LUẬN PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC
Hán dịch: Mất tên người dịch – dựa theo sự sao chép đời Hậu Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 1
Trong bài kệ lập ra đầu tiên, có nói: “Ca-diếp tư duy về gốc của chánh pháp, nghĩA-là tư duy về kinh, pháp với ngôn, giáo rất nhiều. Vì sao biết? Vì Ca-diếp luôn dùng sự so sánh để làm sáng tỏ ít nhiều kinh pháp kia. Phương pháp so sánh là từ mười con lừa bắt đầu, nêu: Sức của mười con lừa, không bằng sức của một con lạc đà thường. Sức của mười con lạc đà thường không bằng sức của một con voi thường. Sức của mười con voi thường không bằng sức của con voi chân nhỏ. Mười con voi chân nhỏ, không bằng sức của một con voi trộm thức ăn. Mười voi trộm thức ăn, không bằng sức của một con voi Liên hoa. Mười con voi Liên hoa, không, bằng sức của một con voi hoa sen xanh. Mười voi hoa sen xanh, không bằng sức của một con voi hoa sen hồng. Mười con voi hoa sen hồng, không bằng sức của một con voi hoa sen trắng. Mười voi hoa sen trắng, không bằng sức của một con voi núi Tuyết. Mười con voi núi Tuyết, không bằng sức của một Hương Tượng.
Từ lừa đến Hương Tượng chỉ là một phần. Như thế, tám vạn bốn ngàn Hương Tượng, đem so sánh với da lừa trong ngoài, chép đầy kinh, Hương Tượng nầy với số như thế, là so sánh về sự chuyên chở.
Tôn giả A-nan đã nghe, đã biết các việc. Lấy khối to lớn ấy so sánh sẽ biết được số lớn. Muốn mỗi mỗi nói ra bằng văn tự của kinh kia, để cuối cùng cho nó được sống lâu thì không thể thông suốt được.
Tư duy về pháp Kinh rất là to lớn, làm sao có thể khiến chúng được truyền bá khắp trong thiên hạ, để cho hàng ngàn năm, chúng sinh vẫn được nhờ ơn pháp thấm nhuần.
Ơn sâu thật chí lý. Nhưng ai có khả năng tuyển chọn pháp? Chỉ có Tôn giả A-nan mới có thể Kết tập mà thôi.
Ca-diếp tức thì đánh kiền chùy tập họp chúng. Bấy giờ, có tám vạn bốn ngàn A-la-hán v.v.. vâng mệnh đến tập họp. Các vị Vô-lậu ấy, đều là những người đã giải thoát.
Sở dĩ mời các vị Hiền- Thánh nầy là vì các vị ấy đều có thể nhập định Diệt tận. Các vị nhập định Diệt tận ấy, có khả năng khiến chúng sinh đời nầy được phước, cứu giúp khổ ách cho chúng sinh. Các bậc Vô trước v.v… của đại thiên thế giới, số ấy khó tính kể, trừ ba đạo, còn lại mỗi mỗi đều gấp đôi.
Nay, chỉ dựa vào căn nhạy bén tinh thông mà ghi chép; để tất cả đều có giải thoát, để có khả năng dùng định Diệt tận mà độ thoát chúng sinh.
Thế nên, mới khen đó là phước điền.
Lấy gì để chứng minh sự kiện đó?
Ngày xưa, Thiên Đế Thích, phước hết, mạng chung. Bấy giờ, năm điềm ứng đến, lòng rất lo sợ, muốn cầu được cứu hộ, đang muốn đến chỗ Phật để cầu cứu giúp, nhớ nghĩ đến ơn Phật rộng lớn, sợ không giải cứu mạng khẩn cấp. Nghĩ đến Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên v.v.. cũng e không thể cứu giúp mạng, chỉ có Đại Ca-diếp, dùng sức của định Diệt tận mới có thể cứu giúp cơn nguy cấp, liền đến chỗ Ca-diếp. Khi đó, Tôn giả Ca-diếp chuẩn bị đến độ phước cho một nhà nghèo. Thiên Đế Thích bèn nghĩ: Muốn hiện ra thân trời, nhưng e Ca-diếp sẽ không nhận thí của mình bèn hóa ra túp lều tranh nơi giữa đường, có bệnh nhân đau ốm ở đó. Ca-diếp tới khất thực, bệnh nhân vội vói tay ra thí cho thức ăn, Ca-diếp đưa bát nhận, thức ăn biến thành cam lộ, Đế Thích liền hiện trở lại thân trời, đứng giữa hư không. Ca-diếp nói: “Vì sao nói dối, đánh lừa ta ư?” Đế Thích đáp: Không nói dối, Ta chí thành thí cho. TA-là Thiên đế, vì năm điềm ứng hiện sắp mạng chung, nên đến đây, để cầu nguyện, xin cứu giúp mạng ta.
Ca-diếp liền mặc nhiên chấp nhận. Đế Thích đến chỗ Phật nghe pháp, ít phút sau là ngủ, ngủ rồi thức dậy. Đức Phật nói với Đế Thích: “Trước đây, ông đã chết. Nay ông đã sống lại. Sẽ không mạng chung nữa, trở lại thân cũ”.
Đấy là Đế Thích đã cảm được sức của định Diệt tận ở nơi Ca-diếp. Sở dĩ Ca-diếp dùng sức của định Diệt tận tối thắng, vì lẽ Ca-diếp vốn là Bích-chi-phật. Luận về pháp, thì Bích-chi-phật, không thuyết pháp, không giáo hóa, chuyên dùng thần túc cảm động, dùng tam- muội biến hiện. Đại Ca-diếp, tuy là A-la-hán thủ chứng, nhưng gốc của thức vẫn tồn tại. Trước kia đã ghi chép tám vạn bốn ngàn các công đức, chủ thể, đối tượng đức và cảm, ngang bằng với Ca-diếp.
Vấn nạn: “Vì Ca-diếp vốn là Bích-chi-phật, nên khen định Diệt tận kia là hơn cả. Vậy các A-la-hán nầy, là Bích-chi-phật ư ?”
Đáp: “Mặc dù không phải là Bích-chi-phật, nhưng luôn tập định Diệt tận, nên uy lực của họ là đồng. Chính vì thế, nên nói: “Ca-diếp là ruộng phước của chúng Tăng, chúng sinh”. Kệ: “Đều được A-la-hán, tâm giải thoát, đều cùng giải thoát”. Kệ: “Đã cởi mở chỗ trói buộc vướng mắc, là ruộng phước. Nghĩa là Ca-diếp đã tập hợp tám vạn bốn ngàn chúng, đều được cùng giải thoát, vì định Diệt tận có khả năng khiến cho chúng sinh, đời nầy thoát khổ, về sau còn giúp chứng được Niết-bàn, nên nói là chỗ ruộng phước”.
Kệ nói kết tập bốn bộ, là nói sơ lược. Về lý, lẽ ra bốn bộ, biểu hiện lại có tám bộ: Người, Trời, Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Trưởng giả, Sa-môn, bốn Thiên vương, trời Ba mươi ba, Ma vương, Phạm vương, đấy là tám bộ. Gồm có mười hai bộ, nói bốn bộ, nghĩa là chỉ đơn cử chủ yếu của các bộ đó.
Các pháp rất thâm diệu: Như nghĩa của mười nhân duyên. Đức Phật vì Tôn giả A-nan, nói mười hai nhân duyên vi diệu sâu xa. A-nan nói:
“Nhân duyên nầy có sâu xa, vi diệu gì đâu?
Đức Phật nói với Tôn giả A-nan:
– Chớ nói không sâu xa, vi diệu! Đời trước của ông, lúc ấy, cũng nói không sâu xa. Xưa, có A-tu-luân Vương, thân dài tám ngàn do tuần, tướng môi trên, dưới cách nhau ngàn do tuần. Vua có đứa con nhỏ, thương yêu đứa con nầy, ôm đặt lên đầu gối. Biển sâu ba trăm ba mươi sáu vạn dặm. A-tu-luân đứng ở giữa, chỉ ngang bằng với rốn, bụng, đứa con thấy cha như vậy cho là biển cạn, muốn được lội xuống nước. Người cha nói không thể, vì biển sâu, sẽ nhận chìm mất con, nếu con muốn được vào, cha sẽ thả con xuống! Đứa con bị chìm tận đáy biển, hoảng sợ than thở, người cha vội duỗi tay nắm con lại, đưa lên khỏi mặt nước và nói: “Ta đã nói là con không thể, mà con không tin! Hôm nay chuyện ấy giống ai? Vị vua bấy giờ, chính là thân ta, còn đứa con bé nhỏ kia là ông. Ngày xưa, ông không tin biển sâu; nay lại cố không tin. Ông chỉ tư duy Vô minh duyên Hành, mà còn không thể hiểu rõ, huống chi là hiểu rõ ba mươi bảy phẩm?
Đức Như Lai đã nói đến bốn điều không thể nghĩ bàn. Những gì là bốn? Chúng sinh là không thể nghĩ bàn, thế giới là không thể nghĩ bàn, Rồng không thể nghĩ bàn; Phật không thể nghĩ bàn.
Sở dĩ thế giới không thể nghĩ bàn, là vì khi xưa, Mãn Nguyện Tử cùng bàn luận chung với Phạm chí. Phạm chí tự nói: “Ta đã từng đến trên mặt nước ao để tư duy, thấy có bốn thứ chúng binh chủng tới, rồi vào trong lỗ hoa sen, tA-lấy làm kinh ngạc, không biết do bị hoa mắt hay là có thật. Ta đem chuyện này kể cho người khác nghe, họ đều không tin, ta bèn đến chỗ Phật thuật lại những gì mình đã trông thấy. Đức Phật nói như vầy: “Đấy là sự thật, không phải giả dối. Vì A-tu-luân khởi bốn binh chủng chiến đấu với chư thiên. A-tu-luân đấu không lại, rút lui vào trong lỗ hoa sen để ẩn núp. Đấy chẳng phải là việc tư duy mà đạt tới được. Vì vậy nên nói thế giới là không thể nghĩ bàn.
Hoặc nói thế giới là do Phạm Thiên tạo ra, hoặc nói do sáu trời tạo ra. Phạm chí lại nói: “Phạm Thiên do ai tạo ra? Hoặc nói, Phạm Thiên có cha, hoặc nói: “Tự tạo”.
Nói: Có cha, cha tức hoa sen. Có người nói: “Hoa sen từ đâu ra?”.
Đáp: “Từ trong rốn của Ưu-đà-diên phát ra”.
– Ưu-đà-diên từ đâu sinh ra?
– Từ Tán-ta Vương sinh ra. Lại nói:
– Tán-Ta Vương sinh ra, mang họ gì?
– Dòng Sát-đế-lợi. Lại nói:
– Phạm Thiên là dòng Bà-la-môn, nay lại nói do Sát-đế-lợi sinh ra, là nói gì vậy? Lại nói:
– Thời kỳ kiếp bị đốt, phần thô có thể được riêng.
– Vì sao nói thế? Đáp:
– Kiếp, khi bị đốt, từ mé đất trở lên, đến cõi trời mười lăm, đều cháy rụi hết, tương tự có thể biết như vậy. Tuy nhiên, từ cõi trời mười sáu lên đến cõi trời Ba mươi ba thì tồn tại.
Trong đấy dù bị đốt, thế giới khác vẫn tồn tại. Đem sự kiện nầy để nói, mà lại không thể biết hết là vì thế giới là không thể nghĩ bàn.
Vì sao cho chúng sinh là không thể nghĩ bàn? Hoặc nói: “Sau kiếp bị đốt, nước bổ sung chỗ lửa, theo gió thổi, tạo ra cung điện xong. Ở phía dưới có đất phì nhiêu, là trời Quang Âm, phía trên là chúng Chư thiên, dạo chơi trên đất, dần dần mến vị phì nhiêu của đất, vì vậy thân trở nên nặng nề, không thể quay trở lại. Vì ăn nhiều hóA-làm người nữ. Chuyển biến giảm đến mức phải ăn bánh mỏng, gạo hẩm, mất hào quang sáng- thần túc, lại trở làm người, làm việc thiện, sinh lên trời, làm điều ác, thì bị đọa vào ba nẻo khổ, lưu chuyển trong năm đường, không có chút sai lệch. Giả sử muốn tra cứu cho tường tận gốc rễ của một con người do đâu có, hãy còn là điều khó có thể biết được, huống chi lại là tất cả chúng sinh, mà có thể tư duy lường tính! Chúng sinh không thể nghĩ bàn là vậy.
Rồng không thể nghĩ bàn là sao?
Phàm khởi mây, gây ra mưa, đều do ở Rồng làm. Mưa, từ mắt, tai, mũi, miệng Rồng phát ra, hay là từ thân phát ra? Hay từ tâm phát ra?
Dựa vào núi Tu-di, chỉ có năm hạng trời, cũng hay làm mưa, vậy lấy gì để phân biệt là rồng mưa hay trời mưa?
Trời mưa thì sương mù dầy đặc xuống thấp là trời mưa, sương mù thô, ào xuống thấp là rồng mưa.
Năm hạng trời đó là:
- Khúc Cước thiên
- Đảnh Thượng thiên
- Phóng Dật thiên
- Nhiêu Lực thiên
- Tứ Vương thiên
Lúc A-tu-luân kéo binh lên trời chiến đấu, trước hết là chiến đấu với Khúc Cước thiên, được thắng, sau đó đến Đảnh Thượng thiên, tiếp đến là Phóng Dật thiên và với Tứ Vương thiên, cho đến trời Ba ba. Bốn trời dưới, khi muốn chiến đấu, chỉ dùng mưa để chống địch, lại không có binh và gậy.
Có hai thứ mưa: Mưa hoan hỷ, mưa giận dữ. Mưa xuống điều hòa là mưa hoan hỷ. Sấm chớp, sét đánh thình lình là mưa giận dữ.
A-tu-luân cũng mưa, Trời cũng mưa, Rồng cũng mưa. Vì mỗi bên đều gây mưa, về lý không thể phân định, nên nói rồng mưa không thể nghĩ bàn là vậy.
Phật không thể nghĩ bàn: “Khi xưa, Đức Phật ở Tĩnh thất, các Phạm thiên nhiều như số cát sông Hằng, đến chỗ Phật, muốn biết đức Phật đang ở trong tam-muội nào, thế mà không thể biết là đang ở nơi tammuội trong định nào? Như thế, việc biến hiện bí mật của thần túc, mà hàng nhị thừa đã không thể nghĩ bàn, huống chi là phàm phu! A-nan suy tôn Ca-diếp trước, rồi nói: “Trưởng lão là bậc kỳ niên nên chịu trách nhiệm vì chúng mà diễn nói pháp. Vì sao? Vì cái học của Tôn trưởng đạt đến chỗ cao tột, nhiều nhận thức, đã được Đức Thế Tôn ủy thác, vì chúng sinh trong đời vị lai, muốn cho chánh pháp được tồn tại lâu dài ở đời, vả lại có lần Như Lai nhường nửa tòa ngồi và nói: “Nhân tôn đã là Thượng tọa của chúng Tăng. Hơn nữa, trí tuệ rộng rãi, bao quát, mong Nhân tôn luôn rủ lòng xót thương tuyên nói pháp báu!”
Có sư nước ngoài nói: “Tôn giả Ca-diếp sở dĩ không thuyết pháp, là vì ở trong bốn biện tài, đã không có Từ biện”. Lại có người nói: “Cadiếp vốn là Bích-chi-phật, chỉ dùng thần thông hóa hiện, nên đầu tiên là không diễn nói pháp”.
Ca-diếp khiêm nhường đáp: “Ta già cả, lòng tối tăm, phần nhiều hay quên”.
Đáp: “Pháp chân bốn đế, lẽ nào có thể mòn kém, quên mất ư ? Nó ví như kim cương, không thể hao hụt, chỉ bốn đại sinh, tử là có tăng giảm thôi”.
Tát-bà-đa-giA-lại nói: “Chín hạng La-hán có thoái chuyển. Do mấy việc thoái? Có bốn việc: Tuổi tác mòn kém, già cả; nỗi khổ bệnh tật bức bách; ưa đi dạo xa; uống thuốc không thuận, vì bốn việc nầy, mới có lầm lẫn, quên mất mà thôi. Diệu tuệ chân đế, lẽ nào có thể quên ư ?”
Ca-diếp khuyên A-nan: “Hiện nay, với tuổi tác ông đang ở vào thời kỳ thịnh vượng, thêm vào đó, còn có văn- trí- đẳng trí- tổng trì mãnh mẽ ghi nhận mọi thứ. Mỗi lần Phật nói kinh, thường căn dặn nhiều ở ông. Vì thế, nên ông phải tuyên bố kinh pháp”.
Vì sao biết A-nan có đẳng trí?
Xưa, phía Đông thành Xá-vệ, có cây to Ni câu- loại, tàng cây che mát năm trăm chiếc xe tải. Trong thành, có Phạm chí, rất sáng suốt về thuật bói toán, ông tA-là đệ nhất trong chín lăm thứ. Một hôm, ông ta gặp Tôn giả A-nan ở dưới tàng cây nầy, nói với A-nan: “Đệ tử của Cù- đàm trí tuệ là bậc nhất. Việc nầy có thật không?” Đáp: “Có biết một ít thôi!”.
Phạm chí nói:
– Tôi muốn hỏi một việc: “Cộng, lóng, cành, lá của đại thọ này, có bao nhiêu cái?”. A-nan ngẩng đầu lên nhìn cây, bèn đáp: “Cộng-lóng- cành- lá của cây nầy, đều có ngần ấy. Nói rồi liền bỏ đi. Sau đó, Phạm chí có cảm nghĩ: “Sa-môn nầy chắc chắn không biết về số, chỉ thấy rồi đáp mà thôi. Nay ta sẽ thử nghiệm lần nữa, liền đến mỗi chỗ, nhặt lấy sáu mươi chiếc, đem chôn giấu trong đất. Khi A-nan đi khất thực rồi trở lại, ông tA-lại hỏi: “Trước đây, tôi quên mất số, vậy ông hãy nói cho tôi?”
A-nan ngẩng đầu lên nhìn cây, lại nhìn khắp, rồi đáp:
– Vì sao lá cây nầy lại ít ?
Phạm chí nói:
– Ít là bao nhiêu chiếc?
Đáp: “Ít sáu mươi chiếc” Phạm chí vội vòng tay cảm tạ:
– Thật chưa từng có!
Lại hỏi:
– Ông là La-hán ư ? Đáp:
– Không phải!
– Là A- na- hàm, Tư- đà- hàm ư ? Đáp:
– Chẳng phải!
– Là Tu-đà-hoàn ư ? Đáp:
– Vì sao lại hỏi? Đáp:
– Có thầy ư ?
Đáp: – “Có. Vương tử Chân Tịnh, xuất gia đã được thành Phật, tức là thầy ta”. Phạm chí cảm nghĩ: “Trí của sư giả nầy, không phải là sở tri của mình”. Tức thì đi theo đến chỗ Phật để mong cầu làm Sa-môn, liền được A-la-hán.
Do vậy mà biết được Tôn giả A-nan có đẳng trí.
Sở dĩ A-nan suy tôn Ca-diếp trước, là vì Ca-diếp đã là Thượng tọa, lại là bậc được Tôn quý. Xưa, đã năm trăm đời, Ca-diếp thường làm cha của A-nan. Nhận thức được đời trước, A-nan tôn kính, ngưỡng mộ, nhờ dựa vào tình thâm.
Sở dĩ Ca-diếp ân cần đối với A-nan, là vì xưa kia, Ca-diếp đã chứa duyên thuần hậu, để lại ơn kế thừa cuối cùng. Thêm vào đó, lại là người học rộng, đẳng trí, ghi nhớ mạnh mẽ trên hết trong đại chúng, người mà lần đầu đã kết tập để lại tám vạn sách. Hai người rất cần nhau, cũng như người mù- què nhờ vả nhau, hỗ tương làm lợi. Nếu hai người cùng chung sức sẽ như khối vàng ngàn cân khó đoạn, có muốn chia cắt thì sức không có chỗ hơn được, có muốn phân biệt cũng khó mà thêm công sức vào. Ở đây, cả hai cùng hợp tác sẽ gom về sức mạnh giữ gìn cho sau nầy được sử dụng thỏa thích. Có thể Ca-diếp, A-Nan-đều có trí, đúng như dụ kia, hai người nhất tề kết hợp thì pháp báu chắc chắn trường tồn.
Bấy giờ, Tôn giả A-nan nói vô lượng kinh. Ai có khả năng kết tập đầy đủ sẽ thành một tụ, nên nói là mười sự. Hoặc nói mười sự, lại biện luận là hai sự. Hoặc nói là ba sự, lại bàn luận mười một sự, trên dưới không có trình tự, không được làm một tụ.
Hoặc có thuyết nói: “Như Lai nói pháp hoặc nói giáo giới, hoặc nói đoạn trừ kết sử, hoặc nói về sự sinh trong cõi người- Trời. Do lại không được làm một tụ, nên A-nan suy nghĩ: Một là từ một, hai là từ hai, ba bốn năm sáu cho đến mười, mỗi tụ cứ như vậy khiến cho mọi sự vướng mắc nhau”.
Hoặc có thuyết nói: “Về lý, không thể như thế, vì xét lời Phật nói, không thể có trình tự so sánh. A-nan lại suy nghĩ Kinh pháp rộng lớn, nên chia rA-làm ba tụ. Với lại, A-nan, một mình nẩy sinh ý niệm: “Thủđà-hội thiên đã bí mật bảo với A-nan: “Đúng là nên tạo ba phần”. Ví như trời đã mách bảo, liền quyết tạo ra ba phần:
- Phần Khế Kinh
- Phần Tỳ-ni
- Phần A-tỳ-đàm
KHẾ KINH: Là những Pháp mà đức Phật đã giảng nói, hoặc cho hàng chư thiên, đế vương, hoặc cho những kẻ dị học ngoại đạo, để tùy thuộc vào sự việc mà phân biệt, mỗi người được mở mang chỗ thấy hiểu cho mình.
Khế: Cũng như sợi chỉ xâu liên tục những nghĩa lý, khiến cho thành pháp để hành, nên nói là Khế.
Tỳ-ni: Là Luật cấm. Vì hai bộ Tăng, Phật nói rA-là để kiểm điểm xấu ác, tra xét sai quấy, hoặc hai trăm năm chục hoặc năm trăm điều, chỉ dẫn pháp, đề phòng gian, cũng như kho tàng bí mật của nhà vua, không phải sở ty của các quan bên ngoài, nên nói là tàng nội. Tạng giới luật nầy, cũng như thế, chẳng phải Sa-di, thanh tín sĩ- nữ có thể nghe, thấy được, nên nói là Luật tạng.
A-tỳ-đàm: NghĩA-là pháp lớn. Sở dĩ nói lớn, là vì bao gồm các pháp Tứ Đế, đại trí tuệ, có khả năng đoạn trừ tà kiến- vô minh là cái ngu to tướng, nên nói là pháp lớn, cũng gọi là pháp Vô Tỷ.
Tám trí- mười tuệ- chánh kiến- Vô-lậu, vượt ngoài ba cõi, ngăn chận không có gì bằng, nên nói là pháp không thể so sánh (vô tỷ).
Ca-chiên-diên Tử soạn- tập các kinh, sao chép những phần chính yếu, trình Phật đồng ý, nên gọi là đại pháp tạng. A-nan lại suy nghĩ: “Nghĩa của ba tạng nầy tương ưng với ba giải thoát. Khế kinh là gì mà sao lý diệu tuệ hợp với Không?” Luật cấm ngăn được ác, sự huyền diệu ngang bằng Vô tướng. Chánh kiến của pháp lớn lại giống với Vô nguyện, cho nên mới nói: “Ba tạng, ba thoát-khế hợp sâu xa với dấu vết huyền hội”. A-nan lại suy nghĩ: “Nghĩa gốc của khế kinh đã được chiAlàm bốn đoạn. Vì sao nghĩa, văn vẫn lẫn lộn? Cần phải dùng sự- lý phù hợp với lớn nhỏ để có.
Trình tự phù hợp. Thứ nhất là Tăng nhất; tiếp theo gọi là Trung, thứ ba, gọi là Trường, thứ tư gọi là Tạp. Lấy nhất làm gốc, theo trình tự đến mười. Vì một hai ba tùy vào sự tăng thượng, nên gọi là Tăng nhất.
Trung là không lớn, không nhỏ, không dài, không ngắn, nó vừa vặn trong chỗ của sự, nên nói là Trung.
Trường là thuyết minh về sự lâu xa; trải qua nhiều kiếp, không đứt mất nguyên do gốc- ngọn của các sự, lại trải qua bảy vị Phật, Thánh vương, bảy báu; nên nói là Trường.
Tạp là các kinh đoạn trừ kết, khó tụng, khó ghi nhớ. Về sự, thì phần nhiều xen tạp sự vui vẻ- vụn vặt, khiến người ta hay quên, nên nói là Tạp.
A-nan soạn ba tạng, ghi chép mười kinh làm một kệ. Vì sao thế? Vì sợ người tụng tập trong vị lai quên lầm kinh kia; thấy gọi là ghi nhớ lại những suy nghĩ xưa, tự mình tỏ ngộ, nên dùng mười kinh làm một kệ.
Gọi là Tạp tạng ấy, chẳng phải là một người nói, hoặc Phật đã nói, hoặc đệ tử đã nói, hoặc lời tụng ca của chư thiên, hoặc nói về nơi giáng sinh của Bồ-tát trong ba A-tăng-kỳ của duyên đời trước, và vì nghĩa văn không phải là một- nhiều trong ba tạng, nên nói là Tạp tạng.
Khi Phật còn tại thế, vua A-xà-thế hỏi Phật về sự nghiệp tu hành của Bồ-tát, đức Như Lai đã vì vua mà nói pháp cụ thể. Giả sử nhà vua hỏi Phật:
– Sao nói là pháp?
Phật đáp: Pháp tức là Bồ-tát tạng. Các chánh kinh Phương đẳng, đều là sự trong Bồ-tát tạng. Trước kia, khi Phật còn tại thế, cũng đã gọi là Bồ-tát tạng, người soạn thuật là Tôn giả A-nan, tức bốn tạng hiện nay, nói tổng hợp, là năm tạng.
Hoặc có nghĩa của một pháp, cũng sâu xa, khó trì, khó đọc tụng, không thể ghi nhớ, (Một pháp, tức là pháp không, không hình, không tượng, không thể hộ trì), yên lặng, không có tiếng, không âm vang, không có tâm, không có niệm, lắng bặt, không có tưởng. Có một nghĩAlà không, không có nghĩa thứ hai. Không đong không lường nên khó hộ trì. Không có lời “Khả thù”nên khó đọc tụng. Không có ý để có thể suy nghĩ, nên nói ý chẳng phải nhớ lại. Gọi là nghĩa thâm diệu của các sự là như vậy.
Lại nữa, pháp một, là gốc của các số. Số một là bắt đầu, số mười là sau cùng. Sau số mười, lại khởi từ số một là chính, cho đến ngàn vạn, thường bắt đầu ở con số một. Như thế, các con số một không thể tận cùng.
Trong các kinh, hoặc một nghĩa, một pháp, một hành, một sự, mỗi thứ đều theo nhau và không mất đi manh mối của chúng, nên nói: “Mỗi mỗi theo nhau, không mất manh mối”.
Hai pháp căn cứ ở hai. Hoặc nói thiện-ác, hoặc nói chỉ-quán, hoặc nói danh-sắc. Chỉ, nghĩa là hư; quán, nghĩa là thật. Chỉ, nghĩa là định tam-muội, lắng bặt tưởng diệt, vì mờ mịt, mất ý như thế, nên nói là hư. Quán, sở dĩ nói là thật, là vì người kia phân biệt có hành, là không phải tốt- xấu, vì thức hiểu rõ sáng suốt riêng lẽ, ý không mê lầm- tán loạn, nên nói là thật.
Ba pháp thì căn cứ ở ba. Ba đó là bố thí, là công đức, là suy nghĩ. Ba pháp nầy là pháp tu hành của thế tục để sinh lên cõi trời. Ba môn giải thoát mới là pháp tu hành đến Niết-bàn. Lại có nhiều Ba pháp: ba hạnh, ba phước, ba phần pháp thân, ba và ba theo nhau, dụ như liên châu.
Bốn pháp thì căn cứ bốn. Năm cũng như thế. Tiếp theo năm pháp là sáu, tiếp theo sáu là bảy. Nghĩa tám pháp rộng; mười là tiếp theo chín.
Pháp từ mười đến mười một.
Các số như thế, đều giống với hai, ba loại việc theo nhau.
A-nan liền lên tòa ngồi. Tòa là tòa sư tử. Sở dĩ kinh dụ cho tòa sư tử, vì sư tử là vua trong muôn thú, thường xuyên cư trú ở chỗ đất cao ráo, không ở nơi thấp trũng, nên dụ cho tòa cao. Vả lại, được nhận lấy vô úy của Phật, A-nan lại học rộng vô lượng, vì vô úy mà bước riêng một mình trong hàng Thanh văn, nên nói là tòa vô úy (A-nan bước lên tòa cao như thế đấy). Đức Di-lặckhen: “Lành thay, vui thay! Thuyết minh (Di-lặc sở dĩ hạ mình là vì sợ A-nan hợp với pháp Bồ-tát ở ba tạng, đại, tiểu không riêng lẻ) như vàng đồng xỏ một dây. Với lòng ân cần, khuyến thỉnh phân chia bộ.
Xưa, Đại thiên Thánh Vương có đủ bốn Phạm đường, lần lượt nối nghiệp nhau, cho đến bốn vạn tám ngàn vị vua đều có Phạm đường, chỉ Đại thiên mới có một người là Bồ-tát. Ngoài ra, đều là tiết nhỏ. Do cách nói như vậy mà đại thừa khó biện biệt, vì đa số hướng theo nẻo Thanh văn. Bồ-tát Di-lặc cũng biết, bộ của A-nan cũng phân ra ba tạng. Tuy nhiên, cũng còn sợ hậu học chỉ chuyên tập pháp không, đoạn trừ kết, thủ chứng, dùng nó biểu dương sáng tỏ Đại thừa, nên phải chia làm tạng riêng. Vì vậy mới nói về hạnh của sáu độ là mục tiêu chính yếu của Bồtát.
Bố thí có hai thứ: Có tín thí, có khủng bố thí. Lập căn được nhẫn, thì nói là tín thí. Do oai lực bức bách, không do bản tâm, thì gọi khủng bố thí. Tín thí tất thành độ. Sợ tất cầu phước. Điểm khác biệt của đạo, tục. Không đợi nói mà tự biệt. Người kia nói: “Thí cho đầu mắt, là bảy trụ trở lên, thí của vật, là sáu trụ trở xuống. Từ đây lui lại, không rơi vào vòng sinh tử, chủ yếu đến Niết-bàn”.
Lấy gì để minh chứng?
Trong Đại phẩm Bản Vô, có nói: “Sáu mươi Bồ-tát được đạo Lahán”. Sự kiện nầy minh chứng điều đó.
Giới như Kim cương là giới đại thừa. Giới như bình sành, bình gỗ, là giới Tiểu thừa. Vậy là sao? Kim cương, nghĩa là không thể hủy hoại. Xưa, có vị Tỳ-kheo Bồ-tát đoan nghiêm không ai sánh bằng, ra đi để khất thực. Giữa đường, gặp một thiếu nữ đẹp đẽ. Thiếu nữ ngắm nhìn Bồ-tát ấy và khởi ý dục, muốn làm vợ chồng, tự suy nghĩ: “Đồng với người nầy, thì không thể được, chỉ ngồi chung thôi! Ấy là ta đã phát ý vô thượng!”
Biết được tâm thiếu nữ, Bồ-tát bèn ngồi trước thiếu nữ. Chỉ trong khoảnh khắc, thiếu nữ kéo Tỳ-kheo ngồi sát trước mình, Tỳ-kheo yên lặng không đáp. Thiếu nữ lại càng ngồi sát vào người Tỳ-kheo, nhưng cố giữ cho yên lặng. Vị Tỳ-kheo liền thuyết giảng cho thiếu nữa về pháp không.
Mắt ta vốn từ đâu đến? Sẽ đi đến chỗ nào? Muốn nói từ cha, mẹ đến ư ? Lúc chưa gặp nhau, cũng không có đôi mắt ấy; đến sau nầy, khi mắt đã hủy nát, lại đến nơi nào? Do đấy mà nói, mắt không có sở hữu, năm tình (căn) cũng như thế. Thiếu nữ liền thông suốt hiểu rõ không, chứng đắc Tu-đà-hoàn. Lẽ ra phải thuyết giảng cho thiếu nữ về Hữu, lại nói về pháp Không, pháp Bồ-tát phải nhập Hữu mà nói Không, là do bản ý không tròn.
Lúc đó, A-nan trông thấy vị Tỳ-kheo nầy ngồi với thiếu nữ, là vi phạm oai nghi của Tỳ-kheo, liền trở lại bạch Phật: Con vừa mới trông thấy Tỳ-kheo ngồi chung với thiếu nữ. Do đã biết trước việc nầy, nên Đức Phật vẫn yên lặng. Vị Tỳ-kheo nọ cũng biết A-nan đã bạch với Đức Thế Tôn nên thưa: “Con nghĩ, đúng ra, không qua đó, e rằng người ta sẽ chê bai, phạm tội đọa, chính là con định biến hiện, nhưng Phật đã không cho, nên con bay thẳng đến chỗ Phật”. Phật nói với A-nan:
– “Chỗ ông thấy Tỳ-kheo phạm luật, bây giờ ở đây, ông hãy bay đến chỗ Tỳ-kheo kia, là ông đã trông thấy người phạm dục, có thể bay được không?”Vị Tỳ-kheo nầy, trước đó đã ngồi chung với người nữ. Bấy giờ, vì người thiếu nữ tâm niệm: “Vị Tỳ-kheo ấy ngồi chung với ta, ta phải phát ý Vô thượng!”Vị Tỳ-kheo, biết được ý của người thiếu nữ, liền cho ngồi chung, rồi còn thuyết giảng cho thiếu nữ về pháp Không, phân biệt đôi mắt Không, năm tình (căn) cũng như thế. Thiếu nữ vội e sợ, đó là đã được dấu ấn Đạo. Do tâm e sợ ấy, nên nẩy sinh ý sợ sinh, tử, tức đạt được Tiểu thừa. Nếu vị Tỳ-kheo nầy, trước đó, giảng nói cho thiếu nữ về hạnh Hữu thì sẽ trở lại thành bản tâm. Do sự kiện nầy nên biết Bồ-tát ấy, chưa thành bất thoái, đối với quán tâm người chưa thật khéo léo, cái đó được gọi là giới Kim cương.
Gọi là nhẫn độ: Thấy mắng, thấy chê bai, vẫn yên lặng tiếp nhận, không đáp trả, Bồ-tát thực hành nhẫn, thường dùng lòng từ bình đẳng như nhau đối với người kia và ta. Người kia, với ta đã ngang bằng nhau, không còn oán hay thân, nên kinh nói: “Lòng từ của Tiểu thừa, cũng như bên ngoài da, lòng từ của Bồ-tát thấu suốt xương tủy”.
Lấy gì để chứng minh sự kiện đó?
Nếu người cắt đứt tay chân của Bồ-tát, thì sẽ biến thành sữa. Tức là chứng minh về tâm từ. Tỳ-kheo nhẫn nhục là người đã thực hiện được sự việc đó. Dụ như người mẹ sinh con, ấy là có sữa chảy ra. Ý niệm về lòng từ nầy đã có sự cảm nhận, tự nhiên biến thành. Bồ-tát như thế, vì nhập tam-muội của lòng từ, nên có công năng chiêu cảm sữa, đó là hành từ bi đến nơi đến chốn, nên mặc dù tay cầm cung, tên, nhưng trái lại chúng sinh đến nương tựa mình! Hành từ không triệt để, dù không cầm gậy, nhưng hễ chúng sinh trông thấy đều bỏ chạy.
Do chứng cớ nầy, nên điểm khác biệt của Đại thừa- Tiểu thừa có được cũng tự đến.
Người tạo ra hành vi thiện, ác, nghĩa là tinh tấn thì sẽ tạo ra các công đức thiện. Kẻ hành động ác: Cũng như xưa, Đồng tử Hỏa Mạn chê bai Phật Ca-diếp: “Sa-môn đầu trọc có đạo gì? Đạo khó được, vậy có thể được đạo?”Do đấy mà về sau phải chịu khổ nhọc suốt sáu năm mới có thể đắc đạo. Trong pháp di chúc, các Tỳ-kheo thường tranh luận về giai thoại nầy: “Cũng như quả báo của miệng không đáng nói, mà nói sáu năm khổ hạnh, nghĩA-là quả báo không đáng tu hành mà tu hành. Đây là hành vi ác nơi thân, miệng của Bồ-tát”.
Thiền định, nhập tịch, lặng bặt, không lay động. Trí tuệ nhận biết số vi trần và số cát sông Hằng, hồi ức về năm tháng không thể tính kể, tuệ sáng suốt đã hiểu rõ là không thể cùng tận. Sáu độ không cùng cực nầy là tận cùng ở tạng Bồ-tát, không hợp với ba tạng. Tôn giả A-nan muốn cho nhân duyên đặc thù của Đại-Tiểu thừa, mà họ cũng không cùng biết nhau, lý là tự Không, khó có thể hiểu rõ một cách sáng suốt.
Bồ-tát nghi không ấy, vì Không thủ chứng, nên nói là hồ nghi.
Luận quyển thứ nhất Phân biệt công đức