KINH ĐẠI THỪA ĐẠI TẬP ĐỊA TẠNG THẬP LUÂN
Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Phẩm 5: SÁM HỐI
(Giữa Quyển 7)
Thế Tôn nói bài tụng này rồi, lúc bấy giờ ở trong chúng hội có vô lượng trăm ngàn chúng sinh từng hiểu lầm khi nghe pháp, phát sinh sai lầm về giải không, cho là không có nhân quả, đoạn mất căn lành, đọa các đường ác, nghe Phật giảng thuyết kinh này trở lại được chánh kiến, liền rời khỏi chỗ ngồi, đảnh lễ sát chân Phật, ở trước Đức Thế Tôn rất hổ thẹn, chí thành sám hối, chắp tay, cung kính bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Chúng con vốn ở trong Thanh văn thừa, đã từng gieo trồng căn lành, nhưng chưa thành tựu pháp khí Thanh văn thừa, sau lại gặp nghe pháp Độc giác thừa thì mê muội không hiểu rõ, liền phát sinh kiến không, cho là không có nhân quả. Do nhân duyên này, chúng con tạo vô lượng nghiệp về thân, miệng, ý nên trải qua các đường ác. Nay chúng con ở trước Đức Thế Tôn nghe giảng thuyết kinh này, trở lại được chánh kiến nên rất hổ thẹn, phát lồ xin sám hối, không dám che giấu, nguyện được diệt trừ tất cả. Từ nay trở đi, vĩnh viễn không dám phạm lại và đề phòng nghiệp chướng, tội lỗi sắp đến.
Bạch Thế Tôn! Xin The Tôn thương xót, cứu giúp làm cho tội lỗi chúng con đều được tiêu diệt, vào đời vị lai, vĩnh viễn không dám phạm lại.
Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn thương xót, cứu giúp chúng con khỏi những quả khổ trong đường ác vào đời sau. Nay chúng con nguyện quay về thọ trì, trước hết tu tập hạnh Thanh văn thừa. Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn thương xót, dạy bảo cho chúng con.
Đức Thế Tôn bảo:
–Lành thay, lành thay! Các ông biết hổ thẹn đến như vậy mà phát lồ cầu xin sám hối. Trong giáo pháp của ta có hai hạng người gọi là không phạm tội:
- Người bẩm tánh trong sạch, từ xưa đến nay không phạm tội.
- Người phạm tội rồi biết hổ thẹn, phát lồ cầu xin sám hối.
Ở trong giáo pháp của ta, hai hạng người này gọi là dũng mãnh được thanh tịnh.
Lúc đó, Đức Thế Tôn tùy theo ưa thích của mỗi người mà dùng phương tiện thuyết pháp bốn Thánh đế. Những chúng sinh kia ở trong chúng hội có người được nhan bậc hạ, có người được nhẫn bậc trung, có người được nhẫn bậc thượng, có người được pháp đệ nhất thế gian, có người được quả Dự lưu, có người được quả Nhất lai, có người được quả Bất hoàn. Trong đó, có tám vạn bốn ngàn Bí-sô các lậu được diệt sạch, tâm được giải thoát, hoàn toàn thanh tịnh, thành bậc A-la-hán, vui mừng lễ Phật, trở về chỗ cũ.
Lúc ấy, trong chúng hội có năm mươi bảy trăm ngàn na-dữuđa chúng sinh từng hiểu lầm khi nghe pháp, phát sinh ra sai lầm về giải không, cho là không có nhân quả, diệt sạch căn lành, hướng đến các đường ác, nghe thuyết kinh này rồi được chánh kiến trở lại, liền rời khỏi chỗ ngồi, đảnh lễ sát chân Phật, ơ trước Đức Thế Tôn rất hổ thẹn, chí thành cầu xin sám hối, chắp tay cung kính bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Chúng con vốn ở trong Độc giác thừa, từng gieo trồng căn lành nhưng chưa có khả năng thành tựu pháp khí Độc giác thưa. Về sau, chúng con lại gặp nghe giảng thuyết Đại thừa, tuy có tâm ưa mến nhưng không thể hiểu rõ bởi ngu si, tối tăm, nghi ngờ, liền phát sinh kiến không, cho là không có nhân quả. Do nhân duyên này chúng con tạo vô lượng nghiệp tội về thân, miệng, ý, mang nghiệp duyên này mà đọa trong các đường ác vô lượng kiếp, chịu các thứ đau đớn, khổ sở, khó chịu nổi. Nay chúng con ở trước Đức Thế Tôn, nghe giảng thuyết kinh này được chánh kiến trở lại, rất hổ thẹn, phát lồ xin sám hối, không dám che giấu, nguyện diệt trừ tất cả. Từ nay trở đi, vĩnh viễn không dám làm lại, để ngăn ngừa nghiệp chướng tội lỗi về sau.
Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn thương xót cứu giúp, làm cho tội lỗi của chúng con đều được tiêu trừ, vào đời vị lai vĩnh viễn không dám phạm lại.
Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn thương xót, cứu giúp, nhổ sạch những quả khổ đường ác về sau của chúng con. Nay chúng con nguyen xin quay về thọ trì, trước hết tu tập hạnh Độc giác thừa. Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn thương xót chỉ bày cho chúng con.
Đức Thế Tôn bảo:
–Lành thay, lành thay! Các ông đã hổ thẹn như vậy mà phát lồ xin sám hối. Ở trong giáo pháp của ta, có hai hạng người gọi là không phạm tội:
- Người có bản tánh trong sạch, xưa nay không phạm tội.
- Người phạm tội rồi biết hổ thẹn, phát lồ xin sám hối.
Trong giáo pháp của ta, hai hạng người này gọi là dũng mãnh được thanh tịnh.
Lúc ấy, Đức Thế Tôn tùy theo căn cơ của mọi người mà dùng phương tiện thuyết các pháp duyên khởi, làm cho tất cả chúng sinh tu tập Duyên giác thừa kia, dần dần viên mãn, đều được chứng đắc định tràng tướng duyên, đối với Độc giác thừa đã được không thoái chuyển thì vui mừng làm lễ Phật rồi trở về chỗ cũ.
Lúc bấy giờ, trong chúng hội lại có tám mươi trăm ngàn na-dữuđa chúng sinh, đã từng ở trong giáo pháp của chư Phật vào thời quá khứ hủy báng lời Phật dạy, cho đến một bài tụng. Do nhân duyên này đọa vào các đường ác, chịu các quả khổ; lúc mới trở lại được làm thân người thì bị câm, ngọng, lưỡi thường bệnh hoạn tê cứng, không thể nói được, nghe giảng thuyết kinh này rồi được chánh kiến trở lại, rời khỏi chỗ ngồi, đảnh lễ sát chân Phật, ở trước Thế Tôn rất hổ thẹn, chí thành sám hối nghiệp ác đời trước, chắp tay cung kính chiêm ngưỡng tôn nhan Thế Tôn, nhờ thần lực của Phật, tất cả mọi người đều nói được.
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn biết mà vẫn hỏi:
–Đời trước các ông tạo nghiệp ác gì mà nay ở trong chúng đây không thể nói được?
Các người kia cùng lúc thưa Phật, trong đó có một hạng người thưa như vầy:
–Bạch Thế Tôn! Khi xưa chúng con ở trong giáo pháp của Đức Như Lai Tỳ-bát-thi, hoặc dùng lời phỉ báng chánh pháp Đại thừa, hoặc dùng lời phỉ báng pháp Độc giác thừa, hoặc dùng lời phỉ báng pháp Thanh văn thừa, cho đến một bài tụng. Do báo chướng của nghiệp ác này nên chúng con trôi lăn trong sinh tử chín mươi mốt kiếp, thường ở trong địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, bị câm, ngọng, không có lưỡi, hoàn toàn không thể nói được, nhận lấy các khổ sở, đau đớn bức bách khó chịu nổi. Như đời này dù lại được làm thân người nhưng còn câm, ngọng, lưỡi thường bị bệnh tật tê cứng. Nhờ thần lực của Phật mới có thể nói được, mới có thể nghĩ nhớ được nguyên nhân các báo chướng của nghiệp ác đời quá khứ của mình.
Lại có một hạng chúng sinh thưa như vầy:
–Bạch Thế Tôn! Khi xưa chúng con ở trong giáo pháp của Đức Như Lai Thi-khí, dùng lời phỉ báng chánh pháp Đại thừa rồi tùy theo bản duyên đã nói rộng như ở trước.
Lại có một hạng chúng sinh thưa như vầy:
–Bạch Thế Tôn! Khi xưa, chúng con ở trong giáo pháp của Như Lai Tỳ-nhiếp-phù, dùng lời phỉ báng chánh pháp Đại thừa rồi tùy theo bản duyên đã nói rộng như ở trước.
Lại có một hạng chúng sinh thưa như vầy:
–Bạch Thế Tôn! Khi xưa, chúng con ở trong giáo pháp của Như Lai Yết-lạc-ca Tôn-đà, dùng lời phỉ báng chánh pháp Đại thừa rồi tùy theo bản duyên đã nói rộng như ở trước.
Lại có một hạng chúng sinh thưa như vầy:
–Bạch Thế Tôn! Khi xưa, chúng con ở trong giáo pháp của Như Lai Yết-nặc-ca Mâu-ni, dùng lời phỉ báng chanh pháp Đại thừa… rồi tùy theo bản duyên đã nói rộng như ở trước.
Lại có một hạng chúng sinh thưa như vầy:
–Bạch Thế Tôn! Khi xưa, chúng con ở trong giáo pháp của Như
Lai Ca-diếp-ba, hoặc dùng lời phỉ báng chánh pháp Đại thừa, hoặc dùng lời phỉ báng pháp Độc giác thừa, hoặc dùng lời phỉ báng pháp Thanh văn thừa, cho đến một bài tụng. Do báo chướng của nghiệp ác này, chúng con từ trước đến nay trôi lăn trong sinh tử, thường ở địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, bị câm, ngọng, không có lưỡi, hoàn toàn không thể nói được, nhận lấy các khổ sở, đau đớn bức bách khó chịu nổi. Đời này, chúng con mới trở lại làm thân người mà còn bị câm, ngọng, lưỡi thường bệnh tật tê cứng, nhờ thần lực của Phật mới có thể nói được, mới có thể nghĩ nhớ nguyên nhân các báo chướng của nghiệp ác đời quá khứ của mình. Hôm nay chúng con được ở trước Đức Thế Tôn nghe giảng thuyết kinh này liền được chánh kiến, rất hổ thẹn, phát lồ xin sám hối, không dám che giấu, nguyện được diệt trừ tất cả. Từ nay trở đi, vĩnh viễn không dám phạm lại, để ngăn ngừa những tội lỗi về sau.
Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn thương xót cứu giúp, làm cho tội lỗi của chúng con đều được tiêu trừ, vào đời vị lai vĩnh viễn không dám tái phạm.
Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn thương xót cứu giúp, nhổ sạch những quả khổ trong đường ác vào đời vị lai của chúng con.
Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn thương xót giảng thuyết chánh pháp cho chúng con.
Đức Thế Tôn bảo:
–Lành thay, lành thay! Các ông đã biết hổ thẹn phát lồ xin sám hối như vậy. Ở trong chánh pháp của ta có hai hạng người gọi là không phạm tội:
- Hạng người xưa nay bản tánh trong sạch, không phạm tội.
- Hạng người phạm rồi biết hổ thẹn phát lồ xin sám hối.
Ở trong pháp của ta, hai hạng người này gọi là dõng mãnh được thanh tịnh.
Lúc ấy, tùy theo sự ưa thích của mỗi người, Đức Thế Tôn dùng nhiều phương tiện giảng thuyết chánh pháp, mỗi người tùy theo sở thích đều được lợi ích, vui mừng lễ Phật, trở về chỗ cũ.
Lúc bấy giờ, trong chúng hội có vô lượng trăm ngàn Thanh văn
và vô lượng trăm ngàn na-dữu-đa Bồ-tát nghe Phật giảng thuyết kinh này, liền nhớ nghĩ các báo chướng của nghiệp ác đã tạo khi xưa, liền rời khỏi chỗ ngồi, đảnh lễ sát chân Phật, ở trước Đức Thế Tôn, rất hổ thẹn, chí thành sám hối, chắp tay cung kính thưa:
–Bạch Thế Tôn! Chúng con nghĩ nhớ khi xưa đã từng ở trong giáo pháp của vô lượng chư Phật và đã nói lời: “Chúng con đối với các đệ tử của chư Phật kia hoặc là bậc Pháp khí, hoặc chẳng phải bậc Pháp khí gây nhiều hành động sân giận, quở mắng, hủy nhục, chê trách, khinh khi và phỉ báng đủ cách, che giấu điều thiện, phơi bày điều ác của người. Do nhân duyên báo chướng của nghiệp ác này, mà chúng con trải qua vô lượng kiếp bị đọa vào các đường ác, chịu các khổ lớn bức bách khó nhẫn. Sau đó được gặp vô lượng chư Phật, chúng con đều đã thân cận phụng sự cúng dường; lại được gặp vô lượng chúng Đại Bồ-tát, chúng con cũng đều thân cận phụng sự cúng dường. Ở trước mỗi Đức Phật, mỗi vị Đại Bồ-tát chúng con đều rất hổ thẹn, phát lồ xin sám hối các chướng của nghiệp ác. Ở chỗ các Đức Phật, các vị Đại Bồ-tát, chúng con đều lắng nghe, lãnh thọ vô lượng pháp môn, siêng năng hộ trì tu học vô lượng hạnh khổ khó làm. Do nghiệp chướng kia chưa hết, còn dư lại, làm cho chúng con chưa có thể chứng đắc Niết-bàn an vui, chưa thể chứng đắc công đức thù thắng của môn Tam-ma-địa.”
Hôm nay, chúng con ở trước Đức Thế Tôn nghe giảng thuyết kinh này, liền rất hổ thẹn, phát lồ xin sám hối, không dám che giấu, nguyện xin diệt trừ tất cả. Từ nay trở đi, vĩnh viễn không dám làm lại để ngăn ngừa tội chướng về sau của chúng con.
Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn thương xót cứu giúp, làm cho tội lỗi của chúng con được diệt trừ, đời sau không phạm lại nữa.
Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn thương xót cứu giúp, nhổ sạch khổ báo trong đường ác vào đời vị lai của chúng con. Hôm nay, chúng con nương nhờ thần lực của Phật, nguyện tùy theo sở thích mà mau chứng đắc Niết-bàn an lạc, hoặc có thể chứng đắc công đức thù thắng môn Tam-ma-địa.
Lại có hạng người thưa như vầy:
–Chúng con đối với đệ tử của chư Phật kia hoặc là bậc Pháp khí, hoặc chẳng phải bậc Pháp khí mà đã dùng lời thô ác, lấn hiếp, bức bách họ. Do tội chướng của nghiệp ác này, mà chúng con phải trải qua vô lượng kiếp đọa vào các đường ác.
Nên biết, cứ thế trước sau như đã nói rộng ở trước Lại có hạng người nói:
–Chúng con đối với đệ tử của chư Phật kia, hoặc là bậc Pháp khí, hoặc chẳng phải bậc Pháp khí đã đánh đập, làm tổn thương. Do chướng của nghiệp ác này, mà trải qua vô lượng kiếp, chúng con bị đọa vào các đường ác.
Nên biết, cứ thế trước sau như đã nói rộng ở trước Lại có hạng người nói:
–Chúng con đối với đệ tử của chư Phật kia, hoặc là bậc Pháp khí, hoặc chẳng phải bậc Pháp khí đã đoạt lấy y bát của người. Do chướng của nghiệp ác này, mà chúng con trải qua vô lượng kiếp bị đọa vào các đường ác.
Nên biết, cứ thế trước sau nói rộng như ở trước.
Lại có hạng người nói:
–Chúng con đối với đệ tử của chư Phật kia, hoặc là bậc Pháp khí, hoặc chẳng phải bậc Pháp khí đã chiếm lấy các vật dụng và không cho ăn uống. Do chướng của nghiệp ác này, mà chúng con trải qua vô lượng kiếp bị đọa vào các đường ác.
Nên biết cứ thế thứ lớp nói rộng như ở trước.
Lại có hạng người nói:
–Chúng con đối với đệ tử xuất gia của vô lượng chư Phật kia – hoặc là bậc Pháp khí, hoặc chẳng phải bậc Pháp khí đã bắt lột áo ca-sa, trở về thế tục, đóng thuế, đi quân dịch. Do chướng của nghiệp ác này, mà chúng con trải qua vô lượng kiếp bị đọa vào các đường ác.
Nên biết cứ thế thứ lớp nói rộng như ở trước.
Lại có hạng người nói:
–Chúng con đối với đệ tử xuất gia của vô lượng chư Phật kia – hoặc là bậc Pháp khí, hoặc chẳng phải bậc Pháp khí; hoặc phạm tội, hoặc không phạm tội đã trói buộc, gông cùm, giam nhốt trong lao ngục. Do chướng của nghiệp ác này nên chúng con trải qua vô lượng kiếp phải đọa vào các đường ác.
Nên biết cứ thế thứ lớp nói rộng như ở trước.
Lại có hạng người nói:
–Chúng con đối với đệ tử xuất gia của vô lượng chư Phật kia hoặc là bậc Pháp khí, hoặc chẳng phải bậc Pháp khí đã khởi tâm khinh mạn, làm não loạn nhiều cách, làm cho họ không an vui. Do chướng của nghiệp ác này, nên chung con trải qua vô lượng kiếp phải thọ lấy các khổ lớn bức bách khó chịu nổi. Sau đó gặp được vô lượng chư Phật, đều đã thân cận, phụng sự, cúng dường; lại gặp được vô lượng chúng Đại Bồ-tát cũng đều thân cận, phụng sự, cúng dường. Trước mỗi Đức Phật, mỗi vị Đại Bồ-tát đều rất hổ thẹn, phát lồ xin sám hối các chướng của nghiệp ác. Ở chỗ các Đức Phật, các vị Đại Bồ-tát đều được nghe và lãnh thọ vô lượng pháp môn, siêng năng hộ trì, tu học vô lượng hạnh khổ khó làm. Do nghiệp chướng kia chưa hết, còn sót lại, làm cho chúng con chưa thể chứng đắc Niết-bàn an vui và chưa thể chứng đắc công đức thù thắng môn Tam-ma-địa. Nay chúng con ở trước Đức Thế Tôn nghe giảng thuyết kinh này lại rất hổ thẹn, phát lồ xin sám hối, không dám che giấu, nguyện xin diệt trừ tất cả. Từ này trở đi, vĩnh viễn không dám làm lại, để ngăn ngừa tội chướng về sau.
Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn thương xót cứu giúp, làm cho tội lỗi của chúng con đều được tiêu diệt, vào đời vị lai vĩnh viễn không dám tái phạm.
Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn thương xót cứu giúp, nhổ sạch khổ báo đường ác, vào đời vị lai của chúng con. Nay chúng con nương nhờ thần lực của Phật, tùy theo sở nguyện ưa thích để được mau chứng đắc Niết-bàn an vui, hoặc có thể chứng đắc công đức thù thắng của môn Tam-ma-địa.
Lúc ấy, Đức Thế Tôn bảo khắp chúng Bồ-tát, Thanh văn:
–Lành thay, lành thay! Các ông đã hổ thẹn mà phát lồ cầu xin sám hối như vậy. Có hai hạng người gọi là không phạm tội:
- Hạng người từ xưa đến nay bản tánh trong sạch, không phạm lỗi.
- Hạng người phạm toi rồi, biết hổ thẹn phát lồ xin sám hối.
Ở trong giáo pháp của ta, hai hạng người này gọi là dũng mãnh mẽ được thanh tịnh.
Lại nữa, này thiện nam! Tội làm não loạn đệ tử của Phật như vậy, so sánh với tội gần tội vo gián đã nói ở trước thì tội kia chỉ có tên nhưng chưa đủ để kết tội. Song, tội làm não loạn đệ tử của Phật còn hơn năm tội vô gián nói ở trước vô lượng lần. Vì sao? Vì nếu các Bí-sô phá giới, làm các pháp ác, nhưng còn có thể chỉ bày dẫn dắt cho vô lượng trăm ngàn câu-chi na-dữu-đa chúng sinh không đi con đường điên đảo, mà hướng đến Niết-bàn an vui, làm chỗ cất chứa công đức trân bảo lớn cho chúng sinh như nói rộng ở trước, huống chi là người hành trì giới cấm, tu tập pháp thiện. Vì nghĩa này, nếu có người nào làm não loạn các chúng đệ tử xuất gia của Phật thì nên biết đó là đoạn diệt hạt giống Tam bảo, cũng gọi là phá hoại con mắt pháp của tất cả chúng sinh, cũng là hủy diệt chánh pháp mà ta đã siêng năng chịu khổ lâu dài mới được, đó là điều tổn hại lớn cho các chúng sinh. Vì thế, tội làm não loạn đệ tử của Phật hơn năm tội vô gián đã nói ở trước gấp vô lượng lần. Thế nên hôm nay các ông ở trước ta chí thành phát tâm làm cho sự hổ thẹn tăng thượng, dốc lòng khẩn thiết phát lồ cầu xin sám hối các chướng của nghiệp ác đã tạo đời trước. Nay ta thương xót tiếp độ các ông, làm cho chướng của nghiệp ác của các ông dần dần được tiêu diệt. Ở cõi Phật này, trong đại Hiền kiếp có ngàn Đức Như Lai xuất hiện ở đời, trước các Đức Như Lai kia các ông cũng phải chí thành phát lồ, cầu xin sám hối các chướng của nghiệp ác để ngăn ngừa các tội lỗi về sau. Ngàn Đức Như Lai trong Hiền kiếp này, Đức Như Lai sau cùng tên là Như Lai Lô-chí đủ mười danh hiệu: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Các ông ở trước Phật Lô-chí kia cũng phải chí thành phát lồ xin sám hối các nghiệp chướng ác mới được diệt sạch, không còn sót lại.
Lúc ấy, các chúng Thanh văn và Bồ-tát đều thưa Phật:
–Bạch Thế Tôn! Chúng con xét kỹ: Vào thời Phật Lô-chí sau cùng ấy mới được chánh kiến, mới xa lìa các tà kiến, mới diệt sạch các chướng của nghiệp ác, không còn sót lại, giải thoát tất cả khổ não. Nếu để cho chúng con vào thời đại Hiền kiếp thường ở trong đại địa ngục Vô gián, thường chịu các thứ đau khổ bức bách thì chúng con cũng có thể nhẫn chịu được.
Đức Thế Tôn bảo:
–Lành thay, lành thay! Các ông mới có khả năng dũng mãnh như vậy. Do sức thệ nguyện tinh tấn kiên cố của mình, các ông ở trước Phật Lô-chí kia, các chướng của nghiệp ác tích tập đời trước nhất định đều được diệt trừ, nhất định phát sinh lòng tin kính tăng thượng, thân cận cúng dường Như Lai Lô-chí, nhất định vĩnh viễn sẽ diệt trừ tất cả phiền não, thành A-la-hán, hoặc nhất định sẽ chứng đắc công đức thù thắng của môn Tam-ma-địa.
Khi ấy, các chúng Thanh văn và Bồ-tát vui mừng lễ Phật, trở về chỗ cũ.
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Đại Bồ-tát Kim Cang Tạng:
–Này thiện nam! Ta dùng Phật nhãn quán sát khắp thế gian thấy cõi Phật này vào đời vị lai có vô lượng, vô số trăm ngàn câu-chi na-dữu-đa Sát-đế-lợi Chiên-trà-la, Tể quan Chiên-trà-la, Cư sĩ Chiên-trà-la, Trưởng giả Chiên-trà-la, Sa-môn Chiên-trà-la, Bà-lamôn Chiên-trà-la, Phiệt-xá Chiên-trà-la, Mậu-đạt-la Chiên-trà-la, hoặc người nam, hoặc người nữ có gieo trồng chút ít căn lành, tuy được làm người mà theo bạn ác, phát sinh các tà kiến, làm các điều ác, phá hoại chánh pháp thâm sâu vô thượng của ta. Đối với giáo pháp của ta giảng thuyết không làm hưng thịnh mà còn diệt đi sự hưng thịnh, không tin kính, ưa thích, hoặc đối với chánh pháp tương ưng với Thanh văn thừa do ta thuyết ra thì phỉ báng, khinh chê, làm chướng ngại, ngăn che, không cho lưu truyền rong rãi; hoặc đối với lời giảng thuyết chánh pháp của ta tương ưng với Độc giác thừa thì phỉ báng, khinh chê, làm chướng ngại, ngăn che, không cho lưu truyền rộng rãi; hoặc đối với lời giảng thuyết chánh pháp của ta tương ưng với Vô thượng thừa thì phỉ báng, khinh chê, làm chướng ngại, ngăn che, không cho lưu truyền rộng rãi; hoặc đối với các người xuất gia quy y ta, hoặc là bậc Pháp khí, hoặc chẳng phải bậc Pháp khí thì gây ra nhiều hành động sân giận, quở mắng, hủy nhục, chê trách, khinh khi, phỉ báng đủ cách, che giấu điều thiện, hiển bày việc ác của người, nói rộng ra cho đến khinh mạn, làm xúc não đủ cách. Các người này chẳng phải là pháp khí bậc Thánh, mà thật là ngu si ngã mạn tự cho mình là thông minh. Từ đây, sau khi qua đời đọa vào các đường ác, chịu vô lượng các khổ dữ dội, tột độ khó chịu nổi. Trải qua vô lượng trăm ngàn câu-chi na-dữu-đa kiếp khó được trở lai thân người. Nói rộng như ở trước.
Này thiện nam! Các chúng sinh như vậy thà ở trong đại địa ngục Vô gián chịu các khổ lớn, chứ không thọ lấy thân người hèn mọn, cao ngạo, kiêu mạn, theo bạn bè xấu ác mà tạo các nghiệp ác bất thiện để rồi trôi lăn trong sinh tử, khó có thể cứu vớt được, thường ở trong sinh tử mà chịu các đau khổ.
Lúc bấy giờ, trong chúng hội có vô lượng, vô số hữu tình có trí tuệ lớn, rời khỏi chỗ ngồi, đảnh le sát chân Phật, chắp tay hướng đến Phật, rơi lệ khóc mà bạch:
–Bạch Thế Tôn! Con quán sát chúng sinh ở thế gian này tuy được thân người là khó nhưng xa lìa chánh tín, xa lìa chánh nguyện, xa lìa chánh ý lạc, xa lìa chánh kiến, xa lìa bạn tốt, xa lìa thời gian tốt, xa lìa chỗ ở tốt, xa lìa tịnh giới, xa lìa chánh định, xa lìa chánh tuệ. Các chúng sinh như vậy tuy được thân người khó nhưng do lực ngu si kiêu mạn nên tạo các tội nặng như đã nói ở trước, phỉ báng chánh pháp của Đức Thế Tôn giảng thuyết, gây não hại đệ tử xuất gia của Đức Thế Tôn. Hôm nay, chúng con ở trước Đức Thế Tôn chí thành phát thệ nguyện chân chánh: “Chúng con từ hôm nay trôi lăn trong sinh tử cho đến đời vị lai lúc chưa được giải thoát, nguyện không gặp duyên ác này, quyết định không tạo tội nặng như vậy. Hoàn toàn không phỉ báng chánh pháp của chư Phật, cũng không làm não loạn các người xuất gia, quyết không khoét con mắt pháp của chúng sinh, cũng không đoạn diệt dòng giống Tam bảo. Nguyện xin Đức Thế Tôn thương xót chứng giám lời thệ nguyện này của chúng con.”
Khi ấy, trong chúng hội lại có vô lượng trăm ngàn câu-chi nadữu-đa hữu tình thông minh, có trí tuệ rời khỏi chỗ ngồi, đảnh lễ sát chân Phật, chắp tay cung kính thưa:
–Bạch Thế Tôn! Nay chúng con đứng trước Đức Thế Tôn chí thành phát thệ nguyện chân chánh: “Chúng con từ hôm nay trôi lăn trong sinh tử cho đến đời vị lai, lúc chưa được pháp nhẫn, trong khoảng thời gian đó nguyện thường không ở các ngôi vị đế vương; nguyện thường không ở các quả vị Tể quan.
Nguyện thường không ở các quả vị Quốc sư; nguyện thường không làm trưởng nơi thành ấp, xóm làng, đồn bót canh gác; nguyện thường không làm các quả vị quân tướng nhân; nguyện thường không làm các quả vị thương; nguyện thường không làm chủ nơi miếu am thờ tự; nguyen thường không làm chủ quả vị Trưởng giả, Cư sĩ, Samôn; nguyện thường không ở các quả vị sư trưởng; nguyện thường không ở các quả vị gia trưởng; nguyện thường không làm quả vị xử đoán các việc. Cho đến đời vị lai, lúc chưa được pháp nhẫn, nguyện thường không ở tất cả các ngôi vị giàu có tôn quý. Nếu chúng con ở các quả vị này thì đối với Phật pháp gọi là nhân duyên ác, tạo các tội nặng, hủy báng chánh pháp của chư Phật giảng thuyết, gây não hại đệ tử xuất gia của chư Phật, ắt phải làm hư hoại con mắt pháp của chúng sinh, cũng làm tiêu diệt dòng giống Tam bảo, cũng làm não hại vô lượng hữu tình. Do đó nhất định sẽ đọa vào địa ngục Vô gián, lưu chuyển trong đường ác, khó có thời kỳ ra khỏi.”
Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn thương xót chứng giám cho lời phát nguyện như vậy của chúng con.
Lúc bấy giờ, tất cả đại chúng đến dự hội như: Trời, Rồng, Dượcxoa, Kiền-đạt-phược, Nhân phi nhân… đều rời khỏi chỗ ngồi, đảnh lễ sát chân Phật, kêu gào, khóc lóc thảm khiết, chắp tay cung kính bạch:
–Bạch Thế Tôn! Từ vô thỉ đến nay, chúng con trôi lăn trong sinh tử, ngu si kiêu mạn, tạo các nghiệp ac, hoặc tạo nghiệp ác về thân, hoặc tạo nghiệp ác về lời nói, hoặc tạo nghiệp ác về ý, tự mình làm hoặc dạy người khác làm, thấy nghe đều vui theo… Các tội ác như vậy, ngày nay chúng con ở trước Phật rất lấy làm ho thẹn, phát lồ cầu xin sám hối, không dám che giấu, nguyện xin diệt trừ tất cả, từ nay trở đi, vĩnh viễn không dám phạm lại để phòng ngừa những tội lỗi về sau. (Nói như vậy đến lần thứ hai, lần thứ ba)
Chúng con chí thành phát thệ nguyện chân chánh: “Từ nay cho đến lúc sinh ra ở đời vị lai, trong khoảng thời gian đó thường nguyện không gặp các bạn ác, cũng nguyện không gặp các nhân duyên xấu ác. Giả sử có gặp thì nguyện không thuận theo, quyết định không tạo các nghiệp tội ác đã nói ở trước, chớ để chúng con chịu lấy khổ lâu dài.”
Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn thương xót chứng giám cho lời phát nguyện như vậy của chúng con.
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bao tất cả đại chúng đến trong hội:
–Lành thay, lành thay! Các ông đã thấy rõ về khổ sở đời sau, lo sợ mà phát lồ sám hối. Nay các ông muốn vượt qua dòng sinh tử rộng lớn, muốn vào thành Niết-bàn vô úy mà phát nguyện như vậy.
Này thiện nam! Có mười pháp có thể làm cho Đại Bồ-tát được pháp nhẫn chánh lộ vô tội. Mười pháp đó là:
Này thiện nam! Nếu các Đại Bồ-tát nào không tham đắm nội thân, không tham đắm ngoại thân, không tham đắm nội ngoại thân, không tham đắm thân quá khứ, không tham đắm thân hiện tại, không tham đắm thân vị lai, đó là pháp thứ nhất có thể làm cho Đại Bồ-tát đạt được pháp nhẫn chánh lộ vô tội.
Này thiện nam! Các Đại Bo-tát nào không tham đắm nội tho, không tham đắm ngoại thọ, không tham đắm nội ngoại thọ, không tham đắm thọ quá khứ, không tham đắm thọ hiện tại, không tham đắm thọ vị lai, đó là pháp thứ hai có thể làm cho Đại Bồ-tát đạt được pháp nhẫn chánh lộ vô tội.
Này thiện nam! Các Đại Bồ-tát nào không tham đắm nội tưởng, không tham đắm ngoại tưởng, không tham đắm nội ngoại tưởng, không tham đắm tưởng quá khứ, không tham đắm tưởng hiện tại, không tham đắm tưởng vị lai, đó là pháp thứ ba có thể làm cho Đại Bồ-tát đạt được pháp nhẫn chánh lộ vô tội.
Này thiện nam! Các Đại Bồ-tát nào không tham đắm nội hành, không tham đắm ngoại hành, không tham đắm nội ngoại hành, không tham đắm hành quá khứ, không tham đắm hành hiện tại, không tham đắm hành vị lai, đó là pháp thứ tư có thể làm cho Đại Bồ-tát đạt được pháp nhẫn chánh lộ vô tội.
Này thiện nam! Các Đại Bồ-tát nào không tham đắm nội thức, không tham đắm ngoại thức, không tham đắm nội ngoại thức, không tham đắm thức quá khứ, không tham đắm thức hiện tại, không tham đắm thức vị lai, đó là pháp thứ năm có thể làm cho Đại Bồ-tát đạt được pháp nhẫn chánh lộ vô tội.
Này thiện nam! Các Đại Bồ-tát nào không tham đắm đời này, đó gọi là pháp thứ sáu có thể làm cho Đại Bồ-tát đạt được pháp nhẫn chánh lộ vô tội.
Này thiện nam! Các Đại Bồ-tát nào không tham đắm đời khác, đó gọi là pháp thứ bảy có thể làm cho Đại Bồ-tát đạt được pháp nhẫn chánh lộ vô tội.
Này thiện nam! Các Đại Bồ-tát nào không tham đắm cõi dục, đó gọi là pháp thứ tám có thể làm cho Đại Bồ-tát đạt được pháp nhẫn chánh lộ vô tội.
Này thiện nam! Các Đại Bồ-tát nào không tham đắm cõi Sắc, đó gọi là pháp thứ chín có thể làm cho Đại Bồ-tát đạt được pháp nhẫn chánh lộ vô tội
Này thiện nam! Các Đại Bo-tát nào không tham đắm cõi Vô sắc, đó gọi là pháp thứ mười có thể làm cho Đại Bồ-tát đạt được pháp nhẫn chánh lộ vô tội
Này thiện nam! Đó gọi là mười pháp có thể làm cho Đại Bồ-tát đạt được pháp nhẫn chánh lo vô tội.
Khi Đức Thế Tôn giảng thuyết pháp này cho đại chúng, ở trong chúng hội có bảy mươi hai trăm ngàn câu-chi Đại Bồ-tát đồng một lúc chứng đắc pháp Nhẫn vô sinh. Lại có tám mươi bốn trăm ngàn nadữu-đa Bồ-tát chứng đắc tùy thuận pháp nhẫn. Lại có vô lượng trăm ngàn Thanh văn vĩnh viễn đoạn diệt tất cả phiền não, thành bậc A-lahán. Lại có trăm ngàn na-dữu-đa chúng sinh trước chưa phát tâm, nay phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác an trụ quả vị không thoái chuyển ở trí Như Lai. Lại có vô lượng, vô số chúng sinh trước chưa phát tâm, nay mới phát tâm Độc giác thừa. Lại có vô lượng, vô số chúng sinh trước chưa phát tâm, ngày nay mới phát tam Thanh văn thừa.
Bấy giờ, Thế Tôn lại bảo đại chúng:
–Nếu các hữu tình đã đắc pháp nhẫn thì ta cho phép được ở ngôi vua Sát-đế-lợi quán đảnh, thọ hưởng tài nghiệp lớn và các quả vị tôn quý khác, các hữu tình khác thì không được.
Bồ-tát Kim Cang Tạng bạch:
–Bạch Thế Tôn! Nếu các hữu tình chưa đắc pháp nhẫn thì chắc chắn cho phép hay không chắc chắn cho phép họ được ở ngôi vua Sát-đế-lợi quán đảnh để thọ hưởng tài nghiệp lớn và các quả vị tôn quý khác?
Thế Tôn nói:
–Nếu các hữu tình chưa đắc pháp nhẫn mà có thực hành mười nghiệp thiện đạo, cũng khuyên chúng sinh thực hành thì ta cho phép họ được ở ngôi vua Sát-đế-lợi quán đảnh thọ hưởng tài nghiệp lớn và các quả vị tôn quý khác. Nếu các hữu tình chưa đắc pháp nhẫn, cũng không thực hành mười nghiệp thiện đạo và khuyên chúng sinh cũng đừng siêng năng thực hành, mà dùng thế lực mạnh để ở ngôi vua Sátđế-lợi quán đảnh thọ hưởng tài nghiệp lớn và các quả vị giàu sang tôn quý Chiên-trà-la khác. Họ là hàng ngu si, kiêu mạn, phá rối, hủy hoại chánh pháp thâm sâu của ta, muốn dập tắt ngọn đèn chánh pháp, đoạn diệt dòng giống Tam bảo. Đối với chúng đệ tử xuất gia của ta thì làm não loạn đủ cách như: Đánh đập, tra khảo hình phạt, đoạt y bát, cơ nghiệp, tài sản của người, bắt hoàn tục, đóng thuế, đi quân dịch, hoặc trói nhốt trong lao nguc cho đến đoạn mạng sống. Đối với nghĩa lý chánh pháp vi diệu do ta giảng thuyết thì phỉ báng khinh chê, làm chướng ngại, ngăn che, không cho lưu truyền rộng rãi, cướp đoạt vật của chùa và vật chúng Tăng. Những người như vậy đều sẽ đọa vào địa ngục Vô gián, chịu lấy các thứ khổ dữ dội, lưu chuyển trong các đường ác, khó có thời kỳ ra khỏi.
Khi ấy, Bồ-tát Kim Cang Tạng lại thưa:
–Bạch Thế Tôn! Đối với các hữu tình chưa được pháp nhẫn, cũng không thực hành mười nghiệp thiện đạo và khuyên chúng sinh cũng đừng siêng năng thực hành, mà dùng thế lực mạnh để ở ngôi vua Sát-đế-lợi quán đảnh thọ hưởng tài nghiệp lớn và các quả vị giàu sang tôn quý khác thì có chút ít biệt duyên nào để làm phương tiện cứu giúp cho người đó khỏi đọa vào địa ngục Vô gián và các đường ác, khỏi chịu các khổ không?
Đức Thế Tôn bảo:
–Cũng có biệt duyên để làm phương tiện cứu giúp họ, nghĩa là có chúng sinh ở ngôi vua Sát-đế-lợi quán đảnh và các quả vị giàu sang tôn quý khác, tuy chưa thành tựu mười nghiệp thiện đạo, pháp nhẫn, nhưng có sức tin, tôn kính Tam bảo, đối với chánh pháp giải thoát tương ưng với ba thừa mà Phật giảng thuyết, cho đến một bài tụng, hoàn toàn không phỉ báng, không làm chướng ngại, ngăn che, không cản trở việc cho lưu truyền rộng rãi. Đối với các đệ tử xuất gia của Phật người trì giới hay phá giới, cho đến không có giới, chỉ cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, đều không làm não loạn, đánh đập, trách phạt, chiếm đoạt y bát, cơ nghiệp, tài sản của người, bắt hoàn tục, đóng thuế, đi quân dịch, trói nhốt trong lao ngục, cho đến đoạn mạng sống, cũng không chiếm đoạt vật của chùa, tháp và vật của Tăng chúng, ngăn cản, điều phục những người hung ác, không để cho họ làm não loạn các vị xuất gia, xâm đoạt tài vật Tam bảo. Đối với giáo pháp giải thoát tương ưng với ba thừa do Phật thuyết ra thì cung kính lãnh thọ, nghe rồi tinh tấn tu hành tùy pháp mà hành đúng pháp. Đối với các đệ tử Hiền thánh ba thừa của ta thì cung kính, cúng dường, thân cận, phụng sự. Ở trong Đại thừa lập thệ nguyện kiên cố, tâm hoàn toàn không nghi ngờ, thoái lui, cũng thường khuyên bảo, hướng dẫn chúng sinh tin thọ tu học pháp Đại thừa. Vua Sát-đế-lợi Chiên-trà-la này và các vị Chiên-trà-la phú quý khác, chư Phật quá khứ đều đã cho phép ở ngôi vị đế vương và các quả vị tôn quý khác, tuy thọ hưởng các tài nghiệp lớn của đất nước, thành ấp, xóm làng nhưng được thoát khỏi đọa vào địa ngục Vô gián và các đường ac khác. Ta cũng cho phép ở ngôi vị đế vương và các ngôi vị tôn quý khác, tuy được thọ hưởng tài nghiệp đất nước, thành ấp, xóm làng nhưng cũng khỏi đọa vào địa ngục Vô gián và các đường ác. Nếu các hữu tình muốn sám hối trừ diệt tất cả các nghiệp chướng ác, không còn sót lại thì đối với pháp môn do ta thuyết này nên chuyên cần tu học, chớ nên bỏ mất. Đại chúng ở đây nếu biết hổ thẹn, sám hối các nghiệp ác thì tất cả nghiệp ác đã tạo trong đời trước đều được tiêu trừ, không còn sót lại.