LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Diêu Tần, Đại sư Đàm Ma Da Xá, Đàm Ma Quật Đa
Việt dịch: Phật tử Nguyên Huệ

 

QUYỂN 24

Phẩm thứ 2: PHẦN GỒM THÂU TƯƠNG ƯNG CỦA PHẦN TƯƠNG ƯNG, phần 2

Bảy mươi hai phần môn tương ưng nay sẽ nói:

Năm thức giới, mỗi thức đều mười hai. Hai thức giới, mỗi thức đều sáu mươi: Xúc thân mười ba. Xúc tâm, xúc danh đều có năm mươi ba. Xúc đối cũng mười ba. Xúc thân, xúc ái hai mươi lăm. Xúc giận hai mươi ba. Xúc minh ba mươi lăm. Xúc vô minh ba mươi bốn. Xúc của phần minh ba mươi lăm. Xúc của phần vô minh ba mươi. Lạc căn mười ba. Khổ căn cũng như thế. Hỷ căn năm mươi mốt. Ưu căn ba mươi bảy. Xả căn năm mươi sáu. Thọ sáu mươi lăm. Tưởng, tư, xúc, tư duy, mỗi pháp đều trừ tự tánh. Số còn lại: Giác năm mươi chín. Quán sáu mươi. Nhẫn năm mươi ba. Kiến năm mươi bốn. Trí ba mươi lăm. Giải thoát sáu mươi chín. Không tham hai mươi chín. Không sân cũng như thế. Không si bốn mươi hai. Tín thuận bốn mươi bốn. Hối ba mươi bốn. Không hối ba mươi sáu. Vui thích năm mươi hai. Hỷ cũng như thế. Tâm tấn sáu mươi. Tâm trừ bốn mươi mốt. Tín năm mươi tám. Dục sáu mươi mốt. Không phóng dật bốn mươi sáu. Niệm năm mươi chín. Tâm xả bốn mươi mốt. Sợ hãi hai mươi bảy. Phiền não sử bốn mươi chín. Sử kiến hai mươi tám. Sử nghi mười chín. Sử trộm giới hai mươi tám. Sử ái hai mươi chín. Sử giận dữ hai mươi bảy. Sử ganh tỵ hai mươi bốn. Sử keo kiệt cũng như thế. Vô minh ba mươi chín. Mạn, trạo cử cũng như thế. Định có giác có quán ba mươi lăm. Định không giác có quán ba mươi bốn. Định không giác không quán ba mươi ba. Định không ba mươi bốn. Định vô tướng, định vô nguyện cũng như thế. Tín căn ba mươi tám. Tấn căn ba mươi chín. Niệm căn cũng như thế. Định căn ba mươi bốn. Tuệ căn ba mươi sáu.

Hỏi: Thế nào là phần nhãn thức giới?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với nhãn thức, nghĩa là xúc thân, xúc đối, xúc của phần vô minh, lạc căn, khổ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giải thoát. Đó gọi là phần nhãn thức giới.

Phần nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức giới cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là phần ý giới?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với ý giới, nghĩa là xúc tâm, xúc danh, xúc ái, xúc giận dữ, xúc minh, xúc vô minh, xúc của phần minh, xúc của phần vô minh, hỷ căn cho đến tuệ căn. Đó gọi là phần ý giới. Phần ý thức giới cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là phần xúc thân?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với xúc thân, nghĩa là nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, lạc căn, khổ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư duy, giải thoát. Đó gọi là phần xúc thân.

Hỏi: Thế nào là phần xúc tâm?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với xúc tâm, nghĩa là ý giới, ý thức giới, trừ xúc, hỷ căn, cho đến tuệ căn. Đó gọi là phần xúc tâm. Phần xúc danh cũng như vậy.

Hỏi: Thế nào là phần xúc đối?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với xúc đối, nghĩa là nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức giới, lạc căn, khổ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, tư duy, giải thoát. Đó gọi là phần xúc đối.

Hỏi: Thế nào là phần xúc ái?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với xúc ái, nghĩa là ý giới, ý thức giới, hỷ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, không hối, vui thích, tâm tấn, tín, dục, niệm, phiền não sử, sử ái, sử vô minh, mạn, trạo cử. Đó gọi là phần xúc ái.

Hỏi: Thế nào là phần xúc giận?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với xúc giận dữ, nghĩa là ý giới, ý thức giới, ưu căn, thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, hối, tâm tấn, tín, dục, niệm, sợ hãi, phiền não sử, sử giận, sử vô minh, mạn, trạo cử. Đó gọi là phần xúc giận.

Hỏi: Thế nào là phần xúc minh?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với xúc minh, nghĩa là ý giới, ý thức giới, hỷ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, kiến, trí, giải thoát, không si, tín thuận, vui mừng, tâm tấn, tâm trừ (khinh an), tín, dục, không phóng dật, niệm, tâm xả, định có giác có quán, định không giác có quán, định không giác không quán, định không, định vô tướng, định vô nguyện, tín căn, cho đến tuệ căn. Đó gọi là phần xúc minh.

Hỏi: Thế nào là phần xúc vô minh?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với xúc vô minh, nghĩa là ý giới, ý thức giới, hỷ căn, ưu căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, hối, không hối, vui thích, hỷ, tâm tấn, tín, dục, niệm, sợ hãi, phiền não sử và mười phiền não sử. Đó gọi là phần xúc vô minh.

Hỏi: Thế nào là xúc của phần minh?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với xúc của phần minh, nghĩa là ý giới, ý thức giới, hỷ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, không si, tín thuận, vui mừng, tâm tấn, tâm trừ, tín, dục, không phóng dật, niệm, tâm xả, định có giác có quán, cho đến tuệ căn. Đó gọi là xúc của phần minh.

Hỏi: Thế nào là xúc của phần vô minh?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với xúc của phần vô minh, nghĩa là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức giới, ý giới, ý thức giới, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, tư duy, giác, quán, kiến, trí, giải thoát, không tham, không giận, không si, tín thuận, hối, không hối, vui mừng, tâm tấn, tín, dục, không phóng dật, niệm, tâm trừ, sợ hãi, định có giác có quán, định không giác có quán, định không giác không quán. Đó gọi là xúc của phần vô minh.

Hỏi: Thế nào là phần lạc căn?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với lạc căn, nghĩa là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức giới, xúc thân, xúc đối, xúc của phần vô minh, tưởng, tư, xúc, tư duy, giải thoát. Đó gọi là phần lạc căn.

Hỏi: Thế nào là phần khổ căn?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với khổ căn, nghĩa là nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức giới, xúc thân, xúc đối, xúc của phần vô minh, tưởng, xúc, tư duy, giải thoát. Đó gọi là phần khổ căn.

Hỏi: Thế nào là phần hỷ căn?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với hỷ căn, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc ái, xúc minh, xúc vô minh, xúc của phần minh, xúc của phần vô minh, tưởng, tư, xúc, tư duy, giải thoát, giác, quán, kiến, trí, giải thoát, không tham, không giận, không si, tín thuận, không hối, vui mừng, tâm tấn, tâm trừ, tín, dục, không phóng dật, niệm, tâm xả, phiền não sử, sử kiến, sử giới đạo, sử ái, sử vô minh, mạn, trạo cử, định có giác có quán, cho đến tuệ căn. Đó gọi là phần hỷ căn.

Hỏi: Thế nào là phần ưu căn?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với ưu căn, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc giận, xúc vô minh, xúc của phần minh, xúc của phần vô minh, tưởng, tư, xúc, tư duy, giải thoát, giác, quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không tham, không giận, không si, tín thuận, hối, tâm tấn, tín, dục, không phóng dật, niệm, sợ hãi, phiền não sử, sử kiến, sử nghi, sử giới đạo, sử giận, sử ganh ghét, sử keo kiệt, sử vô minh, mạn, trạo cử. Đó gọi là phần ưu căn.

Hỏi: Thế nào là phần xả căn?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với xả căn, nghĩa là nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức giới, ý giới, ý thức giới, xúc nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, xúc tâm, xúc danh, xúc đối, xúc ái, xúc minh, xúc vô minh, xúc của phần minh, xúc của phần vô minh, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không tham, không giận, không si, tín thuận, vui mừng, tâm tấn, tâm trừ, tín, dục, không phóng dật, niệm, tâm xả, phiền não sử, sử kiến, sử nghi, sử giới đạo, sử ái, sử vô minh, mạn, trạo cử, định có giác có quán, cho đến tuệ căn. Đó gọi là phần xả căn.

Hỏi: Thế nào là phần thọ?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với thọ. Thế nào là không phải phần? Nghĩa là các tự tánh. Đó gọi là không phải phần thọ.

Hỏi: Thế nào là phần tưởng?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với tưởng. Thế nào là không phải phần? Nghĩa là các tự tánh. Đó gọi là không phải phần tưởng.

Hỏi: Thế nào là phần tư?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với tư. Thế nào là không phải phần? Nghĩa là các tự tánh. Đó gọi là không phải phần tư.

Hỏi: Thế nào là phần xúc?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với xúc. Thế nào là không phải phần? Nghĩa là các tự tánh. Đó gọi là không phải phần xúc.

Phần tư duy nói như phần tưởng.

Hỏi: Thế nào là phần giác (tầm)?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với giác. Thế nào là không phải phần? Nghĩa là tự tánh của lạc căn, khổ căn, tự tánh của xúc đối, xúc nơi năm thức giới thân, là định không giác có quán, định không giác không quán. Đó gọi là không phải phần giác.

Hỏi: Thế nào là phần quán (tứ)?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với quán. Thế nào là không phải phần? Nghĩa là tự tánh của lạc căn, khổ căn, tự tánh của xúc đối, xúc nơi năm thức giới thân, là định không giác không quán. Đó gọi là không phải phần quán.

Hỏi: Thế nào là phần nhẫn?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với nhẫn. Thế nào là không phải phần? Nghĩa là tự tánh của mười lăm thứ xúc vô minh, xúc thân, là kiến, trí, tuệ căn, không si, do kiến đoạn ba thứ phiền não là thân kiến, nghi, giới đạo. Đó gọi là không phải phần nhẫn.

Hỏi: Thế nào là phần kiến?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với kiến. Thế nào là không phải phần? Nghĩa là năm tự tánh của chín nhất hướng thân, là nhẫn, trí, tuệ căn, không si, do kiến đạo đoạn ba thứ phiền não là thân kiến, nghi, giới đạo. Đó gọi là không phải phần kiến.

Hỏi: Thế nào là phần trí?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với trí. Nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, hỷ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, thuận tín, vui thích, hỷ, tâm tấn, tâm trừ, tín, dục, không phóng dật, niệm, tâm xả, định có giác có quán, cho đến định căn. Đó gọi là phần trí.

Hỏi: Thế nào là phần giải thoát?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với giải thoát. Thế nào là không phải phần? Nghĩa là tự tánh nơi sử si. Đó gọi là không phải phần giải thoát.

Hỏi: Thế nào là phần không tham?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với không tham. Nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc của phần vô minh, hỷ căn, ưu căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, nhẫn, kiến, giải thoát, không si, thuận tín, hối, không hối, vui thích, hỷ, tâm tấn, tín, dục, không phóng dật, niệm. Đó gọi là phần không tham.

Hỏi: Thế nào là phần không sân?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với không sân. Nghĩa là như nói về phần không tham.

Hỏi: Thế nào là phần không si?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với không si. Nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc của phần minh, xúc của phần vô minh, hỷ căn, ưu căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, giải thoát, không tham, không sân, thuận tín, hối, không hối, vui thích, hỷ, tâm tấn, tâm trừ, tín, dục, không phóng dật, niệm, tâm xả, định có giác có quán, cho đến định căn. Đó gọi là phần không si.

Hỏi: Thế nào là phần thuận tín?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với thuận tín. Nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc của phần minh, xúc của phần vô minh, hỷ căn, ưu căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không tham, không sân, không si, hối, không hối, vui thích, hỷ, tâm tấn, tâm trừ, dục, không phóng dật, (trừ tín căn), định có giác có quán, cho đến tuệ căn. Đó gọi là phần thuận tín.

Hỏi: Thế nào là phần hối?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với hối. Nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc sân, xúc vô minh, xúc của phần vô minh, ưu căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, nhẫn, kiến, giải thoát, không tham, không sân, không si, thuận tín, tâm tấn, tín, dục, không phóng dật, niệm, sử phiền não, sử kiến, sử giới đạo, sử sân, sử vô minh, kiêu mạn, trạo cử. Đó gọi là phần hối.

Hỏi: Thế nào là không phải phần hối?

Đáp: Là nếu pháp không tương ưng với hối. Nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc ái, xúc vô minh, xúc của phần vô minh, hỷ căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, nhẫn, kiến, giải thoát, không tham, không sân, không si, thuận tín, vui thích, hỷ, tâm tấn, tín, dục, không phóng dật, niệm, sử phiền não, sử kiến, sử giới đạo, sử ái, vô minh, mạn, trạo cử. Đó gọi là không phải phần hối.

Hỏi: Thế nào là phần duyệt (vui thích)?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với duyệt. Thế nào là không phải phần? Nghĩa là tự tánh của xúc thân, chín xúc sân, ưu căn, xả căn, hối, sợ hãi, nghi, giận, ganh ghét, keo kiệt. Đó gọi là không phải phần duyệt.

Hỏi: Thế nào là phần hỷ?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với hỷ. Thế nào là không phải phần? Nghĩa là tự tánh của xúc thân, chín xúc sân, ưu căn, xả căn, hối, hỷ, sợ hãi, nghi, giận dữ, ganh ghét, keo kiệt. Đó gọi là không phải phần hỷ.

Hỏi: Thế nào là phần tâm tấn?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với tâm tấn. Thế nào là không phải phần? Nghĩa là tự tánh của thân chín, tấn căn. Đó gọi là không phải phần tâm tấn.

Hỏi: Thế nào là phần tâm trừ?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với tâm trừ. Nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc của phần minh, xúc của phần vô minh, hỷ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không si, thuận tín, vui thích, hỷ, tâm tấn, tín, dục, không phóng dật, niệm, tâm xả, định có giác có quán, cho đến tuệ căn. Đó gọi là phần tâm trừ.

Hỏi: Thế nào là phần tín?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với tín. Thế nào là không phải phần? Nghĩa là thân chín, thuận tín, tín căn, nghi. Đó gọi là không phải phần tín.

Hỏi: Thế nào là phần dục?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với dục. Thế nào là không phải phần? Nghĩa là tư duy của thân chín, nghi. đó gọi là không phải phần dục.

Hỏi: Thế nào là phần không phóng dật?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với không phóng dật. Nghĩa là ý giới. ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc của phần minh, xúc của phần vô minh, hỷ căn, ưu căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không tham, không sân, không si, thuận tín, hối, không hối, vui thích, hỷ, tâm tấn, tâm trừ, tín, dục, niệm, tâm xả, định có giác có quán, cho đến định căn. Đó gọi là phần không phóng dật.

Hỏi: Thế nào là phần niệm?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với niệm. Thế nào là không phải phần? Nghĩa là tự tánh của thân chín, niệm căn, nghi. Đó gọi là không phải phần niệm.

Hỏi: Thế nào là phần tâm xả?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với tâm xả. Nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc của phần minh, xúc của phần vô minh, hỷ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không si, thuận tín, vui thích, hỷ, tâm tấn, tâm trừ, tín, dục, không phóng dật, niệm, định có giác có quán, cho đến tuệ căn. đó gọi là phần tâm xả.

Hỏi: Thế nào là phần sợ hãi?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với sợ hãi, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc giận, xúc vô minh, xúc của phần vô minh, ưu căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, tâm tấn, tín, dục, niệm, phiền não sử, sử giận, sử vô minh, mạn, trạo cử. Đó gọi là phần sợ hãi.

Hỏi: Thế nào là phần phiền não sử?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với phiền não sử, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc ái, xúc giận, xúc vô minh, hỷ căn, ưu căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, hối, không hối, vui mừng, tâm tấn, tín, dục, niệm, sợ hãi, sử kiến, cho đến sử trạo cử. Đó gọi là phần phiền não sử.

Hỏi: Thế nào là phần sử kiến?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với sử kiến, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc vô minh, hỷ căn, ưu căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, giải thoát, hối, không hối, vui mừng, tâm tấn, tín, dục, niệm, phiền não sử, sử vô minh, mạn, trạo cử. Đó gọi là phần sử kiến.

Hỏi: Thế nào là phần sử nghi?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với sử nghi, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc vô minh, ưu căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, tâm tấn, phiền não sử, sử vô minh, trạo cử. Đó gọi là phần sử nghi.

Hỏi: Thế nào là phần sử giới đạo?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với sử giới đạo, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc vô minh, xúc danh, hỷ căn, ưu căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, giải thoát, hối, không hối, vui mừng, tâm tấn, tín, dục, niệm, phiền não sử, sử vô minh, mạn, trạo cử. Đó gọi là phần sử giới đạo.

Hỏi: Thế nào là phần sử ái?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với sử ái, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc ái, xúc vô minh, hỷ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, không hối, tâm tấn, tín, dục, niệm, phiền não sử, sử vô minh, mạn, trạo cử. Đó gọi là phần sử ái.

Hỏi: Thế nào là phần sử giận?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với sử giận, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc giận, xúc vô minh, ưu căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, hối, tâm tấn, tín, dục, niệm, sợ hãi, phiền não sử, sử vô minh, mạn, trạo cử. Đó gọi là phần sử giận.

Hỏi: Thế nào là phần sử ganh tỵ?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với sử ganh tỵ, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc vô minh, ưu căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, tâm tấn, tín, dục, niệm, phiền não sử, sử vô minh, mạn, trạo cử. Đó gọi là phần sử ganh tỵ.

Hỏi: Thế nào là phần sử keo kiệt?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với sử keo kiệt, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc vô minh, ưu căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, tâm tấn, tín, dục, niệm, phiền não sử, sử vô minh, mạn, trạo cử. Đó gọi là phần sử keo kiệt.

Hỏi: Thế nào là phần sử vô minh?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với sử vô minh, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc ái, xúc giận, xúc vô minh, hỷ căn, ưu căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, hối, không hối, vui mừng, tâm tấn, tín, dục, niệm, sợ hãi, phiền não sử, sử kiến, sử nghi, sử giới đạo, sử ái, sử giận, sử ganh tỵ, sử keo kiệt, sử mạn, sử trạo cử. Đó gọi là phần sử vô minh.

Hỏi: Thế nào là phần sử mạn?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với sử mạn, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc ái, xúc giận, xúc vô minh, hỷ căn, ưu căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, hối, không hối, vui mừng, tâm tấn, tín, dục, niệm, sợ hãi, phiền não sử, sử kiến, sử nghi, sử giới đạo, sử ái, sử giận, sử ganh ghét, sử keo kiệt, sử vô minh, sử trạo cử. Đó gọi là phần sử mạn.

Hỏi: Thế nào là phần sử trạo cử?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với sử trạo cử, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc ái, xúc giận, xúc vô minh, hỷ căn, ưu căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, giải thoát, hối, không hối, vui mừng, tâm tấn, tín, dục, niệm, sợ hãi, phiền não sử, sử kiến, sử nghi, sử giới đạo, sử ái, sử giận, sử ganh tỵ, sử keo kiệt, sử vô minh, sử mạn. Đó gọi là phần sử trạo cử.

Thế nào là phần định có giác có quán?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với định có giác có quán, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc của phần minh, xúc của phần vô minh, hỷ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không si, tín thuận, vui mừng, tâm tấn, tâm trừ, tín, dục, không phóng dật, niệm, tâm xả, tín căn, tấn căn, niệm căn, tuệ căn. Đó gọi là phần định có giác có quán.

Hỏi: Thế nào là phần định không giác có quán?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với định không giác có quán, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc của phần minh, xúc của phần vô minh, hỷ căn, ưu căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, nhẫn, trí, kiến, giải thoát, không si, tín thuận, vui mừng, tâm tấn, tâm trừ, tín, dục, không phóng dật, niệm, tâm xả, tín căn, tấn căn, niệm căn, tuệ căn. Đó gọi là phần định không giác có quán.

Hỏi: Thế nào là phần định không giác không quán?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với định không giác không quán, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc của phần minh, xúc của phần vô minh, hỷ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến trí, giải thoát, không si, tín thuận, vui mừng, tâm tấn, tâm trừ, tín, dục, không phóng dật, niệm, tâm xả, tín căn, niệm căn, tuệ căn. Đó gọi là phần định không giác không quán.

Hỏi: Thế nào là phần định không?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với định không, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc của phần minh, hỷ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không si, tín thuận, vui mừng, tâm tấn, tâm trừ, tín, dục, không phóng dật, niệm, tâm xả, tín căn, tấn căn, niệm căn, tuệ căn. Đó gọi là phần định không.

Hỏi: Thế nào là phần định vô tướng?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với định vô tướng, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc của phần minh, hỷ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không si, tín thuận, vui mừng, tâm tấn, tâm trừ, tín, dục, không phóng dật, niệm, tâm xả, tín căn, tấn căn, niệm căn, tuệ căn. Đó gọi là phần định vô tướng.

Hỏi: Thế nào là phần định vô nguyện?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với định vô nguyện, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc của phần minh, hỷ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không si, tín thuận, vui mừng, tâm tấn, tâm trừ, tín, dục, không phóng dật, niệm, tâm xả, tín căn, tấn căn, niệm căn, tuệ căn. Đó gọi là phần định vô nguyện.

Hỏi: Thế nào là phần tín căn?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với tín căn, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc của phần minh, hỷ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không si, vui mừng, tâm tấn, tâm trừ, tín, dục, không phóng dật, niệm, tâm xả, trừ tín căn, từ định có giác có quán, cho đến tuệ căn. Đó gọi là phần tín căn.

Hỏi: Thế nào là phần tấn căn?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với tấn căn, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc của phần minh, hỷ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không si, vui mừng, tâm tấn, tâm trừ, tín, dục, không phóng dật, niệm, tâm xả, trừ tấn căn, từ định có giác có quán, cho đến tuệ căn.

Đó gọi là phần tấn căn.

Thế nào là phần niệm căn?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với niệm căn, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc của phần minh, hỷ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không si, tín thuận, vui mừng, tâm tấn, tâm trừ, tín, dục, không phóng dật, niệm, tâm xả, trừ niệm căn, từ định có giác có quán, cho đến tuệ căn. Đó gọi là phần niệm căn.

Hỏi: Thế nào là phần định căn?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với định căn, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc của phần minh, hỷ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không si, tín thuận, vui mừng, tâm tấn, tâm trừ, tín, dục, không phóng dật, niệm, tâm xả, tín căn, tấn căn, niệm căn, tuệ căn. Đó gọi là phần định căn.

Hỏi: Thế nào là phần tuệ căn?

Đáp: Là nếu pháp tương ưng với tuệ căn, nghĩa là ý giới, ý thức giới, xúc tâm, xúc danh, xúc minh, xúc của phần minh, hỷ căn, xả căn, thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán, nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không si, vui mừng, tâm tấn, tâm trừ, tín, dục, không phóng dật, niệm, tâm xả, từ định có giác có quán, cho đến tuệ căn. Đó gọi là phần tuệ căn.

(Phần tiếp theo dưới đây, cũng giống như trước. Bản Hán dịch không đạt! ND).

Nhãn thức giới có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của nhãn thức giới, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của nhãn thức giới. Nhãn thức giới nghĩa là phần ý thức không duyên nơi pháp. Bốn thức giới của thân là nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức giới cũng như thế.

Ý giới có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của ý giới, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của ý giới. Ý giới nghĩa là ý giới của phần thân không duyên nơi pháp.

Ý thức giới có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của ý thức giới, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của ý thức giới. Ý thức giới nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp.

Xúc thân có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của xúc thân, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của xúc thân. Xúc thân nghĩa là phần ý thức không duyên nơi pháp.

Xúc tâm có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của xúc tâm, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của xúc tâm. Xúc tâm nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp.

Xúc danh có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Pháp tương ưng của xúc danh, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của xúc danh. Xúc danh nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp.

Xúc đối có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của xúc đối, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của xúc đối. Xúc đối nghĩa là phần ý thức không duyên nơi pháp.

Xúc ái có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của xúc ái, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của xúc ái. Xúc ái nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần thiện vô ký của ý thức, phần bất thiện tương ưng của các phiền não, không tương ưng với xúc ái.

Xúc giận có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của xúc giận, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của xúc giận. Xúc giận nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần thiện vô ký của ý thức, phần bất thiện tương ưng của các phiền não, không tương ưng với xúc giận.

Xúc minh có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của xúc minh, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của xúc minh. Xúc minh nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần ý thức không phải Thánh, phần trí Thánh.

Xúc vô minh có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của xúc vô minh, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của xúc vô minh. Xúc vô minh nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần thiện vô ký của ý thức.

Xúc của phần minh có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng với xúc của phần minh, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng với xúc của phần minh. Xúc của phần minh nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần ý thức không phải Thánh, phần trí Thánh.

Xúc của phần vô minh có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng với xúc của phần vô minh, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng với xúc của phần vô minh. Xúc của phần vô minh nghĩa là phần thiện vô ký ý thức không duyên nơi pháp, phần Thánh.

Lạc căn có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của lạc căn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng với lạc căn. Lạc căn nghĩa là phần ý thức không duyên nơi pháp, phần xả căn, khổ căn của thân.

Khổ căn có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của khổ căn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng với khổ căn. Khổ căn nghĩa là phần ý thức không duyên nơi pháp, phần xả căn, lạc căn của thân.

Hỷ căn có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của hỷ căn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của hỷ căn. Hỷ căn nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần xả căn, ưu căn của ý thức.

Ưu căn có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của ưu căn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Trừ không phải pháp tương ưng của ưu căn. Ưu căn nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần xả căn, hỷ căn của ý thức.

Xả căn có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của xả căn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của xả căn. Xả căn nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần lạc căn, khổ căn, phần ưu căn, hỷ căn của ý thức.

Thọ có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của thọ, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của thọ. Thọ nghĩa là không duyên nơi pháp. Tưởng, tư, xúc, tư duy cũng như thế.

Giác có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của giác, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của giác. Giác nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần không giác có quán của ý thức.

Quán có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của quán, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của quán. Quán nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần không giác không quán của ý thức.

Nhẫn có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của nhẫn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của nhẫn. Nhẫn nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần nghi của trí, ý thức.

Kiến có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của kiến, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của kiến. Kiến nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần nghi của ý thức.

Trí có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của trí, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của trí. Trí nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần ý thức không phải Thánh, phần nhẫn của Thánh.

Giải thoát có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của giải thoát, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Trừ không phải pháp tương ưng của giải thoát. Giải thoát nghĩa là phần nghi của ý thức không duyên nơi pháp.

Không tham có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của không tham, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của không tham. Không tham nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần bất thiện vô ký của ý thức, phần thiện không phải dục giới, hoặc phần không sân của dục giới. Lại có phần dục giới không phải tương ưng với không tham, tương ưng với không sân, không si.

Không sân có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của không sân, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của không sân. Không sân nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần bất thiện vô ký của ý thức, phần thiện không phải cõi dục, phần không tham của cõi dục. Lại có phần dục giới không tương ưng với không sân, tương ưng với không tham, không si.

Không si có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của không si, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của không si. Không si nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần bất thiện vô ký của ý thức.

Tín thuận có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của tín thuận, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của tín thuận. Tín thuận nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần bất thiện hoặc vô ký của ý thức.

Hối có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của hối, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của hối. Hối nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần xả căn, hỷ căn của ý thức, phần tương ưng của ưu căn, không phải tương ưng của hối.

Không hối có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của không hối, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng với không hối. Không hối nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần xả căn, ưu căn của ý thức, phần tương ưng với hỷ căn, không phải tương ưng với không hối.

Vui thích có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của vui thích, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Trừ không phải pháp tương ưng với vui thích. Vui thích

nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần xả căn, ưu căn của ý thức, phần tương ưng của hỷ căn, không phải tương ưng của vui thích.

Hỷ có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của hỷ, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng với hỷ. Hỷ nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần ưu căn, xả căn của ý thức, phần tương ưng của vui thích, không phải tương ưng của hỷ.

Tâm tấn có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của tâm tấn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng với tâm tấn. Tâm tấn nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp.

Tâm trừ (khinh an) có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của tâm trừ, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng với tâm trừ. Tâm trừ nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần bất định ý thức.

Tín có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của tín, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của tín. Tín nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần nghi của ý thức.

Dục có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của dục, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của dục. Dục nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần nghi của ý thức.

Không phóng dật có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của không phóng dật, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng với không phóng dật. Không phóng dật nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần bất thiện vô ký của ý thức.

Niệm có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của niệm, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng với niệm. Niệm nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần nghi của ý thức.

Tâm xả có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của tâm xả, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Trừ không phải pháp tương ưng của tâm xả. Tâm xả nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần bất định của ý thức.

Sợ hãi có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của sợ hãi, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng với sợ hãi. Sợ hãi nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần xả căn, hỷ căn của ý thức, phần tương ưng của ưu căn, không phải tương ưng của sợ hãi.

Phiền não sử có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của phiền não sử, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của phiền não sử. Phiền não sử nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần thiện, vô ký của ý thức.

Sử kiến có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của sử kiến, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của sử kiến. Sử kiến nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần thiện, bất thiện, vô ký của ý thức, phần tương ưng của các phiền não, không phải tương ưng của sử kiến.

Sử nghi có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của sử nghi, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng sử nghi. Sử nghi nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần thiện, bất thiện, vô ký của ý thức, phần tương ưng của các phiền não, không phải tương ưng của sử nghi.

Sử giới đạo có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của sử giới đạo, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của sử giới đạo. Sử giới đạo nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần thiện, bất thiện, vô ký của ý thức, phần tương ưng của các phiền não, không phải tương ưng của sử giới đạo.

Sử ái có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của sử ái, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng sử ái. Sử ái nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần bất thiện, vô ký của ý thức, phần tương ưng của các phiền não sử, không phải tương ưng của sử ái.

Sử giận có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của sử giận, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng với sử giận. Sử giận nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần thiện, bất thiện, vô ký của ý thức, phần tương ưng của các phiền não sử, không phải tương ưng của sử giận.

Sử ganh tỵ có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của sử ganh tỵ, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của sử ganh tỵ. Sử ganh tỵ nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần thiện, bất thiện, vô ký của ý thức, phần tương ưng của các phiền não sử, không phải tương ưng của sử ganh tỵ.

Sử keo kiệt có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của sử keo kiệt, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của sử keo kiệt. Sử keo kiệt nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần thiện, bất thiện, vô ký của ý thức, phần tương ưng của các phiền não sử, không phải tương ưng của sử keo kiệt.

Sử vô minh có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của sử vô minh, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của sử vô minh. Sử vô minh nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần thiện, vô ký của ý thức. Sử mạn, trạo cử cũng như thế.

Định có giác có quán có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của định có giác có quán, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của định có giác có quán. Định có giác có quán nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần tương ưng của hai định, phần bất định của ý thức.

Định không giác có quán có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của định không giác có quán, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của định không giác có quán. Định không giác có quán nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần tương ưng của hai định, phần bất định của ý thức.

Định không giác không quán có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của định không giác không quán, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của định không giác không quán. Định không giác không quán nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần tương ưng của hai định, phần bất định của ý thức.

Định không có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của định không, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của định không. Định không nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần ý thức không phải Thánh, phần tương ưng của vô tướng, vô nguyện.

Định vô tướng có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của định vô tướng, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của định vô tướng. Định vô tướng nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần ý thức không phải Thánh, phần tương ưng của không, vô nguyện thuộc Thánh.

Định vô nguyện có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của định vô nguyện, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của định vô nguyện. Định vô nguyện nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần ý thức không phải Thánh, phần tương ưng của không, vô tướng thuộc Thánh.

Tín căn có bao nhiêu pháp tương ưng?

Hỏi: Những pháp nào?

Hỏi: Pháp tương ưng của tín căn, trừ pháp khác, là trừ những pháp nào?

Đáp: Trừ không phải pháp tương ưng của tín căn. Tín căn nghĩa là phần thân không duyên nơi pháp, phần ý thức không phải Thánh.

Tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng như thế.

HẾT – QUYỂN 24