LỜI SỚ NHÂN MINH NHẬP CHÍNH LÝ LUẬN
Sa-môn Khuy Cơ chùa Đại Từ Ân soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN HẠ

Tương vi có bốn:

  1. Pháp tự tướng tương vi nhân
  2. Pháp sai biệt tương vi nhân
  3. Hữu pháp tụ tướng tương vi nhân
  4. Hữu pháp sai biệt tương vi nhân.

Trình bày đoạn thứ ba dưới đây giải thích tương vi có ba (nêu, ví dụ, giải thích). Nghĩa tương vi nghĩa là hai tôn trái nhau, bốn lỗi này không thay đổi tha nhân, hay khiến người lập tôn thành trái nhau, cùng pháp tương vi mà làm nhân gọi (128) là tương vi nhân. Nhân đắc quả gọi là danh tương vi, chẳng phải nhân trái tôn gọi là tương vi, do đo không có tôn cũng trái nhân, vì dụ mà thành nạn. Theo Lý Môn luận hoặc pháp hay thành sở lập trái nhau là lỗi tương vi gọi tợ nhân, như pháp không trái nhau, tương vi cũng như vậy, vì pháp sở thành không nhất định không có. Do kia nói nên nhân vẫn định xưa dụ có thể thay đổi chỗ nương, vì vậy bốn lỗi dưới một lỗi đầu đổi dụ ba lỗi sau y xưa. Hỏi: Có nhân ngược tôn nghĩa không thuận nhân, nhân gọi trái nhau tôn cũng phản nhân nghĩa là không thuận tôn lẽ ra gọi là tương vi? Đáp: Do nhân thành tôn khiến cho tôn tương phản, nhân gọi tương vi, chẳng phải tôn thành nhân, khiến nhân tương phản, không gọi tương vi.

1. Pháp tự tướng tương vi nhân:

Nhân gọi là pháp tự tướng tương vi, tôn gọi là tỉ lượng tương vi, nhân tương đối sai khác trái nhau thành bốn. Trái tôn hợp nói chỉ gọi là tỉ lượng tương ci do tôn chuẩn theo nhân, nên biết cũng có hữu pháp sai biệt. Hữu pháp tự tướng, hữu pháp sai biệt tỉ lượng tương vi, không như vậy tại sao chỉ nói hữu pháp tự tướng tỉ lượng tương vi, quyết định tương vi kia và nhân tương vi đều có bốn loại sao? Tôn này thuyết pháp lược có hai loại tự tánh và sai biệt, ở đây có ba lớp:

– Hạn cuộc – thông chung đối pháp… nói thành lập tự tánh nghĩa là ngã tự tánh pháp tự tánh hoặc có hoặc không vì sở thành lập vì tánh sai biệt. Sai biệt nghĩa là ngã sai biệt, pháp sai biệt, hoặc khắp tất cả, hoặc chẳng khắp tất cả, hoặc thường hoặc vô thường, hoặc hữu sắc hoặc vô sắc, vô lượng sự sai khác như vậy, tùy sở ứng đó. Hư không… khắp cả cõi, sắc… chẳng khắp trước hạn cuộc sau thông tất cả nên cả hai sai khác.

– Trước – sau trong tổng nêu trước tiên nói người trình bày gọi là tự tánh, người nói sau gọi lai sai biệt, vì lấy sau để trình bày phân biệt cái trước. Theo luận Phật địa, nhân minh luận cộng tướng tự tướng cùng đây có khác, luận kia nói các pháp đều giới hạn phụ thuộc tự tánh gọi là tự tướng thông suốt cái khác như xâu vòng hoa gọi là cộng tướng. Cho nên y nơi đây thanh… hạn cuộc thể gọi là tự tánh, vô thường suốt tha gọi là sai biệt, đắc gọi là bất định. Hoặc lập năm uẩn tất cả vô ngã, năm uẩn gọi là tự tướng, ngã vô ngã… gọi là sai biệt. Hoặc nói ngã là suy nghĩ, suy nghĩ là sai biệt, ngã là tự tánh do đó bất định, dùng lý suy ra, đây tuy trước nhưng giáo hơi khác vì nghĩa cũng sai biệt phân thành hai nên.

– Chấp nhận ngôn ngữ, đã trình bày trong lời nói, trước giới hạn sau thông suốt đều gọi là tự tánh, cho nên pháp hữu pháp đều có tự tánh, tự ý đã chấp nhận nghĩa sai khác, đã có thể thành lập gọi là sai biệt, vì vậy pháp hữu pháp đều có sai biệt, chẳng phải lấy tất cả, nghĩa như trước đã nói. Nay nói có nhân khiến cho sở lập của bốn loại tôn này trở thành trái nhau, gọi là pháp tự tướng tương vi nhân. Luận thuyết ngôn nghĩa rõ nhân sai khác, sơ trái phải tôn không có bốn lỗi này, luận chỉ nói bốn loại tương vi, năng trái phản nhân có mười lăm loại, trái một có bốn nghĩa là mỗi loại sai trái, trái hai có sáu nghĩa là trái hai loại ban đầu, trái ba loại ban đầu, trái bốn loại ban đầu, trái hai – ba, trái hai – bốn, trái ba – bốn. Vi ba hữu bốn nghĩa là xen nhau trừ một, trừ bốn có một nên thành mười lăm. Trong luận chỉ rõ hai sai biệt ban đầu một nhân trái nhau, hai loại sau cùng trái hai nhân, nêu ba loại này, ngoài ra còn có mười hai nên nói đẳng ngôn.

Pháp tự tướng tương vi nhân như nói thanh thường vì sở tác tánh, hoặc cần dũng vô gián vì sở phát tánh. Trình bày phân biệt giải thích có bốn loại, văn ban đầu có ba: Nêu lặp tên, hiển tôn nhân thành nghĩa trái nhau. Hỏi: Tương vi có bốn, tại sao ban đầu nói pháp tự tướng nhân? Đáp: Vì chánh sở tranh tỉ lượng tương vi, tương vi quyết định, đều chỉ nói pháp tự tượng kia, theo đó đầu tiên nói. Đây có hai sư như thanh sinh luận lập tôn âm thanh thường, nhân sở tác tánh. Thanh hiển luận lập cần dũng vô gián, nhân sở phát tánh.

Luận này nhân chỉ dị phẩm có nên trái nhau, trình bày đầy thành nghĩa trái nhau, do tôn ban đầu thường, hư không… là đồng phẩm, bình… là dị phẩm. Nhân là sở tác tánh, đồng phẩm khắp chẳng phải có, dị phẩm có khắp, trong nhân chín câu, câu thứ tư. Lẽ ra là tương vi lượng âm thanh là vô thường vì sở tác tánh, thí như bình… do tôn thứ hai, hư không là đồng phẩm dùng điển, bình… làm dị phẩm, cần dũng phát cho nên nhân đối với đồng phẩm không, với dị phẩm điển không bình… có.

Trong nhân chín câu, câu thứ sáu, hai nhân này trở thành vô thường, vì trái tôn đã trình bày pháp tự tướng gọi là tương vi nhân. Theo Lý Môn đối với đồng hữu và hai, tại dị không là nhân, ngược với đây gọi là tương vi ngoài ra đều bất định. Nhân sở tác tánh này ngược lại trong chín câu chánh nhân thứ hai, kia đồng phẩm có dị phẩm không có, đây đồng phẩm chẳng có dị phẩm có. Nhân cần dũng này ngược lại trong chín câu chánh nhân thứ tám, kia đồng phẩm có chẳng có dị phẩm chẳng có, vì đây đồng phẩm chẳng có dị phẩm có chẳng có.

Trên đây thường luận lược không trình bày nhiều. Một tợ nhân này nhân vẫn dụng xưa, dụ thay đổi trước lập, ba nhân sau, nhân dụ đều xưa. Do bốn nhân này nhân chắc chắn vẫn xưa, dụ nhậm vận thay đổi đồng. Nếu không như vậy ắt hẳn cũng không có pháp tự tướng cùng tùy nhất hợp có thể thành trái hai nhân, chấp nhận ban đầu thay đổi dụ, vì ba cái sau không thay đổi.

Lại trong chín nhân thứ tư thứ sáu gọi là tương vi nhân, muốn đồng chẳng có, dị có hoặc cơ hai. Hoặc tùy sở lập, ba loại sau tương vi trực quán lập nhân với đồng có, tại sao sau nạn thành tương vi? Theo Lý Môn chỉ nói hoặc pháp sở lập hay thành tương vi là lỗi tương vi gọi là tợ nhân, không nói đồng dụ cũng vẫn dùng xưa. Luận này chỉ bày pháp ban đầu một thay đổi dụ, ba sau y xưa, muốn cho học giả biết nhân quyết định, vì chẳng phải lỗi dụ. Ba nhân dưới đây quán lập tuy thành ngược lại thành tương vi, mỗi mỗi nghiên cứu cùng tột, đều cũng chỉ là đồng không dị có vì thành trái nhau. Đến văn sau sẽ biết. Hỏi: Như Thanh luận ông nói thanh vô thường lẽ ra chẳng phải là âm thanh vô thường vì sở tác tánh, như bình bồn… chánh nhân thứ hai há chẳng phải hữu pháp tự tướng tương vi? Đáp: Kia không thuộc lỗi như lập âm thanh vô thường vô thường là pháp tự tướng, hoặc sở lập nhân trở thành âm thanh là thường có thể là lỗi này. Nay đều lặp lại hữu pháp và pháp thành pháp hữu pháp nên chẳng phải lỗi này, đây mới chỉ là loại lỗi phân biệt tương tợ. Nhân phạm lưỡng câu bất thành, nhân sở tác tánh, vì lập địch không chấp nhận y vô thường, vì sinh diệt sai khác. Giả sử kia chấp nhận y cũng phạm tùy nhất, còn vô thường không có năng y sở tác tánh, vì cũng phạm lỗi sở y bất thành. Có người gạn hỏi ông nói âm thanh vô thường lẽ ra chẳng phải là âm thanh vô thường, vì chấp nhận vô thường, như bình vô thường, đây cũng không có lỗi. Vì các nhà tợ lập luận cũng không có tướng lỗi này, âm thanh có vô thường là căn bản tránh, âm thanh là hữu pháp, chẳng phải trên pháp ý đã chấp nhận nghĩa, không thể nói là lỗi của pháp sai biệt, cũng chẳng thuộc quyết định trái nhau, vì chẳng phải căn bản tránh. Giả sử chấp nhận thuyết trên là lỗi từ tất cả lượng (12) không có chánh nhân, nên tợ lập không thấy lỗi kia đều là tợ phá đến văn sau sẽ biết.

2. Pháp sai biệt tương vi nhân: Như nói nhãn… quyết là tánh tha dụng tích tụ như ngọa cụ… Trình bày căn cứ theo đoạn trước cũng có ba hai loại sai biệt gọi là tương vi chẳng phải trừ trên pháp hữu pháp ngôn thuyết trình bày, ngoài ra tất cả nghĩa đều là sai biệt. Chủ yếu là hai tôn mỗi mỗi tùy ứng nhân sở thành lập ý đã chấp nhận đã tránh phân biệt nghĩa mới gọi là sai biệt. Nhân khiến cho tương vi gọi là tương vi nhân, nếu không như vậy. Như lập tôn âm thanh là vô thường trên âm thanh có thể nghe hay không thể nghe, trên vô thường duyên tánh kia chẳng phải duyên tánh, tất cả như vậy gọi là tương vi, nhân làm cho tương vi gọi là nhân kia. Nếu như vậy liền không có nghĩa tương vi nhân, tỉ lượng tương vi… đều căn cứ theo đây giải thích. Trong đây nói về nghĩa như Số luận ngoại đạo đối đệ tử Phật, ý muốn thành lập ngã là thọ, thọ dụng nhãn… Hoặc ngã là hữu pháp thọ dụng nhãn… bèn có thành lập sở biệt trong tôn, nhân tích tụ tánh, lưỡng câu bất thành dụ như ngọa cụ, sở lập không thành. Hoặc nói nhãn… ắt là ngã dụng, năng diệt bất thành, thiếu kinh luận có đồng dụ, tích tụ tánh nhân, trái với pháp tự tướng, ngọa cụ dụ có sở lập bất thành. Hoặc thành nhãn… là nhờ tha dụng, tương phù cực thành, do đây phương tiện kiều lập tôn rằng: Nhãn… ắt là tha dụng, nhãn… hữu pháp, chỉ sự trình bày rõ là tha dụng pháp, phương tiện hiển bày ý lập chắc là pháp sai biệt, không tích tụ tha, thật ngã thọ dụng.

Hoặc hiển lập không tích tụ tha dụng năng biệt bất thành, sở lập cũng hoặc thành, cũng thiếu không có đồng dụ, nhân trái với pháp tự tướng, cho nên cần phải thành lập phương tiện. Tích tụ tánh nhân, vì tích tụ nhiều cực vi thành nhãn… dụ như ngọa cụ, sàn tọa kia là tích tụ tánh. Kia đây đều chấp nhận là tha thọ dụng nên được gọi là đồng dụ, pháp nhân dụ không nên phân biệt vì vậy kiến lập chung.

Luận về nhân này như năng thành lập nhãn… ắt là tha dụng như thế cũng là năng thành lập sở lập pháp sai biệt tương vi tích tụ tha dụng. Trình bày thành nghĩa trái nhau có hai ban đầu nêu nhân trái pháp sai biệt, sau giải thích lý do. Văn ban đầu có mười hai nhân này như năng thành lập nhãn… ắt là tha dụng, đoạn văn này lặp lại tự tướng nhân năng lập sở lập pháp, như vậy cũng có thể dưới hiển bày nhân này cũng có thể cùng pháp sai biệt kia là nhân trái nhau. Số luận sư kia nói nhãn… năm pháp tức ngũ tri căn, ngọa cụ sàn tòa tức ngũ duy lượng đã tụ tập thành pháp. Không tích tụ tha nghĩa là thật thần ngã, thể thường vốn có, tích tụ tha kia tức y nhãn… sở lập giả ngã, vô thường chuyển biến. Nhưng nhãn… không tích tụ tha thật ngã dụng thắng, vì đích thân dụng nơi này thọ ngũ duy lượng, do y nhãn… mới lập giả ngã, cho nên tích tụ ngã dụng nhãn… hệt. Ngọa cụ… chắc chắn thần ngã phải suy lường thọ dụng, do đó từ đại… thứ tự thành. Hoặc do suy nghĩ thật ngã dụng thắng, giả ngã dụng biệt, song do giả ngã an xử chỗ cần phải mới thọ sàn tòa, vì vậy đối với ngọa cụ giả tha dụng thắng, thật ngã dụng liệt. Nay theo ngài Trần Na tức do nhân kia cùng sở lập pháp thắng liệt sai khác mà tạo sự trái nhau, chẳng phải pháp tự tướng, cũng chẳng phải trên pháp tất cả sai biệt đều tác tương vi. Do vậy luận chỉ nói cùng sở lập pháp sai biệt trái nhau.

Đầu tiên lập lại nhân xưa có thể thành pháp tự tướng sở lập, đoạn trước đã nói tích tụ tánh nhân, như năng thành lập Số luận sở lập nhãn… hữu pháp, át là tự tướng của tha dụng pháp tức chỉ cho nhân này. Như vậy cũng là năng thành lập sở lập tôn pháp tự tướng, ý chấp nhận nghĩa tích tụ tha dụng sai biệt trái nhau. Tôn do tha dụng là pháp tự tướng, ý đã chấp nhận trên tự tướng này tích tụ tha dụng hay không tích tụ tha dụng là pháp sai biệt. Nhân tích tụ kia nay lại không thay đổi, ngược lại do kia, ý thành lập chấp nhận sai biệt tích tụ tha dụng. Ngọa cụ kia vì tánh tích tụ đã là tích tụ giả ngã dụng thắng, vì nhãn… cũng là tánh tích tụ, lẽ ra như ngọa cụ cũng là tích tụ giả ngã dụng thắng. Hoặc không khởi câu vấn nạn thắng dụng này, tôn kia liền có tương phù cực thành, vì tôn khác nhãn… cũng chấp nhận tích tụ giả tha dụng. Chỉ có thể nạn rằng giả tha dụng thắng, không được vấn nạn thật ngã dụng hệt vì trái tự tôn. Trong công tỉ lượng không có đồng dụ, hoặc tha tỉ lượng tất cả không có ngăn ngại, các sư bên Tây Vức có người bất thiện, đây trực tiếp có lỗi sai biệt trái nhau: Nhãn… lẽ ra là tích tụ tha dụng, nhân dụ đồng đoạn trước. Số luận nạn rằng: Tôn tương phù của ông ai nói nhãn… tích tụ tha không có dụng. Tây Vức lại giải thích, Số luận nói nhãn… chỉ là không tích tụ tha dụng, sàn tòa thông cả hai tha dụng, cho nên nay dùng ngọa cụ, vì dụ khiến cho nhãn… cũng là tích tụ tha dụng, không có lỗi tương phù.

Số luận nạn: Đệ tử ngài Trần Na chẳng phải tôn thiện ngã, thần ngã thọ dụng ba đức thành hai mươi đế. Há đối với nhãn… không có năng thọ dụng. Duy thức cũng cho rằng chấp ngã là suy nghĩ, thọ dụng Tát-đỏa Thích-xà Đáp-ma thành đại… hai mươi ba pháp do đây nhãn… thật ngã cũng có dụng. Vì thế chỉ nên như trước phân biệt, không nên ở trong đó mà sinh giác biết sai khác: Nhãn… chỉ là thật tha thọ dụng, ngọa cụ giả dụng, hoặc nhân thông cả hai, ngọa cụ chỉ có giả dụng. Thắng nghĩa có bảy mươi đối kim bảy mươi, cộng gạn kia rằng: chắc là tha dụng, thế nào là tha? Nếu nói tích tụ tha phạm lỗi tương phù, hoặc không tích tụ tha năng biệt bất thành thiếu không có đồng dụ. Ngọa cụ là dụ sở lập không thành cũng là lỗi pháp sai biệt này. Hỏi: Ba tướng của nhân có lỗi gì? Đáp: Ý luận kia lập luận nhân thành chẳng phải tích tụ tha dụng thắng, tích tụ tha dụng thắng kia là dị phẩm, tôn không có đồng dụ, vì Phật pháp đều không có chẳng tích tha. Nhân tích tụ tánh đối với dị phẩm có đây hiển rõ trở lại trong chín câu dị có đồng không cho nên thành trái nhau, thiếu tướng đồng phẩm định hữu thứ hai, cũng thiếu dị phẩm biến vô thứ ba.

Các ngọa cụ… là tích tụ tha thọ dụng, trình bày giải thích nguyên nhân. Thành tỉ lượng rằng: Nhãn… quyết là tích tụ tha dụng thắng vì tánh tích tụ như ngọa cụ… Các loại chẳng phải tích tụ tha dụng thắng chắc chắn chẳng phải tánh tích tụ như lông rùa sừng thỏ… Nay nạn các ngọa cụ… vì hai tôn cũng chấp nhận là tích tụ tha thọ dụng thắng, luận tuy không có chữ thắng, ý nghĩa của lượng tất nhiên, chẳng cần cầu cái khác, lẽ ra hiểu như vậy.

3. Hữu pháp tự tướng vi nhân: Như nói hữu tánh chẳng thật chẳng đức chẳng nghiệp, vì có một thật, vì có đức nghiệp như đồng dị tánh. Trình bày căn cứ vào ba tạo tác ở đoạn trước, nêu tên đề cử tôn nhân. Nhân duyên hưu lưu (con quạ) như trước đã nói, bấy giờ tiên nhân đã ngộ chứng luôn luôn pháp sáu câu, nghĩa chứng minh Bồ-đề liền thích nhập diệt, chỉ sai khác sở chứng chưa truyền cho người. Vì người truyền quyết phải đủ bảy đức:

  1. Sinh tại thủ đô của đất nước.
  2. Sinh vào loại chủng tánh bậc thượng.
  3. (130) Có nhân tịch diệt.
  4. Thân tướng tròn đầy.
  5. Thông minh có tài hùng biện.
  6. Tánh tình hạnh kiểm nhu hòa.
  7. Có đầy đủ lòng đại bi.

Thời gian trải qua vô lượng kiếp tìm người không đầy đủ, sau đó qua nhiều kiếp tại nước Bà-la-nê-tư, có Bà-la-môn tên Ma-nạp-phượcca, Trung Quốc dịch Nho Đồng. Nho Đồng có người con tên Ban-giàhộ-khí, Trung Quốc dịch Ngũ Đỉnh, tóc trên đỉnh đầu có năm vòng, đầu có năm góc, bảy đức tuy đầy đủ nhưng căn thục hơi chậm, bị nhiễm nữ sắc??? Trải qua vô lượng năm tìm căn thục kia. Ba ngàn năm sau dạo chơi vườn Thượng uyển cùng vợ tranh giành tài hoa nhân đó phẩn hận nhau. Hưu Vưu dẫn dắt cho thông hóa ngũ đảnh không phục tùng. Thêm ba ngàn năm, hóa trở lại cũng không được, thêm ba ngàn năm nữa, cả hai cạnh tranh rất nhiều, sau đó nhàm chán nhau bèn nhớ nghĩ đến vị tiên trên hư không. Tiên nhân ứng thời dùng thần lực giáo hóa dẫn dắt bay bổng lên không trung đến trụ trong núi từ từ nói về chỗ ngộ lúc trước nghĩa pháp sáu câu, nói về thật đức nghiệp. Họ đều tin nhận đến câu “đại hữu” liền sinh nghi hoặc, Tiên bảo: Có là hay có thật… lìa ngoài ba loại thật đức nghiệp riêng có, thể thường là một. Đệ tử không theo bèn nói tánh thật đức nghiệp chẳng phải không có, tức là hay có, đâu lìa ba loại riêng có năng hữu. Tiên nhân bèn nói cú nghĩa đồng dị, có thể đồng – khác với thật đức nghiệp kia. Trên ba loại này mỗi mỗi có một tổng đồng – khác tánh, tùy ứng mỗi mỗi có biệt đồng dị. Trong ba loại như vậy tùy biệt loại kia, lại có tổng biệt các tánh đồng dị, thể thường rất nhiều, lại có một thường có thể hòa hợp tánh, hòa hợp thật đức nghiệp, khiến cho không lìa nhau đan xen nhau hệ thuộc nhau. Ngũ Đảnh tuy tin đồng dị hòa hợp, song vẫn không tin riêng có đại hữu, Hưu Lưu bèn lập luận theo lượng của ngài Trần Na, lượng này có ba vì ba thật đức nghiệp mỗi riêng tạo tác. Nay chỉ luận kia, nên nói như hữu tánh hữu pháp, chẳng phải thật đó là pháp, hợp lại gọi là tôn. Đây nói hữu tánh, tiên nhân – hữu đỉnh cả hai cùng chấp nhận, trên thật đức nghiệp có thể chẳng phải vô tánh. Nên thành sở biệt. Nếu nói đại hữu, sở biệt không thành, nhân phạm tùy nhất, hữu tánh này thể chẳng thật, vì nhân có một thật, Thắng luận sáu câu gom thành bốn loại: Vô thật, hữu nhất thật, hữu nhi thật, hữu đa thật. Địa, thủy, hỏa, phong, cha, mẹ, thường, cực, vi, không, thời, phương, ngã, ý và đức nghiệp hòa hợp đều gọi là không thật, loại thứ tư vốn cực vi thể tánh tuy nhiều, không – thời… năm thể đều chỉ có một, đều không có thật nhân. Đức nghiệp hòa hợp tuy y thật hòa hợp đối với thật chẳng dùng làm nhân, vì vậy các loại này đều gọi là không thật. Đại hữu đồng dị gọi có một thật, vì đều có thể có với một một thật, đến kiếp thành ban đầu, hai thường cực vi hợp sinh tử vi thứ ba, mặc dù thể vô thường vì lượng đức hợp, chẳng vượt qua nhân lượng gọi là có hai thật.

Tự loại chúng đa, vì đều có sở sinh hai cực vi của nhân kia, từ đây trở về sau, chín ban đầu hợp sinh con thứ bảy, bốn mươi chín hợp sinh con thứ mười lăm. Như vậy lần lựa sinh một đại địa, đều gọi là có đa thật, vì có nhiều thật nhân sở sinh. Đại hữu đồng dị hay có các thật, cũng được gọi là có một thật, có hai thật có nhiều thật, song ba loại thật này tuy có công năng khác nhau đều có đại hữu khiến cho thể chẳng phải không có đều có đồng dị làm cho ba loại sai khác gọi là có một thật có đức nghiệp, cũng có không có chẳng phải đại hữu. Nếu là đại hữu nhân thành tùy nhất, đồng dị chẳng phải năng lập bất thành. Như Phật pháp nói có sắc hữu lậu, có hữu lậu, pháp (hay có) năng hữu, năng hữu sở hữu phiền não lậu thể cũng như Đại thừa. Năng hữu thật…, nói hữu sắc như có một thật và hữu đức…, không phân biệt năng hữu mà có nơi sắc. Trên sắc thể này có sắc nghĩa kia như hư không có âm thanh, chẳng phải ngoài hư không riêng có năng hữu, chỉ là hệ thuộc đắm trước nơi pháp thể. Do đó nhân không có lỗi tùy nhất, vì có mỗi một thật, lại chẳng cạn gạn lại, tức thật lìa thật có một thật, huống chi nhân này không nên phân biệt, nên phân biệt liền không đồng dụ. Tại sao không nói có nơi không thật hai thật nhiều thật? Đáp: Nếu nói có nói hai thật nhiều thật đâu được dùng chẳng thật làm tôn, nhân kia bèn có lỗi bất định, vì như đồng dị có hai nhiều thật, vì vậy hữu tánh kia chẳng thật, vì như tử vi… có một nhiều thật nên hữu tánh là thật. Do đây không nói có hai nhiều thật.

Nếu nói có không thật, hòa hợp cú nghĩa cũng gọi không thật. Nếu có không thật kia phạm lưỡng câu bất thành, thật… trên năng hữu không có vô thật, dụ ia cũng phạm năng lập bất thành, nhân cũng không trùm khắp. Giả sử tương tợ chỉ có năng hữu đối với vô thật củ thật cú, cũng muốn hiển rõ chín thật mỗi một đều có nên một thật, ví có thể có một nhất thật. Hữu tánh hữu pháp có một thật nhân không liên dự nhau tại sao không phải lưỡng câu bất thành? Đáp: Hữu pháp hữu tánh là năng hữu tánh của thật đức nghiệp có một thật nhân vì năng hữu với một nhất thật là pháp của tôn, do đó không có lưỡng câu, đây chẳng phải thật cú là một tôn thôi, chẳng đức chẳng nghiệp hậu hai tôn pháp, hữu pháp đồng như trước. Vì hai nhân này nói có đức nghiệp nghĩa là hay có đức và nghiệp kia, như nói có sắc cũng thuộc nghĩa đắm trước.

Hỏi: Đã đối với đức nghiệp mỗi mỗi đều có tại sao không nói có đức nghiệp? Đáp: Thật có nhiều loại, chẳng nói có một, chỉ nói có thật liền phạm lỗi bất định, nghĩa là tử vi.. đều có thật, đức nghiệp không lựa chọn chẳng cần nói một, hai nhân một dụ như đồng dị tánh. Đây đối với ba loại trước mỗi mỗi đều có cũng như hữu tánh, vì vậy làm dụ. Tiên nhân đã trình bày ba tỉ lượng rồi, Ngũ Đảnh liền tin, pháp đã có người truyền thừa, Tiên (Phật) bèn nhập diệt. Tôn nghĩa của Thắng luận nhờ đây được lưu hành, Bồ-tát Trần Na căn cứ vào đây làm nhân minh, tạo lập phá quyền xung thuật lại tôn kia, đích thân chép lỗi, vấn nạn. Cho nên này trình bày tỉ lượng trước.

Nhân như năng thành ngăn thật… như vậy cũng năng thành ngăn hữu tánh đều quyết định. Trình bày thành này trái nghĩa có hai, lặp lại hai câu ban đầu, lập nhân trước ngăn có chẳng thật, nghĩa là có một thật có đức nghiệp nhân. Như trước đã nói năng thành hữu tánh ngăn là thật… đồng đức và nghiệp, ba câu sau hiển rõ, nhân này cũng có thể khiến cho hữu pháp tự tướng tương vi kia nghĩa là chỉ nhân này như vậy ở đoạn trước. Cũng có thể thành lập ngăn hữu tánh đó mà chẳng phải hữu tánh, nghĩa là tôn trước nói hữu tánh chẳng thật có. Hữu tánh là hữu pháp tự tướng ở đoạn trước, nay lập lượng rằng: Đã nói hữu tánh lẽ ra chẳng phải hữu tánh, vì có một thật cho nên có đức nghiệp. Như đồng dị tánh, đồng dị có thể có một thật… đồng dị cúng dường hữu tánh. Đồng dị có thể có đối với một thật, hữu tánh chẳng hữu tánh, giải thích lý do nhân này đã có thể ngăn hữu tánh chẳng thật… cũng có thể ngăn hữu tánh chẳng phải là đại hữu tánh, vì cả hai quyết định.

Hỏi nang vấn nạn hữu tánh lẽ ra chẳng phải hữu tánh, làm sao không phạm tự ngữ tương vi?

Đáp: Nếu trước chưa lập hữu tánh chẳng thật, nay nạn thật… có thể có chẳng có, lời này mới phạm tự ngữ tương vi cũng trái với tự giáo. Luận kia đầu tiên đã thành chẳng thật có, nay lại vấn nạn phá tha trái tha chẳng thành các lỗi. Hỏi: Với ba tướng của nhân là lỗi gì? Đáp: Lập tôn nói hữu tánh (131) chẳng thật, hữu tánh gọi là hữu pháp tự tướng, lìa thật có thể, hay có thật đại hữu. Đồng dị tánh đó mặc dù lìa thật… có thể năng hữu mà chẳng phải đại hữu, tuy nhân đồng pháp, bèn là dị phẩm của sở lập tôn, lìa thật đại hữu, tuy không có đồng phẩmm có một thật nhân. Đồng phẩm chẳng có, trên khắp đồng phẩm dị phẩm đều tùy chuyền, đây cũng là hai phẩm lỗi sau nhân, vì đối với đồng phẩm không có dị phẩm. Hỏi: Nếu như vậy lập thanh là vô thường, tôn thanh thể có thể nghe, bình có thiêu cháy thấy được, bình và âm thanh kia lẽ ra thành dị phẩm. Nếu chấp nhận là dị chẳng những trái với luận mà cũng với tôn đều không có đồng phẩm? Đáp: Hà cũng là bất đắc dĩ nói thể của âm thanh chẳng phải sở tránh, trên âm thanh vô thường là sở thành lập. Bình đã đồng có do đó đồng phẩm, kia nói lìa thật có thể hữu tánh là tôn hữu pháp, do có một thật nhân đã thành lập. Đồng dị đã chẳng phải hữu tánh lìa thật có thể, do đó thành đối với dị phẩm. Hỏi: Đoạn trước luận nói cùng sở lập pháp đồng nghĩa phẩm gọi là đồng phẩm chỉ nói sở lập pháp đều có danh là đồng, không nói hữu pháp đồng danh đồng phẩm. Thế nào gọi là có hữu pháp tự tướng tương vi? Đáp: Nay nếu chỉ dùng hữu tánh cùng đồng dị là đồng phẩm có thể như chỗ trách trái văn luận trước, đã do lìa thật hữu tánh mà thành đồng phẩm cũng là sở lập pháp động có trong tôn, vì vậy lỗi này không trái luận lý. Hỏi: Hữu tánh đã là hữu pháp tự tướng lìa thật hữu tánh là sai biệt có một thật nhân bèn là nhân hữu pháp sai biệt, tại sao nay nói lỗi tương vi? Đáp: Ý tôn kia chấp nhận lìa thật hữu tánh, thật là sai biệt, trình bày hữu tánh đã là tự tướng nay chẳng phải ngôn trần này tức trái tự tướng nên lỗi của tự tướng chẳng phải nhân sai biệt. Nếu không như vậy thì cực thành sở biệt đều không có lỗi này vì trái tự tôn. Hỏi: Nếu vấn nạn lìa thật đại hữu tánh, sở biệt sở y phạm tự bất thành, cũng phạm lỗi trái tôn tùy nhất bất thành. Hoặc vấn nạn không lìa thật… đại hữu mà chẳng phải hữu tánh, cũng phạm lỗi tương phù cũng trái tự giáo? Đáp: Trước kia đã tổng nói nay cũng tổng nạn, đã thành lập lìa thật hữu nên nay nạn hữu khiến cho kia chẳng phải hữu này, nói đồng ý phân biệt, vì vậy không có các lỗi.

4. Hữu pháp sai biệt tương vi nhân: Như nhân này đối với tôn trước có pháp sai biệt tạo tác có duyên tánh. Trình bày văn sau cũng có ba nêu tên cử tôn nhân, đây nói ý thuyết, Thắng luận lập đại hữu cú nghĩa có thật đức nghiệp, thật đức nghiệp lúc cả ba hòa hợp đồng khởi thuyên ngôn, ba thuyên thánh có, đồng khởi duyên trí, ba duyên thành hữu là thật đức nghiệp là nhân năng khởi hữu thuyên duyên nhân tức là đại hữu, vì đại hữu hay có thật đức nghiệp. Tại sao đồng cú nghĩa là hữu tánh, thế nào là hữu tánh nghĩa là hòa hợp với tất cả cú nghĩa đức nghiệp, tất cả căn chỗ chấp. Đối với thật đức nghiệp có nói trí nhân gọi là hữu tánh, trí nghĩa là năng duyên. Lại nói hữu tánh như thế quyết định chẳng phải sở tác, thường không có đức, không có động tác, không có phần tế cũng như vậy. Có thật đức nghiệp trừ đồng hữu năng vô năng hai phần khác nhau, chỗ hòa hợp một hữu. Đồng thuyên duyên nhân, Hưu Lưu Tiên kia do Ngũ Đảnh không tin lìa thật đức nghiệp phân biệt có hữu, tức do nhân trước, thành lập tôn trước lời nói trình bày hữu tánh hữu pháp tự tướng ý chấp nhận sai biệt là hữu duyên tánh. Hữu tánh đồng dị, tánh hữu duyên đồng, lời nói đều sai khác nhau, vì vậy kia không thú lấy, tâm tâm sở pháp là tánh năng duyên, hữu duyên nghĩa là cảnh vì có năng duyên nghĩa là cảnh hữu thể, là nhân hay khởi tánh hữu duyên. Nếu không có thể tâm làm sao sinh? Vì không có nhân duyên không đâu chẳng sinh như đồng dị tánh vì có một thật, tánh hữu duyên thể chẳng thật, hữu tánh có một thật, cũng tạo tánh hữu duyên, do đó biết thể cũng chẳng phải thật đức nghiệp. Đây nói có: Có – không có chẳng phải nhân tạo cảnh và có thể duyên tánh chẳng phải đại hữu. Nếu tạo đại hữu duyên tánh năng biệt bất thành thiếu không có đồng dụ, đồng dị là dụ sở lập không thành, hữu tánh lời nói trần thật hữu pháp tự tướng, tạo tánh hữu duyên. Chẳng phải trên tánh hữu duyên là tự tướng ý chấp nhận sai biệt, vì vậy nhân trước cũng là nhân hữu pháp sai biệt vì bổn thành.

Luận cũng có thể thành lập trái nhau với đây tạo tác chẳng phải tánh hữu duyên, như ngăn thật… vì đều quyết định. Trình bày đây thành trái nghĩa có hai, ba câu đầu hiển rõ nhân này – cũng có thể khiến cho hữu pháp sai biệt kia mà tạo sự trái nhau. Hai câu sau giải thích lý do, cái tạo tác chẳng phải tánh hữu duyên, tạo tác chẳng phải ý kia chấp nhận đại hữu cú nghĩa tánh hữu duyên, tức là nhân này, cũng là năng thành lập cùng sở lập ia ý chấp nhận nghĩa sai khác tạo tác tánh hữu duyên sai biệt trái nhau, mà tạo tác chẳng phải tánh hữu duyên đại hữu. Đồng dị có một thật, mà tạo tác chẳng phải đại hữu tánh hữu duyên. Hữu tánh có một thật, lẽ ra tạo tác đại hữu tánh hữu duyên, không ngăn tánh hữu duyên. Chỉ ngăn tạo tác đại hữu hữu duyên tánh, vì vậy thành ý chấp nhận nghĩa sai khác trái nhau, không như vậy trái tôn vì có thể tạo tánh hữu duyên. Văn tuy lược nghĩa nhất định rõ ràng.

Giải thích lý do như ngăn thật… vì đều quyết định, theo Thắng luận nhân này đã thành hữu tánh ngăn chẳng thật… mà tạo tánh hữu duyên. Nhân này cũng ngăn hữu tánh chẳng tạo hữu tánh hữu duyên tánh, như đây ngăn kia cả hai đều quyết định, cho nên thành trái với nhân sai biệt kia. Tôn này tự tướng sai biệt bất định, như trước đã nói, nay chỉ lược dùng lời trình bày làm tự tướng ý chấp nhận sai biệt, nên không vấn nạn. Hỏi: Ba tướng của nhân có lỗi gì? Đáp: Hữu tánh hữu duyên tánh, nhân vốn đã thành hữu pháp sai biệt, tôn không đồng phẩm, nhân biến vô. Đồng dị chẳng phải hữu tánh hữu duyên tánh là tôn dị phẩm, nhân biến hữu, có một thật nhân, đồng không dị có lỗi của hai tướng sau nên thành ra trái nhau. Hỏi: Như Thanh luận nói thanh lẽ ra chẳng phải âm thanh tạo tánh hữu duyên, vì sở tác tánh như bình… lẽ ra cũng nói là hữu pháp sai biệt tương vi? Đáp: Tự trái tôn nên chẳng phải lỗi đó, vốn cuĩng không tranh thanh vì chẳng tạo âm thanh hữu duyên tánh, đó thuộc tợ phá. Như chẳng phải âm thanh hữu duyên tánh, như thế lẽ ra chẳng phải âm thanh phát sinh khởi đều chuẩn theo đây nên biết. Hỏi: Như nói âm thanh vô thường lẽ ra chẳng tạo âm thanh vô thường hữu duyên tánh vì sở tác tánh như bình… lẽ ra là pháp sai biệt trái nhau? Đáp: Cũng chẳng đúng, kia phạm lưỡng câu bất thành, vô thường hữu pháp cả hai đều không chấp nhận có sở tác tánh cũng thuộc tợ phá. Như vậy chẳng phải duyên dứt vô thường… đều căn cứ theo đây sẽ biết.

Trong bốn lỗi này hai loại nhân ban đầu đều chỉ trái một, hai loại nhân sau, một nhân trái hai, có một nhân thông trái cả ba. Như Thắng luận lập sở thuyết hữu tánh chẳng phải bốn đại chủng, chấp nhận trừ bốn đại thể vì chẳng phải không có, như sắc thanh… từ các pháp khác đều nhập vào đồng dụ, không phải lỗi bất định, chẳng phải bốn đại chủng là pháp tự tướng, hay có bốn đại chẳng phải bốn đại chủng. Không thể có bốn đại chẳng phải bốn đại chủng là pháp sai biệt, ý đó (132) vốn thành có thể có bốn đại chẳng phải bốn đại chủng, do đó nay cùng pháp sai biệt kia là trái nhau. Đã nói hữu tánh chẳng phải hay có bốn đại chẳng phải bốn đại chủng, vì chấp nhận trừ bốn đại thể chẳng phải không có như sắc thanh… đã nói hữu tánh là hữu pháp tự tướng càng hữu pháp tự tướng này trái nhau. Đã nói hữu tánh lẽ ra chẳng phải hữu tánh, vì chấp nhận trừ bốn đại thể chẳng phải không có, như sắc thanh… luận kia nói hữu tánh lìa thật hữu tánh nay chẳng phải đây có, không phạm tự ngữ tự giáo tương vi tùy ngôn từ tức chẳng phải vì vậy trái tự tướng. Hữu tánh đã là hữu pháp tụ tướng tạo tác hữu tánh hữu duyên tánh, tạo tác hữu tánh hữu duyên tánh là hữu pháp sai biệt, ý đó vốn thành tạo tác hữu tánh hữu duyên tánh, cho nên nay cùng hữu pháp sai biệt trái nhau. Hữu tánh lẽ ra chẳng tạo tác hữu tánh hữu duyên tánh, vì chấp nhận trừ bốn đại thể chẳng phải không có, như sắc thanh… bổn nhân chẳng thay đổi tức là vi lượng, vì vậy thánh trái tam.

Vào thời nhà Đường có vị Pháp sư Hưng Huyện Tuyển là người then chốt của dòng họ Thích rất tài giỏi lạ thường. Một hôm thấy nước tràn vào tổ kiến với lòng từ sư cứu đàn kiến, tuổi còn nhỏ sư phát sinh những điều khác lạ, trí tuệ như biển cả thông thái hiểu biết suy xét, do nghiệp ban đầu đã có tôn chỉ. Sư từ tạ Tây Hà độc bộ sáng lập tìm tòi ý chỉ “không”, đất Bắc khen sư nổi tiếng cô hùng, anh dũng ngang dọc trong thiên hạ phát sinh tư chất sáng ngời. Tôi thích nhã lượng của sư, riêng kỳ hẹn kết giao, tình khế hợp Lan Kim, lời nói phù hợp dược thạch, thời gian rảnh rỗi đàm luận, luận bàn đến nhân minh. Pháp sư bèn dặn dò cổ sở để phân tích văn luận, một khi xem sơ qua sẽ cùng tột ý thú đó, tìm tòi điều mới lạ để hiểu biết thấu lý. Sau xem kỹ lại đầy đủ nghiên cứu chỗ tinh vi đó mới nghiên xét được sự tài giỏi và dốt hén, trong đó xét nguồn gốc để phân chia đánh giá, chim bằng chim anh vũ tung cánh bay một vòng vọt lên trời cao mới phân biệt được đôi cánh mạnh khỏe hay yếu.

Mới nạn rằng: Trộm xem thế lực văn luận, văn lý không đồng, căn cứ theo chín nhân, nhân thứ tư thứ năm gọi là tương vi nhân với đồng phẩm không dị phẩm có, bốn nhân này trái nhau, chỉ có pháp tự tướng có thể đồng với kia, ba nhân sau trái, nhân đều đồng có, trên dị phẩm không, đã không đồng với bốn, sáu như thế nào trở thành trái nhau. Còn pháp tự tướng, tha nhân với đồng biến vô, với dị phẩm nói có, dụng tha dị phẩm là đồng, đắc thành nl tương vi, trái nhau ba nhân sau. Tha nhân đều đồng có, trên dị phẩm không, dụng tha hay lập nhân dụ cùng tha tạo tác cả ba trái nhau, hành tướng đã tự không đồng làm sao có thể được pháp tự tướng tương vi hợp với ba loại kia, mà nói hai hợp trái có sáu, ba hợp trái có bốn, bốn hợp trái có một. Tánh tôi chẳng dấu bậc hiền huống hồ biết rồi, do đó ghi lại lời sớ chỉ bày tường tận suy nghĩ tốt sâu xa mầu nhiệm. Từ luận đạo Đông dịch không có người vấn nạn này, chẳng phải phát ra ngàn lưỡi câu thì ai là người phát muôn đức lớn cho ta! Phàm tướng chánh nhân quyết phải khắp tôn pháp đồng có dị không, sinh tha quyết trí, nhân pháp thành tôn có thể thành bốn nghĩa, hữu pháp và pháp. Hai loại này đều có ngôn trần tự tướng, ý chấp nhận sai biệt, tùy tôn tranh luận, thành một hoặc nhiều nên tôn đồng phẩm. Nói sở lập pháp đồng nghĩa phẩm gọi là đồng phẩm, tùy chỗ tranh luận đó pháp sở lập có xuất xứ gọi đồng, chẳng phải trên tôn lấy tất cả đều đồng. Nếu như vậy liền không có dị dụ phẩm, hoặc làm cho đều đồng, cũng là loại lỗi phân biệt tương tợ, lại chẳng lấy ngôn từ trình bày pháp, không như vậy liền không có các lỗi khác, như đoạn trước thường nói. Do đó tùy chỗ ứng nhân thành tôn, từ một cho đến bốn cả hai tranh nghĩa, có Pháp sư này gọi là đồng phẩm.

Hỏi Lý Môn luận rằng: Chỉ nhờ pháp nên thành pháp đó, tại sao nay nói nhân thành bốn? Đáp: thật ra chỉ có thành pháp, như nạn hữu tánh mà chẳng phải hữu tánh, ý vấn nạn chấp nhận lìa thật… có mà chẳng phải hữu tánh nên chỉ thành pháp. Tìm lời tức nạn lại chẳng thêm ngôn từ, vì vậy gọi là hữu pháp tự tướng tương vi, thêm lời liền thành vấn nạn sai biệt đó. Nay hy vọng lời nói trình bày nhân thành tôn bốn, trên Lý Môn hy vọng tranh luận hữu pháp ý chấp nhận nghĩa sai khác, do đó chỉ dùng pháp thành pháp kia, lý chẳng trái nhau. Luận này đã nói pháp tự tướng nhân, chỉ trái đối với một nên hiển bày nhân. Đồng không dị có từ ngoài ba nhân khác. Giả sử quán tha lập đều dường như nhân kia đồng có dị không, kia đây tranh luận trên tôn ngoài ba loại nhờ lý cùng tột, đều không có đồng phẩm. Nhân kia cũng là dị có đồng không, như pháp sai biệt không tích tụ tha dụng, hữu pháp tự tướng lìa thật… hữu tánh, hữu pháp sai biệt tạo tác đại hữu hữu duyên tánh đều không có đồng dụ. Nhân kia chỉ trên dị phẩm có, do kia lầm lập lấy dị làm đồng, do vậy nay trái lại lấy dị kia làm đồng, thành nghĩa trái nhau. Trong luận mỗi mỗi chỉ bày pháp không đồng, pháp tự tướng tương vi, đổi tha đồng dụ làm dị, đổi tha dị dụ làm đồng, ba loại sau trái nhau. Dùng tha đồng làm đồng, dùng tha dị làm dị muốn chỉ rõ sự trái nhau, nhân chắc chắn vẫn như xưa. Dụ hoặc đổi mới nhân bất định kia lập thuận chánh nhân chính phá trái nhau, nhân tuy không thay đổi thông cả hai phẩm chuyển. Không sinh quyết định trí lập tên bất định, nhân tương vi này tùy ứng mà thành lập chắc chắn đồng không dị có, phá chắc hẳn đồng có dị không. Quyết trí đã sinh nên khác với trước kia. Nếu lập chánh nhân người phá trái nhau, nhân thông cả hai phẩm, há chẳng phải bất định, do đó bốn nhân này không trái với thứ tư và thứ sáu. Lại đem pháp tự tướng nhân đồng không dị có, căn cứ với ba loại sau đồng có dị không nói cả ba cùng hợp. Một khi xem văn chắc không có lý này ban đầu dùng dị làm đồng, sau lấy đồng làm đồng, nay đem ba loại sau để căn cứ một cái ban đầu lấy dị làm đồng liền có hợp, vì đổi tha năng lập đồng dụ. Như Thắng luận lập hữu tánh lìa ngoài thật… có tự tánh sai khác, vì chấp nhận chẳng phải không có như đồng dị tánh.

Giả sử xem nhân này là cộng bất định vì cả hai đều có, song Ngũ Đỉnh kia tranh luận ngoại năm câu không phân biệt hữu tánh, nên lập hữu tánh lìa thật… có năm tự tánh sai khác. Thiếu tôn đồng phẩm, đồng dị tánh kia đã lìa ngoại dị phẩm do Thắng luận phương tiện lập lộn nêu dị làm đồng, chấp nhận chẳng phải không có nhân. Chỉ trên dị phẩm thật… có, đồng khắp tất cả chẳng có, cũng như luận nói âm thanh thường tôn pháp tự tướng nhân, đối không luận rỗng thiếu không có đồng dụ, sở tác… nhân, hy vọng trên dị phẩm bình… có, trên đồng khắp tất cả không có chấp nhận thành trái nhau. Nay ở đây cũng như vậy, y tỉ lượng, ba loại sau theo ban đầu, một nhân trái bốn. Pháp tự tướng tương vi đã nói hữu tánh lìa ngoại thật… không phân biệt tự tánh, vì chấp nhận chẳng phải không có như thật đức… Đồng dị nhập vào tôn nên không có bất định, sở lập lượng kia, lìa thật… hữu tánh là pháp tự tướng, hay có thật đức nghiệp lìa thật… hữu tánh. Không thể có thật đức nghiệp lìa thật… hữu tánh là pháp sai biệt, ý luận vốn muốn thành lập hay có thật đức nghiệp lìa thật… hữu tánh. Cho nên nay cùng pháp sai biệt kia trái nhau, đã nói hữu tánh lẽ ra chẳng thể có thật đức nghiệp lìa thật… hữu tánh, vì chấp nhận chẳng phải không có. Như thật đức… là hữu tánh tự tướng tương vi, đã nói hữu tánh lẽ ra chẳng phải hữu tánh vì chấp nhận chẳng phải không có, như thật đức nghiệp. Luận kia nói lìa thật… hữu tánh, nay theo lời vấn nạn trình bày chẳng phải hữu tánh, nên trái tự tướng, không trái với tôn tự giáo tự ngữ, đồng dụ cũng không có sở lập bất thành. (133) Hữu pháp tánh đã là hữu pháp tự tướng tạo tác hữu tánh hữu duyên tánh, tạo tác chẳng phải hữu tánh hữu duyên tánh là hữu pháp sai biệt, ý bổn luận tác thành hữu tánh hữu duyên tánh, nên nay cùng hữu pháp sai biệt kia trái nhau, đã nói hữu tánh tạo tác hữu tánh hữu duyên tánh, vì chấp nhận chẳng phải không có. Như thật đức… chẳng đổi nhân xưa tức là trái lượng nên thành bốn nhân, trên đây đồng dụ nêu đồng dị làm dụ cũng được, vì tùy sở lập. Trái một có bốn luận tự nói hai, trái với hai có sáu luận tự nói một, trái ba có bốn. Nay lược nêu một, trái bốn có một nay cũng chỉ bày pháp từ ngoài mười loại đều như lý suy nghĩ, bốn loại này cũng có tha tự cộng tỷ, cả ba đều nói có trái tha tự cộng, bốn nhân trái nhau hợp thành ba mươi sáu như văn luận đã nói, đều cộng tỉ cộng. Nhân thứ ba và bốn trước đều là tự tỉ trái tự, tha tỉ trái tha… đều nên chuẩn theo để biết, các tự cộng tỉ trái cộng và tỉ đều thuộc về lỗi, trái tha chẳng phải lỗi. Tha tỉ trái tha và cộng thành lỗi, trái tự chẳng phải lỗi, nghĩa giống như trước đã nói. Đây chỉ nói hoàn toàn ứng một phần rõ ràng, đã chấp nhận một nhân thông trái vối bốn loại, nên biết bốn loại này chẳng cần trái nhau.

Hỏi: Bốn loại trái nhau trong chín câu thuộc câu nào? Đáp: Chợt xem thế lực của văn luận chỉ một trái ban đầu là câu thứ bốn, thứ sáu trong chín câu, vì có đủ hai nhân, trong chín câu hai nhân trái pháp tự tướng tương vi nhân. Nay xem ba loại sau đều là câu thứ bốn trong chín câu, vì đồng phẩm chẳng có dị phẩm có, vì trái sở lập, trên đây đã nói chỉ là lập – địch luận cả hai đều không thành bốn nhân trái nhau, cũng có tùy nhất do dự sở y, ba loại kia không thành bốn nhân trái nhau.

Trong ba mươi sáu pháp mỗi mỗi có bốn hợp thành một trăm bốn mươi bốn loại các nhân trái nhau, như trong bất định dẫn thuyết của Lý Môn đều nên tư duy e văn dài lộn xộn nên sơ lược không trình bày. Song bài tụng này thuộc Lý Môn luận: “Tà chứng pháp hữu pháp, tự tánh hoặc sai biệt”, đây thành nhân trái nhau, hoặc không trái nhau. Hỏi: Như bước đã nói mười bốn loại tợ nhân, giả sử cả hai đều không thành, cũng có bất định và tương vi sao? Như thế nhẫn đến thiết lập quyết định trái nhau, cũng là nhân trái nhau sao? Đáp: Nếu có cả hai đều không thành chắc không có bất định và tương vi, cả hai không thành, kia đây đều nói nhân đối với tôn không có. Nhân bất định với tôn định có, nhân kia lập chánh, dùng nhân trái này, chánh kia ắt trắi, trái này ắt chánh, làm cho tôn bất định. Nhân trái nhau cũng với tôn có, tùy sở ứng đó liền dùng nhân này thành nghĩa đó. Đây trái không đúng, kia đúng chẳng trái khiến tôn quyết định nên gọi tương vi, do đây hoặc có cả hai đều không thành, chắc không có bất định và tương vi. Nếu có ba loại sau không thành có thể có bất định và tương vi, tùy ứng trở thành tùy nhất đồng nghĩa bất động và tương vi. Do nhân đối với tôn tùy nhất do dự tùy nhất sở y mà nói có, nhưng chẳng phải tất cả, vì căn cứ ba loại tùy nhất có thể nói có. Tự tha cộng tỉ mỗi loại đã có ba, hữu thể vô thể toàn phần nhất phần tổng tướng mà nói có hai mươi bảy pháp bất thành, năm mươi bốn pháp bất định, ba mươi sáu pháp tương vi, hợp thành một trăn mười bảy câu tợ nhân, tương đối rộng hẹp để tiện có không đều lẽ ra suy nghĩ, sợ phiền nên ngưng lại.

Theo Lý Môn nhân cùng tợ nhân phần nhiều là tôn pháp bất định tương vi đồng với tôn có, phần nhiều đồng tôn pháp, chỉ có bốn món bất thành với tôn cũng không có, vì chẳng phải tôn pháp, có bốn loại không thành, nhất định không có lỗi tương vi và bất định, đây nói cộng ngoài ra như lý suy nghĩ.

Đã nói tợ nhân phải nói tợ dụ, trình bày trong tợ năng lập thứ ba giải tợ dụ có hai kết trước sinh sau và y sinh chánh giải thích. Tợ đồng pháp dụ có năm loại:

  1. Năng lập pháp bất thành
  2. Sở lập pháp bất thành
  3. Câu bất thành
  4. Vô hợp
  5. Đảo hợp.

Trình bày y sinh chánh giải thích có hai nêu thí dụ và riêng giải thích, nêu thí dụ có hai đồng và dị. Nhân gọi năng lập, tôn pháp gọi sở lập, pháp đồng dụ, ắt phải đủ hai loại này, nhân suốt tôn dụ, dụ quyết có năng lập làm cho tôn nghĩa mới thành. Dụ ắt có sở lập khiến cho nghĩa nhân mới hiển bày, nay chỉ nêu một hoặc cả hai với dụ chẳng có nên có ba loại ban đầu. Dụ để hiển tôn khiến nghĩa thấy được biên cực chẳng liên hợp nhau, sở lập tôn nghĩa không rõ ràng, chiến trí không sinh nên có thứ tư. Ban đầu nêu năng do sở theo, có nhân tôn nhất định theo nhau ban đầu tôn sau dụ mới có tôn để theo nhân, ngược lại năng sở làm cho tâm điên đảo, cùng chấp nhận không thành. Tha trí lại sinh nên có thứ năm, y thêm thắng lỗi chỉ lập năm này, do đó chẳng phải không kết và đảo kết… do tợ lại chân nên cũng không hợp kết.

Luận tợ pháp dụ cũng có năm loại:

  1. Sở lập bất khiển
  2. Năng lập bất khiển
  3. Câu bất khiển
  4. Bất ly
  5. Đảo ly.

Trình bày đây nêu dị pháp dị dụ phải không có tôn nhân, lìa dị lựa chọn mới thành dị phẩm, đã riêng hoặc song trên dị có nên có ba loại ban đầu. Muốn y lựa pháp, lựa riêng lìa cả hai làm cho tôn quyết định mới gọi dị phẩm, đã không chọn lựa pháp khiến nghĩa không rõ ràng nên có thứ tư. Trước tôn sau nhân có thể thành (giản biệt) lựa riêng, trước nhân sau tôn ngược lại lập nghĩa dị, chẳng phải chọn lựa nên có thứ năm, ngược lại đồng lập dị. Đồng đã có năm lỗi dị không thể tăng, do đó tuy thắng lỗi cũng chỉ lập năm.

Luận về năng lập pháp bất thành, như nói âm thanh là thường vì không có chất ngại, các vật không chất ngại thấy đó là thường, cũng như cực vị, trình bày giải thích trước đồng sau dị, trong đồng có hai riêng giải thích năm và tổng kết chẳng phải. Giải thích không thành có hai nêu thể và giải thích không thành, nêu tôn nhân để hiển dụ thể. Như thanh luận đối Thắng luận lập âm thanh là tôn thường, cả hai đều chấp nhận thể của âm thanh không có chất ngại, do Thắng luận sư nói âm thanh là đức cú hay đức cú không chất ngại. Thanh luận tuy không có đức cú, song do âm thanh đó ngăn cách chướng ngại… nghe được nên biết không chất ngại. Nếu căn cứ vào hợp để hiển bày cũng là lỗi của nhân, dùng tâm tâm sở làm nhân đồng pháp không chất ngại nhân chuyển. Đoạn trước đã rõ nhân, nay biện lỗi của dụ nên không nói nhân nữa.

Cực vi sở thành lập pháp thường tánh là có, trình bày giải thích không thành có hai. Sở lập có và biện năng lập không. Do Thanh Thắng luận đều chấp nhận cực vi vì thể thường trụ, căn cứ vào giải thích năng lập không, chỗ này lẽ ra nói do các các tánh cực vi thường trụ, dùng ý xen nhau trình bày nên lược không nói. Luận về năng thành lập pháp không có chất ngại vì không do các tánh chất ngại cực vi. Trình bày đây giải thích năng lập không, Thanh Thắng luận chấp nhận cực vi có chất ngại nên không có năng lập. Hỏi: Nhân làm thành tôn, nhân có lỗi lưỡng câu tùy nhất, dụ cũng thành tôn, tại sao chỉ gọi năng lập bất thành, không nói rõ các loại khác? Đáp: Nhân đích thân thành tôn, (13) nên có bốn lỗi, dụ là trợ thành nên không có bốn lỗi. Lại giải thích nhân là tướng ban đầu y cứ ban đầu biện bốn lỗi, hiển rõ tướng thứ hai cũng có bốn loại, kia khai đây hợp, nghĩa thật tương tợ. Do dụ y nhân cũng có bốn loại. Một lưỡng câu bất thành tức luận nói tùy nhất bất thành, Thanh luận đối đệ tử Phật lập âm thanh là thường tôn, nhân là không có chất ngại, nêu dụ như nghiệp Phật pháp không chấp nhận tức là tùy nhất. Mặc dù sở lập đều không có, vả lại biện năng lập tùy nhất, do dự bất thành y lý có hai: Tôn và nhân đoạn trước đã hiển bày đầy đủ. Nay dụ cũng có hai trong đó nương xen nhau, hoặc nhân do dụ chẳng phải dụ năng lập, hoặc dụ năng lập chẳng phải nhân do dự, hoặc cả hai đều do dự, là ba lỗi trước đây, thứ tư chẳng phải lỗi. Nhân do dự chẳng phải dụ năng lập, như lúc sương mù khởi tánh nghi hoặc là khói hay là sương mù, liền lập luận chỗ kia nhất định có lửa vì hiện có khói các chỗ như nhà bếp, hoặc chỉ nghi hoặc như loại khác, nhân dụ chỉ nêu một thí dụ, có thể suy nghĩ y cứ vào đó. Hoặc có thể nhân là tôn pháp, có pháp do dự, nhân cũng thành lỗi, như nhà bếp… hiện có khói lập – địch luận đều quyết định, sao thành do dự? Lại giải thích nhân đủ ba tướng, hai dụ tức nhân đã có tướng thứ hai sao chẳng do dự. Năng lập sở y bất thành, không đồng với nhân có tướng thứ hai và thứ ba, không có tôn hữu pháp chỉ thiếu tướng ban đầu, đây sở y không năng lập cũng không, nhưng cũng được gọi không có năng lập sở y bất thành. Như số luận sư đối đệ tử Phật lập tư thọ dụng các pháp làm tôn do vì thần ngã như nhãn căn…, hoặc nói giả ngã nhân dụ không có lỗi. Nay nói thần ngã nên Phật pháp không chấp nhận nhân vì vậy tùy nhất không có, nhân này đã không có nên dụ cũng không có chỗ nương, đây xét theo nhân, hoặc dụ sở y không có gọi là sở y không thành. Vả lại xét y nhân như sau đây có giải thích, song có ngôn thuyết cho rằng lập đã thành ắt có sở y, nên không có lỗi bất thành thứ tư. Nay cho rằng không như vậy, vì y tôn sở lập kia, vì y trên dụ lập vô thường, hoặc y sở lập, nhân dụ tương tợ nhân không y nhân nên biết không thể được. Hoặc y dụ sở lập vô thường đây chẳng phải dụ y, vì dụ y y cực vi, cũng lại không thể được. Dẫu có sở lập không lập lỗi thứ tư, hoặc sở lập không có, thứ tư sao không lập, giả sử cả hai y hữu pháp và pháp kia, như đều không thành không có lỗi này sao? Hoặc nói tức y nhân như thiếu tôn nhân, há không có lỗi này. Hỏi: Nếu trên dụ năng lập không y sở lập, năng lập y cái gì? Đáp: Có hai cách giải:

– Vì y nhân, nhân không thì không có chỗ nương, hỏi nếu nhân không y dũ có lỗi gì? Đáp: nếu nhân y không liền không thành nhân nhân thể chẳng có tức trong dụ sở y bất thành. Hỏi: Nếu nhân không y nên nhân không thành, vì vậy dụ năng lập cũng không có sở y, tức chẳng có không tôn có nhân dụ… thiếu sót các câu. Nếu nói không có năng biệt nên không có tôn, há không có sở biệt chẳng phải không tôn sao? Hoặc nói không có sở biệt tức tôn nhân không có. Nhân có ba tướn, kia chỉ không có ban đầu, hai tướng sau có, tại sao không gọi là nhân. Nếu nói có lỗi nên không gọi là nhân, tức mười bốn nhân gọi chung không thành vì đều có lỗi, đâu cần riêng nói. Song theo đạo lý, nói lúc nhân chỉ lấy tướng ban đầu vì hữu pháp không có, thiếu tướng đầu tiên tức là không có nhân, dùng hai tướng sau làm dụ nên không có sở y. Giả sử có năng biệt mà không có hữu pháp cũng là lỗi đó. Hỏi: Làm sao biết được có bốn lỗi này? Đáp: Căn cứ nhân có thể biết được, dụ đã là trợ nhân nhân đã không có rồi, dụ làm sao trợ giúp, vì như nhân thành tôn có pháp không, nhân làm sao thành, do đó đều có lỗi. Hỏi: năng lập trên dụ sao không y tôn hữu pháp mà y nhân? Đáp: Do vì cách nhân, nếu cách nhân nên lẽ ra không thành tôn? Đáp: trợ nhân có lực nên nói thành tôn. Hỏi: dụ đã y nhân nêu bình… muốn dùng cái gì? Đáp: Sở y có hai tự thể y và sở trợ y, bình tự thể y, nhân là sở trợ y đồng tột lý mà nói. Căn cứ theo luận chỉ xét tự thể biện y, y cứ lưỡng câu tùy nhất chỉ hy vọng dụ y, không thể nói trên nhân không có chất ngại, cả hai tùy nhất không chấp nhận chẳng có chất ngại. Nhưng đối với dụ y chấp nhận hay không chấp nhận, đây nói là thiện thuận văn luận.

Sở lập pháp bất thành nghĩa là nói như giác, trình bày giải sở lập không thành có hai chỉ trùng lặp lại thể và giải thích nghĩa, lặp lại tổng biệt tôn nhân đồng đoạn trước đều riêng nêu dụ gọi là như giác, giác tức là tên chung của tâm tâm pháp. Song tất cả giác hay thành lập pháp không chất ngại có trình bày giải thích thành năng lập ban đầu có, sau sở lập không, do tâm tâm pháp đều không chất ngại, y cứ theo văn trước.

Sở thành lập pháp tánh thường trụ không do tất cả giác đều vô thường, trình bày giải thích sở lập không có, trên dụ thường trụ thật ra chẳng phải sở lập tức với kia, hai loại pháp năng lập tức là dụ kia, từ chỗ đồng đặt tên gọi sở lập. Căn cứ năng lập trước cũng có bốn loại văn đã giải thích, cả hai không thành nêu cực vi đối lập Phật pháp. Tùy nhất bất thành, tuy có lỗi khác vả lại lấy sở lập để biện lỗi, do dự sở lập bất thành. Do dự cũng có hai, nương nhau cũng có bốn y năng lập trước, như Đại thừa đối Tát-bà-đa lập Dự lưu… nhất định có chủng tánh Đại thừa, nhưng không biết chắc bậc Dự lưu… này có chủng tánh Đại thừa hay không, nên có tâm do dự, vì nhân nói thuộc hữu tình. Như các loại hữu tình cũng có tâm do dự, không biết chắc có đại chủng tánh chăng, đây đều do dự suy nghĩ các loại khác. Sở y bất thành vả lại xét y tôn làm dụ sở y, như Số luận sư đối Phật pháp nhãn căn… làm thần ngã thọ dụng, đồng dụ như sắc… vì đây là năng biệt bất cực thành, dụ không có sở lập cũng không có sở y. Do không có sở y, sở lập trên dụ cũng không thành tựu được. Có người hỏi rằng: Đã có năng lập nên có thứ tư, nếu cả hai lập không có đâu không có lỗi này.

Sở lập trên dụ là y pháp nào? Nếu y năng lập, chẳng lẽ nói nhân riêng y hữu pháp, do nhân dụ cả hai đều năng lập. Nếu y sở lập như sắc đã vấn nạn? Đáp: Có hai lời giải.

1. Nhân dụ mặc dù đều là năng lập do cách nhân.

2. Y tôn sở lập, hỏi nếu như vậy tức có tùy nhất sở y không thành, sở lập trong tôn địch luận không chấp nhận? Đáp: Đã nói các phương đều nêu dụ gồm cả hợp rồi, chứng minh cực thành kia được làm y, vì không đồng ý nêu nhân chưa cực thành. Nếu như vậy có nêu nhân rồi tức là giải tôn, y sở lập chăng? Đáp: Cũng không được vì đồng dụ trước do không hợp. Hoặc nêu nhân có nhưng chưa giải thích. Nếu như thế nêu dụ chưa giải thì sao?

Y dụ sở y, các luận nói chỉ nêu bình, hư không… vì pháp là dụ y, lời giải này đúng. Nếu y cứ vào cách giải sau, sở y không thành, Thanh luận sư đối Đại thừa lập, nêu cực vi làm dụ, đây thiếu (135) sở y, sở y đã không có, sở lập cũng thiếu, vì Đại thừa tôn không lập cực vi. Xét kỹ nói có tự tha cộng toàn phần nhất phần hữu thể vô thể, suy nghĩ có thể biết, e phiền không trình bày. Luận câu bất thành. Dưới đây giải thích lỗi thứ ba văn chia thành ba tổng nêu, biệt khia và giải thích thành, lại luận về hữu có hai loại hữu và phi hữu. Trình bày đây riêng khai, hai đoạn văn này trước khai sau ví dụ có nghĩa là có dụ y kia, không tức không có dụ y kia.

Hoặc nói như bình có cả hai không thành, hoặc nói như hư không đối không có hư không luận không có câu bất thành. Trình bày ở đây giải thích thành do lập tôn âm thanh là thường, nhân không có chất ngại, bình thể tuy có không có thường không ngại, hư không thể vốn không cũng không lập cả hai. Có – không tuy hai đều là cả hai chẳng có. Hỏi: Hư không thể không, thường có thể không có, hư không thể chẳng có không ngại há không có sao? Đáp: Lập tôn âm thanh là thường, nhân không có chất ngại, tôn nhân đều hiển bày, hư không chẳng có nên không có chất ngại cũng không. Theo Lý Môn chỉ nêu có dụ sở y, lưỡng câu tùy nhất do dự sở y và dụ không có y đều lược không nói. Cứ vào có không này, có từ hai cái ban đầu, không tức thư tư. Hoặc có hoặc không tức lỗi thứ ba, có bốn câu:

1. Tôn nhân đều có thể không chung bất thành tức đối chẳng có hư không luận bàn.

2. Tôn nhân không có thể có chung bất thành, như Số luận sư đối Tát-bà-đa, lập tư (suy nghĩ) làm ngã do thọ dụng hai mươi ba đế, như bình bồn, vân, vân.

3. Tôn nhân có thể có chung bất thành, tức luận đã nói có chung bất thành.

4. Tôn nhân không có thể không có chung bất thành tức thứ hai trước đối Phật pháp không lập luận hư không. Nhưng đây có lưỡng câu tùy nhất do dự và sở y bất thành, hai loại ban đầu đều chia thành hai có và chẳng có. Vả lại y có câu bất thành, lưỡng câu bất thành, như luận nói tùy nhất có hai: Một là tự tùy nhất như ngoại đạo lập ngã hay thọ khổ vui vì do tạo nghiệp đối Phật pháp không luận rỗng, chấp hư không là đồng dụ. Hai là tha tùy nhất có câu bất thành, như nói âm thanh là thường vì không có chất ngại, đối với Phật pháp đồng dụ như ngữ nghiệp. Do dự có câu bất thành, như nói trong nhà bếp đó nhất định có lửa do hiện thấy khói. Như các chỗ núi… với tánh sương mù, đã có tâm do dự có lửa nhưng đều chưa quyết định. Các nơi núi là có nên thành do dự. Có câu bất thành sở y bất thành dụ y đã có, thiếu không có câu này. Nếu nói y nhân tôn thì có câu này, trong bốn câu trước câu thứ hai là bốn loại trước, tùy sở ứng đó cũng có toàn phần nhất phần, suy nghĩ y cứ nên biết, e phiền không trình bày.

Hỏi: Hai loại trước riêng không có, tại sao không khái ra có không? Đáp: Đều không đã khai rồi hiển rõ riêng cũng như vậy, thiên riêng đã không lập, đều không cũng như vậy, vì trình bày sơ lược. Không có câu bất thành chỉ có lưỡng câu tùy nhất do dự và sở y bất thành, cả hai đều không có chung bất thành, người như Thanh luận sư đối Thắng luận lập tôn âm thanh là thường vì tánh bị nghe, như đệ bát thức, cả hai đều không lập có đệ bát thức. Tùy nhất không có chung bất thành, như Thanh luận sư đối Đại thừa lập tỉ lượng này, vì kia tự không chấp nhận có đệ bát thức là tự tùy nhất. Nếu dụ như hư không đối vô không luận, tức tha tùy nhất. Do dự không có chung bất thành, đã không có dụ y, quyết không có hai lập luận, nghi quyết đã không có dị phần nên thiếu câu này, sở y không thành. Nếu nói y dụ tức đoạn trước nói đúng vì đều không có dụ y, nói y tôn nhân, tức câu thứ tư trong bốn câu trước đúng. Trong đó lại có lưỡng câu tùy nhất toàn phần nhất phần e phiền không trình bày. Hỏi: Chân như thường có nên nói là thường, hư không hằng không sao chẳng nói thường trụ, còn hư không không có sao chẳng nói không có chất ngại? Đáp: Lập tôn pháp lược có hai loại:

1. Chỉ ngăn mà không có biểu hiện: Như nói ngã không chỉ muốn ngăn ngã chẳng riêng lập không. Dụ cũng chỉ ngăn mà không chấp biểu hiện.

2. Cũng ngăn cũng biểu hiện: Như nói ngã thường, chẳng phải chỉ ngăn vô thường, cũng biểu hiện có thể thường, dụ tức có ngăn biểu thị. Y dụ trước không có thể, có ngăn cũng đắc thành, y dụ sau chỉ có ngăn không có biểu thị cả hai lập luận đều thiếu. Nay lập âm thanh là thường có ngăn – biểu, dsv vô không luận chỉ có ngăn mà không có biểu thị là lỗi của dụ. Có người cho rằng trên tôn âm thanh ngăn – biểu, trên dụ hư không ngăn đặc biệt cả hai đã thành, nói chung chẳng phải thiếu năng lập. Đáp: Nếu Thanh luận sư tạo lập luận này tức là lỗi của sở lập bất thành, ở đây cho rằng cũng không đúng trên hư không chỉ có vô thường không biểu hiện thường tức sở lập bất thành. Chỉ ngăn chất ngại chẳng biểu hiện không chất ngại, tại sao không thiếu năng lập, lại phá tha cầu: Âm thanh không có chất ngại có ngăn có biểu thị, dụ ngăn biểu thị, dụ không tợ nhân, cũng không trở thành. Như yết hầu là sở tác, cây gậy là sở tác mặc dụ không tương tợ, nghĩa sở tác giống nhau cũng được thành dụ, ở đây cũng không như vậy đồng có sơ tác thì ngăn – biểu cũng đồng nên được làm nhân. Kia ngăn không biểu chẳng cùng ví dụ này, nếu chỉ ngăn dụ không có năng lập, cũng nên Tiểu thừa đối Đại thừa lập hư không là thường vì chẳng phải tạo tác, người lập luận chấp nhận có ngăn biểu, địch luận chỉ có ngăn, hy vọng tự lẽ ra có lỗi tùy nhất bất thành. Do vậy biết năng lập bất thành chẳng xét kỹ ngăn – biểu ý đây do lập luận đối địch luận. Địch luận chỉ chấp nhận có ngăn cũng được thành dụ, hoàn toàn không chấp nhận đối phương là lỗi của dụ, nên đem lượng này làm lỗi bất định, lượng này cũng chẳng phải, ai nói không có lỗi. Đối với Đại thừa lập luận tức vô không luận sở biệt bất thành vì tôn không lựa chọn, nhân có tùy nhất và thiếu sở y đồng thời lỗi bất định. Vì như trạch diệt là loại lông rùa sừng thỏ trạch diệt dụ thường cùng chẳng tạo tác, cùng chấp nhận ngăn – biểu, chẳng phải bất thành nên điều dẫn chứng chẳng đúng. Giả như tìm cầu âm thanh, hư không đều lấy ngăn không lấy biểu, có thể chẳng phải năng lập thiếu lỗi bất thành. Nhưng có người khác phá rằng: Nếu âm thanh chấp ngăn hay không chấp biểu, nhân dụ cũng như vậy, tức có hai lỗi trái lý và giáo. Theo Lý Môn luận của Bồ-tát Trần Na hoặc pháp có ngăn biểu không được chỉ lấy ngăn mà không lấy biểu, đây vấn nạn cũng chẳng phải do ngoại đạo kia không dùng giáo này làm định lượng. Nay nói rằng đây xét về hư không biện không có hai nhà lập luận, căn cứ bổn kia nói thường không có chất ngại nhất định có ngăn biểu, không chỉ lấy ngăn nên lỗi của dụ.

Luận về không hợp, giải thích lỗi thứ tư có bốn, trình bày chương, nêu thể, giải thích nghĩa và chỉ bày pháp. Luận cho rằng đối với xứ không có phối hợp, nên không hợp thể nghĩa là đối với dụ xứ không nói các chỗ tạo tác đều vô thường cũng như bình… tức không chứng minh có. Chỗ sở tác vô thường ắt phải theo, tức sở tác vô thường là nghĩa không hợp. Do không hợp này dầu khiến cho âm thanh thấy có sở tác, không thể thành lập âm thanh là vô thường, do vậy nếu không hợp là lỗi của dụ. Nếu nói các sở tác đều là vô thường cũng như bình… liền có thể chứng minh cái vô thường kia, ắt tùy sở tác tánh, âm thanh đã có sở tác tánh quyết (136) vô thường theo tức thuộc trước nhau là có nghĩa hợp. Hỏi: Các sở tác đều là vô thường có phù hợp tôn nhân không? Có người trả lời không hợp do âm thanh vô thường vì tha không chấp nhận, chỉ hợp với tôn ngoài ra có sở tác và vô thường, còn hệ thuộc nhau vì có thể hiển bày trên âm thanh có sở tác, vô thường quyết phải theo. Nay cho rằng không như vậy lập dụ vốn muốn thành tôn, hợp đã không hợp với tôn, lập dụ đâu thiếu sự tôn nên nói các sở tác, tức hợp với âm thanh sở tác đều là vô thường do vô thường phù hợp lệ thuộc sở tác. Không muốn đem bình sở tác phù hợp âm thanh sở tác, dùng bình vô thường hợp âm thanh vô thường. Hoặc không có vô thường hợp thuộc sở tác tại sao giải đồng dụ rằng: Nói nhân tôn sở tùy, hoặc nói âm thanh vô thường tha không chấp nhận không phù hợp. Không như vậy hoặc người kia chấp nhận tức lập luận đã thành, do kia không chấp nhận, phải hợp mới hiển bày các sở tác đều là vô thường cũng như bình… Lại có người lập lời 2 gạn hỏi dị dụ cũng nói các – đều há muốn bao quát cả nhân – tôn sao? Đáp: Không có lệ, dị dụ vốn muốn lìa tôn nhân kia hiển bày chỗ không có tôn nhân nhất định không có làm sao hợp được, ngược lại hiển bày thuận thành lời nói các – đều, quyết định hợp âm thanh sở tác cùng vô thường khiến thuộc nhân.

Luận chỉ đối bình… đều hiện hai pháp năng lập sở lập. Đây giải thích nghĩa, cho rằng vì chỉ nói sở tác tánh thí như bình… có tánh sở tác và tánh vô thường, chẳng thành vở tác và thành vô thường. Như luận nói đối bình thấy tánh sở tác và tánh vô thường. Đoạn này chỉ bày pháp, nếu như Cổ sư lập âm thanh vô thường vì sở tác cũng như đối bình, tức biệt hợp: Bình có sở tác bình tức vô thường. Nên biết âm thanh có sở tác âm thanh tức vô thường, nên ngoài nhân dụ riêng lập hợp chi. Theo Bồtát Trần Na thì các sở tác tức hợp tánh sở tác trên âm thanh, nhất định là vô thường cũng như bình… Bình… sở tác có vô thường tức hiển bày âm thanh có sở tác chẳng phải thường trụ, tức với nghĩa trên dụ lập luận phù hợp lời nói, đâu cần riêng lập chi hợp. Luận về đạo hợp, giải thích lỗi thứ năm theo văn có hai trước trình bày sau giải thích. Luận cho rằng lẽ ra nói ngôn từ của các nhà sở tác đều là vô thường, trong phần giải thích có hai nêu chánh hợp và hiển đảo hợp, về tôn nhân có thể biết. Luận ngược lại nói vô thường đều là sở tác chính hiển bày đảo hợp, nghĩa là đúng ra dùng sở tác chứng minh vô thường. Nay ngược lại đem vô thường chứng minh sở tác do đó thành lỗi của dụ liền thẳng chẳng phải sở lập, có lỗi trái với tự tôn và tương phù, như trong chánh dụ đã phân biệt đầy đủ. Ba lỗi trước đều có tự tha cộng phần toàn phần…, hai lỗi sau đây chí có cộng toàn ngoài ra đều không có, hoặc không có phân toàn phần, có thể phân tha tự cộng, để theo đó lập lượng có tự… ba lỗi. Gọi là tợ đồng, ba lỗi ban đầu mỗi loại có bốn thành mười hai và hai lỗi sau có mười bốn, phân tự tha cộng có bốn mươi hai, phần tế có toàn phần nhất phần, lại do lỗi tợ nhân đồng tợ dụ, số đó mới vô lượng, e phiền không trình bày.

Luận như vậy gọi là tợ đồng pháp dụ phẩm, đây tức tổng kết thứ hai chẳng phải. Trong tợ dị pháp sở lập không trừ, giải thích năm lỗi tợ dị. Đây tức lỗi thứ nhất có ba: Lựa chọn, chỉ thể và giải thích thành. Lựa có hai lớp lựa tợ đồng, trong tợ dị và lựa tự có năm do lỗi trong tợ dị có năm loại, đầu tiên nói không trừ sở lập trong pháp tợ dị.

Không trừ sở lập tức trình bày, vả lại như có người nói vô thường thấy chất ngại kia thú như cực vi, thứ hai chỉ thể tôn nhân như trước trong đây không nêu chỉ nêu không trừ tợ dị sở lập, loại này chẳng phải một, tùy theo đối với một nên nói vả lại, hoặc không đủ ngôn từ, dường như lấy năm rõ một nên cũng nói vả lại. Do với cực vi sở thành lập pháp không trừ tánh thường, luận lập cực vi là thường trụ, giải thích thành có hai: Sở lập có và năng lập không. Y ba câu đâu chỉ chánh giải thích, hai câu sau trình bày rõ thành lập, Thanh và Thắng hai luận sư đều chấp nhận cực vi thường không trừ sở lập. Luận hay thành lập pháp không, không chất ngại, sẽ nói rõ năng lập không cứ vào sở lập có, cũng nên nói lập cực vi kia có chất ngại, văn trình bày sơ lược như vậy. Trong đây cũng có lưỡng câu tùy nhất do dự không y không trừ, hoặc không có lỗi thứ tư, do thể của dị dụ chỉ ngăn chẳng hiển bày, y không chẳng có lỗi, chỉ có ba lỗi trước, hoặc cũng có bốn. Như lập ngã không vì chấp nhận thuộc đế, dị dụ như hư không, đối với vô không luận mặc dù không có sở y cũng không trừ sở lập pháp. Luận đây nói rõ Thanh luận đối Thắng luận cả hai không trừ, hoặc đối Tát-bà-đa tùy nhất không trừ vì Tát-bà-đa chấp nhận cực vi chẳng phải thường. Không trừ do dự như nói chỗ núi đó nhất định nên có lửa do hiện thấy khói, các nơi như nhà bếp. Dị dụ các chỗ không có lửa đều không hiện thấy khói, như các chỗ khác tuy có nơi có lửa nhưng không thấy khói, nên có tâm do dự. Chỗ không hiện thấy khói vì lửa không có nên do dự không trừ. Theo kinh Duy-ma-cật như không có khói lửa, như thiêu mầm lúa, nay căn cứ rõ tướng nên không khiền trừ, song tùy theo lẽ ra có tự tha cộng toàn phần nhất phần…

Không trừ năng lập sẽ giải thích thứ hai có ba trình bày, chỉ thể, giải thích thành, luận cho rằng như nghiệp là chỉ thể. Chỉ trừ sở lập, giải thích thành có hai đây nói sở lập không, do kia chấp nhận nghiệp là vô thường. Theo uận không trừ năng lập và nói các nghiệp không có chất ngại, biện năng lập có hai: ban đầu nói năng lập có, sau trình bày chấp nhận hiển rõ thành lập. Căn cứ theo đoạn trước thì các nghiệp thể là vô thường vì không có chất ngại, văn chấp nhận hiển bày có, do không trình bày rõ ràng, cũng y vào các lỗi lưỡng câu tùy nhất… suy nghĩ nên biết.

Câu bất khiển: Giải thích lỗi thứ ba theo văn cũng có ba đây tức là trình bày. Luận như hư không đây chỉ thể, như Thanh luận sư đối Tát-bà-đa… lập âm thanh là thường, không có chất ngại, dị dụ như hư không. Theo luận do hư không kia không khiển trừ vì tánh thường không có chất ngại (13), giải thích thành có hai ban đầu nói rõ hai pháp lập có, sau xét giải thích thành. Theo luận thì do hư không là tánh thường nên không có chất ngại, đại khái giải thích thành, hai tôn đều chấp nhận hư không thật có trùm khắp không chướng ngại, cho nên hai pháp lập không trừ. Hỏi: Tợ đồng không thành, trong chung khai thành hai, tợ dị không khiển trừ, sao không phân biệt rõ ràng? Đáp: Đồng xét về ngăn – biến, không chỗ nương thành lỗi, dị ngăn chẳng hiển bày, y không chung khiển trừ nên chẳng phải không lỗi. Hỏi: Dị dụ chỉ ngăn, dị chẳng phải không lỗi, ngăn có lập dị, không đâu chẳng phải là lỗi. Như lập hư không nhất định lẽ ra chẳng phải có vì không tạo tác như lông rùa sừng thỏ… các loại thường có đều chẳng phải tạo tác như hoa đốm giữa hư không… há chẳng phải không thể đều không khiển trừ? Đáp: trước hy vọng một tôn nên đồng khai thành hai, đây ước về biệt lập vì vậy hợp thành một, lập có dị có tức có cái không khiển trừ. Nếu không cần khiển trừ thì lập không dị không tức chẳng phải không khiển trừ, dị có thuyết khiển trừ, do đó không khai thành hai. Trong đây cũng có lưỡng câu, bất khiển, tùy nhất, do dự và vô sở y, cũng tùy theo chỗ lẽ ra có lỗi tự tha cộng phần toàn phần… cứ như lý nên suy nghĩ.

Luận về không lìa, giải lỗi thứ tư văn chia thành hai, ban đầu trình bày sau chỉ pháp. Luận cho rằng như bình thấy vô thường tánh, có chất ngại tánh, đây là chỉ bày pháp. Lìa có nghĩa không hệ thuộc ràng buộc nhau. Nói các thứ vô thường tức lìa tôn thường thấy chất ngại kia, lìa nhân vô ngại, đem cái có chất ngại hệ thuộc ràng buộc của sự vô thường ngược lại hiển bày thường không có chất ngại và ràng buộc. Do đó âm thanh không có chất ngại nhất định là thường, nay chỉ thấy vô thường kia có tánh chất ngại, mà không thấy vô thường thuộc tánh có chất ngại, tức không thể rõ được chỗ vô tôn. Nhân nhất định chẳng có, đâu thể ngược lại hiển bày chỗ có chất ngại, nhất định có thường kia, khiến cho thường không chất ngại hệ thuộc nhau nên thành lỗi. Hợp tức trước hợp với âm thanh không chất ngại, muốn cho không chất ngại thường trụ quyết định phải theo. Lìa tức trước tiên lìa âm thanh thường trụ, muốn cho không tôn nhân nhất định chẳng có, ngược lại hiển rõ đến chỗ không còn chất ngại, nhất định có tôn nghĩa thường trụ theo. Theo Lý Môn nhân tôn có theo nhau, tôn không thì nhân chẳng có, nương loại thứ năm để hiển dụ, nhờ hợp nên biết nhân. Căn cứ theo đây đều lìa tôn nhân, hợp lẽ ra trái ngược với đây.

Luận về đảo ly, giải thích lỗi thứ năm có hai như khoa trước thì các vật có chất ngại đều là vô thường chỉ bày pháp. Tôn nhân đồng dụ đều giống như đoạn trước, dị dụ lẽ ra nói các vật vô thường thường thấy có chất ngại, tức rõ tôn không nhân nhất định chẳng có, ngược lại hiển chánh nhân, loại trừ bất định và tương vi đó, trở lại rõ có nhân tôn ắt theo nhau, ở đây thì rõ được tôn nhân. Nay đã đảo ngược các vật có chất ngại đều là vô thường tự vì ngiại nhân thành ra chẳng phải thường tôn, không lựa nhân lẫn lộn ngược lại với thường. Đây có hai lỗi như đã trình bày ở phần dị, cũng có thể có ba có ba tự – tha và cộng, không có lỗi nhất phần, trong phần tổng kết cũng có bốn mươi hai. Như đồng dụ nói ngoài sự phân biệt tỉ mĩ cũng có thể trên chuẩn đó biết. Tợ tôn năng dự như vậy chẳng phải chánh năng lập, đây giải thích tợ, đại văn thứ hai kết chẳng phải chân. Nói “như thị” tức chỉ ngôn từ của pháp, lại nói chữ “đắng” hiển rõ cái có không cùng tận, trước đây biện ba chi đều y cứ vào lời nói có lỗi chưa rõ thiếu giảm chẳng phải ở nơi lời nói nên dùng chữ “????” Lại nói tợ tôn nhân dụ đồng với sự thiếm giảm kia, sau trình bày ba lỗi trước. Tổng kết chẳng phải chân.

Nếu như vậy tại sao không nói tợ tôn nhân dụ… như vậy mà nói tợ tôn nhân dụ như vậy…? Đáp: sau chữ dụ nói… e có lìa tợ tôn nhận dụ trước riêng có tợ chi, hiển rõ lìa ba lỗi này lại chẳng có riêng tợ tôn nhân dụ khác vì vậy nói chữ… (đẳng) trước. Tự khai ngộ sẽ biết chỉ có hiện lượng và tỉ lượng, trên đây đã nói rõ chân tợ lập, đoạn thứ ba sau sẽ nói hai loại chân lượng, chân năng lập này phải đầy đủ, theo văn có bốn là ý lập, ngăn chấp, biện thể lượng và quả lượng. Hoặc trừ phục vấn nạn, bài tụng trước sau thứ tự không giống nhau như trước đã biện. Hỏi: Nếu gọi là lập đầy đủ lẽ ra phải gọi là năng lập tức là ngộ tha, tại sao lại nói tụ khai ngộ? Đáp: Đây do người tạo luận muốn rõ văn ước sự hệ thuộc của nghĩa để rõ hai lượng này, đích thân có thể tự ngộ, ẩn tên ngộ tha và tên năng lập. Kế nói rõ hai lập, hiển rõ cũng tha ngộ sơ năng lập, cũng như hai ngọn đèn hai cây đuốc ánh sáng xen nhau.

Theo Lý Môn luận giải hai lượng rồi như thế nên biết ngộ tha tỉ lượng cũng không lìa đây thành được năng lập ắt phải nhờ vào lượng này, hiển rõ tức ngộ tha. Hai lượng này đã rõ thân sơ hợp thuyết thông cả tự tha ngộ cho đến năng lập, ý lập lượng đã xong. Phải biết chỉ có hiện lượng và tỉ lượng rõ ngăn chấp. Chỉ nói là ngăn cũng là nghĩa quyết định, ngăn lập giáo lượng thí dụ, quyết định có hiện lượng tỉ lượng này vì vậy nói chỉ có. Hỏi: Xưa lập có nhiều nay tại sao lập có hai? Đáp: Theo Lý Môn luận do có thể hiểu tự cộng tướng này chẳng lìa hai loại này, riêng có sở lượng là liễu tri cho kia, lại lập lượng khác nên y hai tướng chỉ lập hai lượng. Hỏi: Ngài Trần Na đã tạo nhân minh, ý muốn hoằng truyền bổn luận này, giải nghĩa đã mâu thuẫn nhau, làm sao có thể thuận thành được? Đáp: Cổ sư theo lời nói và ý nghĩa, trí khai thành ba lượng để nói nghĩa từ trí, cũng lại khai thành ba. Từ ngài Trần Na về sau dùng trí từ lý chỉ khai thành hai lượng, nếu thuận với xưa và thuyên nói có thể khai làm ba lượng, bỏ thuyên theo ý tôn chỉ xưa cũng chỉ có hai. Nên biết chỉ nói, hễ ngăn hoàn toàn chấp dị ngoài hai lượng riêng lập giáo và thí dụ… nên không trái nhau. Hai lượng đã trình bày đầy đủ, có văn chỉ theo hai lượng này, bèn lập lượng tợ hiện lượng tở tỉ lượng… đều thuộc tỉ lượng, như lời sớ đã thuật đầy đủ. Có lỗi không có thói quen lại truyền ngoại đạo lập tôn ngoài hiện lượng tỉ lượng có chí giáo và lượng, chẳng phải tỉ lượng cùng tột cực thành hiện lượng sở hữu không thuộc hiện lượng, chẳng thuộc cực thành hiện lượng, vì thuộc sở lượng. Cũng như tỉ lượng chọn một phần tương phù, do Phật pháp chấp nhận tỉ lượng là hiện sở lượng vì chẳng thuộc hiện lượng, lại muốn chấp lấy làm đồng dụ, tức hiển rõ nhân đầy đủ ba tướng.

Cực thành hiện lượng: Chọn lựa chẳng phải cực thành, vì Phật pháp chấp nhận chí giáo cũng thuộc hiện lượng. Sở hữu: Lại chọn tự ngộ trái nhau, nếu nói trực tiếp cực thành hiện lượng chẳng thuộc hiện lượng. Đã nói cực thành hiện lượng lại chẳng thuộc hiện lượng vì vậy có sự trái nhau. Còn như không nói sở hữu, chẳng thuyên nói được chí giáo lượng là hiện sở hữu, song chỉ nói gộp là sở hữu lượng, trong nhân nói cực thành chọn lỗi tùy nhất. Vì chí giáo lượng của Đại thừa thuộc hiện lượng. Nói thuộc lượng sở là lựa lỗi bất định vì như tỉ lượng vì không thuộc cực thành hiện lượng (138) chí giáo lìa hiện lượng riêng có vì như phi lượng không nhiếp, chẳng phải riêng có thể.

Lượng sở nhiếp lựa chẳng phải lượng tương phù, do Đại thừa chấp nhận chẳng phải lượng, hiện sở hữu lượng, không thuộc hiện lượng. Lại thành lập lìa ngoài tỉ lượng cón có dụ… lượng, do Đại thừa chấp nhận thí dụ lượng… không thuộc hiện lượng, do đó lập lượng rằng: Chẳng phải hiện lượng cực thành so sánh với sở hữu lượng không thuộc tỉ lượng. Cực thành tỉ lượng sở bất nhiếp lượng và sở nhiếp, như hiện lượng lựa lỗi như trước. Ngài Trần Na dùng lượng này không có lỗi chỉ cùng lập lượng làm nhân lượng quyết định tương vi, lập luận ngoài hiện lượng tỉ lượng không có chí giáo. Lượng rằng: Chẳng phải hiện cực thành so sánh một phần sở hữu lượng bất cực thành là thuộc hiện lượng, vì tỉ lượng sở bất nhiếp lượng và sở nhiếp. Như hiện lượng, thành lập lìa ngoài tỉ lượng không có nghĩa để y cứ, lượng rằng chẳng phải so sánh với một phần cực thành hiện sở hữu và bất cực thành lượng thuộc hiện lượng, vi hiện lượng sở bất nhiếp lượng sở nhiếp, như tỉ lượng, lựa lỗi như trước. Do đó ngài Trần Na y hai tướng này chỉ lập hai lượng, thể của hai tướng đó nay lược nói tất cả các pháp đều phụ thuộc vào thể này gọi là tự tướng chẳng giống tự tướng như trong kinh đã nói. Do phân biệt tâm giả lập một pháp thông suốt các pháp, như xâu tràng hoa đây gọi là cộng tướng cũng như cộng tướng thể biệt trong kinh có nói tự tướng như tướng lửa nóng… gọi là tự tướng tướng. Hoặc gọi ngôn từ đã hiển rõ đây gọi là cộng tướng, giải thích như vậy không đúng trái địa luận của Phật. Hoặc dùng như lửa nóng… mới gọi là tự tướng, định tâm duyên lửa không được cái móng đó lẽ ra gọi là duyên cộng và định tâm đắc giáo lý đã nói cũng là ngôn hiển lẽ ra cũng gọi là cộng tướng. Nếu như vậy định tâm nên gọi tỉ lượng vì không duyên tự tướng.

Dựa vào phương tiện nghĩa này rõ tự cộng tướng, cái chấp của các nhà ngoại đạo thì tất cả danh ngôn đắc pháp tự tướng. Như nói gọi tìm lửa chỉ lấy được lửa sáng được tự tướng của lửa, danh ngôn Phật pháp chỉ được cộng tướng. Luận kia vấn nạn: Nếu được cộng tướng gọi lửa lẽ ra được lửa, theo Đại thừa giải thì tất cả danh ngôn có ngăn có biểu hiện nói lửa lửa ngăn chẳng phải lửa không được tự tướng của lửa mà được lửa đến, danh ngôn có biểu thị nên được lửa. Có ngoại đạo tìm đến gạn hỏi: Nếu ông nói danh ngôn được tự tướng của lửa, lời nói và tâm duyên lẽ ra phải thiêu đốt tâm và miệng vì được tự tướng. Hoặc có người khác lại vấn nạn ông định tâm duyên lửa đã đắc tự tướng lẽ cũng thiêu cháy tâm ông, tâm này không bị cháy, giả trí và thuyên tuy đắc tự tướng mà không bị thiếu cháy thì lời gạn hỏi của tôi như thế nào? Liền được giải thích cảnh có ly hợp khác nhau, duyên hợp cảnh bị cháy, định tâm lìa chấp thủ nên không bị cháy. Do lời gạn hỏi trước chỉ nên gạn về danh ngôn, lời nói y ngôn ngữ hiển bày, biểu hiện tức nhờ thân biết là trong cái hợp. Nếu đắc tự tướng liền hợp bị thiêu cháy. Nay hỏi lời gạn hỏi này là nạn về tự tướng của Nhân minh là tự tướng trong kinh phải không? Đáp: Dựa vào tự tướng nhân minh, nếu như vậy thì câu vấn nạn này không có lý. Tự tướng nhân minh chẳng phải cốt yếu như lửa nóng làm tự tướng, tại sao lời vấn nạn hợp với lúa kia đốt cháy tâm… Giả sử dựa vào tự cộng tướng trong kinh gạn hỏi liền không được ngôn giả trí và thuyên cầu đắc tự tướng, giả trí thuyên đó, vì luận tự thật tình nói đắc cộng tướng. Nếu các pháp theo tôn của ngoại đạo thì chẳng phải giả trí thuyên kia đều đắc tự tướng, nên có thể y trí này để gạn hỏi nơi luận. Họ lại vấn nạn định tâm đắc tự tướng, lẽ ra định tâm bị thiêu đốt, cũng không được dùng ly hợp thủ chấp tìm cầu. Ai nói định tâm chỉ lìa chấp cảnh, vì theo Du-già thì thông cả chấp ly hợp, nếu lìa chấp thủ liền không bị thiêu cháy, lẽ ra cũng lìa thủ chấp không đắc tự tướng vì lửa dùng xúc chạm nóng làm tự tướng. Còn đối với cực nhiệt nại lạc thì ý cùng thân thức đồng chấp lửa, đã không bị thiêu đốt lẽ ra không muộn tuyệt (chết giấc) chẳng chung với khổ. Kia đã bị chết giấc và chung với khổ vì đã rõ được tự tướng của lửa nóng đó. Đoạn trước nghiên cứu và vấn nạn cả hai đều thánh trái.

Nay lại nói tự cộng tướng, ngoại đạo chưa chắc đều có hai loại tướng này, trong Phật pháp thì có nghĩa này. Ngoại đạo chỉ nói lửa liền được thể của lửa, thể của lửa là tự tướng mà không lập cộng tướng, chẳng thể phân biệt kinh và luận nên vấn nạn chung. Nếu như nói lửa đắc tự tướng của lửa lẽ ra miệng bị cháy, đây căn cứ vào lời nói lửa ở nơi miệng, nói đắc tự tướng, tự tướng cũng không lìa miệng nên lẽ ra miệng bị cháy. Hoặc có thể hỏi ngược lại, chẳng phải chính sự vấn nạn đó làm cho miệng bị cháy, miệng là duyên phát ra lời nói vì chẳng phải chánh ngữ, chính tâm gạn hỏi kia tìm danh chấp cảnh cũng đắc tự tướng, tâm được tự tướng lẽ ra có cảm giác nóng. Hoặc có người khác lại nạn rằng cái mà khiến cho tâm tôi tìm tên duyên lửa cũng bị thiêu cháy, tự là bị khuất phục chẳng dự vào tôn ngã, vì tầm danh giả trí chẳng được tự tướng của lửa đó. Hoặc xúc chạm có cảm giác nóng thì chẳng phải giả trí vì cứng cảnh biết được, giả sử trong lúc định tâm tầm danh duyên lửa… cũng là giả trí, chẳng giống tỉ lượng giả lập một pháp thông suốt các pháp gọi là đắc tướng, đều phụ thuộc vào thể nên gọi đắc tự tướng thuộc hiện lượng. Không được tướng nóng… nên thuộc giả trí, như giả tưởng định biến hiện các thân nước lửa mặc dù ở trên hư không mà không có dụng nóng ướt… Như định tâm duyên là thượng lửa hạ giới tuy là hiện lượng, chỗ mang tướng phần cũng không có dụng cháy ướt.

Hỏi: Nếu như vậy thật ra biến hiện đất, nước, lửa… có dụng ướt nóng không…? Đáp: Mặc dù có dụng mà không có tâm đốt cháy, chỉ nhậm vận biến hiện tức là thể tự tướng của lửa, định tâm cũng như vậy. Hỏi: Thân căn thật trí đều được tự tướng của lửa tại sao có được cháy và không cháy khác nhau? Đáp: Lửa có chứa chất cháy và không cháy khác nhau. Hỏi: Tự cộng tướng của nhân minh có thể hay không có thể? Đáp: Cộng tướng này hoàn toàn không có thể, giả sử định tâm duyên, nhờ nhân duyên danh ngôn hạnh giải đó là giả trí, y cộng tướng chuyển, nhưng không chấp nhận danh cùng nghĩa đã nói nhất định hệ thuộc nhau, vì vậy gọi là đắc tự tướng. Song giả trí được tên là cộng tướng vì tạo tác hạnh giải, cộng tướng này chỉ đối với các pháp tăng thêm tướng trạng nên không có thể trạng. Đồng danh cú thuyên sở y cộng tướng, hoặc các hiện lượng sở duyên tự tướng tức không gồm danh ngôn, thầm chứng pháp thể, kia liền có thể trạng tức là pháp tánh. Nếu tâm duyên Phật tỉ lượng cộng tướng cũng không có thể trạng, chấp nhận Phật duyên khắp nên cũng không có lỗi, có nói cộng tướng cũng là có giả thể.

Điều này thật ra không đúng lấy gì làm thể, nếu có thể tại sao Bách pháp trả lời pháp thuộc đồng phận, chấp nhận không tương ứng là có giả thể như vậy cũng chẳng đúng. Nghĩa là cái gì không tương ưng là có giả thể. Theo Du-già quyển thứ năm mươi hai thì duyên đến đi sinh diệt… là duyên không có thể thức. Nếu chấp nhận có thể không chứng minh được duyên chẳng có. Hỏi: hư không chẳng có ngã… cộng tướng này có thể hay không có thể trạng? Có người đáp: có thể trạng, vì sắc… này chẳng phải ngã ngã sở, gọi hư không vô ngã… vì chẳng phải cảnh không có. Theo Thành Duy Thức luận thì chẳng khác chẳng phải không khác như tánh vô thường… Nếu không có thể trạng tại sao không khác nhau với hạnh? Nay cho rằng không như vậy nếu nói sắc… này chẳng phải ngã ngã sở gọi hư không vô ngã nên nói chẳng phải không có, lẽ ra cùng sắc… là đồng mà chẳng khác tại sao chẳng phải đồng – dị (23).

Lại trái với năm cách giải chứng minh duyên không có thức:

1. Duyên quán trí vô ngã.

2. Duyên ẩm thức, ẩm thực tức là hương… lìa sắc hương… đều không có sở hữu.

3. Tà kiến duyên không có.

4. Trong các hành vô thường không thường hằng không thật có cộng tướng quán thức chẳng phải không có duyên này.

5. Duyên đến đi sinh diệt… đã dẫn chứng duyên không có, biết rõ không có thể trạng này, vả lại dừng bên luận.

Về hiện lượng nay sẽ hiện thể có hai: Ban đầu biện thể của hiện lượng sau biện thể của tỉ lượng. Trong hiện lượng văn chia ra bốn: Lựa chọn trình bày, chánh phân biệt, giải thích nghĩa và hiển danh. Nói trong đây là lựa chọn nghĩa, đoạn trước nêu hai lượng, vả lại chọn tỉ lượng là giữ gìn hiển bày lượng, nên gọi là trong đây. Nói hiện lượng đùng là giữ gìn muốn rõ lập lượng. Theo luận gọi là vô phân biệt chính phân biệt thứ hai, hiện lượng nghĩa là vô phân biệt. Hỏi: Thế nào là trí, thế nào là lìa cảnh, thế nào là phân biệt, nếu có nghĩa chánh trí đối với sắc… sẽ giải thích nghĩa thứ ba, văn lại chia làm ba: Lựa tà, định cảnh và sở ly. Nếu có chánh trí lựa bỏ tà trí kia gọi là bịnh nhậm mắt thấy sợi lông là mặt trăng thứ hai… tuy lìa danh chủng mà có phân biệt thì chẳng phải hiện lượng. Theo Tạp Tập thì hiện lượng nghĩa là bản thân mình đúng rõ ràng không mê loạn. Chánh trí trong này tức kia nói không mê loạn, lìa vòng lửa quay… đối với sắc… đây nói định cảnh. Nói sắc…đồng thủ chấp hương… chữ nghĩa cho là nghĩa cảnh lìa các ánh chướng tức tạp tập minh liễu. Mặc dù văn không hiển rõ nghĩa chắc chắn như vậy, nếu không làm như thế lượt bỏ lỗi lầm không hết. Giống như trí thì chẳng phải tà, cũng không phân biệt duyên cảnh chướng kia, vì lẽ ra gọi là hiện lượng.

Lìa danh chủng… phân biệt sở hữu, đây nói chỗ lìa nghĩa là có cảnh đối với tiền sắc… tuy không ánh chướng. Hoặc có các môn phân biệt danh chủng… cũng chẳng phải hiện lượng, nên cần phải lìa phân biệt danh ngôn này, phân biệt chủng loại, đồng lấy các môn phân biệt. Theo Lý Môn luận thì xa lìa tất cả chủng loại danh ngôn giả lập không phân biệt các môn khác. Nói chủng loại tức đại hữu đồng dị của Thắng luận sư và sở lập ba đức… của Số luận sư. Danh ngôn tức hoặc ngắn hoặc dài, đều chẳng xứng tên thật gọi là giả lập, đồng y cộng tướng chuyển gọi là vô dị (không khác), các môn sáu câu là thường vô thường…, hoặc lìa tất cả chủng loại danh ngôn. Danh ngôn chẳng phải có một nên gọi chủng loại, y danh ngôn này giả lập một pháp thông suốt các pháp gọi là không sai khác khắp tôn định hữu, dị biến vô… gọi là các môn. Hoặc có thể nói các môn tức các nhà ngoại đạo??? An lập các pháp gọi là các môn, vì tính ra chẳng phải một, đây là lựa bỏ điều trái. Nếu chỉ lựa bỏ ngoại đạo và giả danh ngôn, không lựa bỏ sở duyên tâm tỉ lượng lỗi cũng không kể xiết, nên phải lìa sự phân biệt sở hữu này mới thành hiện lượng. Hoặc một lần chỉ nói không hai hoặc ba sở hữu phân biệt có lỗi rất rộng, chẳng phải hai ba lỗi kia hoàn toàn không phải hiện lượng, căn cứ vào ba thuộc bảy, ý địa chỉ trừ vô phân biệt trí, vì các vị khác tùy ứng thường có lỗi kia. Nhưng lìa phân biệt lược có bốn loại: Ngũ căn thân, ngũ câu ý, các tự chứng, và tu định, ở đây nói nghĩa đối với sắc… là năm thức. Lý Môn luận dẫn bài tụng. Hữu pháp chẳng phải một tướng, căn chẳng phải tất cả hạnh, chỉ nội chứng lìa ngôn ngữ là cảnh giới sắc căn.

Ý địa cũng có lìa các phân biệt, chỉ chứng hạnh chuyển,, còn đối với tham… những người tu định các tự chứng phần lìa giáo phân biệt đều là hiện lượng. Hỏi: Đây nhập chánh lý là đồng với kia nói đối với sắc… chỉ là năm thức cũng có ba loại kia? Đáp: Có hai cách giải:

1. Giống luận kia đối với cảnh như sắc… vả lại rõ năm thức và tướng hiển, ở đây riêng bói, luận kia đầy đủ rõ ràng nên gọi cho đủ có bốn.

2. Nhiếp đầy đủ nói các nghĩa sắc… không chỉ năm cảnh, ba loại, kia cũng lìa danh chủng, sở hữu phân biệt, ở đây lược tổng hợp, luận

kia phân biệt đầy đủ. Hỏi: Phân biệt rõ năm căn chẳng phải một đều hiện thủ cảnh có thể gọi là hiện hiện biệt chuyển còn ba loại kia tại sao gọi hiện biệt chuyển? Đáp: Đều phụ thuộc duyên thể không thông suốt nhiều pháp gọi là biệt chuyển văn đồng Lý Môn về nghĩa nào có ngăn ngại nhau. Hỏi: Tu định lìa giáo phân biệt, chẳng lẽ trong các định không nhờ giáo sao? Đáp: Tuy nhờ vào Thánh giáo không giống tâm tâm gọi danh thuộc nghĩa, hoặc nghĩa thuộc danh cả hai đều duyên khác nhau gọi là lìa phân biệt, chẳng phải hoàn toàn không duyên mới gọi là hiện lượng. Nếu không như vậy thì tâm vô lậu lẽ ra đều không duyên giáo pháp.

Luận về hiện hiện biệt chuyển nên gọi là hiện lượng, nói rõ tên gọi. Bốn loại tâm này hoặc chỉ có năm thức, hiện thể chẳng phải một gọi là hiện hiện đều phụ thuộc vào cảnh thể lìa Thiện Sinh duyên gọi là biệt chuyển. Do đây hiện hiện mỗi mỗi riêng duyên nên gọi là hiện lượng, chữ “cố” kết lý do trên gọi là hiện lượng, hiển rõ tên kia mặc dù không có chữ “thị”. Căn cứ vào cách giải hiện lượng có đầy đủ hợp, vì căn kia không có thiếu nguyên nhân kết vì Tây Vức rõ ràng có đều thành văn xen nhau, nghĩa đó tương tợ. Theo Lý Môn luận do không cùng duyên hiện hiện biệt chuyển nên gọi là hiện lượng, năm căn mỗi mỗi chiếu sáng tự cảnh gọi đó là hiện, thức y đây gọi là hiện hiện, đều riêng thủ cảnh gọi là biệt chuyển vì cảnh đều sai biệt gọi bất cộng duyên. Nếu như vậy xen dùng há cũng là biệt duyên sao? Đáp: Nương nhưng chưa được tự tại vả lại cho rằng nếu y cách giải trước liền không ngăn ngại với đây. Hoặc lượng của hiện, năm căn chẳng phải một gọi là hiện hiện, thức gọi là lượng, hiện chỉ thuộc căn. Theo Lý Môn giải thích, hiện thời chẳng trái, hoặc thông suốt cả bốn căn, ý căn chẳng phải hiện. Lại thiếu tên hiện tự thể của thức kia, chỉ tùy sở ứng, dựa vào giữ gìn nghiệp giải thích hai loại. Tỉ lượng theo văn phân làm bốn: Trình bày tên, nêu ra thể, giải thích nghĩa và kết tên. Nương nhờ các tướng mà quán nghĩa, ở đây nêu ra thể của tỉ lượng, cho rằng nếu có trí nhân nhờ ba tướng, nhân tướng có ba nên gọi là chúng (các), mới quán nghĩa cảnh.

Tướng có ba loại như trước đã nói, do kia làm nhân để so sánh nghĩa, sẽ giải thích nghĩa có ba: ban đầu giải thích văn ở đoạn trước kế lược bỏ nhân lẫn lộn, sau nêu quả hiển trí. Nói tướng có ba giải các tướng trước, lìa lỗi nói trùng lặp nên chỉ như trước, do kia làm nhân, đoạn trước giải thích nhờ nghĩa, do tức nguyên nhân, nghĩa nhờ cậy nghĩa so sánh. Đây giải thích đoạn trược quán nghĩa. Trên đây bàn khả năng chiếu cảnh gọi là quán dưới xét công dụng trù tính gọi là tỉ, vì trình bày kết luận so sánh. Có sinh chánh trí đây lựa bỏ nhân sai lộn, nghĩa là mặc dù có trí nhờ nhân của ba tướng mà quán cảnh. Do dự khởi tri giải là lỗi của nhân, như nhân quyết định trái nhau ở đoạn trước. Hoặc có thể giải thích nghi đoạn trước chỉ lược ba tướng (10). Có người nghi rằng như Thanh luận sư và Thắng luận sư lập nhân đều có ba tướng, há duyên với trí kia thành chánh? Bèn giải thích mặc dù đủ ba tướng có sinh chánh trí mới là chân tỉ lượng, còn trí đó có lúc sinh nghi ngờ nên không phải chánh.

Biết rõ có lửa hoặc vô thường… đoạn văn này nêu quả để hiển trí rõ chánh tỉ lượng, trí là liễu nhân, lửa vô thường… là liễu quả, do nhân kia có hiện lượng tỉ lượng không đồng. Quả cũng có hai loại lửa vô thường khác nhau, rõ lửa từ nhân khói hiện lượng phát khởi, rõ vô thường từ nhân tạo tác tỉ lượng sinh. Hai loại này nhờ trí đều làm nhân xa, nương hai nhân này nghĩ đến duyên nhân làm trì gần nhân. Nhớ gốc trước tiên biết tất cả chỗ có khói quyết định có lửa, nhớ bình tạo tác mà thành vô thường, vì vây hay sinh trí rõ hai quả kia. Theo Lý Môn thì so sánh quán sát kỹ trí từ hiện lượng sinh hoặc từ tỉ lượng sinh, và nhờ nhân này cùng chỗ lập tôn niệm niệm không lìa nhau, do đó thành lực đã nêu đoạn trước. Vì niệm nhân đồng phẩm nhất định có, mức độ so sánh nhân gần hay xa đều gọi là tỉ lượng.

Hỏi: Hiện lượng là cảnh hay tâm? Đáp: Cả hai đều đúng, cảnh hiện sở duyên theo tâm gọi là hiện lượng, hoặc thể hiển hiện là tâm sở duyên gọi là hiện lượng. Hỏi: Tỉ lượng là tỉ lượng trí hay nhân sở quán? Đáp: Là nhân sở quán và biết nhân trí tạo tác âm thanh này, chưa có thể sinh trí quả tỉ lượng, biết có chỗ tạo tác thì cùng tôn vô thường không lìa nhau. Hay sinh trí này vì nhờ sức của niệm nhân. Hỏi: Nếu như vậy thì hiện lượng tỉ lượng và niệm, đều chẳng phải chánh thể của trí tỉ lượng sao gọi là tỉ lượng? Đáp: Ba loại này có thể làm trí tỉ lượng nhân gần xa, nhân từ quả được tên gọi. Theo Lý Môn vì nhân tỉ lượng là gần hay xa đều gọi là tỉ lượng. Lại nói dựa vào dụng cụ và tác giả giống như đốn cây, cái rìu là dụng cụ, người là tác giả, cây kia ngã được thì con người là nhân gần và cái rìu là nhân xa. Có người giải thích chính thân cái rìu trực tiếp chặt cây là nhân gần, người cầm rìu là gián tiếp chẳng phải nhân gần, hiện tỉ lượng này làm dụng cụ, niệm nhớ nhân là tác giả, hoặc ngược lại với cách giải này. Trách hai cách giải thích trước nên gọi là tỉ lượng.

Trong Lý Môn luận cảnh hiện tỉ lượng và niệm duyên nhân tùy theo sự thích ứng đó đều gọi là hiện tỉ, tại sao ở đây đều chỉ nói là trí, làm sao biết được hiện cảnh kia cũng gọi là hiện lượng, nhân của tỉ lượng cũng gọi là tỉ lượng? Đáp: Theo Lý Môn luận sao ở đây và hiện lượng ở trước kiến lập khác nhau, câu hỏi này thành hai môn hiện. Chỗ này lẽ ra cũng đối với việc so sánh quả gọi là tỉ lượng, chỗ kia gọi hiện nhân cũng là hiện lượng, đều không ngăn dứt. Câu trả lời này trước sau rất rõ ràng, đoạn này chỉ nêu ra lượng thể, lược về tác giả và dụng cụ đó.

Luận về danh từ tỉ lượng, kết danh từ có bốn nhờ ba tướng của nhân so sánh biết có lửa vô thường… nên gọi là tỉ lượng, hai chữ “tỉ lượng” như trước nên biết. Trong hai lượng tức trí gọi là quả vì chứng tướng như có tác dụng mà hiển hiện cũng gọi là lượng. Thứ tư nói rõ về quả lượng, hoặc trừ phục vấn nạn. Nghĩa là có người vấn nạn; Như thước đo là năng lượng, tấm vải là sở lượng, trí ghi số là quả lượng. Hai lượng của ông thì lửa chương Vô trụ trong Lịch đại pháp bảo ký là sở lượng, hiện tỉ lượng trí là năng lượng, thế nào là quả lượng. Theo Tát-bà-đa vấn nạn thì ngã đối với cảnh là sở lượng, căn là năng lượng dùng căn kiến không chấp nhận thức kiến nên căn là năng lượng. Y căn phát khởi tâm và tâm sở làm quả lượng. Theo Đại thừa của ông thì trí là năng lượng, còn thế nào là quả lượng, hoặc các ngoại đạo chấp cảnh là sở lượng, các thức là năng lượng, thần ngã là quả lượng, vì họ chấp thần ngã là người hay nhân hay biết. Trong Phật pháp của ông đã không lập ngã lấy gì làm quả lượng, vì trí tức năng lượng. Luận chủ đáp với hai lượng này tức trí gọi quả là nghĩa không rời nhau, tức dụng là trí lượng ngược lại là năng lượng quả. Họ lại hỏi tại sao ngay nơi trí lại gọi là quả? Đáp: Bàn về quả lượng khả năng của trí có thể biết được điều đó tức là lượng trí này, vì năng quán năng chứng hai cảnh tướng đó cho nên gọi là quả, cảnh tướng đó hiện nơi tâm gọi là có hiển hiện. Giả nói một phần của tâm gọi là năng lượng, vì như đã có tác dụng với nhất tâm dùng nghĩa chia năng sở thì quả lượng lại gọi là lượng hoặc sở lượng liền hiện nơi tâm vì không rời tâm cũng gọi là lượng. Do cảnh cũng là tâm, dựa vào hai cách phân giải, hoặc ý trong đây xét cả ba rõ ràng năng lượng là kiến phần, quả lượng là tự chứng phần thể không rời dụng ngay nơi trí gọi là quả, vì năng chứng là tướng kiến phần. Tướng nghĩa là hạnh tướng thể tướng chẳng phải tướng phần gọi là tướng, như có tác dụng mà hiển hiện, lựa bỏ dị chánh lượng. Tâm đó chấp cảnh như mặt trời chiếu sáng, như vẫt được kiềm chặt, vì chính nhân chiếu cảnh. Nay bên Đại thừa y tự chứng phần khởi công năng kiến phần chấp cảnh và tướng phần đó làm cảnh sinh thức, là duyên hòa hợp giả như có tác dụng. Tự chứng phần hay khởi nên gọi là hiển hiện, vì vậy không giống cách chấp trực tiếp thật thủ chứng đó, tự chứng phần này cũng gọi là lượng, cũng là kiến phần kia hoặc tướng phần này cũng gọi là lượng vì không lìa năng lượng. Như sắc giới là Duy thức, ở đây hiểu nghĩa của ba phần thuận theo ngài Trần Na.

Luận về có phân biệt trí đối với nghĩa di chuyển gọi là tợ hiện lượng, đoạn văn thứ tư sẽ nói rõ hai tợ lượng, hình tướng của chân tợ, ban đầu nói tợ hiện, sau là tợ tỉ. Trong tợ lượng có nêu tên và giải thích. Nêu tợ hiện thể, nêu lý do và nêu định danh, có phân biệt trí nghĩa là có như doạn trước gồm danh chủng… trí khởi các phân biệt chẳng xứng thật cảnh, phân biệt sinh hiểu lầm, dung nhiếp đối với nghĩa chuyển khác gọi tợ hiện lượng, đây nêu tợ danh. Luận các cõi trí liễu bình y… phân biệt mà sinh, văn giải thích cũng có ba, cho rằng các cõi duyên bình y… trí, chẳng xứng thật cảnh vọng sinh phân biệt gọi là phân biệt trí. Theo Lý Môn có năm loại trí đều gọi là tợ hiện;

  1. Tán tâm duyên quá khứ.
  2. Độc đầu ý thức duyên hiện tại.
  3. Tán vị ý thức duyên vị lai.
  4. Duyên nghi trí không quyết định trí trong ba đời.
  5. Duyên các hoặc loạn trí nơi hiện tại.

Nghĩa là thấy ghế cho là người, thấy ánh nắng mặt trời cho là nước và bình y… gọi là hoặc loạn trí, đều chẳng phải hiện lượng thuộc tợ hiện. Hoặc các nhà ngoại đạo và tình loại khác cho là vì được hiện lượng, theo Lý Môn phân biệt rõ cảnh khác không gọi là hiện lượng, do vậy gọi là ức niệm. Suy lường, mạng căn, nghi trí, hoặc loạn trí… đối với khát ái đều chẳng phải hiện lượng, vì trước tiên tùy sở thọ phân biệt chuyển. Năm trí như thứ lớp có thể phối hợp với ức niệm… chữ trí sắp xuống là hướng nỗi, lìa đây vì ngoài ra không có thể đối với thỏ khát ái (11) ở Tây Vức cùng gọi dương diệm (ánh nắng mặt trời chiếu trên đường nhựa) là thỏ khát ái, do vì thỏ nóng khát thấy gợn nắng trên đường cái tưởng là nước mà sinh ra sự khát khao. Cảnh này đồng như kia thấy ghế cho là con người, như người nhậm mắt thấy hoa đốm trên hư không, sụ lông là mặt trăng thứ hai, bình y… Do đó họ lại nói những cái có ở thế tục như vậy bình, số, cử, hữu tánh, bình tánh đều tợ hiện lượng là giả lập chẳng phải chân thật, gọi là thế tục hữu. Nêu bình… ngoại đạo chấp ngũ duy lượng thật cú nghĩa…, số là Thắng luận chấp đức cú. Nói đẳng đẳng chấp thủ lượng hợp ly kia, cử tức nghiệp cú. Lấy bỏ co duỗi thực hành, cử là lấy đó, hoặc hành đó, dùng chữ đẳng là còn nữa, hữu tánh tức đại hữu, bình tánh là tánh đồng dị của bình, đồng lấy hòa hợp cú… Trí tức trí duyên này đều tợ hiện lượng, đồng đều với năm trần thật cảnh. Ngoài ra còn các nghĩa hành tướng giả hợp vì phân biệt chuyển.

Hỏi: Duyên bình đồng trí này gọi tợ hiện trong ba lượng hiện lượng tỉ lượng, phi lượng thuộc lượng nào? Đáp: Thuộc phi lượng. Hỏi: Như đệ thất thức duyên đệ bát chấp ngã, có thể gọi là phi lượng, duyên khắp y bình thì chẳng phải tâm chấp sao gọi là phi lượng? Đáp: Lẽ ra biết phi lượng không cần chấp tâm. Chỉ không xứng cảnh, khởi hiểu biết sai khác gọi là phi lượng. Dùng tâm duyên bình tuy không cần chấp và chỉ có hoặc loạn cho là bình thật thành phi lượng.

Hỏi: Đã có bình y nhờ đó trí sinh khởi lẽ ra gọi là sở tri sao gọi là phân biệt? Theo luận do vì nghĩa đó không dùng tự tướng làm cảnh giới, đây giải thích lý do. Do các trí đó đối với bốn cảnh trần, không dùng tự tướng làm cảnh sở quán, trên đó tăng thêm sự phân biệt thật có vật mà thành sở duyên gọi là dị chuyển. Ý cho rằng thể của bình y… là bốn trần, nương bốn trần chỉ có cộng tướng không có tự thể, thì biết bình y là giả danh, chẳng dùng bốn tự tướng, bốn trần làm sở duyên. Nhưng đối với đây cộng tướng bình y giả pháp chuyển cho là thật có, nên gọi là phân biệt.

Luận về danh tợ hiện lượng, giải thích định danh do bình y nương bốn giả hợp, nhưng ý thức duyên cộng tướng mà chuyển, thật ra chẳng phải nhãn thức được hiện lượng. Tự là mắt thấy bình y… gọi tợ hiện lượng lại chỉ phân biệt chấp cho là thật có nghĩa là tự thức hiện đắc cũng gọi tợ hiện, chẳng những tợ nhãn hiện lượng mà được gọi tợ hiện lượng, đây giải thích tột lý vì đoạn trước giải còn hạn cuộc. Nếu tợ nhân trí trước tiên phát khởi các tợ nghĩa trí gọi là tợ tỉ lượng, thú hai giải thích tợ tỉ, theo văn có hai phần nêu tên và giải thích. Lại chia thành ba nêu tợ nhân, tợ thể và tợ danh, tợ nhân và trí duyên tợ nhân được sinh khởi trước, sau trí liễu tợ gọi là tợ tỉ lượng. Hỏi: Thế nào là tợ hiện đầu tiên nêu tợ thể sau nêu tợ nhân. Tợ tỉ trước nhân sau quả? Đáp: Tợ hiện kia theo sự gặp chạm liền chấp sự hiểu biết cho là thật có chẳng phải suy lường nên nêu quả trước. Chủ yếu nhân trước sau mới so đo tà sau đó khởi trí, vì vậy nêu nhân trước. Hoặc lại hiểu biết ba cú ba văn, phối hợp giải thích như thứ lớp.

Nhiều loại tợ nhân như trước đã nói dụng đó làm nhân, đoạn trước đã nói bốn món bất thành, sáu món bất định, bốn pháp tương vi và tợ dụ đều sinh tợ trí và gọi là tợ nhân, đã trình bày đầy đủ. Sợ phiền chỉ nêu có trí và nhân, nay giải thích cũng có nhân sở tri và trí năng tri vì chẳng đúng đều gọi là tợ nhân, song văn giải thích không có. Tức nêu nhân để hiển dụng, nhân trí đó làm nhân đầu tiên. Theo lý cũng hợp lại hoặc trí tợ nhân và tà ức, thành lập tôn nhân không rời nhau niệm là tiên phong, văn lược như vậy, nêu ra theo văn giải thích cũng lược không nói.

Với tợ so sánh có trí sinh, giải thích các tợ nghĩa trí đã khởi ở trước, khởi và sinh nghĩa giống nhưng văn khúc như sương mù vọng cho là khói. So sánh gần giống tà chứng có lửa trong đó khởi trí nói có trí sinh. Không thể giải đúng gọi tợ tỉ lượng, giải thích tên, do tà nhân koa vọng khởi tà trí. Không thể hiểu chính xác lửa đó có hay không có là chân hay chẳng phải chân gọi là tợ tỉ lượng. Theo luận hiển bày đúng lỗi năng lập gọi là năng phá, đoạn văn thứ năm giải chân năng phá, văn phân thành ba đầu nêu chung năng phá, kế biện cảnh năng phá, sau gồm hiển bày ngộ tha tổng kết tên năng phá. Hoặc chia thành bốn: Hai cách giống đoạn trước, thứ ba đưa ra thể năng phá, thứ tư kết tên năng phá. Tha lập có lỗi như thật có thể biết hiển bày khiến cho ngộ gọi là hiển rõ lỗi năng lập đúng, lỗi đó như thế nào? Ban đầu năng lập thiếu tánh lỗi, lỗi tánh lập tôn, nhân tánh bất thành, nhân tánh bất định, nhân tánh tương vi và lỗi tánh dụ. Biện cảnh năng phá, lỗi tha lập có hai biện thiếu chi và nói rõ lỗi của chi nghĩa là năng lập thiếu tánh lỗi. Biện thiếu chi, gọi chung không có ngôn từ, hoặc lời nói không có ý nghĩa, trước tiên rõ lỗi trùng lặp nên nói ban đầu. Thiếu giảm ở đây theo Cổ sư xét tôn nhân dụ hoặc có sáu, bảy câu, từ ngài Trần Na về sau xét ba tướng của nhân cũng có sáu hoặc bảy đều như trước đã biện rõ. Theo ba tướng nhân của ngài Trần Na có bảy câu thiếu một có ba, như Sở luận sư đối Thanh luận sư lập âm thanh là vô thường vì mắt thấy. Lập tôn âm thanh là vô thường, bình bồn… là đồng phẩm, hư không… là dị phẩm, ở đây thiếu cái ban đầu mà có ba cái sau. Thanh luận đối Tát-bà-đa lập âm thanh là thường vì tánh bị nghe, hư không là cộng đồng phận, bình, bồn… là dị thiếu tướng thứ hai, nhân sở lượng tánh thiếu tướng thứ ba.

Thiếu hai có ba như lập âm thanh chẳng phải cần phát vì mắt thấy hư không… là đồng, bình, bốn… là dị thiếu hai tướng ban đầu. Như lập ngã là thường, đối Phật pháp nhân chẳng phải cần phát, hư không là đồng, điển… là dị, nhân thiếu sở y nên không có tướng ban đầu, điển… có thiếu tướng thứ ba bốn tướng trái nhân thiếu hai tướng sau. Như lập âm thanh thường vì mắt thấy, hư không là đồng, bồn là dị, ba tướng đều thiếu lỗi tánh lập tôn… phân biệt rõ chi lỗi. Các tướng này đối với năng phá lập tên sở phá, theo Lý Môn thì năng lập thiếu năng phá, tánh lỗi năng phá của lập tôn… Tại sao năng lập thiếu… gọi là năng phá, theo lý năng phá đưa ra lỗi kia? Đáp: Ở đây đối với năng phá nói tên sở phá, cứ thật năng phá tại lời nói. Hoặc đối với sở tác đặt tên năng tác, năng lập thiếu… làm nhân hay phát khởi lời nói năng phá này gọi là năng tác, tức năng phá phát khởi từ lời nói gọi là sở tác. Phá thật ra tại lời nói thiếu năng phá, do đó sở tác lập (12) tên năng tác, cũng như với quả lập nhân kia. Có khi chỉ xét về cảnh sau sẽ hiển bày lời nói này, nếu trước đã nói thì sau đâu cần nói lại. Luận chỉ rõ lời nói này khai mở cho người hỏi hiểu nên gọi năng phá, gồm hiển ngộ tha kết tên năng phá người lập sinh lỗi, địch luận trách lỗi của ông, lập – chứng đều hỏi lỗi gì gọi là người hỏi, dịch luận có thể hiển chính xác thiếu giảm… chẳng phải, rõ nơi lời nói gọi là hiển bày.

Nhân năng phá hiểu ngộ được câu hỏi đó khiến cho đối phương biết lỗi xả vọng quy nhân đây tức ngộ tha gọi là năng phá lựa bỏ cái quấy. Gồm ngộ tha để giải thích tên năng phá, mặc dù lựa bỏ phá tha mà không làm cho họ ngộ cũng chẳng phải năng phá. Hoặc chẳng thật hiển lỗi năng lập nói tên tợ năng phá, đoạn thứ sáu nói rõ tợ năng phá. Văn phân thành ba ban đầu nêu tợ năng phá, kế đưa ra thể tợ phá, sau kết tên tợ phá. Phân biệt giải thích lý do, cho rằng với vô minh năng lập hiển bày thiếu tánh với tôn không lỗi tôn có lỗi, với thành tựu nhân không thành tựu nhân, với quyết định nhân không quyết định nhân, với bất tương vi nhân tương vi nhân, với dụ không lỗi dụ có lỗi. Đoạn này đưa ra thể tợ năng phá, ban đầu rõ vọng nói thiếu, sau biện chánh nói tà. Người lập luận lượng đầy đủ lầm nói có thiếu, nhân dụ không có lỗi, lỗi của lời nói hư dối, không hiễu rõ chân thật đó, phá ra lời nói tự trách, do đối chân lập gọi tợ năng phá, căn cứ vào chân năng phá suy nghĩ có thể biết.

Lời nói như vậy gọi là tợ năng phá, dưới sẽ kết tên tợ năng phá, phân biệt giải thích lý do, trong đó chia làm hai phần kết tên và giải thích. Chữ “như thị” chỉ cho lời nói ở trước tức nói viên mãn năng lập thiếu giảm những lời nói như vậy gọi là tợ phá. Hỏi: Tại sao viên mãn năng lập, hiển bày thiếu giảm là tợ năng phá. Vì không thể hiển rõ lỗi của tôn khác nên họ không có lỗi, giải thích lý do năng phá là kia lập luận có lỗi như thật đưa ra lỗi đó. Hiển bày lập luận chứng minh địch luận khiến cho biết lỗi đó, hay sinh trí đây có công năng ngộ tha có thể gọi là năng phá, họ thật ra không phạm, vọng khởi lời nói sai lầm, do không thể chỉ rõ lỗi của tôn khác. Tại sao không thể hiển rõ vì họ không 88 có lỗi do lập tên này là tợ năng phá.

Luận vả lại dừng tại việc này, đại văn thứ ba phân biệt lược chỉ bày, văn rõ ràng dứt sự phiền phức, luận này có tám nghĩa chân tợ thật hệ thuộc, lược phân biệt lý do cho đầy đủ. Chỉ bày đầy đủ e dần dần không tiến tới nên nay chỉ nói sơ lược. Lược đã nói thiếu cú nghĩa mới lập phương góc trong đó biện chỗ mầu nhiệm về lý và chẳng phải lý. Trình bày trong một bộ văn chia thành hai, đoạn thứ hai rõ lược chỉ rộng, hai câu trên hiển lược, hai câu dưới chỉ rộng. Lược nói như trước thiếu nghĩa cú văn, muốn cho người mới học xác lập được phương hướng. Trong tám nghĩa lý cùng phi lý như Lý Môn kia, Nhân Môn Tập Lượng biện đầy đủ sự mầu nhiệm về Nhân Minh Nhập Chính Lý Luận.

Theo bổn này viết Đạo Bổn Áo bảo rằng đem trí kiến nhỏ bé kém cỏi xem xong lời sớ nhằm tháng 12 năm thự sáu niên hiệu Thiên Trường. Mùa thu năm thứ hai tôi muốn đem tập hợp các bản sớ văn, may mắn được sáng rõ lời dạy tự tay Đạo Bổn viết dặn dò quen lờn ưa đùa giỡn nhưng sự thật là tinh yếu. Chỉ những hạt sương nhỏ tích tụ lâu ngày văn đó, đem tiêu ý muốn mô tá từ mầm mống sinh ra lá bèn bắt đầu sửa đổi kế đó ghi chép toàn bộ, sau đó xem xét lại đầy đủ từ quyển thượng. Mùa hạ bị bệnh nên việc chép đành phải phế bỏ lại đến mùa hạ năm thứ ba chép xong quyển trung, đồng thời bốn đại không điều hòa phân nửa chưa xong. Đến mùa thu năm thứ tư công trình này mới xong, nhiều ngày góp nhặt chọn lựa mỏi mắt kiệt sức, mặc dù sợ sửa đổi có sự sai lầm nhưng cũng vui lòng viết chép. Quả nhiên ngọn đèn pháp được lưu truyền để mở mắt trí tuệ cho người đời sau mà thôi. Bấy giờ nhằm ngày mùng 10 tháng 8 mùa thu năm thứ tư niên hiệu. Vĩnh Cửu, ngài Tuệ Hiểu ghi lại tại viện Quán Đảnh chùa Hưng Phước. Có bổn ghi bản chất từ ngày 25 tháng 03 đến ngày mùng 2 tháng 5 niên hiệu Nhân Bình thứ tư mới sửa bản xong.

Thích Thị Tạng Tuấn vào ngày 2 tháng 12 niên hiệu Cửu Thọ thứ hai nhờ sư Tạng Công đọc bản đến mùng tháng giêng niên hiệuThỉ Đồng thứ ba thì xong những chữ, chỗ sai lầm liền sửa ngay.

Sư Tạng Tuần may mắn vào thất Tiên Sư mặc dù được bẩm thọ lời dạy bảo biết cách thức của môn Chánh Lý nhưng đủ để truyền đăng. Huống chi thường đem ba quyển đại sớ bị mất những đoạn văn trước sau, chợt hỏi các nhà ở hai triều đại y nhiên mê chấp vào nghĩa cạn sâu.

Trưởng giả điện hạ ngưỡng mong nhận lời của Minh Tuyên giữ gìn lời nói của bậc Tiên sư siêng năng hầu hạ đọc cẩn thận. Cuối cùng lầm trao cho Đại sớ Nhân Minh rõ ràng vào ngày tháng năm ấy – Kính ghi. Niên hiệu Cửu Thọ đọc lại xong lần thứ hai, thứ ba, lần thứ mười bảy không có sư đối ứng. Cách mười một năm bản chất vào ngày 13 sao chép lại ba mươi ba lỗi thì văn mới xong.

Gặp những điểm, hoặc nghĩa trong lời sớ không xem kỹ không thiếu ý thú, chỗ chưa rõ ràng bèn tìm hỏi sư Tạng Công để quyết đoán. Điểm không xem kỹ tự mình chịu tránh nhiệm quyết đoạn từ mùng hai đến mùng tám tháng năm thứ nhất. Còn nghĩa không xét kỹ từ mùng 8 đến 18 cùng tháng cùng năm thì giải quyết xong, trong bốn ngày , 10, 11, 1 tùy chỗ quyết đoán bảo Tạng Công ghi lại, rất thú vị tôi hỏi ngài Tạng Công trả lời để đầy đủ cho người sau xem xét. Viết xong ngày mùng 3 tháng 11 niên hiệu Kiến Võ thứ hai năm Ất hợi.

Giữ gìn mắt bệnh tám, chín năm cuối cùng xong ba quyển, công bình nhỏ bé này nguyện làm nhân duyên là cây trúc nhỏ trong hội Long Hoa Thố Hào, xem xong vào ngày 25 tháng giêng năm thứ ba. Quyền luận sư tôn kinh.

Theo người khác giảo chánh thì trong chín quyển, quyển trung hạ, hạ trung, hạ hạ ghi chép bên phải của ba quyển.

Nước trong bình Xá-na thơm tho lưu chảy muôn nơi chỉ cạn hết, bỏ văn này xưa bị mai mọt bên bụi trần nơi đã sáng. Đã nhiều năm Đức Từ Tôn truyền trao ngọn đèn ánh sáng dư thừa còn soi chiếu nơi yếu văn. Nay lại trở về chùa Hưng Phước mà ghi chép lại toàn bộ. Mỗi người bỏ tiền của vào phụ giúp.

Bấy giờ vào thời văn hóa tháng năm Canh ngọ.

 

Pages: 1 2 3