LUẬN A TỲ ĐẠT MA TẠNG HIỂN TÔNG
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 36

Phẩm 8: NÓI VỀ TRÍ

(PHẦN 2)

Đối với vị nào tu tức khắc bao nhiêu trí, lại nên tư duy, lựa chọn.

Sao gọi là tu?

Nghĩa là tập hữu vi thiện, khiến viên mãn, tự tại, không phải nhiễm ô, vô ký, nghĩa là không có quả ái vượt hơn, không phải vô vi thiện, không phải do nối tiếp nhau, lại không có quả vô vi.

Đã nói về nghĩa tu, vốn hỏi, nên đáp. Vả lại, trong mười lăm tâm thấy đạo. Tụng rằng:

Thấy đạo, Nhẫn trí khởi

Tức tu vị lai kia

Ba loại trí gồm tu

Tục trí, hiện quán bên

Không sanh địa mình, dưới

Bốn khổ, tập sau diệt

Tự cảnh hành tướng đế

Chỉ chỗ gia hạnh đạt

Luận chép: Thuận theo khởi Nhẫn trí trong vị Kiến đạo, đều tức loại kia sẽ tu ở vị lai, nhưng tu đủ các niệm trụ hành tướng của đế mình.

Vì sao thấy đạo chỉ tu đồng loại? Vì chỗ tạo tác, đối tượng duyên đều có khác nhau nhất định.

Có thuyết nói: Chủng tánh này, vì trước đây chưa từng được, nên chỉ lúc ba loại trí: Khổ, Tập, Diệt, có thể gồm tu tục trí hiện quán bên vị lai, vì ở bên sau hiện quán của mỗi đế, mới có thể gồm tu, nên đặt tên này. Do đó, vị khác chưa thể gồm tu đế mình, vì việc đã làm, chưa viên mãn.

Có thuyết nói: Nếu hành giả này tu ở vị pháp trí thì phải gọi là tục trí trong hiện quán. Kinh không nên đặt tên gọi là bên hiện quán.

Ba vị đã tu, vị nào vượt hơn, vị nào thua kém?

Nếu căn cứ ở sự nối tiếp, thì vị sau vượt hơn trước, vì thân tăng trưởng, khởi đắc kia, nếu nói theo cõi thì cõi trên đều vượt hơn cõi dưới. Vì vậy, nên người đã tu trước, thuộc về cõi Sắc, thì cõi hơn, thân kém. Vị sau đã tu thuộc về cõi Dục, thì cõi kém, thân hơn. Việc này có bốn luận chứng, như lý nên tư duy.

Vào lúc đạo loại trí, sao không tu trí này?

Vì trí này chỉ là quyến thuộc của Kiến đạo, vì thuộc về tu đạo kia, nên không thể tu. Ý này nói: Vì tu bảy xứ thiện làm hạt giống, nên Kiến đạo được sinh, vào lúc Kiến đạo sinh, nói trí kia là quyến thuộc. Hoặc trí thế tục từ vô thỉ đến nay, trong ba đế, từng biết dứt, chứng vì chưa hề tu đạo, nên nay không tu. Hoặc do thời nay, vì thấy chân đạo, vì ngụy đạo xấu hổ, lẫn tránh, nên không phải đối tượng tu. Hoặc bên hiện quán, mới tu trí này, vì đạo vô bên, nên vị này không tu, nghĩa là căn cứ ở hiện quán sự trong ba đế, chấp nhận một hành đều được bên kia, sẽ không có công năng, người tu khắp đạo, vì đạo của căn tánh khác không thể tu, nên đối với căn tánh mình, chấp nhận được tu, dù trong một trăm ngàn phần, không khởi một. Mặc dù ở vị Kiến đạo chưa dứt khắp tập, chưa chứng khắp diệt, mà ở đương vị dứt tập, chứng diệt, việc ấy đã chu toàn. Lúc đạo loại trí mê hoặc đạo đế, các đạo đối trị cũng không tu khắp, vì căn chủng tánh có nhiều phẩm.

Do đậy, đối với ba đế, Đức Thế tôn nói tiếng bên. Như trong Khế kinh nói có thân bên, thân tập bên, thân diệt bên, không hề có kinh nào nói có thân đạo bên, không có khả năng tu đạo, đến bờ mé, nên trí thế tục này là pháp bất sinh. Không chấp nhận khởi trong tất cả thời gian, nên trí này khởi, dựa vào thân, chắc chắn bất sinh, nghĩa là thân Tùy tín hành, Tùy pháp hành, chấp nhận có làm chỗ dựa, dẫn trí ấy khởi, ở quả vị thấy đạo, vì trí thế tục này không chấp nhận sinh, nên đã dựa vào thân, trụ pháp bất sinh, vì chỗ dựa bất sinh nên trí này sẽ bất sinh.

Nếu vậy thì căn cứ ở nói nào để có được nghĩa tu?

Vì căn cứ ở tu đắc, nên gọi là tu, nghĩa là lúc bấy giờ khởi đắc tự tại, vì duyên khác chướng ngại, nên thể không hiện tiền, tức do nhân này gọi là đắc, vì chứng đắc kia, khởi tự tại, vì có các pháp, đắc tức biểu hiện ở trước, như tận trí, v.v… Hoặc có các pháp trước được, sau hiện tiền, như trí vô sinh, v.v… Hoặc có các pháp đắc, không bao giờ hiện tiền, như trí này, v.v… Hoặc có các pháp không đắc mà hiện tiền, như sắc ngoại, v.v… Không có pháp của số hữu tình không đắc mà hiện tiền, nên dù bất sinh, nhưng vẫn có nghĩa tu.

Thuận theo địa nào, thấy đạo hiện tiền?

Có thể tu địa dưới, địa mình ở vị lai. Nghĩa là trí tục này dùng bảy địa làm chỗ dựa, tức Vị chí, Trung gian, bốn tĩnh lự cõi Dục, nếu dựa vào Vị chí, thì Kiến đạo hiện tiền có thể tu một địa Kiến đạo ở vị lai, trí tục của hai địa, đến chỗ dựa thứ tư, Kiến đạo hiện tiền, có thể tu Kiến đạo của sáu địa ở vị lai. Bên khổ, tập tục trí của bảy địa, tu thuộc về bốn niệm trụ. Người tu bên diệt, chỉ pháp niệm trụ, thuận theo hiện quán bên của đế nào tu? Tức dùng hành tướng này “duyên” đế này làm cảnh, nghĩa là nếu tu bên hiện quán khổ đế, tức do “duyên” bốn thứ hành tướng khổ. Nếu thuộc về cõi Dục thì sẽ duyên khổ cõi Dục. Nếu thuộc về cõi Sắc thì sẽ duyên khổ đế trên. Nếu ở bên hiện quán tập đế tu, tức do duyên bốn thứ hành tướng tập. Nếu thuộc về cõi Dục, thì sẽ duyên tập cõi Dục. Người thuộc về cõi Sắc, sẽ duyên tập đế trên. Nếu ở bên hiện quán diệt đế tu, thì sẽ duyên diệt cõi Dục. Thuộc về cõi Sắc, thì sẽ duyên diệt đế trên.

Trí thế tục này chỉ có gia hạnh đắc, tức do gia hạnh đắc của kiến đạo, người thuộc về cõi Dục, là do tư thành. Người thuộc cõi Sắc, là do tu thành, không phải do văn thành. Vì văn kia yếu kém, vì trí tăng, nên đặt tên trí. Nếu với tùy hành, dùng bốn uẩn cõi Dục, năm uẩn cõi Sắc làm tự tánh của mình, thì kế ở trong vị lìa nhiễm của tu đạo.

Tụng rằng:

Sát-na đầu tu đạo

Tu sáu hoặc bảy trí

Dứt vô gián tám địa

Và đạo khác, có dục.

Hữu Đảnh, tám Giải thoát

Đều tu ở bảy trí

Đạo khác, Vô gián trên

Thứ lớp tu sáu, tám.

Luận chép: Niệm đầu tiên của tu đạo, nghĩa là hiện tu hai trí vào lúc đạo, loại trí thứ mười sáu: Đạo và tên khác của loại không phải thể. Người chưa lìa dục, tu sáu ở vị lai, nghĩa là pháp và loại, khổ, tập, diệt, đạo, lìa dục tu bảy: vì thêm trí tha tâm đối trị Hữu Đảnh, không tu thế tục trí.

Trước đã lìa dục nhập Thánh đạo vì sao trong Kiến đạo, không tu tha tâm trí?

Vì tha tâm trí thuộc về đi dạo quán sát đức, dựa vào sự chấp nhận đạo do dự, mới có nghĩa tu. Trong vị Kiến đạo, vì quán lý đế, gia hạnh rất nhanh chóng, nên không thể tu. Nghĩa trong đạo Vô gián, cũng đồng với tu này.

Nay, khi đạo, loại trí thứ mười sáu, vì chấp nhận gồm nhiếp đạo do dự, nên tu trí này, dứt dục tu dứt chín đạo Vô gián. Tám giải thoát, đạo, tục bốn pháp trí, thuận theo ứng hiện tu dứt bảy địa trên, các đạo Vô gián. Bốn loại thế tục Diệt, Đạo, Pháp trí, tùy ứng hiện tu gia hạnh dứt dục, có dục thắng tiến, bốn pháp loại tục thuận ứng hiện tu, từ đây đến vị lai đều tu bảy trí. Nghĩa là tục, pháp, loại, khổ, tập, diệt, đạo, dứt địa Hữu Đảnh. Tám giải thoát trước, hai pháp bốn loại, tùy ứng hiện tu. Trí này ở vị lai, cũng chỉ tu bảy, nhưng trừ thế tục thêm trí tha tâm, dứt địa Hữu Đảnh, chín đạo Vô gián, hai pháp bốn loại, tùy ứng hiện tu. Vị lai tu pháp loại khổ, tập, diệt, đạo, sáu dứt tu dứt cõi Dục giải thoát thứ chín, bốn pháp trí tục, tùy ứng hiện tu, dứt bảy địa trên, các đạo Giải thoát, bốn loại thế tục, diệt, đạo pháp trí thuận theo ứng hiện tu, dứt tu dứt cõi Dục, đạo thắng tiến thứ chín dứt, các đạo gia hạnh của tám địa trên, bốn pháp loại tục thuận theo ứng hiện tu dứt bảy địa trên. Tám phẩm Hữu Đảnh, các đạo thắng tiến. Bốn pháp loại tục và tha tâm trí, thuận ứng hiện tu, vì trước đã tu đều hiện ở trước.

Từ đây trở lên vị lai đều tu tám trí. Nghĩa là tục, pháp, loại, bốn đế, tha tâm. Bốn loại không thể dứt nhiễm cõi Dục, hai pháp khổ, tập không được đối trị cõi trên.

Vì sao khởi đối trị kia, trí này tu vị lai, nếu thừa nhận gồm tu, không phải đối trị, thì lìa nhiễm Hữu Đảnh lẽ ra gồm tu thế tục?

Vấn nạn này phi lý, vì chỉ đồng đối trị, đối với tu vị lai, vì không phải thừa nhận, nghĩa là cũng thừa nhận có lệ thuộc nhau, nên tu, như tu trí thế tục trong Kiến đạo. Hoặc do sức nhân giúp nhau, nên tu, như khi dứt dục, gồm tu bốn loại, dứt vị nhiễm trên, tu pháp khổ, tập. Nếu dứt nhiễm dục, không tu loại trí, dứt trên không tu hai pháp khổ, tập, thì sẽ dần dần được quả Bất hoàn, nên không chấp nhận khởi loại trí hiện tiền. A-la-hán không có khởi pháp trí khổ, tập, trước đã được, nghĩa là vì đều đã xả, trước kia chưa được, vì không phải đối tượng tu. Do y cứ ở chủng loại, nếu trước đã được là sức nhân đồng loại, dẫn trí đẳng lưu sinh, sức nhân giúp trí kia, lại vì có thể làm nhân, nên trí này sinh, trí này do trước đó trí kia dẫn sinh, ở loại trí kia, dù không phải đồng đối trị, nhưng cũng tu vị lai.

Kế sẽ nói về vị Vô học lìa nhiễm đắc:

Tụng rằng:

Vô học, sát-na đầu

Tu chín hoặc tu mười

Căn độn, lợi khác nhau

Đạo thắng tiến cũng vậy.

Luận chép: Niệm đầu tiên của Vô học, nghĩa là giải thoát thứ chín dứt Hữu Đảnh, khổ, tập, loại tận, tùy ứng hiện tu, vì “duyên” Hữu Đảnh, nên thắng tiến chín,mười trí tùy ứng hiện, tu vị lai, tùy ứng tu chín tu mười. Nghĩa là người căn tánh chậm lụt chỉ trừ vô sinh, người căn tánh nhạy bén cũng tu trí Vô sinh.

Kế là nói vị khác tu trí nhiều, ít:

Tụng rằng:

Đạo Vô gián, Luyện căn

Học sáu, Vô học bảy

Học khác, sáu, bảy, tám

Nên tám, chín tất cả.

Tu xen cả Vô gián

Học bảy, nên tám, chín

Học đạo khác tu tám

Nên chín hoặc tất cả.

Thánh khởi công đức khác

Và các vị phàm phu

Trí đã tu nhiều ít

Đều như lý, nên xét.

Luận chép: Vị học Luyện căn, các đạo Vô gián, bốn pháp loại trí, tùy thích ứng hiện tu tại, tu vị lai sáu. pháp, loại, Tứ đế vì giống với Kiến đạo, nên không tu, vì thế tục năng dứt trừ chướng, nên không tu, tha tâm, các đạo Giải thoát, bốn pháp loại trí, tùy thích ứng hiện tu.

Người chưa lìa dục, tu vị lai sáu, pháp, loại, Tứ đế. Người đã lìa dục tu vị lai bảy, nghĩa là thêm tha tâm trí.

Cơ sư khác nói: Vị đạo Giải thoát, cũng tu các đạo gia hạnh thế tục. Bốn pháp loại tục tùy thích ứng hiện tu. Người chưa lìa dục tu vị lai bảy. Đã lìa dục tu tám, nghĩa là thêm tha tâm trí, các đạo thắng tiến. Nếu chưa lìa dục, bốn pháp loại tục, tùy ứng hiện tu, vị, lai cũng bảy. Nếu đã lìa dục, bốn pháp loại tục và tha tâm trí, tùy thích ứng hiện tu, vị lai cũng tám. Vô học Luyện căn, các đạo Vô gián, bốn loại hai pháp, tùy ứng hiện tu, tu vị lai bảy, pháp, loại Tứ đế và tận, không tu thế tục, như vì đối trị Hữu Đảnh, nên năm, tám giải thoát trước, bốn loại, hai pháp tùy thích ứng hiện tu, tu vị lai tám, pháp, loại Tứ đế, tha tâm và tận bốn. Khổ tập loại tận của giải thoát thứ chín, tùy thích ứng hiện tu, tu vị lai chín khổ, tập loại tận của giải thoát sau cuối, tùy thích ứng hiện tu, tu vị lai mười.

Các đạo Gia hạnh, hiện tu như học, tu vị lai chín, các đạo thắng tiến. Người căn tánh chậm lụt, chín trí, tùy ứng hiện tu, vị lai cũng chín. Người căn tánh nhạy bén thì mười trí, tùy thích ứng hiện tu, vị lai cũng mười.

Vị học tu tạp các đạo Vô gián, bốn pháp loại tục, tùy thích ứng hiện tu, tu vị lai bảy, các đạo Giải thoát chỉ bốn pháp loại, gia hạnh tăng, thêm tục trí, các đạo Thắng tiến lại thêm tha tâm, thuận theo thích ứng hiện tu, vị lai đều tám, Vô học tu tạp các đạo Vô gián, hiện tu như Hữu học, tu vị lai, căn tánh chậm lụt tám, căn tánh nhạy bén chín, các đạo Giải thoát chỉ bốn pháp loại, gia hạnh thêm tục, thuận theo thích ứng hiện tu, tu vị lai, căn tánh chậm lụt chín, căn tánh nhạy bén mười. Các đạo Thắng tiến đồng với luyện căn, vị học tu, cả năm đạo Vô gián, hiện tu trí tục, tu vị lai bảy, hai đạo Giải thoát túc trụ thần cảnh, năm đạo gia hạnh, hiện tu tục trí tha tâm giải thoát, pháp loại đạo tục và tha tâm trí, tất cả thắng tiến và khổ, tập, diệt, thuận theo thích ứng hiện tu.

Từ đây, trở lên vị lai đều tu tám trí. Vô học tu cả năm đạo Vô gián, hiện tu như Hữu học, tu vị lai, căn tánh chậm lụt tám, căn tánh nhạy bén chín, gia hạnh giải thoát hiện tu như học, tu vị lai, căn tánh chậm lụt chín, căn tánh nhạy bén mười. Các đạo thắng tiến đồng với Luyện căn. Hai đạo Giải thoát thiên nhãn, thiên nhĩ, vì tánh vô ký, nên không gọi là tu. Thánh khởi bốn vô lượng khác, v.v… thuộc về tu được thành. Lúc đức hữu lậu hiện tại, đều tu một trí thế tục Hữu học tu vị lai, chưa lìa dục tu bảy, đã lìa dục tu tám. Vô học tu vị lai, căn tánh chậm lụt chín, căn tánh nhạy bén mười, trừ tâm vi vi, tậm này ở vị lai, chỉ vì tu tục, nếu khởi công đức vô lậu khác, thuộc về tĩnh lự, thì bốn pháp loại trí thuận theo thích ứng hiện tu. Thuộc về Vô sắc. Nghĩa là chỉ bốn loại trí thuận theo thích ứng hiện tu, tu vị lai đồng với hữu lậu trước, phàm phu lìa nhiễm, hiện tu trí tục, dứt ba định cõi Dục, giải thoát thứ chín và nương dựa định bốn tĩnh lự căn bản, khởi đạo thắng tiến, gia hạnh lìa nhiễm, tu vị lai hai. Nghĩa là thêm tha tâm, vị lai khác, chỉ tu thế tục, khi tu năm thông, các đạo gia hạnh, hai đạo Giải thoát, hiện tu trí tục, một đạo Giải thoát, tha tâm, tục hiện, các đạo thắng tiến cả hai tùy ứng hiện tu, vị lai, tất cả đều tu hai thứ. Năm đạo Vô gián, hiện tại, vị lai chỉ có tục. Dựa vào tĩnh lự căn bản, tu công đức khác, đều hiện tu tục, tu vị lai hai, chỉ thuận với phần quyết trạch, sẽ không tu tha tâm. Do vì quyến thuộc gần của thấy đạo này, nên dựa vào địa khác, chắc chắn tu công đức khác, đều chỉ thế tục hiện tu, vị lai.

Các tu vị lai là tu bao nhiêu địa. Các đối tượng khởi đắc đều là tu ư? Tụng rằng:

Các đạo nương đấy được

Tu hữu lậu địa ấy

Vì lìa đắc, khởi này

Tu vô lậu dưới đây.

Chỉ tận đầu tu khắp

Đức hữu lậu chín địa

Sinh trên, không tu dưới

Từng chứng đắc, không tu.

Luận chép: Các đạo nương dựa địa này và khi đắc địa này, có thể tu hữu lậu của địa này ở vị lai, nghĩa là dựa vào thế tục của địa này, khi Thánh đạo hiện ở trước, vị lai chỉ tu hữu lậu của địa này, vì pháp hữu lậu, ràng buộc địa vững chắc khó tu pháp khác, nên tùy theo dựa vào địa nào, lìa nhiễm của địa dưới? Khi giải thoát thứ chín hiện ở trước, cũng tu sở đắc vị lai: công đức hữu lậu phần gần căn bản của địa trên. Lìa ràng buộc địa dưới, sẽ được địa trên, nên Thánh vì lìa địa này. Và khi đắc địa này bao gồm các đạo trong địa này, hiện khởi, đều có thể tu đạo này và vô lậu của địa dưới. Nghĩa là thuận theo hữu lậu, vô lậu của địa nào, đạo gia hạnh, v.v… chánh hiện ở trước, vì muốn dứt trừ phiền não của địa này, nên tu vị lai địa này và vô lậu của địa dưới. Địa dưới đối với nhiễm của địa trên, vì đồng chủ thể trị, nên dù Thánh đạo của địa dưới khi dứt trừ phiền não, các bên địa trên, có công năng đồng đối trị, nhưng do địa trên mạnh mẽ, vững chắc, thuộc về hữu lậu, khi chưa lìa địa dưới, thì chưa thể tu địa trên kia.

Có thuyết nói: Cũng tu địa kia, khởi địa kia, dứt mà đắc, nên tùy theo dựa vào địa nào lìa nhiễm của địa dưới? Khi đạo Giải thoát thứ chín hiện ở trườc, cũng sẽ tu vị lai sở đắc địa trên và các công đức vô lậu của địa dưới, thuận theo khởi thế tục của địa này, khi Thánh đạo hiện ở trước, vị lai đều sẽ tu địa này và công đức vô lậu của địa dưới, chỉ lúc đầu tận trí hiện ở trước, với sức có thể tu khắp hữu lậu của chín địa, được hoàn thành do văn, tư, tu thuộc về địa ý, vô lựong công đức cao quý của quán bất tịnh, v.v…. Nghĩa là thuận theo địa nào tận trí hiện tiền? Tu cả vị lai địa trên, địa dưới.

Vì sao chỉ khi bắt đầu tận trí này, với sức hay tu khắp các đức hữu lậu?

Mới gây dựng có thể dứt diệt, từ vô thỉ đến nay, tất cả căn thiện, vì oán phiền não, nên như có chiết phục, cả nước cùng oán, tất cả đều đến chúc mừng, khen ngợi. Lại, phiền não ràng buộc vì dứt không còn sót, như có thể cắt đứt chỗ bị buộc, hơi thở thông suốt nên như chủ thể ràng buộc dứt chung với khí bị ràng buộc. Lại tâm vương kia lên vị tự tại, tất cả pháp thiện khởi đắc đến chầu. Ví như Đại vương lên ngôi Quán Đảnh, tất cả các tiểu vương đều đến triều cống. Nhưng trên sự sinh này, sẽ không tu địa dưới, nghĩa là thân ở cõi Dục đắc A-la-hán, tu chung căn thiện của chín địa ba cõi, sinh lên Hữu Đảnh, chỉ tu một địa, tận trí đầu tiên là nói để biểu thị rõ lìa Hữu Đảnh và năm vị Luyện căn, đạo Giải thoát thứ chín đều vì xả đạo trước kia, mới được quả. Đối với ba bên loại trí của Kiến đạo, dù cũng có thể tu tục trí địa dưới của mình, như trước đã nói, nên ở đây không biện luận lại.

Các lời nói tu, chỉ trước chưa được, nay khởi, nay được, là chủ thể đối tượng tu, nghĩa là nếu thời gian trước kia chưa được, nay được, dụng công được, mới là đối tượng tu. Nếu pháp, khi trước từng bị xả, nay dù được trở lại, nhưng không phải đối tượng tu, vì không phải ra sức nhọc nhằn mà chứng đắc. Nếu ở lúc trước chưa được mà khởi, rất dụng công khởi vì thế lực vượt hơn, nên ở đây, mới có thể tu công đức vị lai. Nếu trước kia đã được, nay khởi hiện tiền thì hành giả kia sẽ không thể tu công đức vị lai, không phải nhiều công sức khởi, vì thế lực thua kém, vì dụng của tu là ngưng dứt, nên không thể tu vị lai.

Nếu từng được hiện tiền có thể tu vị lai, thì khi Đức Bạc-già-phạm đã được tận trí, lẽ ra chưa tu đủ tất cả công đức?

Vì đã chứng đắc đủ, nên lại tiến tu, ấy là đồng với công đức không viên mãn của Nhị thừa. Vì chỉ nói theo đắc, nên gọi là tu. Không như thế thì thế nào?

Tu có bốn thứ:

  1. Tu đắc.
  2. Tu tập.
  3. Tu đối trị.
  4. Tu trừ diệt.

Bốn thứ tu như thế, căn cứ ở pháp nào để lập? Tụng rằng:

Lập tu đắc, tu tập

Dựa pháp hữu vi thiện

Nương các pháp hữu lậu

Lập tu dứt, tu trị.

Luận chép: Các công đức chưa từng được hiện tiền và được công đức khác ở vị lai. Vì tu tập đắc, nên đều gọi là tu đắc. Từng được công đức chưa từng hiện khởi, vì hiện đang tu tập, nên đều gọi là tu tập.

Hai thứ tu này chỉ căn cứ ở hữu vi thiện để lập vị lai chỉ được đủ hiện hai tu. Đối với pháp thân, v.v…, vì được có trị, nên thân, v.v…, được trị, gọi là tu đối trị. Vì thế, nên thân, v.v…, khi đã được đối trị, tức gọi là tu ở thân, v.v…, pháp loại hữu lậu khác lẽ ra cũng như thế.

Duyên theo các cảnh như thân, v.v… vì phiền não dứt, nên nói pháp, thân, v.v… gọi tu trừ diệt. Nên khi duyên dứt phiền não của thân, v.v… cũng gọi là tu thân, v.v… pháp hữu lậu khác, so sánh cũng như thế.

Hai thứ tu này chỉ căn cứ ở pháp hữu lậu để lập, nên thiện hữu lậu đầy đủ bốn tu.

Hữu vi vô lậu, pháp hữu lậu khác, như thứ lớp, đều đủ hai tu trước, sau. Có đối với đây, căn cứ ở nghĩa sẽ tu, nhằm phân biệt các pháp tu đủ nhiều, ít.

Có pháp tu đủ bốn, gọi là sẽ tu. Có pháp đủ ba, có pháp đủ hai, có pháp đủ một, có pháp hoàn toàn không có, nghĩa là hữu lậu thiện, khi chưa dứt hẳn, có thể được, có thể sinh thì tu đầy đủ bốn thứ. Vì hữu lậu thiện này chưa dứt hẳn, nên sẽ đủ tu diệt trừ, vì có thể được, nên sẽ đủ tu đắc, là vì có thể sinh, nên sẽ tu tập đủ. Đã đắc có thể sinh đủ ba, trừ đắc có thể được. Bất sinh đủ ba, trừ tập đã được. Bất sinh và không thể được, đã sinh đủ hai. Nghĩa là nhiễm và vô ký của tu diệt trừ, trị chưa dứt cũng vậy. Nếu khi thiện hữu lậu đã dứt hẳn có thể được, có thể sinh tu đủ đắc và tập, có thể được bất sinh, tu đủ một, nghĩa là được đã được có thể sinh đủ một, tập hữu vi vô lậu nên biết cũng vậy.

Trừ nói trước đã nói: Đều hoàn toàn không có. Nghĩa là trong pháp vô lậu, đã được bất sinh, v.v…, nếu pháp bất sinh, không trụ trong thân, chỉ do đắc, nên gọi là tu, lẽ ra phải thừa nhận trạch diệt, cũng gọi là tu, vì không có sai khác?

Vấn nạn này phi lý, vì pháp đồng loại kia đối với thân. Nghĩa là pháp bất sinh, dù không trụ thân, đồng loại trụ thân, gọi là tu, không có lỗi. Lại, bất sinh kia do đắc, vì làm quả trụ. Nghĩa là đời vị lai, bất sinh pháp thiện, do khiến được sinh, biểu làm nghĩa quả trụ, nói: “Chúng ta thiếu duyên bất sinh, không cho rằng thời nay không nhờ chiêu cảm dẫn sinh, trạch diệt khác với bất sinh này, vì thế không thể dùng làm so sánh. Lại, đời vị lai bất sinh pháp thiện, cũng Có sức nhân thâu nhiếp ích hiện thân, trạch diệt thì không như vậy, nên không có nghĩa tu. Lại do trạch diệt, vì chỉ là quả, nghĩa là tu vốn vì đạt được quả vượt hơn, vì diệt không phải có quả, vì thế không nên tu. Lại, vì trạch diệt không có thêm bớt. Nghĩa là có thể tu pháp dựa vào địa dưới đến địa giữa, dựa vào địa giữa đến địa trên, trạch diệt thì không như vậy, vì ở tu không có công dụng, nên không thể tu.

Như thế, đã nói về sự sai khác của các trí, trí do đức thành. Nay sẽ chỉ rõ. Ở đây, trước sẽ nói về đức không chung của Phật. Vả lại, tu vị tận trí khi mới thành Phật đầu tiên, pháp không chung của Phật có mưới tám thứ.

Mười tám thứ ấy là:

Tụng rằng:

Mười tám pháp bất cộng

Là mười lực v.v.. của Phật .

Luận chép: Mười lực của Phật là bốn vô úy, ba niệm trụ và đại bi. Như thế, gọi chung là mười tám pháp bất cộng, chỉ ở lúc tận trí của Chư Phật tu, vì bậc Thánh khác không có, nên gọi là không chung.

Vả lại, sự sai khác về mười lực của Phật thế nào? Tụng rằng:

Lực Xứ, phi xứ mười

Nghiệp tám, trừ diệt, đạo

Căn định, cõi giải chín

Khắp cõi chín hoặc mười

Túc trụ, tử sinh tục

Tận sáu hoặc mười trí,

Túc trụ sanh tử trí,

Nương tĩnh lự chung khác

Thân Phật Nam Thiệm bộ

Vì cảnh không trở ngại.

Luận chép: Mười lực của Phật:

1. Trí lực xứ, phi xứ: Lại dùng mười trí Như lai làm tánh, biết công năng tự tánh của tất cả pháp. Về lý chắc chắn là có, gọi là trí xứ, biết công năng tự tánh của tất cả pháp, về lý, chắc chắn không phải có, gọi trí phi xứ. Trí này duyên chung cảnh của tình, phi tình, đều không trái với nhất thiết trí, e đối với lược nói, ít công sức, khó tỏ ngộ, nên trong đây lại trích ra còn lại chín trí.

2. Trí lực nghiệp dị thục: Dùng tám trí làm tánh, trừ diệt đạo trí, nghĩa là khéo phân biệt. nghiệp loại như thế, chiêu cảm các quả dị thục của loại như thế, với trí không có ngăn ngaị, gọi là trí lực nghiệp dị thục, hoặc gọi là trí lực tự nghiệp, nghĩa là khéo phân biệt quả loại như thế, là tự chiêu cảm do sức nghiệp tự mình gây ra, chớ không phải vợ con, v.v…, có thể cho hay đoạt lấy. Nghiệp loại như thế, sẽ vời lấy quả mình không thể trao đổi, vì trí không trở ngại, gọi trí lực tự nghiệp

3. Trí lực tĩnh lự giải thoát đẳng trì, Đẳng chí.

4. Trí lực căn thượng hạ.

5. Trí lực các thứ thắng giải.

6. Trí lực các giới.

Bốn lực như thế đều là tánh của chín trí, chỉ trừ diệt trí, nghĩa là biết như thật về tự tánh các tĩnh lự, v.v… gọi là đắc phương tiện, thâu giữ vị tịnh vô lậu, thuận với lui sụt trụ, tiến tới phần quyết trạch, v.v…

Vì trí không có ngăn ngạị, gọi là sức trí của tĩnh lự, v.v… về tướng của Tĩnh lự, phẩm Định sẽ nói.

Nếu biết như thật các loại hữu tình, có thể theo kịp sự sai khác phẩm căn đức thù thắng, vì trí không có trở ngại, gọi là Căn, thượng hạ trí lực, mặc dù có trung căn, mà đối với hơn, kém là thuộc về hơn kém, nên không biểu thị riêng. Trung căn này gọi là pháp gì? Nghĩa là dứt căn thiện tự tin, v.v… Trong sự nối tiếp chung, cũng có quá khứ, vị lai, pháp thiện như tín, v.v… hoặc tự ý, v.v… Nếu biết như thật về sự sai khác giữa mừng, vui của các loại hữu tình, vì trí không có ngăn ngại, gọi là Trí lực các thứ thắng giải, vì thắng giải mừng, vui, gọi là sai khác.

Nếu biết như thật đời trước của các loại hữu tình, từ vô thỉ thường huân tập được thành chí tánh tùy miên và các thứ sai khác của các pháp tánh, vì trí không có ngăn ngại, nên gọi là Trí lực các giới, nên biết giới trong đây khác với pháp tánh tùy miên của chí tánh, gọi là sai khác.

Bốn lực như thế, vì đều duyên hữu vi, nên chỉ gồm nhiếp chín trí trong mười trí.

7. Trí lực biến thú hành: Hoặc tiếng nêu rõ nghĩa này, có hai lối: Nếu cho rằng chỉ chín trí duyên các cảnh có thể đến đạo, dùng chín trí trừ Diệt. Nếu nói duyên chung, đạo, bị đưa đến thì quả dùng mười trí làm tánh, nghĩa là biết như thật nhân, quả sinh tử và biết tận đạo, với trí không ngăn ngại, gọi là Trí lực biến thú hành.

8. Trí lực túc trụ tùy niệm trí.

9. Trí lực sinh tử.

Hai lực như thế, đều tánh trí tục. Vì tướng của hai lực này có sai khác. Nghĩa là biết như thật về sự sai khác của đời trước, quá khứ của mình, người với trí không ngăn ngại, gọi là lực thứ tám.

Nếu biết như thật các loại hữu tình, các hữu nối nhau sinh ở đời vị lai, với trí không ngăn ngại, gọi là lực thứ chín. Nói rộng hai lực này như trong sáu thông.

10. Trí lực lậu tận: Hoặc tiếng cũng biểu thị rõ nghĩa có hai cách:

1- Nếu cho rằng chỉ duyên theo lậu tận làm cảnh là sáu trí trừ đạo, khổ, tập, tha tâm.

2- Nếu cho, duyên chung phương tiện lậu tận, thì sẽ dùng mười trí làm tánh.

Về lý, nên như thế, vì trong phần nói về tướng, nói đối với tận và vì tận, trí không có ngăn ngại, hai thứ đều gọi là Trí lực lậu tận.

Ba lực sau này tức là ba thông, vì trong sáu thông, ba lực này cao siêu, ở vị Vô học, được lập làm ba minh, ở thân Như lai, cũng gọi là lực. Thần cảnh, thiên nhĩ như được lập ở thân Phật cũng không có công dụng lớn, nên không gọi lực. Vả lại, như thiên nhãn có thể thấy sự sai khác của dị thục trong cõi thiện, ác của hữu tình. Do đó có khả năng dẫn trí cao siêu sinh, cũng biết rõ đúng công năng chiêu cảm nghiệp kia. Do đó, kiến đặt tên gọi trí tử sinh trí. Thần cảnh, thiên nhĩ không có công dụng lớn này.

Cho nên, hai thứ kia không lập làm lực. Tuy nhiên, không nói riêng sức tha tâm. Về nghĩa đã gồm nhiếp trong lực căn, v.v…, vì trong căn, v.v… của người khác có tâm, tâm sở. Lại, Đức Bạc-già-phạm đủ Nhất thiết trí. Đối với biện luận, v.v… về công xảo, cũng được tự tại, mà ở Phật sự, như thế đã hoàn thành. Trí khác ở trong đó, không có công dụng hơn riêng. Cho nên, dù có cũng không nói riêng, chỉ căn cứ ở nhận biết khắp mười thứ được nhận biết, vì Phật những việc nên làm đều viên mãn.

Những gì gọi là mười thứ được nhận biết?

Gọi là nghĩa nhân, phi nhân trong các pháp, phần nhiều là sự sai khác về nghiệp quả của địa tán, phẩm loại công đức của địa định khác nhau, vì căn, giải, giới của hữu tình đã được Phật hóa khác nhau, chủ thể trị, đối tượng đối trị nhân quả sai khác, trải qua đời trước, đời sau khác nhau. Phương tiện lìa nhiễm, không nối tiếp có khác, chỉ do nhận biết Phật việc này đã hoàn thành. Lập ra cái khác có hoặc không, cũng không làm tổn, ích, nên chỉ mười thứ được gọi là Lực. Lại, Đức Phật quán sát hữu tình kia được hóa độ, lập ra giáo, thích ứng với căn cơ, chỉ cần mười trí, nghĩa là do trí đầu tiên quán đối tượng được hóa độ sinh ra, chịu được, không chịu được trong các thừa khác nhau, do trí thứ hai quán chúng sinh, được hóa độ, sự sai khác của nghiệp chướng trong sự nối tiếp nhau, do trí thứ ba quán chúng sinh được hóa độ ở Tĩnh lự, v.v… có vị, không có vị, phiền não làm chướng ngại nhẹ nặng sai khác. Do biết hai nhân này, cũng biết chướng dị thục, do trí thứ tư quán chúng sinh được hóa độ hướng đến công năng sai khác của phẩm thanh tịnh. Do trí thứ năm quán chúng sinh được hóa độ, gia hạnh sai khác đối với phẩm chứng tịnh. Do trí thứ sáu quán chúng sinh, được hóa độ, đối với phẩm chứng tịnh bẩm chí tánh riêng biệt. Do trí thứ bảy quán chúng sinh, được hóa độ, ở pháp thi hành có ích, vô ích, mỗi thứ sai khác, chánh quán tu chỉ. Do trí thứ tám quán chúng sinh, được hóa độ, đã nhóm hợp sai khác trong đời quá khứ. Do trí thứ chín quán chúng sinh, được hóa độ, Kết sinh sai khác trong đời đương lai. Do trí thứ mười quán chúng sinh được hóa độ, chứng đắc giải thoát, phương tiện có khác.

Đối với mười trí này, nếu tùy thuộc thiếu bất cứ một trí nào thì không đầy đủ việc hóa độ hữu tình. phần nhiều lại không có công dụng, nên không thêm, bớt.

Đã nói về tự tánh. Căn cứ ở địa riêng, nghĩa là trí thứ tám, thứ chín chỗ dựa bốn tĩnh lự. Tám trí khác nương dựa chung mười một địa khởi: bốn tĩnh lự, cõi Dục, Vị chí, Trung gian và bốn Vô sắc, gọi là mười một địa. Các địa của đức vượt hơn, gồm có ngần ấy.

Đã nói về chỗ dựa địa, chỗ dựa thân khác nhau, đều căn cứ thân Phật người nam ở châu Thiệm bộ, vì chỉ thân này chịu được làm đối tượng nương tựa của lực.

Mười trí như thế, hàng Nhị thừa cũng có, vì sao Đức Phật mới được gọi là lực?

Nói về thọ tên Lực, nghĩa là chuyển vận không có trở ngại, trí Phật đối với cảnh, vì chuyển vận không có ngăn ngại, nên được gọi là Lực, trí khác không như vậy, vì các hàng Nhị thừa còn không thể nhận thấy trạng thái nối tiếp nhau của các hữu tình, thuận với phần giải thoát thiện, huống chi có thể biết pháp tinh tế, uyên tha nhỏ nhiệm, sâu xa khác? Như Xá-lợi-tử xả cầu hóa độ con người, không thể quán biết chim bồ câu bị chim ưng rượt đuổi. Hai đời trước sau sinh nhiều, ít, v.v… Đại Mục-kiền-liên không thể quán thấy gió nghiệp đã dẫn sinh sự sai khác của các quỷ. Cho nên, thiên nhãn thông, v.v… của Nhị thừa quán cõi xa, gần, so với Phật có khác, vì đều trở ngại, nên không gọi là Lực.

Nhị thừa và Phật, lậu tận đã đồng, vì sao chỉ Đức Phật được gọi là Lực?

Chỉ Đức Thế tôn thấu đạt khắp tất cả lậu tận của hữu tình, vì trí tướng khác nhau, nghĩa là Bạc-già-phạm với sai khác đối với tất cả phẩm loại sai khác lậu tận của các hữu tình, không có ngăn ngại, Nhị thừa thì không như vậy. Cho nên, tên Lực chỉ thuộc về Phật. Lại, chỉ vì 65 trí của Chư Phật mạnh mẽ, nhạy bén.

Trí lực Phật mạnh mẽ, nhạy bén ra sao?

Vì khả năng dứt trừ nhanh chóng phiền não và tập khí, như Bổđặc-già-la với sức mạnh, yếu cầm dao bén, lụt chặt đứt cỏ, v.v…,

Tướng uẩn của loại hữu tình không có khác. Đức Phật quán, mỗi thứ giới hữu ra sao?

Tướng uẩn của các loại hữu tình dù đồng mà đối với đó chẳng phải không có sai khác, nghĩa là thể của các uẩn kia dù không có khác, mà có vô lượng phẩm loại bất đồng. Phật biết như lượng đều không có ngăn ngại, nên Đức Thế tôn có được trí lực của các thứ giới, hoặc các Như lai với tên gọi cao, xa, ít có, diệu dụng của trí tuệ vô bên, chỉ Phật có thể biết, không phải người khác có thể lường xét. Ở chỗ khác đã rõ bên trong không có tướng riêng, thì lạ gì Đức Như lai có thể biết được tướng riêng?

Đã nói về góc độ tâm lực của Chư Phật, sẽ nói về thời kỳ Bồ-tát, lực thân cũng được thành, Tụng rằng:

Sức thân Na-la-diên

Hoặc phần phần đều vậy

Bảy mươi tăng voi thảy

Xứ xúc ấy làm tánh.

Luận chép: Lực thân sinh của Phật ngang bằng với Na-la-diên.

Có sư khác nói: Chi tiết của thân Phật, mỗi mỗi đều đầy đủ lực Na-la-diên. Về lý, thật ra lực thân của Chư Phật vô biên, cũng như lực tâm, có thể gìn giữ công đức lớn của Chánh đẳng Bồ-đề vô thượng. Chi tiết của Đại giác, Độc giác và vua Chuyển Luân, liền lạc nhau, như thứ lớp giống như cờ hiệu rồng, vì liên kết vòng xích gắn liền nhau, nên ba lực đối nhau có hơn, kém?

Lực Na-la-diên, lượng ấy thế nào?

Mười, tăng gấp mười lần bảy sức như voi, v.v… nghĩa là voi thường, hương tượng, Ma-ha-nặc, Kiện-na-bát-la, Tắc-kiến-đề, Phạt-lãng-già, Già-nộ-la, Na-la-diên. Lực sau sau, tăng gấp mười lần trước trước.

Có thuyết nói: Sáu mươi trước, tăng gấp mười lần sức nửa thân Na-la-diên, gấp một ngàn lần lực này, thành Na-la-diên.

Có sư khác nói: Lượng này bằng một ngàn Át-la-phạt-noa, sức voi đầu đàn của cõi trời. Sức voi đầu đàn này, lượng nó thế nào?

Trời Ba mươi ba sắp đi dạo nơi thượng uyển. Voi đầu đàn biết rồi, hóa thành các đầu, các thứ trang nghiêm, đi đến cung trời, quyến thuộc của chư thiên, thường có nhiều ngàn, cưỡi rồi, bay lên hư không, như cầm lá hoa, nhanh chóng đến vườn vui chơi, tùy ý hoan lạc. Lực của voi đầu đàn của cõi trời như thế, Na-la-diên gấp một ngàn lần lực này. Trong các nói đa số hợp lý.

Lực thân như thế, dùng xứ xúc làm tánh, lực này lẽ ra đều là sự sai khác của các xúc.

Có thuyết nói: Chỉ là sự sai khác của đại chủng.

Có thuyết nói: Là xúc tạo, lìa ngoài bảy mà có.

Có thuyết nói: Lực là nặng, yếu kém là nhẹ.

Như thế gọi là lực thân sinh của Phật.

Tướng bốn vô úy của Phật, phân biệt thế nào?

Tụng rằng:

Bốn vô úy thứ lớp

Đầu mười hai, bảy lực.

Luận chép: Bốn vô úy của Phật, như kinh đã nói rộng:

1. Vô úy chánh đẳng giác, dùng mười trí làm tánh, giống như lực đầu tiên.

2. Vô úy lậu vĩnh tận, tánh sáu, mười trí, như lực thứ mười.

3. Vô úy nói chướng pháp, dùng tám trí làm tánh, như lực thứ hai.

4. Vô úy nói đạo xuất ly. Tánh của chín, mười trí, như lực thứ bảy.

Vì sao vô úy của chư Phật chỉ bốn?

Chỉ do vô lượng úy này, biểu thị rõ đức viên mãn ở mình và người của Phật, Thế tôn, đều rốt ráo. Nghĩa là vô úy đầu tiên, chỉ rõ đức viên trí tự mình của Phật Thế tôn.

Vô úy tứ hai, biểu thị rõ đức viên mãn tự dứt của Phật, Thế tôn. Hai vô úy này nêu rõ đức viên mãn tự lợi. Vì để rõ đức viên mãn lợi tha của Thế tôn. cho nên, lại nói hai vô úy sau.

Vô úy thứ ba, ngăn chặn hành vi tà đạo.

Vô úy thư tư, khiến cho hướng đến chánh đạo. Nghĩa là chỗ nào, Đức Phật cũng vì các đệ tử nói chướng ngại pháp, bảo phải dứt trừ, tứclà khuyên bảo tu phương tiện dứt đức. Lại, ở chỗ nào, Đức Phật cũng vì các đệ tử mình, giảng nói đạo xuất ly, sao cho chánh hạnh, tức là bảo nên tu phương tiện trí đức.

Hai vô úy này biểu thị rõ đức lợi tha của Phật viên mãn. Chỉ do bốn vô úy, tùy đối tượng thích ứng của mỗi thứ, biểu thị rõ đức viên mãn trí dứt lợi mình, lợi tha của Phật, đạt đến rốt ráo, nên chỉ lập bốn thứ.

Sao có thể nói vô úy tức là trí?

Lẽ ra phải nói vô úy là được hoàn thành do trí. Về lý, thật ra nên như vậy, chỉ vì biểu thị rõ vô úy, dùng trí là nhân gần gũi, cho nên, căn cứ ở trí, phát ra thể vô úy.

Luận về vô úy: Nghĩa là không khiếp sợ. Vì có trí, nên không khiếp sợ người khác. Vì thế, nên trí được làm tánh nhân vô úy, chỉ bốn diệu trí của Phật là nhân của bốn vô úy, nghĩa là các Như lai đối với tất cả pháp, tất cả tướng diệu trí là nhân vô úy đầu tiên.

Nếu các Như lai dùng diệu trí dứt trừ tất cả phiền não và tập khí, là nguyên nhân của vô úy thứ hai.

Nếu các Như lai biết chúng đệ tử có tổn hại, có tạo lợi ích, là nhân vô úy sau, hoặc thể vô úy tức bốn diệu trí. Khiếp sợ, gọi là úy. Nỗi sợ này, tức đối với pháp, không có chút thấu đạt, là nghĩa ôm lòng e sợ. Đối với nỗi e sợ này, trí có công năng đối trị gần, vì trái với nỗi sợ sệt, nên gọi là vô úy.

Chẳng lẽ là vô trí tức là thể của sợ? Sao lại nói thể của trí tức là vô úy?

Lời trách cứ này không đúng, vì trí làm đối trị gần cho nhiều pháp, như tức không có nghi, nghĩa là trí như công năng đối trị gần vô trí, cũng đối với sợ hãi có công năng đối trị gần, nên được gọi là trí cũng gọi vô úy, như đối trị vô trí, cũng vì năng đối trị nghi, nên được gọi là trí, cũng gọi là chắc chắn. Vô trí, đối tượng đối trị, dù cũng tức nghi, nhưng trí không có nghi, danh hai, thể một.

Như thế, vô trí dù khác với sợ, nhưng tên vô úy là gọi thể của trí, vì một điều thiện có thể dứt nhiều pháp ác.

Có thuyết nói: Vì vô trí cũng gồm nhiếp thể của sợ, nên đối với đây, không nên nêu vấn nạn.

Lực và vô úy có gì khác nhau?

Lực này không có thể sai khác, vì đều có trí, tuy nhiên đối với thể của trí, có nghĩa riêng, gọi là lực. Lại nữa, căn cứ ở nghĩa riêng để đặt tên vô úy, nghĩa là nhân không khuất phục, gọi là Lực, nhân không khiếp sợ, gọi là vô úy. Hoặc an lập đầu tiên, gọi là lực, lập rồi không nghiêng động, gọi là vô úy. Hoặc không phải người khác khuất phục, gọi là Lực, chế phục được người, gọi là vô úy.

Có sư khác nói: Ví như thầy thuốc hay biết khắp các phương thuốc, gọi là Lực, khéo chữa trị lành mọi chứng bệnh, gọi là vô úy.

Có thuyết nói: Mạnh mẽ, nhanh nhẹn, gọi là Lực, oai dũng, không khiếp sợ, gọi là vô úy.

Hai thứ nghĩa như thế, cũng có khác nhau, gọi là nghĩa của sự thành tựu, là nghĩa lực, nghĩa không run sợ là nghĩa vô úy.

Ba niệm trụ của Phật khác nhau như thế nào?

Tụng rằng:

Ba niệm trụ, niệm tuệ

Duyên thuận trái với cảnh.

Luận chép: Ba niệm trụ của Phật, như kinh đã nói rộng. Các chúng đệ tử hoàn toàn cung kính, như thật hành chánh thọ. Như lai duyên chánh thọ, bất sinh vui mừng, xả mà an trụ trong chánh niệm, chánh tri, đó gọi là niệm trụ thứ nhất của Như lai.

Các chúng đệ tử không cung kính, không thực hành chánh thọ. Như lai duyên chánh thọ, bất sinh lo buồn, xả mà an trụ trong chánh niệm, chánh tri, đó gọi là niệm trụ thứ hai của Như lai.

Các chúng đệ tử một loại cung kính, có thể thực hành chánh thọ một loại không cung kính, không thực hành chánh thọ. Đức Như lai duyên chánh thọ bất sinh vui buồn, xả mà an trụ trong chánh niệm, chánh tri, đó gọi là niệm trụ thứ ba của Như lai. Mặc dù có đối tượng được hóa độ không cung kính vâng làm, mà Phật Thế tôn cũng tuôn mưa pháp Do phương tiện này, đệ tử kia vào lúc khác, hoặc hữu tình khác, vì nhập chánh pháp, nên không phải trước kia nói bốn, nay lại nói ba, có thể nói chung, niệm trụ có bảy, nay nói ba là vì gồm nhiếp trong bốn trước. Nghĩa là thuộc pháp niệm trụ ở bên ngoài duyên, nhưng thể của ba thứ này có cả niệm tuệ, tức do an trụ chánh niệm, chánh tri, đối với ba cảnh, bất sinh vui buồn, không thể thấy có các đại Thanh văn bất sinh vui buồn đối với ba cảnh, nên cho ba thứ này chẳng phải pháp không chung của Phật, chỉ Phật đối với pháp này và vì tập dứt, nên khéo thông tỏ chủng tánh riêng của hữu tình. Hoặc chúng đệ tử tùy theo Như lai, có trái, thuận, đều chịu đựng vui buồn. Đức Phật có thể không khởi, có thể cho là ít có kỳ lạ, không phải thuộc các Thanh văn, không khởi, không phải là đặc biệt lạ kỳ. Nên chỉ Phật được gọi là không chung.

Đại bi của Chư Phật với tướng khác thế nào? Tụng rằng:

Đại bi chỉ trí tục

Cảnh hành tướng, tư lương

Vì phẩm thượng bình đẳng

Khác bi do tám nhân.

Luận chép: Đại bi của Như lai, dùng trí tục làm tánh, duyên khắp tất cả hữu tình làm cảnh. Vì tạo ra ba hành tướng như khổ khổ, v.v…, nên chẳng phải trí vô lậu.

Có lý như thế, danh hiệu đại bi này, căn cứ ở nghĩa nào để lập?

Vì căn cứ năm nghĩa, nên bi này được đặt tên đại:

1. Vì tư lương nên đại. Nghĩa là phước đức, trí tuệ vĩ đại, vì tư lương đã được thành tựu trọn vẹn.

2. Vì hành tướng nên đại. Nghĩa là năng lực này có thể đối với cảnh ba khổ, tạo ra hành tướng.

3. Vì đối tượng duyên nên đại. Nghĩa là đối tượng duyên này, đều dùng hữu tình của ba cõi làm đối tượng duyên.

4. Vì bình đẳng nên đại. Nghĩa là bi này vì tạo ra lợi lạc bình đẳng cho tất cả hữu tình.

5. Vì phẩm thượng nên đại. Nghĩa là phẩm trên hết, lại không có bi nào khác có thể ngang bằng với đây.

Có sư khác nói: Vì gia hạnh vĩ đại đã chứng đắc, vì chỉ có thân đại sĩ đã thành tựu, vì nhập số ngọc báu công đức lớn, vì khả năng cứu vớt khổ não lớn của hữu tình, nên đặt tên đại bi.

Bi và đại bi có gì khác nhau?

Sự khác nhau của hai bi này do tám thứ nhân:

1. Do tự tánh. Vì tự tánh vô sân và vô si khác nhau.

2. Do dựa vào thân, có cả pháp khác, chỉ Đức Phật nương dựa thân khác nhau.

3. Do hành tướng. Vì hành tướng của một khổ và ba khổ khác nhau.

4. Do đối tượng duyên. Đối tượng duyên của một cõi, ba cõi khác nhau.

5. Do chỗ dựa ở địa. Vì có cả tĩnh lự khác và tĩnh lự thứ tư khác nhau.

6. Do chứng đắc. Lìa Hữu Đảnh, lìa cõi Dục, về chứng đắc có khác.

Lại bi làm trước, khi lìa nhiễm đắc, chỉ lìa nhiễm đắc có sai khác.

7. Do sự hy vọng cứu giúp thành, và sự cứu giúp khác nhau.

8. Do thương xót bình đẳng, không bình đẳng, vì thương xót khác nhau.

Có sư khác nói: Đại bi của chư Phật, thuận theo khắp, tinh tế, xa, tạo ra lợi ích cùng khắp. Hàng Thanh văn, v.v… đã khởi tâm bi, không thể thương xót cõi Sắc, cõi Vô sắc. Đức Phật nơi cõi trên, khởi tâm rất thương xót, vượt qua hàng Nhị thừa, xót thương đến ngục Vô gián.

Đã nói về đức của Phật khác với hữu tình khác. Pháp đối nhau của chư Phật đều bình đẳng phải không? Tụng rằng:

Do tư lương, pháp thân

Lợi tha, giống với Phật

Thọ, chủng tánh, lượng bằng

Chư Phật có sai khác.

Luận chép: Vì ba việc, nên chư Phật đều bình đẳng:

  1. Vì tư lương bình đẳng viên mãn.
  2. Vì pháp thân bình đẳng thành tựu.
  3. Vì lợi tha bình đẳng rốt ráo.

Do tuổi thọ, chủng tánh, lượng thân, đều khác. Chư Phật đối nhau, chấp nhận có sai khác:

Tuổi thọ khác: là tuổi thọ của Phật có ngắn, dài.

Hạt giống khác: là Phật sinh dòng Sát-đế-lợi, Bà-la-môn.

Họ khác: là họ Phật là Kiều-đáp-ma, Ca-diếp-ba, v.v…

Lượng: là thân Phật lớn, nhỏ. Nói bình đẳng là biểu thị rõ pháp của Chư Phật, trụ lâu, gần, v.v… có khác như thế. Vì hữu tình được hóa độ vào lúc xuất thế, vì cơ nghi khác nhau, nên các người có trí tư duy ba thứ đức viên mãn của Như lai, sinh tâm ái kính sâu xa, ba đức đó là:

  1. Nhân đức viên.
  2. Quả đức viên.
  3. Ơn đức viên.

Đầu tiên, nhân đức viên, lại có bốn thứ:

1. Tu rốt ráo, hai thứ phước đức và trí tuệ, làm tư lương tu không còn sót.

2. Tu thời gian dài, trải qua ba đại kiếp A-tăng-xí-da, tu không mỏi mệt.

3. Tu Vô gián, (tu không có đứt quãng): tinh tiến, siêng năng, mạnh mẽ, vì sát-na, sát-na, tu không xả phế.

4. Tu tôn trọng. Cung kính điều đã học, không luyến tiếc, không kiêu mạn.

Kế là quả đức viên cũng có bốn thứ:

  1. Trí đức viên.
  2. Dứt đức viên.
  3. Oai thế đức viên.
  4. Sắc thân đức viên.

Trí đức viên có bốn thứ:

  1. Trí vô sư.
  2. Trí Nhất thiết.
  3. Trí Nhất thiết chủng.
  4. Trí không dụng công.

Dứt đức viên có bốn thứ:

  1. Tất cả phiền não dứt.
  2. Tất cả chướng của định dứt.
  3. Dứt rốt ráo.
  4. Và tập dứt.

Oai thế đức viên có bốn thứ:

1. Đối với ngoại cảnh, biến hóa, trụ trì, với oai thế tự tại.

2. Đối với tuổi thọ, hoặc ngắn, hoặc dài, oai thế tự tại.

3. Đối với hư không, chướng ngại rất xa, đi nhanh chóng, nhỏ, lớn cùng nhập, với oai thế tự tại.

4. Khiến cho các thứ bản tánh thế gian, pháp như thế chuyển biến vượt hơn, oai thế kỳ lạ ít có.

Oai thế đức viên lại có bốn thứ:

  1. Khó hóa độ, đều có thể hóa độ.
  2. Đáp vấn nạn, đều quyết nghi.,
  3. Lập giáo, đều xuất ly.
  4. Bè nhóm xấu ác, đều có thể khuất phục.

Sắc thân đức viên có bốn thứ:

  1. Đủ các tướng.
  2. Đủ các tùy hảo.
  3. Đủ đại lực.
  4. Xương trong thân cứng, hơn cả kim cương, ngoài phát ra ánh sáng thần diệu vượt hơn trăm ngàn mặt trời.

Ân đức viên sau cũng có bốn thứ, nghĩa là khiến giải thoát hẳn sinh tử của ba đường ác, hoặc có thể an trí ba thừa ở cõi thiện.

Nói chung, đức viên của Như lai như thế, nếu phân tích khác thì sẽ có vô bên, chỉ Phật, Thế tôn mới có thể biết, có thể nói, phải để lại hành mạng, phải nói trải qua nhiều đại kiếp A-tăng-xí-da, mới có thể hết.

Như thế, đủ chứng tỏ thân Phật, Thế tôn có đủ vô bên ơn đức, nhân quả đặc biệt cao quý mầu nhiệm, như núi báu lớn, có các người ngu tự thiếu các đức, dù nghe nói núi công đức của Phật như thế và pháp Phật đã nói, nhưng không thể tin trọng. Các người có trí nghe nói như thế, sinh lòng tin trọng, thấu tận xương tủy. Người trí kia do một tâm niệm rất kính tin, đã chuyển diệt vô bên nghiệp ác bất định, thâu nhận Niết-bàn của người, trời cao quý, nên nói: Như lai xuất hiện ở đời, làm ruộng phước vô thượng cho những người trí. Nương dựa ruộng phước đó dẫn sinh quá khả ái rốt ráo, nhanh chóng, cao quý, như đấng Bạc-già-phạm tự nói:

Nếu đối ruộng phước Phật

Trồng được chút phần thiện

Trước, được đường lành tốt

Sau, sẽ đạt Niết-bàn.