LUẬN TỲ BÀ SA
Tác giả: A-la-hán Thi Đà Bàn Ni
Hán dịch: Đời Phù Tần, Tam tạng Tăng Già Bạt Trừng, Người nước Kế-tân
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN 3
Phần Thứ Bảy: XỨ CỦA NĂM CÁI
(Năm thứ Phiền não che lấp)
Năm cái: Gồm dục ái, sân khuể, thùy miên, điệu hối (Trạo hối), nghi.
Hỏi: Năm cái có tánh gì?
Đáp: Ái dục ở cõi Dục có năm thứ thân sáu thức. Sân khuể có năm thứ thân sáu thức. Thùy, điệu, cả hai cùng có năm thứ của ba cõi: Đối với bất thiện, vô ký, tất cả tâm nhiễm ô có được, trong đó, bất thiện được lập trong cái, vô ký không lập trong cái. Miên có năm thứ ở cõi Dục, đối với thiện, bất thiện, vô ký, bất thiện được lập trong cái; thiện và vô ký không lập trong cái. Hối, ở cõi Dục đối với tư duy đoạn thiện, bất thiện, thì bất thiện được lập trong cái, thiện không lập trong cái. Nghi, có bốn thứ ở cả ba cõi, đối với bất thiện và vô ký, trong đó bất thiện lập trong cái, vô ký không lập trong cái.
Ba mươi thứ này là tánh của năm cái, đây là tánh.
Hỏi: Cái có tướng gì?
Đáp: Tánh của cái, tức là tướng, tướng tức là tánh. Trong tất cả pháp, không thể lìa tánh, nói tướng.
Tôn giả Bà-tu-mật nói: Ở trong đó cái người muốn được dục, bèn khởi ái dục, vì khiến chúng sinh mâu thuẫn nhau, nên khởi lên giận dữ (sân khuể) vì tâm nặng nề nên sanh ra buồn ngủ, (Thùy) rồi chìm đắm, không cử động, tức là ngủ (miên) không thức, tướng trạng là trong (Điều) tâm sinh ra day dứt. Day dứt các việc xấu đã làm sinh ra ăn năn (hối). Trong tâm hành chưa hình thành, ý không quyết định, bèn sinh ngờ vực (nghi).
Đã nói về tánh của cái xong, tiếp theo nói về hành.
Hỏi: Vì sao nói cái? Cái có nghĩa gì?
Đáp: Là nghĩa chướng ngại, nghĩa hủy hoại, nghĩa phá bỏ, nghĩa
đọa lạc và nghĩa nằm.
Nghĩa chướng ngại (ngăn cản) là: Gây chướng ngại cho căn thiện, cho phương tiện của Thánh đạo và Thánh đạo. Như Khế kinh ấy đã nói: Có cây, cây to, cây nhỏ. Cây lớn che cho cây khác đã hư nát, phá bỏ, rơi ra nằm xuống. Nghĩa này thế nào?
- Thiên-xà-na.
- Già-tân-xà-la.
- Y-thuyết-đa.
- Bế-bát-la.
- Tất-lâu-xoa.
- Ưu-đàm-bạt-la.
- Ni-câu-loại.
- Na-lê-già-la.
Cây này, cây to, cây nhỏ, cây to che chở cho cây nhỏ khác, đã hư nát, phá bỏ, rơi ra nằm xuống. Như cây to che cho cây nhỏ rồi, cũng không ra hoa, không trổ quả. Như thế, cây tâm nơi cõi Dục của chúng sinh bị cái che lấp, không trổ hoa giác ý, cũng không chuyển thành quả Sa-môn. Cho nên nói nghĩa chướng ngại, hủy hoại, phá vỡ, đọa lạc (rơi ngã) nằm xuống là nghĩa của cái.
Hỏi: Nếu cái này làm chướng ngại cho căn thiện, cho phương tiện của Thánh đạo và Thánh đạo thì tất cả các kiết cũng gây chướng ngại cho Thánh đạo và phương tiện gốc lành của Thánh đạo. Vì sao chỉ lập năm cái, không lập thứ khác?
Đáp: Vì Đức Thế Tôn nói tạm thời, có tóm lược, muốn cho lời nói với việc làm đi đôi để giáo hóa chúng sinh.
Hoặc nói: Pháp của Phật Thế Tôn là chân đế, ngoài pháp này không có pháp khác có thể vượt qua. Đức Thế Tôn biết tường tận về pháp tướng, biết hết các hành, nghĩa là có tướng cái thì lập trong cái.
Hoặc nói: Khi loại trừ dục của ba cõi, cuối cùng tạo ra chướng ngại, chứ không phải thứ khác.
Hoặc nói: Chướng ngại của chánh thọ và chướng ngại quả. Chướng ngại của chánh thọ, nghĩa là chánh thọ của chín thứ đệ, tạo ra chướng ngại. Chướng ngại của quả, nghĩa là quả của chín đoạn trí làm chướng ngại.
Hoặc nói: Ái dục, nghĩa là ở trong lìa dục mà xa lìa. Giận dữ, nghĩa là ở trong lìa ác mà xa lìa. Thùy miên, nghĩa là ở trong quán tưởng mà xa lìa. Điệu hối, nghĩa là ở trong chỉ mà xa lìa.
Sự xa lìa kia đã lìa dục, lìa ác. Chỉ quán đã mất rồi, liền sinh nghi
trong tâm: Có quả báo của pháp ác hay không có quả báo của pháp ác?
Hoặc nói: Dục ái, sân khuể làm hư hoại giới thân, thùy miên làm hư hoại thân tuệ, điệu hối làm hư hoại thân định. Người kia làm hư hoại ba thân, trong tâm bèn sinh ra nghi ngờ: Có quả báo của pháp ác hay không có quả báo của pháp ác?
Hoặc nói: Dục ái, sân khuể làm hư hoại giới, thùy miên làm hư hoại quán, điệu hối làm hư hoại chỉ. Người kia làm hư hoại ba pháp này rồi, trong tâm bèn sinh ngờ vực: Có quả báo của pháp ác hay không?
Hoặc nói: Chúng sinh ở cõi Dục thường thực hành theo các hành: trong đấy có bao nhiêu hành mạn, bao nhiêu hành kiến? Trong địa ngục nói hành mạn như thế nào? Đâu thể nói ta sẽ hết sức đốt người và không biết tất cả súc sinh há có thấy hay không?
Tôn giả Cù-sa nói cũng thế: Chúng sinh nơi cõi Dục thường thường hành theo các hành mà không thấy lỗi. Vì muốn cho thấy lỗi nên nói năm cái.
Hoặc nói: Lúc nhân này tạo ra chướng ngại, lúc quả cũng làm chướng ngại. Lúc nhân tạo ra chướng ngại, nghĩa là nếu cái hiển hiện ở trước, bấy giờ, không thể có tâm hữu lậu thiện hiện ở trước, huống chi là thời điểm quả vô lậu tạo ra chướng ngại. Nếu đọa trong đường ác, khi nhận lấy quả báo ác, thì ngay bấy giờ đã gây chướng ngại cho tất cả các công đức. Vì thế cho nên trong Khế kinh của Phật lập ra năm cái, chẳng phải thứ khác.
Hỏi: Về tên là năm cái, về loại có bao nhiêu?
Đáp: Tên có năm cái, loại có bảy.
Dục ái, giận dữ, nghi: Có ba tên và ba loại. Thùy miên: Có một tên và hai loại. Trạo cử, ăn năn: Có một tên và hai loại. Cũng thế, năm cái: Có năm tên gọi và bảy chủng loại. Như danh (tên), chủng (loại) như thế, danh số, chủng số, danh khác, chủng khác, danh riêng, chủng riêng, danh giác, chủng giác, như thế đều phải biết.
Hỏi: Nếu có bảy chủng loại sao tên gọi chỉ lập năm cái?
Đáp: Do ba việc, bằng một bữa ăn, một đối trị, đều gánh vác.
Một bữa ăn, một đối trị: Dục ái lấy gì làm thức ăn? Là tưởng tịnh. Lấy gì làm đối trị? Dùng tưởng bất tịnh. Như vì một bữa ăn, một đối trị của dục ái nên lập một cái.
Sự giận dữ lấy gì làm thức ăn? Là tưởng trái nhau. Lấy gì làm đối trị? Dùng tưởng từ bi. Như vì một bữa ăn, một đối trị của sự giận dữ nên lập một cái.
Thùy, miên lấy gì làm thức ăn? Là tâm phiền muộn, không vui, không muốn ăn, tâm chìm đắm, lấy gì làm đối trị? Dùng quán. Như vì một bữa ăn, một đối trị của thùy miên kia, nên cả hai đều lập một cái.
Điệu, hối (Đùa cợt ăn năn) lấy gì làm thức ăn? Là tưởng quê nhà, đất nước, các loại tưởng và tưởng chủ yếu về sự đùa cợt… đã nhớ lại, nay đang nhớ và sẽ nhớ. Lấy gì làm đối trị? Lấy chỉ. Như vì một bữa ăn, một đối trị của đùa cợt, nên cả hai đều lập một cái.
Nghi lấy gì làm thức ăn? Vì trước nên do dự, vì sau nên do dự, vì ở giữa nên do dự, bên trong cũng có do dự: nghĩa là như nói: Chúng sinh này từ đâu đến? Sẽ về đâu do đâu mà có? Có là thế nào? Lấy gì làm đối trị? Lấy quán pháp duyên khởi. Như vì một bữa ăn, một đối trị của nghi kia nên lập một cái. Cho nên nói vì một bữa ăn, một đối trị.
Gánh nặng: Ngang bằng với ái dục, giận dữ, nghi, gánh nặng của cái riêng lẻ bằng với thùy miên, điệu hối, cả hai đều có gánh nặng cái, như người nơi xa kia có thể một mình gánh vác công việc của xả.
Người kia gánh vác một mình không thể, hai người cùng gánh vác, gánh vác việc của xả. Như ngôi nhà của người kia, đem cây kèo ra dùng. Người mạnh mẽ đem ra một mình, kẻ yếu đuối phải hai người khiêng cây kèo ra.
Cũng thế, ngang bằng với dục ái, giận dữ, nghi, cái một mình gánh vác nặng bằng nhau. Thùy miên, điệu hối, cả hai đều có gánh nặng của cái. Vì là ba việc nên lập năm cái.
Hỏi: Vì sao trong Khế kinh của Phật trước nói cái dục ái, sau mới nói đến nghi?
Đáp: Vì thuận với thuyết của người khác mà nói. Như thế, thuận với người khác mà nói, như thế là thuận với thứ lớp của vị.
Hoặc nói: Vì Thế Tôn thuận với thuyết nói, nên người khác cũng thuận theo đó mà thọ nhận, nên Đức Phật nói thuận như thế, người thọ nhận cũng thuận như thế.
Hoặc nói: Vì thuận với gốc, ngọn. Thuận với gốc ngọn, tức là trước sinh ái dục, nên Phật nói trước, sau đến nghi nên Phật nói sau.
Tôn giả Bà-tu-mật nói: Vì yêu thích cảnh giới nên khởi dục ái, nếu mất đi cảnh giới yêu thích đó. Liền sinh giận dữ, buồn rầu làm cho thân buồn chán, uể oải dẫn đến buồn ngủ (Thùy miên). Chợt tỉnh lại trong tâm ray rứt không yên, dẫn đến ăn năn (hối). Sự ăn năn thuận với hoài nghi. Có quả báo của pháp thiện hay không?
Vì là thuận với gốc, ngọn, nên Khế kinh của Phật ở trước đã nói về dục ái, sau cũng nói cho đến nghi: Trong Khế kinh của Phật này, năm cái nói có mười.
Hỏi: Vì sao Khế kinh của Phật, năm cái nói có mười?
Đáp: Vì ba việc, vì trong ngoài, vì chủng loại, vì thiện, bất thiện. Trong ngoài là sao? Phật nói Khế kinh: Có dục ái trong, có dục ái ngoài. Như dục ái trong, tức là cái, chẳng phải trí, chẳng phải đẳng giác, không chuyển thành Niết-bàn. Như dục ái ngoài, tức là cái, không phải trí, không phải đẳng giác, không chuyển thành Niết-bàn.
Có tưởng giận dữ bên trong, có tưởng giận dữ bên ngoài. Như tưởng giận dữ bên trong, tức là cái, chẳng phải trí, chẳng phải đẳng giác, không chuyển biến thành Niết-bàn. Như tưởng giận dữ bên ngoài, tức là cái, không phải trí, không phải đẳng giác, không chuyển thành Niết-bàn.
Về Chủng loại: Có thùy, có miên, như thùy tức là cái, không phải trí, không phải đẳng giác, không chuyển thành Niết-bàn. Như miên, tức là cái, không phải trí, không phải đẳng giác, không chuyển thành Niếtbàn. Có điệu, có hối. Như đùa cợt tức là cái, không phải trí, không phải đẳng giác, không chuyển thành Niết-bàn. Như hối (ăn năn) tức là cái, không phải trí, không phải đẳng giác, không chuyển thành Niết-bàn.
Thiện, bất thiện: Tức là có nghi về pháp thiện, có nghi về pháp bất thiện. Như nghi về pháp thiện tức là cái, không phải trí, không phải đẳng giác, không chuyển thành Niết-bàn. Như nghi về pháp bất thiện, tức là cái, không phải trí, không phải đẳng giác, không chuyển thành Niết-bàn. Đó là ba việc: Trong ngoài, vì chủng loại, vì pháp thiện và bất thiện, nên trong Khế kinh, Phật, Thế Tôn năm cái nói là mười. Nói: Vô minh trong bảy sử không lập trong cái, mạn không lập trong cái, kiết của cõi Sắc, Vô Sắc không lập trong cái.
Hỏi: Vì sao vô minh không lập trong cái?
Đáp: Vì so sánh với gánh nặng nên lập năm cái, còn vô minh thì rất nặng.
Hỏi: Vì sao mạn không lập trong cái?
Đáp: Vì cái nghĩa là che khuất trong tâm: Mạn, nghĩa là tâm tiếp nhận dấy khởi cao ngạo.
Hỏi: Vì sao kiến không được lập trong cái?
Đáp: Vì cái nghĩa là diệt tuệ. Kiến là tánh tuệ, không dùng tuệ diệt tuệ.
Hỏi: Trong luận này lại có luận mới phát sinh. Vì sao cái diệt tuệ, không diệt pháp khác?
Đáp: Vì diệu ngôn, diệu nghĩa. Trong tất cả phẩm loại, pháp gì là tuệ tối diệu. Cái có công năng diệt tuệ, huống chi không diệt các pháp khác. Như một người hơn ngàn người khác, đối với hạng tầm thường, nhỏ bé, có gì mà tưởng đến. Như thế, cái có thể diệt tuệ, huống gì pháp khác.
Hỏi: Vì sao kiết của cõi Sắc, cõi Vô Sắc không lập trong cái?
Đáp: Vì cái khi dứt trừ dục của ba cõi, có thể gây ra chướng ngại, chẳng phải lúc kiết của ba cõi dứt trừ kiết của cõi Sắc, Vô Sắc có thể gây chướng ngại.
Hoặc nói: Cái chướng ngại chánh thọ và chướng ngại quả, không phải kiết của cõi Sắc, Vô Sắc tạo chướng ngại cho chánh thọ và chướng ngại quả.
Hoặc nói: Cái chướng ngại đối với quả của chín trí đoạn, không phải kiết của cõi Sắc, Vô Sắc gây chướng ngại cho đạo quả của chín trí đoạn.
Hoặc nói: Cái làm chướng ngại đối với chín chánh thọ thứ đệ, chứ không phải kiết của cõi Sắc, Vô Sắc gây chướng ngại cho chín chánh thọ thứ đệ.
Hoặc nói: Cái làm chướng ngại đối với bốn quả Sa-môn, chứ không phải kiết của cõi Sắc, Vô Sắc chướng ngại bốn quả Sa-môn.
Hoặc nói: Cái chướng ngại ba Tam-muội, chứ không phải kiết của cõi Sắc, Vô Sắc chướng ngại ba Tam-muội.
Hoặc nói: Cái chướng ngại ba địa, không phải kiết của cõi Sắc và Vô Sắc chướng ngại ba địa.
Hoặc nói: Cái chướng ngại đối với ba căn, không phải kiết cõi Sắc, Vô Sắc chướng ngại ba căn.
Hoặc nói: Cái chướng ngại nơi ba đạo, không phải là kiết cõi Sắc, Vô Sắc chướng ngại ba đạo.
Hoặc nói: Cái chướng ngại ba tuệ (1. Văn tuệ; 2. Tư tuệ; 3. Tu tuệ) chẳng phải kiết cõi Sắc, Phi Sắc chuớng ngại ba tuệ. Nói như thế, tư duy như thế, xuất thế như thế, đều nên biết.
Hoặc nói: Cái chướng ngại ba chánh thọ, không phải là kiết của cõi Sắc, Vô Sắc chướng ngại ba chánh thọ.
Cũng thế, ba giới, ba tư duy, ba pháp thân, đều phải biết.
Hoặc nói: Cái hoàn toàn là bất thiện, không phải kiết bất thiện của cõi Sắc, Vô Sắc là bất thiện.
Tôn giả Cù-sa cũng nói: Tất cả kiết lẽ ra đều bất thiện, vì mâu thuẫn với Thánh đạo, chỉ vì cái là lỗi của nên hoàn toàn nói là bất thiện. Như Khế kinh của Phật nói: Vô minh che chắn, ái trói buộc. Cũng thế, kẻ ngu si có được thân này, người trí tuệ cũng vậy.
Hỏi: Như vô minh cũng có thể là cái, cũng có thể là kiết. Ái vừa có thể là kiết, vừa có thể là cái. Vì sao? Vì vô minh nói về cái, ái nói về kiết.
Đáp: Nên nói hoặc chẳng nói. Là Đức Thế Tôn nói có khác, nói về nghĩa hiện có, nghĩa của môn loại, nghĩa tóm lược, nghĩa về độ phải biết.
Hoặc nói: Hai môn hiện có hai tóm lược, hai độ, hai ngọn đuốc, hai ngọn đèn, hai tia sáng hiện, hai số. Như vô minh nói về cái cũng nên nói về kiết. Như ái nói là kiết cũng nên nói là cái. Thế nên nói hiện hai môn, hai lược, hai độ, hai ngọn đuốc, hai ngọn đèn, hai tia sáng hiện, hai số.
Hoặc nói: Trước đã nói chướng ngại là nghĩa của cái, lại không có hai kiết, khiến cho chúng sinh này tuệ nhãn bị chướng ngại. Như vô minh trước đã nói. Nghĩa trói buộc là nghĩa của kiết, lại không có hai kiết, khiến cho chúng sinh ấy bị trói buộc trong sinh tử. Như ái, như chúng sinh này đã bị vô minh làm mù lòa, bị ái trói buộc. Như thế, sẽ không thể đi đến Niết-bàn. Như người có hai kẻ thù:
- Đến gần rồi, thì dùng một nắm cát trét vào mắt.
- Đến gần rồi, thì trói tay chân lại.
Người mù kia đã bị trói rồi thì không thể đến đâu được, như chúng sinh này đã bị vô minh làm mù mắt, còn bị ái ràng buộc nữa, như thế không thể đạt đến Niết-bàn.
Vì lý do này nên nói bài tụng:
Vô minh làm cho mù
Ái buộc chúng sinh chết
Kẻ trong đó chỉ được
Các pháp ác, bất thiện.
Trong đây, nêu dụ về Lân na, Ma thúc. Người nói có hai kẻ cướp:
- Lân na.
- Ma thúc.
– Lân na: Khi muốn cướp, một người đến gần rồi, dùng một nắm cát trét vào.
– Ma thúc: Người kia đến gần xong thì trói tay chân lại.
Người mù kia đã bị trói rồi thì không thể đến đâu được, cũng thế, chúng sinh ấy đã bị vô minh làm mù mắt, ái buộc ràng. Người kia đã mù, đã bị trói như thế, nên không thể đạt đến Niết-bàn. Cho nên nói bài tụng (vì tụng như trên, nên không viết lại).
Trong đó, dụ về Lân na, Ma thúc (cũng như trên). Vì thế cho nên trong Khế kinh của Phật nói: Vô minh gọi là cái, ái gọi là kiết. Nói rộng về lĩnh vực của năm cái xong.
Phần Thứ Tám: XỨ CỦA NĂM KIẾT
Năm kiết là: Kiết ái, kiết sân, kiết kiêu mạn, kiết san (keo kiệt), kiết tật (ganh ghét).
Hỏi: Tánh của năm kiết như thế nào?
Đáp: Kiết ái là năm thứ ái trong ba cõi, gồm mười lăm thứ. Kiết mạn cũng thế. Kiết giận dữ có năm thứ. Kiết keo kiệt và kiết ganh ghét bị tư duy đoạn trừ.
Ba mươi bảy thứ này là tánh của năm kiết. Tánh của kiết này đã gieo trồng nơi thân trở thành sở hữu tự nhiên.
Đã nói tướng của kiết xong, tiếp theo nói về hành.
Hỏi: Vì sao gọi là kiết? Nghĩa của kiết như thế nào?
Đáp: Nghĩa ràng buộc là nghĩa của kiết, nghĩa trói buộc của khổ là nghĩa của kiết, nghĩa độc hại xen tạp là nghĩa của kiết, nghĩa ràng buộc là nghĩa của kiết.
Hỏi: Ràng buộc là kiết, kiết là ràng buộc, làm sao biết được?
Đáp: Khế kinh chép: Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi Tôn giả Ma-ha Câuhy-la: Thế nào là sự trói buộc? Câu-hy-la! Mắt trói buộc sắc hay sắc trói buộc mắt?
Tôn giả Ma-ha Câu-hy-la đáp: Tôn giả Xá-lợi-phất! Không phải mắt trói buộc sắc, không phải sắc trói buộc mắt, cho đến ý, pháp, không phải ý trói buộc pháp, chẳng phải pháp trói buộc ý, trong đây hoặc là dâm, hoặc là dục tức là trói buộc ấy. Tôn giả Xá-lợi-phất! Ví như hai con bò: một đen, một trắng, một chiếc ách, một sợi dây dụi buộc. Tôn giả Xá-lợi-phất! Nếu có người nói rằng: Bò đen trói buộc bò trắng, bò trắng trói buộc bò đen. Tôn giả Xá-lợi-phất! Có phải người kia nói là như nhau không?
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp: Không phải.
Hiền giả Câu-hy-la hỏi: Vì sao?
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp: Hiền giả Câu-hy-la! Không phải bò đen trói bò trắng, không phải bò trắng trói bò đen, mà chính là sự trói buộc của sợi dây và chiếc ách. Sự trói buộc của người kia cũng như thế.
Hiền giả Câu-hy-la nói: Tôn giả Xá-lợi-phất! Không phải mắt trói buộc sắc, không phải sắc trói buộc mắt, cho đến ý, pháp, không phải ý trói buộc pháp, không phải pháp trói buộc ý, hễ trong đây có dâm, hoặc có dục là có sự trói buộc.
Nghĩa ràng buộc của khổ là nghĩa của kiết. Như trói buộc là nghĩa của kiết, thì chúng sinh cõi Dục bị kiết cõi Dục trói buộc trong nỗi khổ của cõi Dục, chúng sinh cõi Sắc bị kiết cõi Sắc trói buộc trong nỗi khổ của cõi Sắc, chúng sinh cõi Vô Sắc bị kiết ở cõi Vô Sắc trói buộc trong nỗi khổ của cõi Vô Sắc. Các kiết ở cõi Dục là tướng trói buộc, trói buộc trong sự khổ, không phải sự vui. Các kiết của cõi Sắc, Vô Sắc, các kiết đó là tướng trói buộc, trói buộc trong sự khổ, chẳng phải vui.
Nghĩa độc hại xen lẫn là nghĩa của kiết: chánh thọ của thế tục là chỗ chánh diệu sinh ra như giải thoát, dứt trừ nhập, tất cả nhập là sự độc hại xen lẫn của kiết mà bị Thánh kia đã diệt trừ. Như thức ăn rất thơm ngon lẫn chất độc. Người có trí có thể loại trừ các thứ độc hại xen lẫn kia. Cũng thế, chánh thọ của thế tục là chỗ phát sinh tốt đẹp tột bậc, bậc Thánh kia có thể dứt trừ sự độc hại xen lẫn của kiết.
Đây nói nghĩa trói buộc là nghĩa của kiết, nghĩa trói buộc của khổ là nghĩa của kiết, nghĩa độc hại xen lẫn là nghĩa của kiết. Đã nói rộng về lĩnh vực của năm kiết xong.
Phần Thứ Chín: XỨ CỦA NĂM KIẾT PHẦN DƯỚI
Năm kiết phần dưới là: dục ái, sân khuể (giận dữ), thân kiến, giới đạo, nghi.
Hỏi: Năm kiết phần dưới có tánh gì?
Đáp: Dục ái: Là năm thứ dục ái của sáu thức thân. Sân hận: Là năm thứ giận dữ của thân sáu thức. Thân kiến: Ba cõi một thứ là ba thứ. Giới đạo: Ba cõi hai thứ là sáu thứ. Nghi: Ba cõi bốn thứ là mười hai thứ. Ba mươi mốt thứ này là tánh của năm kiết phần dưới. Tính chất của kiết phần dưới này đã gieo trồng nơi thân nên hiện có một cách tự nhiên.
Nói tánh của kiết xong, tiếp theo nói về hành.
Hỏi: Vì sao gọi là kiết phần dưới? Kiết phần dưới có nghĩa gì?
Đáp: Vì rơi xuống dưới, vì đoạn trừ các ràng buộc (kiết phược) bên dưới, nên nói là kiết phần dưới.
Hỏi: Nếu rơi xuống phần dưới là nghĩa của kiết phần dưới, thì tất cả kiết rơi xuống ba mươi sáu sử của cõi Dục, hai mươi tám sử của cõi Hữu tưởng, Vô tưởng đều rơi xuống dưới, dứt trừ các trói buộc (phược) phần dưới, vì đã có ba mươi sáu sử cõi Dục, hai mươi tám sử cõi Hữu tưởng, Vô tưởng thì kiết phần dưới lúc ấy phải lập thành vô lượng kiết phần dưới.
Hỏi: Vì sao chỉ lập năm kiết phần dưới?
Đáp: Vì Đức Thế Tôn nói có tạm thời, có tóm lược, vì muốn lời nói đi đôi với việc làm để giáo hóa chúng sinh.
Hoặc nói: Pháp Phật Thế Tôn nói là chân đế, ngoài pháp này không có pháp nào có thể vượt qua. Đức Phật đã biết tường tận về pháp tướng, biết tường tận về hành. Nếu có tướng của phần dưới thì tướng đó sẽ được lập trong kiết phần dưới, nếu không có tướng phần dưới, thì Đức Phật sẽ không lập trong kiết phần dưới.
Hoặc nói: Dưới nói có hai loại:
- Giới dưới (Cõi dưới).
- Địa dưới (Hạng dưới).
Giới dưới là cõi Dục. Địa dưới là hàng phàm phu. Nghĩa là chúng sinh này không vượt qua khỏi cõi dưới (cõi Dục). Vì sao? Vì do dục ái, giận dữ, nên không thể vượt qua. Địa dưới, vì sao? Vì do thân kiến, giới đạo, nghi.
Lại nói dưới có hai thứ:
- Giới dưới (Cõi dưới).
- Chúng sinh dưới.
Giới dưới là cõi Dục. Chúng sinh dưới là hàng phàm phu. Như chúng sinh ấy không thể vượt qua cõi dưới. Vì sao? Vì do dục ái, giận dữ, nên không thể vượt qua chúng sinh dưới. Vì sao? Vì thân kiến, giới đạo, nghi.
Hoặc nói: Thuyết ấy nói như người giữ cửa ngục. Như người bị trói trong ngục, có hai người đứng canh và ba người giữ cửa ngục bên ngoài đề phòng người tội trốn thoát. Nếu người tù này gây phương tiện tổn hại cho người giữ cổng ngục, như phá ngục chạy trốn. Ba người giữ cổng ngục bên ngoài tùy khoảng cách xa gần của người kia, bắt họ trở lại, trói bỏ vào ngục. Người tù kia tạo ra phương tiện gây tổn hại. Hai người giữ trong ngục tông cửa ngục chạy. Ba người ngoài cửa ngục tùy theo người kia chạy xa gần, bắt trở lại trói bỏ vào ngục. Cũng thế, chúng sinh này bị ái dục, bất tịnh thô ác làm tổn hại, bị sân nhuế làm tổn hại dù có thoát khỏi cõi Dục cho đến cõi Hữu bậc nhất thì thân kiến, giới đạo, nghi kia cũng tóm thâu trở lại, trói chặt trong ngục cõi Dục.
Tôn giả Cù-sa cũng nói: Hai kiết phần dưới vì chưa hết, chưa biết, nên không thể thoát khỏi ngục cõi Dục. Ba kiết phần dưới do chưa dứt hết, chưa biết, dù ở cõi Hữu bậc nhất cũng bị tóm trở lại, trói buộc trong ngục cõi Dục.
Tôn giả Bà-Bạt-la-trà cũng nói: Vì bị buộc ở hai kiết phần dưới, nên không thể ra được, vì ba kiết phần dưới chưa hết, nên phải trở lại cõi Dục.
Hoặc nói: Hiện môn, hiện lược, hiện độ này, nếu có ngần ấy kiết, hoặc một thứ, hai thứ, bốn thứ, năm thứ. Thân kiến nói xong, phải biết là đã nói một thứ. Giới đạo nói xong, phải biết đã nói hai thứ. Dù không có hai kiết khác có thể đạt được hai thứ, phải biết tức hai thứ giới đạo kia cùng pháp tương ưng với giới đạo. Nghi nói xong, phải biết đã nói bốn thứ. Dục ái, sân khuể nói xong, phải biết là nói năm thứ. Nên gọi là hiện môn, hiện lược, hiện độ. Vì thế cho nên Đức Phật lập năm kiết phần dưới.
Hỏi: Vì sao Đức Phật lập dục ái, sân khuể trong năm kiết phần dưới gọi là ở trong xứ của ba căn bất thiện kia? Hoặc hỏi vì sao Phật lập thân kiến, giới đạo, nghi trong năm kiết phần dưới? Là trong nơi ba kiết?
Đáp: Tất cả các báo đều ở trong. Đây cũng thế, báo của hai luận kia là luận này. Như trong Khế kinh của Phật nói: Các Tỳ-kheo! Các thầy có nắm giữ năm kiết phần dưới mà ta đã nói hay không? Các Tỳkheo kia im lặng. Đức Thế Tôn lại ba lần bảo với các Tỳ-kheo có nắm giữ năm kiết phần dưới mà ta đã nói không? Các Tỳ-kheo kia cũng lại ba lần im lặng. Bấy giờ, Tôn giả Man Đồng Chân cũng ở trong chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, vén y vai bên phải, chắp tay, hướng về Thế Tôn, bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn, con đã nắm giữ năm kiết phần dưới như Thế Tôn đã nói.
Nói như thế xong, Đức Thế Tôn bảo Man Đồng Chân: Này Man Đồng Chân! Thế nào là nắm giữ năm kiết phần dưới mà ta đã nói?
Man Đồng Chân thưa: Bạch Đức Thế Tôn! đầu tiên nói kiết phần dưới là dục ái, con đã gìn giữ chúng, sân khuể, thân kiến, giới đạo, nghi, Đức Thế Tôn đã nói là năm kiết phần dưới, con đã giữ gìn chắc chắn.
Đức Thế Tôn nói: Này Man Đồng Chân! Thế nào là giữ gìn năm kiết phần dưới mà ta đã nói? Từ miệng nào mà thọ trì năm kiết phần dưới do ta đã nói? Ta không nói toàn bộ, ông là người ngu si lại nói là toàn bộ.
Hỏi: Như năm kiết phần dưới này, trong tất cả Khế kinh của Phật đã nói, Vì sao Đức Thế Tôn lại quở trách Man Đồng Chân?
Đáp: Tôn giả Man Đồng Chân cho hành là kiết nên nói. Tôn giả nói: Nếu hành là kiết thì bất hành chẳng phải là kiết. Đức Thế Tôn cho kiết chưa dứt trừ hết là kiết nên đã quở trách. Đức Thế Tôn nói: Kiết là hành, bất hành, hành chưa trọn vẹn đều là kiết.
Hoặc nói: Tôn giả Man Đồng Chân cho kiết được hiển hiện ở trước, nên nói.
Tôn giả Man Đồng Chân nói: Nếu kiết đã hiện bày ở trước, tức là kiết, không hiện bày ở trước thì không phải kiết.
Đức Thế Tôn đã thành tựu kiết, cho nên quở trách. Thế Tôn nói: Nếu kiết đã hiện ở trước, hoặc không hiện ở trước, nói chung các kiết đã hình thành đều là kiết. Vì việc này, nên dùng dụ về việc quở trách trẻ con để quở trách.
Man Đồng Chân đối với đại chúng kia có nhiều kiến giải của các dị học nên không cho dụ về việc quở trách trẻ con ấy là quở trách chính mình chăng? Man Đồng Chân, như tuổi nhỏ của trẻ con chưa có ý dục, vì muốn cho người kia không có sử của dục, chỉ vì bị sai khiến, nên gọi là sử của dục ái.
Hoặc nói: Vì Man Đồng Chân cho kiết là ở hiện tại, nên nói.
Tôn giả Man Đồng Chân nói: Nếu kiết hiện tại là kiết, thì các kiết khác chẳng phải kiết. Vì Đức Thế Tôn nói kiết ba đời, cho nên quở trách.
Hoặc nói: Tôn giả Man Đồng Chân cho biết chưa dứt hết là kiết nên nói.
Tôn giả Man Đồng Chân nói: Nếu kiết chưa dứt hết là kiết thì các kiết khác chẳng phải kiết.
Vì Đức Thế Tôn nói kiết đã dứt hết, chưa dứt hết, nên quở trách.
Vì thế cho nên Phật, Thế Tôn đã quở trách Man Đồng Chân. Nói rộng về xứ của năm kiết phần dưới xong.
Phần Thứ Mười: XỨ CỦA NĂM KIẾT PHẦN TRÊN
Năm kiết phần trên là: Ái của cõi Sắc, ái của cõi Vô Sắc, điệu (trạo cử), mạn, vô minh.
Hỏi: Năm kiết phần trên có tính chất gì?
Đáp: Sắc ái: Ái của cõi Sắc, do tư duy đoạn. Vô Sắc ái: Là Ái của cõi Vô Sắc, do tư duy đoạn. Điệu, mạn, vô minh: do tư duy của cõi Sắc, Vô Sắc đoạn. Tám thứ này là tánh của năm kiết phần trên. Đây là tánh của kiết phần trên đã gieo trồng nơi thân hiện có một cách tự nhiên.
Đã nói tánh của năm kiết phần trên xong, tiếp theo nói về hành.
Hỏi: Vì sao gọi là kiết phần trên? Phần trên có nghĩa gì?
Đáp: Dẫn đến thượng đọa sanh phược của cõi thượng thượng cho nên gọi là phần trên.
Hỏi: Nếu dẫn đến thượng đọa sanh phược cõi thượng thượng thì gọi là phần trên, thì không nên lập lưu. Vì ở đây cũng bị lôi cuốn xuống các cảnh giới, các cõi, các loài, trôi lăn trong sinh tử?
Đáp: Không đúng.
Hỏi: Nếu không như vậy thì thế nào?
Đáp: Vì các cõi nên lập kiết phần trên. Vì chúng sinh kia dẫn đến thượng đọa, vì sự ràng buộc ở cõi thượng thượng. Vì giải thoát, vì chánh trí, vì Thánh đạo và vì pháp thiện nên lập lưu. Từ ly sinh đến cõi đệ nhất hữu, nên nói là dưới. Vì giải thoát, vì chánh trí, vì Thánh đạo, và vì pháp thiện nên lập lưu.
Tôn giả Bà-Bạt-la-trà cũng nói: Sinh lên trên, sanh xuống dưới trong thời gian lâu, thế nên gọi là lưu.
Hoặc nói: Kiết phần trên này là sinh lên cõi trên, không sinh xuống cõi dưới.
Hỏi: Với luận điểm này, sinh ra luận mới: Vì sao năm kiết phần trên sinh ở cõi trên, không ở cõi dưới?
Đáp: Kiến đế do tư duy dứt kiết cũng sinh lên cõi trên, cũng sinh xuống cõi dưới. Kiết phần trên này hoàn toàn do tư duy đoạn. Vì lẽ này nên sinh lên cõi trên, không sinh xuống cõi dưới.
Hoặc nói: Những kiết phần trên chỉ có trong ý các bậc Thánh có thể đạt dứt đoạn trừ chẳng phải của phàm phu. Trong ý của bậc Thánh A-na-hàm kia có thể đạt được dứt trừ, chẳng phải của Tu-đà-hoàn, Tưđà-hàm.
Hỏi: Theo luận điểm này lại sinh ra luận mới: Vì sao trong ý của bậc A-na-hàm đối với kiết phần trên có thể dứt trừ được, không phải là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm?
Đáp: Tức những điều như trên đã nói, chúng sinh ấy sinh lên cõi trên, không sinh xuống cõi dưới. Như Tu-đà-hoàn, Từ đà hàm cũng sinh lên cõi trên, cũng sinh xuống cõi dưới, còn A-na-hàm thì hoàn toàn sinh lên cõi trên, không sinh cõi dưới.
Hoặc nói: Nghĩa là vượt qua cõi và chứng quả. Vượt qua cõi là cõi Dục. Đắc quả là quả A-na-hàm. Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm dù đắc quả, nhưng chưa vượt qua cõi.
Hoặc nói: Tức là vượt qua cõi và năm kiết phần dưới biết hết hẳn. Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm cũng không vượt qua cõi, cũng không biết hết hẳn các kiết phần dưới.
Hoặc nói: Nói đắc quả, thực hành các công đức, không làm điều ác. Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm dù đắc quả, nhưng họ cũng thực hành các công đức, cũng làm điều ác.
Hoặc nói: Tức là chứng đắc quả không đồng với các hành sự chuyển biến của phàm phu. Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm tuy chứng đắc quả nhưng đồng với các hành sự chuyển biến của hàng phàm phu. Tạo các động tác, dấy khởi hành vi của thân, miệng, ở chung với vợ con, cất giữ vàng bạc, các thứ thơm quý, đeo tràng hoa, thân nằm giường cao, rộng, xúc chạm người nữ, cả hai gần nhau. A-na-hàm không bao giờ có việc này.
Hoặc nói: Sau khi đắc quả, không còn trở lại thế gian, không vào thai mẹ, không có sự liên hệ với tù ngục, không còn ở trong sinh tạng, thục tạng nữa. Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm dù được quả, nhưng vẫn còn việc này. Vì lý do ấy, nên năm kiết phần trên có thể được dứt trừ ở trong ý của quả A-na-hàm, không phải ở quả vị khác.
Hỏi: Vì sao một ái được lập thành hai kiết phần trên, điệu (trạo cử) mạn, vô minh lại chỉ lập một?
Đáp: Nên lập, nếu chưa lập phải biết là do Đức Thế Tôn nói chưa trọn vẹn về nghĩa hiện, nghĩa môn hiện, nghĩa lược hiện, nghĩa độ, nên biết.
Hoặc nói: Phật, Thế Tôn đối với pháp chân đế, ngoài pháp chân đế, các pháp khác không thể vượt qua. Phật biết tường tận về pháp tánh, biết hết các hành, các pháp có thể đảm nhận sự lập riêng kia, không thể không lập riêng.
Hoặc nói: Hiện hai môn, hai lược, hai độ, hai ngọn đuốc, hai ngọn đèn, hai tia sáng, hiện hai số. Như ái được lập thành hai kiết phần trên. Cũng thế, điệu, mạn, vô minh, cũng phải lập hai. Như điệu, vô minh, mạn chỉ lập một kiết phần trên, ái cũng phải lập một kiết phần trên ấy, lẽ ra có bốn, lẽ ra phải có tám kiết phần trên, cho nên nói hiện hai môn cho đến hiện hai số.
Hoặc nói: Ái được dứt trừ ở giới, dứt trừ ở địa, dứt trừ ở chủng.
Hoặc nói: Vì ái nên chứa đựng tất cả kiết. Vì thế cho nên ái được lập hai kiết phần trên, điệu, mạn, vô minh chỉ được lập một.
Hỏi: Như thùy, điệu, cả hai đều có, trong ba cõi có, năm thứ, tất cả ý nhiễm ô đều có thể được, trên vì sao điệu thì lập kiết phần trên mà không lập thùy?
Đáp: Vì pháp chân đế Phật nói, ngoài pháp này ra không pháp nào có thể vượt qua. Đức Phật biết hết pháp tánh, biết hết các hành, nghĩa là có tướng của phần trên thì lập kiết phần trên, không có tướng kiết phần trên thì không lập biết phần trên.
Hoặc nói: Đây nghĩa là nhiều tai họa, lỗi nặng, khổ nhiều, vì lắm tai họa, nên kinh của Bà-tu-mật chép: Trong bất thiện đại địa, vì nhiều tai họa, nên luận Thi Thiết đã nói: Lúc phàm phu khởi lên sử dục, liền phát sinh năm pháp:
- Sử dục ái.
- Hạt giống của sử dục ái.
- Sử vô minh.
- Hạt giống của sử vô minh.
- Điệu.
Vì nhiều tai họa nên trong A-tỳ-đàm Tạp Kiền-độ có hỏi:
Thế nào là sử, vô minh bất cộng? Thế nào là triền, điệu bất cộng? Vì thùy này không chứa đựng lắm tai hại, không gây ra nhiều lỗi nặng, không phải khổ nhiều, vì thế cho nên không lập thùy trong kiết phần trên.
Hoặc nói: Điệu này có thể khởi ý ở bốn chi, năm chi định, còn thùy kia thì thuận theo định.
Lại nữa, nếu ý ở thùy nhiều thì điệu kia sẽ nhanh chóng phát ra định. Vì thế cho nên điệu được lập trong kiết phần trên, không lập thùy.
Hỏi: Năm kiết phần trên, điệu có phải là tánh của kiết hay không? Nếu là tánh của kiết thì vì sao trong kinh của Tôn giả Bà-tu-mật cho là chung? Kinh ấy nói: Pháp kiết, vì sao chín kiết không phải là pháp kiết? Thế nào là trừ chín kiết rồi, pháp còn lại là kiết, chẳng phải tánh của kiết, kinh này làm sao hiểu? Trong đây nói năm kiết phần trên: Ái sắc, ái Vô Sắc, điệu, mạn, vô minh, là khi soạn luận này xong, nói là tánh của kiết.
Hỏi: Vì thế cho nên trong kinh này lập năm kiết phần trên. Với kinh của Bà-tu-mật làm sao hiểu? Kinh ấy nói: Pháp kiết, vì sao chín kiết không phải là pháp kiết? Thế nào là trừ chín kiết rồi, còn pháp khác?
Là ngoài kinh này nói như thế. Kinh này nên như thế. Pháp biết vì sao có chứa kiết, và năm điệu của phần thượng là chẳng phải pháp kiết. Vì sao trừ chín kiết và các pháp khác như năm điệu phần thượng. Ngoài ra, kinh này nói như thế.Vì sao kinh này ở nước Kế-tân không có thuyết ấy?
Lẽ ra phải nói, nếu chưa nói thì vì ý gì?
Đáp: Sư nước Kế-tân ấy nói: Năm kiết phần trên, điệu không nhất định, hoặc là kiết, hoặc không phải kiết. Hoặc người có kiết, hoặc người không có kiết. Có lúc kiết, có lúc chẳng phải kiết. Hoặc là kiết, hoặc không phải kiết, nghĩa là cõi Sắc, Vô Sắc là kiết, cõi Dục thì không phải kiết.
Hoặc người có kiết, hoặc người không có kiết, nghĩa là ý của bậc Thánh có thể được là kiết, ý của người phàm phu có thể được là chẳng phải kiết.
Có khi là kiết, có khi chẳng phải kiết: Nói là ý của A-na-hàm trong bậc Thánh kia có thể đạt được là kiết. Nói là ý của Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm có thể đạt được là chẳng phải kiết, vì không nhất định, nên hoặc là kiết, hoặc chẳng phải kiết.
Hoặc người có kiết, hoặc người không có kiết, có lúc là kiết, có lúc chẳng phải kiết. Vì thế cho nên không lập trong kiết.
Hỏi: Trong luận này lại có luận phát sinh. Vì sao điệu của cõi Sắc, cõi Vô Sắc được lập là kiết, còn điệu ở cõi Dục không được lập làm kiết?
Đáp: Vì cõi Dục chẳng phải cõi định, chẳng phải địa tư duy, chẳng phải địa dứt trừ dục, mà kiết trong cõi Dục ấy như ngựa không cương. Vì thế cho nên ở cõi Dục này, điệu không biểu hiện. Ở cõi Sắc, Vô Sắc là cõi định, là địa tư duy, trừ dục, kiết kia không như ngựa không cương.
Cho nên điệu (trạo cử) trong cõi Sắc, Vô Sắc kia được biểu hiện. Vì thế cho nên điệu của cõi Sắc, Vô Sắc được lập trong kiết, còn điệu của cõi Dục thì không lập trong kiết.
Hoặc nói: Kiết của cõi Dục này phần nhiều không phải pháp, tưởng pháp, như giận hờn không nói, dựa vào cuống, siểm, cao, hại. Kiết này không phải pháp, tưởng pháp, vì hư hoại, nên điệu trong kiết này không biểu hiện. Ở cõi Sắc, Vô Sắc kia không có kiết này, chẳng phải pháp, tưởng pháp. Kiết đối với điệu trong cõi Sắc, Vô Sắc kia được hiển hiện, vì thế cho nên ở cõi Sắc, Vô Sắc, điệu lập trong kiết, còn điệu của cõi Dục không được lập trong kiết.
Hoặc nói: Cõi Dục này chẳng phải cõi định, chẳng phải địa tư duy, chẳng phải địa dứt trừ dục. Trong cõi này không có định, nghĩa là điệu có thể làm rối loạn ý. Cõi Sắc, Vô Sắc là cõi định, là địa tư duy, là địa dứt trừ dục. Điệu trong bốn chi, năm chi, định của cõi Sắc, Vô Sắc kia khởi ý.
Vì thế cho nên điệu của cõi Sắc, Vô Sắc được lập trong kiết, điệu của cõi Dục không được lập trong kiết.
Nói rộng về xứ của năm kiết phần trên xong.
Phần Thứ Mười Một: XỨ CỦA NĂM KIẾN
Năm kiến: gồm Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến đạo (kiến thủ), Giới đạo (giới cấm thủ).
Hỏi: Năm kiến này có tánh gì?
Đáp: Thân kiến trong ba cõi, một thứ, đây là ba thứ, biên kiến cũng thế. Tà kiến trong ba cõi có bốn thứ, đây là mười hai thứ. Kiến đạo cũng vậy. Giới đạo (giới cấm thủ) trong ba cõi có hai thứ, đây là sáu thứ. Tổng cộng ba mươi sáu thứ là tánh của năm kiến. Tánh của kiến này đã gieo trồng nơi thân tánh nên hiện có một cách tự nhiên.
Đã nói tánh của năm kiến, tiếp theo nói về hạnh.
Hỏi: Vì sao gọi là kiến? Kiến có nghĩa gì?
Đáp: Vì quán, vì hành, vì thọ nhận vững chắc, vì duyên thâm nhập.
Quán nghĩa là chủ thể nhìn, xem xét.
Hỏi: Như quán tà, quán điên đảo, thế nào là quán?
Đáp: Mặc dù quán tà, quán điên đảo, song do vì tuệ, nên gọi là nhìn, xem xét. Đây là tánh của tuệ. Như người nhìn thấy không rõ ràng, cũng gọi là thấy. Quán tà, quán điên đảo cũng thế, chính là do tuệ, nên gọi là nhìn xem. Đây là tánh của tuệ. Gọi là quán hành, nghĩa là chủ thể có đối tượng được hành.
Hỏi: Trong khoảng một thời gian, làm sao hành được?
Đáp: Vì tính chất nhanh nhẹn, nhạy bén, nên gọi là hành. Nhận lấy vững chắc, nghĩa là nhận lấy vững chắc việc tà. Những sự tà kiến này đã được tiếp nhận hết sức kiên cố, nếu không phải dao Thánh đạo thì không thể cắt bỏ. Như thật, đệ tử Phật xướng lên rồi, dùng dao thánh đạo chặt năng kiến, sau đó xả bỏ. Vì thế cho nên nói tụng:
Nếu nhận tuệ ác
Như răng cá cắn
Thất-tao-ma ngậm
Phải búa mới lìa.
Có người nói: Trong biển cả có loài sâu tên Thất-tao-ma-la. Nếu khi bị con sâu này ngậm phải, hoặc là cỏ, là cây thì nó càng ngậm rất chắc. Nếu không dùng dao, tất nó sẽ không nhả ra, chủ yếu là dùng dao chặt gẫy răng nó, sau đó mới thoát khỏi. Cũng thế, sự tiếp nhận thật kiên cố về việc tà kiến, nếu không phải dao Thánh đạo thì không thể dứt bỏ. Nếu Phật, đệ tử Phật phát khởi xong, dùng dao Thánh đạo chặt rụng răng kiến, sau đó mới bỏ, cho nên nói tiếp nhận vững chắc.
Duyên thâm nhập là vào rất sâu trong duyên nơi kiến ấy, như cây kim găm sâu xuống bùn, là quán, là hạnh, là tiếp nhận vững chắc, là duyên sâu vào, nên gọi là kiến.
Hoặc nói: Vì hai việc nên gọi là kiến: là minh, là hành.
Hoặc nói: Lại vì có hai việc, nên gọi là kiến, vì tướng kia thành tựu, vì việc kia đã xong.
Hoặc nói: Vì ba việc nên gọi là kiến. Vì tướng kia đã hình thành, vì việc kia đã xong, vì duyên thâm nhập.
Hoặc nói: Lại vì có ba việc, nên gọi là kiến: Vì ý thức, tham đắm, vì hành.
Hoặc nói: Lại vì có ba việc, nên gọi là kiến: Vì ý, vì phương tiện, vì không có trí. Ý, nghĩa là ý ác. Phương tiện là phương tiện ác. Không có trí, nghĩa là hai việc ấy đều có.
Lại nói: Ý là người chánh thọ. Phương tiện là người quán sát hành.
Không có trí, tức là dựa vào hai việc kia.
Như thế, về hành chung đã nói xong. Nay sẽ nói về hành riêng.
Hỏi: Vì sao gọi là thân kiến?
Đáp: Là nhận thức từ hành tướng chuyển biến của thân mình, nên nói là thân kiến.
Hỏi: Nhận thức (kiến) khác cũng từ hành tứong chuyển biến của thân mình, vì sao nói chỉ một thân kiến, không nói các thứ khác?
Đáp: Vì thân kiến này hoàn toàn từ hành tướng chuyển biến của thân mình chứ chẳng phải thân khác, cũng chẳng phải phi thân, các kiến khác cũng từ hành tướng chuyển biến của thân mình, cũng từ hành tướng chuyển biến của thân người khác, cũng chẳng phải là hành động chuyển biến của thân.
Hành tướng chuyển biến của thân mình: Nghĩa là cõi của mình duyên nơi khác. Hành tướng chuyển biến của thân khác, là duyên khác.
Không phải từ hành tướng chuyển biến của thân, nghĩa là duyên tận đạo. Thân kiến này hoàn toàn từ hành tướng chuyển biến của thân mình, chẳng phải thân khác, chẳng phải từ hành tướng chuyển biến của cái gì khác ngoài thân. Cho nên nói: Một thân kiến, không phải các thứ khác.
Hoặc nói: Hành tướng chuyển biến của thân mình là ngã, là hành tướng chuyển biến của ngã. Đây là hành tướng của thân. Hành tướng khác, mặc dù là hành tướng chuyển biến của thân mình, nhưng không có việc này.
Hoặc nói: Những cái do ngã từ hành tướng chuyển biến thân mình làm ra, những cái ấy do ngã làm ra hành tướng chuyển biến thân mình tức là thân kiến. Kiến khác, dù là hành động chuyển biến của thân mình, nhưng không có việc ấy.
Hoặc nói: Hành tướng chuyển biến thân mình là hành tướng tham đắm, luyến tiếc. Những hành tướng chuyển biến này được thân ta làm ra (ngã sở), đó là thân kiến. Hành tướng khác dù từ hành tướng chuyển biến của thân mình, nhưng không có việc ấy.
Hoặc nói: Hành tướng chuyển biến từ thân mình tạo ra các việc mà ngã chấp nhận hết, thì các việc ấy đã bị thân mình chuyển biến thành tướng. Hành tướng khác, dù từ hành tướng chuyển biến của thân mình, nhưng không có việc ấy.
Hoặc nói: Vì chấp nhận thân mình nên gọi là thân kiến. thân mình có năm ấm lừng lẫy, vốn là thế này mà nhận thức chấp nhận là kia khác, nên nói là thân kiến. Kiến khác, dù từ hành tướng chuyển biến của thân mình, nhưng không có việc này.
Hỏi: Vì sao gọi là biên kiến?
Đáp: Vì chấp nhận hai bên, nên gọi là biên kiến. Hai biên: là đoạn và thường. Vì kiến này chấp nhận hai bên kia, nên gọi là biên kiến. Như Khế kinh ấy nói: Này Ca-chiên-diên! Tập khởi của thế gian là chánh quán như thật về cái có của thế gian là chẳng phải thật có, như quán ấm, trì, nhập, lần lượt sinh nhau, cho nên nghĩ rằng: Những cái này khởi rồi diệt, chẳng phải thường. Ca-chiên-diên! Diệt của thế gian, nghĩa là chánh quán như thật về cái không của thế gian chẳng phải thật có. Như quán thân chuyển sinh lên cõi trên, liền nghĩ rằng: Thân này sau cùng cũng sinh, chẳng phải đoạn.
Hoặc nói: Hai hành của nhân này là sở chuyển biến đoạn hành và thường hành, nên nói là biên kiến.
Hoặc nói: Dị học (ngoại đạo) kia chấp nhận lệch lạc, chấp nhận ngu si, chấp nhận bất chánh, cho là có ta, kia, hoặc thường, hoặc đoạn. Như trong Khế kinh của Phật nói: Các Tỳ-kheo! Ta không tranh chấp với thế gian luận mà thế gian thì tranh chấp với ta.
Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn không tranh chấp với thế gian?
Đáp: Vì Đức Thế Tôn khéo thể hiện sự bình đẳng, có thể cộng sự, không nói lời thô ác. Nếu dị học theo đoạn kiến cùng biện luận, dị học theo đoạn kiến kia cho có nhân, không có quả, tức cho quả là đoạn. Đức Thế Tôn nói: Ông có nhân, ta cũng có nhân. Như ông hủy báng quả, ông tự phải biết!
Nếu dị học theo thường kiến cùng biện luận, dị học theo thường kiến cho không có nhân mà có quả, tức là cho không nhân, theo họ là có thường. Đức Thế Tôn nói: Ông có quả, ta cũng có quả. Ông hủy báng nhân, ông tự phải biết!
Đức Thế Tôn chọn lấy nhân của một bên, quả của hai bên, đã lìa bỏ hai chỗ đoạn, thường để nói pháp, cho nên nói: Tỳ-kheo! Ta không tranh chấp với thế gian, mà thế gian tranh chấp với ta.
Tôn giả Bà-tu-mật nói: Như Thế Tôn đã nói: Tỳ-kheo! Ta không tranh chấp với thế gian, mà thế gian tranh chấp với ta!
Hỏi: Vì sao Đức Phật không tranh chấp với thế gian, mà thế gian tranh chấp với Phật?
Đáp: Vì Đức Thế Tôn nói pháp, thế gian nói phi pháp, nên không thể nói pháp tranh chấp với phi pháp.
Lại nói: Đức Thế Tôn thuận theo thứ bậc của thế gian, còn thế gian thì không thuận theo đệ nhất nghĩa của Thế Tôn. Cho nên nói: Tỳkheo! Ta không tranh chấp với thế gian.
Lại nói: Vì khéo dứt trừ cội rễ của hai thứ tranh chấp. Hai thứ tranh chấp ấy là ái và kiến. Hai thứ này, Đức Thế Tôn đã dứt hết, còn thế gian thì chưa dứt hết. Cho nên nói: Tỳ-kheo! Ta không tranh chấp với thế gian.
Tôn giả Đàm-Ma-Đa-la nói: Chư tôn! Như con ngựa đi theo con đường xấu, phải biết con đường đó không tốt cũng thế, hàng dị học kia nói không đúng nên xét lời nói không đúng đó, Thế Tôn hiện nghĩa, hiện pháp, hiện thiện, hiện diệu, phải xét là nói đúng, cho nên nói: Tỳkheo! Ta không tranh chấp với thế gian, mà thế gian tranh chấp với ta.
Hỏi: Vì sao gọi là tà kiến?
Đáp: Vì hành tướng tà vạy, nên gọi là tà kiến.
Hỏi: Tất cả kiến đều có hành tướng tà vạy, Vì sao chỉ nói một tà kiến, mà không nói kiến khác?
Đáp: Vì hai việc nên gọi là tà kiến, là không có hành tướng chuyển biến nên nói là tà kiến. Kiến khác, dù là hành tướng chuyển biến tà vạy, nhưng không có hai việc này.
Hoặc nói: Nghĩa là tà hạnh chuyển biến khiến hủy báng ơn của chúng sinh và ơn của pháp. Hủy báng ơn của chúng sinh như nói không có cha mẹ. Hủy báng ơn của pháp như nói ở thế gian không có A-lahán, không có bậc Thiện Thệ, không có chánh pháp bình đẳng, chánh thú bình đẳng. Nói là đời này, đời sau, tự biết tác chứng, thành tựu tùy ý. Các kiến khác, dù từ hành tướng tà vạy chuyển biến nhưng không có việc này.
Hoặc nói: Là hành tướng chuyển biến tà vạy và hành tướng chuyển biến phủ nhận là không, tức cho là không có bố thí, không có bằng nhau, không có thuyết giảng, không có việc thiện, việc ác, không có quả báo, không có đời này, đời sau, nói rộng như thế. Các kiến khác, dù từ hành tướng tà vạy chuyển biến, nhưng không có việc này.
Hoặc nói: Là hành tướng tà vạy chuyển biến hủy báng tất cả nhân và quả, cũng hủy báng cả Như lai quá khứ, vị lai, hiện tại, đạo quả của bậc Vô trước Đẳng chánh giác. Cũng hủy báng Tam bảo và Tứ đế. Các kiết khác, dù từ hành tướng tà vạy chuyển biến, nhưng không có việc này.
Hoặc nói: Là hành tướng tà vạy chuyển biến hủy báng việc hiện tại, như người bị té xuống hầm lửa lớn, lừa dối người khác, nói ta rất sung sướng! Như thế, chúng sinh nhận lấy sinh tử, như nhận lấy thỏi sắt nóng, vì tà kiến nên nói là không có khổ. Các hành khác, dù là tà hạnh chuyển biến, nhưng không có việc này.
Hoặc nói: Nghĩa là tà hạnh chuyển biến mà nói ác, như nói: Cư sĩ! Người tà kiến, các hành động của thân, miệng, ý tư duy, mong cầu tương ưng với tà hạnh kia. Tất cả pháp ấy, không ái, không nhớ nghĩ, không mừng, không vui, không mong muốn mà chuyển biến. Vì sao? Vì cư sĩ thấy điều ác nên cho là cư sĩ tà kiến. Như hạt khổ qua, hạt bà-đa-đề-gia, hạt thi-bà-lê gieo xuống đất, nếu gặp được đất xốp, nước có phân, nhiệt độ thích hợp, gió vừa phải thì tất cả những vị của các hạt ấy càng đắng chuyển sang ngọt, vì sao cư sĩ cho rằng hạt giống đắng, như vậy Cư sĩ là người tà kiến, các hành vi của thân, hành vi của miệng, hành vi của ý, suy nghĩ nguyện cầu và hành vi tương ưng kia, tất cả pháp ấy không yêu thích, không nhớ nghĩ, không vui mừng, không hớn hở, không mong muốn mà chuyển, vì sao Cư sĩ thấy điều ác mà cho là tà kiến. Các hành khác, dù là tà hạnh chuyển biến, nhưng không có việc ấy.
Hỏi: Vì sao gọi là kiến đạo (Kiến thủ)?
Đáp: Vì kiến chấp nên gọi là kiến đạo.
Hỏi: Như ở đây chấp tất cả năm ấm, tại sao vì kiến đạo mà gọi là kiến đạo?
Đáp: Vì từ kiến (nhận thức) chấp tất cả năm ấm, nên gọi là kiến đạo.
Hoặc nói: Nếu kiến đạo và thủ chấp năm ấm, chỉ vì hạnh bậc nhất nên gọi là kiến đạo.
Hỏi: Vì sao nói là giới đạo (giới cấm thủ)?
Đáp: Vì liên quan tới giới nên gọi là giới đạo.
Hỏi: Như ở đây chấp giới tất cả năm ấm, vì sao do giới đạo nên đặt tên là giới đạo?
Đáp: Vì từ giới điều phát khởi chấp tất cả năm ấm, nên nói là giới đạo.
Hoặc nói: Hoặc giả như chấp thủ giới điều và chấp thủ năm ấm, chỉ vì giới điều là tịnh hạnh nên nói là giới đạo.
Hỏi: Vì sao nói là chấp (trộm)?
Đáp: Vì chấp (trộm) lấy sự nhận thức từ nơi khác mà giữ, nên nói là trộm. Nghĩa là thân kiến kia chấp ngã. Biên kiến là chấp đoạn và thường. Tà kiến hủy báng không, có kiến đạo ấy giữ lấy giới điều cho là hơn nhất, cho là nhận được sự thanh tịnh, vì chấp lấy sự nhận thức từ nơi khác mà giữ, nên gọi là chấp thủ.
Nói rộng về xứ của năm kiến xong.
Phần Thứ Mười Hai: XỨ CỦA SÁU ÁI THÂN
Sáu ái của thân: Mắt xúc ái, tai, mũi, lưỡi, thân, ý xúc ái.
Hỏi: Nên nói một ái, như ái của ba cõi trong chín kiết, lập kiết ái. Nên nói là hai, như ái ở cõi Dục trong bảy sử, lập sử dục, ái ở cõi Sắc, Vô Sắc lập sử hữu. Nên nói là ba, như nói ái ở cõi Dục, ái ở cõi Sắc, ái ở cõi Vô Sắc. Lẽ ra nên nói là bốn, như khởi bốn ái. Đức Phật nói: Tỳkheo, Tỳ-kheo-ni vì áo mặc (y) mà khởi ái chấp trước. Vì chỗ đứng mà chấp trước chỗ đứng. Vì thức ăn, giường nằm, vì y vào những thứ này mà có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni khởi ái chấp trước, chấp trước nơi chỗ đứng mà đứng. Nên nói là năm, như kiến khổ đoạn, kiến tập, tận, đạo, tư duy đoạn. Nên nói là chín, như chín thứ tăng thượng: Tăng thượng thượng, tăng thượng trung, tăng thượng hạ, trung thượng, trung trung, trung hạ, hạ thượng, hạ trung, hạ hạ.
Phải nói là mười tám, như nói mười tám hành ý, lẽ ra nói là ba mươi sáu, như ba mươi sáu thứ móc câu. Nên nói là một trăm lẻ tám ái, như một trăm lẻ tám thống (thọ), vì thời gian, vì ý nên có vô lượng ái.
Hỏi: Thế nào là một ái nêu bày rộng trong sáu? Thế nào là vô lượng ái lược nói trong sáu? Lập sáu ái nơi thân là sao?
Đáp: Vì nương dựa nên lập sáu ái nơi thân. Nếu có một ái cùng vô lượng ái thì tất cả ái kia đều dựa vào sáu hành, sáu môn, sáu dấu vết, sáu đạo, sáu độ, tương ưng với sáu thức thân. Vì nương dựa nên nói sáu ái nơi thân.
Hỏi: Giận dữ, vô minh cũng dựa vào sáu hành, sáu dấu vết, sáu đạo, sáu độ, tương ưng với sáu thức thân. Vì sao nói sáu ái nơi thân mà không nói sáu giận dữ và sáu vô minh nơi thân?
Đáp: Vì Đức Thế Tôn nói tạm thời, đây là nghĩa của nghĩa hiện, nghĩa môn, nghĩa lược, nên nghĩa ái cần phải biết. Như nói: Sáu ái nơi thân thì giận dữ, vô minh cũng vậy.
Hỏi: Nếu không nói thì có ý gì?
Đáp: Nghĩa là nói ái thì giới đoạn, địa đoạn, chủng đoạn.
Hoặc nói: Ái chứa đựng tất cả các kiết.
Hoặc nói: Ái không tăng trưởng nhưng ác khó trừ. Sân tăng trưởng nhưng ác dễ từ bỏ. Vô minh cũng tăng trưởng nhưng điều ác cũng khó dứt trừ, cho nên như thế.
Hỏi: Vì sao gọi là thân?
Đáp: Vì nhiều thân nên nói thân. Chẳng phải khi có một ái khởi lên mới gọi là mắt xúc ái, chẳng phải khi một ái khởi lên cho đến ý xúc ái. Chỉ vì khi nhiều ái khởi mới nói mắt xúc ái, lúc nhiều ái nói cho đến ý xúc ái. Như chẳng phải một con voi gọi là quân voi, chẳng phải một con ngựa gọi là quân ngựa, không phải một chiếc xe gọi là quân xa, chẳng phải một lính đi bộ gọi là quân bộ, màlà nhiều voi mới gọi là quân voi, nhiều ngựa mới gọi là quân ngựa, nhiều xe mới gọi là quân xa, nhiều bộ mới gọi là quân bộ. Như thế, không phải khi có một ái khởi lên mà nói mắt xúc ái. Chẳng phải khi một ái nói cho đến ý xúc ái. Chỉ do lúc nhiều ái mới nói mắt xúc ái, khi nhiều ái mới nói, cho đến ý xúc ái. Là nhiều thân mới gọi là thân.
Nói rộng về xứ của sáu ái nơi thân xong.
Phần Thứ Mười Ba: XỨ CỦA BẢY SƯ
Bảy sử gồm: Sử dục, sử giận dữ, sử hữu, sử mạn, sử vô minh, sử kiến, sử nghi.
Hỏi: Bảy sử có tính chất gì?
Đáp:
– Sử dục: Năm thứ thân sáu thức, ái của cõi Dục.- Sử giận dữ: Giận dữ nơi năm thứ thân sáu thức.
– Sử hữu: Năm thứ ái của cõi Sắc, Vô Sắc.
– Sử mạn: Năm thứ của ba cõi, đây là mười lăm thứ.
– Sử vô minh cũng vậy.
– Sử kiến: Có ba mươi sáu thứ.
– Sử nghi: Bốn thứ của ba cõi, đây là mười hai thứ.
Chín mươi tám thứ này là tánh của bảy sử, tánh của sử ấy đã gieo trồng nơi thân nên hiện có một cách tự nhiên.
Đã nói tánh của sử xong, kế là nói về hành của sử.
Hỏi: Vì sao nói sử? Sử có nghĩa gì?
Đáp: Luận sư nước Kế-tân nói ba câu:
- Như Hào sử cũng vậy.
- Chỗ sử thể hiện là sử.
- Đuổi nhau là sử.
Hào sử cũng vậy: Hào nghĩa là nhỏ nhặt, mảy may. Như nói bảy sử thành một hào là nói hào sử cũng vậy.
Chỗ sử thể hiện là sử: Chỗ sử thể hiện trong một thời gian nơi một sử cũng là chỗ sử thể hiện. Chỗ sử thể hiện ấy là sử.
Đuổi nhau là sử: Chỗ sử thể hiện trong ý của người kia, giống như hình bóng đuổi nhau, như bay trên không, đi dưới nước, sử cũng vậy.
Bay trên không là chim, đi dưới nước là các loài thủy tộc. Người nói như chim bay trên hư không, vượt qua biển lớn. Các loài thủy trùng kia nghĩ: Nước nơi biển cả này sâu rộng vô lượng, loài chim thường chẳng thể từ bờ bên này bay đến bờ bến kia được, trừ loài chim cánh vàng. Loài thủy trùng biết bay này bay sẽ rơi xuống nước, nó thấy bóng chim, liền đuổi theo. Cuối cùng, chim rớt xuống nước, loài thủy trùng bắt được ăn thịt. Như thế, chúng sinh chưa diệt trừ dục, nơi tất cả thời gian, đều bị bảy sử theo đuổi nhau trong hiện tại. Nếu kiết đã hiển hiện ở trước, thì ngay lúc ấy ái, chẳng phải ái, đều dựa vào quả của quả báo. Cho nên sự theo đuổi nhau là sử.
Hoặc nói: Như hào sử cũng vậy, nghĩa là hun đúc sử, bám víu giữ chặt lấy.
Chỗ sai khiến nơi sử là hành. Cùng theo đuổi sử là việc.
Hoặc nói: Như hào sử cũng vậy: Sự việc quá nhỏ nhặt. Chỗ sai khiến nơi sử là tánh. Theo đuổi nhau là sử, là huân tập, bám chặt lấy.
Hoặc nói: Như hào sử cũng vậy là sử quá khứ. Chỗ sai khiến là sử hiện tại, theo đuổi nhau là sử, tức ở vị lai.
Hoặc nói: Như hào sử cũng vậy. Chỗ sai khiến là sử, tức tâm tương ưng với sử. Sự theo đuổi nhau là sử tức tâm bất tương ưng với sử.
Hỏi: Như sử, đều là tâm tương ưng chăng?
Đáp: Sử kia có được là do lấy sử đặt tên.
Người ngoài nói bốn câu:
- Như hào sử cũng vậy.
- Nhập nhau là sử.
- Chỗ sai khiến là sử.
- Theo đuổi nhau là sử.
Như hào sử cũng vậy: Hào, là nói nhỏ nhặt. Như nói: Đây là hành vi rất nhỏ nhặt.
Nhập nhau là sử: Chỗ sai khiến tiềm tàng ở ý, như trong hạt mè có dầu, như chất béo có trong hạt hạnh nhân.
Chỗ sai khiến là sử: Tiềm tàng ở trong ý, như người mẹ nuôi bị lũ trẻ con sai khiến.
Theo đuổi nhau là sử: Sự theo đuổi nhau ở trong ý, như bóng theo hình.
Hoặc nói: Như hào sử cũng vậy, là tánh. Nhập nhau là sử, tức sự việc.
Chỗ sai khiến là sử, tức là hành vi.
Theo đuổi nhau là sử, tức sự huân tập, bám chặt.
Hoặc nói: Do ba việc, nên biết được là sử:
- Tánh.
- Quả.
- Con người.
Tánh, sử dục: Nghĩa là như cỏ thuốc ngọt. Sử giận dữ: như hạt của quả đắng. Sử hữu: như người mẹ nuôi. Sử mạn: Như người giàu sang kiêu ngạo. Sử vô minh: Như người mù. Sử kiến: Như người mê lầm đi lạc đường. Sử nghi: Như đi lạc giữa hai con đường. Đó là nói về tánh.
Quả: Tu tập (tạo tác) sử dục, hành tác nhiều sẽ đọa vào loài chim sẻ, uyên ương, bồ câu. Hành tác sử giận dữ, hành tác nhiều sẽ đầu thai vào loài rắn, rắn dữ. Hành tác sử hữu, hành tác nhiều sẽ đọa vào cõi Sắc, Vô Sắc. Hành tác sử mạn, hành tác nhiều sẽ sinh vào chốn hèn kém. hành tác sử vô minh, hành tác nhiều sẽ sinh trong cảnh ngu si, tăm tối. Hành tác sử kiến, hành tác nhiều sẽ sinh vào hàng dị đạo. Hành tác sử nghi, hành tác nhiều sẽ sinh ở biên địa. Đó là nói về quả.
Con người: Sử dục: phải quán như Tôn giả Nan-đà. Sử giận dữ: nên quán như Thế Hợp và Ương-Quật-Ma. Sử hữu: phải quán như ATư-Đà, A-La-Lan, Uất-Đầu-Lam-Tử. Sử mạn: phải quán như Ma-NaĐa-Đà. Sử vô minh: phải quán như Uất-tỳ-la. Sử kiến: nên quán như Man Đồng Chân. Sử nghi: phải quán như Tu-Na-Sá-Đa-la. Đó là nói về con người.
Do ba việc này, mà biết được sử:
- Tánh.
- Quả.
- Con người.
Hỏi: Sự keo kiệt (san), ganh ghét (tật), sao không lập trong sử?
Đáp: Vì Phật, Thế Tôn nói pháp chân đế, ngoài pháp này không pháp nào có thể vượt qua. Đức Phật đã biết tường tận về pháp tướng, biết hết các hành, bảo là có tướng sử nên lập trong sử, không có tướng sử thì không lập trong sử.
Hoặc nói: Nói kiết có hai thứ:
- Kiết đầy đủ.
- Kiết không đầy đủ.
Kiết đầy đủ: Được lập trong sử. Kiết không đầy đủ: Không lập trong sử.
Hoặc nói: Tức kiết do kiến đoạn, tư duy đoạn, kiết đó được lập trong sử. Sự keo kiệt, ganh ghét này hoàn toàn do tư duy đoạn, do đó nên không lập trong sử.
Hoặc nói: Sự keo kiệt, ganh ghét này là sử dày trược, còn sử thì mỏng hơn.
Hoặc nói: Sự keo kiệt ganh ghét được huân tập, bám víu không chắc, còn sử thì được huân tập, bám giữ chắc. Như ở chỗ vỏ cây được đốt, lửa tắt, đất liền lạnh. Hành động keo kiệt, ganh ghét cũng vậy. Như ở chỗ xương chó được đốt, khi lửa đã tắt, đất vẫn còn nóng. Hành của sử cũng vậy. Vì thế cho nên sự keo kiệt, ganh ghét không lập trong sử. Nói rộng về xứ của tám sử xong.
Phần Thứ Mười Bốn: XỨ CỦA CHÍN KIẾT
Chín kiết gồm: Kiết ái, kiết giận dữ, kiết mạn, kiết vô minh, kiết kiến, kiết mất nguyện, kiết nghi, kiết keo kiệt, kiết ganh ghét.
Hỏi: Chín kiết có tính chất gì?
Đáp: Kiết ái, ba cõi năm thứ là mười lăm thứ. Kiết mạn, kiết vô minh cũng vậy. Kiết giận dữ, năm thứ thân sáu thức. Kiết kiến có mười tám thứ. Kiết mất nguyện cũng vậy. Kiết nghi, ba cõi bốn thứ là mười hai thứ. Kiết keo kiệt, ganh ghét, do tư duy ở cõi Dục mà đoạn. Một trăm thứ này là tính chất của chín kiết. Tánh của kiết ấy đã gieo trồng nơi thân nên hiện có một cách tự nhiên.
Đã nói về tánh của kiết xong, kế là nói về hành.
Hỏi: Vì sao nói kiết? Kiết có nghĩa gì?
Đáp: Nghĩa ràng buộc là nghĩa của kiết. Nghĩa trói buộc nơi khổ là nghĩa của kiết. Nghĩa nhiễm tạp độc là nghĩa của kiết.
Nghĩa ràng buộc là nghĩa của kiết: Sự ràng buộc là kiết, kiết là sự ràng buộc.
Hỏi: Làm sao biết?
Đáp: Do có Khế kinh. Khế kinh nói: Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi Tôn giả Ma-ha Câu-hy-la: Thế nào? Hiền giả Câu-hy-la! Mắt trói buộc sắc, hay sắc trói buộc mắt? Đáp: Tôn giả Xá-lợi-phất! Mắt không trói buộc sắc, sắc không trói buộc mắt, cho đến ý, pháp, bất ý không trói buộc pháp, pháp không trói buộc ý. Chỉ trong trường hợp này, nếu có dâm, có dục, mới là sự trói buộc. Tôn giả Xá-lợi-phất! Ví như có hai con bò: một đen, một trắng, bị trói bằng một chiếc ách, một sợi dây. Tôn giả Xá-lợiphất! Nếu có thuyết nói thế này: Con bò đen trói con bò trắng, bò trắng trói bò đen. Tôn giả Xá-lợi-phất! Thuyết kia nói có hợp lý không? Đáp: Không! Hiền giả Câu-hy-la hỏi: Vì sao? Tôn giả Xá-lợi-phất đáp: Hiền giả Câu-hy-la! Chẳng phải con bò đen trói con bò trắng, chẳng phải con bò trắng trói con bò đen, mà chỉ do chiếc ách, sợi dây đã trói chúng lại. Cũng thế, Tôn giả Xá-lợi-phất! Không phải mắt trói buộc sắc, không phải sắc trói buộc mắt, cho đến ý, pháp, bất ý trói buộc pháp, không là pháp trói buộc ý. Chỉ trong ấy, nếu có dâm, có dục, mới là sự trói buộc. Ở đây nói, nghĩa trói buộc là nghĩa của kiết.
Nghĩa trói buộc với khổ là nghĩa của kiết: Chúng sinh cõi Dục bị kiết cõi Dục trói buộc trong khổ cõi Dục, chúng sinh cõi Sắc bị kiết cõi Sắc trói buộc trong khổ cõi Sắc, chúng sinh cõi Vô Sắc bị trói buộc trong khổ cõi Vô Sắc. Các kiết của cõi Dục, kiết đó là hình tướng của sự trói buộc, trói buộc trong đau khổ, không phải niềm vui. Kiết của cõi Sắc, Vô Sắc, kiết đó là hình tướng của sự trói buộc, trói buộc trong đau khổ, không phải niềm vui. Đây là nói nghĩa trói buộc nơi khổ là nghĩa của kiết.
Nghĩa tạp độc của kiết là nghĩa của kiết: Chánh thọ của thế tục chọn nơi sinh sự mầu nhiệm, như giải thoát, trừ tất cả nhập. Bậc Thánh loại trừ chỗ tạp độc của kiết. Như thức ăn thượng diệu có lẫn chất độc, người trí tuệ có thể loại bỏ chất độc ấy ra. Cũng thế, sanh về chỗ rất tốt đẹp là chánh thọ của thế tục, bậc thánh có khả năng trừ được tạp độc của kiết. Nên ở đây nói nghĩa trói buộc là nghĩa của kiết, nghĩa trói buộc nơi khổ là nghĩa của kiết, nghĩa nhiễm tạp độc là nghĩa của kiết.
Đã nói về hành chung, kế là nói riêng về hành.
Kiết ái là thế nào?
Đáp: Ái của ba cõi.
Hỏi: Vì sao ái cõi Dục trong sử thì lập sử dục, ái của cõi Sắc, Vô Sắc lại lập sử hữu? Như thế, trong Khế kinh khác đã nói ba ái: Ái của cõi Dục, ái của cõi Sắc, ái của cõi Vô Sắc. Như thế trong Khế kinh khác nói ba ái: Ái cõi Dục, ái cõi Sắc, ái cõi Vô Sắc. Vì sao? Vì Khế kinh này nói tất cả ái của ba cõi đều được lập trong một kiết ái. Vì sao?
Đáp: Phật, Thế Tôn nói pháp chân đế, ngoài pháp này ra các pháp khác không thể vượt qua. Đức Phật hiểu biết tường tận về pháp tướng, biết hết các hành, nghĩa là pháp riêng có thể đảm nhận sự độc lập ấy, hoặc không thể gánh vác một mình để lập phẩm kia.
Hoặc nói: Đức Thế Tôn giáo hóa, tùy theo chúng sinh căn tánh lanh lợi, hoặc căn trung bình, hoặc căn yếu kém.
Người căn có lanh lợi: Tất cả ái của ba cõi đều là một kiết ái.
Người căn có bậc trung: Nói hai ái, như ái của cõi Dục trong sử, lập sử dục, ái của cõi Sắc, Vô Sắc, lập sử hữu.
Người căn cơ yếu kém: Nói ba ái, như nói ba ái: ái của cõi Dục, ái của cõi Sắc, ái của cõi Vô Sắc.
Hoặc nói: Lại nữa, Đức Thế Tôn giáo hóa, hoặc muốn nói lược, hoặc muốn nói rộng, hoặc muốn nói vừa lược vừa rộng. Nghĩa là muốn nói lược: ái của ba cõi kia nói một kiết ái. Muốn nói rộng: Đức Phật nói ba ái, như nói ba ái: ái của cõi Dục, ái của cõi Sắc, ái của cõi Vô Sắc. Nói vừa lược vừa rộng: Đức Phật nói hai ái, như ái của cõi Dục trong sử, lập sử dục, ái của cõi Sắc, cõi Vô Sắc, thì lập sử hữu.
Hoặc nói: Lại nữa, Đức Thế Tôn giáo hóa, hoặc bắt đầu thực hành, đối với chúng sinh ít tập thực hành, hoặc thực hành thành thục. Bắt đầu thực hành: Đức Phật nói ba ái, như ba ái đã nói: Ái của cõi Dục, ái của cõi Sắc, ái của cõi Vô Sắc. Ít tập thực hành. Đức Phật nói hai ái, như ái của cõi Dục trong sử, lập sử dục, ái của cõi Sắc, cõi Vô Sắc, thì lập sử hữu. Thực hành thành thục: Phật nói ái của ba cõi kia là nói một kiết ái.
Hoặc nói: Trước kia đã nói trói buộc nơi khổ là nghĩa của kiết cõi Dục, là hình tướng của sự trói buộc, trói buộc trong khổ, chẳng phải niềm vui. Nghĩa là ái của cõi Sắc, Vô Sắc, tất cả tướng của sự trói buộc kia, trói buộc trong nỗi khổ, không phải niềm vui, vì cùng một tướng, cho nên Đức Thế Tôn đã lập kiết ái, tất cả ái của ba cõi.
Hỏi: Kiết giận dữ là thế nào?
Đáp: Khởi ác đối với chúng sinh.
Hỏi: Như đối với phi chúng sinh cũng khởi ác, Vì sao chỉ nói khởi ác đối với chúng sinh?
Đáp: Do chúng sinh khởi ác, đối với phi chúng sinh cũng khởi ác.
Hoặc nói: Vì nhiều, nên phần nhiều do chúng sinh khởi ác, một ít phi chúng sinh.
Hoặc nói: Vì phần nhiều tăng thêm điều ác, nên phần nhiều tăng thêm điều ác đối với chúng sinh khởi ác, ít tăng thêm ác đối với phi chúng sinh.
Hỏi: Kiết mạn thì thế nào?
Đáp: Bảy mạn gọi là kiết mạn. Bảy mạn là: Mạn, tăng thượng mạn, mạn tăng mạn, ngã mạn, khi mạn, bất như mạn và tà mạn. Bảy mạn này gọi là kiết mạn.
Hỏi: Kiết vô minh thì thế nào?
Đáp: Ba cõi không có sự nhận biết.
Hỏi: Kiết kiến thì ra sao?
Đáp: Ba kiến gọi là kiết kiến, Ba kiến là thân kiến, biên kiến, tà kiến, ba kiến này được gọi là kiết kiến.
Hỏi: Kiết mất nguyện là thế nào?
Đáp: Hai trộm gọi là kiết mất nguyện. Hai trộm là kiến đạo và giới đạo. Hai thứ trộm ấy gọi là kiết mất nguyện.
Hỏi: Vì sao năm kiến trong sử thì lập một sử kiến, hai kiến trong kiết lại lập kiết kiến? Hai kiến thì lập kiết mất nguyện?
Đáp: Phật, Thế Tôn nói pháp chân đế, ngoài pháp này không pháp nào có thể vượt qua. Phật biết rõ về pháp tướng, biết hết các hành. Nghĩa là pháp có thể đảm trách một mình thì pháp đó được lập riêng, không thể đảm trách riêng thì pháp đó lập theo phẩm loại.
Hoặc nói: Trước đã nói sự trói buộc nơi khổ là nghĩa của kiết. Như nói thân kiến kia là trong sự khổ trói buộc với người nữ, chẳng phải niềm vui. Như nói biên kiến và tà kiến, kiến ấy cũng là trong sự khổ trói buộc với người nữ, không phải niềm vui tức là bằng nhau, cùng chung một tên, một họ, nên ba thứ ấy lập một kiết kiến. Như nói giới đạo (trộm giới) là trong sự khổ trói buộc của giới, chẳng phải niềm vui. Như nói kiến đạo, cũng là trong sự khổ trói buộc của giới, không phải niềm vui. Vì là chung một tên gọi, một họ, nên hai kiến này lập thành một kiết mất nguyện.
Hoặc nói: Tức là chủng loại bằng nhau, sự gồm thâu cũng bằng nhau. Chủng loại nhiều bằng nhau, nghĩa là kiết kiến có mười tám thứ, kiết mất nguyện cũng có mười tám thứ. Sự gồm thâu bằng nhau, nghĩa là kiết kiến gồm thâu mười tám sử, kiết mất nguyện cũng gồm thâu mười tám sử. Tức chủng loại của kiết kia bằng nhau, sự gồm thâu cũng bằng nhau. Vì thế cho nên ba kiến trong kiết, được lập kiết kiến, hai kiến kia được lập kiết mất nguyện.
Hỏi: Kiết nghi thì thế nào?
Đáp: Do dự đối với đế.
Hỏi: Vì sao tạo ra thuyết này, do dự đối với đế?
Đáp: Người không quyết định, vì muốn cho họ quyết định. Muốn cho họ được quyết định: Nếu nhìn thấy từ xa, nẩy sinh ý nghĩ do dự: Chẳng biết có phải là người nữ hay không? Có phải chẳng biết có phải là người nam hay không? Thấy hai con đường bèn sinh do dự: Chẳng biết đây có phải là con đường hay không?
Thấy hai chiếc áo, sinh ra do dự: Chắng biết đây có phải là chiếc áo của ta hay không? Đừng nghĩ như thế. Vì đây là kiết nghi căn bản, đây là hành tướng tà vạy có tính cách không mất đi, vô ký của cõi Dục.
Tức vì chúng sinh bất định mà nói khiến được định.
Hỏi: Thế nào là kiết nghi?
Đáp: Thái độ do dự đối với chân lý (đế), đây gọi là kiết nghi căn bản.
Hỏi: Kiết ganh ghét (tật) là sao?
Đáp: Là tâm giận dữ, tâm giận dữ là tướng giận dữ của kiết này.
Hỏi: Kiết keo kiệt là thế nào?
Đáp: Tâm không muốn rời bỏ. Tâm không muốn buông bỏ: Đây là tướng tham của kiết.
Hỏi: Vì sao tạo ra thuyết này?
Đáp: Vì đối với người không phân định rõ muốn cho họ phân định rõ. Muốn cho họ phân định rõ: Là tưởng ganh ghét trong sự keo kiệt, tưởng keo kiệt trong sự ganh ghét.
Tưởng keo kiệt trong sự ganh ghét là gì? Như thấy vật tốt đẹp của người khác mà khởi ganh ghét với vật của người khác, cho vật ấy tốt đẹp hơn vật của ta. Người thế gian thấy vậy nghĩ rằng: Người này rất keo kiệt, trong khi người ấy không phải keo kiệt, đó là sự ganh ghét.
Tưởng ganh ghét trong sự keo kiệt: Như gìn giữ tài sản báu, vợ con của mình. Vật này ở trong đây, chớ để phát ra. Vật này ở trong đây, chớ nên xuất phát, người thế gian thấy vậy nghĩ rằng: Người này rất ganh ghét trong khi họ không phải ganh ghét, đó là sự keo kiệt. Tức là người kia vì không phân định rõ: Tưởng keo kiệt trong sự ganh ghét, tưởng ganh ghét trong sự keo kiệt, nên nói: Vì muốn cho họ phân định rõ.
Hỏi: Thế nào là kiết ganh ghét?
Đáp: Là tâm giận dư, tâm giận dữ là tướng giận dữ của kiết này.
Hỏi: Thế nào là kiết keo kiệt?
Đáp: Tâm không muốn xả bỏ, tâm không muốn xả bỏ là tướng tham của kiết này.
Hỏi: Vì sao sự keo kiệt, ganh ghét của mười triền được lập trong chín kiết, triền khác không lập?
Đáp: Phật, Thế Tôn nói pháp chân đế, ngoài pháp này không pháp nào có thể vượt qua. Đức Phật đã biết hết về pháp tướng, biết rõ các hành, nói là có tướng kiết thì lập trong kiết, không có tướng kiết thì không lập trong kiết.
Hoặc nói: Hiện rõ phần sau, hiện rõ một bên, mười triền kia vì sao gọi là sau? Sao gọi là biên? Là do keo kiệt, ganh ghét.
Vì thế cho nên sự keo kiệt, ganh ghét trong mười triền được lập trong chín kiết, còn các triền khác không lập.
Hoặc nói: Nghĩa là kiết thấp kém, kiết hèn kém, kiết ô uế, kiết tệ hại, xấu xa. Như thấy người khác được cung kính, cúng dường, thì vì sao thấy vậy lại khởi tâm ganh ghét? Nếu có trăm ngàn vô lượng tiền của, trong đó không thể giữ được một tiền. Từ đời nay đến đời sau, trong ấy vì sao dấy khởi keo kiệt? Đấy gọi là kiết xấu xa, kiết nhơ bẩn, kiết hèn hạ, kiết thấp kém. Thế nên sự keo kiệt, ganh ghét trong mười triền được lập trong chín kiết, không lập trong các triền khác.
Hoặc nói: Nghĩa là do tánh keo kiệt, ganh ghét này mà chúng sinh trong cõi sinh tử đã phải bị vô lượng sự khinh rẻ. Thế gian có hai điều bị khinh rẻ:
- Nghèo cùng.
- Xấu xí, hủ lậu.
Gây ra kiết ganh ghét, nhiều thì xấu xí. Gây ra kiết keo kiệt, nhiều thì nghèo cùng. Hai hạng nghèo cùng, xấu xí này, cha mẹ khinh dể, anh em, chị em cũng khinh dễ, thậm chí vợ con cũng khinh thường. Vì lý do ấy, nên sự keo kiệt, ganh ghét trong mười triền được lập trong chín kiết, không lập các triền khác.
Hoặc nói: Nghĩa là sự keo kiệt, ganh ghét này, như lính giữ cửa ngục, như chúng sinh bị trói buộc trong ngục, lập ra hai lính ngục giữ cổng, sao cho người tù không trốn được. Như vườn tược rất trang nghiêm, sửa sang xong, cắt hai người giữ cổng, không cho ai vào. Cũng vậy, chúng sinh này không thể ra khỏi cõi ác, như người bị tù. Vì keo kiệt, ganh ghét, nên không vào được cõi trời coi người, như vào vườn tược là do keo kiệt, ganh ghét. Vì thế cho nên sự keo kiệt, ganh ghét nơi mười triền được lập trong chín kiết, không lập các triền khác.
Hoặc nói: Do sự keo kiệt, ganh ghét nên trời, A-tu-la thường thường chiến đấu với nhau. Như Khế kinh nói: Thích-đề-hoàn-nhân đến chỗ Đức Thế Tôn bạch rằng: Bạch đấng Đại Tiên! Trời, người, A-tu-la, Kiền-đạp-hòa, Ca-lưu-la, La-sát, như thế và các loài thân khác nhau có bao nhiêu kiết?
Đức Thế Tôn bảo Thích-đề-hoàn-nhân: Câu Dực! Trời, người, Atu-la, Kiền-đạp-hòa, Ca-lưu-la, La-sát, mỗi loài đối với thân khác nhau có hai kiết: Keo kiệt và ganh ghét.
Hỏi: Như ở đây trời và người hoặc chín kiết, hoặc sáu kiết, hoặc ba kiết, hoặc không có kiết. Có chín kiết là tất cả phàm phu. Có sáu kiết như phàm phu đã dứt hết ái dục và như bậc Thánh chưa diệt hết ái dục. Có ba kiết tức như bậc Thánh đã dứt hết ái dục.
Không có kiết như A-la-hán. Trời và người đã thành tựu riêng hai thứ kiết: keo kiệt và ganh ghét. Vì sao Phật bảo Câu Dực là trời, người, A-tu-la, Kiền-đạp-hòa, La-sát, như thế cùng các loài thân khác nhau có hai kiết là keo kiệt và ganh ghét?
Đáp: Nghĩa là sự keo kiệt, ganh ghét là kiết của người giàu sang. Thích-đề-hoàn-nhân kia ở trong hai cõi trời là chủ của sự tăng thượng về giàu sang. Ông ta đã bị sự keo kiệt, ganh ghét ràng buộc tạo thành gánh nặng ấy. Đức Thế Tôn vì nghĩa nhằm chê bai ấy nên mới nói Câu Dực: Trời, người, A-tu-la, Kiền-đạp-hòa, Ca-lưu-la, La-sát, như thế cùng các loài thân khác, có hai kiết là keo kiệt, ganh ghét: Ông đã bị buộc ràng do gánh nặng của sự keo kiệt, ganh ghét.
Hoặc nói: Chính do sự keo kiệt, ganh ghét ấy, nên đã khiến cho
trời, A-tu-la thường chiến đấu với nhau: Thích-đề-hoàn-nhân kia sợ Atu-la, vì hay bị A-tu-la khuấy rối. Sau khi lìa chỗ chiến đấu không bao lâu, Thích-đề-hoàn-nhân vội đến chỗ Đức Thế Tôn thưa nói nghĩa này: Bạch Thế Tôn! Vì sao trời và A-tu-la thường giao chiến với nhau? Đức Thế Tôn vì ông ta nói nghĩa: Này Câu Dực! Vì keo kiệt, ganh ghét nên trời và A-tu-la thường giao chiến với nhau: Phía các trời thì có nhiều thức ăn thượng vị, còn phía A-tu-la thì có gái đẹp. Chư thiên kia rất keo kiệt về các thức ăn ấy, không muốn cho A-tu-la có được, nhưng đối với người nữ thì muốn mình được. A-tu-la thì lại rất keo kiệt về gái đẹp, không muốn cho chư thiên, còn về thức ăn thì ganh ghét muốn mình đạt được. Trời kia xuống cõi A-tu-la là vì gái đẹp, A-tu-la lên cõi trời là vì thức ăn. Như thế, trời và A-tu-la thường chiến đấu với nhau. Thíchđề-hoàn-nhân kia vì sợ A-tu-la gây rối loạn nên sau thời gian giao đấu không lâu đã đến chỗ của Đức Thế Tôn để hỏi cho ra lẽ: Bạch đấng Đại Tiên! Trời, Người, A-tu-la, Kiền-đạp-hòa, Ca-lưu-la, La-sát, như thế và các loài khác thân cũng có bao nhiêu kiết? Đức Thế Tôn bảo: Này Câu Dực! Trời, Người, A-tu-la, Kiền-đạp-hòa, Ca-lưu-la, La-sát, và các loài thân khác nhau đều có hai kiết: keo kiệt và ganh ghét.
Vì thế, nên sự keo kiệt, ganh ghét nơi mười triền được lập trong chín kiết, không lập các triền khác.
Nói rộng về xứ của chín kiết xong.
Phần Thứ Mười Lăm: XỨ CỦA CHÍN MƯƠI TÁM SỬ
Chín mươi tám sử gồm: Ái của cõi Dục có năm, giận dữ có năm. Ái của cõi Sắc, Vô Sắc có mười. Mạn mười lăm, Vô minh có mười lăm.
Kiến ba mươi sáu và nghi mười hai.
Hỏi: Vì sao tạo ra phần luận này?
Đáp: Như Sa-môn gìn giữ bổn văn. Vì nhằm dứt trừ ý nghĩ của người kia, nên soạn ra phần luận này.
Nói như Sa-môn giữ bổn văn: Tức là tất cả Khế kinh của Phật như Phật đã giảng nói mà giữ gìn.
Hỏi: Vì sao người kia nghĩ như thế?
Đáp: Người kia nói rằng ai là người có uy lực hơn Phật? Nghĩa là Khế kinh của Phật nói có bảy sử, người kia có thể nêu ra chín mươi tám sử chăng? Người kia muốn thế, vì muốn dứt trừ ý nghĩ đó, để nói đầy đủ về tướng như thật của chín mươi tám sử.
Vì thế cho nên soạn ra phần luận này: Khế kinh Phật nói có bảy sử. Người kia đã phân biệt về giới, hành, chủng, dấy khởi thành chín mươi tám sử.
Phân biệt về chủng là phân biệt về chủng của sử ái dục nơi bảy sử. Trong chín mươi tám sử khởi năm thứ sử giận dữ cũng vậy. Phân biệt về cõi tức sử ái hữu trong bảy sử, là sử phân biệt về cõi. Như trong chín mươi tám sử dấy khởi mười thứ sử. Như sử mạn trong bảy sử, cũng phân biệt về cõi, như trong chín mươi tám sử dấy khởi mười lăm thứ sử, vô minh cũng vậy. Như nói nghi trong bảy sử, cũng được phân biệt về cõi, tức trong chín mươi tám sử dấy khởi mười hai thứ.
Phân biệt về giới, hành, chủng tức là: Sử kiến trong bảy sử, phân biệt về cõi, khởi mười lăm, năm kiến của cõi Dục, năm kiến của cõi Sắc, Vô Sắc.
Phân biệt về hành có mười tám: cõi Dục có sáu, cõi Sắc có sáu và cõi Vô Sắc có sáu.
Phân biệt về chủng: có bốn.
Như thế, phân biệt về giới hành, chủng của năm kiến, trong chín mươi tám sử dấy khởi ba mươi sáu sử. Đây là nói phân biệt về giới, phân biệt về hành, phân biệt về chủng của bảy sử, liền dấy khởi chín mươi tám sử.
Nói rộng về xứ của chín mươi tám sử xong.
Nói về chương nhỏ của phẩm Bất thiện xong.