LỜI SỚ NHÂN MINH NHẬP CHÍNH LÝ LUẬN
Sa-môn Khuy Cơ chùa Đại Từ Ân soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN TRUNG

Luận rằng: “Dụ có hai loại”.

Thuật rằng: Từ đây trở xuống là phần thứ ba, nói về tướng của dụ. Văn có ba ý: Một là nêu ra; hai là kể tên; ba là tùy giải thích. Đây là phần đầu vậy.Tiếng Phạm là Đạt-lợi-sắc-trí Án-đa. Đạt-lợi-sắc-trí dịch là kiến, Án-đa dịch là biên. Do đây so sánh khiến tôn thành lập rốt ráo gọi là biên, người khác khởi trí hiểu biết. Nói chiếu tôn cực này gọi đó là kiến. Cho nên ngài Vô Trước nói lập dụ nghĩa là do sở kiến biên cùng chưa sở kiến biên, hòa hợp chánh thuyết. Ngài Sư Tử Giác bỏ sở kiến biên là đã hiển rõ liễu phần, chưa sở kiến biên là chưa hiển rõ liễu phần. Do hiển liễu phần rõ được chưa hiển liễu phần, làm cho nghĩa giống nhau đã có chánh thuyết gọi là lập dụ.

Nay thuận theo ngôn ngữ phương đây gọi là dụ. Dụ là ví von, là tình huống, là hiểu rõ, lấy đó so sánh thì dụ để hiểu rõ tôn nên gọi là dụ. Đoạn trước tuy nêu nhân cũng hiểu nghĩa tôn, nhưng chưa nêu thí dụ tình huống để khiến cho nó rõ ràng. Nay nhờ đây so sánh tôn nghĩa rõ cùng tột, cho nên lìa nhân lập riêng tên dụ.

Luận rằng: “Một là đồng pháp; hai là dị pháp”.

Thuật rằng: Kể tên gồm có đồng pháp và dị pháp. Đồng là tương tợ, pháp là sai biệt; cùng chấp nhận tự tánh gọi là hữu pháp, sở lập sai khác trên đây gọi là pháp. Nay cùng sở lập đó sai khác tương tợ gọi là đồng pháp, không có sai biệt đó gọi là dị pháp. Dị là sai biệt.

Hỏi: Tại sao tôn đồng dị gọi là phẩm, nhân đồng dị gọi là pháp?

Đáp: Nếu đồng dị tổng tôn chủng loại tánh không rời nhau gọi là phẩm. Nếu không đồng dị với tổng tôn cũng không đồng dị với tôn hữu pháp, chỉ đồng dị với nghĩa sở tác trên hữu pháp gọi là pháp. Lại sở tác đây chẳng phải tổng sở lập không được gọi là phẩm mà gọi là pháp, sở lập chung tôn bèn cùng tên với phẩm vì có thể sai khác. Còn nhân tôn cả hai đồng dị gọi là pháp, biệt đồng dị gọi là phẩm, đây đồng dị cả hai

nên gọi là pháp. Hai nhân đồng dị ở dưới và tôn đồng dị ở trên đồng thời biệt đồng dị, vì vậy đều gọi là phẩm.

Luận rằng: “Đồng pháp, hoặc đối với xứ hiển nhân đồng phẩm quyết định hữu tánh”.

Thuật rằng: Thứ ba là tùy giải thích, có hai: giải đồng và giải dị. Theo Lý Môn luận nói nhân tôn đã tùy theo, tôn không thì nhân chẳng có, hai loại này gọi là thí dụ, ngoài ra đều tương tợ với đây. Trong ban đầu giải có ba trình bày tên, nêu chung, chỉ riêng, đồng pháp trình bày tên, văn kia tổng hiển, xứ nghĩa là xứ sở. Tức là tất cả trừ ngoài tôn có không pháp xứ. Hiển là thuyết vậy, nếu pháp có không thuyết cùng tiền trần, nhân tương tợ phẩm bèn quyết định có tôn pháp. Đây có không xứ thì gọi là đồng pháp. Nhân là phã cùng chấp nhận trên hữu pháp, hoặc chỗ có pháp đây gọi là nhân đồng phẩm, pháp sở lập là pháp không cùng chấp nhận trên hữu pháp, hoặc chỗ có cộng nhân, quyết định có phát không chấp nhận này gọi là định hữu tánh, do vì cùng chấp nhận pháp thành bất cộng.

Theo Lý Môn luận nói, nhân tôn đã theo nhau gọi là đồng dụ trừ tôn do bên ngoài có không tụ trung. Có pháp cùng chấp nhận hay không cùng chấp nhận này tức là đồng, vì pháp đồng, vì năng sở đồng, vì cả hai hòa hợp đồng. Trong đây chính xác lấy đồng phẩm của nhân, do có nhân này nên tôn pháp hẳn phải theo, vì vậy cũng gồm lấy đồng phẩm của tôn hợp lại gọi là đồng pháp.

Hỏi: Hiển nhân đồng phẩm, tôn pháp hẳn phải theo cần gì nói lại quyết định hữu tánh. Nói quyết định hữu tánh nhân ắt tại tôn, đâu cần lại nói hiển nhân đồng phẩm? Đáp: Chỉ nói nhân đồng phẩm không nói định hữu tánh, tức là trong chín câu các dị phẩm có trừ hai mươi lăm đế còn sáu câu thuộc hai lỗi tương vi bất định. Dị dụ cũng phạm lỗi năng lập bất khiến. Hoặc nói định hữu tánh chẳng nói nhân đồng dụ, cũng ở trong chín câu đồng phẩm chẳng có là bốn, năm, sáu vậy. Cũng thuộc hai lỗi tương vi và bất định, đồng phẩm cũng phạm năng lập bất thành. Nếu chẳng phải nhân đồng phẩm cũng chẳng phải định hữu tánh, tức là trong chín câu dị phẩm chẳng có là câu thứ hai, năm, ám vậy. Hai loại chánh nhân và bất định đã nhiếp, đồng dụ cũng phạm lỗi câu bất thành. Hoặc hiển nhân đồng phẩm cũng là quyết định hữu tánh tức là trong chín câu, câu đồng phẩm cũng có trừ sáu câu còn bốn câu, năm, sáu là đúng vậy, vì đã thuộc hai loại chánh nhân và bất định. Dị phẩm không có lỗi, vì đã thuộc chánh nhân; dị phẩm có lỗi đã thuộc bất định. Vô tướng hoặc có một phần toàn phần năng lập bất khiển trừ, đồng dị dụ này đã phạm các lỗi, hoặc tự hoặc tha, hoặc toàn phần hoặc nhất phần tùy sở ứng kia đều nên suy nghĩ. Vì ngăn ba câu trước và câu thứ tư một chút phần đã nói lỗi, hiển câu thứ tư có một chút phần là đúng, hẳn phải nói cả hai để chỉ rõ nhân đồng phẩm quyết định hữu tánh.

Luận cho rằng: “Nếu sở tác thấy kia vô thường thì như bình…”.

Thuật rằng: Đây là riêng chỉ pháp. Như lập tôn âm thanh vô thường vì nhân là sở tác tánh, bình là đồng dụ, trong đây chỉ pháp vì để rõ nhau. Hợp kết trình bày chung, nếu sở tác tức đoạn trước hiển bày chung đồng phẩm của nhân. Thấy kia vô thường cũng là trước hiển bày quyết định hữu tánh, các chỗ có sinh quyết định có diệt. Trâu mẹ bỏ xứ trâu nghé phải theo, chỗ có nhân tôn quyết phải theo, đây là hợp. Nếu có sở tác thì lập luận địch luận luận chứng… thấy kia vô thường, như bình… nêu dụ y hữu pháp kết. Đoạn trước dùng âm thanh làm hữu pháp, vô thường sở tác làm pháp. Nay dụ lấy bình… làm hữu pháp, sở tác vô thường làm pháp. Chánh dùng sở tác vô thường làm dụ gồm nêu bình… dụ y, tổng hợp mới đầy đủ. Chữ “đẳng” tức là đồng lấy các loại bồn, bình… vậy.

Lý Môn luận cho rằng, nếu như vậy thì dụ lẽ ra chẳng phải dị phần vì hiểu rõ nghĩa nhân. Theo các luận sư của Cổ Nhân Minh thì ngoài nhân có dụ. Như Thắng luận sư lập tôn “âm thanh vô thường” vì nhân là sở tác tánh, đồng dụ như bình, dị dụ như hư không. Chẳng nêu các sở tác đều là vô thường… thấu suốt hai chỗ, nên nhân chẳng phải dụ, bình là thể đồng dụ, hư không là dị dụ thể. Từ ngài Trần Na sắp về sau nói ba tướng của nhân tức thuộc hai dụ, hai dụ tức là nhân vì đều hiển bày tôn, sở tác tánh… vì thông suốt hai chỗ. Cổ sư nạn vấn rằng: Nếu dụ cũng thuộc nhân, dụ lẽ ra nói chẳng ngoài nhân dị phần vì rõ nghĩa nhân, nên chỉ có hai chi đâu cần hai dụ? Ngài Trần Na giải thích: Sự mặc dù đúng như vậy, song nhân này chỉ vì hiển rõ tôn pháp tánh, chẳng phải vì hiển rõ đồng phẩm dị phẩm hữu tánh, vô tánh, nên phải nói riêng đồng dị dụ. Ý đáp rằng, dụ thể thật là nhân, như vậy không nên nói riêng, song lúc lập nhân đúng ra chỉ vì hiển tôn pháp tánh là nhân của tôn, chẳng phải chánh hiển đồng có dị không thuận nghịch, thành ra nghĩa sở lập tôn. Cho nên ngoài nhân đặc biệt nói hai dụ hiển rõ nhân có nơi chỗ, vì ngược lại thành tựu, khiến cho tôn nghĩa thành.

Lại gạn hỏi: Nếu chỉ có nhân gọi là sở thuyên biểu thị nghĩa, gọi là nhân, ở đây có lỗi gì? Ý hỏi rằng, như sở tác nói sở thuyên biểu thị nghĩa chỉ gọi là nhân, bình đồng hư không khác tên dụ, chẳng phải nhân này có lỗi gì. Lại hỏi: “Còn có đức gì?” Trả lời theo Cổ Nhân Minh riêng nói phần dụ gọi là đức. Ngài Trần Na lại vấn nạn: Lẽ ra như thế gian đã nói phương tiện cùng nghĩa của nhân đó đều không tương ưng? Ý vấn nạn rằng, như thế gian ngoại đạo cũng nói ngoài nhân riêng có hai dụ, ông đối với ngoài nhân nói dụ cũng như vậy. Biến khắp tôn pháp tánh đã là chánh nhân, đã nói hai dụ chẳng phải là chánh nhân, chỉ là phương tiện trợ giúp thành nghĩa nhân. Đây dụ phương tiện đã cùng nhân sai khác, thì với nghĩa của nhân đều không tương ưng. Cổ sư lại nói rằng: Nếu như thế thì có lỗi gì, dẫu có đồng với ngoại đạo cũng có lỗi gì? Như ngoại đạo có năm căn thức, trong Phật pháp cũng có vì chẳng phải lỗi.

Ngài Trần Na hỏi vặn: Đây nói chỉ ứng hợp nghĩa loại sở lập, không có công năng chẳng phải nghĩa năng lập. Do kia chỉ nói sở tát tánh thể loại đồng pháp, chẳng nói năng lập đã thành nghĩa lập. Trong đây ý nạn tôi cũng chẳng nói đồng đối với ngoại đạo mà nói nghĩa cực thành thì gọi là lỗi. Vì giống kia nói nghĩa bất cực thành có lỗi, nghĩa là các cổ sư nói đồng ngoại đạo, lập tôn âm thanh là vô thường vì nhân là sở tác tánh, đồng dụ như bình, dị dụ như hư không, nghĩa bất cực thành.

Ngài Trần Na hỏi lại: Nếu nói thể của bình và thể của hư không là dụ, chỉ nên lấy bình loại đối với nghĩa sở lập vô thường. Dụ đã không nói các sở tác tánh đều là vô thường, nêu bình chứng minh âm thanh không có công năng, dụ kia bèn chẳng phải nghĩa năng lập, do đó chỉ nêu nhân, chỉ nói sở tác pháp, nêu bình loại âm thanh đồng vô thường. Chẳng nói nói năng lập các sở tác tánh và cùng sở lập đều là vô thường, nên không có công năng chẳng phải nghĩa công năng. Lại dùng bình làm dụ thể, bình tức là bốn trần có thể đốt cháy có thể thấy, âm thanh cũng như vậy. Nếu như ta nói sở tác tánh đều là vô thường, thì như bình… tạo tác đã là tôn chánh đồng pháp, vô thường tùy theo đó cũng quyết định chuyển. Nếu bình dụ ý để hiển việc đó bèn không có tất cả lỗi cùng loại với nhau. Ông đã nói không đúng nên có lỗi trước. Ngài Trần Na lại nói: Còn nhân dụ sai khác, đây có sở lập đồng pháp dị pháp, trọn không thể hiển nhân cùng sở lập tánh không rời nhau, do đó chỉ có loại nghĩa sở lập nhưng không có công năng. Ý này vấn nạn rằng, nhân dụ đã sai khác, đồng dụ chỉ có sở lập vô thường, dị dụ không có lỗi này. Ông nói đồng dụ mà chẳng nói các sở tác đều là vô thường, di dụ cả hai đều không có; cuối cùng không thể hiển bày nhân sở tác tánh, cùng sở lập vô thường tánh chẳng rời nhau.

Tổng kết lại thì chỉ có loại nghĩa sở lập nhưng không có công năng, chẳng phải nghĩa năng lập. Cổ sư lại hỏi: Tại sao không có công năng? Ngài Trần Na đáp nạn: Do trong đồng dụ chưa hằn đồng loại với tôn pháp tôn nghĩa, vì ngoài ra còn thí dụ sở thành lập nên thành lỗi vô cùng. Ý nói đồng dụ không có sở do công năng, ông đã không nói các sở tác đều là vô thường, nên đồng dụ đó chưa hẳn dùng nhân tôn pháp và cùng loại tôn nghĩa vô thường. Chỉ nói như bình, nếu người khác có hỏi, bình như thế nào mà lại vô thường trả lời như ngọn đèn, lần lượt như vậy nên thành ra vô cùng vậy không có nghĩa năng lập. Nếu ta nói dụ các sở tác tánh đều là vô thường, thì như bình… đã dùng tướng loại tôn pháp tôn nghĩa, biến khắp hết tất cả bình đèn… chẳng cần hỏi lại. Cho nên chẳng phải vô cùng thành có công năng.

Lại gạn hỏi: Không hẳn định có các phẩm loại, hoặc chỉ bình thể đồng dụ, chẳng đốt cháy thấy được… tất cả đều loại bèn thành lỗi. Nếu như ta nói dụ y kia thì dùng các loại sở tác vô thường, sẽ thành không có lỗi kia, hỏi hoặc chỉ có tôn pháp là nhân tánh, kia có lỗi bất định lẽ ra cũng thành nhân. Ý đây nạn rằng, chỉ có sở tác biến khắp tôn pháp tánh là tánh nhân đó, đồng có dị không chỉ có dụ chẳng phải nhân. Do đó bình hư không dụ chẳng phải nhân, tức không nhất định nhân lẽ ra cũng thành nhân, chỉ có biến tôn pháp vì không có hai tướng sau. Cổ nhân minh lại gạn hỏi: Tại sao có đầy đủ pháp sở lập năng lập và dị phẩm, hai thí dụ mà có lỗi này? Ý kia vấn nạn tại sao đồng phẩm là bình có đủ sở lập vô thường, năng lập sở tác và pháp dị lập. Trong hai thí dụ này có lỗi bất định? Ngài Trần Na đáp nạn: Hoặc lúc ấy sở lập dị phẩm chẳng phải một chủng loại bèn có lỗi này. Như ban đầu và sau, ba đều dụ sau nhất, nghĩa là lúc lập lượng đã lập dị phẩm cũng có chẳng có, chẳng phải một chủng loại. Nhưng ông đã chỉ bình là đồng phẩm, hư không là dị dụ, tuy đủ hai dụ. Dụ nếu chẳng phải nhân, bèn thành lỗi bất định này, như ba loại ban đầu dụ sau cùng. Nghĩa là trong chín câu, câu thứ ba trong ba câu đầu đồng phẩm dị phẩm có chẳng có, trong ba câu sau dụ sau cùng nghĩa là trong chín câu, ba câu sau mà là câu thứ ba đồng phẩm có chẳng có dị phẩm cũng có chẳng có.

Trong hai dụ này hoặc đồng lấy có nghĩa, dị lấy vô nghĩa, nhưng do dị phẩm một phần có, nhân thành bất định. Ông dùng đồng dụ như bình dị dụ như hư không, vì dị chẳng phải nhân. Không lựa riêng cho rằng nếu là thường thấy chẳng phải tạo tác như hư không… bèn có lỗi bất định. Hoặc diệt lựa biệt thì dụ tức là nhân bèn không có lỗi đó, lựa bỏ hai và ba vì chẳng phải nhân, chủ yếu dị biết vô, là vì chánh nhân. Kết lại rằng cho nên định có ba tướng chỉ và hiển nhân, do là đạo lý, tuy tất cả phần đều có thể làm nhân hiển rõ sở lập. Nhưng chỉ một phần vả lại nói là nhân, trong đây cố định chỉ là âm thanh, trình bày ba tướng của nhân hiển rõ nơi tôn. Hai dụ tức là nhân, mặc dù đều là nhân hiển rõ tôn nghĩa, đối với ba tướng biến tôn pháp tánh, chỉ một phần này vả lại nói là nhân còn hai loại là dụ. Vì chỉ căn cứ vào Thắng luận để rõ chẳng nói tận lý, nên gọi là vả lại. Văn trước y nơi đây hiển rõ tôn nghĩa, nói ba tướng của nhân cũng chẳng trái nhau.

Hỏi: “Tại sao cũng chấp nhận pháp mà không cùng chấp nhận pháp phần làm tôn nhân? Đồng dụ hợp cả hai làm một chi?

Đáp: Đối địch luận trình bày tôn, bất cộng làm sở lập, do nhân thành tôn này, cùng chấp nhận thì chỉ có năng lập thành, đồng dụ khiến cho nghĩa kiến biên. Cả hai đều trợ giúp thành lập ở trước, cho nên nhân tôn riêng nói, đồng dụ thì hợp lại.

Hỏi: Nhân minh bày tạo tác đã thấu suốt bình há chẳng trịnh trọng lắm sao?

Đáp: Nhân mặc dù nói chung, tôn nghĩa chưa rõ ràng, chỉ sự rõ đoạn văn trước chẳng phải làm quan trọng. Cổ sư hợp lại bình có sở tác tánh, bình là vô thường, âm thanh có tánh tạo tác, âm thanh cũng vô thường. Nay ngài Trần Na lại nói, các vật do tạo tác đều là vô thường, hiển rõ sơ lược bỏ bớt rườm rà, dụ tôn đều thấu suốt, đâu nhọc gì nghĩa dài dòng, cho nên đổi thay bậc tiên sư. Cổ sư kết lại vì nên biết được âm thanh là vô thường. Nay theo ngài Trần Na, thí như bình… hiển bày nghĩa đã thành, đâu nhọc gì phải thuật lại, cho nên trong dụ đều trình bày nhân tôn hai loại rõ ràng, đến văn sau sẽ biết.

Luận rằng: Dị pháp hoặc đối với xứ sở nói sở lập không có nhân biến khắp chẳng có”.

Thuật rằng: Đây là giải thích có bốn loại sai khác: Trình bày tên, hiển chung, chỉ riêng và giải thích thành, đây tức là hai loại ban đầu. “Xứ” nghĩa là xứ sở, trừ ngoài tôn rồi chỗ có không của pháp, nghĩa là hoặc pháp hữu thể hoặc pháp vô thể. Chỉ nói không có tôn sở lập trước, tôn năng lập ở đoạn trước cũng biến khắp chẳng có, gọi là dị phẩm vì pháp sai khác, vì cả hai đều khác. Theo bài tụng của Lý Môn Luận thì tôn không nhân chẳng có gọi là dị pháp, có giải thích chính là lấy dị phẩm của nhân. Do không có điều này nên quyết theo không có, vì vậy cũng gồm lấy không có tôn gọi là dị hợp lại gọi là dị pháp. Lại tự vấn nạn rằng: Nếu chỉ không có nhân thì gọi là dị pháp, đồng phẩm chẳng có lẽ ra là dị dụ. Nếu như vậy thì tôn “âm thanh vô thường”, dùng điển chớp, bình đàm đồng dụ, nhân là cần – dũng. Với điển chớp vốn chẳng có, lẽ ra thành dị phẩm tôn nhất định theo không có, vì vậy lẽ ra phải nói đồng thành tôn, nhân là chánh đồng, tôn là trợ đồng vì lìa dị phẩm. Tôn là chánh dị, nhân là trợ dị, chỉ chọn lấy chẳng phải di.

Theo Lý Môn luận thì tôn không nhân chẳng có gọi là dị pháp không nói nhân không tôn chẳng có gọi là dị dụ. Nhưng đây không muốn thành riêng dị pháp, nên trước không có tôn, sau mới không có nhân.

Hỏi: Tại sao sở lập không nói biến vô, nhân năng lập nói biến khắp chẳng có?

Đáp: Tôn không thành nhân chẳng nói biến vô, nhân thành tôn nên nói biến khắp chẳng có. Nhân không biến vô bèn thành dị pháp, các lỗi phát khởi như bất định tương vi, sở lập tôn, pháp đó rất rộng lớn. Như âm thanh vô ngã, hư không… cũng có, nếu sai khác đều không có, cũng không có dị phẩm, như hư không… bèn luống lập bày. Cho nên biết chỉ không có tùy ứng một chút phần sở lập của nhân tức là dị tôn, chẳng phải cho rằng đều biến khắp chẳng có.

Hỏi: Đã nói sở lập không có, nhân đã chẳng có, đâu cần phải nói lại nhân biến vô ư? Nói nhân biến vô, đã không có sở lập, cần gì nói sở lập tôn nữa?

Đáp: Chỉ nói sở lập không nhân không biến khắp chẳng có, tức là trong chín câu có nhiếp dị phẩm, trừ câu thứ hai, thứ tám và thứ năm, còn sáu câu là đúng; dị dụ cũng phạm lỗi năng lập bất khiển. Nếu nói nhân biến chẳng có, không nói sở lập không tức là trong chín câu chẳng có nhiếp đồng phẩm, thì câu bốn, sáu, năm là đúng; đồng phẩm cũng phạm lỗi năng lập bất thành. Hoặc chẳng nói sở lập không, cũng chẳng có nhân biến chẳng có, tức là trong chín câu có câu đồng phẩm. Trừ ba câu giữa còn sáu câu, dị dụ cũng phạm lỗi câu bất khiển trừ. Hoặc nói sở lập không nhân cũng biến khắp chẳng có, từ là trong chín câu là câu thứ hai, năm, tám. Câu thứ hai, thứ tám là đúng, câu thứ năm bất định. Đồng dị hoặc hạm lỗi câu bất thành, tha cú có lỗi nên đây có lỗi, không như vậy thì câu này thuộc câu không có lỗi. Các lỗi trong đây hoặc tự hoặc tha, hoặc toàn hoặc phần tùy sở ứng kia lẽ ra nên căn cứ văn trước khởi suy nghĩ. Câu thứ tư có một chút phần là đúng, ngoài ra đều có lỗi, vì ngăn điều này quyết phải nói cả hai sở lập không có nhân biến chẳng có.

Luận cho rằng: “Hoặc là thường thấy chẳng phải tạo tác như hư không…”

Thuật rằng: Đây là riêng chỉ pháp. Như tôn vô thường vậy thường là sai khác, nhân là tánh tạo tác chẳng phải tác là sai khác. Ngược lại hiển rõ nghĩa trong thường phẩm đã không thấy tạo tác, rõ ràng tánh tạo tác nhất định thấy vô thường, vì đồng thành tôn. Trước nhân sau tôn dị pháp lìa trước, tôn trước nhân sau hoặc trong đó lìa xa dị, nhân trước tôn sau. Như nói chẳng tạo tác nhất định là thường trụ, ngược lại thành xưa nay không tranh luận hư không thường trụ. Chẳng phải lìa trước thành tôn nghĩa vô thường, hoặc thành thường trụ bèn phạm lỗi tương phù, xưa đã định tôn vì nay thành lập. Đồng ý đã thành lập trước nhân sau tôn, dị đã lìa trước tùy tôn trước sau, ý muốn hiển ngược lại đoạn trước về nghĩa thành lập. Nay tôn không nhân đã không chuyển, rõ ràng nhân có chỗ nơi tôn nhất định theo. Sai khác chỉ nói lìa, xa lìa thành ra đắc, chắc chắn trước tôn không sau nhân chẳng có. Cho nên Lý Môn luận nói: Nhân tôn đã theo thì tôn không nhân chẳng có, như hư không…, đây nêu dụ y để trình bày dụ thể. Nếu hữu pháp sở y đó, hiển bày pháp năng y chẳng có, chữ “đẳng” đồng lấy các pháp tùy chỗ ứng Niết-bàn…

Luận rằng: “Trong đây thường biểu thị chẳng phải vô thường, chẳng tạo tác, nên nói tiêu biểu vô sở tác”.

Thuật rằng: Dưới đây sẽ giải thích thành nghĩa. Hiển bày dị không có thể cũng thành ba tướng đã thuộc chánh nhân. Pháp Nhân minh, dùng vô làm tôn, không thể thành lập, có không đều sai khác. Như luận chép hòa hợp chẳng phải thật có chấp nhận trong sáu câu thuộc tùy nhất, như năm câu văn trước. Đoạn trước phá năm câu thể chẳng phải thật có nên được làm dụ, vì trong đây dùng vô mà thành ra không có. Lẽ ra dùng hữu pháp làm dị phẩm, vì không có thể kia, ngược lại dùng vô pháp làm dị cho nên các vật không thật có chẳng thuộc sáu câu, không có dị thể kia. Hoặc vô vi là tôn, có chẳng phải năng thành, nhân không có sở y, dụ chẳng có sở lập nên có thể hữu vi sai khác, vì sai khác đối với tôn. Dùng tôn hữu vi, hữu vi hay thành vì tùy thuận thành ra có, không chẳng phải là năng lập, nhân chẳng phải năng thành, dụ không có sở lập, có không đều sai khác, vì đều chỉ nhầm lẫn. Tôn vô thường đã có thể vật tạo tác bình… hữu vi hay lập, cho nên đối với dị phẩm. Như Tát-bà-đa lập hữu thể hư không làm dị, hoặc các bộ kinh… lấy vô thể hư không làm dị vì, chỉ các tôn nhân đều lẫn lộn hết. Chẳng cần dị dụ hẳn có sở y, đồng dụ năng lập, thành ra có chắc có, thành không hẳn không, biểu thuyên giá thuyên hai loại đều được. Dị dụ không như vậy, hữu thể vô thể hoàn toàn đều ngăn vì tánh chỉ lẫn lộn, nên thường ngôn, ngăn tôn chẳng phải vô thường, chẳng sở tác ngôn, biểu thị chẳng phải tạo tác nhân. Không cần thường chẳng tạo thuyên hai loại hữu thể, ý hiển bày 02 dị dụ vì thông cả vô thể.

Theo Lý Môn luận, trước là giá thuyên sau chỉ nhầm lẫn, vì nhờ nghĩa hợp và ly để so sánh suy lường. Đồng dụ trước cũng giá cũng thuyên do thành không dùng không, vì thàn hcó dùng có. Dị dụ sau hoàn toàn lẫn lộn, ngăn mà chẳng nói, vì do đồng dụ hợp để so sánh nghĩa, vì do dị dụ lìa so sánh nghĩa. Kia kết lại: Vì vậy mặc dù đối với không lập thật có hư không… đã được hiển bày tôn xứ có không chẳng thành nghĩa của nhân. Xưa nói âm thanh vô thường, dị dụ như hư không.

Lý Môn luận nạn vấn rằng: Chẳng phải trong dị phẩm không hiển bày vô tánh có chỗ chọn riêng hay làm thí dụ? Nghĩa là, đối với dị phẩm vô thường nên cho rằng hoặc là thường, thấy chẳng tạo tác như hư không không… Chính là dùng thường làm dị phẩm gồm chẳng phải tạo tác, hư không là dụ y. Chủ yếu lựa riêng loại này, hiển dị phẩm không có, ngược lại hiển nhân có tạo tác, tôn vô thường quyết tùy theo. Ông chỉ nói như hư không, nay lại vấn nạn rằng: Chẳng phải với dị phẩm không hiển vô tôn và tánh vô nhân tức là có lựa chọn riêng, nên có thể làm dị dụ. Văn đọc dài dòng nghĩa nói cũng xa vời. Lại gạn hỏi: Cổ Nhân Minh: Thế gian chỉ hiển bày tôn nhân dị phẩm đồng chỗ nơi hữu tánh làm dị pháp dụ. Chẳng phải tôn không có chỗ nơi nhân chẳng có tánh, nên nhất định không có công năng. Trình bày bốn câu ban đầu, ba câu sau chẳng phải, ở đây theo ngoại đạo gọi là thế gian, chỉ hiển bày tôn nhân thường và chẳng phải sở tác dị phẩm đồng trên hư không. Cho nên nói hư không là dị dụ the. Ở đây trình bày tôn kia mà chỉ gạn hỏi chẳng phải tôn không có xứ sớ, nhân chẳng có tánh nên nhất định không có công năng. Chẳng nói dị phẩm cho rằng hoặc là thường tôn không có chỗ nơi, thấy chẳng phải nhân tạo tác không có tánh do lìa tôn nhân, vì vậy xưa dị phẩm quyết định không có công năng. Do đây chỉ nên hiểu như lời tôi đã nói.

Luận rằng: “Như hữu phi hữu gọi là phi hữu”.

Thuật rằng: Vì sợ nói dị dụ sẽ che nghĩa không rõ ràng, chỉ sự làm thí dụ có hai cách giải thích.

(1). Như Thắng luận sư vì ngũ đảnh kia không tin có tánh thật…

ngoài ra có. Bèn lập lượng rằng hữu tánh phi thật phi đức phi nghiệp vì có một thật nên có đức nghiệp như đồng dị tánh. Ngài Trần Na phá nhân này có hữu pháp tự tướng tương vi, nghĩa là hữu tánh lẽ ra chẳng có, vì có một thật nên có đức nghiệp như đồng dị tánh. Đây dẫn thuyết của ngài Trần Na có chẳng có, đâu nói phi hữu biệt hữu đã có tên gọi hoàn toàn ngăn có nên nói chẳng có, thường… cũng như vậy. Vì hoàn toàn ngăn vô thường và sở tác tánh, chẳng có đã có tên gọi.

(2). Đây nói chẳng có, không dẫn thuyết của ngài Trần Na đã nói phi hữu. Nói chẳng có, sơ lược có hai nghĩa: Một là Thắng luận luận sư trừ năm câu có đều là chẳng có, đây tức biểu thuyên. Hai là chẳng có, chỉ phi đối với hữu, phi hữu đã có tên gọi, muốn hiển đồng dụ thành tôn hữu thể, có thể như biểu hiện năm câu, dị dụ chỉ lẫn lộn có thể như ngăn có. Nhưng Đại thừa trung đạo tất cả pháp tánh đều lìa giả trí và ngoài ngôn thuyên, lời nói và giả trí đều không được chân, hoàn toàn ngăn thuyên cũng không có chỗ tiêu biểu. Chỉ với các pháp cộng tướng mà chuyển, pháp nhân minh bèn không đồng với kia, nhưng trong cộng tướng có thể có nghĩa thuyên biểu. Đồng dụ thành lập hai pháp hữu vô, hữu thành đối với hữu có thể chấp nhận thuyên, vô thành đối với vô liền có thể ngăn. Cho nên đây nói ngăn phi hữu đã biểu thị, khác thì chẳng đồng với giống nhau, lý như trước đã nói.

Theo Lý Môn luận hai dụ này lập nạn rằng: Lại dùng nhân duyên gì mà thứ nhất nói nhân tôn đã theo nhau, thứ hai nói tôn không nhân chẳng có, không nói nhân không tôn chẳng có? Trong đây ý vấn nạn bài tụng trước đã nói nhân tôn đã theo nhau tôn không nhân chẳng có. Hai loại này gọi là thí dụ, sao không dùng đồng vì dụ dị, trước tôn sau nhân nói vô thường đều là sở tác, mà nói các vật do tạo tác đều là vô thường, nói nhân có nơi chỗ tôn đã tùy theo. Sao không dùng dị để ví dụ đồng, trước nhân sau tôn nói những vật không do tạo tác đều thấy thường. Còn nếu có vật thường còn thầy chẳng do tạo tác, nói tôn không có chỗ nơi nhân cũng tùy theo đó mà không có. Luận kia đáp rằng: Do nói như vậy mới có thể hiển bày nhân, đồng phẩm định hữu, dị phẩm biến vô chẳng phải thuyết điên đảo. Theo bài tụng thì nên dùng những vật không do tạo tác để chứng minh thường, hoặc dùng vô thường thành tạo tác. Nếu như vậy lẽ ra thành điều chẳng phải nói, không biến khắp phi lạc… hợp ly. Ba câu ban đầu đáp sở tác biến khắp nhân, một câu sau trả lời cần dũng chỉ hạn hẹp trong nhân.

Thứ nhất đồng dụ trước tôn sau nhân, thứ hai dị dụ trước nhân sau tôn, ngược lại trình bày đều là bất khả. Nếu dùng ly loại hợp trước nhân sau tôn, mà nói vật chẳng do tạo tác đều là thường trụ. Lẽ ra dùng nhân chẳng tạo tác tự chứng minh thường trụ, chẳng lìa đầu tiên lập luận trước tôn sau nhân. Nếu chấp nhận như vậy, cũng nên thành lập chẳng phải vốn đã nói tôn vô thường, lại hư không thường trụ. Lập địch vốn thành, nếu nay lại lập luận phạm lỗi tương phù, đã chẳng phải vốn tranh luận, ngược lại chính lập thường. Do đây nên nói nếu như vậy lẽ ra thành chẳng phải vốn đã nói. Nếu dùng hợp loại ly trước tôn sau nhân mà nói các vật vô thường đều là tạo tác, lẻ ra do vô thường thành tánh tạo tác, chẳng phải do tạo tác thành tôn vô thường. Nếu chấp nhận như vậy lẽ ra thành lập chẳng phải vốn đã tranh luận tôn nghĩa vô thường.

Lại nữa, âm thanh vô thường chẳng phải cả hai đã chấp nhận, tạo tác trên âm thanh cả hai chấp thành. Hoặc do không cùng chấp nhận vô thường, thành sở tác cùng chấp nhận, tôn đã tương phù, nhân cũng tùy nhất. Nếu như vậy lẽ ra thành lập chẳng phải vốn đã tranh luận.

Hỏi: Âm thanh, bình đều vô thường, các vật tạo tác đều vô thường, âm thanh và bình vô thường cả hai đều thành, âm thanh và bình đều tạo tác, các vật vô thường đều tạo tác. Tại sao phế bỏ âm thanh bình tạo tác cả hai đều thành?

Đáp: Âm thanh tạo tác kia chẳng phải vô thường, bình chấp nhận tạo tác cũng vô thường. Nếu bình tạo tác đã vô thường, loại âm thanh tạo tác cũng vô thường, không muốn thành tạo tác vô thường như bình. Đâu được riêng dùng vô thường thành sở tác, câu thứ tư kia, giải thích nhân cần dũng cũng là không thể được.

Nói Bất biến, tức là nếu dùng ly loại hợp trước nói chẳng có cần dũng vô gián sở phát định là thường trụ. Điển chớp chẳng phải cần phát mà chẳng phải thường trụ, chẳng phải cần nhân rộng lớn, thường trụ tôn hạn cuộc. Tôn hạn cuộc không biến khắp, thường trụ nhân rộng lớn, nên dùng chẳng phải cần phát thành thường trụ đó. Nếu như vậy lẽ ra thành chẳng phải vốn đã nói, hoặc dùng hợp loại ly, trước nói các vật vô thường đều cần dũng phát điển chớp… vô thường chẳng cần – sở phát, nhân vô thường rộng lớn, tôn cần phát nhỏ hẹp. Tôn hạn hẹp nhân rộng lớn cũng là bất biến. Hoặc cũng chấp nhận như thế lẽ ra thành chẳng phải vốn đã tranh luận, đây là nhân cần dũng đã đồng sở tác, nên nói bất biến, lược bỏ nên không có chữ “hựu”. Điều không ưa thích đó là nhân bất biến này, riêng có thành lập tôn không ưa thích, nghĩa là nếu dùng ly loại hợp nói các vật chẳng phải cần phát đều thường trụ. Hư không chẳng phải cần phát có thể là thường trụ, điển chớp chẳng phải cần phát như thế nào đều thường. Nhân này đã có trong dị phẩm bèn thành bất định, liền vì đó thành lập tôn điển chớp… thường trụ bất lạc. Còn nếu dùng hợp loại ly nói các vật vô thường đều là cần phát, bình… vô thường thời là cần hát. Điển chớp… vô thường thế nào cần phát, nhân cần phát này cũng có trong dị phẩm lại thành bất định. Đã dùng vô thường thành lập điển chớp… mà là cần phát ngược lại chẳng phải điều ưa thích. Do đây hợp ly hai loại đồng ví dụ cho nhau, đều là không thể được, vì vậy cvhỉ nên hợp ly đồng dị như ta đã nói.

Kia lại hỏi rằng: Vì muốn đầy đủ hai thí dụ ngôn từ mời thành năng lập, vì như nhân kia chỉ nói tùy nhất? Đây là hỏi hai thí dụ, vì muốn đầy đủ nên nói hai mới thành năng lập thành tôn sở lập. Vì như hai nhân sở tác cần dũng chỉ theo đó nói một, liền thành năng lập, thành tôn sở lập. Họ tự đáp rằng hoặc căn cứ vào chánh lý nên đầy đủ nói hai, do đó đầy đủ hiển bày sở lập không rời nhân kia, để hiển bày đầy đủ đồng phẩm định hữu, dị phẩm biến vô. Có thể chính xác đối trị tương vi bất định do hiển đủ cả hai, nền có thể hiển bày tôn không rời nhân cũng hiển tôn nhân đồng phẩm định hữu, dị phẩm biến vô, hai dụ đã đầy đủ. Cho nên có thể chánh trừ tương vi bất định, vì hai tướng lỗi tương vi bất định. Nhân tương vi đồng không dị có, nhân bất định hai có hai không, nên nói đầy đủ hai dụ để trừ hai lỗi. Kia lại nói, nếu có một phần đã thành này thì tùy theo đó nói một phần cũng thành năng lập, nghĩa là đối với hai dụ đã có giải thích đồng. Lẽ ra nên nói dị đã có giải dị, nên chỉ nói đồng, không nói đủ hai cũng thành năng lực. Lại lập luận, nếu như âm thanh kia hai nghĩa đồng chấp nhận thì đều không cần nói hoặc do nghĩa gần đúng, một có thể hiển hai. Âm thanh nghĩa là hữu pháp, ví nhân là sở tác tánh, y đây âm thanh có, hoặc địch luận chứng minh… nghe tôn nhân này. Như đồng chấp nhận hai nghĩa trên âm thanh kia, tức là giải nghĩa hai dụ trên nhân. Đồng dị hai dụ đều không cần nói, hoặc người lập luận đã nói một dụ, nghĩa gần như hiển bày hai. Địch chứng sinh giải chỉ ví nói một, ý trên đây nói hai đều chẳng có thuyết. Hoặc tùy theo đó nói một, hoặc nói đủ cả hai, tùy đối thời cơ tất cả đều được.

Luận rằng: “Đã nói tôn… như vậy đa ngôn khi khai ngộ tha gọi là năng lập”.

Thuật rằng: Trong giải năng lập, từ đây sắp xuống là phần thứ ba tổng kết thành ra đoạn trước. Trong lựa chọn đồng dị, gồm có hai: ban đầu kết thành văn trước, sau lựa đồng dị. Kết thành có hai, ban đầu tổng kết thành, sau riêng bày cách kết. Nếu thuận theo ngài Thế Thân, tôn cũng năng lập nên nói tôn… Tôn – nhân – dụ cả ba gọi là đa ngôn, người lập dùng đa ngôn này khi khai ngộ cho địch chứng gọi là năng lập. Từ ngài Trần Na về sau nêu tôn năng… lấy chỗ đồng một nhân hai dụ kia gọi là năng lập, tôn là chỗ thành lập đầy đủ của năng lập, cho nên năng lập tổng kết rõ ràng.

Luận rằng: “Như luận nói “âm thanh vô thường” là lập tôn”.

Thuật rằng: Sau sẽ trình bày kết năng lập, thế căn có bốn. Trình bày trước tôn sau chỉ pháp. Như có người thành lập “âm thanh là vô thường”, đây là lời nói đã tranh luận lập tôn, vì luận về sở tác tánh nên nói tôn pháp. Đạon văn thứ hai là trình bày trước nhân sau chỉ pháp. Sở tác tánh trong đây là nói pháp năng lập nhân của tôn, do tôn pháp này nên hay thành lập tôn trước âm thanh vô thường gọi là nhân. Có chữ “cố” trước không nay có vì hiển rõ lập nhân pháp ắt phải nói, không như vậy liền chẳng phải nên lý do của tôn. Trước lược chỉ pháp, do đây lược bỏ không có, trong đoạn trước chỉ bày pháp là hiển thị hai nhân, nay chỉ trình bày một. Chữ “trước có” nghĩa là muốn hiển rõ đồng phẩm định hữu, vì còn hai nói biến khắp ba tướng sai khác, riên hiển bày hai nhân nay lược kết chỉ bày, vì vậy chỉ trình bày một.

Luận nói: “Nếu là các vật do tạo tác thấy vô thường như bình… là tùy đồng phẩm nói”.

Thuật rằng: Đây là đoạn văn thứ ba vậy. Trình bày đồng dụ trước, chỉ pháp sau, cho rằng hoặc có nhân sở tác thấy có tôn vô thường, cũng như bình… là tôn vô thường nói theo nhân sở tác đồng phẩm. Tuy nhân sở tác nêu âm thanh có để hiển bày vô thường, vô thường vẫn chưa theo nhân sở tác. Nhân sở tác thông cả âm thanh và bình hai chỗ gọi là nhân đồng phẩm, nay nêu bình do tạo tác nên vô thường, hiển bày âm thanh vô thường cũng theo nhân đồng phẩm, vì nghĩa quyết định. Còn đồng phẩm là tôn đồng phẩm, xưa tuy nêu nhân, tôn vẫn chưa theo từ nghĩa nhất định là bình đồng phẩm vô thường. Nay hiển rõ có nhân tôn pháp hẳn có vì như bình… âm thanh sở lập đó nhất định theo đồng phẩm vô thường nghĩa lập.

Hỏi: Người đối địch không hiểu âm thanh có sự vô thường, đâu được dùng bình làm đồng phẩm?

Đáp: Cả hai nhà luận sư cùng chấp nhận đồng tạo tác, nên nhân đúng là đồng phẩm. Người lập luận đã thành lập vốn lập vô thường, nên nêu bình làm tôn đồng phẩm cũng không có lỗi.

Luận rằng: Hoặc vật thường đó thấy không do tạo tác như hư không… là xa lìa lời nói”.

Thuật rằng: Đây là văn thứ tư. Trình bày trước dị dụ sau chỉ pháp hoặc vật thường đó lìa tôn sở lập thấy chẳng do tạo tác. Lìa nhân năng lập như hư không chỉ dị dụ y, đây chỉ với đoạn trước tôn nhân cả hai lẫn lộn gọi là xa lìa lời nói. Xa tôn rời nhân, hoặc thông cả xa lìa, hoặc thể sơ sài gọi là viễn, trái nghĩa gọi là ly; cùng sở năng lập thể tướng càng xa nghĩa lý trái tuyệt nên gọi là viễn ly.

Hỏi: Tại sao chỉ lìa tôn và nhân không thể lìa dụ?

Đáp: Chỉ lìa tôn nhân hợp lại thì lìa dụ lại không nói riêng nhưng đồng thành tôn vì vậy quyết phải là thể. Nay dùng để ngăn quấy chẳng cần dị tánh.

Hỏi: Tại sao chỉ gọi là dị dụ, không gọi là dị tôn nhân?

Đáp: Dụ là hợp hai pháp, tôn nhân đều có một, nói dị dụ để bao gồm hết: Nói dị hai sẽ bị lỗi, hoặc nói dị tôn dị nhân sẽ riêng thành nghĩa khác, chẳng phải lìa trước. Trở lại thành năng lập nên gọi chung là dị dụ, hợp dị tôn nhân, không nói riêng dị tôn dị nhân.

Luận rằng: “Chỉ nói ba phần này gọi năng lập”.

Thuật rằng: Đây là lựa đồng dị. Theo Lý Môn luận thì trong tỉ lượng chỉ gặp lý này, hoặc chỗ được so sánh tướng định biến này (biến là tôn pháp tánh), ngoài ra đồng loại. Niệm định hữu này (đồng phẩm định hữu tánh) đối với kia không có chỗ nơi, niệm biến vô này (dị phẩm biến vô tánh).

Vì vậy do sinh hiểu quyết định này trong đây chỉ nêu ba món năng lập. Kia dẫn bổn tụng như tự mình quyết định mà thôi, hy vọng quyết định sinh người khác. Nói tôn pháp tương ưng, còn sở lập xa lìa, đây nói hai tỉ một tự hai tha. Tự tỉ nơi chỗ địa vị của đệ tử, lại có hai: Một là so sánh tướng như thấy khói là tướng của lửa biết chắc sẽ có lửa; hai là so sánh lời nói nghe thầy nói so lường mà biết. Đối với hai lượng này tự sinh ra quyết định. Tha tỉ nơi chỗ vị sư chủ cùng đệ tử, khởi sự suy lường đó hy vọng người khác sinh hiểu biết. Hai câu trên như thứ tự riêng phối hợp, luận kia tự giải thích hai câu, vì đối với chỗ so sánh hiển tôn pháp tánh nên nói nhân. Vì hiển rõ tánh không rời nhau này nên nói dụ (thuận thành nghịch thành tôn nhân tánh không rời nhau tức là hai dụ), vì hiển chỗ so lường này nên nói tôn.

Ba tướng của nhân, pháp tánh của tôn cùng tôn sở lập gọi là tương ưng. Lời xưa giải thích nói, xa lìa kia trừ không này còn chi phần, do đó ngăn trừ con xem xét kỹ và cùng hợp kết tức là luận thuyết chỉ có lời nói này vì lựa chọn riêng. Các ngoại đạo lập chi phẩm xét. Lập địch đều chưa lập luận, trước tiên sinh xét kỹ hỏi định tôn luống uổng dùng làm phương tiện lời nói trình bày ra tôn. Tập lượng phá rằng, do cha mẹ sinh ra thân ông mới có thể lập luận, lại nhờ người làm chứng ngôn ngữ đồ dùng sân tòa… mới được lập luận đều lẽ ra gọi là năng lập. Lập là trí sinh, hy vọng người khác là tôn trí vì đều càng xa lìa, còn chẳng phải năng lập huống chi các pháp khác? Cổ sư đã lập ba chi tám, bốn, ba… làm chi năng lập đều chẳng phải đích thân trội hơn cho nên không nói. Chi hợp kết đó lìa nhân dụ không nên không riêng lập vì tánh thù thắng, trong lỗi của dụ không có hợp đảo hợp lỗi vì tăng thắng, nên gọi là tợ lập, đến văn sau sẽ biết.

Luận rằng: “Tuy ưa thành lập do cùng hiện lượng… tương vi nên gọi là tợ lập tôn”.

Thuật rằng: Theo trong đó nêu mà giải thích, đại văn có sáu. Từ đây sắp xuống thứ hai sẽ giải tợ lập, có hai đoạn văn, ban đầu riêng giải tợ, sau kết chẳng phải chân. Trong đoạn ban đầu có ba:

1). Giải thích tợ tôn.

2). Giải tợ nhân.

3). Giải tợ dụ.

Ban đầu lại có hai trình bày đã nói có lỗi chẳng chân và tùy nêu tợ sẽ chỉ giải thích kết. Lại vì có hai đương thời lạc vi và hậu thời lạc vi. Tiền lạc vi sở lạc đương thời, tợ tôn sở lập. Hậu thời lạc via cho nên ưa thích làm lời nói nghĩa thông chân tợ, trước là đem lạc đương thời, vì lựa chẳng phải sở lạc đương thời. Cho nên tợ tôn chẳng phải là chân tôn, luận thuyết tuy ngôn ngữ nghĩa gần lỗi đức. Mặc dù lại đoạn trước nói lạc đã thành lập gọi là tôn, đây là đức, vì đương thời lập, vì không có các lỗi. Hoặc cùng hiện lượng tương vi cho nên hậu thời lạc vi, chẳng phải sở lạc của đương thời, gọi là tợ lập tôn đây là lỗi, vì hậu thời lập, vì có các lỗi. Đoạn này tuy nói cũng hiển bất định, muốn hiển lạc vi thông cả nay sau hai thời bất định. Trước lạc đương thời đã lập gọi là tôn, hậu thời lạc vi gọi tợ lập tôn, nay hiển hậu lạc nên gọi tợ tôn.

Luận rằng: “Cho rằng hiện lượng tương vi, tỉ lượng tương vi, tự giáo tương vi thế gian tương vi, tự ngữ tương vi”.

Thuật rằng: Trình bày dưới đây sẽ tùy theo nêu tợ chỉ giải thích hết có ba: Theo đó nêu ví dụ, theo ví dụ chỉ pháp và tùy đó giải thích kết lại. Liệt kê tên có hai: Theo xưa và theo nay. Đây là theo xưa. Ngài Trần Na chỉ lập năm lỗi này, ngài Thiên Chủ lại thêm bốn lỗi nữa. Cho nên Lý Môn luận nói, chẳng phải nghĩa tương vi kia có thể khiển trừ, nghĩa như trước đã nói. Nếu theo văn kết, hoặc liệt kê có ba ban đầu hiển trái pháp, kế hiển chẳng có, sau công hư luống đây là ban đầu. Trái pháp có hai tự giáo tự ngữ, chỉ trái tự mình mà thành lỗi, còn ba loại kia trái tự cộng mà thành lỗi. Lại trí hiển tỉ trái lập – địch, tự giáo trái với chỗ nương tựa, thế gian y thắng nghĩa mà không trái nghịch, nương thế tục mà có phạm tội. Căn cứ vào thế gian lập nghĩa, trái nghịch với lý trí thế gian, pháp lập luận của tự ngữ có thể có nghĩa, thể căn cứ vào nghĩa giải thích. Lập địch cùng chấp nhận, sau không thuận trước nghĩa chẳng phù hợp thể, nêu tôn đã trái ngược rồi thì năng lập đâu thuận thành. Cho nên năm loại tương vi này đều thuộc lỗi.

Luận rằng: “Năng biệt bất cực thành, sở biệt bất cực thành, câu bất cực thành”

Thuật rằng: Trình bày hoặc làm hai khoa sẽ theo thời nay liệt kê: Ban đầu ba thiếu chỗ nương sau một nghĩa thuận. Hoặc thành ba khoa sẽ hiển bày chẳng có, tôn chẳng phải cả hai chấp nhận, y chắc cùng thành. Y nếu không thành, tôn y làm sao lập? Vả lại, như chi nhân không thiếu thắng quả có thể thành, các chi đã thiếu thắng quả đâu thể thành lập được. Vì vậy y chẳng có tôn nghĩa không thành.

Luận rằng: “Tương phù cực thành”.

Thuật rằng: Đây hiển bày công rỗng không đối địch luận tranh tôn, vốn do lý phản nghịch. Lập tôn thuận địch luận luống bỏ công của mình nên cũng thuộc về lỗi.

Luận rằng: “Hiện lượng tương vi trong luận này như nói âm thanh chẳng phải bị nghe”.

Thuật rằng: Từ đây sắp xuống là phần thứ hai, tùy nêu chỉ pháp đồng khoa trước liệt kê. Trong đây lựa chọn giữ gìn, vả lại chỉ rõ đồng nhất. Thể của hiện lượng lập địch thân chứng pháp tự tướng trí, do tướng thành tôn vốn phù hợp trí cảnh, lập tôn đã trái chánh trí, khiến trí đâu được hội chân, như thế nhĩ căn là hiện thể kia đây cực thành, còn âm thanh là hiện đắc xưa nay cùng chấp nhận. Nay theo tôn sở lập nào chỉ nói âm thanh chẳng phải bị nghe, bèn trái lập địch chứng trí nên gọi là hiện lượng tương vi, đây có toàn phần nhất phần từ ác. Toàn tứ cú, có trái tự hiện lượng chẳng phải tha. Như Thắng luận sư đối Đại thừa đồng dị đại hữu, chẳng phải ngũ căn được. Tôn kia tự chấp nhận hiện lượng được, mặc dù đây cũng có trái giáo tương phù. Nay chỉ trình bày trái tự hiện lượng, có trái tha hiện chẳng có tự. Như đệ tử Phật đối Thắng luận, cảm giác, ưa muốn, sân giận chẳng phải cảnh ngã hiện, vì tôn kià nói là ngã hiện đắc. Tuy có tự năng biệt bất thành này. Nay đây chỉ lấy trái tha hiện lượng, có trái cộng hiện, nghĩa là luận đã trình bày. Tất cả đều chấp nhận âm thanh bị nghe, mặc dù đây cũng trái giáo thế gian, nay chỉ lấy trái cộng hiện lượng, có cả hai đều chẳng trái. Như trước đã nói âm thanh là vô thường.

Nhất phần tứ cú, có trái với bản thân một phần hiện chẳng phải tha, như Thắng luận lập tất cả tự đại, chẳng phải cảnh của nhãn căn. Kia nói phong đại và ba món cực vi chẳng phải nhãn căn đắc, ba loại thô có thể đắc. Nay nói tất cả trái tự một phần, mặc dù đây cũng có các lỗi trái giáo. Nay lấy trái hiện, có trái tha một phần hiện chẳng phải tự. Như đệ tử Phật đối Thắng luận sư địa – thủy – hỏa ba đại chẳng phải mắt bị thấy. Kia nói ba món thô là mắt đã thấy, cực vi chẳng thấy, nên trái một phần có đều trái một phần hiện. Như Thắng luận sư đối đệ tử Phật lập sắc hương vị đều chẳng phải mắt thấy, chỉ có sắc là mắt thấy. Kia đây cùng biết, ngoài ra đều chẳng thấy, gọi là trái cộng một phần. Mặc dù đây cũng có một phần trái tự giáo thế gian tương phù, nay chỉ lấy đều trái một phần, đều không trái một phần. Như đệ tử Phật đối Số luận sư cho rằng tự tánh ngã thể đều chuyển biến vô thường, tuy trái lời dạy đó vì chẳng phải hiện lượng. Trong hai loại tứ cú này trái tha không đều không trái, đồng thời chẳng thuộc lỗi. Lập tôn vì muốn trái lại hại tha, trái tha chẳng có lỗi huống chi đều không trái? Trái tự và cộng đều là thâu vào lỗi. Hiện tỉ lượng… lập đủ nghĩa, nay đã trải thì không có chỗ gần nương tựa, y gì lập nghĩa? Trong luận chỉ pháp y cộng toàn trái, ví dụ các câu khiến cho đều gần như hết thảy, đây ban đầu chỉ bày pháp lược hiển phương góc. Dưới đây sẽ trình bày lỗi chẳng phải không có các lỗi. Đã dừng lại nơi tụ nghĩa, đều nên chuyển theo đây giải thích.

Luận rằng: “Tỉ lượng tương vi như nói bình… là thường”.

Thuật rằng: Đây là trình bày thể của tỉ lượng. Nghĩa là, chứng minh địch nhờ lập luận chủ, hay lập các tướng mà quán nghĩa trí. Tôn nhân thuận nhau, tha trí thuận sinh, tôn đã trái với nhân, tha trí ngược lại khởi, nên tôn sở lập gọi là tỉ lượng tương vi. Ý này nói kia đây cùng chấp nhận bình có tánh tạo tác, quyết định vô thường. Nay lập làm thường, tôn đã trái nhân, khiến cho nghĩa tương phản. Vì nghĩa tương phản nên tha trí sinh, do đây tôn có lỗi gọi tỉ lượng tương vi, cũng có toàn phần nhất phần tứ cú.

Toàn phần tứ cú có trái tự tỉ lượng chẳng phải tha, như Thắng luận sư lập hòa hợp cú nghĩa chẳng thật có thể. Tôn kia tự chấp nhận vì so sánh biết có, có trái tha so sánh chẳng phải tự, như Tiểu thừa đối Đại thừa mà thành lập. Đệ nhất Mạt-na thức nhất định chẳng phải thật có, Đại thừa trừ Phật tỉ lượng biết có. Như nhãn căn… là sáu chỗ nương. Có trái cộng tỉ tức luận đã trình bày, kia đây so sánh biết bình vô thường.

Nhất phần tứ cú có trái tự một phần so sánh chẳng phải tha. Như Thắng luận sư đối Phật pháp: Ngã sáu cú nghĩa đều chẳng thật có. Kia nói, năm món hiện lượng trước đã đắc, hòa hợp một câu và tỉ lượng biết được. Có trái tha một phần so sánh chẳng phải tự. Như Đại thừa đối tất cả (hữu) có, nói mười sắc xứ nhất định chẳng thật có. Kia nói ngũ căn, trừ ngoài Phật rồi vì đều so sánh được. Có trái cộng một phần tỉ, như Minh luận sư đối Phật pháp lập tất cả âm thanh là thường, tôn. Kia tự

nói, Minh luận âm thanh thường có thể thành tôn nghĩa, trừ ngoài âm thanh này, kia đây đều nói thể là vô thường cho nên thành một phần. Hoặc tha toàn phần tự tôn một phần, trái tỉ lượng kia đồng hiện lượng trước. Toàn và một phần đều có cùng chẳng trái ngược, dễ nên không tường thuật lại, dưới đều căn cứ biết được. Trái tự và cộng có thể thuộc lỗi này, trái tha chẳng có lỗi. Hoặc đều chẳng trái hoặc chẳng phải lỗi này có lỗi tương phù, vì lập lượng vốn muốn trái tha tỉ. Trong uận chỉ pháp y cộng toàn trái ngoài ra căn cứ biết như vậy, trong đây chỉ rõ tự tướng của tôn pháp tỉ lượng tương vi. Hầu như nhẫn cũng có sai biệt hữu pháp, hữu pháp tự tướng. Hữu pháp sai biệt tỉ lượng tương vi, nhân trái tôn dụ đã có bốn lỗi, tôn trái nhân dụ lẽ ra cũng có bốn lỗi, vì e văn dài dòng rối khó hiểu, cho nên lược bỏ. Đến tương vi quyết định sẽ hiển bày đầy đủ.

Luận rằng: Tự giáo tương vi tức như Thắng luận sư lập âm thanh là thường”.

Thuật rằng: Tự giáo có hai: Một là hoặc lập thừa giáo tự tôn của thầy đối với cái dị học của người khác. Hai là hoặc không quán xét lập luận tùy đó thành giáo. Nay đây chỉ nêu thừa giáo tự tôn, đối với dị học của phàm chỗ tranh lý ắt có chứng cứ. Nghĩa đã trái với tự tôn, chỗ tranh luận đâu có chứng cứ cũng có toàn phần nhất phần tứ cú. Toàn tứ cú có trái tự giáo chẳng phải tha như luận thuyết là đúng. Có trái tha giáo chẳng phải tự. như đệ tử Phật đối Thanh luận sư lập âm thanh vô thường. Có trái cộng giáo như Thắng luận sư đối đệ tử Phật lập âm thanh là thường. Nhất phần tứ cú, có trái tự một phần giáo chẳng phải tha, như Hóa Địa Bộ đối Tát-bà-đa lập ba đời chẳng có, vì trái tự tôn hiện đời có. Có trái tha một phần giáo chẳng phải tự, như Hóa Địa Bộ đối Đại thừa sư, lập chín pháp vô vi đều có thật thể, trái Đại thừa sư trừ ngoài chân như vì không có thật thể. Có trái cộng một phần giáo như Kinh bộ sư đối tất cả có (hữu), lập sắc xứ sắc đều chẳng phải thật có, thô tế chẳng thật có thể đối thành tôn. Tôn kia cùng chấp nhận cực vi thật có, trái cộng một phần, trái tha toàn tự thành một phần. Hai loại tứ cú trên đây chỉ trái tha cú chẳng thuộc lỗi, trái tự và cộng đều thuộc lỗi, lẽ ra như trước đã nói. Tuy càng trái giáo cũng thuộc lỗi, chỉ lấy một phần trái tự làm lỗi, cho nên luận chỉ nói tự giáo tương vi, dẫn tự làm chứng tha chưa tin theo pháp năng lập, vì quyết cực thành. Đối địch trình bày tôn, vì hẳn trái tranh luận, trái tự nhờ chứng cứ bèn thành lỗi, vì hủy bỏ trái nghịch điều sư không có tôn bẩm thọ. Hoặc đều không trái mặc dù không có lỗi này ắt có lỗi tương phụ cực thành.

Luận rằng: “Thế gian tương vi như nói ngọc thỏ chẳng phải mặt trăng có. Lại như nói nhân đảnh cốt tịnh chúng sinh phần cũng như ngọc bối”.

Thuật rằng: Đây là trình bày có thể phá hoại nghĩ. Có nghĩa dời đổi lưu chảy gọi là thế (đời), đọa trong đời nên gọi là gian. Theo Đại Bát-nhã thế gian xuất gọi thế gian, vì tạo thế gian vì do thế gian, vì y thế gian nên gọi thế gian. Đầy đủ như kinh Bát-nhã quyển thứ 500 nói có hai loại này: Một là chẳng học thế gian trừ các học giả, còn lại thế gian đã chấp nhận pháp. Hai là học giả thế gian, tức là các vị Thánh đã biết pháp thô, hoặc pháp thâm diệu bèn chẳng phải thế gian. Ban đầu chẳng phải người học thế gian tức đây đã nói mặt trăng là nghĩ đến thỏ, xương sọ người bất tịnh. Vì tất cả cùng biết mặt trăng có con thỏ, nên nói nhân duyên này. Như bộ Tây Vức Ký ghi thế gian cùng biết xương sọ người chết là bất tịnh. Hoặc các nhà ngoại đạo đối đệ tử Phật, hữu pháp không lựa chọn chỉ nói chung nghĩ nhớ đến thỏ chẳng phải mặt trăng, vì do có thể như mặt trời ngôi sao… Tuy nhân dụ đúng mà tôn trái thế gian nên gọi là lỗi, nhưng luận chỉ có tôn nhân không có dụ.

Theo Lý Môn luận, hoặc trong đó do bất cộng, không có tỉ lượng vì cực thành mà nói khiến trừ nghĩa tương vi. Như nói ôm thỏ chẳng phải ở mặt trăng có, ý luận kia hiển bày vì do không cùng thế gian nhưng chung điều có biết, không có đạo lý có thể thành tỉ lượng. Khiến cho người không tin họ nghĩ nhớ con thỏ chẳng phải mặt trăng nên thành lỗi, chính cùng đây đồng. Luận này lại nói, như ngoại đạo Ca-ba-ly, đây gọi là Kết man, xâu sọ người dùng làm đồ trang sức đeo, có người chê bai bèn lập lượng rằng: Tôn là “cốt đỉnh đầu người là tịnh”, nhân vì chi phần của chúng sinh, dụ cũng như ngọc bội. Năng lập nhân dụ tuy không có lỗi, tôn trái thế gian cũng thành bất tịnh, do đó thành lỗi, hai điều này đều chẳng phải học thế gian, chỉ có vi cộng (trái cộng đồng) không có tự tha…

Văn tuy nói toàn bộ, lý cũng nên có một phần trái ngược, hoặc có hòa hợp nói hoài thế chẳng phải mặt trời mặt trăng. Chỉ có một phần mặt trăng trái cộng thế gian vì mặt trời không trái.

Hỏi: Vả lại, như Đại sư chu du Tây Vức học tất cả sắp trở về, lúc ấy Giới Nhựt Vương là vua của năm nước ở Ấn Độ và Sư tổ chức mười tám ngày không ngăn đại hội, truyền lịnh cho Đại sư lập nghĩa khác. Các nơi ở Thiên trúc lựa chọn bậc hiền tài đều vân tập lại một nơi để tranh luận cật vấn loại trừ ngoại đạo Tiểu thừa. Đại sư lập lượng, người đương thời chẳng ai dám đương đầu đối đáp. Đại sư lập tỉ lượng Duy thức tôn là chân nên cực thành sắc không rời nơi nhãn thức, nhân tự chấp nhận ba loại ban đầu thuộc nhãn vì không nhiếp, dụ cũng như nhãn thức, tại sao không phạm thế gian tương vi. Thế gian cùng nói vì sắc lìa thức?

Đáp: Luận về pháp Nhân Minh trong lúc năng lập hoặc có lựa riêng bên không có lỗi, hoặc tự tỉ lượng do chấp nhận lựa chọn hiển bày các lỗi tự chấp nhận không có tha tùy nhất. Hoặc tha tỉ lượng ông chấp các lời lựa chọn không có lỗi trái tôn, hoặc cộng tỉ lượng… dùng thắng nghĩa nói lựa chọn, không có lỗi trái tự giáo thế gian. Tùy chỗ ứng đó đều có nêu sự lựa chọn, trong tỉ lượng này có chỗ lựa riêng nên không có các lỗi, hữu pháp gọi là chân, rõ y thắng nghĩa không y thế tục, vì vậy không trái với chẳng học thế gian.

Lại hiển bày ý nghĩa thù thắng của Đại thừa mà lập, chẳng y Tiểu thừa, cũng không trái giáo lý A-hàm lìa sắc có thức, cũng không có lỗi trái với Tiểu thừa học giả thế gian, nên gọi là cực thành. Lựa bỏ Tiểu thừa hậu thân Bồ-tát nhiễm ô các sắc, tất cả sắc thân hữu lậu của Phật, hoặc lập thành Duy thức bèn có một phần tự sở biệt không thành, cũng có lỗi một phần trái tôn. Sắc thân của chư Phật mười phương và sắc thân vô lậu của Phật họ không chấp nhận có lập làm Duy thức, có tha một phần sở biệt không thành. Hai nhân này đều có tùy nhất một phần sở y bất thành, nói cực thành gọi là lựa chọn nơi đây, vì lập hai điều còn lại cùng chấp nhận các sắc làm Duy thức. Theo Nhân thì bất nhiễm đầu ba nhiếp hiển sáu và ba trong mười tám giới đã thuộc ba món ban đầu, trái tôn nghĩa là hoặc không nói ba tướng ban đầu đã nhiếp, vì chỉ nói nhãn đã không nhiếp, bèn có lỗi bất định sắc cực thành. Vì như nhãn thức không thuộc nhãn nhất định không lìa nhãn thức, vì như năm, ba nhãn chỗ không nhiếp, sắc cực thành nhất định lìa nhãn thức. Hoặc chấp nhận năm, ba nhãn đã không nhiếp cũng không lìa nhãn thức, bèn trái tự tôn vì lựa bỏ lỗi này nên nói thuộc ba món ban đầu. Nhãn kia đã không thuộc cũng lựa bất định và pháp tự tướng quyết định tương vi, cho rằng nếu không nói nhãn đã không nhiếp, chỉ nói ba tướng ban đầu đã nhiếp, phát ra lời nói bất định, sắc cực thành vì như nhãn thức thuộc ba tướng ban đầu nên nhất định không lìa nhãn thức, vì như nhãn căn, thuộc ba tướng ban đầu nên chẳng định không rời nhãn thức. Do Đại thừa sư nói nhãn căn đó, chưa chắc hoàn toàn nói lìa nhãn thức, cho nên bất định này chẳng phải định không lìa nhãn thức, không được nói định nhãn thức, khởi lên lời nói pháp tự tướng tương vi. Chân cho nên cực thành sắc chẳng phải không lìa nhãn thức, vì thuộc ba tướng ban đầu, cũng như nhãn căn, do đây lại có quyết định tương vi. Vì lựa bỏ hai lỗi này nên nói đã không thuộc nhãn. Nếu như vậy đâu cần tự chấp nhận lời nói? Vì ngăn lỗi hữu pháp sai biệt tương vi nên nói tự chấp nhận, chẳng phải hiển bày cực thành sắc. Đã thuộc ba tướng ban đầu, đã không nhiếp nhãn, tha đã không thành, chỉ tự chấp nhận, nghĩa là chân cho nên cực thành sắc là tự tướng của hữu pháp không lìa nhãn thức là pháp tự tướng. Định lìa nhãn thức căn, chẳng định lìa nhãn thức là hữu pháp sai biệt, ý lập chấp nhận không lìa nhãn thứcsắc, người ngoài bèn khởi lời sai biệt tương vi. Sắc cực thành chẳng phải không lìa nhãn thức sắc, đã thuộc ba tướng ban đầu vì đã không nhiếp nhãn, cũng như nhãn thức, vì ngăn lỗi này nên nói tự chấp nhận, cùng tỉ lượng kia khởi lời bất định sắc cực thành. Vì như nhãn thức đã thuộc ba tướng ban đầu vì không nhiếp nhãn, chẳng phải không lìa nhãn thức sắc, vì như tự chấp nhận sắc thân của Phật ở phương khác, đã thuộc ba tướng ban đầu vì đã không nhiếp nhãn là không lìa nhãn thức sắc.

Hoặc nhân không nói tự chấp nhận tức là không được dùng sắc thân Phật ở phương khác làm bất định, vì lời nói này liền có lỗi tùy nhất. Ông lập tỉ lượng đã có lỗi này, chẳng phải chân thật bất định, phàm hiển lỗi người khác hẳn tự mình phải không có lỗi, thành chân năng lập vì quyết không có tợ. Rõ ràng đoạn trước đã lập không có hữu pháp sai biệt tương vi nên nói tự chấp nhận. Nhưng có Pháp sư Tân La Thuận Cảnh, làm chấn động cả học giới thời Đường, kể cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa. Sư suốt đời tôn sùng ngài Ca-diếp, thường vâng lệnh tu hành nơi Đỗ Đa, tâm tánh đạm bạc, bạc hằng rong ruổi theo sự thành thật đối với sự ít muốn, đã ẩn tích tài năng nơi Tây Hạ. Bấy giờ, có truyền chiếu Đông đi tên là Đạo Nhật Tân, được kẻ đạo người tục đều kính phục. Tuy long tượng kia không thiếu, lúc ấy có hải ngoại xưng Độc Bộ, với tỉ lượng này tạo quyết định tương vi. Niên hiệu Kiền Phong gởi thỉnh Sư giải thích rằng: Chân thật cho nên cực thành sắc định lìa nơi nhãn thức, tự chấp nhận thuộc ba tướng ban đầu vì nhãn thức không nhiếp, cũng như nhãn căn. Lúc ấy vì họ mà giải thích luận về pháp Nhân minh hoặc tự tỉ lượng trong tôn nhân dụ đều phải y tự, tha cùng cũng như vậy, lập y tự tha cộng, địch đối cũng phải như vậy gọi giỏi Nhân minh lời sở không có lầm sai.

Đoạn trước nói Duy thức y cộng tỉ lượng, nay y tự lập tức tất cả lượng đều có lỗi này. Như đệ tử Phật đối Thanh sinh luận lập “âm thanh vô thường”, vì sở tác tánh tí như bình…, Thanh sinh luận nói “âm thanh là thường”, đó vì tánh tạo tác, như tự chấp nhận tánh của âm thanh. Lẽ ra trước suy lượng quyết định tương vi kia đã không thành, cho nên y tự tỷ, không thể đối cộng mà thành tỉ lượng. Lại tôn y cộng đã nói cực thành, nhân gọi tự chấp nhận chẳng thuận, phù hợp nhau, còn Nhân bèn có lỗi tùy nhất bất thành. Đại thừa không chấp nhận, kia tự chấp nhận vì không thuộc nhãn thức, vì Nhân đối với cộng sắc chuyển. Còn đồng dụ cũng có sở lập thành, Đại thừa cho rằng nhãn căn chẳng phải định lìa nhãn thức, căn là Nhân thức là Quả, vì chẳng phải định tức ly. Huống chi thành sự trí, thông duyên nhãn căn, sơ sở duyên duyên cùng năng duyên nhãn thức có nghĩa định lìa nhau.

Lại nói tự chấp nhận y cộng tỉ lượng, lựa tha hữu pháp sai biệt tương vi. Địch luận gọi tự chấp nhận, hiển bày y tự tỉ không thuộc nhãn thức, đâu thuận tương phù. Còn hai hoại tôn dụ tỉ lượng kia đều y cộng tỷ, chỉ có Nhân y tự đều trái nghịch nhau, cho nên tuy lời rất tỉ mĩ chung khởi mà chưa có thể làm kim chỉ nam. May mắn có thể lại làm chuẩn mực xét văn trước, lẽ ra cũng đủ làm cho lý cùng tột. Nhân trên đây gần như luận bàn đầy đủ tôn của các luận sư, vì trong tôn đã nêu chân, không có lỗi trái với thế gian. Như trên nói gọi là chẳng phải học thế gian.

Hai là học giả thế gian: Vì rất nhiều người học cùng biết, hoặc trái hai nghĩa cạn sâu đều được gọi trái tự giáo. Hoặc trái với nghĩa cạn cợt cũng được gọi trái thế gian, nghĩa sâu xa mầu nhiệm vì chẳng phải thế gian đã cùng biết, cũng có toàn phần nhất phần tứ cú là lỗi chẳng phải lỗi, đều đã giải thích như trong tự giáo tương vi. Trái học giả thế gian vì quyết trái tự giáo, trong luận chỉ có câu trái nghịch chẳng phải học thế gian toàn phần, ngoài ra gần như định nhiên. Hoặc tôn nêu thắng nghĩa như cầm báu trong lòng bàn tay, chân tánh hữu vi như hư không, vì như huyễn duyên sinh. Vô vi không thật có chẳng khởi dường như hoa đốm giữa hư không, cũng chẳng có các lỗi trái tự giáo thế gian.

Luận rằng: “Từ ngữ tương vi, như nói mẹ tôi là thạch nữ”.

Thuật rằng: Đây là trình bày sở y của tôn, nghĩa là pháp và hữu pháp. Hữu pháp là thể, pháp là nghĩa kia, nghĩa y thể không trái nhau có thể thuận lập nhau. Nay nói mẹ tôi rõ biết có con, lại nói thạch nữ thật rõ ràng không có con. Thể của mẹ tôi cùng nghĩa thạch nữ, hữu pháp và pháp không y thuận nhau, tự nói đã tương phản rồi, đối địch làm sao lập luận cho nên bị lỗi. Thạch nữ chánh phản nên là người nữ hư vô, nay thuận theo xưa dịch còn tên thạch nữ. Theo Lý Môn luận, như lập tất cả ngôn từ đều là hư vọng, nghĩa là có ngoại đạo lập tất cả ngôn từ đều là hư vọng. Ngài Trần Na nạn vấn rằng: Nếu như ông nói các ngôn từ là hư

vọng thì điều ông đã nói, danh xưng ấy có thể làsự thật, đã chẳng phải hư vọng vì có một phần thật, bèn trái ngôn từ tất cả hữu pháp. Hoặc ông đã nói tự là hư vọng, ngoài lời nói không hư vọng, ông nay dối chẳng phải vọng tạo vọng. Lời ông nói đã hư vọng, lời người khác không hư vọng, bèn trái tôn pháp đều gọi là vọng, cho nên gọi là từ ngữ tương vi. Hoặc có y giáo gọi là tụ ngữ, trong đây cũng có toàn phần nhất phần hai loại tứ cú.

Toàn tứ cú có trái tự ngữ chẳng phải tha như thuận thế gian ngoại đạo đối hư không luận bàn. Tứ đại không thật có, kia nói tứ đại chắc chắn phải không thật có, họ nói không thật hẳn chẳng phải tứ đại, do trái tự giáo tự ngữ chẳng phải tha. Có trái lời nói người khác chẳng phải tự. Như Phật pháp đối Số luận nói, ngã chẳng phải thọ giả, họ đã nói ngã chắc chắn chẳng phải phi thọ giả. Nếu chẳng phải thọ giả hẳn chẳng phải ngã đó, nên trái tha giáo tha ngữ chẳng phải tự, có chung trái tự tha ngữ, nghĩa là như tất cả ngôn từ đều là hư vọng. Đây dựa vào câu trái giáo mới có các câu, vì vậy đây một phần cú, cũng tức là một phần tự giáo tương vi trước. Nghĩa gần như đủ. Trong hai loại tứ cú trái tự và cộng đều thuộc lỗi này, trong phần trái cộng kia trái tha chẳng có lỗi trái tự thành lỗi. Cho nên đây chỉ gọi là tự ngữ tương vi, mặc dù đều không trái chẳng thuộc lỗi này, cả hai giống nhau chắc chắn có lỗi tương ưng phù cực thành, vì vậy cũng thuộc lỗi. Chỉ có trái với tha đều chẳng thuộc lỗi, vì vốn hại tha. Đây nói quyết định tự ngữ tương vi, cũng có lưỡng câu tùy nhất toàn phần do dự tự ngữ tương vi. Vì sợ văn rườm rà nên dừng lại, đến phần “bất thành” sẽ hiển bày đầy đủ.

Luận rằng: “Năng biệt bất cực thành như đệ tử của Phật đối Số luận sư lập thanh diệt hoại”.

Thuật rằng: Được phân làm hai khoa: Khoa trên giống xưa, khoa dưới giống nay. Tợ nay có hai: Ban đầu tam khuyết y, sau một nghĩa thuận. Hoặc phân làm ba khoa: Đầu là năm loại hiển trái pháp, rõ nghĩa trái nhau; kế tam hiển phi hữu, rõ sở y không. Sơ kiếp thành có ngoại đạo xuất hiện tên là Kiếp-tỷ-la, Trung Hoa dịch là Tiên nhân Huỳnh Xích Sắc, vì râu tóc sắc diện đều màu vàng đỏ, xưa gọi là tiên nhân Ngoa-ca-tỳ-la. Đệ tử sau cùng của ông ta đứng đầu trong mười tám bộ, tên là Phiệt-lý-sa, đây gọi là Vũ, vì sinh lúc trời mưa; đồ đảng của vũ gọi là vũ chúng. Tiếng Phạm là Phật Xà-tát-đỏa-la, Trung Hoa dịch là Số luận, nghĩa là dùng trí số tính đếm các pháp, từ số khởi luận và tạo số kia gọi là Số luận sư. Họ nói hai mươi lăm đế, lược có ba, trung bình là bốn, đầy đủ có hai mươi lăm đế.

Lược có ba nghĩa là tự tánh, biến dịch và ngã tri. “Tự tánh” Cổ Nhân Minh gọi là minh tánh, vì chưa thành đại… nên gọi tự tánh, sắp thành đại cũng gọi thắng tánh, vì thù thắng khác xưa. “Biến dịch” nghĩa là hai mươi ba đế trung gian chẳng phải thể mới sinh, vì tự tánh căn bản chuyển biến. “Ngã tri” nghĩa là thần ngã, vì cảnh hay thọ dụng có diệu dụng.

Bậc trung có bốn là: (1) Bổn mà chẳng phải biến dịch gọi là tự tánh, hay thành cái khác gọi bổn, chẳng phải cái khác thành nên không phải biến dị; (2) Có biến dị mà chẳng phải bổn. Có hai nghĩa này: một là mười sáu đế nghĩa là mười một căn và năm đại; hai là mười một chủng tử trừ năm đại; (3) Cũng có bổn cũng biến dị, cũng có hai nghĩa: một là bảy đế nghĩa là đại ngã chấp năm duy lượng; hai là mười hai loại nghĩa là bảu đế trước và năm đại hay thành tha cho nên gọi là bổn, vì tha thành nên gọi biến dị; () Phi bổn phi biến dị, nghĩa là thần ngã vì không thể thành tha, chẳng phải tha thành.

Đầy đủ là hai mươi lăm đế: (1). Tự tánh, (2). Đại, (3). Ngã chấp, (4). Ngũ duy, (5). Ngũ đại, (6). Ngũ tri căn, (7). Ngũ tác nghiệp căn, (8). Tâm bình đẳng căn, (9). Ngã tri giả. Chín pháp này khai thành hai mươi lăm đế nghĩa là sơ tự tánh, tổng danh tự tánh, biệt danh ba đức. Tát-đỏa Thích-xà Đáp-ma, vì mỗi mỗi có ba loại đức. Ban đầu nói Tátđỏa, Trung hoa dịch có nghĩa là hữu tình và dũng kiện, nay lấy nghĩa dũng kiện. Thích-xà dịch vi cũng gọi là trần bộn, nay lấy nghĩa trần, Đáp-ma dịch là ám, ám độn. Tự tánh chánh gọi là dũng trần ám. Ba đức như thứ tự cổ gọi là nhiễm thô hắc, nay gọi Huỳnh xích hắc. Theo bổn xưa gọi là hỷ ưu xả; nay gọi là tham, sân, si; bổn xưa gọi là lạc khổ si nay gọi là lạc khổ xả. Do ba đức này là nhân sinh tử: Thần ngã, bổn tánh, giải thoát, thắng cảnh ngã tư. Ba đức chuyển biến ngã chính là thọ dụng bị cảnh ràng buộc không đắc Niết-bàn. Sau nhàm chán tu đạo, ta đã không suy nghĩ, tự tánh không biến đổi, ngã lìa cảnh ràng buộc liền được giải thoát.

Trung gian hai mươi ba đế mặc dù vô thường mà là chuyển biến, chẳng phải có sinh diệt, tự tánh thần ngã, dụng hoặc có hoặc không, thể là thường trụ, song các pháp thế gian không hoại diệt. Đầy đủ như Kim Thất Thập luận và Duy Thức sớ giải. Nay đệ tử Phật đối Số luận sư lập thanh hoại diệt, thanh là hữu pháp, kia đây tuy chấp nhận tông pháp hoại diệt, tha chỗ không thành, vì thế gian không có. Tổng không biệt y lẽ ra lại phải lập vì chẳng phải chân tông cho nên bị mất, các nghĩa như thế trên đây đều đã nói. Đây có toàn phần, một phần tứ cú. Toàn tứ cú có tự hay bất thành chẳng phải cái khác. Như Số luận sư đối đáp đệ tử Phật: sắc thanh… năm tạng thức hiện biến, hữu pháp sắc… tuy cộng thành đây. Tạng thức biến hiện tự tông chẳng phải có, hữu tha hay phân biệt bất thành chẳng phải tự. Như luận đã trình bày, lập thanh hoại diệt, hữu câu hay phân biệt không thành. Như Số luận sư đối đệ tử Phật nói sắc… năm, đức cú thâu nhiếp, vì kia đây thế gian vô đức nhiếp. Một phần tứ cú có tự một phần năng biệt bất thành chẳng phải cái khác. Như Tát-bà-đa đối với Đại thừa nói sở tác sắc, đại chúng tạng thức hai pháp đã sinh. Một phần tạng thức tự tông không có, có tha một phần năng biệt bất thành chẳng phải tự. Như đệ tử Phật đối Số luận sư lập nhĩ căn hoại diệt có dễ dàng, có dễ tông kia có thể có, vì một phần không hoại diệt, hữu câu một phần năng biệt bất thành. Như Thắng luận đối đệ tử Phật lập sắc… năm đều từ đồng loại và tự tánh sinh. Đồng loại sở sinh cả hai đều chấp nhận có, tự tánh sở khởi cả hai đều không. Hai loại tứ cú này chỉ chung thành là đúng, ngoài ra đều chẳng nhiếp. Luận nói tha toàn phần bất thành, ngoài ra đều chuẩn theo đây.

Luận rằng: “Sở biệt bất cực thành, như Số luận sư đối đệ tử Phật nói ngã là suy nghĩ”.

Thuật rằng: Như trình bày đoạn trước Số luận sư lập thần ngã – đế – thể là thọ giả ngã suy nghĩ dùng các cảnh ngũ trần, tự tánh liền biến thành hai mươi ba đế cho nên ngã là suy nghĩ. Là suy nghĩ tông pháp kia đây cộng thành, vì Phật pháp có suy nghĩ là tâm sở, chỉ có pháp ngã, đệ tử Phật đa phần không lập, vì trừ chánh lượng ngoài ra đều không, lý như trước đã nói. Đây có toàn phần một phần tứ cú.

Toàn tứ cú có tự sở biệt bất thành chẳng phải tha, như đệ tử Pháp đối đáp Số luận sư rằng: Ngã là vô thường, là pháp vô thường kia đây chấp nhận có, hữu pháp thần ngã tự sở bất thành. Nay hữu pháp này không nên chấp của ông, do đó lỗi của tông, hữu lựa khác vô, hữu tha sở biệt bất thành chẳng phải tự. Như Số luận sư lập ngã lá suy nghĩ, hữu câu sở biệt bất thành, như Tát-bà-đa đối đại chúng bộ, lập thần ngã thật có, thật có thể có vì ngã cả hai đều không. Một phần tứ cú, hữu tự một phần sở biệt bất thành chẳng phải ta, như đệ tử Phật đối số luận: Ngã và sắc… đều tánh là không, sắc…. chấp nhận có vì ngã tự không, tông không lựa biệt bị lỗi như trước. Có tha một phần sở biệt bất thành chẳng phải tự, như Số luận sư đối đệ tử Phật lập ngã sắc… đều thật có, vì Phật pháp không chấp nhận có ngã thể. Hữu câu nhất phần sở biệt bất thành, như Tát-bà-đa đối đáp hóa địa bộ nói ngã đến đi đều là thật có, thế có thể câu hữu, vì ngã câu không. Hai tứ cú này chỉ chung không trái nhau chẳng phải thuộc lỗi, ngoài ra đều là lỗi, luận nói tha toàn sở biệt bất thành, còn lại đều chuẩn theo đây:

Hỏi: Nếu nói ngã là suy nghĩ sở biệt bất thành, làm sao có thể lập ngã… là hữu?

Đáp: Nếu hữu lựa chọn liền có lỗi, nghĩa là ngã năng thuyên ắt có tên gọi. Như sắc… các loại vì liền không có lỗi, không như vậy liền thành, trong hai lỗi tên lỗi ban đầu cũng gọi sở y bất thành, vì năng biệt có, lỗi sau cũng gọi năng y bất thành, vì sở biệt có. Cả hai đều tùy một toàn phần một phần đều đầy đủ có, do đó gọi sở lập không và năng y sở y. Căn cứ nghĩa cũng có năng biệt sở biệt do dự bất thành, vì chỉ sinh ghi, đến nhân sẽ biết.

Luận rằng: “Câu bất cực thành, như Thắng luận sư đối đệ tử Phật lập ngã cho là nhân duyên hòa hợp”.

Thuật rằng: Đoạn trước đã nói về thiên cú một có một không, nay cả hai đều không, cho nên cũng là lỗi. Cuối kiếp thành có ngoại đạo xuất hiện tên Ôn-lộ-ca, Trung Quốc dịch Hưu Lưu, Hoa Tạng du hành ban đêm cầu lợi, người đời lấy đó đặt tên. Xưa dịch là Ưu-lâu-khư-ngoa. Sau do du hành ban đêm làm kinh động sợ tổn thương sản phụ, bèn kết thúc không đi đêm, chỉ ăn gạo xay. Do đó cũng có hiệu là Kiển-noabộc, tức nói ăn gạo đồng tiên nhân. Xưa dịch là Kiển-noa-đà-ngoa, cũng gọi là Phệ-thế-sử-ca, Trung Quốc dịch Thắng luận. Cổ Nhân Minh gọi Bệ-thế-sư, Vệ-thế-sư đều lầm. Ông ta tạo Lục Cú luận, thù thắng trong các luận, hoặc hơn luận người khác, cho nên gọi Thắng luận. Đây nói lục cú gồm: Thật, đức, nghiệp, hữu (trong Thập Cú luận cũng gọi là đồng, Câu-xá luận gọi tổng đồng cú nghĩa), đồng dị (theo Thập Cú luận gọi Câu phần), hòa hợp.

(1). Thật, có chín loại nghĩa là địa, thủy, hỏa, phong, không, thời, phương, ngã, ý.

(2). Đức, có hai mươi là sắc, hương, vị, xúc, số, lượng, biệt tánh, hợp ly, tánh này, tánh kia, giác, lạc, khổ, dục, sân, cần, dũng, trọng tánh, dịch tánh, nhuận tánh, pháp, phi pháp, hành, thanh.

(3). Nghiệp, có năm là co, duỗi, lấy, bỏ, đi.

(4). Hữu thể là một. Vì thật đức nghiệp cả ba đồng một hữu.

(5). Đồng dị, thể đa, vì thật đức nghiệp cả ba đều có tổng biệt đồng dị.

(6). Hòa hợp, chỉ có một, vì hay khiến các pháp thật… không lìa nhau hệ thuộc nhau.

Người thượng thủ trong mười tám bộ tên là Chiến-đạt-la, đây dịch

Tuệ Nguyệt tạo mười Cú luận. Tức ngoài sáu loại này (thật, đức, nghiệp, hữu, đồng dị, hòa hợp) còn thêm bốn là: dị, hữu năng, vô năng, vô thuyết. Đầy đủ như tông Thắng luận, Thập Cú luận và Duy thức sớ giải. Luận kia nói, địa – thủy mỗi thứ đều có mười bốn đức, thủy có mười một, phong có chín đức, không có sáu đức, thời – phương đều có năm. Ngã có mười bốn đức nghĩa là số, lượng, biệt tánh, hợp ly, giác, lạc, khổ, dục, sân, cần, dũng, pháp, phi pháp, hành. Ý có tám đức. Nhân duyên hòa hợp theo Thập Cú luận thì ngã là gì? Nghĩa là các nhân duyên hòa hợp giác, lạc, khổ, dục, sân, cần, dũng, pháp, phi pháp, hành… Khởi trí thành tướng gọi là ngã, nghĩa là hòa hợp tánh, hòa hợp các đức cùng ngã hợp thời. Ngã là nhân duyên hòa hợp, hòa hợp mới có thể hòa hợp, khiến đức cùng ngã hợp, không như vậy liền không có năng. Ngã hữu pháp này đã không thành, nhân duyên hòa hợp này cũng chẳng có, do đó pháp hữu pháp cả hai đều không thành. Trong đây không chỉ lấy hòa hợp cũng không riêng lấy nhân duyên, đều lấy hòa hợp nhân duyên nên gọi là không thành. Không như thế liền thành tự cũng chấp nhận có. Trong đây toàn phần và một phần mỗi thứ đều có năm loại tứ cú.

Sơ tứ cú có tự năng biệt không thành tha sở biệt. Như Số luận đối Thắng luận thể tự tánh là nhân duyên hòa hợp, sở biệt thà chẳng phải có, năng biệt tự không thành, hữu tha năng biệt bất thành tự sở biệt. Như Số luận sư đối Thắng luận: Thể nhân duyên hòa hợp là tự tánh, sở biệt tự chẳng phải có, năng biệt tha bất thành, hữu câu năng biệt bất thành tự sở biệt. Như Số luận sư đối Đại thừa lập A-lại-da thức là nhân duyên hòa hợp, sở biệt tự bất thành năng biệt câu chẳng phải có, hữu câu năng biệt bất thành tha sở biệt. Như Đại thừa sư đối Số luận lập tạng thức thể là nhân duyên hòa hợp sở biệt tha bất thành, năng biệt câu chẳng có.

Đệ nhị tứ cú hữu tự năng biệt bất thành câu sở biệt, như Số luận sư đối Thắng luận lập tạng thức thể là nhân duyên hòa hợp, hữu tha năng biệt bất thành câu sở biệt. Như Thắng luận đối Số luận lập tạng thức thể là nhân duyên hòa hợp, hữu câu năng biệt bất thành câu sở biệt. Như Tát-bà-đa đối Đại thừa lập ngã là nhân duyên hòa hợp, hữu câu năng biệt bất thành đều chẳng phải sở biệt. Chỉ một câu này là đoạn trước nói thiên cú năng biệt bất thành hoàn toàn câu phi cú thị, bảy câu trước đều là lỗi này. Như năng biệt bất thành là đầu tiên có hai tứ cú. Sở biệt bất thành như thế làm thượng thủ, cũng có hai loại tứ cú.

Tứ cú thứ nhất hữu tự sở biệt bất thành tha năng biệt, tức đệ nhị cú ở đoạn trước. Hữu câu sở biệt bất thành tự năng biệt, tức tiền đệ ngũ cú. Hữu câu sở biệt bất thành tha năng biệt, tức tiền đệ lục cú.

Tứ cú thứ hai, hữu tự sở biệt bất thành câu năng biệt, tức tiền đệ tam cú. Hữu tha sở biệt bất thành câu năng biệt, tức tiền tệ tứ cú. Hữu câu sở biệt bất thành câu năng biệt, tức tiền đệ thất cú. Hữu câu sở biệt bất thành đều chẳng phải năng biệt, chẳng phải là trước nói năng biệt là câu đầu tiên. Nhưng chỉ trong câu sở biệt bất thành, hoàn toàn không phải câu đúng. Bảy câu trước đều là lỗi này nhưng đều thuộc bảy câu trước, lại không có khác. Lại nữa, hữu – tự cả hai đều không thành chẳng phải tha, như đệ tử Phật đối Thắng luận sư, lập ngã cho là nhân duyên hòa hợp. Hữu – tha cả hai đều không thành chẳng phải tự, như Thắng luận sư đối đệ tử Phật lập nghĩa này. Hữu – câu cả hai đều không thành, như Tát-bà-đa đối Đại thừa lập nghĩa này. Hữu-câu chẳng phải tự – tha cả hai đều không thành, như tông không có lỗi. Thứ nhất, thứ ba đều có lỗi, thứ tư không có lỗi.

Trên đây hợp nói năm loại toàn câu, mỗi mỗi lìa, lại là một phần thành năm biệt cú. Lại đem các câu tự năng biệt một phần không thành, đối một phần cú khác đều lẽ ra nhất định có, tùy sở ứng các lỗi lưỡng câu, đều gọi lưỡng câu bất cực thành. Các lỗi tự tha đều gọi là tùy nhất bất cực thành, do đây cũng có các lỗi lưỡng câu tùy nhất do dự toàn phần nhất phần. Vì trong năng sở biệt đều sinh nghi, trong luận lại nói: “Tùy tha nhất toàn phần câu bất cực thành, để chỉ bày pháp kia ngoài nên căn cứ biết được”. Ba lỗi trên đây đều nói tự tướng, hoặc cả ba sai biệt cũng có bất cực thành. Như Thắng luận nói: Tứ đại chủng thường, tứ đại chủng ý chấp nhận thật chẳng phải thật nhiếp, hữu pháp sai biệt. Tông khác không chấp nhận có thật thuộc pháp, tức gọi sở biệt sai biệt tha bất cực thành. Như Số luận sư cho rằng nhãn… ắt là tha dụng, trong làm tha dụng ý chấp nhận tích tụ tha hay không tích tụ tha, đây là pháp sai biệt. Phật pháp không chấp nhận có cái không tích tụ tha, liền gọi là năng biệt sai biệt tha bất cực thành. Như Đại thừa sư đối Số luận lập tông thức năng biến sắc… trong đây có hữu pháp thức tự tướng, A-lạida thức căn thức tâm bình đẳng, là hữu pháp sai biệt. Tông khác không chấp nhận có tạng thực sai biệt, tự không chấp nhận có tác thức tâm bình đẳng, trong tự tướng của pháp đó hay biến sắc… sinh khởi chuyển biến, thường trụ chuyển biến là pháp sai biệt. Sinh khởi chuyển biến tha không chấp nhận có, thường trụ chuyển biến tự không chấp nhận có, gọi là lưỡng câu bất cực thành. Trong bất cực thành của ba loại sai biệt đó cũng có các lỗi tự tha lưỡng câu toàn phần một phần. Sợ nhàm chán văn dài dòng nên không trình bày đầy đủ.

Luận rằng: “Tương phù cực thành như nói thanh là sở văn”.

Thuật rằng: Trong hai khoa, nay tợ có hai: Ba thứ trên nói thiếu y, một cái này nói rõ nghĩa thuận. Nêu y ba khoa đây hiển luống uổng công đối địch với chính tông, bổn tranh đồng dị, y tông cả hai đều thuận, uổng phí công thành lập. Phàm đối dịch lập thanh sở văn vì chắc tương phù, luận không nêu chủ, đây có toàn phần một phần tứ cú. Toàn tứ cú: Có phù hợp với tha chẳng phù hợp với tự, như Số luận sư đối Thắng luận lập nghiệp hoại diệt, có phù tự chẳng phải tha, như Thắng Luận sư đối Số luận lập nghiệp hoại diệt. Hữu câu tương phù, như thanh là sở văn, hữu câu không phù hợp. Như Số luận sư đối Phật pháp lập nghiệp hoại diệt.

Nhất phần tứ cú hữu phù tha, nhất phần chẳng phải tự, như Tátbà-đa đối Số luận lập ngã ý thật có, nói ý là thật cả hai không phù hợp nhau, lập ngã thật hữu phù tha một phần. Có phù hợp tự một phần chẳng phải tha, như Tát-bà-đa đối Đại thừa lập ngã và cực vi cả hai đều thật có. Ngã thể thật có hai không phù hợp nhau, cực vi thật có phù hợp tự một phần, hữu câu phù hợp một phần, như Tát-bà-đa đối Thắng luận lập tự tánh và thanh cả hai đều vô thường. Tự tánh vô thường cả hai không phù hợp nhau, thanh là vô thường cả hai phù hợp một phần, hữu câu không phù hợp một phần, như Tát-bà-đa đối Đại thừa lập ngã thể thật có. Trong các câu này phù hợp tha cả hai phù hợp toàn phần một phần đều là lỗi này, phù hợp tự toàn phần. Hoặc là chân tông đều không phù hợp hoặc là sở biệt năng biệt bất thành, câu bất cực thành, trái giáo lý các lỗi đều như lý suy nghĩ. Trong luận chỉ y lưỡng câu toàn phần tương phù cực thành để trình bày pháp đó, một pháp hiện lượng như vậy co tám tứ cú, một loại tỉ lượng có bảy, cho đến một loại câu bất cực thành có một, hợp lại có ba mươi sáu tứ cú.

Trong giải đáp về chín lỗi này có tự tha, cộng bất cộng toàn phần nhất phần, do đó nương nhau mỗi đế có tứ cú. Hữu là trái hiện lượng chẳng phải tỉ lượng, như tiếng chẳng phải sở văn, có trái tỉ lượng chẳng phải hiện lượng. Như nói bình là thường, có trái hiện lượng cũng như tỉ lượng, như Tiểu thừa sư đối Đại thừa lập các sắc như xúc, xứ chẳng phải định tâm được, có trái hiện lượng chẳng phải giáo pháp của mình. Như trái tha hiện chẳng phải trái tự giáo, hữu trái tự giáo chẳng phải hiện lượng. Như Thắng luận sư lập âm thanh là thường, hữu trái hiện cũng như tự giáo, vì các pháp trái tự hiện quyết trái tự giáo. Có trái hiện lượng chẳng phải thế gian. Như trái tự hiện lượng, phi lượng chẳng phải học thế gian, hữu vi thế gian chẳng phải hiện lượng, như thuyết ôm cây đợi thỏ chẳng phải mặt trăng, có trái hiện lượng cũng thế gian như nói thanh chẳng phải sở văn. Có trái hiện lượng chẳng phải tự ngữ, như trái thực hành hiện, có trái tự ngữ chẳng phải hiện lượng. Như nói tất cả lời nói đều là hư vọng, có trái hiện cũng tự ngữ, như vi tự hiện vi tự giáo tự ngữ. Có trái hiện chẳng phải năng biệt bất thành. Như tiếng chẳng phải chỗ nghe, có năng biệt bất thành chẳng phải trái hiện lượng, như đối Số luận lập thanh hoại diệt, có trái hiện lượng cũng là năng biệt bất thành. Như chỉ trái tự hiện lượng và tha năng biệt bất thành, vì giả sử trái cộng hiện năng biệt ắt thành.

Hữu vi hiện chẳng phải sở biệt bất thành, như thanh chẳng phải sở văn, có sở biệt bất thành chẳng phải trái hiện lượng. Như đối đệ tử Phật nói ngã là suy nghĩ. Hữu vi hiện cũng là sở biệt bất thành, như trái tự hiện cũng là sở biệt bất thành. Nếu trái cộng hiện sở biệt ắt thành, hữu vi hiện chẳng phải câu bất thành như thanh chẳng phải sở văn. Hữu câu bất thành chẳng phải trái hiện lượng. Như đối Phật pháp nói ngã cho là nhân duyên hòa hợp, có trái hiện cũng đều không thành. Như trái tự hiện tha đều không thành, nếu trái cộng hiện tha đều ắt thành, hữu vi hiện chẳng phải tương phù, như thanh chẳng phải sở văn, có phù hợp nhau chẳng trái hiện lượng như thanh sở văn, hữu vi lượng cũng tương phù. Như nghĩa vi tự hiện có phù hợp tha, như Thắng luận lập giác lạc các đức, chẳng phải cảnh giới của ngã, vì nếu trái cộng hiện ắt tương phù. Như thế nhẫn đến hữu câu bất thành chẳng phải tương phù, như đối Phật pháp nói ngã cho là nhân duyên hòa hợp, có phù hợp nhau chẳng phải đều không thành như thanh là sở văn, hữu câu bất thành cũng tương phù. Nghĩa là tự lưỡng câu bất thành cũng tương phù tha, như vậy hợp hữu ba mươi sáu tứ cú.

Vừa có hiện lượng trái nhau cũng có tỉ lượng tự giáo trái nhau, như dùng hiện lượng hợp hai hữu hai mươi tám tứ cú, dùng tỉ lượng hợp hai hữu hai mươi mốt tứ cú, tự giáo hợp hai hữu mười lăm tứ cú, thế gian hợp hai hữu mười loại tư cú, tự ngữ hợp hai hữu sáu tứ cú, năng biệt hợp hai hữu ba tứ cú, sở biệt hợp hai hữu một tứ cú. Ba hợp như thế tổng cộng có tám mươi bốn loại tứ cú, vừa có hiện lượng tương vi cũng có tỉ lượng tự giáo thế gian tương ưng. Như dùng hiện lượng hợp ba hữu hai mươi mốt tứ cú, tỉ lượng hợp ba hữu mười lăm tứ cú, tự giáo hợp ba hoặc hữu mười loại tứ cú. Thế gian hợp ba hữu sáu tứ cú, tự ngữ hợp ba hữu ba tứ cú, năng biệt hợp ba hữu một tứ cú. Như vậy bốn hợp tổng cộng có năm mươi sáu loại tứ cú. Giả sử có hiện lượng tương vi, cũng có hiện lượng tự giáo thế gian tự ngữ tương vi chăng? Như dùng hiện lượng hợp bốn hữu mười lăm tứ cú, tỷ lượng hợp bốn hữu mười loại tứ cú, tự giáo hợp bốn hữu sáu tứ cú. Thế gian hợp bốn hữu ba tứ cú, từ ngữ hợp bốn hữu một tứ cú. Như vậy năm hợp tổng có ba mươi lăm loại tứ cú. Vừa có hiện lượng tương vi, cũng có tỉ lượng tự giáo thế gian tự ngữ tương vi năng biệt bất cực thành. Như dùng hiện lượng hợp năm hữu mười loại tứ cú, tỉ lượng hợp ngũ hữu sáu tứ cú, tự giáo hợp năm hữu ba tứ cú, thế gian hợp ngũ hữu một tứ cú. Như vậy sáu hợp tổng có hai mươi loại tứ cú. Vừa có hiện lượng tương vi, cũng có hiện lượng tự giáo thế gian tự ngữ tương vi sở biệt năng biệt bất thành. Như dùng hiện lượng hợp sáu hữu sáu tứ cú, tỉ lượng hợp sáu hữu ba tứ cú, tự giáo hợp sáu hữu một tứ cú, như vậy bảy hợp tổng cộng có mười loại tứ cú.

Vừa có hiện lượng tương vi, cũng có tỉ lượng tự giáo thế gian tự ngữ tương vi năng biệt sở biệt câu bất thành? Như dùng hiện lượng hợp với bảy có ba tứ cú, tỉ lượng hợp bày hữu một tứ cú. Như vậy tám hợp có bốn tứ cú. Giả sử có hiện lượng tương vi cũng có tám lỗi nữa chăng? Như vậy chin hợp có một tứ cú, trên đây hai hợp nhẫn đến tám hợp có hai trăm mười loại tứ cú và một loại trước có ba mươi sáu loại tứ cú. Đoạn trước, vả lại “đáp” hiện lượng một loại tám tứ cú, luận này đã nói hiện lượng tương vi có bốn lỗi hợp. Hiện lượng tự giáo thế gian tự ngữ, tỉ lượng cũng có bốn, tỉ lượng tự giáo thế gian tự ngữ, tự giáo cũng có bốn. Tự giáo tỉ lượng thế gian tự ngữ, thế gian hai loại tương vi, thế gian tỉ lượng hoặc theo tự giáo, hoặc thêm tự ngữ. Tự ngữ cũng có bốn: Tự ngữ tỉ lượng tự giáo thế gian, năng biệt bất thành chỉ một năng biệt, mặc dù trái tha giáo, vì tác tha tỉ lượng đều chẳng phải lỗi. Sở biệt bất thành duy một sở biệt, hoặc thêm một tỉ lượng, ngã kia chẳng phải suy nghĩ, vì chấp nhận là ngã. Như Thắng luận nói ngã, câu bất cực thành chỉ trái tự một lỗi, hoặc thêm tỉ lượng, ngã kia chẳng phải nhân duyên hòa hợp vì chấp nhận là ngã. Như ngã của Số luận, tương phù chỉ có một, nghĩa là tự phù hợp nhau, như vậy tổng thuyết hữu hai vi một. Năng biệt tương phù hữu hai vi hai, sở biệt và câu bất cực thành, hữu bốn vi bốn. Hiện lượng tỉ lượng tự giáo tự ngữ, thế gian tương vi bất định hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn. Như trước tổng thành bốn loại, trên đây đã nói chín loại lỗi, hoặc ít hoặc nhiều. Như các tự xứ vả lại ví dụ, trong mỗi một lỗi có tự tha câu bất câu toàn phần một phần hai loại tứ cú. Do trong hiện lượng ban đầu trái tự hiện lượng, đối tỉ lượng trái tự tỉ là tứ cú, hữu trái tự hiện chẳng trái tự hoàn toàn tỉ lượng, hữu trái tự hoàn toàn tỉ chỉ trái tự toàn hiện, hữu trái từ toàn hiện cũng trái tự toàn tỉ. Hữu chẳng trái tự hoàn toàn hiện cũng chẳng trái tự toàn tỉ, thành tứ cú ban đầu, trong tỉ lượng đã có tám cú. Như tự hiện tương đối là tứ cú, do trong hiện lượng có bảy lỗi khác. Trong đối tỉ lượng tám cú, mỗi tứ cú cũng như vậy. Như vậy tỉ lượng tương đối là cú, chấp nhận có sáu mươi bốn loại tứ cú. Như thế dùng hiện lượng tám câu cho đến đối tương phù cực thành tám câu, hợp chấp nhận đã hiện lượng tám câu một cái có tám loại, sáu mươi bốn loại tứ cú hợp thành năm trăm mười hai loại tứ cú. Dùng câu tỉ lượng đối bảy loại khác sáu mươi bốn loại tứ cú, hợp thành bốn trăm bốn mươi tám loại tứ cú, tự giáo đối sáu loại khác có sáu mươi loại tứ cú hợp thành ba trăm tám mươi bốn loại tứ cú. Thế gian đối năm loại, tự ngữ đối bốn loại khác sáu mươi tứ cú hợp thành hai trăm năm mươi sáu tứ loại tứ cú, năng biệt đối ba loại kia sáu mươi tứ cú, hợp thành một trăm chín mươi hai loại tứ cú. Sở biệt đối hai loại kia sáu mươi tứ cú hợp thành một trăm hai mươi tám loại tứ cú, câu bất cực thành đối một loại khác sáu mươi tứ cú tính tổng số hợp có hai ngàn ba trăm bốn mươi loại tứ cú câu đúng câu sai. Căn cứ theo tám câu trước đều như lý suy nghĩ, sơ văn dài nên lược ngưng lại.

Luận rằng: “Như vậy nhiều lời khiến trừ các pháp tự tướng môn không chấp nhận thành nên lập không có quả, gọi là lỗi tợ lập tông”.

Thuật rằng: Đây là đoạn thứ ba, tùy chỉ giải thích kết. Nhiều lời như vậy lặp lại chín lỗi trước, ba đoạn sau giải thích lý do của lỗi gọi là tợ lập tông tổng kết thành. Vì khiển trừ các pháp tụ tướng môn, giải thích lập năm tướng ban đầu trái nguyên nhân. Ý ở đây nói, tông hữu pháp gọi là tự tướng, vì hạn cuộc phụ thuộc tự thể bất cộng tha, lập địch chứng trí gọi là môn. Do có thể chiếu hiện pháp tự tướng, lập pháp hữu pháp, suy nghĩ sinh tha thuận trí, nay nêu tông nghĩa. Tha trí giải trở lại sinh, dị trí đã sinh, chánh giải không khởi, không nhờ chiếu giải sở lập tông nghĩa nên gọi là khiển môn. Thế thì tự tướng gọi là môn do có thể thông sinh địch chứng trí nên phàm lập tông nghĩa hay sinh tha trí có thể gọi là môn. Năm loại trước lập tông không khiến tự tướng, chánh sinh địch chứng chân trí giải, gọi là khiển các pháp môn tự tướng. Vì không cho thành, “cho” có nghĩa có thể có, tông y đây không có lỗi, tông có thể có thành, y đã không thành, lại phải thành lập, do đó sở lập tông không cho thành. Trong tợ tông lập thứ lớp ba lỗi, lập không có quả, quả nghĩa là quả lợi. Đối địch thân tông, bổn tranh bên cạnh ngược lại thuận nghĩa tha, lập không có quả, do đây tương phù cũng là lỗi lầm. Kết chín lỗi này gọi là tợ lập tông. Song Tạp Tập Luận quyển thứ mười sáu thì lập tông lý do ứng thành tự sở chấp nhận nghĩa, nói chỉ bày tha, khiến cho kia hiểu rõ, đây lựa năm lỗi. Sử Tử Giác nói, hoặc không ngôn thuyết sở dĩ ứng thành, tự tông đã thành mà thuyết chỉ bày tha, lẽ ra gọi là lập tông đây nói ý thuyết. Nếu nay chẳng cạnh sở ứng thành nghĩa, chỉ nói tự tông trước đã thành nghĩa, lẽ ra gọi là lập tông.

Nếu nói ngôn tự sở chấp nhận nghĩa, thuyết chỉ bày tha tông, lẽ ra thành nghĩa ứng danh lập tông, hai loại này để lựa tương phù cực thành. Nếu không nói tha, riêng xướng lời này ứng danh lập tông, nay muốn có địch cũng là chín lỗi, kia nói không địch cũng là lỗi. Nếu không nói tuyên chỉ bày, do thân biểu thị nghĩa này ứng danh lập tông, vì lời nói hay lập không đối đãi thân. Nếu như Đề-bà-phà, nghĩa là ngoại đạo, động thân khiến hiểu cũng gọi phá tha, nếu không nói khiến tha hiển rõ, người nghe chưa hiểu nghĩa này ứng danh lập tông, tức trừ tương phù, nhiếp tám lỗi kia. Tha chưa hiểu đều chẳng phải chân tông, hoặc đây thiếu không có năng lập cũng chẳng phải tông sở cạnh tranh, vì tha chưa hiểu, hoặc do dự tông vì tha chưa hiểu. Tùy sở ứng kia thuộc trong chín lỗi, căn cứ vào nhân nên biết. Nếu như chỗ an lập không có tất cả lỗi suy lường, kiến lập ngã pháp tự tánh hoặc có hoặc không. Ngã pháp sai biệt khắp không khắp bình đẳng, tướng đầy đủ như ở đoạn trước gọi là lập tông. Hoặc chuẩn theo văn kia, lỗi nhiều như đây. Thứ ba, thứ tư, hoặc thứ năm ít phân vì trong đây không có.

Luận rằng: “Đã nói tợ tông phải nói tợ nhân”.

Thuật rằng: Dưới đây giải thích tợ nhân. Văn chia làm hai: Ban đầu là kết trước sinh sa; sau là y nêu chánh giải. Luận về bất thành bất định và cùng tương vi gọi là tợ nhân. Trình bày dưới y nêu giải thích thành hai bất nhiễm: Đầu là ví dụ ba tên; sau là tùy phân biệt giải thích. Nhân năng lập không thể thành tông, hoặc vốn chẳng phải nhân không thành nghĩa nhân gọi là bất thành, hoặc thành sở lập, hoặc đồng dị tông. Không chuẩn thứ lớp gọi là bất định, nhân năng lập trái hại nghĩa tông, trở lại thành dị phẩm gọi là trái nhau. Tuy ba tướng của nhân tùy ứng có lỗi, đều không thể thành tông, lẽ ra đều gọi là bất thành. Hoặc hai tướng sau hoặc có hoặc không khác hoàn toàn đồng một phần, đồng toàn dị phần, đều phân khó chuẩn không thể định thành một tông, khiến cho nghĩa không thể quyết định, cùng tên không quyết định. Hoặc hai tướng sau, đồng không dị khắp, dị phần đồng không, không thành sở lập, ngược lại đồng dị phẩm cùng tên trái nhau. Nếu là tướng ban đầu với tông có lỗi, không thể thành tông, không có thắng dụng riêng, cùng tên không thành. Nếu nhân tự không thành gọi bất thành, chẳng phải không thể thành tông gọi là bất thành. Nhân là nhân gì? Ngôn ngữ tụ không thành, lìa tông riêng nói có nhân. Có thể nhân tự không thành, nhân đã là tông nhân, có lỗi không thể kham là nhân, biết rõ không thể thành tông gọi là không thành. Nếu nhân tự không thành gọi là bất thành, cũng lẽ ra dụ tự không thành cũng gọi là bất thành. Chẳng phải không thể thành tông nhân gọi là bất thành, hay lập bất thành, liền đối đãi thiết lập. Văn nói nghĩa không thành đều nhân nơi tôn không thành, cho nên biết không thành chẳng phải tự không thành, vì vậy ứng như đây nói. Hoặc giải thích theo lý: Nhân cùng dụ đều tự không thành, cả hai đều chẳng phải nhân, tùy một chẳng phải nhân, với nhân sinh nghi, nhân không có sở y, dụ không có năng lập, hoặc không có sở lập, hoặc cả hai đều không, nghĩa không rõ ràng. Thể không thành dụ, do nhân dụ này đều tự không thành, theo lý cũng không có lỗi.

Luận rằng: “Không thành có bốn: (1). Lưỡng câu bất thành, (2). Tùy nhất bất thành, (3). Do dự bất thành và (). Sở y bất thành.

Thuật rằng: Dưới đây, tùy phân biệt giải thích có ba: Bất thành, bất định và tương vi. Ban đầu văn có hai: Đầu là nêu số kể tên; sau là tùy thí dụ phân biệt giải thích. Phàm lập tỉ lượng nhân sau tông trước, sắp đã cực thành, thành chưa cùng chấp nhận kia đây đều cho là nhân với hữu pháp chẳng có, không thể thành tông, do đó gọi là Lưỡng câu bất thành. Một bên chấp nhận một bên không chấp nhận, nhân có pháp có, chẳng phải lưỡng câu cực thành nên gọi là Tùy nhất bất thành. Nói nhân y hữu pháp, quyết định có thể thành tông. Nói nhân đã do dự, tông kia không định thành, gọi là Do dự bất thành. Không có nhân y hữu pháp, hữu pháp thông có – không, có nhân y hữu pháp hữu pháp chỉ phải có, nhân y hữu pháp không, không y nhân không lập, gọi là Sở y bất thành. Do đó lỗi của tướng ban đầu, lập bốn loại này.

Luận rằng: “Như thành lập thanh là vô thường… nếu nói là nhãn sở kiến tánh cho nên cả hai không thành”.

Thuật rằng: Dưới đây riêng giải thích thành bốn: Nhị cú tông, nhị cú nhân, nhất cú kết. Như Thắng luận đối Thanh luận lập tông thanh là vô thường, mắt thấy là nhân, phàm tông pháp nhân ắt cả hai đều chấp nhận, y tông có pháp mà thành tùy nhất không cùng chấp nhận pháp. Nay mắt thấy nhân Thắng, Thanh hai luận đều không cùng chấp nhận thanh có pháp có, chẳng những không thể thành tông, tự cũng không thành nghĩa nhân, lập định đều không chấp nhận, gọi là câu bất thành.

Đây không thành nhân, y có hữu pháp, hợp có tứ cú.

(1). Hữu thể toàn phần cả hai đều không thành, như luận đã nói.

(2). Vô thể toàn phần cả hai không thành, như Thanh luận sư đối đệ tử Phật lập thanh là thường, vì thuộc thật cú, đây thật thuộc nhân. Cả hai nói không có thể, vì cùng nói kia có pháp không.

(3). Hữu thể một phần cả hai đều không thành, như lập tông “tất cả âm thanh đều thường”, cần, dũng, vô gián pháp tánh là nhân. Lập địch đều chấp nhận nhân này, vì với ngoài thanh không có.

(4). Vô thể một phần cả hai đều không thành, như Thanh luận sư đối đệ tử Phật nói Thanh thường tông, thuộc thật cú, nhĩ sở thủ nhân. Lập địch đều chấp nhận trên thanh có, thuộc thật cú nói một phần nhân, vì cả hai đều không có, với thanh không chuyển.

Bốn loại này đều có lỗi vì không thành tông, luận mắt thấy là nhân, không chỉ thành thanh vô thường là lỗi, các nghĩa thành thanh vô lậu… tất cả là lỗi, cho nên tông nói rằng:

Luận rằng: “Sở tác tánh đối thanh hiển luận tùy nhất bất thành”.

Thuật rằng: Một câu đầu nói thể của nhân, một câu kế là biện tông, một câu sau là kết lỗi. Năng lập cùng chấp nhận, không cần phải thành. Có thể thành sở lập đã không cùng chấp nhận lẽ ra phải thành, cho nên chẳng phải năng lập. Tông cùng trước đồng, cho nên chỉ trình bày nhân. Hoặc Thắng luận sư đối Thanh hiển luận, lập thanh vô thường, nhân sở tác tánh. Thanh kia hiển luận, nói thanh duyên hiển, không chấp nhận duyên sinh. Sở tác đã sinh do kia không chấp nhận, do đó thành tùy nhất, chẳng phải là cộng nhân.

Hỏi: Cũng có truyện giải thích, sở tác thông hiển bày, tại sao nhân này gọi là tùy nhất?

Đáp: Y văn giải thích nghĩa, thâm đạt tình Thánh, ngoài lý nói thêm chưa có thể y cứ. Sở tác tánh này đối thanh hiển luận không thành. Do đó nói rằng quyết chỉ sinh nghĩa đây tùy một phần mới có hữu pháp, lược có tám câu:

(1). Hữu thể tha tùy nhất, như luận đã nói.

(2). Hữu thể tự tùy nhất, như thanh hiển luận đối đệ tử Phật, lập thanh là thường, vì sở tác tánh.

(3). Vô thể tha tùy nhất, như Thắng luận sư đối các Thanh luận, lập thanh là vô thường, thuộc đức cú. Thanh luận không chấp nhận có đức cú.

(4). Vô thể tự tùy nhất, như Thanh luận sư đối Thắng luận, lập thanh là thường, thuộc đức cú.

(5). Hữu thể tha nhất phần tùy nhất, như Đại thừa sư đối Thanh luận, lập thanh là vô thường, vì chấp Phật năm căn, Đại thừa Phật… các căn xen nhau dùng với tự có thể thành, với tha một phần bốn căn không thủ.

(6). Hữu thể tự một phần tùy nhất, như thanh luận sư đối Đại thừa, lập thanh là thường, nói thứ tự trước nhân.

(7). Vô thể tha nhất phần tùy nhất, như Thắng luận sư đối Thanh luận lập thanh vô thường, vì thuộc đức cú chấp nhĩ căn, nhĩ căn chấp nhận, cả hai đều chấp nhận chuyển, nhân thuộc đức cú, tha nhất phần không thành.

(8). Vô thể tụ nhất phần tùy nhất, như Thanh luận sư đối Thắng luận, lập thanh là thường, nói thứ lớp nhân trước.

Trong đây, các tha tùy nhất toàn cú, tự tỉ lượng thuyết tự chấp nhận ngôn từ, các tự tùy một toàn cú. Tha tỉ lượng thuyết tha chấp nhận ngôn từ, tất cả không có lỗi, vì có lựa chọn riêng. Nếu các toàn cú không có lựa chọn riêng và một phần cú tất cả bị lỗi. Như Nhiếp Đại Thừa Luận nói, các kinh Đại thừa đều là Phật nói, tất cả không trái với lý vô ngã của Bổ-đặc-già-la. Như tăng nhất bình đẳng. Đây đối tha tông có lỗi tùy nhất, tha tông không chấp nhận Đại thừa vì chẳng trái lý vô ngã, vì nói có thường ngã là chân lý. Giả sử chấp nhận không trái cũng có bất định, vì Lục Túc Luận… đều không trái mà bị bất định. Do đó có Đại danh cư sĩ Thanh Đức Độc Cao, đạo bay bổng ngũ thiên, tiếng thơm truyền khắp bốn phương. Lúc bấy giờ bậc hiền không dám bài xích tôn đức của ông ta, hiệu là Bảo Tha Cà, Trung Hoa dịch Thực Ấp, học nghệ siêu quần, lý tương đương thực ấp, tức là Thắng Quân luận sư. Lập một tỉ lượng hơn bốn mươi năm, các kinh điển Đại thừa thuyết tông, lưỡng câu cực thành chẳng phải lời chư Phật không thuộc nhân. Như Tăng Nhất đồng A-cấp-ma-dụ, chú giải trong Duy thức quyết trạch, không thuộc lưỡng câu cực thành chẳng phải lời Phật. Lập – địch cùng chấp nhận chẳng phải lời Phật không nhiếp, vì sở nhiếp chẳng phải ngoại đạo và Lục túc các giáo. Lưu hành thời gian lâu không ai dám cật vấn gạn hỏi, Đại sư đến đó vấn nạn. Vả lại, phát trí luận Tát-bà-đa sư tự chấp nhận Phật nói cũng có Tiểu thừa và Đại thừa, không thuộc lưỡng câu cực thành chẳng phải lời Phật. Há Đại Thừa ông chấp nhận Phật thuyết sao? Còn ai chấp nhận không thuộc Đại thừa lưỡng câu cực thành chẳng phải Phật, là các Tiểu thừa và các ngoại đạo thuộc lưỡng câu cực thành chẳng phải lời Phật dạy, chỉ có Đại thừa chấp nhận chẳng thuộc kia, nhân phạm tùy nhất. Nếu dùng phát trí cũng nhập tông trái tự giáo, nhân phạm một phần lưỡng câu bất thành, vì nhân không phát trí tôn, không dùng làm tôn, do đó có bất định. Tiểu thừa bị bất định ngôn, như tự chấp nhận phát trí, không thuộc lưỡng câu cực thành chẳng phải lời Phật. Giáo pháp Đại thừa của ông chẳng phải lời Phật sao? Vì như Tăng Nhất… không thuộc lưỡng câu cực thành chẳng phải lời Phật, giáo lý Đại thừa của ông đều là lời Phật sao? Nếu lập tôn làm như phát trí, không thuộc cực thành chẳng phải lời Phật. Tát-bà-đa… bên trái tôn mình, vì tự chấp nhận lời Phật, vì bất định ngôn, là như tự chấp nhận phát trí không thuộc cực thành chẳng phải lời Phật, Đại thừa chẳng phải lời Phật sao? Do trong bất định cũng có tự tha và cả hai đều có lỗi, vì này cùng Đại thừa bị tự bất định. Do đây Đại sư chánh nhân kia nói rằng: Tự chấp nhận cực thành chẳng phải lời Phật không nhiếp, vì lựa phát trí kia đồng chẳng phải tự chấp nhận bèn không có lỗi này. Duy thức cũng nói thuộc các kinh Đại thừa đến giáo lượng, người khác thích Đại thừa chấp nhận hay hiển bày lý không điên đảo nhiếp khế kinh. Như Tăng Nhất… do trong các nhân đều lựa chọn sự khác biệt đều như trước nói.

Luận rằng: “Các tánh sương mù, khi khởi nghi hoặc thành đại chủng hòa hiệp có lửa, mà có chỗ nói do dự bất thành”.

Thuật rằng: Bốn câu đầu hiển tôn, một câu kế nói thể của nhân, một câu sau kết lỗi. Ở Tây phương nhiệt độ ẩm thấm đất đai phần nhiều cây cỏ xanh tốt, đã vậy hay sinh đủ loại côn trùng. Lúc có khói sương dày đặc từ xa nhìn thường sinh nghi hoặc là bụi trần hay khói, là ruồi bay hay sương mù. Do đó văn luận về các tánh sương mù… Hỏa có hai loại: Một là tánh lửa như trong cỏ cây hỏa đại rất nhỏ; hai là sự hỏa nóng bức bốc lên, khói hơi nóng bay khắp. Tánh hòa trước chỉ có nơi có thể có, lập luận mới phù hợp nhau, sự hỏa sau có nơi chẳng có, nên nay kiến lập. Phàm các sự hỏa cần có địa đại làm tính chất làm chỗ nương, gió thổi động hơi nóng bốc lên nước có tánh lưu nhuận, cho nên gọi thành đại chủng hòa hợp có lửa, và có lửa kia. Như có nhiều người từ xa cùng nhìn thấy kia hoặc sương mù hoặc bụi trần, hoặc khói hoặc ruồi bay đều cùng nghi hoặc. Trong đó hoặc lập có tôn sự hỏa: Kia chỗ thấy khói… sắp xuống dường như có sự hỏa, mà có thuyết cho rằng lập nhân kia. Theo Lý Môn luận thì do hiện có khói, dụ như nhà bếp…; nhân này không chỉ lập tự nghi hoặc không thể thành tôn, cũng khiến cho địch thành tôn nghi hoặc không nhất định. Phần lập cùng nhân thành tôn bất cộng, muốn cho đối địch chứng quyết định trí sinh, với tôn cùng có nghi. Do đó nói các tánh sương mù… lúc khởi nghi hoặc, lại nói nghi nhân, không thành quả tôn, quyết trí không khởi vì vậy thành lỗi, đây có sáu câu:

(1). Lưỡng câu toàn phần do dự, như luận đã nói trong tôn nhân mặc dù đều sinh nghi, thành tôn không quyết định, do đó chỉ có lỗi của nhân.

(2). Lưỡng câu nhất phần do dự, như có lập địch đều ở xa quyết định thấy khói, ở xa thấy sương mù… nghi hoặc không quyết định. Liền lập lượng rằng, kia ở gần hoặc xa nhất định có sự hỏa, vì do có khói… như trong nhà bếp. Chỗ gần một phần quyết định thấy khói, chỗ xa một phần đều nói nghi.

(3). Tùy tha nhất toàn phần do dự, như có người lập luận rằng: Từ chỗ xa đến thấy nhất định là khói, địch luận nghi hoặc lập ban đầu toàn phần tỉ lượng.

(4). Tùy tự nhất toàn phần do dụ, như địch luận từ chỗ xa đến, quyết định thấy khói. Người lập luận nghi hoặc, lập ban đầu toàn phần tỉ lượng.

(5). Tùy tha nhất nhất phần do dự, như có người lập luận ở chỗ gần hoặc xa quyết định thấy khói, địch luận quyết định gần, chỗ xa có nghi, lập một phần tỉ lượng thứ hai.

(6). Tùy tự nhất nhất phần do dự, như có dịch luận ở gần xa quyết định thấy khói, người lập luận quyết định ở gần, chỗ xa có nghi. Lập nhất phần tỉ lượng thứ hai.

Năng biệt, sở biệt, tổng biệt, do dự mỗi loại đều có sáu câu, nghĩa là lưỡng câu toàn phần và một phần tùy tha, tự mỗi mỗi toàn một phần, hợp thành mười tám câu. Như thấy sừng quyết định nghi có trâu, hoặc quyết định lửa nghi có khói, hoặc cả hai đều nghi. Riêng đối ba sự đều sinh do dự nhân không có sáu lỗi, do đó chỉ nói sáu câu.

Hỏi: Tôn này nhân này đều có nghi hoặc, nhân gọi là do dự, tại sao tôn có lỗi?

Đáp: Nếu định sở biệt tức là năng biệt do dự không thành. Nếu quyết định năng biệt tức là sở biệt do dự bất thành, vì xen nhau sinh nghi, xen nhau quyết định. Nếu cả hai đều nghi tức là lưỡng câu câu bất cực thành. Nếu tùy một bên nghi tức là tùy nhất câu bất cực thành. Đoạn trước tợ tôn chỉ nói sở y vô thể câu bất cực thành, căn cứ nghĩa cũng có hữu thể do dự câu bất cực thành, vì không sinh trí tự tha quyết định. Hoặc đây cũng là từ ngữ tương vi, nói giống khói… tại sao có thể nói nhất định có sự hỏa, định có sự hỏa, tại sao có thể nói kia giống khói… Hoặc đây cũng là tương phù cực thành, tha vốn sinh nghi, vì phù hợp kia mà nghi, độc pháp hợp pháp. Lưỡng câu tùy toàn phần nhất phần, nói tương vì vì thuận phù hợp với kia.

Luận rằng: “Vì hư không thật có đức sở y, nên đối với không có hư không luận sở y bất thành”.

Thuật rằng: (1). Tôn một câu; (2). Nhân một câu; (3). Đối địch một câu; (4). Kết một câu. Như Thắng luận sư đối kinh bộ lập tôn “hư không thật có”, nhân đức sở y. Phàm pháp hữu pháp quyết phải cực thành, không trở lại phải thành, tôn mới có thể lập. Huống gì các nhân đều là pháp tánh của tôn hữu pháp? Nêu hư không thật có, hữu pháp đã không thành, lại nói nhân. Nhân y lập ở đâu, nên đối luận không có hư không nhân sở y không thành.

Hỏi: Thắng luận sư nói hư không có sáu đức: Số lượng, biệt tánh, hợp, ly và thanh. Kinh bộ không chấp nhận. Tại sao nay nói đức sở y nên tha tùy một nhân?

Đáp: Chỉ bày nêu sơ lược pháp, chẳng phải hiển chỉ có sở y không thành, không có tha tùy nhất, đã đầy đủ hai lỗi, thể tức tùy nhất sở y bất thành.

Hỏi: Như đoạn trước đã nói không có tạo tác không có nhân, nay nhân đã tùy nhất không có, y tùy nhất không có hữu pháp. Tại sao nói nhân có lỗi không có sở y?

Đáp: Tôn – nhất bất cực, cần phải sắp đặt lựa chọn ngôn từ, không lựa chọn lập cho là tôn, sở biệt liền thành bất cực. Nói nhân y lập tức nhân thành lỗi, huống chi câu bất cực, không nhân lại y bất cực hữu pháp, chấp nhận lỗi của tôn chẳng phải lỗi nhân? Mặc dù nói không tạo tác không lập luận nhân chẳng nói cả hai đều không có lỗi, đâu dùng hữu vi hữu nhân. Tôn – nhân có đều chẳng phải lỗi như tôn năng biệt bất thành, nhân thành hữu pháp tự tướng tương vi. Đồng dụ cũng có sở lập không thành, dị dụ cũng có sở lập bất khiển, đâu ngại gì tôn có sở biệt bất thành. Lỗi của nhân sở y không thành, nhưng nay lỗi này sở y chắc không có, nhân của năng y có không bất định. Do đây tổng có hai loại sai khác:

1. Lưỡng câu sở y bất thành có ba: Một là, hữu thể toàn phần, như Tát-bà-đa đối Đại thừa sư lập ngã thường trụ vì thức sở duyên, sở y ngã không, năng y nhân có. Hai là, vô thể toàn phần, như Số luận đối đệ tử Phật lập ngã thật có, vì đức sở y. Ba là hữu thể nhất phần, như Thắng luận sư đối Đại thừa, lập ngã nghiệp thật vì có động tác, đối với nghiệp có vì ngã không.

2. Tùy nhất sở y bất thành có sáu:

Một là, Hữu thể tha tùy nhất, như Số luận sư đối đệ tử Phật lập tự tánh có, vì nhân sinh tử.

Hai là, Hữu thể tự tùy nhất, như Số luận sư đối Đại thừa, lập tàng thức thường, vì nhân sinh tử.

Ba là, Vô thể tha tùy nhất, theo Lý Môn luận nói, hoặc với chỗ

này hữu pháp không thành. Như thành lập ngã thể kia trùm khắp, vì với tất cả chỗ sinh tâm ưa thích, mặc dù Số luận thành lập nhưng Đại thừa không chấp nhận, cũng như luận này đã nói là thị.

Bốn là, Vô thể tự tùy nhất, như Kinh bộ sư lập nghĩa luận này.

Năm là, Hữu thể tha nhất phần tùy nhất, như Số luận sư đối Đại thừa lập năm Đại thường, vì hay sinh quả. Bốn đại sinh quả cả hai đều có thể thành. Không đại sinh quả, vì Đại thừa không chấp nhận.

Sáu là, Hữu thể tự nhất phần tùy nhất, như Đại thừa đối Số luận sư, lập năm đại chẳng phải thường, vì hay sinh quả.

Trên đây đã nói hai loại lưỡng câu và tùy nhất không thành, sở y chỉ có nhân thông có không. Song đều quyết định lưỡng câu tùy nhất không, sở dĩ đều được năng y hữu vô dụng làm các câu, do dự bất thành, sở y năng y mặc dù đều có. Nhân không quyết định, cho nên đều là câu, không phân biệt hữu vô, sở y bất thành. Sở y chỉ vô, năng y thông hữu, chỉ lưỡng câu tùy nhất sở y bất thành làm câu. Do đó không có tha tự không có thể tùy nhất phần sở y bất thành. Nếu chấp nhận tự tha thiếu phần, tôn nhân có quyết chẳng phải nhất phần tùy nhất sở y bất thành, cũng không có do dự sở y bất thành. Hai loại sau không thành vì hai loại sở y có – không sai biệt, vì hai loại năng y nghi định dị loại. Sở y nếu không vì không do dự, có lúc giải thích cũng có do dự sở y bất thành. Lời sớ đã ghi đầy đủ phần nhiều người tin học, nương văn tụng tập, chưa từng thay đổi. Pháp hữu pháp sở y đều có, sao gọi lỗi này xin xem kỹ.

Hỏi: Theo luận chỉ nói bốn loại hoàn toàn bất thành, đâu cần gượng phân biệt nhiều loại?

Đáp: Luận lược chỉ bày phương pháp, không cần trình bày đầy đủ, giả sử ngoài văn có thêm vào, theo lý cũng đâu có hẹp, huống chi có thực chứng? Trong Lý Môn luận giải bất thành đã kết: Đã nói tất cả phẩm loại như thế, nếu có ngôn từ đều chẳng phải năng lập, hoặc chẳng phải như trước các loại sai khác. Lại nói pháp gì gọi phẩm loại, do đó nên như trước phân biệt sai khác.

Hỏi: Các lưỡng câu bất thành, đều tùy nhất bất thành sao? Cho đến các do dự không thành, đều sở y không thành sao?

Đáp: Bốn loại này đều sai khác, cả hai đều chắc chắn chẳng phải tùy nhất, vì hai và một trái nhau, cũng chẳng phải do dự vì định nghi tương phản. Cũng chẳng phải sở y lưỡng câu sở y có và sở y này không, tùy nhất bất thành cũng chẳng phải hai loại kia vì định nghi sai khác. Hai loại sở y vì có không khác nhau, do dự bất thành cũng chẳng phải một loại sau, vì nghi quyết sai biệt.

Đây theo ngài Trần Na nói bốn loại không thành, hoặc theo Nhân minh của cổ sư, ngoại đạo thì không thành chỉ có hai. Nhưng lập lỗi lưỡng câu và tùy nhất, y kia đã nói lưỡng câu và tùy nhất, nhân thông nghi định, sở y thông vô. Song lưỡng câu bất thành kia toàn phần nhất phần, hoặc nghi hoặc định hợp lại có chín câu, tùy nhất bất thành hoặc tự hoặc tha toàn phần nhất phần hoặc nghị hoặc định hợp lại mười tám câu. Từ bốn loại bất thành tất cả hợp lại có hai mươi bảy, do đó ngài Trần Na lấy trước lược chỉ có hai đại, sai khác khó biết, cho nên khai. Nay bốn nhân thể tánh không loạn trong ba tướng nhân ban đầu tông pháp trùm khắp, tổng thành ba câu một tôn pháp mà chẳng trùm khắp. Trong bốn món bất thành đều một phần nhiếp hợp thuộc mười hai câu chẳng khắp chẳng phải tôn pháp. Trong bốn món bất thành đều là toàn phần, hợp nhiếp có mười lăm câu, như trước đã nói. Song trên đây chỉ nói nhân đối với tôn không thành lý, lý thật là nhân này nơi đồng – dị – dụ, tùy ứng cũng có bốn loại bất đồng. Do đó, Lý Môn luận giải bất thành rồi, đối với đồng phẩm kia hữu có chẳng phải có…, cũng tùy chỗ lẽ ra phải nói như vậy, dưới đây sẽ biết. Nhưng tên không nhất định và tên trái nhau, chẳng phải tên không thành.

Hỏi: Nhân đối với tôn không, dụ nơi hai không có cùng tên không thành, tại sao nhân đối với tôn trên dụ không có, nhân đối với hai dụ không, chẳng có tên không thành?

Đáp: Thành tha gọi là thành ngược lại gọi là không thành. Nhân vốn thành tôn mà chẳng phải hai dụ, dụ thành tôn nhân, chẳng phải tôn thành, hai bổn thành sự sai khác, nên ngược lại gọi bất thành, khác đây không đúng, chẳng phải gọi bất thành.

Hỏi: Nếu như vậy lỗi nhân đều muốn thành tôn, tại sao chỉ có một gọi là bất thành?

Đáp: Nhân tuy có ba tướng, chỉ có một tướng ban đầu chính thân thành tôn, ngược lại gọi là không thành. Ngoài ra đều là tôn đầy đủ, hợp cả hai kiến lập tôn, thành tôn theo nghĩa sớ. Cho nên ngược lại chỉ gọi là không nhất định trái nhau, đều tùy nghĩa thân để được tên kia, đều chuẩn theo đây nên biết.

Luận rằng: “Bất định có sáu: (1). Cộng, (2). Bất cộng, (3). Đồng phẩm nhất phần chuyển dị phẩm biến chuyển, (). Dị phẩm nhất phần chuyển đồng phẩm biến chuyển, (5). Câu phẩm nhất phần chuyển, (6). Tương vi quyết định”.

Thuật rằng: Dưới đây là giải thích Bất định văn có ba: Nêu – liệt và thích. Trong ba tướng của nhân, hai tướng sau có lỗi, trái nhau hai phẩm thành tôn và tướng tôn, vì không nhất định thành gọi là bất định. Nếu lập một nhân, với đồng dị phẩm đều có tên cộng và cũng đều không có tên bất cộng. Đồng dị phần hoàn toàn là thứ ba, đồng toàn dị phần là thứ tư, đồng dị câu phần là thứ năm, nếu cả hai đều sai biệt nhân, ba tướng tuy đủ đều tự quyết định. Tôn thành trái nhau, khiến cho địch chứng trí, không tùy nhất định danh tướng trái quyết định. Trong năm lỗi ban đầu, chỉ có lỗi thứ hai là ba tướng của nhân. Lỗi của tướng thứ hai, vì với tôn đồng phẩm chẳng phải định có. Bốn tôn kia đều là lỗi của tướng thứ ba, nghĩa là dị phẩm chẳng phải biến vô, một cái sau đều trái, đến đoạn sau sẽ biết.

Luận rằng: “Trong đây luận về cộng như nói thanh thường sở lượng tánh, cho nên thường vô thường phẩm đều cùng nhân này nên không nhất định”.

Thuật rằng: Dưới đây phân biệt hiển rõ sáu: Ban đầu cộng có ba: Nêu tên cử tôn nhân, giải thích nghĩa bất định, và chỉ tướng bất định. Như Thanh luận đối Phật pháp lập tôn thanh thường, lấy tâm tâm sở pháp tánh suy lường làm nhân, không… thường pháp là đồng phẩm, binh… vô thường là dị phẩm, nên giải thích nghĩa cộng. Trong đồng dị phẩm nhân này đều khắp và cả hai cộng có gọi là bất định.

Luận rằng: “Như bình… là sở lượng tánh, cho nên Thanh là vô thường, như hư không… sở lượng tánh, nên thanh là thường”.

Thuật rằng: Chỉ tướng bất định, hạn hẹp nhân năng lập, thông thành rộng hẹp hai tôn. Do đó mặc dù đồng phẩm mà nói định có chẳng rộng khắp nhân năng lập, chỉ thành tôn rộng khắp. Nay đã dùng rộng thành hẹp, do nhân này liền thành cộng. Cộng nhân không được thành bất cộng pháp, hoặc có lược lựa chọn, thì liền không có lỗi. Vì vậy Lý Môn Luận nói, các cõi đều cộng không lựa nhân riêng, đây chỉ nơi kia đều không trái nhau. Nghi tánh nhân đây nói cộng bất định, các cõi lập nhân nơi đồng dị phẩm đều cộng có tánh không có lựa riêng. Như thanh là thường tôn, sở lượng tánh nhân, hai phẩm đều có, song tôn có hai rộng và hẹp. Như lập thanh vô ngã là rộng, vì ngoài thanh tất cả đều vô ngã. Lập thanh vô thường là hẹp, vì trừ ngoài thanh có thường pháp. Nhân phẩm cũng có hai: Sở lượng sở tri sở thủ… gọi là rộng vì không có một pháp nào chẳng phải sở lượng… Cần, dũng sở tác tánh… gọi là hẹp, vì có các pháp khác chẳng phải cần, dũng phát, chẳng phải sở tác tánh. Nếu lập tôn hẹp thường vô thường, đoạn trước nói nhân rộng, hai phẩm đồng dị nhân đều biến chuyển nên thành bất định, nghĩa kia có thể lập. Chỉ nói nhân hẹp có thể thành tôn hẹp, cũng có thể thành rộng, 36 vì dị phẩm không có có thể thành chánh nhân. Như Thanh luận sư đối Thắng luận, lập thanh thường làm tôn, vì tâm tâm sở tánh suy lường cũng như tánh thanh, có sự lựa chọn sơ lược này bèn không có lỗi. Do đó đây cùng bất cộng cả hai nhất định sai khác, vì kia đối tất cả phẩm đều không. Song các tỉ lượng có ba loại tha, tự và cộng, trong tha tỉ lượng lược có ba cộng tự tỉ cộng tỉ, mỗi cái ba đều cũng như vậy hợp lại có chín cộng. Nay ở đây chỉ nêu ba vì sợ văn dài dòng, văn sau căn cứ theo đây nên biết: Tha cộng, tự cộng và cộng cộng. Như đem Phật pháp phá Số luận sư nói rằng, ngã của ông là vô thường, chấp nhận thuộc đế, như chấp nhận đại… tôn này tha tỉ lượng vô thường, hai mươi ba đế là đồng phẩm, dùng tự tánh làm dị phẩm, chấp nhận đế thuộc nhân. Đối với đồng dị phẩm đều khắp cõi nên tha cộng, nếu không như vậy thì tôn – nhân – dụ… đều có sự trái với tự giáo các lỗi. Số luận chấp nhận ngã ngã là thường vì chấp nhận thuộc đế, như chấp nhận tự tánh, tự tỉ lượng này lập tôn ngã là thường. Tự tánh là đồng, đại… là dị, chấp nhận đế thuộc nhân cả hai đều biến chuyển, do đó là tự cộng, như luận đã nói tức là cộng cộng.

Luận rằng: “Luận về bất cộng như nói thanh là thường, vì thuộc tánh nghe, nên thường vô thường phẩm đều lìa nhân này. Ngoài thường vô thường ra chẳng có, nên là do dự nhân”.

Thuật rằng: Bất cộng thứ hai có ba: Nêu tên cử tôn nhân, giải thích nghĩa bất định, và chỉ tướng bất định. Như Thanh luận sư đối với Thắng luận lập tôn “thanh là thường”, tai là tánh nghe làm nhân. Trong đây tôn thường hư không… là đồng phẩm, điển chớp… là dị phẩm, sở văn tánh là nhân. Cả hai phẩm đều lìa, vì với đồng dị phẩm đều chẳng phải có, lìa thường vô thường, lại không có thứ ba đều chẳng phải hai phẩm, vì có tánh sở văn. Giải thích bất cộng lìa ngoài hai phẩm thường vô thường lại không có pháp khác là tánh sở văn cho nên thành do dự. Không thành sở lập thường, vì ngược lại cũng không thành dị phẩm vô thường. Thắng luận sư kia cũng lập có tánh thanh, nghĩa là đồng dị tánh… đều là tánh sở văn. Nếu đối tôn kia chẳng phải không có đồng dụ, do đó trừ Thắng luận đối lập thành lỗi.

Luận rằng: “Tánh sở văn như thế nào?”

Thuật rằng: Chỉ tướng bất định. Chữ “do” có nghĩa là như. Phàm lập luận tôn nhân dụ năng lập, nêu nhân không dụ thì nhân làm sao thành, làm sao đồng có thể nêu cách so sánh? Nhân đã không có phương pháp, rõ nhân bất định, vì không thể sinh tha quyết định trí.

Hỏi: Nêu nhân năng lập, lập chưa thành tôn, không có dụ thuận thành, tôn kia chẳng lập, tôn đã thuận trước không lập, nhân này lẽ ra chẳng phải bất định?

Đáp: Nhân thiếu đồng dụ, nghĩa tôn không có khả năng có thể thành, cũng không ngược lại thành dị tôn, do đây gọi là bất định, vì chẳng phải là định năng thành nghĩa một tôn, không cùng tên định kia. Lý Môn vấn nạn: Lẽ ra bốn loại gọi là bất định nhân vì cả hai đều có, sở văn như thế nào? Cổ Nhân Minh sư không chấp nhận ngoại bốn cái này có bất cộng. Nay nạn vấn rằng: Dùng lý để đối đáp trừ quyết định trái nhau, bốn loại kia bất định nơi đồng dị phẩm, hoặc biến hoặc bất biến thảy đều có, có thể thành pháp dị loại, nên có thể gọi không nhất định. Nay nhân là tánh sở văn không thể thuộc dị loại lại chẳng thành. Như thế nào là bất định? Tỉ lượng vấn nạn: Sở văn tánh là nhân không thuộc tôn bất định, dị phẩm không nên là nhân, như hai mươi tám nhân dụ. Còn nhân là sở văn không thuộc tôn bất định, đồng phẩm vô nên là nhân như bốn mươi sáu nhân dụ. Luận kia giải thích: Do bất cộng nghĩa là như núi đồng trống phần nhiều có cây, mặc dù không thuộc về nó, hoặc có người lấy liền thuộc về người đó cũng không nhất định, nhân này cũng như vậy. Đồng dị hai phẩm mặc dù đều bất cộng không nhất định sở thuộc, hy vọng chỗ thành lập tôn pháp đồng dị, có thể thông thành nghĩa tùy nhất nên gọi là bất định.

Luận giải thích nghĩa bất cộng này: Giả sử bất cộng thành lập pháp, sở hữu sai biệt khắp thuộc tất cả đều là nghi nhân. Nghĩa là, nếu bất cộng pháp sở văn tánh làm nhân, phàm chỗ thành lập các pháp thường vô thường, nghĩa sai biệt sở hữu tất cả, thuộc khắp các tôn tất cả Phật pháp ngoại đạo… Trong tôn đó tùy chỗ lập tôn, nhân này không nhất định đều là nghi nhân, như Phật pháp lập hoặc thuộc pháp xứ, hoặc thuộc thanh xứ, hoặc thuộc hữu lậu, hoặc thuộc vô lậu. Các loại thanh này đều vô thường làm tôn. Số luận lập tôn hoặc là thật có, hoặc là tự tánh… làm tôn, Thắng luận lập tôn hoặc thuộc đức cú, hoặc không thuộc đức cú, lìa sự ràng buộc thân tử lập hai cú pháp, hữu mạng – vô mạng. Có hoạt động và tăng trưởng thì gọi là hữu mạng; không hoạt động không tăng trưởng gọi là không có mạng. Thanh là vô mạng, ngã là hữu mạng… Tất cả như vậy lập thanh làm tôn, tánh sở văn là nhân, khắp các tôn kia đều hai phẩm không, không có khả năng làm cho tôn tánh quyết định, do đó nghi nhân. Lại giải thích: Chỉ có tánh kia vì thuộc đó hoàn toàn lìa. Ý đây giải thích rằng, tánh sở văn là nhân chỉ có thanh hữu tánh hữu pháp kia, sở nhiếp thuộc, không chỉ đồng phẩm sở thuộc. Vì cũng không thuộc dị phẩm sở nhiếp nên gọi bất định. Hoặc tánh sở 38 văn gọi là hữu tánh, tánh sở văn kia, vì chỉ có tánh thanh kia sở nhiếp. Hai phẩm đều không do đây gọi là bất định.

Trên đây là đã giải thích nạn, nhưng chưa phá lương trước. Phá trước kia vì hoàn toàn lìa. Chữ “hướng” là diện – biên – tướng, tức là tướng của ba nhân, cũng gọi là ba hướng – ba diện – ba biên. Tánh sở văn này chỉ thiếu một tướng, nghĩa là đồng phẩm định hữu, do đây tôn pháp quyết định trái nhau. Xưa kia có các sư lập môn lý luận phá tỉ lượng: Tánh sở văn làm nhân là nhân bất định (tôn vậy); thiếu một tướng cũng như cộng… bốn loại bất định (dụ vậy). Vì bốn loại này đều thiếu một tướng dị phẩm biến vô, nếu hiểu như thế này có lỗi bất định, chẳng phải quyết định trái nhau. Nhân bất cộng kia thành như cộng… vì thiếu một tướng thuộc bất định, là như tùy nhất bất thành vì thiếu một tướng không thuộc bất định. Như đối thanh hiển lập thanh vô thường, vì sở tác tánh như bình – bồn… Nhân này chỉ thiếu một tướng ban đầu không thuộc bất định. Tại sao lại thiếu một tướng nhân là lượng trái nhau? Lẽ ra cùng lượng ban đầu tạo lỗi bất định, nhân bất cộng này là như hai mươi tám, vì dị phẩm vô không thuộc bất định thành ba mươi chín, vì dị phẩm vô là nhân bất định. Cùng các thứ hai ở trước tạo thành bất định. Nhân bất cộng này là bốn mươi sáu vì đồng phẩm vô, chẳng phải nhân bất định vì như bảy mươi chín vì đồng phẩm vô là nhân bất định. Nhân trước tổng nói đồng dị phẩm hữu vô không được riêng nên có bất định. Do nhân kia đây lẽ ra nói dị phẩm biến vô, vì đồng phẩm biến vô đã ngăn bất định bèn không có lỗi kia. Nhân bất cộng này không chỉ thiếu tướng ban đầu, không thuộc bất thành, ngược lại không thành dị tôn chẳng thuộc trái nhau.

Đoạn trước đã nói chỉ thiếu tướng vô thứ ba gọi là cộng bất định, nay chỉ thiếu tướng vô thứ hai, cho nên gọi là bất cộng bất định, vì không thuận không trái thành tôn cộng. Nay khởi tướng quyết định trái lượng, giải lý môn nhân sở tác tánh, nhân bất định thuộc tôn. Trong đồng dị tướng vì tùy lìa một như cộng nhân… nhân lực tướng ban đầu nên không có lỗi trước. Lý Môn Luận lại giải thích: Nếu đối chấp nhận có thanh tánh là thường đây lẽ ra phải thành nhân. Trong đây ý hỏi, như Thanh luận sư đối Thắng luận lập nhân là sở văn tánh, như tánh thanh là thường lẽ ra thành chánh nhân. Kia tự đáp: Nếu lúc đó không hiển bày sở tác tánh… là nhân vô thường cho có nghĩa này song đều có thể được, vì một nghĩa trái nhau không chấp nhận có là nhân do dự. Ý ở đây đáp, nếu Thắng luận sư lúc lập luận ngu độn không có trí, không cùng thanh luận lập sở tác nhân thành thanh vô thường, kia có thể chánh nhân. Nếu lúc đối đều lập vô thường là tôn sở tác là nhân…, vì một nghĩa trái nhau không chấp nhận có là nhân do dự, đây cũng có ba.

Như đệ tử Phật đối Thắng luận lập tha tỉ lượng kia thật phi thật vì chấp đức y. Tôn phi thật, câu đức kia… dùng làm đồng phẩm. Mặc dù không có dị thể chấp nhận nhân đức y, với đồng dị phẩm đều chẳng có gọi là tha bất cộng. Nếu Thắng luận lập ngã thật có, vì chấp nhận đức y với đồng phẩm, cả hai đều chẳng có, gọi là tự bất cộng. Như luận đã trình bày gọi là cộng bất cộng.

Luận rằng: “Đồng phẩm nhất phần chuyển dị phẩm biến chuyển, như nói thanh chẳng phải cần, dũng, không gián đoạn, vì phát tánh vô thường”.

Thuật rằng: Phần thứ ba dưới đây giải thích đồng một phần, dị hoàn toàn. Văn cũng có ba: Đây là phần đầu nêu tên cử tôn nhân. Hoặc thanh sinh luận xưa không nay sinh là sở tác tánh, chẳng phải cần dũng hiển bày. Hoặc thanh hiển luận xưa có nay hiển, cần dũng hiển phát, chẳng phải sở tác tánh, do đó nay thanh sinh đối thanh hiển tôn. Thanh chẳng phải cần dũng không gián đoạn phát sinh, nhân là tánh vô thường. Nhân này mặc dù là lưỡng câu toàn phần lưỡng câu bất thành, nay lấy bất định cũng không có lỗi.

Luận rằng: “Trong này, chẳng phải cần, dũng, vô gián là chỗ phát tôn do điển, hư không… là đồng phẩm kia, tánh vô thường này với điển… là có, với hư không… là không”.

Thuật rằng: Từ đoạn thứ hai dưới đây hiển nghĩa bất định có ba: Ban đầu hiển đồng phẩm, kế hiển dị toàn, sau kết bất định. Chẳng phải cần, dũng, tôn, điển, quang và hư không… đều là đồng phẩm. Đồng thời, chẳng phải vì siêng năng tinh tấn dũng mãnh không gián đoạn phát hiển bày. Nhân vô thường đồng hư không không có, cho nên đồng phẩm nhất phần chuyển.

Luận rằng: “Chẳng phải cần – dũng – vô gián phát tôn dùng bình… làm dị phẩm, đối với kia khắp cõi có”.

Thuật rằng: Đây là hiển dị toàn. Bình… là cần, dũng, không gián đoạn, nhân bốn trần nê làm chỗ hiển phát, nhân vô thường khắp cõi kia.

Luận rằng: “Nhân này dùng điển, bình… làm đồng phẩm nên cũng bất định”.

Thuật rằng: Đoạn này kết bất định. Hoặc tôn đồng phẩm điển, hư không là đồng, vì đều chẳng phải siêng năng tinh tấn dũng mãnh chỗ hiển phát. Hoặc nhân đồng pháp, điển và bình là đồng, vì đều vô thường. Nhân này mặc dù đối với tôn đồng phẩm trên hư không không có, cả hai đối với tôn đồng phẩm dị phẩm trên điển quang, và bình là có, không chỉ định thành một tôn, cho nên cũng bất định, cũng như hai phẩm trước.

Luận rằng: “Vì như bình… tánh vô thường, cho nên đó là cần dũng không gián đoạn phát sinh; vì như điển… tánh vô thường nên đó chẳng phải cần – dũng – vô gián chỗ phát khởi”.

Thuật rằng: Thứ ba là chỉ tướng bất định. Hiển bày nhân vô thường, hay thành thanh trước, hoặc là cần, dũng, hoặc chẳng phải cần dũng, tại sao chẳng phải bất định? Ở đây cũng có ba. Như Tiểu thừa đối Đại thừa lập tha tỉ lượng rằng, tạng thức của ông chẳng phải là dị thục thức, vì nó chấp thức tánh, như thức thứ bảy… Đây chẳng phải dị thục thức tôn, do trừ ngoài dị thục lục thức, còn tất cả pháp là đồng phẩm. Nhân chấp thức tánh, đối với đệ thất thức… có, với sắc thanh… không có. Dị thục lục thức là dị phẩm, nhân chấp thức tánh, với kia biến khắp cõi, do vậy tha đồng phần dị toàn. Như Tát-bà-đa đối Đại thừa lập tự tỉ lượng: Mạng căn của ông nhất định là thật có, vì chấp nhận không có duyên lự, đối với sắc… có, với thức… không, dùng bình bồn… làm dị phẩm, nhân không có duyên lự với kia có khắp, cho nên tự đồng phần dị toàn. Như luận đã trình bày, tức là cộng đồng một phần, dị hoàn toàn.

Luận rằng: “Dị phẩm nhất phần chuyển, đồng phẩm biến chuyển, như lập tôn nói thanh là cần-dũng-vô gián, vì nơi phát tánh vô thường”.

Thuật rằng: Đoạn thứ tư sau đây giải thích dị phần đồng toàn, có hai: Đây là phần đầu nêu tên đề cử tôn nhân, cho rằng Thanh hiển luận đối Thanh sinh lập cần-dũng-vô gián là tôn sở phát, vô thường tánh là nhân.

Luận rằng: “Cần-dũng-vô gián là tôn sở phát, dùng bình… làm đồng phẩm, tánh vô thường kia với đây có khắp”.

Thuật rằng: Hiển bày nghĩa bất định có ba, ở đây hiển đồng toàn vì tất cả chuyển.

Luận rằng: “Dùng điển, hư không… làm dị phẩm, với kia một phần điển… là có, hư không… là không”.

Thuật rằng: Đây là hiển dị phần, vì chuyển có nửa phần.

Luận rằng: “Như trước cũng là bất định”.

Thuật rằng: Đoạn này kết bất định là nhân chẳng những hay thành thanh như bình bồn…, là cần dũng phát cũng hay thành thanh. Như điển quang… chẳng phải cần dũng phát, vì như đoạn trước thành hai phẩm cũng là bất định, ở đoạn này cũng có ba. Như Đại thừa sư đối Tát-bà-đa lập tha tỉ lượng: Ông chấp mạng căn nhất định chẳng phải thật có, vì chấp nhận không có duyên lự, như chỗ chấp bình… Tôn chẳng phải thật có, dùng bình… làm đồng phẩm, nhân không có duyên lự, với kia có khắp. Dùng năm âm vô vi làm dị phẩm, nhân không duyên lự, Đại Bồtát kia trên một phần sắc… có, tâm và tâm sở không, do đó tha dị phần toàn đồng phần. Đại thừa hoặc cho rằng, tạng thức của ta là dị thục thức, vì chấp nhận thức tánh, như dị thục lục thức. Dị thục thức là tôn, dùng dị thục lục thức làm đồng phẩm, chấp nhận thức tánh là nhân ở nơi đây có khắp. Do trừ dị thục lục thức ngoài ra tất cả pháp là dị phẩm, chấp nhận thức tánh là nhân, đối với kia một phần chẳng phải nghiệp quả có tâm, với kia trên một phần sắc… không có. Cho nên tự dị phần đồng toàn. Như đoạn trước đã nói, Thắng quân luận sư thành lập “Đại thừa đúng là lời Phật”, lưỡng câu cực thành chẳng phải lời Phật vì không nhiếp, như Tăng nhất…, tức cũng là lỗi này. Trong đây tôn là lời Phật, dùng Tăng Nhất… làm đồng phẩm. Đại Tiểu thừa cả hai đều là cực thành, chẳng phải lời Phật không thuộc nhân ở nơi đây có khắp. Dùng phát trí lục túc… làm dị phẩm, lưỡng câu cực thành chẳng phải lời Phật không thuộc nhân. Với phát trí có với lục túc không, do phát trí luận… Tiểu thừa tự chấp nhận cũng là lời Phật, Đại thừa không chấp nhận, cũng như Đại thừa của ông và các Tiểu thừa. Lưỡng câu cực thành chẳng phải lời Phật và không thuộc nhân, ở nơi kia đã có thì cũng thuộc lỗi nhân. Như luận đã trình bày, tức là cộng dị một phần, đồng hoàn toàn.

Luận rằng: “Câu phẩm nhất phần chuyển như nói thanh thường không có tính chất ngại”.

Thuật rằng: Thứ năm nói về câu phần, có hai: Đây là phần đầu, nêu tên cử tôn nhân. Thanh Thắng hai luận đều nói thanh không có chất ngại. Vì không có chất ngại, không đại là nhĩ căn cũng không có chất ngại. Nay Thanh luận đối Thắng luận lập tôn âm thanh là thường, nhân là không có chất ngại.

Luận rằng: “Trong đây, tôn thường dùng hư không cực vi làm đồng phẩm không có chất ngại tánh, với hư không… thì có, với cực vi… thì không”.

Thuật rằng: Hiển bất định cũng có ba, đoạn này hiển đồng phần. Hai tôn đều nói địa, thủy, hỏa, phong cực vi là thường trụ. Thô là vô thường, kiếp sơ thành thể chẳng sinh, sau kiếp hoại thể chẳng diệt, hai mươi kiếp không phân tán ở khắp nơi, hậu kiếp thành lập, cả hai hợp sinh quả. Lần lượt như thế cho đến đại địa sở sinh đều hợp nhất, năng sinh đều lìa nhiều. Giải thích đầy đủ như trong lời sớ của Nhị thập Duy thức. Hư không đồng thời kia, vì cực vi nên nói đồng, đồng chấp ý đó. Như cực vi cũng có chất ngại, do đó tôn thường này, lấy hư không cực vi là đồng dụ, không có chất ngại là nhân, với hư không… thì có, với cực vi… thì không, nên đồng phần.

Luận rằng: “Dùng bình, lạc… làm dị phẩm, với lạc… thì có, với bình… thì không”.

Thuật rằng: Đoạn này hiển dị phần và hợp trước hiển câu nhất phần chuyển. Trong hai tôn kia đều nói giác, lạc, dục, sân… là tâm và tâm sở, hai loại này chẳng phải thường vì thường dị phẩm. Không có chất ngại là nhân, với lạc… thì có, với bình… thì không, do đó dị phần.

Luận rằng: “Vì vậy nhân này dùng lạc và hư không làm đồng pháp, cho nên cũng gọi là bất định”.

Thuật rằng: Kết bất định, không có chất ngại là nhân, hư không là đồng phẩm, hay thành âm thanh thường. Lạc là đồng phẩm hay thành vô thường, vì thành hai phẩm, do vậy như trước cũng là bất định. Lý Môn luận cho rằng nếu trong đó câu phần là có cũng là định nhân, vì lựa riêng nên gọi là sai biệt. Nghĩa là, nhân câu phần thứ năm này với đồng dị phẩm đều phần có, là nhân bất định vì có trái nhau và chánh nhân. Đoạn này nói, nhân chẳng phải nơi một phần dị phẩm chuyển, nhất định thuộc nhân. Như lập tôn “âm thanh là thường”, vì không có chất ngại là nhân, không có các chất ngại đều là thường, cũng như hư không là đồng dụ. Nếu là vô thường tức là có chất ngại, cũng như bình… là dị dụ, hư không là đồng phẩm. Có nhân không có chất ngại, thì bình là dị phẩm, không chất ngại là nhân không, do đó chánh nhân kia nếu trông mong lại… tâm và tâm sở pháp, vì dị phẩm có tức là tương vi. Cho rằng thanh vô thường vì không có chất ngại, như tâm và tâm sơ. Nếu là thường tức thấy có chất ngại, cũng như cực vi. Nay nhân bất định này hy vọng dị phẩm nhất phần vô biên có thể quyết định. Nếu hy vọng dị phẩm nhất phần hữu biên liền thành trái nhau, do đó mà do dự. Hoặc trong đó câu phần có chẳng phải chỉ một phần này. Thứ nhất, thứ hai, thứ tư và thứ năm đều gọi là câu phần, đồng thời có nghĩa này; đồng phẩm dị phẩm gọi là câu phần, chẳng phải đều một phần gọi là câu phần. Hoặc cách giải sau đều thuộc bất định, đoạn trước nhân bất cộng không có nghĩa nhất định, nên lựa riêng tự vì ngoài ra nhân bất định, còn lại đều sai khác. Hai nhân trên đây chỉ có hai đoạn không có đoạn thứ ba, chỉ tướng bất định đồng đoạn thứ ba trước dễ nên không nói. Đây cũng có ba. Như Đại thừa sư đối Tát-bà-đa lập tha tỉ lượng là “mạng căn của ông chẳng phải dị thục”, vì chấp nhận chẳng phải thức. Như chấp nhận điển… đây chẳng phải tôn dị thục, dùng phi nghiệp quả ngũ uẩn vô vi làm đồng phẩm, chấp nhận nhân chẳng phải thức, với điển… thì có, với tâm… thì không. Dùng nghiệp quả năm uẩn làm dị phẩm, nhân chấp nhận chẳng phải thức, với tâm… thì không, với nhãn… thì có. Do đó tha câu phẩm nhất phần chuyển, Tiểu thừa trở lại lập tức tự câu phẩm nhất phần chuyển. Như luận đã trình bày là cộng câu phẩm nhất phần chuyển.

Luận rằng: “Tương vi quyết định”.

Thuật rằng: Quyết định tương vi thứ sáu có ba, ban đầu nêu tên nhân có đủ ba tướng đều tự quyết định thành tôn tương vi, gọi là quyết định tương vi, tức là quyết định của trái nhau, quyết định làm cho trái nhau. Thứ ba, thứ sáu cả hai đều chuyển, “câu” là y chủ thích. Có tỉ lượng rằng, hai nhân này chẳng phải lỗi của nhân, vì ba tướng đầy đủ, như hai mươi tám nhân, hai mươi tám nhân lẽ ra chẳng phải chánh nhân vì đủ ba tướng. Như hai nhân này lẽ ra lập tương vi, lượng kia cho rằng hai nhân này không nhất định thuộc nhân, làm cho đối địch chứng minh vì sinh trí nghi. Như năm bất định, hoặc hai nhân này không thuộc chánh nhân, vì không khiến cho đối địch chứng minh sinh định trí, như ngoài ra lỗi của nhân. Hoặc hai mươi tám nhân chấp nhận chẳng phải chánh nhân bèn không phải chánh lượng, nhiều lỗi trái với giáo lý thế gian nên biết, kia là chánh nhân sở nhiếp. Hai loại này chính là thuộc bất định, hai mươi tám câu thuộc nhân chánh nhân, vì sinh địch luận chứng minh quyết định trí, như chánh nhân khác. Như luận lập tôn nói “thanh là vô thường”, vì sở tác tánh thí như bình… Trình bày thứ hai hiển tôn nhân có hai, đây chính Thắng luận đối Thanh sinh luận, nghĩa như trước đã nói, hoặc đối thanh hiển tùy nhất bất thành. Luận có lập “thanh là thường”, vì có sở tác tánh, thí như thanh tánh. Trình bày đây chính là Thanh sinh đối Thắng luận lập, hoặc đối tôn khác nói sở tác tánh, là đoạn trước đã nói bất cộng bất định. Thắng luận thanh tánh cho rằng đồng dị tánh, thật đức nghiệp cả ba vì đều biệt tánh, bổn có mà thường đại có cộng có, chẳng phải đều có biệt tánh không gọi thanh tánh. Thanh sinh nói thanh tổng có ba loại:

– Âm vang: Mặc dù tai nghe tiếng không thể biểu hiện nói ra được, như nói gần hầm đặc biệt có âm vang.

– Thanh tánh: Mỗi mỗi đều có thể diễn nói, đều có tánh loại, lìa ngoài năng thuyên riêng có bổn thường, không duyên không giác mới sinh duyên đầy đủ, mới bắt đầu có thể nghe. Không giống như Thắng luận sư.

– Năng thuyên lìa hai cái có trước âm vang và hai loại này đều mới sinh, âm vang không thể diễn nói. Nay tiếng mới phát sinh đây là thường trụ, do vốn có tánh nghe là đồng phẩm. Hai tôn tuy khác nhau, đều có tánh nghe có thể nghe vả lại thường trụ, do đó đều là đồng dụ, không nên phân biệt. Thế nào là tánh nghe? Như lập Tôn thanh là vô thường, nhân là sở tác tánh, bình là đồng dụ, đâu nên phân biệt. Thế nào là sở tác? Thế nào là vô thường? Như đây, vòng tròn sở tác, đá đá đập bể vô thường, tiếng không bình có, hoặc tầm từ (tìm tòi) là sở tác, duyên dứt vô thường, tiếng có bình không. Nếu như vậy tất cả đều không có nhân dụ, do đó biết pháp của nhân dụ đều không nên phân biệt, do đây thanh sinh lập lượng không có lỗi. Nếu phân biệt liền thành lỗi loại tương tợ phân biệt.

Luận rằng: “Hai nhà luận này đều là do dự nhân, vì vậy đều gọi là bất định”.

Thuật rằng: Thứ ba kết thành bất định, hai nhân đều không thể khiến cho tha địch chứng sinh quyết định một trí, vì vậy như loại trước đều là bất định. Lý Môn luận có bài tụng kết thành bốn câu:

“Tương vi và bất định

Quán sát kỹ tôn pháp

Nếu ưa thích trái hại

Thành do dự điên đảo”.

Khác đây không có tợ nhân, do quán sát tôn pháp khiến cho người quán sát trí thành do dự trước gọi là bất định nhâ. Hai nhân tuy đầy đủ ba tướng khiến cho tha bất định cùng tên bất định. Luận nói, hai loại này đều thuộc bất định, cho nên không lẽ phân biệt trước sau thị phi. Như hai nhân này cả hai đều bất định, Cổ Nhân Minh có đoán ngôn như sát – trì – kỳ sau là thắng. Nếu như vậy thì Thanh mạnh Thắng luận lẽ ra thua, song Lý Môn luận chê đoán Thanh Thắng hai luận, nghĩa là trong đây thắng lực hiện giáo, do vậy nên y đây suy nghĩ tìm cầu quyết định, kia thuyết đây nhận cả hai đều bất định. Nhưng đoán Thanh luận trước lập Thanh thường, sở văn tánh nghe là nhân. Thắng luận sau nói sở tác tánh là nhân, thanh vô thường, có thể như sát-trì-kỳ, trước thua sau thắng. Nay đây cùng kia trước sau trái nhau chẳng lẽ như thế. Ngoại đạo vấn nạn: Tánh nghe là nhân, hoặc đối với có tánh nghe lẽ ra là chánh nhân, vì luận chủ trái, nên khiến y hiện giáo, “Hiện” nghĩa là thế gian thấy nghe gián đoạn, có lúc không nghe, được lực của các duyên khởi. “Giáo” nghĩa là Phật giáo nói thanh vô thường, vì Phật với thuyết giáo thứ nhất là thắng. Do hai nghĩa này Thắng luận nghĩa thắng.

Đức Phật Thích-ca hiện chứng các pháp thấy nghe vô thường y hiện thuyết giáo, giáo thuyết vô thường nên trước thắng luận, không nên y thường giáo của ngoại đạo. Hơn nữa ngoại đạo không chấp nhận Phật thắng, nên y thuyết thế gian hiện có chí thật đáng tin tưởng. Thanh gặp duyên có tạm có lại không, thế gian đáng tin vì cùng thuyết giáo nên trước Thắng luận. Thanh luận bị thua vả lại đoán quyết nơi Thanh Thắng hai nghĩa Thanh thua Thắng trước, chẳng phải các quyết định trái nhau, đều trước thua sau thắng. Nếu như vậy bèn quyết định tạo sao gọi là bất định? Đây do Luận chủ e rằng tất cả quyết định trái nhau đều sau được thắng, nên kết cả hai đều bất định, cũng có ba. Như Đại thừa phá Tát-bà-đa vô biểu sắc bên ông nhất định chẳng phải thật sắc, vì chấp nhận không đối địch như tâm tâm sở. Kia lập lượng: Ngã không đối sắc nhất định là thật sắc, vì chấp nhận tánh sắc, như chấp nhận sắc thanh… đây là tha tỉ lượng quyết định trái nhau, bản chất đầu là tha tỉ, sau chắc chắn là tự tỉ. Nếu lập tự tỉ đối tha tỉ gọi là tụ tỉ lượng quyết định trái nhau, không có cả hai tự – tha, hoặc có hai tự và tha đều chân lập phá vì chẳng phải tợ lập. Như Đại thừa lập trước phá vô biểu tỉ lượng, Tiểu thừa đối đáp: Đại thừa vô biểu nhất định có thật sắc, vì chấp nhận chẳng phải cực vi… là vô đối sắc. Như chấp nhận định quả sắc, đây chẳng phải quyết định tương vi, vì đều là chân năng lập và chân năng phá. Do đây lập địch cộng thân có một hữu pháp tranh pháp này, vì mới là đoạn này. Nếu trước lập tự nghĩa, sau tha mới phá tức tự tỉ lượng vi quyết (12) định, như luận đã nói, có lỗi cộng tương vi quyết định đây gọi là ba. Hỏi: Nếu cộng bất định cũng như bất cộng chẳng, cho đến câu phẩm nhất phần chuyển cũng tương vi quyết định sao? Đáp: Sáu lỗi thể này vì hành tướng sai khác đều gọi là tương vi, thể tướng không xen tạp không có hai cái đồng thể huống chi nhiều hợp ư. Hỏi: Nhân có sáu lỗi này với chín câu nhân đều là lỗi gì? Đáp: Cộng nhân ban đầu này là câu thứ nhất kia, bất cộng thứ hai đây là câu thứ năm kia, thứ ba đây là câu thứ bảy kia, thứ tư đây là câu thứ ba kia, thứ năm đây là câu thứ chín kia, lỗi thứ sáu này là kia không có nhân, tướng này không thiếu kia có thiếu.

– Hỏi: Tương vi quyết định cùng tỉ lượng tương vi có gì khác nhau?

– Đáp: Tôn kia trái nhân, nhân này trái tôn, kia rộng đây hẹp vì hai loại khác nhau. Do đây nói các quyết định trái nhau, đều là tỉ lượng tương vi, có tỉ lượng tương vi chẳng phải quyết định tương vi, vì tôn trái 6 nhân không có hai nhân.

– Hỏi: Quyết định tương vi trái pháp tự tướng, cũng có pháp sai khác, hữu pháp tự tướng, hữu pháp sai biệt chăng? Đáp: Có nếu không thay đổi nhân trước trái bốn loại tôn, sau đây là lỗi tương vi. Nếu đổi nhân trước trái bốn loại tôn, đều là quyết định tương vi. Nếu cộng tỉ lượng, như Thắng luận sư đối Thanh luận lập thanh vô thường rồi. Thanh luận nếu nói thanh lẽ ra chẳng phải thanh, vì chấp nhận thuộc đức như sắc thanh… mà thành hữu pháp tự tương tương vi quyết định. Quyết định liền trái tự tôn, nếu nói âm thanh là vô thường, lẻ ra chẳng phải âm thanh là vô thường, vì sở tác tánh, như bình cho là hữu pháp tự tướng tương vi quyết định không thuộc lỗi này, đều lặp lại pháp hữu pháp thành tôn pháp, vì trong các lỗi không có tướng này. Vô thường kia gọi là tự tướng tránh pháp căn bản, chẳng có ý chấp nhận sai khác trên hữu pháp, không thể nói hữu pháp sai biệt. Cho nên lượng này chẳng thuộc lỗi, tức tất cả lượng không phải chân lượng vì đều có điều này. Nhưng lỗi này loại phân biệt tương tợ. Do đó nhân minh đều nói không có lỗi này. Như Thắng luận sư lập tự tỉ lượng rằng đã nói hữu tánh chẳng phải bốn đại chủng, vì chấp nhận trừ bốn đại thể chẳng phải không có, như sắc thanh…. do trừ ngoài bốn đại và hữu tánh đều là đồng dụ, tha liền tạo thành hữu pháp tự tướng tương vi nạn rằng: Hữu tánh của ông chẳng phải hữu tánh vi không phải bốn đại, như sắc, thanh… Đây gọi là hữu pháp tự tướng tương vi quyết định, tức do nhân này lại tạo hữu pháp sai biệt trái nhau, hữu pháp của ông lẽ ra không thể tạo có tánh hữu duyên, vì chấp nhận chẳng có bốn đại như sắc, thanh… Ý kia nói vì có năng tác hữu tánh có tánh năng duyên tạo tác có tánh hữu duyên chẳng phải có tánh hữu duyên, ý đây chấp nhận sự sai khác của hữu tánh hữu pháp, kia chẳng phải bốn đại chủng là pháp tự tướng. Có thể có bốn đại chẳng phải bốn đại chủng, không thể có bốn đại chẳng phải bốn đại chủng, là pháp sai biệt. Lại khởi pháp sai biệt tương vi quyết định hữu tánh của ông chẳng phải hay có bốn đại chẳng phải bốn Đại chủng, vì chấp nhận chẳng phải không có như sắc thanh… Kia nói sắc… mặc dù chẳng phải bốn đại chủng không thể có bốn đại, song nói hữu tánh có thể có bốn đại chẳng phải bốn đại chủng, cho nên thành pháp sai biệt tương vi quyết định. Nay luận chỉ trình bày ngôn thuyết, trái tôn năng biệt vốn sở tránh nhân, gọi là tương vi quyết định hữu pháp tự tướng kia mặc dù nói sở trần chẳng phải tướng tôn ngược bổn sở tránh pháp, ý chấn nhận hai loại sai khác. Tuy ý sở tránh chẳng phải lời nói đã trình bày, ba nhân quyết định tương vi này đều lược không nói.

Do đây căn cứ tỉ lượng tương vi trước cũng có bốn loại, theo luận cũng chỉ nói pháp tự tướng tỉ lượng. Hỏi: Các loại bất định này có một phần hay có hoàn toàn? Đáp: Vì vô lý cùng tận như trước đã nói năm mươi loại bất định, trong tự cộng tỷ các tự bất định và cộng bất định là lỗi bất định. Tự cộng có lỗi chẳng phải chân năng lập tại sao gọi phá tha? Trong tha tỉ lượng, nếu tha bất định và cộng bất định cũng là lỗi bất định, lập tha trái tha và cộng có lỗi, đã chẳng phải năng phá sao thành năng lập. Trong tự tỉ lượng các tha bất định, trong tha tỉ lượng các tự bất định đều không thuộc lỗi và lập nghĩa vốn muốn trái hại tha, các nhà lập luận tự chẳng phải tha, tha không phải bất định. Lập tha chẳng phải tự tự chẳng phải bất định, tùy chỗ ứng đều như lý, luận nay vả lại y lỗi lưỡng câu bất định nói lập luận địch luận đều chấp nhận nhân đối với hai dụ. Vì cộng bất cộng… nói thành lỗi, hai dụ tuy cộng, nếu nhân tùy nhất. Nhân nghi dụ đồng dụ không có thể, tùy ứng tức là tùy nhất do dự thuộc lỗi sở y không thành không nhất định, năm mươi bốn loại các lỗi bất định, mỗi loại đã có bốn bèn thành hai trăm mười sáu loại thuộc lỗi bất định. Hoặc bốn món bất thành có thể không thể toàn phần một phần tự tha cùng chấp nhận hợp thành hai mươi bảy đều chuẩn như trước nói, hai mươi bảy lỗi đó năm mươi bốn lỗi bất định mỗi một lỗi đều có tổng thành một ngàn bốn trăm năm mươi tám (1.58) loại các lỗi bất định. Lý Môn luận đã nói: Bốn loại bất định, với đồng phẩm có chẳng có… tùy chỗ ứng nên nói như thế. Cho nên biết đạo lý quyết định như vậy, song Lý Môn luận nhiếp bài tụng này:

“Nếu pháp là bất cộng

Cộng nhất định trái nhau

Khắp tất cả pháp kia

Đều là nghi nhân tánh”.

Cộng nhất định thuộc bốn nhân bất định, trong đồng dị phẩm, tùy sở ứng đó hoặc hoàn toàn hoặc một phần vì đều có cộng. Bất cộng tương vi đều chỉ nhiếp một. Sáu môn bất định này khắp tất cả tôn, đối với các pháp kia đều là nghi nhân, chẳng những trên đây đã nói tôn gọi là bất định.

Viết xong ngày mùng 3 tháng 9 niên hiệu Kiến Võ năm thứ hai nhờ Công gia kính cẩn cầu nguyện viện Đại Thừa dâng lên Tham Lung nơi quán Chu Hộ, chân đọc đại Bát-nhã được thúc giục trong số sáu người, công trình viết chép dẫn chúng đã xong. Y công năng bẻ dẹp tà vạy trợ giúp tinh thần muôn nước trở về chánh lý nhân minh, một người thực hành chánh đức.

Quyền Luật Sư Tôn Kinh, nhân lúc rảnh rỗi xem xét lải sửa bản xong vào 23 cùng tháng.

LỜI SỚ NHÂN MINH NHẬP CHÍNH LÝ LUẬN

QUYỂN TRUNG

(HẾT)

Pages: 1 2 3