LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Tác giả: Năm trăm vị Đại A La Hán
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 193

Chương 8: KIẾN UẨN

Phẩm 2: BÀN VỀ BA HỮU, phần 2

Các hữu tình ở cõi dục mạng chung sinh nơi tĩnh lự thứ nhất, nếu vốn trụ nơi luật nghi biệt giải thoát, hoặc không trụ nơi luật nghi biệt giải thoát, có thân ngữ biểu thiện, không mất: Nếu trụ nơi tâm thiện mà mạng chung, người kia xả năm uẩn thiện, hai uẩn vô ký. Có thuyết nói: Nơi năm, được bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký. Tức nơi khi ấy, năm uẩn thiện, một uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền. Nếu trụ nơi tâm vô ký mà mạng chung, người kia xả năm uẩn thiện, năm uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký. Tức vào lúc đó, hai uẩn thiện, một uẩn nhiễm, năm uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền.

Nếu vốn không trụ nơi luật nghi biệt giải thoát, không có thân ngữ biểu thiện, nếu như có đã mất: Nếu trụ nơi tâm thiện mà mạng chung, người kia xả bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký. Có thuyết nói: Nơi năm, được bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký. Tức nơi khi ấy, bốn uẩn thiện, một uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền. Nếu trụ nơi tâm vô ký mà mạng chung, người kia xả bốn uẩn thiện, năm uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký. Tức vào lúc đó, một uẩn thiện, một uẩn nhiễm, năm uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền.

Các hữu tình ở cõi dục mạng chung sinh nơi tĩnh lự thứ hai, thứ ba, thứ tư, nếu vốn trụ nơi luật nghi biệt giải thoát, hoặc không trụ nơi luật nghi biệt giải thoát, có thân ngữ biểu thiện, không mất: Nếu trụ nơi tâm thiện mà mạng chung, người kia xả năm uẩn thiện, năm uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký. Tức nơi khi ấy, năm uẩn thiện, một uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền. Nếu trụ nơi tâm vô ký mà mạng chung, người kia xả năm uẩn thiện, năm uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký. Tức nơi khi ấy, hai uẩn thiện, một uẩn nhiễm, năm uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền.

Nếu vốn không trụ nơi luật nghi biệt giải thoát, không có thân ngữ biểu thiện, nếu như có đã mất: Nếu trụ nơi tâm thiện mà mạng chung, người kia xả năm uẩn thiện, năm uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký. Tức nơi khi ấy, bốn uẩn thiện, một uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền. Nếu trụ nơi tâm vô ký mà mạng chung, người kia xả năm uẩn thiện, năm uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký. Tức nơi khi ấy, một uẩn thiện, một uẩn nhiễm, năm uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền.

Các hữu tình ở cõi dục mạng chung sinh nơi cõi vô sắc, nếu vốn trụ nơi luật nghi biệt giải thoát, hoặc không trụ nơi luật nghi biệt giải thoát, có thân ngữ biểu thiện, không mất: Nếu trụ nơi tâm thiện mà mạng chung, người kia xả năm uẩn thiện, năm uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký. Tức nơi khi ấy, năm uẩn thiện, một uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền. Nếu trụ nơi tâm vô ký mà mạng chung, người kia xả năm uẩn thiện, năm uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký.

Tức vào lúc đó, hai uẩn thiện, một uẩn nhiễm, năm uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền.

Nếu vốn không trụ nơi luật nghi biệt giải thoát, không có thân ngữ biểu thiện, nếu như có đã mất: Nếu trụ nơi tâm thiện mà mạng chung, người kia xả năm uẩn thiện, năm uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký. Tức nơi khi ấy, bốn uẩn thiện, một uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, một uẩn vô ký hiện tiền. Nếu trụ nơi tâm vô ký mà mạng chung, người kia xả năm uẩn thiện, năm uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, một uẩn vô ký. Tức vào lúc ấy, một uẩn thiện, một uẩn nhiễm, năm uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền.

Các hữu tình ở cõi sắc mạng chung sinh nơi cõi sắc, tức ở địa ấy mất sinh trở lại nơi địa ấy: Nếu trụ nơi tâm thiện mà mạng chung, người kia xả hai uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký. Tức vào lúc ấy, bốn uẩn thiện, một uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền.

Nếu trụ nơi tâm nhiễm mà mạng chung, người kia xả hai uẩn vô ký, được hai uẩn vô ký. Tức nơi khi ấy, một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền.

Nếu trụ nơi tâm vô ký mà mạng chung, người kia xả năm uẩn vô ký, được hai uẩn vô ký. Tức vào lúc ấy, một uẩn thiện, một uẩn nhiễm, năm uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền.

Ở địa dưới thuộc cõi sắc mạng chung sinh lên địa trên: Nếu trụ nơi tâm thiện mà mạng chung, người kia xả năm uẩn thiện, năm uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký. Tức vào khi ấy, bốn uẩn thiện, một uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền.

Nếu trụ nơi tâm vô ký mà mạng chung, người kia xả năm uẩn thiện, năm uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký. Tức vào lúc ấy, một uẩn thiện, một uẩn nhiễm, năm uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền.

Ở địa trên thuộc cõi sắc mạng chung sinh xuống địa dưới: Nếu trụ nơi tâm thiện mà mạng chung, người kia xả năm uẩn thiện, năm uẩn vô ký, được năm uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, năm uẩn vô ký. Tức nơi khi ấy, bốn uẩn thiện, một uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, một uẩn vô ký hiện tiền.

Nếu trụ nơi tâm nhiễm mà mạng chung, người kia xả năm uẩn thiện, năm uẩn vô ký, được năm uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, năm uẩn vô ký. Tức vào lúc ấy, một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền.

Nếu trụ nơi tâm vô ký mà mạng chung, người kia xả năm uẩn thiện, năm uẩn vô ký, được năm uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, năm uẩn vô ký. Tức vào khi ấy, một uẩn thiện, một uẩn nhiễm, năm uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền.

Các hữu tình ở cõi sắc mạng chung sinh nơi cõi dục: Nếu trụ nơi tâm thiện mà mạng chung, người kia xả năm uẩn thiện, năm uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký. Có thuyết nói: Năm. Tức nơi khi ấy, bốn uẩn thiện, một uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, một uẩn vô ký hiện tiền.

Nếu trụ nơi tâm nhiễm mà mạng chung, người kia xả năm uẩn thiện, năm uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký. Có thuyết nói: Năm. Tức vào lúc ấy, một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền.

Nếu trụ nơi tâm vô ký mà mạng chung, người kia xả năm uẩn thiện, năm uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký.

Có thuyết nói: Năm. Tức vào khi ấy, một uẩn thiện, một uẩn nhiễm, năm uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền.

Các hữu tình ở cõi sắc mạng chung sinh nơi cõi vô sắc: Nếu trụ nơi tâm thiện mà mạng chung, người kia xả năm uẩn thiện, năm uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, một uẩn vô ký. Tức nơi khi ấy, bốn uẩn thiện, một uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, một uẩn vô ký hiện tiền.

Nếu trụ nơi tâm vô ký mà mạng chung, người kia xả năm uẩn thiện, năm uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký. Tức vào lúc ấy, một uẩn thiện, một uẩn nhiễm, năm uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, một uẩn vô ký hiện tiền.

Các hữu tình ở cõi vô sắc mạng chung sinh nơi cõi vô sắc, tức ở địa ấy mất sinh trở lại nơi địa ấy: Nếu trụ nơi tâm thiện mà mạng chung, người kia xả một uẩn vô ký, được một uẩn vô ký. Tức vào khi ấy, bốn uẩn thiện, một uẩn nhiễm, một uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, một uẩn vô ký hiện tiền.

Nếu trụ nơi tâm nhiễm mà mạng chung, người kia xả hai uẩn vô ký, được hai uẩn vô ký. Tức vào lúc ấy, một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, một uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, một uẩn vô ký hiện tiền.

Nếu trụ nơi tâm vô ký mà mạng chung, người kia xả bốn uẩn vô ký, được hai uẩn vô ký. Tức vào khi ấy, một uẩn thiện, một uẩn nhiễm, bốn uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, một uẩn vô ký hiện tiền.

Ở địa dưới thuộc cõi vô sắc mạng chung sinh lên địa trên: Nếu trụ nơi tâm thiện mà mạng chung, người kia xả bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký. Tức vào khi ấy, bốn uẩn thiện, một uẩn nhiễm, một uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, một uẩn vô ký hiện tiền.

Nếu trụ nơi tâm vô ký mà mạng chung, người kia xả bốn uẩn thiện, bốn uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký. Tức vào lúc ấy, một uẩn thiện, một uẩn nhiễm, bốn uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, một uẩn vô ký hiện tiền.

Ở địa trên thuộc cõi vô sắc mạng chung sinh xuống địa dưới: Nếu trụ nơi tâm thiện mà mạng chung, người kia xả bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký. Tức vào khi ấy, bốn uẩn thiện, một uẩn nhiễm, một uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, một uẩn vô ký hiện tiền.

Nếu trụ nơi tâm nhiễm mà mạng chung, người kia xả bốn uẩn thiện, một uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký. Tức vào lúc ấy, một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, một uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, một uẩn vô ký hiện tiền.

Nếu trụ nơi tâm vô ký mà mạng chung, người kia xả bốn uẩn thiện, bốn uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký. Tức vào lúc đó, một uẩn thiện, một uẩn nhiễm, bốn uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, một uẩn vô ký hiện tiền.

Các hữu tình ở cõi vô sắc mạng chung sinh nơi cõi dục: Nếu trụ nơi tâm thiện mà mạng chung, người kia xả bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký. Có thuyết nói năm. Tức vào khi ấy, bốn uẩn thiện, một uẩn nhiễm, một uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền.

Nếu trụ nơi tâm nhiễm mà mạng chung, người kia xả bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký. Có thuyết nói năm. Tức vào lúc ấy, một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, một uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền.

Nếu trụ nơi tâm vô ký mà mạng chung, người kia xả bốn uẩn thiện, bốn uẩn vô ký, được bốn uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký.

Có thuyết nói năm. Tức vào lúc đó, một uẩn thiện, một uẩn nhiễm, bốn uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền.

Các hữu tình ở cõi vô sắc mạng chung sinh nơi cõi sắc: Nếu trụ nơi tâm thiện mà mạng chung, người kia xả bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký, được năm uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, năm uẩn vô ký. Tức vào khi ấy, bốn uẩn thiện, một uẩn nhiễm, một uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền.

Nếu trụ nơi tâm nhiễm mà mạng chung, người kia xả bốn uẩn thiện, hai uẩn vô ký, được năm uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, năm uẩn vô ký. Tức vào lúc ấy, một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, một uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền.

Nếu trụ nơi tâm vô ký mà mạng chung, người kia xả bốn uẩn thiện, bốn uẩn vô ký, được năm uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, năm uẩn vô ký. Tức vào lúc đó, một uẩn thiện, một uẩn nhiễm, bốn uẩn vô ký diệt. Một uẩn thiện, bốn uẩn nhiễm, hai uẩn vô ký hiện tiền.

***

* Vì sao tùy miên nơi cõi dục không tùy tăng đối với pháp cõi sắc? Cho đến nói rộng.

Hỏi: Vì sao tạo ra phần Luận này?

Đáp: Vì muốn khiến cho kẻ nghi có được quyết định. Nghĩa là trong phẩm Hữu tình nơi Chương Kiết Uẩn ở trước nói: Phàm phu nơi cõi dục có chín mươi tám tùy miên tùy tăng, chín kiết trói buộc. Phàm phu nơi cõi sắc có sáu mươi hai tùy miên tùy tăng, sáu kiết trói buộc. Phàm phu nơi cõi vô sắc có ba mươi mốt tùy miên tùy tăng, sáu kiết trói buộc.

Hoặc có sinh nghi: Phàm phu nơi cõi dục là tùy miên tùy tăng nơi cõi sắc, vô sắc. Phàm phu nơi cõi sắc là tùy miên tùy tăng nơi cõi vô sắc. Nhằm khiến cho nghi ấy có được quyết định, nên hiển bày:

Đấy là thành tựu không phải là tùy tăng. Nghĩa là phàm phu nơi cõi dục chỉ là tùy miên tùy tăng nơi cõi dục, không phải nơi cõi sắc, vô sắc. Phàm phu nơi cõi sắc chỉ là tùy miên tùy tăng nơi cõi sắc, không phải nơi cõi vô sắc.

Do những nhân duyên như thế nên tạo ra phần Luận này.

Hỏi: Vì sao tùy miên nơi cõi dục không tùy tăng đối với pháp cõi sắc?

Đáp: Do cõi thành tạp loạn cùng không thể thiết lập việc lìa nhiễm cõi dục.

Cõi tạp loạn: Nghĩa là ở đây cũng là cõi dục cũng là cõi sắc, tức không thể nói cõi dục, cõi sắc khác nhau.

Cùng không thể thiết lập việc lìa nhiễm cõi dục: Nghĩa là khi lìa tham của cõi dục không gọi là lìa nhiễm nơi cõi dục. Khi lìa tham của cõi sắc mới gọi là lìa nhiễm nơi cõi dục. Điều ấy không hợp lý.

Hỏi: Vì sao tùy miên nơi cõi dục không tùy tăng đối với pháp cõi vô sắc?

Đáp: Do cõi thành tạp loạn cùng không thể thiết lập việc lìa nhiễm cõi dục.

Cõi tạp loạn: Nghĩa là ở đây cũng là cõi dục cũng là cõi vô sắc, tức không thể nói cõi dục, cõi vô sắc khác nhau.

Cùng không thể thiết lập việc lìa nhiễm cõi dục: Nghĩa là khi lìa tham của cõi dục không gọi là lìa nhiễm nơi cõi dục. Khi lìa tham của cõi vô sắc mới gọi là lìa nhiễm nơi cõi dục. Điều ấy không hợp lý.

Hỏi: Vì sao tùy miên nơi cõi sắc không tùy tăng đối với pháp cõi dục?

Đáp: Do cõi thành tạp loạn và cõi kia không phải là đối tượng duyên ở đây.

Cõi tạp loạn: Nghĩa là ở đây cũng là cõi sắc cũng là cõi dục, tức không thể nói cõi sắc, cõi dục khác nhau.

Cõi kia không phải là đối tượng duyên ở đây: Nghĩa là không có phiền não của địa trên duyên nơi pháp của địa dưới.

Hỏi: Vì sao tùy miên nơi cõi sắc không tùy tăng đối với pháp cõi vô sắc?

Đáp: Do cõi thành tạp loạn cùng không thể thiết lập việc lìa nhiễm cõi sắc.

Cõi tạp loạn: Nghĩa là ở đây cũng là cõi sắc cũng là cõi vô sắc, tức không thể nói cõi sắc, cõi vô sắc khác nhau.

Cùng không thể thiết lập việc lìa nhiễm cõi sắc: Nghĩa là khi lìa tham của cõi sắc không gọi là lìa nhiễm nơi cõi sắc. Khi lìa tham của cõi vô sắc mới gọi là lìa nhiễm nơi cõi sắc. Điều ấy không hợp lý.

Hỏi: Vì sao tùy miên nơi cõi vô sắc không tùy tăng đối với pháp cõi dục?

Đáp: Do cõi thành tạp loạn và cõi kia không phải là đối tượng duyên ở đây.

Hỏi: Vì sao tùy miên nơi cõi vô sắc không tùy tăng đối với pháp cõi sắc?

Đáp: Do cõi thành tạp loạn và cõi kia không phải là đối tượng duyên ở đây. Đều như trước đã nói, nên biết.

Hỏi: Đã nói về ba cõi. Làm thế nào để kiến lập? Là do địa, là do xứ hay là do ái đoạn? Nếu nêu như vậy thì có lỗi gì?

Nếu do địa nên nói chín cõi, vì địa có chín, nghĩa là cõi dục, bốn tĩnh lự, bốn vô sắc.

Nếu do xứ nên nói có bốn mươi cõi, vì xứ có bốn mươi. Nghĩa là cõi dục có hai mươi xứ, cõi sắc có mười sáu xứ, cõi vô sắc có bốn xứ.

Nếu do ái đoạn cũng nên nói chín cõi, nghĩa là ái nơi cõi dục cho đến ái nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đều sai biệt có khác.

Đáp: Nên nói do ái đoạn nên kiến lập ba cõi.

Hỏi: Nếu như vậy thì nên lập chín cõi chăng?

Đáp: Ái đồng loại đoạn nên chỉ lập ba cõi. Nghĩa là từ địa ngục Vô gián cho đến trời Tha hóa tự tại đều do dục ái có sai biệt nên kiến lập cõi dục. Từ trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh đều do sắc ái có sai biệt nên kiến lập cõi sắc. Từ Không vô biên xứ cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ đều do vô sắc ái có sai biệt nên kiến lập cõi vô sắc.

Lại nữa, nếu xứ có sắc, có dục thì lập cõi dục. Có sắc, không dục thì lập cõi sắc. Không sắc, không dục thì lập cõi vô sắc.

Lại nữa, nếu xứ có sắc, có loại thứ hai thì lập cõi dục. Có sắc, không có loại thứ hai thì lập cõi sắc. Không có sắc, không có loại thứ hai thì lập cõi vô sắc.

Lại nữa, nếu xứ có sắc, có cảnh thì lập cõi dục. Có sắc, không có cảnh thì lập cõi sắc. Không sắc, không cảnh thì lập cõi vô sắc.

Lại nữa, nếu xứ có sắc, có các thứ vật dụng thì lập cõi dục. Có sắc, không có các thứ vật dụng thì lập cõi sắc. Không sắc, không có các thứ vật dụng thì lập cõi vô sắc.

Lại nữa, nếu xứ có sắc, có dục, có chấp ngã thì lập cõi dục. Có sắc, không dục, có chấp ngã thì lập cõi sắc. Không sắc, không dục, có ngã chấp thì lập cõi vô sắc.

Lại nữa, nếu xứ có sắc, có loại thứ hai, có chấp ngã thì lập cõi dục. Có sắc, không có loại thứ hai, có chấp ngã thì lập cõi sắc. Không sắc, không có loại thứ hai, có chấp ngã thì lập cõi vô sắc.

Cảnh và các thứ vật dụng nói cũng như vậy.

Lại nữa, nếu xứ có sắc, tương ưng với không hổ không thẹn thì lập cõi dục. Có sắc, không tương ưng với không hổ không thẹn thì lập cõi sắc. Không sắc, không tương ưng với không hổ không thẹn thì lập cõi vô sắc.

Lại nữa, nếu xứ có sắc, tương ưng với keo kiệt, ganh ghét thì lập cõi dục. Có sắc, không tương ưng với keo kiệt, ganh ghét thì lập cõi sắc. Không sắc, không tương ưng với keo kiệt, ganh ghét thì lập cõi vô sắc.

Lại nữa, nếu xứ có sắc, tương ưng với ưu căn, khổ căn thì lập cõi dục. Có sắc, không tương ưng với ưu căn, khổ căn thì lập cõi sắc. Không sắc, không tương ưng với ưu căn, khổ căn thì lập cõi vô sắc.

Lại nữa, nếu xứ có sắc, tương ưng với đoạn thực, dâm ái thì lập cõi dục. Có sắc, không tương ưng với đoạn thực, dâm ái thì lập cõi sắc. Không sắc, không tương ưng với đoạn thực, dâm ái thì lập cõi vô sắc.

Lại nữa, nếu xứ có nhân dị thục của năm uẩn, quả dị thục của năm uẩn, tùy miên bất thiện vô ký tùy tăng thì lập cõi dục. Có nhân dị thục của năm uẩn, quả dị thục của năm uẩn, chỉ tùy miên vô ký tùy tăng thì lập cõi sắc. Có nhân dị thục của bốn uẩn, quả dị thục của bốn uẩn, chỉ tùy miên vô ký tùy tăng thì lập cõi vô sắc.

Lại nữa, nếu xứ có nhân dị thục của bốn uẩn, được một quả, tùy miên bất thiện vô ký tùy tăng thì lập cõi dục. Có nhân dị thục của năm uẩn, được một quả, chỉ tùy miên vô ký tùy tăng thì lập cõi sắc. Có nhân dị thục của bốn uẩn, được một quả, chỉ tùy miên vô ký tùy tăng thì lập cõi vô sắc.

Lại nữa, nếu xứ có nhân dị thục của ba thọ, quả dị thục của ba thọ, tùy miên bất thiện vô ký tùy tăng thì lập cõi dục. Có nhân dị thục của hai thọ, quả dị thục của hai thọ, chỉ tùy miên vô ký tùy tăng thì lập cõi sắc. Có nhân dị thục của một thọ, quả dị thục của một thọ, tùy miên vô ký tùy tăng thì lập cõi vô sắc.

Lại nữa, nếu xứ có nhân dị thục của bốn thọ, quả dị thục của bốn thọ, tùy miên bất thiện vô ký tùy tăng thì lập cõi dục. Có nhân dị thục của ba thọ, quả dị thục của ba thọ, chỉ tùy miên vô ký tùy tăng thì lập cõi sắc. Có nhân dị thục của một thọ, quả dị thục của một thọ, chỉ tùy miên vô ký tùy tăng thì lập cõi vô sắc.

Lại nữa, nếu xứ có nhân dị thục hữu sắc – vô sắc, quả dị thục hữu sắc – vô sắc, tùy miên bất thiện vô ký tùy tăng thì lập cõi dục. Có nhân dị thục hữu sắc – vô sắc, quả dị thục hữu sắc – vô sắc, chỉ tùy miên vô ký tùy tăng thì lập cõi sắc. Có nhân dị thục vô sắc, quả dị thục vô sắc, chỉ tùy miên vô ký tùy tăng thì lập cõi vô sắc.

Như hữu sắc – vô sắc, hữu kiến – vô kiến, hữu đối – vô đối cũng như vậy.

Hỏi: Nói về ba cõi, làm thế nào để an lập? Là trên dưới chồng lên nhau hay là sắp bày gần bên nhau?

Nếu theo trên dưới thì làm sao thiết lập việc lìa nhiễm trùm khắp chúng? Làm sao thần thông có thể hiện đến khắp chúng?

Nếu sắp bày gần bên nhau thì như Đà-la-đạt-la đã nói làm sao thông? Như nói: Thế giới của phương dưới là vô biên. Thế giới của phương trên là vô biên.

Đáp: Trong đây, có thuyết nói: Là trên dưới chồng lên nhau. Nghĩa là từ bên dưới phong luân của cõi này là khoảng hư không cách xa có trời Sắc cứu cánh của phương dưới. Bên dưới của trời ấy lần lượt cho đến phong luân, tiếp dưới lại có trời Sắc cứu cánh lần lượt hướng xuống cho đến phong luân. Như vậy, thế giới của phương dưới lần lượt cho đến vô biên. Lại từ bên trên trời Sắc cứu cánh của cõi nấy là khoảng hư không cách xa có phong luân của phương trên. Bên trên của phong luân ấy lần lượt cho đến trời Sắc cứu cánh. Tiếp trên lại có phong luân lần lượt hướng lên cho đến trời Sắc cứu cánh.

Như vậy, thế giới của phương trên lần lượt cho đến vô biên.

Hỏi: Nếu như vậy làm sao thiết lập việc lìa nhiễm trùm khắp chúng? Làm sao thần thông có thể hiện đến khắp chúng?

Đáp: Nếu có người khi lìa một nhiễm của cõi dục tức gọi là lìa tất cả nhiễm của cõi dục, do tương đồng. Nhưng nương vào định thứ nhất phát khởi thần thông tức chỉ có thể đến một cõi dục Phạm thế, không phải xứ khác, do là xứ riêng khác. Như vậy, lìa nhiễm của cõi sắc và nương vào định khác phát khởi thần thông theo chỗ ứng hợp cũng như thế.

Có Sư khác nói: Sắp bày gần bên nhau.

Hỏi: Nếu như vậy điều Đà-la-đạt-đa đã nói nên làm sao thông?

Đáp: Văn kia nên nêu bày như vầy: Cõi dục của phương dưới là vô biên. Cõi sắc của phương trên là vô biên.

Trong đây, các xứ của cõi dục đồng một tùy miên. Cõi sắc, vô sắc tùy theo địa sai biệt nên tùy miên đều riêng khác.

Hỏi: Vì sao các xứ của cõi dục đồng một tùy miên? Còn cõi sắc, cõi vô sắc tùy theo địa đều riêng?

Đáp: Cõi dục là cõi bất định, không phải là địa tu, không phải là địa lìa nhiễm, trong ấy phiền não như ngựa không cương, tự tiện buông chạy, nên tất cả xứ đồng một tùy miên. Cõi sắc, cõi vô sắc là cõi định, là địa tu, là địa lìa nhiễm, trong ấy phiền não như ngựa có cương, không tự tiện chuyển, nên địa trên dưới đều có tùy miên riêng khác.

Lại nữa, ở cõi dục căn bất thiện mạnh mẽ, căn thiện yếu kém, nên tất cả xứ đồng một tùy miên. Cõi sắc, vô sắc không có căn bất thiện, căn thiện mạnh mẽ, nên địa trên dưới đều có tùy miên riêng khác.

Lại nữa, ở cõi dục pháp bất thiện tăng trưởng, pháp thiện thoái giảm. Cõi sắc, vô sắc không có pháp bất thiện, pháp thiện tăng trưởng.

Lại nữa, ở cõi dục pháp bất thiện như chủ, pháp thiện như khách. Cõi sắc, vô sắc không có pháp bất thiện, pháp thiện như chủ.

Lại nữa, ở cõi dục căn bất thiện có thể đoạn dứt căn thiện. Cõi sắc, vô sắc không có căn bất thiện có thể đoạn dứt căn thiện.

Lại nữa, ở cõi dục lễ nghi không kiêng dè cũng như vợ chồng, nên tất cả xứ đồng một tùy miên. Cõi sắc, vô sắc lễ nghi có cách ngăn cũng như mẹ con, nên địa trên dưới đều có tùy miên riêng khác.

Lại nữa, ở cõi dục oai nghi của pháp thiện có tạp loạn, cũng như con vua và con nhà Chiên-đồ-la cùng bị nhốt chung nơi một nhà tù, nên tất cả xứ đồng một tùy miên. Cõi sắc, vô sắc oai nghi của pháp thiện không xen tạp, cũng như con vua và con trưởng giả cùng bị nhốt chung nơi một nhà tù, nên địa trên dưới đều có tùy miên riêng khác.

Hỏi: Khoảng giữa của ba cõi có vật ngăn cách chăng? Nếu có thì ở đấy có hai vật cõi nên thành năm. Tức năm trung gian lại có bốn vật cõi nên thành chín. Như vậy lần lượt nên là vô cùng. Nếu không thì vì sao ba cõi không hợp thành một?

Đáp: Nên nói nơi khoảng giữa kia lại không có vật nào ngăn cách.

Hỏi: Nếu như vậy thì vì sao ba cõi không thành một?

Đáp: Nơi trung gian của chúng tuy không có vật ngăn cách nhưng không thành một. Như mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn, ba đời, bốn đại chủng v.v… tuy không có vật ngăn cách nhưng không thành một. Đây cũng như vậy. Lại nữa, tánh tướng khác nhau nên vật loại riêng khác, nên tuy không có vật ngăn cách nhưng không thành một.

Hỏi: Nếu như vậy thì bên trên trời Tha hóa tự tại, bên dưới tĩnh lự thứ nhất là khoảng trung gian cách xa có vô lượng không giới sắc, làm thế nào có thể nhận biết đây là cõi dục, đây là cõi sắc với mức độ sai biệt?

Đáp: Nơi vùng biên vực của hai cõi cùng có lưới sáng, hai ánh sáng có mức độ thô diệu không đồng, do đấy nên nhận biết rõ đây là cõi dục, kia là cõi sắc.

Lại nữa, nếu sinh ở cõi dục, được thiên nhãn thì xứ có thể nhìn thấy là cõi dục, không thể thấy xứ là cõi sắc.

Lại nữa, nếu sinh nơi cõi dục, đạt được thần thông thì xứ có thể đi đến là cõi dục, không thể đi đến xứ là cõi sắc.

Lại nữa, nếu ở nơi cõi dục thì đối tượng duyên của ái là cõi dục. Nơi cõi sắc đối tượng duyên của ái là cõi sắc.

Đó gọi là mức độ sai biệt của hai cõi.

Hỏi: Vì sao tùy miên không biến hành của cõi dục không tùy tăng khắp nơi pháp cõi dục?

Đáp: Đây nên thành biến hành và kia không phải là đối tượng duyên của đây.

Đây nên thành biến hành: Nghĩa là tùy miên không biến hành của cõi dục này, nếu tùy tăng khắp nơi pháp cõi dục thì cũng nên thành biến hành, tức không thể thiết lập tướng dụng có sai biệt của tùy miên biến hành và tùy miên không biến hành.

Và kia không phải là đối tượng duyên của đây: Nghĩa là các pháp của bộ khác kia không phải là đối tượng duyên của tùy miên không biến hành ở đây. Đây chỉ do pháp của tự bộ làm đối tượng duyên. Vì sao? Do thế mạnh của tùy miên không biến hành nên kiến lập các pháp của năm bộ có dị biệt. Nếu tùy miên không biến hành cũng duyên khắp nơi năm bộ thì đối với năm bộ nên tùy tăng khắp. Như thế tức là năm bộ tạp loạn. Năm bộ tạp loạn thì đối trị tạp loạn. Đối trị tạp loạn tức hiện quán tạp loạn. Hiện quán tạp loạn tức không thể thiết lập việc nhận biết khắp có sai biệt, quả Sa-môn có sai biệt. Nhằm khiến không có lỗi như thế nên tùy miên không biến hành ở cõi dục, không tùy tăng khắp nơi pháp cõi dục.

Hỏi: Vì sao tùy miên không biến hành của cõi sắc không tùy tăng khắp nơi pháp cõi sắc?

Đáp: Đây nên thành biến hành và kia không phải là đối tượng duyên của đây.

Hỏi: Vì sao tùy miên không biến hành của cõi vô sắc không tùy tăng khắp nơi pháp cõi vô sắc?

Đáp: Đây nên thành biến hành và kia không phải là đối tượng duyên của đây. Đều như trước đã giải thích.

Nghĩa của nhân biến hành rộng như trong phẩm Trí thuộc Chương Tạp Uẩn và trong phẩm Bất Thiện thuộc Chương Kiết Uẩn.

***

* Có mười tưởng: Nghĩa là tưởng vô thường cho đến tưởng diệt. Các tưởng ấy như trong phẩm Gồm thâu thuộc chương Định Uẩn đã phân biệt rộng.

Nếu tu tưởng vô thường thì người kia tư duy về tưởng vô thường chăng? Cho đến nói rộng.

Tu có bốn thứ: Tu đắc, tu tập, tu đối trị, tu trừ dứt. Nghĩa của bốn thứ tu này như trong phẩm Tha tâm trí thuộc Chương Trí Uẩn đã nêu bày rộng.

Trong đây, có thuyết cho: Chỉ dựa vào tu tập để tạo luận.

Có thuyết nói: Dựa chung vào tu đắc, tu tập để tạo luận.

Có những người muốn khiến trong đây chỉ dựa vào tu tập để tạo luận, họ nói: Nếu tu tưởng vô thường: Nghĩa là tưởng vô thường hiện tiền. Người kia tư duy về tưởng vô thường: Nghĩa là dùng tưởng vô thường làm đối tượng duyên, tức là khi tu tưởng vô thường hiện tiền duyên nơi nghĩa của tưởng vô thường.

Hỏi: Nếu tu tưởng vô thường thì người kia tư duy về tưởng vô thường chăng?

Đáp: Nên nêu ra bốn trường hợp:

1. Có trường hợp tu tưởng vô thường không tư duy về tưởng vô thường: Nghĩa là duyên nơi pháp khác để tu tưởng vô thường. Như duyên nơi các uẩn sắc thọ hành thức, trừ tưởng vô thường duyên nơi tưởng uẩn khác khởi tưởng vô thường.

Đây là nói ở nơi phần vị nào? Đáp: Là ở nơi phần vị noãn, đảnh tăng trưởng khởi hành tướng vô thường theo thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ. Nếu lìa nhiễm nơi cõi dục cho đến nhiễm nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ khởi hành tướng vô thường theo thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, khi được các đạo gia hạnh ấy, nếu tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, thời giải thoát luyện căn tạo bất động, khởi hành tướng vô thường theo thân thọ tâm niệm trụ và duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ làm gia hạnh, khi được đạo gia hạnh kia, nếu khởi hành tướng vô thường theo thân thọ tâm niệm trụ cùng khi duyên nơi pháp khác theo pháp niệm trụ, nếu tức dùng loại niệm trụ này khi tạp tu tĩnh lự.

Những người muốn khiến tất cả pháp là thắng nghĩa, tức khi ở loại niệm trụ này khởi nghĩa vô ngại giải và ở loại niệm trụ này khởi biện vô ngại giải, nguyện trí, định biên vực, giải thoát vô sắc, nhập định diệt tận, tưởng tâm vi tế. Vào những lúc như thế, tu tưởng vô thường tưởng vô thường hiện tiền, không tư duy về tưởng vô thường duyên nơi pháp khác.

2. Có trường hợp tư duy về tưởng vô thường không tu tưởng vô thường: Nghĩa là duyên nơi tưởng vô thường để tu tưởng khác.

Tưởng khác: Là tưởng vô thường khổ, tưởng khổ vô ngã, và các tưởng thiện, nhiễm, vô ký khác.

Trong đây: Tưởng thiện: Là tưởng thiện gia hạnh, thiện sinh đắc. Tưởng thiện gia hạnh: Là do văn tư tu tạo thành. Do văn tạo thành: Là duyên nơi tưởng vô thường, khởi tưởng về hành tướng không phải vô thường do văn tạo thành. Do tư tạo thành: Là duyên nơi tưởng vô thường khởi tưởng về hành tướng không phải vô thường do tư tạo thành. Do tu tạo thành: Là duyên nơi tưởng vô thường khởi hành tướng không phải vô thường.

Tưởng do tu tạo thành này là nói ở nơi phần vị nào? Đáp: Là nói ở phần vị noãn, đảnh, nhẫn đầu tiên và tăng trưởng. Duyên nơi tưởng vô thường khởi hành tướng không phải vô thường theo pháp niệm trụ. Nếu ở phần vị pháp thế đệ nhất khởi ba hành tướng theo pháp niệm trụ. Nếu đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi bốn khoảnh tâm, khởi ba hành tướng theo pháp niệm trụ, hiện quán về tập, đạo đều nơi bốn khoảnh tâm khởi bốn hành tướng theo pháp niệm trụ. Nếu do duyên nơi tưởng vô thường khởi hành tướng không phải vô thường theo pháp niệm trụ, lìa nhiễm nơi cõi dục cho đến nhiễm nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu tức dùng đấy làm gia hạnh, khi được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát ấy. Hoặc do duyên nơi tưởng vô thường không phải là hành tướng vô thường theo pháp niệm trụ. Bậc tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, thời giải thoát luyện căn tạo bất động. Nếu tức dùng đấy làm gia hạnh, khi được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát kia. Hoặc do duyên nơi tưởng vô thường không phải là hành tướng vô thường theo pháp niệm trụ, tạp tu tĩnh lự và khi khởi tha tâm trí, túc trụ tùy niệm trí thông khởi duyên nơi tưởng vô thường, không phải là hành tướng vô thường theo pháp niệm trụ, lúc khởi bốn vô lượng.

Những người muốn khiến tất cả pháp là thắng nghĩa, tức ở loại pháp niệm trụ này khởi nghĩa vô ngại giải và ở loại pháp niệm trụ này khởi biện vô ngại giải, nguyện trí, định biên vực, giải thoát vô sắc, Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, biến xứ, nhập định diệt tận, tưởng tâm vi tế. Đó gọi là tưởng thiện.

Tưởng nhiễm: Là duyên nơi tưởng vô thường khởi Tát-cada-kiến. Chấp ngã, ngã sở khởi biên chấp kiến. Chấp đoạn thường khởi tà kiến. Chấp không có nhân, không có tạo tác cùng tổn giảm khởi kiến thủ. Chấp cho là thượng diệu bậc nhất, hơn hết khởi giới cấm thủ. Chấp nơi tịnh giải thoát xuất ly khởi nghi hoặc, do dự không quyết định. Khởi vô minh, vô trí, tăm tối ngu si. Khởi tham ái với ý vui thích. Khởi sân giận với ý không yêu mến, không vui thích. Khởi kiêu mạn tự cao. Vào những lúc như vậy gọi là tưởng nhiễm.)

Tưởng vô ký: Là duyên nơi tưởng vô thường khởi tưởng không phải như lý không phải không như lý.

Đó gọi là tư duy về tưởng vô thường duyên nơi tưởng vô thường, không tu tưởng vô thường khởi tưởng khác.

3. Có trường hợp tu tưởng vô thường cũng tư duy về tưởng vô thường: Nghĩa là duyên nơi tưởng vô thường, tu tưởng vô thường. Như khi tưởng vô thường trong thời gian dài nối tiếp hiện tiền. Duyên nơi sự nối tiếp của mình theo quá khứ, vị lai, cùng sự nối tiếp của kẻ khác theo ba đời với tưởng vô thường.

Đây là nói ở nơi phần vị nào? Đáp: Là ở phần vị noãn, đảnh, nhẫn đầu tiên và tăng trưởng. Duyên nơi tưởng vô thường khởi hành tướng vô thường theo pháp niệm trụ. Nếu ở phần vị là pháp thế đệ nhất khởi hành tướng vô thường theo pháp niệm trụ. Nếu đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi bốn khoảnh tâm, khởi hành tướng vô thường theo pháp niệm trụ.

Nếu do duyên nơi tưởng vô thường tạo hành tướng vô thường theo pháp niệm trụ, lìa nhiễm nơi cõi dục cho đến nhiễm nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc tức dùng đấy làm gia hạnh, khi được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát ấy. Hoặc dùng loại pháp niệm trụ ấy, bậc tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, thời giải thoát luyện căn tạo bất động. Hoặc tức dùng đấy làm gia hạnh, khi được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát ấy. Hoặc dùng loại pháp niệm trụ ấy tạp tu tĩnh lự.

Những người muốn khiến tất cả pháp là thắng nghĩa, tức khởi nghĩa vô ngại giải, khởi nguyện trí, định biên vực, giải thoát vô sắc, nhập định diệt tận, tưởng tâm vi tế. Có thuyết nói: Và khi khởi Tamma-địa vô nguyện vô nguyện. Vào những lúc như thế tu tưởng vô thường, tưởng vô thường hiện tiền, cũng tư duy về tưởng vô thường duyên nơi tưởng vô thường.

4. Có trường hợp không tu tưởng vô thường cũng không tư duy về tưởng vô thường: Nghĩa là trừ các tướng nêu trước.

Đây là nói ở nơi phần vị nào? Đáp: Là ở phần vị noãn, đảnh, nhẫn đầu tiên và nhẫn tăng trưởng khởi duyên nơi diệt đế theo pháp niệm trụ. Nếu khi noãn, đảnh tăng trưởng không duyên nơi tưởng vô thường khởi, không phải hành tướng vô thường theo các niệm trụ, hoặc đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về diệt nơi bốn khoảnh tâm. Hoặc ở nơi vị tu, vị vô học khởi tất cả không phải hành tướng vô thường, không duyên nơi tưởng vô thường theo các niệm trụ. Vào những lúc như vậy, không tu tưởng vô thường, tưởng vô thường không hiện tiền, cũng không tư duy về tưởng vô thường, không duyên nơi tưởng vô thường.

Các Sư ngoài nước Ca-thấp-di-la nói như vầy: Có trường hợp không tu tưởng vô thường cũng không tư duy về tưởng vô thường: Nghĩa là duyên nơi pháp khác, tu tưởng khác. Như duyên nơi các uẩn sắc thọ hành thức, trừ tưởng vô thường, tưởng uẩn khác, khởi tưởng khác. Duyên nơi vô vi khởi tưởng khác. Tưởng khác: Là tưởng vô thường khổ, tưởng khổ vô ngã và tất cả tưởng không phải vô thường khác, nói rộng nên biết.

Như tưởng vô thường, thì tưởng vô thường khổ, tưởng khổ vô ngã cũng như vậy. Có khác: Là nói theo tên của tưởng ấy và trong trường hợp thứ ba đều trừ vô nguyện của vô nguyện.

Tưởng bất tịnh, tưởng chán ăn uống, tưởng tất cả thế gian không thể vui thích, tưởng chết, tưởng đoạn, tưởng lìa, tưởng diệt theo chỗ ứng hợp nên biết. Nghĩa là nếu tu tưởng bất tịnh thì người kia không tư duy về tưởng bất tịnh, do khi tưởng ấy hiện tiền là duyên nơi hiển sắc, hình sắc. Nếu tư duy về tưởng bất tịnh thì người kia không tu tưởng bất tịnh, do khi duyên nơi tưởng ấy, các tưởng khác hiện tiền. Các tưởng khác: Là tưởng vô thường, tưởng vô thường khổ, tưởng khổ vô ngã và các tưởng thiện, nhiễm, vô ký khác.

Như tưởng bất tịnh, tưởng chán ăn uống, tưởng tất cả thế gian không thể vui thích, tưởng chết, tưởng đoạn, tưởng lìa, tưởng diệt cũng như vậy. Có khác: Là nói về đối tượng duyên của tưởng ấy. Nghĩa là nếu tu tưởng chán ăn uống thì người kia không tư duy về tưởng chán ăn uống, do khi tưởng ấy hiện tiền là duyên nơi hương vị xúc. Nếu tư duy về tưởng chán ăn uống thì người kia không tu tưởng chán ăn uống, do khi duyên nơi tưởng ấy, các tưởng khác hiện tiền. Các tưởng khác như trước đã nói.

Nếu tu tưởng tất cả thế gian không đáng vui thích thì người kia không tư duy về tưởng tất cả thế gian không thể vui thích, do khi tưởng ấy hiện tiền là duyên nơi những sự việc đáng yêu mến của thế gian. Nếu tư duy về tưởng tất cả thế gian không thể vui thích thì người kia không tu tưởng về tất cả thế gian không thể vui thích, do khi duyên nơi tưởng ấy, các tưởng khác hiện tiền. Các tưởng khác như trước đã nói.

Nếu tu tưởng chết thì người kia không tư duy về tưởng chết, do khi tưởng chết hiện tiền thì duyên nơi mạng căn và mạng căn cũng sinh tánh vô thường. Nếu tư duy về tưởng chết thì người kia không tu tưởng chết, do khi duyên nơi tưởng chết, các tưởng khác hiện tiền. Các tưởng khác như trước đã nói.

Nếu tu tưởng đoạn thì người kia không tư duy về tưởng đoạn, do khi tưởng đoạn hiện tiền thì duyên nơi Niết-bàn. Nếu tư duy về tưởng đoạn thì người kia không tu tưởng đoạn, do khi duyên nơi tưởng đoạn, các tưởng khác hiện tiền. Các tưởng khác như trước đã nói.

Như tưởng đoạn, tưởng lìa, tưởng diệt cũng như vậy.

HẾT – QUYỂN 193