SỐ 223
KINH MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Hán dịch: Pháp sư Cưu-ma-la-thập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 18

Phẩm 60: HỌC VỀ KHÔNG, CHẲNG CÓ CHỨNG

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Muốn thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát học không Tam-muội và nhập không Tam-muội như thế nào? Học vô tướng Tam-muội, vô tác Tam-muội và nhập vô tướng, vô tác Tam-muội như thế nào? Học bốn Niệm xứ cho đến học tám Thánh đạo và tu bốn Niệm xứ cho đến tu tám Thánh đạo thế nào?

–Này Tu-bồ-đề! Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát phải quán sắc không, phải quán thọ, tưởng, hành, thức không, phải quán mười hai nhập, mười tám giới không, cho đến phải quán cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc không.

Lúc quán như vậy chớ để tâm tán loạn.

Nếu tâm chẳng tán loạn thì Đại Bồ-tát chẳng thấy pháp ấy. Nếu chẳng thấy pháp ấy thì chẳng chứng. Vì sao? Vì Đại Bồtát này khéo học tự tướng không, chẳng có dư, chẳng có phần chứng, pháp chứng, đều chẳng thể thấy.

–Bạch Đức Thế Tôn! Như Đức Phật dạy: Đại Bồ-tát chẳng nên đối với pháp không mà tác chứng.

Bạch Đức Thế Tôn! Vì sao Đại Bồ-tát trụ trong pháp không mà chẳng tác chứng?

–Này Tu-bồ-đề! Nếu Đại Bồ-tát quán về không được đầy đủ, trước hết nguyện như vầy: Tôi chẳng nên đối với pháp không mà tác chứng, nay là lúc tôi học, chẳng phải lúc tôi chứng. Đại Bồ-tát chẳng chuyên nhiếp tâm cột vào cảnh duyên, vì thế mà Đại Bồ-tát chẳng thoái chuyển trong Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng chẳng chứng quả vô lậu.

Này Tu-bồ-đề! Nếu Đại Bồ-tát rất khéo thực hành như vậy thì pháp mầu được thành tựu. Vì sao? Lúc trụ trong pháp không, Đại Bồ-tát tự nghĩ nay là lúc tôi học, chẳng phải lúc chứng.

Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát phải nghĩ rằng: “Nay là lúc tôi học Bố thí ba-la-mật cho đến là lúc tôi học Bát-nhã ba-lamật, chẳng phải là lúc chứng, là lúc tôi tu bốn Niệm xứ, chẳng phải là lúc chứng, cho đến là lúc tôi tu tám Thánh đạo, chẳng phải là lúc chứng, là lúc tôi tu ba Tam-muội, chẳng phải là lúc chứng, là lúc tu mười Trí lực, chẳng phải là lúc chứng, cho đến là lúc tôi học Nhất thiết chủng trí, chẳng phải là lúc chứng quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả Ala-hán và đạo Bích-chi-phật.”

Này Tu-bồ-đề! Như thế, Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-lamật học, quán niệm về không, an trụ trong không, học vô tướng, vô tác quán, an trụ trong vô tướng, vô tác, tu bốn Niệm xứ cho đến tu tám Thánh đạo, chẳng chứng lấy bốn Niệm xứ cho đến chẳng chứng lấy tám Thánh đạo.

Đại Bồ-tát này dầu tu học, dầu thực hành ba mươi bảy phẩm Trợ đạo mà chẳng tác chứng quả Tu-đà-hoàn, cho đến chẳng tác chứng quả Bích-chi-phật.

Này Tu-bồ-đề! Ví như người tráng sĩ có sức mạnh, giỏi sáu mươi bốn môn binh pháp, tay nắm chặt binh khí đứng yên bất động, tài nghệ giỏi, tướng sạch đẹp, mọi người ai cũng kính mến, làm ít việc, được lợi ích nhiều. Vì vậy nên được đại chúng cung kính, tôn trọng, khen ngợi. Thấy mọi người kính trọng, tráng sĩ này càng vui mừng, vì ít việc làm nên đến xứ khác để giúp đỡ người già yếu qua khỏi chỗ hiểm nạn sợ hãi. Giữa đường hiểm trở có nhiều giặc cướp ẩn núp, lén cướp hại. Do tráng sĩ đó có đủ trí lực nên mọi người qua được đường hiểm trở, về đến nhà chẳng bị cướp hại, đều an ổn vui mừng.

Này Tu-bồ-đề! Cũng giống như vậy, Đại Bồ-tát đối với tất cả chúng sinh, tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả tràn đầy cùng khắp, khi đó Đại Bồtát trụ trong bốn Tâm vô lượng, đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật, chẳng chứng lấy quả vô lậu, học Nhất thiết chủng trí, nhập ba môn Giải thoát: không, vô tướng, vô tác. Bấy giờ, Bồ-tát chẳng theo tất cả các tướng, cũng chẳng chứng Tammuội vô tướng nên chẳng theo các vị Thanh văn và Bích-chiphật.

Này Tu-bồ-đề! Ví như chim có đủ cánh, bay lượn trong hư không chẳng bị rơi, dầu chim ở trong hư không mà cũng chẳng an trụ trong hư không.

Cũng vậy, Đại Bồ-tát dầu học ba môn Giải thoát không, vô tướng, vô tác mà chẳng tác chứng. Vì chẳng tác chứng nên chẳng rơi vào hàng Thanh văn, Bích-chi-phật. Dầu chưa có đủ mười Trí lực, đại Từ, đại Bi, vô lượng Phật pháp, Nhất thiết chủng trí mà cũng chẳng chứng lấy ba môn Giải thoát không, vô tướng, vô tác.

Này Tu-bồ-đề! Ví như người có tài bắn giỏi, bắn tên lên hư không, lại bắn tiếp lên, tên sau ghim lấy tên trước, các mũi tên ghim giữ nhau chẳng cho rơi xuống đất theo ý của người bắn. Nếu muốn cho rớt thì thôi không bắn tên lên nữa. Bấy giờ các mũi tên mới rớt xuống đất.

Cũng giống như vậy, Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-lamật. Vì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác có năng lực phương tiện, lúc các thiện căn chưa đầy đủ thì chẳng chứng lấy thật tế, nếu thiện căn đã đầy đủ mới chứng lấy thật tế.

Thế nên, Tu-bồ-đề! Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồtát nên như vậy mà quán pháp tướng của các pháp.

–Bạch Đức Thế Tôn! Việc làm của Đại Bồ-tát thật là rất sâu. Vì sao? Vì dù cho Đại Bồ-tát học các pháp tướng ấy, học thật tế, học như, học pháp tánh, học rốt ráo không, cho đến học tự tướng không và ba môn Giải thoát mà chẳng bao giờ giữa đường bị rơi vào hàng Nhị thừa: Thanh văn, Bích-chiphật thì thật là ít có.

–Này Tu-bồ-đề! Vì chẳng rời bỏ tất cả chúng sinh nên Đại Bồtát này phát nguyện như vậy.

Này Tu-bồ-đề! Nếu Đại Bồ-tát nghĩ rằng: “Ta chẳng nên lìa bỏ tất cả chúng sinh. Tất cả chúng sinh chìm trong pháp không thật có, ta phải cứu độ họ.”

Lúc đó Bồ-tát liền nhập môn giải thoát không, môn giải thoát vô tướng, môn giải thoát vô tác. Phải biết Đại Bồ-tát này thành tựu năng lực phương tiện, lúc chưa được Nhất thiết chủng trí, thực hành ba môn Giải thoát mà chẳng ở giữa đường chứng lấy thật tế.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát muốn quán các pháp sâu xa, đó là nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, bốn Niệm xứ cho đến ba môn Giải thoát. Bấy giờ, Đại Bồ-tát phải có tâm niệm như vầy: Các chúng sinh mãi đi trong tướng ngã cho đến tướng người biết, người thấy, dính mắc các pháp có sở đắc, tôi vì dứt các tướng này cho chúng sinh nên lúc được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tôi sẽ nói pháp. Bấy giờ Đại Bồ-tát thực hành ba môn Giải thoát không, vô tướng, vô tác mà chẳng chứng thật tế. Vì chẳng chứng nên chẳng theo hàng Thanh văn và Bích-chi-phật.

Này Tu-bồ-đề! Do tâm muốn thành tựu thiện căn như vậy nên Đại Bồ-tát chẳng ở giữa đường tác chứng thật tế, chẳng mất bốn Thiền, bốn Tâm vô lượng, bốn Định vô sắc, bốn Niệm xứ, cho đến chẳng mất mười tám pháp Bất cộng.

Khi đó, Đại Bồ-tát thành tựu tất cả pháp trợ đạo, cho đến thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chẳng bao giờ hao tổn, chẳng bao giờ giảm bớt. Vì có năng lực phương tiện nên Bồ-tát này thường tăng ích pháp lành, căn trí lanh lợi hơn cả căn trí A-la-hán và Bích-chi-phật.

Này Tu-bồ-đề! Nếu Đại Bồ-tát nghĩ rằng: Các chúng sinh mãi dính mắc bốn điên đảo: chấp thường, chấp lạc, chấp tịnh và chấp ngã. Vì các chúng sinh này mà tôi cầu Nhất thiết chủng trí. Lúc tôi được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sẽ vì họ mà nói pháp vô thường, khổ, bất tịnh và pháp vô ngã. Đại Bồ-tát thành tựu tâm nguyện như vậy, dùng năng lực phương tiện thực hành Bát-nhã bala-mật, dầu chưa được Tammuội Như Phật, chưa đầy đủ mười Trí lực, bốn Vô úy, bốn Vô ngại trí, đại Từ, đại Bi, mười tám pháp Bất cộng, nhưng chẳng chứng lấy thật tế. Lúc ấy Bồ-tát tu môn giải thoát vô tác, dầu chưa được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nhưng chẳng chứng lấy thật tế.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát nghĩ rằng: Các chúng sinh mãi chấp trước pháp có sở đắc. Đó là ngã, chúng sinh cho đến người biết, người thấy. Ấy là sắc, là thọ, tưởng, hành, thức, là nhập, là giới, là bốn Thiền, là bốn Tâm vô lượng, là bốn Định vô sắc, là tu hành như vậy. Lúc tôi được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sẽ làm cho các chúng sinh chẳng chấp pháp có sở đắc như vậy.

Bồ-tát thành tựu tâm đó, dùng năng lực phương tiện thực hành Bát-nhã ba-la-mật, lúc chưa đầy đủ mười Trí lực cho đến mười tám pháp Bất cộng thì chẳng chứng lấy thật tế, khi đó Bồ-tát tu đầy đủ Tam-muội không.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu Đại Bồ-tát nghĩ rằng: Chúng sinh mãi mãi sống trong các tướng, đó là những tướng nam, nữ, sắc, vô sắc. Nếu lúc tôi được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sẽ làm cho chúng sinh không có các nhận thức các tướng sai lầm như vậy. Bồ-tát thành tựu tâm đó, dùng năng lực phương tiện thực hành Bát-nhã ba-la-mật, lúc chưa đầy đủ mười Trí lực cho đến pháp Bất cộng thì không chứng lấy thật tế. Khi đó, Bồ-tát tu Tam-muội vô tướng đầy đủ.

Này Tu-bồ-đề! Nếu Đại Bồ-tát học sáu pháp Ba-la-mật, học nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, học bốn Niệm xứ cho đến học ba pháp môn giải thoát, học mười Trí lực, bốn Vô úy, bốn vô ngại, đại Từ, đại Bi, học mười tám pháp Bất cộng, thành tựu trí tuệ như vậy thì chẳng bao giờ chấp trước các pháp tạo tác, hoặc trụ trước trong tâm giới.

Lúc Đại Bồ-tát này học pháp trợ đạo và hành pháp trợ đạo, nên thử hỏi rằng: Đại Bồ-tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác sao lại học quán các pháp không mà chẳng chứng lấy thật tế, vì chẳng chứng lấy nên chẳng theo hàng Thanh văn, Bíchchi-phật. Quán vô tướng, vô tác, vô khởi, không sinh, không thật có, cũng chẳng chứng lấy thật tế mà tu Bát-nhã ba-la-mật?

Này Tu-bồ-đề! Lúc thử hỏi như trên, nếu Đại Bồ-tát đó đáp: Đại Bồ-tát chỉ nên quán không, chỉ nên quá vô tướng, vô tác, vô khởi, không sinh, không thật có, Đại Bồ-tát chẳng nên học không, vô tướng, vô tác, không sinh, không khởi, không thật có, chẳng nên học pháp trợ đạo.

Này Tu-bồ-đề! Phải biết Bồ-tát đó chưa được các Phật thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì sao? Vì người này chẳng nói được sở học của bậc Bồ-tát không thoái chuyển, chẳng trình bày được, chẳng giải đáp được.

Nếu Đại Bồ-tát đó nói được, trình bày được, giải đáp được chỗ sở học của Bồ-tát không thoái chuyển, phải biết đó là người đã học đạo Bồ-tát, nhập vào Bồ-tát Bạc địa như các Đại Bồ-tát không thoái chuyển khác.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Có Bồ-tát nào chưa được không thoái mà giải đáp được chăng?

Phật dạy:

–Có. Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát đó đối với Bát-nhã ba-lamật hoặc đã nghe, hoặc chẳng nghe, mà giải đáp được thì như bậc Đại Bồ-tát không thoái chuyển.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Có rất nhiều Bồ-tát cầu Phật đạo mà ít có Bồ-tát giải đáp được, như các Đại Bồ-tát không thoái chuyển trong hàng Hữu học và vô học như vậy. Phật dạy:

–Đúng vậy, Bồ-tát đó rất ít. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ít được thọ ký Càn tuệ không thoái chuyển. Nếu người nào được thọ ký thì giải đáp được. Thiện căn của người đó sáng rõ. Tất cả các vị trời cùng người đời không ai phá hoại được.