LƯỢC SỚ KIM CANG BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

SỐ 1704

QUYỂN HẠ

Đời đường: Trí Nghiễm thuật.

Ở đoạn lớn thứ hai, theo Hạnh tướng kia để hiển bày ba loại Bátnhã.

Hỏi: phần sau đây nói về Hạnh giáo, có gì khác với Hạnh giáo trước?

Đáp: văn trước theo kiến văn đã qua mà thuyết, còn dưới đây là dựa theo thành quán đã qua mà thuyết.

Trong văn dưới đây gồm ba phần:

  1. Trình bày bốn mối nghi, hỏi về thể tướng ba loại Bát-nhã.
  2. Từ câu: “Phật bảo Tu Bồ-đề: Bồ-tát phát tâm…” là rộng đáp để hiển bày tướng.
  3. Từ câu: “Tu Bồ-đề! Phát A Nậu…” là kết thành nghĩa trước.

“Bấy giờ, Tu Bồ-đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bồ-tát làm thế nào để phát tâm vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Nên trụ như thế

nào? Làm sao tu hành? Làm sao hàng phục tâm đó?” Hỏi: vì sao lại dựa theo hạnh mà thuyết?

Đáp: người học đối với văn và tư, tuy đã hiểu rõ ràng nhưng đối với Tu thì không tiến, không phát, còn có mê; cho nên cần phải nói lại vậy.

Ở đoạn thứ hai, trong phần văn rộng đáp để hiển tướng; gồm hai phần: 1. Dựa theo Hạnh để giải thích Thể tướng của ba loại Bát-nhã. 2. Từ câu: “Phật bảo Tu Bồ-đề: Như Lai đắc A Nậu Bồ-đề…” là dựa theo Hạnh để giải thích các mối nghi còn lại. Ở trong phần một gồm năm phần: 1. Lấy chúng sanh giới để giải thích ba loại Bát-nhã. 2. Từ câu: “Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng …” là dẫn những chuyện thực hành xưa kia để chứng thành. 3. Từ câu: “Tu Bồ-đề! Nếu có người nói…” là xét Hạnh chân hay ngụy. 4. Từ câu: “Tu Bồ-đề! Thí như có người…” là hiển bày phân lượng hạnh. 5. Từ câu: “Tu Bồ-đề!

Nếu Bồ-tát nói lời này; Ta trang nghiêm Tịnh Độ…” là Hội tướng nhập thật.

Nguyên do ở đây đối trước Hạnh mà nói về ba loại tu hành, vì trước đã khởi giải: “Ta có thể tu ba Hạnh như vậy”, khó tránh được huyên tập phân biệt. Để trừ Hoặc đó, nên cần phải dựa theo Hạnh để xét ba loại đó.

“Phật bảo Tu Bồ-đề! Bồ-tát phát tâm vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; nên sinh Tâm như vầy: Ta phải diệt độ tất cả chúng sanh, khiến cho họ nhập Vô dư Niết-bàn giới. Diệt độ tất cả chúng sanh như vậy rồi, nhưng không một chúng sanh nào thật sự được diệt độ! Vì sao? Này Tu Bồ-đề! Nếu Bồ-tát có chúng sanh tướng, Nhân tướng, Thọ giả tướng, tức chẳng phải Bồ-tát. Vì sao? Này Tu Bồ-đề! Vì thật ra không có pháp nào gọi là Bồ-tát phát tâm vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.”

– Ở phần thứ nhất, trong Hạnh Thể tướng môn, có năm phần: 1. Xét chung về sinh khởi Bồ-đề Tâm; 2. Từ câu: “Ta phải diệt độ…” nói rõ về Tâm Sở thú; 3. Từ câu: “Như vậy diệt độ …” là hiển bày thật tướng của nó; . Từ câu: “vì sao?”…; hỏi đáp tỏ rõ lỗi; . Từ câu: “vì sao?…” là nêu thật để kết thành.

Hỏi: Trong đoạn văn này, xét ba loại tu hành và phát tâm, tại sao cùng giải thích mà không nói riêng?

Đáp: trước là giải về pháp, cần phải chia riêng để luận; còn ở đây là Hạnh Môn, không thể chia riêng. Do chúng sanh tức vô; với Phật không khác; hiểu được pháp này; tức gọi là Bồ-đề Tâm. Do biết chúng sanh tức vô, bởi Ngã không, tức gọi là “Như thị trụ’ (Như vậy trụ). Thành chứng trí vô phân biệt, tức gọi là “Như thật tu hành”. Xưa nay vốn không có phiền não, tức gọi là “Hàng phục tâm đó”.

“Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng đã có pháp đắc vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không?

Tu Bồ-đề trả lời: Bạch Thế Tôn! Không ạ! Như con hiểu nghĩa Phật nói; Phật ở chỗ Phật Nhiên Đăng không có pháp đắc vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”

Phật nói: Đúng vậy! Đúng vậy! Này Tu Bồ-đề! Thật không có pháp Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng đắc vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Tu Bồ-đề! Nếu có pháp Như Lai đắc vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; thì Phật Nhiên Đăng đã không thọ ký cho Ta: Ở đời vị lai ông được làm Phật, hiệu là Thích ca Mâu Ni! Vì thật ra không có pháp đắc vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; do đó Phật Nhiên Đăng mới thọ ký cho Ta và nói lời như vầy: Này Ma Na Bà! Ông ở đời sau sẽ làm Phật, hiệu là Thích ca Mâu Ni. Vì sao? Này Tu Bồ-đề! Cái gọi là Như Lai, tức Thật chơn Như.”

-Ở phần thứ hai nầy, dẫn chuyện xưa làm chứng, trong đó sáu phần: 1. Thẩm định được hay không; 2. Từ câu: “Tu Bồ-đề bạch Phật…” có hai cú, đáp để hiển bày Thật tướng; 3. Từ câu: “Phật nói: Đúng vậy!…” lời thuật thành chánh nghĩa; . Từ câu: “Tu Bồ-đề! Nếu có pháp…” là nói ngược lại để chứng minh cái sai; . Từ câu: “vì thật không có pháp…” là lấy lý để thành sự, có hai cú; 6. Từ câu: “vì sao?…” là hỏi, đáp, lấy Phật để hiển thành Hạnh tướng, tức cũng ngầm giải thích. Nghi rằng: Nếu không có Bồ-đề tức không có chứ Phật Như Lai? Để giải quyết mối nghi này, cho nên bảo “Tức Thật Chơn Như”.

“Tu Bồ-đề! Nếu có người nói: Như Lai đắc vô Thượng Chánh đẳng Chánh giác thì người ấy không thật ngữ. Này Tu Bồ-đề! Thệt không có pháp Phật đắc vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Tu Bồ-đề! Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà Như Lai đắc; trong đó không thật, không vọng ngữ; vì vậy mà Như Lai thuyết tất cả pháp đều là Phật pháp. Tu Bồ-đề! Cái gọi là tất cả pháp, thì tất cả pháp ấy tức chẳng phải tất cả pháp, cho nên gọi là tất cả pháp”

-Trong thứ ba, xét Hạnh chơn, giả, có năm cú: 1. Lời nói không xứng với sự thật; 2. Nêu nghĩa để chứng lời. 3. Từ câu: “Tu Bồ-đề! Pháp Như Lai đắc …”, là nói về sự giống nhau và khác nhau của pháp. Khác nhau vì là tướng năm ấm Hữu vi. Văn nói: “không thật” là bởi các tướng vô sắc tức tướng của Bồ-đề; văn nói là không vọng ngữ; . “vì vậy mà Như Lai thuyết tất cả pháp”, loại thành chánh nghĩa; . “Tu Bồ-đề! Cái gọi là tất cả pháp”: là kết thành chính nghĩa. Văn nói: “Tất cả pháp”; tức Thể của chơn như. Vả lại, “Tất cả pháp tức Như Lai chứng; tức phi tất cả pháp”, bởi tướng của sắc. Là không trụ. “Cho nên gọi là tất cả pháp; tức các pháp phi pháp, là pháp của các pháp.

Ở trong phần thứ tư; Hiển Hạnh phân lượng, trong đó chia làm hai phần: 1. Nêu sự để hiển thành phân lượng; 2. Từ câu: “Phật bảo Tu Bồđề: Bồ-tát cũng như vậy…” là kết thành phân lượng rộng lớn.

“Tu Bồ-đề! Ví như có Người, Thân họ lớn đẹp. Tu Bồ-đề nói: Bạch Thế Tôn! Như Lai thuyết Thân người Diệu Đại, tức chẳng phải Đại Thân; vì vậy mà Như Lai thuyết danh là Đại Thân.

Phật bảo Tu Bồ-đề: Bồ-tát cũng như vậy. Nếu nói lời này: Ta sẽ diệt độ vô lượng chúng sanh, tức phi Bồ-tát!

Phật nói: Này Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Thật có pháp gọi là Bồ-tát không?

Tu Bồ-đề đáp: Bạch Thế Tôn! Thật không có pháp gọi là Bồtát; vì vậy mà Phật thuyết tất cả pháp vô chúng sanh, vô nhân, vô thọ giả.”

Đoạn văn trước có ba cú đã biết. Nguyên do để thành pháp phân lượng là bởi Hạnh Thể của nó ly phiền não chướng và trí chướng; rốt ráo cụ túc pháp thân. Trong chữ “Diệu Đại” đó, có hai loại: 1. là khắp tất cả xứ. 2. là công đức to lớn; do đó gọi là Đại Thân. “Đại biến khắp tất cả” là bởi chơn như tất cả pháp không sai biệt.

Văn nói “Tức phi Đại Thân”: là Ly các tướng của Thân, gọi là Đại Thân. Đó là Thể của chơn như.

Trong phần hai kết thành Đại Thân, có bốn phần: 1. Kết thành nghĩa của Đại; 2. Từ câu: “Phật nói…” là thẩm định được hay không; 3. Từ câu: “Thế Tôn!…” là hiển thành nghĩa chính. . Từ câu: “vì vậy Phật thuyết…” là nêu Thánh giáo để kết thành chính nghĩa.

Trong phần thứ năm Hội tướng nhập Thật, gồm có bốn phần: 1. phần chính nói về Hội y chánh Nhị tướng; 2. Từ câu “Phật nói: Tu Bồđề! Ý ông thế nào? Như trong Hằng Hà …” là nói rõ về Hạnh Đức phân lượng; 3. Từ câu: “Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Phật có thể lấy cụ Túc tướng…” là xét hạnh Ly tướng. . Từ câu: “Bấy giờ, Huệ Mệnh Tu Bồđề bạch Phật…” là Hiển Hạnh thù thắng. Ở phần 1. có hai phần: 1. Hội y báo tướng để theo Thật Hạnh; 2. Từ câu: “Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Như Lai có Nhục Nhãn…” là Hội chánh báo của nó để theo Hạnh Thật.

“Tu Bồ-đề! Nếu Bồ-tát nói lời này: Ta trang nghiêm cõi Phật Quốc, thì không gọi đó là Bồ-tát! Vì sao? Như Lai thuyết trang nghiêm cõi Phật, thì trang nghiêm cõi Phật ấy, tức chẳng phải trang nghiêm; đó mới gọi là trang nghiêm cõi Phật Quốc. Này Tu Bồ-đề! Nếu Bồ-tát thông đạt vô ngã, vô ngã pháp; Như Lai thuyết danh Bồ-tát, đó là Bồtát chơn thật.”

-Ở đoạn văn thứ nhất, gồm có bốn phần: 1. Hiển bày chung về lỗi lầm; 2. tránh hỏi về nguyên do; 3. Đáp để hiển bày lẽ phải; . Nêu quán thông đạt để kết thành Hạnh tướng.

-Văn nói: “Trang nghiêm cõi Phật ấy, thì không gọi là Bồ-tát”, kệ ở Luận có nói: Không đạt chơn pháp giới, khởi ý độ chúng sanh, và thanh tịnh quốc độ, sinh tâm tức là Đảo! Cho nên không gọi là Bồ-tát.

-Văn lại nói: “Trang nghiêm cõi nước Phật tức chẳng phải trang nghiêm”: Nếu Bồ-tát thông đạt pháp vô ngã, khởi tự trí tín tâm, thì Tín và Trí đó, thông nhiếp cả Thế Đế Bồ-tát khởi và xuất Thế Bồ-tát khởi.

Vì vậy mà văn kinh mới lặp lại: “Bồ-tát! Bồ-tát!”

“Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Như Lai có Nhục Nhãn không?

Tu Bồ-đề đáp: Bạch Thế Tôn! Đúng vậy! Như Lai có Nhục Nhãn!

Phật nói: Này Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Như Lai có Thiên Nhãn không?

Tu Bồ-đề đáp: Bạch Thế Tôn! Đúng vậy! Như Lai có Thiên Nhãn!

Phật nói: Này Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Như Lai có Huệ Nhãn không?

Tu Bồ-đề đáp: Bạch Thế Tôn! Đúng vậy! Như Lai có Huệ Nhãn!

Phật nói: Này Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Như Lai có pháp Nhãn không?

Tu Bồ-đề đáp: Bạch Thế Tôn! Đúng vậy! Như Lai có pháp Nhãn!

Phật nói: Này Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Như Lai có Phật Nhãn không?

Tu Bồ-đề đáp: Bạch Thế Tôn! Đúng vậy! Như Lai có Phật Nhãn!

– Trong văn Hội chánh báo; năm nhãn chia thành năm đoạn, trong mỗi một đoạn đều có hai cú có thể tự biết. Nguyên do có hưng giáo này, cho nên văn bảo: Như Lai có năm nhãn, có thể hiểu rõ các pháp; thấy được những tướng điên đảo kia, rốt ráo vô vi, cho nên gọi là Ngũ Nhãn.

“Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Toàn bộ cát của sông Hằng, Phật có thuyết là cát không?

Tu Bồ-đề đáp: Bạch Thế Tôn! Đúng vậy! Như Lai thuyết là cát.

Phật nói: Này Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Toàn bộ cát một sông Hằng, có số sông Hằng bằng số cát như vậy. Toàn bộ số cát của những sông Hằng đó, là số thế giới của chư Phật, thì số thế giới như vậy có nhiều hay không?

Tu Bồ-đề đáp: Bạch Thế Tôn! Những thế giới kia rất nhiều!

Phật nói: Này Tu Bồ-đề! Toàn bộ những loại tâm trụ của chúng sanh trong những thế giới đó, Như Lai đều biết hết. Vì sao? Vì Như Lai thuyết các tâm trụ đều là phi tâm trụ, ấy mới gọi là tâm trụ. Vì sao? Này Tu Bồ-đề! Tâm quá khứ không thể nắm bắt, tâm hiện tại không thể nắm bắt; tâmvị lai không thể nắm bắt!

Này Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Nếu có người lấy bảy báu đầy cả Tam thiên đại thiên thế giới để Bố thí; thì thiện nam tử, thiện nữ nhân đó, nhờ nhân duyên ấy, đắc phước nhiều không?

Tu Bồ-đề đáp: Bạch Thế Tôn! Người đó nhờ nhân duyên ấy, đắc được rất nhiều!

Phật nói: Đúng vậy! Đúng vậy! Tu Bồ-đề! Thiện nam tử, thiện nữ nhân kia, nhờ nhân duyên ấy, được nhiều phước đức tụ. Này Tu Bồđề! Nếu phước đức tụ có thật; thì Như Lai tất nhiên không nói phước đức tụ! Phước đức tụ!”

-Trong văn phần hai: Hạnh Đức phân lượng có năm phần: 1. Hỏi đáp để định pháp số; 2. Từ câu: “Phật nói: Tu Bồ-đề!…” Hỏi đáp đời này nhiều ít; 3. Từ câu: “Phật bảo Tu Bồ-đề…” là loại thành tâm số phân đều; có ba cú đã biết; 4. Từ câu: “Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào?…” là đối cảnh thành Hạnh; có bốn cú có thể tự biết; 5. Từ câu: “Tu Bồ-đề! Nếu phước tụ có thật…” là thành Hạnh phân lượng.

-Văn nói: “Như Lai thuyết các tâm trụ đều là phi tâm trụ.” Câu này thị hiện việc viễn ly Tứ Niệm xứ. Bởi tâm trụ là trụ ở những niệm xứ kia.

-Văn nói: “Nếu phước đức tụ có thật; thì Như Lai không nói”. Phước đức tụ có thật, thì đó là Hữu Lậu, đó là điên đảo; cho nên không nói. “phước đức tụ! Phước đức tụ!”: thì đó là phước đức tụ thuộc vô lậu; làm gốc rễ cho trí tuệ mới là phước đức tụ vậy.

“Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Phật có thể thấy được bằng sắc thân cụ túc không?

Tu Bồ-đề đáp: Bạch Thế Tôn! Không ạ! Như Lai không hề dùng sắc thân để thấy. Vì sao? Vì như Lai thuyết cụ túc sắc thân tức chẳng phải là cụ túc sắc thân; do đó Như Lai mới thuyết là cụ túc sắc thân!

Phật nói: Này Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Như Lai có thể dùng cụ túc các tướng để thấy không?

Tu Bồ-đề đáp: Bạch Thế Tôn! Không ạ! Như Lai không hề dùng cụ túc các tướng để thấy. Vì sao? Vì Như Lai thuyết các tướng cụ túc tức chẳng phải cụ túc, vì vậy mà Như Lai mới thuyết là các tướng tụ túc!

Phật nói: Này Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Ông cho rằng, Như Lai tác niệm là Ta đang có pháp để thuyết sao? Này Tu Bồ-đề! Đừng tai niệm ấy. Vì sao? Nếu có người nói Như Lai có pháp để thuyết thành ra là chê bai Phật; bởi không thể hiểu được những điều Phật đã thuyết. Vì sao? Này Tu Bồ-đề! Như Lai thuyết pháp, thì thuyết pháp ấy là không có pháp để thuyết, đó mới gọi là thuyết pháp!

-Trong phần ba về Hạnh Đức ly tướng, gồm có ba phần: 1. Có bốn cú, lấy sắc thân để xét ly tướng. Có sáu cú đã biết; 2. Từ câu: “Phật bảo Tu Bồ-đề…” có bốn cú; lấy công đức của ý nghiệp để xét ly tướng. 3. Từ câu: “Phật bảo Tu Bồ-đề: Ý ông thế nào?…” là lấy sự thuyết pháp của khẩu nghiệp để xét ly tướng; trong đó có bảy cú.

-Văn nói: “Thuyết các tướng cụ túc tức phi cụ túc”: là sắc thân cụ túc thì chẳng phải pháp thân cụ túc. Sắc thân và tướng thân không lìa ở pháp thân; cho nên văn mới nói: “Thuyết danh chư tướng cụ túc.”

Lại nữa, văn nói: “Thuyết pháp thuyết pháp”: là có hai loại: 1 pháp được thuyết; 2. Toàn bộ nghĩa của nó; cho nên bảo là “thuyết pháp thuyết pháp”.

Văn lại nói: “vô pháp khả thuyết, ấy danh thuyết pháp”; nghĩa là thuyết pháp không lìa ở pháp giới; thuyết pháp là vô tự tướng; cho nên bảo: “vô thuyết thành ra là thuyết pháp.”

“Bấy giờ, Huệ Mệnh Tu Bồ-đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Có chúng sanh ở đời vị lai nghe thuyết pháp này, sinh tín tâm không?

Phật bảo: Này Tu Bồ-đề! Chẳng phải chúng sanh kia, là chúng sanh. Vì sao? Này Tu Bồ-đề! Chúng sanh! Chúng sanh mà Như Lai thuyết chẳng phải chúng sanh; ấy gọi là chúng sanh.”

-Trong văn phần thứ tư, hiển pháp thù thắng, gồm bốn phần có thể tự biết.

Văn nói: “phi chúng sanh, phi bất chúng sanh”, nghĩa là: Nếu có người tin kinh này; người kia tức phi chúng sanh, bởi phi bất Thánh Thể. “phi bất chúng sanh”; bởi nhờ có Thánh Thể; người kia phi phàm phu chúng sanh. Phi không phải là chúng sanh Thánh Thể.

Văn Nói: “Chúng sanh chúng sanh”; là bởi Như Lai thuyết phi chúng sanh, ấy danh chúng sanh.

-Trong đoạn lớn thứ hai, giải thích mối nghi về các hạnh khác; gồm có hai phần: 1. giải thích các mối nghi khác; 2. Từ câu: “Tu Bồđề! Ý ông thế nào? Ông cho rằng Như Lai…”, là Hội tướng nhập thật. Ở trong văn thứ nhất, có hai phần: 1. Giải thích đúng các nghi khác. 2. Từ câu: “Tam thiên đại thiên thế giới…” là so sánh để hiển bày cái hơn hết.

“Phật nói: Này Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Như Lai đắc vô thượng Chánh đẳng Chánh giác sao?

Tu Bồ-đề đáp: Thế Tôn! Không ạ! Không có một tí pháp nào để Như Lai đắc vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Phật nói: Đúng vậy! Đúng vậy! Tu Bồ-đề! Ta đối với vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không hề có một tí pháp nào để đắc; ấy mới gọi là vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Lại nữa, này Tu Bồ-đề! Pháp ấy bình đẳng, không cao thấp, ấy gọi là vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nhờ vô chúng sanh, vô nhân, vô thọ giả mà đắc bình đẳng vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nhờ tất cả các thiện pháp mà đắc vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tu Bồ-đề! Cái gọi là thiện pháp thì thiện pháp ấy Như Lai thuyết chẳng phải thiện pháp, đó mới gọi là thiện pháp.”

-Đoạn văn thứ nhất có năm phần: 1. Thẩm định được hay không. 2. Từ câu: “Tu Bồ-đề!…”, là đáp hiển thành chính nghĩa. Gồm hai cú. 3. Từ câu: “Phật nói…”, là Như Lai thuật thành nghĩa chính; . Từ câu: “Lại nữa, Tu Bồ-đề!…”, là hiển bày tướng của chính nghĩa, có ba đoạn văn, thành ba nghĩa; . Từ câu: “Tu Bồ-đề! Cái gọi là thiện pháp…”; là chọn lọc sự sai trái để hiển bày lẽ phải. Nghĩa đó là gì? Vì pháp giới không tăng giảm; pháp ấy bình đẳng, cho nên không chứng đắc Bồ-đề.

-Văn nói: “Thiện pháp Thiện pháp”; nghĩa là: Thiện pháp trước là Thiện pháp thuộc Hữu lậu, chẳng phải là Thiện pháp tịnh thuộc vô lậu. Thiện pháp sau là thiện pháp thuộc vô lậu, chẳng phải là Thiện pháp Hữu lậu; cho nên gọi là Thiện pháp.

“Tu Bồ-đề! Toàn bộ Tu Di Sơn Vương trong Tam thiên đại thiên thế giới, có bảy báu tụ ngang bằng như vậy; có người dùng nó để Bố thí. Nếu lại có người lấy kinh Bát-nhã Ba-la-mật này, thậm chí chỉ những bài kệ bốn câu, mà thọ trì, đọc tụng, vì người khác giảng thuyết, thì phước đức Bố thí bảy báu ở trước không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, không bằng một phần trăm ngàn vạn, không bằng một phần Ưu Ba Ni Sa Đà, cho đến toán số thí dụ cũng không bằng được!”

-Trong văn phần thứ hai là so sánh, gồm có ba phần. Nguyên do hưng giáo là có người nghi rằng: Nếu tất cả thiện pháp đắc Bồ-đề, thì pháp được thuyết không thể thành Phật; vì là pháp vô ký. Để đoạn dứt mối nghi đó, cho nên nay hưng giáo. Tuy pháp được thuyết là vô ký, nhưng có thể thành Phật; bởi xa rời pháp đã được thuyết thì không thể đắc Phật. Hơn nữa, lời nói vô ký đó, giống với cách nói của Tiểu thừa. Ở đây là Đại thừa, thì thiện ấy chẳng phải là vô ký!

Nói rộng ra so sánh về thù thắng, có bốn cách: 1. Số Thắng; 2. Lực Thắng; 3. Không tương tựa Thắng. 3. Nguyên nhân Thắng. Số Thắng như văn nói: “Không bằng một phần trăm ngàn…”4. Lực Thắng: là như kinh: “Không bằng một phần Ca La” không tương tựa Thắng: là số không giống trong phước đức này. Nhân thắng; là nhân quả không giống nhau, như kinh: “cho đến không bằng một phần Ưu Ba Ni Sa Đà”.

-Trong đoạn lớn thứ hai là Hội tướng nhập Thật Môn; gồm bốn phần: 1. Hội ba tướng để theo Thật; 2. Từ câu: “Tu Bồ-đề! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân…”, so sánh đức của nó; 3. Từ câu: “Tu Bồ-đề! Nếu có người…” là hiển bày sự thâm sâu Thể của Hạnh; . Từ câu: “Tu Bồ-đề! Nếu thiên nam tử, thiện nữ nhân, …”, là hiển bày Hạnh đức phân lượng.

Nguyên do có giáo này hưng khởi; vì có người nghi rằng: Ngoài Quán Hạnh, giải tướng không nhập vào Lý của Hạnh.

Trong phần thứ nhất; Hội ba tướng; gồm ba phần: 1. Lấy tướng độ chúng sanh hội theo với Lý của Hạnh; 2. Từ câu: “Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Có thể lấy tướng thành tựu…”, là lấy tướng của Thân đó hội theo với Thể của Hạnh; 3. Từ câu: “Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào?…”, là lấy tướng thành quả do Nhân hội theo với Lý của Hạnh.

“Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Ông có cho rằng Như Lai tác niệm thế này: Ta độ chúng sanh? Này Tu Bồ-đề! Đừng tác niệm ấy! Vì sao? Thật không có chúng sanh nào để Như Lai độ!

Phật nói: Này Tu Bồ-đề! Nếu có thật chúng sanh để Như Lai độ, thì Như Lai có tướng của Ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Này Tu Bồđề! Như Lai thuyết có Ngã tức phi có Ngã; nhưng Mao Đạo phàm phu sinh cho là có Ngã. Tu Bồ-đề! Mao Đạo phàm phu sinh, Như Lai thuyết là là phi sinh; vì vậy mà bảo là Mao Đạo phàm phu sinh.”

-Trong văn thứ nhất, chia làm năm phần: 1. Có bốn cú hiển thành Thật nghĩa; 2. Từ câu: “Phật nói: Tu Bồ-đề!…” nói ngược để tỏ rõ lỗi; 3. Từ câu: “Tu Bồ-đề! Như Lai thuyết…” là Hội Thánh ý đó; . Từ câu: “Nhưng Mao đạo…” là minh vọng bất thức chơn; . Từ câu: “Tu Bồ-đề! Mao Đạo…” là hội những điều đã nói theo với chánh. Vì vậy, kệ của Luận nói: Chơn pháp giới bình đẳng; Phật không độ chúng sanh; vì danh chung ấm kia; không lìa ở pháp giới. Bởi giả danh với pháp giới, không sai biệt không riêng khác. Như Lai không độ một chúng sanh nào, bởi nếu độ chúng sanh, tức là ôm giữ tướng năm ấm.

Văn nói: “thuyết phi sinh”: nghĩa là không sinh Thánh pháp, cho nên bảo là “phi sinh”.

-Trong đoạn văn lớn thứ hai là Hội tướng của Thân; gồm hai phần: 1. Hiển bày chung về Hạnh lớn mạnh. 2. Từ câu: “Bấy giờ, Thế Tôn…” thuyết kệ tỏ riêng.

“Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Có thể lấy tướng thành tựu để thấy được Như Lai không?

Tu Bồ-đề đáp: Như con hiểu nghĩa Như Lai đã thuyết; thì không thể lấy tướng thành tựu để thấy được Như Lai.

Phật nói: Đúng vậy! Đúng vậy! Không lấy tướng thành tựu thấy được Như Lai!

Phật nói: Này Tu Bồ-đề! Nếu lấy tướng thành tựu mà Quán Như Lai, thì chuyển Luân Thánh Vương lẽ ra cũng là Như Lai. Vì vậy, không thể lấy tướng thành tựu thấy được Như Lai.”

-Đoạn văn thứ nhất có năm phần: 1. Thẩm định được hay không; 2. Từ câu: “Tu Bồ-đề…” đáp để hiển bày thật nghĩa; 3. Từ câu: “Phật nói: Đúng vậy!…”; thuật thành nghĩa chính; . Từ câu: “Phật nói: Tu Bồ-đề!…”, phản thành để hiển bày lỗi; . Từ câu: “vì vậy, không thể lấy tướng…” là thuận kết.

Bấy giờ, Thế Tôn thuyết kệ:

Nếu lấy sắc thấy Ta
Lấy âm thanh cầu Ta
Người ấy hành tà Đạo
Không thể thấy Như Lai!
Diệu Thể Như Lai kia
Tức pháp thân chư Phật
Pháp thể không thể thấy.
Thức kia không thể biết!

-Văn kệ có bốn phần; nữa bài kệ thứ nhất: Nêu lỗi Thể. Nữa bài còn lại: Hiển bày lỗi nghĩa. Nữa bài thứ hai: Nêu pháp thể; nữa bài còn lại là hiển pháp Đức nghĩa.

Nói: “Thức kia không thể biết.”; là Thức của phàm phu kia.

“Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Như Lai có thể lấy tướng thành tựu để đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác sao? Này Tu Bồ-đề! Đừng tác niệm rằng: Như Lai nhờ tướng thành tựu mà đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác! Tu Bồ-đề! Đừng tác niệm; như vậy. Vì sao? Vì các đại Bồ-tát phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh gác đối với pháp không thuyết đoạn diệt tướng.”

Trong đoạn văn thứ ba. Hội nhân thành tướng quả, gồm năm phần: 1. Thẩm định được hay không; 2. Từ câu: “Tu Bồ-đề! Đường tác niệm này…”, ức kiến tướng Bồ-đề thành thục; 3.Từ câu: “Tu Bồ-đề! Nếu ông tác niệm này…”, thành năng cảm đó, phát tâm mắc lỗi ở tướng; . Từ câu: “Tu Bồ-đề! Đường tác niệm ấy…”, trách cái tính đó; . Từ câu: “vì sao?…”; hỏi đáp hiển đức.

Có ngoại đạo nghi rằng: Nếu Bồ-đề tâm không cảm với quả, là không nương vào phước đức đắc chơn Bồ-đề. Để trừ mối nghi đó, cho nên kinh nói: Bồ-tát phát tâm Bồ-đề, đối với pháp không thuyết đoạn diệt tướng. Vì để thành tựu trí tuệ trang nghiêm. Công đức trang nghiêm.

“Tu Bồ-đề! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân lấy bảy báu đầy Hằng hà sa thế giới để Bố thí. Nếu có Bồ-tát biết tất cả pháp vô ngã, đắc vô sinh pháp nhẫn; thì công đức nầy hơn phước đức Bố thí ở trước. Tu Bồ-đề! Bởi các Bồ-tát không thủ phước đức.

Tu Bồ-đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bồ-tát không thủ phước đức.

Phật nói: Này Tu Bồ-đề! Bồ-tát thọ nhận phước đức, không thủ phước đức, vì vậy mà Bồ-tát thủ phước đức!”

-Trong phần thứ hai nầy là so sánh đức của chúng, gồm năm phần: 1. Nêu cái có thể so sánh với pháp; 2. Từ câu: “Nếu có Bồ-tát…” đối tượng so sánh, hiển bày thắng; 3. Từ câu: “Tu Bồ-đề…” Hiển Ly, thủ đức; 4. Từ câu: “Tu Bồ-đề bạch Phật…” thuật thành nghĩa trước; 5. Từ câu: “Phật nói; Tu Bồ-đề!…” hiển bày pháp đồng và dị; kết thành nghĩa chính.

-Văn nói: “Đắc vô sinh pháp nhẫn” nghĩa là có hai loại vô ngã; không sinh hai loại tướng của vô ngã; vì vậy mà văn nói: Thọ nhưng không thủ! Bởi phước đức kia đắc là quả báo thuộc Hữu Lậu; phước đức kia có thể trách mắng. Còn phước đức này không có quả báo Hữu Lậu. Do đó phước đức này thọ nhưng không thủ.

“Tu Bồ-đề! Nếu có người nói:Như Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặc nằm; tức người ấy không hiểu nghĩa Ta đã thuyết. Vì sao? Vì Như Lai là không đi về đâu, không từ đâu đến; nên mới gọi là Như Lai.”

-Văn ở phần thứ ba; hiển bày Hạnh thể thâm sâu, gồm ba phần đã biết: 1. Ứng – Báo – Hóa Thân thì có dụng. Pháp thân kia của chư Phật thì không đến, không đi; cho nên phàm phu không hiểu; 2. “vì sao?” là vặn hỏi; 3. Hiển bày tướng của pháp thân thường trụ như vậy; không đổi không khác; cho nên là thâm sâu. Vì vậy mà kệ của luận có nói: Hóa Thân Phật đến đi, Như Lai thường bất động, ở xứ pháp giới ấy. Chẳng một cũng không khác.

“Tu Bồ-đề! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân lấy vi trần của

Tam thiên đại thiên thế giới, lại lấy số thế giới bằng số vi trần ấy đập nát thành vi trần A Tăng Kỳ. Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Những vi trần ấy có nhiều hay không?

Tu Bồ-đề đáp: Bạch Thế Tôn! Những vi trần kia rất nhiều! Vì sao? Nếu những vi trần ấy thật có, thì Phật không nói là những vi trần. Vì sao? Phật nói những vi trần tức chẳng phải những vi trần, do đó mà Phật nói là những vi trần. Bạch Thế Tôn! Tam thiên đại thiên thế giới mà Như Lai nói, tức chẳng phải thế giới, vì vậy mà Phật thuyết là Tam thiên đại thiên thế giới. Vì sao? Nếu thế giới là thật có tức là một hợp tướng; Như Lai thuyết một hợp tướng tức chẳng phải một hợp tướng; vì vậy mà Phật thuyết là một hợp tướng.

Phật nói: Này Tu Bồ-đề! Cái tướng thành một, tức bất khả thuyết, chỉ có những người phàm phu tham lam dính mắc chuyện đó! Vì sao? Này Tu Bồ-đề! Nếu có người nói như vầy: Phật thuyết Ngã kiến, Nhân kiến, chúng sanh kiến, Thọ giả kiến. Tu Bồ-đề! Ý ông thế nào? Lời Người đã nói đó là chánh ngữ không?

Tu Bồ-đề đáp: Bạch Thế Tôn! Không ạ! Vì sao? Bạch Thế Tôn! Như Lai thuyết Ngã kiến, Nhân kiến, chúng sanh kiến, Thọ giả kiến, tức chẳng phải Ngã kiến, Nhân kiến, chúng sanh kiến, Thọ giả kiến; ấy mới gọi là Ngã kiến, Nhân kiến, chúng sanh kiến, Thọ giả kiến.”

– Văn phần thứ tư nầy là hiển hạnh đức phàm lượng, gồm năm phần:

  1. có bốn cú, nếu số vi trần đập vụn; hiển nhiễm tận tịnh, bởi ở trong pháp giới, không có một trụ tướng nào! “Những vi trần”, là thị hiện dụ cho chẳng một.
  2. “Vì sao?” hỏi đáp để giải thích ý của giáo hưng.
  3. Từ câu: Lại vì sao; nói về thú hướng của thánh giáo. Trong đó lần lượt, có năm cú đã biết.
  4. Từ câu: “Phật nói: Tu Bồ-đề!…”, hiển nghĩa chính của chúng.
  5. Từ câu: “chỉ có những người phàm phu…” Hội với thánh ý, trong đó có tám cú tương sinh, có thể tự biết.

-Văn nói: “Nếu thế giới và một hợp tướng là thật có”; thì Như Lai tức không thuyết. Vì sao? Bởi phàm phu lại đúng, mà thánh nhân lại sai. Ngoài ra các điều khác xét theo đó thì biết.

-Văn nói: “ Nhất hợp tướng”, như là phân biệt thấy một thật tướng.

Nếu muốn biết ý nghĩa của những câu văn đó, trước tiên phải dựa theo lời văn, dựa theo hai ngôi vị phàm và thánh để khai mở hai tướng:

1. Dựa theo chúng sanh: Thấy tướng hợp một, tức tướng hợp một, tức chẳng phải tướng hợp một; 2. Dựa theo bậc thánh: thuyết tướng hợp một, tức chẳng phải tướng hợp một, ấy gọi là tướng hợp một. Nương vào hai môn này, thủ giải tức dễ, mà nghĩa của nó là gì? Chúng sinh thấy tướng hợp một; là do nương theo sự tương tợ mà tác giải thật trần; tức không thấy sự tương tợ trần là nhờ ở chúng duyên. Bởi khi tác mà không trụ, không thành tướng hợp, bởi mê thấy thật trần. Chỉ thấy một hữu; ấy là tướng một hợp. Vì thấy thật trần mang tính chất có là chắc chắn cố định, cho nên ấy là hợp. “Tức phi tướng hợp một” nghĩa là do thấy trần thật, tức không có thật lý; bởi không khác với vô, tức là phi hợp. “Phật thuyết nhất hợp tướng” tức là Phật biết tợ trần giả hợp mà thành, chẳng có mà tợ như có, cho nên thuyết là tướng hợp. Câu “tức phi tướng hợp một” này có hai nghĩa phi tướng hợp một: (1) – Chẳng phải là tướng hợp một mà những phàm phu kia đã cho đó là thật trần. (2) – Do các duyên kia khi tác, không trụ, không tác cho nên chẳng phải là tợ như hợp. Thị danh nhất hợp tướng nghĩa là do các duyên kia tợ như hợp mà thành trần. Cho nên ấy chẳng phải là vô; mà danh là nhất hợp tướng. Nay ý của thánh nói tướng hợp một, có ý nói: Hễ phân biệt là mất sáng suố. Cái tướng hợp một mà thánh nhân thấy, là lìa phân biệt, thuận với chánh lý của nó. Cho nên có hai cách nói này làm phương tiện thú nhập. Nghĩa đó là gì? Là có hai loại phương tiện: (1) – Do tợ như tác, lìa phân biệt vô, vì thấy tợ như hữu, nên không thể cho là vô. Nếu thấy là vô, tức là phân biệt. Do tợ như không tác, lìa phân biệt hữu; vì thấy tợ như vô, nên không thể cho là hữu. Nếu thấy là hữu tức là phân biệt. (2) – Do tợ như tác, lìa phân biệt vô, nhờ thấy tợ như hữu, không thể cho là vô. Nếu thấy là vô, tức là phân biệt. Do tợ như tác, lìa phân biệt hữu, nay thấy tợ như hữu, mà chẳng phải là thật hữu. Nếu thấy thật hữu, tức là phân biệt. Do tợ như không tác, lìa phân biệt hữu, nhờ thấy tợ như vô, nên không là thật hữu. Nếu thấy thật hữu, tức là phân biệt. Do tợ như không tác, lìa phân biệt vô, nhờ thấy tợ như vô, không thể là thật vô. Nếu thấy thật vô, tức là phân biệt. Từ những điều đó, có thể suy ra. Vì sao vậy? Bởi nghĩa trong đó có khác với tám dụ sau.

Đoạn lớn thứ ba là kết văn, gồm năm phần: 1. chính kết phần trước; 2. “vì sao?” là vặn hỏi; 3. Đáp là hiển bày chánh nghĩa; . Từ câu: “Tu Bồ-đề! Nếu có Bồ-tát…”, so sánh công đức đó; . Từ câu: “làm thế nào vì người diễn thuyết…”; phước đức lợi tha, nói về thắng dụng của hạnh.

“Tu Bồ-đề! Bồ-tát phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, nghĩa là, đối với tất cả pháp; nên như vậy mà biết; nên như vậy mà kiến; nên như vậy mà tín; nên như vậy không trụ tướng. Vì sao? Này Tu Bồ-đề! Cái gọi là pháp tướng; thì pháp tướng mà Như Lai thuyết tức chẳng phải pháp tướng, ấy gọi là pháp tướng. Tu Bồ-đề! Nếu có Bồ-tát Ma Ha Tát lấy bảy báu đầy cả vô lượng A Tăng Kỳ thế giới để Bố thí. Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhânphát tâm Bồ-tát; đối với kinh Bátnhã Ba-la-mật này, cho đến chỉ những bài kệ bốn câu, mà thọ trì, đọc tụng, vì người khác diễn thuyết, thì phước đức nầy hơn phước đức trước vô lượng A Tăng kỳ!”

– Đoạn văn trước nói: “Nên như vậy mà biết”; nghĩa là cứ như vậy mà biết pháp không sinh; tức là kết sự phát tâm của hạnh trước. “Nên như vậy mà thấy”; tức thấy thật tướng, tức kết “như vậy mà trụ” trong hạnh trước. “Nên như vậy mà tín”; là tin hạnh có thể thành; tức kết “như vậy mà tu hành” trong hạnh trước. “Nên như vậy bất trụ pháp tướng”; tức là ly phân biệt; tức kết sự “hàng phục tâm đó” trong hạnh trước.

“Làm thế nào vì người diễn thuyết mà không gọi thuyết đó mới là thuyết”. Bấy giờ, Thế Tôn thuyết kệ:

Tất cả pháp hữu vi.

Như sao, nhòa, đèn, ảo

Sương, bọt, mộng, chớp, mây.

Nên tác như đã quán.

Ở trong phần thứ năm nầy là thắng dụng thuyết pháp lợi người. Gồm hai phần: 1. Nói chung về sinh khởi. 2. Kệ tụng thích thành. Trong văn kệ có ba đoạn kinh: 1. Một câu nêu pháp đó; 2. hai câu tiếp có chín nghĩa, hiển bày tướng của Quán đó; 3. có một câu, kết để thành Quán.

Nói chín nghĩa:

  1. Ánh sao không thấy, dụ cho tâm pháp năng kiến có mà không thấy.
  2. Nhòa là màng mắt, chỉ thấy sắc lông nhòa chuyển động, pháp hữu vi cũng vậy, bởi điên đảo kiến.
  3. Đèn: dụ thức cũng như vậy, bởi y chỉ dính mắc ở các pháp tham, ái.
  4. Ảo: dụ sở y trụ xứ cũng như vậy, bởi những đồ vật thế gian nhiều loại sai biệt, không có một cái nào là thật thể.
  5. Sương dụ thân cũng như vậy, bởi chỉ trụ trong một thời gian ngắn ngủi!
  6. Bọt dụ những những sự việc mà mình yêu thích cũng như vậy, bởi ba pháp: Thọ, tưởng, hành là bất định.
  7. Mộng dụ pháp quá khứ cũng như vậy, bởi duy chỉ có niệm.
  8. Điện chớp dụ pháp hiện tại cũng như vậy, bởi khi còn chủng tử A Lại Da Thức, thì tất cả pháp làm căn bản chủng tử, không có tướng nhân trước, cho nên như vậy. Các văn khác thì đã biết.

Những cái khác hiện như sao; không thật như nhòa, sát na chóng diệt như đèn; duyên thành như ảo; vô thường dụ sương thể không như bọt; thấy thật như mộng; có dụng như chớp; không gốc như mây. Trong hai pháp đều có chín nghĩa, bất thành thật là vậy!

“Phật thuyết kinh này xong, trưởng lão Tu Bồ-đề và các Tỳ khưu Tỳ khưu ni, Ưu Bà Tắc , Ưu bà di, Bồ-tát Ma Ha Tát, tất cả thế gian trời, người, A tu la, Càn Thát Bà, đã nghe Phật thuyết đều vô cùng hoan hỷ, tín thọ phụng hành

Ở phần thứ ba, là phần lưu thông, văn gồm hai phần: 1. Nêu mười chúng; đó là người thọ nhận sự ích lợi; 2. Từ câu: “đã nghe Phật thuyết…” nói về tướng của sự ích lợi đó.

 

Pages: 1 2