LÔ SƠN KÝ
(GHI VỀ LÔ SƠN)
Thượng thư Đồn Điền Viên ngoại lang Gia Hòa, Trần Thuấn Du-lịch cử soạn thuật
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 3
CHƯƠNG IV: SỰ TRÔNG THẤY KHÁC NHAU CỦA CÁC NGƯỜI VÂN DU ĐẾN NÚI THAM QUAN
Từ Giang Châu ra cửa Đức Hóa cách 05 dặm đến viện Viên Thọ (xưa trước gọi là Đàn La-hán). Từ viện Diên Thọ cách 05 dặm đến Liêm Khê trong Chu Lang cầu Thạch Đường. Từ Kiêm Khê theo hướng Đông nam cách 10 dặm đến thiền viện Bảo Nghiêm (xưa trước gọi là Song Khê), từ thiền viện Bảo Nghiêm về phía tây nam cách 10 dặm đến quán Tường Phù (xưa trước gọi là Thái nhất). Từ thiền viện Bảo Nghiêm về hướng nam cách 03 dặm lại có am Vân Khánh, cách am Vân Khánh 01 dặm đến có nông trại Am Nham, cách nông trại Am Nham 01 dặm đến viện Thiền Trí (xưa trước gọi là Tịnh cư), từ viện Thiền Trí cách 05 dặm đến quán Tường Phù. Từ quán Tường Phù cách 05 dặm về hướng bắc đến am Long Tuyền. Từ am Long Truyền cách 10 dặm đến viện Diệu Trí (xưa trước gọi là đình Hành Xuân). Từ viện Diệu Trí cách 05 dặm đến sườn núi Rắn. Từ sườn núi Rắn xuống 05 dặm đến quán Thái Bình (xưa trước gọi là Phủ Thông Huyền), từ quán Tường Phù về hướng tây nam cách 02 dặm lại có am Quốc Thái, từ am Quốc Thái về phía tây lên đảnh núi Liên Hoa cách 15 dặm thì đến am Liên Hoa. Từ am Quốc Thái về phía nam cách 05 dặm đến am Báo Quốc, cách am Báo Quốc 01 dặm đến am Vân Tế, cách am Vân Tế 01 dặm đến am Vĩnh Thanh (còn có 01 tên gọi là am Hạ Liên Hoa), bên cạnh đó có nơi Đạo nhân ẩn cư, từ am Vĩnh Thanh về phía tây cách 01 dặm đến am Vân Khê (còn có 01 tên gọi là động hạ Liên Hoa), cách am Vân Khê 01 dặm cũng đến quán Thái Bình, từ quán Thái Bình về phía tây cách 05 dặm đến chùa Đông Lâm-thái Bình hưng quốc. Từ quán Thái Bình về phía tây nam cách 05 dặm lại có am Thanh Thái, cách am Thanh Thái 01 dặm đến viện Quảng Trạch (xưa trước gọi là am Long Đầm. Từ đó lên cách 05 dặm đến 03 đầm rồng. Cách viện Quảng Trạch 07 dặm cũng đến chùa Đông Lâm. Từ chùa Đông Lâm về hướng tây cách hơn trăm bộ đến tháp Viễn Công. Từ tháp đó về phía tây cách hơn trăm bộ đến chùa Tây Lâm Càn Minh. Từ chùa Tây Lâm về phía Đông cách 05 dặm đến am Hoàng Thổ. Bên cạnh đó có am Khánh Kinh. Cách am Khán Kinh 01 dặm đến am Sùng Phước, cách am Sùng Phước 05 dặm đến am Hương Thành, bên cạnh đó có am Quán Âm, am Đông. Từ am Đông đi xuống 01 dặm là đến am Quảng Tế, cách am Quảng Tế nữa dặm đến hang Thánh Tăng, cách hang Thánh Tăng 02 dặm đến am Thạch Bồn. Từ chùa Tây Lâm về phía Đông nam cách 05 dặm lại có viện Hạ Hóa Thành, cách viện Hạ Hóa Thành 03 dặm đến am Hộ Quốc, cách am Hộ Quốc 01 dặm cũng đến am Thạch Bồn, từ am Thạch bồn đi lên nữa dặm đến am Bảo Hưng, cách am Bảo Hưng nữa dặm đến chùa Thượng Hóa Thành Phổ Chiếu, bên cạnh đó có am Đại Sư. Từ Thượng Hóa Thành đi lên 10 dặm qua ngọn núi Hương Lô, đến am Phong Đảnh, từ am Phong Đảnh về phía nam cách 10 dặm đến am Hương Tích. Có đường xuống núi ở phía nam có khe suối Thê Hiền, về phía Đông đến nguồn Vạn Thọ cách 20 dặm mà đường sá hiểm nguy. Từ Phong Đảnh về hướng tây cách 05 dặm đến chùa Bảo Lâm (xưa trước gọi là chùa Đại Lâm). Từ chùa Bảo Lâm cách 01 dặm đến núi Trịch Bút, lại cách thêm 01 dặm đến hang Phật Thủ. Cách hang Phật Thủ 02 dặm đến viện Thiên Trì, từ viện về phía nam cách 01 dặm đến tháp Thiền sư Long, từ tháp xuống 02 dặm đến am La-hán, cách am La-hán 02 dặm về phía Đông đến đài Thập Bát Hiền Giả. Từ viện Thiên Trì xuống núi cách 15 dặm có cốc đồng tên là Cẩm Tú. Dòng nước ở dưới núi, 01 dòng xuất phát từ cốc Cẩm Tú và 01 dòng xuất phát từ cốc Thạch Môn (Cửa Đá) và hợp dòng đổ vào sông Bồn. Phía trên 02 dòng nuớc đó có am Song Long, am Quảng Phước, am Tôn Thẳng, am Bảo Minh, cả 0 am cùng trông thấy nhau và đồng cách nhau không quá trăm bộ. Khe suối Thạch Môn tại trước am Bảo Ninh, vào trong khe cách 05 dặm có núi Thạch Trụ, núi Thiết Hang, dưới 02 núi ấy có 02 am Đạo Nhân. Từ am Bảo Ninh về phía nam cách 05 dặm đến am Phước Hải. Cách am Phước Hải 02 dặm đến am Tường Vân. Từ am Tường Vân đi lên 10 dặm đến núi Vân Đảnh, tại núi Vân Đảnh có am Vân Đảnh. Từ am Tường Vân về phía nam cách 08 dặm đến am Nguyệt Luân, bên cạnh đó có am Linh Tuyền. Cách am Linh Tuyền 07 dặm đến am Báo Quốc, cách am Báo Quốc 05 dặm đến Thiền Viện Viễn Thông Sùng Thắng, bên cạnh đó có viện Quảng Phước, cách thiền viện Viễn Thông Sùng Thắng 20 dặm đến quán Khương Vương Cảnh Đức. Từ thiền viện Viên Thông Sùng Thắng trở lên đều thuộc Giang Châu.
Từ quán Khương Vương Cảnh Đức về phía bắc vào trong cốc cách 05 dặm đến viện Long Tuyền, lại thêm 20 dặm đến Thủy Liêm. Từ quán Khương Vương Cảnh Đức về phía nam cách trăm bộ đến am Tỳ Lô. Cách am Tỳ Lô 02 dặm đến am Đại Minh, cách am Đại Minh 02 dặm đến am Trường Hưng, bên cạnh đó lại có viện Nhân Vương, cách viện Nhân Vương 02 dặm đến viện Càn Thọ, cách viện Càn Thọ 07 dặm đến thiền viện Linh Thang Tịnh Tuệ. Từ thiền viện Linh Thang Tịnh Tuệ về phía nam cách 10 dặm lại có quán Thanh Hà. Từ thiền viện Linh Thang Tịnh Tuệ về phía Đông cách 02 dặm qua đài Khương Lạc Kinh, lại thêm 02 dặm đến Túy Thạch của Đào Công. Từ Túy Thạch lại ra đường quan cách 03 dặm đến thiền viện Quy Tông Thừa Thiên. Từ thiền viện Quy Tông về phía tây cách trăm bộ đến quán Linh Khê Tường Phù, cách quán Linh Khê Tường Phù 01 dặm đến viện Hương Tuyền, tiếp theo là Thượng Tháp và tiếp theo là Hạ Tháp đều cùng cách nhau hơn trăm bộ. Cách Hạ Tháp 05 dặm đến đài Bát Nhã và viện Long Giáo. Bên cạnh đó có am Thạch Môn, tiếp đến có am Bố Thủy, tiếp nữa là am Tỉnh Giác (còn 01 tên gọi là đài Thôi Sư), tiếp đến là am Trùng Nham, đều cùng cách nhau hơn trăm bộ. Cách am Trùng Nham 03 dặm đến Thảo Đường (am tranh) của Tạ Sơn Nhân, cách Thảo Đường 03 dặm đến viện Linh Thê. Từ viện Linh Thê đi lên trăm bộ đến đảnh núi Tử Tiêu có tháp Xá-lợi. Từ viện Linh Thê đi xuống cách 08 dặm đến động 03 Tướng quân, từ động 03 Tướng quân đi xuống vào thiền viện Quy Tông cũng cách 01 dặm. Từ viện Linh Thê về hướng đông cách 0 dặm đến am Trừng Vân, tiếp đến am Vạn Tuế, tiếp đến am Thiên Cung, đều cùng cách nhau hơn trăm bộ. Cách am Thiên Cung 01 dặm đến am Dư Phong, từ am Dư Phong đo lên 20 dặm đến động Bạch Vân, từ am Dư Phong đi xuống 02 dặm là đến quán Tiên Thiên (xưa trước gọi là Chân Phong), bên cạnh đó có thảo đường của Liễu Đại Khanh, cách quán Tiên Thiên 02 dặm đến quán Thái Hư giản tịch, cách quán Thái Hư giản tịch 05 dặm đến quán Thê Ẩn, từ quán Thê Ẩn về phía Đông cách 05 dặm đến am Cổ Vân, cách am Cổ Vân 10 dặm đến thiền viện Khai Tiên, từ thiền viện Khai Tiên về phía nam cách 01 dặm đến am Thạch Bi, từ am Thạch Bi đi lên 07 dặm đến hang Hoàng Thạch, viện Vĩnh Thái, đến trước viện Vĩnh Thái nữa dặm là đến đài Văn-thù, từ viện Vĩnh Thái đi lên 10 dặm có am Đạo Nhân, hang Thánh Tăng, hang Thiện Tài, hang La-hán, hang Hoàng Thạch. Từ thiền viện Khai Tiên về phía Đông cách 02 dặm đến thiền viện Vạn Sam. Từ thiền viện Vạn Sam về hướng đông bắc cánh 03 dặm đến viện Chân Giáo (xưa trước gọi là Vân Phong), cách viện Chân Giáo 03 dặm đến viện Cảnh Đức (xưa trước gọi là Cao Diêu), cách viện Cảnh Đức 01 dặm đến Thư đường của Lý Chưng Cổ. Từ Thư đường đi lên 0 dặm đến núi Ngũ Nhũ viện Hương Tích, cách viện Hương Tích 02 dặm đến am Câu Chi. Bên cạnh đó có am Quán Âm, cách am Quán Âm nữa dặm đến am Tề Vân, cách am Tề Vân 03 dặm đến am Ngọa Long. Từ am Ngọa Long đi xuống 05 dặm đến viện Đạo Lâm, cách viện Đạo Lâm 01 dặm đến viện Thiền Tĩnh (xưa trước gọi là Trung Hưng), cách viện Thiền Tĩnh 01 dặm đến am Bảo Khánh, cách am Bảo Khánh 01 dặm đến viện Tịnh Ẩn (xưa trước gọi là Bảo Phong). Cách viện Tịnh Ẩn 03 dặm đến viện Tổ Giáo (xưa trước gọi là đài Thượng Yển), bên cạnh đó có am Bàng Long, am Tây Nguyên, am Bảo Luân đều cách nhau chẳng quá trăm bộ. Cách am Bảo Luân 03 dặm đến am Điêu Mộc, cách am Điêu Mộc 03 dặm đến am U Thúy, cách am U Thúy 01 dặm đến tháp Xích Nhãn. Từ tháp Xích Nhãn về hướng đông bắc cách 10 dặm đến thiền viện Thê Hiền Bảo Giác. Từ nam Khương Quân ra cửa Ngũ Lão cách 05 dặm có am Đại Xung, cách am Đại Xung 05 dặm cũng đến viện La-hán, cách viện La-hán 10 dặm cũng đến viện Thê Hiền. Từ thiền viện La-hán về hướng đông cách 05 dặm đến Tăng trang Chiếc Quế. Từ Tăng trang về hướng tây 05 dặm đến động Bạch Lộc, thư đường của Lý Bột. Cách động Bạch Lộc 03 dặm đến quán Thừa Thiên Bạch Hạc, cách quán Thừa Thiên Bạch hạc 05 dặm cũng đến viện Thê Hiền. Từ viện Thê Hiền về hướng đông nữa dặm đến viện Tịnh Trú (xưa trước gọi là Đăng Vân), từ viện Tịnh Trú về phía Đông 02 dặm là đến viện Quảng Thọ (xưa trước gọi là Tư Thánh), bên cạnh đó có đài Kim Sư. Từ viện Quảng Thọ về hướng bắc cách 02 dặm đến viện Vạn Thọ. Cách viện Vạn Thọ 03 dặm về hướng nam đến viện Lăng Già (xưa trước gọilà Hạ BẠch Thạch), từ viện Lăng Già đi lên 03 dặm đến viện Chứng Đạo (xưa trước gọi là Thượng BạchThạch). Cách viện Chứng Đạo 03 dặm đến viện Thái Bình hưng quốc 01 dặm đến núi Thượng Ngũ, viện Hương Lâm cách viện hương Lâm 05 dặm đến việ Tịnh Cư (xưa trước gọi là am Thượng). Cách viện Tịnh Cư 05 dặm đến núi Hạ Ngũ Viện Diên Phước. Cách viện Diên Phước 03 dặm đến viện Trúc Lâm. Cách viện Trúc Lâm 02 dặm đến am Phước Nguyên (xưa trước gọi là Linh Nguyên). Cách am Phước Nguyên nữa dặm đến am Thạch Tuyền, cách am Thạch Tuyền 02 dặm đến hang Lăng tiêu Viện Minh Châu. Từ viện Minh Châu đi xuống 05 dặm đến viện Tịnh Diệu (xưa trước gọi là am Đức Chính). Cách viện Tịnh Diệu 01 dặm đến am Vân Đài, cách am Vân Đài 03 dặm đến viện Thánh Quả (xưa trước gọi là Tịnh Minh).
Phía trước đó có viện Giải Không (xưa trước gọi là Cát Tường). Từ viện Giải Không về hướng tây bắc khoảng trăm bộ đến am Cốc Nguyên, từ am Cốc Nguyên về hướng đông bắc cách 02 dặm đến viện Chứng Tịch (xưa trước gọi là Chiếc Quế). Cách viện Chúng Tịch nữa dặm đến viện Hoa Nghiêm, cách viện Hoa Nghiêm 03 dặm đến viện Vĩnh Phước (xưa trước gọi là Long Vân). Từ viện Vĩnh Phước đi xuống 08 dặm đến nông trang Đại Phú. Cách nông trang Đại Phú về phía Đông bắc 10 dặm đến Thiền Viện Tuệ Nhật, cách Thiền Viện Tuệ Nhật 03 dặm đến am Đại Hùng. Từ am Đại Hùng lại ra đường quan cách 07 dặm đến am Phật Điện, cách am Phật Điện 01 dặm đến am Hưng Phước, cách am Hưng
Phước 03 dặm đến viện Trí Lâm (xưa trước gọi là Từ Vân), cách viện Trí Lâm 03 dặm thì lên đảnh núi Ngô Chương, thuộc biên giới của Giang Châu.
Từ viện Tuệ Nhật về hướng tây nam cách 10 dặm đến am Đại Thành, cách am Đại Thành 03 dặm đến quán Diên Châu Chiêu Đức, trước quan Diên Chân Chiêu Đức cách 01 dặm đến am Đăng Vân. Sau quán Diên Chân Chiêu Đức cách 01 dặm đến viện Tịnh Tuệ. Từ quán Diên Chân Chiêu Đức về hướng tây ra đường quan cách 20 dặm đến quán Tầm Chân Xung Hư. Cách quán Tầm Chân Xung Hư 02 dặm đến viện Phổ Giác (xưa trước gọi là Trường Khánh). Từ viện Phổ Giác về hướng tây cách 10 dặm trở lại đến Thiền Viện La-hán. Lại từ chùa Lạc Tinh ở Nam Khương đi thuyền qua Đài Điếu Ngư. Cách 01 dặm đến viện Minh Tâm (xưa trước gọi là Thuý Vi). Cách viện Minh Tâm 05 dặm đến viện Lăng Già. Cách viện Lăng Già 05 dặm đến am Thiện Tài, cách am Thiện Tài 03 dặm đến am Lăng Vân (xưa trước gọi là Lăng Vân Thư đường). Cách am Lăng Vân 03 dặm cũng đến Thiền viện Vạn Sam. Từ viện Minh Tâm về hướng Đông nam cách 05 dặm lại đếen viện Đông Cổ Pháp Luân. Từ viện Đông Cổ Pháp Luân về hướng bắc cách 10 dặm cũng đến Thiền Viện Vạn Sam. Lại từ Nam Khương theo hướng tây nam ra 15 dặm đến viện Tây Cổ hưng thiện. Cách viện Tây Cổ hưng thiện 10 dặm cũng đến thiền viện Quy Tông. Phàm từ Nam Khương ra cửa Kiến Xương qua viện Thừa thiên thì hỏi đường Khại tiên. Ra cửa Ngũ Lão qua đình Vọng Vân thì hỏi đường Thê Hiền v. v…
CHƯƠNG V: TRUYỆN MƯỜI TÁM VỊ HIỀN GIẢ
Lô Sơn, không chỉ đá nước có thể suốt trùm thiên hạ, do vì đời đời có các bậc cao hiền ẩn cư lưu truyền. Tại chùa Đông Lâm, xưa trước có truyện 18 vị Hiền Giả, không biết do ai trước thuật, văn từ cạn cợt, lấy sư mà nghiệm xét với các sử trứoc thừong luôn có sai trái nhầm lẫn, người đọc cảm thấy hẹp hòi, khiến Đạo Phong vết tích người xưa dùng mà không biết. Thật tiếc thay! Tôi đã biện thuộc “Lô Sơn Ký” này, mới nhân xem bản cũ và tham khảo sử sách các triều đại nhà Tấn nhà Tống và cao tăng truyện, thô sơ thêm phần chỉnh sử, hoặc các điều ghi xưa trước có sự thoát lược, nay không có n ơi có thể khảo chứng, nên cũng chưa biết làm sao được về điều ấy vậy!
1. Pháp sư Tuệ Viễn chủ xướng Bạch Liên Xã
Pháp sư húy là Tuệ Viễn, vốn giòng họ Giã, người xứ Lâu Phiền; Nhạn Môn, thuở thơ ấu là 01 thư sinh. Đến năm 13 tuổi, theo người cậu giòng họ Lệnh Cô đến học ở Hứa Lạc. Pháp sư rất khéo giỏi về Lão trang, tánh kh1 rỗng thoáng cao lớn. Năm 21 tuổi, Pháp sư muốn vượt Giang đông đến Phạm Tuyên Tử cùng kết bạn với Gia Tuần. Bấy giờ tại Trung Nguyên giặc loạn, đường phía nam cản trở tắt nghẻn. Khi ấy, Sa-môn Thích Đạo Am tạo lập chùa tại Thái Hành, hoằng dương Phật pháp, Pháp sư bèn sang đó nương tựa. Mới đầu, nghe giảng kinh Bát Nhã, bỗng nhiên đại Ngộ, Pháp sư mới than rằng: “0 học thuyết của nho giáo đạo giáo đều tợ như võ trấu!” bèn cùng người em là Sa-môn Tuệ Trì đồng cởi trâm xuống tóc xuất gia, dốc mạng thọ học. Tâm đã nhập Đạo, Pháp sư bèn đem Đại pháp làm trách nhiệm của chính mình, Tuệ Giải vốn sẵn xưa trước, sớm tỏa phát, thần minh ánh ngời vượt trội. Sa-môn Đạo An thường ngợi khen rằng: “Khiến Dòng Đạo lưu truyền khắp nước phương đông, ấy chính do Tuệ Viễn đây vậy!”. Năm 2 tuổi, Pháp sư bèn lên giảng thuyết, thường có khách đến nghe giảng nghĩa thất tướng, những điều nghi nạm qua lại, càng dùng nghi bít lấp, Pháp sư mới dẫn dùng nghĩa của Trang Tử để vì sánh loại, những người nghi hoặc được mở rõ biết. Từ đó trong môn nhân đệ tử cửa Sa-môn Đạo An riêng nghe giảng chẳng phế bỏ sách thế tục. Về sau, Pháp sư theo Thầy (Sa-môn Đạo An) vân du phương nam đến Tương dương. Sa-môn Đạo An bị Chu Tự bắt giam giữ, mọi người đều tan rã bỏ đi, Pháp sư mới cùng các đệ tử khoảng 20 người đồng đến Kinh Châu, ở chùa Thượng Minh. Sau đó muốn sang núi La Phù. Năm Thái Nguyên thứ 06 (381) thời Đông Tấn, vừa đến Tầm Dương, Pháp sư mến thích cảnh trí rỗng thoáng của Lô Phụ ( Lô Sơn), mới dựng lập Tinh Xá Long Tuyền. Lâu sau có Thiền sư Sa-môn Tuệ Vĩnh trước đó ở chùa Tây Lâm, cùng có quen biết Pháp sư ngày trước, nên muốn mời Pháp sư đồng đến chung ở, mới nó cùng thử sử Hoàn y rằng: “Viễn Công hoằng Đạo, các học giả mỗi ngày mỗi nhóm tụ đông nhiều, mà chỗ ở của Bần đạo đây nhỏ hẹp không đủ nơi. Không biết làm sao đây!”. Khi ấy lại mộng thấy Thần núi đến cầu thỉnh rằng: “Núi đây thật là nơi đủ để gá thần”. Một đêm nọ bỗng nhiên sấm mưa nỗi dậy, chuyển động mãi đến sáng sớm, nơi chân men bờ rừng rỗng thoáng, chỉ thầun cát trắng trải đất, lại có thêm hàng rào ngăn chấn, văn tử gỗ tốt. Hoàn y mới liền đến nơi chỗ đất đó dựng lập Phòng Điện, xưng gọi điện ấy là Thần Vận, vì ở phía Đông so với chỗ ở của Thiền sư Tuệ Vĩnh nên xưng hiệu chùa là “Đông Lâm”. Chùa được hoàn thành trong năm Bính tuất (386) tức năm Thái Nguyện thứ 11 thời Đông Tấn vậy. Trước kia, có tôn tượng Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi của vua A-dục chìm đắm trong dòngsông Võ Xương, Đào Khản không sao tìm cầu được, đến lúc ấy (tức lúc chùa Đông Lâm đã hoàn thành) bỗng nhiên tôn tượng đó nhẹ nhàn nỗi lên nên nghinh thỉnh về tôn trí trong điện Thần Vận, để tu Phật sự. Lại nhân cùng 01 Đạo nhân người nước Kế Tân cùng tạo Đài Phật ảnh, đều có thần cảm, sự tích rõ đủ như trong cao tăng truyện. Từ đó các đồng bạn kính cẩn hành trì luật, khách dứt tuyệt cảnh trần khắp 0 phương xa, không mong hẹn mà tự đến, như Lưu Di Dân ở Bành Thành, Lôi thứ Tông ở Dự Chương, Chu tục chi ở Nhạn môn, Tông bính, Trương Dã, Thương Thuyên ở Nam Dương, v.v… gồm có 123 vị cùng Pháp sư đồng tu Liên xã Tịnh độ. Pháp sư mới bảo Lưu Di Dân trước thuật văn pháp nguyện. Ân trọng Kham đến trấn nhậm Kinh Châu, vào Lô Sơn triển chuyển cung kính trọng, nhưng chỉ 01 lần gặp thấy Pháp sư tự nhiên nghiêm túc tâm phục, vì đục 02 ao ở phía Đông và phía tây mà trồng sen trắng, cầu xin được vào Liên xã Tịnh độ, Pháp sư vì tâm tạp nên ngăn dừng đó. Phạm Ninh ở Dự Chương noi theo đó mà cầu xin vào Bạch Liên Xã, nhưng rồi Phạm Ninh không đủ khả năng theo đó. Diêu Hưng cùng Tam tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập đeeu khâm trọng Đạo phong đức hạnh của Pháp sư, nên từ xa đưa dâng mọi sự đến cúng thí. Hoàn Huyền chốn chủ bất chợt mà rất mục tôn kính. vua An Để (Tư mã Đức Tông 36-1 thời Đông Tấn) từ Giang Lăng trở về kinh đô, Phụ Quốc Hà Vô Kỵ khuyên Pháp sư kính hầu thăm vua. Pháp sư lấy cớ bệnh không đến, vua sai sử nhọc đến hỏi. Phàm Pháp sư ở tại núi suốt 30 năm, ảnh bóng dấu chân chẳng đến trong trần tục, mỗi lúc đưa tiễn khách ra về thì lấy Hổ Khê làm biên giới. Đến ngàey mồng 06 tháng 08 năm Bính thìn (16) tức năm Nghĩa Hy thứ 12 thời Đông Tấn, Pháp sư thị tịch, hưởng thọ 83 tuổi. Mới đầu, Pháp sư cảm bện, tán động dưới rừng, các bậc lão túc ký đức uống dùng nước gạo dấm rượu, Pháp sư đều không chấp thuận, lại xin Pháp sư hòa mật trong nước làm tương, Pháp sư bảo 01 vị Luật sư lật tìm trong văn luật có cho phép chăng? Vừa lật tìm chưa được phần nữa thì Pháp sư thị tịch. Pháp sư căn dặn nên để lộ bày hình hài ở dưới rừng. Thế nhưng các hàng Đệ tử cùng các quan thuộc ở Tầm Dương đồng phụng an táng tại đảnh núi phía tây. Tạ Kinh Vận viết bài Minh, Thương Dã ghi lời tựa. Đến năm Ất sửu (85) tức năm Hội Xương thứ 05 thời tiền Đường, chùa bị hư phế, qua năm Mậu thìn (88) tức năm Đại trung thứ 02 thời tiền Đường, mới phục hưng lại. Sau khi hoàn tất, Sa-môn Chánh ngôn cầu xin ban khen kính tưởng, vua Vũ Tông (Lý Viêm) trong phong thụy hiệu là “Biện Giác Đại Sư”. Đến năm Thăng Nguyên thứ 03 (?), cải đổi thụy hiệu lá “Chánh Giác”. Đến năm Thái Bình hưng quốc thứ 03 (78) thời bắc Tống, vua Thái Tông (Triệu Quýnh) lại truy phong thụy hiệu là “Viên ngộ Đại Sư”, bèn đề hiệu phần tháp là “Tháp ngưng tịch”. Đại sư có bộ “Khuông Sơn tập” 20 quyển, lưu truyền ở đời.
2. Lưu Di Dân ở Bành Thành
Lưu Di Dân (Lưu Trình Chi) tự là Trọng Tư, người xử Tụ Lý; Bành Thành, là con cháu nối dỏi của Sở Nguyên Vương thời nhà Hán, qua đến thời nhà Tấn, gia đình làm quan giữ đến chức khanh tướng. Thưa thiếu thời, Lưu Trình Chi mồ côi phụng thờ mẹ, khắp châu quận thôn làng đều ngợi khen hạnh hiếu, với sách vở của Bách gia chư tử, không thứ gì Lưu Trình Chi chẳng đọc xem, nhưng rất ham chuộng Phật lý, các hiền giả Ân trọng Kham, Hoàn Huyền, v.v… ở Trần quận đều cùng sùng ngưỡng, cởi bỏ áo hạc phủ tham quân. Lưu Trình Chi đã kính mộ Danh đức của Viễn Công, muốn được bạc đầu vào Bạch Liên Xã, mới ghi lục sài tang Tầm Dương lấy làm vốn liếng vào núi, đến năm mãn bỏ đi đến lập am ở gần chùa Tây Lâm, che phủ bằng bụi cây vướng vít. Đến trong khoảng niên hiệu Nghĩa Hy (05-1) thời đông Tấn, các hàng công hầu đến, đều lánh mặt chẳng tiếp, sau đó lại đổi tên là Lưu Di Dân, Viễn Công cùng các Hiền giả ở Bạch Liên Xã đều suy tôn là Thượng khách. Lưu Di Dân thường gởi sách đến tặng ở quan trung, cùng kết giao thân thiện với Pháp sư La Thập và Tăng Triệu. Lưu Di Dân viện dẫn các kinh luận trước thuật thơ “Niện Phật Tam muội”, đạo đức danh thật, tinh hoa các từ văn nghĩa đồng 01 thời trút rót. Lưu Di Dân bèn nương theo niệm Phật tam muội, xưng niệm Phật A-di-đà, đến đầu tháng 06, quả nhiên thấy được tướng Bạch hào, tiếp đến thấy hình ảnh chân thật Đức Phật đến xoa vào trên đảnh đầu. Lưu Di Dân lại thiết trai cúng dường tạo phước, nguyện chóng xả báo thọ mạng, lại cầu thỉnh chư Tăng đọc tụng Kinh vô lượng thọ, kinh Pháp hoa, qua đến ngày 27 (tháng 06) chư Tăng đều đã nhóm tập, Lưu Di Dân nói là: “Ngày nay Tôi sẽ đi vậy! Đến lúc Tôi tắt thở, xin chớ khóc khiến não loạn”. Lưu Di Dân lại hành hương, cầu thỉnh chúng Tăng, cúng dường Đức Phật Thích-ca-mâu-ni để kính tạ vì khiến con biết được có Đức Phật A-diđà, ngày nay nguyện hẳn sẽ đến nghinh tiếp. Chỉ trong chốc lát, Lưu Di Dân bèn chắp tay, xoay mặt về hướng tây mà xả bỏ báo thân, căn dặn con là ung tích sĩ vì làm phần mộ, chớ dùng quan quách, khi ấy mọi người không ai chẳng kính ngưỡng cao trọng. Lúc đó là năm Canh tuất (10) tức năm Nghĩa Hy thứ 06 thời đông Tấn, Lưu Di Dân qua đời, hưởng thọ 57 tuổi.
3. Lôi thứ Tông ở Dự Chương
Lôi thứ Tông, tự là Trọng Luân, người xứ Nam Xương; Dự Chương. Rộng học thông rành Kinh Thi, Kinh lễ, nhưng chẳng chịu đáp lại sự vời gọi, mà vào Lô Sơn, lập quán tại phía Đông Tăng phòng chùa Đông Lâm, cùng đồng Bạch liên xã với Viễn Công. Năm Nguyên Gia thứ 15 (38) thời tiền Tống, vua Văn Đế (Lưu Nghĩa Long) vời gọi đến kinh đô, lập Học núi Kê Lung, thiết đặt sinh viên có hơn trăm người. Lâu sau, Lôi thứ Tông lại trở về Lô Sơn. Các hàng Công Khanh tổ đạo sau đó lại vời gọi, tạo dựng phòng thất tại dưới hang phía tây Chung Sơn, gọi đó là quán Chiêu Ẩn. Lôi thứ Tông vẫn giữ gìn tiết tháo, không vào công môn, thường từ vườn hoa lâm chùa Đông Lâm vào nhà Diên Hiền, vì thái tử và các vương hầu, giảng kinh tang phục. Đến năm Mậu tý (8) tức năm Nguyên Gia thứ 25 thời tiền Tống, Lôi thứ Tông qua đời, hưởng thọ 63 tuổi.
4. Chu tục Chi ở Nhạn môn
Chu tục Chi, tự là Đạo Tổ, người xứ Quảng Võ; Nhạn môn. Sau, dời đến ở Kiến Xương; Dự Chương. Năm 12 tuổi, Chu Tục Chi đến Phạm Ninh thọ học, thông rành 05 kinh 05 vĩ, gọi là 10 kinh, các bạn đồng môn suy tôn như là Nhan Tử. Lưu Nghị Bảo làm tham quân, lại vời làm bác sĩ đại úy huyện, Chu Tục Chi đều chuộng đến dự nhận. Về sau, vào Lô Sơn dự tham Bạch Liên Xã tu tịnh độ với Viễn Công. Lại
cùng Lưu Di Dân và Đào Uyên Minh, gọi là 03 ẩn sĩ ở Tầm Dương. Chu Tục Chi chẳng chuộng danh tiết cao vợi, Giang Châu thứ sử thường cùng cới thỉnh, Chu Tục Chi cũng sang theo đó. vua Võ Đế (Lưu Tục 20-23 thời tiền Tống) đến ngoài đông quách mở quán để tiếp đải, cưỡi kiệu giáng đến, hỏi Chu Tục Chi về lễ nghĩa, Chu Tục Chi biện luận phân rành tinh dị, nên thời bấy giờ xưng gọi Chu Tục Chi là Thông Ẩn, hoặc có người hỏi Chu Tục Chi rằng: “Lúc giẫm bước đến sân vua thì thế nào?”. Chu Tục Chi cười đáp: “Người Tâm rong cửa quyết cao lấy giang hồ làm gông cùm, kẻ tình đặt quên cả hai thì phố thị cũng là hang huyệt vậy”. Đến năm Quý hợi (22) tức năm Thăng Bình (phải là Cảnh Bình mới đúng) thứ nhất thời tiền Tống, Chu Tục Chi qua đời tại Chung Sơn, hưởng thọ 67 tuổi.
5. Tông Bính ở Nam Dương
Tông Bính, tự là Thiếu Văn, người xứ Nát Dương; Nam Dương. Ông nội là Thừa Nghi làm Đô-thái-thú, thân phụ là Dao Chi làm Tương Khanh lệnh. Tông Bính học thông rộng, khéo giỏi các thứ đàn viết đồ họa, rất tinh thông Huyền ngôn. Lúc vua Võ Đế (Lưu Tục) thời tiền Tông đang ở tại Kinh Châu vời Tông Bính làm Chủ Bộ mà Tông Bính chẳng chịu ra làm. Hỏi về nguyên do, Tông Bính đáp rằng: “Nương náu gò đồi, ẩm đượm hang cốc đã hơn 30 năm vậy”. Bèn vào Lô Sơn dựng lập am Thất, cùng Viễn Công đồng chung Bạch Liên Xã. Về sau, người anh tên là Tạng làm Nam Bình thái thú, áp bức Tông Bính cùng trở về, Tông Bính mới đến 03 hồ ở Giang Lăng lập tạo vườn nhà, sau đó vời gọi làm tham quân thái úy duyện, Tông Bính đều chẳng chịu đến, mới sai Nam quận trưởng cấp kẻ lại phục dịch, từng có vài lần đưa thức ăn đến cấp tặng. Nam Dương Vương Nghĩa Quý đích thân đến nhà Tông Bính, bảo mang đại mặc áo vải ra cùng diện kiến, Tông Bính chẳng kính bái, Vương Nghĩa Quý nói rằng: “Thật chịu khuất phục tiên sinh vì trọng duyên có được chăng?”. Tông Bính đáp: “Duyên như cỏ mục, suy thạnh có là sao, mến chuộng núi sông, đến liền quaên về”. Tông Bính thường từ Tây Trắc Kinh Vu theo hướng nam lên Hành Nhạc. Đến lúc tuổi già hết đồ họa, ghi nơi phòng thất rằng: “Ta già suy vậy, Danh Sơn chẳng thể còn trông thấy lại, chỉ có lắng lòng quán đạo, nằm để đi đó, vỗ về đàn cầm mà động tiết tháo, muốn tất cả các ngọn núi đều cùng giao hưởng”. Đến năm Nguyên Gia thứ 2 thời tiền Tống tức năm Quý mùi (nếu đúng năm Quý mùi (3) tức năm Nguyên Gia thứ 20, còn nếu là năm Nguyên Gia thứ 2 (7) thì phải là năm Đinh hợi vậy!), Tông Bính qua đời hưởng thọ 6 tuổi.
6. Trương Dã ở Nam Dương
Trương Dã, tự là Lai Dân, người xứ Uyển Nhân; Nam Dương, sau dời đến ở Sài Tang; Tầm Dương, cùng Đào Nguyên Lượng thông làm hôn nhân. Học gần Hoa Trúc, khéo giỏi thuộc văn, tại Châu quận xưng cữ là Tú tài. Nam-trung-lang-phủ-công-tào-châu-trị-trung, sau đề cử làm Tán-kỵ-thường-thị, Trương Dã đều chẳng chiếu đáp ứng, bẩm tánh hiếu từ mến bạn, ruộng vườn nghiệp cũ đều giao phó cho em, chỉ một vị ngọt bùi, chỉ một vựa lúa tẻ, cùng 0 giòng tộc phân chia đó, nhưng Trương Dã chẳng đổi niềm vui. Phàm các thứ trước thuật lưu truyền nơi đời có hơn vạn lời, noi theo tôn kính Viễn Công, cùng đồng Khuông Viết với Lôi Thứ Tông và Lưu Di Dân. Đến lúc Viễn Công thị tịch an táng tại đảnh núi phía tây, Tạ Linh Vận làm bài Minh Chí, Trương Dã ghi lời tựa đó, tự xưng là Môn Nhân. Đến năm Mậu ngọ (18) tức năm Nghĩa Hy thứ 1 thời đông Tấn, Trương Dã qua đời, thọ 6 tuổi.
7. Trương Thuyên.
Trương Thuyên, tự là Tú Thạc, người xứ Chi Tộc; Li Dân, tánh tình cao xa, ham thích các thứ sử sách, tuy canh cày mà còn mang sách kinh tự vui. Triều đình vời cử làm Tán Kỵ thị thường, nhưng Trương Thuyên chẳng dư nhận, tìm vui với cảnh nhà nghèo khó. Đem Tầm Đương lệnh ban lộc đó, Trương Thuyên cười bảo rằng: “Người xưa chánh dùng dung tất tự an, khuất chí tôi cũng có gì làm vui ư?” nên trọn chẳng dự can. Trương Thuyên vào Lô Sơn, nương theo Bạch Liên Xã tu tịnh độ của Viễn Công. Đến năm Quý hợi (23) tức Cảnh Bình thứ nhất thời tiền Tống. Trương Thuyên qua đời, thọ 65 tuổi.
8. Đại Sư Giác Tịch ở chùa Tây Lâm
Đại sư húy là Tuệ Vĩnh, vốn giòng họ Phồn, người xứ Hà Nội. Năm 12 tuổi, phụng thờ Sa-môn Trúc Đàm hiện làm thầy, Đại sư có được Tuệ ngộ tập học xưa trước nên đối với nội ngoại giáo điển không gì chẳng thông đạt. Và đối với trong Phật sự, Đại sư chuyên lấy sự hành tập Thiền Định làm vui. Trước kia đã cùng Pháp sư Tuệ Viễn đồng nương tựa Sa-môn Đạo An ở Hằng Sơn, cũng cùng ước hẹn đồng lập thảo am ở núi La Phù. Sau đó, Đại sư đến dừng ở tại Tầm Dương trước, khoảng đầu niên hiệu Thái Nguyên (376) thời đông Tấn, Thử sử Đào Phạm rất mến trọng Đạo Phong của Pháp sư, uyển nhã như đồng bạn từ xưa trước, từ đó lưu giữ Đại sư dừng ở tại Lô Sơn, xả bỏ vườn nhà cùng nương náu. Đại sư vốn trinh thuần kiết tố tự nhiên, gạn lọc trong sạch tự tâm, chế khắc bản thân mình, nói năng luôn mỉm cười, ngôn ngữ chẳng tổn hại vật, lại riêng lập am vườn ở trên đảnh núi, mỗi lúc muốn thiền tọa tư duy thì Đại sư sang đó ở. Tại chỗ Đại sư ở thường có mùi hương thơm phảng phất, nhân đó mà gọi là Hương Cốc. Trong phòng Đại sư thường có con hổ, mọi người đến hoặc khiếp sợ, nên Đại sư xua đuổi hổ lên núi, mọi người đi rồi, hổ trở lại nằm trong phòng thuần quen. Về sau, Pháp sư Tuệ Viễn ở viện Long Tuyền, đồ chúng ngày một đông nhiều, Đại sư mới mời Pháp sư Tuệ Viễn đồng đến nghỉ ở tại Hương Cốc. Lại cảm điềm Thần mộng khác lạ, Hoàn y tạo lập chùa Đông Lâm. Đại sư mới lấy hiệu nơi ở của mình là Tây Lâm. Trần Quốc tướng quân Hà Vô Kỵ đến trấn nhậm tại Tầm Dương, mỗi lúc đến chiêm lễ thảy đều rất mực chí thành. Đại sư chuyên ý hành trì Pháp môn Tịnh Độ. Đến năm Giáp dần (1) tức năm Nghĩa Hy thứ 10 thời đông Tấn, Đại sư cảm mắc bệnh rất nặng, một ngày nọ bỗng nhiên ngồi dậy, chỉnh sửa y phục, chấp tay, tìm kiếm giày dép muốn dậy đi, như không điều thấy, Đại chúng đều kinh sợ mà hỏi. Đại sư đáp rằng: “Phật đến!”. Nói xong, bèn thị tịch, Đại sư hưởng thọ 83 tuổi. Khi ấy trong núi nghe có mùi hương thơm suốt 07 ngày không ngưng dứt. Đại chúng bèn nghinh thỉnh toàn thân Đại sư an táng cách chùa 200 bộ về phía tây. Đến thời nam Đường, vua Nguyên Tông (?) lại tạo dựng tháp đình, sau đó lại ban giáng phần hoàng, truy phong Đại sư thụy hiệu là: “Giác tịch Đại sư”, tháp hiệu là “Thật Trí”.
9. Đại Sư Phổ tế ở chùa Đông Lâm
Đại sư Trúc Đạo Sinh vốn giòng họ Ngụy, người xử Cự Lộc, đến ngụ ở tại Bành Thành, gia đình đời đời là hàng sĩ tộc phụ quảng. Đạo sư từ thưa mới chào đời đã dĩnh ngộ, thông triết như thần, thân phụ biết Đạo sinh hẳn chẳng phải khí vật tầm thường, về sau Đạo sinh nương theo Sa-môn Trúc Pháp Thải mà xuất gia, bèn lấy chữ “Trúc” làm họ. Đã giẫm bước vào Pháp môn, Đạo Sinh tư duy cao vợi, nỗi trội kỳ đặc, nghiêm tầmpháp vị cú nghĩa, xúc loại mở giải. Năm 15 tuổi, Đạo Sinh bèn lên giảng tòa, nhả nạp hỏi đáp như xỏ xâu chuổi châu ngọc, đến năm 20 tuổi, Đạo Sinh khí chí soi xét ngày một sâu xa. Đến năm Tân hợi (11) tức năm Nghĩa Hy thứ 07 thời Đông Tấn, Đạo Sinh mới vào Lô Sơn, nương náu suốt 07 năm, để mong cầu chí khí ấy, thường lấy cốt yếu vào Đạo dùng Tuệ giải làm gốc, nên tán ngưỡng các kinh điển, chước rót nghĩa tạp, muôn dặm đều tùy theo pháp, không sợ khổ nhọc, Đạo Sinh mới lần đến Trường An, thọ học nói Đào tràng Pháp sư Cưu-ma-la-thập, Chư Tăng ở Quan trung đều tôn xưng Đạo sinh là Thần Ngộ. Sau đó, Đạo Sinh trở về lại kinh đô, dừng ở tại chùa Thanh Hà, kiểm duyệt chân tục, tư duy nghiên tầm nhân quả, mới nói: “Thiện chẳng thọ báo, đến ngộ thành Phật, soạn thuật luận “Tánh thường hữu”, luận “Pháp thân vô sắc”, luận: “Hữu vô Tịnh Độ duyên” v.v… bọc trùm các thuyết xưa trước, khéo diệu có ý chỉ sâu mầu, mà các hàng cháp giữ văn ghét ganh phân khởi. Lại thêm, 06 quyển kinh Niết-bàn mới đầu truyền đến kinh đô, nói hạng người A Xiển để được thành Phật. Bấy giờ Đại bản kinh Niết-bàn chưa hoằng truyền đến, chỉ 01 mình Đạo sinh phát minh trước hết thấy ngược với mọi người, do đó, các vị cựu học cho là Tà thuyết, bèn ruồn đuổi Đạo sinh đi khỏi nơi đó. Đạo sinh mới nghiêm sắc mặt phát thệ nguyện rằng: “Nếu như điều nói của Tôi trải với nghĩa kinh thì xin ngay hiện thân này cảm mắc tật bệnh. Còn như đối với thật tướng cùng không chống trái, xin nguyện xả bỏ sự nhận biết nay đây”. Đạo Sinh ngồi nơi tòa nhà sư tử, nói lời ấy xong liền rủ áo mà đi vào núi Hổ Khê ở Ngô quận. Chỉ trong 10 ngày mà Học đồ có đến vài trăm người. Đến mùa hạ năm nọ, sấm sét chấn động nơi điện Phật vườn xanh, rồng bay lên giữa trời, các vị thức giả nín thinh mà than rằng: “Rồng đã bay, Đạo Sinh hẳn đi vậy!”. Quả nhiên, Đạo Sinh giả từ Đại chúng, lại trở về Lô Sơn, lắng ảnh nơi núi hang sâu. Về sau, Đại bản kinh Niết-bàn lưu truyền đến nam kinh, quả thất kinh văn nói là xiển đề đều có Phật tánh, cùng với điều nói xưa trước của Đạo Sinh như hợp phù khế vậy. Đạo Sinh đã có được bản kinh đó, sau đó lại giảng thuyết. Đến tháng 10 năm Giáp tuất (3) tức năm Nguyên Gia thứ 11 thời tiền Tống, Đạo Sinh đang giảng thuyết nơi Pháp tòa tại Tinh Xá Lô Sơ, Đại chúng đều cung kính lắng nghe, đến lúc pháp tịch sắp hoàn tất, bỗng nhiên thấy phất trần phân loạn mà rơi rớt, Đạo Sinh ngồi đoan nghiêm tựa ghế mà thị tịch, nhan sắc không đổi khác, uyển nhiên như nhập định, các hàng Đạo tục đều tán thán kinh dị. Các Đại sư ở kinh đô nghe thế, thảy đều sám hối tin phục. Bèn an táng nhục thân Đạo Sinh tại gò của Lô Sơ. Vương Vi sánh ví Đạo Sinh bằng với Quách Lâm Tông, mới vì lập truyện, thuật bày Di đức. vua Nguyên Tông (?) ban sắc dựng lập nhà phụng thờ, xây tạo bảo tháp, truy phong thụy hiệu là “Phổ tế Đại sư”, đề tháp hiệu là “Pháp Thí”.
10. Pháp sư Thích Tuệ Trì
Pháp sư Tuệ Trì là con ruột của Pháp sư Tuệ Viễn, chí khí xung nhiên có lượng cao xa. Năm 1 tuổi tập học đọc sách, mỗi 01 ngày ghi nhớ có thể sánh địch 10 ngày của mọi người, khéo giỏi văn sử rất hùng tài chế thuật. Năm 18 tuổi, Pháp sư cùng anh (Tuệ Viễn) xuất gia, đồng tôn thờ Sa-môn Đạo An làm thầy, học khắp các kinh, đọc hết Tam tạng. Pháp sư thân cao 08 thước, thức thần phong thái sáng suốt, thường nam giày cỏ, mặc áo nạp nữa co lưng. Mới đầu đồng ở Bạch Liên Xã Tịch Độ Đạo tràng tại chùa Đông Lâm. Đề chúng tại Lô Sơn qua lại có cả 3000 vị, mà Pháp sư xứng bậc thượng thư. Tam tạng Pháp sư Cưu ma la thập ở tại quan trung xa cùng khâm trong kính phục. Đến năm Long An thứ 03 (3) thời đông Tấn, Pháp sư muốn vân du chiêm lễ các Thánh tích ở núi Nga My, bèn chống tích đến mân tụ, mới giả từ Pháp sư Tuệ Viễn để vào đất thục. Pháp sư Tuệ Viễn khổ tâm muốn lưu giữ nhưng không thể được mới than rằng: “Mọi người ai ai cũng thích nhóm tụ vui vầy, chỉ riêng ông lại thích chia lìa!” Pháp sư nói rằng: “Nếu như ứ trệ tình ái ham thích nhóm tụ, vốn chẳng nên xuất gia, nay đã cắt ái ân cầu Đạo, chánh vì chỉ lấy tây phương Tịnh Độ làm nơi ước hẹn vậy!”. Từ đó, bèn buồn bả mà giả biệt, Pháp sư qua Kinh Châu. Ân Trọng Kham, Hoàn Huyền đề tiếp lễ đãi ngộ muốn lưu giữ Pháp sư nhưng đều không thể được. Pháp sư đến chùa Long Uyên huyện Vì thiệu, thành đô đất Thục. Mọi người lên đến nơi phòng thất Pháp sư dừng ở đều gọi là lên cửa Rồng. Tiều Túng đến nhiễu loạn theo con là Đạo Phước là kẻ hung nghịch rất lắm, vào chùa, người ngựa đều tắm máu, chúng tăng trông thấy rửa cho, không trái nghịch. Đạo Phước trông thấy thế, hổ thẹn sám hối đổ mồ hôi, nói cùng mọi người chung quanh rằng: “Thật là bậc Đại nhân nên có khác với mọi người!”. Đến năm Nhâm tý (12) tức năm Nghĩa Hy thứ 08 thời đông Tấn, Pháp sư thị tịch, hưởng thọ 72 tuổi.
11. Tôn giả Phật-đà-da-xá người nước Kế Tân
Phật-đà-sa-xá, tiếng trung hoa phiên dịch nghĩa là Giác Minh. Tôn giả vốn chủng tộc Đại Bà-la-môn, người nước Kế Tân. Năm 13 tuổi, tôn giả theo Thầy vân du đến khoảng đồng trống, tình cờ gặp hổ, Thầy muốn lánh mặt, tôn giả nói: “Hổ này đã no, hẳn không còn ăn thịt người”. Chỉ chốc lát, hổ bèn bỏ đi, đến giữa đường quả nhiên thấy thức ăn còn thừa, Thầy kín lấy làm lạ đó. Đến năm 15 tuổi, tôn giả trì tụng kinh Đại thừa có trăm vạn lời. Khi ấy mới đang là Sa Di, Tôn giả đã tập học luận Ngũ Minh, các thứ pháp thuật ở thế gian phần nhiều tôn giả đều có luyện tập. Nhưng tánh tình Tôn giả kén chọn khinh ngạo 5 cho là hiếm người kham nỗi làm bậc thầy của mình. Đến năm 27 tuổi, Tôn giả mới thọ giới cụ Túc, thường xuyên đọc tụng, tay chẳng rời bỏ quyển sách. Mỗi lúc đoan tọa tư nghiệm nghĩa lý, Tôn giả còn lường tấc bóng mà than. Sự tinh chuyên của Tôn giả đến nỗi như vậy! Lúc ở tại Sa Lặc, Tôn giả đã cùng Tam tạng Pháp sư cưu ma la thập rất kính trọng nhau, về sau, vào nước Quy tư, hoằng dương Phật pháp rất hưng thạnh. Khi ấy, La Thập đã bị Lã quang giam giữ. La Thập ở tại Cô Tàng, sai người mang thư cần thiết đến Tôn giả muốn theo đó, nhưng engại mọi người trong nước (Quy Tư) lưu giữ lại, mới dùng 01 bát nước trong, bỏ thuốc vào trong đó chú nguyện vài mươi lời, đưa cho Đệ tử cùng rửa chân, rồiđang trong đêm cất bước ra đi, đến sáng sớm thì đã cách xa vài trăm dặm, dân chúng trong nước tìm đuổi theo không kịp. Tôn giả hỏi Đệ tử là: “Ông cảm thấy thế nào?”. Đệ tử đáp: “Chỉ nghe tiếng vọng hưởng của gío vút nhanh, mà trong khóe mắt có đổ lệ”. Tôn giả mới vì chú nguyện vào nước và bảo rửa chân rồi mới ngưng. Khi vừa đến Cô Tàng thì Thập Công đã vào Trường An, mới xin Diêu Hưng nghinh tiếp đó. Tôn giả riêng dựng lập Tân tỉnh tại vườn Tiêu Dao, cùng La Thập đối chiếu phiên dịch các luận Thập-trụ-bà-sa v.v… Tôn giả có viền râu mép sắc đỏ, nên người thời bấy giờ xưng gọi Tôn giả là: “Xích tỳ luận chủ” (vị luận sư râu mép đỏ). Trước sau mọi người dâng tặng các Di vật, cúng dường trí sự mà Tôn giả đều chẳng nhận lấy, đến thời khắc thì đi khất thực, mỗi này chỉ thọ trai 01 bữa bèn thôi. Các thứ y bát ngọa cụ, v.v… chất đầy phòng thất 03 gian, mà Tôn giả chẳng lấy làm quan Tâm. Diêu Hưng lại vì bán đổi đó mà tạo dựng chùa tại phía nam Thành. Tôn giả, trước chuyện đọc tụng luật Đàm Vô đức, Diêu Hưng nghi ngờ có sai nhầm mới thử khiến đọc Khương Tạ dược phương có đến 05 vạn từ, qua 02 ngày sau, Diêu Hưng nắm văn quyển dò lại, Tôn giả đọc chẳng nhầm sai 01 chữ, mọi người mới phục khả năng nhớ mạnh Kỷ của Tôn giả. Trong khoảng n iên hiệu Hoằng Thỉ (?) thời Hậu Tần, Tôn giả Phiên dịch luật Tứ hần thành văn tự Trung Hoa thời hậu tần. Năm Nhâm tý (12) tức năm Nghĩa Hy thứ 08 thời đông Tấn, Tôn giả vào Lô Sơn vì Viễn Công mà dự phần làm khách của Bạch Liên Xã. Sau đó, giả từ Tôn giả trở về lại quê cũ, từ nước Kế Tân, Tôn giả đem Kinh Hư Không Tạng 01 quyển gởi tặng khách, đến Lương Châu. Không biết về sau Tôn giả như thế nào!
12. Tôn giả Phật-đà-bạt-đà-la người nước Kế Tân
Phật-đà-bạt-đà-la, tiến Trung Hoa phiên dịch nghĩa là Giác Hiền.
Tôn giả vốn giòng họ Thích, người nước Ca-duy-la-vệ là em cháu của Cam-lồ-phạm Vương. Năm 03 tuổi, Giác Hiền đã phải chụi tang thân mẫu, đến năm 05 tuổi lại phải chịu tang thân phụ, Giác hiền được bên giòng họ ngoại nuôi dưỡng. Theo Tổ Cưu-ma-bà-lợi nghe Giác Hiền là người thông ngộ, mới nghinh đón trở về độ cho làm Sa Di. Năm 17 tuổi, Giác Hiền cùng bạn đồng học vài người đều lấy sự tụng tạp làm hạnh nghiệp chính. Mọi người tụng tập 01 tháng, thì Giác Hiền chỉ đọc tụng trong 01 ngày, nên được thầy ngợi khen rằng: “01 ngày, Giác Hiền có khả năng địch nỗi 30 người/1”. Đến lúc đã thọ giới cụ túc, Giác hiền lại rộng học các kinh, có lắm điều thông đạt. Từ thủa thiếu thời, vì chuyên Thiền Luật nên Giác Hiền đã nổi danh, cùng Sa-môn Tăng-già-đạt-đa là bạn học đồng xã cùng đi đến nước Kế Tân. Sa-môn Tăng-già-đạtđa tuy kính phục tài năng thông mẫu của Giác Hiền nhưng chưa lường biết về con người Giác Hiền như thế nào, sau, đang tọa thiền nơi Thất Kính, bỗng nhiên thấy Giác Hiền đến, Sa-môn Tăng-già-đạt-đa kinh hãi mà hỏi về ý thú. Giác Hiền đáp là: “Tạm đến đâu suốt kính hầu Bồtát Di lặc”. Nói xong, Giác Hiền bèn ẩn, Sa-môn Tăng-già-đạt-đa mới biết sức thần của Giác Hiền, sau lại thấy được các thứ thần biến, bèn kính tâm cầu hỏi, mới biết Giác Hiền là người đã chứng đắc quả vị Bất Hoàn. Giác Hiền vui thích du phương hoằng hóa, mới vượt Thông lãnh trải qua 06 nước, từ giao chỉ nương thuyền vượt biển đến quận Đông Lai; Thanh Châu. Nghe Cưu-ma-la-thập ở tại Trường An, Giác Hiền liền sang theo đó. La thập rất vui mừng cùng nhau đồng phát huyền chỉ, có lắm điều suy trọng nhiếp phục. Sau đó, Giác Hiền đến Lô Sơn, Pháp sư Tụe Viễn từ lâu đã nghe Đạo phong của Giác Hiền mới nghiêng che như cũ, Giác Hiền đến núi phía sau Hương Cốc dựng lập am tranh mà ở. Từ đó ở Giang Đông, mới bắt đầu đam vị Thuyền duyệt. Trước đó có vị Sa-môn đến nước Vu Điền thỉnh được phần đầu Kinh Hoa Nghiêm, có cả thay 36000 kệ tụng, nhưng chưa có ai truy dịch. Năm Nghĩa Hy thứ 1 (18) thời đông Tấn, vua An Đế (Tư Mã Đức Tông) mới thỉnh mời nghinh đón Giác Hiền đến chùa Đạo Tràng làm Dịch Chủ, cùng Ngôquận-nội-sử Mạnh Khải, Hữu-vệ-tước-quân độ, Sa-môn Pháp Nghiệp v.v… thuyên định văn chỉ, hợp thông Hoa văn lẫn Phạm ngữ, khéo được ý thú của kinh, và trước sau cùng phiên dịch được các kinh luận như Quán-phật-tam-muội-hải v.v… cả thảy 5 bộ, 117 quyển đều lưu hành ở đời. Đến năm Nguyên Gia thứ 06 (2) thời tiền Tống, Giác Hiền thị tịch tại Kiến Nghiệp, hưởng thọ 71 tuổi, Giác Hiền có 03 viên Xá-lợi của Đức Phật Thích Ca thường luôn mang theo bên mình, nhân đó an táng tại đãnh núi phía bắc, và dựng lập bảo tháp vậy.
13. Pháp sư Thích Tuệ Duệ
Pháp sư Thích Tuệ Duệ người xứ Ký Châu, xuất gia từ thủa thiếu thời, gìn giữ tiết tháo thanh cao, rộng học du phương, du lịch khắp các nước, đến biên giới xứ nam Thiên Trúc, dịch âm Cổ huấn, Nghĩa phương khác lạ, không gì chẳng thông hiểu. Sau đó trở về dừng ở Lô Sơn, dựa vào Bạch Liên Xã tu tịnh nghiệp với Pháp sư Tuệ Viễn, thường đến kinh đô, dừng ở tại chùa Ô y, Tuệ Duệ giảng thuyết đều tư duy sâu triệt vượ ngoài lời. Trong thời tiền Tống, Bành Thành Vương Nghĩa Khương thỉnh mời vào để cầu xin thọ giới. Tuệ Duệ bảo rằng: “Nghe lễ thì đến cầu học”. Vương Nghĩa Khương rất hổ thẹn mới vào chùa kính lễ chí thành để vâng thọ giới pháp. Sau đó, Nghĩa Khương đem áo lông cừu lông chuột dâng tặng, Tuệ Duệ chẳng vận mặc, thường để ngồi vậy. Vương Nghĩa Khương kín sai các kẻ tùy tùng mua lấy bằng 30 vạn tiền. Tuệ Duệ bảo: “Tuy chẳng phải thứ đáng mặc, nhưng Đại Vương ban thí, tạm vì theo dùng vậy”. Tạ Kinh Vận rất dốc tín khéo giỏi Phật lý, ngôn ngữ khác lạ trong thế tục phần nhiều có được thấu đạt, mới đem các chữ trong kinh cùng các âm chứng đến cùng Tuệ Duệ trược thuật 1 âm huấn, tuần tự phân bày, Phạm Hán rành rẽ đáng rõ ràng, khiến văn tự có nơi y cứ. Đến nămKỷ mão (3) tức năm Nguyên Gia thứ 16 thời tiền Tống. Tuệ Duệ thị tịch, hưởng thọ 85 tuổi. Người thời bấy giờ tôn xưng trong thời đông Tấn có 0 bậc Thánh đó là Đạo Sinh, Tăng Triệu, Đạo Dung và Tuệ Duệ là 01 trong 0 vị đó vậy.
14. Pháp sư Thích Đàm Thuận
Thích Đàm Thuận, người xứ Hoàng Long, xuất gia từ thuở bé thơ, thân gần tiếp thừa sự dạy răn của Tam tạng Pháp sư Cưu-ma-lathập, mọi điều nghi trệ xưa trước phần nhiều đều được mở thông, bàn luận chiếc nghị tinh rành, giảng thích các kinh, diễn giải tán thán Đại thừa, trọn ngọ Huyền Vi, sắc không chẳng đắm trước, Pháp sư La Thập thường ngợi khen rằng: “Đàm thuận thật là con người kỳ khí vậy!”. Về sau, vào Lô Sơn, theo Pháp sư Tuệ Viễn đồng tu pháp môn tịnh đột tại Bạch Liên Xã, Chí Đại trội vượt chẳng ai bằng, lấy việc lợi tế làm gốc. Ninh man hiệu úy Lưu Tuân Khảo đến Giang Lâm tạo dựng chùa, thỉnh mời Đàm Thuận đến ở. Pháp sư Tuệ Viễn bảo nên theo đó. Đến năm Kỷ sửu (đúng phải là năm Ất sửu (25) vậy) tức năm Nguyên Gia thứ 02 thời tiền Tống, Đàm Thuận thị tịch, hưởng thọ 7 tuổi.
15. Pháp sư Thích Đàm Hằng
Pháp sư Thích Đàm Hằng người xứ Giang Đông, xuất gia từ thuở bé thơ. Năm 13 tuổi, Đàm Hằng đã tập giảng các kinh luận Đại thừa, thông rành chí lý sâu xa. Đến lúcthọ giới cụ túc, đối với nội ngoại giáo điều thảy đều thông suốt, đức hạnh riêng sáng trong, thời gian không cải đổi, gá thần nơi cảnh sâu xa, có đàn nai thuần đến nhiểu quanh, thật là tâm vô ngã, vật tĩnh tự nhiên, nguyện tu tây phương đồng về Tịnh Xã. Đến năm Mậu Ngọ (18) tức năm Nghĩa Hy thứ 1 thời đông Tấn, Đàm Hằng thị tịch, hưởng thọ 71 tuổi.
16. Pháp sư Thích Đạo Bính
Pháp sư Thích Đạo Bính vốn giòng họ Trần, người xứ Dĩnh Xuyên. Xuất gia từ thuở nhỏ, làm đệ tử của Pháp sư Tuệ viễn, thấu đạt kinh luật sâu mầu, dẫm trải đọc xem ngoại thư, đặc biệt rất thông rành về Lão trang, đức hạnh riêng trội vượt cao vợi, tuệ ngộ xưa trước sâu xa, các văn điển đã mở bày đọc qua không cần phải xen lại, giảng thuật kinh điển, lý vị thẳng suốt. Đến năm Mậu tý (Ngọ) (18) tức năm Nghĩa Hy thứ 1 thời đông Tấn. Dự Chương thái thú Vương Ngu vào Lô Sơn bái yết, mến chuộng Đạo phong nên thỉnh mời Đạo Bính làm sơn chủ, tiếp nối dấu vết của Đại sư Tuệ Viễn, mọi người đều vì nguồn Đạo nối tiếp dòng Pháp nên đều kính ngưỡng mà ủng hộ đó. Đến năm Ất hợi (35) tức năm Nguyên Gia thứ 12 thời tiền Tống, Đạo Bính thị tịch, hưởng thọ 71 tuổi.
17. Pháp sư Thích Đạo Kính
Pháp sư Thích Đạo Kính thuộc giòng tộc Lang Da Vương, theo Tổ Ngưng đến làm Thứ sử ở Giang Châu. Năm Thái Nguyên thứ 16 (31) thời đông Tấn, vào Lô Sơn xuất gia làm đệ tử của Pháp sư Tuệ Viễn, rộng đọc xem sách nho, kiêm thông rành chí điển. Năm Thái Nguyên thứ 17 (32) thời đông Tấn. Đạo Kính thông hiểu các kinh luận Đại thừa. Mỗi ngày đọc tụng quá hơn vạn lời, tài năng tập học sâu xa, các bậc hiền giả ở đương thời thảy đều kính phục. Đạo kính thường tự than rằng: “Đối với giới luật, trọn đời khó giữ vẹn toàn, nguyên gạn lọc thanh tịnh 06 căn, chỉ xin bẩm thọ 01 giới!”. Pháp sư Tuệ Viễn cũng chấp thuận cho đó. Đạo Kính nghiêm trì như băng sương ngời ánh, đức hạnh cao lớn rất hiển trước. Sau khi Pháp sư Tuệ Viễn thị tịch, Đạo Kính vào núi Nhã Da. Đến năm Canh thân (20) tức năm Vĩnh Sơ thứ nhất thời tiền Tống. Đạo Kính thị tịch, hưởng thọ 51 tuổi.
18. Pháp sư Thích Đàm Tiên
Pháp sư Thích Đàm Tiên người xứ Quảng Lăng, xuất gia từ thuở bé thơ, làm đệ tử của Pháp sư Tuệ Viễn. Đàm Tiên rất thông rành ngoại học, riêng khéo biết sắc màu các loài cầm thú trong núi rừng, tánh tình nhanh nhẹn hay chậm lụt, thông hiểu cành nhánh cỏ cây, mùi vị đắng ngọt tốt xấu. Lại rất có tài giảng nói, phong thần trội vượt tỏa sáng, bờ khí ngưng xa, xét rõ truyền tả, cầm giữ bản chẳng rời, chú giải kinh Duy Ma, trước thuật “Cùng thông luận”. “Liên Xã Lục”. Sau 55 tuổi mới tạo dựng chùa. Đến cuối năm Canh thình (0) tức năm Nguyên Gia thứ 17 thời tiền Tống, Đàm Tiên thị tịch, hưởng thọ 7 tuổi.