KINH NHẤT THIẾT NHƯ LAI ĐẠI BÍ MẬT VƯƠNG
VỊ TẰNG HỮU TỐI THƯỢNG VI DIỆU ĐẠI MẠN NOA LA

Hán dịch: Tây Thiên dịch Kinh Tam Tạng_ Triều Tán Đại Phu Thí Hồng Lô Thiếu Khanh_ Minh Giáo Đại Sư (kẻ bầy tôi là) THIÊN TỨC TAI phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

QUYỂN THỨ HAI

QUÁN ĐỈNH

PHẨM THỨ HAI

_ Bấy giờ Kim Cương Thủ Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Con tự biết mình viên mãn Phước Đức thù thắng. Đối với nghĩa Mạn Noa La vi diệu, nay đã được rồi.

Lại nữa, Người nào mới có thể nhiếp thọ để làm Đệ Tử?

Lại Đệ Tử sinh ở nước nào mới có thể nhiếp thọ? Đối với bốn Đại Tính: Sát Đế Lợi (K atriya), Bà La Môn (Brāhma a), Tỳ Xá (Vaiśya), Thủ Đà (Śūdra), bốn Tính như vậy có thể nhiếp thọ thời Tính nào là hơn hết?”

Đức Phật bảo Kim Cương Thủ: “A Di Đà Phật (Amitābha-buddha), Tỳ Lô Giá Na Phật (Vairocana-buddha) mới là Bí Mật Pháp Chủ Đại A Xà Lê trong ba cõi: không có Tướng, không có Tính, chẳng sinh chẳng diệt. Tuy trụ bí mật nhưng không có tướng bí mật.

Sau đó A Xà Lê cũng tu như vậy, hiểu thấu rõ ràng. Nếu hiểu thấu rồi mới là trụ tam Ma Địa (Samādhi). Kim Cương Liên Hoa Chủ là bậc có đủ Tâm Đại Bi, có đại lực.

Này Kim Cương Thủ! Nay Ta nói quốc độ, phương sở, nơi sinh của Đệ Tử kia.

Nếu người thuộc chủng tính Sát Đế Lợi hoặc Bà La Môn sinh tại nước Xá Vệ (Śrāvastī), nước Ma Già Đà (Magadha), nước Chi Na (Cīna), nước Tam Ma Đát Tra (), nước Khư Nễ Dã (), nước La Trà (), nước Nễ Bát La (), nước Tổ Ni Gia (), nước A Na Đa (), nước Câu Tát La (Kośala), nước Cụ Ni Ca (), nước Ma La Gia (Malaya), nước Nại La Vĩ Noa (). Người sinh ở các nước như vậy đều có thể nhiếp thọ.

Lại nếu không có người trong các nước như trên thì người ở nước Sư Tử (Si halā) với người của tất cả nước cũng có thể nhiếp thọ.

Lại người của nước Cát La Đa cũng được nhiếp thọ vì Duyên trong nước ấy từng sinh ra bậc Mâu Ni tối thượng.

Như các nước bên trên, hoặc người sinh trong chủng tính Sát Đế Lợi, Bà La Môn…nếu y theo A Xà Lê vâng nhận tu hành thì Hành Nhân ấy ắt được viên mãn

_ Lại vị A Xà Lê có dung mạo vui vẻ, đoan chính, viên mãn….có Tâm Từ Bi, Tâm thanh tịnh, niềm tin chắc thật không có dối trá, giáng phục các Căn, ít tham lam, ít ham muốn (dục), đủ Đại Biện Tài. Lại có Trí thâm sâu, nói lời dịu dàng tốt lành, cũng lại trong sáng. Tính chẳng keo kiệt, ưa thích Bố Thí, không có gang tỵ, không có sợ hãi, xa lìa Ngã Mạn (Ātma-māna), thường vui cúng dường bậc Đại A Xà Lê với chúng Hiền Thánh. Lại hay diễn nói Pháp Chân Như (Tathatā), thường thực hành Hạnh Chân Ngôn (Mantra-caryā), chẳng nói điều tốt đẹp của mình, luôn khen ngợi Đức Độ của người khác. Đối với Tất Địa (Siddhi) thì chỗ đã tu, chỗ đã làm…tất cả viên mãn. Đối với Đệ Tử cũng chẳng nghi ngờ, chế diễu

Lại đối với Đệ Tử không có chỗ hy vọng, dùng Tâm Đại Bi cáo bạch với Hiền Thánh, khiến các Đệ Tử y theo Hạnh tương ứng, được vào tất cả Mạn Noa La. Lại khiến Đệ Tử y theo Nghi Quỹ, nhân quả tương ứng mà được giải thoát. Lại đem Pháp của Chân Ngôn, Ấn Khế, Chân Như trao truyền cho Đệ Tử.

_ Đệ Tử thưa bạch với A Xà Lê rằng: “Làm sao đạt được Pháp của Chân Ngôn, Ấn Khế, Chân Như này?”

A Xà Lê nói: “Lành thay! Lành thay! Phật Tử hãy nghe cho kỹ! Đức Phật nói Chân Ngôn này từ Trí viên mãn của Chân Như, dùng phương tiện Tuệ mà đưa ra. Ở trong ba cõi tạo Hóa Thân Phật (Nirmā a-kāya-buddha), hiện sức tinh tiến gắng gỏi ví dụ hiển bày dạy bảo nghĩa sâu xa tốt lành ở chặng đầu, chặng giữa, chặng cuối.

Dùng Tam Ma Địa (Samādhi) y theo Kim Cương Liên Hoa Hạnh Giáo, nhóm Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva), tộc Thích Ca (śākya) của Ta vì thương xót tất cả hữu tình, làm bậc Đại A Xà Lê. Nay ở trong Tộc (Kulāya)này thành tựu Chân Ngôn Đà La Ni: một trăm hoặc ba trăm, tùy theo chỗ yêu thích, y theo sức tương ứng của Chân Như mà được thành tựu. Có thể dùng sự viết chép trao truyền cho Đệ Tử trì tụng, tu hành, lợi lạc hữu tình khiến cho chẳng đoạt tuyệt.

Đệ Tử được A Xà Lê trao truyền dạy bảo xong, lễ bàn chân của A Xà Lê… Nên đem vàng, bạc, châu báu với voi, ngựa…cho đến cả thân của mình đều thành Tâm phụng hiến A Xà Lê với Hiền Thánh trong Mạn Noa La

_Bấy giờ A Xà Lê làm Kim Cương Tát Đỏa nói lời tương ứng là: “Con thọ nhận Pháp bí mật này”. Thời A Xà Lê giúp niệm, chứng minh Già Đà.

Lúc đó Minh Chúng ấy tạo làm Chứng này: “Nay con (họ tên) y theo Pháp phụng hiến: vàng, bạc, châu báu với voi, ngựa…cầu xin việc (…..) làm Cúng Dường Mạn Noa La

Khi ấy A Xà Lê làm riêng Quán Đỉnh Mạn Noa La, khiến Đệ Tử ngồi Kiết Già trên tòa Sư Tử ở trong Mạn Noa La, tự kết Kim Cương Hợp Chưởng Ấn để ngang trái tim rồi trụ.

Thời A Xà Lê lại dùng Bản Tôn Minh Vương Chân Ngôn gia trì vào cái bình Át Già thứ nhất, an trí trong Mạn Noa La. Sau đó lại tụng Bản Tộc Tôn Tâm Chân Ngôn gia trì rồi cho Quán Đỉnh. Liền đem Ấn trước an trên đỉnh đầu với an trên cổ rồi cho Quán Đỉnh

A Xà Lê lại xưng tên của Đệ Tử: “Nay Ta đem Minh (Vidya) này trao cho (họ tên…). Nguyện xin Hiền Thánh trong tất cả Mạn Noa La xót thương nhận lấy” Đệ Tử lại đem việc mà ý đã mong cầu, tự xưng báo với Hiền Thánh.

A Xà Lê ấy lại kết Bản Tôn Căn Bản Ấn gia trì trên trán với trái tim của Đệ Tử, lại cho Quán Đỉnh, liền tụng Chân Ngôn mà cho Quán Đỉnh.

A Xà Lê nói: “Ngươi từ nay về sau, hết thảy Pháp Quán Đỉnh của tất cả Thế Gian, ngươi đều đạt được”

Lại dùng nghi thức của Kim Cương Quyền (Vajra-sa dhi), liền trao chày Kim Cương cho Đệ Tử Quán Đỉnh khiến thường thọ trì. Trước tiên đem chày Kim Cương đã trao, an trên trái tim của Đệ Tử rồi cho Quán Đỉnh. Lại an trên trán, tiếp theo an trên đỉnh đầu để cho Quán Đỉnh

Như vậy Quán Đỉnh xong. Vị A Xà Lê ấy bảo Đệ Tử rằng: “Này Thiện Nam Tử! Ngươi đã ở chỗ của tất cả Như Lai với tất cả Chấp Kim Cương mà được Quán Đỉnh. Ngươi đã thù thắng, là Xuất Thế Gian chân thật như được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Anuttarā-samyaksa buddhi: Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác) Tiếp theo lại đem chày Kim Cương giao cho Đệ Tử rồi khiến thọ trì. A Xà Lê nói: “Ngươi nhận chày Kim Cương này, ngươi là người đã vào Kim Cương Tam Muội (Vajra-samādhi). Đây thành chày Kim Cương tối thượng của tất cả Như Lai, ngươi luôn thọ trì sẽ được Trí Kim Cương tối thượng Trì Kim Cương Chân Ngôn là:

“Án, tát lý-phộc đát tha nga đa, tất địa phộc nhật la”

A Xà Lê truyền Tam Muội bí mật cho Đệ Tử, phát Tâm rộng lớn chẳng được keo kiệt. Tại sao thế? Vì muốn khiến cho tất cả hữu tình được viên mãn Đại Trí.

Lại nếu có chúng sinh đối với A Xà Lê ngông cuồng sinh sự hủy báng thì ngươi nên ủng hộ A Xà Lê. Nếu có người đối với Pháp sinh lòng yêu thích thì có thể đem Kim Cương Bí Mật Tam Muội với Bí Mật Mạn Noa La Ấn mà trao truyền cho họ.

_ Lại A Xà Lê bảo Đệ Tử rằng: “Ngươi có đủ Tâm Bồ Đề, đối với Bí Mật Vương, nên chí Tâm hộ trì”

Lại nữa, Đệ Tử như lúc trước được thọ nhận, mọi loại Quán Đỉnh tùy theo Duyên xong, liền có thể đem Pháp Quán Đỉnh của năm Đức Phật mà cho Quán Đỉnh Nghi Thức Quán Đỉnh ấy là: Trước tiên nên ở chỗ của Mạn Noa La, bày biện hương, hoa, đèn, hương xoa bôi cùng với phan, lọng, mọi loại vật cúng dường. Lại tất cả Nghi Thức chẳng được khuyết thiếu, sau đó khiến Đệ Tử chuẩn bị Thân Tâm tinh khiết rồi mới vào Mạn Noa La A Xà Lê ấy vì Đệ Tử làm các việc Pháp, sau đó kết Bản Tôn Ấn, tụng Bản Tôn Chân Ngôn cho Đệ Tử quán đỉnh

Bắt đầu là Trung Phương Tỳ Lô Giá Na Ấn:Tách mở hai ngón cái, hai ngón út, các ngón còn lại đều tưởng hơi co thì thành Ấn. An trên đỉnh đầu của Đệ Tử, tụng bản  Tôn Chân Ngôn cho Quán Đỉnh Chân Ngôn là:

“Án, tát lý-phộc đát tha nga đa, đạt lý-di thấp-phộc la, y nan tát lý-phộc đát tha nga đa, đát-phệ nẵng, tỳ săn tả, hác”

Đông Phương A Súc Phật, kết Kim Cương Tát Đỏa Ấn: Hai tay cùng cài chéo các ngón rồi nắm quyền, dựng đứng hai ngón giữa tưởng dính nhau như cây kim thì thành Ấn. An trên trán của Đệ Tử, liền tụng Chân Ngôn cho Quán Đỉnh.

Chân Ngôn là:

“Án, tát lý-phộc đát tha nga đa, nhạ-noa nẵng, tỳ sắt kế noa, tỳ săn tả, hồng”

O_ sarva tathāgata Jñāna abhiaikā ā abhi i ca Hū

 

Nam Phương Bảo Sinh Phật Ấn: Dùng Kim Cương Tát Đỏa Ấn lúc trước, co hai ngón giữa như hình báu. An trên lỗ tai phải của Đệ Tử, tụng Bản Tôn Chân Ngôn cho Quán Đỉnh

Chân Ngôn là:

“Án, tát lý-phộc đát tha nga đa, tỳ sắt ca, la đát-nẵng, tỳ săn tả, đát-lãm”

O_ sarva tathāgata abhi aika ratna abhi i ca Trā

 

Tây Phương Quán Tự Tại Vương Phật Ấn: Dùng Kim Cương Tát Đỏa Ấn lúc trước, co hai ngón giữa như cánh hoa sen thì thành Ấn. An phía sau đỉnh đầu của Đệ Tử, tụng Bản Tôn Chân Ngôn cho Quán Đỉnh.

Chân Ngôn là:

“Án, tát lý-phộc đát tha nga đa, đạt lý-ma tỳ sắt kế noa, tỳ săn tả, hứ-lý

 

Bắc Phương Bất Không Thành Tựu Phật Ấn: Dùng Kim Cương Tát Đỏa Ấn lúc trước, Dựng thẳng hai ngón út, hai ngón giữa (?hai ngón cái), tưởng dính nhau như cây kim thì thành Ấn. An trên lỗ tai trái của Đệ Tử, tụng Bản Tôn Chân Ngôn cho Quán Đỉnh.

Chân Ngôn là:

“Án, tát lý-phộc đát tha nga đa, tỳ sắt kế, ma hạ vĩ thấp-phộc phộc nhật-la, tỳ săn tả, ác”

 

Tiếp theo liền trao truyền Ngũ Phật Kế Man Quán Đỉnh. Như vậy được Quán Đỉnh xong, như đồng với Nhất Thiết Trí Trí gần gũi trao truyền Quán Đỉnh. Từ đây ban cho tên gọi, được xưng là Đại Thượng Nhân, hoặc xưng là A Xà Lê, đều nhận được sự cúng dường thắng diệu tối thượng của Thế Gian, tự tại khoái lạc.

 

A XÀ LÊ

PHẨM THỨ BA

_ Lại nữa, Kim Cương Thủ Bồ Tát bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Thế Tôn! Phàm A Xà Lê, hết thảy Hiền Thánh của Cúng Dường Mạn Noa La. Vàng, bạc, Ma Ni, tất cả tài vật cho đến loài voi, ngựa…đã bố thí. Khi vị A Xà Lê ấy nhận được thì sau đó nên dùng như thế nào? Nguyện xin Đức Đại Mâu Ni vì con mở nói”

Đức Phật nói: “Này Kim Cương Thủ! A Xà Lê nên có chỗ bố thí tất cả vật cúng dường. A Xà Lê ấy thọ nhận xong, nên chia ra làm ba phần: phần thứ nhất kính dâng lên Tam Bảo, phần thứ hai chia cho nhóm Bà La Môn Ngoại Đạo Ni Kiền Tử…Phần thứ ba lại chia ra làm hai nửa phần, nửa phần cho Đồng Học (người học chung chỗ) của A Xà Lê, nửa phần A Xà Lê tự dùng

Lại phần của Tam Bảo lúc trước cũng chia ra làm ba phần: một phần của Phật, một phần của Pháp, một phần của Tăng. Như vậy phân chia xong thì mỗi mỗi đều thọ dụng.

Phần của Phật thì được làm tượng Phật với tháp, miếu…

Phần của Pháp thì có thể dùng viết chép tất cả Kinh Pháp của Như Lai Phần của Tăng thì có thể làm mọi thứ thức ăn uống, cúng cho chúng Tăng.

Nếu A Xà Lê hay như vậy phân biệt thứ tự trợ nhau chẳng xâm tổn thời Hiền Thánh của tất cả Mạn Noa La thảy đều vui vẻ, tất cả chỗ mong cầu đều được thành tựu.

Nếu sau khi A Xà Lê đã mỗi mỗi chia phần, hoặc lại có người vì biết việc ấy, Tâm trụ keo kiệt xâm phạm Tam Bảo, chẳng y theo hết thảy điều mà A Xà Lê đã chỉ dạy. Do Nhân Quả cho nên sau khi chết đi, sẽ bị đọa vào Địa Ngục Khiếu Hoán, (Raurava). Sau này sinh vào cõi người, vì nghiệp còn sót lại, nên sinh trong loài chó”.

_ Lại nữa Kim Cương Thủ bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Nhất Thiết Trí Trí, tất cả hữu tình luôn ở tại Tâm Niệm. Nguyện hãy vì con nói tất cả Hạnh của Chân Ngôn tối thượng. Làm thế nào mà vị Đại A Xà Lê biết Pháp của nhóm Tức Tai, Tăng Ích với Kính Ái, Điều Phục? Cho đến người trì tụng tu Quán Tưởng tương ứng với Pháp hộ  Ma của Mạn Noa La? Vị A Xà Lê ấy trụ Trí Tuệ Luân diệt tất cả tội?”

Đức Phật nói: “Này Kim Cương Thủ! Nếu A Xà Lê đối với người tu hành trong Chân Ngôn, có đủ Tâm Đại Bi thương xót tất cả Bà La Môn Ngoại Đạo Ni KIền Tử. Dùng lời chân thật khuyên dụ khai phát, khiến cho tin Pháp bí mật sâu xa, rồi đối với Đồng Học cũng chẳng chê bai, giữ gìn năm Giới bền chắc, lại thực hành thâm sâu mười Ba La Mật, viên mãn Đại Trí.

Lại nữa A Xà Lê hay cứu độ hữu tình, hay giúp cho trừ diệt tất cả tội chướng. Lại tự mình xa lìa sự sát sinh với nói dối. Tự mình chẳng uống rượu cũng chẳng khuyên người khác uống rượu, tại sao thế? Vì uống rượu là gốc rễ của tất cả lỗi lầm

Nếu A Xà Lê thực hành sự chẳng chân thật, săng bậy xưng là có Đức, lại ưa chấp vào điển tịch, văn tự, ca vịnh của Thế Tục. Lại khen ngợi hữu tình chấp ta chấp người. Nếu A Xà Lê là người như vậy thì quyết định bị đọa vào Địa Ngục, nẻo ác”.

_ Kim Cương Thủ bạch rằng: “Nếu A Xà Lê thọ nhận thực hành Pháp của đời (Thế Pháp) luôn chọn lấy sự khoái lạc. Luôn ăn thịt, uống rượu, ăn vị cay nồng (rau cỏ có mùi vị cay nồng) thì vị A Xà Lê ấy làm sao độ cho Đệ Tử vào Mạn Noa La? Làm sao độ cho Đệ Tử miễn được nạn Luân Hồi? Làm sao có thể được Chân Ngôn Tất Địa? Nay con nghi ngờ việc ấy thế nào?”

Đức Phật nói: “Này Kim Cương Thủ! Không có vị A Xà Lê nào thọ nhận thực hành Pháp của đời (Thế Pháp) luôn chọn lấy sự khoái lạc, ưa thích ăn thịt, uống rượu, ăn vị cay nồng cả. Nếu có A Xà Lê ưa thích tu Hạnh tương ứng thì mới chân thật được tên gọi là A Xà Lê.

Kim Cương Thủ! Ông hãy lắng nghe Hạnh của Bồ Tát (Bodhisatva-caryā), nay Ta sẽ nói. Bồ Tát Hạnh là phụng trì Giới Pháp thực hành con đường của Bồ Tát (Bodhisatva-mārga: Bồ Tát Đạo), tin sâu bền chắc, chí ưa thích tương ứng, trụ Pháp không phân biệt không ngăn ngại, chẳng thực hành sự nói dối, uống rượu, vui đùa, nhóm Ngã Nhân Kiến (cái thấy sai lầm chấp trước Ta và Người có thật)…Như vậy phụng trì Giới (Śīla) không có lỗi lầm. Đây là A Xà Lê đã thực hành Hạnh của Bồ Tát. Nếu A Xà Lê đối với tất cả việc mà có chỗ thiếu sót thì đấy là ở Giới Hạnh mà khuyết thiếu nơi Trí”

_Kim Cương Thủ Bồ Tát bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Thế nào là Trí (Jñāna)?”

Đức Phật nói: “Này Kim Cương Thủ! Do đối đãi với ba cõi (Trayo-dhātava :tam giới) mà gọi là Trí”

_Kim Cương Thủ bạch rằng: “Thế Tôn! Thế nào gọi là ba cõi?”

Đức Phật nói: “Kim Cương Thủ! Tâm (Citta) tức là ba cõi”

_Kim Cương Thủ bạch rằng: “Thế nào gọi là Tâm?”

Đức Phật nói: “Tâm vốn không có sắc tướng, chẳng có thể lấy bỏ. Do không có sắc tướng đi đến khắp (Sarvatraga: biến hành) các Căn (Indriya). Do đi đến các Căn thỏa mãn dính mắc với Cảnh Giới (Vi aya) ví như Di Hầu (Marka a: Một loài vượn) bị vướng vào lưới bẫy. Tâm (Citta) bị Cảnh (Vi aya) cột buộc cũng lại như vậy”

_Kim Cương Thủ lại bạch Phật rằng: “Ba cõi được nói như thế nào?”

Đức Phật nói: “Này Kim Cương Thủ! Ba cõi là cõi Tham, cõi Sân, cõi Si

Kim Cương Thủ! Kẻ kia nếu không có Tâm tức không có Tham (Rāga), nếu không có Tham tức không có Sân (Dve a), nếu không có Sân tức không có Si (Moha) Lại nữa Kim Cương Thủ Bồ Tát! Tâm không có sắc tướng đi vào khắp sáu Căn (Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý). Căn Cảnh duyên với nhau liền thành sự tham dính (Tham ái chấp dính trong các Dục Nhiễm)

Này Kim Cương Thủ! Tâm đi đến Nhãn Căn (Cak ur-indriya:con mắt) nhìn thấy chỗ thuận nghịch, đối với điều thuận thì khởi yêu thương, đối với điều nghịch thì sinh giận dữ. Do Tâm sinh giận dữ cho nên sự ngu si mê muội liền hiện ra trước mặt, chẳng thể phân biệt đâu là đúng, đâu là sai. Không có xấu hổ (Hrī: Tàm) không có hối hận (Apatrāpya: Quý), chẳng khiếp hãi, chẳng kinh sợ. Do đấy cho nên gây ra mọi loại tội… Nghiệp ác bùng cháy mãnh liệt, bị rơi vào trong Nê Lê (Niraya: Địa Ngục)

Kim Cương Thủ! Nếu có dính vào Tham Sân Si thì Tâm dơ bẩn lỗi lầm bị mọi loại ràng buộc của Nghiệp Hắc Ám. Đây chẳng phải là Bồ Tát A Xà Lê Hạnh

Nếu A Xà Lê thực hành Hạnh tương ứng của Bồ Tát, như báu Pha Chi (Spha ika:Pha lê) trong sạch không dơ bẩn, Tụ Tính vắng lặng, Trí Tuệ viên mãn như mặt trăng trong hư không không có chỗ chướng ngại, sau đó phát Tâm Bồ Đề (Bodhicitta) bền chắc chẳng thoái lùi

Dùng Thiền Định Ấn (Dhyāna-mudra) ấn vào các Căn khiến cho các Căn ấy vi diệu không dơ bẩn, khiến cho Bồ Đề Phần (Bodhya ga) viên mãn đầy đủ, sau đó dùng nước Cam Lộ của Pháp mà thường rưới rót, dùng gió Giải Thoát màu nhiệm thổi vào khiến cho tăng trưởng.

Lại trụ tại Thiền Định Ấn như hơi thở chẳng đi ra, quán trên trái tim của mình có hoa sen lớn, trên hoa có vành trăng đầy tỏa ánh sáng trắng chiếu rọi bốn phương.

Lại quán Tam Muội Ấn (Samādhi-mudra) ấn ở trung tâm. Dùng nhóm Tam Muội Ấn này nhiếp trì ba Nghiệp chẳng cho tán loạn, chỉ chút ít thời gian, yên lặng mà trụ. Sau đó lui ra, dùng Chân Ngôn với Ấn mà cảnh giác. Đã giác ngộ xong, lại phóng ánh sáng để viên mãn Nhất Thiết Trí Trí (Sarva-jña-jnāna)”

_ Đức Phật nói: “Vành trăng, Tam Muội Ấn, tướng của Tâm, Giới tốt lành…đã quán, tức là Trí Chủng Tử Như Lai của Bản Tôn.

Lại nữa Tâm của chúng sinh trụ tại Thân mười tám Giới như hoa sen ấy có mùi thơm Kim Cương Thủ! Như người dùng hoa xông ướp đất, hoặc xông ướp vật khác. Hoa tuy chẳng thấy mùi thơm, liền lưu giữ lại cũng lại như vậy.

Kim Cương Thủ! Hạt giống của Chân Ngôn y theo tương ứng ấy như Tính giải thoát thẳng đến tận bờ mé Luân Hồi, nhưng hạt giống chẳng đứt đoạn, dùng phương tiện của Trí liền thành mọi loại Tướng

Lại mùi thơm của hạt giống, nhiếp thọ quán tưởng. Thân của A Xà Lê một hướng chẳng lùi, hay khiến cho A Xà Lê nhiếp thọ tất cả hữu tình, thực hành nơi cứu độ, cho đến ở phần của ngày đêm cũng chẳng bị mất Thời (Kāla)”

_Kim Cương Thủ Bồ Tát bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Thế nào gọi là Thời?”

Đức Phật nói: “Này Kim Cương Thủ! Thời có hai loại”

_Thế nào là hai?

Đức Phật nói: “Một là Nội (bên trong), hai là Ngoại (bên ngoài)”

_Kim Cương Thủ nói: “Thế nào gọi là Nội, Ngoại?”

Đức Phật nói: “Kim Cương Thủ! Nay Ta vì ông nói ở thời bên ngoài (ngoại thời). Thời bên ngoài là một phần ngày đêm chia ra làm tám Thời lớn, đem hai Thời nhỏ làm một Thời lớn, đem bốn thời lớn làm một ngày, gấp đôi điều này là một ngày đêm. Đấy là tám Thời.

Lại Kim Cương Thủ! Dùng thời mà mặt trời, mặt trăng hiện ra ẩn mất với Thời mà tinh tú hiện ra ẩn mất…mới là Thời mà người hành trì tụng làm Pháp Tức Tai, Tăng Ích sẽ được thành tựu tất cả ý nguyện. Nếu ở Thời này phát Tâm tinh tiến thực hàng điều lợi lạc thì tất cả Ma Chướng chẳng dám đến gần.

Nếu là người làm Pháp Phẫn Nộ thì có thể dùng Thời giờ Ngọ của ban ngày với

Thời lúc nửa đêm (giờ Tý). Nếu dùng Thời khác thì chẳng đạt ý nguyện”

_Kim Cương Thủ Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Đã nói về Thời bên ngoài (ngoại thời) còn Thời bên trong (nội thời) như thế nào?”

Đức Phật nói: “Này Kim Cương Thủ! Thời bên trong nghĩa là hợp với Thuyết vi diệu bí mật bậc nhất, tức dùng Trí giải thoát của Tướng Tâm Bồ Đề vì đối với hữu tình, nói Pháp Chân Ngôn ấy, thành tựu việc của nhóm Tức Tai, Tăng Ích, Kính Ái, Điều Phục. Ở trong hai Thời hay thành tựu hai loại Pháp, ấy là Pháp tương ứng thành tựu với Pháp Hộ Ma của Mạn Noa La. Được thành tựu này như báu Lưu Ly (Vai urya) ứng hiện Sắc Tượng, tất cả không có ẩn, thảy đều thành tựu cũng lại như vậy.

Kim Cương Thủ! Lại dùng năm Tức Pháp (Pháp thở) tận hết Thời còn lại ấy

1_ Nhật Tức (hơi thở mặt trời)

2_ Nguyệt Tức (hơi thở mặt trăng)

3_ Nhạ La (Jala) Tức (hơi thở giòng nước)

4_ Mẫu Tổ Tra (Mu a) Tức [hơi thở Chu Thần (Thần Khí màu đỏ tươi)]

5_ Diệu Hương Tức (hơi thở thơm màu nhiệm)

Trước tiên tưởng hai hơi thở mặt trời mặt trăng lưu hành ở trong Thân, chảy vòng hết trên dưới như ngọn đèn soi chiếu cái thất, trừ bỏ Hắc Ám xong thì khoái lạc hiện tiền. Như vậy chiếu soi xong thì trụ ở trong bụng.

Lại tưởng hơi thở Nhạ La thứ ba, như vật chảy rót hướng vào bên trong lỗ rốn. Hoặc lại xoay chuyển theo bên trái bên phải. Lại tưởng lỗ rốn sinh một gốc rễ, sinh ra hoa sen Kim Cương nở rộ tròn đầy

Lại tưởng hơi thở Mẫu Tổ Tra thứ tư, như thân của vị vua kia không có con mắt, mê muội trụ trong hoa sen. Song, tưởng có Ấn của vua (vương ấn) ngay trước mặt. Lại tưởng hơi thở mặt trời mặt trăng lưu hành hai bên trái phải với bên trên bên dưới, mặt trời trụ ở bên trên, mặt trăng trụ ở bên dưới, ánh sáng của mặt trăng tuôn sóng như rưới rót Cam Lộ (Amta)

Thứ năm, tưởng hơi thở Diệu Hương từ đỉnh đầu tuần tự đi đến ở trán, mặt đạt đến lông mày, tóc mai…cho đến ở con mắt với quay lại cái cổ, cần cổ…chảy giáp vòng chẳng đứt đoạn, ngay ngắn mà trụ

Này Kim Cương Thủ! Hơi thở là sinh mệnh của hữu tình, năm hơi thở mượn gọi là phân biệt, dùng điều này giữ gìn Tâm trọn hết Thời Phần này. Hoặc lại vì tất cả hữu tình, dùng Pháp Chân Ngôn viên mãn thành tựu Tâm của hoa sen Kim Cương trọn hết Thời Phần ấy không có ngăn che, không có trở ngại. Lại hoặc biết thấu tỏ tất cả Diệu Pháp không có Tướng không có dụng, viên mãn Tâm Bồ Đề của tất cả hữu tình. Dùng điều này trụ Tâm trọn hết Thời Phần ấy. Hoặc làm Tức Tai, Tăng Ích, Kính Ái, Điều Phục, Diệu Mạn Noa La trọn hết ở Thời Phần.

Kim Cương Thủ! Như vậy mọi loại các Pháp của Thời bên trong (nội thời), nay Ta nói xong, ông nên y theo mà thực hành.

Nếu lại người y theo thực hành Thời như vậy thì tự nhiên an trụ niềm vui sinh Trí Tuệ. Nếu yêu thích Trí Tuệ thì tự nhiên được tất cả Pháp bình đẳng, được Pháp bình đẳng xong thì được Thân an trụ, được Thân an trụ xong thì được Trí an trụ, dùng Trí an trụ thì biết trú xứ của Tâm Bồ Đề, biết trú xứ của Tâm Bồ Đề xong thì lại được Trí thù thắng của tất cả Pháp, dùng Trí thù thắng ấy biết việc ở quá khứ hiện tại vị lai.

Này Kim Cương Thủ Bồ Tát! Biết Trí ấy phát sinh xong, cần phải biết Pháp tương ứng của Nhãn Giới (Cak u-dhātu: Phạm vi thấy được của con mắt), ấy là màu sắc của nhóm đỏ trắng, tướng dài ngắn thô tế

Kim Cương Thủ! Dùng Trí của Trí Tuệ như vậy, phát sinh Nhĩ Giới (Śrātradhātu: Phạm vi nghe được của lỗ tai) được nghe âm thanh. Âm thanh đã nghe được, như Nghĩa Lý ấy hiểu thấu cùng tận.

Kim Cương Thủ! Như vậy cho đến Pháp của nhóm cái mũi (Ghāna:Tị), cái lưỡi (Jihva:Thiệt), thân thể (Kāya:Thân), Ý (Manas)…Dùng Trí của Trí Tuệ quán sát, hiểu thấu thảy đều cùng tận.

Này Kim Cương Thủ! A Xà Lê được Trí của Trí Tuệ liền hay biết thấu tỏ Nghĩa bậc nhất (Paramārtha:Chân Lý tối cao của Phật Giáo) của Hiền Thánh. Biết Đệ Nhất Nghĩa (Paramārtha) của Hiền Thánh xong, dùng Trí của Trí Tuệ phương tiện tin hiểu, được sinh Trí của Chân Như. Biết Trí Chân Như ấy xong mới được đầy đủ các Tướng, cũng lại được viên mãn ba mươi bảy Đạo Phẩm, được Hữu Tình Trí Tuệ Trí sinh

Kim Cương Thủ Bồ Tát! A Xà Lê này như Ta ở trong ba cõi làm Như Lai, đầy đủ Nhất Thiết Trí Trí Tam Ma Địa, khiến cho hữu tình được sinh nơi Trí cũng lại như vậy.

Lại nữa Kim Cương Thủ! A Xà Lê với các Hành Nhân giữ gìn Bồ Tát Giới hoặc Tỳ Kheo Giới cần thiết nên xa lìa lỗi lầm Tà Hạnh của Thân, chỉ đối với chồng của mình, vợ của mình tuy thực hành Pháp của đời (thế Pháp) giống như uống thuốc, đã được Trí Tam Ma Địa cũng lại hay khiến cho hữu tình được trụ Chính Đạo. A Xà Lê ấy có đủ Tam Ma Địa của ba cõi, được biết Hữu Tình Trí Tuệ Trí sinh, cũng lại hay khiến cho Hữu Tình Trí Tuệ Trí sinh”

_Kim Cương Thủ Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam Ma Địa Trí Tuệ Trí Phương Tiện Hữu Tình Đẳng ?”

Đức Phật nói: “Này Kim Cương Thủ! Bồ Tát Tam Ma Địa Trí Phương Tiện Hữu Tình Đẳng mới là hữu tình đối với các Căn, bốn Đại (đất, nước, gió, lửa) cùng với thân miệng ý…một hướng bình đẳng chẳng lay động. Hữu Tình của nhóm này sinh Tam Ma Địa ấy

Lại nữa Kim Cương Thủ! Trí Tuệ Trí Phương Tiện ấy rất hay phát sinh Hữu Tình Đại Bí Mật Quán Tưởng, xa lìa mọi loại Tướng, tin hiểu như thật Chân Như Diệu Tam Ma Địa, lại được tự thân thực hành nơi Chính Đạo”.

_Đức Phật nói: “Này Kim Cương Thủ! Từ Chân Như Tâm Trí Tuệ Trí Phương Tiện Tam Ma Địa của Ta sinh ra Kim Cương Tát Đỏa Bồ Tát (Vajra-Satva), Kim Cương Vương Bồ Tát (Vajra-Rāja), Kim Cương Ái Bồ Tát (Vajra-Rāga), Kim

Cương Thiện Tai Bồ Tát (Vajra-Sādhu)

Lại ở Phước Đức Tụ Tam Ma Địa sinh ra Kim Cương Bảo Bồ Tát (Vajra-

Ratna), Kim Cương Quang Bồ Tát (Vajra-Teja), Kim Cương Tràng Bồ Tát (VajraKetu), Kim Cương Tiếu Bồ Tát (Vajra-Hāsa)

Lại ở Trí Tuệ Môn Tam Ma Địa sinh ra Kim Cương Pháp Bồ Tát (VajraDharma), Kim Cương Lợi Bồ Tát (Vajra-Tīk a), Kim Cương Nhân Bồ Tát (VajraHetu), Kim Cương Ngữ Bồ Tát (Vajra-Bhā a)

Lại ở Đại Tinh Tiến Tam Ma Địa sinh ra Kim Cương Nghiệp Bồ Tát (Vajra-

Karma), Kim Cương Hộ Bồ Tát (Vajra-Rāk a), Kim Cương Nha Bồ Tát (VajaDa ra), Kim Cương Quyền Bồ Tát (Vajra-Sa dhi)

Lại ở Thích Duyệt Tâm Tam Ma Địa sinh ra Kim Cương Hý Bồ Tát (VajraLāsī), Kim Cương Man Bồ Tát (Vajra-Mālā), Kim Cương Ca Bồ Tát (Vajra-Gītā), Kim Cương Vũ Bồ Tát (Vajra-N tyā)

Lại ở Chân Như Huân Đẳng Tam Ma Địa sinh ra Kim Cương Hương Bồ Tát (Vajra-Dhūpa), Kim Cương Hoa Bồ Tát (Vajra-Pu pa), Kim Cương Đăng Bồ Tát (Vajra-Āloka), Kim Cương Đồ Hương Bồ Tát (Vajra-Gandha)

Lại ở Kim Cương Trí Tam Ma Địa sinh ra Kim Cương Câu Bồ Tát (VajraA kuśa), Kim Cương Sách Bồ Tát (Vajra-Pāśa), Kim Cương Tỏa Bồ Tát (Vajra- Spho a), Kim Cương Linh Bồ Tát (Vajra- Āveśa, hay Vajra-gha ā)

Lại ở Lục Ba La Mật Trí Tuệ Tam Ma Địa khởi tướng biến hóa, viên mãn Bồ Đề Hạnh sinh ra Đại Từ Bồ Tát (Mahā-maitra), Phật Nhãn Bồ Tát (Buddha-locana), Vô Năng Thắng Bồ Tát (Aparājita), Bạch Hào Tướng Bồ Tát (Ūr a-lak a a), Khổng Tước Minh Vương Bồ Tát (Viyūra-vidya-rāja), Đại Tùy Cầu Bồ Tát (Mahāpratisarā)

Lại nữa có Tam Ma Địa sinh ra tám vị Bồ Tát Hộ Thế của sức Trí Tuệ Đại Bình Đẳng. Ấy là Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara), Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajrapā i), Từ Thị Bồ Tát (Maitreya), Hư Không Tạng Bồ Tát (Ākāśa-garbha), Phổ Hiền Bồ Tát (Samanta-bhadra), Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Ma juśrī), Trừ Cái Chướng Bồ Tát (Sarva-nirvara a-vi ka bhin), Địa Tạng Bồ Tát (K iti-garbha).

Lại nữa, có Quán Tự Tại Bồ Tát Bộ (Avalokiteśvara-bodhisatva-kulāya) dùng vô số Thần Thông làm Tướng biến hóa Bồ Tát, Mã Thủ Đại Minh Vương (Hayagrīvamahā-vidya-rāja) với hàng Trời (Deva), Người (Manu a), A Tu La (Asura)…ở trong nạn khổ lớn cứu độ tất cả Hữu Tình. Ấy là: Bạch Bồ Tát (Śveta), Đại Bạch Bồ Tát (Mahā-śveta), Ma Ma Cát Bồ Tát (Māmaki), Tần My Bồ Tát (Bh ku i), Hàm Phộc Lý Bồ Tát (Mavarī), Ma Lý Chi Bồ Tát (Marīcī), Thánh Tổ Noa Bồ Tát (āryacundhe), Ma Thuật Phộc Để Bồ Tát (Vasu-pati), Bảo Man Bồ Tát (Ratna-mālā), Đại Quang Bồ Tát (Mahā-prabhāsa) với Tối Thắng Hạnh Bồ Tát (Agra-caryā).

Lại nữa, có Kim Cương Bộ (Vajra-kulāya) từ trong trái tim của Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajra-pā i) sinh ra như Chấp Kim Cương Vương (Vajra-dhāra-rāja). Nhóm Bồ Tát này hay ban cho thành tựu. Ấy là: Ma Ma Cát Bồ Tát (Māmaki), Kim

Cương Nỗ Để Bồ Tát (Vajra-du i), Kim Cương Hiến Đà Ly Bồ Tát (Vajra-Ghandhari), Kim Cương Di Khư La Bồ Tát (Vajra-mekhala)

Lại nữa, có Di Khư La Bồ Tát (Mekhala), Kim Cương Thiểu Ni Bồ Tát (), Kim Cương Ba Xá Bồ Tát (Vajra-Pāśa), Kim Cương Tốc Bồ Tát (), Kim Cương Thuật La Bồ Tát (Vajra-Śūla), Kim Cương Quang Diệm Khẩu Bồ Tát (Vajra-Teja-mukha), Kim Cương Quang Minh Bồ Tát (Vajra-prabhāsa), Kim Cương Câu Bồ Tát (VajraA kuśa), Kim Cương Tối Thắng Trang Nghiêm Bồ Tát ().

Lại có ba Bí Mật (Tri-guhya) sinh Đại Phẫn Nộ Minh Vương (Mahā-krodhavidya-rāja) thuộc nhóm Đại Lực Cam Lộ Quân Trà Lợi (Mahā-bala-Am taku ali). Nhóm Minh Vương này ở hàng trung bình của ba Tộc (Tri-kulāya)

Lại nữa, có vị sinh từ Kim Cương Liên Hoa Bộ (Vajra-padma-kulāya), hoặc sinh từ Tam Ma Địa (Samādhi), hoặc sinh từ trong Trí Tuệ (Prajña)…làm Minh Vương (Vidya-rāja) tối thượng của nhóm Pháp Kính Ái, Điều Phục. Ấy là nhóm Bất Động Tôn Phẫn Nộ Đại Minh Vương (Acala-nātha-krodha-mahā-vidya-rāja), Vô Năng Thắng Phẫn Nộ Đại Minh Vương (Aparājita– krodha-mahā-vidya-rāja)

Lại nữa Kim Cương Thủ Bồ Tát! Nhóm Bồ Tát này ở Tam Ma Địa, hoặc ở Trí Tuệ, hoặc dùng Phương Tiện lợi ích hữu tình giống như Đức Như Lai (Tathāgata) hiện ra ở ba cõi.

Này Kim Cương Thủ! Trì Kim Cương A Xà Lê hoặc Tỳ Kheo, hoặc nhóm Ưu Bà Tắc…nên xa lìa năm tội, tin tưởng thực hành ba Mật, dùng Tam Ma Địa khởi Trí Tuệ Phương Tiện giáo hóa hữu tình khiến sinh tin hiểu. Lại vào trong biển nạn lớn cứu độ hữu tình, dùng Trí Phương Tiện bày nơi Chính Đạo an trụ hữu tình khiến cho hữu tình ấy chẳng hành Tà Đạo.

Kim Cương Thủ! Nếu lại A Xà Lê đi trong Thế Gian, ưa thực hành mọi loại vui đùa của Thế Pháp với ăn mùi vị của các Tân (rau cỏ có vị cay nồng), rượu, thịt…Tuy thực hành Thế Pháp mà chẳng thể nhiễm. Tại sao thế? Vì A Xà Lê ấy ở trong ba cõi, dùng Trí nhiễm Thân cho nên Thế Pháp chẳng thể nhiễm được.

Kim Cương Thủ! Ví như trong ba cõi, các hàng hữu tình tuy thực hành Thế Pháp có đủ mọi loại Tín Giải (Adhimukti) y theo Tam Ma Địa, hay ở Thế Gian vì các hữu tình mà làm lợi ích.

Lại nữa Kim Cương Thủ! Chẳng phải có A Xà Lê tu hành, trì Giới, tu Hạnh tương ứng…chẳng có thể khiến cho hữu tình an trụ Trí vô thượng

_ Kim Cương Thủ nói: “Như vậy! A Xà Lê như vậy tu hành, trì Giới sẽ được Trí vô thượng”

_ Này Kim Cương Thủ! Kinh Pháp của Biệt Giới Giải Thoát. Giả sử có Tỳ Kheo phát sức siêng năng lớn, tu hành mà tự mình chẳng thể được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Anuttara-samyaksa buddhi: Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác) huống chi là khiến cho hữu tình khác được Vô Thượng Bồ Đề!…

Đức Phật nói: “Kim Cương Thủ! Ví như có người với nhóm muỗi mòng dốc hết sức mạnh, dùng tay chân đánh vào núi Tu Di, cuối cùng chẳng thể gây hư tổn

Này Kim Cương Thủ! Nếu y theo Biệt Giới Giải Thoát tu hành thì cuối cùng Tỳ Kheo chẳng thể được Trí vô thượng.

Lại nữa Kim Cương Thủ! Nếu có Tỳ Kheo hoặc người thế tục phụng hành Bí Mật Giáo làm A Xà Lê (Ācārye) hay khiến cho tất cả hữu tình sinh hạt giống (chủng tử) của Chính Đẳng Chính Giác thì Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di ấy được tôn trọng, cung kính, cúng dường như thế nào? Này Kim Cương Thủ! Như Ta, Đấng Như Lai ở ngay trong ba cõi, ông nên cúng dường như vậy”.

KINH NHẤT THIẾT NHƯ LAI ĐẠI BÍ MẬT VƯƠNG
VỊ TẰNG HỮU TỐI THƯỢNG VI DIỆU ĐẠI MẠN NOA LA
_QUYỂN THỨ HAI (Hết)_

Trang: 1 2 3 4 5