LUẬN A TỲ ĐẠT MA TẠNG HIỂN TÔNG
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 38

Phẩm 9: NÓI VỀ ĐỊNH

(PHẦN 1)

Như thế đã nói về sự sai khác của các trí. Kế sẽ phân biệt về định, đối tượng nương tựa của trí, vì các tĩnh lự có đủ khả năng làm chỗ dựa, nên ở đây, trước là nói về Tĩnh lự. Hoặc trước, nói phần công đức chung rồi, nói về trí đã tạo thành công đức như vô tránh, v.v… các công đức được thành tựu khác, nay kế sẽ nói, trong đó, trước nói về đối tượng nương tựa của định. Lại tĩnh lự trong các định thế nào? Tụng rằng:

Tĩnh lự bốn, đều hai

Trong đó, sinh đã nói

Định là một cảnh thiện

Tánh năm uẩn giúp đỡ

Đầu đủ từ hỷ, lạc

Sau, lìa dần chi trước.

Luận chép: Tất cả công đức thường căn cứ ở Tĩnh lự, nên trước phải nói về sự sai khác của Tĩnh lự. Tĩnh lự này gồm có bốn thứ, đó là sơ, hai, ba, bốn.

Lẽ nào các tĩnh lự không có như Từ, v.v… danh, tưởng không chung? Nay sao chỉ y cứ ở bốn số như sơ, hai, v.v… để đặt tên riêng. Trong đây, chẳng phải không có danh, tưởng không chung, nhưng không chỉ gồm nhiếp khắp tên một địa, vì các tĩnh lự đều có hai thứ, nghĩa là sự sai khác giữa định và sinh hữu, nên Tĩnh lự các sinh, như trước đã nói, gọi là thứ tư, tám. Sơ, hai, còn lại ba, không có tên riêng, giải thích có cả một địa. Các tĩnh lự định, tướng cộng không có riêng. Nghĩa là thể của bốn thứ này, tóm lại, đều là tánh thiện gồm nhiếp một tánh cảnh của tâm, vì dùng đẳng trì thiện làm tự tánh. Nếu với năm uẩn giúp đỡ làm tánh, thì hai thứ này đã đồng, khó biết sai khác. Tướng dù không có riêng, nhưng địa có khác. Vì biểu thị rõ địa khác, vì căn cứ ở số để nêu danh, nên nói là sơ, cho đến thứ tư. Trong đây, kinh chủ tự khởi hỏi đáp.

Hỏi: Sao gọi một tánh cảnh?

Đáp: Nghĩa là chuyên một đối tượng duyên.

Lời đáp kia là phi lý, vì hai thức nhãn và ý nếu đồng một đối tượng duyên thì phải gọi là một tánh cảnh, nên chỗ này, nên tìm lý riêng. Nghĩa là nếu nương dựa một căn làm chỗ dựa, chuyên chú một đối tượng duyên thì gọi là một tánh cảnh.

Lẽ nào không phải một niệm không có đổi đối tượng duyên, nên tất cả trong tâm đều có một tánh cảnh, về lý, thật sự đều có từng sát-na pháp tâm, tâm sở, vì một cảnh chuyển biến, nhưng không phải tất cả đều được gọi là định, vì đối với đây nói: “Một tánh cảnh, chỉ vì biểu thị rõ do đẳng trì vượt hơn, nên khiến tâm thiện, tâm sở nối tiếp nhau chuyển”.

Nếu vậy, tức tâm dựa vào một căn chuyển, duyên riêng cảnh mình, rồi tâm khác nối tiếp sinh, đây gọi là một tánh cảnh tâm, nên lìa ngoài tâm không có đẳng trì riêng?

Vấn nạn này không đúng, vì trước đã nói. Nghĩa là trước đã nói rộng trong pháp tâm sở.

Đã nói về đẳng trì, lìa tâm, có riêng, nghĩa là nếu thể tâm tức Tam-ma-địa, khiến tâm tạo ra sự bằng nhau, thì cũng không có riêng, vì nhân duyên sai khác không thật có.

Như thế, v.v… vì khó đủ biểu thị rõ như trước, nên không phải tức tâm gọi Tam-ma-địa.

Vì căn cứ ở nghĩa nào nên đặt danh từ tĩnh lự?

Vì căn cứ ở trạng thái vắng lặng này, mới có khả năng suy xét. Sự suy xét kỹ này tức là nghĩa thật sự biết rõ, như nói tâm ở định, có thể biết rõ như thật, vì đặt để cõi, địa trong nghĩa suy xét. Tông của luận này suy xét định, dùng tuệ làm thể.

Căn cứ ở lý chỉ dạy, giải thích, định này là xứ cảnh đo lường tư duy ngưng đọng vắng lặng, được gọi là tĩnh lự, vì định làm cho tuệ sinh, không có vẩn đục, tán loạn.

Có thuyết nói: Định này gìn giữ duyên khắp vượt hơn, vì tư duy đúng như lý, nên gọi là Tĩnh lự. Vượt hơn là nói phân biệt duyên khắp cõi Dục, phân biệt cõi Vô sắc tư duy đúng như lý. Phân biệt khác với điên đảo, hay gìn giữ. Định này là diệu đẳng trì, diệu đẳng trì ấy gọi là tĩnh lự. Lời nói này biểu thị rõ chỉ quán đều vận hành, không có đẳng trì nghịch đảo, mới gọi là Tĩnh lự.

Nếu vậy thì sự nhiễm ô đâu được tên gọi này?

Do đẳng trì điên đảo kia cũng hay suy xét bất chính, nên ở chỗ tương tự, cũng đặt tên này, như thế gian nói hạt giống hư mục, v.v… nên không có lỗi tất cả gọi là Tĩnh lự.

Nếu tánh thiện gồm nhiếp một tánh cảnh của tâm và bạn, được lập làm bốn Tĩnh lự, căn cứ vào tướng nào để lập.

Sơ, thứ hai, ba, bốn đủ hỷ lạc từ, được lập làm Sơ, nghĩa là nếu một tánh cảnh thiện trong quả vị đủ tương ưng với hỷ lạc tầm, tứ.

Đẳng trì như thế, gọi là Sơ tĩnh lự, trong bài tụng chỉ nói tương ưng với từ. Đã chỉ rõ với tầm, cũng có nghĩa tương ưng, vì nếu tứ cùng có với hỷ lạc, sẽ không có bất tương ưng với tầm.

Vì biểu thị rõ thứ hai, trừ tầm, lập ra, nên bài tụng chỉ nói đủ từ không phải tầm. Khác với đây, nên nói đủ hỷ lạc tầm, vì nêu tầm là có từ, không nói cũng tự thành. Lìa dần chi trước, lập hai, ba, bốn, lìa từ có hai, lìa hai, có lạc, vì lìa đủ ba thứ như thứ lớp đó, nên một tánh cảnh được chia làm bốn thứ.

Đã nói về tĩnh lự, còn Vô sắc thế nào?

Tụng rằng:

Vô sắc cũng như thế

Bốn uẩn lìa địa dưới

Và ba phần gần trên

Gọi chung trừ tưởng sắc

Không sắc gọi Vô sắc

Sắc sau khởi từ tâm

Ba không vô biên thảy,

Tên từ gia hạnh lập

Phi tưởng, Phi phi tưởng

Mờ, kém nên đặt tên.

Luận chép: Vô sắc này thường đồng tự tánh với tĩnh lự, nghĩa là bốn đều hai, sinh, như trước đã nói, tức phẩm thế gian nói: “Do sinh có bốn”. Về thể của định Vô sắc, nói chung cũng tánh thiện gồm nhiếp một tánh cảnh của tâm, vì căn cứ ở tánh cảnh này, nên nói: “Cũng như thế”. Tuy nhiên, trong giúp đỡ, tánh cảnh của tâm này, trừ sắc uẩn, vì Vô sắc không có sắc tùy chuyển. Mặc dù một tánh cảnh và bạn không có khác nhau, nhưng vì lìa địa dưới sinh, nên chia làm bốn thứ, nghĩa là nếu đã lìa tĩnh lự thứ tư sinh, lập Không vô bên xứ, cho đến đã lìa Vô sở hữu xứ sinh, lập Phi tưởng, Phi phi tưởng xứ.

Lìa gọi nghĩa là gì?

Nghĩa là do đạo này giải thoát hoặc của địa dưới, là nghĩa lìa nhiễm của địa dưới, tức bốn căn bản này và ba phần gần trên, nói chung gọi là trừ bỏ tưởng sắc. Phần gần của Không xứ chưa được tên gọi này, vì duyên sắc của địa dưới, khởi tưởng sắc, không duyên tưởng sắc của địa dưới thì có thể lập trừ tên sắc.

Nếu vậy, thì vì sao uẩn đại chủng nói là trừ khử tưởng sắc, là định thứ tư?

Hành giả kia duyên các sắc hiện có trong tự thân ở cõi Dục, vì trừ xả dần, nên không phải cõi Vô sắc có thể có tưởng này, làm trừ tưởng sắc vì tiền gia hạnh, nên đặt tên căn bản cũng không có lỗi. Dựa vào nghĩa gì đặt tên Vô sắc?, Vì căn cứ Vô sắc kia đều không có nghĩa tất cả sắc. Về sau, chết sinh cõi dưới, sắc từ tâm sinh, hiện thấy pháp sắc, phi sắc của thế gian, cũng có lần lượt dựa vào nhau khởi, nghĩa là vì tâm khác, nên sắc sai khác sinh, vì sắc, căn có khác nhau, dĩ nhiên thức sinh ấy là khác, nên khi từ Vô sắc sắp sinh cõi dưới, thuận với sắc sinh tâm, nối tiếp nhau mà trụ. Do thế lực của tâm trụ nơi sắc kia dẫn sinh cõi Sắc dưới, nhưng không thể nói chỉ từ Vô sắc kia khởi, cũng do sắc đời trước đều có tâm hành nối tiếp nhau làm duyên, từ lâu đã diệt sắc làm hạt giống của mình sắc hiện nay mới khởi, chấp nhận nhân đồng loại, vì có cả quá quá khứ, hiện tại, nên các A-la-hán nhập Niết-bàn rồi, do các uẩn nối tiếp nhau không sót để dứt, nên hiện không có phần ít duyên sinh, không thể so sánh giống như từ Vô sắc mất.

Như thế, đã giải thích tên gọi chung Vô sắc.

Vì sao gọi riêng là Không vô bên, v.v… Vả lại, ba thứ trước, gọi là từ gia hạnh. Tu vị gia hạnh tư duy vô bên không và vô bên thức, Vô sở hữu. Nếu do tư duy thắng giải, gia hạnh vô bên Không mà thành, gọi là không vô bên xứ. Nghĩa là nếu có pháp dù đều có với sắc, mà tự thể của pháp đó không làm chỗ dựa thuộc về sắc. Có các, người ở cõi Sắc, cầu xuất ly, thì nên đầu tiên tư duy pháp kia, nghĩa là thể hư không, tuy cùng có với sắc, mà phải đợi sắc không có, mới được hiểu rõ, thuộc về pháp ngoài, tướng pháp đó vô bên. Vì Khí tư duy hư không kia dễ có thể lìa sắc, nên vị gia hạnh tư duy hư không, thời gian thành tùy theo sự thích ứng cũng duyên pháp khác, chỉ từ gia hạnh kiến đặt tên này. Nếu do tư duy thắng giải gia hạnh vô bên thức được thành thì gọi là Thức vô bên xứ, nghĩa là đối với thân sáu thức thuần tịnh, hay rõ biết, đã khéo nhận lấy tướng rồi, an trụ thắng giải. Do nhờ sức tưởng, tư duy quán sát tướng vô bên thức. Do gia hạnh trước được thành, tùy đó thích ứng, cũng duyên với pháp khác. Chỉ vì từ gia hạnh, nên lập ra tên này.

Nếu do thắng giải, xả tất cả gia hạnh được thành, gọi là Vô sở hữu xứ, nghĩa là thấy vô bên hành tương thô động, vì muốn chán lìa, khởi gia hạnh này. Cho nên, xứ này gọi xả tối thắng, vì đối với đây, không còn ưa tạo vô bên hành tướng, vì tâm và đối tượng duyên, xả các thứ hiện có, vắng lặng mà trụ. Do tưởng mờ tối yếu kém, đặt danh thứ tư. Nghĩa là tưởng trong địa này không sáng suốt, rõ ràng, như vô tưởng, nên được gọi là phi tưởng, mà vì tưởng chẳng phải hoàn toàn không có, nên gọi là phi phi tưởng. Vì địa này cũng có tưởng mờ tối, yếu kém nên lời này biểu thị rõ tưởng của địa Hữu Đảnh. Vì không phải như bảy địa dưới, nên được danh từ Phi tưởng, vì không phải như ba vô tâm, nên gọi là Phi phi tưởng.

Lẽ nào không phải các sư Du-già trong vị Hữu Đảnh, cũng nghĩ rằng: Các tưởng như bệnh, như mũi tên, như ung nhọt?

Như si, như tối tăm ở cõi trời Vô Tưởng, chỉ có cõi trời Phi tưởng, phi phi tưởng. Trạng thái vắng lặng tuyệt đẹp, trái với Vô tưởng trên.

Sao trạng thái này không căn cứ ở gia hạnh để đặt tên?

Về lý thật ra nên như vậy, vì hành giả tu quán, thì trước tưởng nhàm chán và vì vô tưởng. Nhưng hoặc có người hỏi:

Vì sao hành giả lại nghĩ như thế khi tu gia hạnh?

Tất nhiên, nên nêu cảm nghĩ này để làm nhân đáp lại câu hỏi, nên nói đặt tên.

Do tưởng mờ tối, yếu kém, nên bốn Vô sắc này đều nói là xứ. Do xứ sinh trưởng của các hữu này, nghĩa là bốn xứ này là có hay không?

Vì sinh trưởng các thứ nghiệp phiền não. Vì phá chấp luống dối kia là Niết-bàn, nên Phật nói: xứ sinh trưởng hữu.

Đã nói về Vô sắc, Đẳng chí thế nào? Tụng rằng:

Đây vốn Đẳng chí tám

Bảy trước đều có ba

Gọi vị tịnh vô lậu

Vị sau tịnh hai thứ.

Vị nghĩa tương ưng ái

Tịnh, gọi thiện thế gian

Đây là vị mê đắm

Vô lậu là xuất thế.

Luận chép: Trên đây đã nói về Đẳng chí căn bản của Tĩnh lự Vô sắc, gồm có tám thứ, đối với đó, bảy thứ trước đều có đủ ba. Hữu Đảnh và Đẳng chí, chỉ có hai thứ. Địa này mờ tối, yếu kém, là căn bản sinh tử, vì ở các bên địa không có vô lậu, nên Vị Đẳng chí đầu tiên là tương ưng ái, vì ái có thể là vị mê đắm, nên gọi là vị. Vì ở ái tương ưng kia, nên ở đây được gọi là vị. Tương ưng ái, gọi là căn cứ ở tự tánh để nói. Vị này dùng đẳng trì làm tự tánh. Nếu với giúp đỡ, thì nên nói thế này: Ái đều có pháp phẩm, gọi vị Đẳng chí. Đẳng chí này chỉ lấy pháp phẩm một quả ái. Tịnh Đẳng chí, gọi là định thiện của thế gian. Vì lìa cấu hoặc nên tương ưng với các bạch pháp như vô tham, v.v… Vì định này là thiện, nên khác với vị, vì là hữu lậu, nên khác nhau với vô lậu. Hữu lậu này tức là cảnh mê đắm vị trước kia với Vô gián này diệt, vị định kia sinh. Duyên tịnh quá khứ, sinh mê đắm vị. Bấy giờ, dù gọi xuất định, đối tượng vị, nhưng ở định, chủ thể vị vẫn được gọi là Nhập. Đối với từ định xuất gồm có năm thứ:

  1. Xuất địa.
  2. Xuất sát-na.
  3. Xuất hành tướng.
  4. Xuất sở duyên.
  5. Xuất chủng loại.

Từ Sơ tĩnh lự nhập thứ hai, v.v… gọi là xuất địa. Đối với vị đồng hành tướng, đối tượng duyên của một địa chuyển biến nối tiếp nhau, niệm trước Vô gián, nhập vào niệm sau, gọi xuất sát-na. Từ hành tướng phi thường nhập hành tướng khổ, v.v…, gọi là xuất hành tướng. Từ duyên sắc uẩn nhập duyên thọ, v.v…, gọi là xuất đối tượng duyên. Từ hữu lậu nhập vô lậu, từ không nhiễm ô, nhập nhiễm ô, v.v…, gọi là xuất chủng loại.

Căn cứ xuất chủng loại, trong đây nói rằng: Từ đối tượng vị xuất, nhập định, chủ thể vị, lẽ nào không phải hai lời nói, lại trái ngược nhau: Năng vị là ái, không phải định, sở nhân, sở nhập, là định, không thể gọi năng vị, sao có thể nói nhập định, năng vị?

Không có lỗi trái nhau, vì hiện thấy pháp tương ưng, tùy theo một danh, vì nói phẩm đều có, như khuyên trưởng giả tác ý đáp riêng, vì xen lẫn nhau, nên đều được hai danh. Do ái tương ưng với đẳng trì, gọi là vị, vì sức đẳng trì, nên ái được gọi là định, vì thế, nên không có hai lời nói, lại lỗi trái nhau.

Có thuyết nói: Định, ái nối nhau hiện tiền. Các sát-na sau duyên trước làm cảnh, đối tượng vị tức là, sát-na trước diệt, sát-na sau sinh, gọi là năng vị. Năng vị này khi ái được hiện ở trước, duyên theo cảnh quá khứ, không duyên hiện taị. Tương ưng với tự tánh và pháp đều có, vì không quán tự tánh, v.v…, nên không duyên vị lai, chưa hề lãnh hội, nên đối với cảnh của đối tượng duyên, chuyên chú không dời, mới gọi là định. Ái tương ưng với định, vì cũng chuyên chú một cảnh, nên được tên định. Tương ưng hoặc khác thì không như thế, nghĩa là phiền não khác, đối với sở duyên của mình, không thể khiến tâm chuyên chú như ái, nên Tam-ma-địa nếu với ái đều chuyên chú một duyên với thiện, tương tự định vô lậu, gọi là định xuất thế, vì ái không duyên, nên không phải đắm vị.

Như thế đã nói tĩnh lự trong tám Đẳng chí gồm nhiếp các chi, không phải các Vô sắc, vì các Vô sắc rất vắng lặng, nghĩa là Sư Du-già ưa tu phẩm thiện. Nếu đối với nhóm công đức rộng lớn, khiến đặt riêng chi tinh tiến, siêng năng tu tập. Nếu các Vô sắc vì vắng lặng tăng, nên pháp tâm, tâm sở chuyển vận yếu kém, mờ tối. Cho nên, ở nhóm công đức lớn kia không lập ra chi. Hoặc đẳng trì trong địa Tĩnh lự kia, vượt hơn riêng không phải hai việc vượt hơn riêng ấy có thể đặt tên chi, phải có nhiều pháp tăng mới gọi là chi. Do tĩnh lự này riêng được đặt tên chi, định, tuệ đều vận hành, vì nhiều pháp tăng, do phần gần này cũng không lập chi, vì trong phần gần của sắc chỉ có tuệ tăng.

Có sư khác nói: Nếu có tâm sở riêng trong các địa, không có dứt diệt khác, mới ở địa này lập chi, không phải địa khác, Ưu khổ dứt diệt trong Sơ tĩnh lự, tầm tứ không còn trong tĩnh lự thứ hai Thứ ba, diệt hỷ Thứ tư, dứt lạc. Trong địa Vô sắc, dù giảm dần chung mà không có thuận theo địa dứt diệt không còn sót.

Giải thích này chưa thể khiến người khác hết thắc mắc.

Vì sao ở địa này mới lập chi. cho nên, nên như cách giải thích trước là đúng.

Ở bốn tĩnh lự có bao nhiêu chi? Tụng rằng:

Tĩnh lự đầu năm chi

Tầm, tứ, hỷ, lạc, định

Thứ hai có bốn chi

Nội tịnh, hỷ lạc định.

Thứ ba đủ năm chi

Xả, niệm, tuệ, lạc định

Thứ tư có bốn chi

Trong xả niệm thọ, định.

Luận chép: Chỉ đủ năm chi đầu trong bốn tĩnh lự tịnh vô lậu:

  1. Tầm.
  2. Tứ.
  3. Hỷ.
  4. Lạc.
  5. Tâm một tánh cảnh.

Tâm một tánh cảnh là tên khác của định. Định với đẳng trì, thể đồng, tên khác, nên nói định, tức đẳng trì vượt hơn, trong đây nói là tâm một tánh cảnh. Tĩnh lự thứ hai chỉ có bốn chi.

  1. Nội đẳng tịnh.
  2. Hỷ.
  3. Lạc.
  4. Tâm một tánh cảnh.

Tĩnh lự thứ ba có đủ năm chi:

  1. Hành xả.
  2. Chánh niệm.
  3. Chánh tuệ.
  4. Thọ lạc.
  5. Tâm một tánh cảnh của tâm.

Tĩnh lự thứ tư chỉ có bốn chi:

  1. Hành xả thanh tịnh.
  2. Niệm thanh tịnh.
  3. Chẳng phải thọ khổ vui.
  4. Tâm một tánh cảnh.

Vì sao chi đầu và ba đều đủ năm. Thứ hai, thứ tư, chỉ đều bốn chi, đều chỉ vì có khả năng lập chi ngần ấy. Hoặc do cõi Dục có nhiều các pháp ác và năm dục hấp dẫn khó dứt, khó xả. Tĩnh lự thứ hai có hỷ của địa động, tướng của tĩnh lự động, rất phấn khởi trong hỷ, dẫn ái năm bộ khó xả, khó dứt. Vì đối trị ái kia, nên Tĩnh lự đầu và thứ ba đều năm chi, vì Tĩnh lự đầu và thứ ba không như vậy, nên còn lại đều bốn. Hoặc vì thuận theo siêu việt pháp Đẳng chí, nghĩa là đầu tiên, khi khởi vượt Đẳng chí, nhập loại khác khó, nhập đồng loại dễ, nhưng siêu việt Đẳng chí trong vị khởi đầu, hoặc từ sơ nhập ba, hoặc từ hai, nhập bốn, nên thứ hai thứ tư, đều chỉ có bốn chi. Sơ và thứ ba đều có đủ năm. Vì về sau khởi thì dễ nên tĩnh lự trên không có chi.

Danh của chi Tĩnh lự đã có mười tám, đối với đó, thật sự gồm có bao nhiêu thứ, tụng rằng:

Sự thật này mười một

Đầu hai, lạc khinh an

Nội tịnh tức tín căn

Hỷ tức là hỷ thọ.

Luận chép: Chi này sự thật chỉ có mười một, gọi là năm chi đầu tiên, tức năm sự thật. Tĩnh lự thứ hai, ba chi, như trước đã nói, thêm chi nội tịnh, cộng với trước là sáu.

Đẳng trì Tĩnh lự thứ ba, như trước, thêm bốn chi khác, cộng với trước là mười.

Ba chi tĩnh lự thứ tư, như trước, thêm chi không phải khổ vui cộng với trước là mười một.

Vì sao tâm, v.v… không phải chi tĩnh lự?

Vấn đề này nên căn cứ ở phần Bồ-đề trước kia để nói. Tâm khác với chi tĩnh lự kia, nay lược phân biệt. Trong thọ lập ba: không phải khổ ưu: vì khổ ưu chỉ thuộc về cõi Dục. Ba thọ, thuận theo địa, làm chi lợi ích, vì thuận với công dụng mạnh mẽ của định, nên đều thuộc về chi.

Vì sao tinh tiến không phải chi tĩnh lự?

Các chi tĩnh lự thuận với sự vượt hơn của địa mình, vì tinh tiến thuận với địa trên, nên không lập chi, hoặc chi Tĩnh lự thích ứng với phần yên vui, tinh tiến, cầu thắng tiến, sách lệ vất cả, khổ sở, hai thứ tầm, tứ có công năng giúp đỡ đẳng trì, chế phục, thúc đẩy tâm, sao cho lìa thô tế, vì đối trị ác dục, nên đều lập chi.

Vì sao vô biểu không phải chi Tĩnh lự?

Các chi tĩnh lự giúp đỡ định trụ ở cảnh, vì vô biểu kia không duyên theo cảnh, nên không lập chi, vì thế, chi Tĩnh lự thuận theo sự sai khác của địa. Mặc dù có mười tám, mà vì cầu trong chủng loại sự thật, nên chỉ chín thứ. Tuy nhiên, vì tướng thọ khác nhau, nên chia thành mười một. Do đó, nên nói có không có chi đầu tiên, không phải chi thứ hai, nên có bốn luận chứng:

  1. Luận chứng thứ nhất: là tầm, tứ.
  2. Luận chứng thứ hai: là nội tịnh.
  3. Luận chứng thứ ba: là hỷ, lạc, đẳng trì.
  4. Luận chứng thứ tư: trừ pháp khác trước, tương đối chi.

Như lý nên tư duy:

Chi trong đó gọi là nghĩa gì? Là nghĩa hiển thành.

Hiển thành chỗ nào?

Gọi hiển thành, chỗ này là Sơ tĩnh lự, cho đến đây là tĩnh lự thứ tư. Hoặc chi này gọi là nghĩa thuận theo, như cây gỗ dựng đứng, rui, v.v…, gọi là chi khác. Nghĩa là mười tám chi đều thuận với địa mình, hoặc nghĩa dụng cụ, tiền của gọi là chi, như chi cúng tế, thờ tự, tức trâu, ngựa, v.v… nghĩa là tầm, tứ, v.v… lần lượt giúp nhau.

Sư Tỳ-bà-sa biểu thị rõ đẳng trì của địa tĩnh lự hơn hết, nên nói rằng: “Tam-ma-địa là tĩnh lự cũng là chi tĩnh lự, tầm, tứ, v.v… là chi tĩnh lự không phải tĩnh lự”.

Làm sao biết được đẳng trì của địa tĩnh lự rất vượt hơn?

Vì trong khế kinh tạo ra nói thế này: Đối với bốn Tĩnh lự, nên biết định căn, nhưng đối với thành nhau và phòng hộ nhau, vì nghĩa tương tự, nên nói như thế này: Như quân bốn chi cũng không có lỗi, như vua và dân chúng, dù giúp đỡ lẫn nhau, mà đối với đó, vua rất là hơn.

Lẽ nào không phải thể của lạc của ba định là đồng, thế thì chi tĩnh lự, lẽ ra không có mười một? Lạc của định thứ ba dùng thọ làm thể. Vì lạc của hai tĩnh lự đầu, tức khinh an, nên chi tĩnh lự thật có mười một.

Khinh an, hành xả khắp bốn Tĩnh lự, vì sao Sơ, Nhị chỉ lập khinh an?

Trong hai địa sau, chỉ lập hành xả, vì hành xả này thuận riêng đối với địa tĩnh lự kia nghĩa là có các pháp ác trong cõi Dục, địa Sơ tĩnh lự có tưởng tầm, tứ. Các phác ác có thể bức não, tâm cũng như mũi tên độc. Hai tầm tứ của tĩnh lự đầu đã lìa ác kia, nên khinh an tăng. Hỷ của tĩnh lự thứ hai rất động, phấn khích. Tĩnh lự thứ ba, lạc thọ rất tăng, cả hai đều làm chỗ sinh vượt hơn của ái. Vì ba, bốn tĩnh lự đã xả ái kia, nên hành xả tăng, Hoặc cõi Dục và Sơ tĩnh lự có sắc căn, đã dẫn thô nặng hơn địa khác, vì Sơ, Nhị đã lìa thô nặng kia, nên khinh an tăng, trong địa ba, bốn, xa lìa sự thô nặng. Vì trạng thái vắng lặng chuyển vận vượt hơn, nên hành xả tăng. Nghĩa là niềm vui khinh an, như lần đầu tiên buông xả gánh nặng. Nếu lại xê dịch, phần khí của địa nhỏ nhiệm mỏng manh, nên chỉ Sơ, Nhị lập ra khinh an. Trong địa ba, bốn nhậm vận mà chuyển biến, vì trạng thái vắng lặng chuyển vận vượt hơn, nên lập hành xả. Hoặc định Sơ, Nhị có duyên khinh an, vì hỷ làm duyên vượt hơn cho khinh an, như khế kinh nói: Vì hỷ, nên khinh an, vì không có duyên trong định ba, bốn, vì khinh an rất yếu kém, nên không lập làm chi. Hành xả, khinh an che lấp lẫn nhau nếu xứ có một, tĩnh lự thứ hai ấy không có. Khinh an trị hôn trầm, tướng nó nhẹ bổng.

Hành xả trị trạo cử, là tướng lặng dừng, nên an và xả che lấp lẫn nhau.

Vì sao chứng biết ba chi lạc, hai là khinh an, thứ ba là thọ?

Đã nói vì thuận theo riêng ở lạc kia, nghĩa là lạc của định thứ ba không phải khinh an, an không phải chi lạc kia. Kế là trước kia đã nói lạc của định Sơ, Nhị, sẽ không phải lạc thọ như thân tâm thọ, vì đều phi lý. Nghĩa là lạc ở Sơ, Nhị sẽ không phải thọ của thân, tâm, vì đều có phi lý, nghĩa là thú vui của Sơ, Nhị không phải sự cảm thọ của thân, mà chính đối với định, vì không có năm thức, cũng chẳng phải tâm thọ, nên tức là hỷ, phải lìa hỷ thọ, tâm của địa khác vui, mới có thể khác với trước lập làm lạc thọ.

Hỷ tức là Hỷ thọ, hai thọ đối với nhất tâm, đều vận hành, vì không đúng. Nếu cho hỷ, lạc lại hiện khởi lẫn nhau, sẽ không có lỗi này thì về lý cũng không đúng, vì nói đủ năm chi và bốn chi.

Nếu cho rằng năm, bốn, thì sẽ căn cứ ở chấp nhận Có thuyết nói, không hẳn đều có hiện hành, cũng không đúng, vì phải có định, có tầm, không có tứ. Tuy nhiên, kinh chỉ nói có ba đẳng trì có tầm, có tứ, cho đến nói rộng.

Nếu chi tĩnh lự không phải đều khởi, thì vì sao không nói có định, có tầm, không có từ? Lại, trong Sơ tĩnh lự cõi Dục lẽ ra cũng có đủ ba Tam-ma-địa?

Đây là trái bỏ nói mà khế kinh đã nói. Nay, nên tư duy, lựa chọn: Sự cảm thọ vui của địa ý trong định thứ ba, đã được hỷ căn, nên gọi là hỷ.

Vì sao gọi là lạc?

Danh này gọi là lạc, cũng có nguyên nhân, vì các hỷ căn không vắng lặng, nghĩa là hỷ xao động, phấn chấn, gây nhiễu loạn tâm định, như nước, sóng cả tung vọt lên, nổi lồng bồng. Địa ý của tĩnh lự Sơ, Nhị cảm thọ hài lòng.

Vì tướng mạo như thế, nên được gọi là hỷ. Tâm thọ duyệt này trong định thứ ba, tướng nó trầm, tĩnh, chuyển vận được gọi là lạc, nên xả dụng tăng thượng trong định này, vì dứt xả hỷ, nên đặt ra chi hành xả.

Lại, vì dứt xả lạc trong định thứ tư, nên hành xả kia được gọi là thanh tịnh.

Vì sao niệm, tuệ các địa đều có, mà niệm chỉ ở hai tTĩnh lự trên, tuệ ở định thứ ba, mới được lập làm chi.

Vì tùy theo sự thích ứng tùy thuận riêng. Nghĩa là hỷ và lạc, là vị rất đam mê của các hữu tình trong ba hữu. Là lạc hơn nhất trong sinh tử hữu, là vị cuối trong sở vị của tĩnh lự thứ ba. Về lý, nên lập tuệ quán sát chán lìa. Nếu không có tuệ, thì sẽ gọi là căn thiện của địa còn không thể thành, huống chi tiến đến cầu vượt hơn, vì trị lỗi của địa mình như thế. Tĩnh lự thứ ba lập tuệ làm chi. Vì địa khác không như vậy, nên không lập tuệ. Tĩnh lự thứ hai có hỷ rất vượt hơn, khinh an, vội vã, náo loạn như La sát tư. Định thứ ba, trong có lạc rất trội, như dục hấp dẫn của cõi Trời khó bỏ. Định thứ ba thứ tư, do chi hành xả, tùy theo đối tượng thích ứng của chi hành xả, dù đã dứt xả, nhưng vì sợ thoái lui, nên khởi lập niệm ngăn ngừa. Vì địa khác không như vậy, nên không lập niệm.

Nhưng thế dụng của niệm ở định thứ ba vững mạnh, không phải chỉ giúp cho xả, cũng giúp cho tuệ, có cả ngăn ngừa lỗi của địa mình và người. Niệm thứ phải chỉ giúp sức xả, cũng có công năng giúp Tuệ, có cả khả năng phòng bị lỗi địa mình và người. Định thứ tư không như vậy, vì không có lỗi của địa mình. Do đó, định thứ tư này không lập chi tuệ. Hoặc tầm hỷ của định Sơ, Nhị dao động nhẹ bổng, dù có niệm, tuệ ngăn ngừa tác dụng soi sáng nhỏ nhiệm. Hai xả trong định thứ tư đã che lấp, vì thuận với vô minh, nên tác dụng tuệ không tăng, nên tuệ chỉ ba niệm ở cả hai định trên. Hoặc vì lỗi của lạc ở định thứ ba rất nhỏ nhiệm, nên không lập chi tuệ, không có công năng soi xét. Nếu không soi xét thì sẽ không có nhàm chán, mong cầu. Lỗi tai hại của địa mình, công đức của địa trên, nhưng hỷ tầm của địa dưới, lỗi của sắc trên thô, dù soi rọi nhàm chán, mong cầu, nhưng chưa lấy làm kỳ lạ đặc biệt, nên tuệ của ba địa khác không lập chi. Vì lỗi của lạc trong định thứ ba, khó nhận biết, nên Đức Phật nói bậc Thánh, lẽ ra phải nói nên biết: Do công dụng tuệ trong định này rất vượt hơn, vì hay biết lỗi nhỏ nhiệm, nên lập làm chi. Dù tuệ của bên thứ tư cũng có thể thấu đạt, nhưng chỉ tướng cộng chưa lấy làm đặc biệt kỳ lạ. Nghĩa là tuệ trong định kia và lạc trói buộc các địa khác nhau, là đạo lìa nhiễm, quán chung lỗi của địa dưới, không phải như tuệ của địa mình đồng một ràng buộc, có thể quán lỗi riêng, mới gọi là mong cầu Kỳ lạ, nên tự lập chi, tuệ địa trên không như vậy. Đối với tĩnh lự thứ ba đã được, đối với bên thứ tư, không phải đều tự tại, nên khi sắp lìa nhiễm lạc thọ, tuệ kia không chấp nhận lập làm thể chi, nên chỉ có định thứ ba lập tuệ làm chi, nhưng khi chánh thức thấu đạt và đã lìa đầu tiên, đều phải ngăn ngừa, cần lập chi niệm.

Vì sao khinh an lập làm thể của chi?

Vì công dụng khinh an của định Sơ, Nhị tăng, vì xúc trước kia không có vị cao siêu, do thế dụng của chi khinh an này, nên tinh tiến, siêng năng không xả, khiến cho nối tiếp nhau có đối tượng kham năng giúp đỡ đẳng trì, sao cho dẫn đến đức cao siêu. Vì có công dụng cao quý, nên lập làm chi.

Nội đẳng tịnh, gọi là pháp gì?

Gọi thể của dứt tầm, tứ, tức là tín căn, nghĩa là nếu chứng đắc tĩnh lự thứ hai, thì đối với địa định, cũng có thể trong lìa, có niềm tin sâu xa sinh, gọi là nội đẳng tịnh. Cho nên, dù các địa đều có tín căn, nhưng có thể lập chi, chỉ định thứ hai, do hiện nay, mới tin các pháp của địa định, với pháp của địa tán, vì đều có thể lìa. Lại, thân thức tầm, tứ của Sơ tĩnh lự, như đất bùn nóng, lòng tin không sáng, sạch.

Công dụng hành xả của hai tĩnh lự sau, vì lấn át đoạt lấy tín căn, nên không có nội tịnh, nghĩa là do cảnh giác, sức tin, mới tăng, vì xả trái nhau này, nên có thể lấn át, đoạt lấy, và tín là tướng tịnh, nên đặt tên tịnh, như ngọc báu thanh thủy, vì khiến tâm tịnh, vì nội tâm bình đẳng làm duyên, nên sinh, do đó tín căn, gọi là Nội đẳng tịnh. Hoặc công đức định thứ hai có, bình đẳng làm duyên dẫn sinh tịnh này, do đó kiến đặt tên gọi Nội đẳng tịnh, không phải chỉ dứt tầm tứ làm thể, mà các pháp này đều thuộc về tâm, như thọ, tưởng, tư, có thật thể riêng.

Có bộ khác nói: “Hỷ không phải hỷ thọ, mà hỷ là hành uẩn, pháp tâm sở gồm nhiếp lạc trong ba định, vì đều là hỷ thọ, nên hỷ, hỷ thọ, thể chúng đều khác”. Không phải lạc của ba định, có thể gọi là hỷ thọ. Hai A-cấp-ma, vì chứng rõ ràng, như nói về điên đảo, trong khế kinh nói: “Dần dần, năm căn như ưu, v.v… diệt không còn, diệt hỷ không còn trong định thứ ba, ở định thứ tư, diệt lạc không còn”.

Lại, kinh khác nói: Tĩnh lự thứ tư dứt lạc, dứt khổ, vì trước là hỷ, ưu mất, nên định thứ ba, không có hỷ căn. Do hỷ thọ này là hỷ chẳng phải tốt tươi. Như trước đã nói: Bảy trước trong tám Đẳng chí đều ba.

Thứ tám có hai: là định nhiễm ô.

Làm sao biết có?

Việc này do khế kinh và luận nói. Nghĩa là khế kinh nói: Định vô lậu tịnh, đã cũng nói Đức Thế tôn chưa nói tất cả định, nên biết có định nhiễm khác chưa nói. Luận nầy cũng nói: Đối với các tĩnh lự, tất cả tùy miên tùy tăng của địa mình, do văn, v.v… này, biết có định nhiễm, nên nói tĩnh lự gồm có hai thứ, do định và sinh vì có sai khác, nên định lại có hai, gọi là nhiễm, không nhiễm. Không nhiễm lại có hai thứ, nghĩa là tịnh và vô lậu. Vô lậu lại có hai: Hữu học và Vô học.

Sự sai khác như thế, về lý, có rất nhiều. Trong tĩnh lự nhiễm là có chi hay không?

Có chẳng phải tất cả không có gì? Tụng rằng:

Nhiễm như kế từ đầu

Không hỷ lạc nội tịnh

Chánh niệm, tuệ, xả niệm

Nói khác không an, xả.

Luận chép: Vả lại, có một loại tùy theo tướng nói: Trong nhiễm của tĩnh lự đầu, không có ly, sinh hỷ lạc, không phải lìa phiền não mà được sinh. Mặc dù định nhiễm ô cũng tương ưng hỷ, vì không phải nhân ly sinh, nên không thuộc về chi. Định nhiễm ô này không chỉ nói lìa dục, sinh hỷ, cũng nói là nhân lìa nhiễm của địa mình sinh, do trong khế kinh trước nói như vầy: Lìa các pháp bất thiện, ác do dục rồi, lại nữa, nói thế này: Ly sinh hỷ lạc Trong đây nói lập lại: Nói ly sinh là vì chứng tỏ cũng có hỷ lìa hoặc của địa mình sinh, vì biểu thị rõ chi hỷ chỉ là tánh thiện, nên đấng Bạc-già-phạm kết hợp với lạc nói: Tương ưng với khinh an, tất nhiên là vì thiện, do định nhiễm này, không có chi hỷ, nên chi nhiễm đầu tiên chỉ có ba thứ: Trong nhiễm thứ hai không có nội đẳng tịnh, hành giả kia vì bị phiền não quấy nhiễu, vẩn đục, nên cho dù các thế gian nói là tin có nhiễm, mà vì thuộc về bất tín, nên không lập chi. Lạc là khinh an, chỉ thuộc về tánh thiện. Vì so sánh đồng với Sơ định, nên không ngăn dứt. Vì thế chi nhiễm này chỉ có hai loại. Định nhiễm thứ hai chấp nhận có chi Hỷ, trong nhiễm định đầu không có.

Lấy gì làm chứng?

Vì hỷ của Sơ định nói là từ ly sinh, vì nói không có ly sinh trong định thứ hai, nên không có chánh, niệm, tuệ trong nhiễm thứ ba. Hành giả kia vì bị nhiễm lạc mê loạn, nên trong định nhiễm ô, dù có niệm, tuệ, nhưng bị thất niệm, gọi là bất chánh tri nên hai chi này không có trong chi nhiễm, hành xả chỉ thuộc về pháp đại thiện, vì so sánh đồng với thứ tư, vì định này không ngăn dứt, nên chi nhiễm này chỉ có hai thứ. Không có xả niệm tịnh trong nhiễm thứ tư. Hành giả kia vì bị phiền não nhiễm ô, nên do nhiễm thứ tư này chỉ có hai chi.

Có sư khác nói: Định nhiễm Sơ, Nhị, chỉ không có khinh an, trong hai nhiễm sau, chỉ không có hành xả, vì thuộc về thiện lớn, nên nói kia nói: Hỷ, tín, niệm, tuệ trong nhiễm, đều thuộc về chi, vì đều là nhiễm chung, nên trong khế kinh nói: Ba định có động, Bất động thứ tư.

Căn cứ ở nghĩa nào để nói? Tụng rằng:

Thứ tư gọi Bất động

Vì lìa tám tai họa

Tám gọi là tầm, tứ

Bốn thọ thở ra vào.

Luận chép: Ba tĩnh lự dưới gọi là Hữu động: Vì có tai họa, nên Tĩnh lự thứ tư gọi là Bất động, vì không có tai họa.

Tám tai họa là gì?

Bốn thọ tầm, tứ, hơi thở ra, hơi thở vào. Tám tai họa này tĩnh lự thứ tư đều không có, nên Phật, Thế tôn nói là Bất động. Nhưng kinh chỉ nói tĩnh lự thứ tư, không bi hỷ, lạc tầm, tứ làm lay động. Mật ý của kinh nói. Luận căn cư ở pháp tướng, vì đức Bạc-già-phạm có chỗ nói: Dứt vui, dứt khổ, trước hỷ, ưu mất, đầy đủ an trụ tĩnh lự thứ tư. Lại, nói hành của thân định kia đều diệt, hơi thở ra, hơi thở vào gọi là hành thân, nên biết, định này không phải chỉ riêng Khỏi bốn tai họa dao động: tầm, tứ, hỷ, lạc.

Có sư khác nói: Tĩnh lự thứ tư, như ngọn đèn trong nhà kín, sáng mà không chao động, nên gọi là Bất động.

Vì dụ như kinh nói, tầm tứ đâu có lỗi mà cầu lặng dứt?

Tầm, tứ này khiến cho tâm ở cảnh giới định, dù thường trói buộc niệm, nhưng không vắng lặng, như nhánh cây, dựa thân cây mà đứng yên, vì kết hợp với gió, nên lay động không ngừng. Các sư Du-già dù không ưa muốn tâm nhanh chóng dễ cởi mở đối với hành tướng cảnh, mà vì sức tầm khiến cho tâm họ rong ruổi chuyền đi, nên tầm tứ đối với định có lỗi, hỷ lạc ở định cũng làm cổ động, chỉ bốn thứ này tương ưng với định mà vì làm xao động tâm, nên kinh nói riêng thật ra hai thứ dứt khổ ưu. Hai thọ cũng làm cổ động, nên luận nói có tám.

Hai pháp tầm, tứ đã có lỗi này, không nên nói đối với chi tĩnh lự, kinh chỉ nên nói: Tầm, tứ vắng lặng, sao chấp nhận cũng nói có tầm, có tứ?

Vì biểu thị rõ tầm, tứ tuy tương ưng với định mà đối với định có thể là tai họa, vì không nói không hiểu rõ, nên chắc chắn phải nói. Hoặc tầm, tứ này ở định, đầu tiên, tạo ra tư lương, tạo ra tầm ác cõi Dục, vì đối trị phần xa. Về sau, vì ở định vượt hơn, mới là tai họa, nên nói là công sức của tầm tứ không luống uổng. Nó là nguyên tắc xả, có thực hành, là phương tiện pháp như thế. Nếu xả, thì định đầu tiên, phải nương vào đâu?, như muốn qua sông, trước phải nương thuyền bè, sau đến bờ kia. Về lý, nói chung phải xả. nên khế kinh nói: Dựa vào cõi Sắc, xuất ly cõi Dục, nương tựa Vô sắc, xuất ly cõi Sắc, chỗ dựa ở đạo, xuất ly Vô sắc. Nếu được Niết-bàn, cũng ra khỏi đạo Thánh. Hai pháp này chấp nhận có đều có với nhất tâm, như gió mạnh, yếu kết hợp với một cành cây.

Nếu hai nghiệp này gọi là năng cổ động, thì sao lại nói nghiệp này tương ưng với định?

Tâm định thô cạn, được thúc đẩy do tầm, tứ, mới có thể ra khỏi sự nhiễm thô của cõi Dục, nên tầm, tứ này được tương ưng với sơ định. Do tương ưng này chưa được thanh tịnh, như ngọn đèn dầu và mặt trời, đều duyên thấy sắc, ngọn đèn, bóng tối nhá nhem, đều soi rọi không sáng rõ. Ánh sáng mặt trời có tác dụng lìa tối, soi sáng rõ ràng.

Như thế, nên biết định Sơ tĩnh lự dù tạo ra sự mình mà tầm, tứ đều có chưa soi rọi mà không có lay động, như tĩnh lự thứ tư.

Nếu tầm ở định làm tâm xao động, rối loạn, định vô lậu này, cũng bị tai họa vì sao lập thành một chi đạo?

Đã nói tầm tứ kia khả năng thúc giục, vì chánh kiến, hành giả khi ở định, chưa tập quen, nên không thể biết rõ đó là tai họa, nên ở địa này không muốn chán lìa. Nếu đã tập quen, thì có thể biết rõ: trong Sơ tĩnh lự có tai họa này, như nước lóng sạch, ấy là trùng giấu mình, cả dưới nước quậy đục nước, hành giả đã nhận thấy hai pháp tầm tứ trong Sơ tĩnh lự, làm cho dao động, rối loạn, bèn ở một địa sinh cả chán lìa, nghĩa là sự thô, nông này, về lý, nên xả.

Tầm, tứ ở Sơ tĩnh lự đã như vậy, hỷ, v.v… ở địa trên cũng thế. Như tĩnh lự định, các thọ sai khác sinh cũng vậy hay chăng? Không vậy thìthế nào? Tụng rằng: Sinh tĩnh lự từ đầu

Có hỷ, lạc, xả thọ

Và hỷ xả, lạc xả

Chỉ xả thọ như kế.

Luận chép: Sinh trong tĩnh lự, đầu tiên có ba thọ:

  1. Hỷ thọ, tương ưng với ý thức.
  2. Lạc thọ tương ưng ba thức.
  3. Xả thọ tương ưng bốn thức.

Tĩnh lự thứ hai có hai, là hỷ và xả, tương ưng với ý thức, không có lạc thọ. Vì không còn thức, vì tâm vui thô.

Thứ ba có hai, nghĩa là lạc và xả tương ưng với ý thức.

Thứ tư có một, nghĩa là chỉ xả thọ. Tương ưng ý thức, đó gọi là định sinh, thọ có sai khác.

Ba tĩnh lự trên, không có thân ba thức và không có tầm, tứ, làm sao sinh địa tĩnh lự kia có thể thấy, nghe, xúc và khởi biểu nghiệp? Chẳng phải sinh địa tĩnh lự kia không có nhãn thức, v.v… chỉ vì không lệ thuộc địa kia.

Vì sao? Tụng rằng:

Sinh ba tĩnh lự trên

Khởi ba thức biểu tâm

Đều thuộc Sơ tĩnh lự

Chỉ vô phú thông khởi.

Luận chép: Sinh ba địa trên, khởi thân ba thức và phát tâm biểu đều thuộc về Sơ định. Sinh địa trên, khởi địa dưới, như khởi tâm hóa, nên có thể thấy, nghe, xúc và phát ra biểu.

Bốn thứ này chỉ thuộc về vô phú vô ký, không khởi nhiễm địa dưới. Vì đã lìa nhiễm, nên không khởi thiện địa dưới, vì địa dưới kém.