SỐ 228
KINH PHẬT MẪU XUẤT SINH TAM PHÁP TẠNG BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA
Dịch Phạn ra Hán: Đời Triệu Tống, Tam tạng Pháp sư Thi Hộ
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN 4-5
Phẩm 5: CHÁNH PHƯỚC
Khi ấy, Đế Thích bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ nào phát tâm cầu đạo Bồ-đề thì nên phát tâm tin hiểu, lắng nghe, thọ trì, đọc tụng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, cho đến vì người khác mà giảng giải nghĩa pháp, làm cho chánh pháp tồn tại lâu dài ở thế gian. Do nhân duyên này khiến cho Phật nhãn không đoạn, chánh pháp không diệt. Các Đại Bồ-tát đều thọ trì để chánh pháp không hoại, diệt. Người được nghe pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa này rồi liền xưng tán thì được lợi ích lớn, quả báo đầy đủ, vô lượng công đức, hiểu biết đúng đắn.
Bát-nhã ba-la-mật-đa là sự hộ trì lớn, Bát-nhã ba-la-mật-đa luôn được tôn trọng, Bát-nhã ba-la-mật-đa là pháp tối thắng khó được, Bát-nhã ba-la-mật-đa phát sinh tin hiểu. Thiện nam, thiện nữ nên tán thán tôn trọng, dùng các loại hoa đẹp, đèn dầu, hương thơm, cờ phướn, lọng báu, y phục tốt đẹp cúng dường.
Lại nữa, thiện nam, thiện nữ nào đem kinh Bát-nhã ba-la-mậtđa giảng dạy cho người khác, làm cho họ phát tâm cúng dường.
Bạch Đức Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ làm như vậy, được phước đức nhiều không?
Phật bảo Đế Thích:
–Này Kiều-thi-ca! Nay ta hỏi ông, hãy tùy ý trả lời. Ông nghĩ thế nào? Sau khi Như Lai nhập Niết-bàn, có thiện nam, thiện nữ tôn trọng, cung kính phát tâm cúng dường xá-lợi. Lại có thiện nam, thiện nữ tự mình cúng dường xá-lợi của Phật rồi dạy cho người khác phát tâm tôn trọng, cung kính cúng dường, thiện nam, thiện nữ làm như vậy được công đức nhiều không?
Đế Thích bạch Phật:
–Phước đức của thiện nam, thiện nữ cúng dường xá-lợi của Như Lai không bằng phước đức của người đem xá-lợi của Phật thuyết giảng, giúp người khác cúng dường, phước đức ấy thật là nhiều.
Phật nói:
–Đúng như vậy, phước đức của thiện nam, thiện nữ tự mình sao chép cúng dường kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, không bằng phước đức của người tự sao chép cúng dường kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa rồi tuyên bày, giúp người khác cùng phát tâm cúng dường. Do tạo nhân duyên như vậy, thiện nam, thiện nữ này được công đức rất nhiều.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ giáo hóa làm cho tất cả chúng sinh ở cõi Diêm-phù-đề đều tu học mười thiện. Này Kiều-thi-ca! Ý ông như thế nào? Người tạo nhân duyên như vậy, được phước đức nhiều không?
Đế Thích bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều!
Phật nói:
–Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ tạo ra nhân duyên như vậy được phước đức rất nhiều, nhưng không bằng phước đức của người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, an trụ vào pháp Bồ-tát, sao chép kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, thọ trì, đọc tụng, hoan hỷ, giảng thuyết cho người khác, hoặc vì người khác giải thích rõ ràng nghĩa pháp này làm cho họ sinh tâm thanh tịnh đối với chánh pháp, xa lìa nghi hoặc, khuyến khích người khác thọ trì pháp này nên nói như vầy: “Các thiện nam, Bát-nhã ba-lamật-đa là đạo Bồ-tát, các ông nên tu học pháp này. Người học như vậy mau chóng chứng đắc Vô thượng Bồ-đề, làm cho tất cả hữu tình được an trú vào chân như, thật tế.”
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ này được phước đức rất nhiều.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Hãy để qua việc có người giáo hóa, khiến cho tất cả chúng sinh khắp cõi Diêm-phù-đề tu mười thiện, nếu có người giáo hóa chúng sinh khắp bốn châu tu hành mười thiện, hoặc độ chúng sinh khắp tiểu thiên thế giới, trung thiên thế giới, tam thiên đại thiên thế giới tu hành mười thiện cho đến chúng sinh trong hằng hà sa số tam thiên đại thiên thế giới tu mười thiện.
Này Kiều-thi-ca! Ý ông thế nào? Những người gieo nhân duyên như vậy được phước nhiều không?
Đế Thích bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều!
Phật nói:
–Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ tạo nhân duyên như vậy được phước đức rất nhiều, nhưng không bằng có người đối với pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trụ vào pháp Bồ-tát, sao chép kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, thọ trì đọc tụng, hoan hỷ giảng nói cho người khác, giải thích ý nghĩa kinh, sinh tâm thanh tịnh đối với chánh pháp xa lìa tất cả nghi hoặc, khuyến khích người khác thọ trì kinh bằng những lời như vầy: “Này các thiện nam, Bát-nhã ba-la-mật-đa là đạo Bồ-tát, các ông nên tu học pháp này để mau chóng chứng đắc Vô thượng Bồ-đề, làm cho tất cả hữu tình an trụ vào chân thật thật tế.”
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ này được phước đức rất nhiều.
*********
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ nào giáo hóa chúng sinh khắp cõi Diêm-phù-đề khiến họ tu định Tứ thiền, thì này Kiều-thi-ca! Y ông như thế nào? Người ấy tạo nhân duyên như vậy được phước nhiều không?
Đế Thích bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều!
Phật nói:
–Này Kiều-thi-ca! Phước mà thiện nam, thiện nữ tạo nhân duyên như vậy tuy nhiều, nhưng không bằng phước đức mà người phát tâm tin hiểu đối với pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa, phát tâm Bồđề, trụ vào pháp Bồ-tát, sao chép kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, thọ trì, đọc tụng rồi hoan hỷ giảng nói cho người khác. Hoặc vì người khác mà giải thích rõ nghĩa pháp, đối với chánh pháp sinh tâm thanh tịnh, lìa bỏ tất cả nghi hoặc, khuyến khích hướng dẫn người khác thọ trì pháp môn này, rồi nói: “Này các thiện nam, thiện nữ, Bát-nhã ba-lamật-đa này chính là đạo Bồ-tát. Các ông nên giảng thuyết, tu học theo pháp ấy.” Tu học như vậy gọi là đắc pháp, mau chứng Vô thượng Bồ-đề, độ hết loài hữu tình, khiến cho họ an trụ vào pháp chân như thật tế. Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ này được phước rất lớn.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Hãy để lại việc hóa độ chúng sinh khắp cõi Diêm-phù-đề, khắp bốn châu đều tu Tứ thiền; khắp tiểu thiên thế giới, trung thiên thế giới, tam thiên đại thiên thế giới, cho
đến khắp hằng hà sa tam thiên đại thiên thế giới tu Tứ thiền định. Này Kiều-thi-ca! Ý ông như thế nào? Những người tạo nhân duyên như vậy, được phước nhiều không?
Đế Thích bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều!
Phật nói:
–Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ nào tạo nhân duyên như vậy phước đức tuy nhiều, nhưng không bằng phước mà người đối với pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trụ vào pháp Bồ-tát, sao chép kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, thọ trì, đọc tụng rồi hoan hỷ giảng nói cho người khác. Hoặc vì người khác mà giải thích rõ nghĩa pháp, đối với chánh pháp sinh tâm thanh tịnh, lìa bỏ tất cả nghi hoặc, khuyến khích hướng dẫn người khác thọ trì pháp môn này, rồi nói: “Các thiện nam, thiện nữ Bát-nhã ba-la-mật-đa này là đạo Bồ-tát. Các ông nên giảng thuyết, tu học theo pháp ấy.” Tu học như vậy gọi là đắc pháp, mau chóng chứng Vô thượng Bồ-đề, có thể độ tất cả hữu tình, khiến cho họ an trụ vào pháp chân như thật tế. Này Kiều-thi-ca! Nên biết người này được phước rất nhiều.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Có người giáo hóa chúng sinh khắp cõi Diêm-phù-đề, tu bốn Vô lượng tâm, hành bốn Vô sắc định cho đến tu tất cả thần thông, phạm hạnh, các pháp thiền định, thực hành các phước. Này Kiều-thi-ca! Ý ông nghĩ thế nào? Người ấy tạo nhân duyên như vậy được phước nhiều không?
Đế Thích bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều!
Phật nói:
–Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ do nhân duyên này được phước tuy nhiều, nhưng không bằng người đối với pháp Bátnhã ba-la-mật-đa phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trụ ở pháp Bồtát, sao chép kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, rồi thọ trì, đọc tụng, hoan hỷ giảng nói cho người khác. Hoặc vì người khác giải thích rõ nghĩa pháp này, đối với chánh pháp sinh tâm thanh tịnh, lìa xa tất cả nghi hoặc, khuyến khích, hướng dẫn người khác thọ trì pháp này, rồi nói: “Này các thiện nam, thiện nữ pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa là đạo Bồtát. Các ông nên tuyên giảng, tu tập theo giáo pháp này, tu học như vậy gọi là đắc pháp, mau chóng chứng Vô thượng Bồ-đề, độ hết loài hữu tình, khiến cho tất cả an trụ vào chân như thật tế.”
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ được phước rất nhiều.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Hãy để lại việc hóa độ chúng sinh khắp cõi Diêm-phù-đề, khắp bốn châu, khắp tiểu thiên thế giới, trung thiên thế giới, tam thiên đại thiên thế giới, tu hành vô lượng, vô biên thần thông, phạm hạnh, các pháp thiền định và hành các việc phước thiện.
Này Kiều-thi-ca! Giả sử có người giáo hóa hằng hà sa số chúng sinh, tu vô lượng, vô biên thần thông, phạm hạnh, các pháp thiền định và hành các việc phước thiện. Ý ông nghĩ sao? Người này tạo nhân duyên như vậy, được phước nhiều không?
Đế Thích bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều!
Phật nói:
–Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ này được phước tuy nhiều, nhưng không bằng người đối với pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trụ vào pháp Bồ-tát, sao chép kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, rồi thọ trì, đọc tụng, sinh tâm hoan hỷ giảng nói cho người khác. Hoặc lại vì người khác mà giải thích rõ nghĩa pháp này, đối với chánh pháp sinh tâm thanh tịnh, lìa xa tất cả nghi hoặc, khuyến khích hướng dẫn người khác thọ trì pháp này, rồi nói: Các ông nên tuyên giảng, tu tập theo giáo pháp này, tu học như vậy gọi là đắc pháp, mau chóng chứng Vô thượng Bồ-đề, độ hết loài hữu tình, khiến cho tất cả an trụ vào chân như thật tế.”
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ này được phước rất nhiều.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ nào đối với kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa sao chép, thọ trì, đọc tụng, khuyến khích người khác đọc tụng pháp này thì được phước rất lớn, nhưng không bằng phước của người đối với pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa, vì người khéo giảng rộng ý nghĩa pháp này.
–Này Kiều-thi-ca! Nên biết, người này được phước rất lớn.
Khi ấy, Đế Thích bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn! Nên vì hạng người nào mà giảng nói pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa này.
Phật nói Đế Thích:
–Thiện nam, thiện nữ nào đối với pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa chưa hiểu rõ, nên vì họ mà giảng thuyết. Vì sao?
Này Kiều-thi-ca! Ở đời vị lai, có người nói những pháp tương tợ pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa, nhưng thiện nam, thiện nữ khát khao muốn chứng được Vô thượng Bồ-đề, nghe và tu học theo pháp tương tợ Bát-nhã ba-la-mật-đa, tâm họ tán loạn, hiểu biết không đúng.
Đế Thích bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn! Vì sao ở đời vị lai có người nói pháp tương tợ Bát-nhã ba-la-mật-đa? Lại nữa, làm sao phân biệt được rõ ràng?
Phật bảo Đế Thích:
–Này Kiều-thi-ca! Ở đời vị lai có các Bí-sô nói như vầy: Sắc là vô thường, thân, tâm cùng giới, định, tuệ đều không chỗ có, xa lìa các pháp quán. Nói như vậy, nên biết là nói pháp tương tợ Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Này Kiều-thi-ca! Tại sao có tên là tương tợ Bát-nhã ba-la-mậtđa. Vì người kia đã nói: Do sắc hoại nên quán sắc vô thường; do thọ, tưởng, hành, thức hoại nên có quán thọ, tưởng, hành, thức vô thường. Tìm cầu và hành như vậy là thực hành tương tợ Bát-nhã ba-la-mậtđa.
Này Kiều-thi-ca! Nên biết, pháp như thế này đều gọi là tương tợ Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Này Kiều-thi-ca! Ông nên biết, sắc không hoại nên quán sắc vô thường; thọ, tưởng, hành, thức không hoại nên quán thọ, tưởng, hành, thức vô thường. Người nói như vậy là tuyên thuyết như thật pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Này Kiều-thi-ca! Do nghĩa này nên thiện nam, thiện nữ có thể
vì người giảng giải đúng như thật của pháp môn Bát-nhã ba-la-mậtđa. Nên biết thiện nam, thiện nữ này được phước rất nhiều.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ độ chúng sinh khắp cõi Diêm-phù-đề khiến tất cả an trụ quả vị Tu-đà-hoàn.
Này Kiều-thi-ca! Ý ông nghĩ như thế nào? Thiện nam, thiện nữ tạo nhân duyên như vậy, được phước đức nhiều không?
Đế Thích bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều!
Phật dạy:
–Thiện nam, thiện nữ do nhân duyên này được phước tuy nhiều, nhưng không bằng có người đối với pháp Bát-nhã ba-la-mậtđa phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trụ vào pháp Bồ-tát, sao chép kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, rồi thọ trì đọc tụng, sinh tâm hoan hỷ giảng nói cho người khác. Hoặc lại vì người khác mà giải thích rõ nghĩa pháp này, đối với chánh pháp sinh tâm thanh tịnh, lìa xa tất cả nghi hoặc, khuyến khích hướng dẫn người khác thọ trì pháp này, rồi nói: “Này thiện nam, pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa là đạo Bồ-tát. Các ông nên giảng nói tu học theo giáo pháp này, tu học như vậy gọi là đắc pháp, mau chóng chứng Vô thượng Bồ-đề, độ hết loài hữu tình, khiến cho tất cả an trụ vào chân như thật tế.”
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ này được phước rất nhiều. Vì sao? Vì quả Tu-đà-hoàn cũng từ Bát-nhã ba-la-mật-đa sinh ra.
Này Kiều-thi-ca! Hãy để lại việc như trước đã nói, có người độ chúng sinh khắp cõi Diêm-phù-đề, khắp bốn châu, khắp tiểu thiên thế giới, khắp trung thiên thế giới, khắp tam thiên đại thiên thế giới khiến an trụ vào quả Tu-đà-hoàn, tạo ra các phước.
Này Kiều-thi-ca! Giả sử có người độ chúng sinh khắp hằng hà sa số tam thiên đại thiên thế giới khiến tất cả an trụ vào quả Tu-đàhoàn tạo ra các phước.
Này Kiều-thi-ca! Ý ông nghĩ sao? Người tạo nhân duyên như vậy được phước nhiều không?
Đế Thích bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều!
Phật nói:
–Thiện nam, thiện nữ do nhân duyên này được phước tuy nhiều, nhưng không bằng có người đối với pháp Bát-nhã ba-la-mậtđa phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trụ vào pháp Bồ-tát, sao chép kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, thọ trì, đọc tụng, hoan hỷ giảng nói cho người khác. Hoặc vì người khác mà giải thích rõ ràng nghĩa pháp này, khởi tâm thanh tịnh đối với chánh pháp, xa lìa tất cả nghi hoặc, khuyến khích hướng dẫn người khác thọ trì kinh pháp này, rồi nói: “Này thiện nam, pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa này là đạo Bồ-tát. Các ông nên giảng nói tu học theo giáo pháp này, học như vậy gọi là đắc pháp, mau chóng chứng Vô thượng Bồ-đề, độ hết loài hữu tình, khiến tất cả an trụ vào chân như thật tế.”
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ này được phước rất nhiều. Vì sao? Vì quả vị Tu-đà-hoàn cũng từ pháp Bát-nhã ba-lamật-đa sinh ra.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ giáo hóa chúng sinh khắp cõi Diêm-phù-đề, khiến cho tất cả an trụ vào quả vị Tưđà-hàm.
Này Kiều-thi-ca! Ý ông nghĩ sao? Người tạo nhân duyên như vậy, được phước nhiều không?
Đế Thích bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều!
Phật nói:
–Thiện nam, thiện nữ do nhân duyên này được phước tuy nhiều, nhưng không bằng có người đối với pháp Bát-nhã ba-la-mậtđa phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trụ vào pháp Bồ-tát, sao chép kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, thọ trì, đọc tụng, hoan hỷ giảng nói cho người khác. Hoặc vì người khác mà giải thích rõ ràng nghĩa pháp này, đối với chánh pháp sinh tâm thanh tịnh, xa lìa tất cả nghi hoặc, khuyến khích hướng dẫn người khác thọ trì kinh pháp này, rồi nói: “Này thiện nam! Pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa này là đạo Bồ-tát. Các ông nên giảng nói tu học theo giáo pháp này, học như vậy gọi là đắc pháp, mau chóng chứng Vô thượng Bồ-đề, độ hết loài hữu tình, khiến tất cả an trụ vào chân như thật tế.”
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ này được phước rất nhiều. Vì sao? Vì quả Tư-đà-hàm cũng từ Bát-nhã ba-la-mật-đa sinh ra.
Này Kiều-thi-ca! Hãy để lại sự việc như trước đã nói. Có người độ chúng sinh khắp cõi Diêm-phù-đề, khắp bốn châu, khắp tiểu thiên thế giới, khắp trung thiên thế giới, khắp tam thiên đại thiên thế giới khiến an trụ vào quả Tư-đà-hàm, tạo ra các phước.
Này Kiều-thi-ca! Giả sử có người độ chúng sinh khắp hằng hà sa số tam thiên đại thiên thế giới khiến tất cả an trụ vào quả Tu-đàhoàn tạo ra các phước.
Này Kiều-thi-ca! Ý ông nghĩ sao? Người tạo nhân duyên như vậy được phước nhiều không?
Đế Thích bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều!
–Thiện nam, thiện nữ do nhân duyên này được phước tuy nhiều, nhưng không bằng có người đối với pháp Bát-nhã ba-la-mậtđa phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trụ vào pháp Bồ-tát, sao chép kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, thọ trì, đọc tụng, hoan hỷ giảng nói cho người khác. Hoặc vì người khác mà giải thích rõ nghĩa pháp này, đối với chánh pháp luôn sinh tâm thanh tịnh, xa lìa tất cả nghi hoặc, khuyến khích hướng dẫn người khác thọ trì kinh pháp này, rồi nói: “Này thiện nam, pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa này là đạo Bồ-tát. Các ông nên giảng nói, tu học theo giáo pháp này, học như vậy gọi là đắc pháp, mau chóng chứng Vô thượng Bồ-đề, độ hết loài hữu tình, khiến tất cả an trụ vào chân như thật tế.”
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ này được phước rất nhiều. Vì sao? Vì quả Tư-đà-hàm cũng từ Bát-nhã ba-la-mật-đa sinh ra.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ giáo hóa chúng sinh khắp cõi Diêm-phù-đề, làm cho tất cả an trụ vào quả Ana-hàm.
Này Kiều-thi-ca! Ý ông nghĩ sao? Người tạo nhân duyên như vậy, được phước nhiều không?
Đế Thích bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều!
Phật nói:
–Thiện nam, thiện nữ tạo nhân duyên như vậy được phước tuy nhiều, nhưng không bằng có người đối với pháp môn Bát-nhã ba-lamật-đa phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trụ vào pháp Bồ-tát, sao chép kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, thọ trì, đọc tụng, hoan hỷ giảng nói cho người khác. Hoặc vì người khác mà giải thích rõ nghĩa pháp này, luôn sinh tâm thanh tịnh đối với chánh pháp, xa lìa tất cả nghi hoặc, khuyến khích hướng dẫn người khác thọ trì kinh pháp này, rồi nói: “Này thiện nam! Pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa này là đạo Bồ-tát. Các ông nên giảng nói, tu học theo giáo pháp này, học như vậy gọi là đắc pháp, mau chóng chứng Vô thượng Bồ-đề, độ hết loài hữu tình, khiến tất cả an trụ vào chân như thật tế.”
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ này được phước rất nhiều. Vì sao? Vì quả A-na-hàm cũng từ Bát-nhã ba-la-mật-đa sinh ra.
Này Kiều-thi-ca! Hãy để lại sự việc như trước đã nói. Có người độ chúng sinh khắp cõi Diêm-phù-đề, khắp bốn châu, khắp tiểu thiên thế giới, khắp trung thiên thế giới, khắp tam thiên đại thiên thế giới khiến an trụ vào quả A-na-hàm, tạo ra các phước.
Này Kiều-thi-ca! Ý ông nghĩ thế nào? Thiện nam, thiện nữ tạo nhân duyên như vậy được phước nhiều không?
Đế Thích bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều!
Phật nói:
–Thiện nam, thiện nữ do nhân duyên như vậy được phước tuy nhiều, nhưng không bằng có người đối với pháp Bát-nhã ba-la-mậtđa phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trụ vào pháp Bồ-tát, sao chép kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, thọ trì, đọc tụng, hoan hỷ giảng nói cho người khác. Hoặc vì người khác mà giải thích rõ ràng nghĩa pháp này, đối với chánh pháp này luôn sinh tâm thanh tịnh, xa lìa tất cả nghi hoặc, khuyến khích hướng dẫn người khác thọ trì kinh pháp này, rồi nói: “Này thiện nam! Pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa này là đạo Bồtát. Các ông nên giảng nói, tu học theo giáo pháp này. Học như vậy gọi là đắc pháp, mau chóng chứng Vô thượng Bồ-đề, độ hết loài hữu tình, khiến tất cả an trụ vào chân như thật tế.”
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ này được phước rất nhiều. Vì sao? Vì quả A-na-hàm cũng từ Bát-nhã ba-la-mật-đa sinh ra.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ giáo hóa chúng sinh khắp cõi Diêm-phù-đề, làm cho tất cả an trụ vào quả Ala-hán.
Này Kiều-thi-ca! Ý ông nghĩ thế nào? Thiện nam, thiện nữ tạo nhân duyên như vậy, được phước nhiều không?
Đế Thích bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều!
Phật nói:
–Thiện nam, thiện nữ tạo nhân duyên như vậy được phước tuy nhiều, nhưng không bằng có người đối với pháp môn Bát-nhã ba-lamật-đa phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trụ vào pháp Bồ-tát, sao chép kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, thọ trì, đọc tụng, hoan hỷ giảng nói cho người khác. Hoặc vì người khác mà giải thích rõ nghĩa pháp này, luôn sinh tâm thanh tịnh đối với chánh pháp, xa lìa tất cả nghi hoặc, khuyến khích hướng dẫn người khác thọ trì kinh pháp này, rồi nói: “Này thiện nam! Pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa này là đạo Bồ-tát. Các ông nên giảng nói, tu học theo giáo pháp này, học như vậy gọi là đắc pháp, mau chóng chứng Vô thượng Bồ-đề, độ hết loài hữu tình, khiến tất cả an trụ vào chân như thật tế.”
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ này được phước rất nhiều. Vì sao? Vì quả A-la-hán cũng từ Bát-nhã ba-la-mật-đa sinh ra.
Lại nữa, thiện nam, thiện nữ tùy theo chỗ giảng thuyết Bátnhã ba-la-mật-đa mà nhận thức, nhận thức rồi tu học theo như pháp đã diễn thuyết, đạt được pháp Phật thành tựu Vô thượng Bồ-đề. Các quả vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Duyên giác và quả vị Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác đều từ Bátnhã ba-la-mật-đa sinh ra. Chỗ xuất sinh đúng chân lý như vậy nên đắc pháp.
Này Kiều-thi-ca! Hãy để lại sự việc như trước đã nói. Có người độ chúng sinh khắp cõi Diêm-phù-đề, khắp bốn châu, khắp tiểu thiên thế giới, trung thiên thế giới, tam thiên đại thiên thế giới, hằng hà sa tam thiên đại thiên thế giới khiến trụ vào quả A-la-hán.
Này Kiều-thi-ca! Ý ông nghĩ thế nào? Người tạo nhân duyên như vậy được phước nhiều không?
Đế Thích bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều!
Phật nói:
–Thiện nam, thiện nữ tạo nhân duyên như vậy được phước tuy nhiều, nhưng không bằng có người đối với pháp Bát-nhã ba-la-mậtđa phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trụ vào pháp Bồ-tát, sao chép kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, thọ trì, đọc tụng, hoan hỷ giảng nói cho người khác. Hoặc vì người khác mà giải thích rõ ràng nghĩa pháp này, đối với chánh pháp này luôn sinh tâm thanh tịnh, xa lìa tất cả nghi hoặc, khuyến khích hướng dẫn người khác thọ trì kinh pháp này, rồi nói: “Này thiện nam! Pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa này là đạo Bồtát. Các ông nên giảng nói, tu học theo giáo pháp này. Học như vậy gọi là đắc pháp, mau chóng chứng Vô thượng Bồ-đề, độ hết loài hữu tình, khiến tất cả an trụ vào chân như thật tế.”
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ này được phước rất nhiều. Vì sao? Vì quả A-la-hán cũng từ Bát-nhã ba-la-mật-đa sinh ra.
Lại nữa, thiện nam, thiện nữ tùy theo chỗ thuyết giảng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa mà nhận thức, đã nhận thức rồi thì tu học theo như pháp đã thuyết, sớm đạt được pháp Phật, mau chóng thành tựu Vô thượng Bồ-đề.
Do đây nên quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-lahán, Duyên giác và quả Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa sinh ra. Chỗ xuất sinh đúng pháp như vậy nên được thành tựu.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ giáo hóa chúng sinh khắp cõi Diêm-phù-đề, khắp bốn châu, khắp tiểu thiên thế giới, trung thiên thế giới, tam thiên đại thiên thế giới, cho đến hằng hà sa tam thiên đại thiên thế giới đều được an trụ vào quả Duyên giác.
Này Kiều-thi-ca! Ý ông nghĩ thế nào? Người tạo nhân duyên như vậy, được phước nhiều không?
Đế Thích bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều!
Phật nói:
–Thiện nam, thiện nữ tạo nhân duyên như vậy được phước tuy nhiều, nhưng không bằng có người đối với pháp môn Bát-nhã ba-lamật-đa phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, an trụ vào pháp Bồ-tát, sao chép kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, thọ trì, đọc tụng, sinh tâm hoan hỷ vì người khác giảng thuyết, hoặc vì người khác mà giải thích rõ nghĩa pháp này, luôn sinh tâm thanh tịnh đối với chánh pháp, xa lìa tất cả nghi hoặc, khuyến khích hướng dẫn người khác thọ trì kinh pháp này, rồi nói: “Này thiện nam! Bát-nhã ba-la-mật-đa này là đạo Bồ-tát. Các ông nên giảng nói, tu học theo giáo pháp này, học như vậy gọi là đắc pháp, mau chóng chứng Vô thượng Bồ-đề, độ hết loài hữu tình, khiến tất cả an trụ vào chân như thật tế.”
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ này được phước rất nhiều. Vì sao? Vì quả Duyên giác cũng từ Bát-nhã ba-la-mật-đa sinh ra.
Lại nữa, thiện nam, thiện nữ tùy theo chỗ giảng thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa mà nhận thức, nhận thức rồi tu học theo như pháp đã diễn thuyết, đạt được pháp Phật, thành tựu Vô thượng Bồ-đề. Do vậy nên các quả vị từ Tu-đà-hoàn cho đến Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác đều từ Bát-nhã ba-la-mật-đa sinh ra. Chỗ xuất sinh đúng chân lý như vậy nên đắc pháp.
Nếu có chúng sinh ở khắp cõi Diêm-phù-đề phát tâm cầu Vô thượng Bồ-đề, hoặc có thiện nam, thiện nữ sao chép kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, bố thí khiến tất cả mọi người thọ trì pháp này. Không bằng có người sao chép kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa giúp cho một người trụ vào Đại Bồ-tát không thoái chuyển, khiến họ tu học tương ưng pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa kiên cố, rộng lớn, tăng trưởng, viên mãn, thành tựu Phật pháp.
Này Kiều-thi-ca! Nên biết thiện nam, thiện nữ này được phước rất nhiều. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sinh ra Vô thượng Bồ-đề.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Hãy để lại sự việc như trước đã nói. Nếu có chúng sinh khắp cõi Diêm-phù-đề, khắp bốn châu, khắp tiểu thiên thế giới, trung thiên thế giới, tam thiên đại thiên thế giới, khắp hằng hà sa tam thiên đại thiên thế giới phát tâm Vô thượng Bồ-đề, hoặc có thiện nam, thiện nữ sao chép kinh điển Bát-nhã ba-la-mậtđa, bố thí khiến mọi người thọ trì kinh này.
Này Kiều-thi-ca! Không bằng có người sao chép kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa giúp cho một người an trụ vào Đại Bồ-tát không thoái chuyển, khiến họ tu học tương ưng pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa kiên cố, rộng lớn, tăng trưởng, viên mãn, thành tựu Phật pháp.
Này Kiều-thi-ca! Nên biết thiện nam, thiện nữ này được phước rất nhiều. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sinh ra Vô thượng Bồ-đề.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Giả sử chúng sinh ở khắp cõi Diêmphù-đề đều an trụ vào địa vị không thoái chuyển, hoặc có thiện nam, thiện nữ đối với pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa phổ biến rộng rãi, giải thích rõ ràng nghĩa pháp này.
Này Kiều-thi-ca! Ý ông thế nào? Người tạo nhân duyên như vậy được phước nhiều không?
Đế Thích bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ đạt được phước rất nhiều, vô lượng, vô biên không thể tính đếm, thí dụ được.
Phật nói:
–Này Kiều-thi-ca! Người này do nhân duyên như vậy được phước tuy nhiều nhưng không bằng có người vì muốn giúp một người chứng Vô thượng Bồ-đề, nên giải thích rõ ràng nghĩa pháp môn Bátnhã ba-la-mật-đa. Này Kiều-thi-ca! Nên biết người ấy được phước rất nhiều.
Phật nói:
–Này Kiều-thi-ca! Hãy để lại sự việc như trước đã nói. Có chúng sinh ở khắp cõi Diêm-phù-đề, khắp bốn châu, khắp tiểu thiên thế giới, trung thiên thế giới, tam thiên đại thiên thế giới, khắp hằng hà sa tam thiên đại thiên thế giới đều trụ vào địa vị không thoái chuyển, hoặc có thiện nam, thiện nữ phổ biến rộng rãi, giải thích rõ ràng nghĩa pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Này Kiều-thi-ca! Ý ông nghĩ thế nào? Người tạo nhân duyên như vậy được phước có nhiều không?
Đế Thích bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ được công đức vô lượng, vô biên, không thể tính đếm, ví dụ.
Phật nói:
–Này Kiều-thi-ca! Người này do tạo nhân duyên như vậy được phước tuy nhiều nhưng không bằng có người vì muốn giúp một người chứng Vô thượng Bồ-đề, nên giải thích rõ ràng nghĩa pháp môn Bátnhã ba-la-mật-đa. Này Kiều-thi-ca! Nên biết người ấy được phước rất nhiều.
Này Kiều-thi-ca! Đại Bồ-tát tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa sẽ mau chứng Vô thượng Bồ-đề.
Khi ấy, Đế Thích bạch Phật:
–Bạch Đức Thế Tôn! Đại Bồ-tát nhận thức Bát-nhã ba-la-mậtđa nên gần gũi với Vô thượng Bồ-đề, tùy theo chỗ nhận thức mà giảng nói Bát-nhã ba-la-mật-đa, giảng giải như vậy nên gần gũi Nhất thiết trí.
Do đây, nên đem đồ ăn, thức uống, y phục, đồ nằm, thuốc men… cúng dường Bát-nhã ba-la-mật-đa, tùy theo khả năng của mình tạo ra các việc phước, người ấy sẽ đạt được công đức vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì được gần quả Vô thượng Bồ-đề, thành tựu Nhất thiết trí.
Lúc này, Tôn giả Tu-bồ-đề tán thán Đế Thích:
–Lành thay, lành thay! Kiều-thi-ca! Ông khéo hướng dẫn các Đại Bồ-tát và hộ niệm cho họ. Này Kiều-thi-ca! Các đệ tử của Phật đều dùng pháp Vô thượng Bồ-đề hộ niệm các Đại Bồ-tát, khiến phát tâm Vô thượng Bồ-đề, an trụ vào quả Vô thượng Bồ-đề. Ở quá khứ, các Đại Bồ-tát đều do học sáu pháp Ba-la-mật-đa nên phát tâm Bồđề an trụ vào quả vị Bồ-đề. Hiện tại Phật Thế Tôn cũng học sáu pháp Ba-la-mật-đa mà thành tựu quả vị Vô thượng Bồ-đề. Ở đời vị lai, các Đại Bồ-tát cũng học như vậy. Vì vậy, này Kiều-thi-ca! Đại Bồ-tát nếu không học sáu pháp Ba-la-mật-đa thì không thể nào đạt được quả vị Vô thượng Bồ-đề.