LÔ SƠN KÝ

(GHI VỀ LÔ SƠN)

Thượng thư Đồn Điền Viên ngoại lang Gia Hòa, Trần Thuấn Du-lịch cử soạn thuật
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 2

CHƯƠNG III: NÓI VỀ SƠN NAM

Từ Đạo tràng Viên thông cách 20 dặm đến Cốc Khương Vương, Quán Cảnh đức, xưa trước gọi là Quán Khương Vương. Vào trong Cốc đi ngược dòng suối 5 dặm đến viện Long tuyền. Lại cách 20 dặm có Thủy liêm (rèm nước), suối bay tràn khắphang mà phía dưới có khoảng 20-30 dòng, về chiều cao không thể tính biết, về mặt rộng có hơn 70 thước. Theo Lục Hồng tiệm Trà Kinh từng xếp rèm nước đo là đứng đầu trong thiên hạ. Xưa trước tương truyền là: Khương Vương ở nước Sở bị Vương Tiển tướng nhà Tần đuổi đến cùng quẩn, bèn nép trốn trong Cốc đó, nhân Khương Vương ẩn trốn tại đó nên gọi là Cốc Khương Vương, xem về văn bia khắc chữ đều nói như thế, nhưng xét cứu thì chẳng phải vậy. Khương Vương người nước Sở rõ ràng sống trong năm 28 của Lỗ Tương Công thời xuân thu, và là Quân vương của Tống Lỗ Trịnh Hứa, đưa an táng tại ngoài cửa phía tây. Các Đại phu nước chư hầu đều đến nơi phần mộ đó. Bấy giờ nước sở mới mạnh, cách Vương Tiểu Lỗ phụ sô diệt nước Sở đến 326 năm. Khoảng thời gian đó không lẽ lại có Khương Vương khác? bị mất nước mà ẩn trốn nơi Cốc núi, hoặc là con cháu của Khương Vương cũng chưa thật rõ biết. Xưa trước, nền móng Quán nằm tại trong Cốc. Đến năm Đại Đồng thứ 02 (536) thời Nam Lương, do Đạo Sĩ Trương pháp thí tạo dựng, đến năm Khai Hoàng thứ 10 (50) thời nhà Tùy có Đạo sĩ Đinh Huyền Chân là người có khả năng nhiếp phục quỷ thần, bèn dời miếu ngựa đồng đến trong Cốc, và tạo dựng Quán ở chỗ ngày nay.

Từ Quán Khương Vương về phía tây cách nữa dặm có am Đại Minh. Từ am Đại Minh đến am Tỳ Lô, am Trường Hưng đều cách xa khoảng 02 dặm. Từ Quán Khương Vương về phía nam cách 05 dặm lại có am Càn thọ, cách am Càn thọ 02 dặm đến viện Nhân Vương. Từ viện Nhân Vương đến viện Tịnh tuệ cách 07 dặm, từ Quán Khương Vương theo đường quan đi 15 dặm cũng đến thiền viện Tịnh Tuệ. Viện Tịnh Tuệ xưa trước gọi là viện Hoàng long linh thang, có suối ấm nóng quanh năm phun trào, làm mùi vị của Đan hoàng phút chốc chín mùa sinh vật. Những người mắc bệnh ghẽ lỡ tắm bằng nước đó thì được lành khỏi. Núi Hoàng Long tại phía nam Linh Thang, cũng là 01 ngọn núi riêng biệt của Lô Sơn. Từ đó về phía nam cách 10 dặm cũng có Quán Thanh Hà, từ Linh Thang về phía Đông cách 02 dặm. Bên cạnh đường có “Đài Tạ Khương lạc Kinh”. Lại cách 03 dặm qua nguồn Lật lý, có đá Đào lệnh Túy. Đào lệnh tên là Tiềm, tự là Nguyên Lượng, hoặc có thuyết nói tự là Uyên Minh. Năm Nghĩa Hy thứ 03 (07) thời Đông Tấn, làm Bành trạch lệnh mà nói là: “Tôi sao có thể làm đựoc 05 đấu gạo, chiếc eo cho con nhỏ ở làng quê!” mới bỏ đi, làm bài phú Quy khứ lai. Trong Tấn thư nam sử có bản truyện, ở nơi giữa khoảng 02 núi tại Lật Lý có tảng đá lớn, ngửa mặt trông nhìn như dòng thác treo, bằng phẳng rộng lớn có thể ngồi được hơn 10 người, Nguyên Lượng tự dùng rượu phóng túng, nên gọi là Túy Thạch (Đá say). Từ nguồn Lật Lý cách 03 dặm đến Thiền viện Thừa Thiên quy Tông. Năm Hàm Khương thứ 06 (30) thời Đông Tấn, Ninh Viễn Tưởng quân Giang Châu thứ sử Vương nghĩa chi đặt lấy nơi Phạm tăng tôn giả Na-liên-da-xá 01 tên là Đạtma-đa-la, nên có ao mựoc Thạch Quân. Đến đầu niên hiệu Bảo lịch thời tiền Đường (825), Sa-môn Trí Thường ở tại đó, mới là 01 chùa rất hưng thạnh thiền pháp. Trong khoảng niên hiệu Đại Lịch (766-780) thời tiền Đường, Sa-môn Trí Thường đặc pháp ở Thiền sư Đạo nhất tại Giang Tây. Thiền sư Đạo Nhất vốn giòng họ Mã, nên trong Tăng sử xưng gọi là Mã Tổ, mắt Sa-môn Trí Thường có 02 tròng ngươi, dùng thuốc độc tự áp thoa vào đó khiến vành mắt đều đỏ, nên người đời xưng gọi là “Xích nhãn quy tông” Giang Châu thứ sử Lý Bột cùng Sa-môn Trí Thường hỏi đáp nói năng, hiện ghi chép đầy đử trong “Cảnh đức truyền đăng lục”. Tại đó đất đai cây cối rất tươi tốt, thật đáng suốt trùm ở sơn nam. Ngọn núi Kim luân, ngọn núi Thượng Tiêu Chánh ở phía sau đó, hai bên quanh co lẫn lộn, thế mặt phẳng bằng xa. Xưa kia có người bói đoán nên móng đó là “Núi ấy có thế chim Loan bay liệng triển chuyển giúp. Phía Đông Thiền viện có dòng nước xưa trước gọi là khe suối Loan. Trên khe có cầu, phía tây khe có Thạch cừ và dòng suối dài hơn 200 trượng, nhân nước làm thành bậc đá, khơi vườn trồng rau, quy mô khí tượng đều rất khả quan. Hai bên ngọn núi Kim luân có kiếng đá, ẩn hiện không thời gian nhất định, sáng nhặn như gương soi. Mùa hạ năm Hy Ninh thứ 05 (1072) thời bắc Tống, có vị khách vân da đến Quy Tông, trở về nói với tôi rằng: “Ngày nay tại trên cửa chùa, thấy kiếng đá ở ngọn núi Kim Luân, chư tăng ở chùa bảo là có người từng ở đã vài năm mà chưa hề thấy”. Ngọn núi Thượng Tiêu, Kiệt nhiên rất cao, tức nơi Tần thỉ Hoàng (Doanh Chính 26-20 trước tây lịch) lên đến đó và nói là “cùng tương tiếp với Tiêu Hán” vậy, nhân thế mà gọi tên như vậy. Ở thời nhà Trần Thái bộc Khanh Lưu San có lời thơ rằng:

“Thì Hoàng ngắm vũ trụ,
Hán đế lên Tinh Chiêu”.

Tức là nói về đó vậy. Ở đời tương truyền: ngay nữ ngọn núi như có thạch thất. Bên trong có văn tự, nói là do Hạ Võ Khắc viết, chữ lớn như bàn tay, đường văn đều ẩn nỗi. Phía ngoài có đá bằng chắn che đó. Tù trên dùng dây treo thòng xuống mới đến, mùa xuân mùa hạ suối nước không thể hiện rõ, mùa thu mùa đông mới rạch ròi. Xa kia có người khéo giỏi việc, sang đó mò phỏng chỉ được hơn trăm lời, người đời nay không ai đến đó. Ao biển để cũng tại sau ngọn núi Thượng Tiêu. Theo “Tầm Dương Ký” nói là: “Ngô mãnh cưỡi thuyền, rồng mang mà đi. Ngô mãnh răn mọi người trong thuyền nhắm mắt. Mọi người trong thuyền nghe tiếng kéo xúc chạm cây rừng, kinh sợ mà trộm lén hé mắt nhìn. Rồng bèn ghé đổ thuyền tại Sơn dự”. Xưa trước tương truyền các bậc lão thành thật thấy ở đảnh núi có thuyền bị hư bại. Từ lâu Hiền về phía Đông lui sau có nguồn Lỗ Đoạn, cũng nhân Ngô Mãnh mà có tên gọi, năm tháng trải qua đã lâu xa, chẳng thể xét nghiệm vậy. Theo “Tầm Đương Ký” nói rằng: “Núi có 03 cầu đá dài vài trượng, rộng chẳng đủ 01 thước, phía dưới mịt mờ không đáy. Ngô Mãnh cùng đệ tử men cầu đá mà qua. Thấy cử vàng phòng ngọc, đất đều đường văn 05 sắc, đá như trứng chim Trĩ, và có cây kỳ đều cao hơn cả trượng, gió nhẹ có lúc lước qua, nghe tiếng chuông khánh, thấy 01 người già ngồi dước cây Quế, với chén ngọc đựng đầy nước tương cam lồ trao cho Ngô Mãnh. Lại gặp vài người tự nhiên như quen biết xưa cũ, bèn thiết bày ngọc cao. Đệ tử của Ngô Mãnh lén trộm lấy 01 vật báu, muốn đem trở về nói cho người đời, phút chốc mây mốc mờ tối, cầu hóa lại như ngón tay, Ngô Mãnh bèn khiếu đưa trở về, mới đưa tay dẫn dắt các học trò nhắm mắt mà trở lui lại”. Trong thơ Lưu San có nói:

“Cầu Cao sáng hác lớn
Thác nước kéo giữa trời”.

Và trong thơ của Lý Bạch cũng nói là:

“Cửa Vàng trước mở hai núi dài
Sông Bạc ngược chống ba cầu đá”.

Việc của Thần Tiên hẳn chẳng biết ở đâu vậy! Từ viện Quy Tông về hướng tây đi hơn trăm bộ, có Quán Tường Phù, xưa trước gọi là Linh Khê (suối Linh). Theo “Cửu giang lục” nói là: “Năm Vĩnh minh thứ 01 (83) thời nam Tề, đạo sĩ Tống Văn Siêu men tựa chân núi phía nam Lô Sơn mà tạo dựng đó”. Theo Văn Ký tại Quán nói là: ttheo “Ngọc Tứ Sơn Ký” nói là ở thời nhà Tần loạn lạc, có 13 vị Danh Quan bỏ quan chức, theo học Đạo, giẫm trải đến Lô Sơn. Trong đó có 03 võ sĩ là Đường Kính Oai, Lý đức Thù, Tống Vân Đao muốn toại nương náu. Ngoài ra còn 10 người kia nói: “Không như vật, chí ý mới đều muốn trở về Quần Ngọc động phủ, đâu thể mới nữa đường mà phế bỏ”. Nói xong mà còn chưa đi, qua 01 đêm sấm sét mịt mù, đến nơi am xá chung quanh hai bên hóa thành 02 khe suối, trong khe trên tảng đá có thẻ ngọc triện trời, ghi là:

“Thần Hóa linh Khê
Thẻ vàng nêu đề
Chân nhân nhận chỉ
Động ngọc ngầm nương”.

10 người ấy về sau như thế nào, không rõ biết, còn 03 võ sĩ bèn nương náu bên cạnh khe suối. Đến thời vua Võ Đế nhà Hán (?) mới sắc ban tên là Quán Kinh Khê. Đến thời Nam Đường (?), Tề Vương, Cảnh Đạt sửa sang tu bổ lại, công việc chưa hoàn thành mà bèn qua đời! Cung Phi hiền Thuận thật thành chỉ khí ấy, tạo lập văn bia. Vănlâm-lang-thí-bí-thư-tỉnh-chánh tự là Chưởng Công Trạch dâng biểu văn tấu trình. Tống Hoán vâng phụng mạng lệnh soạn thuật, dựng lập ngày mồng 06 tháng 08 năm Nhâm thân (72), tức năm Khai Bảo thứ 05 thời Bắc Tống. Nên giữa khoảng vách tường ở phòng thất có đồ tả chân hình và đề ghi là: “Thú-thái-sư-thượng-thư-lệnh-tề-vương được phong thực ấp vạn Hộ. Thật phong 3.000 hộ, Lý Đạt, Thụy hiệu là Chiêu Hiếu, sau phong Thái Đệ. Ghi tả ngày 2 tháng 02 năm Quý dậu (73).

Từ Linh Khê cách 01 dặm là đến Viện Hương Tuyền, năm Đại Hòa thứ 06 (?) thời nhà Ngô, Sa-môn Huệ Trân thiết đặt Thứ Thượng Tháp và thứ hạ Tháp, đều cách nhau trăm bộ cùng trông thấy đến viện Hương Tuyền. Vì dòng nước qua Đỗng phụng đến rừng Hạnh nên gọi tên 02 tháp, tức phương phần của Quy tông vậy. Từ hạ Tháp cách 05 dặm đến viện Long giáo tại trên đảnh núi bát nhã, xưa trước gọi là Đài Bát Nhã. Bên cạnh viện Long Giáo có am Thạch môn, tiếp đến có am Bố Thủy, tiếp nữa có am Giác Tánh, còn 01 tên gọi là Đài Thôi Sư, đều chẳng xa quá trăm bộ. Từ am Giác Tánh đi lên hơn trăm Bộ, có am Trùng Nham, vượt qua am Trùng Nham cách 03 dặm, đến nhà tranh Tạ Cảnh Tiên. Cảnh tiên dùng y trượng bơi lội cửa Công Khanh. Thừa tướng Hàn ngụy công và các hàng danh sĩ đài các thường luôn tặng thơ. Tạ Cảnh Tiên tự nói “nơi ở của mình chính là chỗ đất xưa cũ của rừng hạnh”. Rừng hạnh tại Sơn Bắc, mọi sự kiện đầy đủ ở Quán Thái nhất. Từ nhà tranh của giòng họ Tạ cách 03 dặm đến viện Linh Thê. Có 01 ngọn núi tại trên đó cao hơn trâm bộ trôi nổi đặc biệt riêng đứng, cũng còn gọi là ngọn núi Tử Tiêu. Trên đảnh ngọn núi có ngôi Phù Đồ (tháp) bằng sắt cao 0 tầng. Theo “… Ký” nói là: “Trong lời tựa, Lưu Viện nói là: trong niên hiệu Hiển Đức (5-60) thời hậu chu (Trong Ngũ Đại), có ánh sáng tốt lành hiển hiện nơi chỗ đất đó, mỗi người đều lấy làm quái lạ, đào bới sâu xuống 12 thước, có được 01 Văn Ký xưa cũ nói là: “Năm xích ô thứ 02 (23) thời Đông Ngô, có vị Sa-môn người xứ thiên trúc, đem Xá-lợi của Đức Phật Thích Ca đến an táng tại đó”. Nhưng, căn cứ theo Cao Tăng truyện thì nói là năm Đinh mão (27) tức năm Xích Ô thứ 10 thời Đông Ngô, Sa-môn Khương Tăng Hội đến kiến nghiệp. Nước Đông Ngô lúc ấy lần đầu tiên thấy vị Sa-môn dung mạo y phục khác thường, Quan Hữu ty tấu trình nên kiểm xét. Khi ấy, Tôn Duyền (Đại Đế 222-252) liền mời Sa-môn Khương Tăng hội đến cật nạn hỏi rằng: “Phật có điều gì linh?” Sa-môn Khương Tăng hội đáp: “Đức Như lai diệt độ đã hơn ngàn năm, di cốt Xá-lợi thần biến vô phương”. Tôn Quyền cho đó là dối trá, bảo rằng: “Nếu có được xá-lợi thì sẽ vì tạo dựng tháp để phụng thờ”. Sa-môn Khương Tăng hội, mới thanh khiết phòng thất, thiết trí 01 bình đồng, gia tâm lễ thỉnh, đến ngày thứ 20, bỗng nhiên nghe trong bình đồng có tiếng soan soản, quả nhiên có được Xá-lợi. Cả triều đình đều nhóm tụ trông xem, Xá-lợi tỏa ánh sáng 05 sắc rạng ngời. Tôn Quyền lại dùng lửa dữ thiêu thứ mà không cháy, lại đập Xá-lợi vào sắt nhưng không vỡ nát. Tôn Quyền rất thán phục, liền vẽ tạo dựng Bảo tháp để phụng thờ, và mới đầu có Phật Vũ (chùa) hiệu là Kiến Sơ. Ở đời giả sử như muốn trải lớn sự việc ấy, mà lại mất đi sự chất thật, lắm nhiều loại như vậy! Đến trong niên hiệu Cảnh đức (1001008) thời bắc Tống, mới đổi làm Phù Đế bằng sắt, đến năm Hoàng Hựu thứ 02 (1050) thờ bắc Tống có sửa sang tu bổ lại. Xưa kia, trong khoảng niên hiệu Hàm Khương (335-33) thời Đông Tấn, Phạm Tăng Da Xá thị tịch cũng an táng tại viện Linh Thê.

Từ Viện Linh Thê đi xuống cách 08 dặm có miếu 03 Tướng Quân, cách viện Quy Tông 01 dặm, tức nơi tôn thờ 03 võ sĩ Đường Kiến oai v.v… ở thời nhà Tần, dân chúng trong làng Rán thường năm đều cúng tế. Từ viện Linh Thê đến am Trùng Vân cách khoảng 0 dặm, tiếp đến có am Vạn Tuế, tiếp đến có am Thiên Cung, đều cùng cách nhau khoảng trăm bộ. Từ am Thiên Cung đến am Dư Phong cách 01 dặm. Từ am Dư Phong leo lên núi khoảng 20 dặm đến ngọn núi Bạch Vân. Phía trên có động hang, có tảng đá lớn như sàng giường, trong động có dòng suối, đất ở đó có thể cày xới, hiện nay không có người ở. Trong núi, những người vân du tham quan trông thấy dòng thác cao thẳng xuống vài trăm thước, đều biết nó được phát xuất từ động Bạch Vân vậy. Từ am Dư Phong các 02 dặm đến Quán Tiên Thiên, xưa trước gọi là Sùng Thiện, do Bà dương thái thú Dương hữu giang thiết đặt trong năm Đại Đồng thứ 02 (536) thời nam Lương. Đến đầu niên hiệu Bảo Đại (?), nữ chân Dương Bảo Tông sửa sang tu bổ lại, ban sắc tên là “Chân Phong”. Đến ngày 28 tháng 08 năm Đinh mùi (?) tức năm Bảo Đại thứ 05 (?), Triều-nghị-lang-thượng-thư-nga Bộ-viên-ngoại lang-võ-kỵ-úy-tứ-phingư đại Hàn-hy-tải vâng phụng sắc chiếu, soạn thuật văn ký, đại lược là: “Trong Lục Cung đua nhau cúng thí các thứ ngoạn phục trân châu gấm lụa, tính quá hơn ngàn vạn”. Phía sau lưng bia khắc họ tên các tần ngự ở đương thời có hơn 10 người. Từ đó về phía tây bắc cách nữa dặm, có Liễu đại sư, tên là Hoằng, người xứ Kiến Dương, làm quan tại Giang đông vui thích chân cảnh đó, bèn đến dựng thất để ở. Từ Quán Tiên Thiên đến Quán Thái hư giản tịch cách 02 dặm, là nơi ẩn cư của Lục Tiên sinh thời tiền Tống. Tiên Sinh tên là Tĩnh Tu, người xứ Đông thiên; Ngô hưng. Khoảng cuối niên hiệu Nguyên Gia (5) thời tiền Tống, nhân đến mua bán thuốc tại Kinh Ấp. vua Văn Đế (Lưu Nghĩa Ling (2-5) vốn Khâm trọng đạo phong của Lục Tĩnh Tu, nên làm Kiệu Đình Hà Bảo, sai Tả-bộc-xạ Từ Trạm tuyên Thánh chỉ lưu giữ lại. Tiên sinh cố từ khước, bèn đi đến Giang hán. Về sau vua có hoạn nạn Đại hòa, mọi người đều lấy làm lạ đó. Đến năm Đại Minh thứ 05 (61) thời Tiền Tống, mới thiết đặt Quán tại Lô Sơn. Đến năm Thái thỉ thứ 03 (67) thời tiền Tống, vua Minh Đế (Lưu Úc 65-73) lại ban chiếu mạng, bèn sai thứ sử Vương Cảnh Văn Đôn khuyên mời. Tiên sinh luôn từ chối mà không được, mới đến cung khuyết thiết đặt quán Sùng Hư, nhà Thông Tiên, để tiếp đải đó. Bèn nhóm hội các Tăng sĩ nho sĩ cùng giảng đạo tại chùa Trang Nghiêm. Lâu sau, đến đầu niên hiệu Vĩnh Huy (?) Tiên Sinh Khải cầu xin trở về núi, nhưng không được hứa thuận. Đến ngày mồng 02 tháng 03 năm thư 05 (?), Tiên Sinh bèn hóa, da dẻ nhan sắc vẫn như lúc sinh tiền, có hương thơm trong lành thoảng tỏa không ngưng dứt. Sau đó 03 ngày, các học trò ở Lô Sơn đều thấy Tiên sinh từ trên ráng cầu vồng lẫn lộn lại dừng, chỉ chốc lát không biết ẩn mắt đâu. Tiên sinh mỗi khi đi thường mang đãy áo vải, đến nơi thì treo móc đãy vải ở cây cạnh hang, nên nay về phía tây khe suối có 01 ngọn núi có tên là hang Bố ngang (Đãy Vải). Vua (?) ban tặng thuỵ hiệu là “Giản tịch Tiên sinh”. Mới đầu lấy chỗ ở cũ gọi là Quán Giản Tịch. Đến ngày mồng 07 tháng 02 năm Thái cực thứ nhất (712) thời tiền Đường, vua Duệ Tông (Lý Đán) mới ban sắc cúng tế tại Quán, có rồng đen, đàn chim hạc khác lạ, vua lại ban chiếu ngợi khen khác thường, bèn giao cho sứ quán, cố từ chối nhiều lần chẳng ghi biên. Quán ở tại dưới ngọn núi Bạch Vân, giữa khoảng đó riêng biệt chỉ 01 ngọn núi nổi lên đẹp xinh khác lạ, gọi tên là ngọn núi tử Tiêu. Nên trong thơ Trương Hựu nói là:

“Dưới núi Tử Tiêu nhà cỏ Tiên
Ngàn năm không sót khánh đá treo”.

Từ đó về phía bắc lại có núi Bình Phong, sườn non vách tía cuộn quanh lẫn lộn, thật xứng Quán thứ nhất ở tại Sơn Nam! Phía trước đó cách 01 dặm có núi kê lung cao hơn trăm trượng, bên cạnh trên ngọn núi có tảng đá, từ xa trông nhìn như Kê (gà) 01 xanh 01 đỏ. Theo “Tầm Dương Ký” nói là: “Dưới núi kê lung có khe nước thường sâu 01 thước, suối vọt như triều dâng, đo lường thời khắc chẳng sai, trọn tháng thường đầy, ở đời gọi đó là suối Triều, nay hoang vu ẩn mất không biết”. Tại trên cửa quán có các Tiều Chân, phía trước viện có tảng đá cúng tế của Tiên sinh cao 05-06 thước, vuông rộng hơn 01 trượng. Từ đó hướng đến càn hợi cũng gọi là đá lễ Đẫu. Phía sau Điện có tảng đá khắc mục lục Đạo tạng thiết bày ở 0 phía vách tường. Trong tạng có tượng Thiên Tôn bằng đồng. Theo các bậc Lão Thành nói là: “tôn tượng ấy vốn là tượng Phật ở chùa Quy Tông. Đến trong niên hiệu hội Xương (81-87) thời tiền Đường, phá h3y chùa, các đạo sĩ lấy được. Sau khi chùa tuy đã tạo dựng lại, mà không hòan trả nên Tôn tượng ấy mặc y phục Sa-môn, chỉ có thêm quan miện”. Mọi người nghe thế đều mỉm cười vậy. Tiếp đến có khánh đá của Tiên sinh, âm thanh suốt trong vượt xa. Phía tây nhà đền thờ có lầu Bạch Vân. Quán ấy ở thời nhà Lương, gọi là Quán Giản tịch. Tư-đồ-hữu-trưởng-sử-thái-tử-bộc-kiến-xương-huyện-khaiquốc-hầu-ngô-hưng Thẩm Tuyền soạn thuật Văn Ký, lập trong tháng 11 năm thiên giám thứ 1 (515) thời Nam Lương. Đến trong niên hiệu Bảo Ứng (762-763) thời tiền Đường, đạo sĩ Ngô Quân lại soạn thuật văn bia Tiên Sinh, đến ngày 13 tháng 0 năm Tân Sửu (?) đức năm Thượng Nguyên thứ 02 thời tiền Đường dựng lập. Cả 02 văn bia đó đến trong niên hiệu Bảo Đại (?) đều được sửa sang dựng lập lại. Tại quán ấy hiện còn các bài Đề vịnh của các người từ thời nhà Trần, nhà Tùy, và thời tiền Đường để lại. Phía tây có khe suối, thác nước cao đổ xuống trước hiên vũ. Khi vi ứng vật làm thứ sử tại đó có vân du đến dưới đó, nên thơ ông ở cuối chương nói là:

“Năm rãnh nhớ đây thường
Vui xuân mới lại tìm,
Liền kéo ngang huýt sáo
Tả rõ tiếng núi sông”.

Từ đó về phía bắc riêng có dòng thác, phía dưới cùng hợp với khe suối phía tây. Ngồi tại lầu Bạch Vân trông thấy cả 02 dòng thác đó, tre cằn khổ sống quanh cốc núi, mùa xuân măng tre mới lú mọc, mùi vị măng ấy ngọt ngào. Ở đời có tương truyền lời thơ là:

“Trong quán Giản Tịch măng đắng ngọt
Ở chùa Quy Tông muối vị nhạt”.

Nói đều trân quý khoái thích. Ngoài cửa quán có giếng nơi Tiên Sinh luyện Đan. Tiếp đến có cây Liên lý, cành nhánh nó hợp âm, rể nó cuộn quanh trên đá lớn. Trong khe có tảng đá nơi Hứa Kiên hang phơi áo. Hứa Kiên vốn người chất phác ở Giang Nam rất có Đạo thuật, cũng khéo giỏi về Ngâm Vịnh, qua đời tại Kim lăng nghịch lữ, thế mà có người từng gặp, thường ưa giặt giả y áo họng phơi trên tảng đá đó. Từ quán Giản Tịch đến quán Thê Ẩn cách khoảng 05 dặm. Xưa trước gọi là động Thê Ẩn. Xưa trước tương truyền đó là Thư đường của Thái Tử Chiêu Minh thời nhà Lương vậy. Đến trong niên hiệu Bảo Đại, đạo sĩ Đàm Tử Tiêu đến từ Mân trung, bèn ban tặng hiệu là Kim Môn Vũ Khách, mới bắt đầu dựng lập quán tại đó. Đàm Tử Tiêu ở tại Manm Trung hiệu là Động huyền thiên Dư Trinh nhất Tiên Sinh. Từ quán Thê Ẩn về hướng đông cách 05 dặm có am Cổ Vân. Từ am Cổ Vân đến thiền viện Khai Tiên cách 10 dặm, xưa trước tương truyền đó là nơi gá ẩn của thái tử Chiêu Minh vậy. Lại tạo dựng phòng thất Chiêu ẩn tại đó. Đến thời Nam Đường (?) vua Nguyên Tông lúc ở tại phiên để, lấy đó là thư đường, sau khi lên ngôi đến trong niên hiệu Bảo Đại (?) mới làm thành ngôi già lam đề hiệu là Khai Tiên. Phùng Diên đã ghi Văn Ký, mốc đá thấy hiện còn. Đến năm Thái bình hưng quốc thứ 02 (77) thời bắc Tống. Vua Thái Tông (Triệu Quýnh) mới ban sắc hiệu là Hoa Tạng. Ngọn núi Hạc minh nằm tại phía sau đó. Khi vua Nguyên Tông chuyển dời về nam đô, đến nơi viện đó quyến luyến lâu dài, nên có họa khắc tôn tượng của Liệt Tổ nguyên Tông hậu chúa. Đến lúc vua Nguyên Tông băng hà, ẩn tàng mãi đến nay, chư tăng ở 04 viện Khai Tiên, Thê Hiền. Quy Tông, Viên Thông đều lấy 03 ngày húy Kỵ mà thiết trai cúng dường để nghĩ nhớ đó vậy.

Do từ đường quan qua khe cầu, đi lên có đình Tứ Hội, tiếp đến có đình Dương Mai. Ngay cửa chùa có cầu Chiêu Ẩn, phía dưới cầu có giếng đá, gọi đó là suối Chiêu Ẩn. Theo như trong “Lục Vũ trà Kinh” ở phẩm thứ 06, thì Chiêu Ẩm đều là tôn gọi xưa cũ vậy, vua Nguyên Tông mới bắt đầu làm cầu. Từ đó về phía tây có dòng thác, tại Sơn nam và Sơn bắc có các dòng thác không lo hơn 10 nơi. Nên Quán Lâm ghi đề về Lô Sơn nói là: “Thác nhỏ điện cao 300 thước, tùng thấp thọ lắm chỉ ngàn năm. Chỉ dòng nước đây đã có tiếng tăm từ đời trước vậy. Trong thời tiền Đường, Từ Ngưng có lời thơ là:

“Xưa nay chỉ như lụa trắng bay
Một dãi biên rách xanh màu núi”.

Lý Bạch lại có lời thơ rằng:

“Dòng bay thẳng xuống ba ngàn thước
Nghi là sông bạc rơi giữa trời”.

Tức là tả về dòng nước đó vậy. Ngọn núi Hương Lô và ngọn núi Song Kiếm cùng kiên thuộc bên cạnh dòng thác. Từ đó về phía Đông bắc có cốc Thiên oanh, nguồn nước xuất phát từ trên đảnh núi, con người chưa có thấu cùng. Hoặc có thuyết nói là: “Từ phía tây vào cốc Khương Vương làm thành rèm nước, phía Đông là thác nước ở viện Khai Tiên. Từ Viện về phía Đông có Đình Đại Bi và các nhà Sàn, thường luôn ẩn nhân thấy đó. Đá trong khe nước hoặc ngậm vân mẫu, có thể nằm, có thể sức miệng, có thể rửa ráy. Phía trên khe có cầu đá, trên cầu có đình Thấu Ngọc. Đó là tuyệt cùng Sơn nam vậy.

Từ trước viện qua khe nước đến hướng tây cách 01 dặm có am Thạch Bi, có tảng đá lớn tại giữa núi, tự nhiên như mốc lớn bền chắc, không thể đục chạm khắc ghi. Từ am Thạch Bi lên núi đi khoảng 07 dặm đến viện Vĩnh Thái, trên đó có hang Hoàng Thạch. Theo “Cửu Giang Lục” nói là: “Xưa trước chùa Chiêu Ẩn ở tại dưới hang Hoàng Thạch”, tức ở đó vậy. Từ viện Vĩnh Thái đi lên có am Đạo nhân, tiếp đến có hang Thánh Tăng, tiếp theo là hang Thiện Tài, tiếp theo là hang La-hán. Cả 0 am và hang ấy cùng cách nhau trong khoảng 05 dặm, là nơi dòng thác đều có đổ qua. Lại trong 05 dặm đó đều là nơi ở của Hoàng Thạch Công, thật chẳng phải vậy. Sườn núi vách đá đó thuần toàn sắc vàng, trông nhìn 03 hang trước, đặc biệt phẳng bằng rộng rãi có thể dung ở trăm người. Trước Viện Vĩnh Thái có đài Văn-thù, cùng núi Hương Lô, núi Song Kiếm cùng liền lẫn nhau cao thấp. Trước thác nước tại dưới núi đều ngữa mặt mà trông nhìn lên đó, hẳn nhiên rất là hùng vĩ. Đến đài Văn-thù thì chỉ ngang bằng mà trông nhìn đó. Sau đó biết sấm sét oanh liệt lụa bay đều Phú Trượng mà chẳng đủ vậy. Từ viện Khai Nguyên về phía Đông tại nữa núi riêng có thác nước nhỏ, vút rưới nước cũng chẳng dưới trăm thước, gọi đó là suối Mã Vĩ, nói nhỏ là chẳng được đồng mà gọi là thác nước vậy. Từ viện Khai Tiên đến viện Vạn Sam cách 02 dặm, mới được tạo dựng trong năm Cảnh đức thứ 02 (1005) thời bắc Tống, xưa trước có sườn núi đá cũ. Trước kia có vị Samôn tên là Thái siêu tứ cở núi đó trồng vạn gốc cây Sam, có tiếng tăm việc làm vang đến Triều đình, mới ban tăng tiền để xây dựng viện, mới ban đất ruộng tô tượng Phật mọi vật cúng dường. Đến lúc hoàn thành, vua Nhân Tông (Triệu Trinh 1023-106) thời bắc Tống mới ban ngự viết bảng triện viện đó, đề là “Kim tiên Bảo Điệu”, Nội hàn Tiền đổi viết ở bảng cửa, có ngự dung chương ý minh túc tả chân hình và áo chăn gấm y phục vòng vàng vài sự ở miếu Nhân ẩn tàng tài đó đều là những vật được ban tặng ở thời bấy giờ. Sa-môn Thái Siêu còn có tên gọi là Pháp sư Quảng Trí. Viện đó xưa cũ có tên là Khánh Vân. Đến trong niên hiệu Thiên Thánh (1023-1032) thời bắc Tống, vua Nhân Tông mới ban sắc cải đổ biện ngạch như hiện nay. Thẳng đến viện Tập Hiền, Từ Thích ghi trụ mộc vẫn hiện còn. Phía sau viện có dòng suối. Trên bờ suối có đình Trích Thúy, mọi người vân du đến đó tham quan hẳn lâu vậy. Từ viện Vạn Sam về hướng đông bắc cách 03 dặm có am Lăng Vân, xưa trước gọi là Lăng Vân thư đường. Theo “Cửu Giang Lục” nói là: “Lưu Kha thư đường tại dưới núi Lăng Vân. Năm xưa ở tại đó, Liêm Sĩ Bùi Công ngợi khen tài năng Lưu Kha nên đề cử thượng đệ làm sử quan, biên trước soạn thuật có lắm nhiều lưu truyền nơi đời. Từ Hàn Lại bộ trở xuống đều suy trọng Lưu Kha”. Lại có Tiết Gián Nghị thư đường, tức chỗ ở xưa cũ của Lưu Yểm thị ngự. Trong khoảng niên hiệu Hội Xương (81-87) thời tiền Đường. Tiết Gián Nghị tự Nam hải sách vở biên ghi đầy pho, tự thân kinh doanh đó. Được thấy 02 dòng thác đổ, suối đá tùng trúc đặc biệt rất là khoảng tuyệt. Quận thú đi chơi xuân cùng mọi người rão bước tham quan phần nhiều đều qua đó. Tiết Gián Nghị chưa thấy tên, và Đường sử của Lưu Kha và Lưu Yểm đều không lưu truyền. Năm Nguyên Hòa thứ 1 (81) thời tiền Đường, Lưu Kkha đổ đạt tiến sĩ, qua đầu niên hiệu Thái Hòa (827) thời tiền Đường, trải qua làm giám sát ngự sử, năm Thái Hòa thứ 0 (830) thời tiền Đường, chuyển vào Nội Điện. Đến trong niên hiệu Khai Thành (836-81), Lưu Kha lại chuyển đổi làm bí thư Thừa Sử quán tu soạn học sĩ, ra làm Lạc Châu thứ sử, nên Bia chỉ ở chùa Đông Lâm và Tây Lâm phần nhiều đều là thư bút của Lưu vậy. Chỗ gọi là am Làng Vân che nền móng cũ của Lưu Tiết vậy. Hoặc có thuyết nói: “Hà Càn diệu thị lang mới đầu lấy thư đường làm nơi Chư Tăng ở”. Hà Càn Diệu, cũng chưa rõ là ngưoi thuộc thế hệ nào, nay có phần mộ tại cốc Thiên Anh.

Từ viện Vạn Sam đến viện Châu Giáo cách 03 dặm, xưa trước gọi là Vân Phong, trước kia cho là sườn núi Cổ Thạch ở tại phía sau đó, núi cao hiểm hóc như ngăn chướng. Từ viện Chân Giáo đến viện Cảnh Đức cách 03 dặm, xưa trước gọi là Cao Diêu. Từ viện Cảnh Đức cách 01 dặm đến Lý Chưng Cổ thư đường. Trong khoảng niên hiệu Bảo Đại (?), Lý Chưng Cổ làm quan giữ chức xu mật tả hữu phó sứ, bị binh lính bè đảng tống Tề cùng phóng tứ tự hết. Từ thư đường nhà họ Lý đi lên cách 0 dặm có viện Hương Tích. Viện Hương Tích tại dưới núi Ngũ nhũ. Cách viện hương Tích 02 dặm là đến am Câu Chi, bên cạnh am Câu Chi có am Quán Âm, tiếp thêm nữa dặm có am Tề Vân, tù am Tề Vân cách 03 dặm đến am Ngọa Long, do đó mà Lô Sơn đặc biệt nỗi trội trong Thiên hạ, bởi thác nước ở viện Khai Tiên thấy ở trong thơ của Từ Ngưng và Lý Bạch, dòng nước ở cốc Khương Vương thấy ở Trà Kinh của Lục Vũ, đến như các nơi sâu xa hiểm tuyệt đều có vẻ đẹp của đá nước. Phía tây am ấy sườn núi xanh rờn 0 phía, thác dữ tuông đổ, hác lớn vức sâu, lạnh lẽ đáng sợ, có Hoàng Thạch dài lớn vài trượng, ẩn ách liền thuộc, tại trong song vỡ, người trông nhìn lóa mờ mắt xoay chuyển, như muốn ngoàn nghèo nhãy mưa nên gọi là Ngọa Long, đó là nơi đặc thắng của núi nước vậy. Từ am Ngọa Long đi xuống cách 05 dặm có viện Thanh Liên, xưa trước gọi là am Bạch Vân. Trong thời Nam Đường (?) có Samôn Xung Chiếu hiệu là Thiền sư Tuệ Ngộ. Thang duyệt đổ tả chân hình tán thán, Từ Huyền khắc đá chữ Triệu đang hiện còn. Bên cạnh viện Thanh Liên có am Linh Phong, xưa trước gọi là Hạ Yển đài Lan nhã. Cách am Linh Phong 05 dặm là đến am Đạo Lâm, bên cạnh am Đạo Lâm có viện Thiền Tĩnh, xưa trước gọi là am Trung Hưng. Viện Thiền Tĩnh so với các am viện khác thì riêng không có dòng suối, phải đục giếng lấy nước uống dùng, không có đất ruộng, bán huyết đang sống để tự dưỡng, nhưng nhà cửa cũng đặc biệt hoàn toàn thanh khiết. Tiếp đến có am Bảo Khánh, tiếp nữa có viện Tịnh Ẩn, xưa trước gọi là am Bảo Phong, có 02 khe suối phát xuất từ trong đó. Mưa xuân lúc đầy, chảy xoáy gọi là giận dữ, cũng là nơi đẹp của đá nước vậy. Về phía tây khe suối có am của Lưu Cư Sĩ. Cư Sĩ tên là Hoán, tự là Ngưng Chi, người xứ Quân Châu, năm Thiên Thánh thứ 08 (102) thời bắc Tống, đổ đạt tiến sĩ ra làm quan, nhưng tánh khí thẳng thắng, chẳng thèm, bèn vất bỏ đi đến ở Tinh Chữ, thường cưỡi con trâu vàng qua lại trong núi, rất mến thích khe suối ấy, từ đó đến Sơn Tăng dựng am để tiếp đãi. Từ am Bảo Lâm đến am Bảo Phong, 03 am viện cùng cách nhau 01 dặm. Đến viện Tổ Giáo, xưa trước gọi là đài Thượng Yển. Phía nam viện ấy có am Bàng Long, am Tây Nguyên. Phía sau có am Bảo luân, đều chẳng xa nhau quá trăm bộ. Từ am Bảo Lâm đến am Điều mộc. Từ am Điều mộc đến am U Thúy cách 01 dặm, cách am U Thúy -1 dặm là đến tháp Thiền sư Xích nhãn. Thiền sư tức là xích nhãn Quy Tông, thị tịch an táng tại dưới ngọn núi Thạch nhân, dùng đá làm tượng, lẫn nhiên như hiện sống. Năm Kiến Long thứ 02 (61) thời bắc Tống, vua Thái Tổ (Triệu Khuông Dận) truy phong thụy hiệu là “chỉ giác Thiền sư” và tháp hiệu là “Diệu Tướng”. Từ tháp viện ấy đến thiền viện Thê Hiền cách khoảng 10 dặm, giữa khoảng đó có cầu rừng rậm rạp che phủ. Phía trên ngăn khuất mặt nhật nắng nóng, mọi người vân du ngang qua đó thảy đều mến thích mà dừng nghỉ. Bên cạnh đường qua viện Thê Hiền có vườn rau, gò luống bởi rộng cũng rất khả quan. Phàm từ núi Ngũ nhũ xuống viện Hương tích rồi đến đó có cả thảy 08 nơi đồng thuộc phía tây khe suối Thê Hiền. Theo các bậc lão thành cho là đến các am hang phía tây khe suối Thê HIền. Viện Thê hiền, núi Thạch Nhân ở tại phía bắc đó, nay gọi là Bảo Giác được sắc ban trong niên hiệu Thái Bình hưng quốc (76-8) thời bắc Tống. Mới đầu, trong năm Vĩnh Minh thứ 07 (8) thời Nam Tề, Chứng nghị tham quân Trương Bố tấu trìn thiết đặt chùa các Tầm Dương khoảng 20 dặm về phía tây nam. Đến đầu niên hiệu Bảo Lịch (825) thời tiền Đường, thứ sử Lý Bột chuyển dời thiết đặt chùa đến núi, thỉnh mời Sa-môn Trí Thường đến ở đó. Sa-môn Trí Thường có khoảng vài trăm học giả nương theo. Mùa xuân mùa hạ ở tại viện Thê Hiền, mùa thu mùa đông ở tại viện Quy Tông. Đến trong niên hiệu Hội Xương (81-87) thời tiền Đường, chùa bị phá hủy. Đến trong niên hiệu Cảnh Phước (82-8) thời tiền Đường, lại đổi hiệu là “Chùa Hộ Quốc Thê Hiền”. Bảng hiệu đó do Thôi-khám-sứ-tướng-sĩ-langthú-thái-tử-thông-sự-xá-nhân Chung Khuông Thời biên ghi. Lúc ấy, Chung Khuông Thời mới vừa 16 tuổi, nên người đời nay mến trọng mà ẩn giấu vậy. Trải qua trong niên hiệu Bảo Đại (?) thời Nam Đường, chùa càng phát triển rộng lớn, hiện còn các Chế thư thời bấy giờ có hơn 10 bản. Trong đó có 01 bản nói là: “tháng 07 năm Càn Minh thứ nhất (8) thời tiền Đường, vua Chiêu Tông (Lý Diệp) ban sắc biển ngạch chùa Thê Hiền”. Thự-lễ-bộ-thị-lang-bình-chương sự-trĩnh đến Thượngphụ-thư-thị-trung-kiêm-trung-thư-lệnh sử quan, cả thảy có 30 người. Lại có 01 bản đề là: “Tháng 11 năm Càn Ninh thứ 0 (87) thời tiền Đường, vua Chiêu Tông (Lý Diệp) ban sắc hiệu tháp Ba môn Hoài Hựu là “tháp truyền Đăng” và Thụy hiệu là “Huyền Ngộ Đại Sư”. Sắc thư ấy do Thự-trung-thư-thị-lang-bình-chương-sư-thôi đến Thái-sư-kiêmtrung-thư-lệnh-sử-quan, cả thảy 32 người. Bấy giờ Giang-tây-quán-sátsứ Chung Truyền phụng hành vậy. Đến đầu niên hiệu Kiến Long (60) thời bắc Tống, vua Nguyên Tông (?) chuyển dời đến Nam Đô, rão bước trông xem qua thời gian lâu dài, nên có đình Trú Loan. Hoặc có thuyết nói: Trên đá bên cạnh khe nước vua Nguyên Tông có ghi khắc chữ vào đá, nhưng đến nay trầm lắng không thể còn thấy. Khe suối Tam Hạp xuất phát bên tả của chùa, nguồn ấy rất sâu xa. Trong khe suối có 03-0 ao rồng, chẳng thể biết đến cùng cực, mới đưa nắng mưa đến, các ngòi hác ở núi đồng rầm rỉ ở dưới như sấm sét. Tại khe đá lớn đá nhỏ có cả ngàn muôn chẳng thể tính kể và thảy đều lấp đầy trong ao. Xưa nay không thấy cửa ải nhỏ, nghi là phía dưới thông liền với biển cả. Bên cạnh đó có xây dựng đền thờ rồng, những năm hạn hán thì đến đó cầu đảo. Trong niên hiệu Đại Trung tường phù (1008-1017) thời bắc Tống, Sa-môn Văn Tú người đất nâm tạo lập cầu đá ở trên, suốt rộng 60 thước, dùng ngôi nhà lớn che phủ phía trên, rất là hùng Quán ở trong núi vậy. Bên cạnh khe suối có giếng Lục Vũ, tiếp đến có đình Hàn Tuyền, tiếp đến có đình Ngọc Uyên, dưới đình có ao rồng, hoặc có cá trung xuất sinh tại đó, mọi người cho là thần vật nên rất kinh sợ. Phía tây của Tăng đường có hang La-hán và hang Bảo Đà. Về phía nam cách hơn trăm bộ có am Bạch Vân. Phía sau viện có Ái Đường, mọi người vân du tham quan thảy đều dừng nghỉ tại đó. Phía trước chùa Thê Hiền cách 10 dặm có thiền viện La-hán, về phía bắc cách 01 dặm có hang La-hán. Năm Hàm Bình thứ 03 (1000) thời bắc Tống, đại sư Quảng Tế-pháp Kiên mới tạo dựng đó, Triều đình có ban cấp đất ruộng để nuôi dưỡng đồ chúng, gọi tênlà “Thánh Huệ Trang” (Nông trang vua ban). Năm Đại trung tường Phù thứ 03 (1010) thời bắc Tống, đại sư Tổ Ấn, Sa-môn Tăng Hạnh Kế tiếp đó, mới trồng tùng che phủ đường quan dài 10 dặm dùng vác tường Đạt Quân, Văn Công Dương đại niên làm Văn Ký Trồng Tùng. Có chiếc trống rất lớn tại trên pháp đường, chu vi rộng 23 thước, gióng đánh vang tiếng chuyển động cả cốc núi, cũng thuộc loại trống siêu xuất vậy. Phía tây viện có dòng nước tên là Ngọc Khê. Về phía Đông vào hồ Bành lễ các 10 dặm, về phía bắc khe suốu là nơi an táng đại sư Tổ Ấn, nên tướng Trương Sĩ Tốn có bài minh bia tháp ấy. Từ Thiền Viện La-hán về phía Đông các 05 dặm có việt trang Chiếc Quế. Lại các 05 dặm là đến động Bạch Lộc. Trong khoảng niên hiệu Trinh Nguyên (785-805) thời tiền Đường, Lý Bột tự là Tuấn Chi, cùng với Trạng Huynh hài hòa chung ở ẩn, sau chuyển dời đến Thiểu Thất, Vi Hữu Thập Di vời gọi mà không bái đáp, tức như trong thơ Hàn Văn Còng nói là: “Người núi Thiếu thất” tức là đó vậy. Trong khoảng niên Hiệu Thái Hòa (827-836) thời tiền Đường, làm quan đến chức Thái tử tân khanh. Trước đó, trong niên hiệu Bảo Lịch (825-827) thời tiền Đường, từng làm Giang Châu thứ sử, mới đến động dựng lập Đài Sàn, chung quanh dùng dòng nước trồng các cây hoa xen tạp, đó cũng là cảnh thắng 01 thời vậy. Lưu Mộng Đắc (Võ Tích) lên quán Thanh Huy có đề thơ rằng:

“Nhan sắc Tầm dương trào thêm đẹp
Tiếng thu Bành Lễ Nhạn đua về
Nam nhình Lô Sơn ngàn muôn nhận
Cùng khoe mới ra sườn cột tài”.

Quán Thanh Huy tại Giang Châu, cũng do Lý Bột tạo dựng, nên Vạn Tích ngợi khen đó. Trong khoảng niên hiệu Thăng Nguyên thời Nam Đường (?), nhân Động tạo lập Học quán, ban đặt ruộng để cung cấp lương thực cho các sinh đồ, các học giả nhóm tụ đông nhiều. Lấy Quốc tử giám Cửu Kinh Lý thiện đạo làm Động Chủ, lấy chủ làm giáo thọ. Đến trong niên hiệu Bảo Đại (?), dùng ruộng đất Tích Chưng Sĩ Hư Bạch, Hư Bạch người xứ Bắc Hải, lánh đất đến ở Lô Sơn, Hàn Hy Tải đề cử có thể dùng được. vua Nguyên Tông (?) ban chiếu với đến tiện Điện. vua Nguyên Tông bảo là: “Đây là thật bậc xử sĩ!”. Nhân đó ban cấp đất ruộng và sai bảo trở về, và miễn khỏi đóng thuế đó. Đến lúc Hư Bạch qua đời, con cháu phải khốn khổ đóng nộp thuế, không đủ khả năng để có ruộng đất đó, bèn đổi sang chủ khác. Đến năm Hàm Bình thứ 05 (1002) thời bắc Tống, vua Chân Tông (Triệu Hằng) ban sắc sửa sang tu bổ lại, mới đắp họa tượng của Tuyên Thánh so vị Triết Nhân. Nay nuôi dưỡng cỏ tươi tốt vậy.

Từ động Bạch Lộc cách 03 dặm đến quán Thừa Thiên, xưa trước gọi là quán Bạch Hạc. Theo “Cửu Giang Lục” nói là: “Tháng 12 năm Hoằng Đạo thứ nhất (683) thời tiền Đường, mới đầu vâng phụng sắc ban thiết đặt quán tại dưới thành Tầm Dương. Đến ngày mồng 03 tháng 06 năm Thần Long thứ 02 (706) thời tiền Đường, vua Trung Tông (Lý Hiên) ban sắc thiết đặt quán Long Hưng, nhân đó chuyển dời vào trong núi, đổi tên là Long Hưng. Đến trong niên hiệu Đại Lịch (766-780) thời tiền Đường, đạo sĩ Lưu Huyền Hòa, Hà tử Ngọc đến ở đó. Theo “Đạo môn Linh Nghiệm Ký” Trương Hoằng nói là: “Lưu Huyền Hòa là Địa Tiên, từng làm quận thú Lý Thừa Tiết Biện, Chương tấu đều có phê báo Thiên Tào. Mọi sự đều phù hợp với kiểm nghiệm. Từ quán về phía Đông bắc leo lên núi có hang Mộc Qua, Lưu Huyền Hòa mới đầu ở trong hang đó, thường trồng giống đó, đến nay mầm tược vẫn đang hiện còn. Trong quán có cây sam lớn cao hơn trăm thước, chu vi rộng 20 thước, cũng được trồng ở thời bấy giờ. Đến năm Hy Ninh thứ 05 (1072) thời bắc Tống, triều đình làm Trung Thái nhất cung tại kinh đô, ban chiếu kiếm cây treo phan dài 120 thước, Thiên hạ sai quan đi khắp núi rừng, tìm gặp cây sam đó đốt chặt đưa về. Từ quán Thừa Thiên theo hướng tây đến viện Thê Hiền cũng cách xa 05 dặm, mọi người vân du tham quan thường luôn qua theo vậy. Ở phía Đông viện Thê Hiền men theo bên cạnh khe nước đi nữa dặm đến viện Tịnh Trú, xưa trước gọi là am Đăng Vân. Từ viện Tịnh Trú qua khe suối đến viện Quảng Thọ các 02 dặm mà gần, xưa trước gọi là Tư Thánh Thái Huyền. Phía trước có ngọn núi, bên cạnh cách hơn trăm bộ có đài Kim Sư. Xưa kia Sa-môn Đạo Mạc người xứ Đông Hải vốn giòng họ Kim ở đó nên gọi tên là đài Kim Sư. Từ viện Quảng Thọ vào nguồ vạn thọ đến viện Vạn Thọ cách 02 sặm. Từ viện Vạn Thọ trở ra lại theo hướng nam đi 03 dặm đến viện Lăng Già, xưa trước gọi là đá Hạ Bạch. Ở núi đó tên là nguồn Lỗ đoạn. Tại viện Lăng Già có sơn phòng Lý thị, Lý tên là Thường, tự là Công trạch. Thưa thiếu thời, anh em cùng nhau đọc sách trong núi, đã bỏ chùa không chư Tăng, thất ấy chẳng ở, nhân đó tàng chứa sách trong thất cả vạn quyển. Tô Từ Chiêm Kính làm Sơn phòng tàng thư ký, nay khắc đá lưu lại trên vách tường. Từ viện Lăng Già theo hướng đông đi lên núi cách 03 dặm đến viện Chứng Đạo, xưa trước gọi tên là đá Thượng bạch. Cách viện Chứng Đạo 03 dặm là đến viện Thái bình hưng quốc, xưa trước gọi là am Ngọa Vân, có ngọn núi tại phía sau đó, cũng gọi tên là núi Hương Lô, phía trước có Kinh Các, tức là nơi cất tàng kinh sách vậy. Năm Đại trung tường phù thứ 02 (100) thời bắc Tống, vua Chân Tông (Triệu Hằng) ban sắc ấn kinh viện mà tặng đó. Cách viện Thái Bình hưng quốc 01 dặm đến viện Hương Lâm ở núi Thượng Ngũ, giữa đường ngang qua khe suối sâu tối, nước chảy trong cạn, đặc biệt có thể quen lờn đùa vui. Từ viện Hương Lâm cách 05 dặm đến viện Tịnh Cư, xưa trước gọi là am Thượng. Từ viện Tịnh Cư cách 05 dặm đến núi Hạ ngũ viện Diên Phước. Trong đó có các chế thư viết tay ban gởi Thiền sư Đạt quán-trí quân ở trong thời Nam Đường gồm 30 bản. Có 03 bản

3 do vua Nguyên Tông ghi viết, ngoài ra đều do Hậu chúa. Thiền sư Trí Quân người xứ Hà Trung. Trong khoảng niên hiệu Bảo Đại (?) ở viện Thê Hiền. Đến trong niên hiệu Khai Bảo (68-76) thời bắc Tống vua Thái Tổ (Triệu Khuông Dận) ban cihếu mời đến ở chùa Thanh Lương.

Sau đó trở về Ngũ Phong, mới đầu gọi là viện U Thê, sau gọi tên là Thê Huyền Lan nhã. Đến năm Đại trung tường phù thứ nhất (1008) thời bắc Tống, lại đổi gọi là Diên Phước, từ viện Diên Phước cách 03 dặm đến viện Trúc Lâm. Cách viện Trúc Lâm 02 dặm lên hang Lăng Tiêu viện Minh Châu. Phàm từ viện Tịnh Trú đến viện Minh Châu có cả thảy 13 nơi, đá nước không đâu chẳng đẹp xinh, chỉ đá ở hang Minh Chân bóng lộn, hoặc nằm dài hoặc dựng đứng, có tướng trạng như Động Phủ. Ngồi trên tảng đá lớn đối mặt với núi Ngũ Lão, tợ như đón tiếp khách, đó cũng là nơi rất ưu thắng của Lô Sơn vậy.

Từ viện Minh Chân lại xuống núi cách 05 dặm đến viện Tịnh Diệu, xưa trước gọi là am Đức Chính, xưa trước đó còn có tên là cốc Thanh Ngưu. Theo “Cửu Giang Lục” nói là: xưa kia có Đạo Sĩ Hồng chỉ cưỡi con trâu xanh ở đó mà đắc đạo, đàn tràng vẫn hiện còn. Nên Dương Hành người thời tiền Đường dừng nghỉ qua đêm tại cốc Thanh Ngưu có lời thơ là:

“Theo mây bước vào cốc Thanh Ngưu
Đạo sĩ trâu xanh cho nghỉ lại
Thích thay đêm dài trong trăng tỏ
Chỉ có bê đàn một cành tre”.

Đó cũng là 01 danh tích xưa cũ vậy, nay đã canh cày gò luống vậy. Cách viện Tịnh Diệu 01 dặm đến am Vân Đài, phía sau am có sườn núi đá. Trên sườn núi có dòng suối. Từ am Vân Đài vượt qua con đường nhỏ cách 03 dặm đến việt Thánh Quả, xưa trước gọi là am Tịnh Minh. Phía trước viện Thánh Quả có viện Giải Không, xưa trước gọi là am Cát Tường. Tại 03 am Viện Đức Chính, Tịnh Minh và Cát Tường trông nhìn chư Tặng sinh sống đều hoàn toàn thanh khiết. Từ viện Giải Không về phía tây bắc cách trăm bộ có am Cốc Nguyên. Trước am bên tả đường đi sắp chất đá, tuy không cao vợi nhưng hẳn tự ký đặc hùng vĩ. Phía sau am có suối sâu tối dòng nước róc rách không khô cạn, chẳng hẳn chảy xiếc mà sau rất đáng thích. Từ am Linh Nguyên về phía Đông bắc đi khoảng 02 dặm là đến visện Chứng Tịch, xưa trước gọi là am chiếc Quế. Có Lý Phùng Cát tướng thời tiền Đường xưa trước nương theo Lý Bột học tại núi đó. Sau khi Lý Phùng Cát đi rồi lấy đó làm nơi chư Tăng ở, nên gọi tên là Chiếc Quế. Lý Phùng Cát tự là Hư Chu, trong khoảng niên hiệu Trường Khánh (821-825) đến Bảo Lịch (825-827) thời tiền Đường, nhờ Trịnh Chú Vương mà Thủ Chứng ra làm quan giữ chức Tể Tướng, trong Đường thư có lưu truyền sự kiện đó. Am Chư Tăng ở nhân vốn là nhà của Lý Phùng Cát, trong tâp ký lục khắc ghi ở đá, ngôn từ có lắm sa lầm. Núi đó có tên là Phan Can Nguyên, trên núi có phần mộ đá của Thiền sư Huệ Tế ở thời nam Đường. Từ am Chúng Tịch cách nữa dặm đến viện Hoa Nghiêm. Từ viện Hoa Nghiêm theo hướng đông bắc đi 03 dặm đến viện Vĩnh Phước, xưa trước gọi là Long Vân, giữa đường trông nhìn núi Ngũ Lão, rành rành có thể tính đếm cao thấp có hơn 10 ngọn. Trong đó có núi sư tử, tước trạng như vót cao, mây vật ẩn ngời rất là giống tợ, phía sau am có lắm đá loạn. Về phía tây bắc đi thẳng lên có núi Ưng Chảy, cũng tại trong khoảng núi Ngũ Lão. Phàm từ viện Tịnh Trú đến viện Vĩnh Phước có cả thảy 31 nơi đều thuộc phía Đông khe suối của Thê Hiền, theo các bậc Lão thành thì coh đó là các am hang thuộc phía Đông khe suối vậy.

Từ viện Vĩnh Phước đi xuống núi vào trong vườn Đại Phú cách 08 dặm. Từ trong vườn Đại Phú theo hướng đông bắc đến thiền viện Tuệ Nhật cách khoảng 10 dặm. Viện đó tại phía tây đường Quan, men theo bên cạnh khe suối phía dưới đường Quan mà đi, 02 bên núi cặp theo khe suối dài 05 dặm ngổn nhiên như động phủ, xưa trước gọi là động Tiên Ở. Theo Văn Ký của viện nói là: Trong khoảng niên hiệu Càn Minh (8-88) thời tiền Đường, mới đầu có Sa-môn Như Nghĩa đến đó kết dựng am nhà. Đến đầu niên hiệu Đại Hòa thời nhà Ngô (?) có Sa-môn Huệ Tùng mới mở mang tạo dựng Thiền Sát. Bấy giờ, Dương Triệt làm thứ sử Giang Châu, rất dốc lòng quyên góp tín thí, bèn thân gần đề triệu bảng ngạch là “Tiên Cư Vĩnh an Thiền Viện” và đề là: “Ngày 01 tháng giêng năm Quý tỵ (?) tức năm Đại hòa thứ 05 thời nhà Ngô (?), phụng-hóa-quân-tiết-độ-sứ-giang-châu-quán-sát-xứ trị, v.v… Sứ-đặttân-kiểm-hiệu-thái-úy-trung-thư-lệnh-sứ-đặt-tiết. Giang-châu-kiêmquân-sự-giang Châu-thứ-sử-thượng-trụ-quốc-đức-hóa-vương được ban thực ấp 3000 Hộ Dương Triệt Khắc triệu”. Đến trong năm Đại trung tướng phù thứ 02 (100) thời bắc Tống cải đổi biển ngạch như ngày nay, mà triệu Tăng Bảo vẫn như cũ. Xưa kia Sa-môn Như Nghĩa ở tại núi, Chu Phác thường nương tựa vì lệ thuộc học nghiệp. Trong niên hiệu Càn Minh (8-88) thời tiền Đường, có đạo sĩ Hứa Nham Sĩ ra vào trong cung cấm làm gian lợi. Chu phác nương theo đó mà được tiến cử, Chu Phác có tài kinh tế, vua Chiêu Tông (Lý Diệp 88-0) vời gọi vào gặp, Chu Phác đối đáp nghĩa kinh rất xứng hợp ý vua, liền ngày đó được phong làm quốc tử bác sĩ, bái đối Gián Nghị Đại phu bình chương sự, nghị luận xa rộng động dao mỉm cười. Vài tháng sau đó sự việc Hứa Nham Sĩ bại lộ đều bị Hàn Kiếm giết chết, nên nay còn gọi đó là Chu Phác thư đường. Bên cạnh đường đi có đầm Thùy Long (rồng ngủ), tiếp đến có ao Bạch Quy (rùa trắng), tiếp đến có đài Văn Thú, nơi sản sinh giếng đá trắng ánh ngời có thể sử dụng trong dược phẩm, trong đó có ánh sáng 05 sắc, người đời nhân thế mà gọi đó là đá Bồ-tát, tiếp đến có đài La-hán, tiếp đến có suối Quán Âm, cho đến viện Tuệ nhật. Có núi Ngũ Loan tại phía trứoc đó, dưới núi Ngũ Loan có am Đại Hùng, cách viện Tuệ Nhật 03 dặm, thể núi bao quanh cao vợi như vách thành, cũng riêng có 01 nơi sâu kín, mà trong “Hàn tiền dị Ký” nói là: Năm Trinh Quán thứ 02 (628) thời tiền Đường, có vị Phạm Tăng tìm núi, mến thích nơi sâu xa đó, như là chỗ đất Đại Hùng diễn giảng pháp, nên gọi tên là Đại Hùng”. Đến trong niên hiệu Đại Hòa (?), vua Tuyên Tông (?) lánh nạn cùng Sa-môn Chí Nhàn thường ở tại đó.

Từ đó lại ra đường quan đi giữa khoảng ruộng đồng cách 07 dặm, đến am Phật Điện, chỉ đồng nhà cửa ruộng đồng. Cách am Phật điện 01 dặm đến am Hưng Phước, lại là hoàn toàn thanh khiết. Từ am Hưng Phước cách 03 dặm đến viện Trí Lâm, xưa trước gọi là Từ Vân. Phía trướcc đó có hang Thụy Vân, tợ như mây đổ xanh tía muốn rơi nơi đất. Xưa kia đại Sư Mã Tổ từng ở tại đó, có hang Mã Tổ, suối Mã Tổ. Từ đó về phía bắc đến ngọn núi Ngô Chương cách 03 dặm, qua khỏi đảnh núi là biên giới của Giang Châu. Từ viện Tuệ Nhật về phía Đông nam cách 10 dặm đến am Đại Thành. Ở đó, thế núi như thành quánh nên gọi là Đại Thành. Lại về phía bắc thêm 01 dặm là qua núi Trương Gia, giữa khoảng núi đó có vài trăm ngôi nhà đều người thuộc giòng họ Trương. Từ núi Trương Gia về phía tây cách 03 dặm đến quán Diên Chân, xưa trước gọi làquán Thiên Đức. Năm Trị Bình thứ 03 (106) thời bắc Tống, vua Anh Tông (Triệu Thự) ban sắc tên như hiện nay. Trước kia, trong niên hiệu Trinh Nguyên (785-805) thoi tiền Đường, do Lý Nữ Chân tạo lập, Nữ Chân tên là Đẳng Không, là con gái của tể tướng Lý Lâm Phủ.

Lý Thái Bạch đưa Lý Nữ Chân về Lô Sơn có bài thơ rằng:

“Thích người tướng môn nữ
Học đạo mến Thần Tiên
Tay trắng vốc ráng thu
Áo lụa kéo khói tía
Một sang gió lẳng chất
Cưỡi loan ngồi yên ngọc”.

Liễu Hồn từ Giang Châu thứ sử vào chầu, gặp lúc hoàng hậu Chiêu Đức qua đời, nhân đó nói Vịnh Chân động Thái Tầm Chân và nơi ở của Đằng Không có thể ban đặt tên quán để tỏ bày nghĩ nhớ tên phụng. Vua Đức Tông (Lý Khoát 780-805) nhân vì tìm tên Vịnh Chân động đó mà đặt thành quán, và lấy thụy hiệu của Chiêu Đức mà đặt tên đó vậy. Đời gần đây có người khéo giỏi việc tốt lấy bài thơ của Lý Thái Bạch đưa Nữ Chân về núi và hơ đưa nội Tầm dương Đằng Không khắc vào đá trên vách đền thờ. Từ trước quán Chiêu Đức về phía tây cách 01 dặm có am Đông Đăng Vân, rừng sâu nước xa, cũng là 01 nơi xinh đẹp của núi vậy. Ở phía Đông khe suối Thê Hiền, cũng có am Đăng Vân, nên ở đây dùng thêm chữ Đông để phân biệt đó. Nguồn Chiêu Minh tại phía bắc quán, trên nguồn có ngọn núi Lăng Vân, dưới núi có viện Tịnh Tuệ, cách quán Chiêu Đức 01 dặm, trokng thời tiền Đường gọi là viện Vĩnh Xương. Đến trong niên hiệu Đại trung tường phù (1008-1017) thời bắc Tống, mới cải đổi tên gọi như hiện nay. Theo Văn Ký ở viện nói là: “Trong niên hiệu Hoằng Thỉ (?) thời nhà Tần, Đức An Thượng nhân từ Tây Lương đến ở đó. Đến trong niên hiệu Quang Hóa (?) hy Phụng Thượng nhân sửa sang tu bổ lại. Giang Châu thứ sử thành Kỷ Hầu Lý Phụng Tông đấu xian làm quán Vĩnh Xương. Đến năm Mậu thìn (?) tức năm Thiên hựu thứ 05 (?) do Tăng Tề đã soạn thuật. Từ quán Chiêu Đức về phía tây ra đường quan cách 20 dặm đến quán Tầm Châu xung hư, xưa trước gọi là động Vịnh Chân. Đạo thư chân cáo nói thuật về 30 động thiên. Động ThiênVịnh Chân là động thứ 08 trong 72 phước địa. Lô Sơn là phước đại Nguyên Thần, thì quán ấy là động Thiên Vịnh Chân vậy. Và ngọn núi Ngũ Lão tại phía sau đó. Trong niên hiệu Trinh Nguyên (785-805) thời tiền Đường, Nữ Chân Thái Tầm Chân ở tại đó, nhân thế mà lấy đặt tên, phía sau quán có đầm Bạc Long, thác nước trên cao đổ xuống, theo sử xưa nói là: vua Võ Đế thời nhà Hán (?) qua Cửu Giang tạo dựng quán Vũ Chương như lắng chướng chồng chất dưới, gần khe suối Tương Tư. Nay 01 ngọn núi của Ngũ Lão chất chồng nhiều đá như lắng chướng vậy, bởi vì đó là chốn đất xưa cũ. Nay, tại trên đầm, có đình Lục Tịnh. Từ dưới Tầm Chân về hướng tây nam các 02 sặm có viện Phổ Giác, xưa trước gọi là Trường Khánh. Từ việ Phổ Giác về hướng tây trở lại khoảng 10 dặm cũng đến thiền viện La-hán. Từ viện La-hán về phía nam cách 05 dặm đến nông trang Thánh Huệ, tức nơi trong niên hiệu Hàm Bình (8-100) thời bắc Tống, vua Chân Tông (Triệu Hằng) ban cấp cho Sa-môn Quảng Tế. Sau khi Sa-môn Quảng Tế thị tịch cũng an táng tại đó. Từ nông trang về phía nam các 02 38 dặm có am Đại Xung. Từ Nam Khương Quân đến đông bắc ra cửa Tầm Dương cách 01 dặm thì có viện Đông Am. Trong viện có các Trùng Hồ.

Trên Hồ có cung đình thần miếu hoàn vũ. Theo “. . . Ký” nói là: Võ Vương thời nhà Chu (?) năm thứ 15 thiết đặt đó. Thần đó có khả năng phân gió rẻ dòng, các lữ hành qua đó hẳn phải cung kính cúng tế, sau mới được qua”. Nên trong thơ “Tào Tỳ” nói là: “Phân gió làm hai Chỉ dòng thành đôi”.

Theo Vu Bảo Sưu thần ký nói là: “Xưa kia, Ngô Quận thái thú Trương Công Trực tự thủ chưng trở về theo đường từ Lô Sơn. Quán đền thờ con cái, đứa tớ đưa tay chỉ con gái đùa cười tượng Phi. Người vợ ban đêm nằm mộng cuối cùng tìm hỏi, kinh sợ mà vội đi, đến giữa dòng thuyền bèn chẳng đi được, mọi ngừơi trên thuyền đều kinh sợ nói rằng: “Nến thương 01 người con gái mà khiến cả nhà chịu họa thế này ư?”. Trương Công Trực không nhẫn nỗi bèn bảo vợ thả con gái xuống sòng sông. Người vợ ấy kinh sợ vượt lên trên dòng nước, đem người anh của con gái ấy mất mà thay thế đó. Trương Công Trực biết là thả mất người anh của con gái, tức giận vợ mà bảo rằng: “Tôi còn mặt mủi nào mà sống giữa đời này!” lại thả mất con gái mình trong dòng sông. Sắp vượt qua, xa thấy 02 người con đứng trên bờ, bên cạnh có 01 quan lại bảo rằng: “Tôi là Lô Quân chủ bộ, kính việc nghĩa của ông, nên thảy đều trả lại cả 02 người con gái!”. Theo “Tầm Dương Ký” nói là: “Đó là nơi An Thế Cao đi ngang qua, thần ấy mới hóa hình (nói rõ trong việc sườn núi rắn), mãi đến nay mọi người đi thuyền qua lại, vẫn thường kính lễ cầu đảo. Vịnh Thần Rừng ở tại phía tây bắc của Hồ. Lại từ Quân nam ra cửa Phước Tình thì đál ạc tinh tại trong nước hồ Bành lễ, trên đá có chùa Lạc tinh, trước kia, Vương Tăng Biện, Trần Võ Đế đánh phá Hầu Cảnh tại Vịnh Lạc Tinh tức là chỗ đất đó vậy. Từ đó về phía tây có đài Điếu Ngư, ở phía nam có am Lưu thanh cũng tại bên cạnh dòng nước. Từ vịnh Lạc Tinh đi thuyền qua đài Điếu Ngư cách 01 dặm. Lại đến viện Minh Tâm, xưa trước gọi là am Thúy Vi. Từ viện Minh Tâm đến am Lăng Già cách 05 dặm, từ am Lăng Già đến am Thiện Tài cách 05 dặm, cách am Thiện Tài 03 dặm là đến am Lăng Vân. Từ am Lăng Vân cách 03 dặm đến thiền viện Vạn Sam. Từ viện Minh Tâm về hướng Đông nam cách 05 dặm lại đến núi Đông Cổ viện Pháp Luân. Từ viện Pháp Luân đến viện Vạn Sam cũng cách 10 dặm. Lại có núi Tây Cổ, trên núi có viện Hùng Thiện. Từ viện Quy Tông về hướng đông cách 10 dặm. Lại từ đó về phía Đông cách 30 dặm đến Nam Khương Quân, chỗ gọi là núi Đông Cổ và núi Tây Cổ chẳng thuộc Lô Sơn, nhưng cây cỏ thoáng rộng cũng tự rất đáng mến thích, phòng nhà ở am Thiện Tài cũng cao thoáng. Tại am Lăng Già có dòng nước ở phía sau. Từ Nam Khương Quân vào núi phải qua am Lăng Già thì không đâu chẳng có nước chảy rầm rì. Phàm từ Quân theo hướng tây ra cửa Kiến Xương các 01 dặm, bên cạnh đường quan có viện Thừa Thiên, viện tựa gò đồi trội cao, phía trên có đình Tùng Phong, nay gọi là Thảo Đường, qua đó thì đi đến viện Khai Tiên. Từ Quân theo hướng bắc ra cửa Ngũ Lão cách nữa dặm qua đình Vọng vân, lại cách 05 dặm qua nông trang Thánh Huệ, lại cách 05 dặm qua viện La-hán thì đi đến viện Thê Hiền vậy.

Bên hữu từ viện Vân Khánh thuộc phía nam viện Bảo Nghiêm đến viện Viên Thông đồng thuộc về Giang Châu, gọi đó là Sơn Bắc. Nhà (Vũ) của Lão tử có 02 ngôi, đồng gọi lá quán, nhà của Phật giáo gồm có 55 ngôi, hoặc gọi là chùa, là viện, là am, còn hang thì gọi là Lan Nhã, kỳ thật đều là nơi chư Tăng ở. Từ Quán Khương Vương đến viện Từ Vân thuộc phía bắc viện Tuệ Nhật đều thuộc Nam Khương, gọi đó là Sơn Nam. Nhà của Lão tử có 0 ngôi, nhà của Phật giáo có 3 ngôi. Mới đầu, Tôi vân du đến Lô Sơn, hỏi về các tháp miếu hưng phế và danh thắng của đá nước trong núi, không ai có thể vì tôi mà đáp giải, tuy có nói đó cũng luôn luôn tiếp nối sai lầm mất sự thật. Nhân lấy “Cửu Giang Đồ Kinh” và các Tạp lục của người xưa trước, xét tra các bản sử, hoặc các nơi đích thân đi đến, khảo nghiệm về Minh Chí, tham cứu sửa chữa của các bậc lão thành, mà làm thành “Lô Sơn Ký” này. Hoặc là nét bút lâu năm hoang phế mất mác, không thể còn biết lại thì quyết nghi vậy. Phàm các Bia Ký từ thời tiền Đường trở về trước có ghi năm tháng rõ ràng tước ký, nên đều ghi chép đó, ngõ hầu có chút bổ ích cho các nhà làm sử vậy.

Pages: 1 2 3 4 5