LONG THỌ BỒ TÁT TRUYỆN (1)
Hán dịch: Đời Diêu Tần, Tam tạng Cưu-ma-la-thập.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
Bồ-tát Long Thọ, vốn là dòng Phạm chí ở Nam Thiên trúc, là người thông minh đạt ngộ, hiểu hết mọi việc. Trong một buổi cơm trưa, nghe các vị Phạm chí tụng bốn bài Vi-đà. Mỗi bài có bốn vạn bài kệ, mỗi bài kệ có ba trăm hai mươi ba chữ. Nghe đọc văn mà lãnh hội được nghĩa. Khi đến tuổi đội mũ (hai mươi tuổi) thì một mình đi dong ruỗi các nước. Thiên văn, địa lý, kinh dịch sấm vĩ bí mật và các đạo thuật, không có điều gì mà không thông thuộc. Người cùng kết bạn với ba người cũng là người tuấn kiệt anh hùng, mới cùng nhau bàn luận rằng:
Những lý nghĩa sâu xa huyền diệu trong thiên hạ chúng ta đều khai thông hiểu rõ cả. Nay muốn làm sao để tự tìm được thú vui, rong ruỗi theo những tình cảm cực dục cho thỏa chí một đời. Song các bậc Phạm chí đầy thế lực, nếu không phải hàng hào tộc, vương công thì không do đâu đắc được, duy chỉ có pháp ẩn thân là thích hợp.
Bốn người rất bằng lòng bèn tìm đến nhà thuật gia để học phép ẩn thân. Thuật sư nói rằng:
Bốn người này thuộc dòng Phạm chí, hơn cả mọi loài chúng sinh. Nay vì muốn học ẩn thuật cho nên mới chịu khuất mình đến cầu ta, đây thuộc dòng Phạm chí tài minh tuyệt thế, mà không biết pháp này thuộc pháp hạ tiện. Ta nếu dạy cho họ, nếu được rồi cũng sẽ bỏ ta mà không chịu tuân phục. Nay cứ đưa cho họ thuốc, nếu không biết khi thuốc hết thì sẽ đến tìm ta và chịu làm đệ tử.
Thế rồi phát cho mỗi người một viên thuốc màu xanh và bảo:
Các ngươi đến chỗ vắng lấy nước mài viên thuốc này ra, dùng nó bôi vào mí mắt thì có thể ẩn hình được, không bị ai thấy. Long Thọ khi mài viên thuốc này thì nghe khí toát ra liền biết là như vậy, số lượng không hề thiếu. Rồi trở lại nói với thuật sư rằng:
Trong viên thuốc này có bảy chục chủng loại ít nhiều đều đủ cả.
Vị thầy hỏi: Ngươi do đâu mà biết được?
Đáp: Thuốc có khí tự nó có thể biết được.
Vị thầy rất thán phục và nghĩ:
Vị này nghe còn không khó, huống chi là cùng gặp mặt nhau. Ta cớ sao lại tiếc thuật hạ tiện của mình.
Thế rồi liền truyền dạy cho bốn người. Khi đã học xong pháp thuật rồi thì lấy đắc ý tự tung, họ liền đi vào trong cung vua, những người đẹp trong cung đều bị họ xâm phạm cả. Hơn trăm ngày sau thì các cung nữ đều hoài thai. Họ cùng lên tâu với vua xin chịu tội. Vua rất buồn cho đây là điều kỳ quái bất thường. Liền cho gọi các vị quan mưu trí đến hỏi việc này.
Có một vị lão thần tâu:
– Phạm việc xảy ra này thì có hai điều, hoặc là quỷ mỵ tạo nên, hoặc do phương thuật làm ra, phải xét kỹ những vùng ở các cửa thành, cho người giữ kín các con đường, nếu là kẻ tàng hình thì sẽ hiện dấu tích lên cho quân bắt trừ diệt, còn như nếu quỷ nhập vào không có dấu tích thì có thể dùng pháp thuật trừ.
Vua liền cử người giữ kín các cửa ngõ, thấy dầu vết của bốn người, thì liền tâu với vua. Vua đem vài trăm lực sĩ vào cung, đóng hết các cửa thành, rồi bảo lực sĩ khua đao vào hư không nên chém chết ba người. Duy chỉ minh Long Thọ ẩn thân bên đầu vua, đầu vua cao tới bảy thước đao không chém tới, lúc này mới hiểu rằng chính do tham dục là căn bổn gây họa khổ vô cùng, làm bại đức nguy thân cũng đều do đây cả, liền phát thệ rằng:
Nếu tôi được thoát khỏi nơi đây thì sẽ đến chỗ Sa-môn cầu xin xuất gia học đạo.
Sau khi thoát khỏi nơi đó liền tìm đến chùa Phật xin xuất gia thọ giới, trong chín mươi ngày đều thuộc làu cả Tam tạng, khi cầu xin kinh khác để đọc thì không còn, bèn tìm đến tháp trên ngọn núi Tuyết sơn. Trong tháp có một thầy Tỳ-kheo, đem kinh Ma-h điển ra cho đọc. Long Thọ tụng xong rất lấy làm vui thích, nhưng biết mình chưa thông suốt hết mọi yếu nghĩa, rồi đi chu du khắp các nước để cầu xin học các pháp khác. Đi khắp cõi Diêm-phù để tìm cầu mà không được. Đến chỗ luận sư ngoại đạo thấy tông giáo nghĩa lý thì tỏ ra rất kính phục. Đệ tử ngoại đạo mới nói rằng:
Thầy là bực trí tuệ đệ nhất, nay làm đệ tử của Phật. Đạo của người đệ tử thì phải tìm cầu học hỏi. Nếu chưa đủ thì phải tìm cầu cho đủ, nếu đã đủ thì chẳng phải bậc Nhất thiết trí.
Nghe những lời nói đó thì tâm liền khởi tà mạn, tự nghĩ rằng:
Các pháp thế gian rất nhiều, kinh Phật tuy diệu lý vô cùng nhưng còn có chỗ ta chưa tỏ suốt, thấu hiểu, nhưng mà có thể suy diễn thuyết trình bày ra, để cho người hậu học hiểu được lý lẽ là không sai trái, mà trái lại đối với sự vẫn không mất. Đây là lỗi gì? Do suy nghĩ như vậy, liền dứt trừ ngay. Tự làm thầy giáo giới mà tạo ra y phục cho chúng, khiến cho người nương Phật pháp mà có ý khác, muốn trừ hết tình nghi cho chúng, chọn ngày học đạo. Cho rằng đệ tử mới thọ giới thì phải đắp y mới. Sau đó Ngài lui về ở trong chỗ vắng vẻ, nơi tịnh phòng bên dòng nước. Đại Long Bồ-tát thấy như vậy thì lấy làm thương xót, liền đưa người đi vào trong biển, ở trong cung điện bèn mở kho tàng bảy báu ra, trong đó phát ra bảy loài hoa báu, dung chứa các hình phương đẳng thâm áo cùng vô lượng kinh điển pháp diệu mà trao cho Long Thọ. Ngài thọ lãnh rồi đọc tụng trong chín mươi ngày được thông giải rất nhiều, trong tâm thâm nhập thể tánh đắc được bảo lợi. Đại Long biết được liền hỏi:
– Ngài xem kinh hết chưa?
Đáp rằng:
– Ông chứa rất nhiều kinh điển, tôi có thể đọc gấp mười lần cõi Diêm-phù-đề.
Rồng nói:
– Kinh sách ở chỗ của tôi đây. Các nơi so với đây đều không thể kể hết.
Long Thọ khi đã thâm nhập các kinh sách và các pháp vô sinh nhị nhẫn.
Đại Long liền đưa ngài trở về cõi Nam Thiên trúc, để hoằng truyền Phật pháp và hàng phục ngoại đạo. Rồng thuyết minh về Ma-hadiễn và làm mười vạn bài kệ Ưu-ba-đề-xá. Lại sáng tác năm ngàn bài kệ “Trang Nghiêm Phật Đạo luận”. Năm ngàn bài kệ “Đại Từ Phương Tiện luận”, năm trăm bài kệ Trung luận. Rồi khiến cho các Ma-hadiễn, đem giáo pháp đi khắp cõi Thiên trúc. Rồi làm mười vạn bài kệ “Vô Úy luận”, “Trung luận” đều được rút ra trong luận này.
Lúc này có một người Bà-la-môn khéo biết chú thuật, muốn đem chỗ học thuyết của mình để cùng với Long Thọ tranh tài, liền bảo với quốc vương Thiên trúc rằng:
Tôi có thể hàng phục vị Tỳ-kheo này, xin vua chứng minh.
Nhà vua nói:
Ông thật là ngu si, vị Bồ-tát này, minh sánh với ánh sáng của mặt trời mặt trăng tỏa sáng, trí sánh với tâm Thánh nhân phổ chiếu, ông vì sao không chịu lánh đi mà còn muốn tranh đấu bất kính.
Bà-la-môn nói:
– Vua cho đó là bậc Minh trí, vì sao lại không dùng lý để mà chứng nghiệm, để thấy chỗ khuất nhục.
Vua nghe nói vậy liền cho mời ngài Long Thọ, thỉnh sáng mai đến đàm đạo ở trên Điện. Bà-la-môn đi đến sau, liền đến trước điện đọc chú biến thành ao rộng dài thanh tịnh, ở trong đó có cả ngàn cánh hoa sen, rồi tự mình ngồi trên đó để khoa trương với Long Thọ. Người ngồi trên đất thật chẳng khác gì loài súc sinh, mà lại muốn cùng ta là bậc trí nhân đại đức ngồi trên hoa sen thanh tịnh kháng nghị luận bàn sao?
Lúc này ngài Long Thọ cũng dùng chú thuật hóa ra voi trắng sáu ngà, đi ở trên nước đến chỗ tòa sen vị Bà-la-môn đang ngồi, dùng vòi hất cao lên rồi quăng xuống đất. Bà-la-môn bị thương nơi lưng, chịu khuất phục mà quy phục ngài Long Thọ.
Tại tôi không tự lượng nên hủy nhục Đại sư. Nguyện xin Ngài thương xót mà tha thứ cho sư ngu muội này.
Lúc này có vị vua ở Nam Thiên trúc thống lãnh các nước mà tin dùng ngoại đạo, còn Sa-môn Thích Tử thì không muốn thấy. Người dân trong nước xa gần cũng đều theo tà đạo. Long Thọ nghĩ rằng:
Cây mà không chặt rễ thì cành không ngã. Bậc nhân chủ mà không được hóa độ thì đạo không được thực hành.
Những bậc vương gia thực hành chánh pháp ở nước đó bỏ tiền để thuê người làm túc vệ. Long Thọ được mời vào làm tướng của nhà kia. Vác cây kích đứng giữ xe ngựa đi cho thẳng hàng ngũ. Tuy không uy nghiêm mà khiến cho xe đi đều, pháp không rõ ràng mà làm cho vật tùy theo ý mình. Vua thấy rất là khen ngợi, mới hỏi đây là người nào?
Người hầu thưa:
Đây là người được mời vào, đã không đòi lương thực lại không lấy tiền, mà việc làm thì hết lòng thận trọng như thế. Không biết ý người này muốn cầu điều gì?
Vua liền cho triệu đến hỏi: Ngươi là người nào?
Đáp: Tôi là Nhất thiết trí.
Vua nghe nói rất ngạc nhiên hỏi:
Bậc Nhất thiết trí trong đời rất ít có, ngươi nói như vậy thì lấy gì để chứng minh.
Đáp rằng:
– Nếu muốn biết trí ở tại lời nói thì vua hãy đặt nói tham vấn.
Vua liền nghĩ:
Ta là bậc trí chủ đại luận nghị sư ai cũng khuất phục. Hôm nay việc này không phải nhỏ, nếu không hỏi thì không hết mối nghi ngờ.
Vua nghi ngại hồi lâu rồi mới nói:
Cõi trời nay như thế nào?
Long Thọ đáp:
– Cõi trời đang cùng với A-tu-la đấu chiến nhau.
Vua nghe lời này chẳng khác nào như người bị nghẹn đã không nhổ ra được lại không nuốt được. Muốn phản lại lời nói này mà không có chứng cớ, muốn nói việc này mà không rõ ràng để nói. Trong khoảng thời gian chưa nói được đó. Ngài Long Thọ liền nói:
Đây chẳng phải lời nói hư luận để mong phân thắng bại, vua hãy đợi một chút, sẽ có ứng nghiệm. Một lát sau trên không trung liền có các loại khí cụ đao kiếm lần lượt rơi xuống. Vua nói:
Đao kiếm này tuy là khí cụ để chiến đấu. Người làm sao biết chắc là trời cùng A-tu-la đánh nhau.
Ngài Long Thọ nói: Lời nói hư hoặc thì không bằng thấy được sự thật.
Khi nói xong thì thấy tay, chân, tai, mũi từ trên không rớt xuống, lại làm cho vua và quần thần trông thấy ở trên hư không hai bên đang đấu chiến nhau. Vua liền cúi đầu thần phục pháp hóa của Ngài. Trên điện khi ấy có cả vạn Bà-la-môn đều cạo bỏ tóc mà thành tựu pháp giới.
Lúc này có một vị pháp sư tiểu thừa có tâm tật đố phẫn giận, khi Long Thọ sắp tịch diệt mới hỏi người ấy rằng:
Ông thích ta trụ trụ đời lâu không?
Vị này đáp: Thật không muốn.
Nghe vậy, ngài bèn lui vào phòng đóng cửa mấy ngày không ra. Khi đệ tử phá cửa để vào thì thấy ngài đã thoát hóa tịch diệt. Từ giả cõi đời này ra đi nay đã được một trăm năm.
Các nước ở Nam Thiên trúc đều lập tháp cung kính cúng dường chư Phật, khi mẹ vừa sinh ngài ra lấy tên cây A-chu-đà-na mà đặt tên, để sớm được chứng thành quả đạo. Cho nên lấy chữ Long làm tên lót, đặt tên là Long Thọ.
LONG THỌ BỒ TÁT TRUYỆN (2)
Hán dịch: Đời Diêu Tần, Tam tạng Cưu-ma-la-thập.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
Đại sư tên là Bồ-tát Long Thọ. Sinh ra từ dòng Phạm chí ở nước Thiên trúc, thông minh kỳ ngộ, mọi việc đều thông suốt vào giờ thọ thực nghe các vị Phạm chí tụng bốn bài Vi đà gồm bốn vạn bài kệ; mỗi bài kệ có bốn mươi hai chữ. Chỉ tụng qua văn mà thấu hiểu nghĩa lý. Khi đến tuổi trưởng thành (tuổi đội mũ) thì đi chu du các nước. Về thế học thì thông thuộc cả thiên văn địa lý, kinh dịch sấm vĩ và các đạo thuật thảy đều tinh luyện. Học với ba người thì cũng có một vị tài giỏi. Rồi cùng nhau thượng nghị rằng:
– Lý của Thiên địa, chúng ta đều thấu triệt cả. Vậy thì sao không đi tìm thú vui dục lạc để cho một đời tận hưởng. Nhưng các học thuật của Phạm chí nếu chẳng phải vương công thì làm sao đắc được. Duy có pháp thuật ẩn mình là vui hơn cả. Mọi người đồng một ý, cùng đi đến nhà thuật gia mà cầu học pháp ẩn thân.
Thuật sư nghĩ rằng:
Bốn người Phạm chí này đều nổi danh ở đời, chẳng phải hạng tầm thường, vì muốn học pháp thuật mà khuất mình theo ta. Ta nếu trao cho chú pháp, nhưng bọn họ thông minh tuyệt thế rồi sẽ thông suốt. Duy pháp này này là hạ tiện, khi đắc pháp rồi họ tất sẽ bỏ đi. Vậy chỉ dạy các loại thuốc dùng hằng ngày để không biết được, thuốc hết thì lại đến cầu ta, thì mới khuất phục mà làm đệ tử.
Rồi đưa cho mỗi người một viên thuốc màu xanh mà bảo rằng:
Các ngươi tìm chỗ vắng dùng nước mà viên thuốc này rồi thoa vào mí mắt thì có thể tàng hình được. Long Thọ đem thuốc đi mài thì nghe có khí liền biết rõ các phần số của thuốc. Rồi quay lại nói với thuật sư là viên thuốc này có bảy mươi loại.
Thuật sư hỏi:
– Ông vì sao lại biết.
Đáp rằng:
– Thuốc này tự có khí chất thì làm sao không biết.
Vị thầy liền thán phục, nghĩ người này biết được các điều khó khăn, huống gì là học. Ta có nghề mọn vì sao còn tiếc, thế là dạy cho SỐ 207 – LONG THỌ BỒ TÁT TRUYỆN (2) bốn người pháp thuật ẩn mình để tự tại ra vào cung cấm. Các mỹ nhân trong cung đều bị xâm phạm cả hơn trăm người. Sau đó có người mang thai mới tâu lại với vua. Vua rất buồn, đây là điềm bất thường chăng?
Rồi cho gọi các quan thần trí thức để bàn sự việc. Có vị lão thần nói việc này có hai vấn đề xảy ra, hoặc do quỷ hoặc là do chú thuật, có thể tra xét cẩn thận các cửa ra vào, cho người chặn hết các thuật gia. Nếu là thuật nhân thì có dấu chân tự hiện mà bắt trừ đi. Còn là quỷ thì không có để dấu vết có thể dùng chú thuật mà trừ.
Làm đầy đủ các pháp như trên thì thấy có dấu bốn người, liền cho đóng chặt các cửa thành, cho gọi cả trăm lực sĩ, khua đao trên không trung chém chết được ba người, duy có Long Thọ thì ẩn mình trên đầu vua. Đầu vua cao bảy thước nên đao không chém được. Lúc này Long Thọ ngộ được tham dục là nguồn gốc của đau khổ, rồi sinh tâm nhàm chán mà phát nguyện xuất gia để được độ thoát. Sau đó tìm đến Samôn cầu xin xuất gia thọ giới. Trong chín mươi ngày tụng thuộc cả Tam tạng, hiểu thông lý nghĩa rồi cầu học các kinh nhưng không còn. Nơi núi Tuyết sơn xa xôi có tháp Phật, trong tháp có một trưởng lão Tỳ-kheo đưa cho Long Thọ kính Ma-ha-diễn. Tụng xong rất tâm đắc tuy ý nghĩa hiểu chưa thông. Thế nên bèn chu du các nước để cầu học kinh pháp. Đi khắp cõi Diêm-phù-đề cầu học mà không được. Hàng luận sư ngoại đạo cùng Sa-môn các Tông phái thảy đều kính phục. Từ đó Long Thọ khởi tâm kiêu mạn tự nghĩ: Học thuật trong thế giới thì rất nhiều, Phật kinh tuy diệu nghĩa mà lý lẽ vẫn chưa thông suốt, trong chỗ chưa tường tận có thể suy xét để cho người sau học. Nếu lý không trái thì sự cũng không mất. Như đây thì có lỗi gì? Suy nghĩ các việc rồi thì thi hành ngay. Muốn làm thầy giáo giới để kiến tạo pháp phục cho chúng.
Nay đối với Phật pháp sự phân biệt có khác. Muốn đem chỗ vô sở mà tạo thành Nhất thiết trí. Bèn lựa chọn ngày giờ làm thầy truyền thọ, để cho các đệ tử mới thọ giới được đắp y mới.
Long Thọ thường một mình nơi sơn thủy vắng lặng. Đại Long Bồ-tát thấy ngài như thế, tỏ ý thương tiếc mới đón vào thủy cung, ở trong cung điện Đại Long mở ao thất bảo ra, đem ra kinh điển thâm áo vô thượng diệu pháp trao cho Long Thọ. Long Thọ tụng đọc trong chín mươi ngày thì thông luyện rất nhiều. Trong tâm ngài đã đắc được thể, đạt được lợi. Đại Long biết tâm ý ấy nên hỏi rằng:
Xem kinh hiểu hết chưa?
Đáp:
– Trong kho tàng của ông kinh điển thật vô số không thể xiết, tôi đã đọc gấp mười lần cõi Diêm-phù-đề.
Đại Long nói: Kinh điển nơi cung của tôi nơi khác không thể sánh được. Long Thọ xem kinh tạng đạt đến chỗ vô sinh, tam nhẫn đều đầy đủ.
Bấy giờ vua Nam Thiên trúc tin theo ngoại đạo tà kiến hủy báng chánh pháp. Long Thọ Bồ-tát muốn giáo hóa nước kia cho nên xin vào làm kẻ túc vệ đứng trước chỗ vua đi qua. Trải qua năm thứ bảy vua mới thấy lạ hỏi:
Người này là ai? Sao lại đứng trước mặt ta.
Đáp rằng:
– Tôi là người Nhất thiết trí.
Vua nghe lời này thì rất kinh ngạc nói:
Người Nhất thiết trí trên đời ít có, nay ngươi nói thì lấy gì để chứng minh.
Đáp:
– Nếu muốn biết trí đó thì vua nên hỏi sẽ thấy.
Vua liền tự nghĩ:
Ta là bậc trí chủ đại nghị sự, lời nói ra ai cũng khuất phục mà còn không đủ để nêu danh, nhưng hôm nay việc này không phải nhỏ, nếu không hỏi ra thì sự nghi ngờ sẽ không bao giờ được giải đáp.
Vì thế vua bất đắc dĩ mà hỏi rằng:
Trên đời hiện giờ ra sao?
Long Thọ nói:
– Chư Thiên đang cùng với A-tu-la giao chiến.
Vua nghe lời này thì cũng như người mắc nghẹn, nhổ ra không được mà nuốt cũng không xong. Muốn phản bác lại mà không đủ lý lẽ.
Muốn chấp nhận thì sự việc cũng chưa rõ ràng.
Lúc đó Long Thọ lại nói rằng:
Đây chẳng phải là lời nói hư luận để cầu thắng thua, vua hãy đợi một chút sẽ có ứng nghiệm.
Nói xong thì trên không trung lần lượt rơi xuống các thứ khí cụ đao kiếm cung tên.
Vua bảo:
Các thứ đao kiếm này tuy là chiến cụ, ông sao lại biết trời cùng A-tu-la đang đánh nhau?
Long Thọ nói:
– Lời hư ngôn không bằng thấy sự thật.
Nói xong thì A-tu-la bị đứt tay chân, tai mũi lần lượt rơi xuống đất. Lại khiến cho vua cùng với quần thần dân chúng thấy rõ cảnh trên không trung hai bên đang đánh nhau. Vua mới cúi đầu kính phục chịu sự giáo hóa, trên điện có vạn vị Bà-la-môn, đều cạo bỏ râu tóc mà thành tựu pháp giới.
Thế là ngài Long Thọ ở trong cõi Nam Diêm-phù-đề thành tựu được sự hoằng truyền Phật pháp, hàng phục ngoại đạo, rộng nói kinh Ma-ha-diễn. Trước tác luận Ưu-ba-đề-xá có mười vạn bài tụng. Lại viết Trang Nghiêm Phật Đạo luận có năm ngàn bài kệ. Đại Từ Phương Tiện luận năm mươi bài kệ, càng khiến cho kinh pháp Đại thừa rộng truyền khắp cõi Nam Thiên trúc. Lại tạo ra Vô Úy luận có mười vạn bài kệ, ở trong Vô Úy luận này đã rút ra thành Trung luận. Bấy giờ có Bà-la-môn khéo biết chú thuật, muốn cùng Long Thọ tranh luận nên thưa với vua Thiên trúc rằng:
Tôi có thể hàng phục vị Tỳ-kheo này, vua có thể cho thử nghiệm.
Vua nói:
– Ông thật là đại ngu si, Bồ-tát này sự thông trí đến cả nhật nguyệt cũng không thể tranh được. Trí cùng Thánh tâm đều tỏ sáng, vì sao ông không cung kính mà còn muốn tranh biện?
Bà-la-môn nói:
– Vua vì kẻ trí thì sao lại không cho thử nghiệm?
Vua nghe vậy thì cho người đến thỉnh ngài Long Thọ để tranh luận với Bà-la-môn. Bà-la-môn sau đó đi đến trước điện đọc chú biến thành một ao lớn, rất thanh tịnh bao la, trong có ngàn cánh hoa sen, tự ngồi lên trên mà mắng Long Thọ:
Ông ở trên đất ngồi chẳng khác nào như loài súc sinh, mà lại muốn cùng ta là bậc Đại trí ngồi trên hoa sen cùng kháng ngôn luận nghĩa sao?
Lúc này Long Thọ cũng đọc chú thuật hóa ra một bạch tượng sáu ngà, đi trên ao nước đến nơi tòa hoa hất người ngồi trên đó dơ lên cao rồi quăng xuống đất. Bà-la-môn bị thương nơi lưng, liền quy phục Long Thọ:
Tôi thật không biết lượng sức mình mà hủy nhục Đại sư. Nguyện xin thương xót cho tôi được bày tỏ sự ngu muội của mình.
Có một vị Pháp sư Tiểu thừa, có lòng ghen ghét, Long Thọ hỏi vị ấy rằng:
Ông có muốn ta trụ đời lâu không?
Đáp rằng:
– Thật tình không muốn.
Ngài bèn lui trở về phòng, trải qua mấy ngày không ra. Đệ tử phá cửa vào thì thấy ngài đã nhập diệt. Từ đó đến nay mới hơn một trăm năm. Các nước ở Nam Thiên trúc, đều có lập tháp thờ kính phụng như Phật. Khi mẹ hạ sinh ra Ngài đặt tên là A-chu-đà-na, A-chu-đà-na là tên của một loài cây, vì long thành đạo quả cho nên lấy tên Long làm chữ lót mà gọi là Long Thọ.
(Y theo kinh Phó pháp tạng tức là vị Tổ thứ mười ba, nhậm trí Phật pháp sau hơn ba trăm năm Phật nhập diệt).