Phẩm 11: Mười Pháp

Phẩm 11: Mười Pháp
1536

LUẬN A TỲ ĐẠT MA TẬP DỊ MÔN TÚC
Tác giả: Tôn giả Xá Lợi Tử.
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Phẩm 11: MƯỜI PHÁP

Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-tử bảo đại chúng: Quý thầy nên biết! Với mười pháp Đức Phật đã chính mình tự hiểu biết đầy đủ thấu suốt kỹ càng rồi đem giảng dạy chỉ bày cho hàng đệ tử của Ngài. Nay chúng ta nên hòa hợp kết tập ôn lại để sau khi Đức Phật đã diệt độ thì không có sự tranh cãi với nhau. Và chúng ta nên tu phạm hạnh, tuân giữ luật pháp để đem lại lợi ích lâu dài cho vô số chúng sinh. Hãy nên thương xót hàng trời, người ở thế gian, khiến họ thâu nhận được nhiều nghĩa lý lợi ích và sự an lạc quý báu đặc biệt.

Mười pháp là gì? Trong đây tóm tắt có hai thứ, tức là mười thứ biến xứ và mười pháp vô học.

Có mười thứ biến xứ:

1. Quý thầy nên biết: Đất trùm khắp tưởng như thế trên dưới, các phía đều không hai, không có bến bờ giới hạn, nên gọi đó là biến xứ thứ nhất.

2. Lại nữa, quý vị nên biết, nước trùm khắp tưởng như thế trên dưới, các phía đều không hai, không có bến bờ giới hạn, nên gọi đó là biến xứ thứ hai.

3. Lại nữa, quý vị nên biết, lửa trùm khắp tưởng như thế trên dưới, các phía đều không hai, không có bến bờ giới hạn, nên gọi đó là biến xứ thứ ba.

4. Lại nữa, quý vị nên biết, gió trùm khắp tưởng như thế trên dưới, các phía đều không hai, không có bến bờ giới hạn, nên gọi đó là biến xứ thứ 4.

5. Lại nữa, quý vị nên biết, màu xanh trùm khắp tưởng như thế trên dưới, các phía đều không hai, không có bến bờ giới hạn, nên gọi đó là biến xứ thứ năm.

6. Lại nữa, quý vị nên biết, màu vàng trùm khắp tưởng như thế trên dưới, các phía đều không hai, không có bến bờ giới hạn, nên gọi đó là biến xứ thứ sáu.

7. Lại nữa, quý vị nên biết, màu đỏ trùm khắp tưởng như thế trên dưới, các phía đều không hai, không có bến bờ giới hạn, nên gọi đó là biến xứ thứ bảy.

8. Lại nữa, quý vị nên biết, màu trắng trùm khắp tưởng như thế trên dưới, các phía đều không hai, không có bến bờ giới hạn, nên gọi đó là biến xứ thứ tám.

9. Lại nữa, quý vị nên biết, khoảng không trùm khắp tưởng như thế trên dưới, các phía đều không hai, không có bến bờ giới hạn, nên gọi đó là biến xứ thứ chín.

10. Lại nữa, quý vị nên biết, thức trùm khắp tưởng như thế trên dưới, các phía đều không hai, không có bến bờ giới hạn, nên gọi đó là biến xứ thứ mười.

Gọi đó là biến xứ thứ mười.

1. Gia hạnh của định địa biến xứ như thế nào? Người mới tu quán phải do phương tiện nào mà có thể chứng nhập vào định địa biến xứ?

Đáp: Người mới tu nghiệp, khi mới tu quán thì nên đối với đất đai nầy, ở khắp nơi chốn, hoặc có cao thấp, gai gốc, lùm bụi, hoặc hiểm trở, nhơ bẩn…, ở các chỗ như thế đều không thể suy nghĩ. Ở những nơi đất đai rộng lớn như thế mà yên nhiên thấy biết rõ ràng như vật để trong bàn tay, có đầy đủ các khu vườn…, các khoảng rừng sạch đẹp, những nơi rất thích ý mến yêu, rồi theo đó bám dính vào một tướng nhất định, nhờ sức hiểu biết đặc biệt và cột niệm hướng cái ý tưởng vào một chỗ mà suy nghĩ, quan sát xác lập tin hiểu về cái tưởng của đất là cái gì… Do nó suy tư quan sát như thế nên tâm liền xáo động bay nhảy theo các tướng, không thể chuyên chú cột niệm vào một cảnh mà tư duy siêng năng đây là đất chứ không phải cái gì khác…, mà tâm liền loạn động. Do làm các việc như thế nên chưa thể chứng nhập vào định địa biến xứ. Và vì muốn kìm giữ tâm loạn động đó nên căn cứ vào một tướng của đất mà cột niệm chuyên tâm suy nghĩ mãi. Bảo đó là đất chứ không phải là nước v.v… Luôn siêng năng mạnh mẽ kiên trì suy nghĩ mãi tướng đó, đến khi nào khiến được tâm luôn luôn an trụ vào một chỗ thật lâu. Do gia hạnh như thế nên mới có thể nhập vào địa định (định về đất). Rồi cứ siêng năng tu tập mãi gia hạnh đó sau lại tiến tu định phương tiện nầy, nghĩa là đối với gia hạnh dẫn đến sinh đạo mà luôn luôn rèn luyện tu tập làm các việc thật nhiều lần. Và luôn luôn cứ rèn tập rất nhiều lần như thế mãi thì tâm sẽ được an trụ và đều trụ, trụ gần. Và cứ liên tục cột niệm chuyên chú vào một cảnh, suy tư mãi cái cảnh nầy: nhất định đó là tướng của đất.

Do tâm an trụ đều trụ, trụ gần, cứ liên tục cột niệm vào một cảnh, luôn tư duy suy nghĩ, về cảnh nầy nhất định đó là tướng đất, không hai không đổi, nên có thể nhập vào định về đất, nhưng vẫn chưa thể nhập vào định địa biến xứ.

Hỏi: Nếu đây chưa thể nhập vào định địa biến xứ thì gia hạnh của định địa biến xứ như thế nào. Người tu hạnh quan sát do phương tiện nào mới chứng được vào định địa biến xứ?

Đáp: Tức là y vào sự nhập định về đất như trước nói mà khiến tâm

luôn tùy thuận điều phục hướng lên dần dần sẽ được nhu hòa. Và khi một mực được định rồi thì lại nghĩ tưởng về đất nầy, dần dần lớn rộng lan khắp đông, tây, nam, bắc khắp nơi đều là tất cả, nên tâm liền loạn động bay nhảy theo các tướng. Không thể một mực cột niệm vào một cảnh, suy nghĩ mãi cảnh đó, biến khắp nơi đều là đất. Vì tâm người ấy bị loạn động như vừa nói nên chưa thể chứng nhập vào định địa biến xứ.

Vì muốn kìm giữ tâm loạn động bay nhảy nầy, nên đối với cái tướng đất trùm khắp, mà luôn cột niệm suy nghĩ mãi sự trùm đó là đất chứ không phải là bao trùm của nước v.v…, luôn siêng năng mạnh mẽ suy nghĩ mãi tướng đó, cho đến khi nào khiến được tâm luôn an trụ vào một chỗ thật lâu. Do gia hạnh đó mới có thể nhập vào định địa biến xứ. Rồi mãi siêng năng rèn luyện tu tập rất nhiều lần cái hạnh đó. Sau lại tiến tu định phương tiện nầy, nghĩa là đối với gia hạnh dẫn đến sinh đạo, luôn rèn luyện tu tập làm các việc rất nhiều lần như thế mãi. Đã luôn cứ rèn tập tu hành nhiều lần gia hạnh đó thì tâm sẽ an trụ, đều trụ, trụ gần. Và cứ liên tục cột niệm chuyên chú vào một cảnh, suy tư mãi cái cảnh nầy! Khắp nơi đều biến thành đất. Do tâm an trụ đều trụ, trụ gần, liên tục cột niệm vào một cảnh, tư duy suy nghĩ mãi cái cảnh đất bao trùm khắp nơi ấy không hai không đổi. Từ đây mới nhập được vào định địa biến xứ.

Nói trên dưới, là các phương trên dưới.

Nói các phía, tức là Đông Tây Nam Bắc v.v…, các hướng.

Nói không hai, là không có xen tạp ở giữa.

Không bờ bến giới hạn, là bờ bến khó lường.

Đó là thứ nhất, tức trong các định nầy theo thứ tự liên tục đếm dần lên thì nó ở hàng thứ nhất.

Nói là biến xứ trùm khắp là, tức là trong các định nầy, có bao nhiêu thứ sắc thọ tưởng hành thức tốt lành thì gọi là biến xứ.

2. Gia hạnh của định thủy biến xứ như thế nào? Người mới tu quán phải do phương tiện nào mà có thể chứng nhập vào định thủy biến xứ.

Đáp: Người mới tu nghiệp, khi mới tu quán thì ở cõi thế giới nầy hoặc duyên nơi các tướng của nước chảy, hoặc nước trong giếng, hay nước trong ao, trong bờ đá, trong hồ hoặc chấp lấy (bám vào) cái tướng, nước khắc-già, tướng nước Lam-mẫu-na, hay Thiết-lạp-bà, hoặc A-hiện-la-phiệt chỉ hoặc tướng nước sông Mô-ê (mạc ê) cho đến các tướng nước ở các biển lớn đông tây nam bắc hoặc bốn biển lớn, hoặc dòng nước lớn…, trong các thứ đó tùy theo duyên nơi một tướng rồi do sức hiểu biết tốt mà cột niệm suy nghĩ, hướng cái tưởng vào đó mà quan sát, xác lập, tìm hiểu đó là tướng nước gì? Nên tâm liền xao động bay nhảy các khắp tướng, không thể một mực cột niệm vào một cảnh, suy nghĩ cảnh nầy là nước chứ không phải là thứ khác, mà tâm liền loạn động. Do vì các việc như thế nên chưa thể chứng nhập và định thủy biến xứ được. Vì muốn kìm giữ tâm loạn động bay nhảy nầy, nên đối với một tướng nước mà cột niệm suy nghĩ, nghĩa là đây là nước chứ không phải là đất. Cứ mãi tư duy suy nghĩ một cách siêng năng mạnh mẽ về tướng đó cho đến khi nào khiến được tâm liên tục trụ vào một chỗ thật lâu. Do gia hạnh đó mới có thể nhập vào định về nước. Rồi mãi siêng năng tu tập rèn luyện thật nhiều gia hạnh đó. Xong rồi lại tiến tu định phương tiện nầy, nghĩa là đối với gia hạnh dẫn đến sinh đạo mà luôn rèn luyện tu tập làm các việc rất nhiều lần như thế mãi. Và cứ luôn rèn luyện tu tập gia hạnh đó thì tâm sẽ an trụ đều trụ trụ gần. Và cứ liên tục cột niệm chuyên chú vào một cảnh, suy tư mãi cảnh đó, nhất định là tướng của nước. Do tâm an trụ đều trụ trụ gần, liên tục cột niệm vào một cảnh tư duy suy nghĩ mãi cảnh nhất định là nước, không hai không đổi thì có thể nhập vào định về nước. Nhưng chưa thể nhập vào định thủy biến xứ.

Hỏi: Nếu đây chưa thể nhập vào định thủy biến xứ thì gia hạnh của định thủy biến xứ như thế nào? Người tu hạnh quan sát phải do phương tiện nào mới chứng nhập vào định thủy biến xứ?

Đáp: Tức là y vào sự nhập thủy định như trước đã nói mà khiến tâm luôn tùy thuận, điều phục hướng lên, dần dần sẽ được nhu hòa. Và khi một mực đã được định rồi thì lại nghĩ tưởng về nước nầy, dần dần rộng lớn lan khắp đông tây nam bắc, khắp nơi đều nước cả. Nên tâm liền loạn động bay nhảy theo các tướng, không thể cứ một mực cột niệm vào một cảnh, suy nghĩ mãi cảnh đó biến khắp nơi đều là nước. Tâm người ấy bị loạn động v.v…, như vừa nói, nên chưa thể chứng nhập vào định thủy biến xứ.

Vì muốn kìm giữ tâm loạn động bay nhảy nầy nên đối với tướng thủy trùm khắp mà luôn cột niệm suy nghĩ mãi bao trùm đó là nước chứ không phải là đất v.v…, luôn siêng năng mạnh mẽ siêng năng mãi tướng đó cho đến khi nào khiến được tâm luôn an trụ vào một chỗ thật lâu. Do gia hạnh đó mới có thể nhập vào định thủy biến xứ. Rồi mãi siêng năng rèn luyện tu tập rất nhiều lần gia hạnh đó. Sau lại tiến tu định phương tiện nầy, nghĩa là đối với gia hạnh dẫn đến sinh đạo, luôn rèn luyện tu tập làm các việc rất nhiều lần như thế mãi. Và luôn cứ rèn tập tu hành rất nhiều lần hạnh đó, thì tâm sẽ an trụ đều trụ trụ gần. Và cứ liên tục cột niệm chuyên chú vào một cảnh, suy tư mãi cảnh khắp nơi đều biến thành nước. Do tâm an trụ đều trụ trụ gần, liên tục cột niệm vào một cảnh tư duy suy nghĩ mãi cảnh nước trùm khắp nơi không hai không đổi. Từ đây mới nhập được vào định thủy biến xứ.

Nói trên dưới, là các phương trên dưới.

Nói các phía, tức Đông Tây Nam Bắc v.v…, các hướng.

Nói không hai, là không có xen tạp ở giữa.

Không bờ bến giới hạn, là khó lường bờ bến.

Đó là thứ hai, tức trong các định nầy theo thứ tự liên tục đếm dần lên thì nó ở hàng thứ hai.

Nói biến xứ, tức là trong các định nầy, có bao nhiêu thứ sắc, thọ, tưởng, hành, thức tốt lành thì gọi là biến xứ.

3. Gia hạnh của định hỏa biến xứ như thế nào? Người mới tu quán phải do cái phương tiện nào mà có thể chứng được định hỏa biến xứ.

Đáp: Người mới tu nghiệp khi mới tu quán thì ở cõi thế giới nầy thì duyên nơi tướng lửa của vầng thái dương trong sạch, hoặc tướng lửa của thứ ánh sáng đẹp vui tuyệt diệu, hoặc lửa của ánh sáng ngọc thềm, hoặc lửa của cung điện tinh tú, hoặc ánh lửa dữ tợn của đống lửa to, hoặc ánh lửa cháy cả thôn xóm, hoặc ánh lửa rực cháy cả thành ấp lớn, hoặc ánh lửa rực cháy cả đồng cỏ lớn, hoặc ánh lửa cháy gỗ to của mười xe tải lớn, hoặc ánh lửa cháy gỗ lớn trên hai mươi xe to, hoặc ánh lửa rực rỡ khi cháy gỗ to của ba mươi xe tải lớn, hoặc của bốn mươi xe to, hoặc của năm mươi xe, hoặc một trăm xe, hoặc một ngàn xe, hoặc một trăm ngàn xe, hoặc vô lượng trăm xe. Người đó thấy tướng của các ánh lửa như thế đầu tiên cháy bùng lên, càng bùng lên dữ dội, rồi lan cháy khắp nơi và sau đó thì chỉ toàn lóe sáng. Trong các thứ lửa ấy hãy chọn lấy một thứ tướng nào đó, rồi dùng sức hiểu biết tốt mà cột niệm vào một chỗ mà suy nghĩ, hướng cái tưởng vào đó mà quan sát, xác lập, tìm hiểu đó là cái tướng lửa gì? Nên tâm liền xao động bay nhảy theo khắp các tướng, không thể một mực cột niệm vào một cảnh, suy nghĩ cảnh nầy là lửa chứ không phải là thứ gì khác, mà tâm liền loạn động. Do vì các việc như thế nên chưa thể chứng nhập vào định hỏa biến xứ được.

Vì muốn kìm giữ tâm loạn động ấy, nên đối với một tướng lửa mà cột niệm suy nghĩ, bảo rằng đây là lửa chứ không phải là nước v.v… Cứ luôn siêng năng mạnh mẽ tư duy suy nghĩ mãi về cái tướng đó…, cho đến khi nào khiến được tâm liên tục trụ vào một chỗ thật lâu. Do gia hạnh nầy mới có thể nhập vào định về lửa. Rồi cứ mãi siêng năng tu tập rèn luyện thật nhiều gia hạnh đó. Sau lại tiến tu định phương tiện nầy, là đối với gia hạnh dẫn đến sinh đạo mà luôn luôn rèn luyện tu tập làm các việc thật nhiều lần. Và cứ rèn tập tu hành nhiều lần như thế mãi, thì tâm sẽ được an trụ đều trụ trụ gần…, và cứ cột niệm chuyên chú vào một cảnh, suy tư mãi cảnh nầy: nhất định đó là tướng của lửa. Do tâm an trụ đều trụ trụ gần, cứ liên tục cột niệm vào một cảnh, luôn tư duy suy nghĩ mãi cảnh nhất định đó là tướng của lửa không hai không đổi, nên có thể nhập vào định vì lửa, nhưng vẫn chưa thể nhập vào định hỏa biến xứ.

Hỏi: Nếu đây chưa thể nhập vào định hỏa biến xứ thì gia hạnh của định hỏa biến xứ như thế nào? Người tu hạnh quan sát phải do phương tiện nào mới chứng nhập vào định thủy biến xứ?

Đáp: Tức là y vào sự nhập vào định về lửa như đã nói ở trước mà khiến tâm luôn tùy thuận, điều phục hướng lên dần dần sẽ được nhu hòa. Và khi cứ một mực đã được định rồi thì lại nghĩ tưởng về lửa nầy, dần dần lớn rộng, lan khắp đông tây nam bắc, khắp nơi đều là lửa cả. Nên tâm liền loạn động bay nhảy theo các tướng, không thể cột niệm chuyên chú vào một cảnh, luôn suy nghĩ mãi cảnh đó, biến khắp mọi nơi đều là lửa. Vì tâm người ấy bị loạn động v.v… Như vừa nói, nên chưa thể chứng nhập vào định hỏa biến xứ.

Vì muốn kìm giữ tâm loạn động bay nhảy ấy, nên đối với tướng lửa trùm khắp mà luôn cột niệm suy nghĩ mãi trùm khắp đó là lửa chứ không phải là cái trùm khắp của nước v.v… Luôn siêng năng mạnh mẽ suy nghĩ mãi tướng đó, cho đến khi nào khiến được tâm luôn an trụ vào một chỗ thật lâu. Do gia hạnh đó mới có thể nhập vào định hỏa biến xứ được. Rồi cứ mãi siêng năng tu tập rèn luyện rất nhiều lần gia hạnh đó sau lại tiến tu định phương tiện nầy, nghĩa là đối với gia hạnh dẫn đến sinh đạo luôn luôn rèn luyện tu tập làm các việc rất nhiều lần như thế mãi. Đã luôn cứ rèn luyện tu tập nhiều lần gia hạnh đó, thì tâm sẽ an trụ, đều trụ trụ gần… Và cứ liên tục cột niệm chuyên chú vào một cảnh suy tư mãi cảnh nầy; khắp nơi đều toàn là lửa. Do tâm an trụ đều trụ trụ gần và cứ liên tục cột niệm vào một cảnh, tư duy suy nghĩ mãi cảnh lửa trùm khắp nơi ấy không hai không đổi khác. Từ đây mới nhập được vào định hỏa biến xứ.

Nói trên dưới, là các phương trên dưới.

Nói các phía, tức Đông Tây Nam Bắc v.v…, các hướng.

Nói không hai, tức là không có xen tạp ở giữa.

Không bờ bến giới hạn, là bờ bến khó lường.

Đó là thứ ba, tức là trong các định nầy theo thứ tự liên tục đếm dần

lên thì nó ở hàng thứ ba.

Nói biến xứ, tức là trong các định nầy, có bao nhiêu thứ sắc, thọ, tưởng, hành, thức tốt lành thì gọi là biến xứ.

4. Gia hạnh của định phong biến xứ như thế nào? Người mới tu quán phải do cái phương tiện nào mà có thể chứng nhập vào định phong biến xứ.

Đáp: Người mới tu nghiệp, khi bắt đầu tu quán thì ở cõi thế giới nầy hoặc duyên nơi vào tướng gió có từ phương đông, hoặc tướng gió có từ phương nam, hay từ phương tây, hay từ phương bắc. Hoặc chấp lấy tướng gió có bụi rậm hay không bụi rậm hoặc tướng gió Phệ-thấp-ma, hay Phệ-lam-bà, hoặc tướng gió nhe hiu hiu, hoặc tướng gió to mạnh, hoặc tướng gió vô lượng, hoặc tướng một vầng gió cả…, đối với các thứ như thế mà chọn lấy, duyên nơi một tướng gió đó, rồi dùng sức hiểu biết tốt mà cột niệm suy nghĩ, hướng cái tưởng vào đó mà quan sát, xác lập, tìm hiểu đó là cái tướng gió gì? Do đó tâm liền xao động bay nhảy theo khắp các tướng, không thể một mực cột niệm vào một cảnh, suy nghĩ cảnh nầy là gió, chứ không phải thứ gì khác, mà tâm liền loạn động. Do vì các việc như thế, nên chưa thể chứng được, nhập vào định phong biến xứ được.

Vì muốn kìm giữ tâm loạn động ấy, nên phải đối với một tướng gió mà luôn cột niệm suy nghĩ, bảo rằng đây là gió chứ không phải là lửa v.v…, cứ luôn mạnh mẽ siêng năng tư duy suy nghĩ mãi về tướng đó…, cho đến khi nào khiến được tâm liên tục trụ vào một chỗ thật lâu. Do gia hạnh đó mới có thể nhập vào định vô gió. Rồi cứ mãi siêng năng tu tập rèn luyện thật nhiều gia hạnh đó. Sau lại tiến tu định phương tiện nầy. Nghĩa là đối với gia hạnh dẫn đến sinh đạo mà luôn rèn luyện tu tập làm các việc thật nhiều lần. Và cứ rèn tập tu hành nhiều lần như thế mãi, thì tâm sẽ được an trụ, đều trụ, trụ gần. Và cứ cột niệm chuyên chú vào một cảnh, suy tư mãi về cảnh nầy: Nhất định đó là tướng của gió. Do tâm an trụ, đều trụ, trụ gần và cứ liên tục cột niệm vào một cảnh luôn tư duy suy nghĩ mãi cảnh nhất định đó là tướng của gió không hai không đổi nên có thể nhập vào định về gió, nhưng vẫn chưa thể nhập vào định hỏa biến xứ.

Hỏi: Nếu đây chưa thể nhập vào định phong biến xứ thì gia hạnh của định phong biến xứ nó như thế nào? Còn người tu hạnh quan sát phải do phương tiện nào mới chứng nhập được vào định không biến xứ?

Đáp: Tức là y vào sự nhập vào định về gió như đã nói ở trước, mà khiến tâm luôn tùy thuận điều phục hướng lên, dần dần sẽ được nhu hòa. Và khi cứ một mực đã được định rồi thì lại nghĩ tưởng về thứ gió đó dần dần lớn mãi, lan khắp cả đông tây nam bắc, khắp nơi đều có gió cả. Tâm liền loạn động bay nhảy theo các tướng không thể cột niệm chuyên chú vào một cảnh, luôn suy nghĩ mãi cảnh đó, biến khắp mọi nơi đều là gió. Vì tâm người ấy bị loạn động v.v… Như vừa nói, nên chưa thể chứng nhập vào định phong biến xứ.

Vì muốn kìm giữ tâm loạn động bay nhảy, nên đối với tướng gió khắp nơi mà luôn cột niệm, suy nghĩ mãi trùm khắp đó là gió chứ không phải là cái trùm khắp của lửa v.v…, luôn siêng năng mạnh mẽ suy nghĩ mãi tướng đó cho đến khi nào khiến được tâm luôn an trụ vào một chỗ thật lâu. Do gia hạnh đó mới có thể nhập vào định phong biến xứ được. Rồi cứ mãi siêng năng tu tập rèn luyện rất nhiều lần gia hạnh đó. Sau lại tiến tu định phương tiện nầy, nghĩa là đối với gia hạnh dẫn đến sinh đạo, luôn rèn luyện tu tập, làm các việc rất nhiều lần như thế mãi. Đã luôn cứ rèn luyện tu tập nhiều lần gia hạnh đó thì tâm sẽ an trụ, đều trụ, trụ gần. Và cứ liên tục cột niệm chuyên chú vào một cảnh, suy tư mãi cảnh nầy: Khắp nơi đều toàn là gió. Do tâm an trụ đều trụ trụ gần, cứ liên tục cột niệm vào một cảnh, tư duy suy nghĩ mãi cảnh gió khởi lên khắp nơi ấy không hai không đổi khác. Từ đây mới nhập được vào định phong biến xứ.

Nói trên dưới, tức là các phương trên dưới.

Nói các phía, tức là Đông Tây Nam Bắc v.v…, các hướng.

Nói không hai, tức là không có xen tạp ở giữa.

Không bờ bến giới hạn, là bờ bến khó lường.

Đó là thứ tư, tức trong các định nầy theo thứ tự liên tục đếm dần lên thì nó ở hàng thứ tư.

Nói là biến xứ, tức là trong các định nầy, có bao nhiêu thứ sắc thọ tưởng hành thức tốt lành thì đều gọi là biến xứ.

*****

5. Gia hạnh của định biến xứ màu xanh như thế nào? Người tu hạnh quan sát phải do cái phương tiện nào mà có thể chứng nhập định màu xanh biến xứ?

Đáp: Người mới tu nghiệp, khi bắt đầu tu quán thì ở cõi thế giới nầy hoặc bám vào màu xanh của cây, hoặc màu xanh của lá, của hoa, của quả, hoặc màu xanh của áo, hoặc màu xanh của các thứ trang phục, hoặc màu xanh của mây, của nước, hoặc chấp lấy màu xanh của tất cả các vật nào khác…, người ấy đối với các thứ như thế mà chọn chấp giữ lấy một thứ tướng đó, rồi dùng sức hiểu biết tốt mà cột niệm suy nghĩ, hướng cái tưởng vào đó mà quan sát, xác lập, tìm hiểu đó là màu xanh gì? Cho nên tâm y liền xao động bay nhảy theo các tướng, không thể một mực cột niệm vào một cảnh, suy nghĩ cảnh đó là màu xanh chứ không phải cái gì khác, mà tâm liền loạn động v.v… Do vì các việc như thế, nên chưa thể chứng nhập được, nhập vào định biến xứ màu xanh.

Vì muốn kìm giữ tâm loạn động ấy, nên phải đối với một tướng màu xanh mà cột niệm suy nghĩ, bảo rằng đây là màu xanh chứ không phải là màu vàng v.v…, cứ luôn mạnh mẽ siêng năng tư duy suy nghĩ mãi về cái tướng đó, cho đến khi nào khiến được tâm liên tục trụ vào một chỗ thật lâu. Do gia hạnh nầy mà có thể nhập được vào định về màu xanh. Rồi cứ mãi siêng năng tu tập rèn luyện thật nhiều lần gia hạnh đó. Sau lại tiến tu định phương tiện nầy, nghĩa là đối với gia hạnh dẫn đến sinh đạo, mà luôn rèn luyện tu hành làm các việc thật nhiều lần. Và cứ rèn luyện tu tập nhiều lần như thế mãi, thì tâm sẽ được an trụ, đều trụ, trụ gần. Và cứ cột niệm chuyên chú vào một cảnh, suy tư mãi về cảnh nầy: nhất định đó là tướng của màu xanh. Do tâm an trụ, đều trụ, trụ gần và cứ liên tục cột niệm vào một cảnh, luôn tư duy suy nghĩ mãi về cảnh nhất định đó là tướng của màu xanh không hai không đổi khác, nên có thể nhập vào định về màu xanh, mà chưa thể nhập vào định biến xứ màu xanh.

Hỏi: Nếu đây chưa thể nhập vào định biến xứ màu xanh, thì gia hạnh của định biến xứ màu xanh nó như thế nào? Còn người tu hạnh quan sát phải do phương tiện nào mới chứng nhập được vào định biến xứ màu xanh?

Đáp: Tức là y vào việc nhập định về màu xanh như trước đã nói, mà khiến tâm luôn tùy thuận điều phục hướng lên, dần dần sẽ được nhu hòa. Và khi cứ một mực đã được định rồi, thì lại nghĩ tưởng về màu xanh nầy dần dần lớn rộng, lan khắp đông tây nam bắc, khắp nơi đều là màu xanh cả. Nên tâm liền loạn động bay nhảy theo các tướng mà không thể cột niệm chuyên chú vào một cảnh, luôn suy nghĩ mãi cảnh đó, biến khắp mọi nơi đều là màu xanh. Vì tâm người ấy bị loạn động v.v… Như vừa nói, nên chưa thể chứng nhập vào định biến xứ màu xanh.

Vì muốn kìm giữ tâm loạn động bay nhảy ấy, nên đối với tướng biến xứ màu xanh kia mà luôn cột niệm, suy nghĩ mãi bao trùm, đó là màu xanh chứ không phải là màu vàng v.v… Luôn mạnh mẽ siêng năng suy nghĩ mãi cái tướng đó cho đến khi nào khiến được cái tâm luôn an trụ vào một chỗ thật lâu. Do gia hạnh đó mới có thể nhập được vào định biến xứ màu xanh được. Rồi cứ mãi siêng năng tu tập rèn luyện rất nhiều lần gia hạnh đó. Sau lại tiến tu định phương tiện nầy, nghĩa là đối với gia hạnh dẫn đến sinh đạo, luôn rèn luyện tu tập, làm các việc rất nhiều lần như thế mãi. Đã luôn cứ rèn luyện tu tập nhiều lần gia hạnh đó, thì tâm sẽ an trụ, đều trụ, trụ gần. Và cứ liên tục cột niệm chuyên chú vào một cảnh, suy tư mãi cảnh nầy: Khắp nơi đều toàn là màu xanh. Do tâm an trụ đều trụ trụ gần, mà cứ liên tục cột niệm vào một cảnh, tư duy suy nghĩ mãi cảnh màu xanh trùm khắp nơi luôn không hai không đổi khác. Từ đây thì mới nhập được vào định trùm khắp màu xanh.

– Nói trên dưới, tức là các phương trên dưới.

– Nói các phía, tức Đông Tây Nam Bắc v.v…, các hướng.

– Nói không hai, tức là không có xen tạp ở giữa.

– Không bờ bến giới hạn, là bờ bến khó lường.

– Đó là thứ năm, tức trong các định nầy theo thứ tự liên tục đếm dần lên thì nó ở hàng thứ năm.

– Nói là biến xứ, tức là trong các định nầy, có bao nhiêu thứ sắc, thọ, tưởng, hành, thức tốt lành thì đều gọi là biến xứ.

6. Gia hạnh của định biến xứ màu vàng như thế nào? Người mới tu quán phải do cái phương tiện nào mới có thể chứng nhập vào định biến xứ màu vàng?

Đáp: Người mới tu nghiệp, khi bắt đầu tu quán thì ở thế giới nầy hoặc duyên nơi màu vàng của cây, hoặc màu vàng của lá, của hoa, của quả, hoặc màu vàng của áo, màu đỏ của các thứ trang phục, màu vàng của mây, của nước, hoặc chấp lấy màu vàng của tất cả các vật nào khác… Người ấy đối với các thứ như thế mà chọn duyên nơi một tướng đó, rồi dùng sức hiểu biết tốt mà cột niệm suy nghĩ, hướng tưởng vào đó mà quan sát, xác lập tìm hiểu đó là màu xanh gì? Cho nên tâm liền bị xáo động bay nhảy theo các tướng, không thể cột niệm chuyên chú vào một cảnh, suy nghĩ cảnh đó là màu vàng chứ không phải cái gì khác, mà tâm liền loạn động v.v… Do các việc như thế, nên chưa thể chứng nhập được vào định màu vàng trùm khắp.

Vì muốn kìm giữ tâm loạn động ấy, nên phải đối với một tướng màu vàng mà cột niệm suy nghĩ, bảo rằng đây là màu vàng chứ không phải là màu xanh v.v… Cứ luôn mạnh mẽ siêng năng tư duy suy nghĩ mãi về tướng đó, cho đến khi nào khiến được tâm liên tục trụ vào một chỗ thật lâu. Do gia hạnh nầy mới có thể nhập được vào định về màu vàng. Rồi cứ mãi siêng năng tu tập rèn luyện thật nhiều lần gia hạnh đó. Sau lại tiến tu định phương tiện nầy, nghĩa là đối với gia hạnh dẫn đến sinh đạo, mà luôn rèn luyện tu hành làm các việc thật nhiều lần. Và cứ rèn luyện tu tập nhiều lần như thế mãi, thì tâm sẽ được an trụ, đều trụ, trụ gần. Và cứ cột niệm chuyên chú vào một cảnh, suy tư mãi về cái cảnh nầy: nhất định đó là tướng của màu xanh. Do tâm an trụ, đều trụ, trụ gần và cứ liên tục cột niệm vào một cảnh, luôn tư duy suy nghĩ mãi về cảnh nhất định đó là tướng của màu vàng không hai không đổi khác, nên có thể nhập vào định về màu vàng, mà chưa thể nhập vào định trùm khắp màu vàng.

Hỏi: Nếu đây chưa thể nhập vào định biến xứ màu vàng, thì gia hạnh của định biến xứ màu vàng nó như thế nào? Còn người tu hạnh quan sát phải do phương tiện nào mới chứng nhập được vào định biến xứ màu vàng?

Đáp: Tức là y vào việc nhập định về màu vàng như trước vừa nói, mà khiến tâm luôn tùy thuận điều phục hướng lên, dần dần sẽ được nhu hòa. Và khi cứ một mực đã được định rồi, thì lại nghĩ tưởng về màu vàng nầy dần dần lớn rộng, lan ra khắp cả đông tây nam bắc, khắp nơi đều là màu vàng cả. Nên tâm liền loạn động bay nhảy theo các tướng và không thể cột niệm chuyên chú vào một cảnh, luôn suy nghĩ mãi cảnh đó, biến khắp mọi nơi đều là màu vàng. Vì tâm người ấy bị loạn động v.v…, như vừa nói, nên chưa thể chứng nhập vào định màu vàng trùm khắp.

Vì muốn kìm giữ tâm luôn loạn động bay nhảy ấy, nên đối với cái tướng màu vàng trùm khắp kia mà luôn cột niệm suy nghĩ mãi cái trùm khắp đó là màu vàng chứ không phải là màu xanh v.v… Luôn mạnh mẽ siêng năng suy nghĩ mãi tướng đó cho đến khi nào khiến được tâm luôn an trụ vào một chỗ thật lâu. Do gia hạnh đó mới có thể nhập được vào định biến xứ màu vàng được. Rồi cứ mãi siêng năng tu tập rèn luyện rất nhiều lần gia hạnh đó. Sau lại tiến tu định phương tiện nầy, nghĩa là đối với gia hạnh dẫn đến sinh đạo, luôn rèn luyện tu tập, làm các việc rất nhiều lần như thế mãi. Đã luôn rèn luyện tu tập rất nhiều lần gia hạnh đó, thì tâm sẽ an trụ, đều trụ, trụ gần, và cứ liên tục cột niệm chuyên chú vào một cảnh, suy tư mãi cảnh nầy là khắp nơi đều toàn là màu vàng. Do tâm an trụ, đều trụ trụ gần và cứ liên tục cột niệm vào một cảnh, tư duy suy nghĩ mãi cảnh màu vàng trùm khắp nơi luôn không hai, không đổi khác. Từ đây thì mới nhập được vào định màu vàng trùm khắp.

– Nói trên dưới, tức là các phương trên dưới.

– Nói các phía, tức là Đông Tây Nam Bắc v.v…, các hướng.

– Nói không hai, tức là không có xen tạp ở giữa.

– Không bờ bến giới hạn, là khó lường bờ bến.

– Đó là thứ sáu, tức trong các định nầy theo thứ tự liên tục đếm dần lên thì nó ở hàng thứ sáu.

– Nói là biến xứ, tức là trong các định nầy, có bao nhiêu thứ sắc, thọ, tưởng, hành, thức tốt lành thì đều gọi là biến xứ.

7. Gia hạnh của định biến xứ màu đỏ như thế nào? Người mới tu quán phải do cái phương tiện nào mới có thể chứng nhập vào định biến xứ màu đỏ?

Đáp: Người mới tu nghiệp, khi bắt đầu tu quán thì ở thế giới nầy hoặc duyên nơi màu đỏ của cây, hoặc màu đỏ của lá, của hoa, của quả, hoặc chấp lấy màu đỏ của áo, màu đỏ của các thứ trang phục, hoặc màu đỏ của mây, của nước, hoặc chấp lấy màu đỏ của tất cả các vật nào khác. Người ấy đối với các thứ như thế mà chọn lựa chấp giữ lấy một tướng đó, rồi dùng sức hiểu biết tốt mà cột niệm suy nghĩ, hướng tưởng vào đó mà quan sát, xác lập tìm hiểu đó là màu đỏ gì? Cho nên tâm liền bị xáo động bay nhảy theo các tướng, không thể một mực cột niệm vào một cảnh, suy nghĩ cảnh đó là màu đỏ chứ không phải cái gì khác, mà tâm liền loạn động v.v… Do các việc như thế nên chưa thể chứng nhập được vào định màu đỏ trùm khắp.

Vì muốn kìm giữ tâm loạn động ấy, nên phải đối với một tướng màu đỏ mà cột niệm suy nghĩ, bảo rằng đây là màu đỏ chứ không phải là màu vàng v.v… Cứ luôn siêng năng mạnh mẽ tư duy suy nghĩ mãi về tướng đó, cho đến khi nào khiến được tâm liên tục trụ vào một chỗ thật lâu. Do gia hạnh nầy mới có thể nhập được vào định về màu đỏ. Rồi cứ mãi siêng năng tu tập rèn luyện thật nhiều lần gia hạnh đó. Sau lại tiến tu định phương tiện nầy, nghĩa là đối với gia hạnh dẫn đến sinh đạo, mà luôn rèn luyện tu hành làm các việc thật nhiều lần. Và cứ rèn luyện tu tập nhiều lần như thế mãi, thì tâm sẽ được an trụ, đều trụ, trụ gần. Và cứ cột niệm chuyên chú vào một cảnh, suy tư mãi về cái cảnh nầy: nhất định đó là tướng của màu đỏ. Do tâm an trụ, đều trụ, trụ gần và cứ liên tục cột niệm vào một cảnh, luôn tư duy suy nghĩ mãi về cảnh nhất định đó là tướng của màu đỏ không hai không đổi khác, nên có thể nhập vào cái định về màu đỏ, mà chưa thể nhập vào cái định màu đỏ trùm khắp.

Hỏi: Nếu đây chưa thể nhập vào định biến xứ màu đỏ thì gia hạnh của định biến xứ màu đỏ nó như thế nào? Còn người tu hạnh quan sát phải do phương tiện nào mới chứng nhập được vào định biến xứ màu đỏ?

Đáp: Tức là y vào việc nhập định về màu đỏ như trước vừa nói, mà khiến tâm luôn tùy thuận điều phục, hướng lên, dần dần sẽ được nhu hòa. Và khi cứ một mực đã được định rồi thì lại nghĩ tưởng về màu đỏ nầy dần dần lớn rộng, lan khắp đông tây nam bắc, khắp nơi đều là màu đỏ cả. Nên tâm liền loạn động bay nhảy theo các tướng mà không thể cột niệm chuyên chú vào một cảnh, luôn suy nghĩ mãi cảnh đó, biến khắp mọi nơi đều là màu đỏ. Vì tâm người ấy bị loạn động v.v…, như vừa nói, nên chưa thể chứng nhập vào định biến xứ màu đỏ.

Vì muốn kìm giữ tâm luôn loạn động bay nhảy ấy, nên đối với tướng màu đỏ kia trùm khắp mà luôn cột niệm suy nghĩ mãi trùm khắp đó là màu đỏ chứ không phải là màu vàng v.v… Luôn mạnh mẽ siêng năng suy nghĩ mãi tướng đó, cho đến khi nào khiến được tâm luôn an trụ vào một chỗ thật lâu. Do gia hạnh đó mới có thể chứng nhập được vào định biến xứ màu đỏ được. Rồi cứ mãi siêng năng tu tập rèn luyện rất nhiều lần gia hạnh đó. Sau lại tiến tu định phương tiện nầy, nghĩa là đối với gia hạnh dẫn đến sinh đạo, luôn rèn luyện tu tập, làm các việc rất nhiều lần như thế mãi. Đã luôn cứ rèn luyện tu tập nhiều lần gia hạnh đó, thì tâm sẽ an trụ, đều trụ, trụ gần. Và cứ liên tục cột niệm chuyên chú vào một cảnh mà suy tư mãi cảnh nầy. Khắp nơi đều toàn là màu đỏ. Do tâm an trụ, đều trụ, trụ gần và cứ liên tục cột niệm vào một cảnh, tư duy suy nghĩ mãi cảnh màu đỏ biến khắp nơi luôn không hai, không đổi khác. Từ đây thì mới nhập được vào cái định màu đỏ trùm khắp.

– Nói trên dưới, tức là các phương tiện trên dưới.

– Nói các phía, tức là Đông Tây Nam Bắc v.v…, các hướng.

– Nói không hai, tức là không có xen tạp ở giữa.

– Không bờ bến giới hạn, tức là khó lường bờ bến.

– Đó là thứ bảy, tức là trong các định nầy lần lượt theo thứ tự đếm mãi lên thì nó ở hàng thứ bảy.

– Nói là biến xứ, là trong các định nầy, có bao nhiêu thứ sắc, thọ, tưởng, hành, thức tốt lành thì đều gọi là biến xứ.

8. Gia hạnh của định biến xứ màu trắng như thế nào? Người mới tu hạnh quan sát phải do phương tiện nào mới chứng nhập được định biến xứ màu trắng?

Đáp: Người mới tu nghiệp, khi bắt đầu tu quán thì ở thế giới nầy hoặc duyên nơi màu trắng của cây, hoặc màu trắng của lá, của hoa, của quả, hoặc màu trắng của áo, màu trắng của các thứ trang phục, hoặc màu trắng của mây, của nước, hoặc màu trắng của tất cả các vật nào khác. Người ấy, đối với các thứ như thế mà chọn lựa duyên nơi một tướng đó, rồi dùng sức hiểu biết tốt mà cột niệm suy nghĩ, hướng tưởng vào đó mà quan sát, xác lập tìm hiểu đó là màu trắng gì? Cho nên tâm liền bị xáo động bay nhảy theo các tướng, không thể một mực cột niệm vào một cảnh, suy nghĩ cảnh đó là màu trắng chứ không phải cái gì khác, mà tâm liền loạn động v.v… Do các việc như thế nên chưa thể chứng nhập được vào định màu trắng trùm khắp.

Vì muốn kìm giữ tâm loạn động ấy, nên phải đối với một tướng màu đỏ trắng mà cột niệm suy nghĩ, bảo rằng đây là màu trắng chứ không phải là màu đỏ v.v… Cứ luôn siêng năng mạnh mẽ tư duy suy nghĩ mãi về tướng đó, cho đến khi nào khiến được tâm liên tục trụ vào một chỗ thật lâu. Do gia hạnh nầy mới có thể nhập được vào định về màu trắng. Rồi cứ mãi siêng năng tu tập rèn luyện thật nhiều lần gia hạnh đó. Sau lại tiến tu định phương tiện nầy, nghĩa là đối với gia hạnh dẫn đến sinh đạo mà luôn rèn tập tu hành, làm các việc thật nhiều lần như thế mãi, thì tâm sẽ được an trụ, đều trụ, trụ gần. Và cứ cột niệm chuyên chú vào một cảnh, suy tư mãi về cảnh nầy. Nhất định đó là tướng của màu trắng. Do tâm an trụ, đều trụ, trụ gần và cứ liên tục cột niệm vào một cảnh, luôn tư duy suy nghĩ mãi về cảnh nhất định đó, là tướng của màu trắng, không hai không đổi khác, nên có thể nhập vào định về màu trắng, mà chưa thể nhập được vào cái định màu trắng trùm khắp.

Hỏi: Nếu đây chưa thể nhập vào định biến xứ màu trắng thì gia hạnh của định biến xứ màu trắng đó nó như thế nào? Còn người tu hạnh quan sát phải do phương tiện nào mới có thể chứng nhập được vào định biến xứ màu trắng?

Đáp: Tức là y vào việc nhập định về màu đỏ như trước vừa nói, mà khiến tâm luôn tùy thuận, điều phục hướng lên dần dần sẽ được nhu hòa. Và khi cứ một mực đã được định rồi thì lại nghĩ tưởng về màu trắng đó dần dần lớn rộng lan khắp đông tây nam bắc, khắp nơi đều là màu trắng cả, nên tâm liền loạn động bay nhảy theo các tướng mà không thể cột niệm chuyên chú vào một cảnh, luôn suy nghĩ mãi cảnh đó, biến khắp mọi nơi đều là màu trắng. Vì tâm người ấy bị loạn động v.v… Như vừa nói, nên chưa thể chứng nhập vào cái định màu trắng trùm khắp.

Vì muốn kìm giữ tâm luôn loạn động bay nhảy ấy, nên đối với tướng màu trắng trùm khắp kia mà luôn cột niệm suy nghĩ mãi trùm khắp đó là màu trắng chứ không phải là màu đỏ v.v… Luôn mạnh mẽ siêng năng suy nghĩ mãi tướng đó, cho đến khi nào khiến được cái tâm luôn an trụ vào một chỗ thật lâu. Do gia hạnh đó mới có thể chứng nhập được vào định biến xứ màu trắng. Rồi cứ mãi siêng năng tu tập rèn luyện rất nhiều lần gia hạnh đó. Sau lại tiến tu định phương tiện nầy, nghĩa là đối với gia hạnh dẫn đến sinh đạo, luôn rất nhiều lần rèn luyện tu tập và làm các việc như thế mãi. Đã luôn tu tập rèn luyện nhiều lần gia hạnh đó thì tâm sẽ an trụ, đều trụ, trụ gần. Và cứ liên tục cột niệm chuyên chú vào một cảnh mà suy tư mãi cảnh nầy: khắp nơi đều toàn là màu trắng. Do tâm an trụ, đều trụ, trụ gần và cứ liên tục cột niệm vào cảnh tư duy suy nghĩ mãi cảnh màu trắng trùm khắp nơi luôn không hai, không đổi khác. Từ đây thì mới nhập được vào cái định màu trắng trùm khắp.

– Nói trên dưới, tức là các phương trên dưới.

– Nói các phía, tức là Đông Tây Nam Bắc v.v…, các hướng.

– Nói không hai, tức là không có xen tạp ở giữa.

– Không bến bờ giới hạn, tức là khó lường bờ bến.

– Đó là thứ tám, tức là trong các định nầy, lần lượt theo thứ tự liên tục đếm mãi lên đó là thứ tám.

– Nói là biến xứ, tức là trong các định nầy, có bao nhiêu thứ sắc, thọ, tưởng, hành, thức thiện thì đều gọi là biến xứ.

9. Gia hạnh của biến xứ về không gian như thế nào? Người tu hạnh quan sát phải do phương tiện nào mới có thể chứng nhập được vào định biến xứ về không gian?

Đáp: Người mới tu nghiệp, khi bắt đầu tu quán thì ở cõi thế giới nầy thì hãy duyên nơi nhà cửa ở trên không trung, hoặc đất ở trên không, hoặc cây cối, hoặc ngọn núi rất to hay núi non thường, hoặc dòng sông, hoặc các hang động…, đều ở trên không trung mà chọn lựa duyên nơi một tướng đó. Rồi nhờ sự hiểu biết tốt mà cột niệm suy nghĩ, hướng tưởng vào đó mà quan sát, xác lập tìm hiểu đó là cái gì ở trên không trung. Do đó tâm liền bị xáo động bay nhảy theo các tướng, không thể một mực cột niệm vào một cảnh, suy nghĩ cảnh đó là không gian chứ không phải cái gì khác, mà tâm liền loạn động v.v…, do các việc như thế nên chưa thể chứng nhập được vào định không gian trùm khắp. Vì muốn kìm giữ tâm loạn động bay nhảy ấy, nên phải đối với một tướng ở không trung mà cột niệm suy nghĩ, bảo rằng đây là không gian chứ không phải là thức v.v… Cứ luôn mạnh mẽ siêng năng suy nghĩ mãi về tướng đó, cho đến khi nào khiến được tâm liên tục trụ vào một chỗ thật lâu. Do gia hạnh nầy mới có thể nhập được vào định về không. Rồi cứ mãi siêng năng tu tập rèn luyện thật nhiều lần gia hạnh đó. Sau lại tiến tu định phương nầy, nghĩa là đối với gia hạnh dẫn đến sinh đạo mà luôn rèn luyện tu hành, làm các việc thật nhiều lần. Và cứ luôn rèn luyện tu tập rất nhiều lần như thế mãi, thì tâm sẽ được an trụ, đều trụ, trụ gần. Và cứ cột niệm chuyên chú vào một cảnh, suy tư mãi về cảnh nầy: nhất định đó là tướng không gian. Do tâm an trụ, đều trụ, trụ gần và cứ liên tục cột niệm vào một cảnh, luôn tư duy suy nghĩ mãi cảnh nhất định đó là tướng của không gian luôn không hai không đổi khác, nên chưa thể nhập được vào định không gian trùm khắp.

Hỏi: Nếu đây chưa thể nhập vào định biến xứ về không gian thì gia hạnh của định biến xứ về không gian đó nó như thế nào? Còn người tu hạnh quan sát phải do phương tiện nào mới chứng nhập được định về không gian?

Đáp: Tức là y vào việc nhập vào định về trùm khắp? Không gian như trước vừa nói, mà khiến tâm luôn tùy thuận, điều phục hướng lên, dần dần sẽ được nhu hòa. Và khi cứ một mực đã được định rồi thì lại nghĩ tưởng về không gian nầy dần dần nó lớn rộng biến khắp đông tây nam bắc, nơi nào cũng là khoảng không cả, nên tâm liền loạn động bay nhảy theo các tướng, và không thể chuyên chú cột niệm vào một cảnh, luôn suy nghĩ mãi về cảnh đó, biến khắp mọi nơi đều là khoảng không. Vì tâm của người ấy bị loạn động v.v…, như vừa nói, nên chưa thể chứng nhập vào định về không gian trùm khắp.

Vì muốn kìm giữ tâm luôn loạn động bay nhảy ấy, cho nên đối với tướng bao trùm của không gian mà luôn cột niệm suy nghĩ mãi về sự bao trùm đó là không gian chứ không phải là cái bao trùm về thức v.v…, luôn mạnh mẽ suy nghĩ mãi tướng đó, cho đến khi nào khiến được tâm luôn an trụ vào một chỗ thật lâu. Do gia hạnh đó mới có thể nhập được vào định biến xứ về không gian. Rồi cứ mãi siêng năng rèn luyện tu tập rất nhiều lần gia hạnh đó. Sau lại tiến tu định phương tiện nầy, nghĩa là đối với gia hạnh dẫn đến sinh đạo, luôn rèn luyện tu tập làm các việc rất nhiều lần như thế mãi. Đã luôn rèn luyện tu tập rất nhiều lần gia hạnh đó, thì tâm sẽ an trụ, đều trụ, trụ gần, và cứ liên tục cột niệm chuyên chú vào một cảnh, suy tư mãi cảnh nầy, là khắp nơi đều toàn là khoảng không. Do tâm trụ, trụ đều, trụ trụ gần và cứ liên tục cột niệm chuyên chú vào cảnh, suy tư mãi cảnh nầy là khắp nơi đều toàn là khoảng không. Do tâm an trụ, đều trụ, trụ gần. Và cứ liên tục cột niệm vào một cảnh, tư duy suy nghĩ mãi cảnh không gian trùm khắp nơi luôn không hai không đổi khác. Từ đây thì mới nhập được vào định không gian trùm khắp.

– Nói trên dưới, tức là các phương trên dưới.

– Nói các phía, tức Đông Tây Nam Bắc v.v…, các hướng.

– Nói không hai, tức không có xen tạp ở giữa.

– Đó là thứ chín, tức là trong định vô biên xứ nầy có bao nhiêu thứ sắc thọ tưởng hành thức tốt lành thì đều gọi là biến xứ.

10. Gia hạnh của định biến xứ về thức như thế nào? Người mới tu quán phải do phương tiện nào mới có thể chứng nhập vào định biến xứ về thức?

Đáp: Người mới tu nghiệp, khi bắt đầu tu quán thì ở ngay trong thân hoặc duyên nơi tướng nhãn thức thanh tịnh, hoặc tướng nhĩ thức thanh tịnh, ý thức đều thanh tịnh. Đối với các thức đó tùy ý chọn lựa duyên nơi một tướng. Rồi nhờ sự hiểu biết tốt mà cột niệm suy nghĩ, hướng cái tưởng vào đó mà quan sát, xác lập tìm hiểu đó là cái thức gì, cho nên tâm liền bị xáo động bay nhảy theo các tướng, không thể một mực cột niệm vào một cảnh, suy nghĩ cảnh đó là thức chứ không phải là cái gì khác, mà tâm liền loạn động v.v… Do các việc như thế nên chưa thể chứng nhập vào định biến trùm khắp.

Vì muốn kìm giữ tâm loạn động bay nhảy ấy nên phải đối với một tướng của một thức mà cột niệm suy nghĩ, bảo rằng đây là thức chứ không phải là không gian v.v… Cứ luôn mạnh mẽ siêng năng suy nghĩ mãi về tướng đó, cho đến khi nào khiến được tâm liên tục trụ vào một chỗ thật lâu. Do gia hạnh nầy mới có thể nhập được vào định về thức. Rồi cứ mãi siêng năng tu tập rèn luyện thật nhiều lần gia hạnh đó. Sau lại tiến tu định phương nầy, nghĩa là đối với gia hạnh dẫn đến sinh đạo mà luôn rèn luyện tu hành, làm các việc thật nhiều lần, và cứ luôn rèn luyện tu tập thật nhiều lần như thế mãi, thì tâm sẽ được an trụ, đều trụ, trụ gần. Và cứ cột niệm chuyên chú vào một cảnh, suy tư mãi về cảnh nầy: nhất định đó là tướng của thức. Do tâm an trụ, đều trụ, trụ gần và cứ liên tục cột niệm vào một cảnh, luôn tư duy suy nghĩ mãi cảnh nhất định đó là tướng của thức, luôn không hai không đổi khác, nên chưa thể nhập vào định thức trùm khắp.

Hỏi: Nếu đây chưa thể nhập vào định biến xứ về thức, thì gia hạnh của định biến xứ về thức là như thế nào? Còn người tu hạnh quan sát phải do phương tiện nào mới có thể chứng nhập vào định biến xứ về thức được?

Đáp: Tức là y vào việc nhập vào định về thức như trước vừa nói, mà khiến tâm luôn tùy thuận điều phục hướng lên, dần dần sẽ được nhu hòa. Và khi cứ một mực đã được định rồi thì lại nghĩ tưởng tới thức nầy dần dần nó sẽ lớn rộng trùm khắp đông tây nam bắc, nơi nào cũng đều có thức cả, nên tâm liền loạn động bay nhảy theo các tướng và không thể chuyên chú cột niệm vào một cảnh, luôn suy nghĩ mãi về cảnh đó, biến khắp mọi nơi đều là thức. Vì tâm của người ấy bị loạn động v.v… như vừa nói, nên chưa thể chứng nhập vào định về thức trùm khắp.

Vì muốn kìm giữ tâm luôn loạn động bay nhảy ấy cho nên đối với tướng trùm khắp của thức mà luôn cột niệm suy nghĩ mãi về bao trùm đó là thức chứ không phải là cái bao trùm về không gian v.v… Cứ luôn mạnh mẽ suy nghĩ mãi tướng đó, cho đến khi nào khiến được tâm luôn an trụ vào một chỗ thật lâu. Do gia hạnh đó mới có thể nhập được vào định biến xứ về thức. Rồi cứ mãi siêng năng tu tập rèn luyện rất nhiều lần gia hạnh đó. Sau lại tiến tu định phương tiện nầy, nghĩa là đối với gia hạnh dẫn đến sinh đạo, luôn rèn luyện tu tập, làm các việc khác rất nhiều lần như thế mãi. Đã luôn rèn luyện tu tập rất nhiều lần gia hạnh đó, thì tâm an trụ, đều trụ, trụ gần. Và cứ liên tục cột niệm chuyên chú vào một cảnh, suy tư mãi về cảnh nầy trùm khắp nơi đều toàn là thức. Do tâm an trụ, đều trụ, trụ gần và cứ liên tục cột niệm chuyên chú vào một cảnh, suy tư mãi về cảnh trùm khắp nầy đều toàn là thức, luôn không hai không đổi khác. Từ đây thì mới có thể chứng nhập vào định thức trùm khắp.

– Nói trên dưới, tức là các phương trên dưới.

– Nói các phía, tức là Đông Tây Nam Bắc v.v…, các hướng.

– Nói không hai, tức là xen tạp ở giữa (không gián đoạn lộn xộn).

– Không bến bờ giới hạn, tức là khó lường bờ bến.

– Đó là thứ mười, tức là trong các định nầy, theo thứ tự liên tục đến dần lên thì là thứ mười.

– Nói biến xứ, tức là trong định nầy, có bao nhiêu thứ sắc thọ tưởng hành thức tốt lành thì đều gọi là biến xứ.

Có mười pháp vô học:

  1. Chánh kiến vô học.
  2. Chánh tư duy vô học.
  3. Chánh ngữ vô học.
  4. Chánh nghiệp vô học.
  5. Chánh mạng vô học.
  6. Chánh cần vô học.
  7. Chánh niệm vô học.
  8. Chánh định vô học.
  9. Chánh giải thoát vô học.
  10. Chánh trí vô học.

– Thế nào là chánh kiến vô học?

Đáp: Tức là tận trí và vô sinh trí, cái trí mà tất cả mọi thứ đều không cần thâu giữ học hỏi nữa. Đó gọi là chánh kiến vô học.

– Thế nào là chánh tư duy vô học?

Đáp: Các hàng đệ tử của Phật đối với khổ tập diệt đạo thì luôn tư duy suy nghĩ về khổ, tập, diệt, đạo. Với vô học (không còn phải học hỏi nữa) luôn tác tương ưng khi có suy nghĩ. Suy nghĩ cùng cả (đẳng). Suy nghĩ gần, luôn tìm cầu tất cả, tìm cầu gần, luôn suy kiếm tìm hiểu tất cả mọi thứ, suy tìm gần để khiến tâm đối với các pháp thô và động mà đổi thành (trở nên) tinh tế yên tĩnh. Nên gọi đó là chánh tư duy vô học.

– Thế nào là chánh ngữ vô học?

Đáp: Các hàng đệ tử của Phật đối với khổ-tập-diệt-đạo thì tư duy suy nghĩ về khổ, về tập, về diệt, về đạo. Với vô học luôn tác tương ưng khi tuyển chọn cho nên luôn diệt trừ bốn thứ lời nói ác trong đời sống sai quấy (tà mệnh). Có được khả năng diệt trừ các ngữ nghiệp xấu ác. Vô học mà lìa bỏ lìa bỏ giỏi (thắng), lìa bỏ gần, lìa bỏ cùng cực. Có được các giới hạnh thanh tịnh (tịch tĩnh) không tạo tác, không làm ra.

Buông bỏ tất cả, không ngăn ngừa, gìn giữ, không làm không phạm. Tất cả mọi quy ước, phép tắc về thuyền bè, cầu cống, đê điều, bờ đập, tường vách, hào rãnh…, đều có tự tánh không vi phạm, không vượt qua, và có ngữ nghiệp không biểu lộ (không nói năng chê khen). Đó gọi là chánh ngữ vô học.

– Thế nào là chánh nghiệp vô học?

Đáp: Các hàng đệ tử của Phật đối với khổ tập diệt đạo thì tư duy suy nghĩ về khổ, về tập, về diệt, về đạo về đạo kỹ càng. Với vô học luôn tác tương ưng với sức tuyển chọn tốt, cho nên luôn diệt trừ ba thứ nghiệp của thân trong đời sống tà quấy, có khả năng diệt trừ hết các hạnh nghiệp xấu của thân. Với vô học mà từ bỏ, từ bỏ giỏi, từ bỏ gần, từ bỏ cùng cực. Có được giới hạnh tịch tĩnh yên vắng (thanh tịnh) không làm không gây tạo. Buông bỏ tất cả, không ngăn ngừa, gìn giữ, không làm không phạm. Tất cả mọi quy ước, phép tắc về thuyền bè cầu cống đê điều bờ đập, tường vách hào rãnh…, đều có tự tánh không vi phạm, không vượt qua, và có thân nghiệp không biểu lộ. Đó gọi là chánh nghiệp vô học.

– Thế nào là chánh mạng vô học?

Đáp: Các hàng đệ tử của Phật đối với khổ tập diệt đạo thì tư duy suy nghĩ về khổ, về tập, về diệt, về đạo. Với vô học luôn tác ý tương ưng với sức tuyển chọn tốt cho nên có khả năng diệt trừ các hạnh ác ngữ và thân nghiệp trong đời sống tà quấy. Với vô học mà từ bỏ, từ bỏ giỏi, từ bỏ gần, từ bỏ cùng cực. Có giới hạnh tịch tĩnh yên vắng thanh tịnh, không làm, không gây tạo. Buông bỏ tất cả, không ngăn ngừa gìn giữ, không làm không phạm. Tất cả mọi quy ước, phép tắc về thuyền bè, cầu kỳ đê điều, bờ đập, tường vách, hào rãnh…, có tự tánh không vi phạm, không vượt qua, và có ngữ nghiệp không biểu lộ. Đó gọi là chánh mạng vô học.

– Thế nào là chánh cần vô học?

Đáp: Các hàng đệ tử của Phật đối với khổ tập diệt đạo thì luôn tư duy suy nghĩ về khổ, về tập, về diệt, về đạo. Với vô học mà tác ý tương ưng với các sự chuyên cần siêng gắng mạnh mẽ cố gắng nổ lực tột cùng, với lòng cố sức không ngừng khó ngăn cản. Đó là chánh cần vô học.

– Thế nào là chánh niệm vô học?

Đáp: Các hàng đệ tử của Phật đối với khổ tập diệt đạo luôn tư duy suy nghĩ kỹ lưỡng về khổ, về tập, về diệt, về đạo. Với vô học luôn tác ý tương ưng khi có nghĩ nhớ. Nghĩ nhớ tùy theo, nghĩ nhớ chuyên biệt, nghĩ nhớ rõ, không quên mất, không sót lộn, có tính chất không quên không lỗi, với chánh pháp, tâm trí sáng ghi nhớ tốt. Đó gọi là chánh niệm vô học.

– Thế nào là chánh định vô học?

Đáp: Các hàng đệ tử của Phật đối với khổ tập diệt đạo luôn tư duy suy nghĩ kỹ lưỡng về khổ, về tập, về diệt, về đạo. Với vô học luôn tác ý tương ưng với tâm ý. Tâm luôn trụ đều trụ trụ gần an trụ nơi không hề phân tán loạn động có tính chất luôn ngăn ngừa giữ gìn cho tâm chuyên chú vào một cảnh. Đó gọi là chánh định vô học.

– Thế nào là chánh giải thoát vô học?

Đáp: Các hàng đệ tử của Phật đối với khổ tập diệt đạo luôn tư duy suy nghĩ kỹ lưỡng về khổ, về tập, về diệt, về đạo. Với vô học luôn tác ý tương ưng khi có tâm trí thắng giải đã thắng giải và sẽ thắng giải. Đó gọi là chánh giải thoát vô học.

– Thế nào là chánh trí vô học?

Đáp: Với trí tâm và vô sinh trí thì gọi là chánh trí vô học.

Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-tử bảo toàn thể chúng Bí-sô: Quý vị nên biết, đối với một pháp cho đến mười pháp, Đức Phật đã hiểu biết thấu suốt rất rõ ràng đầy đủ, rồi đem diễn giảng chỉ bày cho hàng đệ tử. Đại chúng đều đã cùng ta hòa hợp thân cận gần gũi với Đức Thế Tôn đã kiết tập xong. Toàn thể chúng Bí-sô đều nên thọ trì tuân hành và diễn giảng các pháp nầy cho người khác biết để được truyền bá rộng rãi, và sau khi Đức Phật đã diệt độ thì không có sự tranh cãi nhau. Chúng ta nên tuân giữ giới luật, tu phạm hạnh để đem lại sự lợi lạc lâu dài cho vô số hữu tình. Hãy thương xót hàng trời, người ở thế gian khiến họ nhận được nhiều nghĩa lý lợi ích và an lạc thật cao quý.

Bài Viết Liên Quan

1536

Phẩm 06: Năm Pháp

LUẬN A TỲ ĐẠT MA TẬP DỊ MÔN TÚC Tác giả: Tôn giả Xá Lợi Tử. Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh   Phẩm 6: NĂM PHÁP Khi ấy, Tôn giả Xá-lợi-tử lại...
1536

Phẩm 12: Khen - Khuyên

LUẬN A TỲ ĐẠT MA TẬP DỊ MÔN TÚC Tác giả: Tôn giả Xá Lợi Tử. Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh   Phẩm 12: KHEN - KHUYÊN Khi đó, Đức Thế Tôn...
1536

Phẩm 05: Bốn Pháp

LUẬN A TỲ ĐẠT MA TẬP DỊ MÔN TÚC Tác giả: Tôn giả Xá Lợi Tử. Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh   Phẩm 5: BỐN PHÁP Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-tử lại...
1536

Phẩm 10: Chín Pháp

LUẬN A TỲ ĐẠT MA TẬP DỊ MÔN TÚC Tác giả: Tôn giả Xá Lợi Tử. Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh   Phẩm 10: CHÍN PHÁP Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-tử lại...
1536

Phẩm 04: Ba Pháp

LUẬN A TỲ ĐẠT MA TẬP DỊ MÔN TÚC Tác giả: Tôn giả Xá Lợi Tử. Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh   Phẩm 4: BA PHÁP Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-tử lại...
1536

Phẩm 08: Bảy Pháp

LUẬN A TỲ ĐẠT MA TẬP DỊ MÔN TÚC Tác giả: Tôn giả Xá Lợi Tử. Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh   Phẩm 8: BẢY PHÁP Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-tử lại...