LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ
Tác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Hán dịch: Đời Phù Tần, Sa môn Tăng Già Đề Ba và Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 15

Kiền độ thứ 4: HÀNH Phẩm 1: BÀN VỀ HÀNH ÁC

* Tụng nêu chung:

Hành ác tà ngữ

Chúng sinh và mạng

Thân vô hữu giáo

Tự hành ở sau.

Ba hành ác, ba căn bất thiện: Ba hành ác gồm thâu ba căn bất thiện, hay ba căn bất thiện gồm thâu ba hành ác?

Ba hành diệu, ba căn thiện: Ba hành diệu gồm thâu ba căn thiện, hay ba căn thiện gồm thâu ba hành diệu?

Ba hành ác, mười hành tích bất thiện (mười đạo nghiệp bất thiện): Ba hành ác gồm thâu mười hành tích bất thiện, hay mười hành tích bất thiện gồm thâu ba hành ác?

Ba hành diệu, mười hành tích thiện (mười đạo nghiệp thiện): Ba hành diệu gồm thâu mười hành tích thiện, hay mười hành tích thiện gồm thâu ba hành diệu?

Ba hành (ba nghiệp), mười hành tích (mười đạo nghiệp): Ba hành gồm thâu mười hành tích, hay mười hành tích gồm thâu ba hành?

Ba hành, bốn hành (bốn nghiệp): Đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không hành báo hành tận. Ba hành gồm thâu bốn hành, hay bốn hành gồm thâu ba hành?

Lại nữa, ba hành: Hiện pháp báo, sinh báo, hậu báo. Báo vui, báo khổ, báo không khổ không vui. Quá khứ, vị lai, hiện tại. Thiện, bất thiện, vô ký. Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc. Học, vô học, phi học phi vô học. Kiến đế đoạn, tư duy đoạn, không đoạn. Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Bốn hành: Đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không hành báo hành tận. Ba hành: Hiện pháp báo, sinh báo, hậu báo. Báo vui, báo khổ, báo không khổ không vui. Quá khứ, vị lai, hiện tại. Thiện, bất thiện, vô ký. Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc. Học, vô học, phi học phi vô học. Kiến đế đoạn, tư duy đoạn, không đoạn. Bốn hành gồm thâu ba hành, hay ba hành gồm thâu bốn hành?

Ba hành: Hiện pháp báo, sinh báo, hậu báo. Lại nữa, ba hành: báo vui, báo khổ, báo không khổ không vui. Quá khứ, vị lai, hiện tại. Thiện, bất thiện, vô ký. Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc. Học, vô học, phi học phi vô học. Kiến đế đoạn, tư duy đoạn, không đoạn. Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Ba hành: Báo vui, báo khổ, báo không khổ không vui. Lại nữa, ba hành: Quá khứ, vị lai, hiện tại. Thiện, bất thiện, vô ký. Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc. Học, vô học, phi học phi vô học. Kiến đế đoạn, tư duy đoạn, không đoạn. Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Ba hành: Quá khứ, vị lai, hiện tại. Lại nữa, ba hành: Thiện, bất thiện, vô ký. Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc.

Học, vô học, phi học phi vô học. Kiến đế đoạn, tư duy đoạn, không đoạn. Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Ba hành: Thiện, bất thiện, vô ký. Lại nữa, ba hành: Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc. Học, vô học, phi học phi vô học. Kiến đế đoạn, tư duy đoạn, không đoạn. Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Ba hành: Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc. Lại nữa, ba hành: Học, vô học, phi học phi vô học. Kiến đế đoạn, tư duy đoạn, không đoạn. Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Ba hành: Học, vô học, phi học phi vô học. Lại nữa, ba hành: Kiến đế đoạn, tư duy đoạn, không đoạn. Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Từng có hành thọ báo, thân thống thọ báo, không phải là tâm chăng? Từng có hành thọ báo, tâm thống thọ báo, không phải là thân chăng? Từng có hành thọ báo, thân tâm thống thọ báo chăng? Từng có hành thọ báo, thân tâm thống không thọ báo mà thọ báo chăng?

Ba chướng: hành chướng, cấu chướng, báo chướng (nghiệp chướng, phiền não chướng, dị thục chướng). Thế nào là hành chướng? Thế nào là cấu chướng? Thế nào là báo chướng?

Ba hành ác nầy, hành nào là lớn nhất? Ba hành diệu nầy, hành nào có quả lớn nhất?

Về các nghĩa trên, chương nầy xin diễn nói đầy đủ.

*

Hỏi: Ba hành ác, ba căn bất thiện: Ba hành ác gồm thâu ba căn bất thiện chăng?

Đáp: Hoặc có hành ác không phải là căn bất thiện.

Thế nào là hành ác không phải là căn bất thiện? Là hành ác của thân, miệng tà kiến, tư bất thiện. Đây là hành ác không phải là căn bất thiện.

Thế nào là căn bất thiện không phải là hành ác? Là căn bất thiện si. Đây là căn bất thiện không phải là hành ác.

Thế nào là hành ác cũng là căn bất thiện? Là căn bất thiện tham, giận. Đây là hành ác cũng là căn bất thiện.

Thế nào là không phải hành ác cũng không phải là căn bất thiện? Là trừ các sự việc nêu trên.

Hỏi: Ba hành diệu, ba căn thiện: Ba hành diệu gồm thâu ba căn thiện chăng?

Đáp: Hoặc có hành diệu không phải là căn thiện.

Thế nào là hành diệu không phải là căn thiện? Là hành diệu của thân, miệng tư thiện. Đây là hành diệu không phải là căn thiện.

Thế nào là căn thiện không phải là hành diệu? Là đẳng kiến (chánh kiến) không gồm thâu căn thiện vô si. Đây là căn thiện không phải là hành diệu.

Thế nào là hành diệu cũng là căn thiện? Là đẳng kiến của căn thiện không tham, không giận. Đây là hành diệu cũng là căn thiện.

Thế nào là không phải hành diệu cũng không phải là căn thiện? Là trừ các sự việc nêu trên.

Hỏi: Ba hành ác, mười hành tích bất thiện (mười đạo nghiệp bất thiện): Ba hành ác gồm thâu mười hành tích bất thiện, hay mười hành tích bất thiện gồm thâu ba hành ác?

Đáp: Ba hành ác gồm thâu mười hành tích bất thiện, không phải mười hành tích bất thiện gồm thâu ba hành ác. Những gì là không gồm thâu? Là trừ hành tích gồm thâu hành ác của thân, miệng, còn lại là các hành ác của thân, miệng và tư bất thiện.

Hỏi: Ba hành diệu, mười hành tích thiện (mười đạo nghiệp thiện): Ba hành diệu gồm thâu mười hành tích thiện, hay mười hành tích thiện gồm thâu ba hành diệu?

Đáp: Ba hành diệu gồm thâu mười hành tích thiện, không phải mười hành tích thiện gồm thâu ba hành diệu. Những gì là không gồm thâu? Là trừ hành tích gồm thâu hành diệu của thân, miệng, còn lại là các hành diệu của thân, miệng và tư thiện.

Hỏi: Ba hành (ba nghiệp), mười hành tích (mười đạo nghiệp): Ba hành gồm thâu mười hành tích chăng?

Đáp: Hoặc có hành không phải là hành tích.

Thế nào là hành không phải là hành tích? Là trừ hành tích gồm thâu hành của thân, miệng, còn lại là các hành của thân, miệng và ý tư. Đây là hành không phải là hành tích.

Thế nào là hành tích không phải là hành? Là ba hành tích sau. Đây là hành tích không phải là hành.

Thế nào là hành cũng là hành tích? Là bảy hành tích. Đây là hành cũng là hành tích.

Thế nào là không phải hành cũng không phải là hành tích? Là trừ các sự việc nêu trên.

Ba hành, bốn hành (bốn nghiệp): Đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không hành báo hành tận.

Hỏi: Ba hành gồm thâu bốn hành, hay bốn hành gồm thâu ba hành?

Đáp: Ba hành gồm thâu bốn hành, không phải bốn hành gồm thâu ba hành. Những gì là không gồm thâu? Là trừ học tư tác tận, còn lại là các hành vô lậu và hành thiện, hành vô ký của cõi Vô sắc.

Lại nữa, ba hành: Hiện pháp báo, sinh báo, hậu báo.

Hỏi: Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Đáp: Trước gồm thâu sau, không phải sau gồm thâu trước. Những gì là không gồm thâu? Là ba hành bất định, vô ký, vô lậu.

Lại nữa, ba hành: Báo vui, báo khổ, báo không khổ không vui.

Hỏi: Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Đáp: Trước gồm thâu sau, không phải sau gồm thâu trước. Những gì là không gồm thâu? Là hành vô ký, vô lậu.

Lại nữa, ba hành: Quá khứ, vị lai, hiện tại. Thiện, bất thiện, vô ký. Học, vô học, phi học phi vô học. Kiến đế đoạn, tư duy đoạn, không đoạn.

Hỏi: Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Đáp: Là tùy thuộc vào chủng loại cùng gồm thâu nhau.

Lại nữa, ba hành: Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Đáp: Trước gồm thâu sau, không phải sau gồm thâu trước. Những gì là không gồm thâu? Là hành vô lậu.

Bốn hành: Đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không hành báo, hành tận.

Ba hành: Hiện pháp báo, sinh báo, hậu báo.

Hỏi: Bốn hành gồm thâu ba hành chăng?

Đáp: Hoặc có bốn hành không phải là ba hành.

Thế nào là bốn hành không phải là ba hành? Là học tư tác tận, hành bất định thiện, bất thiện hệ thuộc cõi cõi Dục, hành bất định thiện hệ thuộc cõi Sắc. Đây là bốn hành không phải là ba hành.

Thế nào là ba hành không phải là bốn hành? Là hành định thiện hệ thuộc cõi Vô sắc. Đây là ba hành không phải là bốn hành.

Thế nào là bốn hành cũng là ba hành? Là hành định thiện, bất thiện hệ thuộc cõi Dục, hành định thiện hệ thuộc cõi Sắc. Đây là bốn hành cũng là ba hành.

Thế nào là không phải bốn hành cũng không phải là ba hành? Là trừ học tư tác tận, còn lại là các hành vô lậu, hành bất định thiện, hành vô ký hệ thuộc cõi Vô sắc. Đây là không phải bốn hành cũng không phải là ba hành.

Bốn hành: Đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không hành báo hành tận.

Ba hành: Báo vui, báo khổ, báo không khổ không vui.

Hỏi: Bốn hành gồm thâu ba hành chăng?

Đáp: Hoặc có bốn hành không phải là ba hành.

Thế nào là bốn hành không phải là ba hành? Là học tư tác tận. Đây là bốn hành không phải là ba hành.

Thế nào là ba hành không phải là bốn hành? Là hành thiện hệ thuộc cõi Vô sắc. Đây là ba hành không phải là bốn hành.

Thế nào là bốn hành cũng là ba hành? Là hành thiện, bất thiện hệ thuộc cõi Dục, hành thiện hệ thuộc cõi Sắc. Đây là bốn hành cũng là ba hành.

Thế nào là không phải bốn hành cũng không phải là ba hành? Là trừ học tư tác tận, còn lại là các hành vô lậu, hành vô ký. Đây là không phải bốn hành cũng không phải là ba hành.

Bốn hành: Đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không hành báo hành tận.

Ba hành: Quá khứ, vị lai, hiện tại. Thiện, bất thiện, vô ký. Học, vô học, phi học phi vô học. Kiến đế đoạn, tư duy đoạn, không đoạn.

Hỏi: Bốn hành gồm thâu ba hành, hay ba hành gồm thâu bốn hành?

Đáp: Ba hành gồm thâu bốn hành, không phải bốn hành gồm thâu ba hành. Những gì là không gồm thâu? Là trừ học, tư, tác, tận, còn lại là các hành vô lậu, hành thiện, hành vô ký hệ thuộc cõi Vô sắc.

Bốn hành: Đen có báo đen, trắng có báo trắng, đen trắng có báo đen trắng, không đen không trắng không hành báo hành tận.

Ba hành: Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Bốn hành gồm thâu ba hành, hay ba hành gồm thâu bốn hành?

Đáp: Hoặc có bốn hành không phải là ba hành.

Thế nào là bốn hành không phải là ba hành? Là học, tư, tác, tận. Đây là bốn hành không phải là ba hành.

Thế nào là ba hành không phải là bốn hành? Là hành thiện, hành vô ký hệ thuộc cõi Vô sắc. Đây là ba hành không phải là bốn hành.

Thế nào là bốn hành cũng là ba hành? Là hành thiện, bất thiện hệ thuộc cõi Dục, hành thiện hệ thuộc cõi Sắc. Đây là bốn hành cũng là ba hành.

Thế nào là không phải bốn hành cũng không phải là ba hành? Là trừ học tư tác tận, còn lại là các hành vô lậu. Đây là không phải bốn hành cũng không phải là ba hành.

Ba hành: Hiện pháp báo, sinh báo, hậu báo. Lại nữa, ba hành:

Báo vui, báo khổ, báo không khổ không vui.

Hỏi: Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Đáp: Sau gồm thâu trước, không phải trước gồm thâu sau. Những gì là không gồm thâu? Là hành bất định.

Ba hành: Hiện pháp báo, sinh báo, hậu báo. Lại nữa, ba hành: Quá khứ, vị lai, hiện tại. Thiện, bất thiện, vô ký. Học, vô học, phi học phi vô học. Kiến đế đoạn, tư duy đoạn, không đoạn.

Hỏi: Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Đáp: Sau gồm thâu trước, không phải trước gồm thâu sau. Những gì là không gồm thâu? Là hành bất định, vô ký, vô lậu.

Ba hành: Hiện pháp báo, sinh báo, hậu báo. Lại nữa, ba hành: Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Đáp: Sau gồm thâu trước, không phải trước gồm thâu sau. Những gì là không gồm thâu? Là hành bất định, vô ký.

Ba hành: Báo vui, báo khổ, báo không khổ không vui. Lại nữa, ba hành: Quá khứ, vị lai, hiện tại. Thiện, bất thiện, vô ký. Học, vô học, phi học phi vô học. Kiến đế đoạn, tư duy đoạn, không đoạn.

Hỏi: Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Đáp: Sau gồm thâu trước, không phải trước gồm thâu sau. Những gì là không gồm thâu? Là hành vô lậu, vô ký.

Ba hành: Báo vui, báo khổ, báo không khổ không vui. Lại nữa, ba hành: Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Đáp: Sau gồm thâu trước, không phải trước gồm thâu sau.

Những gì là không gồm thâu? Là hành vô ký.

Ba hành: Quá khứ, vị lai, hiện tại. Lại nữa, ba hành: Thiện, bất thiện, vô ký. Học, vô học, phi học phi vô học. Kiến đế đoạn, tư duy đoạn, không đoạn.

Hỏi: Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Đáp: Tùy thuộc chủng loại cùng gồm thâu nhau.

Ba hành: Quá khứ, vị lai, hiện tại. Lại nữa, ba hành: Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Đáp: Trước gồm thâu sau, không phải sau gồm thâu trước. Những gì là không gồm thâu? Là hành vô lậu.

Ba hành: Thiện, bất thiện, vô ký. Lại nữa, ba hành: Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Đáp: Trước gồm thâu sau, không phải sau gồm thâu trước. Những gì là không gồm thâu? Là hành vô lậu.

Ba hành: Thiện, bất thiện, vô ký. Lại nữa, ba hành: Học, vô học, phi học phi vô học. Kiến đế đoạn, tư duy đoạn, không đoạn.

Hỏi: Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Đáp: Tùy thuộc chủng loại cùng gồm thâu nhau.

Ba hành: Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc. Lại nữa, ba hành: Học, vô học, phi học phi vô học. Kiến đế đoạn, tư duy đoạn, không đoạn.

Hỏi: Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Đáp: Sau gồm thâu trước, không phải trước gồm thâu sau.

Những gì là không gồm thâu? Là hành vô lậu.

Ba hành: Học, vô học, phi học phi vô học. Lại nữa, ba hành: Kiến đế đoạn, tư duy đoạn, không đoạn.

Hỏi: Trước gồm thâu sau, hay sau gồm thâu trước?

Đáp: Tùy thuộc chủng loại cùng gồm thâu nhau.

Hỏi: Từng có hành thọ báo, thân thống thọ báo, không phải là tâm chăng?

Đáp: Thọ báo là hành bất thiện.

Hỏi: Từng có hành thọ báo, tâm thống thọ báo, không phải là thân chăng?

Đáp: Thọ báo là hành thiện không giác.

Hỏi: Từng có hành thọ báo, thân tâm thống thọ báo chăng?

Đáp: Thọ báo là hành thiện có giác.

Hỏi: Từng có hành thọ báo, thân tâm thống không thọ báo mà thọ báo chăng?

Đáp: Thọ báo là hành thiện, bất thiện, thọ báo nơi sắc, tâm, tâm sở pháp, tâm bất tương ưng hành.

Ba chướng: Hành chướng, cấu chướng, báo chướng. (Nghiệp chướng, phiền não chướng, dị thục chướng)

Hỏi: Thế nào là hành chướng?

Đáp: Là năm hành không cứu (Năm nghiệp vô gián). Đây là hành chướng.

Hỏi: Thế nào là cấu chướng?

Đáp: Là các chúng sinh thân nặng về dâm dục, giận dữ, ngu si. Do thiên nặng như thế nên rất khó giáo hóa, khó giảng nói, khó cứu giúp, khó thoát khỏi. Đây là cấu chướng.

Hỏi: Thế nào là báo chướng?

Đáp: Là các xứ địa ngục, xứ súc sinh, xứ ngạ quỷ, xứ Uất-đơnviết, xứ Vô tưởng thiên. Đây là báo chướng.

Hỏi: Ba hành ác nầy, hành nào là lớn nhất?

Đáp: Là nói dối phá hoại Tăng. Do báo của hành ác nầy, phải bị đọa một kiếp trong đại địa ngục A-tỳ.

Hỏi: Ba hành diệu nầy, hành nào có quả lớn nhất?

Đáp: Có hành báo nơi tư duy trong Tam muội của Hữu thứ nhất: Thọ mạng tám mươi ngàn kiếp nơi cõi Hữu tưởng vô tưởng.

***

Phẩm 2: BÀN VỀ TÀ NGỮ

Các tà ngữ, chúng là tà mạng chăng? Nếu là tà mạng, chúng là tà ngữ chăng? Các tà nghiệp, chúng là tà mạng chăng? Nếu là tà mạng, chúng là tà nghiệp chăng?

Các đẳng ngữ, chúng là đẳng mạng chăng? Nếu là đẳng mạng, chúng là đẳng ngữ chăng? Các đẳng nghiệp, chúng là đẳng mạng chăng? Nếu là đẳng mạng, chúng là đẳng nghiệp chăng?

Ba cong vạy, ba cấu uế, ba vẩn đục của ba hành ác: Thân cong vạy, thân cấu uế, thân vẩn đục. Miệng cong vạy, miệng cấu uế, miệng vẩn đục. Ý cong vạy, ý cấu uế, ý vẩn đục.

Thế nào là thân cong vạy, thân cấu uế, thân vẩn đục? Thế nào là miệng cong vạy, miệng cấu uế, miệng vẩn đục? Thế nào là ý cong vạy, ý cấu uế, ý vẩn đục?

Ba hành ác gồm thâu ba cong vạy, ba cấu uế, ba vẩn đục, hay ba cong vạy, ba cấu uế, ba vẩn đục gồm thâu ba hành ác?

Ba hành diệu, ba tịnh: Ba hành diệu gồm thâu ba tịnh, hay ba tịnh gồm thâu ba hành diệu? Ba hành diệu, ba mãn: Ba hành diệu gồm thâu ba mãn, hay ba mãn gồm thâu ba hành diệu? Ba tịnh, ba mãn: Ba tịnh gồm thâu ba mãn, hay ba mãn gồm thâu ba tịnh?

Các hành ác của thân, chúng đều là hành của thân không có phương tiện thiện xảo chăng? Nếu như hành của thân không có phương tiện thiện xảo, thì chúng đều là hành ác của thân chăng? Các hành ác của miệng, chúng đều là hành của miệng không có phương tiện thiện xảo chăng? Nếu như hành của miệng không có phương tiện thiện xảo, thì chúng đều là hành ác của miệng chăng? Các hành ác của ý, chúng đều là hành của ý không có phương tiện thiện xảo chăng? Nếu như hành của ý không có phương tiện thiện xảo, thì chúng đều là hành ác của ý chăng?

Các hành diệu của thân, chúng đều là hành của thân có phương tiện thiện xảo chăng? Nếu như hành của thân có phương tiện thiện xảo, thì chúng đều là hành diệu của thân chăng? Các hành diệu của miệng, chúng đều là hành của miệng có phương tiện thiện xảo chăng? Nếu như hành của miệng có phương tiện thiện xảo, thì chúng đều là hành diệu của miệng chăng? Các hành diệu của ý, chúng đều là hành của ý có phương tiện thiện xảo chăng? Nếu như hành của ý có phương tiện thiện xảo, thì chúng đều là hành diệu của ý chăng?

Các pháp do hành (nghiệp) đạt được, pháp đó nên nói là thiện, là bất thiện, là vô ký chăng?

Từng có hành quá khứ, báo quá khứ, hay báo vị lai, hiện tại chăng? Từng có hành vị lai, báo quá khứ, hiện tại, vị lai chăng? Từng có hành hiện tại, báo quá khứ, hiện tại, vị lai chăng?

Từng có như hành của thân thọ báo, hành của miệng, hành của ý không như vậy chăng? Từng có như hành của miệng thọ báo, hành của thân, hành của ý không như vậy chăng? Từng có như hành của ý thọ báo, hành của thân, hành của miệng không như vậy chăng?

Từng có như hành của thân, hành của miệng thọ báo, hành của ý không như vậy chăng? Từng có như hành của thân, hành của ý thọ báo, hành của miệng không như vậy chăng? Từng có như hành của miệng, hành của ý thọ báo, hành của thân không như vậy chăng?

Từng có như hành của thân, hành của miệng thọ báo, hành của ý cũng như vậy chăng? Từng có như hành của thân, hành của miệng, hành của ý không nhận báo mà thọ báo chăng?

Từng có ba hành không trước, không sau, thọ báo chăng? Hiện pháp báo, sinh báo, hậu báo. Báo vui, báo khổ, báo không khổ không vui. Hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc.

Từng có hai hành không trước, không sau, thọ báo chăng? Thiện, bất thiện. Do kiến đế đoạn, do tư duy đoạn.

Về các nghĩa trên, chương nầy xin diễn nói đầy đủ.

*

Hỏi: Các tà ngữ, chúng là tà mạng chăng?

Đáp: Hoặc có tà ngữ không phải là tà mạng.

Thế nào là tà ngữ không phải là tà mạng? Là trừ tà mạng tạo ra bốn hành ác của miệng, còn lại là các hành ác của miệng khác. Đây là tà ngữ không phải là tà mạng.

Thế nào là tà mạng không phải là tà ngữ? Là tà mạng tạo ra ba hành ác của thân. Đây là tà mạng không phải là tà ngữ.

Thế nào là tà ngữ cũng là tà mạng? Là tà mạng tạo ra bốn hành ác của miệng. Đây là tà ngữ cũng là tà mạng.

Thế nào là không phải tà ngữ cũng không phải là tà mạng? Là trừ tà mạng tạo ra ba hành ác của thân, còn lại là các hành ác của thân khác. Đây là không phải tà mạng cũng không phải là tà ngữ.

Hỏi: Các tà nghiệp, chúng là tà mạng chăng?

Đáp: Hoặc có tà nghiệp không phải là tà mạng.

Thế nào là tà nghiệp không phải là tà mạng? Là trừ tà mạng tạo ra ba hành ác của thân, còn lại là các hành ác của thân khác. Đây là tà nghiệp không phải là tà mạng.

Thế nào là tà mạng không phải là tà nghiệp? Là tà mạng tạo ra bốn hành ác của miệng. Đây là tà mạng không phải là tà nghiệp.

Thế nào là tà nghiệp cũng là tà mạng? Là tà mạng tạo ra ba hành ác của thân. Đây là tà nghiệp cũng là tà mạng.

Thế nào là không phải tà nghiệp cũng không phải là tà mạng? Là trừ tà mạng tạo ra bốn hành ác của miệng, còn lại là các hành ác của miệng khác. Đây là không phải tà nghiệp cũng không phải là tà mạng.

Hỏi: Các đẳng ngữ, chúng là đẳng mạng chăng?

Đáp: Hoặc có đẳng ngữ không phải là đẳng mạng.

Thế nào là đẳng ngữ không phải là đẳng mạng? Là trừ đẳng mạng tạo ra bốn hành diệu của miệng, còn lại là các hành diệu của miệng khác. Đây là đẳng ngữ không phải là đẳng mạng.

Thế nào là đẳng mạng không phải là đẳng ngữ? Là đẳng mạng tạo ra ba hành diệu của thân. Đây là đẳng mạng không phải là đẳng ngữ.

Thế nào là đẳng ngữ cũng là đẳng mạng? Là đẳng mạng tạo ra bốn hành diệu của miệng. Đây là đẳng ngữ cũng là đẳng mạng.

Thế nào là không phải đẳng ngữ cũng không phải là đẳng mạng? Là trừ đẳng mạng tạo ra ba hành diệu của thân, còn lại là các hành diệu của thân khác. Đây là không phải đẳng ngữ cũng không phải là đẳng mạng.

Hỏi: Các đẳng nghiệp, chúng là đẳng mạng chăng?

Đáp: Hoặc có đẳng nghiệp không phải là đẳng mạng.

Thế nào là đẳng nghiệp không phải là đẳng mạng? Là trừ đẳng mạng tạo ra ba hành diệu của thân, còn lại là các hành diệu của thân khác. Đây là đẳng nghiệp không phải là đẳng mạng.

Thế nào là đẳng mạng không phải là đẳng nghiệp? Là đẳng mạng tạo ra bốn hành diệu của miệng. Đây là đẳng mạng không phải là đẳng nghiệp.

Thế nào là đẳng nghiệp cũng là đẳng mạng? Là đẳng mạng tạo ra ba hành diệu của thân. Đây là đẳng nghiệp cũng là đẳng mạng.

Thế nào là không phải đẳng nghiệp cũng không phải là đẳng mạng? Là trừ đẳng mạng tạo ra bốn hành diệu của miệng, còn lại là các hành diệu của miệng khác. Đây là không phải đẳng nghiệp cũng không phải là đẳng mạng.

Ba cong vạy, ba cấu uế, ba vẩn đục của ba hành ác: Thân cong vạy, thân cấu uế, thân vẩn đục. Miệng cong vạy, miệng cấu uế, miệng vẩn đục. Ý cong vạy, ý cấu uế, ý vẩn đục.

Hỏi: Thế nào là thân cong vạy?

Đáp: Là hành của thân khởi đầy hư giả.

Hỏi: Thế nào là thân cấu uế?

Đáp: Là hành của thân khởi đầy giận dữ.

Hỏi: Thế nào là thân vẩn đục?

Đáp: Là hành của thân khởi đầy tham dâm.

Hỏi: Thế nào là miệng cong vạy?

Đáp: Là hành của miệng khởi đầy hư dối.

Hỏi: Thế nào là miệng cấu uế?

Đáp: Là hành của miệng khởi đầy giận dữ.

Hỏi: Thế nào là miệng vẩn đục?

Đáp: Là hành của miệng khởi đầy tham dâm.

Hỏi: Thế nào là ý cong vạy?

Đáp: Là hành của ý khởi đầy hư giả.

Hỏi: Thế nào là ý cấu uế?

Đáp: Là hành của ý khởi đầy giận dữ.

Hỏi: Thế nào là ý vẩn đục?

Đáp: Là hành của ý khởi đầy tham dâm.

Hỏi: Ba hành ác gồm thâu ba cong vạy, ba cấu uế, ba vẩn đục chăng?

Đáp: Hoặc có ba hành ác không phải là cong vạy, cấu uế, vẩn đục.

Thế nào là hành ác không phải là cong vạy, cấu uế, vẩn đục? Là trừ hành ác của thân, miệng, ý hệ thuộc cõi Dục khởi đầy tham dục, giận dữ, hư giả, còn lại là các hành ác của thân, miệng, ý khác. Đây là hành ác không phải là cong vạy, cấu uế, vẩn đục.

Thế nào là cong vạy, cấu uế, vẩn đục không phải là hành ác? Là hành của thân, miệng, ý tham ái hư giả hệ thuộc cõi Sắc, hành của ý khởi đầy tham ái hệ thuộc cõi Vô sắc. Đây là cong vạy, cấu uế, vẩn đục, không phải là hành ác.

Thế nào là hành ác cũng là cong vạy, cấu uế, vẩn đục? Là hành ác của thân, miệng, ý khởi đầy tham dục, giận dữ, hư giả hệ thuộc cõi Dục. Đây là hành ác cũng là cong vạy, cấu uế, vẩn đục.

Thế nào là không phải hành ác cũng không phải là cong vạy, cấu uế, vẩn đục? Là trừ các sự việc nêu trên.

Hỏi: Ba hành diệu, ba tịnh: Ba hành diệu gồm thâu ba tịnh, hay ba tịnh gồm thâu ba hành diệu?

Đáp: Tùy thuộc vào chủng loại, chúng cùng gồm thâu nhau.

Hỏi: Ba hành diệu, ba mãn: Ba hành diệu gồm thâu ba mãn chăng?

Đáp: Hoặc có hành diệu không phải là mãn.

Thế nào là hành diệu không phải là mãn? Là trừ hành diệu của thân, miệng vô học, còn lại là các hành diệu của thân, miệng khác, đều là hành diệu của ý. Đây là hành diệu không phải là mãn.

Thế nào là mãn không phải là hành diệu? Là tâm vô học. Đây là mãn không phải là hành diệu.

Thế nào là hành diệu cũng là mãn? Là hành diệu của thân, miệng vô học. Đây là hành diệu cũng là mãn.

Thế nào là không phải hành diệu cũng không phải là mãn? Là trừ các sự việc nêu trên.

Hỏi: Ba tịnh, ba mãn: Ba tịnh gồm thâu ba mãn chăng?

Đáp: Hoặc có tịnh không phải là mãn.

Thế nào là tịnh không phải là mãn? Là trừ tịnh của thân, miệng vô học, còn lại là các tịnh của thân, miệng khác, đều là ý tịnh. Đây là tịnh không phải là mãn.

Thế nào là mãn không phải là tịnh? Là tâm vô học. Đây là mãn không phải là tịnh.

Thế nào là tịnh cũng là mãn? Là tịnh của thân, miệng vô học. Đây là tịnh cũng là mãn.

Thế nào là không phải tịnh cũng không phải là mãn? Là trừ các sự việc nêu trên.

Hỏi: Các hành ác của thân, chúng đều là hành của thân không có phương tiện thiện xảo chăng?

Đáp: Đúng vậy. Các hành ác của thân, chúng đều là hành của thân không có phương tiện thiện xảo.

Hỏi: Từng có hành của thân không có phương tiện thiện xảo, chúng không phải là hành ác của thân chăng?

Đáp: Có. Là hành của thân ẩn một vô ký (hữu phú vô ký), là hành của thân không có phương tiện thiện xảo, không ẩn một vô ký (vô phú vô ký).

Hỏi: Các hành ác của miệng, chúng đều là hành của miệng không có phương tiện thiện xảo chăng?

Đáp: Đúng vậy. Các hành ác của miệng, chúng đều là hành của miệng không có phương tiện thiện xảo.

Hỏi: Từng có hành của miệng không có phương tiện thiện xảo, chúng không phải là hành ác của miệng chăng?

Đáp: Có. Là hành của miệng ẩn một vô ký (hữu phú vô ký), là hành của miệng không có phương tiện thiện xảo, không ẩn một vô ký (vô phú vô ký).

Hỏi: Các hành ác của ý, chúng đều là hành của ý không có phương tiện thiện xảo chăng?

Đáp: Hoặc có hành ác của ý, hành ấy không phải là hành của ý không có phương tiện thiện xảo.

Thế nào là hành ác của ý, hành ấy không phải là hành của ý không có phương tiện thiện xảo? Là ba hành ác của ý. Đây là hành ác của ý, hành ấy không phải là hành của ý không có phương tiện thiện xảo.

Thế nào là hành của ý không có phương tiện thiện xảo, hành ấy không phải là hành ác của ý? Là tư ẩn một vô ký, là tư không có phương tiện thiện xảo, không ẩn một vô ký. Đây là hành của ý không có phương tiện thiện xảo, hành ấy không phải là hành ác của ý.

Thế nào là hành ác của ý, hành ấy là hành của ý không có phương tiện thiện xảo? Là tư bất thiện. Đây là hành ác của ý, hành ấy là hành của ý không có phương tiện thiện xảo.

Thế nào là không phải hành ác của ý cũng không phải là hành của ý không có phương tiện thiện xảo? Là trừ các sự việc nêu trên.

Hỏi: Các hành diệu của thân, chúng đều là hành của thân có phương tiện thiện xảo chăng?

Đáp: Đúng vậy. Các hành diệu của thân, chúng đều là hành của thân có phương tiện thiện xảo.

Hỏi: Từng có hành của thân có phương tiện thiện xảo, chúng không phải là hành diệu của thân chăng?

Đáp: Có. Là hành của thân có phương tiện thiện xảo, không ẩn một vô ký.

Hỏi: Các hành diệu của miệng, chúng đều là hành của miệng có phương tiện thiện xảo chăng?

Đáp: Đúng vậy. Các hành diệu của miệng, chúng đều là hành của miệng có phương tiện thiện xảo.

Hỏi: Từng có hành của miệng có phương tiện thiện xảo, hành ấy không phải là hành diệu của miệng chăng?

Đáp: Có. Là hành của miệng có phương tiện thiện xảo, không ẩn một vô ký.

Hỏi: Các hành diệu của ý, chúng đều là hành của ý có phương tiện thiện xảo chăng?

Đáp: Hoặc có hành diệu của ý, hành ấy không phải là hành của ý có phương tiện thiện xảo.

Thế nào là hành diệu của ý, hành ấy không phải là hành của ý có phương tiện thiện xảo? Là ba hành diệu của ý. Đây là hành diệu của ý, hành ấy không phải là hành của ý có phương tiện thiện xảo.

Thế nào là hành của ý có phương tiện thiện xảo, hành ấy không phải là hành diệu của ý? Là tư có phương tiện thiện xảo, không ẩn một vô ký. Đây là hành của ý có phương tiện thiện xảo, hành ấy không phải là hành diệu của ý.

Thế nào là hành diệu của ý, hành ấy là hành của ý có phương tiện thiện xảo? Là tư thiện. Đây là hành diệu của ý, hành ấy là hành của ý có phương tiện thiện xảo.

Thế nào là không phải hành diệu của ý cũng không phải là hành của ý có phương tiện thiện xảo? Là trừ các sự việc nêu trên.

Hỏi: Các pháp do hành (nghiệp) đạt được, pháp đó nên nói là thiện, là bất thiện, là vô ký chăng?

Đáp: Các pháp của nghĩa báo do hành đạt được, pháp nầy nên nói là vô ký.

Hỏi: Các pháp của nghĩa báo như thế do hành đạt được, pháp đó là vô ký chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Vì ý mong muốn gì, Đức Như Lai theo tâm thiện, giảng nói với ngôn âm diệu mỹ, hòa nhã, hợp ý. Ngữ ấy là thiện chăng?

Đáp: Đúng vậy. Nếu tạo ra thuyết nầy: Dựa nơi quả dị thục, các pháp do nghiệp đạt được, pháp ấy là vô ký, tức không nên nói Đức Như Lai theo tâm thiện, giảng nói với ngôn âm diệu mỹ, hòa nhã, hợp ý, ngữ nầy là thiện. Người tạo ra thuyết ấy là không hợp đạo lý. Nếu tạo ra thuyết nầy: Đức Như Lai theo tâm thiện, giảng nói với ngôn âm diệu mỹ, hòa nhã, hợp ý, ngữ nầy là thiện, thì không nên nói: Dựa nơi quả dị thục, các pháp do nghiệp đạt được, pháp đó là vô ký, để nói như đã nêu là không hợp lý. Nên nói như vầy: Bồ-tát, từ xa xưa trong đời khác, đã tạo tác, tăng trưởng, chiêu cảm nghiệp quả dị thục là nghiệp đại tông diệp (Tông tộc lớn). Do nhân duyên nầy, lần lượt xuất sinh đại chủng vi diệu nơi yết hầu của Đức Như Lai. Từ nơi yết hầu ấy có khả năng phát ra âm thanh của diệu ngữ không phải là dị thục. (Dịch theo bản N0 1544/20)

Hỏi: Từng có hành quá khứ, báo quá khứ chăng? Báo vị lai, báo hiện tại chăng?

Đáp: Có như thế.

Hỏi: Từng có hành vị lai, báo vị lai chăng?

Đáp: Có. Không có quá khứ, hiện tại.

Hỏi: Từng có hành hiện tại, báo hiện tại chăng?

Đáp: Có. Quá khứ không có, vị lai có.

Hỏi: Từng có như hành của thân thọ báo, hành của miệng, hành của ý không như vậy chăng?

Đáp: Có. Như thân bất tịnh, miệng tịnh, nhưng vào lúc ấy có tâm thiện, hoặc tâm vô ký. Như thân tịnh, miệng bất tịnh, bấy giờ có tâm bất thiện, hoặc tâm vô ký. Đây là như hành của thân thọ báo, hành của miệng, hành của ý không như vậy.

Hỏi: Từng có như hành của miệng thọ báo, hành của thân, hành của ý không như vậy chăng?

Đáp: Có. Như thân tịnh, miệng bất tịnh, nhưng vào lúc ấy có tâm thiện, hoặc tâm vô ký. Như thân bất tịnh, miệng tịnh, bấy giờ có tâm bất thiện, hoặc tâm vô ký. Đây là như hành của miệng thọ báo, hành của thân, hành của ý không như vậy.

Hỏi: Từng có như hành của ý thọ báo, hành của thân, hành của miệng không như vậy chăng?

Đáp: Có. Như thân bất tịnh, miệng bất tịnh, nhưng vào lúc ấy có tâm thiện. Như thân tịnh, miệng tịnh, bấy giờ có tâm bất thiện. Đây là như hành của ý thọ báo, hành của thân, hành của miệng không như vậy.

Hỏi: Từng có như hành của thân, hành của miệng thọ báo, hành của ý không như vậy chăng?

Đáp: Có. Như thân bất tịnh, miệng bất tịnh, nhưng vào lúc ấy có tâm thiện, hoặc tâm vô ký. Như thân tịnh, miệng tịnh, bấy giờ có tâm bất thiện, hoặc tâm vô ký. Đây là như hành của thân, hành của miệng thọ báo, hành của ý không như vậy.

Hỏi: Từng có như hành của thân, hành của ý thọ báo, hành của miệng không như vậy chăng?

Đáp: Có. Như thân bất tịnh, miệng tịnh, nhưng vào lúc ấy có tâm bất thiện. Như thân tịnh, miệng bất tịnh, bấy giờ có tâm thiện. Đây là như hành của thân, hành của ý thọ báo, hành của miệng không như vậy.

Hỏi: Từng có như hành của miệng, hành của ý thọ báo, hành của thân không như vậy chăng?

Đáp: Có. Như thân tịnh, miệng bất tịnh, nhưng vào lúc ấy có tâm bất thiện. Như thân bất tịnh, miệng tịnh, bấy giờ có tâm thiện. Đây là như hành của miệng, hành của ý thọ báo, hành của thân không như vậy.

Hỏi: Từng có như hành của thân, hành của miệng thọ báo, hành của ý cũng như vậy chăng?

Đáp: Có. Như thân bất tịnh, miệng bất tịnh, nhưng vào lúc ấy có tâm bất thiện. Như thân tịnh, miệng tịnh, nên vào bấy giờ có tâm thiện. Đây là như hành của thân, hành của miệng thọ báo, hành của ý cũng như vậy.

Hỏi: Từng có như hành của thân, hành của miệng, hành của ý không nhận báo mà thọ báo chăng?

Đáp: Có. Là các sắc, tâm, tâm sở pháp, tâm bất tương ưng hành thọ báo của các tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Từng có ba hành không trước, không sau, thọ báo hiện pháp báo, sinh báo, hậu báo chăng?

Đáp: Thọ báo hiện pháp báo là sắc, sinh báo là tâm tâm sở niệm pháp, hậu báo là tâm bất tương ưng hành. Lại nữa, hiện pháp báo là tâm tâm sở niệm pháp, sinh báo là sắc, hậu báo là tâm bất tương ưng hành. Lại nữa, hiện pháp báo là tâm bất tương ưng hành, sinh báo là tâm tâm sở niệm pháp, hậu báo là sắc.

Báo vui, báo khổ, báo không khổ không vui cũng như vậy.

Sắc hệ thuộc cõi Dục. Tâm tâm sở niệm pháp hệ thuộc cõi Sắc. Tâm bất tương ưng hành hệ thuộc cõi Vô sắc.

Lại nữa, tâm tâm sở niệm pháp hệ thuộc cõi Dục. Sắc hệ thuộc cõi Sắc. Tâm bất tương ưng hành hệ thuộc cõi Vô sắc.

Lại nữa, tâm bất tương ưng hành hệ thuộc cõi Dục. Sắc hệ thuộc cõi Sắc. Tâm tâm sở niệm pháp hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Từng có hai hành không trước, không sau, thọ báo thiện, bất thiện chăng?

Đáp: Thọ báo thiện là sắc, bất thiện là tâm, tâm sở niệm pháp, tâm bất tương ưng hành. Lại nữa, thiện là tâm, tâm sở niệm pháp, tâm bất tương ưng hành, bất thiện là sắc.

Pháp do kiến đế đoạn, pháp do tư duy đoạn cũng như vậy.

HẾT – QUYỂN 15