LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Diêu Tần, Đại sư Đàm Ma Da Xá, Đàm Ma Quật Đa
Việt dịch: Phật tử Nguyên Huệ

 

QUYỂN 29

Phẩm thứ 10: ĐỊNH CỦA PHẦN ĐẦU MỐI, phần 2

Hỏi: Thế nào là học trừ hơi thở ra của hành tâm, học trừ hơi thở vào của hành tâm?

Đáp: Hành tâm nghĩa là tưởng, tư có thô, tế.

Hỏi: Thế nào là hành tâm thô, hành tâm tế?

Đáp: Nếu là trạo cử khởi động, đó gọi là hành tâm thô. Nếu hành tâm tĩnh lặng, đó gọi là hành tâm tế.

Như Tỳ-kheo dùng hành tâm tế nhằm điều phục hành tâm thô: hạ thấp xuống, vượt lên, trừ ra, như thợ khéo, học trò của thợ khéo, dùng vật nhỏ để lấy ra vật lớn. Như thế Tỳ-kheo dùng hành tâm tế điều phục hành tâm thô. Như người chạy nhanh khắp, tự suy nghĩ: “Vì lẽ gì ta chạy? Ta nên đi thong thả”, bèn đi thong thả. Tự tư duy: “Vì sao ta đi thong thả? Ta nên đứng lại”, bèn đứng lại. Tự tư duy: “Tại sao ta đứng? Ta nên ngồi”, bèn ngồi. Tự tư duy: “Vì sao ta ngồi? Ta nên nằm”, bèn nằm. Như thế, trừ hành tâm thô, thân cận hành tâm tế. Tỳ-kheo như thế là trừ bỏ hành tâm thô, thân cận hành tâm tế. Tỳkheo tư duy pháp sinh hành tâm thô, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh hành tâm thô, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh hành tâm thô, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hành tâm tế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh hành tâm tế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh hành tâm tế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp trừ hành tâm thô, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không trừ hành tâm thô, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh, nhận biết trừ hơi thở ra hơi thở vào của hành tâm, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh trừ hơi thở ra hơi thở vào của hành tâm, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh trừ hơi thở ra hơi thở vào của hành tâm, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh, nhận biết trừ hơi thở ra hơi thở vào của hành tâm, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh nhận biết trừ hơi thở ra hơi thở vào của hành tâm, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh nhận biết trừ hơi thở ra hơi thở vào của hành tâm, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, không tư duy pháp sinh hành tâm thô, nếu không sinh pháp tư duy thì thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, tư duy pháp sinh hành tâm tế, nếu không sinh pháp không tư duy thì thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, trừ pháp tư duy của hành tâm thô, nếu không trừ pháp không tư duy, thì thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy, trừ hơi thở ra hơi thở vào của hành tâm. Nếu không sinh, không tư duy pháp, thì thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy nhận biết trừ hơi thở ra hơi thở vào của hành tâm. Nếu không sinh pháp tư duy, thì thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo không tư duy pháp không nên tu, tức tư duy pháp nên tu, thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn, trừ hơi thở ra hơi thở vào của hành tâm cùng trừ nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của hành tâm, được vui mừng, vừa ý. Đó gọi là học trừ hơi thở ra của hành tâm, học trừ hơi thở vào của hành tâm.

Hỏi: Thế nào là học nhận biết hơi thở ra của tâm, học nhận biết hơi thở vào của tâm?

Đáp: Tâm nghĩa là tâm ý thức. Sáu thức thân, bảy thức giới, đó gọi là tâm. Tâm ấy có thiện, bất thiện.

Như Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh tâm bất thiện, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp, không sinh tâm bất thiện, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh tâm bất thiện, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh tâm thiện, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh tâm thiện, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh tâm thiện, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hơi thở ra hơi thở vào của tâm, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp, không sinh hơi thở ra hơi thở vào của tâm, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh hơi thở ra hơi thở vào của tâm, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của tâm, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp, không sinh ra nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của tâm, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của tâm, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp không tư duy tâm bất thiện, nếu không sinh pháp không tư duy, thì thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy tâm thiện, nếu không sinh pháp không tư duy, thì thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy hơi thở ra hơi thở vào của tâm, nếu không sinh pháp không tư duy, thì thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của tâm, nếu không sinh pháp không tư duy, thì thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo không tư duy pháp không nên tu, tức tư duy pháp nên tu, thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn. Hơi thở ra hơi thở vào của tâm và nhận biết hơi thở ra hơi thở vào, được vui mừng, vừa ý. Đó gọi là học nhận biết hơi thở ra của tâm, học nhận biết hơi thở vào của tâm.

Hỏi: Thế nào là học hơi thở ra của tâm vui thích, học hơi thở vào của tâm vui thích?

Đáp: Tâm vui thích nghĩa là vui vẻ vừa ý, lại vui vẻ vừa ý, hoàn toàn vui thích, song không phải là hỷ. đó gọi là tâm vui thích.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh vui thích, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh vui thích, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh vui thích, thì khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh tâm thích thú, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh tâm vui thích, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh tâm vui thích, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hơi thở ra hơi thở vào của tâm vui thích, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh hơi thở ra hơi thở vào của tâm vui thích, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh hơi thở ra hơi thở vào của tâm vui thích, thì khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo này, nếu tư duy pháp, sinh nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của tâm vui thích, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của tâm vui thích, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của tâm vui thích, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy của tâm vui thích. Nếu không sinh pháp không tư duy, thì thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh pháp tư duy hơi thở ra hơi thở vào của tâm vui thích. Nếu không sinh pháp không tư duy, thì thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh pháp tư duy nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của tâm vui thích. Nếu không sinh, không tư duy pháp, tức thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, không tư duy pháp không nên tu, thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn. Hơi thở ra hơi thở vào của tâm vui thích cùng nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của tâm vui thích, được vui mừng, vừa ý, đó gọi là học hơi thở ra của tâm vui thích, học hơi thở vào của tâm vui thích.

Hỏi: Thế nào là học hơi thở ra của tâm định, học hơi thở vào của tâm định?

Đáp: Định nghĩa là tâm trụ, đang trụ, đó gọi là định. Như Tỳkheo tư duy pháp sinh tâm định, khéo nhận lấy pháp tưởng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh tâm định, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh tâm định, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hơi thở ra hơi thở vào của tâm định, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh hơi thở ra hơi thở vào của tâm định, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh hơi thở ra hơi thở vào của tâm định, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của tâm định, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của tâm định, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của tâm định, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy của tâm định. Nếu không sinh, không tư duy pháp, thì thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy hơi thở ra hơi thở vào của tâm định. Nếu không sinh, không tư duy pháp, tức thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của tâm định. Nếu không sinh, không tư duy pháp, tức thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của tâm định, Nếu không sinh, không tư duy pháp, tức thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, không tư duy pháp không nên tu, thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn, hơi thở ra hơi thở vào của tâm định cùng nhận biết rõ hơi thở ra hơi thở vào của tâm định, được vui mừng, vừa ý, đó gọi là học hơi thở ra của tâm định, học hơi thở vào của tâm định.

Hỏi: Thế nào là học hơi thở ra của tâm giải thoát, học hơi thở vào của tâm giải thoát?

Đáp: Giải thoát nghĩa là tâm hướng đến pháp giải thoát kia, tôn thượng pháp giải thoát kia, dốc hướng tới nẻo giải thoát kia. Do pháp kia nên giải thoát, đó gọi là giải thoát.

Như Tỳ-kheo tư duy pháp sinh giải thoát, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh tâm giải thoát, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh tâm giải thoát, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh tâm giải thoát, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh tâm giải thoát, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh tâm giải thoát, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hơi thở ra hơi thở vào của tâm giải thoát, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh hơi thở ra hơi thở vào của tâm giải thoát, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh hơi thở ra hơi thở vào của tâm giải thoát, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của tâm giải thoát, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của tâm giải thoát, khéo nhận lấy pháp tướng khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của tâm giải thoát, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy của tâm giải thoát, nếu không sinh, không tư duy pháp, tức thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy hơi thở ra hơi thở vào của tâm giải thoát, nếu không sinh, không tư duy pháp, tức thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của tâm giải thoát, nếu không sinh, không tư duy pháp, tức thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, không tư duy pháp không nên tu, thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn, hơi thở ra hơi thở vào của tâm giải thoát cùng nhận biết rõ hơi thở ra hơi thở vào của tâm giải thoát, được vui mừng, vừa ý. Đó gọi là học hơi thở ra của tâm giải thoát, học hơi thở vào của tâm giải thoát.

Hỏi: Thế nào là học hơi thở ra của quán vô thường, học hơi thở vào của quán vô thường? Thế nào là tưởng vô thường?

Đáp: Như Tỳ-kheo hoặc ngồi chỗ trống trải ở bên cội cây, tư duy như thế này: Sắc là vô thường, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, đó gọi là tưởng vô thường.

Hỏi: Thế nào là quán?

Đáp: Người như thật nếu quán, chánh quán, quán vi tế, phân biệt giải thoát, đó gọi là quán.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh tưởng vô thường, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh tưởng vô thường, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh tưởng vô thường, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh tưởng vô thường, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh tưởng vô thường, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh quán vô thường, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hơi thở ra hơi thở vào của quán vô thường, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh hơi thở ra hơi thở vào của quán vô thường, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh hơi thở ra hơi thở vào của quán vô thường, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của quán vô thường, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của quán vô thường, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của quán vô thường, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh tưởng vô thường. Nếu pháp tư duy không sinh quán vô thường, nếu không sinh pháp tư duy, tức thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy sinh quán vô thường, nếu không sinh pháp tư duy, tức thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy sinh pháp tư duy của quán vô thường, nếu không sinh, không tư duy pháp, tức thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy nhận biết rõ hơi thở ra hơi thở vào của quán vô thường, nếu không sinh, không tư duy, tức thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, không tư duy pháp không nên tu, thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn. Hơi thở ra hơi thở vào của quán vô thường, nhận biết rõ hơi thở ra hơi thở vào của quán vô thường, được vui mừng, vừa ý. Đó gọi là học hơi thở ra của quán vô thường, học hơi thở vào của quán vô thường.

Hỏi: Thế nào là học hơi thở ra của quán lìa dục, học hơi thở vào của quán lìa dục? Thế nào là tưởng lìa dục?

Đáp: Như Tỳ-kheo hoặc ở bên cội cây, nơi trống trải, tư duy: Nếu lìa dục hết ái, tức là sự tĩnh lặng thắng diệu của Niết-bàn. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, đó gọi là tưởng lìa dục.

Hỏi: Thế nào là quán?

Đáp: Người như thật, nếu quán, chánh quán, quán vi tế, phân biệt giải thoát, đó gọi là quán.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh tưởng lìa dục, đạt Niết-bàn, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh tưởng lìa dục, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh tưởng lìa dục, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh quán lìa dục, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh quán lìa dục, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh quán lìa dục, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh hơi thở ra hơi thở vào của quán lìa dục, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh hơi thở ra hơi thở vào của quán lìa dục, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh hơi thở ra hơi thở vào của quán lìa dục, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của quán lìa dục, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của quán lìa dục, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh nhận biết của hơi thở ra hơi thở vào của quán lìa dục, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy của tưởng lìa dục, nếu không sinh, không tư duy pháp, tức thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy của quán lìa dục, nếu không sinh, không tư duy pháp tức thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy hơi thở ra hơi thở vào của quán lìa dục, nếu không sinh, không tư duy pháp tức thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của quán lìa dục. Nếu không sinh, không tư duy pháp tức thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, không tư duy pháp không nên tu, thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn. Hơi thở ra hơi thở vào của quán lìa dục cùng nhận biết rõ hơi thở ra hơi thở vào của quán lìa dục, được vui mừng, vừa ý. Đó gọi là học hơi thở ra của quán lìa dục, học hơi thở vào của quán lìa dục.

Hỏi: Thế nào là học hơi thở ra của quán diệt, học hơi thở vào của quán diệt? Thế nào là tưởng diệt?

Đáp: Như Tỳ-kheo hoặc ngồi nơi chỗ trống trải ở bên cội cây, tư duy như thế này: Nếu ái hết tức đạt Niết-bàn tĩnh lặng thắng diệu. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, đó gọi là tưởng diệt.

Hỏi: Thế nào là quán?

Đáp: Người như thật nếu quán, chánh giác, quán vi tế, phân biệt giải thoát, đó gọi là quán.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh tưởng diệt, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh tưởng diệt, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh tưởng diệt, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh quán diệt, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh quán diệt, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh quán diệt, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp sinh hơi thở ra hơi thở vào của quán diệt, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh hơi thở ra hơi thở vào của quán diệt, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh hơi thở ra hơi thở vào của quán diệt, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của quán diệt, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của quán diệt, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của quán diệt, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy của tưởng diệt, nếu không sinh, không tư duy pháp tức thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy của quán diệt, nếu không sinh, không tư duy pháp tức thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy hơi thở ra hơi thở vào của quán diệt, nếu không sinh, không tư duy pháp tức thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, không tư duy pháp nên tu, thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn. Hơi thở ra hơi thở vào của quán diệt cùng nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của quán diệt, được vui mừng, vừa ý. Đó gọi là học hơi thở ra của quán diệt, học hơi thở vào của quán diệt.

Hỏi: Thế nào là học hơi thở ra của quán xuất thế, học hơi thở vào của quán xuất thế? Thế nào là tưởng xuất thế?

Đáp: Như Tỳ-kheo hoặc ngồi ở chỗ trống bên cội cây, tư duy như thế này: Bỏ hết sạch tất cả dòng ái, là sự tĩnh lặng, thắng diệu của Niết-bàn. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, đó gọi là tưởng xuất thế.

Hỏi: Thế nào là quán?

Đáp: Người như thật nếu quán, chánh quán, quán vi tế, phân biệt giải thoát, đó gọi là quán.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh tưởng xuất thế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp, không sinh tưởng xuất thế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh tưởng xuất thế, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh quán xuất thế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp không sinh hơi thở ra hơi thở vào của quán xuất thế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh hơi thở ra hơi thở vào của quán xuất thế, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của quán xuất thế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Hoặc tư duy pháp, không sinh nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của quán xuất thế, khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải. Nếu là pháp hơn, không phải hơn, có thể sinh nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của quán xuất thế, tức khéo nhận lấy pháp tướng, khéo tư duy hành giải.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh tư duy của tưởng xuất thế, nếu không sinh, không tư duy, thì thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy của quán xuất thế, nếu không sinh, không tư duy pháp, thì thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy hơi thở ra hơi thở vào của quán xuất thế, nếu không sinh, không tư duy pháp, thì thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp, sinh pháp tư duy nhận biết hơi thở ra hơi thở vào của quán xuất thế, nếu không sinh, không tư duy pháp, thì thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn.

Tỳ-kheo tư duy pháp nên tu, không tư duy pháp không nên tu, thân cận pháp hơn, không thân cận pháp không hơn. Hơi thở ra hơi thở vào của quán xuất thế cùng nhận biết rõ hơi thở ra hơi thở vào của quán xuất thế, được vui mừng, vừa ý. Đó gọi là học hơi thở ra của quán xuất thế, học hơi thở vào của quán xuất thế.

Như thế gọi là định của hơi thở ra hơi thở vào nơi niệm chung.

Hỏi: Thế nào là hơi thở ra hơi thở vào của niệm chung?

Đáp: Ra nghĩa là hơi thở ra, vào nghĩa là hơi thở vào. Nếu dùng hơi thở ra làm cảnh giới để niệm, hoặc lấy hơi thở vào làm cảnh giới để niệm, thì định cùng trụ, cùng diệt. Nếu có buộc niệm noi hơi thở ra, buộc niệm nơi hơi thở vào, thì tâm được trụ chung, đó gọi là hơi thở ra hơi thở vào của niệm chung.

Hỏi: Thế nào là định của tưởng bất tịnh chung?

Đáp: Như Tỳ-kheo quan sát thân mình từ đầu đến chân, từ chân đến đầu, cho đến ngoài da đều là bất tịnh. Nghĩa là xương, răng, móng, tóc, da mỏng, da dày, máu, thịt, gân, mạch, lá lách, thận, tim, phổi, đại tiểu tiện lợi, nước mắt, mũi dãi, mủ máu, mỡ lá, cao, não, mô, mồ hôi, tủy xương. Như người mắt sáng xem thấy trong kho lẫm: lúa, hồ ma, lúa mì, đậu, mỗi mỗi thứ đều dị biệt. Như thế, Tỳ-kheo quán thân mình từ đầu đến chân đều là bất tịnh. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, đó gọi là tưởng bất tịnh. Nếu định nơi tưởng này cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là định của tưởng bất tịnh chung.

Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy về xương, nhận biết xương, hành giải xương, thọ nhận xương, cho đến tư duy về nước mắt, mồ hôi, nhận biết nước mắt, mồ hôi, hành giải nước mắt, mồ hôi, thọ nhận nước mắt, mồ hôi. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, đó gọi là định của tưởng bất tịnh chung.

Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân bốn đại: Thân này có địa đại, thủy, hỏa, phong đại. Như đồ tể giết bò, học trò của đồ tể giết bò, giết xẻ bỏ làm bốn phần, hoặc ngồi, hoặc đứng, quán bốn phần này. Như thế, Tỳ-kheo quán thân bốn đại có địa đại, thủy, hỏa, phong đại. Quán các đại này thảy đều trái nhau. Các đại của thân này đều dựa vào các đại bên ngoài: ăn uống, nuôi lớn, gầy yếu, không vững chắc, niệm niệm đều mòn diệt, tạm dừng không lâu. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, cho đến… đó gọi là định của tưởng bất tịnh chung.

Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân đều không, cùng là không, do niệm, hành giải nhận biết khắp, cũng như lau trúc đều không, cùng là không, do niệm hành giải nhận biết khắp. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, cho đến… đó gọi là định của tưởng bất tịnh chung.

Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân như ung nhọt, thân có chín cửa dịch lậu của nhọt, ghẻ, dịch lậu đã chảy ra, đều là dịch lậu bất tịnh. Thai này, bắt đầu là mô, là hư hoại, là xú uế, là chất lỏng rò rỉ đáng ghét. Hết thảy các cửa nơi thân như mắt, tai, mũi, miệng, hai xứ xuất sinh tiện lợi đều luôn chảy ra, thải ra dịch lậu bất tịnh. Cho đến, như Tôn giả Ma ha Ca-diếp nói: Thân bốn đại là sự suy yếu, hao tổn, dịch lậu luôn chống trái nhau, là chỗ nương dựa, là chốn cư trú của các thứ bệnh, các thứ khổ. Người yêu mến, gìn giữ thân, như yêu mến, gìn giữ tử thi, thọ mạng ngắn ngủi. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, cho đến… đó gọi là định của tưởng bất tịnh chung.

Lại nữa, nếu Tỳ-kheo thấy tử thi bị đem bỏ trong vùng gò mả, hoặc từ một ngày đến ba ngày. Quán tự thân là pháp như thế, là tướng như thế, chưa lìa khỏi pháp ấy. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, cho đến… đó gọi là định của tưởng bất tịnh chung.

Lại nữa, nếu Tỳ-kheo trông thấy tử thi bị đem bỏ trong vùng gò mả, hoặc một ngày, hai ngày, đã sình trương, xanh bầm. Quán tự thân là pháp như thế, là tướng như thế, chưa lìa khỏi pháp ấy. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, cho đến… đó gọi là định của tưởng bất tịnh chung.

Lại nữa, nếu Tỳ-kheo trông thấy tử thi bị đem bỏ trong vùng gò mả, hoặc một ngày đến ba ngày, bị quạ, chim, cọp, sói v.v… từng ấy các thú đã cắn xé ăn nuốt. Quán tự thân là pháp như thế, tướng như thế, chưa lìa khỏi pháp ấy. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, cho đến… đó gọi là định của tưởng bất tịnh chung.

Lại nữa, nếu Tỳ-kheo nhìn thấy tử thi có những đốt xương dính liền nhau, với màu xanh, đỏ rữa nát, mủ máu bất tịnh, cấu uế đáng gớm. Quán tự thân là pháp như thế, là tướng như thế, chưa lìa khỏi pháp ấy. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, cho đến… đó gọi là định của tưởng bất tịnh chung.

Lại nữa, nếu Tỳ-kheo nhìn thấy tử thi có các đốt xương còn liền nhau, máu thịt đã rã rời, gân mạch chưa đứt. Quán tự thân là pháp như thế, là tướng như thế, chưa lìa khỏi pháp ấy. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, cho đến… đó gọi là định của tưởng bất tịnh chung.

Lại nữa, nếu Tỳ-kheo nhìn thấy tử thi có các đốt xương đã hoại, nhưng chưa rời chỗ cũ. Quán tự thân là pháp như thế, là tướng như thế, chưa lìa khỏi pháp ấy. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, cho đến… đó gọi là định của tưởng bất tịnh chung.

Lại nữa, nếu Tỳ-kheo trông thấy các đốt xương của tử thi đã hư nát, lìa vị trí cũ, bắp tay, bắp vế, gót chân, bắp đùi, xương sống, hông, xương sườn, tay, chân, vai, cánh tay, cổ, sọ, mỗi mỗi chi phần đều ở các vị trí khác. Quán tự thân là pháp như thế, là tướng như thế, chưa lìa khỏi pháp ấy. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, cho đến… đó gọi là định của tưởng bất tịnh chung.

Lại nữa, nếu Tỳ-kheo nhìn thấy các đốt xương của tử thi, vì đã lâu nên có màu trắng như vỏ sò, sắc xanh như chim bồ câu, hư rã. Quán tự thân là pháp như thế, là tướng như thế, chưa lìa khỏi pháp ấy. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, cho đến… đó gọi là định của tưởng bất tịnh chung.

Lại nữa, nếu Tỳ-kheo nhìn thấy xương thịt sinh hoại bầm xanh, bên trên còn vướng chút ít máu đỏ, rơi rớt ra ngoài. Như người thật nếu tưởng, nhớ tưởng, cho đến… đó gọi là định của tưởng bất tịnh chung.

Lại nữa, Tỳ-kheo nhận biết xương, hành giải xương, thọ nhận xương, cho đến tư duy về tan hoại, nhận biết tan hoại, hành giải tan hoại, thọ nhận tan hoại. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, cho đến… đó gọi là định của tưởng bất tịnh chung.

Hỏi: Thế nào là định của tưởng bất tịnh chung?

Đáp: Nếu Tỳ-kheo quán tự thân từ đỉnh đầu đến chân, từ chân đến đỉnh đầu, cho tới lớp da đều là bất tịnh. Nghĩa là xương, răng, móng, tóc, da mỏng, da dày, cho đến nước mắt, mồ hôi, tủy xương. Như người mắt sáng xem trong kho lẫm có các thứ lúa, hồ ma, lúa mì, đậu, mỗi mỗi khác nhau. Như thế, Tỳ-kheo quán tự thân từ đầu đến chân đều là bất tịnh. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, đó gọi là tưởng bất tịnh. Dùng tưởng này để điều phục tâm tu tập khiến được nhu hòa, khiến tâm định trụ, đó gọi là định của tưởng bất tịnh chung.

Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân bốn đại, cho đến tư duy về xương, hành giải xương, thọ nhận xương, lại tư duy về tan hoại, nhận biết tan hoại, hành giải tan hoại, thọ nhận tan hoại. Người như thật nếu tưởng, nhớ tưởng, đó gọi là tưởng bất tịnh. Dùng tưởng này để điều phục tâm tu tập khiến được nhu hòa, tâm định trụ, chánh trụ, đó gọi là định của tưởng bất tịnh.

Hỏi: Thế nào là định nhập hỏa?

Đáp: Như Tỳ-kheo thọ nhận hỏa đại bên trong làm lửa, thọ nhận địa thủy phong đại bên trong làm củi. Tỳ-kheo dùng hỏa đại bên trong, địa thủy phong đại bên trong để tư duy về khói, nhận biết khói, hành giải khói, thọ nhận khói. Tư duy về ngọn lửa, nhận biết ngọn lửa, hành giải ngọn lửa, thọ nhận ngọn lửa. Tỳ-kheo quán không phóng dật như thế này: Ngọn lửa, khói, như đống lửa lớn. Nếu tu định này xong, thấy rõ ngọn lửa, khói, như đống lửa lớn, đó gọi là định nhập hỏa.

Lại nữa, Tỳ-kheo thọ nhận hỏa đại bên trong làm lửa, thọ nhận cỏ cây, nhánh lá của các địa thủy phong đại bên ngoài làm củi. Tỳkheo dùng hỏa đại bên trong, địa thủy phong đại bên ngoài như cỏ cây, nhánh lá để tư duy về khói, nhận biết khói, hành giải khói, thọ nhận khói, cho đến… đó gọi là định nhập hỏa.

Lại nữa, Tỳ-kheo thọ nhận hỏa đại bên trong làm lửa, thọ nhận cỏ cây, cành lá thuộc địa thủy phong đại bên trong ngoài làm củi. Tỳkheo dùng hỏa đại bên trong, cỏ cây, cành lá thuộc địa thủy phong đại bên trong ngoài để tư duy về khói, nhận biết khói, hành giải khói, thọ nhận khói, cho đến… đó gọi là định nhập hỏa.

Lại nữa, Tỳ-kheo thọ nhận hỏa đại bên ngoài làm lửa, thọ nhận địa thủy phong đại bên trong làm củi. Tỳ-kheo dùng hỏa đại bên ngoài, địa thủy phong đại bên trong để tư duy về khói, nhận biết khói, hành giải khói, thọ nhận khói, cho đến… đó gọi là định nhập hỏa.

Lại nữa, Tỳ-kheo thọ nhận hỏa đại bên ngoài làm lửa, thọ nhận cỏ cây, cành lá thuộc địa thủy phong đại bên ngoài làm củi. Tỳ-kheo dùng hỏa đại bên ngoài, cỏ cây, cành lá thuộc địa thủy phong đại bên ngoài để tư duy về khói, nhận biết khói, hành giải khói, thọ nhận khói, cho đến… đó gọi là định nhập hỏa.

Lại nữa, Tỳ-kheo thọ nhận hỏa đại bên ngoài làm lửa, thọ nhận cỏ cây, cành lá thuộc địa thủy phong đại bên trong ngoài làm củi. Tỳkheo dùng hỏa đại bên ngoài, cỏ cây, cành lá thuộc địa thủy phong đại bên trong ngoài để tư duy về khói, nhận biết khói, hành giải khói, thọ nhận khói, cho đến… đó gọi là định nhập hỏa.

Lại nữa, Tỳ-kheo thọ nhận hỏa đại bên trong ngoài làm lửa, thọ nhận địa thủy phong đại bên trong làm củi. Tỳ-kheo dùng hỏa đại trong ngoài, địa thủy phong đại bên trong để tư duy về khói, nhận biết khói, hành giải khói, thọ nhận khói, cho đến… đó gọi là định nhập hỏa.

Lại nữa, Tỳ-kheo thọ nhận hỏa đại bên trong ngoài làm lửa, thọ nhận cỏ cây, cành lá thuộc địa thủy phong đại bên ngoài làm củi. Tỳ-kheo dùng hỏa đại bên trong ngoài, cỏ cây, cành lá thuộc địa thủy phong đại bên ngoài để tư duy về khói, nhận biết khói, hành giải khói, thọ nhận khói, cho đến… đó gọi là định nhập hỏa.

Lại nữa, Tỳ-kheo thọ nhận hỏa đại trong ngoài làm lửa, thọ nhận cỏ cây, cành lá thuộc địa thủy phong đại trong ngoài làm củi. Tỳ-kheo dùng hỏa đại trong ngoài, cỏ cây, cành lá thuộc địa thủy phong đại trong ngoài để tư duy về khói, nhận biết khói, hành giải khói, thọ nhận khói, cho đến… đó gọi là định nhập hỏa.

Hỏi: Thế nào là định của thần túc chứng biết chung?

Đáp: Dục, định, đoạn hành, thành tựu tu thần túc. Tinh tấn định, tâm định, tuệ định, đoạn hành thành tựu tu thần túc. Thọ nhận vô số thứ thần túc làm chấn động đại địa. Dùng một làm nhiều, dùng nhiều làm một. Hoặc gần, hoặc xa, trên núi cao, xuyên suốt qua tường vách, không có ngăn ngại. Như đi trên hư không, ngồi kiết già, bay lên không trung như chim. Ra vào trong đất, như nổi chìm dưới nước, đi trong nước như đi trên đất liền. Thân phát ra ngọn lửa khói, như khối lửa lớn. Dùng tay sờ chạm mặt trời, mặt trăng đầy uy đức, cho đến thân Phạm thiên đều được tự đại.

Hỏi: Thế nào là định làm chấn động đại địa?

Đáp: Như Tỳ-kheo thọ nhận một ít tưởng đất, thọ nhận vô lượng tưởng nước, nếu muốn làm chấn động đại địa, động đang chấn động, như điều mong muốn, tùy theo nơi chốn mong muốn đều được như ý. Như thầy trò chuyên mua bã rượu, sau khi ép rượu xong, đựng vào túi ném trong bể nước lớn. Tay cầm hai quai túi nâng nhắc tùy ý, lôi kéo tự tại, như điều mong muốn tùy theo chỗ mong muốn đều được như ý. Như thế Tỳ-kheo nhận một ít tưởng đất, nhận vô lượng tưởng nước, như muốn làm chấn động đại địa, động đang chấn động, như điều mong muốn, tùy theo chỗ mong muốn đều được như ý. Đó gọi là định la2m chấn động đại địa.

Hỏi: Thế nào là định dùng một làm thành nhiều?

Đáp: Như Tỳ-kheo thân cận với định, tu học nhiều xong, đối với thân mình, khởi tâm hóa làm sắc thân khác, đầy đủ chi phần, các căn không thiếu. Như thợ gốm, đệ tử của thợ gốm, sửa sang hình thành, nhào nắn đất sét để nặn ra đủ các thứ đồ đựng, đều có thể thành, nên có thể được tài lợi. Như thế, Tỳ-kheo đối với thân mình, khởi tâm hóa làm sắc thân khác, đầy đủ chi phần, các căn không thiếu, tư duy như thế này: Sắc thân bốn đại này là sắc thân đã hóa ra. Sắc thân bốn đại khác, sắc thân được biến hóa khác. Đối với sắc thân bốn đại này, khởi tâm hóa làm sắc thân khác, đầy đủ chi phần, các căn không thiếu. Như người rút chiếc áo từ trong rương ra, tư duy như thế này: Đây là cái rương, đây là chiếc áo. Rương khác, áo khác, do rương nên rút ra áo. Như thế, Tỳ-kheo tư duy: Đây là sắc thân bốn đại, đây là sắc thân được hóa ra, sắc thân bốn đại khác, sắc thân được biến hóa khác. Đối với sắc thân bốn đại này, khởi tâm biến hóa, hóa thành sắc thân khác, đầy đủ chi phần, các căn không thiếu. Nếu hóa thành hai thân, ba thân, cho đến hàng trăm thân, ngàn thân, tùy sự mong muốn, hóa làm vô số thứ thân. Đó gọi là định dùng một làm thành nhiều.

Hỏi: Thế nào là định dùng nhiều làm thành một?

Đáp: Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, dùng thần túc hóa ra vô lượng thân, trở lại thành một thân. Như người rải vô số hạt thóc giống xuống khắp đất, rồi gồm thâu trở lại thành một đống. Như thế, Tỳ-kheo dùng thần túc hóa làm vô lượng thân, gồm thâu trở lại thành một thân. Đó gọi là định dùng nhiều làm thành một.

Hỏi: Thế nào là định xuyên suốt qua không có trở ngại?

Đáp: Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, hoặc gần, hoặc xa, nơi núi cao, tường vách, xuyên suốt qua không có trở ngại, như đi dạo trên hư không. Gần nghĩa là ánh sáng đến với mắt, hiện tại, trở về trước, không diệt, không mất, không trừ, không hết. Xa nghĩa là ánh sáng không đến với mắt, không hiện ở trước, diệt, mất, trừ hết. Núi có hai thứ: núi đất, núi đá, hang đầy cát đá, đó gọi là núi. Tường vách có hai thứ: tường vách gỗ, tường vách đất. Hoặc gần, hoặc xa, núi cao, tường vách, tư duy về hết thảy núi cao, tường vách đều là không. Như Tỳ-kheo đến chỗ gai gốc nơi bờ núi đất này, nơi sông sâu, âm u, hiểm trở, đều không tư duy, chỉ tư duy về bằng phẳng như đất liền, như trải rộng da bò, rồi đóng đinh căng khắp mặt đất thành bằng phẳng, không có nếp nhăn. Tỳ-kheo vì quán không phóng dật như thế, nên có thể xuyên suốt qua tường vách, núi cao, vật gần, vật xa không có trở ngại, như đi dạo trên hư không. Đó gọi là định xuyên suốt qua không có trở ngại.

Hỏi: Thế nào là định ngồi kiết già, bay trên hư không như chim?

Đáp: Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, có thể bay trên hư không, ngồi kiết già, đi dạo nơi phương đông, phương nam, tây, bắc, bốn hướng trên dưới, cũng như chim bay, rời khỏi mặt đất đến hư không. Như thế, Tỳ-kheo quán không phóng dật, nên ngồi kiết già, đi dạo trên không như chim. Đó gọi là định ngồi kiết già, bay trên không như chim.

Hỏi: Thế nào là định ra vào trong đất, như hiện ra, lặn mất dưới nước?

Đáp: Như Tỳ-kheo gần gũi định, tu học nhiều xong, có thể ra vào trong đất, như trồi lên, lặn xuống trong nước. Tỳ-kheo tư duy: Đất làm nước, nhận biết nước, hành giải nước, thọ nhận nước. Như thế, Tỳ-kheo quán không phóng dật, nên có thể ra vào trong đất như ở nơi nước. Đó gọi là định ra vào trong đất như ở nơi nước.

Hỏi: Thế nào là định đi trên mặt nước như đi trên đất?

Đáp: Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, có thể đi trên mặt nước, như trên đất liền. Tỳ-kheo tư duy: Nước thành đất, nhận biết đất, hành giải đất, thọ nhận đất. Tỳ-kheo quán không phóng dật như thế, nên có thể đi trên mặt nước, như đi trên mặt đất. Đó gọi là định đi trên mặt nước như đi trên đất.

Hỏi: Thế nào là định thân phát ra lửa khói như đống lửa lớn?

Đáp: Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, từ thân có thể phát ra lửa, khói, như đống lửa lớn. Tỳ-kheo nhận hỏa đại bên trong làm lửa, địa thủy phong đại bên trong làm củi, dùng hỏa đại, địa thủy phong đại bên trong, tư duy phát ra khói, nhận biết khói, hành giải khói, thọ nhận khói, tư duy phát ra ngọn lửa, nhận biết lửa, hành giải lửa, thọ nhận lửa. Tỳ-kheo quán không phóng dật như thế, nên thân phát ra lửa, khói như đống lửa lớn. Đó gọi là định thân phát ra lửa khói như đống lửa lớn.

Hỏi: Thế nào là định đối với uy đức của mặt trời mặt trăng dùng tay sờ chạm?

Đáp: Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, đối với uy đức của mặt trời, mặt trăng có thể dùng tay sờ chạm. Tỳ-kheo tư duy về mặt trời, mặt trăng là gần, nhận biết gần, hành giải gần, thọ nhận gần. Tỳ-kheo ở châu Diêm phù đề có thể duỗi cánh tay phải sờ chạm mặt trời, mặt trăng. Lại nữa, Tỳ-kheo tự thân khởi tâm hóa làm sắc thân khác, chi phần đầy đủ, các căn không thiếu, dùng hóa thân này đến trời Tứ Thiên vương, rồi lấy tay sờ chạm mặt trời, mặt trăng. Lại dùng sắc thân bốn đại này đến trời Tứ Thiên vương, rồi dùng tay sờ chạm mặt trời, mặt trăng. Đó gọi là định đối với uy đức của mặt trời, mặt trăng dùng tay sờ chạm.

Hỏi: Thế nào là định cho đến thân Phạm thiên đều được tự tại?

Đáp: Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, cho đến thân các Phạm thiên đều được tự tại. Tỳ-kheo từ thân mình, khởi tâm hóa làm sắc thân khác, đầy đủ chi phần, các căn không thiếu, dùng hóa thân này đến trên cõi Phạm thiên, thân cận với Phạm thiên, cùng trụ, cùng ngồi, cùng lui tới, cùng nhập định, cùng thấy biết, nói năng. Lại dùng sắc thân bốn đại này bay đến trời Phạm thiên, thân cận Phạm thiên, cùng đứng ngồi, đi lại, cùng nhập định, thấy biết, nói năng. Đó gọi là định cho đến thân Phạm thiên đều được tự tại.

Nếu Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, được định báo, hoặc nhập định, không nhập định, đều có thể tạo ra vô số vô lượng thần túc, nghĩa là làm chấn động đại địa, cho đến thân Phạm thiên đều được tự tại. Như thế gọi là định của thần túc chứng biết chung.

Hỏi: Thế nào là định của thiên nhĩ chứng biết chung?

Đáp: Như Tỳ-kheo, nếu nhận lấy tưởng về âm thanh của các thứ cỏ lau hoang dã, Tỳ-kheo tâm lìa tưởng về âm thanh thô kia khiến tâm nhập nơi âm thanh vi tế ấy. Tỳ-kheo lại dùng âm thanh vi tế ấy để điều phục tâm khiến nhu hòa, khiến tâm nhập nơi trí chứng thiên nhĩ. Tỳ-kheo quán không phóng dật như thế, được thiên nhĩ chứng biết chung, được tâm định trụ, chánh trụ. Tỳ-kheo được định xong, khiến tâm hướng đến âm thanh của con người. Con người đã luận bàn gì? Đã nói năng gì? Tỳ-kheo quán không phóng dật như thế, được nghe âm thanh của con người. Như con người đã luận bàn, đã nói năng, đều nghe được hết.

Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, khiến tâm hướng đến âm thanh nơi các nẻo địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, trời. Trên trời luận bàn gì, nói năng gì? Tỳ-kheo quán không phóng dật như thế, được nghe âm thanh của cõi trời, như trời đã luận bàn, nói năng gì đều nghe được hết.

Như thế Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, dùng thiên nhĩ thanh tịnh vượt quá con người, cùng một thời gian, nghe hai thứ âm thanh: Âm thanh của người cùng âm thanh của các hàng phi nhân. Nếu Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, được báo định, hoặc nhập định, không nhập định, do thiên nhĩ thanh tịnh vượt quá con người, cùng một lúc nghe được hai thứ âm thanh: người và phi nhân. Đó gọi là định của thiên nhĩ chứng biết chung.

Hỏi: Thế nào là định chứng biết chung tâm của người khác?

Đáp: Như Tỳ-kheo nhận lấy tướng của tự tâm: Tâm ta nhân nơi gì để sinh? Do đâu mà diệt? Thân cận gì? Xa lìa gì? Tỳ-kheo nhận lấy tướng của tâm mình như thế xong, khiến tâm hướng đến chứng biết tâm người khác. Tỳ-kheo quán không phóng dật như thế, được định của tha tâm chứng biết chung, tâm trụ chánh trụ. Tỳ-kheo được định xong, muốn nhận biết tâm của người đã suy nghĩ hiểu biết tư duy về những gì? Tỳ-kheo quán không phóng dật như thế, có thể nhận biết tâm người, như điều đã suy nghĩ, như điều đã biết rõ, như điều đã tư duy, thảy đều nhận biết hết. Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, muốn nhận biết tâm của các nẻo địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, trời đã suy nghĩ gì? Đã biết rõ gì? Đã tư duy gì? Tỳ-kheo quán không phóng dật như thế, tức có thể nhận biết được tâm của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, trời, như điều đã suy nghĩ, đã biết rõ, đã tư duy, thảy đều nhận biết.

Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, có thể nhận biết được tâm người khác, chúng sinh khác: Có tâm dục, nhận biết như thật là có tâm dục. Không có tâm dục, nhận biết như thật là không có tâm dục. Có tâm giận, nhận biết như thật là có tâm giận. Không có tâm giận, nhận biết như thật là không có tâm giận. Có tâm si, nhận biết như thật là có tâm si. Không có tâm si, nhận biết như thật là không có tâm si. Tâm chìm mất, nhận biết như thật là tâm chìm mất. Tâm phân tán, nhận biết như thật là tâm phân tán. Tâm ít, nhận biết như thật là tâm ít. Tâm nhiều, nhận biết như thật là tâm nhiều. Tâm bất định, nhận biết như thật là tâm bất định. Tâm định, nhận biết như thật là tâm định. Tâm không giải thoát, nhận biết như thật là tâm không giải thoát. Tâm giải thoát, nhận biết như thật là tâm giải thoát. Tâm có vượt hơn, nhận biết như thật là tâm có vượt hơn. Tâm không có vượt hơn, nhận biết như thật là tâm không có vượt hơn.

Nếu Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, tức được báo định, nếu nhập định, không nhập định, có thể nhận biết tâm của người khác, tâm của chúng sinh khác: Tâm có dục, nhận biết như thật là tâm có dục, cho đến tâm có vượt hơn, không có vượt hơn, nhận biết như thật là tâm có vượt hơn, không có vượt hơn. Đó gọi là định chứng biết chung tâm của người khác.

Hỏi: Thế nào là định chứng biết chung về thọ mạng đời trước?

Đáp: Như Tỳ-kheo tư duy về tâm không gián đoạn, tâm sau, tâm trước dần dần không gián đoạn. Tỳ-kheo tư duy về tâm không gián đoạn như thế, được định chứng biết cùng tâm không gián đoạn, tâm trụ, chánh trụ, Tỳ-kheo được định xong, nhớ nghĩ về một tâm, hai tâm, ba tâm, bốn tâm, năm tâm, mười tâm, cho đến trăm tâm, ngàn tâm, nếu vượt hơn. Hoặc có thức đầu tiên sinh trong bụng mẹ. Tỳ-kheo tư duy như thế này: Tâm nào diệt xong, trong bụng mẹ sinh thức đầu tiên? Tỳ-kheo khiến tâm hướng đến chứng biết thọ mạng đời trước. Tỳ-kheo quán không phóng dật như thế, được định chứng biết chung về thọ mạng đời trước, tâm trụ, chánh trụ. Tỳ-kheo được định nhớ nghĩ không khó về các thứ: Sinh gốc, hữu gốc, chốn cư trú gốc, chỗ dấy khởi gốc. Như tâm dục sau cùng, như tâm diệt xong, thọ nhận thức đầu tiên trong bụng mẹ. Nếu tu định này, tức nhớ nghĩ không khó. Tỳ-kheo tư duy như thế này: Ta vốn tên gì? Họ gì? Sinh ở đâu? Ăn uống ra sao? Thọ mạng như thế nào? Trụ cuối cùng ra sao? Nhận lấy khổ vui gì? Nếu Tỳ-kheo tu định này, tức biết được ta vốn mang tên như thế, họ như thế, sinh sống như thế, ăn uống như thế, thọ mạng như thế, trụ cuối cùng như thế, nhận lấy khổ vui như thế. Đó gọi là định chứng biết chung về thọ mạng đời trước.

Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, nhớ nghĩ về một đời, hai đời, cho đến trăm đời, ngàn đời, hoặc hơn. Hoặc đã từng trụ ở trên trời Vô tưởng, nhận biết tâm không gián đoạn có chướng ngại. Do phàm phu chưa nghe, nên nói: Ta vốn không từng ở cõi kia, chỉ là bỗng nhiên tự sinh. Do Thánh nhân đã nghe, nên tư duy như thế này: Thọ mạng đời trước của ta bắt đầu do tâm chứng biết có cõi trời như thế, là trụ xứ của sắc không có tưởng, không có thọ, không có tâm. Tỳ-kheo tư duy như thế này: Nếu ta nhớ nghĩ đến sắc của thọ mạng đời trước, thì Tỳ-kheo tư duy về sắc không gián đoạn, sắc sau sắc trước lần lượt không gián đoạn. Tỳ-kheo tư duy về sắc không gián đoạn như thế, được định chứng biết chung về sắc không gián đoạn của thọ mạng đời trước, tâm trụ, chánh trụ. Tỳ-kheo đắc định xong, tức nhớ nghĩ không khó. Đó gọi là định chứng biết chung về thọ mạng đời trước.

Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, nhớ nghĩ về một đời, hai đời, cho đến trăm đời, ngàn đời, hoặc hơn, hoặc có khi từng ở trên cõi trời vô sắc, do sắc không gián đoạn có chướng ngại, vì phàm phu chưa nghe, nên nói: Ta vốn không từng ở nơi cõi kia, chỉ là bỗng nhiên tự sinh. Vì Thánh nhân đã nghe, nên tư duy như thế này: Thọ mạng đời trước của ta, do sắc chứng biết có không sắc, có tưởng, có thọ như thế. Nếu là địa vô sắc, Tỳ-kheo tư duy như thế này: Nếu ta nhớ nghĩ về tâm của thọ mạng đời trước, tức Tỳ-kheo tư duy tâm sau, tâm trước, lần lượt không gián đoạn. Tỳ-kheo tư duy về tâm không gián đoạn như thế, được định của tâm không gián đoạn cùng thọ mạng đời trước, tâm trụ chánh trụ. Tỳ-kheo được định xong, nhớ nghĩ không khó. Đó gọi là định chứng biết chung về thọ mạng đời trước.

Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, nhớ nghĩ về vô số vô lượng thọ mạng đời trước. Hoặc nhớ nghĩ một đời, hai đời, cho đến trăm đời, ngàn đời, hoặc kiếp thành, hoặc kiếp hoại, hoặc kiếp thành hoại: Ta vốn đã từng ở nơi kiếp kia có tên như thế, họ như thế, cho đến nhận lãnh khổ vui như thế. Ta mạng chung ở nơi này, sinh ở nơi kia, mạng chung ở chốn kia, sinh ở chốn này, thành tựu hành ở đây, nhớ nghĩ về vô số vô lượng thọ mạng đời trước. Như Tỳ-kheo thân cận định, tu học nhiều xong, được báo định, hoặc nhập định, không nhập định, nhớ nghĩ về vô số vô lượng thọ mạng đời trước, từ một đời cho đến thành tựu hành ở đây. Đó gọi là định chứng biết chung về thọ mạng đời trước.

HẾT – QUYỂN 29