KINH NHẬP LĂNG GIÀ
Hán dịch: Đời Nguyên Ngụy, Tam tạng Pháp sư Bồ-đề-lưu-chi, người Thiên Trúc
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Phẩm 9: NHẬP ĐẠO

Lúc Thánh giả Đại Bồ-tát Đại Tuệ lại bạch:

–Bạch Thế Tôn! Nguyện xin Đức Thế Tôn vì con nói về tướng thứ lớp nhập định Diệt tận của tất cả các Bồ-tát, Thanh văn, Bích-chiphật, con và tất cả các Bồ-tát… nếu được biết rõ tướng thứ lớp nhập vào định Diệt tận và phương tiện khéo léo thì chẳng rơi vào niềm vui Tam-muội Tam-ma-bạt-đề định Diệt tận của Thanh văn, Bích-chiphật, chẳng rơi vào pháp mê hoặc của Thanh văn, Bích-chi-phật và ngoại đạo.

Đức Phật bảo Thánh giả Bồ-tát Đại Tuệ:

–Hay thay! Hay thay! Này Đại Tuệ! Ông hãy lắng nghe, lắng nghe! Ta sẽ vì ông giải nói.

Bồ-tát Đại Tuệ bạch:

–Hay thay! Bạch Thế Tôn! Thưa vâng, con xin lắng nghe và tin nhận!

Đức Phật dạy:

–Này Đại Tuệ! Bồ-tát từ Sơ địa cho đến Địa thứ sáu nhập vào định Diệt tận, Thanh văn, Bích-chi-phật cũng nhập vào định Diệt tận. Này Đại Tuệ! Các Đại Bồ-tát ở trong Địa thứ bảy từng niệm từng niệm thể nhập định Diệt tận do các Bồ-tát đều có thể xa lìa tướng có, không của tất cả các pháp.

Này Đại Tuệ! Thanh văn, Bích-chi-phật chẳng thể từng niệm từng niệm nhập vào định Diệt tận do Thanh văn, Bích-chi-phật nương vào hạnh hữu vi để hội nhập định Diệt tận, rơi vào cảnh giới khả thủ năng thủ. Vậy nên Thanh văn, Bích-chi-phật chẳng thể nhập vào định Diệt tận từng niệm từng niệm trong Địa thứ bảy, do Thanh văn, Bíchchi-phật phát sinh tư tưởng kinh sợ, sợ rơi vào tướng không, khác của các pháp, do hiểu các pháp với đủ loại tướng khác nhau: Pháp có, pháp không, pháp thiện, pháp ác, cùng tướng, khác tướng… mà vào định Diệt tận. Vậy nên Thanh văn, Bích-chi-phật chẳng thể nhập vào định Diệt tận từng niệm từng niệm trong Địa thứ bảy, do không có trí phương tiện khéo léo.

Này Đại Tuệ! Đại Bồ-tát ở Địa thứ bảy chuyển diệt tâm, ý, ý thức của Thanh văn, Bích-chi-phật. Này Đại Tuệ! Từ Sơ địa cho đến Địa thứ sáu, Đại Bồ-tát thấy ở ba cõi chỉ là tâm, ý, ý thức của tự tâm, lìa khỏi pháp ngã và ngã sở, chỉ là tự tâm phân biệt chẳng rơi vào đủ các tướng của pháp bên ngoài, chỉ là nội tâm ngu si của phàm phu rơi vào nhị biên, thấy có pháp khả thủ, năng thủ. Do không biết mà chẳng hiểu rõ từ đời vô thủy đến nay, do thân miệng và ý huân tập vọng tưởng phiền não, hý luận mà sinh tử các pháp.

Này Đại Tuệ! Ở trong Địa thứ tám, tất cả Bồ-tát, Thanh văn, Bích-chi-phật nhập vào tưởng Niết-bàn. Này Đại Tuệ! Các Đại Bồtát nương thần lực Phật và Tam-muội tự tâm, chẳng vào pháp môn Tam-muội An lạc, rơi vào Niết-bàn mà trụ, do chẳng đầy đủ Như Lai địa. Nếu Bồ-tát đó trụ ở phần Tam-muội thì dừng nghỉ độ thoát tất cả chúng sinh, đoạn tuyệt giống Như Lai, diệt tan nhà của Như Lai. Vì thị hiện các cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn của Như Lai, vậy nên chẳng vào Niết-bàn.

Này Đại Tuệ! Thanh văn, Bích-chi-phật rơi vào pháp môn Tam-

muội An lạc. Vậy nên Thanh văn, Bích-chi-phật sinh ra tưởng Niếtbàn.

Này Đại Tuệ! Các Đại Bồ-tát từ Sơ địa cho đến Địa thứ bảy đầy đủ phương tiện khéo léo, quan sát tưởng của tâm, ý, ý thức, xa lìa pháp tướng chấp giữ của ngã và ngã sở, quan sát ngã không, pháp không, quan sát đồng tướng, dị tướng, hiểu rõ nghĩa phương tiện khéo léo của bốn vô ngại mà tự tại thứ lớp nhập vào pháp Bồ-đề phần của các Địa.

Này Đại Tuệ! Nếu ta chẳng nói pháp đồng tướng dị tướng của các Đại Bồ-tát thì tất cả các Bồ-tát chẳng biết như thật thứ lớp các Địa, sợ rơi vào pháp ngoại đạo tà kiến… Ta theo thứ lớp nói về tướng của các Địa.

Này Đại Tuệ! Nếu người theo thứ lớp mà vào Địa thì chẳng rơi vào đạo khác. Ta nói tướng các Địa theo thứ lớp thì chỉ tự tâm thấy thứ lớp các Địa và đủ các hành tướng trong ba cõi mà các phàm phu chẳng hiểu chẳng biết. Do các phàm phu chẳng hiểu biết, vậy nên ta và tất cả các Đức Phật nói đến tướng các Địa theo thứ lớp và kiến lập đủ các hành tường của ba cõi.

Lại nữa, này Đại Tuệ! Thanh văn, Bích-chi-phật đối với Địa thứ tám của Bồ-tát ưa thích say đắm pháp môn An lạc Tam-muội Tịch diệt nên chẳng thể biết rõ chỉ là sự thấy tự tâm, rơi vào tự tướng đồng tướng huân tập chướng ngại, rơi vào lỗi thấy nhân vô ngã, pháp vô ngã vậy. Do tâm phân biệt gọi là Niết-bàn mà chẳng thể biết các pháp tịch tĩnh.

Này Đại Tuệ! Các Đại Bồ-tát, do thấy pháp môn An lạc Tammuội tịch tĩnh, nhớ nghĩ bản nguyện tâm đại Từ bi độ các chúng sinh, biết mười hạnh trí vô tận như thật. Vậy nên chẳng nhập vào Niết-bàn ngay.

Này Đại Tuệ! Các Đại Bồ-tát xa lìa tâm hư vọng phân biệt, xa lìa cảnh giới năng thủ, sở thủ gọi là vào Niết-bàn. Do trí như thật biết tất cả các pháp chỉ là tự tâm, vậy nên chẳng sinh ra tâm phân biệt. Do đó, chẳng chẳng chấp thủ tâm, ý, ý thức, chẳng chấp trước tướng pháp bên ngoài là thật có, chẳng phải chẳng vì tu hành Phật pháp, nương theo căn bản trí đắp đổi tu hành, vì ở tự thân cầu chứng Địa trí của Phật Như Lai vậy.

Này Đại Tuệ! Như người nằm mộng thấy đi qua nước biển cả, tạo ra phương tiện lớn muốn đưa mình qua. Chưa qua khỏi giữa chừng bỗng nhiên thức dậy, khởi sự suy nghĩ này: “Đây là thật hay hư vọng?” Người đó lại nghĩ: “Tướng như vậy chẳng phải thật, chẳng phải hư dối chỉ là ta vốn hư vọng phân biệt cảnh giới chẳng thật, huân tập nhân nên thấy đủ loại sắc, hình tướng điên đảo, chẳng lìa có không, do ý thức huân tập nên thấy trong giấc mộng.

Này Đại Tuệ! Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, ở nơi Địa thứ tám, thấy tâm phân biệt, các pháp cùng một tướng ở trong Sơ địa, như mộng, như huyễn bình đẳng không sai khác, lìa các công dụng tâm phân biệt khả thủ, năng thủ, thấy tâm, tâm số pháp vì chưa đạt được Phật pháp thượng thượng. Người tu hành thì khiến cho đạt được vậy. Đại Bồ-tát tu hành pháp thù thắng gọi là Niết-bàn, chẳng phải diệt tất cả pháp gọi là Niết-bàn. Đại Bồ-tát xa lìa tướng phân biệt về tâm, ý, ý thức, nên đạt được pháp nhẫn Vô sinh. Này Đại Tuệ! Trong Đệ nhất nghĩa cũng không thứ lớp, không có hạnh thứ lớp, các pháp tịch tĩnh cũng như hư không.

Bồ-tát Đại Tuệ bạch:

–Bạch Thế Tôn! Thế Tôn nói, Thanh văn, Bích-chi-phật thể nhập pháp môn an vui Tịch tĩnh của Bồ-tát ở Địa thứ tám. Đức Như Lai lại nói, Thanh văn, Bích-chi-phật chẳng biết chỉ là tự tâm phân biệt. Thế Tôn lại nói, các Thanh văn đạt được “nhân vô ngã” mà chẳng hiểu được “Pháp vô ngã” là rỗng không. Nếu nói như vậy thì Thanh văn, Bích-chi-phật còn chưa thể chứng được pháp Sơ địa, huống gì thể nhập pháp môn an vui tịch diệt của Địa thứ tám?

Đức Phật nói:

–Này Đại Tuệ! Ta nay vì ông phân biệt tuyên nói. Này Đại Tuệ! Thanh văn có ba bậc. Nói rằng người nhập vào pháp môn Tịch diệt của Địa thứ tám, đây là người trước đã tu hạnh Bồ-tát mà rơi vào Thanh văn địa, rồi trở lại nương vào bản tâm tu hạnh Bồ-tát để cùng vào pháp môn an vui tịch diệt của Địa thứ tám, chẳng phải là Tăng thượng mạn Thanh văn tịch diệt, do hàng Thanh văn đó chẳng thể nhập vào hạnh Bồ-tát, chưa từng biết rõ ba cõi chỉ là tâm, chưa từng tu hành các pháp Bồ-tát, chưa từng tu hành các Ba-la-mật, hạnh Địa thứ mười. Vậy nên chắc chắn là Thanh văn tịch diệt chẳng thể chứng được pháp môn an vui tịch diệt mà Bồ-tát đó thực hành.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nói kệ:

Chỉ tâm không sở hữu
Phật địa và các hành
Phật khứ, lai, hiện tại
Ba đời nói như trên.
Thất địa là Tâm địa
Không sở hữu Bát địa
Nhị địa gọi là hành
Địa khác gọi ngã địa.
Tịnh và chứng nội thân
Đây gọi là ngã địa
Chỗ Tự tại tối thắng
Trời A-ca-ni-sấc
Chiếu sáng như lửa hừng
Phát ánh sáng vi diệu
Đủ loại đẹp đáng ưa
Hóa làm ở ba cõi
Sắc ba cõi hiện lên
Hoặc có tại Quang hóa
Chỗ đó nói các thừa
Tự Tại địa của ta
Thập địa là Sơ địa
Sơ địa là Bát địa
Cửu địa là Thất địa
Thất địa là Bát địa
Nhị địa là Tam địa
Tứ địa là Ngũ địa
Tam địa là Lục địa
Tịch diệt đầu thứ lớp?
Chắc chắn các Thanh văn
Chẳng hành Bồ-tát hạnh
Đồng vào Địa thứ tám
Vốn là hạnh Bồ-tát.

 

Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20