LUẬN A TỲ ĐẠT MA TẠNG HIỂN TÔNG
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 32

Phẩm 7: NÓI VỀ HIỀN THÁNH

(PHẦN 4)

Đã nói về sự sai khác của hướng quả thứ ba. Kế là, nên lập ra hướng quả thứ tư.

Tụng rằng:

Trong tu Hoặc cõi trên

Dứt một phẩm sơ định

Đến tám phẩm Hữu Đảnh

Đều hướng A-la-hán.

Đạo Vô gián thứ chín

Gọi Kim cương dụ định

Tận đắc cùng tận trí

Thành ứng quả Vô học.

Luận chép: Tức người Bất hoàn, tiến đến dứt hoặc do tu dứt của cõi Sắc và Vô sắc.

Từ dứt một phẩm sơ định là đầu tiên, đến dứt tám phẩm Hữu Đảnh là sau. Nên biết chuyển gọi là hướng A-la-hán, tức ở đây nói đạo Vô gián thứ chín dứt hoặc Hữu Đảnh trong hướng A-la-hán, cũng gọi là định Kim cương dụ. Định này cứng chắc, dụ như Kim cương, vì không có một tùy miên nào mà không thể phá tan, vì trước đã phá, nên không phá tất cả, thật sự có công năng phá. Tất cả công năng dù trong thấy đạo, cũng có công năng dứt trừ. Phiền não Hữu Đảnh, do vô lậu đối trị, mà hoặc do kiến dứt có thể làm một phẩm. Dứt tức khắc chín phẩm, vì thế lực yếu kém. Lại, vì không Có sự hoặc dễ dứt, nên công năng đối trị không đặt danh từ Kim cương dụ.

Trong đây, đã nói định Kim cương dụ, chủ thể trị tất cả phẩm vi đời sau cuối rất khó dứt trong hoặc hữu sự, nên biết có khả năng phá tan tất cả tùy miên. Do sức này có thể trong khoảnh khắc một sát-na, chứng dứt tất cả hoặc sự lìa buộc, đạt vô lậu ly hệ đắc.

Như thế, đã nói về định Kim cương dụ, chỉ thuận theo một tương ưng với một trong sáu trí, nghĩa là bốn thứ: loại trí, diệt, đạo, pháp trí, duyên mười sáu hành tướng của bốn Thánh đế, căn cứ chung chín địa. Vì căn cứ ở nghĩa đã thành, nên sự sai khác này nói có nhiều thứ. Vả lại, Vị chí gồm nhiếp năm mươi hai, nghĩa là khổ, tập loại trí, quán khổ, tập Hữu Đảnh tạo ra hành tướng, v.v… của nhân phi thường, v.v… Sự sai khác tương ưng với Vị chí kia thành tám, diệt, đạo, pháp trí quán diệt, đạo cõi Dục, tạo ra hành tướng như đạo, v.v… diệt tĩnh, v.v…

Sự sai khác tương ưng với diệt, đạo kia cũng có tám.

Diệt loại trí đối với diệt của tám địa, mỗi mỗi quán riêng, tạo ra bốn hành tướng, tương ưng với hành tướng đó, thành ba mươi hai. Đạo loại trí đối với đạo tám địa, tất cả quán chung tạo ra bốn hành tướng. Sự sai khác tương ưng với hành tướng kia thành bốn, do trị đạo phẩm loại trí của tám địa, đồng loại nhân nhau, vì duyên chung, nên diệt chỉ duyên riêng, đạo thì không như vậy, vì về phần tùy miên đã thành lập đủ, như Vị chí gồm nhiếp có năm mươi hai, bốn tĩnh lự trung, nên biết cũng vậy.

Không vô bên xứ có hai mươi tám, nghĩa là trừ diệt, đạo, phẩm pháp trí có tám và trừ quán diệt đế của bốn địa dưới, đều có bốn hành tướng, tương ưng với mười sáu, vì dựa vào Vô sắc, nên không có pháp trí và duyên phẩm diệt, loại trí của địa dưới, nên duyên đạo của địa dưới, về lý không có ngăn dứt, còn đạo thì duyên chung (ở trước đã giải thích), pháp khác như trước, có hai mươi tám.

Thức Vô bên xứ có hai mươi bốn, Vô sở hữu xứ chỉ có hai mươi, nghĩa là các xứ đó ở trước lại trừ quán bốn, tám hành tướng của cảnh diệt Thánh đế của địa dưới, thuận theo thứ lớp đó, cứ như trước, nên giải thích. Các hữu muốn cho ba địa Vô sắc có người duyên diệt loại trí của địa dưới, người ấy nói thế này: Không vô bên xứ, thêm mười sáu trước.

Thức vô bên xứ thêm hai mươi trước. Vô sở hữu xứ thêm hai mươi bốn.

Như thế nói chung căn cứ ở địa Vô sắc, định Kim cương dụ có bảy mươi hai thứ hoặc. Lại nữa, nói có một trăm ba mươi hai.

Có sư khác nói: Phẩm đạo loại trí đối với đạo của tám địa, vì cũng đều quán riêng, nên sáu địa trước, mỗi địa đều có tám mươi. Không vô bên xứ chỉ có bốn mươi, Thức vô bên xứ có ba mươi hai, Vô sở hữu xứ có hai mươi bốn. Lại có người muốn cho phẩm diệt loại trí, đối với diệt của tám địa, vì có quán riêng, chung, nên trong sáu địa trước, mỗi địa có một trăm sáu mươi bốn, Không vô bên xứ chỉ có năm mươi hai, Thức vô bên xứ có ba mươi sáu, Vô sở hữu xứ có hai mươi bốn.

Các xứ đó đều phi lý, vì đạo là duyên chung, diệt chỉ duyên riêng. Vì nhân có, không, nên Tôn giả Diệu Âm nói thế này: Định Kim cương dụ gồm có mười ba, nghĩa là dứt hoặc do kiến tu dứt của Hữu Đảnh, đạo Vô gián gồm nhiếp mười ba sát-na. Việc này cũng không đúng, vì tám đạo Vô gián trước của bốn thứ nhẫn, đều không phải là phẩm trên tột cùng. Định này đã có thể dứt hoặc ở phẩm thứ chín của địa Hữu Đảnh, có công năng dẫn hoặc này đều được có hành. Tận trí khiến khởi định Kim cương dụ, là đạo Vô gián sau cùng trong dứt hoặc, đã sinh tận trí, là đạo Giải thoát sau cuối trong dứt hoặc, nên nói định này đã dẫn sinh trí đều khởi tận đắc với phẩm thứ chín. Hoặc nói tận này nhằm làm sáng tỏ tất cả tận. Nghĩa là hoặc phẩm thứ chín và còn lại đều được trạch diệt, nên gọi là tận. Định Kim cương dụ dẫn dắt các hoặc, tận đắc cùng Có sự vận hành của tận trí, khiến cho khởi. Trí này tận đắc với tất cả phiền não, vì đều sinh đầu tiên, nên gọi là Tận trí.

Có sư khác nói: Trong thân hoặc tận trí này sinh đầu tiên, nên gọi là tận trí.

Tận trí như thế đến khi đã sinh, thì sẽ thành quả A-la-hán Vô học. Vì đã được pháp quả ứng của Vô học, nên được quả riêng, ứng với tu học, vì quả này không có, nên được gọi là Vô học.

Lẽ nào không phải Vô học cũng hy vọng quả riêng, vì người Vô học cũng chuyển căn?

Lời hỏi này không đúng, vì như Hữu học trước, cầu được quả riêng, điều này không đúng, vì đã nói tận trí, đến lúc đã sinh, ấy là thành quả A-la-hán Vô học. Về nghĩa căn cứ vào tận trí khi chưa sinh, đã sinh, bảy bậc Thánh trước đều gọi là Hữu học, là được quả riêng, vì siêng tu học, nên trụ vị bản tánh.

Sao gọi là Hữu học?

Vì ý học chưa mãn, vì học được thường thuận theo.

Vì sao Vô học gọi là A-la-hán?

Vì tu học các hạnh lợi mình đã hoàn thành, lẽ ra chỉ phải làm việc ích lợi cho người, như Khế kinh nói: Không tự điều phục, mà điều phục được người khác, là không có việc này. Hoặc tất cả phàm phu Hữu học, vì là đối tượng nên cúng dường, nên gọi là quả ứng.

Thế nào là pháp học?

Nghĩa là người Hữu học, pháp hữu vi vô lậu.

Thế nào là pháp Vô học?

Nghĩa là người Vô học, pháp hữu vi vô lậu. Các pháp vô vi dù là vô lậu, nhưng không gọi là học pháp Vô học, vì người có đắc, thân phàm phu, v.v… cũng thành tựu. Nếu người không có đắc, thì không lệ thuộc vào Hữu học, Vô học.

Như thế, Hữu học và Vô học, tổng cộng thành tám Thánh Bổ-đặcgià-la. Vì hành, hướng, trụ quả đều có bốn, nên danh dù có tám, nhưng sự chỉ có năm, nghĩa là trụ bốn quả và hướng Sơ quả, vì hướng của ba quả sau, không lìa quả trước, nên ở đây, căn cứ ở người đắc quả dần dần mà nói. Nếu người lìa dục gấp bội, hoàn toàn lìa dục, trụ trong thấy đạo, gọi là Nhất lai, hướng quả Bất hoàn, thì không phải thuộc về quả trước.

Tu đạo có cả hữu lậu, vô lậu, đạo nào lìa được nhiễm của địa nào?

Hai đạo hiện tiền lìa nhiễm của các địa.

Mỗi đạo dẫn bao nhiêu thứ ly hệ đắc?

Tụng rằng:

Hữu Đảnh do vô lậu

Khác do hai, lìa nhiễm

Thánh hai lìa, tám tu

Đều hai ly hệ đắc.

Luận chép: Tất cả phiền não trong địa Hữu Đảnh, chỉ cho đạo vô lậu khiến cho lìa hẳn. Đạo này mạnh hơn đối với thế lực hữu lậu. Vì từ địa trên, v.v… đều có công năng đối trị, nên chỉ ở thứ lớp trong địa của phần gần trên, khởi đạo thế tục, trị được hoặc của địa dưới. Hoặc của địa Hữu Đảnh đã không có địa trên, nên không có hữu lậu. Lìa được nhiễm kia, các đạo thế tục không trị hoặc mình, là tùy miên của mình, vì đối tượng tùy tăng nên không trị hoặc của địa trên, vì thế lực yếu kém. Phiền não hiện có trong tám địa khác, chung cho hai đạo có thể khiến lìa hẳn, vì đều có đạo thế tục của bên trên, vì đều có tự đạo vô lậu của bờ mé dưới, nên bậc Thánh dùng hai đạo hữu lậu và vô lậu. Khi lìa tu đoạn của tám địa dưới, mỗi đạo đều dẫn sinh đủ hai ly hệ đắc. Hai thứ đạo dứt hữu lậu, vô lậu, vì đồng với đối tượng tạo tác trong tám địa. Do Hữu học này lìa tám tu đoạn, đạo thế gian, xuất thế gian, thuận theo một hiện tiền, đều tu vị lai đạo thế gian, xuất thế gian, đây là nói tướng cộng. Do đạo vô lậu khi lìa tám phẩm trước của bảy địa trên, không tu bên trên, vì đạo thế tục, nên chỉ có một ly hệ đắc của vô lậu, lìa phẩm thứ chín, mới có thể đủ hai. Hoặc nên thừa nhận đạo lìa đắc mà tu. Hoặc 566 khi dứt nhiễm, thừa nhận căn cứ ở địa dưới tu địa trên.

Đã nói bậc Thánh hai lìa tám tu đều có thể dẫn sinh. Hai ly hệ đắc, chuẩn y biết bậc Thánh lìa Hữu Đảnh tu và khi kiến dứt, dùng đạo vô lậu chỉ dắt dẫn vô lậu, ly hệ đắc sinh, cũng không là tu vị lai đạo thế tục vì khác nhau sự với đạo thế tục. Phàm phu lìa tám, dùng đạo hữu lậu chỉ dắt dẫn hữu lậu, ly hệ đắc sinh, cũng không phải tu vị lai đạo vô lậu, vì chưa nhập Thánh, nên không nói tự thành.

Có sư khác nói: Dùng đạo vô lậu khi lìa nhiễm do tu dứt của tám địa dưới. Làm sao biết cũng sinh hữu lậu, ly hệ đắc có xả phiền não của vô lậu đắc, vì không thành? Nghĩa là bậc Thánh Hữu học, khi dùng đạo vô lậu lìa nhiễm hữu lậu kia, nếu không dẫn sinh, đồng trị hữu lậu đắc ly hệ, thì dùng Thánh đạo lìa đủ, tám địa sau dựa vào tĩnh lự khi được chuyển căn, xả tức khắc các căn tánh chậm lụt từ trước đến nay, Thánh đạo chỉ được quả nhạy bén của tĩnh lự. Hoặc trên của Thánh đạo lìa buộc, lẽ ra đều không thành, đây là trở lại thành phiền não kia, nhưng vì không phải đối tượng mà ta đã thừa nhận, nên đủ hai đắc.

Chứng cứ này không đúng, vì không chắc chắn, như khi chia lìa Hữu Đảnh, được chuyển căn và phàm phu sinh lên cõi trên, vì không thành hoặc, nên hai đạo này dù không có đắc phiền não dứt, nhưng vì thắng tiến, nên ngăn dứt hoặc sinh. Hai đắc kia lẽ ra cũng vậy, nên chứng phi lý.

Do đó, chỉ có thể nói như thế này: Hai đạo đối với đó, vì đối tượng tạo tác đồng, nên tùy theo một hiện khởi dẫn hai đắc sinh, không thể nói là vì thành dứt.

Đã nói về phần lìa nhiễm do đạo khác nhau. Nay, kế là nên nói do địa sai khác.

Do đạo của địa nào lìa nhiễm của địa nào?

Tụng rằng:

Đạo Vị chí vô lậu

Lìa được tất cả địa

Còn tám lìa trên, mình

Hữu lậu lìa kế dưới.

Luận chép: Các đạo vô lậu dựa chung chín địa, nghĩa là bốn tĩnh lự, Vị chí, Trung gian và ba Vô sắc. Nếu Vị chí gồm nhiếp hay lìa cõi Dục, cho đến Hữu Đảnh thì thuộc về tám địa khác, tùy theo vào đối tượng thích ứng của tám địa ấy, đều có thể lìa địa mình và nhiễm của địa trên, không thể lìa nhiễm của địa dưới. Khi chưa lìa nhiễm của địa dưới, thì đạo trên sẽ không hiện ở trước. Tất cả các đạo hữu lậu chỉ có thể lìa theo thứ lớp nhiễm của địa dưới, không phải nhiễm của địa mình cũng như phiền não của địa mình, vì đối tượng tùy tăng, vì thế lực yếu kém, vì trước đã lìa nhiễm, nên đối với chỗ dựa phần gần, lìa nhiễm của địa dưới, như đạo Vô gián đều thuộc về phần gần.

Các đạo Giải thoát cũng là phần gần chăng? Bất định thế nào?

Tụng rằng:

Phần gần lìa nhiễm dưới

Ba đầu, giải thoát sau

Căn bản hoặc phần gần

Địa trên, chỉ căn bản.

Luận chép: Phần gần, đối tượng nương tựa của các đạo có tám, nghĩa là bốn tĩnh lự. Đối tượng lìa bên dưới của Vô sắc có chín, nghĩa là tám định cõi Dục, ba phần gần đầu tiên, lìa ba nhiễm của địa dưới. Khi giải thoát thứ chín hiện ở trước, hoặc nhập căn bản, hoặc tức là phần gần, năm phần gần địa trên, đều lìa nhiễm của địa dưới. Khi đạo Giải thoát thứ chín hiện ở trước, thì nhập căn bản, không phải là phần gần, căn bản của phần gần, v.v… vì xả căn, nên căn bản phần gần của ba tĩnh lự dưới, vì thọ căn khác, nên hữu không thể nhập, chuyển nhập khác với thọ, vì có chút khó khăn, nên khi lìa nhiễm của địa dưới, sẽ ưa thích địa trên, nếu thọ không khác thì nhập căn bản. Các đạo xuất thế, Vô gián, giải thoát, trước kia đã nói duyên mười sáu hành tướng, cảnh của bốn đế, y theo nghĩa tự thành.

Đạo thế tục duyên tạo tác nào? Hành tướng nào?

Tụng rằng:

Đời Vô gián, giải thoát

Thứ lớp duyên dưới trên

Tạo khổ, thô, chướng hành

Và ba: tĩnh, diệu ly.

Luận chép: Đạo thế tục, Vô gián và Giải thoát, như thứ lớp có thể duyên địa dưới, địa trên, làm khổ, thô, chướng ngại và tịnh, diệu, ly, nghĩa là các đạo Vô gián duyên theo thứ lớp của địa mình, các pháp hữu lậu của địa dưới, tạo ra nỗi khổ thô, v.v… Tùy theo một hành tướng trong ba hành tướng. Nếu các đạo Giải thoát duyên theo thứ lớp của địa trên. Các pháp hữu lậu tạo ra tĩnh, diệu, v.v… tùy theo một hành tướng trong ba hành tướng. Căn cứ vào sự chấp nhận có nói là hai đạo đều ba, không phải các hữu tình đối với vị lìa nhiễm, đạo Vô gián, Giải thoát đều đủ ba, trong các địa dưới, vì thường trạo cử, sự vắng lặng yếu ớt, nên gọi là thô. Mặc dù rất nhọc nhằn vất vả, tạm thời khiến cho thế dụng của trạo cử yếu kém, nhưng vẫn không thể dẫn sinh cái đẹp, diệu lạc, nên gọi là khổ, có rất nhiều thứ tai hại, bó buộc, trở ngại và làm chướng ngại khiến không có công năng, thấy cõi xuất ly, nên gọi là chướng ngại. Trong các địa trên, không có công dụng, vì trạo cử yếu kém, nên gọi là tĩnh. Không lập ra sự nhọc nhằn vất vả, trạo cử yếu kém, vì dẫn sinh thắng lạc, nên gọi là diệu, tai hại hiện có đối với địa dưới, có thể kiến chắc chắn, tâm bất sinh ưa thích, và có thể hướng đến giải thoát kia, nên gọi là ly, nên biết trong đây đã kiêm biểu thị rõ về hành tướng của Vô gián, Giải thoát, đều đủ ba tướng, trái nhau mà sinh, như theo thứ lớp đó, nghĩa là đạo Vô gián duyên địa dưới là thô, trong đạo Giải thoát duyên địa trên là tĩnh. Pháp khác trái ngược nhau khởi như thứ lớp, nên biết. Nhưng khi lìa nhiễm khởi, thì không chắc chắn. Đạo thế tục, Vô gián và giải thoát, vì lìa được chín phẩm nhiễm của địa dưới, v.v…, nên biết cũng có chín phẩm sai khác, phàm phu trong đây lìa nhiễm cõi Dục, ba hành thô, v.v… của chín đạo Vô gián, thuận theo một hiện tiền, đều tu vị lai ba hành thô, v.v…, ba hành tĩnh, v.v… của tám đạo Giải thoát, thuận theo một hiện tiền đều tu vị lai ba hành thô, v.v…, ba hành tĩnh, v.v… của tám đạo Giải thoát, thuận theo một hiện tiền đều tu vị lai sau sáu hành thô, v.v…, đạo Giải thoát hiện tại, vị lai đã tu như trước. Tám đạo Giải thoát khác với trước. Lại nữa, tu vị lai, Sơ tĩnh lự gồm nhiếp vô bên hành tướng.

Như thế, cho đến lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, đối tượng tu đạo Vô gián, giải thoát, nên biết, nếu các bậc Thánh dùng đạo thế tục để lìa nhiễm cõi Dục, thì ba hạnh như thô, v.v… của đạo Vô gián thuận theo một hiện tiền, đều ở vị lai tu mười chín hạnh, nghĩa là ba hữu lậu, vô lậu, thô, v.v…, mười sáu hạnh Thánh, tám đạo Giải thoát, ba hạnh như tĩnh, v.v… thuận theo một hiện tiền, đều vị lai tu hai mươi hai hạnh, nghĩa là mười chín trước thêm ba thứ như tĩnh, v.v… Đạo Giải thoát sau, hiện tại, vị lai đối tượng tu như trước, tám đạo Giải thoát khác với giải thoát trước, nghĩa là lại tu Sơ tĩnh lự vị lai vô bên hành tướng lìa nhiễm sơ định, ba hạnh như thô, v.v… của chín đạo Vô gián, thuận theo một hiện tiền đều tu mười sáu hạnh ở vị lai, nghĩa là ba hạnh như thô, v.v… và chỉ mười sáu hạnh Thánh vô lậu. Mười sáu hạnh này là thuộc về địa dưới, vì bên địa trên không có hạnh Thánh, nên về sau, tu hạnh Thánh. Căn cứ ở hạnh Thánh nên biết, ba hạnh như tĩnh, v.v… của tám đạo Giải thoát thuận theo một đạo hiện tiền, đều tu hai mươi hai hạnh ở vị lai, nghĩa là mười chín hạnh trước thêm ba thứ như tĩnh, v.v…, đạo Giải thoát sau, hiện tại, vị lai đã tu tám đạo Giải thoát như trước, khác với trước. Lại nữa, tu vô bên hành tướng thuộc hai tĩnh lự vị lai.

Như vậy cho đến lìa nhiễm Vô sở hữu, đã tu đạo Vô gián, đạo Giải thoát, nên biết.

Có sư khác nói: Phàm phu, bậc Thánh lìa dục trong đạo Giải thoát, đạo Vô gián, cũng tu bất tịnh, niệm hơi thở, từ, v.v…, lìa địa trên khác đã tu như trước, vì căn thiện rộng của bên Sơ tĩnh lự, nên tu các bên định bên trên của hành như thế, vì một ít căn thiện đã tu như trước. Lại, trong cõi Dục có nhiều phiền não, vì muốn dứt trừ phiền não ấy, nên tu nhiều đối trị, còn địa trên thì không như vậy, nên tu đối trị ít. Lìa nhiễm cõi Dục, chín đạo Vô gián, tu ba hạnh như thô, v.v… ở vị lai, chỉ duyên tám đạo Giải thoát của cõi Dục, tu ba hạnh như thô, v.v… ở vị lai, duyên chung cõi Dục và ba hạnh như tĩnh, v.v… của Sơ tĩnh lự, duyên Sơ tĩnh lự, đạo Giải thoát sau, tu ba hạnh như thô, v.v… ở vị lai, duyên chung ba cõi. Ba hạnh như tĩnh, v.v… duyên Sơ tĩnh lự cho đến Hữu Đảnh. Lìa nhiễm sơ định, chín đạo Vô gián, tu ba hạnh như thô, v.v… ở vị lai, duyên Sơ tĩnh lự. Tám đạo Giải thoát đã tu ba hạnh như thô, v.v… ở vị lai, duyên ba hạnh như tĩnh, v.v… của định thứ nhất, thứ hai, duyên định thứ hai. Đạo Giải thoát sau tu ba hạnh như thô, v.v… ở vị lai, duyên chung ba cõi. Ba hạnh như tĩnh, v.v… duyên định thứ hai cho đến Hữu Đảnh. Lìa nhiễm của hai tĩnh lự, ba tĩnh lự, tùy theo đối tượng thích ứng của các tĩnh lự đó, căn cứ như trước đã nói. Lìa nhiễm của bốn định, chín đạo Vô gián tu ba hạnh như thô, v.v… ở vị lai, duyên định thứ tư. Tám đạo Giải thoát tu ba hạnh như thô, v.v… ở vị lai, duyên định thứ tư và duyên Không xứ. Nhưng chẳng phải một niệm, vì cõi khác nhau, nên ba hạnh như tĩnh, v.v… chỉ duyên Không xứ. Đạo Giải thoát sau tu ba hạnh như thô, v.v… ở vị lai, ba hạnh như tĩnh, v.v… đều duyên Không xứ cho đến Hữu Đảnh. Lìa nhiễm Không xứ, chín đạo Giải thoát tu ba hạnh như thô, v.v… ở vị lai, chỉ duyên Không xứ. Tám đạo Giải thoát tu ba hạnh như thô, v.v… ở vị lai, chỉ duyên Không xứ, Thức xứ, ba hạnh như tĩnh, v.v… chỉ duyên thức xứ. Đạo Giải thoát sau tu ba hạnh như thô, v.v… ở vị lai, ba hạnh như tĩnh, v.v… đều duyên Thức xứ cho đến Hữu Đảnh.

Lìa nhiễm Thức xứ, nhiễm Vô sở hữu, tùy theo vào đối tượng thích ứng của các xứ đó, đều y như trước đã nói.

Vì sao ba hạnh như thô, v.v… tu ở vị lai trong đạo Giải thoát sau cuối?

Thuộc về tĩnh lự, nghĩa là duyên chung ba cõi. Thuộc về Vô sắc, nghĩa là chỉ duyên trên địa của mình. Trong các tĩnh lự có duyên khắp trí, căn bản Vô sắc, không phải duyên cõi dưới, nên đối tượng duyên của hai đối tượng tu có khác nhau.

Luận phụ đã rồi, nên nói về nghĩa gốc: Vốn nói các vị căn thiện cùng sinh, trước đã nói.

Đã nói định Kim cương dụ. Vô gián có tận trí nối tiếp sinh. Vô gián tận trí có trí nào khởi?

Tụng rằng:

Sau Tận trí Bất động

Tất khởi trí vô sinh

Tận khác hoặc chánh kiến

Quả ứng này đều có.

Luận chép: Trước là pháp Bất động, các A-la-hán, tận trí Vô gián, trí vô sinh khởi, trí này là gốc của trí kia, vì đối tượng mong cầu, sẽ với tận trí, đều cùng lúc mà được, nghĩa là tận trí kia cầu được thuận với sự đáp điều mình đã hiểu, nếu không thì sẽ chướng ngại cho việc nhập Niết-bàn. Các A-la-hán khi được cộng trí, tức cũng chí cầu được trí vô sinh. Nhưng tận trí kia, về lý nên khởi trước, vì là đối tượng mong cầu trước trong vị nhân, nên trước là pháp Bất động. Sau định Kim cương được trí vô sinh mà chưa hiện tiền, vì tận trí Vô gián mới được hiện khởi, trừ Bất động ở trước, A-la-hán khác, với tận trí Vô gián, có tận trí sinh, hoặc tức dẫn sinh chánh kiến Vô học, không phải trí vô sinh, vì về sau chấp nhận lui sụt, nghĩa là nếu trước kia là tánh của thời giải thoát, thì mặc dù ở phần vị nhân, đã cầu cả hai thứ, nhưng đến quả cùng tột, vì chấp nhận có lui sụt, nên trong vị chánh diệt của định Kim cương dụ không được vô sinh, chỉ được tận trí, nên sau tận trí, tận trí thể hiện ở trước. Hoặc tức dẫn sinh chánh kiến Vô học, trước là pháp Bất động, sau trí vô sinh, có trí vô sinh khởi, hoặc chánh kiến Vô học, Vô học này kiến tất cả quả ứng đều được có chung, vì cũng như tận trí, nên trong vị chánh diệt của định Kim cương dụ, tất cả đều được chánh kiến Vô học. Nhưng chánh kiến này vì không phải đối tượng mong cầu chính, nên hai trí tận và vô sinh Vô gián. Hoặc có liền khởi, hoặc chưa hiện tiền.

Về nghĩa lược chung trong vị này: Nếu Bất động trước, đầu tiên khởi tận trí thì chỉ một sát-na, kế là trí vô sinh cũng một sát-na, hoặc có nối tiếp nhau. Nếu là thời giải thoát, thì đầu tiên khởi tận trí, hoặc một sát-na, hoặc có nối tiếp nhau, hai trí này khởi chánh kiến Vô học, đều không có chắc chắn sát-na nối tiếp, như trước đã nói vì chánh kiến Vô học kia không phải chánh mong cầu, như nói: Sa-môn và quả Sa-môn.

Sao gọi là tánh Sa-môn? Thể của quả Sa-môn này là gì? Quả vị sai khác gồm có bao nhiêu thứ?

Tụng rằng:

Đạo tịnh, tánh Sa-môn

Quả hữu vi, vô vi

Quả có tám mươi chín

Đạo Giải thoát và diệt.

Luận chép: Nói Sa-môn, nghĩa là có thể dứt trừ hẳn sự sinh trong các đường, cõi, sinh tử ma quái, hoặc hay siêng năng, cố gắng dứt các lỗi, khiến cho vắng lặng hẳn, nên gọi là Sa-môn, như Đức Bạc-giàphạm tự giải thích như thế này: Do hay siêng năng, khó nhọc, dứt trừ các việc, bất thiện, lỗi tạp nhiễm. Nói rộng cho đến nên gọi là Samôn.

Tất cả Sa-môn, gọi là tánh Sa-môn, tánh này tức là pháp mà Samôn huân tu. Huân là nghĩa bài trừ hoặc hôi hám của sự sinh, tức dùng Thánh đạo vô lậu làm thể, không phải đạo thế tục, do dứt sạch hết các lỗi, vắng lặng rốt ráo, do phàm phu này dù có thể đã dứt nhiễm của Vô sở hữu xứ, nhưng không phải Sa-môn (chân thật), vì các lỗi còn sót lại, nên chỉ lặng dứt tạm thời, chứ không phải rốt ráo. Đạo vô lậu đã là tánh Sa-môn, vì dùng chung hữu vi, vô vi làm quả, nên thể của quả Sa-môn có cả hữu vi, vô vi. Quả này Đức Phật nói gồm có bốn thứ, gọi là đầu tiên, Dự lưu, sau A-la-hán. Phẩm đạo loại trí gọi là hữu vi. Thể của quả Dự lưu là kiến dứt, pháp dứt, gọi là thể của quả Dự lưu vô vi. Phẩm đạo loại trí hoặc lìa cõi Dục, phẩm đạo Giải thoát vô lậu thứ sáu, đó gọi là hữu vi, thể của quả Nhất lai. Kiến dứt, pháp dứt và dứt sáu phẩm trước trong tu dứt thuộc về cõi Dục, đó gọi là vô vi. Phẩm đạo loại trí thể của quả Nhất lai, hoặc phẩm đạo Giải thoát vô lậu thứ chín lìa cõi Dục, đó gọi là hữu vi.

Thể của quả Bất hoàn, kiến dứt, pháp dứt, dứt do tu dứt của cõi Dục, đó gọi là vô vi. Thể của quả Bất hoàn, tận trí, trí vô sinh, phẩm chánh kiến Vô học, đó gọi là hữu vi. Thể của quả A-la-hán: Pháp dứt do kiến, tu dứt của ba cõi, đó gọi là vô vi, thể của quả A-la-hán. Tuy nhiên, trong Khế kinh, Đức Bạc-già-phạm chỉ nói vô vi, thể của quả Sa-môn, như nói: Sao gọi là quả Dự lưu? Nghĩa là dứt trừ ba kiết… cho đến: Sao gọi là quả A-la-hán? Nghĩa là đã đoạn trừ hẳn tham, giận, si, v.v… Nên biết nói dứt là gồm nói dứt ở trước.

Vì sao thể của quả Sa-môn kia chỉ nói vô vi?

Vì vô vi này chỉ là quả, nghĩa là các trạch diệt, chỉ có quả Samôn. Vì đạo có cả Sa-môn, nên lược qua không nói. Hoặc vì pháp vô vi là quả không phải quả hữu vi, vì đạo có cả hai loại nên lược không nói. Hoặc pháp vô vi lìa lỗi hữu vi, vì khiến cho ưa thích, cho nên nói riêng, hoặc ở kinh này chỉ nói quả vô vi là lời nói có khác, không nên chấp hoặc, kinh này chỉ nói ba kiết dứt, v.v…, vì không nói dứt khắp phiền não khác, như Khế kinh nói: Tâm hồi chuyển nhanh chóng, tinh tiến có thể chứng Bồ-đề vô thượng, vượt qua tưởng dứt thực, các tưởng sắc, không có tưởng đối, không phải pháp khác thì không đúng. Nên biết kinh này nói cũng giống như thế. Như do ý riêng, chỉ nói vô vi là quả Sa-môn, cũng do ý riêng, nói quả Sa-môn chỉ có bốn thứ. Nếu xả ý riêng, luận ngay pháp tướng, thì tức là quả Sa-môn có tám mươi chín, đều là đạo Giải thoát, lấy trạch diệt làm tánh, nghĩa là vì dứt hẳn phiền não của ba cõi. Có tám mươi chín đạo Vô gián khởi, thuộc về thấy đạo, số ấy có tám. Pháp loại trí nhẫn đều có bốn, thuộc về tu đạo có tám mươi mốt, chín địa, vì mỗi địa đều có chín đạo Vô gián. Tám mươi chín này chỉ có tánh Sa-môn. Tánh Sa-môn này do Vô gián sinh, tám mươi chín đạo Giải thoát cũng là quả Sa-môn hữu vi, là vì quả sĩ dụng đẳng lưu kia, tức dứt các hoặc do Vô gián dứt. Tám mươi chín các trạch diệt chỉ quả Sa-môn vô vi, vì là quả sĩ dụng, ly hệ kia, nên đạo Vô gián kia có thể dứt chướng ngại đắc này, vì chứng đắc.

Lẽ nào không phải tánh Sa-môn cũng gồm nhiếp đạo Giải thoát, các đạo Vô gián chăng? Cũng lại vì quả sĩ dụng, đẳng lưu kia, lẽ ra đạo Vô gián cũng thuộc về quả Sa-môn hữu vi. Không như vậy chỉ không phải các đạo Vô gián, tất cả đều là quả của đạo Giải thoát chăng?

Dù có việc này, nhưng chỉ có thể nói: Do sức đạo Vô gián, đạo Giải thoát khởi, sức đạo Vô gián kia có thể dứt vì khởi chướng của đạo này, nên Vô gián của đạo kia, đạo này sẽ sinh, không phải sức đạo Giải thoát dẫn đạo Vô gián khởi, vì đạo Giải thoát này không thể dứt chướng kia, nên không phải vì Vô gián của đạo này, đạo kia sẽ sinh, nghĩa là dù cũng có Vô gián, nhưng không đều như vậy. Và, không phải sức đạo Vô gián này, nghĩa là có lúc khác, vì sức gia hạnh khác đã dẫn khởi. Hoặc có người vì không bao giờ sinh lại, nên không có lỗi giống nhau.

Vì sao Khế kinh nói: Quả Sa-môn không phải tám mươi chín mà chỉ nói bốn?

Lẽ nào không phải đã nói: Vì kinh có ý riêng chăng?

Ý riêng gì?

Lại có giải thích rằng: Chỉ các người tu hạnh quán trong bốn vị, vì rõ ràng, tuệ giác vui mừng sinh, nghĩa là chỉ bốn vị, rất đáng tin cậy, không phải vị khác. Nếu hành giả có lui sụt mất, chưa chết, lại được trở lại.

Có sư khác lại nói: Chỉ bốn vị này như thứ lớp, có thể vượt qua đường ác. Bốn vị kia do hàng trời, người sinh, mà chỉ rõ, nên chỉ thế lực tham, v.v… của phẩm trung thượng, sinh về đường ác, vì không phải phẩm hạ. Hoặc hữu vốn có hai, nghĩa là Hữu Đảnh, cõi Dục, hai vượt qua Hữu Đảnh, hai vượt qua cõi Dục nên chỉ lập bốn làm quả Sa-môn, hoặc các phiền não gồm có hai loại:

  1. Vô ký.
  2. Bất thiện.

Đầu tiên vượt qua hai thứ, sau vượt qua vô ký. Nhất lai, Bất hoàn chỉ vượt qua bất thiện, vì ác khó vượt qua, nên chỉ lập bốn.

Có sư khác nói: Không phải đức Bạc-già-phạm đối với tám mươi chín không hiện chứng biết, nhưng chỉ nói bốn quả Sa-môn. Tụng rằng:

Năm nhân, lập bốn quả

Xả từng được đạo hơn

Tập dứt, được tám trí

Đốn tu mười sáu hành.

Luận chép: Nếu vị đoạn đạo đầy đủ năm nhân, thì trong kinh Đức Phật đã lập đoạn kia và được đều cùng lúc với dứt mà sinh đạo Giải thoát tịnh làm quả Sa-môn.

Nói năm nhân:

1. Xả đạo từng được: Nghĩa là xả quả đắc trước kia vì hướng đạo.

2. Được đạo vượt hơn: Nghĩa là được quả, vì gồm nhiếp đạo cao quý.

3. Tập dứt chung: Nghĩa là đắc của một quả, đắc chung từ trước đến nay, mà đã dứt được.

4. Được tám trí: Nghĩa là vì trong một lúc đều được bốn pháp, bốn loại trí.

5. Có thể tu tức khắc mười sáu hành tướng: Nghĩa là hay tu tức khắc, vì không phải thường, v.v…, nên trụ bốn quả vị đều đủ năm nhân, vì vị khác không như vậy, nên chỉ nói có bốn.

Nếu chỉ đạo tịnh là tánh Sa-môn, thì hai quả mà sức đạo hữu lậu đã được, vì sao cũng thuộc về quả Sa-môn?

Tụng rằng:

Đạo, thế gian đắc dứt

Chỗ đạt của Thánh xen

Vô lậu được gìn giữ

Cũng gọi quả Sa-môn.

Luận chép: Vả lại, trạch diệt mà đạo vô lậu sở đắc, là thuộc về quả Sa-môn, lý ấy cực thành. Khi được hai quả, số thể trạch diệt mà các đạo thế tục sở đắc rất ít so với trạch diệt bậc Thánh sở đắc lại nhiều, chung thành một đắc, được thành chung một quả. Cho nên, ở đây vì ít theo nhiều, cùng gọi là thể của quả Sa-môn, nghĩa là đạo thế tục khi được hai quả, quả này không phải chỉ dùng trạch diệt mà đạo thế tục sở đắc để làm tánh của quả dứt, mà dùng cả trạch diệt do thấy đạo sở đắc, đối với đó xen lẫn nhau thành chung một quả, đồng một đạo quả, vì được sở đắc. Do Khế kinh này nói: Thế nào là quả Nhất lai? Nghĩa là dứt trừ ba kết, làm mỏng tham, giận, si.

Thế nào là quả Bất hoàn?

Nghĩa là vì dứt năm kết của địa dưới, nên trạch diệt mà đạo thế tục đắc, cùng với sở đắc của đạo vô lậu xen lẫn, nên do ít phải theo nhiều, nên gọi là quả Sa-môn. Lại, trạch diệt mà đạo thế tục đã được, đắc mà vô lậu dứt, vì đã được gìn giữ. Do sức vô lậu này đã gìn giữ lui sụt vì không qua đời, nên đắc do vô lậu dứt, vì in cái đã được in, cũng được gọi là thể của quả Sa-môn, như vật của cố nhân, vua in cái đã in, không còn gọi là vật của người hay gom góp. Vì vô lậu dứt này lẽ ra cũng như thế, nên cũng gọi là quả Sa-môn.

Có sư khác nói: Diệt này sẽ làm định Kim cương dụ, là quả Samôn chân thật, nên cũng được đặt tên quả Sa-môn. Diệt này dù không phải là quả ly hệ kia, nhưng là quả sĩ dụng kia, gọi là quả Sa-môn không có lỗi.

Có sư khác lại nói: Do vô vi này nhờ sức tăng thượng của tánh Samôn mà được, nên cũng gọi là quả Sa-môn. Do đạo thế tục khi dứt trừ phiền não, cũng tu trị tánh Sa-môn.

Như vậy đã nói dựa vào đạo thế tục, khi dứt phiền não do tu dứt, được hai quả, đã được trạch diệt, gọi là quả Sa-môn. Nhưng quả Sa-môn đáp lại tánh Sa-môn.

Hỏi: Tánh Sa-môn này như trước đã nói, tức tánh này lại có danh sai khác chăng?

Đáp: Cũng có.

Hỏi: Thế là thế nào?

Tụng rằng:

Cái gọi tánh Sa-môn

Cũng gọi Bà-la-môn

Cũng gọi là phạm luân

Phạm chân thật đã chuyển

Trong đó chỉ thấy đạo

Nên gọi là pháp luân

Do nhanh giống bánh xe

Hoặc đủ cả nan xe.

Luận chép: Căn cứ lý thế tục, thì các Sa-môn khác với Bà-lamôn, như Khế kinh nói: Nên thí cho Sa-môn, Bà-la-môn, v.v…

Chỗ dựa lý thắng nghĩa thì các Sa-môn tức Bà-la-môn, như Khế kinh đãnói: Sa-môn đầu tiên này cho đến thứ tư, ở ngoài chánh pháp, không có Sa-môn và Bà-la-môn chân thật, cho đến nói rộng. Vì dứt trừ được pháp bất thiện, vì rất giống với tướng mạo siêng năng dứt ác, nên thể của Sa-môn tức là Bà-la-môn, như nói: Dứt trừ pháp ác, bất thiện, cho đến nói rộng: Nên gọi là Bà-la-môn. Tức tánh Bà-la-môn cũng gọi là Phạm luân, là vì được chuyển vận do sức của Phạm vương chân thật, nên Đức Phật tương ưng với đức Phạm vô thượng. Cho nên, chỉ riêng Đức Thế tôn nên gọi là Phạm, do Khế kinh nói: Phật cũng gọi là Phạm, cũng gọi là vắng lặng, cũng gọi là trong mát, vắng lặng, chan hòa như hư không, thâm trầm, gọi là Phạm, vì Đức Phật hội đủ các đức này nên đặt tên là Phạm. Đã tự giác ngộ, khiến người khác giác ngộ, vì chuyển vận sự giác ngộ này trao cho người kia, nên gọi là Phạm luân, tức trong Phạm luân, chỉ dựa vào thấy đạo. Đức Thế tôn, có chỗ gọi là pháp luân, vì năm chúng Bí-sô: A-nhã-đa, Kiều-trần-na, v.v…, thấy đạo lúc sinh thời, thiên thần dưới đất, trên hư không, lập tức truyền tuyên cáo: Đức Thế tôn đã chuyển chánh pháp luân.

Hỏi: Sao thấy đạo gọi là luân?

Đáp: Vì vận hành nhanh chóng, giống như bánh xe thế gian. Như Thánh vương luân quay vòng không dứt. Vận hành nhanh chóng, xả, lấy, hay chế phục, chưa chế phục, trấn áp, đã khuất phục xoay chuyển trên dưới, thấy đạo cũng vậy, nên gọi là pháp luân, nghĩa là Thánh vương luân, quay vòng không dứt, thấy đạo cũng vậy, vì không dừng giữa chừng, như Thánh vương luân, vận dụng di hành nhanh chóng, thấy đạo cũng vậy, vì đều một niệm, như Thánh vương luân lấy trước, xả sau, thấy đạo cũng vậy, vì xả cảnh khổ, v.v…, lấy tập, v.v… Đây chỉ rõ thấy bốn Thánh đế, không cùng lúc, như Thánh vương luân đã hàng phục, chưa hàng phục, trấn áp, đã khuất phục, thấy đạo cũng vậy, thấy được, chưa thấy, dứt được, chưa dứt. Người đã thấy đạo, vì không có lui sụt nhanh chóng, như Thánh vương luân xoay lại trên, dưới, thấy đạo cũng vậy, quán khổ, v.v… ở trên rồi, quán khổ, v.v… ở dưới. Do đó, thấy đạo riêng gọi là pháp luân.

Tôn giả Diệu Âm nói như vầy: Như bánh xe thế gian có nan hoa, bầu bánh xe, lưới bánh xe, tám chi Thánh đạo giống như bánh xe kia, gọi là luân, đó là chánh kiến, chánh tư duy, chánh cần, chánh niệm, giống như nan hoa bánh xe của thế gian. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, giống như bầu bánh xe, chánh định giống như lưới bánh xe, nên gọi là pháp luân.

Với bản ý của sư Tỳ-bà-sa là nói chung, tất cả Thánh đạo đều gọi là pháp luân, vì nói ba lần chuyển, thuộc về ba đạo, vào lúc nối tiếp nhau của người khác, thấy đạo sinh, đã sinh, vì chuyển vận đầu tiên, nên gọi là chuyển, nhưng chỉ thấy đạo là pháp luân đầu tiên, nên nói pháp luân, chỉ là thấy đạo, loại các thiên thần căn cứ đầu tiên nói chuyển pháp luân, không căn cứ ở hai đạo, nhưng các sư phần nhiều nói thấy đạo gọi là pháp luân, vì thiên thần dưới đất, trên hư không, vì chỉ dựa vào nói này, nên không hề có nói ba đường đều gọi là pháp luân, nên chỉ thấy đạo, là hội đủ nghĩa luân đã nói ở trước, dù các thấy đạo đều gọi là pháp luân, mà vì chuyển trước trong thân Kiều-trần-na. Kinh nói: Lúc thấy đạo kia sinh, gọi là chuyển pháp luân, chẳng phải pháp khác không chuyển. Kiều-trần-na, v.v… khi thấy đạo sinh, gọi là Thế tôn chuyển pháp luân, ý nói những người ấy, v.v… được chuyển pháp luân, vì vốn do Đức Thế tôn, nên suy tôn Phật, khiến cho người được hóa độ, sinh lòng tôn trọng.

Như thế, tức nói pháp luân của Như lai vì chuyển vận đến thân người khác, nên gọi là chuyển. Nếu khác với đây, thì thiên thần lẽ ra phải nói: Đức Phật chuyển pháp luân dưới cây Bồ-đề, chứ không nên nói: Đức Thế tôn hiện nay đang chuyển pháp luân vô thượng tại nước Bà-la-nê-tư, nên chuyển trao cho người khác, mà trong đó gọi là chuyển.

Có thuyết nói: Giáo này gọi là pháp luân, chuyển vận đến thân người, giúp họ hiểu nghĩa.

Đây chỉ là phương tiện, không phải pháp luân chân thật, vì như pháp tạp nhiễm khác không có công năng vượt hơn.

Tư duy lựa chọn trong đây về bốn quả Sa-môn. Quả Sa-môn nào? Dựa vào cõi nào mà được?

Tụng rằng:

Ba nương dục, ba sau

Do trên, không thấy đạo

Không nghe, không duyên dưới

Không nhàm chán, trải qua.

Luận chép: Ba quả trước chỉ dựa vào thân cõi Dục, được quả A-la-hán sau, dựa vào thân ba cõi, hai quả trước, vì chưa lìa dục, nên không phải dựa vào cõi trên mà được.

Về lý, có thể như thế, quả thứ ba sao không phải dựa vào cõi trên mà được. Người đã lìa dục, cũng có thể được, vì lý, giáo.

Hỏi: Vả lại, về lý là thế nào?

Đáp: Dựa vào thân cõi trên, vì không có thấy đạo, nên không phải lìa thấy đạo. Người đã lìa dục có thể có nghĩa siêu chứng quả Bất hoàn.

Hỏi: Vì sao thân cõi trên không khởi thấy đạo?

Đáp: Vả lại, dựa vào Vô sắc, không chấp nhận lắng nghe, giáo vô ngã, lìa nghe giáo này, chắc chắn không chấp nhận nhập thấy đạo. Lại, sinh cõi kia, vì không duyên cõi dưới, nên thấy đạo, trước vì duyên khổ cõi Dục, do Vô sắc này không phải thấy đạo nương tựa, dựa vào thân cõi Sắc, vì không có nhàm chán vượt hơn, nên không phải lìa chán vượt hơn, có thể nhập thấy đạo, nghĩa là trong cõi Dục có các khổ thọ, vì sự sinh ít vui, phần nhiều nhờ vào sức cần cù khổ nhọc. Sinh lên cõi trời, người, tuổi thọ ngắn ngủi, thiếu của, nhiều bệnh, trái lìa bạn thân, cảnh sai trái đã nhiều, tâm nhàm chán vượt hơn thêm. Nếu sinh cõi Sắc thì trái với cõi Dục này, nghĩa là phàm phu kia ham thích định vượt hơn, được sống lâu, không bị bệnh tật, không có nghèo đói, không có chia lìa, cảnh trái ngang đã không, tâm nhàm chán yếu kém, không phải sự nhàm chán yếu kém mà có thể nhập thấy đạo, có thể dẫn thấy đạo, vì không Có sự nhàm chán vượt hơn, nên dựa vào thân cõi Sắc, không khởi thấy đạo, không nên nói các người phàm phu kia đều không Có sự nhàm chán, vì người sinh cõi Sắc kia hiện đang có tâm nhàm chán, như Khế kinh đã nói: Đừng sợ Đại Tiên! Ngọn lửa kia, sẽ không đến gần.

Lý này: đốt cung Phạm rồi, cõi Sắc kia sẽ tiêu diệt. Tiếng sợ trong đây, chỉ gọi là thể nhàm chán. Lại, ở chỗ khác có Già-tha rằng:

Nghe các trời Trường thọ

Đủ sắc diệu, khiến khen

Mà trong tâm sợ chán

Như nai đối sư tử.

Nói sợ chán này, chỉ rõ sợ tức chán, thật ra, sợ và chán khác nhau. Nghĩa là ngắm nhìn tướng mạo người kia, e bị hao tổn, suy yếu, vì tâm sinh khiếp sợ, nên gọi là sợ. Nếu xem tướng kia, tâm không muốn, vì tình muốn dứt xả, nên gọi là chán. Ở cõi Dục đủ cả hai, cõi trên chỉ có một.

Lại, thể của hai thứ này sai khác thế nào?

Không xem xét, giám sát là trước, tâm run sợ, gọi là sợ. Nếu tra xét trước, lòng không ưa thích, gọi là chán. Hoặc dẫn tâm ngu si khiếp sợ, gọi là sợ. Nếu dẫn tâm dứt xả, chống trái, gọi là nhàm chán.

Có sư khác nói: E bị suy tổn, tâm muốn dứt xả, gọi là sợ. Vì muốn dứt xả, nên đối với cảnh kia, tâm không cảm thấy ưa thích, gọi là chán. Người này trải qua nỗi sợ hãi nói, là nghĩa e hư hoại, như nói: Ném đến, chớ sợ vật kia bể.

Do lý này chứng tỏ ở cõi trên không có thấy đạo. Về giáo lại thế nào?

Vì Khế kinh nói, kinh nói: Có năm Bổ-đặc-già-la, chỗ này thông đạt, chỗ kia rốt ráo, cái gọi là trung nhập cho đến thượng lưu. Nói thông đạt ở đây, là chỉ gọi thấy đạo là chứng viên tịch, vì gia hạnh đầu tiên, nên kinh không nói chỗ kia thông đạt, nên biết được thấy đạo ở cõi trên, chắc chắn không có.