LUẬN CÂU XÁ TỤNG SỚ BỔN
Sa-môn Viên Huy Chùa Đại Vân trung soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 4

1. Nói về các pháp câu sinh:

Dưới đây là thứ hai của toàn văn, nói về các pháp câu sinh, trong đó có hai: chánh nói về các pháp câu khởi và giải thích chi tiết các điểm khác nhau. Phần chánh thức nói về các pháp câu khởi chia làm hai: Nói về sắc pháp câu sinh và nói về bốn phẩm đồng khởi. Về phần sắc pháp câu sinh, luận hỏi: “Nay nên suy nghĩ: tất cả các pháp hữu vi đều có các tánh chất không giống nhau và sinh cũng khác nhau, như vậy các pháp có chắc chắn cùng sinh hay không? (Đây là hỏi chung). Chắc chắn cùng sinh (đây là trả lời chung): tức các pháp được chia thành năm phẩm là sắc, tâm, tâm sở, bất tương ưng hành, và vô vi. Vô vi không sinh khởi nên không nói ở đây (đây là nêu chung các pháp, chỉ nói về pháp câu sinh để phân biệt với vô vi). Trước hãy nói về quyết định sinh chung của sắc pháp”, (là đáp riêng về sắc).

Tụng chép:

Dục vi tụ vô thanh

Vô căn có tám việc

Có thân căn chín việc

Mười việc có căn khác.

Giải thích:

277-278. Vi tụ cõi Dục vô thanh, vô căn có tám việc: “dục” là cõi Dục “vi” là nhỏ nhiệm chứ không phải cực vi. Nhóm sắc rất nhỏ nhiệm nên gọi là vi tụ, không gì có thể nhỏ nhiệm hơn nhóm sắc nửa. Ở cõi Dục, vi tụ không có sắc, thanh mà có tám việc và không thể giảm bớt một việc nào, “tám sự” là bốn đại chủng và sắc, hương, vị, xúc.

279. Hữu thân căn chín việc: “hữu thân căn tụ” có chín việc cùng sinh, gồm tám việc như trên và thân là chín.

280. Mười việc căn hữu dư: “căn hữu dư” là mắt, tai, mũi, lưỡi. Trong mỗi căn đều có mười việc cùng sinh. Như nhãn căn thì có thân căn; có thân căn thì có đất, nước, gió, lửa, sắc, hương, vị, xúc, như vậy tất cả là mười việc. Ba căn tai, mũi, lưỡi cũng giống như vậy; vì thế luận chép: “Mắt, tai, mũi, lưỡi thì không rời thân, xoay vần đối nhau, có các xứ khác nhau. (Hai câu tụng đầu khẳng định phải có thân, hai câu tụng sau nói bốn căn khác nhau: không thể thêm tai v.v… vào mắt). Đối với các nhóm nói trên nếu có thanh cùng sinh thì số lượng các việc trên đây sẽ lần lượt tăng thêm thành chín, mười, mười một”. Tức tám việc trước cộng thêm thanh mà thành chín, chín việc trước cộng thêm thanh thành mười, mười việc trước cộng thêm thanh thành mười một. Luận chép: Vì có “Thanh xứ, không rời căn sanhnghĩa là có chấp thọ, đại chủng nhân khởi”. (Vì căn bao gồm nghĩa của thanh nên đoạn văn này có ý chỉ riêng).

2. Nói về bốn phẩm cùng khởi:

Dưới đây là thứ hai, nói về bốn phẩm cùng khởi. Luận chép: Đã nói về sắc pháp như vậy chắc chắn cùng sinh, kế đây sẽ nói.

Tụng chép:

Tâm tâm sở đi chung

Các hành tướng hoặc đắc.

Giải thích:

281. Tâm tâm sở đi chung: tâm và tâm sở chắc chắn cùng sinh, nếu thiếu cái này thì cái kia không thể khởi.

1. Các hành tướng hoặc đắc: “các hành” là tất cả pháp hữu vi; pháp hữu vi có bốn thứ là sắc, tâm, tâm sở, và bất ương ưng hành. “Tướng” là bốn tướng. Các hành này phải cùng khởi với bốn tướng vì thế hai chữ “đi chung” ở câu tụng đầu còn được áp dụng đến câu tụng này. Lẽ ra nên nói là “các hành tướng đi chung”.

Hoặc đắc: “đắc” là Đắc của các hành; có nghĩa là trong các hành chỉ có pháp hữu tình cùng sinh với đắc chứ không phải phi tình vì thế nói là “hoặc”. Trên đây là hai đoạn khác nhau nhưng đều thuộc về thứ nhất. Phần nói về cùng khởi đến đây là hết.

3. Nói rộng về sự khác nhau:

Kế là thứ hai, toàn văn nói rộng về sự khác nhau, trong đó có hai: 1. Nói về pháp sở hữu của tâm. 2. Nói về pháp bất tương ưng hành. Trong phần nói về tâm sở có bốn đoạn 1. Nói về năm địa. 2. nói về chắc chắn cùng sinh. 3. nói về tương tợ và khác nhau, các tên gọi khác nhau. Đoạn nói về năm địa có hai: 1. Nêu chung danh số. 2. giải thích riêng về danh thể. Về nêu chung danh số. Luận chép: “Ở trên nói về tâm sở, vậy tâm sở là gì?”.

Tụng chép:

Tâm sở lại có năm

Pháp đại địa đều khác.

Giải thích:

282. Tâm sở lại có năm: Là nêu vị của tâm sở.

283. Pháp đại địa đều khác: Là nêu số lượng: 1. Pháp đại địa. 2. pháp đại thiện địa. 3. Pháp đại phiền não địa. . Pháp đại bất thiện địa. 5. Pháp tiểu phiền não địa.

Để giải thích sơ lược pháp đại địa. Luận chép: “Địa là hành xứ, nếu pháp này là hành xứ của pháp kia thì gọi pháp này là địa của pháp kia. (Giải thích nghĩa chữ “Địa”: Địa là tâm vương, là hành xứ của tâm sở, nên được gọi là địa, tức là hành xứ. Nói “nếu pháp này” là chỉ cho tâm vương; nói “pháp kia” là chỉ cho tâm sở, nói “hành xứ của” tức tâm là hành xứ của tâm sở, nói “thì gọi pháp này là địa pháp kia” tức tâm là hành xứ, nên gọi tâm là địa của tâm sở). Vì là địa của đại pháp nên gọi là đại địa. (Giải thích hai chữ “đại địa”: ở đây nói “Đại” là chỉ cho mười tâm sở thọ, tưởng v.v… vì thọ, tưởng v.v… có cả ba tánh và tất cả các tâm phẩm, nếu nói “đại địa” thì lại chỉ cho tâm vương: tâm đều là địa nhưng lại không phải Đại. Nay nói “đại địa” thì nói đó là địa của đại pháp, thuộc về Y chủ thích). Trong đó nếu pháp thuộc về đại địa thì gọi là pháp đại địa, tức là thứ pháp thường hiện hữu ở tất cả các tâm. (Giải thích ba chữ “pháp đại địa”: “trong đó” là trong các tâm sở. Trong các tâm sở thì mười tâm sở thọ, tưởng v.v… là sở hữu của đại địa nên được gọi là pháp đại địa, tức là pháp đại địa nên gọi là pháp đại địa: thuộc về Y chủ thích. Vì thế biết rằng nếu chỉ nói “Đại” thì chỉ cho tâm sở, nếu nói “Đại địa” thì chỉ cho tâm vương; nếu nói “pháp Đại địa” thì chỉ cho tâm sở. Trên đây là hai lớp Y chủ thích, phải suy nghĩ kỹ).

4. Giải thích riêng về danh thể:

Dưới đây là thứ hai, giải thích riêng về danh thể: Nói về năm địa. Văn Luận chia làm năm đoạn. Về pháp đại địa, luận chép: “Pháp đó là pháp gì?”.

Tụng chép:

Thọ tưởng tư xúc dục

Tuệ niệm và tác ý

Thắng giải Tam-ma-địa

Cùng khắp tất cả tâm.

Giải thích:

285-286-287. Ba câu tụng đầu là nêu chung: câu tụng thứ tư là giải thích lý do gọi là pháp Đại địa.

Thọ là lãnh nạp, có ba thứ khác nhau là khổ, vui, và “câu phi”. (Câu phi là xả thọ).

Tưởng là chấp tượng, tức chấp lấy các tướng trạng khác nhau của cảnh trước.

Tư là tạo tác, là thường khiến tâm có sự tạo tác.

Xúc là xúc đối: ba pháp căn, cảnh, và thức hòa hợp sinh khởi thì có xúc đối.

Dục là mong cầu các việc được tạo tác.

Tuệ là khả năng phân biệt các pháp.

Niệm là ghi nhớ không quên các duyên.

Tác ý là tác động ở ý, tức có công năng khiến tâm cảnh giác.

Thắng giải là công năng ấn khả đối với cảnh, tức sinh khởi sự biết rõ cao siêu, như “việc này là như vậy chứ không phải khác”.

Tam ma địa Hán dịch là Đẳng trì, là bình đẳng trì tâm, khiến cho tâm chỉ chuyển ở một cảnh, Tam-ma-địa cũng giữ gìn tâm sở nhưng vì y theo loại mạnh mẽ mà nói về tâm.

288. Cùng khắp tất cả tâm: là giải thích lý do được gọi là Địa. Mười tâm sở này ở khắp ba tánh, tất cả các tâm phẩm. Các tâm sở khác không có công năng này cho nên chỉ có mười tâm sở trên được gọi là Đại địa pháp.

5. Nói về pháp Đại thiện địa:

Dưới đây là thứ hai, nói về pháp đại thiện địa. Luận chép: “Địa đại pháp thiện gọi là đại thiện địa. Ở đây giải thích ba chữ “đại thiện địa”: mười tâm sở như tín v.v… có ở tất cả tâm thiện nên gọi là đại thiện, tâm vương và hành xứ của các pháp đại thiện này gọi là đại thiện địa, tức địa của đại thiện, thuộc về Y chủ thích. Như vậy đại thiện địa là chỉ cho tâm vương). Trong đó nếu có pháp thuộc về sở hữu của đại thiện địa thì gọi là pháp đại thiện địa, tức là pháp thường hiện hữu ở các tâm thiện. (Giải thích bốn chữ “pháp đại thiện địa”: “trong đó” là trong các tâm sở, tức mười tâm sở như tín v.v… là các pháp thuộc về sở hữu của nhóm đại thiện nên gọi là “pháp đại thiện địa”, tức là pháp của đại thiện địa, thuộc về Y chủ thích). Các pháp nào là pháp đại thiện địa?”.

Tụng chép:

Tín và không buông lung

Khinh an xả tàm quí

Hai căn và bất hại

Cần chỉ khắp tâm thiện.

Giải thích:

289. Tín là trong sạch: Như viên ngọc lọc nước làm cho nước đục thành trong, nếu tâm có “viên ngọc” tín thì tâm sẽ được thanh tịnh. Có thuyết cho rằng sự chấp nhận bốn đế, Tam bảo, nghiệp quả thiện ác là tín.

Và không buông lung là tu các pháp thiện. Luận chép: “Lìa các pháp thiện, cái gì gọi là Tu? (Ý câu hỏi: pháp thiện chính là tu, ngoài pháp thiện ra, cái gì gọi là Tu, đó là không buông lung). Đó là tánh chất chuyên chú vào pháp thiện. (Trả lời câu hỏi trên: chuyên chú chính là tu, được gọi là không buông lung)”. Kinh điển của các bộ phái khác giải thích: thường giữ gìn tâm gọi là không buông lung.

290. Khinh an: “khinh” là nhẹ nhàng, “an” là an ổn: đối với pháp thiện có tánh kham nhậm nên gọi là tâm có tánh kham nhậm.

Xả là lìa bỏ trầm trạo, làm cho tâm trở nên bình đẳng, không có tánh cảnh giác.

Hai thứ tàm và quí sẽ được nói sau.

291. Hai căn là vô tham và vô sân, thuộc về gốc lành. Ở đây không nói về vô si vì gốc lành vô si lấy tuệ làm thể nên đã được bao gồm trong tuệ thuộc pháp đại địa ở trên.

Bất hại là không làm tổn não.

292. Cần là tinh tấn, nghĩa là làm cho tâm trở nên mạnh mẽ.

Chỉ khắp tâm thiện là giải thích lý do được gọi là “Địa”, tức chỉ có ở các tâm thiện. do tâm tín v.v… ở trước có đủ hai nghĩa: 1. Chỉ thuộc tánh thiện và 2. Có ở tất cả tâm thiện nên mới được gọi là pháp đại thiện địa, trong khi các pháp đại địa tuy cũng có ở tất cả tâm thiện nhưng không phải chỉ hoàn toàn thuộc về tánh thiện.

6. Nói về pháp đại phiền não địa:

Dưới đây là thứ ba, nói về pháp đại phiền não địa. Luận chép: “Đã nói về pháp đại thiện địa như vậy. Địa của đại phiền não pháp gọi là đại phiền não địa. (Giải thích bốn chữ “đại phiền não địa” là chỉ cho tâm vương: tâm là địa của đại phiền não nên gọi là đại phiền não địa, thuộc về Y chủ thích). Trong đó nếu có pháp thuộc về sở hữu của đại phiền não địa thì gọi là pháp đại phiền não địa. (Giải thích năm chữ “pháp đại phiền não địa”: trong các tâm sở, sáu tâm sở như si v.v… là các pháp thuộc về sở hữu của nhóm đại phiền não địa nên được gọi là pháp đại phiền não địa, tức là pháp của đại phiền não địa, thuộc về Y chủ thích. Như vậy, ba chữ “đại phiền não” là chỉ cho si v.v… bốn chữ “đại phiền não địa” là chỉ cho tâm vương, nhưng năm chữ “pháp đại phiền não địa” lại chỉ cho si v.v… phải nhớ kỹ điều này). Đó là các pháp thường hiện hữu ở tâm nhiễm ô. (Là Giải thích toàn bộ ý nghĩa ở trên).

Pháp đại phiền não địa là các pháp nào?”.

Tụng chép:

Si, dật, đãi bất tín.

Hôn trạo hằng chỉ nhiễm.

Giải thích:

293. Si là ngu si, còn gọi là vô minh: vì khởi do mê cảnh; hoặc gọi là vô trí vì không quyết đoán, hoặc gọi là vô hiển vì không sáng tỏ.

Dật là buông lung, không tu các pháp thiện, là pháp bị đối trị bằng việc tu thiện.

Đãi là biếng nhác, tâm không mạnh mẽ, là pháp bị đối trị bởi “cần” được nói ở trên.

Bất tín là làm cho tâm không trong sạch, là pháp bị đối trị bởi tín.

294. Hôn là hôn trầm: là tánh nặng nề của thân tâm, không được kham nhậm bởi các pháp thiện nên còn gọi là tánh không kham nhậm của thân tâm.

Trạo là trạo cử, làm cho tâm không được an tĩnh.

Hằng chỉ có nhiễm, là giải thích lý do được gọi là “pháp đại phiền não địa”: “biến” là nghĩa của “hằng”, sáu tâm sở trên có đủ hai nghĩa: 1. Chỉ thuộc nhiễm ô. 2. Có ở tất cả tâm nhiễm nên được gọi là pháp đại phiền não địa. Trong khi thọ v.v… tuy cũng có ở tất cả tâm nhiễm nhưng không hoàn toàn thuộc về nhiễm ô, và mười phiền não như phẫn v.v… tuy thuộc về nhiễm ô nhưng lại không có ở tất cả các tâm nhiễm nên đều không được gọi là pháp đại phiền não địa.

7. Nói về pháp địa bất thiện địa:

Dưới đây là thứ tư, nói về pháp đại bất thiện địa. Luận chép: “Đã nói về pháp đại phiền não địa như vậy. Địa của pháp đại bất thiện gọi là đại bất thiện địa. (Là Giải thích bốn chữ “đại bất thiện địa” chỉ cho tâm vương: tâm vương là địa của pháp đại bất thiện nên gọi là đại bất thiện địa, tức thuộc về Y chủ thích). Trong đó nếu có pháp thuộc về sở hữu của đại bất thiện địa thì gọi là pháp đại bất thiện địa, tức là pháp thường hiện hữu ở tâm bất thiện. (Đây là giải thích năm chữ “pháp đại bất thiện địa” là chỉ cho vô tàm v.v… tức vô tàm v.v… là các pháp thuộc về sở hữu của nhóm đại bất thiện địa nên được gọi là pháp đại bất thiện địa, tức là pháp của đại bất thiện địa: thuộc về Y chủ thích). Các pháp này là pháp gì?”. Tụng chép:

Chỉ khắp tâm bất thiện

Vô tàm và vô quí.

Giải thích:

295-296. Cùng khắp tâm bất thiện: là giải thích lý do vô tàm và vô quí được gọi là đại bất thiện: vô tàm và vô quí có đủ hai nghĩa: 1. Chỉ thuộc tánh bất thiện và 2. Có ở tất cả các tâm bất thiện nên được gọi là đại bất thiện. Thọ v.v… tuy cũng có ở tất cả các tâm bất thiện nhưng không hoàn toàn thuộc về tánh bất thiện, và bảy phiền não như phẫn v.v… trừ siểm, cuống, kiêu, cùng với sân tuy hoàn toàn thuộc về tánh bất thiện nhưng lại không có ở tất cả các tâm bất thiện cho nên không được gọi là pháp đại bất thiện địa. Hành tướng của hai thứ này sẽ được nói ở sau.

8. Giải thích pháp tiểu pháp phiền não địa:

Dưới đây là thứ năm, là giải thích pháp tiểu phiền não địa. Luận chép: “Như vậy đã nói về pháp đại bất thiện địa. Địa của pháp tiểu phiền não gọi là pháp tiểu phiền não địa. (Ba chữ “tiểu phiền não” chính là phẫn v.v… Tiểu phiền não địa chính là tâm vương: tâm vương là địa của pháp tiểu phiền não nên gọi là tiểu phiền não địa, tức giải theo Y chủ thích). Trong đó nếu có pháp thuộc về sở hữu của tiểu phiền não địa thì được gọi là pháp tiểu phiền não địa. (Năm chữ “pháp tiểu phền não địa” là chỉ cho mười tâm sở như phẫn v.v… tức phẫn v.v… là các pháp thuộc về sở hữu của nhóm tiểu phiền não địa nên gọi là pháp tiểu phiền não địa, tức là pháp của tiểu phiền não địa, thuộc về Y chủ thích). Đó là các pháp cùng khởi với một phần nhỏ trong các tâm nhiễm ô. (Là giải thích tên gọi “tiểu phiền não”: không có ở tất cả các tâm nhiễm ô nên nói là “một phần nhỏ”). Các pháp này là pháp gì?”.

Tụng chép:

Phẫn phú san tật não

Hai hận siểm cuống kiêu

Loại như thế gọi là

Pháp tiểu phiền não địa.

Giải thích:

a. 297-298. Mười tâm sở như phẫn v.v... gọi là pháp tiểu phiền não vì có đủ ba nghĩa: 1. Chỉ cho tu sở đoạn. 2. Khởi ở ý thức địa và tương ưng với vô minh. 3. Hiện hành đều khác nhau. Có đủ ba nghĩa này nên riêng được gọi là Tiểu phiền nào địa, lại mười pháp đại địa như thọ v.v… sáu pháp đại phiền não địa như si v.v… cìng với vô tàm vô quí, và các pháp bất định như tham, sân, tầm, tứ, ngủ nghỉ các pháp này đều quan hệ cả ba nghĩa, hai thứ mạn và nghi tuy tương ứng với ý si nhưng đều chỉ là tu đoạn vì mạn có cả kiến tu đoạn, nghi chỉ thuộc thấy thì dứt, ác tác tuy chỉ thuộc tu đoạn nhưng lại không tương ưng với ý si vì có cả tánh thiện cho nên đều không được gọi là pháp tiểu phiền não địa.

Trên đây là năm đoạn khác nhau, đều là giải thích riêng về danh và thể của năm địa đã xong.

9. Nói về chắc chắn câu sinh:

Dưới đây là thứ hai, nói về chắc chắn câu sinh, trong đó có hai: 1. cõi Dục 2. Cõi trên. Về cõi Dục. Luận chép: “Trong đó nên nói trong tâm phẩm nào có bao nhiêu tâm sở chắc chắn cùng sinh?

Tụng chép:

Dục có tầm và tứ

Ở trong phẩm thiện tâm

Hai mươi hai tâm sở,

Có khi thêm ác tác,

Đối bất thiện bất cộng

Kiến câu chỉ hai mươi

Bốn phiền não như phẫn

Ác tác hai mươi mốt

Hữu phú có mười tám

Vô phú có mười hai

Ngủ nghỉ đều không trái

Nếu có đều thêm một.

Giải thích:

Muốn hiểu được bài tụng này trước nên biết rằng phẩm tâm trong cõi Dục có năm: một phẩm thiện; hai phẩm bất thiện, một phẩm tương ưng với bất cộng vô minh – nghĩa là tâm phẩm này chỉ có vô minh, mà không có các phiền não khác và một phẩm tương ưng với tham, sân v.v… hai phẩm vô ký, gồm hữu phú vô ký và vô phú vô ký. Ở đây văn tụng y theo năm phẩm này để nói về câu sinh.

299-300-301. Cõi Dục có tầm tứ, ở trong phẩm thiện tâm, hai mươi hai tâm sở: đã ở cõi Dục thì có tầm và tứ vì thế trong phẩm tâm thiện có hai mươi hai tâm sở câu sinh là mười pháp đại địa, mười đại thiện địa, tầm và tứ.

b. 302. Có khi thêm ác tác: ác tác có cả thiện ác, trong phẩm thiện có khi không có bất thiện, hoặc nói có khi nếu có tâm thiện thì đối với tâm phẩm trước tăng thành hai mươi ba tâm sở. Về ác tác, luận có ba giải thích. Luận chép: “Ác tác là gì? (Là hỏi) thể của việc ác được gây ra gọi là ác tác. (Khởi tâm chán ghét đối với điều ác đã được làm ra. Dù là ác hay thiện, dù đã làm hay chưa làm thì tất cả đều là cảnh của ác tác). Nên biết ở đây pháp duyên ác tác được gọi là ác tác, tức vì duyên ác tác nên tâm có tánh truy hối”. Chú thích: chán ghét việc được làm ra không thấy xứng tâm nên sinh truy hối, tức sự truy hối này đã duyên ác tác mà sinh khởi nên thuộc về ác tác. Chính ác tác mới là cảnh chứ không phải sự truy hối, nhưng ở đây gọi sự truy hối là ác tác vì dựa vào cảnh để đặt tên.

Dưới đây là văn luận “Như duyên môn không giải thoát gọi là “không” vì duyên “bất tịnh” vô tham, gọi là bất tịnh”. Chú thích: Đoạn này nêu ví dụ để giải thích: Môn không giải thoát lấy định làm thể nay gọi là Không vì duyên theo Không, tức đã đặt tên theo cảnh. Quán bất tịnh lấy vô tham làm thể nhưng được gọi là “bất tịnh” vì duyên bất tịnh, tức dựa vào cảnh để đặt tên, đối với ác tác cũng vậy.

“Lại thấy thế gian còn dựa vào chỗ sở y để nói về việc năng y: như nói tất cả thôn ấp, nơi chốn đều đến nhóm hội. Ác tác chính là sở y của sự truy hối cho nên đã dựa vào sở y để gọi là ác tác”. Chú thích: Ý giải thích thứ hai này trước do ác tác nên mới khởi truy hối vì thế biết rằng ác tác chính là sở y của sự truy hối. Nay gọi truy hối là ác tác là dựa vào chỗ sở y xứ để chỉ bày việc năng y sự, như người vì nương tựa vào thôn ấp nên thôn ấp là sở y, khi mọi người nhóm họp thì nói là thông ấp tụ tập, tức đưa ra thôn ấp “sở y” để cho người “năng y”.

“Ngoài ra còn giả đặt tên của nhân đối với thể của quả, như nói: “Nên biết sáu xúc xứ này được gọi là “túc tác nghiệp”. Chú thích: Giải thích thứ ba này nhân là ác tác, quả là sự truy hối, nay gọi sự truy hối là ác tác là đặt tên nhân đối với quả. “Như nói” là “như kinh nói”. Sáu xúc xứ này, chính là sáu căn như nhãn căn v.v… sáu xúc xứ này là quả, nghiệp được tạo ra ở đời trước (túc tác nghiệp) là nhân. Kinh nói sáu xúc xứ là nghiệp, tức là đặt tên nhân trên quả.

Hỏi: Các ác tác nào được gọi là thiện?

Đáp: Ác tác là thiện khi liên quan đến một điều thiện đã bị bỏ lỡ hoặc một điều ác đã lỡ làm, ác tác là ác khi liên quan đến một điều ác đã bị bỏ lỡ hoặc một điều thiện đã lỡ làm. Hai thứ ác tác này đều dựa vào hai trường hợp thiện hoặc ác ở trên để khởi.

c. 303-304. Đối bất thiện bất cộng, kiến đều chỉ hai mươi: Là nói về phẩm bất thiện tâm, gồm hai mươi tâm sở câu sanh. “Bất thiện bất cộng” là bất cộng vô minh, “kiến” là thứ kiến bất thiện. “Câu” là câu sinh với bất cộng vô minh và câu sinh với bất thiện kiến. Chẳng hạn như phẩm bất thiện tâm bất cộng vô minh thì có hai mươi tâm sở câu sinh nghĩa là mười pháp đại địa, sáu pháp đại phiền não địa, hai pháp bất thiện địa, tầm và tứ.

Phẩm tâm tương ưng với bất thiện kiến là thứ tâm có tà kiến, kiến thủ hoặc giới cấm thủ. Loại tâm này cũng có hai mươi tâm sở nên nói là “giống như phẩn nói về phẩm bất cộng ở trước”. Trong năm thứ kiến không kể thân kiến và biên kiến, vì chúng thuộc loại hữu phú vô ký kiến.

Hỏi: Phẩm tâm tương ưng với bất thiện kiến này gồm có tất cả hai mươi mốt tâm sở, hai mươi tâm sở như trên cộng thêm bất thiện kiến, vì sao đều nói hai mươi tâm sở?

Đáp: Không phải kiến tăng nên không có hai mươi mốt, vì trong mười pháp đại địa tuệ có tác dụng khác nhau nên gọi là kiến. Kiến lấy tuệ làm thể mà tuệ thì đã được xếp vào mười pháp đại địa vì thế không được nói lại.

d. 305-306. Bốn phiền não như phẫn v.v… ác tác hai mươi mốt: ở đây có ba thứ là: 1. Bốn phiền não tham, sân, nghi, mạn. 2. Phẫn v.v… là mười tiểu tùy phiền não. 3. Ác tác thuộc loại bất thiện. Mỗi loại tâm này đều có hai mươi mốt tâm sở câu sinh.

Phẩm Tâm tương ưng với bốn phiền não có hai mươi mốt tâm sở là mười pháp đại địa, sáu pháp đại phiền não địa, hai pháp đại bất thiện địa, tầm, tứ, cộng thêm một trong bốn phiền não như tham v.v…

Phẩm Tâm tương ưng với phẫn v.v… có hai mươi mốt là hai mươi tâm sở, giống như trên cộng thêm một trong mười phiền não như phẫn v.v…

Phẩm tâm tương ưng với ác tác có hai mươi mốt là hai mươi tâm sở như trên cộng thêm ác tác.

đ. 307. Hữu phú có mười tám: là chỉ cho tâm hữu phú vô ký của cõi Dục, tức là thứ tương ưng với thân kiến và biên kiến. Hai thứ kiến này thường ngăn che Thánh đạo hoặc bị sinh ngăn che nên nói là “hữu phú”. Lại không có công năng chiêu cảm quả nên nói là “vô ký”. Tâm hữu phú này có mười tám tâm sở câu sinh là mười pháp đại địa, sáu pháp đại phiền não địa, tầm và tứ, trong đó không tăng thêm kiến như đã được giải thích ở trên.

e. 308. Vô phú có mười hai: tâm vô phú của cõi Dục là tâm dị thục sinh v.v… loại này có mười hai tâm sở câu sinh là mười pháp đại địa, tầm và tứ.

Nói chấp nhận theo tông Tát-bà-đa thì ác tác không có vô ký vì

thế chỉ thừa nhận tâm vô phú vô ký có mười hai tâm sở, tức khác với ý Kinh bộ vốn cho rằng ác tác có cả vô ký cho nên loại tâm vô phú vô ký có cộng thêm ác tác thành mười ba. Điều này không được thừa nhận.

g. 309-310. Ngủ nghỉ khắp không trái nếu có đều tăng một: ngủ nghỉ có cả ba tánh cho nên đều có ở thì cả các phẩm tâm trước mà không trái nhau. Phẩm nào có ngủ nghỉ thì đều tăng thêm một tâm sở, nghĩa là phẩm thiện ở trước, trong loại hai mươi hai tâm sở cho đến loại hai mươi ba tâm sở đều được cộng thêm ngủ nghỉ. Nếu trước đó là hai mươi ba thì tăng thành hai mươi bốn. Về bất thiện vô ký, có thể so sánh nên biết.

10. Nói về tâm sở câu sinh của cõi trên:

Dưới đây là thứ hai, nói về tâm sở câu sinh của cõi trên. Luận chép: “Đã nói về tâm sở câu sinh ở các phẩm tâm cõi Dục, kế sẽ nói về cõi trên?”.

Tụng chép:

Sơ định trừ bất thiện

Và ác tác ngủ nghỉ

Trung định lại trừ tầm

Trên trừ cả tứ thảy.

Giải thích:

311-312. Sơ định trừ bất thiện, và ác tác ngủ nghỉ: các tâm sở ở sơ tĩnh lự giống như ở cõi Dục, chỉ dứt trừ: 1. Tâm bất thiện: có mười thứ là sân, bảy trong các tiểu phiền não như phẫn v.v… thì không có siểm, cuống, kiêu, vô tàm và vô quí. Mười phiền não này đều thuộc tánh bất thiện và không có ở Cõi Sắc; 2. Ác tác: vì ác tác tương ưng với ưu căn trong khi cõi Sắc đã lìa bỏ ưu nên không có ác tác; 3. Ngủ nghỉ: Cõi Sắc không có đoạn thực nên không có ngủ nghỉ.

313. Trung định lại trừ tầm: ngoài ba thứ kể trên, ở tĩnh lự trung gian lại trừ thêm tầm, số còn lại đều như cũ.

314. Trên trừ cả tứ thảy: “trên” là từ tĩnh lự thứ hai trở lên cho đến Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Trong các địa này, ngoài các tâm sở kể trên lại trừ thêm tứ, siểm và cuống, số còn lại đều có đủ. Kinh nói siểm, cuống cùng cực lên đến Phạm Thiên vì thế chỉ sơ tĩnh lự có siểm cuống. Ở Sơ tĩnh lự, các quan và vua ở chung nhau nên mới có siểm cuống. Như kinh nói: “Đại Phạm Thiên vương đang ở trong Phạn chúng, bỗng nhiên bị Bí-sô Mã Thắng hỏi rằng “bốn đại chủng đến giai đoạn nào mới bị tận diệt”, Phạm Vương không biết nhưng liền đáp càn rằng “Ta ở trong

Phạn chúng, tùy ý tạo tác, biến hóa, sinh khởi, nuôi dưỡng, là cha của tất cả chúng sinh”. Nói đoạn, Phạn vương dẫn Mã Thắng ra khỏi Phạm chúng, nói lời xin lỗi rồi bảo Mã Thắng hãy về hỏi Phật.

Giải thích: Đại Phạm Thiên vương không biết được rằng nương Vị Chí, Trung gian, và bốn tĩnh lự, khởi đạo Vô lậu để dứt trừ phiền não ở tĩnh lự thứ tư và nương Không xứ cận phần, khởi đạo Hữu lậu để đoạn trừ phiền não thuộc tĩnh lự thứ tư chính là giai đoạn diệt hết bốn đại chủng cho nên mới đáp càn, lời đáp càn này thuộc về cuống ngữ, lời nói xin lỗi thuộc về siểm ngữ. Nói “tác” là ý nói ta có công năng tạo tác thế gian, “Hóa” là ngã có công năng biến hóa ra thế gian, “Sinh” là ta có công năng sinh ra tất cả chúng sinh, “nuôi dưỡng” là ta có công năng nuôi dưỡng tất cả chúng sinh.

11. Nói về sự đồng nhau và khác nhau:

Dưới đây là thứ ba: Nói về sự đồng nhau và khác nhau, gồm có hai đoạn. 1. Nói về vô tàm v.v… 2. Nói về tầm tứ. Về vô tàm v.v… Luận chép: “Nay sẽ nói về những khác nhau trong các tâm sở đã được trình bày ở trên: vô tàm và vô quí, ái và kính khác nhau thế nào?” Tụng chép:

Vô tàm quí chẳng trọng

Đối tội không biết sợ,

Ái kính là tín tàm

Chỉ cõi Dục sắc có.

Giải thích:

h. 315. Vô tàm quí là nêu, chẳng trọng là giải thích vô tàm: không kính trọng người hiền thiện gọi là vô tàm, nghĩa là đối với các công đức và những người có công đức đều không có sự kính trọng, tôn sùng, không có sự e dè, không có sự noi theo, tức là pháp ngược lại với ái kính. Công đức ở đây là giới định tuệ, người có công đức là người có giới định tuệ. Không có sự e dè là không sợ sệt, không có sự noi theo là không có phép tắc người đệ tử.

i. 316. Đối tội không biết sợ là giải thích vô quí: pháp bị bậc thiện sĩ quở trách gọi là tội, đối với tội này nếu không thấy thì sẽ phải chịu các quả báo đáng sợ nên gọi là vô quí. Ở đây nói “sợ” là chỉ cho thứ quả không đáng ưa thích, thường sinh lo sợ. Có Luận sư khác nói rằng đối với tội đã làm nếu đối với chính mình không hổ thẹn thì gọi là vô tàm, đối với với người mà thấy hổ thẹn thì gọi là quí.

j. 317. Ái kính là tín tàm: Là giải thích sự khác nhau giữa ái và kính: ái chính là tín, kính chính là tàm. Ái là ái lạc, lấy tín làm thể. Tuy nhiên ái cũng có hai thứ là nhiễm ô và không nhiễm ô: nhiễm ô chính là tham, như ái đối với vợ, con v.v… không nhiễm ô là tín, như loại ái đối với sư trưởng v.v… Ở đây, bài tụng nói “ái: là chỉ cho loại thứ hai. Có tín mà không có ái là thứ tín duyên khổ và tập: vì có chấp nhận nên có tín, vì có chán ghét nên không phải ái. Có ái mà không có tín là các ái nhiễm ô: loại ái này không do ham sinh khởi tcho nên bị nhiễm ô chứ không phải tín. Có trường hợp có cả tín và ái là thứ tín duyên diệt và đạo: vì có chấp nhận nên sanh tín, vì có ưa thích nên có ái. Có trường hợp không có cả hai, tức trừ các trường hợp trên.

Kính là kính trọng, lấy tàm làm thể, như đã được giải thích trong phần nói về tàm ở trên. Trường hợp có tàm mà không có kính là thứ tàm duyên khổ tập: vì sinh hổ thẹn nên có tàm, vì chán ghét nên không có kính. Trường hợp có cả hai thứ là thứ tàm duyên Diệt và Đạo: vì có cung kính nên có tàm, vì có ưa thích nên có kính.

k. 318. Chỉ cõi Dục, cõi Sắc có: là giải thích sự khác nhau giữa các giới về ái và kính. Cõi Dục và cõi Sắc có ái và kính nhưng cõi Vô Sắc thì không.

Hỏi: Chẳng phải Tín và Tàm đều là pháp đại thiện địa cho nên cũng có ở cõi Vô Sắc hay sao?

Đáp: Ái kính có hai thứ là: 1. Duyên pháp. 2. Duyên bổ-đặc-giàla. Loại duyên pháp có cả ba cõi; nhưng ở đây vì nhằm chỉ cho loại duyên bổ-đặc-già-la cho nên chỉ có cõi Dục và cõi Sắc mà không có ở cõi Vô Sắc. Bổ-đặc-già-la được dịch là “sác thủ thú”, tức là thường đi vào các đường.

12. Nói về tầm tứ, v.v…

Dưới đây là thứ hai: Là nói về tầm, tứ v.v… Luận chép: “Đã nói xong sự khác nhau giữa ái và kính như vậy. Tầm và tứ, mạn và kiêu khác nhau thế nào?” Tụng chép:

Tầm tứ tâm thô tế

Mạn đối tha tâm nêu

Kiêu do nhiễm tự pháp

Tâm cao không đoái hoài.

Giải thích:

319. Tầm tứ tâm thô tế: “tầm” là tìm cầu, “tứ” là xem xét. Tánh thô hiển của tâm gọi là tầm; tánh nhỏ nhiệm của tâm gọi là tứ. Có thuyết khác nói rằng tầm và tứ là yếu tố (hành) của ngôn ngữ: kinh nói rằng cần có tầm tứ mới có ngôn ngữ, không có trường hợp nào chẳng có tầm tứ mà ngôn ngữ để vận hành; phần thô gọi là Tầm, phần tế gọi là

Tứ, nói “hạnh ngôn ngữ” tức là nhân của ngôn ngữ.

320. Mạn là đối với tha tâm: tự cao cử là tánh chất tự cao của tâm đối với người. Vì so sánh sự khác nhau giữa các công đức của mình và người khác mà tâm sinh cao ngạo, khinh thường người khác, nên nói là Mạn.

321-322. Kiêu do nhiễm tự pháp: “tự pháp: là tự thân, tức các pháp thuộc về sắc lực v.v… Sở dĩ có kiêu là vì trước bị đắm nhiễm tự pháp cho nên tâm mới sinh kiêu ngạo, không xem người khác ra gì. Luận chép: “Có Luận sư cho rằng như sự hưng phấn vui vẻ do uống rượu sinh ra được gọi là “say” thì sự khác nhau giữa Kiêu và Mạn cũng như thế”.

Hai đoạn không đồng nhau ở trên đều là thứ ba nói về sự giống nhau và khác nhau đã xong.

13. Nói về tên gọi của các tâm sở:

Dưới đây là thứ tư, nói về tên gọi của các tâm sở. Luận chép: “Tuy nhiên, trong khế kinh, các tâm sở đều được y theo ý nghĩa riêng của chúng để đặt tên. Vì thế phần tiếp theo sẽ nói về sự khác nhau giữa các tên gọi này”.

Tụng rằng:

Thể Tâm, ý, thức một

Tâm tâm sở có y

Có duyên có hành tướng

Nghĩa tương ưng có năm.

Giải thích:

323. Thể Tâm, ý, thức một: “tâm” là sự nhóm họp sanh khởi, tức khả năng nhóm họp sanh khởi ba sự việc, “ý” là khả năng tư lượng, “Thức” là khả năng biết rõ. Có thuyết nói rằng vì có các thứ giới tịnh và bất tịnh khác nhau nên gọi là tâm (tịnh là thiện, bất tịnh là ác, giới là thể), tức cái này làm sở y cho cái kia nên gọi là ý. “Tức cái này” tức là tâm này, ở đây dùng nghĩa sở y để giải thích ý. Vì là cái có công năng y chỉ nên gọi là thức, tức thức là pháp có công năng nương vào ý.

Theo hai giải thích trên thì danh và nghĩa của tâm, ý, thức tuy khác nhau nhưng thể chỉ là một.

324-325-326. Tâm tâm sở có y, có duyên, có hành tướng, nghĩa tương ưng có năm: Đây là giải thích tâm, tâm sở tuy có bốn tên gọi và ý nghĩa khác nhau nhưng thể cũng chỉ là một:

1. Có sở y, tức tâm và tâm sở được gọi là “hữu sở y”, vì đều nương vào sáu căn sở y như nhãn căn v.v…

2. Có sở duyên vì nắm bắt sáu cảnh sở duyên như sắc v.v…

3. Có hành tướng vì có cùng một hành tướng, như khi duyên màu xanh thì tâm và tâm sở đều mang ảnh tượng màu xanh, tướng này ở thức được gọi là Hành tướng: hành là hành giải, tức tâm năng duyên, tướng là ảnh tượng, tức là ảnh tượng ở hành. Tướng của hành giải gọi là hành tướng: ở đây thuộc về Y chủ thích. Tâm và tâm sở đều có tướng màu xanh, tướng màu xanh tuy nhiều nhưng đều là màu xanh nên nói là “cùng một hành tướng”. Luận chép: “Hoặc gọi là hành tướng vì tâm, tâm sở cùng khởi hành tướng đối với các phẩm loại khác nhau của sở duyên”. Giải thích: “phẩm loại khác nhau” có nghĩa là cảnh không phải chỉ có một, “cùng khởi” nghĩa là tâm, tâm sở đều chung khởi.

4. Tương ứng, vì hòa hợp bình đẳng: “hòa hợp bình đẳng” nghĩa là tâm, tâm sở có năm nghĩa bình đẳng nên nói là tương ưng.

5. Nghĩa bình đẳng là sở y, sở duyên, hành tướng, thời, sự. Thời bình đẳng: tâm, tâm sở đều sinh, trụ, dị, diệt cùng thời. Sự bình đẳng: Sự chính là thể, trong khi tương ưng thì mỗi tâm sở đều chỉ có một thể như tâm, vì không thể có hai thọ cùng tương ưng.

Hai đoạn khác nhau trên đây đều thuộc về thứ nhất. Nói về tâm sở đã xong.

14. Nói về bất tương hành:

Dưới đây là thứ hai của toàn văn, nói về bất tương ưng hành, trong đó có ba: 1. Nêu chung danh số. 2. Nhắc lại riêng để giải thích. 3. Phân biệt các môn. Về phần nêu chung danh số. Luận chép: “Đã nói rộng về nghĩa của tâm, tâm sở; các tâm bất tương ưng hành là gì?”.

Tụng chép:

Tâm bất tương ưng hành

Đắc phi đắc đồng phân

Vô tưởng hai định mạng

Tướng danh thân đẳng loại.

Giải thích:

Tụng chép:

327-328-329-330. Hai định: là định vô tưởng và định Diệt tận.

Tướng là bốn tướng.

Danh thân v.v… “v.v…” là chỉ cho cú thân và văn thân.

Gồm có mười bốn pháp bất tương ưng hành: là đắc, phi đắc, đồng phần, vô tưởng quả, định vô tưởng, định Diệt tận, mạng căn, sinh, trụ dị, diệt, danh thân, cú thân, văn thân. Thể của các pháp này không phải tâm sở, không tương ưng với tâm nên gọi là “tâm bất tương ưng”; lại thuộc về hành uẩn trong số năm uẩn nên gọi là “tâm bất tương ưng hành”.

15. Nhắc lại riêng để giải thích:

Dưới đây là thứ hai, nhắc lại riêng để giải thích, trong đó có bảy:

1. Đắc phi đắc. 2. Đồng phần. 3. Vô tưởng. 4. Hai định. 5. Mạng căn. 6. Bốn tướng. 7. Danh thân. Thứ nhất giải thích về đắc phi đắc lại chia hai đoạn: Nói về tự tánh và giải thích sự khác nhau. Về phần nói về tự tánh, luận chép: “Trong đó, trước là nói về các tánh chất của đắc và phi đắc”.

Tụng chép:

Đắc là được thành tựu

Phi đắc thì trái lại

Đắc phi đắc chỉ đối

Tự nối tiếp hai diệt.

Giải thích:

Hai câu tụng đầu nói về tự tánh, hai câu tụng cuối nói về sở y.

331. Đắc là được thành tựu: Là giải thích tự tánh của Đắc. Đắc có hai thứ: Hoạch và thành tựu.

Trong Hoạch có hai: 1. Chưa đắc nay đạt được. 2. Đã mất nay đạt được, vì thế Luận chép: “Chưa đắc, đã mất, nay đạt được”. Giải thích: “chưa đắc nay mới đắc” tức như trường hợp chưa đắc giới nay thọ giới nên mới đắc, đạt đến tướng sinh, sắp được thành tựu nên nói là “nay đạt được”. “Đã mất nay đạt được” như trường hợp trước đó đã nhập định nhưng sau lại xả định nên nói là “đã mất”, về sau lại tu định nên đắc, đạt đến tướng sinh, sắp được thành tựu nên nói là “nay đạt được”.

Nói thành tựu là trước đó chưa đắc pháp nay đã đắc, trước đó đã đắc và đến nay vẫn không mất. Pháp đắc được này vẫn còn đến hiện tại nên gọi là Thành tựu, vì thế Luận chép: Đã đắc và không mất gọi là Thành tựu. Từ đó biết rằng lúc Hoạch thì không gọi là Thành tựu và lúc thành tựu thì không gọi là Hoạch.

332. Phi đắc thì trái lại: Là giải thích tự tánh của Phi đắc. Nên biết rằng Phi đắc trái với Đắc, nghĩa là nếu có một pháp trước đó chưa hề bị mất hoặc đã đắc lại thì nay khi vừa mất tức pháp riêng Phi đắc: vừa mới đến tướng sinh thì gọi là “chẳng đạt được”, vẫn kéo dài đến hiện tại thì gọi là “bất thành tựu”, cho nên biết khi chẳng đạt được thì không gọi là bất thành tựu, khi “bất thành tựu” thì không gọi là “chẳng đạt được”.

333-334. Đắc phi đắc: chỉ đối với, tự nối tiếp nhị diệt là giải thích sở y của Đắc và Phi đắc.

Tự nối tiếp: “tự” là để phân biệt với “tha”, “nối tiếp” là thân, để phân biệt với “phi nối tiếp”, “chẳng nối tiếp” là phi tình. Chỉ ở tự thân mới có Đắc hoặc Phi đắc vì thế luận chép: “Không phải là thân nối tiếp của người khác vì không có sự thành tựu các pháp thuộc thân người, cũng không phải là phi nối tiếp, vì không có sự thành tựu của pháp phi tình”.

Hai diệt là trạch diệt và phi trạch diệt, trong các pháp vô vi chỉ có trạch diệt và phi trạch diệt là được đắc hoặc không được đắc: như ở tu đạo, khi chứng được phi trạch diệt thì có Đắc đối với phi trạch diệt, khi không chứng được thì có Phi đắc đối với phi trạch diệt. Ở giai đoạn thiếu duyên mà được phi trạch diệt cho nên có Đắc đối với phi trạch diệt. Khi duyên hội tụ thì không đắc được phi trạch diệt vì thế có Phi đắc đối với phi trạch diệt, cho nên đối với hai diệt đều có Đắc và Phi đắc. Luận chép: “Tất cả chúng sinh đều có thể thành tựu phi trạch diệt (vì đều có trường hợp thiếu duyên). Trừ các bậc Thánh còn bị trói buộc ở sát na đầu tiên và tất cả dị sinh đang còn đủ thứ trói buộc, tất cả hữu tình khác đều có khả năng thành tựu trạch diệt. (Bậc Thánh sơ sát-na đầu tức giai đoạn Khổ pháp nhẫn, chưa dứt phiền não nên nói là còn bị trói buộc: Bậc Thánh này không có trạch diệt. “Tất cả hữu tình khác” là tất cả bậc Thánh khác). Chắc chắn không có sự thành tựu hư không vì thế đối với hư không chẳng nói là có Đắc, vì không có đắc nên cũng không có Phi đắc: bổn tông đã nói rõ rằng Đắc và Phi đắc được lập thành là do đối đãi nhau”.

Đại Tỳ-bà-sa quyển một trăm năm mươi tám chép: “Đắc có bốn thứ là: 1. Cùng có với pháp kia (đây là pháp Đắc ở cùng lúc, còn gọi là “như ảnh tùy hình đắc”); 2. Có trước pháp kia (đây là pháp Đắc có trước và còn gọi là “ngưu vương dẫn đắc trước”); 3. Có sau pháp kia (đây là pháp Đắc có sau và còn gọi là “độc tử tùy đắc sau”); . Chẳng có trước, sau hay cùng lúc với pháp kia (tức là đắc được pháp vô vi).

Pháp đắc được có sáu thứ là: 1. Chỉ được đắc với loại Đắc cùng thời (đắc cùng lúc), như dị thục sinh v.v… 2. Chỉ được đắc với loại Đắc trước đó như ba thứ trí biên, trí thế tục v.v… có thuyết nói rằng loại này cũng có “đắc một lượt”, tức phải được xếp vào loại thứ tư. 3. Chỉ được đắc với loại Đắc cùng lúc hoặc sau đó, như giới Biệt giải thoát v.v… . Chỉ được đắc với loại Đắc cùng lúc hoặc trước đó, như Đạo loại trí nhẫn v.v… 5. Được đắc với loại Đắc trước đó, sau đó hoặc cùng lúc, như các pháp thiện, nhiễm khác v.v… . Không thể nói được đắc với loại Đắc trước, sau hay cùng lúc, nhưng vẫn có Đắc, như trạch diệt, phi trạch diệt v.v…

Giải thích: 1. Nói “dị thục sinh v.v…” tức bao gồm uy nghi, công xảo chẳng thường được tu tập và hữu phú vô ký sắc, các pháp này thế lực yếu kém nên chỉ có “ Đắc một lượt”.

2. Ba thứ trí biên Thế tục trí v.v… và tâm tâm sở tương ưng; tức nhập thấy đạo cho đến ba thứ trí biên khổ, tập và diệt thường “tu” Tục trí vị lai, khởi pháp “đắc trước” để đắc, ở đây nói “tu” tức là “đắc tu”: tức thấy đạo là Vô lậu, Tục trí là Hữu lậu, Tục trí không khởi ở Thấy đạo vì thiếu duyên tốt nên đắc được phi trạch diệt. (Giải thích: “duyên tốt” là Tục trí, là thân sở y, ở thấy đạo chỉ có thấy đạo làm thân sở y mà không có Tục trí làm thân sở y vì thế bị thiếu duyên tốt). Tục trí vốn rốt ráo bất sinh vì thế không có pháp “Đắc một lượt”, “và Đắc sau”.

Hỏi: Vì sao ba thứ trí biên có công năng tu Tục trí mà Đạo loại trí thì không?

Đáp: Vì có hai nghĩa: 1. Có sự hiện quán, nghĩa là trí thế tục từ vô thỉ đến nay từng biết khổ, dứt tập, chứng diệt, nay ba thứ trí cũng biết khổ, dứt tập, chứng diệt, đồng là một việc với trí thế Tục nên có công năng tu Tục trí v.v… 2. Việc xong đối với đế, tức đối với ba đế đều có công năng khắp biết khổ, khắp dứt tập, khắp chứng diệt nên có khả năng tu Tục trí. Đối với Đạo loại trí không thể tu trí thế tục vì: 1. Tục trí chưa hề có sự hiện quán đối với đạo. 2. Không có “biến sự hiện quán”, tức không có công năng biến tri, biến tu, vì có nhiều chủng tánh.

Hỏi: Vì sao đối với ba đế thì có chữ “Biên”, mà Đạo đế thì không?

Đáp: Vì chúng mặc dù có công năng biết được tất cả khổ, dứt được tất cả tập, chứng được tất cả diệt nhưng lại không thể tu tất cả đạo. Đối với Đạo đế, Phật đều có “đắc tu” và “tập tu” cho nên không nói là “biên”, đều không cùng tận, nên không có biên thanh.

3. Giới Biệt giải thoát, ác luật nghi v.v… giới Biệt giải thoát là pháp hữu ký cho nên có cả pháp “Đắc sau”, tức giới ở quá khứ, hiện tại khởi Đắc, thành tựu không mất, loại giới này không tùy tâm sắc, thế lực yếu kém nên không có “đắc trước”.

4. Đạo loại nhẫn và các tâm tâm sở tương ưng: Đạo loại nhẫn thuộc về “hướng đạo”, nếu đến Đạo loại trí thì đây thuộc về “quả đạo”, khi đắc “quả đạo” thì xả “hướng đạo” cho nên Đạo loại nhẫn không có pháp “Đắc sau”.

5. Các pháp thiện, nhiễm, thông quả v.v… vì thế lực mạnh mẽ nên có cả ba thứ.

6. Trạch diệt, phi trạch diệt vì không thuộc về tâm, cho nên không thể nói là đắc trước, sau hay cùng thời, nhưng vẫn có Đắc vì khi chứng trạch diệt có Đắc đối với trạch diệt, ở giai đoạn thiếu duyên thì có Đắc đối với phi trạch diệt.

Hỏi: Đạo loại nhẫn hiện tại có “đắc trước” thế nào?

Đáp: Đạo loại nhẫn hiện tại tuy chỉ có “đắc một lượt” nhưng Đạo loại nhẫn vị lai lại có “đắc trước” ở đời hiện tại. Nay nói Đạo loại nhẫn hiện tại có pháp “đắc trước” là dựa vào chủng loại của nhẫn vì pháp được đắc đều y theo chủng loại để nói.

Lại giải thích: Nhẫn hiện tại này tuy chỉ có “đắc một lượt” nhưng nếu không hiện tiền thì sẽ có “đắc trước”, vì thế dựa vào khả năng này để nói là có “đắc trước”.

Lại giải thích: Nhẫn hiện tại chỉ có “đắc một lượt” mà không có “đắc trước”, nhưng nhẫn hiện tại vẫn có “đắc trước” ở đời vi lai. Loại Đắc ở vị lai này nếu y theo theo thời gian thì sẽ ở sau nhẫn hiện tại, nhưng lại gọi là “đắc trước” chứ không phải “Đắc sau” là vì loại Đắc này không khởi thì thôi, nếu khởi thì phải ở trước nhẫn hiện tại, vì thế dựa vào khả năng có thể khởi dụng để nói là có “đắc trước”.

Luận Bà sa quyển một trăm năm mươi tám lại chép: “tất cả Phi đắc gồm có ba thứ: 1. Có trước pháp kia. 2. Có sau pháp kia. 3. Không có trước hoặc sau pháp kia.

Pháp không được đắc cũng có ba thứ: 1. không được đắc bởi loại Phi đắc trước đó (phi đắc trước), như pháp vị lai rốt ráo bất sinh của hữu tình và tâm ở sát na rốt ráo khi nhập Niết bàn vô dư v.v… nói “v.v…” là chỉ cho các tâm sở tương ưng và trí Vô sinh; 2. Không được đắc bởi hai thứ Phi đắc trước đó và sau đó, như các pháp tùy theo sự thích ứng với hữu tình khác; 3. Không được đắc không phải vì hai thứ Phi đắc trước đó và sau đó nhưng vẫn có phi đắc, như trạch diệt, phi trạch diệt. Như vậy không thể có Phi đắc cùng lúc với pháp, vì khi pháp hiện tiền thì được đắc và nếu được đắc thì phải có Đắc, nếu là pháp thuộc loại “không thể đắc được” thì không có Đắc mà cũng không có Phi đắc. Cũng không có pháp chỉ có loại “Phi đắc sau”, vì không có trường hợp từ vô thỉ đến nay thường thành tựu chưa được xả bỏ mà đã khởi được hết các chủng loại kia.

Chẳng phải vô thỉ đến này hằng thành tựu, kia chưa xả thì khởi loại kia cùng tận: Mười sáu chữ này là ngăn câu hỏi về “phi tưởng kiến hoặc”. Đường Tam Tạng (Huyền Trang) khi dịch xong luận Bà sa thì có người đã câu hỏi ngài về vấn đề “phi tưởng kiến hoặc”: “Phù hợp với loại chỉ có pháp “phi đắc sau”. Ý câu hỏi này là kiến hoặc phi tưởng được thành tựu từ vô thỉ cho nên không có “phi đắc trước”, đến khi kiến hoặc này được dứt trừ bởi thấy đạo thì rốt ráo không bị lui sụt. Như vậy kiến hoặc quá khứ lẽ ra chỉ hợp với loại có “phi đắc sau”, vì sao lại nói không. Vì lẽ này luận Bà-sa đã được thêm vào mười sáu chữ trên để trả lời câu hỏi này. Trả lời này hàm ý: kiến hoặc phi tưởng khi chưa được dứt thì vẫn ở vào giai đoạn chưa xả bỏ, và đã chưa xả bỏ thì không có người khởi kiến hoặc vị lai. Khi toàn bộ kiến hoặc phi tưởng đã nhập vào quá khứ thì kiến hoặc phi tưởng vị lai vì có vô biên chủng loại không thể khởi hết tất cả được cho nên khi nhập thấy đạo dứt trừ kiến hoặc đối với kiến hoặc Phi tưởng ở vị lai mới có pháp “phi đắc trước”, kiến hoặc phi tưởng quá khư, y theo chủng loại mà nói không thể chỉ có pháp “phi đắc sau”.

16. Nói về sự khác nhau của Đắc:

Dưới đây là thứ hai, nói về sự khác nhau của Đắc và trong đó có hai: 1. Nói về văn lại có hai: a. Nói về sự khác nhau. b. Đắc khác nhau, nói về phi đắc khác nhau, trong phần nói về đắc khác nhau. 2. Tùy vào câu hỏi giải thích riêng. Về phần trình bày chánh thức. Luận chép: “Đã nói về tự tánh; những sự khác nhau là gì?”. (Là hỏi chung) lại nêu nói về đắc (là hỏi riêng).

Tụng chép:

Pháp ba đời đều có ba

Thiện đẳng chỉ thiện đẳng

Hữu hệ tự giới đắc

Vô hệ đắc chung bốn

Phi học Vô học ba

Phi sở đoạn hai thứ.

Giải thích:

335. Pháp ba đời đều có ba: Là môn Tam thế. Mỗi sự đắc được các pháp thuộc tam thế đều có ba thứ. Pháp quá khứ có “Đắc quá khứ”, “Đắc vị lai”, và “Đắc hiện tại”; pháp vị lai và pháp hiện tại cũng đều có ba thứ Đắc giống như trên.

1. Pháp quá khứ có “Đắc quá khứ” thuộc loại pháp “tiền”, “hoặc là pháp câu”, hoặc là pháp “hậu”, ở đây y theo pháp Đắc và pháp được đắc so với thời điểm hiện nay đều nằm ở đời quá khứ. Thật ra pháp quá khứ chỉ có một loại Đắc, như dị thục sinh v.v… thuộc đời quá khứ, hoặc có hai thứ Đắc, như giới Biệt giải thoát v.v… thuộc đời quá khứ, có chung ba đắc, như Đạo cộng giới v.v… thuộc đời quá khứ. Dù có một loại, hai thứ hay ba thứ thì tất cả các loài này đều là “Đắc quá khứ” của pháp quá khứ, vì thế “Đắc quá khứ” gồm cả ba thứ. Điều này nên được tìm hiểu kỹ.

Pháp quá khứ có “Đắc hiện tại”, như giới Biệt giải thoát dù đã nhập vào quá khứ nhưng vẫn không mất ở hiện tại vì khi khởi Đắc thì đắc được. Đây là trường hợp pháp ở quá khứ và Đắc ở hiện tại, vì Đắc ở sau pháp cho nên pháp quá khứ chỉ có pháp “Đắc sau”.

Pháp quá khứ có “Đắc vị lai”: Pháp ở quá khứ, Đắc ở vị lai: “Đắc vị lai” này thuộc loại “Đắc sau”. Y theo sự trải dài của thời gian thì đều là thứ “Đắc sau”, nếu y theo khởi dụng trước sau thì vị lai cũng có gia pháp đắc trước của pháp quá khứ, như Đạo cộng giới v.v… thuộc đời quá khứ có pháp “đắc trước” đã nhập vào quá khứ: pháp “đắc trước” này có nhiều chủng loại chưa được khởi hết cho nên vẫn còn loại Đắc ở vị lai, loại “Đắc ở vị lai” này không khởi thì thôi, nếu khởi thì thuộc loại “đắc trước” của pháp quá khứ kia vì thế pháp quá khứ cũng có “Đắc vị lai” thuộc loại “đắc trước”, hay khéo suy nghĩ.

2. Pháp hiện tại có “Đắc quá khứ” chỉ thuộc loại “đắc trước”.

Pháp hiện tại có “Đắc hiện tại” chỉ thuộc loại pháp “đắc một lượt”.

Pháp hiện tại có “Đắc vị lai” gọi là pháp “Đắc sau”. Y theo sự trải dài của thời gian thì chỉ là “Đắc sau” nhưng nếu luận về sự khởi dụng trước sau thì pháp hiện tại cũng có “Đắc vị lai” thuộc loại “đắc trước”. Y theo trường hợp của pháp quá khứ để nói, nên khéo suy nghĩ.

3. Pháp vị lai có “Đắc quá khứ” và “Đắc hiện tại” chỉ thuộc loại “đắc trước”.

Pháp vị lai có “Đắc vị lai” thuộc loại “đắc trước”, loại “đắc một lượt”, hoặc loại “Đắc sau”. Pháp vị lai tuy không có thứ lớp trước sau nhưng y theo các chủng loại khác nhau của Đắc, vào khả năng có thể khởi dụng mà nói rằng có “đắc trước” và “Đắc sau”.

l. 336. Thiện đẳng chỉ có thiện đẳng, là môn Tam tánh: “thiện đẳng” là pháp thiện sở đắc, chữ “đẳng” nhằm chỉ cho các pháp bất thiện, vô ký.

Duy thiện đẳng là pháp Đắc, chữ “đẳng” chỉ cho “bất thiện Đắc” và “vô ký Đắc”. Tức các pháp thiện, bất thiện, vô ký ở trên, theo thứ lớp này, có ba đắc là “thiện Đắc”, “bất thiện Đắc”, “vô ký Đắc”.

m. 337-338. Hữu hệ tự giới đắc: vô hệ đắc, có cả bốn, là môn hệ bất hệ.

Hữu hệ là pháp Hữu lậu của ba cõi, chỉ đắc ở tự giới, nếu là pháp ở cõi Dục Đắc thì chỉ có Đắc thuộc cõi Dục, nếu là pháp ở cõi Sắc thì chỉ có Đắc thuộc cõi Sắc, nếu là pháp ở cõi Vô Sắc thì chỉ Đắc thuộc Cõi Vô Sắc. Vì loại Đắc thuộc tánh Hữu lậu được xét theo pháp được Đắc cho nên pháp Hữu lậu ở tại xứ nào thì Đắc cũng ở xứ đó.

Vô hệ là pháp Vô lậu. Pháp Vô lậu có hai thứ: (1) hữu vi Vô lậu, tức Đạo đế, (2) vô vi Vô lậu, tức trạch diệt và phi trạch diệt.

Đắc thông bốn là đối với pháp vô hệ thì Đắc có cả bốn thứ là ba thứ Đắc ở ba cõi và loại Đắc thuộc tánh Vô lậu.

Trường hợp đắc phi trạch diệt có cả ba thứ thuộc ba cõi: sự đắc được phi trạch diệt được xét đến qua sự khác nhau của mạng căn và chúng đồng phần, vì mạng căn và chúng đồng phần đều lệ thuộc cả ba cõi cho nên Đắc cũng lệ thuộc cả ba cõi, như thiếu duyên ở cõi Dục mà đắc được phi trạch diệt thì pháp Đắc này cũng lệ thuộc cõi Dục; nếu thiếu duyên ở cõi Sắc mà đắc được phi trạch diệt thì pháp Đắc này cũng lệ thuộc cõi Sắc. Nếu cõi Vô Sắc thiếu duyên mà đắc được phi trạch diệt thì pháp Đắc này cũng lệ thuộc cõi Vô Sắc. Vì thế luận chép: “Đắc phi trạch diệt có cả ba cõi; nếu đắc trạch diệt thì Đắc thuộc cõi Sắc, cõi Vô Sắc và Vô lậu”.

Giải thích: Sự đắc được trạch diệt được xét đến qua khả năng chứng đạo. Nếu nhờ đạo Hữu lậu mà chứng được trạch diệt thì đó là pháp Đắc lệ thuộc cõi Sắc và cõi Vô Sắc, vì hai cõi này có đạo Hữu lậu năng chứng cho nên trạch diệt có cả hai cõi; nhưng ở cõi Dục không có loại đạo có công năng dứt hoặc cho nên đắc được trạch diệt không lệ thuộc cõi Dục. Nếu nương vào đạo Vô lậu thì trạch diệt chứng được chỉ nhờ vào loại Đắc Vô lậu, vì loại đạo năng chứng này vốn thuộc Vô lậu. Nếu là Đạo đế thì Đắc cũng chỉ thuộc loại Vô lậu, vì Đắc của Đạo đế tùy thuộc vào pháp được đắc; nghĩa là vì Đạo đế thuộc tánh Vô lậu cho nên Đắc cũng thuộc loại Vô lậu. Vì thế, nói chung, các pháp vô hệ đều có Đắc có cả ba thứ thuộc ba cõi và bốn thứ Vô lậu.

d. Nói về môn ba học:

339. Phi học Vô học ba: Nói về môn ba học: chữ “phi” trong lời tụng cũng được áp dụng cho hai chữ “Vô học” ở sau, tức Phi học Phi Vô học.

Ba nghĩa là pháp “Phi học Phi Vô học” có cả ba thứ Đắc là “học Đắc”, “Vô học Đắc”, và “Phi học Phi Vô học Đắc”. Văn tụng vì quá hàm súc nên chỉ nói là “Phi học Phi Vô học”; nếu theo văn luận thì cả ba thứ đều được giải thích rõ. Luận chép: “Nếu là pháp Hữu học thì chỉ có Đắc thuộc loại Hữu học”. Chú thích: pháp Hữu học là pháp hữu vi Vô lậu trong thân Hữu học, vì pháp Hữu học là pháp hữu vi cho nên Đắc – vốn được xét qua pháp đắc được, cũng thuộc loại Hữu học.

“Nếu là pháp Vô học thì chỉ có Đắc thuộc loại Vô học”. Chú thích: pháp Vô học là pháp hữu vi Vô lậu trong thân Vô học, vì pháp Vô học là pháp hữu vi cho nên Đắc, vốn được xét qua pháp đắc được cũng thuộc loại Vô học.

“Đối với Phi học Phi Vô học thì Đắc có khác nhau vì pháp Đắc này có ba”. Chú thích: Văn này chánh thức giải thích bài tụng. Pháp Phi học Phi Vô học tuy chỉ là một nhưng lại có Đắc có cả ba thứ “học”, “Vô học”, “Phi học Phi Vô học” cho nên nói rằng Đắc có khác nhau.

Về pháp Phi học Phi Vô học, luận chép: “Đó là tất cả các pháp Hữu lậu và ba pháp vô vi”. Như trên là văn luận. Chú thích: pháp Hữu lậu không thể tu, cho nên không phải là thứ pháp ở trong thân Hữu học và Vô học; Nếu là pháp vô vi thì cũng không thể được tu tập bởi vì không thể làm cho các pháp này thêm lớn, cũng là pháp phi học, phi Vô học.

“Pháp Hữu lậu chỉ có loại “Phi học Phi Vô học Đắc”, vì pháp Hữu lậu được xét qua pháp đắc được cho nên pháp Đắc cũng chỉ là thứ “Phi học Phi Vô học”. Đắc của phi trạch diệt và Đắc của trạch diệt không do Thánh đạo dẫn sinh cũng như vậy”. Chú thích: Đắc của phi trạch diệt được xét qua mạng căn và chúng đồng phần, Đắc của “trạch diệt không do Thánh đạo” được xét đến qua loại đạo năng chứng cho nên cả hai thứ này đều thuộc Phi học Phi Vô học. Nói “cũng như vậy” là ý nói Đắc đồng như trước, tức đều thuộc loại “Phi học Phi Vô học”.

“Nếu là Đắc của loại trạch diệt chứng được nhờ đạo Hữu học thì pháp Đắc này cũng thuộc về Hữu học, vì đạo năng chứng là Hữu học, nếu là Đắc của loại trạch diệt chứng được nhờ đạo Vô học thì Đắc cũng là thứ Vô học, vì đạo năng chứng là Vô học”. Vì thế biết rằng các pháp Hữu lậu và vô vi tuy là pháp “Phi học Phi Vô học” nhưng đều có Đắc thuộc cả ba học.

340. Phi sở đoạn hai thứ: Là nói về ba thứ dứt trừ: “phi sở đoạn” là các pháp Vô lậu, “hai thứ” là có Đắc thuộc cả hai thứ “tu sở đoạn” và “phi sở đoạn”. Tụng văn vì quá hàm súc nên chỉ nói “phi sở đoạn”, nếu theo văn luận thì cả ba thứ dứt trừ đều được rõ ràng. Luận chép: “Hơn nửa, các pháp thuộc thấy thì dứt và tu đoạn, theo thứ lớp này, có Đắc cũng thuộc loại thấy thì dứt và tu đoạn, đối với pháp “phi sở đoạn” thì Đắc có khác nhau vì có hai thứ (đây là phần chánh thức giải thích

văn tụng về hai thứ tu đoạn và phi đoạn): nếu phân tích chi tiết thì pháp Vô lậu gọi là “phi sở đoạn” (pháp Vô lậu là Đạo đế, trạch diệt và phi trạch diệt, pháp Vô lậu không được thấy đạo và tu đạo dứt trừ nên nói là “phi sở đoạn”), Đắc của phi trạch diệt chỉ có loại “tu sở đoạn” và Đắc của loại trạch diệt không do Thánh đạo chứng đắc cũng như vậy”. Chú thích: Đây là giải thích pháp “phi sở đoạn” Đắc có cả “tu sở đoạn”. Pháp Đắc của phi trạch diệt được xét theo sở y cho nên chỉ thuộc loại “tu sở đoạn”, nếu là Đắc của loại không do Thánh đạo dẫn sinh thì vì được xét theo qua đạo năng chứng cho nên cũng chỉ có loại “tu sở đoạn”, nên nói rằng “cũng như vậy”.

“Pháp Đắc của loại trạch diệt do Thánh đạo chứng được và pháp Đắc của Đạo đế chỉ thuộc loại “phi sở đoạn”. Đoạn văn này giải thích Đắc của các pháp “phi sở đoạn” cũng thuộc loại “phi sở đoạn”, tức Đắc của loại pháp do Thánh đạo dẫn khởi được xét qua đạo năng chứng, và Đắc của Đạo đế được xét qua pháp đắc được, cho nên đều thuộc loại “phi đoạn”.

17. Tùy theo vặn hỏi giải thích riêng:

Dưới đây là thứ hai, tùy theo câu hỏi giải thích riêng. Luận chép: “Ở trước tuy có nói chung các pháp thuộc ba đời đều có ba thứ Đắc, nhưng nay phải phân tích các tánh chất khác nhau của pháp này”.

Tụng chép:

Vô ký đắc câu khởi

Trừ hai chung biến hóa

Hữu phú sắc cũng câu

Dục sắc vô tiền khởi.

Giải thích:

341. Vô ký đắc khởi chung: “vô ký” là vô phú vô ký, nghĩa là toàn bộ dị thục sinh và một phần uy nghi, công xảo; tức là các pháp không thường được tu tập, vì các pháp vô ký này có thế lực yếu kém cho nên chỉ có loại “đắc một lượt”: nếu pháp thuộc quá khứ thì đắc cũng thuộc quá khứ, nếu pháp ở vị lai thì Đắc cũng thuộc vị lai, nếu pháp ở hiện tại thì Đắc cũng thuộc hiện tại.

342. Trừ hai thông biến hóa: “hai thông biến hóa này” là quả chung về vô ký, tức loại vô ký có đến ba thứ Đắc. Ở trên đang nói về đắc của vô ký thuộc loại “đắc một lượt” cho nên không nói về các pháp vô ký này. “Hai thông” là chỉ cho loại tuệ tương ưng với thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông; “biến hóa” là mười bốn tâm có công năng biến hóa. Luận chép: “Thiên nhãn nhĩ thông tuệ và tâm năng biến hóa có thế lực mạnh mẽ, được thành tựu bởi năng lực gia hạnh đặc biệt cho nên dù thuộc tánh vô phú vô ký mà vẫn có ba thứ Đắc “tiền, “hậu” và “câu”.

343. Hữu phú sắc cũng chung: Đây là nói sắc hữu phú vô ký cũng như như vô phú vô ký chỉ có pháp “đắc một lượt” . “Sắc hữu phú” là thứ hữu phú thuộc sơ tĩnh lự do phiền não phát khởi, tức là sắc của thân và ngữ. Loại phiền não có công năng phát khởi sắc hữu phú có cả ba thứ Đắc nhưng thân ngữ sắc được phát khởi thì chỉ có loại “đắc một lượt”: thân ngữ này tuy thuộc thượng phẩm nhưng không thể phát sinh vô biểu vì thế lực yếu kém cho nên chắc chắn không có hai thứ “đắc trước” và “Đắc sau”.

344. Dục, sắc không khởi trước: các sắc thiện và bất thiện thuộc cõi Dục không có “đắc trước” mà chỉ có hai thứ “đắc một lượt” và “Đắc sau” bởi vì sắc cõi Dục là thứ “không tùy tâm”, có thế lực yếu kém nên không có “đắc trước”; nhưng lại thuộc hữu ký nên có cả “Đắc sau”.

18. Nói về phi đắc khác nhau:

Dưới đây là thứ hai nói về Phi đắc khác nhau. Luận chép: “Phi đắc cũng có ba thứ khác nhau giống như Đắc phải không? Không phải.

Vì sao?”.

Tụng chép:

Phi đắc tịnh vô ký

Đời Khứ lai, đều ba

Ba cõi không buộc ba

Hứa Thánh đạo phi đắc

Thuyết gọi tánh dị sinh

Đắc pháp dị địa xả.

a. Giải thích: 345. Phi đắc tịnh vô ký: là môn Ba Tánh, nghĩa là tánh Phi đắc thuộc tánh vô phú vô ký, “tịnh” là vô phú.

b. 346. Đời khứ lai đều có ba: Là môn Tam Thế: các pháp quá khứ và vị lai đều có Phi đắc thuộc tam thế; nhưng pháp hiện tại chỉ có loại “Phi đắc quá khứ” và “Phi đắc vị lai”, vì nếu là pháp hiện tại tức là pháp được đắc, tức đã thành tựu nên chắc chắn không thể có Phi đắc, xưa nói rằng pháp hiện tại có Phi đắc thì đã dịch nhầm.

1. Pháp quá khứ có “Phi đắc quá khứ” thuộc loại “phi đắc trước” hoặc “phi đắc sau”: ở đây y theo Phi đắc và pháp không được đắc đều ở quá khứ.

Pháp quá khứ có “Phi đắc hiện tại” chỉ thuộc “phi đắc sau”.

Pháp quá khứ có “Phi đắc vị lai” chỉ thuộc “phi đắc sau” là y theo sự trải dài của thời gian, nhưng nếu y theo sự khởi dụng trước sau thì cũng thuộc “phi đắc trước”: tức được trình bày giống như Đắc.

2. Pháp vị lai có “Phi đắc vị lai” thuộc “phi đắc trước” hoặc “phi đắc sau”. Pháp vị lai tuy không có thứ lớp trước sau nhưng dựa vào tánh loại khác nhau, và khả năng khởi dụng nên vẫn có hai thứ “tiền”, “hậu”.

Pháp vị lai có “Phi đắc quá khứ” và “Phi đắc hiện tại” chỉ thuộc về “phi đắc trước”.

3. Pháp hiện tại có “Phi đắc quá khứ”, chỉ thuộc về pháp “phi đắc trước”.

Trong Pháp hiện tại có “Phi đắc vị lai”, căn cứ vào sự trải dài của thời gian; nếu y theo sự khởi dụng trước sau thì vị lai cũng có pháp giai pháp hiện tại là “phi đắc trước”.

c. 347. Ba cõi không buộc ba: Là môn Giới hệ: “ba cõi không ràng buộc” là chỉ cho các pháp bất đắc; “ba” là chỉ cho ba thứ Phi đắc, tức các pháp thuộc ba cõi và các pháp bất hệ đều có “Phi đắc ba cõi”.

4. Pháp ở cõi Dục có “Phi đắc ba cõi”: đây là các trường hợp hữu tình cõi Dục không đắc được các pháp cõi Dục thì có “Phi đắc cõi Dục”, hữu tình cõi Sắc không đắc được các pháp cõi Dục thì có “Phi đắc cõi Sắc”, hữu tình cõi Vô Sắc không đắc được các pháp cõi Dục tức có “cõi Vô Sắc Phi đắc”. Sở dĩ như vậy là vì Phi đắc được xét đến qua sở y, và vì dựa vào sở y cho nên có ở cả ba cõi.

Pháp ở cõi Sắc và cõi Vô Sắc có “Phi đắc ba cõi” có thể y theo trường hợp trên để biết.

5. Pháp bất hệ có “Phi đắc ba cõi”: pháp bất hệ không được đắc thuộc cõi Dục có “Phi đắc cõi Dục”, pháp bất hệ không được đắc thuộc cõi Sắc có “Phi đắc cõi Sắc”, pháp bất hệ không được đắc thuộc cõi Vô Sắc có “cõi Vô Sắc Phi đắc”.

348-349. Hứa Thánh đạo phi đắc, gọi là tánh dị sinh là giải thích Phi đắc không có Vô lậu. Vì Bổn luận Phát Trí thừa nhận Phi đắc của Thánh đạo được gọi là “tánh dị sinh” nên luận dẫn luận này: “Tánh dị sinh là gì? Là không đạt được Thánh pháp”. Không đạt được là tên khác của Phi đắc, và nói rằng tánh dị sinh không phải là Vô lậu đúng lý”. Chú thích: Trong đoạn văn trên, không đạt được là một khác của Phi đắc” trở xuống là Luận chủ giải thích, hai câu đầu là văn của luận này. Nếu đã biết rằng không đạt được Thánh đạo gọi là tánh dị sinh thì biết rõ rằng tánh dị sinh chắc chắn không phải Vô lậu. Tánh dị sinh này chính là Phi đắc, cho nên biết rằng Phi đắc không có tánh Vô lậu. Luận Bà sa quyển bốn mươi lăm chép: “Tôn giả Thế Hữu nói rằng vì khiến cho hữu tình khởi “kiến dị loại”, “phiền não dị loại”, mà tạo ra “nghiệp dị loại”, thọ “sinh dị loại” nên gọi là dị sinh”. Đắc pháp xả và Dịch địa xả, là môn xả Phi Đắc, nghĩa là xả phi đắc, không ngoài hai môn.

350. 1. Xả vì đắc pháp. 2. Xả vì đổi địa.

Xả vì đắc pháp: Phi đắc của Thánh đạo là tánh dị sinh. Lúc đắc được Thánh đạo thì xả bỏ tánh dị sinh; như vậy lấy Đắc để thế chỗ cho Phi đắc.

Xả vì đổi địa: là lúc từ địa dưới sinh lên địa trên; nếu từ địa trên sinh xuống địa dưới thì cũng gọi là xả Phi đắc vì nay đã thay đổi địa: như từ cõi Dục sinh lên cõi trên thì xả “Phi đắc cõi Dục” vì “Phi đắc cõi Dục” nương thân sở y cho nên khi xả sở y thì cũng xả Phi đắc; ở các cõi khác cũng vậy. Vì thế trường hợp “xả vì đổi địa” chỉ xảy ra khi thay đổi địa mà xả Phi đắc, chứ chưa hẳn có Đắc thế chỗ cho Phi đắc.

Nhưng tánh dị sinh có cả hai trường hợp xả bỏ ở trên: trong trường hợp đổi địa tuy không xả hết tánh dị sinh nhưng cũng có thể xả bỏ một phần, như khi từ địa dưới sinh lên địa trên thì xả bỏ tánh dị sinh thuộc địa dưới.