KINH NHẤT THIẾT NHƯ LAI ĐẠI BÍ MẬT VƯƠNG
VỊ TẰNG HỮU TỐI THƯỢNG VI DIỆU ĐẠI MẠN NOA LA

Hán dịch: Tây Thiên dịch Kinh Tam Tạng_ Triều Tán Đại Phu Thí Hồng Lô Thiếu Khanh_ Minh Giáo Đại Sư (kẻ bầy tôi là) THIÊN TỨC TAI phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

QUYỂN THỨ BA

PHÁP HỘ MA PHẨM THỨ TƯ

Bấy giờ Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát (Avalokiteśvara) biết Tâm Niệm của Đại Chúng ấy, liền Lễ Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairocana-tathāgata). Lễ xong lại lễ bàn chân của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật (Śākya-mui-buddha), làm lễ nhiễu quanh thân, cung kính chắp tay chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn, rồi nói lời như vầy: “Thế Tôn! Thế nào là làm Pháp Hộ Ma (Homa) thuộc nhóm Tức Tai, Tăng Ích, Kính Ái, Điều Phục?

Thế nào là Hỏa Pháp với nghi tắc của lò?

Lại thế nào là Pháp: thành tựu Chân Ngôn, thành tựu cây Kiếm với vào hang A Tu La cho đến thành tựu nhóm Nhãn Dược (thuốc xoa bôi con mắt)?

Thế nào là số lò Hộ Ma của Pháp thành tựu Tức Tai, Tăng Ích, Kính Ái, Điều Phục?

Thế nào là số Hiền Thánh của lò Hộ Ma?

Thế nào là lượng thước tấc lớn nhỏ của muỗng Hộ Ma?

Thế nào là mỗi mỗi Tướng tùy theo Pháp của lò Hộ Ma?

Thế nào là tướng thành tựu ngọn lửa với nhóm nhan sắc, mùi hương trong các Hộ Ma?

Lại Pháp Hộ Ma đã dùng vật gì?

Thế nào là tuôn ra thức ăn cúng dường (Xuất Thực Cúng Dường)?”

Thời Quán Tự Tại Bồ Tát dùng Trí đại tự tại vì thương xót hữu tình mà nói ra lời đấy.

Lúc đó ngay trong Hội: hàng Trời (Deva), Rồng (Nāga), Dạ Xoa (Yak a), Khẩn Nẵng La (Ki nara), Tất Lý Đa (Preta), Tỳ Xá Tả (Piśāca), A Bát Sa Ma La (Apasmara), La Sát (Rāk asa)…khác miệng đồng âm khen ngợi rằng: “Lành Thay! Lành thay Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát! Ngài là đấng Đại Bi Mẫn, vì muốn lợi lạc cho tất cả hữu tình nên đã thỉnh hỏi nghĩa này!…”

Lúc đó Đức Thế Tôn như vua Sư Tử hiện bày tướng Đại Vô Úy, quán sát các Đại Chúng trong Hội đấy xong, liền bảo Quán Tự Tại Bồ Tát rằng: “Lành thay! Lành thay! Ông vì thương xót tất cả hữu tình muốn lợi lạc, cho nên hỏi Như Lai về tất cả nghi tắc của Pháp Hộ Ma thành tựu Chân Ngôn. Ông nên nghe thật kỹ, Ta sẽ vì ông tuyên nói”

Thời Quán Tự Tại Bồ Tát vâng theo sự chỉ dạy của Đức Như Lai, một lòng nghe nhận.

Bấy giờ Đức Thế Tôn dùng tiếng Phạm Âm (Brahma-gho a) vì tất cả hữu tình, tuyên nói lời vi diệu, như tuôn cơn mưa ngọt thấm đượm tất cả, khiến cho các hữu tình, mỗi mỗi đều thấm nhận.

Đức Phật nói: “Tất cả Pháp Hộ Ma của nhóm Tức Tai, Tăng Ích, Kính Ái, Giáng Phục cùng với số tất cả Hiền Thánh trong Hộ Ma cho đến nhóm muỗng lớn nhỏ, vật đã dùng; cùng với nhóm mùi ngửi, âm tiếng, màu sắc của đám lửa ấy cho đến tất cả tướng tốt, chẳng tốt của ngọn lửa (hỏa đỉnh); Tướng thành tựu, chẳng thành tựu của Chân Ngôn. Nay Ta phân biệt.

Này Quán Tự Tại! Số lò Hộ Ma có năm trăm loại đều hay thành tựu tất cả sự nghiệp.

Nếu là Pháp Tức Tai thì lò Hộ Ma ấy làm tướng tròn trịa như mâm thức ăn với như tướng hoa sen, hoặc làm tướng của quả Cát Tường, hoặc như tướng cái chày vồ (chùy)

Nếu làm Tức Tai với Tăng Ích thì làm hình Lục Giác hoặc hình vuông, hoặc như quả Cát Tường, hoặc như cái chày Kim Cương, hoặc như tướng báu

Nếu làm Kính Ái với Giáng Phục thì lò ấy như bánh xe, như móc câu, hoặc như ba đỉnh, hoặc như tướng cái chày vồ

Nếu làm Điều Phục với Sát Oán thì nên làm hình tam giác với như cái chỉa ba (tam cổ xoa)

Nếu làm Tinh Diệu (các vì sao) lâm chiếu thì có thể dùng lò Tức Tai màu trắng

Nếu vì ủng hộ Địa Thiên (P thivī-deva) thì dùng lò Tăng Ích màu vàng đậm hoặc màu trắng vàng

Nếu làm Kính Ái thì dùng lò màu trắng đỏ

Nếu làm Giáng Phục thì dùng Phong Thiên (Vāyu-deva) làm Bản Tôn, nên dùng lò có màu đen lợt, màu đen đỏ có khói

Nếu làm Điều Phục thì dùng Phẫn Nộ Diệm Mạn Đức Ca Minh Vương (Krodha-yamāntaka-vidya-rāja) làm Bản Tôn. Hoặc ở bên trong lò, bốn góc với khoảng giữa…an Đậm Man Đắc Ca Minh Vương sẽ được tất cả thành tựu”.

_ Quán Tự Tại Bồ Tát bạch rằng: “Lò Hộ Ma có lượng đo như thế nào? Dùng sự trang nghiêm nào? Dùng Ấn Tướng nào? Vị trí của Bản Tôn ấy với con đường giới hạn (giới đao) phải vạch vẽ như thế nào?”

Đức Phật nói: “Lò Hộ Ma ấy có lượng đo cao một khuỷu tay, dài rộng một khuỷu tay hoặc nửa khuỷu tay. Đây là lượng cố định chẳng được thêm bớt.

Trong lò Tức Tai ấy, an hoa sen

Trong lò Tăng Ích ấy, an vòng hoa Kim Cương

Trong lò Kính Ái, Giáng Phục ấy, làm Phong Luân, bên trên an vòng hoa

Trong lò Điều Phục ấy, làm cái Đài an Ấn, cao bốn ngón tay, dài rộng cũng bốn ngón tay. Hoặc tám ngón tay, dài rộng cũng vậy.

Mặt bên trong của cái lò ấy, chia làm năm cái đình (ngũ đình), dùng nửa cái đình làm Giới Đạo.

Nếu lò Hộ Ma lớn nhỏ khoảng một khuỷu tay thì đường viền bên ngoài rộng bốn ngón tay, cao hai ngón tay. Hoặc rộng tám ngón tay, cao bốn ngón tay

Làm con đường giới hạn (giới đạo), ở bên trong Giới Đạo làm vị trí của Bản Tôn tùy theo Pháp, cũng tùy theo Pháp làm lửa sáng

Lại ở bên ngoài Giới Đạo làm đường viền. Đường viền cao một ngón tay. Bên trong Giới Đạo làm vị trí của Bản Tôn tùy theo Giới Đạo, hoặc cao tám ngón tay, hoặc cao bốn ngón tay đều Phương Đình (?bằng nhau ở các phương)

Lượng thân của Bản Tôn ấy cũng cao tám ngón tay hoặc bốn ngón tay. Xong Thân, nhan sắc với Ấn Tướng của Bản Tôn đều quán tưởng hiện ngay trước mặt, ngồi ở Bản Vị.

Nếu làm Pháp Tức Tai thì quán tưởng nhóm Ấn: tướng của đỉnh đầu (đảnh tướng), cái bình báu, bánh xe báu với hoa sen tám cánh, an ở Bản Vị.

Nếu làm Pháp Tăng Ích thì quán tưởng nhóm Ấn Tướng: Quả Kim Cương Cát Tường, chày Yết Ma với phướng, lọng, cây kiếm…an ở Bản Vị.

Nếu làm Pháp Kính Ái, Giáng Phục thì quán tưởng nhóm Ấn: Kim Cương Câu, Kim Cương Cung Tiễn…an ở Bản Vị.

Nếu đối với Oan Gia làm Pháp Điều Phục cựa ác, liền quán tưởng nhóm Ấn: Chày Kim Cương Yết Ma với cây giáo, cây kích xoa…an ở Bản Vị.

_Lò Hộ Ma ấy cũng có bốn cửa, trong cửa đều có tướng của các việc.

Bên trong cửa Đông an Ngũ Cổ Kim Cương Chử Ấn

Cửa Nam an Bảo Ấn tỏa lửa sáng chiếu bốn phương

Cửa Tây an Câu Ấn

Cửa Bắc an cây thương hoặc an bánh xe, hoặc an nhóm Ấn của chày Yết Ma

Tức Tai, Tăng Ích với Kính Ái, Giáng Phục như bên trên cho đến thành thuốc men, thành Pháp Hoàng Đan, thành cây kiếm với vào hang A Tu La. Các nhóm Pháp thành tựu Hộ Ma, tất cả đều dùng Bản Sở thành tựu Hành Tướng tương ứng, Pháp Chân Ngôn, nghi tắc Hộ Ma với lò Hộ Ma….

_ Lại nữa A Xà Lê muốn làm tất cả Hộ Ma của nhóm Tức Tai, Tăng Ích, Kính Ái, Giáng Phục thời thích hợp chuẩn bị trước mọi loại vật dùng để Hộ Ma thảy đều đầy đủ. Rồi A Xà Lê ở phương vị tướng ứng bên ngoài lò, lặng lẽ ngồi yên, quán tưởng bên trong lò Hộ Ma cao rộng mười hai ngón tay, chỉ làm để đặt vị trí của Bản Tôn.

.) Nếu làm Pháp Tức Tai, Tăng Ích. Trước tiên quán bên trên vị trí của Bản Tôn có Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai: đỉnh đầu đội mão báu, rũ lọn lóc xuống dưới, ngồi Kiết Già trên hoa sen Kim Cương, làm tướng vào Tam Ma Địa, mọi loại trang nghiêm tất cả thù diệu.

Ở hai bên trái phải của Bản Tôn, tưởng Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa Bồ Tát (Prajña-parāmitā-bodhisatva) với Vô Năng Thắng Bồ Tát (Aparājita), Quán Âm Bồ Tát (Avalokiteśvara), Phật Nhãn Bồ Tát (Buddha-locana).

Lại ở hai bên trái phải bên trong lò, tưởng an hai vị Tịnh Quang Thiên Tử: vị thứ nhất tên là Diệu Nhãn (Sunetra), vị thứ hai tên là Diệu Tý (Subāhu)…mặc áo đỏ trắng, tay cầm hoa trắng, dung mạo đoan nghiêm, tướng vui vẻ.

Người tụng ấy tưởng thân của mình và quyến thuộc ở hai phía trái phải bên ngoài, quỳ gối, tay cầm hoa sen Kim Cương dùng để cúng dường.

Đây chỉ là nghi thức của Pháp Tức Tai

.) Nếu làm Pháp Tăng Ích: Lại ở bên trái của Bản Tôn, tưởng có Địa Thiên từ dưới đất phun vọt lên, hiện ra tướng nửa thân. Thân ấy màu trắng, tay cầm cái bình báu (cái bình phình ở giữa, miệng nhỏ bụng to), nghi dung viên mãn, sau lưng có ánh sáng của vành trăng, đầu có mão báu, tóc búi nghiêm đẹp.

Lại nữa, tưởng Phật Mẫu Kim Cương Giới Bồ Tát (Vajra-dhātu-bodhisatva) hoặc Phật Mẫu Tổ Na Bồ Tát (Cundhe-bodhisatva) ở Hào Tướng của Như Lai xuất ra.

Lại tưởng Tối Thắng Phật Đỉnh Minh Vương, thân làm màu xanh thường. Diện mạo hoặc làm màu xanh đậm hoặc màu vàng như hoa nở rộ, tay cầm chày Kim Cương, có Lực Thế lớn, ánh sáng rực rỡ, ngồi ở tòa báu Sư Tử trên Bản Vị.

Lại tưởng Phật Mẫu Tổ Na có tám cánh tay trang nghiêm, ngồi ngày bên phải.

Tiếp theo bên phải của Tổ Na (Cundhe) tưởng Tú Cát Tường Bồ Tát, tưởng Bồ Tát ấy cầm cái bình Át Già cho người hành trì tụng Quán Đỉnh.

Lại tưởng bên trái có Phật Mẫu Kim Cương Giới Bồ Tát (Vajra-dhātubodhisatva) có bốn cánh tay, thân như màu hoa báu, ánh sáng trong sạch tròn đầy, cầm chày Kim Cương, có Lực Thế lớn

Tiếp theo, bên trái của vị ấy có Trì Thế Bồ Tát (Vasudharī-bodhisatva), tay phải cầm báu làm thế Thí Nguyện, tay trái cầm cây phướng báu.

Tiếp theo bên trái, tưởng có Tịnh Quang Thiên Tử, một tay cầm cái bình Át Già, một tay cầm bánh xe báu.

Lại tưởng phía sau của Bản Tôn, có Đế Thích (Indra) với Luân Vương (Cakrarāja) ngồi trên tòa Liên Hoa Sư Tử, mọi loại trang nghiêm, tay cầm chày Kim Cương với hoa sen…Thân có ánh sáng như đám lửa lớn, đủ Uy Lực lớn tự tại không gì sánh được, dung mạo đoan nghiêm có ba con mắt, hay đối với tất cả ban cho sự không sợ hãi.

Nếu có A Xà Xê y theo nghi thức như trên, vì người làm Hộ Ma Tăng Ích thì người ấy được phú quý cát tường vĩnh viễn không có thoái bại, sau đó sẽ chứng được Chân Như Bồ Đề.

_ Lại nữa, quán tượng vị Dục Thiên ấy tất cả trang nghiêm, thân như màu hoa sen hồng, ngồi trên hoa sen hồng, có hai cánh tay, bàn tay cầm cung tên, ngồi ở Bản Vị.

Lại ở hai bên có Minh Vương hình nữ (Nữ Hình Minh Vương) hay ban cho thành tựu. Vị bên phải tên là Kim Cương Dục (Vajra-rāgī), vị bên trái tên là Kim Cương Câu (Vajra-akuśī), sắc tướng đoan nghiêm như hoa sen hồng, có hai cánh tay hoặc cầm chày Kim Cương, hoặc vó khi cầm mũi tên, uy đức tự tại nhìn vào mũi tên.

Lại nữa, tưởng Hỏa Thiên (Agni-deva) như Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasatva) an ở bên trong lò. Tiếp theo dùng quyến thuộc bên trong bên ngoài của Tộc ấy, hoặc dùng tên gọi của vị ấy hoặc dùng Chân Ngôn cùng với Bản Tôn ấy đồng làm Hộ Ma khiến cho được thành tựu.

Lại nữa, Đại Lực Kim Cương Quang Bồ Tát (Mahā-bala-vajra-teja-bodhisatva) ở tại Bản Vị. Tướng vị ấy rất ác, thân màu xanh thường, mặt như màu sắt thiếc, mắt đỏ, làm tướng rất sân nộ. Áo mặc cũng làm màu xanh, trang nghiêm đầy đủ, ánh sáng sực rỡ như ở kiếp hỏa, tay cầm Tam Cổ Xoa hoặc cầm chày Kim Cương.

Bên phải có một vị Thần có hai cánh tay, thân màu đen đỏ, con mắt như màu khói, trang nghiêm đầy đủ, âm tiếng diệu hảo, tay trái cầm cái đầu lâu chứa đầy máu, tay phải cầm cây kiếm có ánh lửa tỏa khắp.

Bên trái tưởng có Diệm Mạn Đắc Ca Minh Vương (Yamāntaka-vidya-rāja) hiện tướng đại ác, màu như mây đen, có sáu mặt làm tước cực xấu, mặt có ba con mắt, ló nanh chó lên trên, trang nghiêm đầy đủ, ngồi trên con trâu, trong tay cầm các khí trượng rất mạnh ác. Vị Diệm Mạn Đắc Ca Minh Vương này từ trong trái tim của Đại Vô Úy Diệu Cát Tường (tức Bồ Tát Văn Thù) hóa ra

Lại tưởng ở hai bên lò Hộ Ma an Diệm Ma Vương (Yama-rāja), thân đều màu đen, hai cánh tay, hiện tướng đại ác như Diệm Mạn Đức Ca.

Nghi tắc Hiền Thánh của Pháp Hộ Ma như vậy. Nếu có nhóm A Xà Lê, người tụng hay như vậy y theo Pháp tu hành sẽ được tất cả Trời, Người, A Tu La với Thế Gian…tất cả cung kính cúng dường, hay vì nhóm đấy làm đại cát tường, diệt tất cả tội.

_ Lại nữa, củi dùng để Hộ Ma, củi ấy nên ẩm ướt. Ấy là cây Cát Tường Quả, cây Ca Câu Bà, cây A Ma La, cân Bôn Nẵng Nga, cây Nẵng Nga Kế Bà La, cây Thi Lý Sa, cây La Nỗ Ca, cây Diêm Phù, cây Nga Lý Bà Lý, cây A Lý Ca…Các cây như trên dùng làm Pháp Tăng Ích.

Lại cây Ưu Đàm Bát La, cây Bồ Đề Thụ, cây Ni Câu Đà, cây Bát La Xoa, cây Xá Di, cây có chất nhựa như sữ (nhũ mộc), cây Bạch Đàn…. Các cây như trên dùng làm Pháp Tức Tai.

Lại cây Áng Câu La, cây Khư Nễ La, cây Điệm Mẫu Ca, cây Toan Tảo, cây Thạch Lựu…các cây như trên đều nên có gai nhọn, chẳng được khô héo, dùng làm Pháp Giáng Phục.

Lại dùng cây như trên, mỗi mỗi đều y theo Pháp làm cái muỗng, tùy theo Bản Pháp mà dùng thời việc Hộ Ma đã làm mau được thành tựu.

_ Lại nữa Quán Tự Tại Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay con đã nghe nghi thức Hộ Ma. Nhưng cái muỗng Hộ Ma ấy thì chưa biến nghi tắc. Nguyện xin vì con phân biệt giải nói: lớn nhỏ, dài ngắn, sâu cạn, thô tế cho đến sắc tướng với Ấn Khế, Pháp Tắc…như thế nào?”

Đức Phật nói: “Này Thiện Nam Tử! Cái muỗng Hộ Ma đại khái có bốn nhóm. Nay Ta sẽ nói nghĩa của bốn nhóm.

Cái muỗng đã được tạo ra thời chia làm Thượng, Trung, Hạ. Lại đem nhóm Trung chia làm Thượng, Hạ

Nếu làm Tăng ích thì dùng nhóm Tối Thượng.

Nếu làm Tức Tai thì dùng nhóm Trung Thượng.

Nếu Làm Kính Ái, Giáng Phục thì dùng nhóm Trung Hạ.

Nếu vì Oan Gia làm Pháp cực ác với Pháp Phẫn Nộ thì dùng nhóm Tối Hạ Nếu y theo Pháp này thảy đều thành tựu.

_Lại nữa Thiện Nam Tử! Nay Ta mỗi mỗi phân biệt Nghi Tắc lớn nhỏ làm cái muỗng Hộ Ma.

Đại Tiêu (cái muỗng lớn) có đầu dài rộng bốn ngón tay, sâu hai ngón tay, làm tướng mặt Sư Tử bên trong để Ấn, cái cán dài mười hai ngón tay, gồ ghề (thô) sáu ngón tay, làm tướng tròn trịa, đường viền thấp xuống (đê thần) nửa ngón tay an nơi cán; phần nhọn ở đầu muỗng (chủy) dài tám ngón tay, bắt đầu là bốn ngón tay, hẹp dần nhọn như cái chày vồ. Đây là nhóm Thượng Đẳng dùng cho Pháp Tăng Ích.

Lại nữa, đầu cái muỗng vuông bốn ngón tay, sâu hai ngón tay, làm tướng mặt cọp bên trong để Ấn, cán dài mười hai ngón tay, gồ ghề (thô) năm ngón tay, đường viền thấp xuống (đê thần) nửa ngón tay an ở cái cán, phần nhọn ở đầu muỗng (chủy) dài bảy ngón tay, bắt đầu rộng bốn ngón tay dần dần nhọn như cái chày vồ. Đây là nhóm Trung Thứ dùng làm Pháp Tức Tai

Lại nữa, đầu cái muỗng dài rộng bốn ngón tay, sâu hai ngón tay, như tướng đầu con rắn bên trong để Ấn, đường viền thấp xuống (đê thần) nửa ngón tay an ở cái cán, phần gồ ghề của cái cán là bốn ngón tay, làm tướng tròn trịa, phần nhọn ở đầu muỗng (chủy) dài sáu ngón tay, bắt đầu rộng bốn ngón tay dần dần nhọn như cái chày vồ. Đây là nhóm thứ ba dùng làm Pháp Kính Ái, Giáng Phục.

Lại nữa, Pháp tối thượng: đầu cái muỗng dài rộng tám ngón tay, sâu bốn ngón tay, bên trong làm tướng mỏ chim Phượng, đường viền thấp xuống (đê thần) nửa ngón tay an ở cái cán, cái cán dài ba mươi hai ngón tay, phần nhọn ở đầu muỗng (chủy) dài mười hai ngón tay, bắt đầu rộng dần dần nhọn như cái chày vồ. Bốn đường viền ở đầu cái muỗng ấy khắc chày Yết Ma Kim Cương, nhỏ nhiệm thù diệu trang nghiêm, đối với tất cả Pháp thảy đều thành tựu.

_Lại nữa, khi làm Hộ Ma thời hết thảy tướng với mùi thơm, âm thanh của đám lửa sẽ phân biệt việc tốt, ác

Này Thiện Nam Tử! Đám lửa ấy hoặc như dù lọng, hoặc như cái bình Át Già, hoặc như cái tai voi, hoặc như chày Kim Cương, hoặc như phướng phan, hoặc như cây kiếm…cho đến như cây Bồ Đề, như hoa sen nở, như quả Cát Tường.Tướng như vậy đều là tướng thành tựu Cát Tường.

_Tiếp theo, nói màu của đám lửa. Hoặc trắng như bơ mới, hoặc màu vàng ròng, hoặc như màu của báu Đại Thanh.

Lại nữa Hộ Ma: Hết thảy mùi thơm như mùi thơm của hoa sen tối thượng, mùi thơm của hoa Quân na, mùi thơm của hoa Ưu Bát La, mùi thơm của Trầm, mùi thơm của Đàn Hương. Nếu làm mùi thơm như vậy là Cát Tường tối thượng.

_Lại nói âm thanh của lửa. Tiếng ấy như sấm trong mây (vân lôi) hoặc như trống Trời, đám lửa xoay theo bên phải thì điều này là tướng Đại Cát Tường. Nếu là khói thì vướng nhiều nạn.

Lửa màu đen đỏ xoay theo bên trái, lại như cây giáo, như đầu con rắn với như có răng nanh, đỉnh lửa phá tán hoặc như môi con lừa với phát ra tiếng ác lại như mùi hôi thối của thây chết. Tướng như vậy đều là chẳng tốt (bất cát). Nếu làm Điều Phục thì đầy lui điều này, là tốt (cát) ắt thấy thành tựu.

Nếu làm Kính Ái, Giáng Phục thì lửa ấy hoặc màu đỏ, hoặc màu vàng với như tướng móc câu, hoặc như mùi thơm gây say (túy hương) hoặc như mùi thơm của hoa (hoa hương) hoặc như mùi thơm của Bát Tra La

Nhóm A Xà Lê, người tụng ấy dùng âm viên mãn, luôn tụng chữ Hồng (Hū ) thì Pháp ấy quyết định sẽ được thành tựu.

_Lại nữa, trong Pháp Tức Tai: nhóm vật được dùng trong Pháp Hỏa Thiên Hộ Ma là: cây Ô Đàm Bát, cây Bồ Đề, cây Ni Câu Đà, cây A Mạt La, cỏ Mã Tiên, cây vừng, hoa lúa gạo…tẩm với bơ, mật làm Hộ Ma là Cát Tường tối thượng.

Lại nữa, người vì Tăng Ích làm Pháp Hỏa Thiên Hộ Ma dùng quả Cát Tường, lá cây Cát Tường với hoa sen ắt có tướng Cát Tường viên mãn.

Lại đem thức ăn hình tròn, cây vừng, gạo tẻ và hoa trắng, Mật, váng sữa đặc (lạc)…hòa hợp với nhau. Lại dùng Bạch Đàn, Thông, Bách với cây Yết Câu Bà, cây A Lý Ca, cây Ba La Xá , cây Cối (một loại cây thông)…Các cây như vậy đều được Cát Tường tối thượng.

Lại nữa, người vì Giáng Phục, Kính Ái làm Pháp Hỏa Thiên Hộ Ma nên dùng muối với hạt cải trắng, các cây có gai nhọn, ẩm ướt…đều được tối thượng, thành tựu như Nguyện.

Lại nữa, người vì Điều Phục, làm Pháp Hỏa Thiên Hộ Ma nên dùng cây A Câu La, cây Khư Nễ La, cây Nghiệt Lý, cây Mạn Đà La, cây Một Lý Hạ Đế, cây Bạch Đàn, cây Bách. Dùng nhóm như vậy, các cây khô rít với thuốc, vật…ắt được thành tựu như Nguyện.

_ Lại nữa, có các Hộ Ma: Quán tưởng Hỏa Thiên với thân, tay, nhan sắc…mỗi mỗi đều chẳng giống nhau.

.) Hết thảy Pháp Tăng Ích: Quán Hỏa Thiên ấy như Kiều Thích Ca (Kauśika), thân màu vàng, tay cầm chày Kim Cương, trụ tại cung Trời của mình, làm tướng tự tại.

.) Lại nữa, Pháp Tức Tai Hộ Ma: Quán Hỏa Thiên ấy, thân màu trắng, mặc áo khoác ngoài màu trắng, tay cầm bình Át Già, tự tại mà trụ.

.) Lại nữa, Pháp Kính Ái Giáng Phục Hộ Ma: Quán Hỏa Thiên ấy, thân làm màu đỏ, tay trái phóng ánh sáng, trụ ở vị trí của Phong Thiên

.) Lại nữa, Pháp Điều Phục Hộ Ma: Quán Hỏa Thiên ấy, thân màu đen như màu của nhóm khói, trụ tại cung Trời.

_ Lại có Pháp: Quán tưởng Hỏa Thiên có bốn mặt, bốn cánh tay, có Lực Thế lớn, tay cầm nhóm bánh xe, cây giáo, cung tên với móc câu

Đây là Pháp tất cả Hộ Ma thành tựu

_ Bấy giờ Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát khen Đức Thế Tôn rằng: “Lành thay! Lành thay! Đức Như Lai ở trong ba cõi là bậc chủ của ba Mật lìa Dục tối thượng, Đại

Tự Tại Mâu Ni, Tôn của ba cõi. Nay con xin quy y. Nay con xin quy mệnh” Như vậy khen ngợi xong, lễ Phật rồi lui ra, ngồi ở một bên.

 

 

KINH NHẤT THIẾT NHƯ LAI ĐẠI BÍ MẬT VƯƠNG
VỊ TẰNG HỮU TỐI THƯỢNG VI DIỆU ĐẠI MẠN NOA LA
_QUYỂN THỨ BA (Hết)_

Pages: 1 2 3 4 5