi là chủng tử pháp nhĩ, do nghe nhiều huân tập, xuất triền gọi là báo thân. Kinh Lăng-già ghi: “Thức A-lê-da gọi là Không Như Lai tạng; vì đầy đủ các pháp vô lậu huân tập nên gọi là Bất không Như Lai tạng”. Kinh Thắng Man y cứ vào nghĩa vô vi, phiền não là hay che lấp, còn chân lý là thường bị che lấp. Kinh Lăng-già y cứ theo nghĩa hữu vi, nên nói thức A-lê-da hay gom giữ, còn chủng tử thì được gom giữ. Hai loại hay che lấp, gom giữ, hai loại bị che lấp gom giữ đều gọi là Như Lai tạng. Hữu lậu cũng có hai, đều là Tăng thượng duyên:

  1. Gia hạnh thiện, tùy thuận tánh, tùy thuận tăng trưởng chủng tử vô lậu.
  2. Các bất thiện khác thì trái với tánh, chướng ngại pháp vô lậu.

Do đoạn pháp này mà chứng đắc Bồ-đề, do phiền não này mà chân lý bị che lấp, cũng do công đức tăng thượng này hiện khởi cho nên gọi là Như Lai tạng. Do đủ hai nghĩa này mà bất thiện gọi là Như Lai tạng. Vì thế các giáo nói: Khi chưa được Bồ-đề thì Bồ-đề là phiền não, vì bất giác cho nên mê, sau ở nơi khổ. Khi đã được Bồ-đề thì phiền não là Bồđề; vì chẳng mê cho nên giác; do đoạn trừ duyên kia nên được Bồ-đề. Chủng tánh của thân hư giả là thân năm uẩn duyên với Tát-ca-da kiến. Hữu ái, tức sau khi nhuận sinh thì hữu ái, do thân kiến làm gốc, vô minh làm nhân. Hữu ái là nhân, thì sinh tử trong ba cõi lấy đó làm chủng tánh, ba độc bốn đảo tùy theo đó mà sinh khởi, cũng đều như thế.

Kinh: Chủng tánh năm uẩn có như thế… là chủng tánh của Như Lai.

Tán: Đây là nói về loại. Năm uẩn, sáu xứ, tám tà, mười nghiệp bất thiện thì như trước đã nói. Bảy thức trụ là:

  1. Thân khác tưởng khác, như người, trời cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất, trừ kiếp sơ khởi tưởng, còn lại khởi tưởng cho rằng có khổ vui và không khổ vui.
  2. Thân khác tưởng đồng, như trời Phạm chúng, cho rằng kiếp sơ khởi, thân hình đã khác, nhưng đồng tưởng Phạm thiên là cha của chúng sinh.
  3. Thân một tưởng khác, tĩnh lự thứ hai thân tướng chẳng khác, lạc và xả lẫn lộn nhau.
  4. Thân một tướng cũng chỉ một như tĩnh lự thứ ba chỉ có tướng vui thích, cho nên gọi là tưởng một.

Trong sơ tĩnh lự, do tưởng nhiễm ô cho nên nói tưởng một. Tĩnh lự thứ hai do tưởng hai thiện cho nên nói tưởng khác. Tĩnh lự thứ ba do tưởng dị thục cho nên gọi tưởng một. Trên là bốn thức trụ, dưới đây là ba vô sắc gọi là biệt tự thành. Năm uẩn, bốn uẩn tùy theo chỗ thích ứng mà gọi là thức trụ. Những nơi khác vì thức có tổn giảm nên không gọi là thức trụ. Đường ác quá khổ, tĩnh lự thứ tư, trời Vô tưởng định, cõi Phi tưởng đều có diệt tận định, làm tổn hoại thức, khiến thức luôn gián đoạn, cho nên chẳng phải là thức trụ. Vả lại còn một cách giải khác, như Câu-xá luận tụng ghi: “Thân khác và tưởng khác, thân khác tưởng là một, thân tưởng đều chỉ một, vô sắc sau có ba”. Cho nên biết có bảy thức trụ, những chỗ khác chẳng phải, vì thức có tổn hoại. Chín não, thể đều là sân; thích oan gia của ngã, ghét thân hữu của ngã và thân của ngã, tất cả là ba, nhân với ba thời thành chín việc não hại chúng sinh, nên gọi là chín não sự.

Kinh: Tóm lại… là chủng tánh của Như Lai.

Tán: Đây là phần kết luận tóm lược, chẳng thể nói đầy đủ cho nên tóm lại. Tất cả pháp phiền não, ác bất thiện đều là Phật chủng; trước đã nói, thức trụ của thân hư giả là quả hữu lậu, nghiệp đạo bất thiện là nghiệp hữu lậu, còn tất cả pháp còn lại đều là phiền não, trừ pháp hiện thuận với nhân, còn tất cả đều gom nhiếp vào pháp sinh tử khác.

Kinh: Vô Cấu Xưng nói… nói như thế.

Tán: Thứ ba là nêu lên. Chủng nghĩa là nhân, tức là liễu nhân năng sinh, trái với tánh bất thiện. Vậy thế nào là chủng? cho nên hỏi nói như thế có mật ý gì? Lời nói thật khó hiểu.

Kinh: Ngài Diệu Cát Tường nói… Tâm chánh đẳng giác.

Tán: Thứ tư, giải thích, gồm có hai:

  1. Giải thích rộng.
  2. Khen ngợi.

Phần một lại có hai là giải thích và kết luận. Trong đoạn giải thích lại gồm ba pháp dụ:

  1. Dụ trên đồi cao hoa không thể sinh, mà ở vùng ẩm thấp mới sinh trưởng được.
  2. Dụ trong hư không, không thể gieo trồng, mà ở nơi đất đai ẩm thấp mới có thể gieo trồng được.
  3. Dụ biển mới có châu ngọc quý, chẳng có biển thì không có vật quý.

Đầu tiên lại có ba là pháp, dụ và hợp. Đây là pháp. Chánh tánh tức đế lý. Nhập tức dự vào… Sinh tức là dị sinh. Lìa khỏi dị sinh này thì gọi là lìa sinh. Vị tức là giai vị. Dự vào đế lý này tức là lìa giai vị của dị sinh; tức là Dự Lưu… chẳng phải là người có thể phát tâm Chánh đẳng giác, mà phải ở ngay nơi phiền não mới phát tâm được. Đoạn văn này có rất nhiều thuyết. Bậc Thánh Nhị thừa chưa phát tâm, chẳng phải là vĩnh viễn không phát tâm, nhưng ở đây phần nhiều là nói phát tâm nhanh chóng mạnh mẽ siêu việt, cho nên nói Nhị thừa chẳng thể phát tâm, chẳng phải Nhị thừa không thú hướng đến Đại thừa. Ở hội Pháp Hoa có ba vòng thọ ký cho Thanh văn. Niết-bàn cũng nói bậc Tu-đàhoàn tám vạn kiếp sẽ đến, cho đến Bích-chi mười ngàn kiếp sẽ đến, nói đến tức là đến tâm A-nậu-đa-la tam miệu Tam-bồ-đề. Lại nói, Ta trong một lúc nói Nhất thừa, Nhất đạo, Nhất duyên, Nhất hạnh, có thể vì tất cả chúng sinh mà làm bậc Đại tịch diệt, vĩnh viễn đoạn trừ tất cả sự trói buộc, sầu khổ và nhân khổ, khiến chúng sinh đến nơi Nhất hữu. Nhưng đệ tử của ta không hiểu ý của ta, bèn nói Như Lai thuyết tất cả chúng sinh đều được Phật đạo…, nói Tu-đà-hoàn cho đến A-la-hán đều chẳng được Phật đạo, tất cả không hiểu ý của Ta. Cho nên biết Nhị thừa cũng có người đạt được, như luận đã nói rõ. Vì thế nói chẳng nên luận theo một chiều.

Kinh: Ví như trên vùng cao… bốn loại hoa này.

Tán: Đây là dụ. Ôn-bát-la là màu xanh, Bát-đặc-ma là màu vàng, Câu-mẫu-đà là màu đỏ và Bôn-trà-lợi là màu trắng. Đây là nói bốn loại hoa sen.

Kinh: Như thế chủng tánh Thanh văn… các Phật pháp.

Tán: Đây là hợp. Nhị thừa như đồi cao, chẳng thể sinh phiền não như bùn lầy có thể sinh trưởng hoa. Do hoặc che mờ lý, lý hiển thì đạo sinh, đạo như hoa sen, phiền não chướng ngại trí, đoạn diệt nó thì trí sinh, trí như hoa sen. Do khởi phiền não làm lợi lạc chúng sinh, tăng trưởng trí tuệ, tuệ dụ như hoa sen.

Kinh: Này thiện nam… mới được sinh trưởng.

Tán: Dụ thứ hai. Đầu tiên nên dụ, sau là pháp.

Đây là phần dụ.

Kinh: Chủng tánh Thanh văn, Độc giác như thế… các Phật pháp.

Tán: Đây là pháp. Nhị thừa như hư không, chẳng thể gieo trồng trên đó, vì vô ngã. Thân kiến như đất, có thể sinh ra thiện. Nhị thừa chứng không chẳng thể tiến tu; làm ngã xuất thế, hay cứu độ chúng sinh, chẳng sinh mà có thể tiến tu.

Kinh: Này thiện nam… châu báu vô giá.

Tán: Dụ thứ ba. Đầu tiên là dụ, sau là pháp. Đây là dụ.

Kinh: Chẳng vào sinh tử… Nhất thiết trí tâm.

Tán: Đây là pháp. Cần phải vào biển hoặc chướng mới biết được nó, mới phát khởi nó, mới đoạn được nó, mới phát được tâm Đại thừa.

Kinh: Vì thế nên biết… là chủng tánh của Như Lai.

Tán: Thứ hai, kết luận.

Kinh: Lúc bấy giờ, Tôn giả… là chủng tánh Như Lai.

Tán: Đoạn thứ hai là khen ngợi. Có ba:

  1. Khen ngợi và nêu lên.
  2. Giải thích nguyên do.
  3. Kết luận thành tựu ý nghĩa.

Đây là văn thứ nhất. Khéo thuyết là tổng quát; thật, như, vô dị là riêng biệt. Trong câu đầu lại có ba, như theo thứ tự phối hợp với ba dụ ở trước, hoặc thứ tự phối hợp với phiền não nghiệp khổ. Hoặc cho rằng lời nói chẳng dối là thật, lời nói thuận nghĩa lý gọi là như, chẳng khác gọi là vô dị.

Kinh: Vì sao… tâm Chánh đẳng chánh giác.

Tán: Đây là đoạn giải thích nguyên do. Có hai là lược nêu và giải thích rộng. Phần một lại có hai:

  1. Nói chẳng thể được.
  2. Nói dẫu có thể được.

Đây là đoạn văn đầu. Tương tục tức là thân; trong thân tâm chủng tử phiền não, đã bị đoạn trừ tiêu hoại, nhưng tâm chán ghét chẳng sâu, tâm tu hành chẳng mạnh, cho nên chẳng thể đạt được.

Kinh: Dẫu có thể thành tựu… cứu cánh giải thoát.

Tán: Đây là nói dẫu có thể được. Dẫu có tạo nghiệp vô gián, còn có thể phát tâm mà chẳng phải là Nhị thừa…

Kinh: Vì sao?… vĩnh viễn không có năng lực này.

Tán: Giải thích rộng. Có hai:

  1. Giải thích ý trước.
  2. Nêu dụ để hiển.

Đây là phần thứ nhất. Từ câu thành tựu trở xuống là giải thích rộng ý “Dẫu có thể” nói ở trên. Từ câu: “Chúng tôi…” trở xuống là giải thích rộng ý “Chẳng thể được” ở trên. Ý văn có thể hiểu. Trước hội Pháp Hoa phát tâm chưa mạnh, chẳng thể tự biết, cho nên tự khiêm mà trách mình.

Kinh: Như hàng thiếu căn… diệu pháp của chư Phật.

Tán: Đây là dụ để hiển rõ. Tùy theo năm căn, nếu thiếu căn nào thì không thể lãnh thọ cảnh ấy. Bậc A-la-hán thiếu căn phiền não cho nên không có chí cầu Phật pháp.

Kinh: Vì thế hàng Dị sinh… rốt cuộc chẳng thể báo đáp.

Tán: Kết luận nghĩa trước. Trước lược nêu, sau nói rộng.

Đây là phần lược nêu.

Kinh: Vì sao?… tất cả Phật pháp.

Tán: Nói rộng để kết luận.

  1. Nói rộng về hàng Dị sinh báo ân.
  2. Nói rộng về Nhị thừa không thể báo ân.

Đây là văn thứ nhất. Hàng Dị sinh có thể nhanh chóng mạnh mẽ phát tâm tu hành, mau chứng ngộ Phật pháp, hàng Nhị thừa thì không thể như thế, cho nên kinh Niết-bàn ghi: “Tu-đà-hoàn tám vạn kiếp mới đến, cho đến Bích-chi mười ngàn kiếp mới đến”. Nay nói nhanh chóng mạnh mẽ phát tâm, hàng Nhị thừa không thể được, nhưng chẳng phải hoàn toàn không thể. Vả lại nói hàng quyết định tánh không thể, chẳng phải là hàng bất định tánh. Nói phần nhiều không thể chứ chẳng phải hoàn toàn không thể.

Kinh: Thanh văn Độc giác… tâm Chánh đẳng giác.

Tán: Đây là nói rộng Nhị thừa chẳng thể có được ý nghĩa như trước đã nói.

Kinh: Bấy giờ, trong chúng hội… đều ở đâu.

Tán: Đây là đoạn thứ ba, ngài Thiện Hiện hỏi để làm rõ nghiệp Bồ-đề. Có hai:

  1. Hỏi.
  2. Đáp.

Đây là lời hỏi.

Kinh: Bấy giờ, Vô Cấu Xưng… tư duy thắng nghĩa không, lấy đó

106 gọi là nhà.

Tán: Đây là lời đáp, gồm bốn mươi hai câu phân làm hai: Bốn mươi câu đầu chính thức trả lời câu hỏi trước; câu sau kết luận khuyên phát tâm.

Trong bốn mươi câu đầu thì ba mươi chín câu là trả lời riêng, một câu sau là trả lời tổng quát. Trong ba mươi chín câu được phân làm ba:

  1. Mười hai câu đầu dùng pháp xuất thế tùy thuận phối hợp với pháp xuất thế để trả lời câu hỏi trước.
  2. Năm câu kế là dùng pháp xuất thế tùy thuận phối hợp với việc thế gian, để trả lời câu hỏi trước.
  3. Hai mươi hai câu cuối, nêu lên việc tùy thuận việc thế gian để trả lời câu hỏi trước.

Tuy về sự cũng có thân tộc, nhưng muốn khiến cho các hữu tình vui thích đức hạnh, cho nên mới tạm dùng đức hạnh phối hợp với vợ con, hoặc đầu tiên nói về hạnh, kế đến nói về cảnh và sau cùng nói về trí. Cho nên đoạn sau tổng đáp ghi: “Vô biên hạnh, vô biên sở hành và vô biên trí viên mãn như thế để độ tất cả chúng sinh. Đoạn thứ nhất lại chia làm hai: Ba câu rưỡi đầu dùng pháp xuất thế tùy thuận phối hợp với hữu tình; tám câu rưỡi sau dùng pháp xuất thế tùy thuận phối hợp với phi hữu tình. Hữu tình có năm: Cha mẹ, vợ con, nô bộc, bạn bè, quyến thuộc. Hoặc phân làm mười, tức chia riêng cha, mẹ, vợ, con trai, con gái, phòng xá, kỹ nữ… Tuy phòng xá cũng gọi là phi hữu tình, nhưng vì lấy lý làm chỗ y cứ chính, cho nên nêu lên ở đây. Theo tông chỉ mà luận thì gọi chung là hữu tình. Một câu thứ nhất có một dụ là cha mẹ, câu thứ hai có một dụ là vợ con. Tuệ là độ thứ sáu, là trí vô phân biệt, là gốc của các pháp thiện, cho nên gọi là mẹ. Phương tiện là độ thứ bảy là cha, đó là Hậu đắc trí. Chư Phật, Bồ-tát bậc thầy của thế gian đều do hai trí này sinh ra. Bản dịch xưa ghi: “Trí độ là mẹ” tức là độ thứ mười, chẳng phải là gốc của các đức, thì làm sao gọi là mẹ? Cho nên biết trí độ là trí vô phân biệt mà chẳng phải là độ thứ mười. Pháp lạc là vợ, vì nghe pháp sinh niềm vui phát sinh hạnh thiện; Từ bi là con gái, vì hay nhu hòa. Đế pháp là con trai, vì quả thiện được tương tục. Do nghe đế giáo nên chủng tử pháp thiện sinh, kế thừa Tam bảo. Không Lý Nghĩa ghi: “Các hữu được tư duy trong thế tục đế, trong Thắng nghĩa không thì lấy đó làm nhà, là chỗ về của tất cả Bồ-tát.” Ứng Lý Nghĩa ghi: “Các”không” được tư duy, trong thắng nghĩa chân như lấy đó làm nhà.” Nhà Như Lai tức là lý chân như. Hỏi kinh Phật Địa ghi: “Pháp lạc là thức ăn”, vì sao trong đây lại nói là vợ? Đáp: Căn cứ theo tên thì có khác biệt, như kinh kia thì căn cứ theo nhậm trì (giữ gìn) nên gọi là thức ăn, kinh này căn cứ theo năng sinh nên gọi là vợ, cũng không trái nhau. Kinh Pháp Hoa ghi: “Tâm Từ bi là nhà, các pháp không là tòa ngồi”, vì sao ở đó lấy không làm nhà, cả hai khác nhau. Vì hữu vi và vô vi cho nên nhà có hơn kém khác nhau.

Kinh: Phiền não là nô bộc thấp hèn… bốn nhiếp là kỹ nữ.

Tán: Đoạn này có ba:

  1. Nô bộc.
  2. Thân hữu.
  3. Quyến thuộc.

Kỹ nữ cũng được xếp vào quyến thuộc. Phiền não là kẻ nô bộc thấp kém, mặc tình khởi diệt. Giác phần là thân hữu, vì có thể thành Bồ-đề, nhân để thành Phật đều gọi là giác phần chứ chẳng phải ba mươi bảy Bồ-đề phần. Sáu độ là quyến thuộc vì thâu nhiếp vạn hạnh, bốn nhiếp là kỹ nữ, vì hay sinh lợi lạc.

Kinh: Lời kết tập chánh pháp… tẩy trừ các cấu uế.

Tán: Đây là tám câu tụng rưỡi dùng pháp xuất thế, tùy thuận phối hợp với hữu tình. Phi hữu tình gồm mười sáu: Kỹ nhạc, vườn rừng, hoa quả, ao sen, xe ngựa, đường xá, vật trang nghiêm, y phục, tràng hoa, tài bảo, giường nệm, thức ăn thức uống, tắm rửa, hương thoa, diệt giặc, trừ oán, lập tràng. Đoạn này có bốn:

1. Pháp âm là nhạc, vì làm vui vẻ tâm ý.

2. Tổng trì là vườn rừng; vì gom giữ các hạnh, pháp Đại thừa là rừng vì vạn đức từ đây tươi tốt.

3. Ba mươi bảy phẩm là hoa, vì sẽ cho quả Niết-bàn giải thoát, trí tuệ Bồ-đề là quả, nhân nói hoa mà có.

4. Tám Giải thoát là ao tắm, vì trừ các cấu uế như tham… nước định tràn đầy lặng trong, nghĩa là trong ao tám giải thoát thường có nước định, chẳng xao động, ao rộng nước đầy, như lý nên tư duy, hoa bảy thanh tịnh thường nở đầy khắp trong đó, như hoa sen trong ao. Ao tắm để làm gì? Để trừ dơ bẩn (cấu uế). Cấu tức sáu cấu: hai, hận, não, xiễm, cuống, kiêu. Bảy thanh tịnh là giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh, độ nghi tịnh, đạo phi đạo tri kiến tịnh, hành tri kiến tịnh, hành đoạn tri kiến tịnh. Hoặc phân tất cả làm ba mươi ba, ở đoạn này có chín là phân chia rừng, cây, hoa và trừ cấu.

Kinh: Thần thông là voi ngựa… hồi hướng đại Bồ-đề.

Tán: Đoạn này gồm năm dụ:

1. Thần thông là voi ngựa, vì hay vận chuyển. Đại thừa làm xe, hay chuyển vận sự lợi ích. Thể của Đại thừa là hai chân trí, cho nên có thể chuyên chở lợi ích. Căn cứ theo Pháp Hoa thì hậu đắc trí là thể của Nhất thừa. Vô phân biệt trí là trâu trắng.

2. Hay điều ngự tâm Bồ-đề giong ruổi trên con đường bất chánh.

3. Dùng ba mươi hai tướng quý và tám mươi vẻ đẹp phụ để trang nghiêm thân, trang nghiêm nội đức.

4. Tàm quý là y phục vì ngăn ngừa các điều ác; thắng ý lạc là tràng hoa vì làm tươi tốt tâm đầu.

5. Chánh pháp là tài bảo hoặc là thất Thánh tài, như trước đã nói, hoặc là các Thánh pháp, đều gọi là tài, ban phát cho chúng sinh, nêu rõ pháp này là phương tiện, tự mình không có hạnh điên đảo là lợi ích thù thắng, hồi hướng Bồ-đề mà tự thọ dụng. Tài bảo có đức tự tha thọ dụng, cho nên dụ cho chánh pháp. Hoặc đoạn này có mười hai dụ là chia riêng, xe, người cỡi, trang sức, tốt đẹp ý mạn, phương tiện, hành, sở hành và hồi hướng

Kinh: Bốn tĩnh lự là giường… kiến lập Bồ-đề tràng.

Tán: Đoạn này gồm có bảy:

1. Bốn tĩnh lự là giường, vì đó là nơi tâm hằng an trụ; không tham; tịnh mạng là mền nệm, vì đó là nơi ba nghiệp luôn luôn gần gũi nương tựa. Nhân là nệm, Xưa ghi: “Từ tịnh mạng sinh” thì nghĩa hẹp mà khó hiểu, vì đó là vật mà thân gần gũi. Do ghi nhớ kỹ và trí quán xét nên thường tự giác ngộ, luôn ở trong định, cho nên lấy tĩnh lự làm giường, bản xưa ghi: “Đa văn tăng trí tuệ”, vì nhân nơi định mà tuệ tăng; lấy đó làm âm thanh tự giác tức dùng pháp được hỏi làm âm thanh tự giác, không có phối hợp riêng khác.

2. Đã thực pháp chân như bất tử, vì không khởi diệt, lại uống vị giải thoát trạch diệt, xa lìa các khổ. Xưa ghi: “Giải thoát vị ghi là tương (nước) trừ khát nóng đốt phiền não.

3. Nơi ao tám giải thoát tắm mát tâm tịnh diệu, khiến không nhiễm ô.

4. Xoa giới hương thượng diệu nơi tâm này, để diệt trừ các ác pháp, xông ướt thân tâm bằng giới Bồ-tát.

5. Diệt trừ giặc phiền não, cho nên dũng mãnh không ai hơn.

  1. Phá dẹp bốn oán.
  2. Dựng cờ Bồ-đề; vì Vô thượng Bồ-đề vô cùng cao lớn, cho nên dụ như cột cờ.

Hoặc ở đây gồm mười hai dụ, tức là chia riêng mền nệm, niệm trí, thường định, ẩm vị và dõng kiện.

Kinh: Tuy thật không khởi diệt… lợi vật không mỏi mệt.

Tán: Đoạn này gồm năm bài tụng dùng hạnh xuất thế phối hợp với việc thế gian để trả lời câu hỏi trước. Gồm có sáu việc:

  1. Thọ sinh.
  2. Hiện cõi nước.
  3. Cúng dường.
  4. Tu nghiệp.
  5. Biến hiện.
  6. Phá ác.

Đoạn này gồm có bốn:

  1. Tuy không có sinh tử mà cố tư duy nơi cõi Dục và Sắc để thọ sinh.
  2. Hay hiện cõi Phật sáng rỡ như mặt trời chiếu soi quần sinh.
  3. Ba việc cúng dường Như Lai, thể của nó đều không, tất cả đều không phân biệt, gồm cả vật cúng cũng thể không.
  4. Tuy biết cõi Phật và hữu tình đều không, nhưng do tu tịnh nghiệp và lợi sinh, nên chẳng từng thôi nghỉ, cũng không mỏi mệt.

Kinh: Tất cả loại hữu tình… có biểu sự đều thành.

Tán: Đoạn này có hai:

  1. Các pháp sắc thanh, oai nghi… của hữu tình, Bồ-tát học bốn Vô úy, mười Lực, trong một sát-na đều có thể hiện khởi.
  2. Ma nghiệp sinh tử, tuy có thể biết rõ, nhưng có thể thị hiện, tùy chúng khởi chuyển, khi đến cứu cánh thì dùng tuệ phương tiện đoạn trừ tất cả.

Đầu tiên biết ma nghiệp mà thị hiện sinh khởi, sau đó thì đoạn diệt, khi đến chỗ rốt ráo dùng tuệ phương tiện đoạn trừ hết, cho nên gọi có biểu sự đều thành, sự mong cầu của bản tâm, nay đã đầy đủ. Bản dịch xưa ghi: “Tùy ý đều hiển hiện”, tức đều có thể hiện tiền đoạn dứt.

Kinh: Hoặc thị hiện tự thân… chiếu khiến cho chóng diệt.

Tán: Đoạn thứ ba gồm hai mươi hai bài tụng, nêu việc tùy thế sự để trả lời câu hỏi trước. Đoạn này được chia làm sáu:

  1. Hai bài đầu nói về vô thường.
  2. Một bài kế là khuyên cầu Phật.
  3. Hai bài kế nói về đạt biến tri.
  4. Bảy bài kế nói về trừ lo khổ.
  5. Ba bài kế nói về hiện thiện xảo.
  6. Bảy bài kế nói về cứu khổ nạn.

Đây là văn đầu. Như vật vui chơi mà làm huyễn thuật, thị hiện bệnh, chết. Chẳng phải chân thật cũng như thế. Hữu tình phần nhiều chấp thế giới là thường, nên hiện lửa cháy và thân có già bệnh, khiến cho họ biết là mau chóng biến diệt.

Kinh: Ngàn câu-chi hữu tình… đều hướng đến Bồ-đề.

Tán: Đây là một bài tụng khuyên cầu Phật, thọ nhận người kia đến cúng dường, khuyên thú hướng đến Bồ-đề.

Kinh: Đối với cấm chú thuật… mà chẳng đọa vào các kiến.

Tán: Đây là hai bài nói về đạt biến tri, bài đầu nói biết sáu nghề cho đến rốt ráo làm lợi ích. Bài sau tùy các đạo pháp mà xuất gia lợi lạc quần sinh, tuy theo đó xuất gia mà chẳng theo kiến giải của họ, vì đã đoạn kiến nhiễm ô.

Kinh: Hoặc làm trời nhật nguyệt… lợi ích các hữu tình.

Tán: Từ đây xuống là bảy bài tụng nói về trừ ưu khổ. Gồm bốn đoạn. Đoạn này có một bài nói về tùy thời làm lợi ích cho vật và hữu tình.

Kinh: Thường nơi kiếp dịch bệnh… vui vẻ không sân hận.

Tán: Đoạn này gồm ba bài nói về cứu chúng sinh bị tam tai.

Kinh: Ở nơi chiến trận lớn… khuyên phát tâm Bồ-đề.

Tán: Đoạn này có một bài nói về khuyên các nước gây chiến tranh nên giải hòa và phát tâm.

Kinh: Các cõi Phật vô lượng… lợi lạc là bản sinh.

Tán: Đoạn này gồm hai bài nói về việc vào ác đạo để cứu độ. cõi Phật vô lượng, cho nên Bồ-tát cứu độ chúng sinh cũng vô biên, chúng sinh trái nghịch chánh pháp, thực hành hạnh ác, cho nên đọa vào địa ngục cũng vô biên. Bi tức mau chóng cứu khổ, từ tức ban cho an lạc. Hiện thành loài cá lớn nuôi dưỡng các loài trùng nhỏ trong vảy, để cho chúng thức ăn, hiện làm nai chúa để cứu nai có mang, hiện làm chim trĩ để cứu các loại hữu tình bị thiêu đốt. Như thế luôn luôn làm lợi lạc, việc này cho đến khi thành Phật rồi, gọi đó là bản sinh, chính là việc Bản sinh của Bồ-tát.

Kinh: Thị hiện thọ các dục… sau khiến tu Phật trí.

Tán: Đoạn này gồm ba bài tụng nói về hiển bày thiện xảo. Gồm có hai:

  1. Hai bài đầu hiện hai thiện xảo, một là theo cảnh dục mà thường tu định, hai là nhiễu loạn các ác ma làm cho chúng không thể tiện lợi, sau đó là giải thích lại việc thọ cảnh dục mà tu định.
  2. Câu thứ ba, thị hiện làm dâm nữ mà khuyên tu Phật trí, tất cả gồm ba loại thiện xảo.

Kinh: Hoặc làm chủ thành ấp… khiến hưởng đại Bồ-đề.

Tán: Từ đây xuống gồm bảy bài tụng nói về cứu nguy, được phân làm sáu. Đoạn này gồm hai bài tụng, một nói về việc làm người tôn quý để lợi lạc kẻ dưới, bài thứ hai hiện tài bảo để cứu kẻ bần khổ.

Kinh: Đối với kẻ kiêu mạn… khiến phát tâm Bồ-đề.

Tán: Đoạn này gồm hai bài tụng:

  1. Có năng lực trừ kiêu mạn.
  2. Khéo léo diệt sự sợ hãi.

Quý tức khiếp sợ. Người kinh khiếp sợ hãi, thì khéo léo trấn an và khiến họ phát tâm.

Kinh: Hiện làm Tiên ngũ thông… đều hay khéo tu học.

Tán: Đoạn này cũng có hai bài:

  1. Tự hiện làm tiên, tu tập Phạm hạnh, lại khuyên các loài chúng sinh an trụ nơi giới, nhẫn, từ.
  2. Thấy người nghèo cần giúp đỡ, thì phương tiện mà làm người hầu hạ giúp đỡ.

Tùy theo các loại hữu tình mà dùng trí tuệ phương tiện khuyên răn tiến tu, để theo nhận pháp lạc; nơi sự tu hành của Bồ-tát, đều dùng phương tiện khiến cho tùy thuận tu học.

Kinh: Vô biên hạnh như thế… độ thoát chúng vô biên.

Tán: Đoạn này gồm một bài tụng, trả lời tổng quát:

  1. Hạnh nghiệp vô biên.
  2. Vô biên cảnh sở hành.
  3. Trí vô biên.
  4. Dùng ba vô biên kể trên để độ thoát chúng vô biên.

Do dùng trí chứng cảnh khởi hạnh vô biên mà độ thoát chúng sinh.

Kinh: Giả sử tất cả Phật… đều không có trí tuệ.

Tán: Đoạn này gồm hai bài tụng, kết luận khuyên phát tâm. Bài tụng thứ nhất kết luận nêu công đức thù thắng, cho nên khen ngợi chẳng thể cùng tận. Bài tụng sau khuyên phát tâm tu học. Từ trên là lược giải ý văn, các người có trí suy nghĩ có thể biết được, chẳng nên vì tâm chưa khai ngộ mà trách người. Bản dịch cũ và mới khác nhau mỗi mỗi đều đã trình bày, sợ văn dài dòng cho nên lược bớt chẳng nêu.