KINH PHẬT TẠNG
Hán dịch: Đời Dao Tần, Tam tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Phẩm 8: KIẾN TỊNH

Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Ta nhớ về đời quá khứ khi cầu đạo quả Bồ-đề vô thượng, gặp được ba mươi ức Đức Phật, đều hiệu là Thích-ca Mâu-ni. Thời ấy ta đều làm Chuyển luân thánh vương, hết lòng cúng dường cho Phật và các đệ tử những thứ y phục, thức ăn uống, đồ nằm ngồi, thuốc thang, vì cầu đạo Chánh đẳng giác vô thượng, nhưng chư Phật ấy không thọ ký cho ta: “Ông ở vào đời sau sẽ thành Phật.” Vì sao? Vì ta còn có chỗ thủ đắc.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về đời xa xưa gặp được tám ngàn vị Phật, đều hiệu là Định Quang. Lúc đó ta đều làm Chuyển luân thánh vương, hết lòng cúng dường cho chư Phật cùng các đệ tử y phục, thức ăn uống, đồ nằm ngồi, thuốc men để cầu đạo Chánh đẳng giác vô thượng, nhưng chư Phật ấy đều không thọ ký cho ta: “Ông ở đời sau sẽ thành Phật.” Vì sao? Vì ta còn có chỗ thủ đắc.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về thuở quá khứ, đã được gặp sáu vạn Đức Phật, đều hiệu là Quang Minh. Bấy giờ ta đều làm Chuyển luân thánh vương, trọn đời cúng dường cho chư Phật cùng các đệ tử y phục, thức ăn uống, đồ nằm ngồi, thuốc thang, vì cầu đạo quả Bồ-đề vô thượng, chư Phật ấy cũng không thọ ký cho ta: “Ông ở đời sau sẽ thành Phật.” Vì sao? Vì ta còn có chỗ thủ đắc.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về thời xa xưa đã gặp được ba ức Đức Phật, đều hiệu là Phất-sa. Lúc đó ta đều làm Chuyển luân thánh vương, cúng dường đầy đủ bốn sự, nhưng chư Phật ấy đều không thọ ký cho ta, vì ta còn có chỗ chấp giữ.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về đời quá khứ gặp được một vạn tám

ngàn Đức Phật, đều hiệu là Sơn Vương, kiếp tên Thượng Bát, ta đều ở chỗ các Đức Phật ấy cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục, tu tập đạo quả Bồ-đề vô thượng, nhưng chư Phật đó đều không thọ ký cho ta, do vì ta còn có chỗ thủ đắc.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về thuở quá khứ đã gặp được năm trăm Đức Phật đều hiệu là Hoa Thượng. Lúc ấy ta đều làm Chuyển luân thánh vương, đều đem tất cả vật dụng để cúng dường chư Phật và các đệ tử, nhưng chư Phật đó đều không thọ ký cho ta, do vì ta còn có chỗ thủ đắc.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về đời quá khứ đã gặp được năm trăm Đức Phật đều hiệu là Oai Đức, ta đều cúng dường đầy đủ, nhưng cũng không được thọ ký, vì ta còn có chỗ thủ đắc.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về thuở xa xưa, đã gặp được hai ngàn Đức Phật, đều hiệu là Kiều-trần-như. Bấy giờ ta đều làm Chuyển luân thánh vương, đều đem tất cả các vật dụng cần thiết cúng dường chư Phật, nhưng chư vị đều không thọ ký cho ta, vì ta còn có chỗ thủ đắc.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về đời quá khứ đã gặp được chín ngàn Đức Phật, đều hiệu là Ca-diếp, ta đem bốn sự cúng dường cho chư Phật và các đệ tử, nhưng chư Phật đó đều không thọ ký cho ta, do vì ta còn có chỗ thủ đắc.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về đời quá khứ, trong một vạn kiếp không có Đức Phật ra đời. Bấy giờ, nơi năm trăm kiếp đầu, có chín vạn Bích-chi-phật, ta đều hết lòng phụng trì, cúng dường tất cả y phục, thức ăn uống, thuốc thang, tôn trọng khen ngợi. Năm trăm kiếp tiếp theo, lại đem bốn sự cúng dường tám vạn bốn ngàn ức các Bíchchi-phật cùng tôn trọng, khen ngợi.

Này Xá-lợi-phất! Hơn một ngàn kiếp rồi, lại không có Bíchchi-phật, lúc ấy ta chết ở cõi Diêm-phù-đề, được sinh lên cõi Phạm thế làm Đại Phạm vương, lần lượt như vậy trong năm trăm kiếp, ta luôn sinh vào cõi Phạm thế làm Đại Phạm vương, không sinh vào cõi Diêm-phù-đề. Trải qua năm trăm kiếp này rồi, mới sinh xuống cõi Diêm-phù-đề cai trị giáo hóa cõi Diêm-phù-đề, khi mạng chung, được sinh lên cõi trời Tứ Thiên vương, ở đó mạng chung được sinh lên cõi trời Đao-lợi làm Thích Đề-hoàn Nhân, thứ lớp như thế hết năm trăm kiếp, lại sinh lên cõi Phạm thế làm Đại Phạm vương.

Này Xá-lợi-phất! Ta ở trong chín ngàn kiếp chỉ sinh nơi cõi Diêm-phù-đề, trong chín ngàn kiếp chỉ sinh nơi cõi trời. Khi kiếp tận, thiêu đốt thì ta sinh lên cõi trời Quang âm. Thế giới ấy thành rồi thì sinh trở lại cõi Phạm thế, trong chín ngàn kiếp đều không sinh trong loài người.

Này Xá-lợi-phất! Trong chín ngàn kiếp này không có chư Phật và Bích-chi-phật, phần nhiều các chúng sinh bị đọa vào đường ác.

Này Xá-lợi-phất! Qua một vạn kiếp ấy rồi, có Đức Phật ra đời, hiệu là Phổ Thủ, gồm đủ mười tôn hiệu: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Bấy giờ, ta ở cõi Phạm thế mạng chung, sinh xuống cõi Diêm-phù-đề, làm Chuyển luân thánh vương, hiệu là Cộng Thiên, tuổi thọ của con người đến chín vạn năm, ta hết lòng đem tất cả các vật dụng tạo an lạc cúng dường Đức Phật ấy và chín mươi ức Tỳ-kheo, ở trong chín vạn năm vì cầu đạo Bồ-đề vô thượng, nhưng Đức Phật Phổ Thủ này cũng không thọ ký cho ta: “Ông vào đời sau sẽ làm Phật.” Vì sao? Vì lúc ấy ta không thể thông đạt được thật tướng của các pháp, lại tham đắm chấp ngã thấy có chỗ thủ đắc.

Này Xá-lợi-phất! Ở trong kiếp này, có một trăm Đức Phật ra đời, danh hiệu đều khác nhau. Lúc đó ta đều làm Chuyển luân thánh vương, hết lòng cúng dường cho chư Phật và các đệ tử, vì cầu đạo Chánh đẳng giác vô thượng, nhưng chư Phật cũng không thọ ký cho ta: “Ông ở đời sau sẽ thành Phật”, vì ta còn có chỗ thủ đắc.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về thuở quá khứ, trong trăm a-tăngkỳ kiếp thứ bảy, gặp được một ngàn Đức Phật, đều hiệu là Diêmphù-đàn, ta đều trọn đời cúng dường bốn sự, nhưng ta cũng không được thọ ký, vì còn có chỗ thủ đắc.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về thời xa xưa, cũng trong trăm atăng-kỳ kiếp thứ bảy, đã gặp sáu trăm hai mươi vạn chư Phật, đều hiệu là Kiến Nhất Thiết Nghĩa. Lúc ấy ta đều làm Chuyển luân thánh vương, đem tất cả các vật dụng tạo an lạc hết lòng cúng dường cho chư Phật và các đệ tử, nhưng chư Phật đó cũng không thọ ký cho ta, vì ta còn có chỗ thủ đắc.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về thuở quá khứ, cũng ở trong trăm atăng-kỳ kiếp thứ bảy, đã gặp được tám mươi bốn Đức Phật, đều hiệu là Đế Tướng. Khi đó ta đều làm Chuyển luân thánh vương, đem tất cả vật dụng tạo an lạc hết lòng cúng dường chư Phật cùng các đệ tử, nhưng ta cũng không được thọ ký, vì còn có chỗ thủ đắc.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về thời xa xưa, cũng ở trong trăm atăng-kỳ kiếp thứ bảy, đã gặp được sáu mươi lăm Đức Phật, đều hiệu là Nhật Minh. Lúc ấy ta đều làm Chuyển luân thánh vương, đem tất cả vật dụng tạo an lạc dốc lòng cúng dường cho chư Phật cùng các đệ tử, nhưng chư Phật cũng không thọ ký cho ta, vì ta còn có chỗ thủ đắc.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về thuở quá khứ, cũng ở trong trăm atăng-kỳ kiếp thứ bảy, đã gặp sáu mươi hai Đức Phật, đều hiệu là Thiện Tịch. Lúc đó ta đều làm Chuyển luân thánh vương, đã đem tất cả vật cần dùng cúng dường trong cả đời, nhưng chư Phật này cũng không thọ ký cho ta, vì ta còn có chỗ thủ đắc. Lần lượt như vậy, cho đến khi gặp Đức Phật Định Quang mới đạt được pháp Nhẫn vô sinh, tức liền thọ ký cho ta: Ông ở đời sau, trải qua vô số kiếp sẽ thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về thuở xa xưa, có mười hai ức Chuyển luân thánh vương, đều có tên là Đảnh Sinh.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về đời quá khứ có ba mươi ức Chuyển luân thánh vương, đều tên là Ma-ha Na-ma-đà-na.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về thuở quá khứ đã từng gặp bốn mươi ức Chuyển luân thánh vương, đều tên là Ma-ha Đề-bà.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về thuở xa xưa có một ức Chuyển luân thánh vương, đều đồng hiệu là Ức Loa.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về đời quá khứ, có một vạn Chuyển luân thánh vương, đều có tên là Xưng Vĩ.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về thuở quá khứ, có một vạn Chuyển luân thánh vương đều tên là Chiếu Minh.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về đời trước, có hai vạn Chuyển luân thánh vương, tên hiệu đều khác nhau.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về đời quá khứ, có mười sáu ức Chuyển luân thánh vương, tên hiệu đều khác nhau.

Các vị vua như vậy, ta ở chỗ khác đã giảng nói cho Tôn giả Anan.

Này Xá-lợi-phất! Ý ông thế nào? Ông cho các Thánh vương ấy há là người khác lạ chăng? Đó đều là thân ta.

Này Xá-lợi-phất! Ta nhớ về đời quá khứ có Đức Phật hiệu là Thiện Minh, lúc ấy Bồ-tát Di-lặc làm Chuyển luân thánh vương, tên là Chiếu Minh, mới phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thời đó tuổi thọ của chúng sinh là tám vạn bốn ngàn năm. Đức Phật Thiện Minh ấy thuyết giảng giáo pháp nơi ba hội. Hội thứ nhất có chín mươi sáu ức người đồng một lúc chứng đắc đạo quả. Hội thứ hai có chín mươi bốn ức người đồng một lúc chứng đắc đạo quả. Hội thứ ba có chín mươi hai ức người đồng một lúc chứng đắc đạo quả. Bấy giờ, vua thấy Đức Phật thuyết giảng giáo pháp nơi ba hội độ thoát vô lượng người, tâm hết sức vui mừng, liền suốt một vạn năm đem tất cả vật dụng cúng dường Đức Phật và các đệ tử, phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề vô thượng: “Ở đời vị lai chúng sinh sẽ dễ hóa độ, tôi sẽ thành Phật thọ mạng có hạn lượng, số Tỳ-kheo Tăng vây quanh cũng như vậy.”

Này Xá-lợi-phất! Ta biết việc này còn vượt hơn vô lượng nữa.

Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát Di-lặc đã phát tâm bốn mươi kiếp rồi, ta mới phát tâm, gieo trồng căn lành nơi chỗ Đức Phật Vô Thắng. Ta ở trong một ngàn năm đem tất cả vật dụng cần thiết cúng dường Đức Phật ấy, dùng năm trăm xấp vải bông dâng cúng. Sau khi Đức Phật đó diệt độ, ta cho xây dựng tháp bảy báu, cao một do-tuần, ngang rộng nửa do-tuần, đều dùng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, mã não, xích trân châu làm thành, tâm luôn phát nguyện: “Chúng sinh đau khổ không có người cứu độ, gặp được pháp ác phần nhiều rơi vào cõi ác, lúc ấy ta sẽ thành tựu Phật đạo.”

Này Xá-lợi-phất! Ông hãy quan sát kỹ: Đạo quả Bồ-đề vô thượng là rất khó tu tập.

Này Xá-lợi-phất! Ta tu tập đạo quả căn bản, nhận chịu các khổ não trong vô số đời, nếu ta giảng nói ra chỉ khiến ông thêm sầu muộn. Ta đã thọ chịu các khổ não như thế, đều vì nhằm cầu đạt đạo quả Bồ-đề vô thượng.

Này Xá-lợi-phất! Ông xem các Bồ-tát như Bồ-tát Tát-hòa-đàn, Bồ-tát Cầu Thiện Pháp, Bồ-tát Thường Bi, Bồ-tát Bất Phóng Dật, Bồ-tát Thường Tinh Tấn đã cúng dường bao nhiêu là Đức Phật, thọ nhận các khổ não, vẫn còn khó đạt được đạo quả Bồ-đề vô thượng, huống chi là các người ngu tối này mà không nhất niệm để cầu đạt Niết-bàn.

Này Xá-lợi-phất! Các hành giả như vậy vẫn còn là rất khó, huống chi là không hành trì tu tập. Cho nên, này Xá-lợi-phất! Nay ta sẽ giảng nói rõ cho ông biết. Người dùng pháp thấp kém thì không đạt được pháp cao thượng, người dùng pháp cao thượng mới đạt được pháp cao thượng.

Thế nào gọi là pháp thấp kém?

Đó là thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp đều tạo ác. Pháp thấp kém gọi là tâm không thể siêng năng tu tập pháp lành. Pháp thấp kém gọi là biếng nhác, trễ nãi, phá hủy các giới pháp đã thọ.

Này Xá-lợi-phất! Đó gọi là người thấp kém trong sự thấp kém. Lại nữa, người thấp kém trong sự thấp kém là ở trong giáo pháp của ta xuất gia sinh kiến chấp có thủ đắc, kiến chấp về ngã, nhân, chúng sinh. Vì sao? Này Xá-lợi-phất! Như Lai thấy biết rõ ràng về sự việc này, người có chỗ thủ đắc còn không đạt được thuận nhẫn, huống chi là đạt được đạo quả.

Này Xá-lợi-phất! Người nào còn có chỗ thủ đắc, thì trăm ngàn vạn ức chư Phật, dùng ba luân chỉ rõ cho người ấy, nếu như không thể xả bỏ kiến chấp đó, thì người này một miếng thức ăn uống cũng không tiêu nổi, huống chi là đạt được đạo quả.

Này Xá-lợi-phất! Người có kiến chấp về ngã, nhân đạt được Niết-bàn, thì tất cả phàm phu đều nên được giải thoát hết. Vì sao? Vì kiến chấp về ngã, nhân đều là tà kiến. Những người phàm phu phần nhiều đều tham đắm theo kiến chấp về ngã, ngã sở, kiến chấp về nhân, về chúng sinh, thế nên tất cả phàm phu sẽ chứng đắc Niếtbàn.

Này Xá-lợi-phất! Người nào tác niệm có ngã, có nhân, nếu người kia không xả bỏ kiến chấp ấy mà đạt được Niết-bàn thì tất cả phàm phu sẽ đạt được Thánh đạo. Vì sao? Vì tất cả phàm phu đều là chấp ngã, chấp nhân. Cho nên người có kiến chấp ngã, chấp nhân mà nhập vào Niết-bàn, thì tất cả phàm phu đều có thể nhập vào Thánh đạo, ở trong Thánh đạo không còn một chỗ ít nào.

Này Xá-lợi-phất! Người nào dấy khởi niệm có ngã kiến mà có được Niết-bàn, thì người ấy đạt được Thánh đạo đó không cần niệm nào khác. Vì sao? Vì tất cả phàm phu chấp ngã, chấp nhân sẽ không còn một ai. Người ngu si như thế mắc phải lỗi lầm này: Cho rằng các phàm phu đều nhập vào Thánh đạo. Thánh đạo không có trói buộc. Khi người này tu tập thì lại sát sinh, thọ nhận năm thứ dục lạc phát khởi năm thứ tội nghịch, vì vậy người ngu ở trong Thánh đạo mắc phải năm tội dại nghịch. Vì sao? Vì tất cả phàm phu đều nói có ngã, có chúng sinh. Nếu người nào nói như vậy, tức đã tạo đủ năm tội dại nghịch, không thể nhập vào Niết-bàn. Nếu người nói về ngã, nhân được nhập vào Niết-bàn, tức là nói dối, cũng là hủy báng Đức Phật, nên ở trong giáo pháp của ta lại không thể đạt được xuất gia thanh tịnh.

Này Xá-lợi-phất! Nay ta nói rõ cho ông. Người có chỗ thủ đắc thì không có Niết-bàn. Người còn có chỗ thủ đắc, nếu có Niết-bàn thì chư Phật không xuất hiện ở đời, tất cả phàm phu đều nhập vào Niết-bàn. Vì sao? Vì tất cả phàm phu đều có kiến chấp về ngã, về nhân, đều có chỗ thủ đắc, đều là tà kiến.

Này Xá-lợi-phất! Ông hãy quan sát nơi ta, đã bao nhiêu thời gian gây tạo kiến chấp về chỗ có thủ đắc chẳng phải là hạnh Thánh hiền nên chư Phật đã không thọ ký cho ta: “Ông vào đời vị lai sẽ làm Phật.”

Này Xá-lợi-phất! Ta hành trì như vậy, vẫn còn không được

thọ ký, huống chi là người ngu si này, chỉ dựa vào giữ giới, nghe nhiều, thiền định… sinh ra kiến chấp về ngã, về nhân, về chúng sinh.

Này Xá-lợi-phất! Ta nói người này không phải là hành giả, không gọi là người chứng đắc. Vì sao? Này Xá-lợi-phất! Vì nơi đêm dài sinh tử đã chấp trước theo tà kiến như vậy, nên không được diệt độ. Người ngu si như thế không suy nghĩ: “Chúng ta vì sao không thử thực hành, tu tập về pháp không có ngã, nhân. Chúng ta nhân đấy có thể đoạn trừ các khổ đau tích tụ.”

Này Xá-lợi-phất! Ví như người mù bẩm sinh đi đường vì tránh chó dữ nên bị rơi vào hầm sâu lớn.

Này Xá-lợi-phất! Ta gọi người ngu si, tu tập theo kiến chấp về ngã, về nhân, kiến chấp về có chỗ thủ đắc, do các kiến chấp ấy mà muốn có được thanh tịnh, người ấy theo chỗ tham chấp, tức lấy sự việc này mà muốn đạt được Niết-bàn, ta nói người ấy sẽ rơi vào đường ác.

Này Xá-lợi-phất! Ví như người mù rơi vào hầm sâu lớn, sinh tâm an ổn. Người ngu si như vậy, theo kiến chấp về ngã, về nhân, kiến chấp về chỗ thủ đắc lại sinh tâm an ổn, người ấy trong đêm dài sinh tử tùy chỗ tham chấp, chính là khi dối, trở lại chấp trước vào việc này, ở trong giáo pháp của ta mà thọ nhận cúng dường, người ngu si như thế nơi đêm dài sinh tử càng suy kém rơi vào đường ác.

Này Xá-lợi-phất! Ví như vua thọ pháp Đại quán đảnh, tự xử trị đất nước, oai lực tự tại cho người ấy nên tước đoạt, người này phải đuổi đi. Nếu những dân chúng không thuận theo ý nhà vua, nói vua là quá ác, hủy hoại tâm người, không thể giữ gìn thành, tôi muốn làm phản. Vua biết người này là giặc lớn, ở trong đại chúng đánh trống phát ra âm thanh dữ, khổ công trị tội người kia đuổi ra khỏi nước, do người ấy không hết lòng trung, giữ gìn thành trì nên phải chịu khổ não đó.

Này Xá-lợi-phất! Đức Phật cũng vậy. Ở trong vô lượng kiếp tu tập sai quấy Bồ-đề vô thượng, làm Đại Pháp vương, đối với quốc pháp có oai lực lớn. Trong các đệ tử có người biết về diệu vị của giáo pháp, cho dù mất mạng cũng không hủy báng giáo pháp của ta. Chư Thiên và người đời không thể hủy hoại, đã thọ nhận giáo pháp tự mình không tạo ác nghịch cũng không chỉ dạy người khác. Ta ở trong chúng có oai lực lớn, tự tại tạo lập giáo pháp để giữ gìn thành pháp, không cho giặc ác hủy hoại xâm nhập, trộm lấy giáo pháp bí mật của Như Lai đã giảng nói, hướng đến giặc oán tà kiến giảng nói.

Này Xá-lợi-phất! Hiện tại Như Lai khéo giữ gìn thành pháp, bốn đệ tử lớn trí tuệ sâu xa, khiến thành pháp của ta không sợ bị phá hoại. Nếu cùng với thành pháp tạo nên chướng ngại, đó là giặc lớn hủy phá thành pháp, ăn trộm giáo pháp bí mật của ta hướng về ngoại đạo giảng nói. Người này thường đến chỗ của ta, ta cùng nêu bày, chỉ rõ nhưng không giảng nói pháp mật yếu. Người này vì cầu đạt chỗ giáo pháp được nêu bày nên xuất gia thọ giới, ta biết người này vào đời sau sẽ đắc đạo nên cho phép xuất gia bốn tháng thử nghiệm. Vì sao? Vì nhằm để giữ gìn thành pháp. Lại khiến ở đời vị lai, giặc cướp không còn dấy khởi. Như vậy là Như Lai khéo giữ gìn thành pháp, khiến không còn kẻ tùy tiện. Đó là thọ nhận giáo pháp của Phật, xả bỏ nguồn gốc tà ác. Các chúng Tỳ-kheo đều nên hoan hỷ chấp thuận khiến được xuất gia thọ giới rồi, thì hàng trời, người nơi thế gian không thể làm lay chuyển được.

Này Xá-lợi-phất! Những người thế nào là nên thử nghiệm? Đó là người ngoại đạo và người ưa thích pháp của ngoại đạo.

Này Xá-lợi-phất! Thế nào là ưa thích pháp ngoại đạo? Đó là người còn có thủ đắc, là người chấp về ngã, là người chấp về nhân, người chấp về chúng sinh, người tham đắm, người tà kiến, đối với pháp tự tướng không sinh tâm nghi ngờ, thọ hành theo vô số pháp tà vạy hư vọng, không thể hội nhập vào Đệ nhất nghĩa không, hành theo các đường tà, gọi là người ưa thích pháp của ngoại đạo.

Này Xá-lợi-phất! Không thể dùng vô số y màu sắc để thử nghiệm. Hoặc người cư sĩ, hoặc người mặc ca-sa có các thứ kiến chấp bất thiện về chỗ thủ đắc như thế đều gọi là ngoại đạo. Ở trong giáo pháp của ta, xuất gia thọ giới thì nên thử nghiệm những người ấy. Vì sao? Vì còn có chỗ thủ đắc. Ở trong giáo pháp của ta, tức là tà kiến, gọi là giặc lớn, là giặc trong hàng trời, người nơi tất cả thế gian. Đó gọi là oan gia của tất cả thế gian, là giặc lớn của chư Phật.

Này Xá-lợi-phất! Người tà kiến này, ta không thể thọ nhận cho xuất gia thọ giới.

Này Xá-lợi-phất! Tất cả pháp vô ngã, nếu người từ trong đó không thể phát sinh thuận nhẫn, nơi tất cả các pháp đều không, không ngã, không nhân, không chúng sinh, không thọ mạng, mà không thể tin hiểu, thì ở nơi giáo pháp của ta thọ nhận cúng dường, đó gọi là bất tịnh. Người này tức không cúng dường Phật, không cúng dường Pháp, không cúng dường Tăng, gượng ép nhập vào giáo pháp của ta, hình thì Sa-môn, mà tâm là ngoại đạo, là người ăn trộm pháp.

Này Xá-lợi-phất! Ở đời vị lai sẽ có Tỳ-kheo không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu tuệ, tức người này đã xem thường những gì Như Lai đã thuyết giảng, những gì Như Lai đã thực hành. Như Lai luôn đối với Đệ nhất nghĩa không, cung kính cúng dường, luôn ưa thích hạnh này. Các Tỳ-kheo ấy tức đã xem thường về pháp không rốt ráo nơi chân tế, Như Lai đã thực hành.

Này Xá-lợi-phất! Bấy giờ, nếu có Tỳ-kheo khổ hạnh, cũng đều bị xem thường. Hôm nay, đệ tử của ta có người hành không, ta khen ngợi việc tu tập ấy là tốt an ủi tâm ấy. Khi đó, người này khinh miệt về hành không chỉ cầu việc không bền chắc, do chấp có ngã và có các pháp. Những sự việc như vậy khiến tâm nhiều người vui mừng. Nếu giảng nói các pháp đều là không thì người này cũng khinh chê. Vì sao?

Này Xá-lợi-phất! Vì pháp là như thế. Căn lành của chúng sinh muốn đoạn dứt tướng gốc, thì hiện ra pháp vi diệu chân thật, ở nơi thế gian không còn người thọ nhận. Ví như người ngu cho hương chiên-đàn đồng với loại cây gỗ tạp nhạp.

Này Xá-lợi-phất! Đức Phật Ca-diếp giảng nói: “Trong đời vị lai, các chúng đệ tử của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, vì lợi dưỡng, nên giảng nói Đệ nhất nghĩa không cho các cư sĩ. Bấy giờ, phần nhiều người tại gia và xuất gia, ngu si nên không thọ nhận, chống đối không tin, trở lại phỉ báng nên mất hết lợi lớn. Do nhân duyên này nên bị đọa vào đường ác.”

Này Xá-lợi-phất! Khi ấy phần nhiều chống đối tranh cãi, bàn luận về ngã, luận về nhân, bàn về chúng sinh, luận về thọ mạng, bàn về sự sống, ít muốn pháp thiện, chỉ ưa lợi dưỡng, thật là ngu si, tự cho là có trí tuệ, cùng nhau chống đối, thường xuyên tranh cãi, ưa có việc đoạn dứt, sinh tâm oán ghét. Người ấy bỏ pháp Sa-môn chỉ cầu lợi dưỡng. Phần nhiều ưa thích mưu tính việc làm chẳng phải là một, luôn thích dò xét tìm tòi chỗ hơn kém của người khác, tự giấu lỗi mình, xưng nói về công đức. Như Tỳ-kheo hiện nay che giấu công đức, tự nêu ra lỗi xấu. Lúc ấy thì đều cùng nhau không thể giữ gìn giới trọng, vì không hiểu biết, phá hủy phép tắc, lại nói: Các pháp là không, tự tướng cũng không, thì có chốn nào để có thể tạo tác? Như Na-la diễn trò hóa hiện ra vô số sự việc, người không hiểu biết trông thấy liền cười to. Vì sao? Vì không hiểu về thuận ẩn giấu của pháp hý lộng, sinh tâm cho là hy hữu, kinh ngạc nên cười to.

Vì thế, này Xá-lợi-phất! Bấy giờ, Tỳ-kheo chân thật giảng nói pháp tịch tĩnh, kẻ cầu mạng sống cùng nhau đùa cợt. Vì sao? Vì người này không biết nghĩa lý nơi pháp Phật, nghe nói pháp không thì kinh nghi sợ hãi.

Này Xá-lợi-phất! Ông xem xét người này, ở chỗ an ổn sinh tâm suy não, ở chỗ suy não sinh tâm an ổn. Người này là điên đảo, hành trái với pháp lành, thuận theo pháp ác.

Này Xá-lợi-phất! Người si mê như vậy, phần nhiều đều mang tâm tham lam keo kiệt, sân giận, ngu tối, hành đủ ba căn bất thiện.

Này Xá-lợi-phất! Ta vì tạo lợi ích cho các Tỳ-kheo giữ giới, nên giảng nói hai trăm năm mươi giới kinh. Người ngu si như thế, chỉ do nhân duyên nhỏ ở thế gian, nên hướng đến người tại gia để giảng nói, thậm chí còn ghi chép để chỉ dẫn cho cư sĩ.

Này Xá-lợi-phất! Người ngu si như thế mới giảng nói: Các pháp đều không, tự tướng cũng không, vậy có chỗ nào để có thể tạo tác? Vì sao? Người ngu si như vậy hãy còn không thể trừ bỏ phiền não tham lam keo kiệt, huống gì có thể đoạn dứt vô minh.

Này Xá-lợi-phất! Lúc ấy, Tỳ-kheo giữ gìn giới luật không thể học tập hoàn hảo. Người giảng nói các pháp cũng không học tập hoàn hảo. Người đọc tụng kinh điển cũng không tu học hoàn hảo.

Này Xá-lợi-phất! Thế nào gọi là Tỳ-kheo thọ trì giới luật không thể tu học hoàn hảo? Trong kinh, Đức Như Lai giảng nói có ba học. Đó là học thiện giới (Giới), học thiện tâm (Định), học thiện tuệ (Tuệ). Người ấy đối với ba học này không thể tu học hoàn hảo, chỉ do nhân duyên nghe nhiều nên khinh mạn người khác, tức người này làm chướng ngại pháp lành. Người ngu như vậy, hãy còn không thể hỏi đáp đúng như pháp, huống hồ là đối với pháp không rốt ráo không thật có, có thể phát khởi tinh tấn.

Này Xá-lợi-phất! Bấy giờ, Tỳ-kheo phá giới thích làm công việc của cư sĩ, nên nêu giảng pháp thông dụng theo sứ mạng chữa trị các bệnh, để tự kiếm sống.

Này Xá-lợi-phất! Nay ông xem xét người xấu ác này, ở trong giáo pháp của ta xuất gia, thọ giới, thọ nhận sự cúng dường, mà lại cho ta là oán địch.

Này Xá-lợi-phất! Khi ấy, bốn Thiên vương, Thích Đề-hoàn Nhân, Đại phạm Thiên vương, cho đến hàng trăm ngàn vạn ức chư Thiên, thấy giáo pháp của ta bị hủy hoại như vậy đều hết sức ưu sầu than thở khóc lóc.

Này Xá-lợi-phất! Thật sự là không nên nương tựa theo ta mà làm việc phục vụ cho cư sĩ. Vì sao? Vì đệ tử của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, cho đến chư Thiên, Rồng, Thần, hãy còn không nên làm công việc bị sai khiến. Chư Thiên, Rồng, Thần đối với các đệ tử của ta cùng làm công việc sai khiến. Người ngu như vậy đã gần gũi với hàng cư sĩ, nếu có thể tu tập thông đạt các pháp Đệ nhất nghĩa không là điều không hề có.

Này Xá-lợi-phất! Bấy giờ Tỳ-kheo phá giới giảng nói Phật pháp cho người tại gia cho đến chỉ để có được một ly rượu. Ý ông thế nào? Phần nhiều là tham dục, giận dữ, ngu si mà thích đọc kinh nhiều, tham lợi kinh doanh bèn ngoài mà hành trì không thanh tịnh. Người ấy có thể tin hiểu các pháp không, rốt ráo không có gì là có, có thể đạt được nay đủ quả Sa-môn chăng?

–Bạch Thế Tôn! Không.

Này Xá-lợi-phất! Nếu Tỳ-kheo nào còn hứng thú khi đạt được các thứ y phục, đồ ăn uống, ngọa cụ, thuốc men mà giữ giới thanh tịnh, thì dù không thích các nơi ồn náo, tán loạn về lời nói, không tham nghĩa lý của ngoại đạo, ngày đêm siêng năng tinh tấn, như cứu lửa đang cháy đầu, nhất tâm chuyên cần thực hành tám con đường chân chánh, người này đối với pháp “không” không có chỗ thủ đắc hãy còn khó thông đạt được, huống hồ là kẻ ngu si kia, không có sự ham muốn sâu xa không có tin hiểu.

Này Xá-lợi-phất! Ông xem người ấy không biết nghĩa lý vô thượng của Như Lai nên phá hoại chánh pháp của ta, tự làm cho thân mình và thân người khác suy não lớn, như vậy là giặc lớn, là oan gia của thế gian, trong kinh này có nêu là nên mau xa lìa. Người ấy đối với Phật hãy còn không biết ân, tự nghĩ chúng ta đã là người xuất gia, đối với pháp này, chỗ không nên làm thì không nên làm theo.

Vì thế, này Xá-lợi-phất! Như Lai muốn khiến trong đời vị lai dứt trừ việc xấu ác đó mà giảng nói kinh như thế. Nếu Tỳ-kheo nào phá hủy giới đã thọ nhận, phá bỏ oai nghi và chánh kiến, nghe được kinh này thì sợ hãi chống trái với giới. Vì sao? Vì người phá giới, không thể trong một khoảng khắc như búng móng tay mà an trụ vào tướng Thánh nhân, mặc áo ca-sa. Nếu nghe kinh này tâm hoan hỷ, thì người đó gọi là cúng dường chư Phật, giữ gìn Phật đạo. Vì sao? Này Xá-lợi-phất! Đó gọi là cõi chân của Phật đạo. Nếu thiện nam, tín nữ nào muốn đạt được pháp Sa-môn, vì để được nghe kinh này nên phải vượt qua hơn trăm ngàn vạn ức do-tuần. Vì sao? Vì chư Phật Như Lai lâu lắm mới xuất hiện ở đời, tuy đã ra đời nhưng phải đúng thời mới giảng nói.

 

Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10