SỐ 221
KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ
Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Vô-la-xoa, người nước Vu Điền
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 9

Phẩm 41: CHIẾU MINH

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Thưa Thế Tôn! Đây là Bát-nhã ba-la-mật phải không?

Phật nói:

–Đúng vậy Xá-lợi-phất!

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật làm chiếu sáng vậy.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật làm cho đạt đến rốt ráo thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật làm có danh tự.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật là ở trong ba cõi không có ô nhiễm.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật là trừ các trần cấu vô minh.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật là bậc tôn quý nhất trong ba mươi bảy phẩm Trợ đạo.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật làm an ổn thoát tai họa lo sợ.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật làm soi sáng năm kiến chấp tối tăm.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật là hướng dẫn chúng sinh đi đến con đường chân chánh, không đưa vào đường tà.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật là trí Nhất thiết có thể trừ các tập khí.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của các Bồ-tát, sinh ra các pháp Phật.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật là không sinh không diệt từ khi có danh tự cho đến rốt ráo không.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật là xa lìa các sinh tử, không có chỗ diệt tận cũng không tạo ra chỗ bắt đầu.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật là tiếp nhận những người nghèo khổ, làm trân bảo để bố thí cho họ.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật là đầy đủ không gì chinh phục được.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật là Tam chuyển, mười hai hành pháp luân, cũng không có người chuyển, sự chuyển, hoàn toàn không lưu chuyển hoàn diệt.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật là hiện ra căn bản của tất cả các pháp và không của sở hữu, vô sở hữu. Cúi xin Thế Tôn nên làm thế nào để trụ nơi Bát-nhã ba-la-mật?

Thế Tôn dạy:

–Nên trụ như Thế Tôn, này Xá-lợi-phất! Đảnh lễ Bát-nhã bala-mật như đảnh lễ Thế Tôn. Vì sao vậy? Vì Bát-nhã ba-la-mật là Thế Tôn, Thế Tôn với Bát-nhã ba-la-mật không sai khác. Bát-nhã ba-la-mật là Thế Tôn, Thế Tôn là Bát-nhã ba-la-mật.

Chư Phật Thế Tôn từ nơi Bát-nhã ba-la-mật mà có danh hiệu; từ Tu-đà-hoàn, La-hán, Bích-chi-phật cho đến Bồ-tát nhân nơi Bátnhã ba-la-mật mà có danh hiệu. Mười pháp thiện, bốn Thiền, bốn Đẳng, bốn Không định, năm Thần thông, nội ngoại không và hữu vô không, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười Lực và mười tám pháp Bất cộng của Phật, cho đến trí Nhất thiết đều từ nơi Bát-nhã ba-lamật mà ra.

Lúc đó Thích Đề-hoàn Nhân suy nghĩ: “Do nhân duyên gì Xálợi-phất hỏi như vậy.”

Thích Đề-hoàn Nhân liền hỏi Xá-lợi-phất:

–Thưa Tôn giả, vì sao Ngài hỏi câu này?

Xá-lợi-phất nói:

–Này Câu-dực! Vị Đại Bồ-tát với phương tiện quyền xảo được Bát-nhã ba-la-mật hộ trì, trong ba đời chư Phật Thế Tôn từ khi mới phát tâm cho đến Pháp cuối cùng, trong thời gian đó đã gieo nhân lành, hết sức hộ trì trí Nhất thiết.

Này Câu-dực! Vì thế Bồ-tát hộ trì Bát-nhã ba-la-mật hơn cả năm pháp Ba-la-mật. Ví như những người bẩm sinh bị mù lòa, đến cả trăm, ngàn, vạn người; nếu như muốn đi đây đó, hoặc muốn vào thành mà không có người dẫn thì không đi đến được.

Này Câu-dực! Năm pháp Ba-la-mật như là người mù xa lìa Bát-nhã ba-la-mật, như người mù không ai dẫn đường thì không đạt đến chí đạo, cũng không thể thành tựu trí Nhất thiết, năm pháp Bala-mật đã được Trì tuệ độ hộ trì như người mù được mắt sáng. Bátnhã ba-la-mật hộ trì năm pháp Ba-la-mật, làm cho năm pháp Ba-lamật đều có danh hiệu.

Thích Đề-hoàn Nhân nói với Xá-lợi-phất:

–Như đã nói năm pháp Ba-la-mật nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật mà có danh hiệu, năm pháp Ba-la-mật chỉ có danh mà không có sự hóa độ.

Xá-lợi-phất nói:

–Như vậy Câu-dực! Năm pháp Ba-la-mật từ nơi Bát-nhã ba-lamật mà có danh hiệu, năm pháp Ba-la-mật chỉ có danh mà không có sự hóa độ. Bồ-tát trụ ở Bát-nhã ba-la-mật đó, vì đầy đủ năm pháp Ba-la-mật này nên Bát-nhã ba-la-mật đối với năm pháp Ba-la-mật là sự hóa độ tối thượng, hóa độ vi diệu, hóa độ không thể so sánh.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Thưa Thế Tôn! Nên làm cách nào để vào trong Bát-nhã bala-mật?

Phật dạy:

–Như vào năm ấm là sẽ vào Bát-nhã ba-la-mật, như vào năm pháp Ba-la-mật sẽ vào Bát-nhã ba-la-mật, vào nội ngoại không và hữu vô không, vào ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười Lực và mười tám pháp Bất cộng của Phật, như vào trí Nhất thiết, vào các pháp là sẽ vào Bát-nhã ba-la-mật như vậy.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Thế Tôn! Tại sao vào năm ấm như vào Bát-nhã ba-la-

mật? Tại sao vào các pháp như vào Bát-nhã ba-la-mật?

Phật dạy:

–Đối với năm ấm không chỗ sinh, không chỗ nắm bắt được, không lấy, không bỏ, không phá hoại nên vào Bát-nhã ba-la-mật như vậy.

Đối với các pháp không có chỗ sinh, nếu không nắm bắt được, không lấy, không bỏ cũng không phá hoại. Đó là vào Bát-nhã ba-lamật.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Thế Tôn! Vào Bát-nhã ba-la-mật như vậy là cùng với pháp nào?

Phật dạy:

–Đối với các pháp không có cùng với, mới là danh hiệu Bátnhã ba-la-mật.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Thế Tôn! Không đắc pháp nào?

Phật dạy:

–Không đắc pháp thiện cũng không đắc pháp ác, không đắc pháp đạo cũng không đắc pháp tục; không đắc pháp hữu lậu, vô lậu; không đắc pháp hữu vi, vô vi. Vì sao? Vì sự phát sinh Bát-nhã ba-lamật cũng không do hy vọng mà có. Vì vậy, đối với các pháp không có cùng với và không có chỗ đắc.

Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:

–Thưa Thế Tôn! Vì sao Bát-nhã ba-la-mật này không đắc trí Nhất thiết?

Phật dạy:

–Như vầy Câu-dực! Bát-nhã ba-la-mật không đắc trí Nhất thiết, cũng không có sự đạt đến cũng không có chỗ đạt đến.

Thích Đề-hoàn Nhân hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Tại sao không có sự đạt đến cũng không có chỗ đạt đến?

Phật dạy:

–Bát-nhã ba-la-mật không do danh tự, không do tưởng cũng không do hành.

Thích Đề-hoàn Nhân thưa:

–Bạch Thế Tôn! Không do danh tự, không do tưởng cũng không do hành, tại sao mà chứng đắc?

Phật dạy:

–Như không nhập vào, không thọ nhận, không xả bỏ, không an trụ, làm như vậy đạt được hay không đạt được!

Này Câu-dực! Bát-nhã ba-la-mật đắc các pháp không có chỗ đạt được như vậy.

Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:

–Thưa Thế Tôn! Sự phát sinh của trí tuệ kỳ lạ đặc biệt, nên đối với các pháp, không chỗ sinh, không chỗ có, không ỷ lại, không phá hoại.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Nếu Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật là đắc các pháp hay không đắc các pháp? Bồ-tát nghe việc này rồi lo sợ liền xa lìa Bátnhã ba-la-mật.

Phật dạy:

–Bồ-tát nghe như vậy có thể lo sợ, hoặc có Bồ-tát hành Bátnhã ba-la-mật suy nghĩ: Bát-nhã ba-la-mật là không, Bát-nhã ba-lamật không có kiên cố. Bát-nhã ba-la-mật xâm phạm người. Người suy nghĩ như vậy liền xa lìa Bát-nhã ba-la-mật. Do sự kiện này Bồtát xa lìa Bát-nhã ba-la-mật.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Tin Bát-nhã ba-la-mật là không tin những pháp nào?

Phật dạy:

–Tin Bát-nhã ba-la-mật là không tin sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không tin lục tình sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không tin mười tám giới và mười hai nhân duyên cho đến năm pháp Ba-la-mật; không tin nội ngoại không, hữu vô không; không tin ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng và mười Lực của Phật; không tin Tu-đà-hoàn cho đến A-la-hán, Bích-chi-phật; không tin Vô thượng Chánh đẳng giác cũng không tin trí Nhất thiết.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Nếu không có năm ấm và trí Nhất thiết là không tin Bát-nhã ba-la-mật. Do đó, Tu-bồ-đề, tin Bát-nhã ba-la-mật là không tin năm ấm, các pháp và trí Nhất thiết. Nếu không có năm ấm và các pháp là không tin Bát-nhã ba-la-mật. Người tin Bát-nhã ba-la-mật là không tin các pháp.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Thưa Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật là Đại ba-la-mật.

Phật bảo:

–Ý ông thế nào? Lấy cái gì để biết Bát-nhã ba-la-mật là Đại ba-la-mật?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bát-nhã ba-la-mật không làm cho năm ấm lớn hơn, không làm năm ấm nhỏ đi; không làm năm pháp Ba-la-mật lớn hơn, cũng không làm năm pháp Ba-la-mật nhỏ đi. Từ nội ngoại không và hữu vô không cũng không làm cho lớn hoặc làm cho nhỏ; ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng của Phật cũng không làm cho lớn hoặc làm cho nhỏ; chí đạo và Phật pháp cũng không làm cho lớn hoặc làm cho nhỏ; không làm năm ấm tụ lại cũng không làm năm ấm tan mất. Cho đến Phật pháp cũng không làm tụ lại cũng không làm tan mất, cũng không có tướng bình đẳng, năm ấm cũng không có tướng bình đẳng. Cho đến Phật pháp cũng không có tướng bình đẳng, cũng không không có tướng bình đẳng, năm ấm không rộng cũng không hẹp. Cho đến Phật pháp cũng không rộng cũng không hẹp, cũng hông làm cho năm ấm yếu. Cho đến Phật pháp cũng không làm cho mạnh cũng không làm cho Phật pháp yếu. Bạch Thế Tôn, vì Bát-nhã ba-la-mật là Đại độ của Bồ-tát. Nếu người phát tâm Bồ-tát mà chưa tu tập sáu pháp Ba-la-mật, nghe năm ấm và sáu pháp Ba-la-mật này không có tăng giảm, không có rộng hẹp. Nghe người nói như vậy, hoặc có thể không tu hành Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Vì không do Bát-nhã ba-la-mật mà có năm ấm và Phật pháp có lớn, có nhỏ; không do Bát-nhã bala-mật mà có năm ấm và Phật pháp có mạnh có yếu.

Bạch Thế Tôn! Cho nên Bát-nhã ba-la-mật là Đại độ của Bồ-

tát.

Bạch Thế Tôn! Thực hành Bát-nhã ba-la-mật, muốn cầu năm ấm lớn nhỏ, muốn cầu Phật pháp mạnh yếu, đây là lệ thuộc lớn. Vì sao? Vì bắt đầu của đạo không có tướng lệ thuộc, vì chúng sinh không sinh, Bát-nhã ba-la-mật cũng không sinh nên thấy như vậy, nên biết như vậy. Năm ấm cũng không sinh, Phật pháp cũng không sinh nên quán như vậy; quán sự có của Bát-nhã ba-la-mật, cũng như quán sự có của chúng sinh; quán sự có của Bát-nhã ba-la-mật cũng như quán sự có của năm ấm; quán sự có của Phật cũng như quán sự có của Bát-nhã ba-la-mật; quán không có sự có của Bát-nhã ba-lamật cũng như quán không có sự có của năm ấm; quán không có sự có của Bát-nhã ba-la-mật cũng như quán không có sự có của Phật; quán không có sự có của Bát-nhã ba-la-mật cũng như quán không có sự có của chúng sinh; quán sự vắng lặng của Bát-nhã ba-la-mật cũng như quán sự vắng lặng của chúng sinh; quán sự vắng lặng của Bátnhã ba-la-mật cũng như quán sự vắng lặng của Phật pháp; quán sự vắng lặng của năm ấm, quán sự vắng lặng của Bát-nhã ba-la-mật, nên quán Bát-nhã ba-la-mật không đầu mối nên biết chúng sinh cũng không có đầu mối, năm ấm và Phật pháp không có đầu mối nên Bát-nhã ba-la-mật không có đầu mối. Bát-nhã ba-la-mật không thể suy lường nên biết chúng sinh không thể suy lường; năm ấm không thể suy lường và Phật pháp không thể suy lường; chúng sinh không bị bại hoại, nên biết Bát-nhã ba-la-mật không bị bại hoại; chúng sinh không đắc Chánh đẳng giác, nên biết Bát-nhã ba-la-mật không đắc Chánh đẳng giác, năm ấm cũng không đắc Chánh đẳng giác, Phật cũng không đắc Chánh đẳng giác; sức mạnh của chúng sinh không đầy đủ, sức mạnh của Bát-nhã ba-la-mật không đầy đủ, sức mạnh của năm ấm không đầy đủ, sức mạnh của Phật không đầy đủ. Do vậy, Thế Tôn, Đại Bát-nhã ba-la-mật là Đại độ của Bồ-tát.