NHỮNG LỜI KHAI THỊ CỦA ĐẠI SƯ HÁM SƠN

(Trích: Đường Mây Trong Cõi Mộng)

Thích Hằng Đạt & Nguyên Phong dịch và Phóng tác

 

BÀI 1: LUẬN VỀ SỰ CẢM ỨNG

Đức Phật đã dạy rằng tất cả nhân quả thiện ác trên thế gian đều theo nhau như bóng với hình, không sai chạy chút nào. Tuy nhiên, những kẻ không tin tưởng vào luật nhân quả thì cho đó là lời nói ngoa. Ngoài ra, nhiều người do tin tưởng thuyết “An Mạng (an phận thủ thường)” của Khổng Tử nên thường đổ trút tất cả cho số mạng, và chỉ cầu phước báo, cùng thích nghe những điều tốt lành mà bỏ ngoài tai những việc xấu xa tai hoạ. Thật là những kẻ hàm hồ ngu muội.

Thật ra, cuộc đời sanh tử chỉ như một ngày đêm. Khái niệm luân hồi trong ba thời (quá khứhiện tạivị lai) giống như hôm nay và ngày trước. Ví như trong cuộc sống hằng ngày, lúc mời khách đến nhà dự tiệc, thì phải chuẩn bị đặt để thức ăn nước uống cho trang trọng đầy đủ. Nếu có thiếu sót món chi tức là lo lắng không chu đáo. Đó là lẽ tất nhiên.

Cuộc nhân sanh, những việc thọ mạng dài ngắn (chánh báo), gia sản tài vật (y báo), sự nghiệp công danh, cùng phú quý bần tiện đều tuỳ thuộc vào nghiệp nhân đã trồng trong tiền kiếp. Những sự thọ dụng trong đời nay đều không phải từ bên ngoài mang đến, mà hoàn toàn là do tự làm tự hưởng. Vì vậy cổ nhân đã có câu : “Muốn biết nghiệp nhân đời tiền kiếp, hãy nhìn báo ứngđang thọ. Muốn biết quả báo đời vị lai, hãy xem đang làm những gì”. Đa số người đời ỷ vào tài năng học thức để đạt công danhphú quý, nhưng chẳng hề biết rằng việc này khó xảy ra, vì chủ yếu chính là do nhân lành đã tự trồng trong tiền kiếp kết hợp với khả năng tài trí trong hiện tại mới tạo dựng được. Do đó, nếu vui mừng hớn hở khi được công danh phú quý thì rất sai lầm. Lại nữa, lúc bị người khác phá mất công danh phú quý, liền khởi tâmoán hận, mà chẳng biết rằng phần phước mình chỉ có thế thôi. Phần phước báo bị người khác phá mất thật ra chẳng phải là của mình mà chính vì thiếu nợ người đó nên phải trả. Vì vậyđau khổưu sầu, oán trời trách đất, thậm chí kết thành cừu oán không thể xả bỏ, thì cũng là sai lầm. Do đó, phải nên biết rằng pháp “An Mạng” của Khổng Tử tức là thuyết nhân quả của Phật giáo. Nếu hiểu được lý “An Mạng” thì sẽ chấp nhận rằng sang hèn được mất đều tuỳ thuộc vào nhân xưa, vốn tự làm tự thọ. Nghèo cùng hay hiển đạt, mạng ngắn hoặc dài, đều do nhân đời tiền kiếp chủ định. Thật vậy, nếu hiểu rõ và tin tưởng quy luật nhân quả, thì sẽ chấp nhận rằng tất cả sự thọ dụng trong hiện tại đều phát xuất từ những nghiệp nhân đã trồng vào đời tiền kiếp, chớ chẳng phải do người khác đem đến, hay nhờ tài trí mới đạt được. Dẫu có đạt được bằng tài trí, thì đó chẳng qua là phần phước của mình. Thế nên, sao lại khổ sở đắm chấp, lao tâm nhọc sức, lo lắng ưu sầunhững việc được mất, thậm chí vọng tích bao oán thù ! Nếu là người thông minh sáng suốt, thì phải thâm tín nhân quả báo ứng, mà không chấp trước vào những việc đắc thất trong hiện tại, chỉ nên căn cứ theo điều kiện hiện hữu, để trồng nhân lành vào ruộng phước cho tương lai. Ví như người nông dân, phải biết chọn đất phì nhiêu để gieo trồng giống tốt, rồi siêng năng cấy cày, thì nhất định sẽ thu hoạch được đầy ắp lúa mạ trong mùa thu. Đây là việc hiển nhiên. Có khác biệt chăng trong sự thu hoạch là do việc bỏ phân bón ít nhiều.

Đức Phật đã dạy: “Cúng dường Phật, Pháp, Tăng thì gọi là gieo nhân lành vào ruộng phước thù thắngHiếu thảo với cha mẹthì gọi là gieo nhân lành vào ruộng phước cung kính. Cứu giúp những kẻ nghèo cùng khốn khổ thì gọi là gieo nhân lành vào ruộng phước tâm thức”. Tôi hy vọng quý vị sẽ không ưu sầu vế những sự được thua còn mất trong quá khứ, mà chỉ lo gieo nhân lành vào ruộng phước cho tương lai. Nếu quý vị giảm bớt tiêu xài vào những việc phung phí hay vô ích cùng biết tiết chế chi tiêutrong việc ăn mặc, rồi dùng những phần được tiết kiệm trồng trong ba loại ruộng phước ở trên, thì không những đời vị lai được tăng phước đức trang nghiêm mà hiện thế thân an tâm lạc, và trở thành người có phước lành bậc nhất. Nếu thường gieo giống lành vào ba loại ruộng phước bên trên, lại còn biết lưu tâm về Phật Pháp như dùng cách niệm Phật để dẹp trừ tâm vọng tưởng, dùng từ bi để chuyển hoá sân si, dùng nhu hoà để cảm hoá cường bạo, dùng khiêm tốn để chiết phục ngã mạn, thì đó là hạnh của bậc Bồ-tát phát đại tâm. Nếu có tín tâm chân thật, thì xứng đáng được gọi là đại trượng phu dũng mãnh tối thắng !./.

 

BÀI 2: SỰ THIẾT YẾU CỦA VIỆC NIỆM PHẬT CÙNG THAM THIỀN

Người thẩm sát công án niệm Phật, phải đơn độc đề cử một âm thanh “A Di Đà Phật” làm thoại đầu. Nơi đề khởi, phải hạ nghi tìnhthẩm vấn xem người niệm Phật là ai. Lại đề cử lại thẩm xét, xem coi rốt ráo người niệm Phật là ai. Quyết bám tựa câu thoại đầu này như thế, thì tất cả vọng tưởng tạp niệm đều bị đốn đoạn, như chặt dây nhợ. Lại không dung dưỡng cho chúng khởi lên, (vì nơi khởi tức tâm liễu giác bị che mất), mà chỉ còn một niệm ; đơn độc sáng suốt rõ ràng, như mặt trời lơ lững trên không trung, thì vọng niệm không sanh, hôn mê tự thối tán, tức tịch tịch tỉnh tỉnh.

Đại sư Vĩnh Gia thuyết: Tịch tịch tỉnh tỉnh là phải, Tịch tịch vô ký là sai. Tỉnh tỉnh tịch tịch là phải, tỉnh tỉnh loạn tưởng là sai. Đây là dạy rằng tịch tịch mà không lạc vào hôn trầm vô ký. Tỉnh tỉnh mà không lạc vào vọng tưởng. Tịch tỉnh song song lưu hành, và tâm phù trầm đều xả. Xem đến nơi một niệm chưa sanh, thì tiền hậutế đều đoạn, chính giữa tự cô độc, tức khắc đập thủng thùng nước sơn, bèn thấy bản lai diện mụcThân tâm thế giới lập tứcrơi xuống, như hoa rụng trong hư khôngMười phương tròn đầy trong sáng, thành một tạng đại quang minh. Như thế chính là thời tiết trở về nhà. Nhật dụng hiện tiềnviên minh trong sáng, nên không còn nghi ngờ ; tin chắc tự tâm, gốc vốn như thế. Từ trên Phật Tổ, nơi tự thọ dụng, không hai không khác. Đến cảnh giớiđó, chớ nên giữ chấp không kiến (thấy không). Nếu giữ chấp không kiến, thì đoạ vào ngoại đạo ác kiến. Lại không thể khởi hữu kiến, cùng tri kiến huyền diệu, vì còn hữu kiến tức đoạ vào tà kiến. Ngay trong công phuxuất hiện bao loại cảnh giới, quyết chẳng nhìn nhận chúng ; nghe một tiếng quát liền tiêu. Cảnh ác hiện chớ sợ, và cảnh lành chớ vui, vì chúng chính là con ma tập khí. Nếu sanh tâm vui mừng, tức đoạ vào đường ma. Phải quán biết đó là hiện cảnh của tự tâm, không từ ngoài vào. Phải biết bổn lai thanh tịnh, trong tâm vốn không có một vật. Gốc vốn không mê ngộ, chẳng nương nơi thánh phàm, thì còn an đắc bao loại cảnh giới sao ! Ngày nay vì mê bản tâm này, nên phải dụng công phu, để tiêu ma vô minh tập khí. Nếu ngộ bản tâm xưa naykhông có một vật, vốn sáng suốt bao lathanh tịnh lặng lẽ, thì thong dong tự tại qua ngày, sao còn có công phu nào để hành!

Người thời nay phải tin tâm này, xưa nay vốn không một vật. Như nay dụng công phu, chỉ vì chưa thấy được bản lai diện mụcđó, nên phải quyết hạ thủ công phu, thì mới có ngày trở về quê quán. Từ đó mà thẳng bước, thì tự nhiên sẽ có lúc đốn ngộ bản lai diện mục, tức là xuất ra khỏi sanh tửmãi mãi không nghi ngờ./.

BÀI 3: KHAI THỊ ĐẠI CHÚNG

Đức Phật trụ thế, thuyết pháp lợi sanh, khiến bốn chúng đều được đắc độ. Ngài tuỳ cơ giáo hoá, mỗi mỗi đều có phương tiệnquyền xảo, khiến tất cả mọi loài đều được lợi ích. Thí như trời mưa, cỏ cây đều được thấm nhuần, tuỳ theo loại lớn nhỏ mà được sung túc, sanh trưởng. Thế nên tuy pháp môn có thiên sai vạn biệt, nhưng quay về nguồn thì không hai. Nếu dùng Phật tánh mà quán sát chúng sanh, thì không có loài nào mà chẳng được độ. Dùng tự tâm mà quán xét Phật tánh, thì ai ai cũng đều tu được cả. Song, chúng sanh tự mê muội mà không biết điềunày. Lại nữa, vì không có thiện tri thức chân chánh dẫn dắt chỉ dạy, nên phải cam chịu trầm luân, uổng thọ bao khổ nãoVì vậy, lúc Tổ Huệ Năng vừa đến, ngũ Tổ Hoàng Mai liền hỏi : “Ngươi là người xứ nào ?” Huệ Năng đáp : “Con là người xứ Lĩnh Nam”. Ngũ Tổ nói : “Người Lãnh Nam mọi rợ lại có Phật tánh ư ?”. Huệ Năng đáp : “Người có phân nam bắc, nhưng Phật tánh chẳng hề có hai”. Lời này lưu bố khắp nhân gian, như tiếng sấm nổ, khiến loài sâu bọ phải khiếp đảm. Vùng Lãnh Nam trở thành cội nguồn của thiền đạo Phật Pháp, khiến xuất sanh bao bậc trí giả và ngộ đạo. Từ khi Lục Tổ hoằng hoá, đạo pháp được lưu truyền khắp Trung Nguyên.

Ngày nay, trước cửa môn đìnhcảnh tượng tiêu điều, cỏ dại mọc khắp nơi cả ngàn năm. Nhiều người đàm luận cho rằng đó chẳng phải là vùng đất của thiện căn. Đây thật là chưa đạt được ý chỉ Phật tánh. Tôi mong từ ân (của nhà vua) chuyển đến Lôi Dương vào mùa xuân năm Bính Dần. Đến mùa thu năm đó thì đến Ngũ Dương. Trong thành tôi chú giải hoàn toàn bộ kinh Lăng Già. Mùa hè năm Mậu Tuất diễn giảng cho chư đệ tử. Trong mỗi lần ngồi toạ, thấy chư thiện nam tử hậu bối cố gắng mà đến, nên tôi rất mực khen ngợi. Lại có hơn mười vị thiện sĩ lễ bái, khấn cầu thọ năm giới của Ưu-bà-tắc. Tôi vui mừng chấp thuận, nên làm pháp Yết Ma. Họ tự quy tâm ngày một tín thành, và dốc lòng lắng nghe Phật Pháp. Tôi thương cho họ chưa liễu ngộ và chưa biết cách tấn tu công phu tự độ. Vì vậy, tôi dùng niệm Phật tam-muội, dạy họ chuyên tâm nơi tịnh nghiệp, tức là chán chường duyên khổ, mà quy hướng Cực Lạc. Trong kỳ hội mỗi tháng, lập ra quy chế ; trong ba thời tu hành xưng danh lễ bái tụng đọc sám hối. Vì muốn tín tâm ngày càng khẩn thành, tội chướng ngày càng tiêu bớt, nên phải phát khởi nguyện vãng sanh. Nếu quả tình hành theo pháp môn này, thì tuy thân tại trần lao, mà có thể bảo rằng sống không hư, chết không phóng túng. Chẳng phải là công hạnh chân thật sao ! Phật là giác, tức là Phật tánh của chúng sanh. Vì mê mà làm chúng sanh. Nếu ngộ thì gọi là Phật. Ngày nay niệm Phật, tức tự tánh Di ĐàCầu vãng sanh cõi Tịnh Độ, tức duy tâm Cực Lạc. Quý vị nếu thường niệm niệm mà chẳng quên mất, thì tâm tâm Di Đà sẽ xuất hiện, và từng bước lần hồisẽ vê đến quê hương Cực Lạc. Cần gì vọng mong nơi ngoài mười vạn ức cõi nước, còn có cõi Tịnh Độ để quy hướng ! Thế nên, tâm tịnh thì cõi nước thanh tịnhTâm cấu uế thì cõi nước uế trược. Do đó, một niệm ác vừa dấy khởi, thì rừng kiếm cây đao liền vung dậy. Một niệm lành sanh, thì đất báu hồ sen liền hiện rõ. Thiên đường địa ngục, sao lại ngoài tâm này ư ! Chư thiện nam tử ! Xin hãy suy nghĩ chín chắn ; phải luôn thống niệm sanh tử đại sựvô thường mau chóng. Một khi mất thân này, thì muôn kiếp khó hoàn phục lại. Mặt trời mặt trăng luôn xoay chuyển, và thời gian chẳng đợi mình. Nếu phụ duyên này, thì lỡ mất cơ hội. Khi đại hạn đến, hối hận chẳng kịp. Quý vị mỗi mỗi hãy nỗ lựcTrân trọng ! Trân trọng !./.

BÀI 4: KHAI THỊ VỀ NHỮNG ĐIẾM THIẾT YẾU KHI NIỆM PHẬT

Pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh cõi Tây phương Cực Lạc, vốn là đại sự cắt đứt dòng sanh tửVì vậy bảo rằng chỉ cần xưng niệm danh hiệu Phật là có thể cắt đứt sanh tử. Do đó, ngày nay mới phát tâm niệm Phật.

Song, nếu không biết cội gốc của sanh tử, mà cứ niệm Phật mãi thì cuối cùng sẽ đi về đâu ? Nếu niệm Phật mà không đoạn được cội gốc của sanh tử thì làm sao cắt đứt dòng sanh tử ? Cội gốc của sanh tử là gì ? Cổ nhân nói : “Nghiệp bất trọng bất sanh Ta Bà. Ái bất đoạn bất sanh Tịnh Độ”. Thế nên, biết rõ ái dục là cội gốc của sanh tử. Khiến tất cả chúng sanh thọ khổ trong sanh tửđều do ái dục. Cội gốc ái dục này không phải chỉ hiện hữu trong một, hoặc hai, ba, bốn đời, mà nó đã tự có sẵn từ đời vô thủycho đến ngày nay. Sanh sanh thế thếxả thân thọ thân, đều do lưu chuyển theo ái dục.

Ngày nay, suy nghĩ nhìn lại, xem coi lúc nào có một niệm tạm rời cội gốc ái dục này đâu ! Hạt giống ái căn, bao kiếp tích luỹ sâu dày, nên khiến sanh tử không cùng tậnHiện tại, vừa phát tâmniệm Phật, nếu chỉ vọng không cầu sanh Tây phương mà danh tự ái dục (tức cội gốc của sanh tử) lại không biết đến, thì khi nào mới có niệm đoạn được nó ? Không biết cội gốc của sanh tử, nên một bên niệm Phật, một bên cội gốc sanh tử lại càng tăng trưởng nhiều hơn. Cả hai việc niệm Phật và cội gốc sanh tửchẳng quan hệ với nhau. Dẫu niệm cách nào đi nữa, đến lúc lâm chung quý vị chỉ thấy sanh tử ái căn hiện tiền. Khi đó lại cho rằng Phật hoàn toàn không có thần lực, nên liền oán trách niệm Phậtkhông linh nghiệm ; dẫu sau này có hối hận cũng không kịp.

Vì vậy, khuyên người niệm Phật thời nay, đầu tiên phải biết ái dục là cội gốc của sanh tử. Ngày nay dốc lòng niệm Phật, thì niệm niệm phải đoạn ái căn này. Trong cuộc sống hằng ngày, ở nhà niệm Phật ; mắt thấy vợ con cháu chắt, gia duyên tài sản, đều không nên đắm trước ái nhiễm, thì làm việc nào và niệm nào cũng đều vì sự sanh tử, và cảm giác như toàn thân đang đứng trong hầm lửa. Lúc chưa biết cách chân chánh niệm Phật, thì niệm ái dục trong tâm chưa có thể xả bỏ. Vì niệm không thiết tha và chẳng biết ái dục là chủ tể, nên chỉ niệm Phật ngoài da. Nếu như thế thì Phật chỉ nghe niệm, còn ái dục thì lại tăng thêm. Lúc cảnh tình của vợ con hiển hiện, phải xoay nhìn vào tâm. Một danh hiệu Phật có thể đối địch với ái dục, thì sẽ cắt đoạn được ái căn. Không cắt được ái dục thì làm sao đoạn được sanh tử. Do tập khí của duyên ái trong bao đời đã chín mùi mà nay chỉ mới bắt đầu niệm Phật, lại không thiết thật niệm Phật, thì không thể niệm Phật được đắc lực được. Nếu trước mắt không thể kềm chế được ái cảnh thì khi lâm chung quyết không thể tự làm chủ được. Do đó, khuyên người niệm Phật, việc trước nhất là phải biết vì sanh tử mà thiết tha niệm Phật, tức là phải có tâm thiết tha cắt đoạn sanh tử, và phải dùng niệm niệm mà đốn đoạn cội gốc sanh tử. Lúc niệm niệm đều dứt được sanh tử thì cần gì đợi đến ngày ba mươi tháng Chạp ! Đợi đến lúc đó thì đã trễ lắm rồi ! Thế nên, bảo rằng trước mắt luôn nghĩ đến sanh tử đại sựTrước mắt liễu được sanh tử vốn không. Niệm niệm thiết thật, thì đao đao đều chặt đứt. Dụng tâm như thế, nếu không vượt khỏi sanh tử thì chư Phật bị đoạ vì tội vọng ngữ ! Do đó, người xuất gia kẻ tại gia, biết rõ tâm sanh tử tức là biết rõ thời tiết xuất lysanh tử, sao còn diệu pháp nào khác nữa ! ./.

 

BÀI 5: KHAI THỊ VỀ TỊNH ĐỘ

Đa số các sĩ phu trong đời cận thế đều hướng về tai miệng, phóng túng đàm luận ngọn ngành, cho việc tham thiền là hướng thượng nên bài bác không tu theo Tịnh ĐộCho đến những đệ tửcủa tôi, đa phần tập tành theo ngôn cú của chư cổ đức, chỉ có miệng lưỡi lanh lợi, và luôn hướng theo danh tướng, nên Phật Pháp ngày càng suy vi. Không những thực hành chẳng được gì mà lại phỉ báng kinh điển Đại thừa, tức cho là văn tự danh tướng, không muốn thân cận tu học. Gặp những kẻ tri thức u mê thì làm sao tránh được những ngọn sóng cuồng ! Thật rất đáng sợ ! Đa số họ không hiểu thâm sâu về thừa giáo, và không biết rõ việc độ sanh của chư Phật, vì phương tiện nên mới thuyết ra nhiều pháp môn, nhưng xoay về cội nguồn thì không hai. Thế nhân phải biết môn hạ của chư tổ sư, dùng việc ngộ đạo làm tối thượng, và ngộ tâm làm bổn ý. Muốn ra khỏi sanh tửniệm Phật chẳng phải là pháp xuất ly sanh tử hay sao ? Tham thiền đa số khó ra khỏi sanh tử, mà niệm Phật thì chắc chắn sẽ xuất khỏi sanh tử, không nghi ngờ chi. Tham thiền phải rời bỏ vọng tưởngNiệm Phật thì chuyên giữ tại tư tưởng.

Chúng sanh đã lâu nhiễm sâu trong vọng tưởng, nên muốn xa rời chúng lại rất khó. Nếu chuyển được vọng niệm ô uế thành vọng niệm thanh tịnh thì đó là cách dùng độc trị độc, tức là pháp hoán đổi. Tham cứu thiền rất khó ngộ, mà niệm Phật lại dễ thành. Nếu tâm thiết tha vì sanh tử, dùng tâm tham cứu mà niệm Phật, thì sao lo gì một đời không cắt được sanh tử ! Đối với pháp môn Tịnh Độ, thế nhân dùng mắt mà cân nhắc đo lường, nào biết đó là pháp môn chân thật vi diệu. Hãy xem rõ Ngài Phổ Hiền, dùng pháp giới làm thân, và tu mười đại hạnh nguyện, mà chỉ muốn quy về Tịnh ĐộTổ sư Mã Minh truyền tâm ấn cho chư Tổ sư, và dùng hàng trăm bộ kinh Đại thừa để viết bộ Luận Khởi Tín, mà cuối cùng lại quy kết về Tây Phương. Chư Tổ sư truyền đăng ở cõi Đông Độ, tuy không nói rõ về Tịnh Độ, nhưng lúc đã ngộ tâm tức đã xuất sanh tử ; các Ngài nếu không quy về Tịnh Độ, thì há trở thành đoạn diệt sao !

Ngài Vĩnh Minh hiểu thấu ý nghĩa hết cả đại tạng kinh chỉ quy về nhất tâm, lại cũng quy hướng về Tịnh Độ. Vào lúc Thiền tông cực thạnh, mà Ngài Trung Phong cũng cực lực tán dương cõi Tây Phương. Huống nữa pháp môn này, do đức Bổn sư ThíchCa vô vấn tự thuyết, và mười phương chư Phật đồng tán dương! Há chư Phật, chư Bồ-tát, chư đại Tổ sư lại nói những lời vọng đàm như chúng sanh nghiệp cấu hiện thời sao ! Tịnh Công trungniên xả ái mà xuất gia. Đầu tiên theo đại sư Tử Bá tham thiền, và thọ yếu chỉ thiền cơ. Ngày nay đối với pháp môn Tịnh Độ, nguyện tu mà chưa quyết chắc. Vì vậy lão nhân bảo rằng việc này không cần phải hỏi người khác, chỉ xem tự mình có vì việc sanh tử hay không. Tâm phải vì sự sanh tử, như cứu lửa cháy đầu, và chí muốn giải quyết cho xong trong một đời. Ví dụ, một kể bệnh nặng chắc phải chết. Có người tìm được phương thuốc có thể cứu chữa. Nếu người này dùng thang thuốc này, thì có thể cải tử hoàn sanh. Song, chỉ do người bệnh có tâm quả quyết, tin phục vào thang thuốc kia. Không cần phải tìm thang thuốc khác, mà chỉ dùng thang thuốc này, thì tức khắc xuất hạn mồ hôi, rồi bèn sống lạiLúc ấy mới tinh diệu dụng của thang thuốc này. Thế nên, phải tin chắc pháp môn này, mà chuyên tâm nhất chí. Đến lúc lâm chung, bèn tự biết cõi đó. Hà tất phải hỏi người khác ! Hãy cố gắng mà hành. Quyết chẳng để người khác lừa ! ./.

BÀI 6: PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ

Thiền nhân Hải Dương từ xa đến Lô Sơncầu thọ giới pháp, được pháp danh là Thâm Ngu, rồi dâng hoa cầu pháp : “Đệ tử phát nguyện cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ. Thế nên, cùng giao kết với cả ngàn pháp lữ, đồng hội tụ một nơi, chuyên tu tịnh nghiệp. Xin nguyện từ bidạy bảo pháp yếu”. Lão nhân vì đó mà bảo rằng Phật thuyết pháp tu hành xuất sanh tửphương tiện tuy có nhiều môn, mà chỉ có pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh là thẳng tắt. Hoa Nghiêm , Pháp Hoapháp môn viên diệuPhổ Hiền diệu hạnhrốt ráo chỉ quy Tịnh ĐộMã MinhLong Thọ, cùng chư đại tổ sư ở cõi này như Vĩnh Minh, Trung Phong, đều cực lực chủ trương pháp môn Tịnh ĐộPháp môn này do Phật tựthuyết, vốn bao trùm ba căn, độ khắp bốn chúng, chẳng phải vì kẻ hạ căn mà quyền thiết.

Kinh nói : – Nếu muốn tịnh cõi Phật, thì phải thanh tịnh tự tâm. Ngày nay tu hành tịnh nghiệp, thì phải lấy việc thanh tịnh thânlàm gốc. Muốn tịnh tự tâm, trước nhất là phải thanh tịnh giới căn. Vì mười việc ác của thân miệng ý vốn là nhân khổ của ba đường ác, nên nay phải cần trì giới, khiến cho ba nghiệp được thanh tịnhtức tâm tự tịnh. Nếu thân không giết hại, ăn cắptà dâm, nói láo thì thân nghiệp thanh tịnh. Nếu miệng không nói láo, nói lưỡi hai chiều, nói lời ác độc, nói lời thêu dệt thì khẩu nghiệp thanh tịnh. Nếu ý không tham lamsân hậnsi mê, thì ý nghiệp thanh tịnh. Mười việc ác này mãi đoạn dứt, ba nghiệp trong sạch, đó là điều thiết yếu của sự tịnh tâm. Trong lúc thanh tịnh thân tâm, phải dấy khởi tâm chán khổ nơi cõi Ta Bà, mà phát nguyện vãng sanh về miền an dưỡng ; lập chánh hạnh niệm Phật ; tâm niệmPhật phải thiết tha vì sanh tử. Đầu tiên, ngoài đoạn ngoại duyên. Kế đến, bên trong đơn độc đề khởi nhất niệm. Dùng một câu A Di Đà Phật làm mạng cănNiệm niệm không quên, tâm tâmchẳng đoạn. Trong mười hai thời, đi đứng nằm ngồi, cử độnggân cốt, xoay mình cúi ngửa, động tịnh đều quên. Trong mọi thời, không u mê không ngu muội, lại chẳng làm duyên khác. Dụng tâm như thế, lâu ngày thuần thụccho đến trong mộng, cũng không quên mất ; thức ngủ như nhau, tức là công phu liên tục ; dệt thành một phiến, tức là lúc công phu đắc lực. Nếu niệm đến nhất tâm bất loạn, thì lúc lâm chungcảnh giới Tịnh Độ hiện ratrước mắt ; tự nhiên không bị sanh tử trói giữ, bèn cảm Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn.

Đây là việc chứng nghiệm quyết định vãng sanhNhất tâm chuyên niệm đó là chánh hạnh, rồi phải dùng tư lương quán tưởng để xem xét rõ. Xưa kia, Phật vì hoàng hậu Vi Đề Hy mà thuyết ra mười sáu cách quán vi diệu, nên giải quyết xong một đời. Hiện nay Quán Kinh vẫn còn tồn tại. Lúc kết duyên với các tịnh lữ mà đồng tham học, thì dẫu ai có chí nguyện gì, nơi mười sáu cách quán, hãy tuỳ duyên mà chọn một : Hoặc chỉ quán Phật cùng diệu tướng của Bồ-tát, hoặc tuỳ ý mà quán tưởng cảnh giớicõi Tịnh Độ, giống như kinh Di Đà thuyết về liên hoa bảo địa. Nếu quán tưởng rõ ràng, tức trong mười hai thời, hiện tiền như sống tại cõi Tịnh Độ. Đi đứng nằm ngồi, nhắm mắt mở mắt, như tại trước mặt. Nếu quán tưởng thành tựu như thế, thì lúc lâm chungnhất niệm bèn vãng sanh. Thế nên bảo rằng sanh tức quyết định sanh, mà đi thật chẳng phải đi. Đây là ý chỉ vi diệu về lý duy tâm Tịnh ĐộDụng công như thế, cùng tinh nghiêm hành trì giới hạnh, thì sáu căn cùng tâm địa được thanh tịnh, và mãi đoạn trừ ác nghiệp phiền nãoQuán niệm tương tục, thì diệu hạnh dễ dàng thành tựu. Hạt nhân chân chánh vãng sanh qua cõi Tịnh Độ không ngoài cách này. Nếu xưng niệm Phật, cầu vãng sanh Tịnh Độ, mà không trì tịnh giớiphiền não không thể đoạn trừ, tâm địa vẫn còn cấu uế, thì Phật bảo người này, mãi chẳng thành tựu.

Vì vậy hành nhân, việc thiết yếu bậc nhất là phải trì giới làm căn bổn ; phát nguyện làm nhân duyên phụ trợ ; niệm Phật và quán tưởng làm chánh hạnhTu hành như thế, nếu không được vãng sanh, thì Phật sẽ đoạ vọng ngữ ! ./.

BÀI 7: KHAI THỊ CHO THỊ GIẢ ĐẲNG NGU

Tự tâm niệm Phậtniệm Phật niệm tâm ; tâm và Phật không hai ; niệm niệm nếu không trụ, năng niệm không thể lập, và sở niệm tánh không ; tánh không vốn tịch tĩnh. Năng và sở đều mất, gọi là tức tâm thành tự tánh Phật. Một niệm quên mất, bèn đoạ vào nghiệp ma.

 

BÀI 8: KHAI THỊ CHO THIỀN NHÂN HUỆ CẢNH

Đức Phật thuyết pháp dùng nhất tâm làm tông chỉVô luận trăm ngàn pháp môn, chẳng ngoài hạnh liễu ngộ nhất tâm. Quan trọng nhất chỉ là tham thiền và niệm Phật. Nơi đây, chư tổ sáng lậppháp tham thiền liễu ngộ chân tâmPháp môn niệm Phật, do Phật khai thị chung cho chư Bồ-tát tam hiền thập địa, dùng niệm Phật làm hạnh thiết yếu thành Phật. Bồ-tát thập địa đã chứng chơn như, chẳng chưa ngộ sao ? Các ngài đều dạy rằng không rời niệm Phậtniệm phápniệm tăng.

Thiện Tài đồng tử tham vấn năm mươi ba vị thiện tri thức. Vị thứ nhất là Tỳ kheo Đức Vân. Ngài dạy Thiện Tài đồng tử môn niệm Phật giải thoátĐến gần cuối, tham kiến Phổ Hiền bèn nhập vào biển diệu giác của thiện tri thức, rồi hồi hướng qua cõi Tây Phương Tịnh Độ ; Thiện Tài đồng tử bảo rằng tự thân trông thấy đức Như Lai vô lượng quanghiện ra trước mắtthọ ký cho đạo Bồ Đề. Do được thấy như thế, bèn thành nhất thừa tối thượngcủa kinh Hoa Nghiêm, mà xưng tu pháp giới hạnh, trước sau không rời niệm PhậtThập địa thánh nhân đã chứng chân như, cũng chẳng bỏ niệm Phật, mà vọng nhân đời mạt pháp lại huỷ báng cho là hạnh thấp kém. Sao lại nghi rằng tham thiền cùng niệm Phật là khác nhau ? Đa văn khiếm khuyết, không biết ý Phật, vọng sanh phân biệt. Ước theo duy tâm tịnh độ, tâm tịnh thì cõi nước tịnh. Lúc tham thiền chưa liễu ngộ, ngoài niệm Phật ra, chẳng có pháp nào để thanh tịnh tự tâm ; một khi tâm được thanh tịnh, thì sẽ liễu ngộ chân tâmBồ Tát đã ngộ, mà không xả bỏ sự niệm Phật. Thế nên, ngoài việc niệm Phật ra, không thể thành chánh giác. Phải biết chư tổ, không dùng niệm Phật mà liễu ngộ chân tâm. Nếu niệm Phật đến độ nhất tâm bất loạn, thì phiền não tiêu trừtự tâm sáng soi, tức gọi là ngộ. Niệm Phậtnhư thế, tức là tham thiền. Từ xưa chư tổ đều không xả bỏ cõi Tịnh Độ như thế. Niệm Phật là tham thiềnTham thiền cũng sanh cõi Tịnh Độ. Đây là việc của người xưa và nay, chớ có nghi ngờ. Lời này phá tận tiêu tan kiến chấp phân biệt Thiền và Tịnh. Chư Phật xuất thế cũng không thuyết khác những lời này. Nếu bỏ qua lời này mà sanh vọng nghị luận, tức là lời của ma, chứ chẳng phải Phật Pháp.

Bài 9: KHAI THỊ CHO NHAN TRUNG TIÊNTRÌ CHÚ CHUẨN ĐỀ.

Cư sĩ tại gia, thọ năm món dục lạc nồng hậu, cội rễ phiền não sâu dày. Nơi việc hằng ngày thường mê muội trước mắt, như nước sôi sùng sục. Vừa an được một niệm trong sạch, bèn phát tâm tu hành, nhưng khó bề hạ thủ công phu. Người thông minh xem kinh giáo; bất quá chỉ học theo đường tri kiến, rồi đàm luận lăng xăng, chẳng có thật dụng. Họ lại xem việc niệm Phật rất ư tầm thường, nên chẳng quyết tâm tu; hoặc tuy muốn nhưng lại không đắc lực, và chỉ khởi vọng niệm thô phù. Tập khí trong tạng thức ẩn tàng lưu chuyểnhoàn toàn không thể thấy được, nên dẫu có niệm Phật nhưng không thể được chánh niệmNiệm Phậtnếu đắc lực, sao còn cầu những việc huyền diệu khác nữa! Nghe có pháp nhất đẳng thâm cao lạ lùng nên ngưỡng mộ. Nghe tham thiền đốn ngộ, tự phụ cho là bậc thượng căn, mà không màng tu hành, vì sợ lạc vào thứ lớp. Trên cơ duyên của các bậc cổ đức, ghi nhớ làm nơi hợp đầu ngữ; mở miệng đàm luận lăng xăng; chỉ vui thích vẻ vời, rồi cho đó là cơ phong thiền môn. Những kẻ này thật rất đáng thương !

Nếu chân thật phát tâm vì sợ sanh tử, mà chưa có thể nhập vào môn trì chú, thì trước tiên phải dùng tâm khẳng khái thiết thực, thì mới dễ dàng đắc được. Nhan tiên sanh có phước trì chú, lại vấn hỏi cách tu hành thiết yếu, nên tôi mới khai thị những lời này. Người xem chớ cho là đạo lý, vì đạo lý này làm lầm ngộ biết bao người !

Bài 10: KHAI THỊ CHO TỪ TỊNH CHI

Phật dạy rằng pháp ở trên và dưới ba cõi, chỉ do một tâm tạo tác. Trên ba cõi, tức bốn thánh vị xuất thế gian, là Phật, Bồ-tát , Thanh VănDuyên Giác. Dưới ba cõi, tức sáu đường phàm phu, là trời, người, địa ngụcngạ quỷsúc sanh, và A Tu LaBa đường ác cũng nằm trong mười pháp giới. Tất cả thánh phàm, nhân quả thiện ácchánh báo y báo trang nghiêm, đều do một tâm tạo tác. Tâm này không khác với tâm liễu tri phân biệtthường ngày của chúng ta.

Thế nên, tất cả đều do tâm này, mà không có gì khác tạo ra. Hiện tiền, trong cuộc sống hằng ngàyniệm niệm tạo nghiệp, nên lưu chuyển trong mười pháp giới. Nếu một niệm do tham sân si mà tạo ra mười việc ác (thân ba : giết hại, ăn căp, tà dâm ; tâm ba : tham lamsân hậnsi mê ; miệng bốn : nói láo, nói lưỡi đôi chiều, nói lời ác độc, nói lời thêu dệt) thì đó là tạo nhân khổ trong ba đường ác. Nếu trong một niệm mà chuyển mười việc ác thành mười điều lành, thì gieo nhân diệu lạc ở cõi trời người. Nếu nơi một niệm, thiện ác đều mất, trong không thấy có Ta, ngoài không thấy có người, nhất tâm tịch tĩnh, tức gieo nhân Thanh Văn vượt xuất khổ đau. Nếu quán thấy trước mắt những việc khổ vui, thuận nghịch đều do nhân duyên sanh diệt, hay lưu chuyển sanh diệt, tức là thành nhân của Duyên Giác. Nếu một niệm liễu ngộnhân duyên của nhân pháp vô ngã, và hiểu rõ tánh vốn không, chẳng có kẻ làm người thọ, mà không ngại hiện hành bố thítrì giớinhẫn nhục, cùng những thiện hạnh trong sáu đường, để hoá độ chúng sanh, tức là nhân của Bồ-tát . Nếu một niệm đốn ngộ tự tâm, gốc vốn quang minh quảng đại, bao trùm muôn vật, cứu độ muôn loài, liễu ngộ không một pháp tình lự, chúng sanhvà Phật đồng bình đẳng, tức là nhân thành Phật.

Tâm này quảng đại bao la, bổn lai thanh tịnh, tròn đầy trong sáng. Nếu thường ngày niệm niệm ngộ tâm này thì tuy cư nơi trần lao, mà làm người xuất thế. Thế nên, Duy Ma Cật xưng đây là pháp môn không haiCư sĩ nếu có thể hội được mà hành, thì tất cả oán ân, thị phinhân ngãphiền não, căn tình, đều ứng theo niệm mà hoá thành tạng quang minh. Nơi mọi cảnh giớitrong thường ngày, hãy dùng niệm giác sát, xem xét. Nếu vừa thấy mình không thể an nhẫn vì bị phiền não làm chướng ngại, phải đề khởi câu kệ “xưa nay vốn không một vật” của Lục Tổ, như dùng bảo kiếm Kim Cang chặt đứt mọi phiền não, thì băng giá liền tan, và thân tâm hoá thành hồ nước trong xanh. Dùng lực hành như thế, và năng tinh tấn bất thối, tức đốn ngộ chứng đắcnơi tràng đại giải thoát. Sao còn chạy bên ngoài mà cầu Phật Pháp !

Bài 11: KHAI THỊ CHO NGÔ KHẢI CAO

Ngô Khải Cao quy y Tam Bảo và trì trai giới đã bao năm, nay lại đến Lô Sơncầu thọ giơi pháp, làm đệ tử trong pháp môn, để kết duyên xuất thế trong vị lai. Nhân vì đó mà có pháp danh là Phước Thường, hiệu cư sĩ Tịnh Tâm ; thọ giới ưu bà tắc, rồi lại dâng hoa, đến thỉnh vấn. Lão nhân vì vậy khai thị rằng tất cả nghiệp hạnh ở thế gian, đều là vô thường, và cứu cánh đều là nhân khổ. Chúng sanh đồng hội tụ, và cảm sanh đến cõi Ta Bàđau khổ, nên gọi cõi này là kham nhẫn. Kẻ ngu mê, lấy khổ làm vui, chuyên thêm tham ái, lại tăng gốc khổ, mà không biết sự thiết yếu của việc xuất thế ra biển khổ. Thực là điên đảo ! Thế nhân nếu có một niệm, biết là vô thường, khổ, không, mà phát tâm cầu xuất ly, tức là người đại trí huệ. Lại nữa, nếu có một niệm phản tỉnhphát khởi tâm chán khổ, tức là bước trên con đường xuất ra khỏi khổ đau. Ngoài ra, nếu có một niệm nguyện cầu sanh Tịnh Độ, tức là có căn bản thành Phật.

Phật thuyết giới pháp, thiết yếu là dạy người ngưng ác hànhthiện. Ác ngưng tức tâm tịnh. Tu thiện tức khổ diệt hết. Khổ diệthết tức tăng phước. Tâm tịnh tức làm nhân cho cõi tịnhKhổ diệthết tức làm gốc cho cõi Cực Lạc . Tăng phước tức làm quả cho thường lạc. Thế nên, biết rõ rằng một niệm phát khởi tâm thọ giới, tức là các việc khổ có thể đoạn trừ ; các việc phước lành có thể hội tụ ; sanh tử có thể ra khỏi ; cõi Tịnh Độ có thể vãng sanh. Tất cả đều do từ một niệm phát khởi lúc đầu tiên làm nhân địa.

Cư sĩ hôm nay đã biết rõ việc này mà phát tâm, nên mọi việc làm đều là hạnh xuất thế. Tuy chưa xuất gia, mà đã là Phật tử. Từ nay nếu dùng tâm trì giới và niệm Phật, để tịnh trừ tập nhiễm xưa (tức tham sân si ái, bao loại phiền não) thì tâm địa sẽ được thanh tịnh. Dùng tâm tịnh niệm Phật, và niệm niệm không quên, cùng tâm tâm chẳng đoạn, thì ngay nơi công việc thường ngày, mọi việc đều là nhân Tịnh ĐộBố thí các đồ vật, và tứ sự cúng dường Tam Bảo, để làm tư lương trang nghiêm cõi Tịnh Độ. Vì vậy bảo đảm rằng tâm tịnh tức cõi Phật tịnh. Duy tâm tịnh độtự tánh Di Đà vốn không rời một niệm.

Đây là pháp hạnh chân thật, nên mới có pháp danh chân chánh là Phước Thường. Do tâm tịnh bên trong, nên mới có hiệu là Tịnh Tâm. Nếu như cư sĩ tin chắc không nghi, sao còn cầu Phật Pháp nào chi nữa ! Nếu không hằng làm những việc tầm thường ở thế gian, thì trước mắt đạo tâm tự kiên cốtín tâm ngày càng tăng trưởngTrân trọng ! Trân trọng !

Bài 12: BÀI TỰA VỀ TỊNH ĐỘ CHỈ QUY

Chỉ quy Tịnh Độ : Chỉ tức ý chỉ tu hành ; quy tức quy về cõi TịnhĐộ. Đức Thế Tôn nhiếp hoá quần sanh, thuyết ra bao loại pháp mônphương tiện chẳng có một, mà pháp yếu thuỷ chung vốn có hai tông tánh và tướng. Vì căn cơ có đại tiểu, nên giáo có thi thiết đốn tiệm. Người sau phân hai môn thiền giáo. Giáo tức là nhiếp cả ba căn. Thiền tức là đốn ngộ nhất tâm. Như cả Đại tạng kinhĐại Thừa, cùng một ngàn bảy trăm công án, thì hướng về cái nào ! Pháp môn Tịnh Độ, bao trùm ba căn, đốn tiệm đều được cứu độ ; không có căn cơ nào mà chẳng nhiếp thọVì vậy bảo rằng siêu vượt ra ba cõi, đây là pháp môn tối thắng nhất.

Từ trên chư tổ, dưới đến các bậc đại sĩ liễu ngộ chân tâm, chưa từng có ai không quy hướng vào đó. Bồ-tát Long ThọMã Minhcực lực xiển dương, tán thán. Có người bảo rằng pháp môn này chỉ vì những người căn cơ trung hạ, tức là họ không biết yếu chỉTịnh Độ. Tất cả chúng sanh trong mười phương thế giới, cùng chánh báo y báo, tuy có khác biệt về sự hơn kém tịnh uế, mà đều do từ một tâm cảm hiện raVì vậy, bảo rằng tâm tịnh tức cõi nước tịnh, nên gọi duy tâm tịnh độ ; cõi tịnh độ này không ngoài tâm. Thanh tịnh tâm do nhất tâm bất loạn. Các vị chưa liễu ngộđược chân tâm, sao không muốn an cư nơi Tịnh Độ !

Thiền gia thượng thượng căn, chưa từng có ai không quy về tịnh độ. Các bậc trung hạ căntu trì tịnh giớichuyên tâm chú niệm, quán niệm tương tụclâm chung sẽ được vãng sanh. Tuy có tướng đến đi, mà tướng hảo Di Đà, đài hoa rừng báu, thật do tự tâm cảm hiện raVí như những việc trong mộng, chẳng từ ngoài vào. Những kẻ ngu phu ngu phụ, thường tu thập thiện, tinh trì năm giớichuyên tâm niệm Phật, lúc sắp lâm chung, tất được vãng sanh. Đây là nhờ Phật lực gia trì, và hành nhân niệm tưởng được tăng ích thù thắng. Những niệm tưởng thù thắng kia do đại nguyện mà có. Nguyện cùng niệm giao tiếp, và tự tâm cùng Phật thầm mặc tương ưng. Tuy cảnh tịnh độ chưa hiện, mà công phuvãng sanh đã thành, thật do lực của tự tâm thầm cảm nên, mà chẳng từ ngoài vào.

Những kẻ thường gieo mười điều ác, thì lúc lâm chung sẽ bị nghiệp lôi kéo, và bao việc khổ trong địa ngục hiện ra trước mắt. Vì khổ quá bức bách, nên mới có tâm thiết tha muốn thoát khổ. Tâm này cộng với ý cùng cực khổ não mà thành niệm lực, nên khởi tâm thiết tha sám hối. Tâm sám hối đã thiết tha, thì ngay nơi ấy toàn thể ý niệm chuyển biến, nên trong một niệm, bèn tương ưng với chư Phật. Nhờ Phật lực gia trìcảm ứng, khiến núi đaohoá thành rừng châu báu, và vạc lửa biến thành ao sen, nên những kẻ ác này cũng được vãng sanhCảnh Tịnh Độ do toàn thể công lực của tự tâm chuyển biến, chứ chẳng do từ ngoài mà được. Vì vậy quán thấy, vạn pháp trong ba cõi, chẳng có pháp nào mà không xuất sanh từ tâmCảnh tịnh uế, chẳng có cảnh nào là không do tâm hiện. Thế nên, pháp môn Tịnh Độ, không luận là người đã ngộ hay chưa ngộ, bậc thượng trí hay kẻ hạ ngu, nếu tu thì tất định sẽ được vãng sanh ; tất cả đều do tự tâm, tức là ý chỉ duy tâm tịnh độ, trắng đen rõ ràngThể tánh của chư Phật như hư khôngTự tâm lặng lẽ thanh tịnh, thì ứng hợp với chư Phật. Tuy giả lập khởi một niệm nguyện lực trang nghiêm, mà cảnh giới tịnh độ liền hiện, chứ không cần vay mượn công huân. Đó là bậc thượng thượng, chẳng phải là việc mà kẻ trí hẹp hay lòng tin cạn cợt có thể đạt đến. Các vị trung căn hạ căn, hãy nên liên tục quán xét tâm niệm, chớ để duyên ái hay tập nghiệplàm khuynh đảo. Căn tuy khiếm khuyết, mà chí thật thượng thượng. Việc tu khó, chỉ vì khó đoạn ái căn.

Những kẻ ác được vãng sanh lại còn khó hơn. Tuy bảo rằng đới nghiệp vãng sanh, nhưng thật ra do tập khí của thiện căn trong bao đời đã huân tập mà phát khởi. Tuy căn tánh xấu xa thấp kém, nhưng nếu phát khởi một tâm niệm dũng mãnh, thì siêu vượt lên bậc thượng thượng. Vừa bỏ dao đồ tể, bèn làm Phật sự, còn gì thù thắng bằng ! Song, chúng sanh mỗi mỗi không giống nhau. Thế nhân nếu mong đợi cầu vãng sanh thì là sai lầmCăn tánh không lớn nhỏ ; cứu cánh chỉ do một niệm hướng thượng mà thành tựuVì vậy pháp môn này, há chẳng phải đặc biệt quyền thiết cho trung hạ căn thôi sao !

Tông chỉ của Tịnh Độ Chỉ Quy là dựa vào kinh mười sáu phép quán, và phát minh những chỗ khó hỏi, để hiển lộ yếu chỉ của pháp môn tịnh độ. Kế đến dẫn các thuyết từ Liên Tông cùng Long Thư, để biểu thị tín nguyện chánh hạnh. Thứ đến, liệt kê tiểu sử từ ngài Huệ Viễn, xuống tới hai mươi sáu vị khác, để dùng làm thật chứng. Sau đó, diễn giảng khuyến khích, cùng phát huy nghĩa lý niệm Phật, hay dẫn dụ nhân quả, hầu mong hành giả tiến bước tu hành, và chân thành chú tâm nơi pháp môn này. Tôi gọi là tập chỉ nam của Tịnh Độ. Lý và sự đêu phải tu ; lý nhân quả đều hiển lộ. Người xem lấy đây làm nơi nương tựa. Đó là cảnh giới diệu lạc, sáng soi tâm mắt. Cần gì phải cầu ngoài muôn quốc độ, mới thọ được sự an lạc vi diệu thù thắng ! Những điều này, hiển hiện ngay trong công việc hằng ngày, chứ không đợi quả báo đến hay lúc thần thức đã siêu sanh, mà sau mới thật chứng. Lợi ích của bài này là làm chiếc thuyền từ bitrên biển khổ, và làm ánh đuốc huệ trong đêm dài tăm tối. Chớ coi là việc nhỏ !

Bài 13: QUY CHẾ NIỆM PHẬT TRONG  MƯỜI HAI THỜI TẠI CHÙA HỒ TÂM

Phật dạy rằng sự sanh tử của chúng sanh, cứ tương tục luân chuyển trong bao số kiếp mà không ngừng nghỉ, chỉ vì niệm niệmvọng tưởng phan duyên, chưa hề dứt đoạn. Vì vọng tưởngkhông đoạn, nên sanh tử không cùng tận, rồi bị lôi kéo luân chuyển không dừng. Phật thuyết bao phương pháp chế ngự tâm, đều là muốn bánh xe luân hồi dừng lại. Pháp môn tuy nhiều, mà chúng sanh trần cấu nặng nề, tâm thức mê muội khó nhiếp nhập, nên chỉ có pháp môn niệm Phật là thẳng tắt và cần yếu nhất. Thế nên bảo rằng nhớ Phật niệm Phậthiện tiền và tương lai, nhất định thấy Phật. Tất cả vọng kiến của chúng sanh đều nương nơi sanh tử. Do đó, đơn độc chỉ có chánh kiến thấy được Phật là pháp xuất khỏi sanh tử. Do có lòng nhớ đến, nên mới thấy được chư Phật.

Lúc vọng niệm ngày đêm không gián đoạn, phải dùng niệm Phậtđể đoạn trừ chúng. Đây là cách thức mà liên xã của ngài Huệ Viễn thường hành trong sáu thời khắc tại Lô Sơn. Đương thời, trong liên xã có một trăm hai mươi người, mà chỉ có mười tám vị được xưng là cao hiền, tức là những vị chân thật niệm Phật ; những vị còn lại đa số chưa đắc được nhất tâm niệm Phật. Hiện nay, xem thấy người niệm Phật thường thuộc hàng mạt phẩm. Sao không chân thật nhận biết !

Đời cận đại, người người thường lấy trâu núi làm hạnh niệm Phật, và lấy việc luyện ma làm danh ; nghĩa là kềm chế quá cứng chắc. Tuy ngày đêm niệm Phật không gián đoạn, nhưng chỉ trong ba mùa đông là thối thất. Người người tu hành chẳng giống nhau. Hiếm có ai tâm tu hành dài lâu. Tuy ngày đêm có bốn thời, mà tối đến lại hôn mêTu hành thiếu sự liên tục ! Thật phí cho những lời cảnh tỉnh.

Nay pháp sư Phật Thạch Huyền Tân, phát tâm trong mười hai thời thường thưa thỉnh. Pháp này phải liên tục tu trì. Trong động tịnh như lúc ăn uống rất khó niệm đến nhất tâm. Nếu điều phụcchừng mực, thì mới niệm thành thục được. Đối với quy chế xưa nayPháp sư muốn thỉnh vấn. Lão nhân vì thế mà thiết lập quy chế, giá sự không phức tạp, để nhân tâm tập trung, mà hành diệu hạnh vi mật. Những quy chế giáo điều này chỉ là phụ trợ. Phàm kiến lập pháp hội niệm Phật, phải tuỳ theo người và tuỳ theo nguyện, rộng hẹp không đồng. Nếu có nhiều người thì lập ra nhiều pháp đường. Nếu có ít người thì chỉ cần lập một pháp đường. Song, không luận là người nhiều ít, phải phân thành sáu nhóm ; ngày đêm mỗi nhóm hành hai thời, thay phiên dâng hương ; lúc ra ngoài thì lễ bái tụng kinhhành đạo sám hối ; những thời gian còn lại đều ngồi tĩnh toạ, rồi nương theo âm thanh mà mặc niệm, hoặc tập môn quán tưởng ; người nào thích gì thì tuỳ theo đó mà hành. Nơi đây phải tĩnh lặng nhiều mà động ít ; không khẩn trương không loạn động, và tiếng niệm Phậtkhông gián đoạn, thì vọng tưởng không thể sanh khởi, như vừa kêu gọi ; không mê không tán loạn ; lúc nhập vào chánh niệm thì động tịnh như nhau ; mình người không hai không khác ; thức ngủ thường tỉnh giác. Được như thế, thì không cần rời khỏi toà ngồi, bèn thấy được Phật A Di Đà. Đây chính là diệu hạnh như ýbậc nhất. Lúc ăn uống cũng phải như pháp mà điều phục. Lúc làm việc, trong ngoài đều nhất như, tức là nhân và ngã đều mất, thị phi đều lặng. Đạo tràng vắng lặng tịch tĩnh, cũng chưa vi diệubằng như thế.
Lão nhân suy nghĩ sâu xa về pháp này, tự thẹn gót chân chưa vững, nên vẫn chưa toại ý, nhưng đặc biệt nói ra những lời này. Đa phần tâm niệm chỉ rong ruỗi chạy đó đây. Ngày nào thấy nghe được chúng, thì nơi nơi đều an lạc, rồi đem tông Tịnh Độphổ biến khắp nơi. Đây là niềm hy vọng của lão nhân.

Bài 14: THƯ ĐÁP ĐỨC VƯƠNG

Thừa Đại Vương luận sử, gởi thư đến hỏi sơn tăng pháp môn tu hành thẳng tắt. Xin đáp : Ngài đã có khả năng trì giới không giết hại, và đã trì trai trong ba năm, mà niệm Phật sao vẫn còn tánh nóng nảy, nên nay hỏi rằng còn có pháp nào để tu trì, hầu mong tới lúc lâm chung được an lạc, và đời sau không mê mờ. Đây là Đại Vương kiếp xưa đã tích tập căn lành. Bát Nhã thâm sâu, nên đời nay mới tiếp tục tu hành, lại được địa vị tôn quý ở xứ này ; chẳng mê muội tâm niệm xưa, lại chân thật tha thiết tham cầu yếu chỉ Phật PhápSơn tăng tuy ngu dốt hạ liệt, nhưng lại dám dùng những lời chân thật để đối đáp.

Đức Phật thuyết pháp độ sanh, như cho thuốc tuỳ theo bệnh trạng ; phương tiện lập nhiều môn, không phải có một. Giáo pháplưu truyền qua xứ này, xưa và nay đều y theo mà phụng hànhTu hành có hai môn là Thiền và Giáo, mà người người thường đồng quy hướng. Thiền tức là pháp truyền tâm ấn của chư Tổ, mà quý ngay nơi liễu ngộ tự tâm. Cách hạ thủ công phu là chỉ đơn độc đề khởi tham cứu thoại đầucho đến lúc thấy rõ tự tâmmới thôi. Pháp môn này chỉ đơn độc dành cho bậc thượng thượng căn ; vừa siêu thoát liền nhập thẳng vào. Song, vị này cũng phải luôn luôn theo bậc thiện tri thức, và thường tự thủ hộđiều phục đề tỉnh, thì mới đi đúng con đường chân chánh. Xưa kia, nhiều vị vua quan cũng có khả năng này. Song, ngay cả người xuất gia cũng không thấy có mấy ai hành dễ dàng. Nay Đại Vương tôn thủ nơi thâm mật, không đi bái kiến thiện tri thức, nên sơn tăng không dám dùng những lời này mà khuyến tấn, chỉ mong Ngài y giáo phụng hành.

Ngày xưađại sư Trí Giả ở núi Thiên Thai có viết ra bộ “Đại Tiểu Chỉ Quán” và “Thành Phật Yếu Môn”. Bộ “Đại Chỉ Quán” văn nghĩa thâm sâu, rất khó thể hội. Bộ “Tiểu Chỉ Quán” tuy giản dị, và thuyết giảng rõ ràng về cách hạ thủ an tâm, lại cũng khó nhập vào ; nghĩa là tuy có thể hiểu biết và có thể hành, nhưng cũng khó mà thành tựu. Trong cuộc sống hằng ngày, ngay nơi các cảnh giới thuận nghịch, đều không thể dùng được, huống là vào lúc lâm chung. Pháp này cũng chẳng dễ dàng cho Đại Vươnghành, nên sơn tăng không dám khuyến tấn. Nay đơn độc chỉ có một môn là Phật thuyết cõi Tây Phương Tịnh Độ, chuyên dùng niệm Phật làm sự thiết yếu, dùng quán tưởng cảnh tịnh làm chánh hạnh, dùng sự tụng đọc kinh điển Đại Thừa làm môi giớidẫn phát, dùng phát nguyện làm chỗ hướng đến, dùng bố thí để trang nghiêm ruộng phước. Đây là pháp môn mà người xưa và nay đồng tu trì. Bất luận sang hèn, thông minh ngu độn, đều có thể dụng công tu được. Thế nên, muôn người tu hành, muôn người đồng có cảm ứng.

Xin Đại Vương hãy lưu ý, mà thường ngày cẩn thận dùng pháp môn này, và tu hành đúng theo những quy tắc điều lệĐức Phậtvì muốn cứu độ thế giới Ta Bà, và các chúng sanh khổ não, mà thuyết môn Tịnh Độ, tức là cách vãng sanh qua cõi Tây Phương Cực Lạc . Song, phải chuyên dùng tâm niệm Phật, phát nguyệnvãng sanh. Cõi nước kia có một quyển kinh A Di Đà, dùng làm chứng tín. Trong kinh miêu tả cõi nước kia, cùng cảnh giới nơi đó rất tường tận. Phương thức tu hành, cũng có tình tiết thứ lớp, như pháp làm công quả tăng ích lợi. Phải dùng niệm Phật làm chủ yếu. Mỗi sáng sớm thức dậy lễ Phật, rồi tụng một quyển kinh A Di Đà, hoặc kinh Kim Cang ; lần chuỗi niệm danh hiệu Phật A Di Đà, hoặc ba bốn ngàn lần, hoặc một trăm ngàn lần, xong bèn đối trước tượng Phật mà hồi hướng công đứcphát nguyện vãng sanh qua cõi nước kia ; lời này tại trong kinh Công Quả thuyết rõ ràng. Đấy là công quả vào buổi sáng, còn lúc buổi chiều cũng nên hành như thế. Ngày ngày cứ định đặt công phu tu hành như vầy, mà không thiếu sót bê trễ. Pháp này đã từng dạy chư cung nhân quyến thuộc trong hoàng cung. Nếu theo như pháp mà thánh mẫu của thánh tông Nhân Hiếu thường hành. Pháp này cho đến ngày nay trong hoàng cung cũng không bỏ phế, mà lại thường hành. Nếu vì đại sự lâm chung, thì phải dụng công phu này, và phải thường chân thành tu hành thiết tha.

Mỗi ngày, trừ hai thời công quả, trong mười hai thời đều đơn độckhởi một âm thanh Phật A Di Đà nơi ngực, mà niệm niệm không quên, và tâm tâm chẳng u muội. Tất cả việc đời đều không nghĩ đến, mà chỉ dùng một câu A Di Đà Phật này, làm mạng căn của mình, quyết trì giữ mãi, không thể xả bỏ. Cho đến lúc ăn uốngngủ nghỉ, đi đứng nằm ngồi, một âm thanh A Di Đà Phật thời thời luôn hiển hiện. Nếu gặp cảnh giớiphiền nãothuận nghịch vui buồn, và lúc tâm bất an, thì phải cố khởi âm thanh niệm Phật liên tục, thì phiền não liền bị tiêu diệt. Tâm phiền não vốn là gốc khổ của sanh tử. Nay dùng niệm Phật để tiêu diệtphiền não, tức là nơi mà Phật cứu độ khổ não sanh tử, chứ chẳng còn pháp nào khác. Niệm Phật cho đến lúc làm chủ được phiền não, thì ngay trong mộng cũng tự làm chủ được. Nếu trong mộng tự làm chủ được, thì ngay trong lúc bệnh khổ cũng tự chủ được. Nếu trong lúc bệnh hoạn khổ đau mà tự chủđược, thì lúc lâm chung tâm sáng suốt rõ ràng, bèn biết nơi sắp đến. Việc này hành không khó, chỉ thiết yếu là tâm phải tha thiết vì sự sanh tửĐơn độc nương tựa một câu niệm Phật, chớ hướng ra ngoài nghĩ ngợi chuyện khác. Lâu ngày thuần thụctự nhiên đắc được đại tự tại an lạc, và đắc được đại hoan hỷ thọ dụng, mà dục lạc thế gian không thể nào sánh bằng. Xin Đại Vương hãy lưu ý đến pháp này, cùng chân thật tu hành. Bỏ qua pháp môn này, thì không còn pháp môn thẳng tắt nào khác.

Lại nữa, quyết không thể nghe theo bọn tà kiến tà thuyết để bị mê hoặcNgoài ra, nếu Đại Vương muốn biết nơi đi của mình vào lúc lâm chung, còn có một diệu pháp ; xin hãy nhớ cho. Pháp này có thể dùng trong lúc niệm Phật ; nghĩa là thời thời thường tĩnh mặc quán tưởng trước mặt có một đoá hoa sen lớn, hình dạng như bánh xe lớn, mà không màng xanh đỏ trắng vàng. Quán tưởng hình dạng hoa sen phân minh rõ ràng, rồi lại tưởng nghĩ thân mình đang ngồi an nhiên bất động trong hoa senQuán tưởng Phật phóng ánh sáng chiếu đến thân mình. Lúc quán tưởng, không câu nệ đi đứng nằm ngồi, lại cũng không màng năm tháng ngày giờ, chỉ cần thiết là cảnh quán phải rõ ràng tường tận ; mở mắt nhắm mắt phải hằng tỉnh giác không mê ; cho đến trong mộng cũng thấy Phật A Di Đà, cùng Quán ÂmThế Chí đến, đồng ngồi trong hoa sen, như thấy rõ sự việc vào ban ngày. Nếu quán tưởng thành tựu, thì đó là lúc cắt đứt được sanh tử. Đến lúc lâm chunghoa sen hiện ra trước mắt, và tự thấy thân mình ngồi trên hoa đó ; ngay lập tức, Phật A Di ĐàQuán ÂmThế Chí đồng đến tiếp dẫnTrong khoảng một niệm, liền được vãng sanh qua thế giới Tây Phương Cực Lạc , rồi cư nơi địa vị bất thối, mãi chẳng trở lại thọ khổ sanh tửMột đời chân thật tu hành thì quyết sẽ có thật hiệu nghiệmPháp môn thẳng tắt này, không phải chỉ nói suông, mà trong kinh điển, nơi nơi Phật đều khai thị tường tận. Thế nên, bảo rằng tuy có nhiều cách thức tu hành, mà nếu bỏ niệm Phật A Di Đà, thì không còn diệu pháp nào khác.

Nghe tâm Đại Vương, không cầu trường sanh, chỉ nguyện phút cuối được sáng suốt. Trừ pháp này ra, không còn pháp nào nữa. Nếu sợ bịnh hoạn mà học cách điều hơi vận khí, thì chẳng phải là pháp hay. Nếu không thể vận được khí, thì ngược lại sanh ra trọng bịnh, khiến không thể cứu chữa. Chớ nên mê hoặc vì pháp thức này. Nếu là pháp niệm Phật thì phải nhất quyết bước vào, còn những pháp khác chẳng màng lưu tâm tới. Xin Đại Vương hãy chân thật lắng nghe những lời đó, chớ có hoài nghi !

Lại nữa, vào ngày hai mươi bảy tháng giêng, tăng Uẩn Chân phụng lệnh chỉ của Đại Vương, đem thơ đến vấn hỏi. Sơn tăng đọc qua nhiều lần, nhận thấy Đại Vương muốn nghiên cứu thể hội đại sự sanh tử, và muốn hiểu rõ căn tông tánh mạng, cùng liễu đạt chỉ thú thiền giáo của Phật TổSơn tăng ngu muội, không dám vọng đàm, chỉ kính cẩn dùng giáo điển để phân trần đối đáp rõ ràng những điều hỏi đó. Xin hãy xét rõ. Hỏi : Đạo của ba thừa, nguồn gốc của tánh mạng, thuyết của thiền giáo, đạo của Đạt Ma, sao thường bảo : “không có ngôn từ”, thì tâm địa nơi đâu mà dụng công, nhân sanh đến đâu, gì là hạ lạc ? Lại bảo : “Màng chi đến việc có Phật hay không có Phật”. Lại bảo : “Trong một tĩnh niệm, không nhân không ngã, ví như hư không”, ý chỉ như thế nào ? Xin hãy dùng ngôn từ thượng trung hạ căn, niệm độ sanh của Phật Tổ, mà giải thích tường tận. Đáp : Tông chỉ Phật giáo, chỉ lấy nhất tâm làm tông. Nguyên vì tâm này, bổn gốc vốn tròn đầy, sáng soi bao là, thanh tịnh chẳng dính một hạt bụi. Trong đó vốn không có mê ngộ hay sanh tử, và chẳng lập thánh phàm ; chúng sanh cùng Phật đồng một thể, không hai không khác. Đây chính là việc mà ngài Đạt Ma từ Tây Vực sang, chỉ thẳng chơn tâm sẵn có, dùng làm Thiền tông, nên đối đáp với vua Lương Võ Đế :

– Lãng nhiên vô thánh. Nếu đốn ngộ tâm này, thì sẽ cắt đứt đường sanh tử. Dẫu cho người nào, chỉ trong một niệm mà đốn ngộ, thì được gọi là như Phật, không cần phải tu chứng theo giai đoạn tiệm thứcủa ba thừa giáo. Đây là mục đích con đường hướng thượng của Thiền tông. Từ xưa chư tổ đã truyền, tức là chỉ tâm này, mà dùng làm tông chỉ ; đó gọi là thiền. Tông này không lập văn tự, chỉ quý tại minh tâm kiến tánh. Bàn về cách dụng công tiến tu, buổi ban đầu tổ Đạt Ma hỏi nhị tổ Huệ Khả :

– Ông thường làm gì ?
– Khất cầu Thầy dạy con phương pháp an tâm.
– Đem tâm ra đây để Ta an cho.
– Con tìm tâm mãi chẳng được.

Tổ Đạt Ma bèn ấn chứng :

– Ta đã an tâm cho ngươi rồi.

Không thể dùng lời nói mà đạt được tâm này. Đó là ý chỉ của Tây Lai. Nhị Tổ lại hỏi :

– Còn phương tiện nào chăng ?

Ngoài ngưng các duyên, trong không cấp bách ; tâm như tường vách, mới có thể nhập đạo. Đây chính là lời dạy tham thiền đầu tiên. Đạo của tổ Đạt Ma, chỉ như thế thôi. Trừ tâm này ra, lại không còn pháp nào khác. Người sau tuy vào thiền đạo đã lâu, nhưng vẫn chưa đốn ngộ, nên mới có thuyết tham thiềnquán thoại đầuThoại đầu này không hạn cuộc là ai, chỉ dùng công án của người xưa, giữ tại nơi ngực mà hạ nghi tình, và chẳng dùng một chữ ; đó là công án ; thẳng đến chỗ phát xuất nghi tình, tức là tham cứu. Lâu ngày tham cứu tới lui, rồi tâm địa bỗng nhiên khai mở, như tỉnh giác từ cơn đại mộng ; gọi đó là ngộ.

Dùng tham cứu tức là dụng công. Lúc tham cứu chân chánh, trong tâm một niệm chẳng sanh một vật, nên gọi là vô ngã vô nhân, đồng như hư không. Nơi ngộ tức là hạ lạc, nghĩa là đã liễu ngộ được tự tâm, thì căn tình sanh tử trong bao kiếp, nhất tề bèn đốn đoạn. Đã ngộ được tâm này rồi, thì còn thuyết gì là Phật và chúng sanh ! Thế nên, từ đó bước ra ba cõi, rồi tuỳ ý qua lại mà độ chúng sanhmãi mãi dứt các khổ não, không còn bị sanh tử trói giữ ; đó gọi là Bồ-tát . Đây là tham thiền đến nơi hạ lạc (giải thoát) ; tánh mạng từ đó đoạn dứt. Nếu chưa ngộ tâm này, thì suốt đời luôn bị nghiệp thiện ác dẫn dắt, luân chuyển trong sáu đường khổ não. Chưa đến nơi hạ lạc (giải thoát), thì gọi là biển khổ sanh tử, không có bến bờ, chính là như thế.

Hỏi: Đạo của ba thừa là gì?

Do Phật độ sanh, tuỳ theo căn cơ mà thuyết lập ra các pháp môn phương tiện quyền xảo. Thuyết đại tạng kinh, cũng do ý đó. Pháp của nhất tâm (chúng sanh cùng Phật đồng chung bản thể) vốn không có thân tâm thế giới. Chỉ vì một niệm vọng động lúc ban sơ, khiến mê mất tâm này, nên mới kết thành thântâm huyễn vọng, tức nay là thân máu mủ thịt thà của mọi người ; đó gọi là sắc thânTri giác suy nghĩhôm nay, chính là vọng tưởngTâm kinh thuyết năm uẩn vốn là nó. Năm uẩn tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nhục thân tức là sắc uẩn. Tâm tức là bốn uẩn thọ, tưởng, hành, thức. Thân tâm biết khổ vui là thọ. Phân biệt tham cầu, niệm niệm không đoạn ngừng là tưởng. Tưởng này tương tục không đoạn là hành. Chúng là tâm thức tri giác suy nghĩ. Thức tức là mạng căn. Lúc chưa mê, chỉ gọi là tánh. Khi đã mê chân tâm, thì trở thành thân tâm huyễn vọng. Thức đó giữ mất sắc thân, nên gọi là mạng, cũng là cội nguồn của tánh mạng. Phật vừa xuất thế, chỉ dạy người liễu ngộ tâm này. Song, vì mê muội đã lâu, nên không thể liễu ngộVì vậy, Phật quyền thiết phương tiện ; đầu tiên dạy người nên biết thân này là gốc khổ. Khổ đó do sự huân tập của tham sân si ái, phiền não mà sanh. Vì vậytrước tiên con ngườiphải đoạn phiền não, thì mới có thể vượt qua khỏi khổ này. Các người trung căn hạ căny theo đó mà tu hành, đoạn dứt phiền não, thì ra khỏi khổ não sanh tử. Đó gọi là Thanh VănDuyên Giác, tức là hạ trung nhị thừa. Họ chỉ có khả năng tự độ, không thể độ người. Họ chẳng biết ý chỉ chúng sanh đồng thểtánh, mà chỉ đắc được nửa phần, nên gọi là tiểu thừa.

Người có tâm quảng đại vì chúng sanh, tức là có khả năng tự độ, lại độ được người ; tự lợi lợi tha, rộng tu lục độ : Bố thítrì giớinhẫn nhụctinh tấnthiền địnhtrí huệ. Hành lục độ này, khiến tâm kia rộng lớn ; đó gọi là Bồ-tát, hay đại thừa, cũng gọi là thượng thừaHai thừa pháp này, đại tạng kinh đều thuyết rành rẽ. Người nào liễu ngộ tâm này, cuối cùng quy về tâm đó, được gọi là tối thượng thừa nhất thừa, hay là Phật thừa. Đây là pháp cao siêu nhất trong thiền giáo.

Pháp tu hành của ba thừa rất nhiều, kể không thể hết. Song, nếu y một pháp mà tu hành, thì đều có thể xuất ra khỏi sanh tử khổ não, chứ chẳng hạn cuộc vào cái nào. Lập ra các loại phương tiện, chỉ vì muốn chúng sanh liễu ngộ tâm này. Chưa đến nơi hạ lạc, tức là chưa liễu ngộ tâm này, thì vẫn còn ở trong biển khổ, và mãi mãi lưu chuyển tuỳ theo nghiệp thiện ác. Nếu làm thiện, thì sanh vào loài trời người. Nếu từ tham sân si ái mà gieo nghiệp ác thì đoạ vào ba đường ác, thọ khổ vô lượng. Trong ba thừapháp này, nếu tu học theo trung hạ thừa, thì đa số khi bị ái dục quyến rũ, liền tham đắm nơi thọ dụng, nên không thể cắt đứt tâm vọng tưởng. Người tu học theo thượng thừa, phần nhiều tuy có thể hành bố thítrì giớitinh tấnnhẫn nhụcthiền định, nhưng chưa có thể vẹn toàn, cũng chưa có thể xuất ra khỏi sanh tử. Lo mãi tu pháp thiện, nên sanh lên trời. Phước báo tận hết thì lại bị đoạ, như trục quay kéo nước giếng, cuối cùng không thể hạ lạc (giải thoát). Nếu cầu ngộ sáng tâm này, để có thể liễu sanh tử, thì cần chi dùng những pháp xen kẻ như trên.

Lại nữa, nếu không quyết tâm tham cứu, hay tuỳ tiện phóng túng tham cứu mà không được thiện tri thức chỉ dạy, thì e rằng sẽ dụng tâm sai lầm, rồi trở lai bị đoạ vào tà kiến, khiến một đời trôi qua vô ích. Tuy muốn cầu hạ lạc (giải thoát) mà không thể được. Chỉ thọ phước báo trên trời, sao miễn khỏi luân hồi ! Thế nên, Phật đặc biệt thiết lập phương tiện thẳng tắt, tức là pháp môn niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Nếu trong một đời tu hành thành tựu pháp môn này, thì khi lâm chungquyết định hạ lạc (sẽ được vãng sanh). Nay vì Đại Vương mà giảng giải pháp môn Tịnh Độ.

Hỏi: Vì sao thiết lập pháp môn Tịnh Độ?

Đáp: Phật thiết lập pháp ba thừacần yếu cho người tu hành, không phải chỉ một đời mà có thể thành tựu. Vì sợ đoạ lạc vào trong biển khổ sanh tử, khó mà ra khỏi, nên hành tham thiền, có thể trong một đời được liễu ngộ, xuất ra khỏi sanh tử. Song, vì vọng tưởng rối rắm, tập khí sâu dày, nên không thể tham cứu. Nếu chưa ngộ sáng tâm này, thì không miễn luân hồi. Thế nên, Phật mới đặc biệt thiết lậppháp môn cầu vãng sanh qua cõi Tây Phương Cực Lạc. Không luận thượng trung hạ căn, cùng giàu sang nghèo hèn, nếu y chiếu theo đó mà tu hành, thì trong một đời có thể thành tựuVì vậy, bảo rằng tuy có nhiều đường lộ tu hành, mà không có pháp nào vi diệu thù thắng bằng pháp môn Tịnh Độ.

Hiện tại, nơi cõi Ta Bà đầy dẫy các sự khổ nhọc, sao chúng ta lại trú ở ? Nào là khổ vì sanh, già, bệnh, chết, cho đến khổ vì cầu không được, hay khổ vì oan gia tụ hội, bao loại khổ não, kể không thể hết. Tuy là vương hầu tể tướng, được hưởng thọ sung sướng, nhưng đều là nhân khổ. Những sự khổ cực này, khó mà tránh khỏi. Thế nên, Đức Phật thuyết về cõi Tây Phương Tịnh Độ, mà gọi là Cực Lạc thế giới. Trong cõi nước đó, chỉ thọ các sự sung sướng, nên gọi là Cực Lạc ; cõi nước kia không có sự dơ bẩn, nên gọi là Tịnh Độ ; không có người nữ, và hoá sanh từ hoa sen, nên không có khổ vì sanh. Thọ mạngdài vô cùng, nên không có khổ vì già, bệnh chết. Y phục thức ăntự nhiên sẵn có, nên không khổ vì cầu chẳng được. Chư thượng thiện nhơn đồng tụ hội một nơi, nên không khổ vì oan gia tụ hội. Cõi nước này dùng bảy loại châu báu để trang nghiêm, nên không có đất đá ngói sỏi, hay phẩn tiểu bất tịnh. Bao loại thanh tịnhhoàn toàn không đồng với thế giới này. Những lời trong kinh A Di Đà, mỗi mỗi đều là sự thật.

Hôm nay, tất cả mọi người nên cầu sanh qua cõi nước đó, chứ không nên cầu pháp gì khác. Nhất tâm niệm Phật dùng làm chánh hạnh, rồi ngày ngày hồi hướng ; dùng tâm quán tưởng hoa sen, và thân ngồi trong đó. Đến lúc lâm chung, liền thấy Phật A Di Đà phóng ánh hào quang tiếp dẫn ; thấy hoa sen lớn, vụt ra trước mắt ; thấy tự thân đang ngồi trên hoa. Trong khoảng một niệm, liền được vãng sanh. Đã vãng sanh qua cõi đó rồi, thì mãi mãi không bị đoạ vào đường khổ sanh tử ; đó gọi là Bồ Tát Bất Thối Địa. Đây là kết quả của một đời tu hànhĐời sau hạ lạc (giải thoátrõ ràng như thế. Trừ pháp này ra, nếu có nói cảnh giới gì khác vào lúc lâm chung, thì đó là tà thuyếtNếu không niệm Phật, thì đến lúc lâm chung, tuỳ theo nghiệp lành ác đã tạo, cảnh giới thiện ác bèn hiện bày, hối hận cũng không kịp. Đây là pháp môn tu hành thẳng tắt quan trọng nhất, vốn do Đức Phật đặc biệt quyền thiết phương tiện.

Lúc tu Tịnh Độ, không cần cầu ngộ sáng tâm tánh, chỉ chuyên dùng niệm Phật và quán tưởng làm chánh hạnh ; lại bố thícúng dường chư tăng, tu bao công đức phước điền, để trợ cho việc trang nghiêm cõi Phật. Trong tâm niệm Phật, tuy phát nguyện vãng sanh, mà trước hết phải nên cắt đứt cội gốc sanh tử, thì mới mau có hiệu nghiệm.

Cội gốc sanh tử là gì ? Tức là tham đắm hưởng thọ vật chất trên thế gian, cùng sắc đẹp, lời hay, vị ngọt, khẩu nồng. Tất cả đều là gốc khổ. Hiện nay, một hạng người tà có đủ cả tâm sân hận phẫn nộ, cùng tâm chấp trước si ái, và đồng với tà ma ngoại đạotà thuyết của tà sư, tà pháp của tà giáo, mà dám tự vọng xưng là hành giáo pháp Đạt Ma Viên Đốn, cùng vọng lập giáo pháp Nam Dương Tịnh Không Vô Vi, Quy Gia. Mỗi mỗi đều là lời nắn tạo của bọn tà nhân trong đời cận đại, khiến làm rối loạnmê hoặc luật pháp của thế nhân. Người người phải lánh xa chúng. Cho đến những thuật toàn chân nắm bỏ âm dương, thuyết nội đơn ngoại đơn, đều là tà pháp, không thể tin được, mà chỉ đơn thuần tin chắcpháp môn niệm Phật. Mỗi ngày tụng kinh A Di Đà hai quyển. Niệm vài ngàn danh hiệu Phật, hoặc không cần đếm số. Tâm tâm không quên danh hiệu Phật, tức là thoại đầu, và cũng là căn gốc của tánh mạng. Lại nữa, không cần hỏi tánh mạng là gì, bản lai diện mục là gì, cùng những thuyết ba hồn bảy vía nguyên thần là gì.

Nếu nhận thức sai lầm nơi luận đàm tông chỉ, thì không thể hạ lạc (giải thoát). Nếu hỏi rằng cuộc đờinày như thế nào, và đời kế ra sao, thì nên biết rằng đời này nếu tạo nghiệp ác thì đời sau cảnh ác hiển hiện. Đời này niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, thì đời sau cảnh giới Phật hiển bàyToại ý theo sở cầu của mình, đó là việc tốt. Nếu không phải theo đúng sở cầu của thiện tâm, thì đó là việc của tà ma ; quyết không thể tin lầm theo. Nếu không, sẽ bị ngộ nhận trong trăm kiếp ngàn đời. Kinh Lăng Già và Lăng Nghiêm nói rõ tường tận. Nếu nói lời rằng phàm có tướng đều là hư vọng, thì đó là lời của pháp môntham thiềnĐơn độc chỉ cầu chân tâm thanh tịnh, mà chẳng dung chứa một vật ; phàm có tướng tức là hư vọngNiệm Phật cầu vãng sanh qua cõi Tịnh Độ, vốn là do tâm tưởng mà thành tựu.

Kinh nói – Nếu quán tưởng vi tế thì cõi nước sẽ thành. Tham thiền muốn đoạn vọng tưởng thật khó. Thế nên, nay dùng tâm tưởng thanh tịnh để tẩy rửa tâm tưởng nhiễm uế. Nếu hoa sen hiện trước mặt thì quán tưởng thành tựu, sao còn bị tướng vọng thôi thúc nữa ! Các pháp môn tu hành chẳng đồng, nên không thể bàn luận tóm tắt.

Những lời đối đáp bên trên, mỗi mỗi đều y theo kinh giáo của Phật Tổ mà kiểm nghiệm rõ ràng, chẳng phải là lời đàm luận hư vọng. Nếu tham thiền, tức là lấy việc minh tâm kiến tánh làm chủ. Nếu niệm Phậtcầu sanh Tịnh Độ, thì không cần phải mong cầu minh tâm kiến tánh, mà đơn thuần chỉ luôn niệm Phật, tức tự tâm niệm đều minh giác sáng suốt. Nếu quên mất Phật, tức là chẳng giác. Nếu niệm đến độ trong mộng cũng có thể niệm, tức là thường giác không mê. Hiện tại, nếu tâm này không mê, thì lúc lâm chung tâm này cũng không u muội. Nơi tâm không u muội, tức là hạ lạc (được giải thoát). Hiện tại, Hiền Vương vì quốc sự đa đoan, quyết không thể tham thiền, mà chỉ nên niệm Phật là hay nhất. Không câu nệ trong động tịnh, tức là tại mọi nơi đều niệm được. Đạt được nhất niệm không quên, thì đâu còn pháp vi diệu nào nữa ! Trước mặt vẫn biết những việc thần thông, nhưng không thể cần cầuXưa kiađức Phật không hứa khả cho sự tu tập việc đó. Nếu được thành Phật, thì tự nhiên sẽ có thần thông, chẳng cần mong cầu. Đây là việc mà quỷ thần biết trước, chứ con người không thể học được. Vì vậy, không nên nghĩ tưởng đến những việc này. Nếu niệm Phật được nhất tâm bất loạn, thì khi lâm chungtự nhiênsẽ dự biết thời tiết ; đó là thành tựu niệm Phật tam muội. Những điều như trên, xin Hiền Vương tinh tường lưu ý xem xét.

 

Bài 15: KHAI THỊ THAM THIỀN THIẾT YẾU

Tông chỉ thiền môn là truyền tâm ấn của Phật, vốn chẳng phải là việc nhỏ. Khởi đầu, Tổ Đạt Ma từ Tây Thiên sang Đông Độđơn độc đứng ra truyền tông chỉ, rồi dùng bốn quyển kinh Lăng Giàlàm tâm ấn. Tuy truyền ngoài giáo lý (giáo ngoại biệt truyền), mà thật ra Thiền tông lại dùng giáo để ấn chứng, mới thấy đạo của Phật Tổ không hai. Công phu tham cứu, cũng từ giáo mà ra.

Kinh Lăng Già thuyết : – Ngồi thiền tĩnh toạ trong núi rừng, bậc thượng trung hạ, nên xem xét tự tâm vọng tưởng lưu chú. Đây chính là bí quyết công phu của đức Thế Tôn. Kinh lại nói : – Ý thức kia do tự tâm mà hiện ; tướng của cảnh giới tự tánh vốn là hư vọngSanh tử mênh mông như biển cả. Nghiệp thức mù mờ vô tri. Những việc này, quyết phải độ tận hết. Đây là lời dạy của đức Như Lai về diệu chỉ ngộ tâm. Kinh lại thuyết : – Từ trên chư thánh, tương chuyển truyền thọ, đều dạy rằng vọng tưởng vốn vô tánh. Đó là nơi biểu thị tâm ấn bí mật, và là chỗ ông già mặt vàng (đức Phật) dạy người nơi tham cứu thiết yếu. Lại nữa, tổ Đạt Ma dạy ngài Huệ Khả (487-593) : – Ngoài ngưng các duyên, trong không cấp bách. Tâm như tường vách, thì mới có thể nhậpđạo. Đây là lời dạy thiết yếu đầu tiên của tổ Đạt Ma về phương pháp tham cứu. Lúc ngũ tổ Hoằng Nhẫn (602-674) tầm cầu người kế thừa, vừa nghe Lục Tổ (638-713) nói : “Xưa nay không một vật”, nên bèn truyền y bát cho. Đó là tông chỉ tương truyền tâm ấn.

Sau này, khi vào nam (tức Tào KhêLục Tổ lại dạy Huệ Minh : – Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, chính khi đó, gì là bản lai diện mục của thượng toạ Minh ? Đó là bí quyết tham cứu mà Lục Tổdạy người trong buổi đầu. Đấy mới biết rằng từ trên Phật Tổ chỉ dạy người liễu ngộ tự tâmnhận ra tự tánh, mà chưa thuyết công án hay thoại đầu.

Sau đời tổ Hành Tư (660-740) ở Thanh Nguyên và tổ Hoài Nhượng (677-744) ở Nam Nhạc, chư tổ sư tuỳ theo căn cơ mà khai thị ; phần nhiều đánh vào những chỗ nghi ngờ, khiến người xoay đầu chuyển não để đến nơi ngơi nghỉ. Nếu có những kẻ chưa khai ngộ, tuỳ theo thời tiết nhân duyên, các ngài giáng búa kềm. Đến đời tổ Hoàng Bá (776-856), Ngài bắt đầu dạy người tham khán thoại đầu. Qua đời thiền sư Đại Huệ (1089-1163), Ngài lại cực lực chủ trương dạy người tham khán công án của cổ nhân. Đây là nắm mũi mà gọi là thoại đầu, vì muốn người thiết thật tỉnh ngộ.

Tại sao ? Chỉ vì trong ruộng thức thứ tám của các học nhân, chứa đầy bao chủng tử tập khí xấu xa, mà niệm niệm đã huân tập sâu dầy, nên mãi mãi bị tương tục lưu chuyểnVọng tưởngkhông thể đoạn, thì chẳng làm gì được. Cứ nắm chặt một câu thoại đầu vô vị vô nghĩa, hầu mong xả bỏ hết nội ngoại tâm cảnhvọng tưởng. Vì xả bỏ chưa nổi nên dạy đề câu thoại đầu, như chặt dây nhợ ; vung một đao lên bèn đoạn dứt hết. Dòng ý thứcchảy tương tục đến đây bị cắt đứt.

Đó chính là quy tắc pháp thức ngoài ngưng muôn duyên, trong không cấp bách, tâm như tường vách của tổ Đạt MaNếu khôngdùng phương pháp đó mà hạ thủ công phu, thì quyết không thể thấy được bản lai diện mục của mình. Không phải dạy quý vị tham tầm suy nghĩ nơi ngôn ngữ của công án, như bàn thảo đàm luận về nghi tìnhThiền sư Đại Huệ chuyên dạy người tham khán thoại đầu, như hạ độc thủ bằng tâm lạnh lùng. Ngài dạy đại chúng:

– Tham thiền chỉ cần yếu bỏ hư tâm. Lấy hai chữ sanh tử dán lên trán như nhắc mình đang bị thiếu nợ trăm nghìn đồng. Ngày đêm ba thời, lúc ăn cơm uống trà, đi đứng nằm ngồi, cùng bạn bè đối đáp, nơi náo nhiệt chỗ tĩnh lặng, đều giữ câu thoại đầu. – Con chó có Phật tánh không ? Tổ Triệu Châu (778-897) đáp : – Không. – Quý vị chỉ lo xem khán thoại đầu tới lui, mãi đến lúc không còn mùi vị, như đánh vào tường vách. Cuối cùng, như chuột chui vào sừng trâu, bao điên đảo đều đoạn dứt. Phải lập tâm lâu dài cùng tự nhắc nhở tiến bước, thì tự nhiên hoa tâm khai sáng, chiếu khắp mười cõi quốc độMột lần ngộ bèn ngộ tận cùng triệt để. Trên đây là búa chày tầm thường mà lão nhân Đại Huệ hằng dùng. Ý chỉ này dạy quý vị dùng thoại đầu để cắt đứt ý căn, hạ vọng tưởng. Nơi vọng tưởng lưu chú không hành, phải nhìn lại bản lai diện mục của mình, chứ không phải dạy quý vị tham tầm suy nghĩ về công án, rồi cho là nghi tình, mà khởi tâm phân biệt thảo luận.

Lại nữa, bảo rằng hoa tâm được khai sáng, tức là chẳng do từ người ngoài mà được. Đó là mỗi mỗi lời chỉ dạy của Phật Tổ, răn nhắc quý vị phải tham cứu chính mình, chứ không tìm kiếm diệu ngữ của người khác. Ngày nay tham thiền tạo công phu, người người đều bảo tham khán thoại đầuphát khởinghi tình, mà không biết hướng vào gốc để tham cứu, cứ lo tầm cầu trên thoại đầu. Cầu đến cầu lui, rồi chợt loé ra một tia sáng, bèn bảo là đã liễu ngộ, liền thuyết kệ trình câu cú. Vì cho là rất hiếm được, nên nghĩ rằng đã đắc đạo, mà không biết hoàn toàn đoạ trong lưới của vọng tưởng tri kiếnTham thiền như thế, có phải là làm cho mắt của người hậu thế bị mù loà chăng ? Những kẻ thiếu niên ngày nay, ngồi bồ đoàn chưa vững, mà dám xưng ngộ đạo. Nói càn nói bậy, đùa giỡn với con quỷ tri kiến ; xem việc tham thiền như món đồ chơi. Khi cơ phong chợt vụt lên, thì tưởng rằng dùng ý kệ đó để đối đáp với cổ nhân. Nếu ngộ đạo quá dễ dàng như người đời nay, thì người xưa chắc đã bất tài hết rồi. Ngài Trương Khánh ngồi rách cả bảy chiếc bồ đoànTriệu Châu trong ba mươi năm không dụng tâm tạp loạn. Nếu dựa vàodữ kiện này, thì căn tánh của người xưa chắc rất đần độn, và chắc cũng không xứng để cầm đôi giày cỏ của người đời nay. Cứ mãi tăng thượng mạng khinh người, và chưa được mà tự bảo đã được. Thật rất đáng sợ.

Thuở xưa, khi Thiền tông thạnh hành, nơi nơi đều có các bậc minh nhãn thiện tri thứcThiên hạ đầy dẫy những kẻ tham cứu thiền cơ, cho đến nơi đây cũng còn khai phát, thì hà huống bảo rằng không có thiền. Thật ra, chỉ vì hiếm tìm được thiện tri thức. Ngày nay nhà thiền vắng vẻ hoang tàn đã lâu. Đôi khi, có nhiều người phát tâm tham cứu, rồi may mắn gặp được thiện tri thức xem xét huyền cơ, tuỳ theo đương tình mà ấn chứng. Song, những học nhân còn tâm thức thô thiển, tự cho rằng đã đạt đạo. Lại nữa, họ không tin thánh giáo của Như Lai, chẳng tầm cầu đường lộ chân chánh, chỉ u mê tu hành, tức lấy dấu ấn rẻ mạt mà cho là chân thật, nào biết tự mình lầm lạc và kéo người khác lạc theo. Có phải đáng sợ lắm không ! Y cứ theo quyển Truyền Đăng Lục, có rất nhiều vị tể quan và cư sĩ đạt đạo. Song, người trong trần lao vào thời nay, giới thô không giữ, lại xúc loạn vọng tưởng, ỷ mình thông minh. Vừa xem qua pháp tắc cơ duyên của người xưa, mỗi mỗi đều tự phụ, cho mình là bậc thượng thượng căn, rồi ganh tỵ cơ phong, cũng tự bảo là đã ngộ đạo. Kẻ mù dẫn đoàn người mù, tệ hại đến thế !

Ngày nay, lão nhân đề khởi tôn trọng nơi dụng công phu chân chánh thiết thật của Phật Tổ, để cùng mọi người thương lượng. Các bậc cao minh đạt sĩ, mỗi người hãy tự sửa mình chân chánh.

 

Bài 16: KHAI THỊ CHO TIÊU HUYỀN ĐOÀN

Tâm thể của chúng taxưa nay vốn tròn đầy trong sángHiện tiền không thể đốn ngộ hay đắc được thọ dụng, đều vì từ vô lượng kiếp đến nay, do tham sân si ái cùng bao loại phiền não chướng ngại che lấp tự tâm. Thế nên, không thể dụng công phutiệm tu ít oi.

Ngài Quy Sơn bảo : – Học nhân nếu nơi một niệm mà đốn ngộ tự tâm, rồi lại dùng sở ngộ đó, tịnh trừ nghiệp thức lưu chuyển trong hiện tại ; đó mới gọi là tu, chứ chẳng có cách nào khác.

Nếu có học nhân vì cầu đốn ngộ, mà cho rằng không có công phu nào để dụng, đấy là do tập khí tiềm ẩn thâm sâu, vừa gặp cảnh bèn phát khởi, nên mới lưu nhập vào ma giới dài lâu. Vã lại, công phu tiệm tu, chẳng có thứ lớp ; trong nhật dụng thường ngày, hướng vào nơi tâm chưa khởi động niệm, lập định vững chân, phản quán chiếu soi vào trong. Nơi một niệm vừa khởi, bèn thẩm xét niệm đó, từ đâu phát ra. Truy cứu đến nơi nhất niệm vừa sanh xuất, liền nhận rõ nó vốn vô tánh, thì tất cả vọng tưởng tình lự đều ngưng lập tức, như nước chảy băng tan. Song, những kẻ quên tâm mình, không phát lực dõng mãnh, và không thể đoạn dứt yết hầu, chẳng giác tâm tương tục, thì mãi bị lưu chuyển mà không biết xoay về.

Bài 17: KHAI THỊ CHO CƯ SĨ VƯƠNG HIỂN NGUNG

Thế nhân dùng thân tâm cảnh giới huyễn vọng mà sinh hoạtsống còn. Từ sanh đến tử, chưa từng có một niệm giác biết lại tự tâm bản lai diện mục. Vì chưa giác ngộ, nên không biết gốc rễ của bịnh tật. Nơi nước lửa xung độtbốn đại cùng nhau công phá, đó là thân bịnhVọng tưởng phan duyên, thương ghét thủ xả, đó là tâm bịnh. Thân bịnh thì thuốc có thể trị, mà tâm bịnh thì không có thuốc để trị.

Đức Phật là đấng y vương ở thế gian, có thể điều trị tâm bịnh của chúng sanh. Ngài tuy dạy bao loại phương tiện, mà rốt ráochỉ dùng chánh giác để phá vọng tưởng vô tánh ; đó gọi là lương dược hoàn sanh vi diệuHọc nhân muốn cầu pháp môn an lạctrước tiên phải nhận rõ thân vốn chẳng có bản ngã. Hãy quán xem trước khi cha mẹ sanh ra, thân máu thịt này từ đâu mà có ? Lúc bốn đại phân ly, thân này an lập tại nơi nào ? Thời thời quán sát như thế, lâu ngày đột nhiên sẽ có một niệm tỉnh giác, thì không còn khổ vì thân này nữa ; đó là thang thuốc vi diệu trị thân bịnh. Tất cả bịnh tật đều từ tâm vọng tưởng sanh ra. Thường ngày, dùng niệm quán sát, xem coi nơi khởi của tất cả niệm thiện ác, tức là phát hiện cội gốc của bịnh khổ. Dùng niệm lực quán sát nơi khởi, xem coi nó từ đâu mà nổi dậy, và rốt ráo diệt về đâu ! Lúc vọng tưởng diệt, phải truy cứu nó diệt tới đâu. Truy cứu cho đến nơi khởi và chẳng khởi, cùng nơi diệt và chẳng diệt, mà nhận thấy rằng khởi diệt không từ đâu đến, thì tâm thể liền an nhiên, đắc đại tự tại. Chặt đoạn cửa ải trọng yếu như thế, trước sau không ngừng ; trung gian nhất niệm tự cô độc, thì niệm này đứng nơi độc lập. Lâu ngày thuần thục, thì căn bịnh vọng tưởngtự nhiên sẽ bị nhổ trừ. Tất cả tâm dơ bẩn cũng không còn có nơi để nương tựa. Đó là phương thuốc vi diệu trị tâm bịnh. Vương Tử Ngung thiết chí hướng thượng, nhưng vẫn còn tầm cầu trên ngôn ngữ văn tự, không biết hướng vào chính mình mà cầu. Tự tâm vọng tưởng đó vốn là căn bịnh. Cứ dùng ngôn ngữ của người, cho là pháp thật, đó gọi là tăng thêm một lớp chướng ngại.

Từ nay, phải biết phá trừ tự tâm vọng tưởng, không để chúng trói buộc xoay chuyển. Phải xem xét nơi khởi của vọng tưởng, quyết không để chúng cứ tiếp tục chạy. Phật bảo rằng tâm cuồng loạnnếu ngừng, tức là Bồ ĐềTâm thanh tịnh sáng soi thù thắng, vốn không từ ngoài mà đắc được. Ngay nơi tự tâm hiện tiền, tức là pháp môn đại giải thoát. Lão nhân do ông thỉnh cầu khai thị nên đặt cho pháp danh là Phước Giác, tức là dùng giác này làm phước vô lượng bậc nhất. Xin hãy cố gắng !

Bài 18: ĐÁP QUAN TRUNG THỪA TRỊNH CÔN NHAM

Bàn luận phần đại sự nhân duyên này, thì ai ai cũng đều có đầy đủ, và mỗi mỗi đều hiện thành, không thiếu một sợi lông tóc ; chỉ vì từ vô thuỷ đến nayhạt giống ái cănvọng tưởng tình lự, tập khí nhiễm ô thâm sâu, nên chướng chư tự tánh vi diệu sáng soi, khiến không thể được chân thật thọ dụng. Cuộc sống dựa trêntâm vọng tưởng, và thế giới hư huyễn, nên cứ mãi trôi giạt trong sanh tử.

Phật Tổ ra đời, dùng ngàn lời muôn lẽ, thuyết thiền, thuyết giáo, bao loại phương tiện, chẳng ngoài việc tuỳ thuận theo căn cơphá chấp cho chúng sanh, mà hoàn toàn không có pháp thật và người thật. Bảo là tu, chỉ vì tuỳ thuận tự tâm, tịnh trừ bóng ảnh của vọng tưởng tập khí, mà mới dùng lực nơi đó. Nếu nhất niệmvọng tưởng chợt ngưng, bèn thấy rõ tự tâmxưa nay vốn tròn đầy sáng soi bao labản nhiên thanh tịnh, chẳng chứa một vật, đó gọi là ngộ. Trừ ngoài tâm này, chẳng vật gì là có thể tu có thể ngộ. Tâm như thể tấm kiếng ; vọng tưởng phan duyên như bóng hình ; làm nhiễm ô chân tâm, nên gọi tướng vọng tưởng là trần, thức tình là cấu. Nếu vọng tưởng tan mất, thì bản thể tự hiện. Ví như lao kiếng, sạch bụi bặm thì ánh sáng tự hiện ra.

Chúng ta tích tụ tập nhiễm kiên cố đã bao kiếp, nên cội gốc ngã ái thâm sâu khó nhổ trừ. Đời nay may mắn gặp được pháp Bát Nhã. Trong huân tập làm nhân. Ngoài nhờ thiện tri thức dẫn dắt làm duyên. Tự biết bản hữu của tâm tánh, nên phát tâm chí nguyện hướng đến việc giải thoát khỏi sanh tử, há là việc nhỏ ư !

Nếu không phải là người khoẻ mạnh, tự thân đơn độc mang đao nhập thẳng vào, thì rất là khó khăn. Cổ nhân bảo rằng như một người mà chống với muôn người, chẳng phải là lời nói hư vọng. Nói chung, đời mạt pháp người tu hành rất nhiều, nhưng đắc chân thật thọ dụng lại rất ít. Phí sức lực thì nhiều, mà đắc lực thì ít. Tại sao ? Vì không đi thẳng đến nơi hạ thủ công phu, chỉ lo tu trên ngôn từ thấy nghe tri giải, cùng bám chấp thức tình, đè ép vọng tưởng, và dụng công phu trên bóng hình. Họ lấy những lời huyền ngôn diệu ngữ của cổ nhân chấp chứa trong ngực, mà làm pháp thật, rồi tự cho đó là tri kiến của mình, chứ chẳng biết trong đó dùng một điểm nhỏ cũng không thể được. Đó chính gọi là y theo người mà tác giải, khiến làm bế tắc cửa tự ngộ.

Nay dụng công phu, trước hết phải chẻ dẹp tri giải, chỉ nhắm vào nơi một niệm mà dụng công. Phải tin chắc tự tâmbản lai thanh tịnh trong sạch, chẳng quảy một tấc dây, tròn tròn sáng sáng, tràn đầy khắp pháp giới, vốn không có thân tâm thế giới, cùng chẳng có vọng tưởng tình lự. Một niệm này, vốn tự vô sanh. Bao loại cảnh giới trước mắt đều là vọng huyễn không thật, chỉ xuất phát từ trong chân tâm mà hiện ra bóng hình. Thấy rõ như thế, ngay nơi vọng tưởng khởi diệtnhất định tìm xem nó từ đâu khởi và từ đâu diệt. Dùng lực ép chặt như thế, chẳng màng đến bao vọng niệm ; kẹp nát chúng khiến tan thành phấn vụn, thì băng tan ngói bể. Thiết yếu chẳng nên chạy theo chúng, cũng không thể khởi tâm tương tục.

Đại sư Vĩnh Gia bảo rằng phải đoạn tâm tương tục là như thế. Tâm thô phù hư vọng, vốn không có chỗ tựa. Chớ nên cho chúng là thật. Cứ giữ tại ngang ngực, lúc chúng khởi lên liền quát. Vừa quát chúng liền tiêu. Thiết yếu không đè ép, hãy để chúng tự nhiên khởi, như nước trên quả hồ lô, chỉ ném phứt thân tâm thế giới qua một bên. Đơn độc đề khởi một niệm nghi tình ; vung bảo kiếm trong hư không, dẫu là Phật là ma, một đao liền chặt hết, như chém dây nhợ. Phải dùng niệm lực mà giữ chúng. Đó gọi là trực tâm chánh niệm chân nhưChánh niệm tức là vô niệm. Quán được vô niệm thì mới gọi là hướng đến tri kiến của Phật.

Vừa mới phát tâm tu hànhcần thiết phải tin chắc pháp môn duy tâmPhật thuyết ba cõi duy tâmvạn pháp duy thứcĐa sốgiáo lý Phật Pháp, thường giải thích tám chữ này rõ ràng để người người tin nhận. Hai đường thánh phàm chỉ nằm trong hai con lộ mê ngộ của tự tâm. Tất cả nhân quả thiện ác, trừ ngoài tâm này, chẳng một mảnh gì có thể đắc được. Diệu tánh thiên nhiên của chúng ta, vốn không nương nơi ngộ, sao còn có mê ! Hôm nay thuyết mê, chỉ vì chưa nhận rõ tự tâm vốn không có một vật ; không đạt được lý thân tâm thế giới vốn không, nên bị chúng làm chướng ngại. Cứ chuyên cho tâm vọng tưởng sanh diệt là chân thật, nên nơi cảnh duyên của sáu trần, bao loại huyễn hoá nhận lầm là thật có. Bây giờ phát tâm tu hành, tiến bước đi ngược dòng để hướng thượng, thì hoàn toàn phải tận tình vứt hết những tri giải thuở xưa. Một điểm tri kiến hay pháp thiện xảo dùng cũng không được. Chỉ việc nhìn suốt thân tâm thế giớihoàn toàn là do tự tâm hiện ra sắc thô phù hình huyễn, như ảnh tượng trong kiếng, như trăng soi mặt nước. Quán tất cả âm thanh, như gió thổi qua cây. Quán tất cả cảnh giới, tựa như mây nổi trên nền trời ; chúng đều là những việc huyễn hoákhông thật, và chẳng đơn độc từ ngoài đến. Vọng tưởng tình lự của tự tâm, và tất cả hạt giống ái căn, cùng tập khí phiền não, đều là hư phù huyễn hoá không thậtQuán sát thâm sâu như thế, phàm một niệm khởi, quyết định nhìn thấu nó đến khi hạ lạc (đốn ngộ). Thiết yếu không thể khinh nhờn mà bỏ qua, cũng không để chúng làm che mờ. Phải dụng công phu như thế, cùng thêm thiết tha chân thật. Trừ pháp này ra, hợp lại những xảo pháp huyền ngôn tri kiếnhoàn toàn không có chút liên hệ. Dẫu gọi là dụng công phu, cũng chỉ là bất đắc dĩ mà làm. Ví như dụng binh, nếu quân không có vũ khí tốt, thì bất đắc dĩ mới dùng.

Cổ nhân thuyết tham thiền đề thoại đầu, đều là việc làm bất đắc dĩ. Công án tuy nhiều, mà đơn độc chỉ có niệm Phật đích thật mới là thoại đầu, vì dễ dàng tu đắc lực trong trần lao. Song, bất quá chỉ như đập ngói cửa thành quân địch, và cuối cùng cũng phải ném vứt đi. Chỉ là ít vì không dụng được một lần. Nay dụng công phu, phải có lòng tin vững chắc, tâm quyết định vững chắc, trì giữ vững chắc, quyết không do dự. Không thể ngày nay như vầy, rồi ngày mốt như kia, vì sợ không đắc ngộ, và hiềm ngờ không huyền diệu. Tính toán như thế, đều là chướng ngại. Trước hết phải phá sạch chúng, để lúc lâm chungkhông sanh nghi ngờ. Lúc công phu đến nơi đắc lựcngoại cảnh không thể nhập, chỉ có phiền não trong nội tâmđột nhiên ngang ngạnh khởi ; hoặc dục niệm chợt phát, hoặc tâm sanh ưu sầu, hoặc khởi bao loại phiền nãocho đến tâm mỏi lực mệt, không thể làm gì được.

Đây là trong thức thứ tám, hàm chứa bao hạt giống tập khí trong vô lượng kiếp. Nay bị công phu bức bách, đều hiện xuất ra. Việc quan trọng nhất là phải sớm nhận biết ra chúng. Trước tiên phải nhận thứcphá trừ, nhìn thấu suốt ; quyết không để chúng giam nhốt ; quyết không để chúng khống chế ; quyết không cho đó là thật, mà chỉ phấn chấn tinh thầnphát khởi tâm dũng mãnh, đề khởi câu thoại đầu đang tham cứu. Nơi thoại đầu vừa khởi, thì bèn chống cự đuổi chúng đi. Bản ngã chân thật nguyên chẳng có những việc như thế. Hỏi nó đến từ chỗ nào, rốt ráo là gì ! Quyết định phải nhìn đến khi hạ lạc (đốn ngộ).

Như thế mà ép đuổi chúng đi, thì khiến quỷ thần đều khóc lóc, tuỵêt tung ẩn tích ; phải đuổi tận giết tuyệt không lưu một tấc dây. Dụng lực như thế, tự nhiên sẽ nghe tin tức lành. Trong một niệm nếu phá được chúng, thì tất cả vọng tưởng nhất thời đều rơi, như hoa rụng từ trên hư không, khiến tâm thể sáng soi tĩnh lặng.

Qua được chặng này, thì đắc được vô lượng khinh an tự tại. Song, đây chỉ là nơi đắc lực của người sơ phát tâm, chẳng phải là huyền diệu. Nơi bình lặng khinh an tự tại, chớ sanh tâm vui mừng, vì nếu như thế, sẽ bị con ma vui mừng bám vào tâm, tức tăng thêm chướng ngại. Ngay nơi tạng thứchạt giống tập khí ái căn kiên cố thâm sâu ẩn tàng, không thể dụng lực thoại đầu nổi lên, quán chiếu tâm cũng không được, tự mình hạ thủ công phu không xong, thì phải lễ Phật tụng kinh sám hối ; lại cần phải mật trì tâm chúnương nhờ mật ấn của chư Phật mà tiêu trừ chúng. Các bài mật chúnhư bảo xử kim cang đập nát tất cả vật. Vật vừa chạm vào bèn bị tan nát như hạt bụi. Từ trên Phật Tổ tâm ấn mật quyết, đều không vượt ngoài lý này. Vì vậy, bảo rằng mười phương Như Lai, nhờ trì tâm chú này, mà đắc thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác. Lời của Phật rõ rằng ; sợ môn hạ của tổ sư bị lạc vào thường tình, nên thầm thuyết mật chú, chẳng phải là vô dụng.

Thế nên, ngày thường phải định thời khoá, thì lâu sau thuần thụcđắc lực được nhiều, nhưng không thể hy vọng cầu mong thần thông cảm ứng. Phàm người tu hành, có ngộ rồi mới tu, hay tu rồi mới ngộ, mà ngộ có giải và chứng không đồng. Nếu y theo ngôn giáo của Phật Tổ mà minh tâm giải ngộ, thì đa phần lạc vào tri kiến. Nơi mọi cảnh duyên, đa phần không thể đắc lựcTâm cảnh đối lập nhau, không thể dung hoà, nên trở thành ngưng trệ, và đa phần tự làm chướng ngại.

Đây gọi là danh tướng tựa như Bát Nhã, chẳng phải là nơi tham cứu chân thật. Người chứng ngộmọi việc từ trong tự tâm, thật đã xả bỏ hết. Bức ép đến nước cùng non tận, thì một niệm chợt ngưng, khiến thấy rõ tự tâm, như giữa ngã tư đường, gặp lại cha mình.

Lại nữa, không thể nghi ngờ ; ví như người uống nước, lạnh nóng tự biết ; không thể thố lộ với người ; đó mới là tham cứu chân thật và liễu ngộ chân thật. Sau đó, dùng nơi chỗ ngộ mà dung hội tâm cảnh, để tịnh trừ nghiệp chướng đang lưu chuyển trong hiện tạiÝ thức vọng tưởng tình lự, đều chảy tan ra thành một vị chân tâm, tức là chứng ngộ.

Chứng ngộ này, sâu cạn không đồng. Từ cội rễ mà khởi công phu, phá được hang hố của thức thứ tám, lấp trừ hầm hố của vô minh ; vừa siêu thoát liền nhập vào, mà không có thừa pháp nào khác. Đây là nơi chứng đắc thâm sâu của bậc thượng thượng căn ; còn lại thì là tiệm tu, sở chứng rất ít. Việc đáng sợnhất là thường lấy ít cho là đủ, khiến lạc nơi bóng ảnh. Chưa phá trừ được cội gốc của tám thức, sao mãi buông lung làm bậy !

Đó là việc bên ngoài thần thức. Nếu cho rằng chúng là thật, tức nhận giặc làm con. Cổ nhân bảo rằng người học đạo, không nhận thức chân thật được, chỉ vì nhận lầm thần thức trước mắt. Cội gốc sanh tửtừ vô lượng kiếp đến nay, người ngu nhận lầm chính là mình. Ngay nơi đó, việc tối trọng là phải nhìn thấu suốt. Thế nên, bảo rằng đốn ngộ rồi tiệm tu, nghĩa là trước ngộ đã triệt thấu, nhưng vẫn còn tập khí, chưa có thể tẩy rửa liền. Ngay trên tất cả cảnh duyên, dùng lý ngộ này, khởi lực quán chiếu, duyệt cảnh kiểm nghiệm tâm. Dung hoà đắc được một phần cảnh giới, thì chứng đắc một phần pháp thân, tiêu một phần vọng tưởnghiển lộ một phần căn bản trí ; tất cả hoàn toàn đều do nơi công phu liên tụcDụng công ngay trên cảnh giới, thì mới đắc lực.

Đối với người lợi căntín tâm dũng mãnh, lúc dụng công phu, sự chướng dễ trừ, nhưng lý chướng khó thay đổi. Bịnh này lược kê có vài phần.

Trước nhất, không thể tham cầu huyền diệu. Việc này vốn thanh tịnh khắng khít, thật hiển nhiên rõ ràng, chỉ là một vị bình thường, chẳng có chi là huyền diệu. Thế nên cổ nhân dạy rằng đã ngộ đồng với chưa ngộ ; y nhiên chỉ như người xưa, lại chẳng có huyền diệuCông phu nếu đủ, thì tự nhiên trở nên bình thường chân thật, và tập khí tri giải sẽ được tẩy trừ. Ngược lại, bên trong huân tập trí Bát Nhã ; khởi các huyễn hoá xảo kiến bao đời, rồi buộc ràng tâm đó, mà gọi là huyền diệu, và chấp vào không xả. Đó chính là bóng ảnh của thần thức, và là cội gốc vọng kiến phân biệt, cũng gọi là kiến chấp, khác biệt với vọng tưởng thô phù khi trước. Song, sanh diệt vi tế vẫn còn trôi chảy, cũng gọi là tri chướng, chính làm ngăn ngại chánh tri kiến. Người nào nhận lầm đó là chân thật, bèn khởi bao loại kiến chấp điên cuồng. Phải nên bỏ đi. Thứ đến, không thể đem tâm chờ ngộ. Chân tâm vi diệu tròn đầy, xưa nay vốn không có mong chờ. Nhân vì vọng tưởng kết tụ, khiến tâm cảnh căn trần đối đãi, nên khởi mê hoặc tạo nghiệp. Nay người tu hành, chỉ nên nhất niệm xả bỏ thân tâm thế giớiĐơn độc đề khởi niệm này hướng về phía trước. Cần thiết là chẳng màng ngộ hay không ngộ, chỉ lo là niệm niệm bước bước chưa vững được. Công phu nếu đến nơi đến chốn, thì tự nhiên sẽ thấy bản lai diện mục, sao còn tính toán chi ! Dùng tâm mong đợi ngộ, tức nó là gốc rễ của sanh tử. Đợi đến cùng kiếp, cũng không thể ngộ.

Thế nên, không thể mong đợi chân tâm, mà bảo rằng sẽ có. Tâm mong đợi nếu không trừ, thì dễ dàng sanh mỏi mệt chán chường, và đa phần trở thành thối đoạ. Ví như tìm vật mà không thấy, thì khởi tâmmuốn nghỉ ngơi. Lại nữa, không thể hy vọng mong cầu diệu quảVọng tâm sanh diệt, nguyên là thể tánhchân thật của Như Lai. Ngày nay, sống trong mê muội, khiến thần thông diệu dụng của chư Phật, biến thành vọng tưởng tình lự, và tri kiến phân biệt. Đem pháp thân chân thật thanh tịnh biến thành chất nghiệp sanh tử. Đem cõi thanh tịnh vi diệubiến thành cảnh giới sáu trầnDụng công phu hôm nay, nếu một niệm đốn ngộ tự tâm, thì như cái lu đỏ hồng chảy tan thành muôn hình tượngThân tâm thế giới, vốn là thể tánh chân thật của Như LaiVọng tưởng tình tự, vốn là thần thông diệu dụng. Thay danh chứ không đổi thể.

Đại sư Vĩnh Gia bảo : – Vô minh thật tánh, tức Phật tánhHuyễn hoá không thân tức pháp thânLiễu ngộ được pháp môn này, thì việc chấp xả đều mất ; tâm vui mừng chán chường đều ngừng ; bước chân đến mọi nơi đều là cõi tịnh độ Hoa Tạng ; tâm tâm đều là Di Lặc hạ sanh. Vọng tâm vừa cầu diệu quả, (tức tâm hy vọng mong cầu), thì đó là cội rễ của sanh tử, làm chướng ngại chánh tri kiến. Càng cầu càng đi xa, nên lực mong cầu mỏi mệt, bèn sanh tâm chán chường.

Lại nữa, không thể tự sanh nghi ngờ. Phàm dụng công, chỉ việc xả bỏ thân tâm, tuyệt dứt kiến văn tri giải ; phải thoát khỏi bước đó. Kẻ mù vọng hướng đến nơi chẳng phải chỗ an thân lập mạng ; thấy không có liễu ngộ được gì, nên thối thất dừng nghỉ. Trước sau nếu do dự, thì sanh tâm nghi ngờ, rồi khởi vô lượng tính toán, suy lường được mất ; hoặc lại sanh ức kiến phỏng đoán, phát động tà tư, làm ngăn ngại chánh tri kiến. Phải nên nhìn thấu việc này, quyết định đi thẳng vào, không còn xoay đầu lại.

Tựu chung, không màng có dụng được công phu hay không, đó mới là nơi đắc lực. Lại nữa, phải khiến tinh thần tăng thêm sự sảng khoái, mà không thối thất. Ngược lại, sẽ bị đoạ làm ma ưu sầuNgoài ra, chớ sanh tâm sợ hãiCông phu niệm lực nếu cấp thiết bức ép, thì vọng tưởng trong một niệm liền ngưng. Thân tâm đột nhiên trống không, rồi thấy đại địa chẳng có một tấc đất, thậm chí đến tận vô cực, bèn sanh tâm sợ hãi. Không nhìn thấu cảnh giới này, bèn chẳng dám tiến bước ; hoặc ngay nơi đó chợt đạt lý không, bèn cho là vi diệu thù thắngNhận lầm lý không này, khiến sanh đại tà kiến, rồi bác không nhân quả. Đây là việc rất nguy hiểm. Lại nữa, quyết định tin tự tâm là Phật. Phật chẳng khác Phật. Lý duy tâm là như thế. Pháp chân thật của Phật giống như hư khôngĐạt được vọng tưởng vốn không, thì bản hữu pháp thân tự hiện, quang minh tịch chiếu, tròn đầy biến khắp, chẳng thiếu chẳng thừa. Không thể đem tâm hướng ngoại truy cầu. Bỏ tâm này mà chạy đi tìm cầu bên ngoài, thì trong tâm khởi ra vô lượng cảnh giới mộng tưởng. Đấy chính là thần thức biến hiện, quyết không cho là kỳ đặc. Trong tâm thanh tịnh của chúng ta, vốn không một vật, cùng không có một niệm. Vừa khởi tâm động niệm, liền đi ngược với pháp thể. Người dụng công ngày nay, đa số không biết tự tâm vọng tưởng, nguyên là hư vọng. Đem vọng tưởng này, nhận lầm là chân thật, chỉ chuyên cùng nó đối đầu, như trẻ em đùa giỡn với lửa ; càng giỡn càng không có liên hệ gì ; đùa mãi bèn tự sanh tâm sợ hãi. Lại có người sợ vọng tưởng, rồi hận không thể nắm bắt được, bèn liệng qua một bên. Ví như bắt gió nắm hình, cả ngày đùa giỡn phí tận khí lực. Lúc chưa có một niệm nào ngưng được, lâu dài ngày càng bị trói buộc, thì tín tâm càng mỏi mệt, rồi bảo rằng tham thiền không linh nghiệm, bèn sanh tâm huỷ báng, hoặc sanh tâm sợ hãi, hoặc sanh tâm thối sụt.

Đây là bịnh của kẻ sơ phát tâm, chẳng có gì khác hơn. Do chưa đạt được chân tâm thường trụtánh không sanh diệt, nên nhận lầm vọng tưởng là pháp thật. Gặp những cảnh giới này, cần yếu phải nhìn xuyên thấuVượt qua được cửa ải này, thì tự nhiên có con đường hướng thượng ; chỉ nên rời tâm ý thức mà tham khán, và xa lìa tâm vọng tưởng mong cầu cảnh giới. Nơi một niệm vừa khởi, chẳng màng lành hay dữ, hãy ném phứt chúng đi, chớ cùng chúng đối đầuTin chắc trong tự tâm, vốn không có những việc đó, rồi đề khởi câu thoại đầu xưa, như bảo kiếm kim cangma Phật đều chém. Nơi đây phải có đại lực dũng mãnh, đại tinh tấn, đại nhẫn nhục, quyết không nghĩ trước tính sau ; quyết không khiếp nhược. Phải trực tâm chánh niệm, thẳng bước hướng phía trước, thì tự nhiên đường đường cao ngất ; chớ bị những vọng tưởng này trói buộc, như thoát khỏi mồi chim ưng, thì trong mười hai thời, nơi tất cả cảnh duyêntự nhiên không bị ràng buộc, và tự nhiên đắc đại khinh an cùng đại tự tại. Đây là nơi đắc lực đầu tiên của người sơ phát tâm.

Những lời lẽ bên trên, giống như vẽ thêm chân rắn, cũng chỉ là lời phương tiện, chẳng phải là cứu cánhchân thật. Vừa bước ra cửa, ngay bên đường lộ, sợ đi lầm lạc, uổng phí tâm lựclãng phí thời giờ, thì phải thẳng dùng pháp môn chân chánh, siêu xuất trên con đường vi diệu trang nghiêm. Đó gọi là bước trên chánh lộ bằng phẳng. Nếu cố gượng tu hành mau gấp, mong sớm thành tựu, thì kiếp sống luân hồilại càng dài thêm. Phải bước theo đường lộ hướng thượng của Phật Tổ, mà không màng đến những lộ trình khác. Đây là phương tiện cho người sơ phát tâm. Phải nhìn xuyên thấu đáo.

Bài 19: KHAI THỊ CHO PHÙNG SANH VĂN PHỤ

Người học đạo, trước hết phải quyết định phát khởi ý chí tu hànhdài lâu. Đến suốt cuộc đời, mãi tới ba đời, năm đời, mười đời, trăm đời, ngàn đời, muôn ngàn đời, cùng đến sanh sanh kiếp kiếpnhất định tới khi nào đại ngộ mới thôi. Không đại ngộ được tâm này thì quyết chẳng ngơi nghỉ. Dẫu có đoạ lạc vào ba đường khổ địa ngục, hay nhập thai lừa bụng ngựa, thì chí nguyện thành Phật cũng quyết không xả bỏ. Lại nữa, ngày nay không vì bao khổ não bức bách mà thối thất tín tâmVí như có người phát tâmđi muôn dặm đường, quyết định đến được mục đích mới thôi. Từ ngày vừa bước chân ra cửa, đi thẳng đến nơi cửa nhà của người đó, thân cận người muốn gặp đó, cùng người đó giao thiệp, mãi tới lúc mất mạng mới thôi. Đây mới gọi là có ý chí quyết định. Nếu như không có ý chí quyết định rõ rệt, chỉ bảo bước ra cửa là đủ, rồi xoay đầu nhìn lại chỗ cũ ; bao tham ái không xả, hoặc dè dặt ngập ngừng. Miệng nói đi mà tâm không muốn tiến. Hoặc may mắn gặp bạn bè thông minh mạnh khoẻ, rồi cùng vị này bước chân ra cửa. Vừa lên đến đường lộ thì phóng túng buông lung. Hoặc gặp phường hát xướng tại những nơi phú quý giàu sang, khiến mắt tai tham luyến mà đến gần để vui chơi, rồi quên mất tâm nguyện bước ra cửa nhà khi trước. Hoặc mơ màngchẳng biết nơi phải đến, hoặc giữa đường thấy duyên sai biệt, (tức là gặp bạn ác duyên xấu), đùa giỡn mãi đến khi hao của hư tài, lại thêm tật bịnh bủa vây, nên tiến thối bàng hoàng, sanh vô lượng khổ sở. Hoặc thân thể mỏi mệt vì đã lâu chịu bao lao khổgió sương, rồi lại sanh tâm thối thất. Hoặc gần đến cửa nhà, mà gặp những cảnh cơ sai biệt. Hoặc cho những lời sai tiếng bậy là chân thật, nên đến gần mà không thể gặp được người đó. Đã đến được cửa mà không thể vào nhà. Những người như thế đều bỏ phí công huân may mắn. Nói chung, không thể chân thật đến nơi cứu cánh, vì lúc vừa phát tâm không có ý chí quả quyết. Cứ như thế mà muốn có chút ít công danh sự nghiệp ở thế gian, quyết chẳng làm được, hà huống Phật đạo vô thượng, cắt đứt sanh tửchứng quả Bồ Đề !

Vì vậy bảo rằng Phật đạo dài dăng dẳng, tinh cần thọ khổ nhọc, mới có thể thành tựu. Sao muốn sớm có hiệu nghiệm, và cầu thành tựu mau chóng ! Ngoài ra, khi đã có ý chí kiên quyết rồi, cần phải có tri kiến chân thật. Nếu tri kiến không chân thật thì chí nguyện không thể hướng tới, hạnh nguyện không thể hành đến, khiến uổng phí công phu.

Chúng ta đã có chí nguyện cầu đạo, thì phải tin tự tâm, thể vốn là Phật ; bản lai thanh tịnh không chứa một vật, và vốn sáng soi bao la. Ngay tại công việc hằng ngày mà chưa đắc được thọ dụng chỉ vì bị các huyễn vọng làm mê muội, và bị bốn đại làm che mờ, cùng vọng tưởng tâm phù làm chướng ngại, nên khó được thấu triệtVượt qua cửa ải sanh tử không chỉ là ngàn đời vạn kiếp ! Chúng ta đã biết tâm này, thì phải tin chắc chẳng nghi. Ngày nay phát tâm, quyết lấy sự đắc ngộ làm kỳ nhật, rồi từ đó phát khởi công phu, tức là đã đi ra cửa một bước. Bây giờ thân cận và thừa sự những lời chỉ dạy của thiện tri thức, tức là đã xuất phát đi. Xuất phát khởi hành, trên đường gặp bao cảnh giới, bao khó khăn, bao việc trì hồi chậm trễ, bao việc bịn rịn không bịn rịn, bao việc thối lui không thối lui. Tất cả đều do học nhân tự kiểm nghiệm xem xét coi có hợp với bổn phận sự của mình không, chứ thiện tri thức chẳng giúp gì được hết !

Nguyên Sanh Văn Nhụ có chí như thế, phải chọn nhặt ra lông mi, và xem coi gót chân đầu tiên vừa bước ra cửa như thế nào !

 

Bài 20: KHAI THỊ THIỀN NHÂN TRÍ VÂN

Người học đạo phải hội đủ những điều kiện sau :

1 . Phải nhìn thấu suốt mọi cảnh giới ở thế gian. Không để vọng duyên xoay chuyển.

2 . Phải chuyên tâm vì đại sự sanh tử. Tâm tràng sắt đá quả quyết. Chẳng để vọng tưởng phan duyên xâm đoạt ý chí.

3 . Phải tẩy rửa sạch tận hết tất cả tập khí xấu xa và ác giác tri kiến thuở xưa, mà không chừa một cọng lông nào.

4 . Phải chân thật xả bỏ thân mạng. Không để bị sanh tử, bịnh hoạn ác duyên làm chướng ngại.

5 . Phải phát khởi chánh tínchánh kiến. Không thể nghe theo tà sư khiến mê lầm.

6 . Phải nhận rõ chỗ dụng tâm chân thật thiết thực của cổ nhân, rồi dùng tâm đó mà tham cứu thoại đầu.

7 . Nơi công việc làm hằng ngày, luôn trì giữ chánh niệm, chớ để duyên huyễn hoá làm mê hoặcTâm tâm không ngừng tu đạo ; động tịnh nhất như.

8 . Phải trực niệm hướng phía trước. Không thể đem tâm mong đợi giác ngộ.

9 . Phải có tâm lâu dài. Chí chưa đến nơi thành tựu của cổ nhânthì quyết chẳng cam ngừng nghỉ. Không thể được ít cho là đủ.

10 . Trong lúc dụng công phu, niệm niệm phải vừa xả vừa nghỉ. Vừa xả mà xả. Vừa nghỉ mà nghỉ. Xả cho đến lúc không thể xả được nữa. Nghỉ cho đến nơi không còn chỗ để nghỉ, thì tự nhiênsẽ được tin tức lành.

Học nhân dụng tâm như thế, thì bổn phận sự có chút phần tương ưng. Phải có chí hướng thượng, và phải tự thúc đẩy tinh tấn tiến bước.

 

Bài 21: KHAI THỊ CHO THIỀN SƯ THỪA MẬT

Công việc hằng ngày của học nhân là phải quán bốn đại như bóng hình ; quán những việc trước mắt như mộng ; quán tâmnhư dòng nước chảy cuồn cuộn ; quán động tác như người gỗ ; quán âm thanh như tiếng vang trong hang ; quán cảnh giới như hoa rơi trên không. Lúc quán như thế, không còn ngã và ngã sở, và không người làm không người tạo ; đến đi đứng ngồi, không khởi không ngừng; ứng niệm nhớ vô sanh. Đó gọi là nhập vào tam muội vô tránh.

 

Bài 22: KHAI THỊ CHO SA DI TẠI TỊNH

Phật dạy hai mươi việc khó được, mà trong đó có : “Được thân người là khó ; sanh tại trung quốc là khó ; được gặp Phật Pháplà khó ; thân cận thiện tri thức là khó ; sanh chánh tín là khó”. Đây là năm việc khó trong những cái khó. Sa di Tại Tịnh đã đủ bốn việc, chỉ còn thiếu việc sanh chánh tín. Hôm nay, may mắnxuất gia, gặp được đại thiện tri thức mà quy y, lại đem thân vào biển Phật Pháp. Việc này do duyên tu hành như thế nào mà được ? Nếu không phấn tấn dũng mãnh, sanh đại chánh tín, rồi đem thân tâm huyễn vọng tẩy rửa cho thanh tịnh trong sạch, lật ngược tánh mạng, chí xuất sanh tử, rộng tu vạn hạnh, kết đại duyên thành Phật vô thượng, thì chẳng phải xấu hổ, làm mất hạt giống thiện căn trong bao đời sao !

Cổ đức dạy rằng thọ khổ trong ba đường ác, chưa gọi là khổ. Làm mất y ca sa trên thân mới thật là khổ. Phật bảo rằng tâm như dây tơ thẳng, mới nhập đạo được. Dây tơ thẳng tức là không có tướng cong vạy. Tướng cong vạy là gì ? Tức là tâm tinh xảo máy móc, tâm trộm cướp, tâm láu lỉnh, tâm che đậy, tâm chẳng biết xấu hổ, tâm làm biếng, tâm thấy lỗi của người, tâm cống cao ngã mạn, tâm tự thị khi dễ người, tâm không sanh hiếu thuận từ mẫn. Tổng quát, tất cả tâm bất thiện đều là tướng cong vạy của tự tâm. Nay muốn phát tâm tu hành, chỉ đem tất cả tâm như trên, tận hành quét sạch. Thời thời kiểm điểmniệm niệmchiếu soi quản thúc, chớ xả bỏ chúng. Sợ không thể đốn ngộ, hãy lấy một công án của cổ nhân, giữ trong ngực. Lúc tập khíphát khởi, bèn đề lên câu thoại đầu này, chống cự với chúng. Lâu sau thuần thục, thì tâm tự điều phục ngay thẳng, mà đạo tâmngày càng tăng trưởng, hạnh môn ngày càng tinh tấntâm địangày càng sáng suốtSuốt đời hành như thế, thì gọi là không uổng phí đời tu. Ngược lại, đợi lúc sanh tử đến, thì dùng gì để đề đối chúng !

Sa di Tại Tịnh hãy tự suy nghĩ, quyết chẳng nên bỏ qua, xem thường những lời này.

Bài 23: KHAI THỊ CHO THẦY ĐẠI TỊNH

Hỏi: Ngài luôn bảo là trừ phi được ấn giáo, không thể cho rằng có chánh tri kiến. Song, tham tầm giáo lý vốn là tập khí sâu xa, thật khó tẩy trừ, ví như dầu đã bị đổ vào bún. Nếu nơi sự ấn chứnghành nhân “liễu ngộ” vẫn còn bám vào sợi dây ý thức, khiến đoạ vào những ấm ma và tăng trưởng tà kiến, thì phải làm sao ? Tai hại thật không thể lường ! Thỉnh cầu Ngài khai thị chúng con tại điểm thiết yếu này.

Đáp: Lão nhân thường nhấn mạnh rằng hành nhân phải so sánhkinh nghiệm cá nhân theo đúng tông giáo để được ấn chứng. Nghĩa là nếu tự dùng tri kiến của mình mà không thể gặp được minh nhãn thiện tri thức, (những vị năng phân biệt chánh tà), thì phải tầm cầu kinh điển ấn chứng. Các bộ kinh như Lăng Nghiêm, Lăng GiàViên Giác đều chỉ rõ công phu tu thiền cùng thể ngộ chân thật của tâm. Phải so sánh cảnh giới tự tâm với những tấm kính đó, và kiểm nghiệm xem coi có đúng như lời của đức Phậtdạy bảo chăng. Thế nên, có câu : “Dùng thánh giáo lượng làm minh cảnh (kiếng sáng) để chiếu soi tự tâm”. Đây không có nghĩa là lạm dụng những câu cú ẩn mật của kinh điển để biện minhcảnh giới tự tâm. Câu hỏi này là một ví dụ điển hình mà những kẻ đã bị mất câu thoại đầu thường nói đến. Chỉ có đức Phật mới hoàn toàn chân thật chỉ bày tâm thức bịnh hoạn của chúng ta. Phần “năm mươi ấm ma” của kinh Lăng Nghiêm và “tính chất thăng trầm của bảy loài” của kinh Lăng Già hiển bảy rõ ràng về tà kiến của ngoại đạo và nhị thừa. Nếu đức Phật không diễn đạt rõ ràng, thì làm thế nào có thể biết cách thận trọng ngăn ngừachúng ? Tôi nói nghĩa “ấn chứng” tâm chỉ là như thế. Do đó, phải dùng tấm kiếng của thánh giáo mà chiếu soi tự tâm, chứ không cần màng đến việc tham tầm giáo lý hay không. Nếu vẫn còn bị xoay về tập khí cũ, thì do nhiều nhân duyên khác, chứ không hẳn chỉ hạn cuộc ở việc tham tầm giáo lý !

Bài 24: KHAI THỊ CHO THIỀN SƯ NHƯ LANG

Phật dạy:

– Cạo bỏ râu tóc, mà làm Sa Môn. Rời tham dục được tịch tĩnh, là điều quan trọng nhất.

Thế nên, biết rõ tham dục vốn là sanh tử, cũng là lộ đường đại sự quan trọng nhất. Vì vậy, phải nên tha thiết trì giới. Rời xa tham dục, bèn được an ổn tịch lạc. Sở dĩ chúng sanh trầm luântrong biển khổ, không thể mau lên bờ giác ngộđơn độc chỉ vì tham dục quá lắm.

Phật dạy:

– Trong các khổ đau, tham dục làm gốc. Nếu diệt tham dục thì các khổ đau không còn nơi nương tựa. Chỗ nương y nhà cửa của mọi chúng sanh trong ba cõi, đều lấy tham dục làm nền tảng. Trần lao đau khổ, đều do tham dục làm điên đảo. Hôm nay, vừa bỏ tham dục, thì gọi là phá ba độc, xuất ra ba cõi, chặt lưới ma cả. Khi ấy, đức Như Lai rất hoan hỷ. Cho nên biết rõ, không rời năm dục, thì ba cõi khó phá, và muốn cầu tịch tĩnh giải thoátcũng khó thành, khiến Như Lai phải bi sầu. Như Lang thiếu niênxuất gia, tham phương hành cước. Nay gặp lão nhân, phát tâmBồ Đề thọ giới Sa Di, chí tu hạnh ly dục. Đây chính là diệu hạnhphát nguyện xuất ly sanh tử bậc nhất, chỉ sợ chí không kiên cốhành không đắc lực thôi. Phật dạy rằng cần cù nhẫn thọ các sự khổ nhọc lâu dài, thì mới có thể thành tựu đạo quảKế tiếp là phải có ý chí quyết định, tu thẳng đến khi thành Phật mới thôi. Đó chính là ý chí rời tham dục chân thật.

Bài 25: KHAI THỊ CHO THIỀN NHÂN THẠCH NGỌC

Học nhân đời mạt phápđa số hướng về những sự tu tập thô phù, mà không đi thẳng đến chỗ chân thậtVì vậy, ngay nơi những lời dạy của đức Phật, chỉ chấp trên danh tự ngôn ngữ, mà không đạt được tông chỉ cứu cánh, khiến tăng thêm tri kiến, sanh đại ngã mạn. Đây là dùng Phật Pháp mà kết thêm cội gốc sanh tử, cũng không biết sanh tử là vật chi, cứ bảo rằng chẳng có can hệ gì. Mê mờ đi trong đêm tối, nên không thể thấy được chánh lộ tu hànhNgôn từ của Phật dạy, đều là pháp xuất ly sanh tử, sao người đời nay ngược lại bị đoạ ? Việc này chẳng phải lỗi của Phật, mà lỗi tại học nhân không có chánh tri chánh kiến, cùng chưa từng thân cận và được thiện tri thức chỉ điểm thuyết phá trừ căn mê lầmHọc nhân Thạch Ngọc với lòng chân thật và nghiệp trong sạch, xưa đã từng tham kiến lão nhân tại ngoài miền Lãnh Nam, Lão nhân đi về miền đông, sang Ngô Việt, khắc tân sớ sao Lăng Nghiêm Pháp Hoa. Thạch Ngọc xem lạitham cứu tinh tường rồi châm chước, nên đắc được yếu chỉ bên ngoài lời nói của lão nhân. Nay lão nhân trở về Khuông Sơn dưỡng già. Ngày nay, Thạch Ngọc có khả năng làm bạn trong không gian u tịch, để tham cứu việc hướng thượng, mà không bị tập khívăn tự làm sở tri chướng. Thật hay lắm thay !

 

Bài 26: KHAI THỊ CHO THIỀN SƯ NHƯ THƯỜNG

Phật dạy :

– Từ bỏ cha mẹxuất gia tu đạo ; liễu ngộ chân tâmđạt đến bổn tánh, giải pháp vô vi, gọi là Sa Mônthường hành hai trăm năm mươi giới.

Lại bảo:

– Đoạn tham dục tẩy trừ ái chấpnhận thức nguồn tự tâm ; đạt được lý thâm sâu của Phật, mà ngộ pháp vô vi.

Lại bảo:

– Cạo bỏ râu tóc, mà làm Sa Mônlãnh thọ Phật Pháp ; bỏ tiền tài riêng tư ở thế gian, chỉ cầu biết đủ ; ngày ăn một buổi, mỗi đêm ngủ dưới một gốc cây ; cẩn thận chớ xoay trở lại. Khiến người bị ngu si che mờ, đều do ái dục. Những pháp như thế, Phật dặn dò rõ ràng ; chẳng ngoài việc nhắc nhở chư Sa Môn, lúc vừa xuất gia, hạnh đầu tiên phải hành là xa rời dục lạcHậu thế tử tôn, thân tuy xuất gia, mà tâm lại say sưa nơi năm món dục ; không biết sao phải hành pháp viễn ly, và đạo nào là đạo xuất khổ não, chỉ miên man hôn mê, mà không tự giác ; lại giả bộ phục sức oai nghidối trá hiện tướng oai đức ; ngoài dối người, trong khi tâm mình ; che đậy lỗi lầm mà chẳng biết tự giác. Người muốn cầu chân tâm chánh niệm, thật hiếm có. Kinh Tịnh Danh nói rằng trực tâm là đạo tràng.

Như Thường có chí cầu pháp xuất ly, phải lấy trực tâm làm đệ nhất nghĩaTrân trọng !

Bài 27: KHAI THỊ CHO THIỀN NHÂN KHÁNH VÂN

Người xuất gia phải rõ đại sự. Thứ nhất, tâm phải chân thật tha thiết vì sự sanh tử. Thứ hai, phải quyết định phát khởi ý chí xuất ra khỏi sanh tử. Thứ ba, phải xả mạng cho đến chết, quyết không thay đổi. Thứ tư, phải chân chánh biết rõ thế gian là đau khổ, nên cực lực sanh tâm nhàm chán xa rời. Thứ năm, phải thân cận thiện tri thức tuyệt thắng, và đầy đủ chánh tri chánh kiến. Thời thời thưa thỉnh, thừa sự theo lời giáo huấn, rồi y như lời dạy mà hành, tinh cần không giải đãi ; không để năm món dục phiền nãolàm che chướng ; không để tập khí xấu xa sai sử ; không bị giao động vì bạn xấu ; không bôn ba chạy theo duyên ác ; không cho rằng vì độn căn mà tự thối thất. Như thế mà phát tâm và tiến bước, rồi lâu ngày thuần thục, thì tự nhiên sẽ tương dung hợp với sở cầu nguyện xưa. Hiện đời, tuy chưa có thể liễu ngộ, thấy rõ tự tâm, nhưng trăm kiếp ngàn đời, cũng dựa theo ngày nay mà làm nhân địa sơ khởi tu hànhNếu không như thế, chỉ dùng tri kiến thấp kém hẹp hòi, tập khí sôi nổi mỏng manh, tâm đua đòitheo thói cũ, tâm cuồng vọngkhẩu đầu thiền, khí trọc uế, căn tà kiến, để làm chánh nghiệp xuất gia, rồi lấy đó mà vọng cầu xuất ra khỏi biển khổ ; đó là thích chí siêu việt mà lại an nghỉ, và không chịu đi mà cầu tiến bước.

Hy vọng người chánh tín trong đời mạt pháp, và những thiền nhân đã biết chỗ hướng tới, phải thẩm xét nhận biết bản tâm, dùng đó làm đệ nhất nghĩa chân thật.

Bài 28: KHAI THỊ CHO THIỀN NHÂN VÔ SANH

Cổ nhân vừa mới phát tâm, chân chánh vì đại sự sanh tửquyết chí xuất ly, nên cắt ái từ thân, tham phương tầm cầu thiện tri thức ; trải qua bao gian nan khổ cực, tâm tâm niệm niệm, chỉ vì nhắm thẳng vào việc chưa sáng ; ưu bi thống thiết, như khóc mẹ đã già chết. Gặp được thiện tri thức như con thấy mẹ. Được nghe một lời hay nửa câu, liền khai mở tâm địa, như bệnh được thuốc. Một niệm tương ưngliễu ngộ nơi tâm, như kẻ nghèo được châu báu. Quăng thân bỏ mạng, nổi trôi bị bao khinh rẻ, mà chưa từng than van nản lòng.

Nhị tổ Huệ Khả vì muốn an tâm mà chặt cánh tay. Lục tổ Huệ Năng đeo đá giã gạo. Bá Trượng làm chấp sự bao lao nhọc. Dương Kỳ làm công quả cúng dường đại chúng. Phàm danh tiếtđược truyền đăng chiếu soi thiên cổ, chẳng ngoài sự khắc khổ mà nên. Chư Phật trong đời quá khứ, cầu vô thượng Bồ Đềxả thân mạng như số cát vi trần ; không loài nào mà chẳng thọ thân ; không thân nào mà chẳng tu khổ hạnh. Trăm kiếp tu nhân, nên cảm thiên thượng nhơn gian cúng dường vô lượngMạt pháp tử tôn, vì lãng phí thọ dụng nên mất phần công đức bất tận. Sao lại có trời sanh Di Lặc, và có tự nhiên Thích Ca ! Đau đớn thay ! Đời mạt pháp, đã xa quá thời thánh giáo ; phép tắc pháp môn để dùng quét đất. Hậu bối xuất gia, không biết vì việc gì. Sanh ra chỉ biết sợ đói lạnh, nên mãi lo việc ấm no.

Vừa bước vào cửa không, bèn trở lại theo tập quán thế tục ; đàm luận suông cả ngày, phủng phệ túng tình, để sáu căn chạy rong ; chuẩn bị tạo các việc ác ; không làm lụng cực nhọc mà hưởng thức ăn ngon ; không chăn tằm mà mặc y đẹp ; hư tiêu của tín thílãng phí thời giờ ; chẳng biết sanh từ đâu đến, chết sẽ đi về đâu ! Sao lại không biết nhân quả khó trốn thoát, và tội phước không sai chạy ! Đại hạn lâm chung đến, như đá chìm thẳng xuống nước ; ba đường ác khổ cùng cực ; một quả báo phải chịu cả năm ngàn năm, biết ngày nào mới được thoát khỏi !

Nhắc những lời này, lão nhân đau xót chua cay ! Mục kích thời lưu hiện tại, đều buông lung như thế. Hy vọng người tu phải như đãi cát lấy vàng, chẳng nên bảo là không có, vì vàng vẫn còn nguyên. Lao tù ba cõi, gông cùng trong bốn loài, lửa lớn cháy phừng phựt, nhà sanh tử hiểm hoạ, làm thế nào để dũng mãnhthoát các khổ, đến nơi vô uý ?

Chẳng phải là đấng trượng phu đầy đủ linh căn, hàm chứa bao cốt cách, thì không thể phấn tấn dũng mãnh, vừa siêu vượt liền nhập vào. Các thầy sanh ra may mắn được gặp Phật Pháp ; sáu căn đầy đủ, hình vóc nương nhờ y ca sa, sớm gặp minh sư. Nếu không thống niệm vô thườngnghĩ ngợi thâm sâu về đại sựtư duy khổ nơi địa ngục, mà phát tâm Bồ Đềsửa đổi tâm tánh, để ngày đêm tinh cần, sớm cầu xuất ly, mà cứ dần dà sống qua ngày, phóng túng thân tâm, thì lúc đại hạn đến, hối hận sao kịp ! Hãy nên cố gắng mà hành. Nếu quên lời khuyên răng nhắc nhở của tôi thì phụ lòng tôi và cũng chính là tự phụ mình !

 

Bài 29: KHAI THỊ CHO THIỀN NHÂN TỰ TÔNG

Phật dạy đệ tử tu pháp xuất thế, chỉ có hai loại diệu hạnh là tự lợivà lợi thaLợi tha gọi là tu phướcTự lợi gọi là tu huệBồ Tátphát tâmcần cầu đạo Bồ Đề vô thượngBồ Tát tuy biết pháp tánh là lặng lẽ không tịch, mà chẳng xả bỏ các hạnh hữu vi. Biết các pháp vốn không tịch tức là tự lợi. Không xả bỏ các hạnh hữu vi gọi là lợi tha. Từ trên chư Phật Tổ, chưa có ai chẳng từ hai hạnh này mà được xuất ra khỏi sanh tửĐức Thế Tôn muôn kiếp tinh cần tu bao khổ hạnh khó hành. Chúng ta từ bao kiếp dài lâu, lặn hụp trong biển sanh tử, đầu xuất đầu mất, xả thân thọ thân, không thể nghĩ bàn, đều là sống hư chết phí, thì làm sao có một chút gì là hạnh môn chân thật ! Nếu có hạnh chân thật thì quyết sẽ không như mặt mũi đời nay. Sao không thống niệm, mà hồi quang phản chiếudũng mãnh tự suy gẫm !

Đời nay thiền nhân do túc duyên may mắn, sớm đã thoát tục, mãi rời biển khổ, lại được an cư tại danh sơn, nơi đạo tràng thù thắng vi diệu mà chư tổ thường thuyết pháp. Đây là duyên lành muôn kiếp khó gặp. Chính là đói gặp tiệc vua. Bệnh được gặp vương. Tự phải biết mình may mắn vô ngần, rồi tận suốt cả đờixả bỏ thân mạng, làm các việc công đức, thì vượt trội trăm kiếp ngàn đời thường sống vô tích sự. Thiền nhân hãy tin lời của lão nhân ; từ rày về sau, phát tâm kiên cố bất thốitrì chí dũng mãnhcan cường, tận hết sức lực, lượng hết tài năng, biện một mảnh tâm khăng khít, nhậm duyên tuỳ nguyện, nhịn tâm nhịn phiền, nhẫn khổ nhẫn lao, thì sẽ có một ngày thành tựu công đức, tức sống đời hữu ích. Thiền nhân tự bảo thân yếu thần suy, không thể lãnh nhận công tác. Cổ nhân quý tại tâm lực cường, nguyện lực lớn, chứ không kể tại sắc thân khoẻ hay không khoẻ. Nay tuy có ít bệnh, không quá khổ đau. Nếu tạo nghiệp ác, đoạ nơi ba đường dữ, thì có cầu như hôm nay bịnh ít, thân tâm phiền não ít, hay muốn gieo lợi ích trong ruộng phước, cũng chẳng được.

Phật bảo chúng sanh, phải nhớ các nỗi khổ nơi địa ngục, mà phát tâm Bồ Đề, tức là bây giờ phải nên tự thúc đẩyphát khởitinh tấnCổ đức bảo rằng thà chết mà có pháp, còn hơn sống mà chẳng có pháp. Xả bỏ thân mạng này, làm những diệu hạnh đó ; ví như chiếc thuyền Bát Nhã, có thể đạt đến bờ giác. Câu nệ chi mà không cố gắng cưỡng ý chí, để phụ bạc bỏ phí cuộc đời này ! Đã đến núi báu, lại trở về tay không. Sao không tiếc thay !

Nếu thường an tâm nơi vô sự, tức là tâm khôngTâm không tức thần chẳng suy. Thần chẳng suy tức thần không lao nhọc. Đó là diệu hạnh vô tác. Gặp duyên tức là tông thú tu hành ; quyết không để công việc thường ngày xoay chuyển. Nơi nơi đều thành tựu môn đại giải thoát. Xin hãy suy gẫm cho kỹ !

Bài 30: KHAI THỊ CHO THIỀN NHÂN TỰ GIÁC

Phật bảo chư tỳ kheo rằng mỗi sáng sớm phải tự lấy tay xoa đầu. Lời này thật thâm thuý. Lão nhân mỗi mỗi suy gẫmđức Phật từ bi thống thiết triệt xương tuỷ. Ngài hằng bảo rằng mạt pháp tỳ kheođa số thường thích thọ dụngan nhiên hưởng thụ tứ sự cúng dương. Mỗi mỗi tự bảo đó là điều ưng phải được, mà không xét coi mình là người gì, cùng vật cúng dường từ đâu đến, và làm thế nào mà thọ nhận ! Người biết ân thì hiếm, và người báo ân thì ít, chỉ vì chưa chịu rờ đầu. Nếu chịu xoay lại rờ đầu, thì bất giác tự hoảng sợ, thốt lời rằng tại sao mình cắt bỏ râu tóc, không mặc y phục người thế tục ! Biết hình dạng khác tục, nên không dám cư trú gần người thế tục ; thân không dám vào chốn thế tục ; tâm không dám niệm nhớ thế tục. Như thế tức là an lạcnơi hạnh viễn ly. Không đợi thiện tri thức dạy bảo, mà tự phát tâm dõng mãnh ; vào núi chỉ sợ núi không sâu.

Song, có những hạng thầy tu lại an nhiên trú ngụ trong phồn hoađô thị hỗn tạp ; phóng túng thân tâm, để làm người vô loại, và hành bao hạnh vô íchThiền nhân Tự Giác vốn trụ ở nhân gian, nay đến Khuông Sơn lễ bái lão nhân, nguyện khô tâm trụ núi, tu hạnh xuất thế. Lão nhân vì đó chỉ dạy hạnh phước huệ song tu. Tu hụê tức tại quán tâmTu phước tức hành nơi vạn hạnhQuán tâm dùng niệm Phật làm phương pháp tối thắngVạn hạnh dùng sự cúng dường làm đầu. Hai việc này, chính là hạnh tổng trì.

Trong cuộc sống hằng ngàychúng ta khởi tâm động niệm, đều là vọng tưởng, (tức cội gốc của sanh tử), nên phải chiêu lấy quả khổ. Ngày nay dùng tâm vọng tưởng đó, chuyển làm tâm niệmPhật, tức niệm niệm thành nhân Tịnh Độ, đó là quả an lạc. Nếu niệm Phật mà tâm tâm không gián đoạn, thì vọng tưởng sẽ tự tiêu diệt. Ánh sáng của tự tâm phát lộ, và trí huệ hiện tiền, tức trở thành pháp thân PhậtChúng sanh bần cùng không phước huệ, do sanh sanh thế thế, chưa từng có một niệm cúng dường Tam Bảo, để cầu phước đứcSanh tử làm khổ thân ; niệm niệm tham cầu sự vui của năm món dục lạc, mà đó chính là tư lương của gốc khổ. Bây giờ, dùng tâm tham cầu, chuyển thành tâm cúng dường Tam Bảo. Đem thân mạng hữu hạn, tuỳ tâm lượng lực, mà cúng dường mười phương. Dùng một cây hương, một nhánh hoa, một hạt gạo, một cọng rau, để cúng dường Tam Bảo như nhỏ một giọt nước vào biển cả, và như một hạt bụi vi trần rơi xuống đất. Biển có lúc khô, và đất có lúc cùng tận, mà phước báo kia chẳng cùng tận, nên cảm Phật quảtrang nghiêm cõi Hoa Tạng, để làm nơi tự thọ dụng trong tương lai. Bỏ hạnh này thì không có diệu hạnh thành Phật khác.

Thiền nhân nếu sanh mỏi mệt chán chường, hãy lấy tay xoa đầu, tức sẽ tự phát tâm dũng mãnh vô lượng.

Bài 31: KHAI THỊ ĐẠI CHÚNG

Gần đây các thiếu niên ở khắp nơi, thường tự bảo có chí tham thiền. Song lúc tương kiến đối đầu, tôi nhận thấy họ đều là những kẻ điên đảo. Họ gìn giữ vọng tưởng làm thệ nguyện, dùng sự làm biếng giải đãi làm công phu khổ nhọc, dùng phô trương ngã mạn làm hạnh cao, dùng môi lưỡi giỡn chơi làm cơ phong, dùng chấp ngu si làm sự hướng thượng, dùng việc phản bội Phật Tổ làm tự thị, dùng trí huệ ranh manh làm diệu ngộ.

Thế nên, mỗi khi vào tùng lâmthân nghiệp không thể nhập vào đại chúng, và miệng ý không thể hoà với mọi ngườiBuông lungtình ý, chẳng tu ba nghiệp, mà cho lễ bái tụng niệm là hạ liệt, cho hạnh môn (công việc trong chùa) là thấp kém, cho Phật Pháp là oan gia, cho văn lượm lặt làm tri kiến của mình.Tuy họ có khả năng khởi công phu khán thoại đầu, nhưng lại đem tâm tầm cầu giác ngộ. Ngồi trên tấm bồ đoàn chưa vững, ngủ gật chưa tỉnh, mộng cũng chưa thấy chính mình, mà cống cao tự phụ, rồi viếng thăm chư thiện tri thức, thuyết huyền thuyết diệu, trình ngộ trình giải, và đưa câu cú chưa hạ lạc (liễu ngộ), hàm đồ cầu chứng. Nếu có phước duyên, gặp minh nhãn thiện tri thức, được đập vỡ khuôn sáo sai lầm, thì đó là điều may mắnNếu không may mắn, chỉ gặp những kẻ với tay khua đàn, tu thiền mù, thường dùng ấn giả đóng dấu, rồi bị ném xuống hang hố ngoại đạo, khiến bị đoạ lạc trăm ngàn muôn kiếp, không có cơ may ngoi đầu lên được. Chẳng đáng thương lắm sao ! Những kẻ hậu bối ngu si này, tự làm mất chánh nhân, vì gặp nạn tà độc. Nếu gặp được Lâm Tếhay Đức Sơn, chắc cũng không thể cứu giải mê chấp cho họ. Thật đáng thương thay ! Bệnh trạng của thiền môn là tại chỗ này. Xin hãy xem rõ, từ xưa cổ nhân quyết không phải như thế. Tổ BáTrượng hầu Mã Tổ, và thường ra đồng làm ruộng, cùng hành công án “chạm vào cái xuổng” và “vịt trời” để nghiệm công phuchân thật.

Thế nên, tổ Bá Trượng mới để lại lời răn nhắc :

– Một ngày không làm là một ngày không ăn. Lại nữa, thầy Dương Kỳ là tri sự cho ngài Từ Minh ; hơn hai mươi năm hành môn chấp sự tháo vát, chịu trăm ngàn khổ cực, mà chưa từng nản lòng hay than phiền vì lao nhọc, nên đắc được tạng quang minh rộng lớn, soi sáng cổ kim. Ngài Lại Dung lưng vác gạo, và tổ Hoàng Mai xay gạo ; xem qua cổ nhân, không ai chẳng trải qua bao khổ nhọc mới đạt thành tựu. Làm thế nào mà những kẻ thiếu niên, vừa vào tùng lâm, liền muốn lấy việc tham thiền làm hướng thượng, chỉ vẽ toà ngồi, cho là nơi thọ dụng, chứ không lay động tay áo, chẳng nhặt một cọng cỏ nhánh cây. Những người bạc phướctuyệt không có tâm xấu hổ. Dẫu có diệu ngộ, mà chỉ biến thành những điều trơ trẽn, nên không được trời người cúng dường. Huống là không chân thật dụng công tu hành, chỉ làm hư tiêu của tín thí, cam đoạ trầm luân !

Nếu người vì sự sanh tử, phải quán xem đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, nơi ba ngàn đại thiên thế giới, không có một hạt cải vi trần nào mà chẳng phải là nơi xả bỏ đầu mắt tuỷ não để cầu Bồ Đề. Phải phát tâm dõng mãnh như thế. Phải xả bỏ tận cùng tánh mạng. Bố thí bộ xương thúi cho mười phương, và cúng dường thân sắc cho đại chúng. Nơi tất cả hạnh môn, chuyên cầnkhổ nhọc tháo vát mà hành. Làm những việc khó làm. Nhẫn những việc khó nhẫn. Trong những hoạt động hằng ngày, nơi cửa ngõ của sáu căn, nhìn xuyên và thấu suốt, thì đắc được pháp giải thoát.

Cổ nhân bảo :

– Thuận theo nhân duyên mà nhập vào, liền được tương ưngDụng tâm như thế, trong ba mươi năm không thay đổi, nếu chưa ngộ đạo, quyết sẽ là người đầu đội trời chân đạp đất.

Quý vị ! Lão nhân nay yết cáo với chư đồng tham học !

 

Bài 32: KHAI THỊ CHO THIỀN NHÂN BẢO QUÝ BỔN TỊNH

Thiền nhân Bảo Quý, tự dụng tâm thủ hộ Phật Pháp. Lúc trẻ viết kinh Pháp Hoa và các bộ kinh khác. Mộ tiền tạo hai thánh tượngThích Ca và Di Đà bằng chiên đàn, để nơi Đỉnh Hồ ở Đoan Châu. Lúc qua lại Ngũ Dương, nghiêng đầu thỉnh vấn. Tôi bảo rằng Phật dạy các pháp từ duyên sanh, các pháp từ duyên diệt ; duyên hội mà sanh, tức là duyên chưa sanh thì không có ; duyên chưa có, tức là tuy có mà tánh thường tự không. Tánh không tức là chư pháp vốn chẳng có tự tánhVì vậy bảo rằng biết pháp thường vô tánhHạt giống Phật từ duyên khởi. Người năng đạt duyên khởi vô tánh, tức là hạt giống chân chánh thành Phật.

Thiện tai Phật tử ! Thầy đã viết các quyển kinh pháp, cùng tạo các thánh tượng Như Lai bằng gỗ chiên đàn. Dùng tín lực làm nhân, và mượn các việc huyễn hoá làm duyên ; đó là Phật từ duyên khởi, mà pháp cũng từ duyên sanh. Nơi trong pháp tánh, pháp tức là Phật, và Phật cũng là pháp.

Song, nếu không xem xét kỹ rằng pháp tánh là không, thì tánh chẳng không. Nếu bảo tánh không, tức nay thấy tướng hảo trang nghiêm của Phật, quang minh sáng chói, hừng thạnh như núi báu, mà tám mươi quyển kinh linh văn Hoa Nghiêm, thứ lớp ba mươi chín phẩm, năm vòng nhân quả hạnh bố, bốn mươi hai quả vị sâm nghiêm, không thiếu một chữ. Ba lần thọ ký trong kinh Pháp Hoa, cùng lễ lạy chư Phật trong hồng danh sám pháp, không thiếu một người. Hình thể sáng soi, rực rỡ đầy khắp, có thể bảo là tánh không vô vật chăng ? Nếu bảo tánh này chẳng phải là không, thì lúc duyên hội tụ, giấy vẫn là giấy, mực vẫn là mực, vàng tự là vàng, hương tự là hương. Giấy mực như thế, đều vì thế đế mà lưu bố. Vàng hương như thế đều vì ác nghiệpmà trang nghiêm. Danh từ Phật Pháp từ đâu mà có ! Cầu kia vốn không, tức tánh tự không. Nay do duyên tụ hội, tức dùng vàng hương của thế đế mà cho là tượng Phật, và dùng giấy mực của thế đế mà cho là kinh. Hiện thời, tướng giấy mực không khác, và xưa kia thể không tăng. Danh từ Phật Pháp đã rõ rêt ; người thành thục bèn khởi tâm cung kính hay ngạo mạn khiến cách ngăn, mà cơ thiện ác thấu suốt trời xanh. Do đó, quán xét tất cả pháp, vốn không tự tánhrõ ràng chỉ từ duyên khởi mà sanh. Năng liễu đạt Phật Pháp vốn không có tự tánh, đấy chính là hạt giống chân chánh thành Phật.

Song, tuy tạo bao nghiệp lành thù thắng, mà không thẩm xét liễu đạt vô tánh mà làm, thì do làm nên sau này sẽ liễu đạt được vô tánh. Nếu liễu đạt vô tánh mà làm, tức Phật Pháp ngay nơi mình mà không ở nơi vật. Nếu không liễu đạt mà làm, thì Phật Pháp ngay nơi vật chứ không ở trong tâm mình. Nếu do làm mà sau này được liễu đạt, thì mình và vật đồng vô tánhĐạt được vô tánh, tức là không có người năng tác. Đạt được pháp vô tánh, tức là không có pháp để làm. Người và pháp đều không, thì thị phi đều tiêu mất ; mình và vật đều không còn dấu tích, sao còn phân biệt chỗ nào ! Nếu đạt được như thế thì công đức không thể nghĩ bàn. Đạo Bồ Đề cũng không thể nghĩ bàn. Chư Phật tử ! Hiểu biết như thế, chính là hiểu biết chân chánh. Hành được như thế, thì chính là diệu hạnh. Sao dùng tâm suy nghĩ mà làm những việc Phật sự khó suy tư ! Ví như tay cầm lửa đom đóm mà muốn đốt núi Tu Di, thì chỉ tự mệt nhọc chứ có ích lợi gì, và cứu cánh ở chỗ nào !

Lành thay chư Phật tử ! Hãy quán xem pháp vương pháp. Pháp vương pháp là như thế; phải nên biết mà hành và trì theo đó, mới gọi là vượt trên hết các loài hữu tình !

Bài 33: KHAI THỊ CHO THIỀN NHÂN CHÂN NGỘ

Thiền nhân Chân Ngộ sanh trưởng tại Lô Lăng, chán vợ con mà xuất gia; thích hạnh viễn lychí hướng danh sơn, tham tầm tri thức. Huyễn nhân dùng nghiệp huyễn, chọn đến Lãnh Hải. Vừa đến tham tầm, thiền nhân lại từ biệt qua Phổ Đà lễ thầy Quán Âm, thọ kệ chúc phó của Phật Tỳ Xá Phù, rồi lại đến Ngũ Dương. Huyễn nhân nơi đạo tràng huyễn hoálàm Phật sự như huyễn, khai thị chư huyễn chúng, thuyết pháp môn như huyễnThiền nhân lễ bái cầu pháp. Huyễn nhân lại y tam muội như huyễn, mà thuyết tất cả chư pháp như cảnh giới mộng huyễn, bảo :

– Lành thay Phật tử ! Hãy suy nghĩ chính chắn ! Tất cả chư Phật y huyễn lực mà thị hiện. Tất cả Bồ Tát y huyễn lực mà tu trì. Tất cả nhị thừa y huyễn lực mà trầm không thủ tịch. Tất cả ngoại đạoy huyễn lực mà hôn mê. Tất cả chúng sanh y huyễn lực mà sanh rồi tử. Thiên cung tịnh độ y huyễn lực mà kiến lập. Quỳnh lâm bảo thọ y huyễn lực mà bày biện. Giường thiếc trụ đồng y huyễn lực mà thi thiết. Vạc nóng lò than y huyễn lực mà xông lên. Chim chóc rùa cá y huyễn lực mà bay ẩn. Sâu bọ nhện gián y huyễn lực mà sống còn. Chỗ chứng đắc của ba đời chư Phật, và sự truyền thừa của sáu đời tổ sư, cũng hoàn toàn không vượt ngoài lưỡi huyễn. Tam muội thiền nhân vừa được mà lại bỏ mất. Hãy thử suy nghĩ cho kỹ, vì sao bị đoạ lạc vào vòng sanh tử, vì sao nhập vào thai mẹ, vì sao chìm trong ái tình triền phược, vì sao nguyện xuất trầm luân, vì sao khởi bước du phương, vì sao tầm cầu thiện tri thức, vì sao lê giày đến danh sơn leo lên vùng đất phước ? Xuyên tùng lâm vào hệ xã, rồi nay đến Nam Hải, năm kế tới Ngũ Đài, năm kế nữa đến Nga Mi, cứ đi khắp hoàn vũtrải qua bao trần kiếp, cùng tận mười phương quốc độ nhiều như số vi trầnthừa sự mười phương chư đại thiện tri thức, mà chẳng thoát khỏi vòng huyễn hoá, vì không phải là nơi cứu cánh chân thật. Lúc mê lầm cho bóng là đầu, không do dẫm được đường về nhà, mà có thể đạp một cú đứt đoạn được lưới huyễn kết tụ, thì vô biên lưới huyễn nhất thời đều đứt đoạn. Bao bờ bể huyễn hải, nhất thời đều khô cạn. Vô lượng huyễn nghiệp, nhất thời đốn tiêu. Vô biên huyễn hạnh, nhất thời bèn đắc được. Vô lượngchúng sanh huyễn hoánhất thời bèn độ tận. Đây tức là dùng huyễn để tu huyễn. Vì vậy bảo rằng tâm huyễn hoá của chúng sanh lại phải y huyễn mà diệt. Nếu chưa được như thế, thì phải trải qua ba lần sanh sáu mươi kiếp, tôn Văn Thù làm cha, kính Quán Âm làm mẹ, thờ Phổ Hiền làm thầy, để nương nhờ thân cận những vị này, cầu mong xuất sanh tử. Hãy suy nghĩ cho kỹ ! Đây chẳng phải bảo rằng Ta vi người huyễn hoá, và lời nói cũng không chân thật. Tham khán ! Tham khán !

 

Bài 34: KHAI THỊ CHO THIỀN NHÂN PHÁP CẨM

Pháp Cẩm tự bảo tánh nhiều sân hận. Lão nhân vì thế mà chỉ dạy phương tiện để điều phục, tức là pháp môn nhẫn nhục.

Đại sư Vĩnh Gia có dạy : – Thầy của Ta được thấy Phật Nhiên Đăng nhiều kiếp, do vì làm tiên nhẫn nhục. Do đó, biết rõ nhẫn nhục là diệu hạnh thành Phật bậc nhất. Vì thế, thầy của Ta, tức Phật Thích Casanh sanh thế thế, bị Đề Bà Đạt Đa phỉ báng hãm hại, cho đến đời nay cũng dùng bao cách phá hoại Phật Pháp, chẳng có việc gì mà không dám làm. Đề Bà Đạt Đa đã giết hại thân mạng tiền thân của Phật chẳng phải là một. Song, trong pháp hội giảng kinh Pháp Hoađức Phật lại thọ ký cho ông ta :

– Ta được ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, công đức thù thắng vi diệu, đều nhờ thiện tri thức Đề Bà Đạt Đa hỗ trợ mà thành tựu. Đây chẳng phải do yếu hạnh nhẫn nhục sao !

Phật lại bảo :

– Xưa kia, lúc bị vua Ca Lợi cắt đứt thân thể, Ta không thấy có tướng ngã, nhân, chúng sanhthọ giả. Nếu còn có tướng ngã, chúng sanhthọ giả thì chắc có lẽ Phật Nhiên Đăng sẽ không thọ ký cho Ta.

Do đó, quán xem tất cả chúng sanhsanh tử khổ não tràn đầy, đều do có bản ngãThành tựu đạo Bồ Đề vô thượngtrang nghiêm phước huệ, đều do vô ngã mà đạt được. Do ngã địch đối với vật nên sanh thị phiThị phi sanh khởi tức thương ghét lập ra. Thương ghét lập rồi thì thêm nhiều vui buồn giận tức. Tự tánhvẫn đục thì tâm địa hôn mêTâm địa hôn mê thì các việc ác sanh trưởng. Các việc ác sanh trưởng thì các khổ hội tập. Các khổ hội tập thì sanh tử dài lâu. Tất cả đều do chấp ngã mà ra. Cái ngã này thật rất lợi hại, giống như quân binh giữ thành trì nghiêm ngặt, không thể phá dễ dàng.

Lão Tử có bảo :

– Đem nhu thắng cương. Lấy yếu thắng cường bạo. Đây là chỗ hành sơ khởi nhất của hạnh nhẫn nhục.

Chúng sanh nương nhờ vào cái ngã kiến kiên cố khó phá này. Vì vậy, một lời nào trái tai thì không thể nhẫn thọ được ; một việc trái ý thì không thể an nhẫn. Một lạnh một đói cũng không thể chịu nổi. Một niệm dục không thể tẩy tịnh. Tất cả đều không biết phương dược của nhẫn nhục, cứ mãi tăng thêm kiến chấp về bản ngãVì vậy, Phật dạy chư đệ tử phải nên tu hạnh hoà hợp. Lại bảo :

– Khổ pháp nhẫnkhổ pháp trí.

Lại bảo :

– Vô sanh pháp nhẫnBồ Tát bát địa mới đắc được.

Vì vậy, biết rõ sanh khởi pháp nhẫn, nhẫn đến vô sanh, tức là thành tựu diệu hạnh viên giác Phật quả. Hạnh nhẫn nhục, há thô thiển sao !

Thế nên bảo rằng làm tất cả mọi việc, đều phải dùng sức nhẫn nhục ; nghĩa là nơi cử tâm động niệm đều là chỗ thử thách tâm nhẫn nhục. Nơi cử chân động bước, phải lấy hạnh nhẫn nhụclàm đầu. Nơi xoay sở động tịnh, phải trì nhẫn nhục. Nơi buồn vui giận tức, phải dùng nhẫn để thử nghiệm. Hành được như thế, thì tâm không tán loạn vọng động. Thân không tán loạn vọng tác. Sự không tán loạn vọng hành. Tình không tán loạn vọng phát.

Thế nên Lão Thị bảo :

– Bất tán loạn là hạnh đầu tiên của thiên hạ. Bất tán loạn tức là tên khác của nhẫn, và là hạnh đầu tiên của thiên hạ. Vì thế, nhẫn là hạnh thành Phật bậc nhất. Hành được thì nhẫn nhục thêm lớn và bản ngã lại nhỏ đi. Nhẫn có khả năng che khuất bản ngã và sự vật. Đức tự lợi lợi tha, không ngoài hạnh nhẫn nhụcY phụcnhu hoà nhẫn nhục là như thế đó.

Thiền nhân cầu pháp ngữ, nên tôi đề viết : “Hãy lấy nhẫn nhụclàm y giáp”.

Thiền nhân nên gắng sức mà hành. Đây chẳng phải là lời lẽ trên đầu môi chót lưỡi, cũng chẳng phải.

 

Bài 35: KHẮC BÀI TỰA VỀ PHẬT SỰ DU GIÀ

Đức Phật thiết giáo, chú trọng về lý dứt sanh tử, thông tới cõi u minhđạt đến tình thức loài quỷ thần, độ tận tất cả chúng sanh, dẹp trừ tất cả khổ nãoVì vậy bảo rằng từ bi làm duyên. Gieo duyên với chúng sanh khổ não. Nếu chúng sanh không bị khổ não kịch liệt, thì không thể thấy lòng từ bi quảng đại. Do đó mà xuất ra giáo lý Du Già. Tiếng Phạn chữ Du Già, nơi đây gọi là Tương Ưng, tức bảo rằng tâm và cảnh hoà hợp như một. Song, giáo có hiển và mật. Hiển tức là chỉ thẳng bản nguyên tâm thể của chúng sanh, khiến họ liễu ngộ, để thoát khỏi sự ràng buộcràng rịt của sanh tử. Lại nữa, chư Phật ấn tâm là dùng thần chúđể gia trì, khiến chúng sanh mau thoát các khổ não kịch liệt. Do đó mới thiết lập quy thức độ sanh.

Chân ngôn vốn từ bộ Quán Đảnh, để phá trừ u minh, và cứu vớt vong hồn lưu lạc. Khởi đầu do tôn giả A Nan, vào một buổi tối nọ, đang ngồi thiền trong rừng, thì thấy quỷ vương hiện ra trước mặt, cầu khai mở pháp thí thực, cùng chú nguyện thức ăn nước uống, để tế độ hà sa chúng sanhNhân duyên này xuất phát từ thần tăng Tây Vực, rồi lưu truyền qua cõi Chấn Đán. Từ đó, ngài tam tạng Bất Không tuyên dương mật ngônDần dần đến đời vua Lương Võ Đế ; nhân hoàng hậu Hy Thị bị đoạ làm thân rắn mãng xàhiện hình cầu cứu độ, nên nhà vua thỉnh hoà thượng Chí Côngvân tập chư đại đức sa môn, soạn ra văn nghĩa đàn tràngThuỷ-Lục, u hiển linh kỳ, tức thông ba cõi, thấu tới loài tình thức. Từ đó đến naytăng đồ nương theo nhân này, làm Phật sự Du Già. Đến đời vua Hồng Võ (Chu Nguyên Chương), ông lập quy chế, dùng ba khoa thiền, giảng, Du Già để độ tăng ; dùng ba bộ kinh Lăng Nghiêm, Lăng GiàKim Cang của Phật Tổ để khảo hạch chư tăng giảng pháp và hành thiền ; dùng diệm khẩu thí thực, văn sao tân tế để khảo hạch chư tăng hành pháp Du Già. Nếu đậu một trong những điều kiện thi đó, thì mới được làm tăng. Ngày nay ở vùng nam bộ, chùa Thiên Giới theo thiền, chùa Báo Ân theo giảng pháp, chùa Năng Nhân theo Du Già. Nơi nơi đều tôn thủ chế độ của quốc gia. Song, kể từ đó, pháp này dần dần theo thế tục mà sinh lắm điều tệ hại. Họ dám phá luật nghixem như trò chơi, làm mất đi bổn hoài độ sanh của Như Lai. Biết chư hiếu tử thương mến thân bằng quyến thuộc, nên ngài thuyết ra chân ngôn mật chú, để diễn bày tâm ấn của Như Lai ; thuyết một bài kệ bèn biến địa ngục thành tịnh độ ; tuyên một lời, khiến vạc dầu trở thành ao sen ; pháp âm vang khắp chốn, khiến tội đều tiêu diệt ; nghe tiếng chuông bèn trở về quê quán, thì sao lại cho là việc nhỏ ! Bỏ mất ý chỉ đó, mà làm những việc vô ích, khiến tự tổn hại, cứ vẫn chưa tỉnh !

Sở tăng nọ vì muốn học Du Già, nên theo Tuyết Lãng cùng chư đại đức, nghe giảng kinh luận, bèn hiểu ý chỉ độ sanh của Như Lai, cùng nơi quy hướng. Bùi ngùi vì pháp môn này ngày càng lưu hành thậm tệ, nên lấy quyển văn nghi thức Thuỷ-Lục mà soạn lại khoa nghi, và tuỳ thời mà sửa đổi ; phân điều chiết lý, chương chương rành rẽ, khiến cho những ai cầu nguyện, vì thân bằng quyến thuộc, tận khởi tâm thành, thì được cảm ứngNgoài rasa môn Thích tử cũng triển chuyển được tam bi, và khởi lòng chí thành, để làm lợi ích cho chúng sanh, hầu mong không quên mất bổn ý của Như Lai. Soạn tập xong, thì Thầy tịch mất. Môn nhân chúng ta, phải nên kế thừa chí nguyện của Thầy, mà khắc bản này để lưu truyền, giúp người làm Phật sựtránh khỏi sai lầmphiền hà về những thuật thần bí. Những ai có ý chí khẩn thiết tinh thành, và hiếu tử vì từ thân trong đời hiện tại, mỗi mỗi phải tận tâm cầu đạt thần minh cảm ứng, thì công đức này không phải là ít oi. Hôm nay do lời thỉnh cầu, tôi vì diệu hạnh, và vì những vị có tâm làm lợi ích cho quần sanh, mà viết lời tựa cho pháp Du Già, hầu mong người người đều biết bổn hoài ý chỉ của Phật để lại.