LUẬN ĐẠI THỪA TẬP BỒ TÁT HỌC
Biên soạn: Pháp Xứng – Hán dịch: Pháp Hộ
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 15

Phẩm 12: TRỊ TÂM

Phần 2

Lại có duyên Phật, duyên Bồ-tát, duyên Thanh-văn, duyên Độc giác, duyên chúng sanh v.v… Duyên chúng sanh là, trước hết ưa cho chúng sanh sự lợi ích an lạc, lấy ý Thiền định cho chúng sanh tâm từ bi, hoặc có khi làm khách tri thức ở gần, xem xóm làng mình cũng như xóm làng của người khác cho đến một phương nầy giải thoát thì như vậy, dù có duyên vơi muôn phương Phật cũng không nhàm chán. Trong Kim Cang Tràng Hồi Hướng nói: “Tu tập đầy đủ hạnh Bồ-tát, nếu thấy sắc đối trị ái cho đến thanh, hương, vi, xúc, pháp đối trị ái thì không có phạm tội, là thanh tịnh, là thiện, là ánh sáng tối thượng thanh khiết vượt thoát khỏi các diệu lạc khiến phát sanh ý vui thích, khởi tin ưa thanh tịnh, phát khởi dõng mãnh an trụ vào niềm vui vô tận. Đối với tâm phân biệt không sanh phiền não, tâm ý nhu nhuyến, các căn lanh lợi, thường thọ diệu lạc. Như vậy, hồi hướng đến tất cả chư Phật, rồi chuyển hồi hướng trí tuệ Phật mà được đầy đủ các hạnh diệu lạc của Phật không thể nghĩ bàn. Tuy nhiên, chưa đồng với Phật mà cũng được khéo nhiếp thọ niềm vui thiền định. Nhờ vào lực nầy, nên có thể lần lượt đạt được vô lượng diệu lạc của Phật, đầy đủ vô lượng niềm vui giải thoát của Phật, nhiếp thọ vô lượng niềm vui thần thông của Phật, được khéo nhiếp thọ vô lượng hạnh vui không chấp trước của Phật, được sự tự tại của Phật, như niềm vui vi diệu của trâu chúa bước đến gần xa, nhanh chóng tùy nghi, rốt ráo được vô lượng niềm vui của Phật lực hiểu rõ tất cả sự tịch tĩnh không sanh không diệt. Đồng thời, ở trong hạnh vô trước mà thường đạt được sự diệu lạc, vô sân tích tập không hai của Như Lai. Đây là Bồ-tát thường dùng thiện căn như vậy, để hồi hướng đến Như Lai, đến Bồ-đề. Nghĩa là đối với người ý lạc chưa viên mãn thì hồi hướng viên mãn về Nhất thiết trí, người chưa thanh tịnh thì khiến cho được các Ba-la-mậtđa thanh tịnh sâu xa, người chưa thành tựu biện tài thì khiến cho thành tựu biện tài, giống như kim cang khiến cho tất cả các trí xông pha không lùi bước. Nếu khiến cho tất cả trí xông pha không lùi bước tức là đối với sự diệu lạc của Bồ-đề theo đó mà khinh an. Và ở trong các đường thiện không hề thoái chuyển, bình đẳng an trụ trong tất cả thế gian, viên mãn nguyện lớn và tu tập tất cả hạnh Bồ-tát, biết rõ thần thông và lợi căn của Bồ-tát. Do thiên căn nầy, mà chứng được Nhất thiết trí và lấy nghĩa thiện căn như vậy hồi hướng đến dạo Bồ-tát. Lại nữa, nếu có người học giáo pháp Phật, tất cả Thanh văn, Phật-bích-chi v.v… cũng dùng thiện căn như vậy mà hồi hướng. Nếu có chúng sanh ở trong khoảnh khắc nghe âm thanh Phật và Thánh chúng mà khởi tôn trọng tức dùng thiên căn nầy hồi hướng đến A-nậu-đa-la-tam miiêu-tam-Bồ-đề. Đây gọi là hồi hướng niệm Phật viên mãn, hồi hướng niệm pháp phương tiện, hồi hướng tôn trọng thánh chúng, hồi hướng không ngừng thấy Phật, hồi hướng tâm thanh tịnh, hồi hướng thông đạt pháp Phật, hồi hướng tu vô lượng công đức, hồi hướng tất cả thiện căn thần thông thanh tịnh, hồi hướng đoạn trừ nghi hoặc về các pháp. Đây là chỗ hồi hướng của Thanh văn, Phật-bích-chi v.v… học giáo pháp. Lại nữa, Bồ-tát kia cũng dùng thiện căn mà hồi hướng đến tất cả chúng sanh. Tức hồi hướng xa lìa địa ngục, hồi hướng đoạn trừ cõi súc sanh, hồi hướng cho diệu lạc cõi Diêm-ma-la, hồi hướng diệt trừ đọa vào các đường ác, hồi hướng đến chúng sanh kia ưa muốn tăng trưởng Bồ-đề Vô thượng, hồi hướng khiến tâm sâu xa đạt được tâm Nhất thiết trí, hồi hướng đến việc không hủy báng tất cả pháp Phật, hồi hướng đến việc rốt ráo thành tựu địa Nhất thiết trí, hồi hướng rốt ráo chúng sanh thanh tịnh. Dùng vô lượng trí hồi hướng đến tất cả chúng sanh cho đến có được mọi sự ăn uống, y phục, ngọa cụ, thuốc thang, và đối với thân làm việc, đi, đứng, nằm, ngồi mọi thứ tạo tác đều tuân thủ theo đạo luật nghi. Do ở trong đạo luật nghi không khởi sân nhuế, ba nghiệp thân, khẩu, ý luôn làm thiện, các căn cẩn mật mà hoặc tự tăng trưởng, thông suốt mọi sự, ăn uống các vị hoặc khai hoặc hợp, hoặc xem xét hoặc không xem xét, hoặc nằm hoặc thức, đều tự đi đến chỗ đó phụng sự. Bồ-tát đối với Nhất thiết trí duyên bình đẳng tương ưng cũng đều hồi hướng. Dùng tâm Nhất thiết trí kia làm lợi ích cho cả chúng sanh cho đến ý thường cứu giúp bảo hộ tất cả thế gian phát khởi thiện căn, mà xa lìa kiêu mạn, phóng dật. Nói chung, Bồ-tát luôn khiến phiền não không còn tái hiện, được Bồ-tát gìn giữ quyết định chuyên cần cầu đạo Nhất thiết trí, yêu thích gần gũi các bậc trí. Hơn nữa, Bồ-tát hay tụ tập tất cả các thiện căn nên nhanh chóng đạt được các hạnh tương tục viên mãn. Tóm lại, đối với cõi súc sanh kia, Bồ-tát hoặc dùng ít thực phẩm bố thí khiến tất cả được sanh vào cõi lành. Như vậy, chính vì sự hồi hướng làm lợi ích giải thoát cho loài chúng sanh kia. Cõi súc sanh kia chính là biển khổ, chấp khổ, khổ uẩn, thọ khổ, tụ khổ, dòng khổ, biên tế khổ, căn bản khổ, chỗ nương tựa khổ. Bồ-tát đối với chúng sanh kia thường hồi hướng chúng không còn thối đọa. Lại nữa, duyên chúng sanh kia nghĩa là đối với chúng sanh hiện tại mà tác ý. Do chỗ tạo thiện căn phát tâm Bồ-đề trước kia mà hồi hướng đến Nhất thiết trí, nên không đọa vào luân hồi, xa lìa hiểm nạn, được diệu lạc của Phật và hiện tại vô ngại, vượt khỏi biển luân hồi, vĩnh viễn đoạn sự tương tục, luôn luôn chiếu rọi ánh sáng pháp Phật mà phát khởi đại từ”. Như Kinh Tối Thắng Kim Quang Minh, trong tạng từ bi có kệ:

Kim Quang minh nầy
Trống vàng tối thắng
Vang dội tiếng hay
Khắp ba ngàn cõi
Hay trừ địa ngục
Và Diễm-ma-la
Cho đến cõi người
Bần cùng nghèo khổ
Lại trống vàng nầy
Diệt trừ tất cả
Chướng, não thế gian
Cũng nguyện chúng sanh
Được dứt sợ hãi
Như đấng Mâu-ni
Tịch tĩnh Vô úy (không sợ)
Như các thánh nhân
Ở biển sanh tử
Tu Nhất thiết trí
Như chỗ được kia
Trí tuệ đẳng trì
Và Bồ-đề phần.
Biển công đức lớn
Lại tiếng trống nầy
Nguyện các chúng sanh
Được phạm âm kia
Như Phật đã chứng
Bồ-đề thắng diệu
Chuyển pháp luân tịnh
Trụ vô số kiếp
Thuyết pháp lợi sanh
Diệt tham sân si
Phiền não các khổ
Nếu có chúng sanh
Ở nơi đường ác
Bị lửa thiêu đốt
Thân ngâm đồng sôi
Nghe tiếng trống nầy
Như lời dạy răn
Khiến nương về Phật
Lại khiến chúng sanh
Được nhớ kiếp xưa
Ở trăm ngàn ức
Trong câu chi đời
Niệm Phật Mâu-ni
Nghe pháp sâu xa
Lại tiếng trống nầy
Thường được gần Phật
Tịnh tu thiện hạnh
Xa lìa tội ác
Cho đến kệ tụng:
Lại các cõi nước
Tất cả chúng sanh
Dứt trừ thế gian
Các khổ vốn có
Lại nếu chúng sanh
Thân phận thấp hèn
Các căn khiếm khuyết
Nay được các căn
Khắp đều viên mãn
Nếu người tật bệnh
Thân hình yếu đuối
Tùy phương họ sống
Không chốn nương nhờ
Cứu họ khỏi bệnh
Đạt được khinh an
Căn lực đầy đủ
Lại nếu chúng sanh
Bị phép vua bắt
Sanh nhiều sợ hãi
Và những sầu lo
Các chúng sanh kia
Khổ nạn nếu đến
Sự việc rất xấu
Trăm loại sợ hãi
Đều khiến giải thoát
Hoặc bị đánh đập
Gông cùm trói buộc
Đủ các thứ khổ
Bức ngặt thân kia
Khiến chịu vô lượng
Trăm ngàn các thứ
Lo sợ buồn, than
Áo não tâm ấy
Lao ngục trói buộc
Đánh đập khổ sở
Tất cả giải thoát
Người bị hình phạt
Thân mạng sanh sống
Các khổ tuy đến
Được không lo sợ
Lại có chúng sanh
Đói khát bức bách
Khiến được vị ngon
Ăn uống ngon ngọt
Người mù được thấy
Sắc tướng tốt đẹp
Người điếc được nghe
Âm thanh vui thích
Người bị khỏa thân
Được áo mặc tốt
Chúng sanh bần cùng
Được các vật báu
Kho tàng đầy đủ
Các báu trang sức
Tất cả chúng sanh
Được diệu lạc nầy
Không một chúng sanh
Thọ các khổ báo
Các tướng đoan nghiêm
Người thấy ưa thích
Ăn uống dư giả
Phước đức đầy đủ
Thường được thọ dụng
Vô lượng diệu lạc
Tiêu địch không hầu
Các âm thanh hay
Tùy tâm kia nghĩ
Đúng thời hiện ra
Nghĩ nước liền hiện
Ao hồ thanh tịnh
Hoa sen sắc vàng
Và Ưu-bát-la
Che khắp trên đó
Tùy tâm niệm kia
Đúng thời hiện ra
Cho đến kệ nói:
Bôi hương rải hoa
Hòa hợp hương bột
Mỗi ngày ba thời
Từ cây mưa xuống
Chúng sanh nhận rồi
Cùng khởi vui vẻ
Cúng dường mười phương
Không thể nghĩ bàn
Tất cả Như Lai
Bồ-đề diệu pháp
Các Đại Bồ-tát
Xa lìa trần cấu
Các chúng Thanh-văn
Được lìa tất cả
Chủng tộc thấp hèn
Và tám thứ nạn
Thường gặp không nạn
Bậc vua tối thắng
Thường được gần gũi
Chư Phật Như Lai
Cho đến kệ nói
Nguyện các người nữ
Được làm thân nam
Kiên cường mạnh mẽ
Trí tuệ thông lợi
Thường xuyên tu hành
Các đạo Bồ-đề
Sáu Ba-la-mật
Thấy mười phương Phật
Ở dưới cây báu
Ngồi tòa lưu ly
Rất vui an ổn
Chúng vây cung kính
Nghe nói diệu pháp.

Luận nói: Ở đây lược nói rõ hạnh từ bi để đối trị sân hận, dùng pháp quán duyên sanh mà đối trị si mê. Do vậy, nay sẽ nói ý nghĩa duyên sanh. Kinh Đạ Cán nói: “Sao gọi là pháp duyên sanh hệ thuộc vào nhân? Nghĩa là Vô minh duyên Hành cho đến Sanh duyên Lão tử. Nếu không có Vô minh thì biết không có Hành. Nếu không có Sanh thì biết không có Lão tử (già chết ). Nếu Vô minh diệt thì Hành diệt. Như vậy cho đến Sanh diệt, Lão tử diệt. Lại nữa, Vô minh kia không nghĩ là mình từ Hành khởi lên và Hành cũng không nghĩ là mình từ Vô minh khởi lên. Như vậy, Sanh cũng không nghĩ là mình từ Lão tử khởi lên và Lão tử cũng không nghĩ là mình từ Sanh khởi lên. Nếu thật sự Vô minh khởi Hành khởi, không thể nắm bắt được. Như vậy, cho đến Sanh khởi thì Lão từ khởi cũng không thể nắm bắt được. Nên biết đây là pháp nội nhân duyên sanh hệ thuộc vào nhân. Sao gọi là pháp duyên sanh hệ thuộc vào duyên? Nghĩa là các giới: đất, nước, gió, lửa, không, thức v.v… hòa hợp với nhân và hệ thuộc vào duyên. Sao gọi là đất? Là khiến cho thân nầy tụ tập biến chuyển, lấy cứng rắn làm tính chất thì gọi là đất. Nếu khiến thân nhiếp trì tạo tác thì gọi là nước. Nếu khiến thân trở nên ấm áp vơí tính chất hiện tại ăn uống thành thục thì gọi là lửa. Nếu khiến thân tạo nên hơi thở ra vào thì gọi lá gió. Nếu trong thân có chỗ trống thì đó gọi là không, nghĩa là danh sắc nầy như cỏ lau giao nhau. Nếu khiến cho năm thức thân tương ưng hệ thuộc vào ý thức hữu lậu thì gọi là thức. Nếu không có duyên nầy thì thân không biến chuyển. Nếu bên trong không thiếu đất, như vậy nước, lửa, gió, không, thức cũng không giảm khuyết, các đại ấy nếu hòa hợp thì thân nhất định biến chuyển. Tuy nhiên giới đất nầy không nghĩ là mình khiến thân trở nên cứng mạnh, nước cũng không nghĩ là mình có thể khiến thân nhiếp trì tạo tác, lửa cũng không nghĩ là mình có thể khiến thân trở nên ấm áp, thành thục đồ ăn uống, gió cũng không nghĩ là mình có thể khiến thân tạo ra hơi thở ra vào, không cũng không nghĩ là mình có thể thành tựa các chỗ trống trong thân, thức cũng không nghĩ là mình làm duyên sanh và nhờ đó thân nhất định được chuyển. Lại nữa, đất nầy không có ngã, không có nhân, không có chúng sanh, không có thọ giả, không có nho đồng, không có ý sanh, chẳng phải nam chẳng phải nữ, cũng chẳng phải phi nam, chẳng phải phi nữ, không có tự tại, không có chủ tể, không có đây, không có kia và không có sở hữu. Như vậy, nước, lửa, gió, không, thức, cũng lại không có ngã, nhân, thọ giả, chúng sanh, không có ý sanh, không có nho đồng, chẳng phải nam, chẳng phải nữ, chẳng phải phi nam, chẳng phải phi nữ, không có tự tại, không có chủ tể, không đây không kia và không có sở hữu. Lại nữa, vô minh nghĩa ấy thế nào? Nghĩa là ở trong sáu giới, (đại) nầy khởi tưởng một, tưởng hòa hợp, tưởng kiên cố, tưởng thường, lạc, ngã, tịnh, tưởng chúng sanh, thọ giả, ý sanh, nho đồng, tưởng chủ tể, tự tại v.v… các loại như vậy vô trí nói là vô minh. Do vô minh nầy thật có nên khởi tham, sân si, tức cảnh tham sân si kia gọi là hành. Đối vơí sự việc biểu hiện phân biệt gọi là thức. Thức khi câu sanh cùng bốn thủ uẩn kia gọi là danh sắc. Lại danh sắc nầy nương vào các căn gọi là sáu xứ. Ba thứ hòa hợp gọi là xúc. Do xúc lãnh nạp gọi là thọ. Đắm trước thọ gọi là ái. Do ái sâu rộng gọi là thủ. Thủ lại có khả năng sanh hữu và hữu lại có thể sanh nhân. Do uẩn nầy khởi gọi là sanh, uẩn thành thục gọi là lão. Uẩn diệt gọi là tử. Do si mê, sân nhuế nhiễm trước sợ chết gọi là ưu. Cảm thương than vãn gọi là bi. Năm thức tương ưng không thường lãnh nạp gọi là khổ. Do tác ý hòa hợp rất khổ quyện nhau gọi là não. Như vậy, dẫn sanh tùy phiền nãa v.v… cho đến nói tổng lược”.