KINH NHẬP LĂNG GIÀ
Hán dịch: Đời Nguyên Ngụy, Tam tạng Pháp sư Bồ-đề-lưu-chi, người Thiên Trúc
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Phẩm 2: VẤN ĐÁP

Bấy giờ, Thánh giả Bồ-tát Đại Tuệ cùng tất cả những Bồ-tát có trí tuệ rộng lớn đều ở nơi tất cả cõi nước chư Phật, nương thần lực Đức Phật nên đứng dậy sửa lại y phục, chắp tay cung kính, dùng kệ khen Đức Phật:

Phật tuệ quán đại Bi
Lìa sinh diệt thế gian
Giống như hoa hư không
Chẳng vướng mắc có, không.
Phật tuệ quán đại Bi
Tất cả pháp như huyễn
Lìa xa tâm, ý, thức
Chẳng chấp giữ có, không
Phật tuệ quán đại Bi
Giống như mộng thế gian
Xa lìa khỏi thường, đoạn
Chẳng vướng mắc có, không.
Phật tuệ quán đại Bi
Chướng trí chướng phiền não
Cả hai vô ngã, tịnh
Chẳng chấp giữ có, không.
Phật chẳng vào bất diệt
Cũng chẳng trụ Niết-bàn
Lìa pháp, pháp sở giác
Lìa cả hai có, không
Nếu như vậy quán Phật
Tịch diệt lìa diệt, sinh
Người đó nay, đời sau
Thanh tịnh, không nhiễm, chấp.

Lúc ấy, Đại Bồ-tát Đại Tuệ theo đúng như pháp nói kệ khen Phật xong, rồi tự nói tên mình:

Con tên là Đại Tuệ
Nguyện đạt thông Đại thừa
Dùng trăm lẻ tám câu
Kính hỏi Vô Thượng Tôn.
Tối thắng thế gian giải
Nghe Đại Tuệ hỏi han
Quan sát các chúng sinh
Bảo các Phật tử rằng:
Các ông, những Phật tử
Và Đại Tuệ thưa hỏi:
Ta sẽ vì ông nói
Cảnh giới tự giác ngộ!

Bấy giờ, Đại Bồ-tát Đại Tuệ nghe Đức Phật cho phép hỏi, liền đảnh lễ dưới chân Phật, chắp tay cung kính, dùng kệ hỏi:

Làm sao tịnh các giác
Nhân đây mà có giác
Nhân đâu thấy mê hoặc
Nhân đâu có mê hoặc
Nhân đâu có đất nước
Các ngoại đạo biến hóa
Sao gọi là Phật tử
Tịch tĩnh và thứ lớp
Giải thoát đi về đâu
Ai trói? Nhân đâu thoát
Người thiền quán pháp nào
Nhân đâu có ba thừa
Do đâu pháp duyên sinh
Tác, sở tác nhân đâu
Nhân đâu nói khác nhau
Nhân đâu không mà hiện
Nhân đâu định Vô sắc
Và cùng định Diệt tận
Định tưởng diệt do đâu
Nhân đâu từ định xuất
Làm sao nhân quả sinh
Nhân đâu thân đi, đứng
Nhân đâu quán kiến chấp
Nhân đâu các Địa sinh
Những ai phá ba cõi
Thân nào? Đến chỗ nào
Trụ ở chỗ ra sao
Làm sao các Phật tử
Nhân đâu được thần thông
Và Tam-muội tự tại
Nhân đâu được tịnh tâm
Xin Phật vì con nói:
Là Tàng thức nhân đâu
Nhân đâu ý và thức
Do đâu thấy các pháp
Nhân đâu đoạn kiến chấp
Sao là tánh, phi tánh
Tâm không pháp ra sao
Nói pháp tướng nhân đâu
Sao gọi là vô ngã
Nhân đâu không chúng sinh
Nhân đâu có Thế đế
Nhân đâu chẳng thấy thường
Nhân đâu chẳng thấy đoạn
Làm sao Phật ngoại đạo
Hai tướng chẳng trái nhau
Nhân đâu đời vị lai
Đủ những loại bộ khác
Sao lại gọi là không
Nhân đâu niệm chẳng trụ
Nhân đâu có thai tàng
Nhân đâu niệm chẳng động
Làm sao như huyễn mộng
Nói như Càn-thát-bà
Loáng nắng trăng trong nước
Xin Phật vì con nói:
Sao nói là Giác chi
Sao là Bồ-tát phần
Nhân gì nước loạn động
Tạo hữu kiến nhân gì
Nhân đâu chẳng sinh diệt
Như không hoa nhân gì
Giác thế gian nhân gì
Nhân đâu nói chữ không
Không phân biệt ra sao
Như hư không nhân đâu
Chân như bao nhiêu loại
Tâm có bao nhiêu bờ
Nhân đâu Địa thứ lớp
Chân như không thứ lớp
Hai vô ngã nhân đâu
Nhân đâu cảnh giới tịnh
Trí, giới có bao nhiêu
Chúng sinh do đâu sinh
Ai làm tính các báu
Vàng, ngọc báu Ma-ni…
Ai sinh ra lời nói
Của đủ loại chúng sinh
Kỹ thuật, chỗ ngũ minh
Ai hay nói như vậy
Kệ có bao nhiêu loại
Sao là “trường đoản cú?”
Pháp lại có bao nhiêu
Bao nhiêu cách giải nghĩa
Giống thực phẩm nhân đâu
Nhân đâu sinh ái dục
Sao gọi vua Chuyển luân
Sao gọi là tiểu vương
Nhân đâu giữ đất nước
Bao nhiêu loại chư Thiên
Nhân đâu mà có đất
Và mặt trời, trăng, sao
Bao nhiêu loại giải thoát
Bao nhiêu người tu hành
Bao nhiêu hàng Phật tử
Bao nhiêu A-xà-lê
Bao nhiêu hạng Như Lai
Bản sinh bao nhiêu loại
Có bao nhiêu thứ ma
Ngoại đạo bao nhiêu loại
Tự tánh có bao nhiêu
Tâm có bao nhiêu loại
Thí giả danh là sao
Xin Phật vì con nói
Nhân đâu có gió mây
Nhân đâu có thông tuệ
Nhân đâu có rừng cây
Thế Tôn vì con nói!
Sao có voi, ngựa, nai
Vì sao người bắt lấy
Nhân đâu bị thấp hèn
Xin Phật vì con nói!
Nhân đâu có sáu thời
Nhân đâu thành Xiển-đề
Trai gái và chẳng trai
Vì con nói tính ấy!
Nhân gì tu hành thoái
Tu hành tiến vì sao
Dạy những người nào tu
Khiến trụ những pháp nào
Những chúng sinh qua lại
Nhân gì ở loài nào
Nhân đâu giàu của cải
Thế Tôn vì con nói!
Dòng họ Thích thế nào
Nhân đâu có họ Thích
Dòng Cam giá thế nào
Nhân đâu tiên trường thọ
Tiên trường thọ gần đâu
Làm sao giáo hóa họ
Thế Tôn như hư không
Vì con phân biệt nói!
Nhân đâu Phật Thế Tôn
Tất cả lúc xuất hiện
Vố số loại sắc, danh
Chúng Phật tử vây quanh
Nhân đâu chẳng ăn thịt
Sao chế cấm ăn thịt
Những chủng loại ăn thịt
Vì sao mà ăn thịt
Tướng mặt trời, mặt trăng
Tu-di và hoa sen
Sư tử là hơn hết
Xin Phật vì con nói!
Loạn lạc trùm thế giới
Như lưới Nhân-đà-la
Tất cả đất nước báu
Vì con nói: Nhân đâu
Như cầm sắt, không hầu
Trống, hình hoa đủ loại
Cõi lìa ánh nhật nguyệt
Vì con nói do đâu
Những gì Phật hóa thân
Những gì Phật báo thân
Những gì như trí Phật
Vì con nói: Nhân đâu
Làm sao ở Dục giới
Chẳng thành Đẳng chánh giác
Làm sao Sắc cứu cánh
Được đạo trong ly dục
Như Lai Bát-niết-bàn
Người nào trì chánh pháp
Thế Tôn trụ lâu bằng
Thời gian pháp trụ không
Phật lập bao nhiêu pháp
Chủng loại có bao nhiêu
Tỳ-kheo-ni, Tỳ-kheo
Xin Phật vì con nói!
Nhân đâu trăm biến đổi
Trăm tịch tĩnh nhân đâu
Thanh văn, Bích-chi-phật
Thế Tôn nói vì con!
Nhân đâu thông thế gian
Nhân đâu thông xuất thế
Nhân đâu thất địa tâm
Thế Tôn vì con nói!
Tăng-già bao nhiêu loại
Nhân đâu là phá tăng
Sao y là phương luận
Xin Phật vì con nói.
Ca-diếp, Câu-lưu-tôn
Câu-na-hàm… là con!
Thường vì các đệ tử
Nói như vậy, vì sao
Vì sao nói nhân, ngã
Vì sao nói đoạn, thường
Vì sao chẳng chỉ nói
Chỉ có một tâm thôi
Nhân đâu rừng nữ nam
Ha-lê, A-ma-lặc
Kê-la và thiết vi
Cùng Kim cang… các núi
Thứ đến vô lượng núi
Đủ loại báu trang nghiêm
Tiên vui, người sung mãn
Xin Phật vì con nói!
Khi Đại thiên Phật nghe
Những câu kệ đó xong
Đại thừa nẻo giải thoát
Tâm chư Phật đệ nhất:
Hỏi hay thay! Hay thay!
Này Đại Tuệ! Nghe kỹ!
Ta nay theo lớp lang
Lời ông hỏi mà nói
Sinh cùng với chẳng sinh
Sát-na, Niết-bàn không
Đường đến không tự thể
Con Phật, Ba-la-mật
Thanh văn, Bích-chi-phật
Người ngoại đạo Vô sắc
Núi, biển và Tu-di
Bốn thiên hạ đất đai
Mặt trăng, mặt trời, sao
Ngoại đạo, trời, tu-la
Tự tại, không giải thoát
Tịch định, lực tư duy
Diệt và Như ý túc
Đạo phẩm và Giác chi
Vô lượng các thiền định
Năm ấm và đến đi
Bốn không định diệt tận
Phát khởi tâm nói lên!
Tâm, ý và ý thức
Pháp vô ngã có năm:
Tự tánh, tướng, sở tưởng
Hai năng kiến, sở kiến
Sao gọi vô số thừa
Tính vàng, ngọc ma-ni
Nhất-xiển-đề, bốn đại
Loạn động và nhất Phật
Cảnh giới trí dạy được
Chúng sinh có, không có
Voi, ngựa, các cầm thú
Làm sao mà bắt lấy
Ví như nhân tương ưng
Lực, nói pháp ra sao
Nhân đâu có nhân quả
Rừng mê hoặc như thật
Chỉ tâm không cảnh giới.
Các địa không thứ lớp
Trăm đổi thay, vô tướng
Luận y phương khéo léo
Chú thuật các minh xứ
Vì sao mà hỏi ta
Các núi, tu-di, đất
Hình thể nhỏ hoặc to
Biển cả, trời, trăng, sao
Vì sao mà hỏi ta
Chúng sinh thượng, trung, hạ
Thân bao nhiêu vi trần
Khuỷu tay đến mười dặm
Bốn mươi và hai mươi
Lông thỏ, bụi cửa sổ
Lông dê, bụi bột mì
Một thăng bao nhiêu bột
Nửa thăng bao nhiêu đầu
Một hộc và mười hộc
Trăm vạn và một ức
Tần-bà bao vi trần
Hạt cải bao nhiêu bụi
Bao cải thành hạt đỏ
Bao hạt cỏ thành đậu
Bao thù thành một lượng
Bao lượng thành một phân
Thứ lớp tính như vậy
Bao nhiêu thành Tu-di
Nay vì sao Phật tử
Chẳng hỏi ta như vầy:
Thanh văn và Duyên giác
Chư Phật và Phật tử
Thân bao nhiêu vi trần
Vì sao chẳng hỏi rằng:
Ngọn lửa bao nhiêu bụi
Gió có bao nhiêu vi trần
Bụi từng căn bao nhiêu
Chân lông, mi bao bụi
Nhân đâu làm Tự tại
Chuyển luân thánh Đế vương
Nhân đâu vua ủng hộ
Giải thoát rộng lược nói
Chúng sinh đủ thứ dục!
Làm sao mà hỏi ta
Nhân đâu các thực phẩm
Nhân đâu rừng trai gái
Núi Kim cang vững chắc
Ta phải nói thế nào
Nhân đâu như huyễn mộng
Khát ái ví nai hoang
Nhân đâu mây xuất hiện
Nhân đâu có sáu thời
Nhân đâu đủ thứ vị
Nam, nữ, phi nam nữ
Nhân đâu các trang nghiêm
Phật tử nhân đâu hỏi
Làm sao các núi báu
Tiên vui, người trang nghiêm
Giải thoát, chỗ nào đến
Ai trói, trói ra sao
Cảnh giới Thiền thế nào
Niết-bàn và ngoại đạo
Sao lại không nhân làm
Nhân đâu được thấy buộc
Nhân đâu tịnh các giác
Có các giác do đâu
Nhân đâu chuyển tạo tác
Vì hạnh nguyện hỏi ta
Nhân nào đoạn các tưởng
Tam-muội có nhân đâu
Ai phá bỏ ba cõi
Thân do đâu, ở đâu
Làm sao không nhân, ngã
Nương thế nói do đâu
Nhân đâu hỏi ngã tướng
Hỏi vô ngã thế nào
Sao gọi là thai tạng
Ông nhân đâu hỏi ta
Nhân đâu thường, đoạn kiến
Tâm được tịnh vì sao
Nhân đâu nói và trí
Giới tính, các Phật tử
Suy xét đệ tử, thầy
Đủ hạng các chúng sinh
Sao là tham ẩm thực
Thí, thông minh, hư không
Nhân đâu có cây rừng
Phật tử nhân đâu hỏi
Sao gọi đủ thứ cõi
Nhân đâu tiên sống lâu
Đủ loại thầy nhân đâu
Ông nhân đâu hỏi ta
Vì sao có xấu xí
Tu hành chẳng muốn thành
Sắc cứu cánh thành đạo
Làm sao mà hỏi ta
Nhân đâu hiểu thế gian
Nhân đâu là Tỳ-kheo
Là hóa, báo thân Phật
Nhân đâu mà hỏi ta
Sao gọi như trí Phật
Sao gọi là chúng Tăng
Không hầu, trống, hoa, cõi
Làm sao lìa ánh sáng
Sao gọi là Tâm địa
Phật tử mà hỏi ta
Đây và chúng sinh khác
Phật tử nên thưa hỏi
Mỗi một tướng tương ứng
Xa lìa lỗi kiến chấp
Lìa các pháp ngoại đạo.
Ta nói ông lắng nghe
Đây trăm lẻ tám kiến
Như lời chư Phật nói
Ta nay nói phần ít
Phật tử khéo lắng nghe.

Sinh kiến bất sinh kiến, thường kiến vô thường kiến, tướng kiến vô tướng kiến, trụ dị kiến phi trụ dị kiến, sát-na kiến phi sát-na kiến, ly tự tánh kiến phi ly tự tánh kiến, không kiến bất không kiến, đoạn kiến phi đoạn kiến, tâm kiến phi tâm kiến, biên kiến phi biên kiến, trung kiến phi trung kiến, biến kiến phi biến kiến, duyên kiến phi duyên kiến, nhân kiến phi nhân kiến, phiền não kiến phi phiền não kiến, ái kiến phi ái kiến, phương tiện kiến phi phương tiện kiến, xảo kiến phi xảo kiến, tịnh kiến phi tịnh kiến, tương ưng kiến phi tương ưng kiến, thí dụ kiến phi thí dụ kiến, đệ tử kiến phi đệ tử kiến, sư kiến phi sư kiến, tính kiến phi tính kiến, thừa kiến phi thừa kiến, tịch tĩnh kiến phi tịch tĩnh kiến, nguyện kiến phi nguyện kiến, tam luân kiến phi tam luân kiến, tướng kiến phi tướng kiến, hữu vô lập kiến phi hữu vô lập kiến, hữu nhị kiến vô nhị kiến, duyên nội thân Thánh kiến phi duyên nội thân Thánh kiến, hiện pháp lạc kiến phi hiện pháp lạc kiến, quốc thổ kiến phi quốc thổ kiến, vi trần kiến phi vi trần kiến, thủy kiến phi thủy kiến, cung kiến phi cung kiến, tứ đại kiến phi tứ đại kiến, số kiến phi số kiến, thông kiến phi thông kiến, hư vọng kiến phi hư vọng kiến, vân kiến phi vân kiến, công xảo kiến phi công xảo kiến, minh xứ kiến phi minh xứ kiến, phong kiến phi phong kiến, địa kiến phi địa kiến, tâm kiến phi tâm kiến, giả danh kiến phi giả danh kiến, tự tánh kiến phi tự tánh kiến, ấm kiến phi ấm kiến, chúng sinh kiến phi chúng sinh kiến, trí kiến phi trí kiến, Niết-bàn kiến phi Niết-bàn kiến, cảnh giới kiến phi cảnh giới kiến, ngoại đạo kiến phi ngoại đạo kiến, loạn kiến phi loạn kiến, huyễn kiến phi huyễn kiến, mộng kiến phi mộng kiến, dương việm kiến phi dương việm kiến, tượng kiến phi tượng kiến, luân kiến phi luân kiến, Kiền-thát-bà kiến phi Kiền-thát-bà kiến, thiên kiến phi thiên kiến, ẩm thực kiến phi ẩm thực kiến, dâm dục kiến phi dâm dục kiến, kiến kiến phi kiến kiến, Ba-la-mật kiến phi Ba-la-mật kiến, giới kiến phi giới kiến, nhật nguyệt tinh tú kiến phi nhật nguyệt tinh tú kiến, đế kiến phi đế kiến, quả kiến phi quả kiến, diệt kiến phi diệt kiến, khởi diệt tận định kiến phi khởi diệt tận định kiến, trị kiến phi trị kiến, tướng kiến phi tướng kiến, chi kiến phi chi kiến, xảo minh kiến phi xảo minh kiến, thiền kiến phi thiền kiến, mê kiến phi mê kiến, hiện kiến phi hiện kiến, hộ kiến phi hộ kiến, tộc tánh kiến phi tộc tánh kiến, tiên nhân kiến phi tiên nhân kiến, vương kiến phi vương kiến, bổ thủ kiến phi bổ thủ kiến, thật kiến phi thật kiến, ký kiến phi ký kiến, Nhất-xiểnđề kiến phi Nhất-xiển-đề kiến, nam nữ kiến phi nam nữ kiến, vị kiến phi vị kiến, tác kiến phi tác kiến, thân kiến phi thân kiến, giác kiến phi giác kiến, động kiến phi động kiến, căn kiến phi căn kiến, hữu vi kiến phi hữu vi kiến, nhân quả kiến phi nhân quả kiến, sắc cứu cánh kiến phi sắc cứu cánh kiến, thời kiến phi thời kiến, thọ lâm kiến phi thọ lâm kiến, chủng chủng kiến phi chủng chủng kiến, thuyết kiến phi thuyết kiến, Tỳ-kheo kiến phi Tỳ-kheo kiến, Tỳkheo-ni kiến phi Tỳ-kheo-ni kiến, trụ trì kiến phi trụ trì kiến, tự kiến phi tự kiến.

Này Đại Tuệ! Một trăm lẻ tám kiến này, chư Phật đời quá khứ đã nói. Ông và các Bồ-tát phải học như vậy.

 

Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20