LUẬN A TỲ ĐẠT MA CÂU XÁ BỔN TỤNG
Tác giả: Tôn giả Thế Thân
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
BẢN TỤNG
Phẩm 1: PHÂN BIỆT GIỚI
(Gồm 44 Tụng)
Đấng đã dứt hết sự mê mờ
Cứu vớt chúng sinh thoát bùn nhơ
Nay con kính lễ bậc tôn quý (như lý)
Xin soạn Luận Đối Pháp Tạng này.
Trí tuệ cùng vật gọi đối pháp
Và hay chứng đắc tuệ luận này.
Thâu nhận nghĩa kia nương vào đó
Nên lập Đối pháp Câu xá này.
Nếu lìa trạch pháp, không pháp khác
Hay diệt các Hoặc tối phương tiện
Thế gian do Hoặc trôi biển “hữu”
Thừa sự chư Phật thuyết Đối pháp.
- Pháp hữu lậu vô lậu
- Hữu vi trừ đạo đế
- Nương kia lậu tăng trưởng
- Nên nói là hữu lậu.
- Vô lậu là Đạo đế
- Và ba loại vô vi
- Hư không và hai diệt
- Hư không vốn vô ngại
- Trạch diệt không hệ thuộc
- Tùy đấy trạch diệt khác
- Ngăn rốt ráo sẽ sinh
- Riêng được phi trạch diệt.
- Lại các pháp hữu vi
- Chính là năm uẩn sắc
- Là ngôn ngữ thời gian
- Có sự việc xa lìa.
- Hữu lậu gọi thủ uẩn
- Cũng nói là hữu tránh
- Và khổ, tập thế gian
- Kiến xứ và ba hữu v.v…
- Sắc uẩn là năm căn
- Năm cảnh và vô biểu.
- Thức kia nương sắc tịnh
- Gọi năm căn như nhãn v.v…
- Sắc hai hoặc hai mươi
- Thanh chỉ có tám loại
- Vị có sáu, hương bốn
- Xúc có mười một loại
- Loạn tâm hay vô tâm v.v…
- Tùy theo tịnh, bất tịnh
- Do đại chủng tạo ra
- Thế nên gọi vô biểu.
- Đại chủng là bốn giới
- Tức đất, nước, gió, lửa
- Thường tạo và giữ nghiệp v.v
- Cứng, ướt, ẩm, chuyển động.
- Đất hiển sắc, hình sắc
- Dựa vào tưởng lập tên
- Nước lửa cũng như vậy
- Giới gió lại cũng thế.
- Trong đây căn và cảnh
- Được thừa nhận xứ, giới.
- Tùy theo xúc, thọ nhận
- Tưởng giữ hình làm thể
- Còn lại là hành uẩn
- Ba uẩn thọ như vậy
- Và vô biểu, vô vi
- Gọi pháp xứ, pháp giới.
- Thức là các liễu biệt
- Đây gọi là ý xứ
- Và bảy giới nên biết
- Sáu thức chuyển thành ý.
- Do có thân sáu thức
- Vô gián diệt là ý.
- Do chỗ dựa của ý
- Nên biết mười tám giới.
- Thâu giữ tất cả pháp
- Do một uẩn, xứ, giới
- Chỉ thâu giữ tự tánh
- Vì xa lìa tánh khác.
- Vì thức, cảnh giống nhau
- Nên hai giới một thể.
- Vì để cho đoan nghiêm
- Nên mắt v.v sinh hai chỗ.
- Tập hợp môn, chủng tộc
- Là nghĩa uẩn, xứ, giới.
- Ngu, căn, lạc ba thứ
- Nên nói uẩn, xứ, giới.
- Nhân sanh tử, tránh căn
- Và nguyên nhân thứ tự
- Nên nơi các tâm sở
- Lập riêng Thọ, Tưởng uẩn.
- Uẩn không gồm vô vi
- Vì nghĩa không tương ứng.
- Tùy thô, nhiễm chứa đựng v.v
- Giới riêng, thứ tự lập.
- Năm cảnh đầu hiện rõ
- Chỉ bốn cảnh được tạo
- Nương tác dụng, nhanh, gần
- Hoặc tùy nơi thứ đệ.
- Vì khác biệt, tối thắng
- Nhiếp nhiều, pháp tăng thượng
- Nên một xứ gọi sắc
- Một xứ gọi pháp xứ.
- Đức Phật thuyết pháp uẩn
- Tám mươi ngàn loại pháp
- Thể ấy danh hoặc ngữ
- Đây sắc uẩn hoặc hành.
- Có người cho pháp uẩn
- Lượng như luận kia nói
- Hoặc tùy giải thích uẩn v.v
- Như thật hành đối trị.
- Như vậy các uẩn khác
- Tùy vào chúng tương ứng
- Thâu giữ trong thuyết trước
- Nên quán xét tự tướng.
- Giới Không là lỗ hổng
- Truyền thuyết sáng và tối
- Giới Thức là hữu lậu
- Nơi hữu tình nương tựa.
- Sắc giới thuộc “hữu kiến”
- Mười giới thuộc hữu đối
- Đây trừ tám sắc, thanh v.v
- Còn lại ba vô ký.
- Mười tám thuộc Dục giới
- Mười bốn thuộc Sắc giới
- Trừ hương, vị hai thức
- Ba thứ sau Vô sắc
- Chung ý, pháp, ý thức
- Giới khác thuộc hữu lậu.
- Năm thức có tầm tứ
- Ba sau ba khác không.
- Năm thức không phân biệt
- Do tính toán tùy niệm
- Lấy ý địa tán tuệ
- Các niệm ý làm thể.
- Bảy tâm, phần pháp giới
- Sở duyên, giới khác không
- Tám giới, đầu và thanh
- Không chấp, giới khác hai.
- Xúc giới có hai loại
- Chín giới khác tạo sắc
- Một phần pháp cũng thế
- Mười giới hay tích tập.
- Chỉ bốn giới bên ngoài
- Năng chặt và bị chặt
- Bị đốt có thể đốt
- Chưa rõ thiêu, bị thiêu.
- Năm giới trong thục, trưởng
- Thanh không dị thục sinh
- Tám vô ngại (thuộc) đẳng lưu
- Cũng tánh dị thục sinh
- Pháp khác, chỉ pháp giới
- Sát-na, ba giới cuối.
- Giới nhãn và nhãn thức
- Được một loại, hai loại.
- Trong mười hai giới nhãn v.v
- Ngoài là sáu giới sắc v.v.
- Pháp đồng phần, hai khác
- Tùy nghiệp tạo, không tạo.
- Tu đoạn mười lăm giới
- Ba giới cuối thông ba
- Không nhiễm, chẳng ý sinh
- Sắc không thuộc kiến đoạn.
- Nhãn, một phần pháp giới
- Gồm tám loại gọi “kiến”
- Năm thức cùng sinh tuệ
- Chẳng phải kiến quyết định
- Nhãn thấy sắc đồng phần
- Chẳng phải kia nương thức
- Tương truyền không năng quán
- Kia chướng ngại các sắc.
- Hai mắt cùng một lúc
- Thấy được sắc rõ hơn.
- Mắt, tai, ý, căn, cảnh
- Không đến ba tương vi.
- Nên biết các căn tị v.v…
- Chỉ nắm bắt hợp cảnh.
- Thức sau nương quá khứ
- Năm thức nương cùng thời.
- Theo căn thức chuyển biến
- Nên nhãn v.v gọi chỗ dựa.
- Kia và có tánh riêng
- Nên tùy căn nói thức.
- Nhãn không ở dưới thân
- Sắc, thức không trên nhãn
- Với thức, sắc tương ứng
- Sắc, thức, thân cũng vậy
- Nhãn giới giống nhĩ giới
- Ba giới có tự địa
- Thân thức có hai địa
- Ý thì không nhất định
- Năm giới ngoài, thức thân.
- Pháp vô vi là thường.
- Một phần pháp là căn.
- Mười hai giới cũng vậy.
Phẩm 2: PHÂN BIỆT CĂN
(Gồm 4 Tụng)
- Năm căn có bốn sự
- Bốn căn mỗi hai loại
- Năm, tám căn nhiễm tịnh
- Mỗi thứ có tăng thượng.
- Liễu biệt cảnh tăng thượng
- Tổng lập ở sáu căn
- Từ thân lập hai căn
- Tánh nam, nữ tăng thượng
- Với đồng trụ tạp nhiễm
- Pháp thanh tịnh tăng thượng
- Nên biết mạng, năm thọ
- Tín v.v… lập làm nên căn
- Vị đương, dĩ tri căn
- Cụ tri căn cũng vậy
- Vì đắc đạo kế tiếp
- Như Niết-bàn v.v… tăng thượng.
- Chỗ nương tâm phân biệt
- Trụ này tạp nhiễm này
- Tư lương này tịnh này
- Do vậy nên lập căn.
- Hoặc chỗ dựa lưu chuyển,
- Giúp sinh, trụ thọ dụng
- Trước lập mười bốn căn
- Hoàn diệt sau cũng vậy.
- Thân không vui gọi “khổ”
- Nếu vui thì gọi “lạc”
- Ở ba tâm định vui
- Xứ khác đây gọi “hỷ”
- Tâm không vui gọi “ưu”
- “Xả” trong không phân biệt
- Đạo kiến, tu vô học
- Nương chín lập ba căn.
- Ba căn cuối vô lậu
- Sắc, mạng, ưu, khổ căn
- Nên biết là hữu lậu
- Chín căn thông cả hai.
- Mạng căn thuộc dị thục
- Ưu, tám căn sau không
- Sắc, ý căn, bốn thọ
- Thông suốt cả hai loại.
- Ưu căn thường dị thục
- Tám trước, ba sau không
- Ý và thọ tín căn v.v
- Đều thông cả hai loại.
- Tám căn sau thuộc thiện
- Ưu căn thiện, bất thiện
- Ý, thọ khác thuộc ba
- Tám căn trước vô ký.
- Cõi Dục, Sắc, Vô sắc
- Trừ ra ba căn sau
- Căn nữ, nam, ưu, khổ
- Và trừ sắc hỷ lạc.
- Ý ba thọ thông ba
- Ưu thuộc Kiến, Tu đoạn
- Chín căn chỉ Tu đoạn
- Năm tu, phi, ba phi.
- Thai, noãn, thấp Dục giới
- Trước được hai dị thục
- Hóa được sáu, bảy, tám
- Sắc sáu, Vô sắc mạng.
- Khi chết các căn diệt
- Vô sắc ba, Sắc tám
- Dục nhanh: mười, chín, tám
- Chậm: bốn. Thiện tăng năm
- Chín được hai quả bên
- Bảy, tám, chín hai giữa
- Mười một được La-hán
- Nương chứng quả nói vậy.
- Thành tựu mạng, ý, xả,
- Nhất định thành tựu ba
- Nếu thành tựu thân, lạc
- Nhất định thành tựu bốn
- Thành tựu nhãn v.v và hỷ
- Nhất định thành năm căn
- Nếu thành tựu khổ căn
- Nhất định thành tựu bảy
- Nếu nam, nữ, ưu thành
- Tín v.v thành tám
- Hai vô lậu, mười một
- Vô lậu đầu, mười ba.
- Bất thiện có tám căn
- Năm thọ thân, mạng, ý
- Người ngu ở Vô sắc
- Được thiện mạng, ý, xả.
- Được nhiều mười chín căn
- Hai hình trừ ba tịnh
- Bậc Thánh chưa lìa dục
- Trừ hai tịnh, một hình.
- Vi tụ dục không thanh
- Không căn có tám sự
- Với thân căn làm chín
- Và căn khác mười sự.
- Tâm, tâm sở cùng khởi
- Các hành tướng hoặc “đắc”.
- Tâm sở có năm loại
- Pháp đại địa v.v khác nhau.
- Thọ, tưởng, tư, xúc, dục
- Tuệ, niệm, và tác ý
- Thắng giải, tam-ma-địa
- Có ở tất cả tâm.
- Tín và bất phóng dật
- Khinh an, xả, hổ thẹn
- Hai căn và bất hại
- Cần chỉ ở tâm thiện.
- Si, dật, đãi, bất tín
- Hôn, trạo thuộc pháp nhiễm.
- Luôn ở tâm bất thiện
- Không hổ và không thẹn.
- Phẫn, phú, não, tật, xan
- Hại, hận, siểm, cuống, kiêu
- Loại như vậy gọi là
- Địa pháp tiểu phiền não.
- Dục giới có tầm, tứ
- Ở trong phẩm tâm thiện
- Hai mươi hai tâm sở
- Có khi tăng làm ác
- Ở bất thiện, bất cộng
- Kiến khởi chỉ hai mươi
- Bốn phiền não và phẫn v.v…
- Ác tác hai mươi mốt
- Tâm hữu phú mười tám
- Vô phú có mười hai
- Thùy miên khắp, bất vi
- Nếu có đều tăng một.
- Sơ định trừ bất thiện
- Và ác tác, thùy miên.
- Trung gian định trừ tầm.
- Ở định trên trừ tứ v.v…
- Không hổ thẹn không trọng
- Với tội không thấy sợ
- Ái, kính là tín, hổ
- Chỉ ở cõi Dục, Sắc.
- Tầm, tứ tâm thô, tế
- Mạn đối tâm khác khởi
- Kiêu do tánh nhiễm mình
- Cao ngạo không kiêng dè.
- Tâm, ý, thức một thể
- Tâm, tâm sở có nương
- Có duyên, có hành tướng
- Tương ưng có năm nghĩa.
- Tâm không tương ưng hành
- Đắc, phi đắc, đồng phần
- Hai định: vô tưởng, mạng
- Tướng danh thân các loại.
- “Đắc” là đạt thành tựu
- “Phi đắc” trái với “đắc”
- “Đắc”, “phi đắc” chỉ ở
- Thân tương tục hai diệt.
- Pháp ba đời có ba
- Thiện v.v… chỉ có thuộc thiện
- Pháp thuộc đắc giới đó
- Không hệ có bốn “đắc”
- Phi, vô học ba “đắc”
- Không chỗ đoạn hai loại.
- Vô ký khởi cùng “đắc”
- Trừ hai thông biến hóa
- Sắc hữu phú cùng khởi
- Sắc Dục không khởi trước.
- Phi đắc thuộc vô ký
- Quá, vị có ba loại
- Ba cõi bất hệ ba
- Nhận “phi đắc” Thánh đạo
- Nói tên tánh dị sinh
- Đắc pháp chuyển địa xả.
- Đồng phần là hữu tình v.v…
- Trong vô tưởng, vô tưởng
- Tâm, tâm sở pháp diệt
- Dị thục, trời Quảng Quả.
- Như vậy định vô tưởng
- Sau tĩnh lự cầu thoát
- Thiện chỉ thuận sinh thọ
- Chẳng Thánh được một thời.
- Định diệt tận cũng thế
- Hữu đảnh có tĩnh trụ
- Thiện hai thọ, bất định
- Thánh nhờ gia hạnh được
- Thành Phật được, chẳng trước
- Ba mươi bốn niệm vậy.
- Hai định nương Dục, Sắc
- Định diệt khởi trong đời.
- Thể mạng căn là thọ
- Thường giữ noãn và thức
- Tướng các pháp hữu vi
- Tánh sinh trụ, dị, diệt.
- Tướng này có sinh sinh v.v…
- Tác động tám, một pháp.
- Sinh sinh pháp sở sinh
- Không rời nhân duyên hợp.
- Chỗ gọi là danh thân
- Hợp tưởng, chương và chữ.
- Thuộc chúng sinh Dục, Sắc
- Đẳng lưu, tánh vô ký.
- Đồng phần cũng như vậy
- Thêm Vô sắc, dị thục
- Tướng “đắc” thông ba loại
- Phi “đắc” định (thuộc) đẳng lưu.
- Năng tác và câu hữu
- Đồng loại với tương ưng
- Biến hành cùng dị thục
- Chỉ sáu loại có nhân.
- Năng tác, trừ chính nó.
- Câu hữu, quả cho nhau
- Như đại tướng, sở tướng,
- Tâm theo tâm tùy chuyển
- Tâm sở hai luật nghi
- Và các tướng của tâm
- Là pháp theo tâm chuyển
- Do thời, quả và thiện….
- Đồng loại nhân tương tự
- Cùng bộ, địa, tiền sinh
- Đạo lần lượt chín địa
- Quả bằng hoặc cao hơn
- Gia hạnh sinh cũng vậy
- Do văn, tư mà thành
- Nhân tương ưng quyết định
- Tâm, tâm sở cùng y
- Biến hành : Biến hành trước
- Làm nhân nhiễm cùng địa
- Nhân dị thục : Bất thiện
- Và chỉ hữu lậu thiện
- Biến hành cùng đồng loại :
- Hai đời. Ba đời ba
- Quả hữu vi ; Ly hệ
- Vô vi không nhân quả
- Dị thục: Nhân sau cùng
- Tăng thượng: nhân đầu tiên
- Đẳng lưu: biến đồng loại
- Sĩ dụng: câu, tương ưng
- Dị thục: pháp vô ký
- Hữu tình, hữu ký sinh
- Đẳng lưu tựa như nhân
- Ly hệ đều do tuệ
- Nếu do sức kia sinh
- Quả đó là sĩ dụng
- Trừ các pháp ở trước
- Hữu vi: quả tăng thượng
- Năm lấy quả hiện tại
- Hai cho quả cũng vậy
- Quá, hiện cho hai nhân
- Một chỉ cho quá khứ.
- Nhiễm ô, dị thục sinh
- Thánh pháp theo thứ tự
- Trừ dị thục, biến hành.
- Và đồng loại, khác sinh
- Đây là tâm, tâm sở,
- Ngoài ra, trừ tương ưng
- Nói có bốn loại duyên:
- Nhân duyên tính năm nhân,
- Đẳng vô gián chẳng sau
- Tâm, tâm sở đã sinh
- Sở duyên tất cả pháp,
- Tăng thượng tức năng tác.
- Hai nhân trong khi diệt,
- Ba nhân đúng lúc sinh,
- Hai duyên khác ngược lại,
- Mà sinh ra tác dụng.
- Tâm tâm sở do bốn,
- Hai định chỉ do ba,
- Ngoài ra hai duyên sinh,
- Chẳng do trời. Thứ tự.
- Đại, hai nhân cho đại,
- Năm nhân cho sở tạo.
- Tạo: ba nhân cho tạo
- Nhân duy nhất cho đại.
- Dục giới có bốn tâm:
- Thiện, ác, phú, vô phú.
- Sắc, Vô sắc trừ ác
- Vô lậu có hai tâm
- Dục giới: thiện sinh chín
- Đây từ tám sinh ra.
- Nhiễm từ mười sinh bốn,
- Còn từ năm sinh bảy.
- Sắc: thiện sinh mười một
- Đây từ chín sinh ra.
- Hữu phú từ tám sinh
- Đây lại sinh ra sáu.
- Vô phú từ ba sinh
- Lại có thể sinh sáu
- Vô sắc: thiện sinh chín
- Đây từ sáu sinh ra
- Hữu phú sinh từ bảy
- Vô phú giống Sắc giới
- Học: từ bốn sinh năm
- Còn từ năm sinh bốn.
- Mười hai thành hai mươi
- Là tâm thiện ba cõi
- Chia gia hạnh sinh đắc
- Dục: Vô phú chia bốn:
- Dị thục, đường oai nghi
- Công xảo xứ thông qua.
- Sắc giới: trừ công xảo,
- Còn lại: như trước nói
- Nhiễm tâm thuộc ba cõi
- Được sáu, sáu, hai tâm
- Sắc: thiện ba, học bốn
- Còn lại đều tự được.
Phẩm 3: PHÂN BIỆT THẾ GIỚI
(Gồm 99 Tụng)
- Địa ngục, bàng sinh, quỉ,
- Người và trời Lục dục;
- Hai mươi xứ cõi Dục,
- Do địa ngục, các châu
- Trên đây người bảy xứ,
- Trong đó là cõi Sắc
- Ba tĩnh lự đều ba.
- Tĩnh lự thứ tư: tám.
- Vô sắc không có xứ
- Do sinh có bốn loài
- Nương đồng phần và mạng
- Khiến tâm… được tương tục.
- Trong đó có địa ngục…
- Tên gọi là năm nẻo.
- Chỉ vô phú vô ký.
- Hữu tình. Không trung hữu.
- Thân khác và tưởng khác,
- Thân khác nhưng tưởng đồng.
- Đổi lại thân, tưởng một
- Và dưới Vô sắc ba
- Nên thức trụ có bảy.
- Ngoài ra không tổn hoại.
- Nên biết cùng Hữu đảnh
- Và hữu tình Vô tưởng
- Là chín chỗ chúng sinh.
- Ngoài ra không thích ở.
- Nên biết bốn thức trụ:
- Bốn uẩn thuộc tự địa
- Chỉ thức là phi trụ
- Hữu lậu đều có bốn.
- Trong đó có bốn loài
- Hữu tình như sinh trứng…
- Người, bàng sinh: đủ bốn.
- Địa ngục và chư thiên
- Trung hữu chỉ hóa sinh.
- Quỉ: thai, hóa, cả hai.
- Giữa tử, sinh hai hữu,
- Năm uẩn là trung hữu.
- Chưa đến chỗ nên đến
- Nên trung hữu phi sinh.
- Như sự sống cây lúa,
- Liên tục không gián đoạn.
- Nó vô hình không thật
- Không thể đem so sánh.
- Một chỗ không hai vật
- Chẳng tương tục nhị sinh
- Kinh nói Kiện-đạt-phược
- Có năm kinh bảy Kinh.
- Vì do một nghiệp dẫn
- Như hình trạng bản hữu.
- Bản hữu ở trước tử
- Và sau sát-na sinh
- Thiên nhãn thấy thanh tịnh.
- Nghiệp mau lẹ đủ căn
- Vô đối, không thay đổi
- Tham hương không trụ lâu,
- Tâm điên đảo tìm đến
- Thấp, hóa nhiễm hương xứ.
- Trời: đầu trên. Ba ngang
- Địa ngục: đầu xuống dưới.
- Một nhập có chính tri
- Hai, ba, gồm trụ xuất,
- Bốn có tất cả vị,
- Và noãn không chính tri.
- Ba loại nhập thai đầu
- Là Luân vương, hai Phật,
- Vì nghiệp trí thù thắng.
- Thứ tự. Bốn: còn lại.
- Vô ngã, chỉ có uẩn.
- Nghiệp phiền não tạo nên.
- Do trung hữu tương tục,
- Nhập thai như ngọn đèn.
- Theo dẫn khởi tăng trưởng,
- Tương tục do hoặc nghiệp.
- Rồi đi đến các nẻo
- Luân hồi không điểm đầu.
- Chuổi nhân duyên sinh khởi:
- Mười hai chi ba đoạn
- Đầu, cuối đều hai chi,
- Đoạn giữa tám là đủ.
- Hoặc đời trước: Vô minh.
- Nghiệp đời trước là Hành
- Kết sinh uẩn là Thức.
- Trước sáu xứ: Danh, Sắc.
- Từ đó sinh Nhãn căn …
- Ba hợp cùng sáu xứ
- Khác nhân trong ba thụ
- Chưa rõ ràng là xúc
- Trước dâm, ái là Thụ.
- Tham dâm tức là Ái.
- Để được các cảnh giới
- Khắp tìm cầu là Thủ.
- Hữu chính là tạo tác
- Dắt dẫn quả nghiệp Hữu
- Vào vị lai là Sinh
- Cho đến chịu Lão, Tử.
- Truyền nói theo phần vị
- Thù thắng được lập tên.
- Trước, sau, giữa ba đoạn
- Là để trừ ngu mê.
- Ba: phiền não. Hai: nghiệp.
- Bảy: sự, cũng là quả.
- Lược quả và lược nhân
- Đoạn giữa so với hai.
- Từ hoặc sinh hoặc nghiệp.
- Từ nghiệp sinh ra sự.
- Từ sự sinh hoặc sự
- Lý sinh khởi, hiện hữu.
- Ở đây chính muốn nói
- Nhân khởi, quả đã sinh.
- Minh đối trị vô minh
- Như không thân, không thật.
- Nói nó tức là kết
- Không tuệ ác, không kiến
- Vì cùng Kiến tương ưng
- Nên nói làm nhiễm tuệ.
- Danh: bốn uẩn vô sắc
- Xúc: Sáu. Ba hợp sinh
- Năm loại thuộc hữu đối
- Thứ sáu là tăng ngữ.
- Minh, vô minh: Không hai
- Thuộc vô lậu, nhiễm ô…
- Tương ưng với ái, nhuế.
- Thuận với lạc v.v… ba thọ.
- Từ đây sinh sáu thọ
- Năm thuộc thân, một: tâm.
- Đây lại thành mười tám
- Do ý cận hành khác
- Dục duyên Dục: mười tám.
- Sắc: mười hai. trên: ba
- Hai duyên Dục; Mười hai.
- Tám: Tự. Hai: Vô sắc.
- Hai sau duyên Dục: sáu.
- Bốn: tự. Một: duyên trên.
- Sơ Vô sắc cận phần.
- Bốn: duyên Sắc. Một: tự.
- Bốn: căn bản, ba: biên
- Chỉ một: duyên tự cảnh
- Mười tám chỉ hữu lậu
- Còn đã nói, sẽ nói:
- Trong đây nói phiền não
- Như hạt giống, như rồng
- Như rễ cỏ cành cây
- Như gạo trong vỏ trấu
- Nghiệp như gạo còn trấu
- Như thảo dược như hoa
- Là quả dị thục, sự
- Giống như thức ăn uống.
- Ở trong bốn loại hữu
- Sinh hữu là nhiễm ô.
- Do phiền não tự địa
- Còn ba. Vô sắc: ba.
- Hữu tình nhờ ăn sống
- Dục đoạn thực: ba xứ.
- Sắc xứ thì không thế
- Vì tự căn giải thoát.
- Xúc, tư, thức ba thực
- Hữu lậu thông ba cõi
- Ý thành và cầu sinh
- Thực hương, Trung hữu, khởi.
- Hai trước tăng đời này
- Sở y và năng y
- Hai loại sau thứ tự
- Dẫn khởi đời vị lai.
- Đoạn và tục thiện căn
- Lìa nhiễm thoái tử sinh
- Đều ở tại ý thức.
- Tử sinh chỉ xả thọ
- Không định, không vô tưởng.
- Hai vô ký, Niết bàn
- Chết chậm: chân, rốn, tim.
- Sau cùng ý thức diệt
- Dưới, người, trời, bất sinh,
- Đoạn mạt-na là thủy…
- Chính tà, bất định tụ,
- Thánh, chúng sinh, vô gián …
- Lập thành khí thế gian
- Phong luân ở dưới cùng.
- Lượng ấy rộng vô số
- Dày mười sáu lạc-xoa.
- Bên trên là thủy luân,
- Mười một ức hai vạn
- Dưới nước tám lạc-xoa
- Còn lại kết thành kim
- Thủy luân và Kim luân
- Rộng mười hai lạc-xoa
- Ba ngàn bốn trăm rưỡi,
- Chu vi gấp ba lần.
- Tô-mê-lô ở giữa
- Tiếp Du-kiện-đạt-la,
- Núi Y-sa-đà-la,
- Núi Kiện-địa-lạc-ca,
- Tô-đạt-lị-xá-na,
- Ách-thấp-phược-yết-nỗ,
- Núi Tì-na-đát-ca,
- Núi Ni-dân-đạt-la.
- Bên ngoài các đại châu
- Có núi Thiết luân vi
- Bảy núi trước : Kim loại.
- Tô-mê-lô : tứ bảo.
- Dưới nước đều tám vạn
- \Diệu cao cũng như thế.
- Tám núi khác thấp dần
- Cao rộng đều bằng nhau.
- Trong núi có tám biển
- Bảy trước gọi là trong
- Đầu tiên rộng tám vạn
- Bốn bên đều gấp ba.
- Còn sáu cứ hẹp dần.
- Biển thứ tám là ngoài
- Ba lạc-xoa hai vạn
- Hai ngàn du-thiện-na.
- Trong có các đại châu.
- Nam Thiệm-bộ như xe,
- Ba mặt rộng hai ngàn,
- Mặt Nam: ba ngàn rưỡi
- Đông là Tì-đề-ha,
- Hình dáng như bán nguyệt
- Ba mặt như Thiệm-bộ
- Mặt Đông : ba trăm rưỡi.
- Tây là Cù-đà-ni
- Hình dáng tròn vành vạnh.
- Đường kính hai ngàn rưỡi
- Chu vi gấp ba lần.
- Bắc Câu-lô hình vuông
- Mỗi mặt đều hai ngàn.
- Giữa lại có tám châu,
- Mỗi đại châu có hai.
- Phía Bắc chín Hắc sơn
- Trong núi Tuyết Hương Túy
- Có hồ Vô Nhiệt rộng
- Năm mươi du-thiện-na.
- Dưới đây quá hai vạn
- Vô gián rộng bằng sâu
- Trên bảy nại-lạc-ca.
- Tám đều thêm mười sáu.
- Là tro nóng phân bùn
- Thêm dao nhọn sông sôi
- Đều ở cả bốn mặt.
- Còn tám địa ngục lạnh.
- Nhật nguyệt nửa Mê-lô
- Năm mươi mốt năm mươi
- Nửa đêm mặt trời lặn.
- Mọc thì giống bốn châu.
- Tháng thứ hai mùa mưa.
- Đêm thứ chín tăng dần.
- Lạnh tháng tư cũng vậy.
- Đêm ngắn đổi lại ngày
- Ngày đêm một lạp-phược.
- Khi di chuyển Bắc Nam
- Gần mặt trời che bóng
- Thì thấy mặt trăng khuyết.
- Diệu Cao có bốn tầng
- Cách nhau mỗi mười ngàn.
- Nhô ra mười sáu ngàn
- Hoặc tám, bốn, hai ngàn.
- Trời Kiến Thủ, Trì Mạn,
- Hằng Kiêu cùng Đại vương…
- Lần lược ở bốn cấp
- Và ở bảy núi kia.
- Ngọn Diệu cao tám vạn
- Trời ba-mươi-ba ở
- Bốn góc bốn chóp núi
- Nơi Kim cang thủ ở.
- Giữa là cung Thiện Kiến
- Rộng vạn du-thiện-na
- Cao một nửa Kim thành
- Đất mềm trang sức đẹp.
- Giữa có điện thù thắng.
- Rộng ngàn du-thiện-na
- Ngoài có bốn khu vườn:
- Chúng xa, Thô, Tạp, Hỷ
- Bốn phía có bốn ao
- Đều cách nhau hai mươi,
- Đông Bắc; cây Viên sinh
- Tây-nam: Thiện Pháp Đường
- Trên có trời Hữu sắc
- Cung điện ở trên không
- Ôm nhau thụ dục lạc
- Nắm tay, cười nhìn dâm.
- Sơ sinh năm, mười tuổi
- Đầy đủ cả áo xống.
- Dục sinh: ba. Người , trời
- Lạc sinh: ba chín chỗ
- Xuống cõi dưới bao xa,
- Lên cõi trên cũng thế.
- Không thần thông trợ giúp,
- Có dưới không thấy trên.
- Nhật nguyệt bốn đại châu,
- Tô-mê-lô, Dục thiên,
- Phạm thế đều một ngàn,
- Làm tiểu thiên thế giới.
- Một ngàn tiểu thiên này
- Làm trung thiên thế giới.
- Ngàn trung thiên: Đại thiên.
- Thành hoại đều như nhau.
- Người ở Châu Thiệm-bộ
- Ba rưỡi bốn khuỷu tay,
- Người Châu Đông, Tây, Bắc,
- Cứ dần tăng gấp đôi.
- Trời cõi Dục thì tăng
- Phần tư Câu-lô-xá
- Bốn cõi Sắc đầu tiên
- Tăng nửa du-thiện-na
- Sau đó tăng gấp đôi.
- Trời Vô vân giảm ba.
- Châu Bắc một ngàn tuổi
- Tây- Đông- Nam nửa nửa
- Tuổi thọ không nhất định
- Cuối mười đầu khó biết
- Cõi người năm mươi năm,
- Trời dưới một ngày đêm.
- Cõi này thọ năm trăm.
- Năm cõi trên gấp đôi
- Cõi Sắc không ngày đêm.
- Kiếp số bằng thân lượng.
- Vô sắc đầu hai vạn,
- Sau tăng hai, tăng hai.
- Trên, dưới trời Thiểu Quang
- Một kiếp: nửa đại kiếp
- Sáu Đẳng Hoạt ở trên
- Lấy tuổi thọ Dục thiên
- Làm một ngày một đêm
- Thọ lượng cũng như vậy
- Cực Nhiệt nửa trung kiếp
- Vô gián một trung kiếp
- Bàng sinh một trung kiếp
- Quỷ ngày tháng năm trăm.
- Thọ lượng Ách-bộ-đà
- Bằng một bà-ha-ma.
- Cứ trăm năm đến hết.
- Sau gấp hai mươi lần.
- Các xứ có trung yểu
- Trừ Châu Bắc Câu-lô.
- Cực vi, chữ, Sát-na
- Sắc, danh, thời cực tiểu
- Cực vi như Kim, thủy
- Thố, dương, ngưu, Khích trần
- Rận, chấy, lúa, đốt tay
- Dần dần tăng gấp bảy
- Hai mươi bốn: Một khuỷu.
- Bốn khuỷu là một cung
- Năm trăm Câu-lô-xá
- Tám: Một du-thiện-na.
- Trăm hai mươi sát-na
- Là một đát-sát-na
- Sáu mươi bằng lạp-phược
- Ba mươi bằng tu du
- Ba mươi bằng ngày đêm
- Ba mươi bằng một tháng
- Mười hai tháng : một năm
- Trong năm giảm một nửa.
- Nên biết có bốn kiếp
- Là hoại, thành, trung, đại
- Hoại từ địa ngục dứt
- Đến khi thế gian hết
- Kiếp thành khi gió khởi
- Đến khi địa ngục sinh
- Trung kiếp từ vô lượng
- Sau giảm còn mười năm
- Mười tám lần tăng giảm
- Rồi tăng đến tám vạn
- Sự thành trụ như vậy
- Là hai mươi trung kiếp
- Thành, hoại, hoại rồi không
- Thời gian bằng trụ kiếp
- Tám mươi trung: đại kiếp
- Đại kiếp ba vô số.
- Giảm tám vạn đến trăm
- Chư Phật hiện thế gian
- Độc giác lúc tăng giảm
- Lân giác dụ trăm kiếp
- Luân vương trên tám vạn
- Kim ngân, đồng, thiết luân
- Một, hai, ba, bốn châu
- Nghịch thứ riêng như Phật.
- Qua lại nghênh đón nhau
- Tranh trận thắng không bại
- Tướng mạo không đầy đủ
- Cho nên không bằng Phật.
- Ban đầu như cõi Sắc
- Sau dần tham mùi vị
- Tích trữ giặc cướp sinh
- Nên sắm người giữ mộng
- Nghiệp tăng thì thọ giảm
- Binh đạo, bệnh tật, đói
- Bảy ngày, tháng, năm dứt
- Tam tai: Lửa, nước, gió
- Trên ba thiền là tột
- Tai họa theo thứ tự
- Bốn thiền bất động: Không
- Nhưng không phải thường hằng
- Với chúng sinh cùng diệt
- Sau bảy hỏa, thủy tai
- Bảy thủy hỏa: phong tai.
Phẩm 4: PHÂN BIỆT NGHIỆP
(Gồm 131 Tụng)
- Thế gian do nghiệp khác :
- Tư và tư sở tác
- Tư tức là ý nghiệp.
- Sở tác là thân, ngữ
- Hai nghiệp thân, ngữ này
- Đều có biểu, vô biểu.
- Thân biểu chỉ là hình
- Phi hành động là thể
- Vì các pháp hữu vi
- Đều mỗi sát-na-diệt.
- Không pháp nào không nhân.
- Sinh nhân cũng diệt nhân.
- Hình cũng không thực hữu
- Vì có hai căn giữ
- Không riêng có cực vi
- Ngữ biểu là ngôn thanh.
- Nói ba sắc vô lậu
- Vì tăng, không tạo tác
- Đại chủng năng tạo này
- Khác sở y của biểu
- Dục hậu niệm vô biểu
- Do đại chủng quá khứ.
- Hữu lậu do tự địa
- Vô lậu tùy xứ sinh.
- Vô biểu không chấp thụ,
- Đẳng lưu thuộc hữu tình
- Khi tán do đẳng lưu
- Có thụ có khác biệt.
- Định sinh do trưởng dưỡng
- Không thụ không khác biệt.
- Biểu chỉ có đẳng lưu
- Thuộc thân có chấp thụ.
- Vô biểu : ký : Còn: ba
- Bất thiện chỉ ở Dục.
- Vô biểu : khắp Dục, Sắc
- Biểu : hai địa. Có bốn.
- Dục : không biểu hữu phú
- Vì không có đẳng khởi.
- Thắng nghĩa thiện : giải thoát
- Tự tính : tàm, quý, căn.
- Tương ưng kia tương ưng
- Do đẳng khởi sắc nghiệp
- Ngược lại là bất thiện
- Thắng, vô ký, hai thường.
- Đẳng khởi có hai loại
- Là nhân và sát-na
- Nên biết theo thứ tự
- Là chuyển và tùy chuyển
- Thức kiến đoạn là chuyển
- Năm thức là tùy chuyển
- Ý, tu đoạn thông hai
- Phi vô lậu, dị thục
- Chuyển thì thuộc tính thiện
- Tùy chuyển thuộc cả ba
- Mâu-ni đều thuộc thiện
- Vô ký tùy chuyển : thiện.
- Vô biểu ba luật nghi :
- Bất luật nghi, hai phi.
- Luật nghi biệt giải thoát
- Tĩnh lự và đạo sinh.
- Luật nghi đầu tám loại
- Thực thể chỉ có bốn
- Hình đổi nên khác tên.
- Khác nhưng không trái nhau
- Thọ bỏ năm, tám, mười
- Tất cả đều phải bỏ.
- Thành cận sự, cận trú
- Cần sách và Bí-sô.
- Đều được gọi Thi-la
- Hạnh diệu, nghiệp, luật nghi.
- Đầu chỉ biểu, vô biểu
- Là biệt giải nghiệp đạo.
- Tám thành biệt giải thoát.
- Được tĩnh lự, Thánh giả
- Thành tĩnh lự đạo sinh.
- Hai sau tùy tâm chuyển.
- Vị chí chín vô gián
- Câu sinh hai tên đoạn
- Chính tri cùng chính niệm
- Là ý, căn luật nghi.
- Trụ, biệt giải vô biểu
- Chưa xả thì thường hiện
- Sát-na thành quá khứ.
- Bất luật nghi cũng vậy.
- Được tĩnh lự luật nghi,
- Thành quá khứ, vị lai.
- Thánh sơ trừ quá khứ
- Trụ định đạo thành trung.
- Trụ trung có vô biểu
- Đầu thành trung, sau hai
- Trụ luật, bất luật nghi
- Khởi nhiễm tịnh vô biểu.
- Đầu thành trung, sau hai
- Đến sạch hết nhiễm, tịnh.
- Tạo hiểu nghiệp thành trung,
- Sau thành quá, phi vị
- Hữu phú và vô phú
- Chỉ thành tựu hiện tại.
- Hạnh ác, giới, ác nghiệp.
- Nghiệp đạo, bất luật nghi.
- Thành biểu, không vô biểu.
- Trong đó tứ, tác, yếu.
- Thánh : xã hoặc chưa sinh
- Thành vô biểu, không biểu.
- Định sinh vì định địa
- Thánh giả được đạo sinh.
- Biệt giải thoát luật nghi
- Được là do người khác.
- Luật nghi biệt giải thoát
- Suốt đời hoặc ngày đêm.
- Giới ác không ngày đêm,
- Không phải như thiện thọ.
- Cận trú vào sáng sớm
- Dưới tòa theo thầy thụ
- Nghe dạy đủ các chi
- Ngày đêm không trang sức.
- Giới, bất dật, cấm chi
- Thứ tự: bốn, một ba
- Để phòng các tính tội,
- Thất niệm và Kiêu, dật
- Cận trú ngoài cũng có.
- Không thụ tam quy : Không
- Xưng cận sự phát giới
- Giảng giải như Bí-sô.
- Nếu đầy đủ luật nghi
- Sao bảo là một phần ?
- Đó là nói năng trì.
- Dưới, giữa, trên tùy tâm
- Qui y thành Phật Tăng,
- Vô học hai loại pháp,
- Và Niết-bàn trạch diệt
- Là nói đủ Tam qui.
- Hạnh tà đáng trách nhất
- Dễ lìa, được bất tác
- Phát nguyện được luật nghi
- Không phải như tất cả,
- Nếu mở lời nói dối
- Sẽ vượt các học xứ.
- Già tội chỉ bỏ rượu,
- Để giữ các luật nghi
- Từ tất cả, hai, hiện
- Được luật nghi Dục giới.
- Từ căn bản, ba thời
- Được tĩnh lự, vô lậu.
- Luật tùy các hữu tình
- Chi nhân không nhất định.
- Bất luật từ tất cả
- Hữu tình, chi, không nhân.
- Đạt được bất luật nghi
- Do tác và thệ thọ
- Do tác và thệ thọ
- Được các vô biểu khác
- Do điền thọ, trọng hành.
- Xả biệt giải, điều phục
- Do cố xả, mạng chung,
- Và hai hình câu sinh,
- Do đoạn thiện, hết đêm
- Có thuyết bảo phạm trọng.
- Thuyết khác nói pháp diệt.
- Thuyết Ca-thấp-di-la
- Phạm hai, giàu mắc nợ.
- Xả định sinh pháp thiện
- Do đổi địa, thoái đọa
- Xả Thánh do đắc quả
- Luyện căn và thoái thất.
- Xả giới ác do chết
- Đắc giới, hai hình sinh
- Xả trung do thọ, thế
- Tác, sự, thọ, căn đoạn.
- Xả dục phi sắc thiện
- Do căn đoạn thượng sinh
- Do đối trị đạo sinh
- Xả các nhiễm phi sắc.
- Giới ác: người trừ Bắc
- Hoàng môn và nhị hình
- Luật nghi có cả trời
- Chỉ người: đủ ba loại.
- Sinh cõi Dục cõi Sắc
- Có luật nghi tĩnh lự
- Vô lậu tịnh, Vô sắc
- An, bất an, phi nghiệp
- Là thiện, ác, vô ký.
- Phước, phi phước bất động.
- Thiện cõi Dục là phước
- Bất thiện là phi phước
- Thượng giới thiện: bất động
- Vì nghiệp quả không động
- Ở xứ sở tự địa.
- Thuận lạc khổ không hai
- Thiện đến ba: thuận lạc.
- Các bất thiện: thuận khổ.
- Thượng giới không thuận hai
- Thuyết khác dưới cũng có,
- Trung gian chiêu dị thục
- Lại nữa ba nghiệp này
- Chẳng phải tiền, hậu thục
- Thuận thụ có năm loại
- Là tự tính tương ưng
- Và sở duyên, dị thục
- Hiện tiền sai biệt nhau.
- Đây có định, bất định
- Định ba. Thuận hiện thụ
- Có thuyết nói có năm
- Sư khác nói bốn câu.
- Bốn thiện đều tạo tác.
- Dẫn đồng phần: chỉ ba.
- Các xứ tạo bốn loại.
- Địa ngục thiện trừ hiện
- Kiên định lìa địa nhiễm
- Dị sinh không tạo sinh
- Thánh không tạo sinh hậu
- Thánh, Dục, Hữu đỉnh, thoái.
- Dục trung hữu tạo được
- Hai mươi hai loại nghiệp.
- Đều thuộc thuận hiện thụ
- Chỉ có một: đồng phần. \
- Do hoặc nặng, tịnh tâm
- Và do thường tạo tác
- Khởi ruộng phúa công đức
- Hại cha mẹ nghiệp định.
- Công đức ý thù thắng
- Và định chiêu dị thục
- Được hằng lìa địa nghiệp
- Chiêu cảm quả hiện pháp
- Với Phật, thượng thủ tăng
- Và định, diệt, vô tránh
- Từ, Kiến, tu đạo xuất
- Tổn ích đều có quả.
- Các nghiệp thiện không tầm
- Chỉ có tâm cảm thọ
- Ác chỉ có thân thọ
- Đó là chỗ khác nhau.
- Tâm cuồng duy ý thức
- Do nghiệp dị thục sinh
- Và sợ hại, nghịch, sầu
- Ở Dục trừ Bắc châu.
- Nói nghiệp: Khúc, uế, trược
- Do siểm, sân, tham sinh.
- Dựa đen, đen khác nhau
- Để nói bốn loại nghiệp
- Ác Sắc, Dục giới thiện,
- Vô lậu trừ được hết
- Cứ theo thứ tự nói
- Đen, trắng, không đen trắng.
- Bốn pháp nhẫn lìa dục
- Tám trước đều vô gián.
- Mười hai vô lậu tư
- Chỉ tận trừ nghiệp đen
- Lìa dục bốn tĩnh lự
- Thứ chín vô gián tư.
- Một: hết nghiệp trắng đen
- Bốn khiến hết nghiệp trắng.
- Nghiệp thọ ở địa ngục.
- . Còn Dục giới xen lộn
- Nghiệp Dục thuộc Kiến đoạn
- Nghiệp Dục khác gồm đủ.
- Vô học thân ngữ nghiệp
- Ý là ba mâu-ni.
- Nên biết ba thanh tịnh.
- Chính là ba diệu hạnh.
- Nghiệp ác thân, ngữ ý
- Gọi là ba hạnh ác,
- Và tham, sân, tà kiến
- Ngược lại ba hạnh diệu.
- Nói về mười nghiệp đạo
- Gồm cả ác, diệu hạnh.
- Thô là tính của nó
- Nên mới thành thiện ác
- Sáu nghiệp ác vô biểu
- Tự tác, dâm, cả hai.
- Thiện bảy thụ sinh hai
- Định sinh chỉ vô biểu.
- Gia hạnh là hữu biểu
- Vô biểu có hoại không
- Đã khởi rời thì khác
- Ba căn khởi gia hạnh
- Sinh khởi không gián đoạn
- Tham v.v… cũng ba căn sinh.
- Thiện ở trong ba vị
- Do ba thiện căn khởi.
- Sát, thô ngữ, sân nhuế
- Cứu cánh đều do sân.
- Trộm, tà hạnh và tham
- Cứu cánh đều do tham
- Tà kiến, si, cứu cánh
- Do cả ba bảy ra.
- Hữu tình cụ, danh sắc
- Danh thân v.v… các xứ khởi
- Cùng chết và chết trước
- Không vì căn y khác
- Quân và các đồng sự
- Đều như người đã làm.
- Sát sinh do cố ý
- Nghĩ khác không giết lầm
- Vật chẳng cho mà lấy
- Cưỡng trộm làm của mình
- Dục tà hạnh bốn thứ
- Làm điều không nên làm.
- Phát ngôn nhiễm dị tưởng
- Lời giải nghĩa hư dối.
- Do nhãn, nhĩ, ý thức
- Và ba cái sở chứng.
- Như thứ tự tên gọi
- Là kiến, văn, giác tri.
- Nhiễm tâm nói hại người
- Là lời nói ly gián
- Lời thô ác, chẳng yêu
- Các lời nhiễm tạp uế.
- Còn nữa, khác ba nhiễm
- Như nịnh, ca, tà luận …
- Ác dục tham của người
- Sân giận ghét người khác
- Sinh kiến chấp thiện ác…
- Là nghiệp đạo tà kiến.
- Trong đây ba là đạo
- Bảy nghiệp cũng là đạo.
- Tà kiến đoạn thiện căn
- Đoạn Dục giới sinh đắc.
- Bác bỏ mọi nhân quả
- Dần dứt bỏ cả hai
- Người ba châu nam, nữ
- Kiến hành đoạn phi đắc
- Tiếp thiện nghi, hữu kiến
- Nam hiện, trừ tội nghịch
- Nghiệp đạo, tư cùng chuyển
- Bất thiện : một đến tám
- Tổng các thiện có mười.
- Riêng già : một, tám, năm.
- Trong địa ngục : bất thiện.
- Thô tạp, sân, cả hai.
- Tạo thành tham, tà kiến
- Bắc thành tham, tà kiến.
- Bắc châu tạo bá sau
- Tạp ngữ thông hiện, thành
- Các Dục mười thông hai
- Thiện trong tất cả xứ
- Ba sau thông hiện, thành
- Trời, Vô Sắc, vô tưởng
- Chỉ thành tựu bảy trước
- Các xứ thông thành hiện
- Trừ địa ngục, Bắc châu.
- Đều cảm quả dị thục,
- Đẳng lưu và tăng thượng
- Khiến người khác chịu khổ
- Vì đoạn mạng, hại uy.
- Tham sinh, thân ngữ nghiệp
- Thành tà mạng khó trừ
- Chấp mạng do tham sinh
- Phi lý, trái với Kinh.
- Đoạn đạo: nghiệp hữu lậu
- Đầy đủ có năm quả
- Nghiệp vô lậu có bốn,
- Là chỉ trừ dị thục
- Các hữu lậu thiện ác
- Cũng bốn, trừ ly hệ
- Các vô lậu vô ký
- Ba trừ trước đã trừ.
- Thiện, bất thệin vô ký
- Đầu có bốn, hại, ba
- Giữa có hai, ba, bốn.
- Sau: hai, ba, ba quả.
- Quá trong ba đều bốn.
- Hiện trong vị cũng vậy
- Hiện trong hiện: hai quả
- Vị trong vị: ba quả.
- Đồng địa có bốn quả
- Khác địa hai hoặc ba
- Học, trong ba đều ba
- Vô học một, ba hai.
- Phi học, phi Vô học
- Hữu: hai,hai năm quả.
- Các nghiệp thuộc Kiến đoạn
- Mỗi mỗi đều có ba.
- Đầu có ba, bốn, một.
- Giữa hai, bốn, ba quả
- Cuối có một hai bốn
- Theo thứ tự nên biết.
- Nghiệp nhiễm không nên làm.
- Là nghiệp phá qui tắc
- Nghiệp nên làm thì khác
- Trái với loại thứ ba
- Một nghiệp dẫn một sinh
- Nhiều nghiệp thành đầy đủ
- Hai vô tâm định đắc
- Đều không thể dẫn khởi.
- Hai vô tâm định đắ
- Đều không thể dẫn khởi.
- Ba châu có vô gián
- Chẳng phải nơi nào khác
- Ít hơn, ít hổ thẹn
- Chướng khác đủ năm cõi.
- Trong năm vô gián này
- Bốn nghiệp thân, một miệng
- Ba sát, một nói dối
- Một gia hạnh sát sinh.
- Làm Tăng không hòa hợp
- Tâm bất tương ưng hành
- Tánh vô phú vô ký
- Thành tựu sự phá Tăng.
- Người năng phá chỉ thành
- Tội hay nói dối này
- Một kiếp quả vô gián
- Tùy tội tăng khổ tăng.
- Tỳ-kheo thấy tịnh hạnh
- Người ngu phá chỗ khác
- Khi nhận đạo sư khác
- Gọi phá không qua đêm.
- Thiệm bộ châu, chín người v.v…
- Mới phá pháp luân Tăng
- Còn phá Yết-ma Tăng
- Thông ba châu, tám người v.v…
- Đầu, sau, trước chia rẽ
- Phật diệt, chưa kết giới
- Với sáu vị như vậy
- Không phá “pháp luân Tăng”.
- Hủy hoại ruộng ân đức
- Chuyển hình cũng thành nghịch
- Mẹ là nhân huyết kia
- Ngộ nhận v.v… không hoặc có
- Cố làm Phật chảy máu
- Sau hại Vô học không.
- Tạo hành động nghịch tội
- Không lìa nhiễm đắc quả.
- Việc nói dối phá Tăng
- Là phạm tội nặng nhất
- Cảm tư “đệ nhất hữu”
- Quả thiện lớn trong đời.
- Làm việc nhiễm ô mẹ
- Ni và bậc Vô học
- Giết Bồ-tát trụ định
- Và bậc Thánh Hữu học
- Phá duyên hòa hợp Tăng
- Phá hoại Tốt đỗ ba
- Là đồng loại vô gián.
- Làm cho nhẫn Bất hoàn
- Nghiệp Vô học chướng ngại.
- Do tu nghiệp “diệu tướng”
- Gọi Bồ-tát được định
- Sinh nhà giàu, cõi thiện
- Tướng nam, niệm kiên cố.
- Nam Thiệm bộ trước Phật
- Phật nghĩ, nghĩ chỗ thành
- Trăm kiếp khác mới tu
- Có trăm phước trang nghiêm.
- Trong ba vô số kiếp
- Mỗi kiếp cúng bảy vạn
- Lại thứ tự cúng dường
- Năm, sáu, bảy ngàn Phật.
- Đủ ba vô số kiếp
- Nghịch thứ gặp Thắng Quán
- Nhiên Đăng và Bảo Kế
- Sơ Thích-ca Mâu-ni.
- Do bi bố thí khắp
- Bị hủy thân không giận
- Tán thán Phật Để Sa
- Đến vô thượng Bồ-đề.
- Sáu pháp Ba-la-mật
- Với bốn vị như vậy
- Một, hai lại một, hai,
- Thứ tự tu viên mãn.
- Ba loại: Thí, giới, tu
- Mỗi loại tùy cảm ứng
- Được gọi tên phước nghiệp
- Sai biệt như nghiệp đạo.
- Do xả này, gọi thí
- Cúng dường làm lợi ích
- Thân ngữ và phát tâm
- Nhận lấy quả phước lớn.
- Vì lợi mình lợi người
- Không vì hai mà thí.
- Do ruộng tài chủ khác
- Nên quả thí sai biệt.
- Chủ khác do tin tưởng v.v…
- Kính trọng hành bố thí v.v…
- Được tôn kính yêu mến
- Đúng thời khó mất quả.
- Tài khác do có sắc v.v…
- Được sắc đẹp tên tốt
- Chúng yêu, thân mềm mại
- Có tùy thời xúc, lạc.
- Khác ruộng do cõi khổ
- Ân đức có sai biệt.
- Thí Bồ-tát giải thoát
- Thứ tám là tối thắng.
- Cha mẹ bệnh, pháp sư
- Thân sau cùng Bồ-tát
- Chẳng phải chứng bậc Thánh
- Quả thí cũng vô lượng.
- Khởi sau, ruộng, căn bản
- Tư, gia hạnh, ý vui
- Do đó có dưới trên
- Nghiệp phẩm cũng dưới trên.
- Do thẩm, tư tròn đầy
- Không đối trị làm ác
- Có bạn dị thục khác
- Nghiệp này gọi tăng trưởng.
- Xả nhiều thì được phước
- Như từ v.v… và không thọ.
- Ruộng xấu có quả tốt
- Giao quả không trái ngược.
- Lìa phạm giới và ngăn
- Gọi giới có hai thứ
- Chẳng loại nhân phạm giới
- Nương thanh tịnh trị, diệt.
- Đẳng dẫn thiện gọi tu
- Huân tập tâm mạnh nhất.
- Giới, tu rất thù thắng
- Quả sinh thiên, giải thoát.
- Cảm một kiếp sinh thiên v.v…
- Được một lượng phước tịnh.
- Pháp thí là như thật
- Biện giải kinh không nhiễm.
- Thuận phước, thuận giải thoát
- Thuận quyết trạch là ba
- Được quả tốt Niết-bàn
- Thứ tự Thánh đạo thiện.
- Chúng khởi theo như lý
- Ba nghiệp và năng phát
- Thứ tự làm tự thể
- Thư ấn toán, văn, số.
- Vô lậu thiện là tốt
- Nhiễm có tội là xấy
- Thiện hữu vi nên tập
- Giải thoát là trên hết.
Phẩm 5: PHÂN BIỆT TÙY MIÊN
(Gồm 9 Tụng)
- Tùy miên gốc các hữu
- Có sáu loại sai biệt
- Là tham, sân và mạn
- Vô minh, kiến và nghi.
- Sáu thành bảy do tham
- Hai giới trên tham hữu
- Vì chuyển đổi bên trong
- Nên chướng ngại giải thoát.
- Sáu thành mười do kiến
- Hữu thân kiến khác nhau
- Riêng chấp kiến, tà kiến
- Kiến thủ, giới cấm thủ.
- Sáu hành bộ, giới khác
- Lập thành chín tám loại
- Cõi Dục kiến khổ đoạn
- Mười bảy, bảy, tám, bốn
- Theo thứ tự loại trừ
- Tam nhị kiến kiến nghi
- Sắc, Vô sắc, trừ sân
- Ngoài ra như cõi Dục.
- Nhẫn làm hại tùy miên
- Hữu đảnh chỉ kiến đoạn
- Chỗ khác kiến, tu đoạn
- Trí làm hại do tu.
- Ngã, ngã sở, đoạn, thườn
- Bác không, thấp làm cao
- Phi nhân đạo, Thánh đạo
- Tự thể năm loại kiến.
- Đối với Đại Tự tại v.v…
- Phi nhân vọng chấp nhân
- Theo thường, ngã, đảo sinh
- Nên chỉ kiến khổ đoạn.
- Tự thể bốn điên đảo
- Có từ ba loại kiến
- Duy đảo suy tăng cố
- Tưởng tâm tùy kiến lực.
- Bảy, chín mạn từ ba
- Đều do kiến, tu đoạn
- Bậc Thánh như sát triền
- Tu đoạn không hiện hành.
- Loại mạn v.v và ngã mạn
- Ác tác trong bất thiện
- Bậc Thánh giả không khởi
- Tăng trưởng do kiến nghi.
- Do kiến khổ, tập đoạn
- Các kiến, nghi tương ưng
- Và vô minh bất cộng
- Biến hành nơi tự giới
- Trong ấy trừ hai kiến
- Chín thứ khác duyên trên
- Trừ đắc, duyên địa trên
- Đều thuộc biến hành này
- Thuộc kiến, diệt, đạo đoạn
- Tà kiến, nghi tương ưng
- Và vô minh bất cộng
- Sáu hay duyên vô lậu
- Trong ấy duyên diệt pháp
- Tức diệt của tự địa
- Duyên đạo địa sáu, chín
- Do biệt trị tương nhân
- Tham, sân, mạn hai thủ
- Duyên tịnh, phi vô lậu
- Nên lìa cảnh chẳng oán
- Tánh tịnh tĩnh tối thắng
- Chưa đoạn biến, tùy duyên
- Tất cả trong địa mình
- Phi biến ở bộ mình
- Nhờ duyên nên tùy tăng
- Chẳng phải duyên vô lậu
- Không nhiếp pháp hữu vi
- Tùy nơi pháp tương ưng
- Tương ưng nên tùy tăng.
- Tùy miên hai cõi trên
- Và thân, biên Cõi dục
- Kia thuộc si, vô ký
- Ngoài ra đều bất thiện.
- Căn bất thiện cõi Dục
- Tham, sân, si bất thiện.
- Căn vô ký có ba
- Ái, si, tuệ vô ký
- Chẳng phải hai cử khác
- Sư khác lập bốn loại
- Tức ái, kiến, mạn, si
- Ba định đều do si.
- Đáp bằng cách phân biệt
- Hỏi lại và từ chối
- Hỏi tử sinh thù thắng
- Ngã, uẩn một hay khác v.v…
- Bị trói ở sự vật
- Chưa đoạn tham, sân, mạn
- Quá, hiện hoặc đã khởi
- Ý biến hành vị lai
- Tự thế năm thức sinh
- Không sinh cũng biến hành
- Quá, vị, biến hành khác
- Hiện tại duyên năng hiện.
- Ba đời do Phật thuyết
- Quả, cảnh hai điều kiện
- Nói ở trong ba đời
- Nên nói nhất thiết hữu.
- Trong đây có bốn thứ
- Loại, tướng, vị, đãi khác
- Thứ ba nương tác dụng
- Lập thời là tốt nhất.
- Điều gì ngăn tác dụng
- Không khác không lập đời?
- Thật hữu gì sinh, diệt
- Tánh pháp ấy sâu xa.
- Nương kiến khổ đã đoạn
- Còn biến hành tùy miên
- Và phẩm trước đã đoạn
- Vẫn còn phiền não khác.
- Kiến khổ, tập, tu đoạn
- Nếu hệ thuộc Dục giới
- Ba tự giới, một sắc
- Chỗ hành thức vô lậu.
- Sắc, dưới, tự có ba
- Ở trên cảnh thức tịnh
- Vô sắc thông ba cõi
- Ba duyên thanh tịnh thức.
- Chỗ kiến diệt, đạo đoạn
- Đều tăng thức tự loại
- Vô lậu trong ba cõi
- Sau ba cảnh, tịnh thức.
- Tâm tùy miên hai loại
- Là nhiễm và vô nhiễm
- Tâm nhiễm thông hai thứ
- Vô nhiễm chỉ tùy tăng.
- Vô minh, nghi, tà, thân,
- Biên kiến, giới kiến thủ
- Tham, mạn, sân thứ lớp
- Do trước dẫn sau sinh.
- Do tùy miên chưa đoạn
- Và cảnh tùy xuất hiện
- Tác ý phi lý khởi
- Nói hoặc đủ nhân duyên.
- Phiền não, triền Dục giới
- Trừ si gọi dục lậu
- Hữu lậu hai giớitrên
- Chỉ phiền não trừ si
- Đồng cửa trong, vô ký
- Định địa nên hợp nhất
- Vô minh gốc các hữu
- Lập riêng thành một lậu
- Bộc lưu, ách cũng vậy
- Biệt lập kiến vì nhạy
- Kiến thường không thuận trụ
- Nên không lập thành lậu
- Dục, hữu và với si
- Kiến phân hai gọi thủ
- Vô minh không biệt lập
- Vì không phải năng thủ.
- Hai cách vi tế tăng
- Tùy trục và tùy phược
- Trụ, chảy trôi đeo bám
- Là nghĩa của tùy miên.
- Do sai biệt của kết v.v…
- Nên nói có năm loại.
- Chín kết có vật, thủ v.v…
- Lập nên kiến, thủ kết
- Hai loại này bất thiện
- Và tự tại khởi lên
- Trong triền có tật, xan
- Thiết lập thành hai kết
- Hoặc hai loại số hành
- Làm nhân sự nghèo hèn
- Biến hiện tùy phiền não
- Gây não loạn hai bộ.
- Năm kết thuộc hạ phần
- Do hai không thoát Dục
- Do ba hoàn Dục giới
- Thâu môn, căn nên ba
- Hoặc do không muốn đến
- Mê mờ và nghi ngờ
- Hay chướng ngại giải thoát
- Nên chỉ nói đoạn ba.
- Năm kết thuận thượng phần
- Hai tham Sắc, Vô sắc
- Trạo cử, mạn, vô minh
- Khiến không vượt thượng giới.
- Ba phược do ba thọ.
- Tùy miên trước đã nói.
- Ngoài ra tùy phiền não
- Tâm nhiễm sở, hành uẩn.
- Tám triền không hổ, thẹn
- Tật, xan và hối miên
- Và trạo cử, hôn trầm
- Thêm phẫn, phú là mười
- Không hổ, xan, trạo cử
- Đều theo tham mà sinh
- Không thẹn, miên, hôn trầm
- Theo vô minh sinh khởi
- Tật, phẫn nương sân khởi
- Hối theo nghi, phú, tránh.
- Sáu phiền não là não,
- Hại, hận, siểm, cuống, kiêu
- Cuống, kiêu theo tham sinh.
- Hại, hận theo sân khởi
- Não theo kiến thủ khởi.
- Siểm theo các kiến sinh.
- Triền vô tàm, quý, miên
- Hôn, trạo kiến tu đoạn
- Triền khác và phiền não
- Tự tại nên tu đoạn
- Ba Dục hai ác khác
- Cõi trên đầu vô ký.
- Siểm, cuống: Dục, sơ định.
- Ba cõi ba, Dục khác.
- Kiến đoạn trừ mạn, miên
- Tùy phiền não tự tại
- Đều ở địa ý khởi
- Số khác nương sáu thức.
- Các phiền não Dục giới
- Tham, hỷ tương ưng hỷ lạc
- Sân ưu, khổ. Si khắp
- Tà kiến, ưu và hỷ
- Nghi ưu năm với hỷ
- Tất cả tương ưng xả
- Địa trên đều tùy ưng
- Khắp các thọ tự thức.
- Trong các tùy phiền não
- Tật, hối, não và phẫn
- Hại, hận, ưu đều khởi
- Xan, hỷ, thọ tương ưng
- Siểm, cuống và miên phú
- Cùng ưu, hỷ đều khởi
- Kiêu, hỷ lạc đều xả
- Bốn thứ tương ưng thọ.
- Năm “cái” ở cõi Dục
- Thực, trị dụng giống nhau
- Tuy hai lập một “cái”
- Chướng uẩn thành năm “cái”.
- Do biến tri sở duyên
- Đoạn trừ năng duyên kia.
- Đoạn trừ sở duyên kia
- Đối trị khởi nên đoạn.
- Đối, trị có bốn loại
- Là đoạn, trì,viễn, yếm.
- Nên biết từ sở duyên
- . Nên các hoặc được đoạn.
- Tánh viễn có bốn loại
- Là tướng, trị, xứ, thời
- Như đại chủng, thi-la
- Phương khác, thế giới khác.
- Các hoặc không lại đoạn
- Lìa buộc được nhiều lần
- Gọi trị sinh, đắc quả
- Luyện căn trong sáu thời.
- Có chín đoạn biến tri
- Dục sơ, nhị đoạn một
- Hai một hợp thành ba
- Ba cõi trên cũng vậy
- Năm khác thuận phần dưới
- Sắc giới đoạn cả ba.
- Trong ấy sáu quả nhẫn
- Ba quả khác, trí quả
- Tất cả vị chí quả
- Năm hoặc tám căn bản
- Vô sắc có một quả
- Ba căn bản cũng vậy
- Hai thế tục, chín Thánh
- Pháp trí ba loại hai
- Phẩm pháp trí sáu quả
- Phẩm loại trí năm quả.
- Được vô lậu đoạn đắc
- Và khiếm khuyết Hữu Đảnh
- Diệt hai nhân, vượt giới
- Nên lập chín biến tri.
- Kiến đế chưa thành tựu
- Hoặc thành một đến năm
- Tu thành sáu, một, hai
- Vô học chỉ thành một.
- Siêu vượt cõi được quả
- Hai xứ tập, biến tri.
- Xả một, hai, năm, sáu
- Trừ năm đắc cũng vậy.
Phẩm 6: PHÂN BIỆT HIỀN THÁNH
(Gồm 3 Tụng)
- Đã nói đoạn phiền não
- Do kiến đế tu đạo
- Kiến đạo chỉ vô lậu
- Tu đạo thông hai loại.
- Bốn đế trước đã nói
- Là khổ, tập, diệt, đạo
- Tự thể chúng cũng vậy
- Thứ tự tùy hiện quán.
- Khổ do ba khổ hợp
- Tất cả tùy tương ưng
- Khả ý, không khả ý
- Pháp hành hữu lậu khác.
- Bị phá không giác biết
- Tuệ, điều khác cũng vậy
- Như bình nước thế tục
- Khác đây gọi thắng nghĩa.
- Khi hướng đến kiến đế
- Nên trụ giới, chuyên tu
- Văn, tư, tu thành tựu
- Có danh lẫn nghĩa cảnh.
- Thân tâm đều xa lìa
- Không bất túc, tham dục quá lớn
- Gọi đã đắc, chưa đắc
- Cầu nhiễu danh vốn không
- Pháp tương vi ba cõi
- Tánh vô tham, vô lậu
- Bốn Thánh chủng cũng vậy
- Ba trước chỉ hỷ, túc
- Hậu nghiệp ba sinh cụ
- Đối trị bốn ái khởi
- Tham muốn ngã, ngã sở
- Vĩnh viễn, tạm thời dứt.
- Tu cần có hai cửa
- Quán bất tịnh, sổ tức
- Người tham, tầm tăng thượng
- Tu theo thứ tự này.
- Đối trị cả bốn tham
- Quán sát các đốt xương
- Rộng đến biên sau lược
- Gọi là mới tập tu
- Trừ chân, đến nửa đầu
- Gọi đã tu thuần thục
- Chú tâm giữa lông mày
- Gọi thành tựu tác ý.
- Mười địa tánh vô tham
- Duyên sắc Dục nên khởi
- Duyên bất tịnh cùng thời
- Hữu lậu đắc hai loại.
- Tức niệm tuệ năm địa
- Duyên gió, nương thân Dục
- Hai đắc, ngoại đạo không
- Có sáu là đếm thở v.v…
- Thở ra, vào nương thân
- Theo hai hướng sai biệt
- Hữu tình không chấp thọ
- Đẳng lưu không duyên dưới.
- Nương vào “chỉ” đã tu
- Quán bằng cách trụ niệm
- Dùng tự tướng, cộng tướng
- Quán thân, thọ, tâm, pháp
- Trụ tự tánh, văn tuệ v.v…
- Trụ sở duyên, tương tạp
- Nói thứ tự sinh khởi
- Trị điên đảo, có bốn.
- Người trụ pháp niệm trụ
- Quán chung bốn sở duyên
- Tu vô thường và khổ
- Không và tướng vô ngã.
- Từ đây sinh pháp Noãn
- Quán đủ bốn Thánh đế
- Tu mười sáu hành tướng
- Và Đảnh khởi cũng thế
- Hai thiện căn trên đây
- Trước nương pháp trước, sau bốn
- Nhẫn chỉ nương pháp niệm
- Phẩm trung, hạ giống Đảnh.
- Phẩm thượng, quán dục khổ
- Một hành, một sát-na
- Thế đệ nhất cũng vậy
- Năm uẩn, tuệ trừ “đắc”.
- Thuận phần quyết trạch này
- Bốn thứ nhờ tu thành
- Sáu địa, hai hoặc bảy
- Nương thân Dục giới chín
- Ba loại được nư, nam
- Thứ tư nữ cũng vậy
- Bậc Thánh xả mất địa
- Dị sinh do mạng chung
- Sơ, nhị cũng thoái xả
- Nương gốc định kiến đế
- Xả không được địa trước
- Tánh hai xả chẳng đắc.
- Noãn ắt đến Niết-bàn
- Đảnh không đoạn thiện căn
- Nhẫn không đọa cõi ác
- Đệ nhất vào “ly sinh”.
- Chủng tánh Thanh văn chuyển
- Hai ba thiện thành Phật
- Độc giác, Phật không chuyển
- Một lần ngồi đã giác.
- Thuận phần giải thoát trước
- Ba đời mới giải thoát
- Nghiệp Văn tư tạo thành
- Sinh ở người ba châu.
- Trực tiếp pháp đệ nhất
- Tức duyên khổ Dục giới
- Khởi pháp nhẫn vô lậu
- Nhẫn lại sinh pháp trí
- Kế duyên khổ cõi khác
- Khởi loại nhẫn, loại trí
- Duyên tập, diệt, đạo đế
- Mỗi đế sinh bốn pháp
- Mười sáu tâm như thế
- Gọi hiên quán Thánh đế
- Hiện quán có ba loại
- Là kiến, duyên và sự.
- Cùng “Thế đệ nhất pháp”
- Đồng nương vào một địa.
- Nhẫn, trí theo thứ tự
- Là vô gián, giải thoát.
- Mười lăm tâm, kiến đạo
- Thấy điều chưa từng thấy.
- Gọi tùy tín, pháp hành
- Do căn chậm, nhanh khác
- Đều tu hoặc đoạn một
- Đến “năm” hướng sơ quả
- Đoạn ba hướng nhị quả
- Lìa tám địa hướng ba.
- Đến tâm thứ mười sáu
- Tùy ba hướng trụ quả
- Gọi tín giải, kiến chí
- Do nhanh, chậm sai biệt.
- Trong các đoạn đắc quả
- Chưa được quả cao hơn
- Nên chưa khởi đạo diệu
- Gọi trụ quả không hướng.
- Mỗi địa, chín đức, tội
- Thượng, trung, hạ ba thứ.
- Chưa đoạn do tu đoạn
- Thì tái sinh bảy lần.
- Đoạn, dục ba bốn phẩm
- Ba, hai đời, Già gia
- Đoạn đến năm, nhị hướng
- Đoạn sáu được Nhất lai.
- Đoạn bảy hoặc tám phẩm
- Một lần sinh, Nhất gián
- Đây tức đệ tam hướng
- Đoạn chín, quả Bất hoàn.
- Trung, sinh, hữu hành này
- Vô hành nhập Niết-bàn
- Thượng lưu nếu tu tập
- Sinh trời Sắc cứu cánh
- Siêu Bán, siêu Biến một
- Điều khác sinh Hữu Đảnh
- Hành Vô sắc có bốn
- Trụ đây, nhập Niết-bàn.
- Hành Sắc giới có chín
- Mỗi trường hợp có ba
- Nghiệp “hoặc”, căn khác nhau
- Nên lập thành chín loại.
- Lập bảy Thiện sỹ thú
- Do Thượng lưu không khác
- Hành thiện không làm ác
- Đi lên không trở lại.
- Sinh cõi Dục đắc Thánh
- Không sinh ở cõi khác
- Thánh giả sinh cõi trên
- Không luyện căn thoái thất.
- Thứ tư tu tĩnh lự
- Thành do một niệm trụ
- Vì thọ sinh, hiên lạc
- Và phiền não thoái thất.
- Tạp tu có năm phẩm
- Sinh vào trời Tịnh cư.
- Bất hoàn được diệt định
- Chuyển tên gọi Thân chứng.
- Tu “hoặc” thuộc thượng giới
- Đoạn một phẩm sơ định
- Đến tám phẩm Hữu Đảnh
- Đều hướng A-la-hán
- Đạo vô gián thứ chín
- Gọi định Kim-cang-dụ
- Tận đắc, Tận trí sinh
- Thành tựu quả Vô học.
- Hữu Đảnh do vô lậu
- Địa khác do lìa nhiễm.
- Thánh tu hai, lìa tám
- Đắc hai loại “lìa buộc”.
- Vô lậu địa vị chí
- Hay lìa tất cả địa
- Tám khác lìa tự, thượng (địa)
- Hữu lậu lìa địa dưới.
- Phần gần lìa nhiễm dưới
- Đầu ba, sau giải thoát
- Căn bản hoặc Cận phần
- Địa trên chỉ căn bản.
- Đời vô gián giải thoát
- Theo duyên trên và dưới
- Tạo hành tướng thô, khổ
- Cùng tĩnh diệu và ly.
- Bất động hậu Tận trí
- Liền khởi Vô sinh trí
- Tận khác hoặc chánh kiến
- A-la-hán đều có.
- Tịnh đạo tánh Sa-môn
- Quả hữu vi, vô vi
- Có tám, mươi chín loại
- Đạo giải thoát và diệt.
- Năm nhân lập bốn quả
- Xả từng được thắng đạo
- . Đoạn Tập được tám trí
- Tu đốn mười sáu hành.
- Thế tục chỗ được đoạn
- Là do được Thánh đạo
- Còn giữ được Vô lậu
- Gọi là quả Sa-môn.
- Nói đến tánh Sa-môn
- Cũng gọi Bà-la-môn
- Hay gọi là pháp luân
- Do chỗ chuyển Chân Phạm
- Trong đây chỉ kiến đạo
- Nên gọi là Phạm luân
- Vì nhanh giống bánh xe
- Hoặc đầy đủ tăm xe.
- Ba nương dục sau ba
- Do trên không kiến đạo
- Không nghe không duyên dưới
- Không chán ghét, sợ hãi.
- Sáu hạng A-la-hán
- Thoái pháp đến Bất động
- Năm đầu tín giải sinh
- Đều gọi Thời giải thoát
- Hạng sau Bất thời giải (thoát)
- Sinh từ kiến chí trước.
- Được từ chủng tánh trước
- Được lúc sau luyện căn.
- Bốn loại đọa chủng tánh
- Năm theo quả, không trước.
- Học, phàm phu sáu loại
- Luyện căn không kiến đạo.
- Thoái đọa có ba loại
- Đắc, chưa đắc, thọ dụng
- Phật chỉ có loại cuối
- Lợi giữa, cuối, độn ba.
- Nếu khi đang thoái quả
- Thì không thể mạng chung
- Chỗ không làm trụ quả
- Tàm tăng nên không làm.
- Vị luyện căn, Vô học
- Chín vô gián, giải thoát
- Do nghiệp nên học một
- Vô lậu nương ba cõi
- Vô học nương chín địa
- Hữu học nương sáu địa
- Quả xả và quả thắng
- Chỉ đạt được quả đạo.
- Bảy Thanh văn, hai Phật
- Sai biệt do chín căn.
- Gia hạnh căn diệt định
- Giải thoát thành bảy loại
- Về sự chỉ có sáu
- Ba đường mỗi hai loại.
- “Câu” vì được diệt định
- Khác gọi Tuệ giải thoát.
- Hữu học gọi toàn mãn
- Do căn, quả và định
- Vô học được toàn mãn
- Chỉ do căn và định.
- Nên biết tất cả đạo
- Lược nói chỉ có bốn
- Là gia hạnh vô gián
- Giải thoát và thắng tiến.
- Lộ trình có bốn loại:
- Lạc nương căn bản tịnh
- Khổ nương ở địa khác
- Nhanh, chậm độn, lợi căn.
- Giác phần ba mươi bảy
- Gọi là bốn niệm trụ
- Giác trí tận Vô sinh trí
- Thuận đây nên gọi phần.
- Giác thực sự có mười
- Là tuệ, cần, định, tín
- Niệm, hỷ, xả, khinh an
- Và giới, tầm làm thể.
- Bốn niệm trụ chánh đoạn
- Thần túc nương tăng thượng
- Nói là tuệ, cần, định
- Thực các thiện gia hạnh.
- Sơ nghiệp, thuận quyết trạch
- Tu đạo và kiến đạo
- Làm bảy phẩm niệm, trụ v.v…
- Nên biết thứ tự tăng.
- . Bảy giác và tám đạo
- Đều nhất hướng về vô lậu
- . Ba, bốn, năm căn lực
- Đều thông cả hai loại.
- Sơ tĩnh có tất cả
- Vị chí trừ căn hỷ
- Nhị tĩnh lự trừ tầm
- Tam, tứ trung trừ hai
- Ba địa ở Vô sắc
- Trừ giới hai loại trước
- Ở cõi Dục, Hữu Đảnh
- Trừ giác chi, đạo chi.
- Chủng tịnh có bốn loại
- Là Phật, Pháp, Tăng, giới
- Kiến đế được pháp giới
- Kiến đạo gồm Phật, Tăng
- Pháp: toàn bộ ba đế
- Đạo Bồ-tát, Độc-giác
- Tín và giới làm thể
- Bốn loại đều vô lậu.
- Hữu học có trói buộc
- Không chánh trí giải thoát
- Giải thoát hữu vô vi
- Gọi thắng giải, trạch diệt
- Hữu vi, Vô học chi
- Tức hai giải thoát uẩn
- Chánh trí như nói giác
- Tận và Vô sinh trí.
- Tâm Vô học khi sinh
- Chính giải thoát chướng ngại.
- Đạo lúc ở tán diệt
- Mới đoạn chướng ngại này.
- Ba cõi thoát vô vi
- Lìa giới chỉ lìa tham
- Đoạn giới diệt kết khác
- Diệt giới đoạn sự kia.
- Xa tuệ duyên khổ tập
- Lìa duyên đế đoạn phiền
- Tương đối có khác nhau.
- Nên lập thành “tứ cú”.
Phẩm 7: PHÂN BIỆT TRÍ
(Gồm 1 Tụng)
- Nhẫn tuệ không phải trí
- Tận, vô không phải kiến
- Tuệ vô lậu cả hai
- Đều trí, tuệ, kiến, tánh.
- Mười trí gồm hai loại
- Hữu vo lậu khác biệt
- Thế tục thuộc hữu lậu
- Pháp, loại gọi vô lậu
- Thế tục biến khắp cảnh
- Pháp trí và loại trí
- Duyên cõi Dục, cõi trên
- Lấy khổ đế v.v… làm cảnh.
- Pháp loại do cảnh khác
- Nên lập bốn tên: Khổ v.v…
- Gồm Tận, Vô sinh trí
- Trước chỉ có khổ, tập.
- Pháp, loại, đạo, thế trí
- Tạo nên tha tâm trí
- Căn, địa, vị, thù thắng
- Đời sau sẽ không biết
- Pháp, loại không biết nhau.
- Thanh văn, Bích chi, Phật
- Thứ tự biết kiến đạo
- Hai, ba tất cả niệm.
- Đối với bốn Thánh đế
- Biết rằng mình đã biết v.v…
- Không còn cần phải biết v.v…
- . Thứ tự Tận, Vô sinh.
- Do tự tánh đối trị
- Hành tướng, cảnh hành tướng
- Gia hạnh, đầy đủ nhân
- Nên lập thành mười trí.
- Pháp trí duyên diệt, đạo
- Ở giai đoạn tu đạo
- Kiêm tu đoạn cõi trên
- Loại không trị Dục giới.
- Pháp trí và loại trí
- Có mười sáu hành tướng
- Đời có đây và khác
- Bốn đế có bốn thứ
- Tha tâm trí vô lậu
- Chỉ bốn thứ duyên đạo
- Hữu lậu duyên tự tướng
- Hai thứ duyên một sự
- Tận, vô có mười bốn
- Không lìa “Không”, vô ngã.
- Tịnh không vượt mười sáu
- Dựa luận này nên nói.
- Hành tướng mười sáu pháp
- Thể này chỉ là tuệ
- Năng hành có sở duyên
- Sở hành các pháp hữu.
- Tục trí ba, chín thiện
- Nương tất cả các địa
- Tha tâm trí nương bốn
- Pháp sáu, bảy khác, chín
- Hiện khởi lên ở thân
- Tha tâm nương Dục, Sắc
- Pháp trí nương cõi Dục
- Tám trí thông ba cõi.
- Các trí thuộc niệm trụ
- Diệt trí chỉ niệm cuối
- Tha tâm ba niệm sau
- Tám trí thông bốn niệm
- Các trí duyên lẫn nhau
- Pháp, loại, đạo có chín
- Khổ, tập trí có hai
- Bốn có mười, diệt không.
- Sở duyên gồm mười pháp
- Ba cõi và vô lậu
- Vô vi có hai loại
- Tục duyên mười pháp năm.
- Loại bảy, khổ, tập sáu
- Diệt duyên một, đạo hai
- Tha tâm trí duyên ba
- Mỗi tận, vô sinh chín.
- Tục trí trừ phẩm tự
- Duyên tất cả các pháp
- Với hành tướng phi ngã
- Do văn, tư thành tựu.
- Phàm phu và bậc Thánh
- Niệm đầu thành một trí
- Niệm hai thành ba trí
- Bốn niệm sau tăng một
- Tu đạo được bảy trí
- Lìa dục thêm tha tâm
- Vô học độn, lợi căn
- Thành tựu chín mười trí.
- Kiến đạo nhẫn trí khởi
- Cùng loại tu vị lai
- Ba loại trí kiêm tu
- Hiện quán biên tục trí
- Không thuộc địa tự, hạ
- Bốn khổ tập, sau diệt
- Cảnh hành tướng tự đế
- Chỉ được do gia hạnh.
- Sát-na đầu tu đạo
- Tu tu sáu hoặc bảy trí
- Đoạn tám địa, vô gián
- Các đạo “hữu dục”, khác
- Tám giải thoát Hữu Đảnh
- Mỗi cõi tu bảy trí
- Vô gián trên, cõi khác
- Thứ tự tu sáu, tám.
- Sát na đầu Vô học
- Tu chín hoặc tu mười.
- Vì lợi độn khác nhau.
- Đạo thắng tiến cũng vậy.
- Luyện căn đạo vô gián
- Học sáu. Vô học bảy
- Các học sáu, bảy, tám
- Tu tám, chín, tất cả.
- Tạp tu gồm vô gián
- Hữu học: bảy tám, chín.
- Các đạo học: tu tám,
- Tu chín, hoặc tất cả.
- Thánh khởi các công đức
- Và dị sinh các bậc
- Chỗ tu trí nhiều ít
- Nên tư duy đúng lý.
- Các đạo nương đây được
- Tu hữu lậu địa này
- Vì lìa, được khởi đây
- Tu vô lậu đây, dưới.
- Sơ tận tu tất cả
- Đức hữu lậu chín địa
- Khởi trên không tu dưới.
- Từng được pháp không tu.
- Lập được tu, tập tu
- Nương pháp thiện hữu vi
- Nương các pháp hữu lậu
- Lập tu trị, tu khiển.
- Mười tám pháp bất cộng
- Là mười lực v.v… của Phật.
- Xứ phi xứ mười trí
- Nghiệp tám trừ diệt, đạo
- Định, căn, giải, giới chín
- Biến thú chín hoặc mười
- Túc, sinh tử thuộc tục
- Tận sáu hoặc mười trí
- Trí túc trụ trí sinh tử
- Nương tĩnh lự thông khác
- Thân Phật ở Thiệm bộ
- Không ngại đối với cảnh.
- Lực thân Na-la-diên
- Hoặc chi tiết cũng vậy
- Tăng bằng mười, bảy voi
- Có xúc này làm tánh.
- Thứ tự bốn vô úy
- Lực đầu, mười, hai, bảy.
- Ba niệm ở niệm tuệ
- Duyên cảnh nghịch, cảnh thuận.
- Đại bi chỉ tục trí
- Do cảnh, hành, tư lương
- Bình đẳng và phẩm thượng
- Khác bi do tám nhân.
- Về tư lương pháp thân
- Lợi tha Phật như nhau
- Thọ lượng và chủng tánh v.v…
- Chư Phật có khác nhau.
- Pháp khác của Đức Phật
- Chung bậc Thánh, phàm phu
- Là vô tránh, Nguyện trí
- Và đức vô ngại giải v.v…
- Vô tránh thuộc thế tục
- Sau tĩnh lự, bất động
- Duyên ba châu chưa sinh
- Cõi Dục “hoặc” “hữu sự”.
- Nguyện trí duyên tất cả
- Điều khác như Vô tránh.
- Vô ngại giải có bốn.
- Là Pháp, Nghĩa, Từ, Biện
- Duyên, danh, nghĩa, ngôn, đạo
- Vô thoái trí làm tánh
- Pháp từ chỉ tục trí
- Nương tựa năm, hai địa
- Nghĩa mười, sáu, biện chín
- Đều nương tất cả địa
- Nếu đắc tức bốn loài
- Pháp khác như Vô tránh v.v…
- Sáu đức nương biên tế v.v…
- Sáu định biên tế sau
- Tùy thuận đến cứu cánh
- Ngoài Phật, gia hạnh được.
- Sáu thông gọi thần cảnh
- Thiên nhãn, nhĩ, tha tâm
- Túc trụ và lậu tận
- Thuộc giải thoát và tuệ
- Bốn trí tha tâm năm
- Lậu tận thông như lực
- Năm nương bốn tĩnh lự
- Địa tự, hạ làm cảnh
- Thanh văn Bích chi Phật
- . Hai ba ngàn thế giới v.v…
- Chưa từng do gia hạnh
- Từng tu do lìa nhiễm.
- Ba đầu thân, niệm trụ
- Tha tâm ba, khác bốn
- Thiên nhãn, nhĩ vô ký
- Bốn thông khác chỉ thiện.
- Ba minh, năm, hai sáu
- Diệt si thuộc ba đời
- Sau thực, hai loại giả
- Hữu học ám, vô minh.
- Một, bốn, sáu: thị đạo
- Giáo giới là cao nhất.
- Quyết do thông lập thành
- Dẫn đến quả lợi ích.
- Thể của “Thần” là định
- Hai cảnh là hành, hóa
- Ba hành: Ý thế Phật
- Thông vận thân, thắng giải
- Hóa có hai: Dục, Sắc
- Tánh là bốn, hai xứ
- Mỗi xứ có hai loại
- Như tự, hóa thân Phật.
- Tâm biến có mười bốn
- Quả định hai đến năm
- Như được định, chỗ dựa
- Từ tịnh tự sinh hai
- Sự hóa do tự địa
- Ngữ cho địa tự, hạ
- Hóa thân và hóa chủ
- Ngữ đều không như Phật
- Trước lập nguyện giữ thân
- Sau khởi tâm phát ngữ
- Khi chết lưu xan thể
- Có người nói không lưu
- Lúc đầu cần hóa tâm
- Thành thục rồi thì khác
- Tu đắc thuộc vô ký
- Ngoài ra thông ba tánh.
- Thiên nhĩ, nhãn là căn
- Tịnh sắc thuộc tịnh địa
- Luôn đồng phần không khuyết
- Năm chướng, vi tế xa v.v…
- Thần cảnh năm: tu, sinh
- Chú, nghiệp, dược thành tựu
- Tha tâm: Tu, sinh, chú
- Cộng thêm chiêm tướng thành
- Tu, sinh và nghiệp thành
- Trừ tu, đều ba tánh
- Cõi người không sinh đắc
- Địa ngục mới hay biết.
Phẩm 8: PHÂN BIỆT ĐỊNH
(Gồm 39 Tụng)
- Mỗi định có hai loại
- Đối với Sinh đã nói
- Định là chuyên một cảnh
- Cũng với tánh năm uẩn
- Trước đủ tứ, hỷ, lạc.
- Sau dần lìa chi trước.
- Vô sắc cũng như vậy
- Bốn uẩn lìa địa dưới
- Cùng ba “cận phần” trên
- Gọi chung “trừ tưởng sắc”
- Vô sắc là không sắc
- Sau sắc khởi theo tâm.
- Ba loại “không vô biên” v.v…
- Gọi tên theo gia hạnh
- Phi tưởng, phi phi tưởng
- Mê muội nên lập tên.
- Tám “Đẳng chí” căn bản
- Bảy trước mỗi có ba
- Vị, tịnh và vô lậu
- Sau hai loại vị, tịnh
- Vị tương ưng với ái
- Tịnh là thiện thế gian
- Đây tức chấp trước vị
- Vô lậu là xuất thế.
- Tĩnh trước có năm chi
- Tầm, tứ, hỷ, lạc, định
- Đệ nhị có bốn chi
- Nội tịnh, hỷ, lạc, định
- Đệ tam đủ năm chi
- Xả, niệm, tuệ, lạc, định
- Đệ tứ có bốn chi
- Xả, niệm, thọ và định.
- Có mười một thật pháp
- Trước hai, lạc: Khinh an
- Nội tịnh là tín căn
- Hỷ chính là hỷ thọ.
- Nhiễm là từ ban đầu
- Không hỉ lạc nội tịnh
- Chính niệm tuệ, xả, niệm
- Thuyết khác không an, xả.
- Đệ tứ gọi “bất động”
- Xa lìa tám tai họa
- Tám tai là tầm, tứ
- Bốn thọ, thở ra, vào
- Sinh tĩnh lự theo trước
- Có hỷ, lạc, xả, thọ
- Và hỷ xả, lạc xả
- Thứ tự chỉ xả thọ.
- Sinh ba “tĩnh lự” trên
- Khởi ba thức, biểu nghiệp
- Đều thuộc về sơ định
- Chỉ vô phú vô ký.
- Không thành tựu mà được
- Tịnh do lìa nhiễm sinh
- Vô lậu nhờ lìa nhiễm
- Nhiễm do sinh và thoái.
- Vô lậu lại sinh thiện
- Thượng, hạ đến đệ tam
- Tịnh sinh Khởi cũng vậy
- Với sinh nhiễm tự địa
- Nhiễm sinh nhiễm tự tịnh
- Và tịnh định địa dưới
- Chết sinh tất cả nhiễm
- Nhiễm sinh nhiễm tự, hạ.
- Tịnh định có bốn loại
- Tức là thuận phần thoái
- Thuận trụ, thuận thắng phần
- Nhiếp thuận phần quyết trạch
- Tuần tự thuận phiền não.
- Vô lậu, địa tự, thượng
- Thứ tự hổ tương nhau
- Sinh hai, ba, ba, một.
- Hai loại định thuận, nghịch
- Cùng, khác, gần, vượt qua
- Đến khác loại viên mãn
- Ba châu, lợi, Vô học
- Định nương địa tự, hạ
- Không trên vì vô dụng
- Sinh Hữu Đảnh khởi, Thánh
- Địa hạ diệt hoặc khác.
- Vị định duyên tự địa
- Vô lậu duyên tất cả
- Thiện căn bản Vô sắc
- Không duyên hữu lậu dưới.
- Vô lậu hay đoạn “hoặc”
- Và các “tịnh cận phần”.
- Tám cận phần: tịnh, xả v.v…
- Đầu cũng Thánh hoặc ba.
- Định trung gian không ‘tầm’
- Ba loại chỉ xả thọ.
- Sơ, hạ có tầm, tứ
- Giữa có tứ, trên không.
- Không là “Không”, vô ngã
- Vô tướng: tướng diệt đế
- Vô nguyện: mười thứ khác
- Đều hợp hành tướng đế
- Đây gồm tịnh, vô lậu
- Vô lậu: ba giải thoát.
- Hai thứ duyên Vô học
- Giữ tướng “Không”, vô thường
- Sau duyên định vô tướng
- Phi trạch diệt là tĩnh
- Hữu hậu, người, bất thời
- Lìa bảy “cận phần” trên.
- Để được hiện pháp lạc
- Tu các tĩnh lự thiện
- Để chứng “thắng tri kiến”
- Tu tịnh thiên nhãn thông
- Để được tuệ phân biệt
- Tu các thiện gia hạnh
- Để được các lậu tận
- Phải tu định Kim cang.
- Có bốn loại vô lượng
- Vì để đối trị sân v.v…
- Tánh Từ, Bi không sân
- Hỷ hỷ, Xả không tham.
- Thứ tự hành tướng này
- Cho vui và trừ khổ
- Khiến chúng sinh an vui
- Duyên hữu tình Dục giới
- Hỷ ở hai tĩnh lự
- Khác sáu, năm, mười địa
- Không thể đoạn các “hoặc”
- Người khởi định thành ba.
- Có tám loại giải thoát
- Ba loại trước vô tham
- Hai giải nương hai định
- Bốn định Vô sắc: thiện
- Diệt thọ tưởng giải thoát
- Tâm “vi vi” sinh khởi
- Do tâm tịnh tự địa
- Và hạ vô lậu xuất
- Ba cảnh Dục dễ thấy
- Bốn cảnh thuộc phẩm đạo
- Khổ, Tập, Diệt tự, thượng
- Hư không phi trạch diệt.
- Có tám loại thắng xứ
- Hai như sơ giải thoát
- Hai thứ như Đệ nhị
- Bốn sau như Đệ tam.
- Có mười loại biến xứ
- Tám như tịnh giải thoát
- Hai như tịnh Vô sắc
- Duyên bốn uẩn tự địa.
- Định diệt như trước nói
- Loại khác đắc, hai cách
- Vô sắc nương ba cõi
- Còn lại khởi cõi người.
- Hai giới nhờ nghiệp nhân
- Nên khởi định Vô sắc
- Sắc giới khởi tĩnh lự
- Cũng do lực pháp tánh.
- Chánh pháp Phật có hai
- Là giáo, chứng làm thể
- Nếu có người hành trì
- Còn trụ ở thế gian.
Ca-thấp-di-la bàn diệu lý
Con dựa nhiều giải thích Đối pháp
Nếu có sai sót là lỗi mình
Xét phán chánh lý ở Mâu-ni.
Mắt pháp Đại sư khép đã lâu
Gắng vì người chứng nhiều tán diệt
Không thấy chân lý, không người tạo
Do tìm xét kém, loạn Thánh giáo.
Tự giác đã quy tĩnh lặng thắng
Người giữ giáo kia, đều diệt theo
Đời không nương cậy, mất mọi đức
Không kềm chế “hoặc”, tùy ý chuyển.
Đã biết chánh pháp Như Lai thọ
Lần lượt chìm mất, đến nghẹn ngào
Là khi sức các phiền não tăng
Nên cầu giải thoát, chớ phóng dật.