KINH LỰC TRANG NGHIÊM TAM MUỘI

Hán dịch: Đời Tùy, Tam tạng Pháp sư Na-liên-đề-gia-xá, người xứ Thiên trúc
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN THƯỢNG

Tôi nghe như vầy:

Một thuở, Đức Thế Tôn ở vườn ông Cấp Cô Độc, rừng cây thái tử Kỳ-đà tại thành Xá-bà-đề, cùng với chúng Tỳ-kheo gồm năm trăm người, tất cả đều là đại A-la-hán, các lậu đã hết không còn phiền não nữa, tâm được giải thoát hoàn hảo, tuệ được giải thoát trọn vẹn. Tâm các vị ấy nhu hòa như voi được điều phục, trong ngoài thanh tịnh rốt ráo, đoạn trừ gánh nặng năm ấm, việc làm đã hoàn thành, không thọ thân sau, giống như các Đức Phật giải thoát vô vi, chẳng bị sinh tử hữu vi lay động, chỉ trừ một người còn ở học địa, đó là Trưởng lão Tỳ-kheo A-nan, còn tất cả đều được pháp tịch diệt, tất cả đều được pháp điều phục, tất cả đầy đủ pháp tối thắng, tất cả chẳng trụ ở trong ý thức, tất cả đều được đủ các giải thoát, tất cả đều được thần thông tự tại.

Lại có tám mươi trăm ngàn vị Đại Bồ-tát làm bậc đứng đầu, đó là: Đồng tử Văn-thù-sư-lợi, Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài, Đồng tử Liên Hoa Tạng Quang Nhất Thiết Chúng Sinh Nhãn, Đồng tử Vô Biên Tâm Quảng Nghĩa Tuệ, Đồng tử Thiên Bảo Viêm Quang Thiện Chiếu Diệu Tràng, Đồng tử Nan Khả Thí Dụ Thiện Sắc Ái Kiến, Đồng tử Quán Chư Chúng Sinh Nhãn Thị Bất Thuấn, Đồng tử Đại Nguyện Bất Hư Kiến, Đồng tử Thâm Viễn Lôi Chấn Cổ Âm Hưởng Thanh, Đồng tử Ly Chướng Ngại Nhất Thiết Chúng Sinh Nhãn, Đồng tử Bảo Tạng Viêm Luân Quảng Đức, Đồng tử Đa Phước Đức Chúng Sinh Kiến Thắng Tràng, Đồng tử Thắng Diệu Vô Biên Hương Quang, Đồng tử Vô Biên Lực Tinh Tấn Thiện Đại Phấn Tấn, Đồng tử Lao Cố Tinh Tấn Vô Biên Trí Quang Tràng, Đồng tử Nhất Thiết Sai Biệt Đức Thắng Trí, Đồng tử Bất Khả Phá Hoại Năng Thường Tối Thắng, Đồng tử Thành Tựu Nhất Thiết Tự Tại Đạo Sư, Đồng tử Tướng Hảo Trang Nghiêm Thanh Tịnh Phước Hạnh Thiện Danh Xưng, Đồng tử Nhất Thiết Chúng Sinh Tối Ái Lạc. Những Đồng tử như vậy… tất cả đều được đạo Bất thoái chuyển, trang nghiêm đại nguyện bằng áo giáp kim cương, tâm thường tịch tĩnh, hết các “hữu biên”, ở trong pháp chẳng hoại, thanh tịnh lớn, thanh tịnh tối thắng, thanh tịnh bờ kia, tất cả hạnh thanh tịnh đều thanh tịnh.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn ở trong phần thứ nhất của đêm sau đó, nhập vào Tam-muội. Tam-muội này tên là Lực trang nghiêm. Vào Tam-muội rồi, Đức Thế Tôn biết tất cả hạnh nghiệp sinh tử của tất cả chúng sinh quá khứ, hiện tại và vị lai. Nhờ thần lực Đức Phật nên, lúc đó tất cả đất vườn cây của Kỳ-đà và tất cả hư không này đều đầy vải trời, giăng mắc lưới màn báu, lọng, cờ, phướn đầy ắp khắp cùng, lại buông xuống đủ loại diệu kỳ, tuôn ra nhụy hoa tươi nhỏ, hoa trời rơi dày đặc, rừng cây xen lẫn đê cao bảy báu, đủ thứ trang nghiêm tràn lan dưới đất, nào là các lá thơm của trời, di-na-la của trời, trụ trời bằng uất kim và hương xông… khói mây ẩn kín, khí trời đất chan hòa, lúc cuốn lại, khi mở ra, rất đáng ưa thích. Rừng cây Kỳ-đà với đủ loại báu trời trang nghiêm như vậy, rộng rãi thanh tịnh nên có uy đức lớn, đủ loại ánh sáng soi sáng hư không, hết cả mười phương diện, sự hiển hiện này khó lường. Các nơi trang nghiêm xong thì có tòa sư tử tự nhiên xuất hiện, đặc thù, vi diệu tốt đẹp hơn quả báo trời tạo thành. Do tòa trang nghiêm bằng nhân duyên ánh sáng nên khiến cho tam thiên đại thiên thế giới này, tất cả ánh sáng đều soi sáng, ví như trong đêm đốt đuốc lửa lớn thì tất cả tối tăm đều diệt không còn.

Bấy giờ, những xấu ác của đất nước Ta-bà trong tam thiên đại thiên thế giới này như gò đống, núi đất cao, bờ bến, nguồn sông, sỏi đá, đất cát, hầm hố cao thấp, ao vũng, sông ngòi, suối giếng, sông hồ, sông lớn, sông nhỏ, biển nhỏ, biển lớn, núi Tu-di, hải đảo, những núi mười báu, chỗ ở của Tiên thánh Ni-dân-đà-la, núi Chước-ca-bàla và núi Chước-ca-ba-la lớn… đều bằng phẳng, không có những gai gốc và rừng rậm khác cũng thanh tịnh, bằng phẳng như bàn tay lưu ly. Lại có đủ loại bảy báu trang nghiêm, hoa Thiên-mạn-đà che khắp trên đất, rễ, ngó, lá, cõi trời, A-ma-la cõi trời, trụ trời bằng uất kim hương xông tỏa hơi mây đều lan tràn khắp cùng trong hư không. Lại có vô lượng âm nhạc của chư Thiên với trăm ngàn vạn ức na-do-tha chủng loại, tự nhiên phát ra âm thanh nói pháp vi diệu.

Tam thiên đại thiên thế giới này, trong hư không có đầy hoa sen bảy báu trang nghiêm, ánh sáng thơm tối thắng, đều tạo nên ánh sáng màu vàng, thân thuần bằng lưu ly xanh, đài hoa rộng bảy cánh tay, đều cao bảy tầm, hoa sen nở ra trông rất là ưa thích. Cây Chiênđàn, cây hoa Mạn-đà, cây hoa Thiên long cõi trời… những cây ấy mỗi mỗi đều cao bảy cây đa-la, cành lá nâng đỡ, hương sắc đầy đủ, xanh vàng trắng đỏ đều như hoa sen. Như vậy trang nghiêm tất cả đất đai của tam thiên đại thiên thế giới cho đến trời Hữu đảnh đều như đất nước thanh tịnh vi diệu của cung trời. Đức Thế Tôn hiện thần biến đó rồi, khi ấy tất cả vô lượng chúng sinh nhờ Phật lực gia hộ nên không có chướng ngại, nhìn thấy đây đó thông suốt như lưu ly thanh tịnh, cảnh giới của Phật khó có thể nghĩ lường vậy. Bấy giờ, chư Thiên ở trên đất của tam thiên đại thiên thế giới này, cho đến tất cả trời A-ca-nị-sấc cùng năm trăm Tỳ-kheo A-la-hán và tám mươi trăm ngàn chúng Bồ-tát… khởi ý nghĩ như vầy: “Đây là lực trang nghiêm của sức Như Lai! Đây là Như Lai, sư tử trong dũng mãnh loài người! Đây là Như Lai, sư tử rất hoan hỷ, dũng mãnh! Đây là Như Lai có thần thông rất trang nghiêm! Chẳng thể nghĩ bàn! Chẳng thể khen ngợi!” Thấy như vậy rồi, Trời, Thanh văn và các Bồ-tát… tất cả đại chúng đều ở chỗ Đức Phật phát sinh lòng tin lớn, quỳ gối, chắp tay, một lòng cúi đầu cúng dường mà đứng.

Bấy giờ, ở phương Đông cách đây số thế giới nhiều như cát sông Hằng, tại đó có cõi Phật tên là Nhất thiết quang. Trong cõi ấy có Đức Phật hiệu là Vô Biên Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, cùng với chúng tám ngàn vạn đại Tỳ-kheo, ba ngàn vạn Tỳ-kheo-ni, tám mươi trăm ngàn vạn Đại Bồ-tát, tám mươi tám vạn Ưu-bà-tắc, bảy mươi ngàn vạn Ưu-bà-di, cũng có trời, người có uy đức lớn… Các chúng sinh kia đều vây quanh tòa ngồi Đức Phật ấy mà nghe nói pháp cốt yếu.

Bấy giờ, ở phương Nam qua khỏi số thế giới nhiều như cát sông Hằng, tại đó có cõi Phật tên là Đại quang. Trong cõi ấy có Đức Phật hiệu là Vô Biên Tinh Tấn Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, cùng với chúng đại Tỳ-kheo gồm mười ngàn vạn người. Bốn mươi ngàn vạn Đại Bồ-tát, sáu mươi ngàn vạn Ưu-bà-tắc, cũng có người, trời có uy đức lớn đều ở trong chúng đó vây quanh tòa ngồi Đức Phật ấy mà nghe nói pháp.

Bấy giờ, ở phương Tây qua khỏi số thế giới nhiều như cát sông Hằng, tại đó có cõi Phật tên là Phổ quang. Trong cõi ấy có Đức Phật hiệu là Phổ Kiến Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, cùng với chúng đại Tỳ-kheo gồm hai ức người, ba ức Tỳ-kheo-ni, chín ức sáu ngàn vạn Đại Bồ-tát, tám ức Ưu-bà-tắc, sáu ức Ưu-bà-di, cũng có trời người có uy đức lớn đều ở trong chúng đó vây quanh tòa ngồi của Đức Phật ấy mà nghe nói pháp cốt yếu.

Bấy giờ, ở phương Bắc qua khỏi số thế giới nhiều như cát sông Hằng, tại đó có cõi Phật tên là Đại đăng. Trong cõi ấy có Đức Phật hiệu là Tác Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, cùng với chúng đại Tỳ-kheo gồm sáu ức người, bốn vạn Tỳ-kheo-ni, tám ức chúng Đại Bồ-tát, chín ức Ưu-bà-tắc, tám ức Ưu-bà-di, cũng có trời, người có uy đức lớn đều ở trong chúng đó vây quanh tòa ngồi của Đức Phật ấy mà nghe nói pháp cốt yếu.

Bấy giờ, ở phương Đông bắc qua khỏi số thế giới nhiều như cát sông Hằng, tại đó có cõi Phật tên là Kim quang chiếu diệu. Trong cõi ấy có Đức Phật hiệu là Kim Sắc Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, cùng với chúng đại Tỳ-kheo gồm bảy ức người, ba ức Tỳ-kheo-ni, tám ức chúng Đại Bồ-tát, chín ức Ưu-bàtắc, tám ức Ưu-bà-di, cũng có trời, người có uy đức lớn đều ở trong chúng đó vây quanh tòa ngồi của Đức Phật ấy mà nghe nói pháp cốt yếu.

Bấy giờ, ở phương Đông nam qua khỏi số thế giới nhiều như cát sông Hằng, tại đó có cõi Phật tên là Đại cự quang. Trong cõi ấy có Đức Phật hiệu là Bất Khả Tư Nghị Nhật Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, cùng với chúng đại Tỳ-kheo gồm tám ức bốn ngàn vạn người, một ức tám ngàn vạn Tỳ-kheo-ni, chín ức sáu ngàn vạn Đại Bồ-tát, tám ức tám ngàn vạn Ưu-bà-tắc, tám ức Ưubà-di, cũng có trời, người có uy đức lớn đều ở trong chúng đó vây quanh tòa ngồi của Đức Phật ấy mà nghe nói pháp cốt yếu.

Bấy giờ, ở phương Tây nam qua khỏi số thế giới nhiều như cát sông Hằng, tại đó có cõi Phật tên là Thiện thắng quang. Trong cõi ấy có Đức Phật hiệu là Đại Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, cùng với chúng đại Tỳ-kheo gồm chín ức sáu ngàn vạn người, tám ức Tỳ-kheo-ni, chín ức hai ngàn vạn Đại Bồ-tát, chín ức Ưu-bàtắc, chín ức sáu ngàn vạn Ưu-bà-di, cũng có trời, người có uy đức rất lớn đều ở trong chúng đó vây quanh tòa ngồi của Đức Phật ấy mà nghe nói pháp cốt yếu.

Bấy giờ, ở phương Tây bắc qua khỏi số thế giới nhiều như cát sông Hằng, tại đó có cõi Phật tên là Bảo trí ý. Trong cõi ấy có Đức Phật hiệu là Bảo Tạng Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, cùng với chúng đại Tỳ-kheo gồm tám ức người, hai ức Tỳkheo-ni, tám ức Đại Bồ-tát, tám ức tám ngàn vạn Ưu-bà-tắc, bảy ức Ưu-bà-di, cũng có trời, người có uy đức rất lớn đều ở trong chúng đó vây quanh tòa ngồi của Đức Phật ấy mà nghe nói pháp cốt yếu.

Bấy giờ, ở phương Trên qua khỏi số thế giới nhiều như cát sông Hằng, tại đó có cõi Phật tên là Nhật nguyệt quang. Trong cõi ấy có Đức Phật hiệu là Nguyệt Tràng Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, cùng với chúng đại Tỳ-kheo gồm mười ức người, ba ức Tỳ-kheo-ni, tám ức Đại Bồ-tát, chín ức hai ngàn vạn Ưu-bà-tắc, chín ức Ưu-bà-di, cũng có trời, người có uy đức rất lớn đều ở trong chúng đó vây quanh tòa ngồi của Đức Phật ấy mà nghe nói pháp cốt yếu.

Bấy giờ, ở phương Dưới qua khỏi số thế giới nhiều như cát sông Hằng, tại đó có cõi Phật tên là Ly cấu quang. Trong cõi ấy có Đức Phật hiệu là Phổ Nhãn Kiến Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, cùng với chúng đại Tỳ-kheo gồm chín ức sáu ngàn vạn người, bốn ức Tỳ-kheo-ni, chín ức bốn ngàn vạn Đại Bồ-tát, tám ức Ưu-bà-tắc, bảy ức Ưu-bà-di, cũng có trời, người có uy đức rất lớn đều ở trong chúng đó vây quanh tòa ngồi Đức Phật mà nghe nói pháp cốt yếu.

Bấy giờ, Đồng tử Văn-thù-sư-lợi và tất cả Đồng tử được chúng sinh rất yêu thích, những người như vậy gồm hai mươi đồng tử, đều cùng đứng dậy đi đến chỗ Đức Phật. Đến chỗ Đức Phật rồi, Đức Phật Thích-ca vẫn còn ở trong Tam-muội, trăm phước trang nghiêm, tịch nhiên chẳng động, các Đồng tử đều lặng yên, trật áo vai phải, lễ dưới chân Đức Phật, nhiễu quanh về bên phải Đức Như Lai ba vòng, nhanh như khoảng thời gian người tráng sĩ co duỗi cánh tay, các vị ấy đều đi đến mười phương.

Bấy giờ, Đồng tử Văn-thù-sư-lợi và Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài v.v… hướng về phương Đông đi qua số cõi nước nhiều như cát sông Hằng, tại đó có thế giới tên là Nhất thiết quang. Trong thế giới ấy có Đức Phật hiệu là Vô Biên Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri… đầy đủ mười hiệu, đang vì các đại chúng nói pháp vi diệu. Hai Đồng tử đến cõi đó rồi, đảnh lễ Đức Phật, ngồi ở trong chúng.

Bấy giờ, Đồng tử Liên Hoa Tạng Quang Nhất Thiết Chúng Sinh Nhãn và Đồng tử Vô Biên Tâm Quảng Nghĩa Tuệ hướng về phương Nam đi qua những cõi nước nhiều như cát sông Hằng, tại đó có thế giới tên là Đại quang. Trong thế giới ấy có Đức Phật hiệu là Vô Biên Tinh Tấn Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri… đầy đủ mười hiệu, đang vì các đại chúng nói pháp vi diệu. Hai đồng tử đến cõi đó rồi, làm lễ Đức Phật, ngồi ở trong chúng.

Bấy giờ, Đồng tử Thiên Bảo Viêm Quang Thiện Chiếu Diệu Tràng và Đồng tử Nan Khả Thí Dụ Thiện Sắc Ái Kiến hướng về phương Tây, đi qua số cõi nước nhiều như cát sông Hằng, tại đó có thế giới tên là Phổ quang. Trong thế giới đó có Đức Phật hiệu là Phổ Kiến Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri… đầy đủ mười hiệu, đang vì các đại chúng nói pháp vi diệu. Hai Đồng tử đến cõi đó rồi, làm lễ Đức Phật, ngồi ở trong chúng.

Bấy giờ, Đồng tử Quán Chư Chúng Sinh Nhãn Thị Bất Thuấn và Đồng tử Đại Nguyện Bất Hư Kiến v.v… hướng về phương Bắc, đi qua số cõi nước nhiều như cát sông Hằng, tại đó có thế giới tên là Đại đăng. Trong thế giới đó có Đức Phật hiệu là Quang Tác Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri… đầy đủ mười hiệu, đang vì các đại chúng nói pháp vi diệu. Hai Đồng tử đến cõi đó rồi, làm lễ Đức Phật, ngồi ở trong chúng.

Bấy giờ, Đồng tử Thâm Viễn Lôi Chấn Cổ Âm Hưởng Thanh và Đồng tử Ly Chướng Ngại Nhất Thiết Chúng Sinh Nhãn v.v… hướng về phương Đông bắc, đi qua số cõi nước nhiều như cát sông Hằng, tại đó có thế giới tên là Kim quang chiếu. Trong cõi ấy có Đức Phật hiệu là Kim Sắc Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri… đầy đủ mười hiệu, đang vì các đại chúng nói pháp vi diệu. Hai Đồng tử đến cõi đó rồi, làm lễ Đức Phật, ngồi ở trong chúng.

Bấy giờ, Đồng tử Bảo Tạng Viêm Luân Quảng Đức và Đồng tử Đa Phước Đức Chúng Sinh Kiên Thắng Tràng v.v… hướng về phương Đông nam, đi qua số cõi nước nhiều như cát sông Hằng, tại đó có thế giới tên là Đại cự quang. Trong thế giới đó có Đức Phật hiệu là Bất Khả Tư Nghị Nhật Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri… đầy đủ mười hiệu, đang vì các đại chúng nói pháp vi diệu. Hai Đồng tử đến cõi đó rồi, làm lễ Đức Phật, ngồi ở trong chúng.

Bấy giờ, Đồng tử Thắng Diệu Vô Biên Hương Quang và Đồng tử Vô Biên Lực Tinh Tấn Thiện Đại Phấn Tấn v.v… hướng về phương Tây nam, đi qua số cõi nước nhiều như cát sông Hằng, tại đó có thế giới tên là Thiện thắng quang. Trong cõi ấy có Đức Phật hiệu là Đại Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri… đầy đủ mười hiệu, đang vì đại chúng nói pháp vi diệu. Hai Đồng tử đến cõi đó rồi, làm lễ Đức Phật, ngồi ở trong chúng.

Bấy giờ, Đồng tử Lao Cố Tinh Tấn Vô Biên Trí Quang Tràng và Đồng tử Nhất Thiết Sai Biệt Đức Thắng Trí hướng về phương Tây bắc, đi qua số cõi nước nhiều như cát sông Hằng, tại đó có thế giới tên là Bảo ý tuệ1. Trong cõi ấy có Đức Phật hiệu là Bảo Tạng Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri… đầy đủ mười hiệu, đang vì các đại chúng nói pháp vi diệu. Hai đồng tử đến cõi đó rồi, làm lễ Đức Phật, ngồi ở trong chúng.

Bấy giờ, Đồng tử Bất Khả Phá Hoại Năng Thường Tối Thắng và Đồng tử Thành Tựu Nhất Thiết Tự Tại Đạo Sư v.v… hướng về phương Trên, đi qua số cõi nước nhiều như cát sông Hằng, tại đó có thế giới tên là Nhật nguyệt quang. Trong cõi ấy có Đức Phật hiệu là Bảo Tràng Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri… đầy đủ mười hiệu, đang vì các đại chúng nói pháp vi diệu. Hai Đồng tử đến cõi đó rồi, làm lễ Đức Phật, ngồi ở trong chúng.

Bấy giờ, Đồng tử Tướng Hảo Trang Nghiêm Thanh Tịnh Phước Hạnh Thiện Danh Xưng và Đồng tử Nhất Thiết Chúng Sinh Tối Ái Lạc v.v… hướng về phương Dưới, đi qua số cõi nước nhiều như cát sông Hằng, tại đó có thế giới tên là Ly cấu quang. Trong cõi ấy có Đức Phật hiệu là Phổ Nhãn Kiến Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri… đầy đủ mười hiệu, đang vì các đại chúng nói pháp vi diệu. Hai Đồng tử đến cõi đó rồi, làm lễ Đức Phật, ngồi ở trong chúng.

Bấy giờ, Đức Vô Biên Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri vì muốn đại chúng được biế nên hỏi Đồng tử Văn-thù-sư-lợi và Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài:

–Này hai vị Đại sĩ! Các vị từ đâu đến?

Hai Đồng tử bạch Đức Phật:

–Bạch Thế Tôn! Về phương Tây, cách đây bằng số thế giới nhiều như cát sông Hằng, có nước tên là Ta-bà, Đức Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, dùng đại trang nghiêm nhập vào Tam-muội. Chúng con từ chỗ Đức Phật Thế Tôn đó đã cung kính đảnh lễ, nhiễu quanh xong rồi đến đây.

Bấy giờ, Đức Vô Biên Tinh Tấn Như Lai Ứng Chánh Biến Tri vì sự hiểu biết của đại chúng nên hỏi Đồng tử Liên Hoa Tạng Quang Nhất Thiết Chúng Sinh Nhãn và Đồng tử Vô Biên Tâm Quảng Nghĩa Tuệ:

–Này hai vị Đại sĩ! Các vị đâu đến?

Hai Đồng tử đáp lời Đức Phật đó:

–Bạch Thế Tôn! Về phương Bắc, cách đây bằng số thế giới nhiều như cát sông Hằng, có nước tên là Ta-bà, Đức Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, dùng đại trang nghiêm nhập vào Tam-muội. Chúng con từ chỗ Đức Phật Thế Tôn đó đã cung kính đảnh lễ, nhiễu quanh ba vòng xong, rồi đến đây.

Bấy giờ, Đức Phổ Kiến Như Lai Ứng Chánh Biến Tri vì sự hiểu biết của đại chúng nên hỏi Đồng tử Thiên Bảo Viêm Quang Thiện Chiếu Diệu Tràng và Đồng tử Nan Khả Thí Dụ Thiện Sắc Ái Kiến:

–Này hai vị Đại sĩ! Các vị từ đâu đến?

Hai Đồng tử đáp lời Đức Phật đó:

–Bạch Thế Tôn! Về phương Đông, cách đây bằng số thế giới nhiều như cát sông Hằng, có nước tên là Ta-bà, Đức Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, dùng đại trang nghiêm nhập vào Tam-muội. Chúng con từ chỗ Đức Phật Thế Tôn đó đã cung kính đảnh lễ, nhiễu quanh ba vòng xong, rồi đến đây.

Bấy giờ, Đức Đại Đăng 2Như Lai Ứng Chánh Biến Tri vì sự hiểu biết của đại chúng nên hỏi Đồng tử Quán Chư Chúng Sinh Nhãn Thị Bất Thuấn và Đồng tử Đại Nguyện Bất Hư Kiến:

–Này hai vị Đại sĩ! Các vị từ đâu đến?

Hai Đồng tử đáp lời Đức Phật đó:

–Bạch Thế Tôn! Về phương Nam, cách đây bằng số thế giới nhiều như cát sông Hằng, có nước tên là Ta-bà, Đức Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, dùng đại trang nghiêm nhập vào Tam-muội. Chúng con từ chỗ Đức Phật Thế Tôn đó đã cung kính đảnh lễ, nhiễu quanh ba vòng xong, rồi đến đây.

Bấy giờ, Đức Kim Sắc Quang Như Lai Ứng Chánh Biến Tri vì sự hiểu biết đại chúng nên hỏi Đồng tử Thâm Viễn Lôi Chấn Cổ Âm Hưởng Thanh và Đồng tử Ly Chướng Ngại Nhất Thiết Chúng Sinh Nhãn:

–Này hai vị Đại sĩ! Các vị từ đâu đến?

Hai Đồng tử đáp lời Đức Phật đó:

–Bạch Thế Tôn! Về phương Tây nam, cách đây bằng số thế giới nhiều như cát sông Hằng, có nước tên là Ta-bà, Đức Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, dùng đại trang nghiêm nhập vào Tam-muội. Chúng con từ chỗ Đức Phật Thế Tôn đó đã cung kính đảnh lễ, nhiễu quanh ba vòng xong, rồi đến đây.

Bấy giờ, Đức Bất Khả Tư Nghị Nhật Quang Như Lai Ứng Chánh Biến Tri vì sự hiểu biết của đại chúng nên hỏi Đồng tử Bảo Tạng Viêm Luân Quảng Đức và Đồng tử Đa Phước Đức Chúng Sinh Kiến Thắng Tràng:

–Này hai vị Đại sĩ! Các vị từ đâu đến?

Hai đồng tử đáp lời Đức Phật đó:

–Bạch Thế Tôn! Về phương Tây bắc, cách đây bằng số thế giới nhiều như cát sông Hằng, có nước tên là Ta-bà, Đức Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, dùng đại trang nghiêm nhập vào Tam-muội. Chúng con từ chỗ Đức Phật Thế Tôn đó đã cung kính đảnh lễ, nhiễu quanh ba vòng xong, rồi đi đến đây.

Bấy giờ, Đức Thiện Quang3Như Lai Ứng Chánh Biến Tri vì sự hiểu biết của đại chúng nên hỏi Đồng tử Thắng Diệu Vô Biên Hương Quang và Đồng tử Vô Biên Lực Tinh Tấn Thiện Đại Phấn Tấn:

–Này hai vị Đại sĩ! Các vị từ đâu đến? Hai vị Đồng tử đáp lời Đức Phật đó:

–Bạch Thế Tôn! Về phương Đông bắc, cách đây bằng số thế giới nhiều như cát sông Hằng, có nước tên là Ta-bà, Đức Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, dùng đại trang nghiêm nhập vào Tam-muội. Chúng con từ chỗ Đức Phật Thế Tôn đó đã cung kính đảnh lễ, nhiễu quanh ba vòng xong, rồi đi đến đây.

Lúc bấy giờ, Đức Bảo Tạng Quang Như Lai Ứng Chánh Biến Tri vì sự hiểu biết của đại chúng nên hỏi Đồng tử Lao Cố Tinh Tấn Vô Biên Trí Quang Tràng và Đồng tử Nhất Thiết Sai Biệt Đức Thắng Trí:

–Này hai vị Đại sĩ! Các vị từ đâu đến?

Hai vị Đồng tử đáp lời Đức Phật đó:

–Bạch Thế Tôn! Về phương Đông nam, cách đây bằng số thế giới nhiều như cát sông Hằng, có nước tên là Ta-bà, Đức Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, dùng đại trang nghiêm nhập vào Tam-muội. Chúng con từ chỗ Đức Phật Thế Tôn đó cung kính đảnh lễ, nhiễu quanh ba vòng xong, rồi đi đến đây.

Bấy giờ, Đức Bảo Tràng Quang Như Lai Ứng Chánh Biến Tri vì sự hiểu biết của đại chúng nên hỏi Đồng tử Bất Khả Phá Hoại Năng Thường Tối Thắng và Đồng tử Thành Tựu Nhất Thiết Tự Tại Đạo Sư:

–Này hai vị Đại sĩ! Các vị từ đâu đến?

Hai vị Đồng tử đáp lời Đức Phật đó:

–Bạch Thế Tôn! Về phương Dưới cách đây bằng số thế giới nhiều như cát sông Hằng, có nước tên là Ta-bà, Đức Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, dùng đại trang nghiêm nhập vào Tam-muội. Chúng con vừa từ chỗ Đức Phật Như Lai đó đã cung kính đảnh lễ, nhiễu quanh ba vòng xong, rồi đi đến đây.

Bấy giờ, Đức Phổ Nhãn Kiến Như Lai Ứng Chánh Biến Tri vì sự hiểu biết của đại chúng nên hỏi Đồng tử Tướng Hảo Trang Nghiêm Thanh Tịnh Phước Hạnh Thiện Danh Xưng và Đồng tử Nhất Thiết Chúng Sinh Tối An Lạc:

–Này hai vị Đại sĩ! Các vị từ đâu đến?

Hai vị Đồng tử đáp lời Đức Phật đó:

–Bạch Thế Tôn! Về phương Trên cách đây bằng số thế giới nhiều như cát sông Hằng, có nước tên là Ta-bà, Đức Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, dùng đại trang nghiêm nhập vào Tam-muội. Chúng con vừa từ chỗ Đức Phật Thế Tôn đó đã cung kính đảnh lễ, nhiễu quanh ba vòng xong, rồi đi đến đây.

Bấy giờ, thế giới của chư Phật khắp mười phương nghe danh hiệu của Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri này rồi, tất cả cõi Phật khắp mười phương đó đều chấn động lớn! Động, biến động khắp, biến động đều khắp. Chấn, chấn khắp, chấn đều khắp. Vọt lên, vọt lên khắp, vọt lên đều khắp. Chấn động như vậy rồi, thị giả của các Đức Phật khắp mười phương, đều chắp tay bạch với Đức Phật của mình:

–Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì khiến cho tam thiên đại thiên thế giới này chấn động lớn như vậy?

Các Đức Phật mười phương đều bảo với thị giả của mình:

–Này Thiện nam! Về phía Tây, cách đây bằng số thế giới nhiều như cát sông Hằng, tại đó có cõi nước tên là Ta-bà, Đức Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, hiện nay đang nhập vào Tam-muội Lực trang nghiêm, vì những bốn chúng vây quanh mà an tọa, sắp nói pháp bình đẳng thậm thâm. Do việc đó nên đất của tam thiên đại thiên thế giới ở đây đều chấn động. Như vậy theo thứ lớp các phương… cho đến phương Dưới, các cõi chấn động cũng lại như vậy.

Các Đức Phật mười phương lại bảo đại chúng các Tỳ-kheo…:

–Các ông nên biết, Phật ra đời khó như hoa Ưu-đàm! Phật ra đời rồi mà được gặp thì khó hơn bội phần! Đối với việc đó khó như vậy mà đem so với việc gặp Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai này khó khăn ức bội phần! Vì sao? Vì Đức Phật Thế Tôn đó, thuở xa xưa, có nhân duyên lực thệ nguyện sinh vào trong cõi tạp uế năm trược. Như vậy rất khó! Này các Tỳ-kheo! Lại danh hiệu Đức Như Lai đó chẳng phải là xướng lên suông! Nếu tất cả chúng sinh trong cõi Phật của cõi nước khắp mười phương nghe được Đức Thích-ca Mâu-ni này dũng mãnh tinh tấn tu hành hạnh khó, hạnh khổ và đời quá khứ phát thệ nguyện lớn, trong hạnh Bồ-tát làm những hạnh khó làm, đầy đủ chủng loại công đức, danh hiệu… tất cả đều được. Nghe như vậy rồi, thì chúng sinh nhiều vô lượng, chẳng thể tính toán ở trong tất cả các cõi Phật của mười phương đều được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, huống là những người khác đã được quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Vậy nên, này các Tỳ-kheo! Khi nói lên đại danh xưng của Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai này, tất cả các Đức Phật trong những cõi nước của tam thiên đại thiên nhiều như cát sông Hằng, trong các thế giới khắp mười phương, từng vị đều khen ngợi công đức vô lượng của Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri như vậy. Tiếng khen ấy lại nghe vang đến những xứ khác ở bên ngoài vô số thế giới nhiều như cát sông Hằng khắp mười phương. Lại có cõi nước, lại với số cõi Phật của các thế giới nhiều như cát sông Hằng như vậy, các Đức Phật ở đó lại đều phát ra âm thanh vì đại chúng nơi ấy xưng nói danh hiệu Đức Thíchca Như Lai. Các vị Đại Bồ-tát của cõi Phật đó nghe như vậy rồi đều bạch với Đức Phật của mình:

–Thật hy hữu, bạch Thế Tôn! Chúng con muốn đi sang thế giới Ta-bà, diện kiến Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai, lễ bái cúng dường, nghe những điều chưa nghe.

Các Đức Phật đó đều bảo vị Đại Bồ-tát của mình:

–Hay thay! Hay thay! Này Thiện nam! Ông nên biết, đây là lúc ông đi theo hai vị đại Đồng tử cùng sang! Vì sao? Vì Đức Phật Thế Tôn đó khó gặp khó thấy để nghe pháp, để lãnh hội và ở trong chúng đó ngồi chung đồng hội thật khó khăn lắm vậy!

Bấy giờ, Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, ra khỏi từ Tam-muội Lực trang nghiêm, bước đi từ từ an tường giống như ngỗng chúa, nhìn ngắm ngay thẳng, hướng đến tòa sư tử. Đến rồi, Đức Thế Tôn lên trên tòa, tự tay trải tòa xong nghiễm nhiên ngồi kiết già, tất cả đại chúng vây quanh bốn phía.

Bấy giờ, Đồng tử Văn-thù-sư-lợi, Đồng tử Trí Luận Đại Hải Biện Tài từ phương Đông trở về cùng với vô lượng a-tăng-kỳ ngàn vạn ức chúng Đại Bồ-tát, đều đi đến trước Đức Phật Thế Tôn Thíchca Mâu-ni. Hai vị Đồng tử đó và các Bồ-tát khác, mỗi mỗi đều đầu mặt đảnh lễ dưới chân Đức Phật, lễ xong, đều lui về ngồi trên tòa hoa sen.

Bấy giờ, Đồng tử Liên Hoa Tạng Quang Nhất Thiết Chúng Sinh Nhãn Kiến và Đồng tử Vô Biên Tâm Quảng Nghĩa Tuệ từ phương Nam trở về cùng với vô lượng a-tăng-kỳ ngàn vạn ức chúng Đại Bồ-tát đều đi đến trước Đức Phật Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni. Hai vị Đồng tử đó và các vị Bồ-tát khác, mỗi mỗi đều đầu mặt đảnh lễ dưới chân Đức Phật, lễ xong, đều lui về ngồi trên tòa hoa sen.

Bấy giờ, Đồng tử Thiên Bảo Thiện Quang Chiếu Diệu Tràng và Đồng tử Nan Khả Thí Dụ Thiện Sắc Ái Kiến từ phương Tây trở về cùng với vô lượng a-tăng-kỳ ngàn vạn ức chúng Đại Bồ-tát, đều đi đến trước Đức Phật Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni. Hai vị Đồng tử và các vị Bồ-tát khác, mỗi mỗi đều đầu mặt đảnh lễ dưới chân Đức Phật, lễ xong lui về ngồi trên tòa hoa sen.

Bấy giờ, Đồng tử Quán Chư Chúng Sinh Nhãn Bất Thuấn và Đồng tử Đại Nguyện Bất Hư Kiến từ phương Bắc trở về cùng với vô lượng a-tăng-kỳ ngàn vạn ức chúng Đại Bồ-tát đều đi đến trước Đức Phật Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni. Hai vị Đồng tử đó và các vị Bồ-tát khác, mỗi mỗi đều đầu mặt đảnh lễ dưới chân Đức Phật, lễ xong, lui về ngồi trên tòa hoa sen.

Bấy giờ, Đồng tử Thâm Viễn Lôi Chấn Cổ Âm Hưởng Thanh và Đồng tử Ly Chướng Ngại Nhất Thiết Chúng Sinh Nhãn từ phương Đông bắc trở về cùng với vô lượng a-tăng-kỳ ngàn vạn ức chúng Đại Bồ-tát đều đi đến trước Đức Phật Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni. Hai vị Đồng tử đó và những vị Bồ-tát khác, mỗi mỗi đều đầu mặt đảnh lễ dưới chân Đức Phật, lễ xong, lui về ngồi trên tòa hoa sen.

Bấy giờ, Đồng tử Bảo Tạng Viêm Luân Quảng Đức và Đồng tử Đa Phước Đức Chúng Sinh Kiến Thắng Tràng từ phương Đông nam trở về cùng với vô lượng a-tăng-kỳ ngàn vạn ức chúng Đại Bồ-tát đều đi đến trước Đức Phật Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni. Hai vị Đồng tử đó và các vị Bồ-tát khác, mỗi mỗi đều đầu mặt đảnh lễ dưới chân Đức Phật, lễ xong lui về ngồi trên tòa hoa sen.

Bấy giờ, Đồng tử Thắng Diệu Vô Biên Hương Quang và Đồng tử Vô Biên Lực Đại Tinh Tấn Thiện Đại Phấn Tấn từ phương Tây nam trở về cùng với vô lượng a-tăng-kỳ ngàn vạn ức chúng Đại Bồtát đều đi đến trước Đức Phật Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni. Hai vị Đồng tử đó và các vị Bồ-tát khác, mỗi mỗi đều đầu mặt đảnh lễ dưới chân Đức Phật, lễ xong, lui về ngồi trên tòa hoa sen.

Bấy giờ, Đồng tử Lao Cố Tinh Tấn Vô Biên Trí Quang Tràng và Đồng tử Nhất Thiết Sai Biệt Đức Thắng Trí từ phương Tây bắc trở về, cùng với vô lượng a-tăng-kỳ ngàn vạn ức chúng Đại Bồ-tát đều đi đến trước Đức Phật Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni. Hai vị Đồng tử đó và các vị Bồ-tát khác, mỗi mỗi đều đầu mặt đảnh lễ dưới chân Đức Phật, lễ xong, lui về ngồi trên tòa hoa sen.

Bấy giờ, Đồng tử Bất Khả Phá Hoại Năng Thường Tối Thắng và Đồng tử Thành Tựu Nhất Thiết Tự Tại Đạo Sư từ phương Trên trở về, cùng với vô lượng a-tăng-kỳ ngàn vạn ức chúng Đại Bồ-tát đều đi đến trước Đức Phật Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni. Hai vị đồng tử đó và các vị Bồ-tát khác, mỗi mỗi đều đầu mặt đảnh lễ dưới chân Đức Phật, lễ xong, đều lui về ngồi trên tòa hoa sen.

Bấy giờ, Đồng tử Tướng Hảo Trang Nghiêm Thanh Tịnh Phước Hạnh Thiện Danh Xưng và Đồng tử Nhất Thiết Chúng Sinh Tối Ái Lạc từ phương Dưới trở về, cùng với vô lượng a-tăng-kỳ ngàn vạn ức chúng Đại Bồ-tát đều đi đến trước Đức Phật Thế Tôn Thích-ca Mâuni. Hai vị Đồng tử đó và các vị Bồ-tát khác, mỗi mỗi đều đầu mặt đảnh lễ dưới chân Đức Phật, lễ xong, lui về ngồi trên tòa hoa sen.

QUYỂN TRUNG

Bấy giờ, Đức Phật bảo Trưởng lão A-nan:

–Hôm nay, ông hãy gọi các Tỳ-kheo tập họp lại.

Lúc đó, Tôn giả A-nan nhận lời dạy của Đức Phật xong, liền đi khắp nơi nói với các vị Tỳ-kheo:

–Các vị nên biết, Đức Thế Tôn Đạo sư hôm nay gọi các vị! Các vị nên đến chỗ Đạo sư Thế Tôn!

Các Tỳ-kheo nghe lời nói đó rồi, tất cả đều kéo đến, thấy Đức Phật ngồi ở trên tòa Sư tử, tôn nhan sáng suốt, đỉnh đặc, uy đức tối tôn, họ đều chắp tay cúi đầu đảnh lễ dưới chân Đức Phật, lễ xong, nhiễu quanh về bên phải, vào trong tòa hoa sen mà ngồi. Bấy giờ, tam thiên đại thiên thế giới, tất cả đầy khắp những hoa sen vi diệu. Hoa ấy nở ra đều như tòa ngồi báu. Lại có cây Chiên-đàn cõi trời, cây Mạn-đà-la, cây Thiên chúng hương… của thế giới này. Những rừng cây đó, tất cả đều cao bảy đa-la. Cành lá của cây đó đều là hoa sen. Trong các hoa sen đều đầy những Bồ-tát ngồi kiết già và năm trăm La-hán Thanh văn này, cũng đều ngồi kiết già trên tòa hoa sen… cho đến cung điện vườn rừng của tất cả trời, rồng cõi Hữu đảnh đều có hoa sen và từng người cũng đều ngồi trên hoa sen. Tam thiên đại thiên thế giới này với đủ chủng loại hương trời chiên-đàn như vậy hòa hợp xông tỏa sực nức đầy ắp khắp cùng khiến cho người nghe ưa thích, an lạc, hớn hở. Gió thơm chạm vào thân mát mẻ điều hòa có thể khiến cho chúng sinh đều hoan hỷ.

Bấy giờ, Đức Như Lai ở trên tòa Sư tử nhập vào trong Tammuội Ảnh hiện. Do nhân duyên thần lực của Tam-muội này nên ở phương Đông, tất cả chúng sinh của các cõi Phật đều khởi ý niệm này: “Đấng Như Lai Thế Tôn hôm nay đối riêng một mình ta, thương xót ta, biết được lòng ta, hiểu lời nói của ta. Do Thế Tôn

biết lòng ta, thương xót ta nên hợp với lòng ta, vì ta nói pháp chứ chẳng vì người khác.” Như vậy, tất cả chúng sinh ở phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn hướng và phương Trên, phương Dưới, cho đến các Trời, Rồng, Thần cõi Hữu đảnh đều nghĩ như vầy: “Đức Phật đối riêng một mình ta, chẳng đối với người khác…” Nói pháp, biết lòng… cũng lại như vậy.

Bấy giờ, Đồng tử Văn-thù-sư-lợi ở trên hoa sen cung kính đứng dậy, trật áo vai phải hướng về Đức Như Lai, nhất tâm đảnh lễ quỳ dài chắp tay mà bạch Phật:

–Thưa Đấng Đại Thánh Thế Tôn, tất cả chúng sinh ngu si của thế gian chẳng tin lời nói thâm diệu như vầy: “Như Lai Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri giác ngộ Bồ-đề, được Như Lai trí, Tự tại trí, Bất khả lượng trí, Vô đẳng đẳng trí, Bất khả số trí, A-tăng-kỳ trí,

Đại trí, Phật trí, Nhất thiết chủng trí.” Đức Phật bảo:

–Đúng vậy! Đúng vậy! Này Văn-thù-sư-lợi! Tất cả thế gian chẳng thể nghĩ bàn về Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri giác ngộ Bồ-đề như vậy! Và Như Lai trí… cho đến Nhất thiết chủng trí cũng lại như vậy, chẳng thể nghĩ bàn! Hãy lắng nghe! Lắng nghe! Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như ở thế gian có một người dùng hết đất đai của tam thiên đại thiên thế giới nhiều như cát sông Hằng làm vụn nát thành bụi. Những bụi như vậy hợp lại làm một đống, rồi dùng miệng thổi một cái đều khiến cho bụi của cõi nào trở về lại cõi ấy như trước chẳng khác, không có vơi, đầy. Ý ông thế nào? Này Văn-thùsư-lợi! Điều đó có thể tin chăng?

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Việc đó khó tin! Chúng sinh ở thế gian thật không có người tin!

Đức Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:

–Đúng vậy! Đúng vậy! Nay ta nói rằng, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri giác ngộ Bồ-đề rồi! Đây là Như Lai trí… cho đến Nhất thiết chủng trí cũng lại như vậy thì tất cả chúng sinh của thế gian khó tin!

Lại nữa, này Văn-thù-sư-lợi! Ví như ở thế gian có một người dùng thủy tai, sở hữu trong những thế giới của tam thiên đại thiên nhiều như cát sông Hằng mà sóng ấy trào dâng cho đến cõi Nhị thiền. Rồi người ấy rút lấy hết chúng cho vào bên trong lỗ của một ngó sen nhỏ. Nước đã vào bên trong rồi mà ngó sen đó chẳng to, chẳng vỡ. Ý ông thế nào? Này Văn-thù-sư-lợi! Điều đó có thể tin chăng?

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Đức Phật:

–Bạch Thế Tôn! Việc đó khó tin! Chúng sinh trong thế gian thật không có người tin!

Đức Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:

–Đúng vậy! Đúng vậy! Nay ta nói rằng, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri đã giác ngộ Bồ-đề rồi! Đây là Như Lai trí… cho đến Nhất thiết chủng trí cũng lại như vậy thì tất cả chúng sinh của thế gian khó tin!

Lại nữa, này Văn-thù-sư-lợi! Ví như ở thế gian có một người dùng kiếp hỏa sở hữu trong các thế giới của tam thiên đại thiên nhiều như cát sông Hằng mà lửa cháy ấy mạnh mẽ cho đến cõi Phạm thiên. Tất cả lửa đó cùng khói cháy ấy, người đó đều hút lấy vào bên trong bụng của mình. Như vậy xong rồi, người đó hoặc lại ăn một quả táo nhỏ, hoặc một hạt mè và một hạt gạo mà sống lâu ở đời trải qua hằng sa kiếp, thân chẳng bị cháy lại cũng chẳng chết. Ý ông thế nào? Này Văn-thù-sư-lợi! Điều đó có thể tin chăng?

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Việc đó khó tin! Chúng sinh của thế gian thật không có người tin.

Đức Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:

–Đúng vậy! Đúng vậy! Nay ta nói rằng, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri đã giác ngộ Bồ-đề rồi. Đây là Như Lai trí… cho đến Nhất thiết chủng trí cũng lại như vậy thì tất cả chúng sinh của thế gian khó tin.

Lại nữa, này Văn-thù-sư-lợi! Ví như thế gian có người dùng tất cả gió bão của bốn phương, bốn hướng và cả phương trên, dưới trong những thế giới của tam thiên đại thiên nhiều như cát sông Hằng mà thổi mạnh cho tất cả phong luân đều hòa hợp lại hết. Rồi người ấy dùng tay chận bắt lấy, đặt vào trong một hạt cải nhỏ mà hạt cải ấy chẳng lớn, chẳng rộng rãi, chẳng chật hẹp, chẳng hủy hoại. Ý ông thế nào? Này Văn-thù-sư-lợi! Điều đó có thể tin chăng?

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Việc đó khó tin! Chúng sinh của thế gian thật không có người tin!

Đức Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:

–Đúng vậy! Đúng vậy! Nay ta nói rằng, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri giác ngộ Bồ-đề rồi. Đây là Như Lai trí… cho đến Nhất thiết chủng trí cũng lại như vậy thì tất cả chúng sinh của thế gian khó tin.

Lại nữa, này Văn-thù-sư-lợi! Ví như thế gian có một người dùng tất cả hư không trong những thế giới của tam thiên đại thiên nhiều như cát sông Hằng, người ấy muốn ngồi kiết già cho đầy khoảng hư không này, hoặc trụ một kiếp, hoặc trụ nửa kiếp. Ý ông thế nào? Này Văn-thù-sư-lợi! Điều đó có thể tin chăng?

Bồ-tát Văn-thù bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Việc đó khó tin! Chúng sinh ở thế gian thật không có người tin!

Đức Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:

–Đúng vậy! Đúng vậy! Nay ta nói rằng, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri giác ngộ Bồ-đề rồi. Đây là Như Lai trí… cho đến Nhất thiết chủng trí cũng lại như vậy thì tất cả chúng sinh ở thế gian khó tin.

Lại nữa, này Văn-thù-sư-lợi! Ví như thế gian có một người dùng tâm của tất cả các chúng sinh trong các thế giới của tam thiên đại thiên nhiều như cát sông Hằng. Người đó như vậy, dùng khoảng thời gian một niệm mà tập hợp tâm của vô lượng chúng sinh này lại, đem đặt vào một chỗ khiến cho chúng trở thành một tâm. Ý ông thế nào? Này Văn-thù-sư-lợi! Điều đó có thể tin chăng?

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Việc đó khó tin! Chúng sinh trong thế gian thật không có người tin!

Đức Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:

–Đúng vậy! Đúng vậy! Nay ta nói rằng, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri giác ngộ Bồ-đề rồi! Đây là Như Lai trí… cho đến Nhất thiết chủng trí cũng lại như vậy thì tất cả chúng sinh của thế gian khó tin.

Bấy giờ, Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài ở trên tòa ngồi bằng hoa, trật áo vai phải, quỳ gối chắp tay, lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri giác ngộ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rồi! Như Lai trí, Tự tại trí, Bất khả tư nghị trí, Bất khả lượng trí, Vô đẳng đẳng trí, Bất khả số trí, Atăng-kỳ trí, Đại trí, Phật trí, Nhất thiết chủng trí. Ý nghĩa những trí ấy ra sao?

Đức Phật bảo đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài:

–Này Thiện nam! Hãy lắng nghe! Lắng nghe! Hãy suy nghĩ cho kỹ! Ta sẽ vì ông phân biệt giải nói! Này Thiện nam! Tất cả chúng sinh bình đẳng nên tất cả pháp cũng bình đẳng. Đây là Như Lai trí. Tất cả pháp bình đẳng nên tất cả chúng sinh cũng bình đẳng. Đây là Như như chẳng khác! Như như thật Như như. Này Đồng tử Trí Luân! Ông nên biết, đây gọi là Như Lai trí. Nhân duyên trí đó nên xứ trí, phi xứ trí, xứ phi xứ trí của Như Lai, Như Lai biết như thật.

Lại nữa, này Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài! Như Lai biết tất cả chúng sinh tự tại sinh ra nên tất cả pháp cũng tự tại sinh ra. Tất cả pháp nhân duyên tự sinh ra nên tất cả chúng sinh cũng nhân duyên tự sinh ra. Đây là Như Lai trí! Vì sao? Vì tất cả chúng sinh chẳng tự mình tạo tác, chẳng phải người khác tạo tác, chẳng phải quá khứ, hiện tại và cả vị lai, tìm cầu chẳng được. Vì sao? Vì không có người tạo. Không có người tạo nên đời quá khứ của tất cả chúng sinh rỗng không, đời hiện tại rỗng không, đời vị lai cũng rỗng không. Như vậy chúng sinh không có người tạo ra nên tất cả pháp cũng như vậy, không có người tạo ra ở quá khứ, vị lai và hiện tại. Vì sao? Vì đều không có người tạo ra. Nếu có người nói rằng, có người tạo ra thì ông nên biết, người đó hư dối nói xằng bậy. Này Đồng tử Trí Luân! Ông nên biết, đây gọi là Như Lai Tự tại trí!

Nhân duyên trí đó nên đường đi đến của tất cả hạnh nghiệp Như Lai biết như thật.

Lại nữa, này Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài! Như Lai biết trí của tất cả chúng sinh chẳng thể nghĩ bàn. Như trí của tất cả chúng sinh chẳng thể nghĩ bàn thì như vậy trí của tất cả pháp cũng chẳng thể nghĩ bàn. Như trí của tất cả pháp chẳng thể nghĩ bàn thì như vậy sự biết của tất cả chúng sinh chẳng thể nghĩ bàn, sự biết của tất cả pháp cũng chẳng thể nghĩ bàn. Vì sao? Vì chẳng phải ý thức đó của tất cả chúng sinh có thể thấy, có thể biết! Ví như hư không không có khác biệt, chẳng thể hay biết. Thể tánh chân thật của tất cả chúng sinh chẳng thể nghĩ lường. Như vậy nhân duyên thật nghĩa của tất cả chúng sinh chẳng thể nghĩ bàn nên tất cả pháp cũng chẳng thể nghĩ bàn. Như tất cả pháp chẳng thể nghĩ bàn thì như vậy tất cả chúng sinh cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Này Đồng tử Trí Luân! Ông nên biết, đây là trí Bất khả tư nghị của Như Lai. Nhân duyên trí đó nên tất cả quả báo nhân duyên cấu uế, thanh tịnh của quá khứ, hiện tại và cả vị lai, Như Lai biết như thật.

Lại nữa, này Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài! Như Lai biết tất cả chúng sinh chẳng thể lường nên trí của tất cả pháp cũng chẳng thể lường. Tất cả pháp chẳng thể lường nên trí của tất cả chúng sinh cũng chẳng thể lường. Vì sao? Vì chẳng phải tâm, ý, thức của tất cả chúng sinh, chẳng thể thấy, chẳng thể biết! Như hư không chẳng thể xưng kể. Như thật nghĩa của tất cả chúng sinh chẳng thể lường. Như vậy tất cả chúng sinh chẳng thể lường nên tất cả pháp cũng chẳng thể lường. Tất cả pháp chẳng thể lường nên tất cả chúng sinh cũng chẳng thể lường.

Này Đồng tử Trí Luân! Ông nên biết, đây gọi là trí Bất khả tư lượng của Như Lai. Nhân duyên trí đó nên tinh tấn căn của tất cả chúng sinh, chúng sinh sai biệt, Như Lai biết như thật.

Lại nữa, này Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài! Như Lai biết tất cả chúng sinh bình đẳng nên trí của tất cả pháp bình đẳng. Tất cả pháp bình đẳng nên trí của tất cả chúng sinh cũng bình đẳng. Vì sao? Vì nếu thể tánh của Niết-bàn cùng với tất cả chúng sinh có khác tức là ví dụ chẳng tương ưng. Ông nên biết Niết-bàn, chúng sinh là một, chẳng hai vậy. Như thể tánh của tất cả chúng sinh chẳng khác Niếtbàn thì chẳng phải chẳng khác Như như. Tất cả chúng sinh bình đẳng nên tất cả pháp cũng bình đẳng. Tất cả pháp phi bình đẳng thì trí của tất cả chúng sinh cũng phi bình đẳng.

Này Đồng tử Trí Luân! Ông nên biết, đây gọi là trí Vô đẳng đẳng của Như Lai. Nhân nơi Vô đẳng đẳng trí đó nên vô lượng các loại cảnh giới của tất cả chúng sinh, Như Lai biết như thật.

Lại nữa, này Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài! Như Lai biết nhân duyên nhiều chẳng thể tính của tất cả chúng sinh nên cũng biết trí chẳng thể tính của tất cả pháp, biết nhân duyên chẳng thể tính của tất cả pháp nên cũng biết trí chẳng thể tính của tất cả chúng sinh. Như thể tánh của pháp giới chẳng thể tính thì như vậy, này Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài! Tất cả chúng sinh lìa khỏi phận mình nên chẳng thể tính. Như vậy tất cả pháp cũng chẳng thể tính, tất cả chúng sinh cũng chẳng thể tính. Tất cả pháp chẳng thể tính… cho đến tất cả chúng sinh chẳng thể tính.

Này Đồng tử Trí Luân! Ông nên biết, đây gọi là Như Lai Bất khả số trí. Nhân duyên Bất khả số trí đó nên tâm ưa đủ loại của tất cả chúng sinh. Như Lai biết như thật.

Lại nữa, này Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài! Như Lai biết a-tăng-kỳ nhân duyên của tất cả chúng sinh, biết A-tăng-kỳ trí của tất cả các pháp. Như tất cả pháp có a-tăng-kỳ nhân duyên thì tất cả chúng sinh có A-tăng-kỳ trí. Ta cũng biết tất cả chúng sinh có atăng-kỳ nhân duyên nên tất cả pháp có A-tăng-kỳ trí.

Này Đồng tử Trí Luân! Ông nên biết, đây gọi là trí A-tăng-kỳ của Như Lai. Nhân duyên A-tăng-kỳ trí đó nên tất cả thiền định giải thoát và Tam-ma-đề, Tam-ma-bạt-đề của Như Lai phiền não hay tịch diệt, khởi động hay đoạn trừ, Như Lai đều biết như thật.

Lại nữa, này Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài! Như Lai biết tất cả chúng sinh Đại nên cũng biết Đại trí tất cả pháp. Biết Đại trí tất cả pháp nên cũng biết Đại trí tất cả chúng sinh, lìa khỏi chướng ngại. Lìa khỏi chướng ngại thì đây gọi là danh tự của tất cả chúng sinh. Lại nữa, lìa khỏi chướng ngại thì gọi là lìa khỏi tối. Lìa khỏi tối thì đây gọi là thể tánh chiếu diệu quang minh. Ánh sáng chiếu diệu thì ở các cảnh giới không có trần cấu. Không có trần cấu nên gọi là lìa khỏi chướng ngại. Đại giới chúng sinh một mà không khác thì đây gọi là Đại giới của thể tánh chúng sinh. Nhân duyên Đại giới của tất cả chúng sinh thì tất cả pháp cũng lìa khỏi trần cấu, chẳng khác nên Đại. Tất cả pháp Đại, nên tất cả chúng sinh Đại thì nên biết, hễ lìa khỏi trần cấu thì tất cả pháp lìa khỏi tối tăm. Nếu có người nói rằng, tất cả “hữu” sinh ra tối tăm thì không có điều đó.

Này Đồng tử Trí Luân! Đây gọi là Như Lai Ly ám Đại trí. Cũng nhân duyên Đại trí nên Thiên nhãn của Như Lai thấy được sinh tử của tất cả chúng sinh sinh trong trời, người hiện tại và vị lai, sinh trong địa ngục, súc sinh, ngã quỷ và sự thọ sinh của chúng sinh vì nhân duyên nghiệp khác, Như Lai đều biết như thật.

Lại nữa, này Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài! Như Lai biết nhân duyên của tất cả chúng sinh đời quá khứ, hiện tại và vị lai, cũng biết trí Như Lai của tất cả pháp đời quá khứ, hiện tại và vị lai, cũng biết nhân duyên của tất cả pháp quá khứ, hiện tại và vị lai, cũng biết trí Như Lai của tất cả chúng sinh quá khứ, hiện tại và vị lai.

Này Trí Luân! Như pháp giới ba đời, quá khứ, hiện tại và vị lai không thể thấy thì bấy giờ, chúng sinh giới ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai cũng chẳng thể thấy. Như chúng sinh giới quá khứ, hiện tại và vị lai không thể thấy thì bấy giờ, tất cả pháp giới quá khứ, hiện tại và vị lai cũng chẳng thể thấy. Người này chẳng thể thấy pháp tánh, pháp thể, tất cả Phật thân và phi Phật thân, chúng sinh thân… là một loại, không khác. Này Đồng tử Trí Luân! Ông nên biết, đây gọi là Như Lai Phật trí. Nhân duyên trí đó nên tất cả sinh tử của ba đời, Như Lai đều biết như thật.

Lại nữa, này Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài! Như Lai biết Nhất thiết trí của tất cả chúng sinh nên Như Lai biết Nhất thiết chủng trí của tất cả pháp. Như Lai biết Nhất thiết trí của tất cả pháp nên Như Lai biết Nhất thiết chủng trí của tất cả chúng sinh. Nhất thiết trí của tất cả chúng sinh là Như Lai trí. Nhân duyên Như Lai trí nên Nhất thiết trí của tất cả chúng sinh là Như Lai trí. Này Đồng tử Trí Luân! Như Nhất thiết trí của tất cả chúng sinh là Như Lai trí thì như vậy Như Lai trí là Nhất thiết trí của tất cả chúng sinh. Như vậy nhân duyên Nhất thiết trí của tất cả pháp, nhân duyên Nhất thiết trí của Như Lai… cho đến Nhất thiết trí của tất cả pháp, này Trí Luân! Như vậy, đây là Phật quá khứ, hiện tại và vị lai, là Nhất thiết trí của Như Lai quá khứ, Nhất thiết trí của Như Lai vị lai, Nhất thiết trí của Như Lai hiện tại. Do Nhất thiết trí đó nên Như Lai quá khứ sinh ra

Nghĩa trí, Như Lai vị lai sinh ra Nghĩa trí, Như Lai hiện tại sinh ra Nghĩa trí. Này Trí Luân! Đó gọi là Như Lai Nhất thiết chủng trí. Do nhân duyên Nhất thiết chủng trí đó nên trí Như Lai lậu tận, trí Như Lai thật. Trí đó là thế nào? Đời quá khứ không, đời vị lai không, đời hiện tại không, ba đời đều không, không sinh, không tận, không trụ, không khác, chẳng phải Như, chẳng phải khác… Như như gọi là Như Lai trí. Tạo tác nhân duyên không gọi là Tự tại trí. Lìa tâm ý thức, các cảnh giới nên gọi là Bất khả tư nghị trí. Hư không không khác nên gọi là Bất khả lượng trí. Vô đẳng nhân duyên nên gọi là Vô đẳng đẳng trí. Pháp giới vô số nên gọi là Bất khả số trí. A-tăng-kỳ, a-tăng-kỳ nhân duyên nên gọi là A-tăng-kỳ trí. Nhân duyên không chướng ngại nên gọi là Đại trí. Nhân duyên Phật quá khứ, vị lai và hiện tại nên gọi là Phật trí. Nhân duyên trí của tất cả các “hữu” quá khứ, hiện tại và vị lai, đó gọi là Như Lai Nhất thiết chủng trí. Nhất thiết trí, Nhất thiết trí xứ, tên gọi, vị và câu cú này là nhân duyên hòa hợp của tất cả văn tự lời nói. Nay ta từng chữ từng chữ lược nói như vậy. Tất cả xứ thuận với thắng trí Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri thì đây gọi là Như Lai trí, Tự tại trí, Bất khả tư nghị trí, Bất khả lượng trí, Vô đẳng đẳng trí, Bất khả số trí, A-tăng-kỳ trí, Đại trí, Phật trí, Nhất thiết chủng trí.

Bấy giờ, Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Sao gọi là nhân duyên lực chúng sinh sinh ra nên lực Như Lai cũng sinh ra? Lực Như Lai sinh ra nên lực chúng sinh cũng sinh ra?

Đức Phật bảo:

–Đúng vậy! Này Đồng tử Trí Luân! Lực Như Lai, lực chúng sinh, hai lực này chẳng một chẳng khác, nên gọi là Nhất giới như.

Nhân duyên lực chúng sinh mà lực Như Lai sinh ra. Nhân duyên lực Như Lai mà lực chúng sinh sinh ra. Vậy nên Như Lai giác ngộ Nhất thiết trí.

Lúc đó Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Sao gọi là Nhất thiết chủng trí của Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri sinh ra?

Đức Phật nói:

–Mười hai nhân duyên sinh ra, này Đồng tử Trí Luân! Nên Nhất thiết chủng trí của Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri sinh ra. Này Đồng tử Trí Luân! Mười hai nhân duyên dó là: Nhãn sắc, nhĩ thanh, tỹ hương, thiệt vị, thân xúc, ý pháp. Do trí nhân duyên này nên Nhất thiết chủng trí sinh ra (nói trí nhân duyên nên sợ

nhân duyên sinh).

Bấy giờ, Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Thế nào là Vô lượng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri với Nhất thiết trí nhãn? Nhất thiết trí sắc? Nhất thiết trí nhĩ? Nhất thiết trí thanh? Nhất thiết trí tỹ? Nhất thiết trí hương? Nhất thiết trí thiệt? Nhất thiết trí vị? Nhất thiết trí thân? Nhất thiết trí xúc? Nhất thiết trí ý? Nhất thiết trí pháp?

Đức Phật đáp lời Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài:

–Vô lượng tất cả chúng sinh với tất cả chúng sinh nhãn, tất cả chúng sinh sắc, tất cả chúng sinh nhĩ, tất cả chúng sinh thanh, tất cả chúng sinh tỹ, tất cả chúng sinh hương, tất cả chúng sinh thiệt, tất cả chúng sinh vị, tất cả chúng sinh thân, tất cả chúng sinh xúc, tất cả chúng sinh ý, tất cả chúng sinh pháp. Như vậy, này Đồng tử Trí Luân! Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri với Nhất thiết trí nhãn, Nhất thiết trí sắc, Nhất thiết trí nhĩ, Nhất thiết trí thanh, Nhất thiết trí tỹ, Nhất thiết trí hương, Nhất thiết trí thiệt, Nhất thiết trí vị, Nhất thiết trí thân, Nhất thiết trí xúc, Nhất thiết trí ý, Nhất thiết trí pháp. Vô lượng Như Lai với Nhất thiết trí nhãn, Nhất thiết trí sắc, Nhất thiết trí nhĩ, Nhất thiết trí thanh, Nhất thiết trí tỹ, Nhất thiết trí hương, Nhất thiết trí thiệt, Nhất thiết trí vị, Nhất thiết trí thân, Nhất thiết trí xúc, Nhất thiết trí ý, Nhất thiết trí pháp. Như vậy tất cả chúng sinh cũng có Nhất thiết trí nhãn, Nhất thiết trí sắc, Nhất thiết trí nhĩ, Nhất thiết trí thanh, Nhất thiết trí tỹ, Nhất thiết trí hương, Nhất thiết trí thiệt, Nhất thiết trí vị, Nhất thiết trí thân, Nhất thiết trí xúc, Nhất thiết trí ý, Nhất thiết trí pháp.

Đức Phật bảo Bồ-tát Trí Luân:

–Ý ông thế nào? Vả có một sắc nào chẳng được mắt chúng sinh nhìn thấy chăng?

Bồ-tát Trí Luân đáp:

–Bạch Thế Tôn! Không có một sắc nào mà chẳng được mắt chúng sinh nhìn thấy, chỉ khiến cho sắc đó đều được nhìn thấy hết!

Đức Phật bảo:

–Này Trí Luân! Mà trong thế gian có sắc như vậy cũng được mắt chúng sinh chẳng thấy chăng?

Bồ-tát Trí Luân đáp:

–Bạch Thế Tôn! Không như sắc này, chúng sinh chẳng thấy!

Đức Phật nói:

–Này Trí Luân! Không như sắc này, ở trong thế gian mà Nhất thiết trí nhãn chẳng thấy. Này đồng tử Trí Luân! Phương tiện này sẽ biết vô lượng tất cả chúng sinh nhãn, như vậy là Nhất thiết trí nhãn. Biết vô lượng tất cả chúng sinh sắc, như vậy là Nhất thiết trí sắc.

Lại nữa, này đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài! Ở trong thế gian có một tiếng cũng được nhĩ thức của tất cả chúng sinh chẳng nghe chăng?

Bồ-tát Trí Luân đáp:

–Bạch Thế Tôn! Không tiếng nào như vậy mà chẳng được tai của chúng sinh chẳng nghe!

Đức Phật nói:

–Này Trí Luân! Không tiếng như vậy ở trong thế gian mà Nhất thiết trí nhĩ chẳng nghe! Này Đồng tử Trí Luân! Phương tiện này sẽ biết vô lượng tất cả chúng sinh nhĩ, như vậy là Nhất thiết trí nhĩ. Biết vô lượng tất cả tiếng chúng sinh, như vậy là Nhất thiết trí thanh.

Lại nữa, này đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài! Ở trong thế gian có một loại hương mà trong mũi của tất cả chúng sinh chẳng ngửi được chăng?

Bồ-tát Trí Luân đáp:

–Bạch Thế Tôn! Không có hương như vậy, chẳng được mũi chúng sinh chẳng ngửi thấy!

Đức Phật bảo:

–Này Trí Luân! Không có hương như vậy ở trong thế gian mà Nhất thiết trí tỹ không xông tỏa. Này Đồng tử Trí Luân! Phương tiện này sẽ biết vô lượng tất cả mũi của chúng sinh, như vậy là Nhất thiết trí tỹ. Biết vô lượng tất cả hương chúng sinh, như vậy là Nhất thiết trí hương.

Lại nữa, này Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài! Ở trong thế gian, có một vị mà trong lưỡi của tất cả chúng sinh chẳng nếm được chăng?

Bồ-tát Trí Luân đáp:

–Bạch Thế Tôn! Không có vị như thế, chẳng được lưỡi của chúng sinh chẳng nếm.

Đức Phật bảo:

–Này Trí Luân! Không có vị như thế ở trong thế gian mà Nhất thiết trí thiệt chẳng nếm. Này Đồng tử Trí Luân! Phương tiện này sẽ biết vô lượng tất cả lưỡi chúng sinh, như vậy là Nhất thiết trí thiệt. Biết vô lượng tất cả vị của chúng sinh, như vậy là Nhất thiết trí vị.

Lại nữa, này Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài! Ở trong thế gian có một thức xúc mà ở trong thân của tất cả chúng sinh chẳng biết chăng?

Bồ-tát Trí Luân đáp:

–Bạch Thế Tôn! Không có xúc như thế! Xúc mà chẳng thân chúng sinh nào chẳng biết.

Đức Phật bảo:

–Này Trí Luân! Không có xúc như thế ở trong thế gian mà Nhất thiết trí thân chẳng biết. Này đồng tử Trí Luân! Phương tiện này sẽ biết vô lượng tất cả thân chúng sinh, như vậy là Nhất thiết trí thân. Biết vô lượng tất cả xúc của chúng sinh, như vậy là Nhất thiết trí xúc.

Lại nữa, này Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài! Ở trong thế gian có một pháp mà trong ý của tất cả chúng sinh chẳng biết chăng? Bồ-tát Trí Luân đáp:

–Bạch Thế Tôn! Không có pháp như thế! Pháp mà chẳng được ý chúng sinh chẳng biết!

Đức Phật dạy:

–Này Trí Luân! Không có pháp như vậy ở trong thế gian mà Nhất thiết trí chẳng biết! Này Đồng tử Trí Luân! Phương tiện này sẽ biết vô lượng tất cả tâm chúng sinh, như vậy là Nhất thiết trí tâm. Biết vô lượng tất cả pháp của chúng sinh, như vậy là Nhất thiết trí pháp. Như vậy, tất cả tâm chúng sinh là Nhất thiết trí tâm, tất cả pháp chúng sinh là Nhất thiết trí pháp. Hai loại này là một, không có khác.

Lại nữa, này Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài! Như tất cả chúng sinh nhãn, tất cả chúng sinh sắc… cho đến tất cả chúng sinh ý, tất cả chúng sinh pháp. Nhất thiết trí nhãn, Nhất thiết trí sắc… cho đến Nhất thiết trí ý, Nhất thiết trí pháp. Như vậy, cứ hai bên là một pháp giới. Này Trí Luân! Như vậy vô lượng tất cả chúng sinh nhãn thì Nhất thiết trí nhãn như vậy… cho đến vô lượng tất cả chúng sinh ý, pháp thì Nhất thiết trí ý, pháp như vậy. Như vậy Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri với nhãn trí, nhãn phiền não trí, nhãn tịch diệt trí, nhãn phiền não tịch diệt trí; sắc trí, sắc phiền não trí, sắc tịch diệt trí, sắc phiền não tịch diệt trí; nhĩ trí, nhĩ phiền não trí, nhĩ tịch diệt trí, nhĩ phiền não tịch diệt trí; thanh trí, thanh phiền não trí, thanh tịch diệt trí, thanh phiền não tịch diệt trí; tỹ trí, tỹ phiền não trí, tỹ tịch diệt trí, tỹ phiền não tịch diệt trí; hương trí, hương phiền não trí, hương tịch diệt trí, hương phiền não tịch diệt trí; thiệt trí, thiệt phiền não trí, thiệt tịch diệt trí, thiệt phiền não tịch diệt trí; vị trí, vị phiền não trí, vị tịch diệt trí, vị phiền não tịch diệt trí; thân trí, thân phiền não trí, thân tịch diệt trí, thân phiền não tịch diệt trí; xúc trí, xúc phiền não trí, xúc tịch diệt trí, xúc phiền não tịch diệt trí; ý trí, ý phiền não trí, ý tịch diệt trí, ý phiền não tịch diệt trí; pháp trí, pháp phiền não trí, pháp tịch diệt trí, pháp phiền não tịch diệt trí là một không có khác. Do không khác nên tất cả chúng sinh nhãn, Nhất thiết trí nhãn… cho đến tất cả chúng sinh pháp, Nhất thiết trí pháp là một pháp giới.

Này Đồng tử Trí Luân! Ví như người trí tuệ ở thế gian tự biết khổ, tự biết vui, tự biết chẳng khổ, tự biết chẳng vui. Vì sao? Vì tự thân họ thọ nhận. Này Đồng tử Trí Luân! Như vậy Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri với tất cả chúng sinh nhãn trí, sắc trí, nhĩ trí, thanh trí, tỹ trí, hương trí, thiệt trí, vị trí, thân trí, xúc trí, ý trí, pháp trí, phiền não trí, tịch diệt trí thì cũng… phiền não tịch diệt trí, tận trí. Vì sao? Vì Nhất thiết chủng trí có được trí mười hai nhập của tất cả chúng sinh. Danh Như Lai này là danh nhập của tất cả chúng sinh. Như Lai sắc này là tùy theo hạnh trí tuệ cả thân nghiệp ba đời của Như Lai. Tất cả khẩu nghiệp, tất cả ý nghiệp của Như Lai cũng tùy theo hạnh trí tuệ ba đời. Tất cả thọ của Như Lai, Nhất thiết chủng trí hiện tiền đều biết, Như Lai Nhất thiết trí chánh tri, Nhất thiết chủng trí chánh tri, Như Lai dùng Nhất thiết chủng trí để biết hạnh hữu vi. Như Lai Nhất thiết trí, Nhất thiết chủng trí biết rồi thì trong đó cũng có bốn ấm của tất cả chúng sinh lìa khỏi sắc. Danh Như Lai này thì danh cũng là sắc ấm của tất cả chúng sinh. Danh Như Lai sắc này là dùng danh sắc như vậy nên Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri gọi là Nhất thiết trí, Nhất thiết kiến, Nhất thiết xúc, Nhất thiết giác.

QUYỂN HẠ

Bấy giờ, Đức Phật bảo Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài:

–Này Thiện nam! Ông thấy thân của tất cả Như Lai chăng?

Đồng tử Trí Luân liền bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Con thấy.

Đức Phật hỏi:

–Ông nói thấy là thấy những gì?

Bồ-tát Trí Luân bạch:

–Bạch Thế Tôn! Con thấy tất cả các Đức Phật Như Lai trong các thế giới nhiều như cát sông Hằng. Ở mỗi cõi nước đó, con cũng thấy các Đức Phật Như Lai nhiều như cát sông Hằng, tất cả đều ở trong nước của mình, mỗi vị đều nói pháp.

Đức Phật hỏi như vậy lần thứ hai và lần thứ ba, Bồ-tát Trí Luân cũng đáp như vậy. Đức Phật lại hỏi:

–Này Thiện nam! Ông thấy bàn tay phải của Như Lai chăng?

Bồ-tát Trí Luân đáp:

–Thưa thấy!

Đức Phật hỏi:

–Này Trí Luân! Ông nói thấy là thấy những gì?

Bồ-tát Trí Luân đáp:

–Bạch Thế Tôn! Con thấy ngón tay, bàn tay phải của tất cả các Đức Phật Như Lai và từng vị ở cõi của mình nói các pháp cũng lại như vậy.

–Này Đồng tử Trí Luân! Phương tiện như vậy, ông nên biết là tâm ý và pháp của tất cả chúng sinh… Danh Như Lai này là nhãn sắc, nhĩ thanh, tỹ hương, thiệt vị, thân xúc của tất cả chúng sinh. Sắc Như Lai này, danh Như Lai này, sắc danh này là Như Lai Nhất

thiết trí cũng gọi là Nhất thiết kiến.

Bấy giờ, Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Như Lai giảng nói chẳng thể nghĩ bàn về Như Lai vi diệu tối đại, chẳng thể nghĩ bàn về cảnh giới Như Lai.

Đức Phật nói:

–Đúng vậy! Đúng vậy! Này Đồng tử Trí Luân, chẳng thể nghĩ bàn về Như Lai vi diệu tối đại, chẳng thể nghĩ bàn về cảnh giới Như Lai! Này Đồng tử Trí Luân! Ta ở dưới cây A-thuyết-tha, ngồi ngay thẳng tư duy, giác ngộ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác xong, được Nhất thiết chủng trí.

Này Đồng tử Trí Luân! Ta phát tâm đó chẳng thể nghĩ bàn, vi diệu tối đại chẳng thể nghĩ bàn! Đây chính là cảnh giới của các Đức Phật Như Lai. Ta vào lúc đó, khởi ý niệm chẳng thể nghĩ bàn này xong, từ dưới cây A-thuyết-tha mà đứng dậy, chẳng gần, chẳng xa đối với cây này, nhất tâm quan sát kỹ càng, nhìn chín chắn, chẳng chớp mắt thì được món ăn hoan hỷ, lìa khỏi đồ ăn thức uống khác. Như vậy trải qua bảy ngày bảy đêm thấy cây Bồ-đề Athuyết-tha. Ta ngồi dưới gốc cây này rồi mà tất cả thế gian không thể tin Phật được Như Lai trí, được Tự tại trí, được Bất khả tư nghị trí, được Bất khả lượng trí, được Vô đẳng đẳng trí, được Bất khả số trí, được A-tăng-kỳ trí, được Đại trí, được Phật trí, được Nhất thiết chủng trí. Lại nữa, này Trí Luân! Đối diện với cây Bồ-đề A-thuyếttha, chỗ đó đã có tháp tên là Bất thuấn nhãn thị, chính là cái tâm chẳng thể nghĩ bàn của ta. Thấy ta dưới cây Bồ-đề A-thuyết-tha đứng dậy, mắt chẳng nháy… cho đến bảy ngày được món ăn hoan hỷ, lìa khỏi tưởng về món ăn khác. Đại Chi-đề đó thường được sự cúng dường của trời người.

Này Đồng tử Trí Luân! Như phương tiện này, ông nên biết, tức chẳng thể nghĩ bàn về cảnh giới thậm thâm của các Đức Phật Như Lai. Lại nữa, này Đồng tử Trí Luân! Ông nay chớ khởi suy nghĩ như vầy: “Riêng một mình Như Lai giác ngộ Bồ-đề rồi, đối diện với cây A-thuyết-tha, dùng mắt chẳng nháy xem cây đó, được món ăn hoan hỷ, lìa khỏi đồ ăn thức uống khác, trụ bảy ngày đêm.”

Này Đồng tử Trí Luân! Cẩn thận chớ khởi lên tâm như vậy! Vì sao? Vì đời quá khứ, tất cả mười phương chư Phật Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri mà nay đã vào với tịch diệt Niết-bàn, các vị Như Lai đó cũng đều ngồi ở dưới cây Bồ-đề. Ngồi rồi, các vị đều được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và Nhất thiết chủng trí, đều phát tâm đó chẳng thể nghĩ bàn, tối đại chẳng thể nghĩ bàn và cảnh giới Như Lai thậm thâm của chư Phật, Phật đó cũng đều khởi lên tâm chẳng thể nghĩ bàn như vậy. Từ cây Bồ-đề kia, các ngài từ dưới cây đứng dậy đi đến chỗ khác, dùng mắt chẳng chớp nhìn thẳng cây này thì được món ăn hoan hỷ, lìa khỏi món ăn khác, trụ bảy ngày bảy đêm cũng lại như vậy.

Này Đồng tử Trí Luân! Nếu đời vị lai, tất cả các Đức Phật Như Lai mười phương cũng ngồi dưới cây Bồ-đề được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và được Nhất thiết chủng trí chẳng thể nghĩ bàn… cho đến tối đại chẳng thể nghĩ bàn cảnh giới Như Lai! Đức Phật Như Lai đó cũng phát tâm chẳng thể nghĩ bàn nghĩ đến cây Bồ-đề, xem cây bằng mắt nhìn chẳng chớp, được món ăn hoan hỷ, lìa khỏi tưởng món ăn khác, trụ bảy ngày đêm cũng lại như vậy.

Này Đồng tử Trí Luân! Nếu hiện nay, các Đức Phật đang trụ thế ở tất cả mười phương… cho đến đang nói pháp thì các Đức Phật Như Lai đó cũng đó cũng ngồi dưới cây Bồ-đề được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và Nhất thiết chủng trí rồi, cũng nghĩ như vậy… cho đến tối đại chẳng thể nghĩ bàn cảnh giới Như Lai! Các Đức Phật Như Lai đó được tâm chẳng thể nghĩ bàn rồi từ dưới cây Bồ-đề đứng dậy, dùng mắt chẳng chớp quan sát cây Bồ-đề, được món ăn hoan hỷ, lìa khỏi thức ăn thức uống khác, trụ bảy ngày bảy đêm cũng lại như vậy.

Bấy giờ, Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Sao Đức Như Lai và tất cả Phật Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri ở dưới cây Bồ-đề được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và Nhất thiết chủng trí rồi, khởi niệm như vậy chẳng thể nghĩ bàn, cũng quán như vậy, đối trước cây Bồ-đề, mắt nhìn chẳng chớp, được món ăn hoan hỷ, lìa khỏi thức ăn thức uống khác, hoặc trụ mười bốn ngày ở chỗ đó.

Đức Phật bảo Đồng tử Trí Luân:

–Này Thiện nam! Chẳng phải tất cả Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri đối trước cây Bồ-đề trụ bảy ngày bảy đêm, mắt chẳng nháy. Này Đồng tử Trí Luân! Có các Đức Phật Như Lai được giác ngộ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rồi… cho đến vào tới Vô lậu Niết-bàn, ở trong thời gian chẳng thể nghĩ bàn này đã niệm cảnh giới Phật chẳng thể nghĩ bàn. Này Đồng tử Trí Luân! Phương tiện này như vậy ông nên biết, các Đức Phật thường niệm cảnh giới của các Đức Phật chẳng thể nghĩ bàn, cảnh giới Như Lai tối đại chẳng thể nghĩ bàn!

Đồng tử Trí Luân lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Cảnh giới của Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri nhiều ít ra sao?

Đức Phật bảo Bồ-tát Trí Luân:

–Cảnh giới chư Phật y như cảnh giới của tất cả chúng sinh.

Đồng tử Trí Luân lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Cảnh giới của tất cả chúng sinh nhiều ít?

Đức Phật bảo Bồ-tát Trí Luân:

–Như vậy, cảnh giới của tất cả các Đức Phật, đây gọi là cảnh giới của tất cả chúng sinh. Lại nữa, này Trí Luân! Nay ông nên biết, cảnh giới của chư Phật và cảnh giới của tất cả chúng sinh, hai cảnh giới này là một pháp giới, không có sai khác.

Đồng tử Trí Luân lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Sao gọi là Phật? Những gì là Pháp?

Đức Phật bảo Bồ-tát Trí Luân:

–Nay ông nên biết, tất cả chúng sinh gọi là Phật pháp!

Bồ-tát Trí Luân lại hỏi:

–Ai là chúng sinh? Tại sao đó gọi là Phật?

Đức Phật bảo Bồ-tát Trí Luân:

–Ông nên biết, cõi chúng sinh nghĩa này chính là cảnh giới của Phật!

Đức Phật bảo Bồ-tát Trí Luân:

–Ta nay hỏi ông, ông cứ tùy ý mà đáp! Tại sao gọi là tâm? Vì nhân duyên gì Như Lai được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?

Đồng tử Trí Luân đáp:

–Bạch Thế Tôn! Tự thể tánh của tất cả chúng sinh là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri!

Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại một lần nữa hỏi Đồng tử Trí Luân:

–Này Trí Luân! Ý ông thế nào? Ông biết trí tuệ của Như Lai ra sao?

Đồng tử Trí Luân liền đáp:

–Biết cảnh giới của tất cả chúng sinh nên trí tuệ của Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri đầy đủ!

Đức Phật bảo Bồ-tát Trí Luân:

–Ông nên biết, phương tiện như vậy thì vô lượng cảnh giới của chư Phật Như Lai cùng với cảnh giới của các chúng sinh là một! Nếu có cảnh giới của tất cả chúng sinh tức là cảnh giới của Phật! Như vậy tất cả cảnh giới của Như Lai và tất cả cảnh giới của chúng sinh là một cảnh giới, không hai, không khác.

Bấy giờ, Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Như con hiểu được ý nghĩa lời nói của Đức Phật, biết được chư Phật chẳng khác chúng sinh, tất cả chúng sinh cũng tức là Như Lai.

Đức Phật khen Đồng tử Trí Luân:

–Hay thay! Hay thay! Này Đồng tử Trí Luân! Ông nay biết rõ ý nghĩa lời nói của Như Lai! Ông lại cũng từng ở chỗ Phật Thế Tôn nhiều vô lượng như cát sông Hằng, trong quá khứ, gieo trồng mọi cội gốc công đức, nghe giảng pháp môn vi diệu của Phật, suốt ngày đêm tu Bát-nhã ba-la-mật, đời đời được nghĩa biện tài, được pháp biện tài, được từ biện tài, được nhạo thuyết biện tài, vì các chúng sinh hỏi đáp, không bị chướng ngại.

Bấy giờ, Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Sao Như Lai và các Đại Bồ-tát… có thể làm như vậy mà được thông đạt hiểu biết về Như Lai trí, Tự tại trí, Bất khả tư nghị trí, Bất khả lượng trí, Vô đẳng đẳng trí, Bất khả số trí, Atăng-kỳ trí, Đại trí, Phật trí, Nhất thiết chủng trí…?

Đức Phật liền bảo:

–Này Đồng tử Trí Luân, Ta ở trong Bát-nhã ba-la-mật chẳng loạn tâm thực hành. Này Đồng tử Trí Luân! Do chẳng loạn tâm thực hành Bát-nhã nên Đại Bồ-tát có thể làm như vậy mà được Như Lai trí, Tự tại trí, Bất khả tư nghị trí, Bất khả lượng trí, Vô đẳng đẳng trí, Bất khả số trí, A-tăng-kỳ trí, Phật trí, Đại trí, Nhất thiết chủng trí và hiểu biết như vậy.

Đồng tử Trí Luân lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Sao Đức Như Lai và các vị Đại Bồ-tát… ở trong hạnh Bát-nhã ba-la-mật thực hành rồi, cũng chẳng xả tưởng, ở trong hạnh bất tưởng cũng chẳng phải tưởng chứng?

Đức Phật bảo Bồ-tát Trí Luân:

–Trong số này, các Đại Bồ-tát khi thực hành Bát-nhã ba-la-mật thì thực hành trong mắt (nhãn), hành trong sắc, hành trong tai (nhĩ), hành trong thanh (tiếng), hành trong tỹ (mũi), hành trong hương, hành trong lưỡi (thiệt), hành trong vị (mùi vị), hành trong thân, hành trong xúc, hành trong ý, hành trong pháp.

Đồng tử Trí Luân hỏi:

–Sao gọi là thực hành trong mắt, hành trong sắc, hành trong tai, hành trong thanh, hành trong mũi, hành trong hương, hành trong lưỡi, hành trong vị, hành trong thân, hành trong xúc, hành trong ý, hành trong pháp?

Đức Phật nói:

–Này Trí Luân! Bồ-tát thực hành trong mắt, sắc thì ông nên biết, mắt này bị sắc làm trở ngại, tai bị thanh làm trở ngại, mũi bị hương làm trở ngại, lưỡi bị vị làm trở ngại, thân bị xúc làm trở ngại, ý bị pháp làm trở ngại!

Bồ-tát Trí Luân hỏi:

–Sao gọi là mắt bị sắc làm trở ngại… cho đến ý bị pháp làm trở ngại?

Đức Phật nói:

–Này Trí Luân! Mắt duyên vào sắc nên tâm sinh hoan hỷ hay

sinh khổ não, hoặc sinh bỏ đi hay nhận lấy, vì tâm chấp giữ nên khởi lên tham, sân, si. Nhân duyên hòa hợp tạo ra đủ những nghiệp của thân, miệng, ý. Tạo những nghiệp này rồi thì sinh vào địa ngục, ngã quỷ, súc sinh và A-tu-la, trời, người. Chúng sinh lấy sáu đường làm nơi nương tựa. Trong đó, quả báo của nhãn sắc sinh ra chịu sự báo đền này, nên người ngu si ở đời vị lai, khổ não tăng thêm. Như vậy qua lại tuần hoàn chẳng dứt. Do quả đó nên mọi khổ chẳng đoạn dứt. Vì sao? Vì ở trong luân chuyển chẳng thấy đường ra. Chúng sinh phàm phu ngu si điên đảo chẳng biết tai nhân duyên vào thanh… cho đến chẳng biết ý nhân duyên vào pháp như vậy. Nói rộng ra như trên. Người trí tuệ nên hết lòng quan sát kỹ càng mắt này: Mắt là ai vậy? Cái gì chính là mắt? Tìm kiếm nghĩa của mắt và nghĩa chẳng phải mắt. Rồi cứ như vậy tìm kiếm nghĩa của sắc, nghĩa của chẳng phải sắc… cho đến nghĩa và phi nghĩa của nhĩ thanh, tỹ hương, thiệt vị, thân xúc, ý pháp. Tất cả đều tìm, đều không có đối tượng thấy.

Bậc trí tư duy kỹ như vậy rồi thì nghĩa của mắt chẳng thấy, chẳng phải nghĩa của mắt cũng chẳng thấy, nghĩa của mắt và phi nghĩa của mắt, tất cả chẳng thấy… cho đến nghĩa của sắc chẳng thấy, phi nghĩa của sắc cũng chẳng thấy, nghĩa của sắc và phi nghĩa của sắc, tất cả chẳng thấy. Như vậy, nhĩ thanh, tỹ hương, thiệt vị, thân xúc, ý pháp… nghĩa của pháp như vậy chẳng thấy, phi nghĩa của pháp cũng chẳng thấy, nghĩa của pháp, phi nghĩa của pháp cũng lại chẳng thấy. Người tu hành đó chẳng thấy mắt (nhãn), đã lìa khỏi nghĩa của mắt, cũng lại chẳng thấy chính là mắt, chẳng phải là mắt, chẳng thấy là sắc, chẳng thấy lìa khỏi sắc, cũng lại chẳng thấy là sắc, chẳng phải là sắc. Như vậy tai chẳng phải tai, tai chẳng phải chẳng phải tai. Tiếng chẳng phải tiếng, tiếng chẳng phải chẳng phải tiếng. Mũi chẳng phải mũi, mũi chẳng phải chẳng phải mũi. Hương chẳng phải hương, hương chẳng phải chẳng phải hương. Lưỡi chẳng phải lưỡi, lưỡi chẳng phải chẳng phải lưỡi. Vị chẳng phải vị, vị chẳng phải chẳng phải vị. Thân chẳng phải thân, thân chẳng phải chẳng phải thân. Xúc chẳng phải xúc, xúc chẳng phải chẳng phải xúc. Ý chẳng phải ý, ý chẳng phải chẳng phải ý.

Pháp chẳng phải pháp, pháp chẳng phải chẳng phải pháp.

Lại nữa, mắt chẳng biết (giác), chẳng phải mắt cũng chẳng biết, mắt chẳng phải mắt cũng chẳng biết. Như vậy sắc chẳng biết, chẳng phải sắc cũng chẳng biết, sắc chẳng phải sắc cũng chẳng biết. Tai chẳng biết, chẳng phải tai cũng chẳng biết, tai chẳng phải tai cũng chẳng biết. Tiếng chẳng biết, chẳng phải tiếng cũng chẳng biết, tiếng chẳng phải tiếng cũng chẳng biết. Mũi chẳng biết, chẳng phải mũi cũng chẳng biết, mũi chẳng phải mũi cũng chẳng biết. Hương chẳng biết, chẳng phải hương cũng chẳng biết, hương chẳng phải hương cũng chẳng biết. Lưỡi chẳng biết, chẳng phải lưỡi cũng chẳng biết, lưỡi chẳng phải lưỡi cũng chẳng biết. Vị chẳng biết, chẳng phải vị cũng chẳng biết, vị chẳng phải vị cũng chẳng biết. Thân chẳng biết, chẳng phải thân cũng chẳng biết, thân chẳng phải thân cũng chẳng biết. Xúc chẳng biết, chẳng phải xúc cũng chẳng biết, xúc chẳng phải xúc cũng chẳng biết. Ý chẳng biết, chẳng phải ý cũng chẳng biết, ý chẳng phải ý cũng chẳng biết. Pháp chẳng biết, chẳng phải pháp cũng chẳng biết, pháp chẳng phải pháp cũng chẳng biết. Như vậy lìa bỏ nhân duyên của mắt thì sắc chẳng sinh ra. Sắc chẳng sinh nên lìa khỏi mắt và sắc. Đã lìa khỏi mắt và sắc thì không có ái và cả chẳng ái. Như vậy là lìa khỏi ái và chẳng ái thì ở đâu mà lại có ái, chẳng ái sinh ra? Lìa khỏi ái, chẳng ái nên không hòa hợp. Hòa hợp không nên gọi là chẳng đắm trước, cũng gọi là không ngăn ngại. Ông nên biết, đó là trí không chướng ngại.

Sao gọi là trí không chướng ngại? Trí vô ngại là vô lượng mắt của tất cả chúng sinh, chính là Nhất thiết trí nhãn. Vô lượng sắc của tất cả chúng sinh, chính là Nhất thiết trí sắc. Như vậy, mắt của tất cả chúng sinh là Nhất thiết trí nhãn, sắc của tất cả chúng sinh là Nhất thiết trí sắc. Hai thứ pháp này là một, không khác. Đây chẳng phải giác vậy. Như vậy nhĩ thanh cho đến tỹ hương, thiệt vị, thân xúc, ý pháp, tất cả chẳng sinh. Nhân duyên lìa khỏi thì không có ái. Không có ái nên trong pháp chẳng vận hành. Vì pháp chẳng vận hành nên không chướng ngại. Lìa khỏi chướng ngại nên không có nhiễm trước. Không nhiễm trước vậy nên lìa khỏi chướng. Do lìa chướng nên trí vô ngại phát sinh. Nhân duyên trí nên vô lượng tâm của tất cả chúng sinh là Nhất thiết trí tâm vậy. Vô lượng pháp của tất cả chúng sinh là Nhất thiết trí pháp vậy. Như vậy tâm của tất cả chúng sinh là Nhất thiết trí tâm. Như vậy pháp của tất cả chúng sinh là Nhất thiết trí pháp. Hai thứ pháp này là một, không khác.

Này Đồng tử Trí Luân! Thực hành như vậy trong Bát-nhã bala-mật là thực hành trong phi tưởng, cũng là thực hành trong phi ly tưởng (chẳng phải lìa tưởng), cũng là chứng trong phi tưởng. Này Đồng tử Trí Luân! Đây gọi là tướng Bình đẳng trí của tâm tất cả chúng sinh, pháp của tất cả chúng sinh và Nhất thiết trí tâm, Nhất thiết trí pháp.

Bấy giờ, Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Pháp vô sinh là nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý của Như Lai. Sáu thứ thức này, nghĩa của chúng ra sao?

Đức Phật bảo Bồ-tát Trí Luân:

–Vô sinh là nhãn thức… rỗng không, vốn không có vật. Trong ấy, tìm kiếm một cái vật không có. Vậy nên chẳng sinh! Do chẳng sinh nên rỗng không, không có vật. Này Đồng tử Trí Luân! Ví như hư không xưa nay chẳng sinh ra mà chẳng sinh nên không có diệt, không diệt nên không có vật có thể lìa khỏi nên gọi là hư không! Như vậy tất cả chúng sinh, tất cả chúng sinh pháp cũng chẳng sinh. Chẳng sinh nên không diệt, cũng không lìa khỏi vật nên tất cả chúng sinh, tất cả chúng sinh pháp giống như hư không, một loại, không khác.

Này Đồng tử Trí Luân! Tất cả chúng sinh, tất cả chúng sinh pháp giống như hư không, chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng động, chẳng loạn, chẳng phải đó, chẳng phải đây, chẳng nhiễm phiền não, chẳng phải lìa tịch diệt. Như vậy chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng động, chẳng loạn, chẳng phải đó, chẳng phải đây, chẳng nhiễm phiền não, chẳng phải tịch diệt lìa, chẳng phải một, chẳng phải khác… hư không như vậy.

Này Đồng tử Trí Luân! Tất cả chúng sinh, tất cả chúng sinh pháp chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng phải động, chẳng phải loạn, chẳng phải đó, chẳng phải đây, chẳng nhiễm phiền não, chẳng phải lìa tịch diệt. Như vậy các Đức Phật Như Lai quá khứ, hiện tại và vị lai chẳng sinh, chẳng phải diệt, chẳng động, chẳng loạn, chẳng phải đó, chẳng phải đây, chẳng nhiễm phiền não, chẳng phải lìa tịch diệt. Đây gọi là pháp trụ, cũng gọi là pháp hành, như Như chẳng phải khác, như Như chẳng phải chẳng khác, như Như sáng rỡ thường trụ, không có dời, động, đồng một pháp giới.

Bấy giờ, Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Bao nhiêu Đức Như Lai đã trải qua ở đời?

Đức Phật bảo Đồng tử Trí Luân:

–Nhiều như cát sông Hằng!

Bồ-tát Trí Luân lại hỏi:

–Bao nhiêu Đức Như Lai sẽ lại sinh ra?

Đức Phật đáp:

–Này Trí Luân! Nhiều như cát sông Hằng!

Bồ-tát Trí Luân lại hỏi:

–Bao nhiêu Đức Như Lai hiện đang nói pháp?

Đức Phật đáp:

–Này Đồng tử Trí Luân! Cũng nhiều như cát sông Hằng!

Đồng tử Trí Luân một lần nữa bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Như Lai quá khứ đã vào Niết-bàn thì thật khó nhìn thấy trở lại! Các Đức Phật vị lai chưa xuất hiện ở thế gian, chẳng thể dự kiến! Thế Tôn hiện tại chánh trụ giáo hóa chưa vào Niết-bàn, các Đức Phật đó Như như, chẳng phải khác Như như, chẳng phải chẳng khác Như như, thường hằng thường thường trụ, chẳng khác pháp. Ý nghĩa vấn đề ấy ra sao?

Nghe hỏi vậy rồi, Đức Phật đáp:

–Này Trí Luân! Ông nên biết, lời nói như vậy chính là pháp thế gian, chẳng phải Đệ nhất nghĩa! Trong pháp chân như có lời nói đó cũng chẳng phải lời nói có thể hiểu biết, chính là sự hiểu biết của trí lực Đức Phật. Này Đồng tử Trí Luân! Đây gọi là Phật trí. Sao gọi là lực trí? Như tất cả chúng sinh bình đẳng nên tất cả pháp bình đẳng. Tất cả pháp bình đẳng nên tất cả chúng sinh bình đẳng. Như như chẳng khác Như như, chẳng phải chẳng khác Như như. Đây gọi là Đại Bồ-tát, Đệ nhất Như Lai lực. Nhân duyên lực đó nên xứ, phi xứ đều biết đúng như thật. Sao gọi là thị xứ phi xứ? Xứ có nhân duyên thì đây gọi là xứ, lìa khỏi nhân duyên thì đó gọi là phi xứ.

Lại nữa, này Đồng tử Trí Luân! Ý ông thế nào? Như đời quá khứ đã đều tận diệt, chẳng thể được thấy, chẳng thể được biết, chúng sinh quá khứ tạo ra ba hạnh nghiệp thì cũng lại quá khứ là có hay không?

Đồng tử Trí Luân đáp lời Đức Phật:

–Thưa có!

Đức Phật bảo Bồ-tát Trí Luân:

–Ý ông thế nào? Trong đời vị lai, các pháp chưa sinh, chẳng thể được thấy, chẳng thể được biết, không có một vật, trong đời vị lai đó, ba hạnh nghiệp của chúng sinh có hay không?

Đồng tử Trí Luân đáp lời Đức Phật:

–Thưa có!

Đức Phật bảo Bồ-tát Trí Luân:

–Ý ông thế nào? Trong đời hiện tại, hiện có chúng sinh có thể thấy, có thể biết. Ba nghiệp hạnh kia, chúng sinh có không?

Đồng tử Trí Luân đáp lời Đức Phật:

–Thưa có!

Đức Phật bảo Bồ-tát Trí Luân:

–Sao gọi là có?

Đồng tử Trí Luân đáp:

–Bạch Thế Tôn! Đời quá khứ tuy lại diệt rồi, nhưng ba nghiệp hạnh của các chúng sinh đã tạo chẳng mất. Lại nữa, vị lai tuy lại chưa có, chưa sinh, chưa thấy, chẳng hiểu, chẳng biết. Do nhân duyên nên trong đời vị lai, có ba nghiệp hạnh. Đời hiện tại hôm nay, do nhân duyên khởi nên chúng sinh sinh ra, tạo tác ba nghiệp. Như vậy đủ loại “hữu” và các nghiệp hạnh.

Đức Phật bảo:

–Đúng vậy! Này Đồng tử Trí Luân! Trong đời quá khứ, có Nhất thiết chủng trí nên có Phật quá khứ. Trong đời vị lai, có Nhất thiết chủng trí nên có Phật vị lai. Trong đời hiện tại có các nhân duyên của Nhất thiết chủng trí nên có Phật hiện tại. Lại nữa, sao gọi là thị xứ, phi xứ? Lìa khỏi sự nương tựa nên không xứ, phi xứ.

Đức Phật nói rằng:

–Này Đồng tử Trí Luân! Ý ông thế nào? Như hư không quá khứ đều tận diệt, không quá khứ khác quá khứ?

Đồng tử Trí Luân đáp:

–Chẳng phải vậy, bạch Thế Tôn! Vì sao? Vì lìa khỏi sự nương tựa nên hư không quá khứ là xứ, phi xứ tận, chẳng tịnh, chẳng khác, chẳng động, pháp chẳng động.

Đức Phật nói:

–Này Đồng tử Trí Luân! Ý ông thế nào? Như hư không vị lai chưa sinh chưa nhìn, chẳng thấy, chẳng ghi nhận?

Đồng tử Trí Luân đáp:

–Chẳng vậy, bạch Thế Tôn! Vì sao? Vì lìa khỏi sự nương tựa như vậy nên thị xứ, phi xứ, vị lai chẳng khác quá khứ, chẳng động, pháp chẳng động vậy. Như vậy hư không hiện tại chẳng tận, chẳng khác, chẳng diệt, chẳng động, pháp chẳng động.

–Này Đồng tử Trí Luân! Như vậy các Đức Phật Như Lai quá khứ chẳng nương tựa nên chẳng tận, chẳng đi, chẳng khác, chẳng diệt, chẳng động, pháp chẳng động. Như vậy, các Đức Phật Như Lai vị lai chẳng nương tựa nên chưa sinh, chưa có, cũng chẳng phải nương nhau hòa hợp mà có, chẳng phải chỗ khác có, chẳng phải động, chẳng phải pháp động. Như vậy, các Đức Phật Như Lai hiện tại trụ ở hạnh chân thật, liễu đạt thấy thường thường trụ, chẳng động, thị xứ, phi xứ chư Phật Như Lai đều biết như thật.

Này Đồng tử Trí Luân! Đại Bồ-tát nên biết, đây gọi là Đệ nhất xứ lực của chư Phật. Nhân duyên lực đó mà trí Phật đã thông đạt.

Đồng tử Trí Luân lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Tất cả thế gian không có thể tin việc này của Như Lai. Lại nữa, chủng trí của Phật giống như hư không, một loại không khác, chẳng sinh, chẳng già, chẳng chết, chẳng loạn, chẳng phải vị lai sinh, chẳng phải phiền não, chẳng phải tịch diệt, trong thể tính chân thật của pháp giới thì trụ ở Như như bình đẳng? Pháp như vậy, Phật chuyển pháp luân, thấy các chúng sinh sinh, già, bệnh, chết? Chỗ kia sinh phiền não, tịch diệt, nghiệp nhân, nghiệp quả?

Nghe hỏi điều đó rồi, Đức Phật đáp:

–Đúng vậy! Đúng vậy! Này Đồng tử Trí Luân! Tất cả thế gian không có thể tin, quả thật khó tin! Trong vấn đề này chỉ riêng một mình Như Lai chứng biết! Lại nữa, các vị Đại Bồ-tát chẳng thoái chuyển… đã từng ở chỗ vô lượng Đức Phật quá khứ gieo trồng mọi gốc đức mới có thể tin điều này. Này Đồng tử Trí Luân! Chỗ này như vậy là rất khó tin. Nếu có Như Lai Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác đã giác ngộ Như Lai trí, Tự tại trí, Bất khả tư nghị trí, Bất khả lượng trí, Vô đẳng đẳng trí, Bất khả số trí, A-tăngkỳ trí, Đại trí, Phật trí, Nhất thiết chủng trí thì này Đồng tử Trí Luân, đây gọi là tất cả thế gian chẳng thể tin như hư không không có khác của Như Lai. Tất cả chúng sinh, tất cả pháp, Như Lai nói pháp và chuyển pháp luân nói về có sinh, trong vấn đề ấy cũng không có sự sinh có thế nói. Nói về việc già cũng không có già. Nói về việc tai họa cũng không có tai họa. Nói về việc chết cũng không có chết. Nói về việc lậu cũng không có lậu. Nói chẳng phải sinh đó thì việc chẳng phải sinh đó cũng lại là không. Nói nhiễm phiền não thì việc nhiễm cũng không. Nói về tịch diệt thì tịch diệt cũng không. Nói về Niết-bàn thì cũng không có chúng sinh vào Niết-bàn.

Này Đồng tử Trí Luân! Đây là Như Lai mà tất cả thế gian không thể tin, khó tin. Tất cả chúng sinh vốn không có danh chỉ giả danh mà nói, vốn không ngôn ngữ chỉ giả lời để nói, vốn không văn tự chỉ giả lập văn tự thôi. Vì sao? Vì nhờ văn tự câu nói mà tất cả thế gian đủ thứ sai biệt đều có thể được biết vậy. Này Đồng tử Trí Luân! Danh tự, các câu cú của tất cả pháp đó, tất cả trước không có, nay giả nói có.

Này Đồng tử Trí Luân! Pháp luân của Như Lai cũng lại như vậy, trước không, nay có. Này Đồng tử Trí Luân! Các Đức Phật Như Lai chuyển đến pháp luân vì hai nhân duyên sự việc lớn lao nên chuyển.

Những gì là hai nhân duyên sự việc lớn lao? Khi Như Lai Thế Tôn chuyển pháp luân thì một là tăng thêm chúng sinh, hai là tăng thêm pháp. Này Đồng tử Trí Luân! Ý ông thế nào? Chúng sinh có sinh ra, điều này có thể nói chăng?

Đồng tử Trí Luân đáp:

–Chẳng phải vậy, bạch Thế Tôn!

Đức Phật lại bảo Đồng tử Trí Luân:

–Ý ông thế nào? Nếu các chúng sinh là chẳng thể sinh thì pháp là có thể sinh, có nói được chăng?

Đồng tử Trí Luân đáp:

–Chẳng phải vậy, bạch Thế Tôn!

Đức Phật bảo Đồng tử Trí Luân:

–Tên chúng sinh lìa khỏi nhân duyên thì tướng chúng sinh cũng chẳng phải sinh. Tướng chúng sinh chẳng phải sinh nên tất cả pháp, tất cả tướng pháp cũng lại chẳng sinh. Pháp chẳng sinh này gọi là Nhất thiết trí. Do lực của Nhất thiết trí tuệ đó nên nghe đến danh hiệu Thích-ca Như Lai rồi, tam thiên đại thiên thế giới này, chấn động sáu cách. Đang khi đó cõi nước của tất cả chư Phật mười phương đều chấn động. Như vậy ở trong chúng của các thế giới Đức Phật xuất hiện hoa sen lớn, mỗi mỗi đều che khắp.

Này Đồng tử Trí Luân! Vô lượng mắt của tất cả chúng sinh như vậy là Nhất thiết trí nhãn. Vô lượng sắc của tất cả chúng sinh như vậy là Nhất thiết trí sắc. Như vậy tất cả mắt chúng sinh là Nhất thiết trí nhãn. Như vậy sắc của tất cả chúng sinh là Nhất thiết trí sắc. Hai thứ này, ông nên biết, là một chẳng phải hai. Pháp giới như vậy là tất cả chúng sinh thọ, tất cả chúng sinh tưởng, tất cả chúng sinh hành, tất cả chúng sinh thức, tất cả chúng sinh danh. Danh này là danh Như Lai. Vô lượng sắc của tất cả chúng sinh nhập vào sắc ấm gọi là Như Lai sắc. Sắc này gọi là Nhất thiết trí, cũng gọi là Nhất thiết kiến, cũng gọi là Nhất thiết thức Nhất thiết trí. Vậy nên Nhất thiết chủng trí chẳng chấp tướng của trí, cũng chẳng chấp trước trí. Đó gọi là Nhất thiết trí, cũng gọi là Nhất thiết thức, cũng gọi là Nhất thiết kiến Phật nhãn. Như vậy thấy tất cả sắc cũng chẳng chấp giữ tướng. Mắt ta có thể thấy điều đó. Sắc như vậy… cho đến tâm, pháp, thức cũng như vậy. Như Lai chẳng dấy khởi: Đó là niệm, đó chẳng phải là thức, chẳng nghĩ như vầy chính là thức của ta. Vì sao? Vì nhãn chẳng phải thấy rõ, sắc chẳng phải biết, cũng chẳng phải biết sự việc… cho đến chẳng phải biết tâm, chẳng phải biết pháp. Tất cả việc thấy của mắt là Như Lai thấy là Nhất thiết trí thấy. Tất cả tiếng vang ứng trong tai là tất cả tiếng nghe. Tất cả hơi xông trong mũi là tất cả hương ngửi. Tất cả vị nếm trong lưỡi là tất cả vị biết. Tất cả xúc chạm trong thân là tất cả cảm giác. Tất cả thức duyên trong ý là tất cả pháp có được.

Lại nữa, Như Lai nghĩ như vầy: Tất cả các sắc trong mắt đều thấy. Tất cả các tiếng trong mắt đều nghe. Tất cả các hương trong mắt đều ngửi. Tất cả các vị trong mắt đều nếm. Tất cả các xúc trong mắt đều nhận biết. Tất cả các pháp trong mắt đều duyên theo. Như vậy, này Trí Luân! Trong tâm của Như Lai, tất cả sắc thấy, tất cả tiếng nghe, tất cả hương ngửi, tất cả vị nếm, tất cả xúc giác, tất cả pháp duyên, tất cả chúng sinh thuận, Nhất thiết chủng trí có thể tạo tác nhân duyên trí như vậy.

Này Đồng tử Trí Luân! Phương tiện như vậy, ông nên biết, Như Lai cũng là Nhất thiết trí, cũng là Nhất thiết trí kiến, cũng là Nhất thiết thức.

Bấy giờ, Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Như con hiểu được nghĩa lý trong lời nói Đức Phật là: Mắt cũng Nhất thiết chủng trí của Như Lai, sắc cũng Nhất thiết chủng trí của Như Lai. Như vậy nhĩ thanh, tỹ hương, thiệt vị, thân xúc, ý pháp cũng đều là Nhất thiết chủng trí của Như Lai. Vậy nên, Như Lai là Nhất thiết thức, Nhất thiết kiến, Nhất thiết trí.

Bấy giờ, Đức Phật bảo Đồng tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài:

–Này Thiện nam! Ông thấy những gì là nhân duyên Nhất thiết thân của Như Lai, Nhất thiết trí, pháp trí bình đẳng? Đó là Nhãn trí, nhãn phiền não trí, nhãn tịch diệt trí, nhãn phiền não tịch diệt trí; nhĩ trí, nhĩ phiền não trí, nhĩ tịch diệt trí, nhĩ phiền não tịch diệt trí; tỹ trí, tỹ phiền não trí, tỹ tịch diệt trí, tỹ phiền não tịch diệt trí, thiệt trí, thiệt phiền não trí, thiệt tịch diệt trí, thiệt phiền não tịch diệt trí; thân trí, thân phiền não trí, thân tịch diệt trí, thân phiền não tịch diệt trí; ý trí, ý phiền não trí, ý tịch diệt trí, ý phiền não tịch diệt trí của Đại Bồ-tát và tất cả chúng sinh.

Đức Phật nói kinh này rồi, tất cả các Tỳ-kheo, tất cả Bồ-tát, Trời, Người, A-tu-la, Càn-thát-bà… tất cả đại chúng nghe Đức Phật nói pháp, hoan hỷ phụng hành.