KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG-GIÀ
Hán dịch: Đại Châu Vu-điền, Tam tạng Pháp sư Thật-xoa-nan-đà.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Phẩm 10: KỆ TỤNG
(Từ cuối Quyển 6 – Quyển 7)
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn tuyên bố ý nghĩa sâu rộng trong kinh Lăng-già này, nên lập lại bằng lời kệ:
Các pháp không vững bền
Chúng sinh từ phân biệt
Do phân biệt là không
Nên phân biệt trống rỗng.
Vì vọng tưởng phân biệt
Thế nên thức sinh khởi
Nhiều đến tám, chín thức
Như các sóng trên biển.
Tập khí thường tăng trưởng
Bám chặt theo rễ sâu
Tâm vận hành theo cảnh
Như sắt với nam châm.
Tánh chúng sinh thuộc vào
Vượt khỏi những suy lường
Và hiểu biết lìa trí
Chuyển hóa được giải thoát.
Đạt Tam-muội như huyễn
Vượt qua nơi mười Địa
Khi quán thấy tâm vương
Thoát khỏi tưởng và thức.
Một khi tâm chuyển đổi
Đó là lúc thường trụ
Nơi cung điện hoa sen
Được sinh từ cảnh huyễn.
Đã đến cung đó rồi
Tự tại vô công dụng
Làm lợi ích chúng sinh
Như viên ngọc muôn màu.
Không hữu vi, vô vi
Chỉ trừ lầm phân biệt
Kẻ ngu mê chấp chặt
Như Thạch nữ mơ con.
Nên biết ngã, linh hồn
Các duyên và uẩn, giới
Đều không có tự tánh
Không sinh và phi hữu.
Ta dùng phương tiện nói
Thật ra không có tướng
Người ngu mê chấp chặt
Vào tướng năng, tướng sở.
Một người biết tất cả
Tất cả chẳng tất cả
Người ngu bị phân biệt
Phật không giác, giác tha.
Các pháp như mộng huyễn
Không tự tánh, không sinh
Tất cả do tánh không
Có, không, chẳng nắm bắt.
Ta chỉ nói một tánh
Vượt khỏi vọng suy lường
Tự tánh không có hai
Thuộc cảnh giới bậc Trí.
Như bốn đại không điều
Thấy biết như đom đóm
Sự thấy đều không thật
Thế gian cũng như vậy.
Hiện hữu giống ảo thuật
Nhờ cỏ cây, ngói gạch
Ảo thuật không thật có
Các sự vật cũng vậy.
Không chấp, không bị chấp
Không buộc, không bị buộc
Như huyễn, như quáng nắng
Như mộng, như hoa mắt.
Ai muốn thấy chân thật
Vượt khỏi chấp, phân biệt
Nên tu quán chân thật
Thấy Phật ắt không nghi.
Cuộc đời như giấc mộng
Sắc, dục, tài cũng vậy
Người nhận biết như đây
Thân là nhất của đời.
Ba cõi do tâm khởi
Bị lầm thấy mê hoặc
Lìa vọng vượt thế gian
Biết vậy, chuyển nhiễm trước.
Cái thấy của người ngu
Không rõ sinh và diệt
Người trí thấy như thật
Không sinh cũng không diệt.
Thường hành không phân biệt
Thoát khỏi tâm, tâm pháp
Ở trời Sắc cứu cánh
Nơi ấy không mắc lỗi.
Được thành tựu chánh giác
Đủ năng lực thần thông
Các Tam-muội thù thắng
Hiện hóa chứng tại đây.
Hóa thân không ức lượng
Đến khắp cả mọi nơi
Cho người ngu nghe pháp
Âm hưởng pháp khó lường.
Tách rời đầu, giữa, cuối
Vượt khỏi hữu, phi hữu
Phổ biến mà hiện khắp
Biến khắp nhưng bất đồng.
Bảo trong thân chúng sinh
Bị tính chất bao phủ
Mê lầm nên có huyễn
Không phải huyễn làm mê.
Bởi do tâm mê hoặc
Tất cả đều hiện hữu
Đây là tướng ràng buộc
Tàng thức khởi thế gian.
Các thế gian như vậy
Chỉ có lập luận giả
Kiến giải như thác lũ
Vận hành trong ngã, pháp.
Khi nhận thức như vậy
Sẽ có sự đột biến
Đó chính là con ta
Thành tựu pháp tùy thuận.
Người ngu bị phân biệt
Thấy nóng, lỏng, rắn, động
Giả danh không thật có
Không tướng và định tướng.
Thân thể và các căn
Tạo thành bởi tám chất
Người ngu vọng chấp sắc
Bị lừa trong khung thân.
Người ngu vọng phân biệt
Nhân duyên hòa hợp sinh
Không hiểu tướng chân thật
Lưu chuyển trong ba cõi.
Các chủng tử trong thức
Mà hiện tâm, cảnh giới
Người ngu khởi phân biệt
Mê chấp nơi hai thủ.
Vô minh, ái và nghiệp
Tâm nương vào đó sinh
Thế nên ta biết rõ
Thuộc tánh Y tha khởi.
Vọng phân biệt có vật
Bị theo tâm mê hoặc
Phân biệt hoàn toàn không
Mê lầm chấp là có.
Tâm bị các duyên buộc
Sinh khởi nơi chúng sinh
Nếu thoát khỏi các duyên
Ta bảo không thấy có.
Đã thoát khỏi các duyên
Không lệ thuộc bởi tướng
Không còn khởi trong thân
Với ta, không đối tượng.
Tâm chúng sinh sinh khởi
Vì năng thủ, sở thủ
Không có tướng sở kiến
Như người ngu phân biệt.
Hình thành A-lại-da
Tàng thức của tối cao
Vượt trên năng, sở thủ
Ta thuyết giảng chân như.
Không có ngã trong uẩn
Không ngã, không chúng sinh
Do thức được sinh ra
Khi diệt cũng thức diệt.
Như bức tranh cao thấp
Thực sự không như vậy
Các sự vật cũng thế
Tuy thấy nhưng phi hữu.
Như thành Càn-thát-bà
Như sóng nắng giữa trưa
Được nhìn thấy như vậy
Người trí không thấy thế.
Nhân duyên và thí dụ
Thiết lập một mệnh đề
Như thành, mộng, xe lửa
Ảo ảnh, mặt trời, trăng.
Như sóng nắng, hoa đốm
Ta hiển bày vô sinh
Thế giới đều trống không
Mê hoặc như huyễn mộng.
Thấy các cõi không sinh
Ba cõi không nương tựa
Không trong cũng không ngoài
Thành tựu Vô sinh nhẫn.
Đạt Tam-muội Như huyễn
Cho đến Ý sinh thân
Tất cả các thần thông
Năng lực và tự tại.
Các pháp vốn vô sinh
Trống rỗng, không tự tánh
Mê hoặc các nhân duyên
Tùy duyên có sinh diệt.
Người ngu vọng phân biệt
Tùy tâm mà hiện tâm
Xuất hiện nơi ngoại sắc
Thật ra không sở hữu.
Như định lực quán thấy
Tượng Phật cùng bộ xương
Phân tích các đại chủng
Thuộc giả thiết thế gian.
Thân thể, tài sản, nhà
Cả ba do chấp giữ
Ý thủ và phân biệt
Cả ba là năng thủ.
Mê hoặc vọng chấp trước
Vì phân biệt năng sở
Chỉ theo cảnh, văn tự
Mà không thấy chân thật.
Hành giả nhờ tuệ quán
Thấy pháp không tự tánh
An trú trong vô tướng
Tất cả đều dứt bặt.
Như vẽ con gà trống
Người ngu si mê chấp
Thật không có ba thừa
Người ngu không thấy vậy.
Nếu thấy các Thanh văn
Cho đến Bích-chi-phật
Đều Bồ-tát đại
Bi Biểu hiện biến hóa ra.
Ba cõi chỉ tại tâm
Phân biệt hai tự tánh
Chuyển y lìa nhân pháp
Khi ấy là chân như.
Ánh sáng đèn, trời, trăng
Ngọc và các đại chủng
Không phân biệt tác dụng
Chư Phật cũng như vậy.
Các pháp như hoa đốm
Vượt khỏi sinh, trụ, diệt
Xa rời thường, vô thường
Sạch, nhơ cũng như vậy.
Như người bị mê man
Thấy mặt đất màu vàng
Thật ra trong đất ấy
Vốn không có tướng vàng.
Người ngu cũng như vậy
Tâm mê loạn từ xưa
Vọng chấp các cõi thật
Thật ảo như quáng nắng.
Nên quán một chủng tử
Đều không cùng nhãn hiệu
Một chủng, tất cả chủng
Các chủng đều một tâm.
Chủng tử được thanh tịnh
Chuyển thành không chủng tử
Bình đẳng đồng pháp ấn
Tất cả không phân biệt.
Nhiều chủng tử khác nhau
Đều sinh các cảnh giới
Vô số khổ rối rắm
Gọi tất cả chủng tử.
Quán tự tánh các pháp
Mê hoặc không còn gì
Vô sinh vốn tánh vật
Hiểu vậy tức giải thoát.
Định tâm quán thế gian
Các sắc do tâm khởi
Tâm mê từ vô thủy
Thật không sắc, không tâm.
Như thành Càn, huyễn thuật
Hoa đốm và quáng nắng
Phi thực mà hiện hữu
Các pháp cũng như vậy.
Tất cả pháp không sinh
Chỉ thấy bởi mê hoặc
Do từ mê vọng sinh
Người ngu chấp hai bên.
Bởi vô số tập khí
Chuyển tâm như làn sóng
Khi tập khí đoạn trừ
Sóng tâm không khởi lại.
Tâm duyên các cảnh khởi
Như vẽ dựa theo tường
Nếu không, trong không trung
Tại sao không vẽ được?
Nếu dựa theo chút tướng
Làm cho tâm sinh khởi
Tâm đã từ duyên sinh
Duy tâm nghĩa không thành.
Tâm tánh vốn thanh tịnh
Vắng lặng như hư không
Khiến tâm lại chấp tâm
Chẳng do nhân nào khác.
Chấp trước chính tâm hiện
Làm cho tâm sinh khởi
Không sự thấy bên ngoài
Cho nên nói duy tâm.
Tàng thức gọi là tâm
Tư lương lấy làm ý
Biết rõ các cảnh giới
Gọi đó chính là thức.
Tâm luôn luôn vô ký
Ý vận hành hai cách
Hiện tại thức vận hành
Hoặc là tốt hay xấu.
Sự chứng không thời gian
Vượt các cõi, cấp địa
Và vượt tâm đo lường
Trụ nơi quả vô tướng.
Sự thấy hữu cùng vô
Cho đến tất cả tướng
Đều là những kẻ ngu
Bị chấp trước điên đảo.
Nếu biết lìa phân biệt
Thì thật không hợp lý
Vì tâm không có sắc
Thế nên không phân biệt.
Các căn giống như huyễn
Thế giới đều như mộng
Năng tác và sở tác
Tất cả đều không có.
Tục đế, có tất cả
Đệ nhất nghĩa thì không
Các pháp không tự tánh
Gọi là Đệ nhất nghĩa.
Ở trong không tự tánh
Nhân nơi những ngôn từ
Mà có vật hiện hữu
Đây gọi là tục đế.
Nếu không có ngôn từ
Sự vật khởi cũng không
Trong thế đế không có
Sự thể, ngôn từ không.
Pháp điên đảo sai lầm
Thật chẳng thể nắm bắt
Nếu thừa nhận sai lầm
Thì không có tự tánh.
Vì tính chất hữu vô
Bị hiểu cách sai lầm
Tất cả những hiện hữu
Đều chẳng thể nắm bắt.
Tâm đầy tập khí xấu
Hiện ra nhiều hình tướng
Mê muội thuộc ngoài tâm
Vọng chấp các hình tướng.
Phân biệt vô phân biệt
Sự phân biệt đoạn được
Thấy được vô phân biệt
Chứng chân không thật tánh.
Tâm thấm đậm vô minh
Sự thấy các chúng sinh
Như voi, ngựa, ảo thuật
Lá cây cho là vàng.
Như người bị hoa mắt
Thấy lầm cái hoa đốm
Người ngu cũng như vậy
Vọng chấp các thế giới.
Phân biệt, bị phân biệt
Sự gây nên phân biệt
Bị ràng buộc vào nhân
Sáu nhân làm giải thoát.
Do chấp chặt nơi đây
Không địa, không sự thật
Cũng không những cõi nước
Hóa Phật và Nhị thừa.
Tâm khởi tất cả pháp
Khắp mọi nơi và thân
Tâm tánh thật vô tướng
Vô trí chấp chặt nhiều.
Tướng mê muội phân biệt
Gọi là Y tha khởi
Sự đặt tên tướng này
Đây chính là vọng chấp.
Các duyên pháp hòa hợp
Phân biệt nơi danh tướng
Và chúng không còn sinh
Gọi là Viên thành thật.
Khắp thế giới mười phương
Chúng sinh và Bồ-tát
Bao nhiêu pháp, báo thân
Hóa thân Phật biến hóa.
Đều từ Vô lượng thọ
Từ cõi Cực lạc ra
Ở nơi kinh Phương quảng
Nên biết mật ý kinh.
Những gì các Bồ-tát
Và Đấng Đạo Sư nói
Đều là Hóa thân nói
Chẳng phải Báo thân Phật.
Các pháp chưa hề sinh
Nhưng không phi hiện hữu
Như huyễn, như giấc mộng
Như hóa, như thành Càn.
Tất cả do tâm khởi
Tất cả do tâm thoát
Tâm không sinh cách khác
Tâm diệt cũng như vậy.
Vì chúng sinh phân biệt
Hiện ra tướng hư vọng
Duy tâm thật không cảnh
Lìa phân biệt giải thoát.
Tích tập từ vô thủy
Những phân biệt vu vơ
Huân tập tập khí xấu
Khởi thế giới hư vọng.
Vì chấp lầm tự tánh
Các pháp đều không sinh
Dựa vào nơi duyên khởi
Chúng sinh phân biệt lầm.
Phân biệt không tương xứng
Được tương đối thanh tịnh
Tách rời khỏi phân biệt
Chuyển biến đến chân như.
Chớ vọng chấp sai lầm
Vọng chấp tức không thật
Bị mê lầm phân biệt
Chấp, sự chấp đều không.
Phân biệt thấy ngoại cảnh
Là sai lầm tự tánh
Do chấp sai lầm này
Sinh tự tánh duyên khởi.
Thấy ngoại cảnh sai lạc
Tất cả chỉ tại tâm
Quán sát đúng chân lý
Biết, nhận biết không còn.
Như người ngu phân biệt
Ngoại cảnh vốn không thật
Tâm động vì tập khí
Theo cảnh giới bên ngoài.
Phân biệt hai bên dứt
Trí siêu việt chân như
Khởi lên không hình tướng
Thánh hạnh khó nghĩ bàn.
Do mẹ cha hợp lại
Như đề hồ trong hũ
A-lại-da cùng ý
Làm tăng trắng đỏ thêm.
Bế thị và điêu bào
Do nghiệp uế phát sinh
Gió nghiệp tăng tứ đại
Sinh ra như quả chín.
Năm, năm và năm thứ
Ghẻ, nhọt có chín thứ
Móng, răng, tóc đầy đủ
Đầy đủ mới sinh ra.
Mới sinh như con trùng
Như người ngủ thức dậy
Mở mắt thấy hình tướng
Phân biệt dần tăng thêm.
Biết được do phân biệt
Sự tập hợp lợi, môi…
Đầu tiên phát ra tiếng
Giống như con chim vẹt.
Tùy ý thích chúng sinh
An lập nơi Đại thừa
Chẳng phải chỗ sai lầm
Ngoại đạo không thể nhận.
Cái thừa chính ta chứng
Kẻ biện luận không đạt
Xin nói khi Phật diệt
Ai thọ trì pháp này?
Đại Tuệ! Ông nên biết
Thiện Thệ nhập Niết-bàn
Đời tương lai sẽ có
Người trì pháp của ta.
Trong nước Nam Thiên Trúc
Tỳ-kheo danh đức lớn
Pháp hiệu là Long Thọ
Phá kiến về hữu vô.
Tuyên thuyết trên thế giới
Pháp Đại thừa vô thượng
Đạt Sơ hoan hỷ địa
Sẽ đến nước Cực lạc.
Nghĩa xảy ra các duyên
Không thể có và không
Trong duyên vọng chấp vật
Phân biệt có và không.
Thuộc kiến giải ngoại đạo
Xa rời giáo pháp ta
Danh tự tất cả pháp
Tùy thuộc theo chỗ sinh.
Đã và đang huân tập
Cùng phân biệt xoay vần
Nếu không gọi danh xưng
Thế giới đều lẫn lộn.
Để tránh sự lầm lẫn
Nên tên gọi lập ra
Các pháp bị phân biệt
Mê muội bởi tên gọi.
Bắt nguồn từ các duyên
Có ba loại phân biệt
Vì không sinh không diệt
Bản tánh như hư không.
Không sở hữu tự tánh
Gọi là tướng vọng chấp
Như huyễn, ảnh, quáng nắng
Như vòng lửa, ảnh, mộng.
Như tiếng vang, thành Càn
Gọi là Y tha khởi
Chân như, không, không hai
Giới hạn và pháp tánh.
Hoàn toàn không phân biệt
Ta gọi là Viên thành
Ngôn ngữ thuộc tâm hành
Hư vọng rơi hai bên.
Tuệ phân biệt chân đế
Là tuệ chẳng phân biệt
Nhận thức của người trí
Người ngu không như vậy.
Như người trí nhận thức
Tất cả vật không tướng
Như chiếc vòng ngọc giả
Không vàng mà tưởng vàng.
Các pháp cũng như thế
Ngoại đạo lầm mê chấp
Các pháp không đầu, cuối
Trụ nơi tướng chân thật.
Không người tạo cuộc đời
Mê chấp không hiểu vậy
Pháp hiện hữu quá khứ
Hiện tương lai, hiện tại.
Tất cả pháp như vậy
Đều gọi là vô sinh
Vì các duyên hòa hợp
Nên gọi là có pháp.
Nếu duyên không hòa hợp
Không sinh cũng không diệt
Những điều kiện sinh pháp
Không thể đồng hay dị.
Nói tóm, đó là sinh
Nói rộng đó là diệt
Không, bất sinh là một
Không, sinh là việc khác.
Không, bất sinh tốt hơn
Không, sinh là hoại diệt
Không, chân như, giới hạn
Pháp giới và Niết-bàn.
Các loại Ý sinh thân
Ta gọi nhiều tên khác
Đối với kinh, luật, luận
Ai phân biệt thanh tịnh.
Nếu không hiểu vô ngã
Theo sách, không theo nghĩa
Chúng sinh lầm phân biệt
Kiến văn như sừng thỏ.
Phân biệt tức mê lầm
Thú khát theo sóng nắng
Do nơi vọng chấp chặt
Nên khởi ra phân biệt.
Nếu rời nhân vọng chấp
Không còn khởi phân biệt
Thật sâu xa cao rộng
Biết cõi Phật tự tại.
Ta dạy các Phật tử
Chẳng phải hàng Thanh văn
Ba cõi không, vô thường
Tách rời ngã, thuộc ngã.
Ta dạy hàng Thanh văn
Học thuyết tổng quát này
Không ràng buộc các pháp
Cô tịch là bước đi.
Quả Bích-chi suy niệm
Ta chỉ dạy cho người
Thân lệ thuộc sinh khởi
Mê muội không tự thấy.
Phân biệt ngoài tự tánh
Làm cho tâm vọng khởi
Có được do gia lực
Sinh đến các đường khác.
Hay đạt từ giấc mộng
Là bốn loại thần thông
Đạt được từ trong mộng
Nhờ oai lực của Phật.
Nhập vào từ các loại
Không sinh từ kết quả
Tâm ảnh hưởng tập khí
Giống thực sự hiện hữu.
Phàm ngu không hiểu biết
Nên bảo có sự sinh
Còn theo vọng phân biệt
Với đối tượng bên ngoài.
Thì lúc ấy vọng tăng
Không thấy lầm chính tâm
Vì sao nói có sinh?
Sao không nói sở kiến?
Không sự thấy mà thấy
Vì ai? Nói cho ai?
Bản thể tâm vốn tịnh
Ý và thức tương ưng.
Tập khí thường huân tập
Tạo ra các ô nhiễm
Tàng thức rời khỏi thân
Ý mới mong các đường.
Thức lầm giống cảnh giới
Nhận biết bằng tham chấp
Sự thấy chỉ tại tâm
Ngoại cảnh không thể có.
Ai tu quán như vậy
Lìa vọng, đạt chân như
Cảnh giới các thiền giả
Nghiệp và oai lực Phật.
Ba điều không thể bàn
Chúng vượt trên suy tưởng
Quá khứ, tương lai, người
Hư không và Niết-bàn.
Ta tùy theo thế tục
Chân đế rời văn tự
Nhị thừa và ngoại đạo
Cùng tùy thuộc các kiến.
Bị mê hoặc duy tâm
Lầm phân biệt ngoại cảnh
La-hán, Bích-chi-phật
Cho đến Phật Bồ-đề.
Chủng tử chắc giác ngộ
Mộng được Phật quán đảnh
Như huyễn tâm, tĩnh lặng
Tại sao nói hữu vô?
Nơi nào và cho ai?
Vì sao? Cho con biết
Kẻ mê hoặc duy tâm
Nói huyễn, hữu, phi hữu.
Tương ưng tướng sinh diệt
Hợp với tướng bình đẳng
Ý thức là phân biệt
Đi cùng với năm thức.
Như ảnh tượng, thác lũ
Khởi theo tâm, chủng tử
Nếu tâm, ý, ý thức
Các thức không sinh khởi.
Liền đạt Ý sinh thân
Cũng đạt nơi Phật địa
Các duyên và uẩn, giới
Tự tướng của nhân pháp.
Đều do tâm giả lập
Như mộng và hoa đốm
Xem đời như mộng huyễn
Nương tựa nơi chân thật.
Chân thật lìa các tướng
Vượt khỏi nhân tương ưng
Bậc Thánh trí tự chứng
Thường trụ nơi vô niệm.
Mê hoặc nhân tương ưng
Chấp thế gian là thật
Tất cả hý luận diệt
Mê lầm không sinh nữa.
Khi còn mê phân biệt
Thì tâm si hiện khởi
Các pháp không vô tánh
Và thường hay vô thường.
Kiến giải người theo sinh
Không phải theo vô sinh
Đồng, dị, hay không đồng
Tự nhiên và tự tại.
Thời gian, bụi, thắng tánh
Duyên phân biệt thế gian
Thức, hạt mầm sinh tử
Có mầm nên có sinh.
Như bức tranh dựa tường
Nhận biết tức không còn
Ví như xem ảo thuật
Ảo thuật sống và chết.
Phàm ngu cũng như vậy
Tưởng có buộc và mở
Pháp nhị biên trong, ngoài
Cho đến nhân duyên kia.
Người tu hành quán sát
Họ trụ nơi vô tướng
Tâm không lìa tập khí
Cũng không cùng tập khí.
Tuy tập khí ràng buộc
Tướng tâm không sai biệt
Tâm như tấm vải trắng.
Ý thức bị nhiễm bụi
Bụi tập khí làm nhơ
Khiến tâm không hiển hiện
Ta nói như hư không.
Không có, cũng chẳng không
Tàng thức cũng như vậy
Không cả hữu và vô
Ý thức nếu chuyển biến.
Tâm thoát khỏi vẩn đục
Ta bảo tâm là Phật
Hiểu rõ tất cả pháp
Đoạn tận ba tương tục.
Và thoát khỏi Tứ cú
Xa lìa hữu và vô
Sự vật thường như huyễn
Bảy địa đầu tâm khởi.
Nên có hai tự tánh
Địa sau và Phật địa
Đều là Viên thành thật
Cõi Dục, Sắc, Vô sắc.
Cho đến cõi Niết-bàn
Tất cả thân thể này
Thuộc về cảnh giới tâm
Còn có chỗ sở đắc.
Thì mê hoặc sinh khởi
Nếu thông hiểu tự tâm
Tâm hoặc nghiệp không sinh
Hai pháp ta thiết lập.
Các tướng và chứng đắc
Bốn nguyên tắc lý thú
Phương tiện thuyết thành tựu
Thấy các loại danh tướng.
Là mê hoặc phân biệt
Nếu xa lìa danh tướng
Lìa tánh tịnh bậc Thánh
Tùy năng sở phân biệt.
Sẽ có tướng vọng chấp
Nếu lìa phân biệt kia
Tự tánh của bậc Thánh
Khi tâm được giải thoát.
Là chân lý bất biến
Chủng tánh và pháp tánh
Chân như không phân biệt
Vì có tâm thanh tịnh.
Nên cũng có ô nhiễm
Không tịnh thì không nhiễm
Thuộc cảnh giới người trí
Thế gian sinh từ duyên.
Tăng trưởng nơi phân biệt
Quán chúng như mộng huyễn
Giải thoát chính lúc ấy
Bao nhiêu tập khí xấu.
Nối kết cùng với tâm
Chúng sinh thấy ngoại cảnh
Không thấy pháp tánh tâm
Bản tâm vốn thanh tịnh.
Không sinh từ mê hoặc
Mê sinh từ tập khí
Không nhận thức được tâm
Mê hoặc tức chân thật.
Chân thật không đâu khác
Các hành chẳng phải hành
Chẳng thấy từ nơi khác
Hữu vi được nhìn thấy.
Rời khỏi tướng, sự tướng
Các tướng được xa lìa
Thấy thế giới tại tâm
An trú vào duy tâm.
Không phân biệt ngoại cảnh
Trụ nơi chân như trụ
Siêu việt khỏi tâm lượng
Khi siêu việt tâm lượng.
Cũng vượt nơi vô tướng
Do trụ nơi vô tướng
Nên không thấy Đại thừa
Thiền tịnh không dụng công.
Tĩnh tu các đại nguyện
Trí cao vời vô ngã
Không tướng nên không thấy
Nên quán cảnh giới tâm.
Và quán cảnh giới trí
Bằng tuệ quán siêu việt
Không mê hoặc nơi tướng
Khổ đế thuộc tâm hành.
Tập sở hành của trí
Diệt, đạo và Phật địa
Đều là tuệ siêu việt
Chứng ngộ cùng Niết-bàn.
Cho đến tám Thánh đạo
Thông hiểu tất cả pháp
Là trí Phật thanh tịnh
Nhãn căn và sắc cảnh.
Không, minh cùng tác ý
Được sinh từ tàng thức
Chúng sinh, nhãn thức sinh
Thủ là năng sở thủ.
Gọi sự cả hữu vô
Phân biệt sai không nhân
Là kẻ không có trí
Danh nghĩa không cùng sinh.
Danh nghĩa khác cũng vậy
Chấp nhân, không nhân sinh
Đều không lìa phân biệt
Lầm nghĩ trụ chân đế.
Thuyết giảng theo nhận định
Một tánh, năm không thành
Nên xa lìa thật nghĩa
Hý luận nơi hữu vô.
Hãy vượt khỏi nơi này
Do nhận biết vô ngã
Không vọng cầu các cõi
Kẻ chấp cho thường hằng.
Chú thuật cùng tranh luận
Chân lý rời ngôn thuyết
Nhận thấy pháp tịch diệt
Vì nương nơi tàng thức.
Nên ý chuyển khắp nơi
Vì nương vào tâm ý
Nên có các thức sinh
Tập thành pháp hư vọng.
Và tâm tánh chân như
Thiền giả quán như vậy
Thông đạt tánh duy tâm
Quán ý cùng sự tướng.
Không nghĩ thường, vô thường
Cho đến sinh, không sinh
Không phân biệt hai nghĩa
Từ nơi A-lại-da.
Sinh khởi nơi các thức
Hoàn toàn nơi một nghĩa
Mà sinh hai loại tâm
Do nhận thức tự tâm.
Chẳng không, chẳng ngôn thuyết
Nếu không thấy tự tâm
Bị kiến giải ràng buộc
Các duyên không sinh phân.
Các căn không chỗ có
Không tham, không uẩn, giới
Không tất cả hữu vi
Các nghiệp báo vốn không.
Không tạo tác, hữu vi
Xưa nay không chấp trước
Không buộc, cũng không mở
Không pháp hữu vô ký.
Pháp, phi pháp đều không
Không thời, không Niết-bàn
Tánh pháp chẳng nắm bắt
Không Phật, không chân lý.
Không nhân, cũng không quả
Chẳng loạn, chẳng Niết-bàn
Không sinh cũng không diệt
Cũng không mười hai chi.
Chẳng hữu biên, vô biên
Đoạn tận tất cả kiến
Ta gọi là duy tâm
Nghiệp phiền não cùng thân.
Và nghiệp sự đắc quả
Như sóng nắng, như mộng
Như thành Càn-thát-bà
Vì trú tại duy tâm.
Nên tách rời các tướng
Vì trú tại duy tâm
Nên nhận thức đoạn thường
Niết-bàn không các uẩn.
Vô ngã và vô tướng
Vì nhập vào duy tâm
Chuyển y đạt giải thoát
Tập khí xấu làm nhân.
Ngoài hiện nơi đại địa
Cho đến các chúng sinh
Duy tâm không sự thấy
Thân, tài sản, ảnh tượng.
Tập khí chúng sinh hiện
Tâm chẳng có hữu vô
Tập khí làm không hiện
Dơ hiện ở trong sạch.
Không sạch hiện nơi nhơ
Như mây che bầu trời
Tâm không hiện cũng vậy
Tánh vọng chấp làm hữu.
Nơi duyên khởi thì không
Do mê lầm vọng chấp
Không phân biệt duyên khởi
Sắc chẳng được tạo thành.
Có sắc chẳng được tạo
Thành Càn, mộng, huyễn, ảo
Các thứ này chẳng tạo
Nếu nơi pháp duyên sinh.
Gọi là thật, không thật
Người này quyết định theo
Kiến giải đồng và dị…
Thanh văn có ba loại.
Nguyện sinh hay biến hóa
Và thoát khỏi tham, sân…
Từ nơi pháp sinh ra
Bồ-tát cũng ba loại.
Họ chưa đạt Phật địa
Tùy chúng sinh nghĩ nhớ
Hiện thân giống như Phật
Sự hiện tâm chúng sinh.
Đều sinh từ tập khí
Vô số các ảnh tượng
Như mây, sao, trăng, trời
Nếu đại chủng là có.
Phải chăng có tạo sinh?
Tánh đại chủng là sinh
Không năng tướng, sở tướng
Đại chủng là năng tạo.
Địa hết thảy sở tạo
Đại chủng vốn không sinh
Nên sắc không chỗ tạo
Các sắc giả và thật….
Như sắc tạo từ huyễn
Từ mộng, thành Càn-thát
Sắc áo, chi phần năm
Năm loại Nhất-xiển-đề.
Các họ cũng năm loại
Năm thừa và vô thừa
Niết-bàn có sáu loại
Các uẩn hai mươi bốn.
Các sắc có tám loại
Phật có hai mươi tư
Phật tử có hai loại
Trăm lẻ tám pháp môn.
Thanh văn có ba loại
Các cõi Phật chỉ một
Và chỉ một Đức Phật
Giải thoát có ba loại.
Có bốn loại dòng tâm
Vô ngã có sáu loại
Sở tri cũng có bốn
Xa lìa nơi tác giả.
Lìa kiến giải sai lầm
Trong tự chứng bất động
Là Đại thừa vô thượng
Sinh cùng với không sinh.
Có tám loại chín loại
Chứng ngay hoặc dần dần
Thể chứng chỉ có một
Tám loại cõi Vô sắc.
Thiền sai biệt có sáu
Thanh văn và Bích-chi
Bảy hình thức giải thoát
Không có cả ba đời.
Thường, vô thường cũng vậy
Tạo nghiệp và quả báo
Đều như trong giấc mộng
Chư Phật vốn không sinh.
Và Thanh văn Phật tử
Tâm luôn lìa năng kiến
Như các pháp huyễn mộng
Nên đối tất cả cõi.
Từ Đâu-suất nhập thai
Sơ sinh và xuất gia
Không sinh, không chốn sinh
Vì chúng sinh lưu chuyển.
Mà nói đến Niết-bàn
Chân lý và các cõi
Tùy căn cơ giác ngộ
Đảo, rừng cây, thế gian.
Vô ngã, ngoại đạo, đi
Các thừa, thiền, Lại-da
Quả vị chẳng thể nghĩ bàn
Các loại trăng và sao.
Các dòng vua và trời
La-sát, Càn-thát-bà
Đều sinh từ nghiệp ái
Biến dịch, chết, không lường.
Vẫn nối kết tập khí
Khi sự chết chấm dứt
Lưới phiền não đoạn tận
Tiền, bạc, tài sản, gạo.
Ruộng, nhà và tôi tớ
Voi, ngựa và trâu dê…
Đều không được cất chứa
Không ngủ giường đục lỗ.
Không ở nền trát bùn
Bát bằng vàng, đồng, bạc
Đều không nên cất giữ
Dùng bát đất, đá, sắt.
Vỏ sò hay pha lê
Lượng đúng theo Ma-kiệt
Được dùng tùy theo bát
Thường dùng các màu xanh.
Phân bò, bùn, lá cây
Để nhuộm y màu trắng
Làm thành màu ca-sa
Dao dài bốn lóng tay.
Hình cong như bán nguyệt
Dùng để cắt rọc vải
Người tu hành nên dùng
Không nên học nghề nghiệp.
Cũng không nên mua bán
Nếu cần, nhờ tịnh nhân
Đây là điều ta dạy
Thường giữ gìn các căn.
Thông hiểu nghĩa kinh, luật
Không giao tiếp người đời
Đây gọi người tu hành
Gốc cây hay hang sâu.
Nhà trống hay nghĩa địa
Lều cỏ và đất trống
Nơi người tu nên ở
Thân thường mặc ba y.
Trong mộ địa, nơi khác
Nếu khi cần y phục
Người cúng, cho, nên nhận
Khi vị ấy khất thực.
Nhìn thẳng trước một tầm
Giữ niệm mà khất thực
Giống như ong hút hoa
Khi ở giữa đám đông.
Xen tạp Tỳ-kheo-ni
Nơi sinh sống thế tục
Đều không nên khất thực
Quốc vương và vương tử.
Quan quân cùng trưởng giả
Người tu hành khất thực
Đều không nên thân cận
Có người sinh hay chết.
Chỗ bạn bè thân thuộc
Chỗ Tăng, ni xen lẫn
Người tu hành không ăn
Trong chùa luôn có khói.
Thường có nhiều món ăn
Được chủ tâm chuẩn bị
Người tu hành không ăn
Hành giả nhìn cuộc đời.
Dầu năng tướng, sở tướng
Đều thoát ly sinh diệt
Cũng rời hữu và vô.
Nếu các bậc tu hành
Không sinh ra phân biệt
Chẳng lâu đạt Tam-muội
Lực, thần thông tự tại.
Bậc tu hành không nên
Vọng chấp từ vi trần
Thời, thắng tánh, tác giả
Duyên sinh nơi thế gian.
Do sự tự phân biệt
Được sinh từ tập khí
Bậc tu hành nên quán
Các hữu như mộng huyễn.
Kiến, luôn luôn xa lìa
Phỉ báng và kiến lập
Thân thể, tài sản, nhà
Không phân biệt ba cõi.
Không nghĩ tưởng uống ăn
Chánh niệm, thân ngay ngắn
Luôn luôn cung kính lễ
Chư Phật và Bồ-tát.
Hiểu rõ trong kinh, luật
Pháp lý thú chân thật
Năm pháp, hai vô ngã
Và tư duy tự tâm.
Bên trong chứng pháp tịnh
Phật địa và các Địa
Khi hành giả tu tập
Thọ quán đảnh tòa sen.
Trầm luân trong các nẻo
Chán ghét nơi các hữu
Đến nghĩa trang yên tĩnh
Tu tập các quán hạnh.
Có vật sinh không nhân
Vọng cho lìa đoạn thường
Và lìa khỏi hữu vô
Vọng chấp là Trung đạo.
Vọng chấp vô nhân luận
Không nhân là đoạn kiến
Không rõ vật bên ngoài
Hoại diệt nơi Trung đạo.
Sợ rơi vào đoạn kiến
Không bỏ sự chấp pháp
Vì kiến lập phỉ báng
Vọng nói là Trung đạo.
Nhờ hiểu rõ duy tâm
Xa lìa nơi ngoại pháp
Cũng lìa vọng phân biệt
Nơi đây đạt Trung đạo.
Duy tâm không có cảnh
Không cảnh, tâm không sinh
Ta và các Như Lai
Gọi đây là Trung đạo.
Hoặc sinh, hay không sinh
Tự tánh, không tự tánh
Hữu, vô, tất cả không
Không phân biệt nhị nguyên.
Không sinh khởi phân biệt
Người ngu tưởng giải thoát
Tâm không biết trí sinh
Hiểu biết đoạn nhị chấp.
Nhờ hiểu rõ tự tâm
Nên đoạn chấp hai bên
Biết rõ nên đoạn diệt
Chẳng phải năng phân biệt.
Biết rõ chỗ tâm hiện
Nên phân biệt không khởi
Vì không khởi phân biệt
Tâm chân như chuyển đổi.
Nếu thấy sự khởi pháp
Không lỗi lầm ngoại đạo
Người trí liền giữ lấy
Niết-bàn không hoại diệt.
Ta và chư Phật nói
Rõ đây tức thành Phật
Nếu có phân biệt khác
Đó là ngoại đạo bàn.
Không sinh mà hiện sinh
Không diệt mà hiện diệt
Khắp trên muôn ức cõi
Thấy như trăng trong nước.
Một thân làm nhiều thân
Mưa rơi và lửa cháy
Tùy tâm hiện bao nhiêu.
Cho nên gọi Duy tâm
Tâm cũng là Duy tâm
Vô tâm từ tâm khởi
Vô số các sắc tướng.
Thông đạt đều duy tâm
Chư Phật và Thanh văn
Duyên giác các hình tướng
Nhiều sắc tướng khác nhau.
Đều gọi là duy tâm
Từ nơi cõi Vô sắc
Cho đến trong địa ngục
Hiện khắp vì chúng sinh.
Đều sinh từ duy tâm
Như huyễn các Tam-muội
Cho đến Ý sinh thân
Mười Địa cùng tự tại
Đều do chuyển y đạt.
Người ngu bị ràng buộc
Theo hiểu biết, thấy, nghe
Tự phân biệt điên đảo
Bị dao động hý luận.
Tất cả không chẳng sinh
Ta thật không Niết-bàn
Hóa thân nơi các cõi
Giảng ba thừa, Nhất thừa.
Có ba mươi sáu Phật
Mỗi Phật có mười sáu
Tùy tâm lượng chúng sinh
Mà hiện các cõi nước.
Phật pháp nơi thế gian
Cũng như tánh vọng chấp
Tuy xuất hiện rất nhiều
Nhưng thật không hiện hữu.
Pháp Phật là chân thật
Ngoài ra đều hóa Phật
Tùy chủng tử chúng sinh
Thấy thân Phật hiện hữu.
Do mê hoặc các tướng
Mà khởi ra phân biệt
Phân biệt chẳng khác chân
Tướng không tức phân biệt.
Tự tánh và thọ dụng
Hóa thân lại hiện thân
Ba mươi sáu Đức Phật
Thuộc Đức Phật tự tánh.
Do tập, chủng bên ngoài
Mà sinh ra phân biệt
Không thủ nơi chân thật
Và chấp giữ vọng hoặc.
Mê hoặc nương nội tâm
Và duyên theo ngoại cảnh
Khởi từ hai nhân này
Không có duyên thứ ba.
Mê hoặc nương trong ngoài
Mà được sinh khởi ra
Sáu mươi hai, mười tám
Ta bảo đều thuộc tâm.
Biết chỉ có căn, cảnh
Vượt ra ngoài chấp ngã
Ngộ tâm không cảnh giới
Thì được lìa chấp pháp.
Vì nương nơi bản thức
Mà có các thức sinh
Vì nương nơi nội xứ
Có ảnh hiện bên ngoài.
Không trí, thường, phân biệt
Hữu vi và vô vi
Cả hai chẳng nắm bắt
Như sao, mộng, hoa đốm.
Như thành Càn-thát-bà
Như huyễn, như sóng nắng
Vô hữu mà thấy có
Pháp duyên khởi cũng vậy.
Dựa vào ba loại tâm
Ta dạy căn, cảnh, ngã
Nhưng tâm, ý, ý thức
Đều không có tự tánh.
Tâm, ý và ý thức
Có hai loại vô ngã
Năm pháp, ba tự tánh
Thuộc cảnh giới chư Phật.
Nhân, tập khí là một
Tướng vận hành thành ba
Như dùng một màu sắc
Vẽ nhiều cách lên tường.
Năm pháp, hai vô ngã
Tự tánh, tâm, ý thức
Ở trong chủng tánh Phật
Đều không thể đạt được.
Rời khỏi tâm, ý thức
Và lìa nơi năm pháp
Xa rời nơi tự tánh
Đó là chủng tánh Phật.
Nếu nghiệp thân, miệng, ý
Không tu pháp bạch tịnh
Chủng tánh Như Lai tịnh
Nên xa lìa hiện hành.
Sức thần thông tự tại
Tịnh Tam-muội trang nghiêm
Các loại Ý sinh thân
Là chủng tánh Phật tịnh.
Trong tự chứng không nhơ
Thoát khỏi nơi nhãn tướng
Phật địa và Bát địa
Bản chất tánh Như Lai.
Viễn hành, thiện tuệ địa
Pháp vân và Phật địa
Đều thuộc chủng tánh Phật
Địa còn, của hai thừa.
Như Lai tâm tự tại
Vì chỉ dạy người ngu
Có tâm tướng khác nhau
Nên nói về bảy Địa.
Địa thứ bảy không khởi
Lỗi lầm thân, miệng, ý
Sở y Địa thứ tám
Như mộng vượt qua sông.
Tám Địa và năm Địa
Biết rõ về nghề nghiệp
Các Phật tử thường làm
Đứng đầu trong ba cõi.
Bậc trí không phân biệt
Hoặc sinh, hoặc không sinh
Không cùng với bất không
Tự tánh, vô tự tánh.
Chỉ hiện tại nơi tâm
Thật ra chẳn nắm bắt
Vì dạy hàng Nhị thừa
Nên bảo là thật, giả.
Chẳng phải vì Phật tử
Vậy không nên phân biệt
Hữu, phi hữu đều không
Không có tướng sát-na.
Pháp thật giả cũng không
Duy tâm chẳng nắm bắt
Pháp hữu là Tục đế
Tánh vô Đệ nhất nghĩa.
Mê hoặc nơi tánh không
Đây gọi là thế tục
Tất cả pháp đều không
Ta dạy hàng phàm ngu.
Giả thiết tùy theo tục
Đó chẳng phải chân lý
Ngôn từ nơi pháp khởi
Nên có nghĩa sở hành.
Nhận thấy chỗ sinh lời
Hoàn toàn chẳng nắm bắt
Rời tường không bức họa
Rời chất không có hình.
Biển tàng thức thanh tịnh
Các sóng thức không sinh
Nương Pháp thân có báo
Từ báo khởi hóa thân.
Đây là căn bản Phật
Ngoài ra đều hóa hiện
Không nên vọng phân biệt
Không cho đến bất không.
Vọng chấp nơi hữu vô
Nghĩa ngôn chẳng nắm bắt
Phàm ngu vọng phân biệt
Vật sinh từ tích tụ.
Thật một bụi cũng không
Thế nên không cảnh giới
Chúng sinh thấy tướng ngoài
Đều do tự tâm hiện.
Sự thấy đã không có
Nên cảnh bên ngoài không
Như voi lún bùn sâu
Không thể di động được.
Thanh văn trụ Tam-muội
Mê chấp cũng như vậy
Nếu thấy các thế gian
Tập khí cho là nhân.
Lìa hữu đều không có
Pháp vô ngã giải thoát
Gọi vọng chấp tự tánh
Duyên khởi là Y tha.
Chân như là Viên thành
Trong kinh ta thường dạy
Tâm, ý và ý thức
Phân biệt cùng biểu thị.
Bản thức tạo ba hữu
Đều dị danh của tâm
Đời sống, hơi ấm, thức
A-lại-da mạng căn.
Ý cho đến ý thức
Tên khác của phân biệt
Thân duy trì bởi tâm
Ý luôn luôn nhận thức.
Ý thức và các thức
Rõ cảnh giới tự tâm
Nếu thật có ngã thể
Trong uẩn và uẩn khác.
Nơi đó tìm ngã thể
Cuối cùng chẳng nắm bắt
Mỗi mỗi quán thế gian
Đều hiện chính tự tâm.
Với phiền não tùy miên
Giải thoát mọi khổ đau
Trí vô tận Thanh văn
Trí vắng lặng Duyên giác.
Trí tuệ của Như Lai
Sinh khởi không cùng tận
Không sắc tướng bên ngoài
Chỉ hiện thấy tự tâm.
Người ngu không hiểu biết
Lầm phân biệt hữu vi
Không biết cảnh giới ngoài
Tất cả đều tự tâm.
Kẻ ngu dùng nhân dụ
Tứ cú để thành lập
Bậc trí đều biết rõ
Cảnh giới hiện từ tâm.
Không dùng Tông, Nhân, Dụ
Các cú để thành lập
Phân biệt, bị phân biệt
Đó là tướng vọng chấp.
Vin vào nơi vọng chấp
Mà hiện khởi phân biệt
Không ngừng hỗ tương nhau
Đều nhân một tập khí.
Cả hai làm khách nhau
Chẳng tâm chúng sinh khởi
Vọng trú trong ba cõi
Tâm, tâm sở phân biệt.
Sự khởi giống cảnh giới
Là tự tánh vọng chấp
Ảnh tượng và chủng tử
Hợp làm mười hai xứ.
Hợp sở y, sở duyên
Nói về các hành tác
Như ảnh trong tấm gương
Mắt nhòe thấy hoa đốm.
Tập khí cũng như vậy
Người ngu thấy nhầm lẫn
Nơi cảnh tự phân biệt
Mà khởi nơi phân biệt.
Như ngoại đạo phân biệt
Ngoại cảnh chẳng nắm bắt
Kẻ ngu lầm sợi dây
Chấp đó là con rắn.
Không biết hiện nơi tâm
Phân biệt lầm ngoại cảnh
Như tự thể sợi dây
Không phải giống hay khác.
Chỉ lầm lỗi tự tâm
Lầm phân biệt sợi dây
Khi phân biệt vọng chấp
Tánh kia không thật có.
Tại sao thấy không thật?
Mà khởi ra phân biệt
Tánh sắc không có thật
Bình, vải… cũng như vậy.
Chỉ do phân biệt sinh
Sự thấy hoàn toàn không
Trong hữu vi vô thủy
Mê hoặc khởi phân biệt.
Pháp nào làm mê hoặc?
Xin Phật dạy cho con
Các pháp không tự tánh
Chỉ thấy chính tại tâm.
Không rõ nơi tự tâm
Thế nên sinh phân biệt
Sự phân biệt kẻ ngu
Chấp lầm thật chẳng có.
Sự có giống và khác
Người kia không thể biết
Sự có của bậc Thánh
Chẳng phải ngu phân biệt.
Nếu Thánh đồng với phàm
Thánh nên có hư vọng
Vì Thánh sửa tâm tịnh
Thế nên không mê hoặc.
Tâm phàm phu bất tịnh
Nên có vọng phân biệt
Như mẹ bảo đứa con:
“Này con, đừng khóc nữa.
Hư không có trái cây
Rất nhiều cho con hái”
Ta vì dạy chúng sinh
Vọng tưởng có nhiều quả.
Làm họ vui thích, xong
Nói pháp lìa hữu vô
Các pháp trước phi hữu
Không hòa hợp các duyên.
Vốn không sinh nhưng sinh
Hoàn toàn không tự tánh
Pháp chưa sinh không sinh
Rời duyên không chỗ sinh.
Pháp hiện sinh cũng vậy
Rời duyên chẳng nắm bắt
Chân thật quán duyên khởi
Phi hữu và phi vô
Cả hữu vô đều không
Bậc trí không phân biệt
Hàng phàm phu ngoại đạo
Vọng thuyết tánh khác đồng
Không rõ các duyên khởi
Thế gian như huyễn mộng
Pháp Đại thừa vô thượng
Vượt lãnh vực ngôn từ
Nghĩa ấy thật rõ ràng
Nhưng người ngu không hiểu
Hàng Thanh văn, ngoại đạo
Cách nói mang ích kỷ
Làm thay đổi thật nghĩa
Đều do vọng chấp sinh
Các tướng và tự thể
Hình trạng cho đến danh
Dựa theo bốn điều này
Mà các phân biệt khởi
Chấp Phạm, Tự tại thiên
Một thân và nhiều thân
Sự vận hành trời, trăng
Chẳng phải con của ta
Những ai đủ Thánh kiến
Thông suốt pháp như thật
Khéo léo chuyển các tưởng
Đến bờ kia của thức
Đây dấu ấn giải thoát
Xa lìa nơi hữu vô
Và lìa nơi đi, đến
Là con trong pháp ta
Nếu sắc thức chuyển diệt
Các nghiệp đều biến mất
Đó là không sinh tử
Cũng không thường, vô thường
Sự biến hóa chuyển mất
Sắc xứ dầu rũ bỏ
Nghiệp trụ A-lại-da
Khỏi lỗi lầm hữu vô
Sắc thức tuy chuyển mất
Nhưng nghiệp vẫn tồn tại
Khiến ở trong các hữu
Sắc thức lại tương tục
Nếu các chúng sinh kia
Chỗ khởi nghiệp mất đi
Đó là không sinh tử
Cũng không có Niết-bàn
Nếu nghiệp và sắc thức
Đồng thời cùng hoại diệt
Nếu sinh trong sinh tử
Nghiệp sắc vẫn không khác
Sắc tâm và phân biệt
Chẳng khác, chẳng không khác
Người ngu cho là diệt
Thật sự lìa hữu vô
Duyên khởi cùng vọng chấp
Triển chuyển không khác nhau
Như sắc và vô thường
Triển chuyển sinh cũng vậy
Tách rời khỏi giống, khác
Vọng chấp không thể hiểu
Như sắc, tánh vô thường
Làm sao nói hữu vô
Thông đạt nơi vọng chấp
Thì duyên khởi không sinh
Khi duyên khởi được hiểu
Vọng chấp thành chân như
Nếu diệt tánh đoạn chấp
Pháp nhãn ta bị diệt
Trong giáo pháp của ta
Có kiến lập, phỉ báng
Như thế người chấp sắc
Thường hủy báng chánh pháp
Họ đều là phi pháp
Hoại diệt Pháp nhãn ta
Họ không thuộc nhóm trí
Bỏ đời sống Tỳ-kheo
Vì hủy hoại, vọng chấp
Bị kiến lập, phỉ báng
Đều tùy nơi phân biệt
Khởi kiến giải hữu vô
Như huyễn và hoa đốm
Mộng, sóng nắng, thành Càn
Ai không học pháp Phật
Chẳng nên cùng chung ở
Vì rơi vào hai bên
Hại mình và người khác
Có những bậc tu hành
Quán sát tánh vọng chấp
Tịch tĩnh rời hữu vô
Bảo vệ cùng chung ở
Như có nơi thế gian
Xuất ra vàng ngọc báu
Tuy nó không tạo tác
Nhưng cho người thọ dụng
Tánh nghiệp cũng như vậy
Xa lìa mọi chủng tánh
Sở kiến nghiệp chẳng có
Nhưng sinh ra các cõi
Hiểu biết theo bậc Thánh
Các pháp vô sở hữu
Người ngu bị phân biệt
Vọng chấp pháp phi vô
Như người ngu phân biệt
Pháp đó là phi hữu
Tất cả pháp đều không
Chúng sinh không tạp nhiễm
Vì có pháp tạp nhiễm
Bị vô minh, ái buộc
Khởi ra thân sinh tử
Các căn đều đầy đủ
Nếu người ngu phân biệt
Pháp này đều là không
Thì các căn không sinh
Chẳng phải chánh tu hành
Nếu pháp này là có
Nhưng vì nhân sinh tử
Người ngu chẳng đợi tu
Tự nhiên mà giải thoát
Nếu không có pháp kia
Thánh phàm sao khác biệt
Thì không có Thánh nhân
Tu hành ba giải thoát
Các uẩn và nhân pháp
Tự, cọng tướng, vô tướng
Các duyên và các căn
Ta dạy hành Thanh văn
Duy tâm và vô nhân
Các địa và tự tại
Nội chứng tịnh chân như
Ta dạy cho Phật tử
Đời tương lai sẽ có
Người thân mặc ca-sa
Vọng nói về hữu vô
Hủy hoại chánh pháp ta
Duyên khởi pháp vô tánh
Là hành động bậc Thánh
Vọng chấp tánh vô vật
Kẻ so sánh phân biệt
Tương lai có người ngu
Dẫn đầu các ngoại đạo
Nói về Vô Nhân Luận
Ác kiến phá thế gian
Vọng nói các thế gian
Sinh ra từ cát bụi
Cát bụi đó không nhân
Chín loại vật thật thường
Từ thật mà thành thật
Từ đức sinh ra đức
Tánh chân pháp khác đây
Hủy báng nói là không
Hoặc vốn không mà sinh
Thế gian có bắt đầu
Sinh tử không nguồn gốc
Đây lời dạy của ta
Tất cả vật ba cõi
Vốn không mà sinh ra
Sừng lạc đà, lừa, chó
Cũng chẳng có nghi ngờ
Nhãn sắc thức vốn không
Mà nay lại có sinh
Những vải, mũ và chiếu…
Chắc sinh từ cục đất!
Trong vải không thấy chiếu
Trong rơm cũng không chiếu
Sao không nhờ các duyên
Tập hợp để sinh chiếu
Đời sống cùng thân thể
Nếu vốn không mà sinh
Trước ta đã nói đó
Đều là luận ngoại đạo
Trước ta đã lập Tông
Để ngăn chận ý kia
Đã ngăn ý ấy rồi
Sau mới nói tự tông
Sợ các chúng đệ tử
Đắm trước tông hữu vô
Thế nên ta vì họ
Trước giảng luận ngoại đạo
Ác tuệ Ca-tỳ-la
Dạy cho các môn đệ
Thắng tánh sinh thế gian
Năng lực sự chuyển biến
Các duyên không có thật
Không duyên sinh hiện sinh
Các duyên đã không duyên
Chẳng sinh, chẳng không sinh
Tông ta lìa hữu vô
Và lìa cả nhân duyên
Sinh diệt và sở tướng
Tất cả đều xa lìa
Thế gian như huyễn mộng
Nhân duyên đều vô tánh
Thường quán sát như vậy
Phân biệt hẳn không khởi
Nếu quán sát các hữu
Như sóng nắng, hoa đốm
Như thành Càn-thát-bà
Thường lìa khỏi hữu vô
Xả ly cả nhân duyên
Khiến tâm đều thanh tịnh
Nếu nói không ngoại cảnh
Mà chỉ có tự tâm
Không cảnh thì không tâm
Làm sao thành duy thức?
Vì có chỗ cảnh duyên
Tâm chúng sinh khởi được
Không nhân, tâm không sinh
Làm sao thành duy thức?
Chân như và duy thức
Là sở hành bậc Thánh
Hữu này nói phi hữu
Họ không hiểu ngã pháp
Do năng thủ, sở thủ
Mà tâm bị sinh khởi
Tâm thế gian như vậy
Nên chẳng phải duy tâm
Thân, tài sản, ảnh tượng
Như mộng từ tâm sinh
Tâm tuy thành hai phần
Nhưng tâm không hai tướng
Như dao không tự cắt
Ngón tay không tự sờ
Và tâm không tự thấy
Việc ấy cũng như vậy
Tâm không có ảnh tượng
Không có Y tha khởi
Tánh vọng chấp cũng không
Không năm pháp, hai tâm
Năng sinh và sở sinh
Đều là tướng tự tâm
Mật ý nói năng sinh
Nhưng thật không tự sinh
Bao nhiêu hình trạng cảnh
Nếu do vọng chấp sinh
Hư không và sừng thỏ
Cũng phải thành cảnh tướng
Giống cảnh khởi Từ tâm
Cảnh này không vọng chấp
Nhưng cảnh vọng chấp kia
Rời tâm, chẳng nắm bắt
Trong sinh tử vô thủy
Cảnh giới đều phi hữu
Tâm không có chỗ khởi
Làm sao thành ảnh tượng
Nếu không vật có sinh
Sừng thỏ cũng sinh được
Không thể không vật sinh
Mà khởi ra phân biệt
Như cảnh hiện phi hữu
Cảnh trước kia cũng không
Vì sao trong không cảnh
Mà tâm duyên cảnh sinh
Chân như, không, thật tế
Pháp giới và Niết-bàn
Tất cả pháp không sinh
Là tánh Đệ nhất nghĩa
Kẻ ngu rơi hữu vô
Phân biệt các nhân duyên
Không thể biết các hữu
Không sinh, không người tạo
Tâm làm nhân vô thủy
Không thấy được do tâm
Đã không cảnh vô thủy
Tâm từ đâu sinh ra?
Không vật mà được sinh
Như nghèo trở nên giàu
Không cảnh mà sinh tâm
Xin Phật dạy cho con
Nếu tất cả không nhân
Không tâm và không cảnh
Tâm đã không chỗ sinh
Lìa ba hữu tạo tác
Nhân những bình, vải, sừng…
Mà nói không sừng thỏ
Vì thế không nên nói
Không có tướng nhân pháp
Không nhân, không hiện hữu
Vì không chẳng thành không
Hữu vô cũng như vậy
Dần dần tướng nhân khởi
Nếu vin vào chút pháp
Mà có chút pháp khởi
Đó là tiền sở y
Không nhân mà tự có
Nếu có tùy thuộc khác
Tùy thuộc đó có thuộc
Như vậy thì vô cùng
Cũng chẳng có chút pháp
Dựa vào gỗ, ngọn lá….
Hiện vô số tướng huyễn
Chúng sinh cũng như vậy
Dựa các việc mà hiện
Dựa theo nhà ảo thuật
Khiến ngu thấy tướng huyễn
Nhưng nơi những gỗ, lá…
Như huyễn thật không có
Nếu nương nơi việc này
Pháp đây bị hủy hoại
Đã thấy rõ không hai
Sao có chút phân biệt?
Phân biệt không vọng chấp
Phân biệt cũng không có
Vì phân biệt là không
Không Niết-bàn, sinh tử
Vì không sự phân biệt
Nên phân biệt không khởi
Vì sao tâm không khởi
Mà được có duy tâm?
Ý sai biệt vô lượng
Đều không pháp chân thật
Không thật, không giải thoát
Cũng không các thế gian
Người ngu bị phân biệt
Thấy bên ngoài đều không
Tập khí khuấy đục tâm
Mà hiện giống ảnh tượng
Đối các pháp hữu vô
Tất cả đều không sinh
Chỉ đều do tâm hiện
Rời khỏi nơi phân biệt
Nói các pháp từ duyên
Vì người ngu vô trí
Tánh tự tâm giải thoát
Tâm tịnh, chỗ Thánh trụ
Số, thắng luận, lõa hình
Phạm chí cùng Tự tại
Đều rơi vào vô kiến
Xa lìa nghĩa tịch tĩnh
Không tự tánh không sinh
Rời cấu, không, như huyễn
Chư Phật và Thế Tôn
Nói cho ai như vậy?
Cho người tu tâm tịnh
Thoát khỏi sự kiến chấp
Chư Phật dạy cho họ
Ta cũng dạy như vậy
Nếu tất cả là tâm
Thì thế gian ở đâu?
Nhân nào là đại địa?
Chúng sinh có đến đi?
Như chim nay trên trời
Theo phân biệt mà đi
Không nương, không ở đâu
Như đi trên mặt đất
Chúng sinh cũng như vậy
Tùy nơi vọng phân biệt
Di chuyển theo tự tâm
Như chim bay trên trời
Thân, tài sản, ảnh tượng
Phật dạy khởi chính tâm
Xin nói ảnh duy tâm
Nguyên nhân tại sao khởi?
Thân, tài sản, ảnh tượng
Đều do tập khí chuyển
Nhân cũng không như lý
Sự sinh của phân biệt
Ngoại cảnh là vọng chấp
Tâm duyên theo cảnh sinh
Biết cảnh là duy tâm
Thì phân biệt không khởi
Nếu thấy tánh vọng chấp
Danh nghĩa không hòa hợp
Xa lìa giác, sở giác
Giải thoát các hữu vi
Xả ly hết danh nghĩa
Đó là pháp chư Phật
Ai mong ngộ đường khác
Mình và người không đạt
Khi thế gian được thấy
Lìa năng giác, sở giác
Lúc này sẽ không khởi
Tên gọi sự phân biệt
Do thấy suốt tự tâm
Lầm tưởng danh tự diệt
Không thấy được tự tâm
Thì khởi ra phân biệt
Bốn uẩn tướng vô sắc
Không thể đếm chúng được
Đại chủng tánh khác nhau
Làm sao cùng sinh sắc?
Do vì lìa các tướng
Năng sở tạo phi hữu
Sắc khác riêng có tướng
Các uẩn sao không sinh?
Nếu thấy nơi vô tướng
Uẩn, xứ đều xả ly
Khi ấy tâm cũng bỏ
Nên thấy pháp vô ngã
Vì căn, cảnh sai biệt
Sinh ra Bát chủng thức
Ở trong vô tướng kia
Xa lìa cả ba tướng
Ý duyên A-lại-da
Sinh chấp ngã, ngã sở
Và thức, hai chấp giữ
Hiểu rõ đều xa lìa
Quán thấy, rời giống, khác
Đó là vô sở động
Tách rời ngã, ngã sở
Hai loại vọng phân biệt
Không tăng trưởng, không sinh
Cũng không làm nhãn thức
Đã lìa năng sở tạo
Diệt rồi, không sinh lại
Thế gian không tạo tác
Và lìa tướng năng sở
Vọng chấp và duy tâm
Xin Phật dạy tại sao?
Tự tâm hiện vô số
Các hình tướng phân biệt
Không rõ chỗ hiện tâm
Vọng chấp bảo ngoài tâm
Do vì không trí giác
Mà khởi ra vô kiến
Tại sao nơi tánh hữu
Tâm không sinh đắm trước
Phân biệt chẳng hữu vô
Cho nên hữu không sinh
Biết sở kiến duy tâm
Nên phân biệt không khởi
Vì phân biệt không khởi
Chuyển y vô sở trước
Bốn tông bị ngăn chặn
Gọi các pháp hữu, nhân…
Đó chỉ là dị danh
Chỗ thiết lập không thành
Nên biết năng tác nhân
Cũng không được thành lập
Vì ngăn chặn năng tác
Nói nhân duyên hòa hợp
Vì ngăn nơi lỗi thường
Nói duyên là vô thường
Người ngu bảo vô thường
Thật ra không sinh diệt
Không thấy pháp hoại diệt
Nhưng có chỗ tạo tác
Sao có pháp vô thường
Và lại có chỗ sinh?
Trời, Người, A-tu-la
Quỷ, Súc sinh, Diêm-la
Chúng sinh sinh trong đó
Ta gọi là sáu đường
Do nghiệp thượng, trung, hạ
Mà thọ sinh trong đó
Giữ gìn các thiện pháp
Được giải thoát thù thắng
Phật vì các Tỳ-kheo
Nói về chỗ thọ sinh
Mỗi niệm đều sinh diệt
Xin Phật dạy cho con
Sắc sắc chẳng tạm ngừng
Tâm tâm cũng sinh diệt
Ta nói cho đệ tử
Thọ sinh diệt liên tục
Phân biệt trong sắc sắc
Sinh diệt cũng như vậy
Phân biệt là chúng sinh
Lìa phân biệt không có
Ta vì các duyên này
Nói từng mỗi niệm sinh
Nếu lìa thủ trước sắc
Không sinh, cũng không diệt
Duyên sinh, phi duyên sinh
Vô minh và chân như…
Hai pháp duyên sinh khởi
Không hai tức chân như
Nếu duyên kia phi duyên
Pháp sinh có sai biệt
Thường hằng… cùng các duyên
Có năng tác, sở tác
Chính bậc Đại Mâu-ni
Và chư Phật đã dạy
Có năng tác, sở tác
Cùng ngoại đạo không khác
Ta dạy các đệ tử
Thân là Khổ thế gian
Cũng là Tập thế gian
Đầy đủ Diệt và Đạo
Phàm phu vọng phân biệt
Chấp chặt ba tự tánh
Thấy năng thủ, sở thủ
Pháp thế và xuất thế
Ta trước vì so sánh
Nói thủ nơi tự tánh
Nay vì ngăn các kiến
Không nên vọng phân biệt
Tìm lỗi là phi pháp
Làm cho tâm bất định
Đều do hai thủ khởi
Không khởi tức chân như
Nếu vô minh, ái nghiệp
Mà sinh ra các thức…
Tà niệm lại có nhân
Sai lầm lớn vô cùng
Vô trí nói các pháp
Có bốn loại hoại diệt
Vọng khởi hai phân biệt
Chân pháp lìa hữu vô
Rời khỏi nơi Tứ cú
Cũng lìa nơi nhị kiến
Phân biệt khởi hai bên
Hiểu rõ không sinh lại
Biết sinh trong không sinh
Trong sinh biết không sinh
Pháp ấy đồng như nhau
Không nên khởi phân biệt
Xin Phật dạy cho con
Lý ngăn chặn hai kiến
Con và các Bồ-tát
Không rơi vào hữu vô
Lánh xa các ngoại đạo
Rời khỏi nơi Nhị thừa
Sở hành chư Phật chứng
Phật tử chớ bỏ mất
Nhân giải thoát phi nhân
Cùng một tướng vô sinh
Vì mê chấp tên khác
Bậc trí hãy xa lìa
Pháp sinh từ phân biệt
Như lòa, huyễn, sóng nắng
Ngoại đạo lầm phân biệt
Đời sinh từ tự tánh
Vô sinh và chân như
Tánh không và chân tế
Đây là tên gọi khác
Chẳng nên chấp là không
Như tay có nhiều tên
Tên Đế Thích cũng vậy
Và các pháp cũng vậy
Chẳng nên chấp là không
Sắc cùng không, không khác
Vô sinh cũng như vậy
Chớ nên chấp là khác
Thành kiến giải sai lầm
Sự phân biệt chung, riêng
Và các phân biệt khác
Chấp trước các sự tướng
Có dài, ngắn, vuông, tròn…
Tổng phân biệt là tâm
Biến phân biệt là ý
Biệt phân biệt là thức
Đều rời tướng năng sở
Khởi kiến trong ngã pháp
Và vô sinh ngoại đạo
Đều là vọng phân biệt
Không khác những lỗi lầm
Ai có thể hiểu rõ
Điều ta nói vô sinh
Và ý nghĩa vô sinh
Người ấy hiểu pháp ta
Để phá vỡ kiến giải
Vô sinh không trụ xứ
Biết rõ hai nghĩa này
Nên ta gọi vô sinh
Phật thuyết pháp vô sinh
Hoặc là có, là không
Đều giống các ngoại đạo
Không nhân, không sinh luận
Ta dạy duy tâm lượng
Tách rời với hữu vô
Hoặc sinh, hoặc không sinh
Hãy xa lìa kiến này
Vô nhân, luận không sinh
Sinh thì chấp tạo tác
Tạo tác lẫn lộn kiến
Không, tức tự nhiên sinh
Phật dạy các phương tiện
Chánh kiến và đại nguyện…
Tất cả pháp nếu không
Đạo tràng sao thành tựu?
Lìa năng thủ, sở thủ
Chẳng sinh, cũng chẳng diệt
Sự thấy pháp, phi pháp
Đều khởi chính tự tâm
Lời đấng Mâu-ni dạy
Sau trước tự trái nhau
Vì sao thuyết các pháp
Mà lại nói không sinh!
Chúng sinh không thể biết
Xin Phật dạy cho con
Tránh được lỗi ngoại đạo
Và các nhân điên đảo
Xin đấng tối thắng dạy
Sự sinh và đoạn diệt
Đều xa lìa hữu vô
Nhưng không hoại nhân quả
Thế gian rơi hai bên
Bị mê hoặc các kiến
Xin đấng “Mắt sen xanh”
Nói trình tự các Địa
Chấp thủ sinh, bất sinh
Không rõ nhân tịch diệt
Đạo tràng không được nghe
Và ta cũng không nói
Pháp sát-na đều không
Không sinh, không tự tánh
Chư Phật dứt hai bên
Hai bên tức sai lầm
Bị che bởi ác kiến
Phân biệt phi Như Lai
Vọng chấp nơi sinh diệt
Xin Phật dạy cho con
Bị hý luận chồng chất
Hòa hợp khởi sinh ra
Tùy theo loại hiện hữu
Đầy đủ cả sắc cảnh
Nhận thấy sắc bên ngoài
Mà khởi ra phân biệt
Ai biết rõ điều này
Thì thấy nghĩa chân thật
Nếu lìa nơi đại chủng
Các vật sẽ không thành
Đại chủng chính duy tâm
Nên biết không chỗ sinh
Tâm này cũng chẳng sinh
Là thuận Thánh chủng tánh
Chớ phân biệt phân biệt
Không phân biệt là trí
Phân biệt nơi phân biệt
Hai bên không Niết-bàn
Nếu lập Tông vô sinh
Pháp huyễn bị hủy diệt
Và không nhân khởi huyễn
Xúc phạm đến tự tông
Giống như ảnh trong gương
Tuy lìa tánh đồng – dị
Sở kiến chẳng phải vô
Tướng sinh cũng như vậy
Như huyễn, thành Càn-thát…
Đều chờ nhân duyên hữu
Các pháp cũng như vậy
Là sinh, chẳng bất sinh
Phân biệt nơi nhân pháp
Khởi sinh hai loại ngã
Đây chỉ lời thế tục
Kẻ ngu không hiểu biết
Do nguyện cùng duyên tập
Tự lực và tối thắng
Có năm pháp Thanh văn
Những bậc A-la-hán
Thời gian và hoại diệt
Thắng nghĩa và chuyển biến
Là bốn loại vô thường
Ngu không trí phân biệt
Người ngu rơi nhị biên
Vi trần, tự tánh, tác
Chấp chặt về hữu vô
Không biết nhân giải thoát
Đại chủng chống trái nhau
Sao tạo thành sắc được?
Đại chủng có tánh riêng
Không đại, không tạo thành
Lửa đốt cháy sắc chất
Nước lại làm thấm ướt
Gió làm cho tan mất
Làm sao sắc được sinh?
Sắc uẩn và thức uẩn
Chỉ hai, không phải năm
Ngoài ra là tên khác
Ta gọi kia như oán
Tâm, tâm sở sai biệt
Khởi nơi pháp hiện tại
Phân tích về các sắc
Không gì tạo ngoài tâm
Xanh, trắng… liên hệ nhau
Tác, sở tác cũng vậy
Tánh không và sự sinh
Lạnh, nóng tương quan nhau
Hữu, vô… và tất cả
Vọng chấp không thành lập
Tâm, ý và sáu thức
Cùng các thức tương ưng
Đều nương Tàng thức sinh
Chẳng đồng và chẳng dị
Số, thắng luận, lõa hình
Chấp Tự tại sáng tạo
Đều rơi vào hữu vô
Xa lìa nghĩa tịch tĩnh
Đại chủng sinh hành tướng
Không sinh nơi đại chủng
Ngoại đạo nói đại chủng
Sinh đại chủng và sắc
Với ngoại pháp không sinh
Ngoại đạo chấp nguyên nhân
Họ nương theo hữu vô
Bởi ngu muội không biết
Thật tướng chân thanh tịnh
Nhất thống cùng đại trí
Tương ưng cùng với tâm
Không hòa hợp với ý…
Nếu nghiệp đều sinh sắc
Thì không hợp nhân uẩn
Chúng sinh không nên chấp
Không trú cõi Vô sắc
Gọi đó là vô ngã
Chúng sinh cũng nên vô
Vô sắc cho là đoạn
Các thức không sinh khởi
Thức nương bốn xứ trụ
Sao sinh khởi vô sắc?
Trong ngoài không hiện hữu
Thức cũng không sinh khởi
Chúng sinh, thức nếu không
Tự nhiên được giải thoát
Chắc là luận ngoại đạo
Kẻ vọng chấp không biết
Hoặc hữu theo ưa chấp
Trong hữu, trong các uẩn
Như sinh nơi vô sắc
Vô sắc sao hữu sinh?
Sắc thấy trong vô sắc
Nó không thể nhìn thấy
Vô sắc thì không hợp
Không xe, không người đi
Thức sinh từ tập khí
Hòa hợp cùng các căn
Tám thức nơi sát-na
Chấp giữ chẳng nắm bắt
Nếu các sắc không khởi
Các căn không phải căn
Nên Đức Thế Tôn dạy
Căn, sắc… định tạm thời
Vì sao không rõ sắc
Mà đạt hữu thức sinh?
Tại sao thức không sinh
Mạ bị thọ sinh tử?
Các căn và căn cảnh
Bậc Thánh hiểu nghĩa này
Kẻ ngu si vô trí
Lầm chấp giữ danh ngôn
Thức sáu không nên chấp
Hữu thủ và vô thủ
Vốn lìa các lỗi lầm
Bậc Thánh không nói vậy
Các ngoại đạo vô trí
Sợ hãi nơi đoạn – thường
Chấp hữu vi, vô vi
Cùng ngã không sai khác…
Chấp chúng cùng tâm một
Hoặc cùng ý là khác
Chấp hữu trong tánh đồng
Tánh dị cũng như vậy
Nếu thủ là xác quyết
Gọi là tâm, tâm sở
Thủ này sao không thể
Nêu lên nơi tánh đồng
Chấp thủ và tạo nghiệp
Đưa đến chỗ thọ sinh
Giống như lửa tạo thành
Lý thú giống, không giống
Như khi lửa bốc cháy
Cháy, bị cháy hợp nhau
Vọng chấp ngã cũng vậy
Tại sao không chỗ chấp?
Hoặc sinh, hoặc không sinh
Tâm tánh thường thanh tịnh
Sự lập ngã ngoại đạo
Sao không dẫn ví dụ?
Mê hoặc trong rừng Thức
Vọng chấp lìa chân pháp
Thích luận thuyết về ngã
Giong ruổi khắp đó đây
Trong chứng trí sở hành
Tướng chân ngã thanh tịnh
Đây là Như Lai tạng
Hàng ngoại đạo không biết
Phân tích nơi các uẩn
Năng thủ và sở thủ
Ai biết rõ tướng này
Thì sinh trí chân thật
Các hàng ngoại đạo này
Nơi thức A-lại-da
Chấp ý hợp nhất ngã
Đây chẳng phải lời Phật
Nếu hiểu rõ thuyết này
Giải thoát kiến chân đế
Phiền não thuộc kiến, tu
Đều thanh tịnh đoạn trừ
Bản tánh tâm thanh tịnh
Chúng sinh bị mê hoặc
Như Lai tạng vô cấu
Thoát khỏi vô giới hạn
Bản thức ở trong uẩn
Như vàng bạc trong quặng
Nhờ nung, sửa, tôi luyện…
Vàng bạc mới hiển hiện
Phật không người, không uẩn
Phật là trí vô lậu
Suốt thông, thường tịch tĩnh
Ta nương tựa nơi Ngài
Tâm bản tánh thanh tịnh
Tùy phiền não và ý
Cùng với ngã tương ưng
Xin Phật giảng cho con
Tự tánh tâm thanh tịnh
Nhưng ý thức thì khác
Chúng tích tập nhiều nghiệp
Tạp nhiễm sinh hai bên
Ý thức… ngã, phiền não
Làm ô nhiễm tâm tịnh
Giống như chiếc áo sạch
Bị dính nhiều dơ bẩn
Áo đã được giặt sạch
Như vàng ra khỏi quặng
Vàng, áo đều không hư
Tâm rời lỗi cũng vậy
Người vô trí tìm cầu
Nơi đàn, tù và, trống…
Những âm thanh tuyệt diệu
Ngã trong uẩn cũng vậy
Như báu trong kho tàng
Hay nước trong lòng đất
Tuy có nhưng không thấy
Ngã trong uẩn cũng vậy
Công năng tâm, tâm sở
Uẩn tương ưng tích tập
Người vô trí không thủ
Ngã trong uẩn cũng vậy
Như phụ nữ mang thai
Tuy có, không thể thấy
Chân thật ngã trong uẩn
Vô trí không biết được
Thắng lực của dược thảo
Như chất lửa trong cây
Chân thật ngã trong uẩn
Vô trí không biết được
Tánh không trong các pháp
Cho đến tánh vô thường
Chân thật ngã trong uẩn
Vô trí không biết được
Địa, thần thông tự tại
Quán đảnh, Tam-muội cao
Nếu không chân ngã này
Thì chúng đều không có
Có kẻ phá hoại nói:
Nếu có, hãy chỉ tôi
Bậc trí nên đáp rằng:
Chỉ tôi phân biệt ông
Chủ trương vô chân ngã
Hủy pháp chấp hữu vô
Tỳ-kheo hãy Yết-ma
Loại họ khỏi hội chúng
Thuyết chân ngã rực rỡ
Như kiếp hỏa nổi dậy
Đốt khu rừng vô ngã
Xa lỗi lầm ngoại đạo
Như sữa, dầu, mật, đường…
Cho đến những dầu mè
Có vị riêng của chúng
Chưa từng nếm không biết
Ở trong thân các uẩn
Tìm ngã theo năm cách
Người ngu không biết được
Trí thấy, liền giải thoát
Sự lập dụ minh trí
Vẫn chưa rõ nơi tâm
Nghĩa tích tập trong đó
Sao thấy chính xác được?
Các pháp tướng khác nhau
Không rõ tâm chỉ một
Kẻ suy lường vọng chấp
Không nhân, không sinh khởi
Thiền giả quán nơi tâm
Chính tâm không thấy tâm
Thấy từ đối tượng sinh
Đối tượng nhân đâu khởi?
Ta dòng Ca-chiên-diên
Sinh trong Tịnh cư thiên
Vì chúng sinh thuyết pháp
Khiến nhập thành Niết-bàn
Duyên nơi pháp bản trụ
Ta và các Như Lai
Ở trong ba ngàn kinh
Giảng rộng pháp Niết-bàn
Cõi Dục, cõi Vô sắc
Nơi đó không thành Phật
Cõi Sắc, trời Cứu cánh
Lìa dục, đạt giác ngộ
Cảnh giới nhân không buộc
Nhân buộc nơi cảnh giới
Tu hành kiếm trí bén
Cắt đứt phiền não kia
Làm sao có vô ngã?
Các pháp huyễn, hữu, vô
Ngu si hiện chân như
Làm sao vô chân ngã?
Pháp đã tạo, chưa tạo
Nhân không phải khởi sinh
Tất cả đều vô sinh
Người ngu không biết được
Nhân năng tác không sinh
Các duyên và sở tác
Cả hai đều không sinh
Vì sao chấp năng tác?
Người chấp vọng nói có
Nhân đồng thời sau trước
Hiện cái bình, đệ tử…
Bảo các vật sinh khởi
Phật chẳng phải hữu vi
Mà đầy đủ tướng tốt
Mà công đức Luân vương
Không sánh với Như Lai
Phật lấy trí làm tướng
Tách rời khỏi các kiến
Tự nội chứng sở hành
Đoạn trừ tất cả lỗi
Những mù, điếc, ngọng, câm…
Già, trẻ và thù oán…
Những cảm thọ rất nặng
Không thấy nơi phạm hạnh
Tướng hảo ẩn làm trời
Tướng ẩn làm Luân vương
Cả hai đắm buông lung
Chỉ hiện người xuất gia
Sau Thích-ca nhập diệt
Sẽ có Tỳ-da-bà
Ka-na, Lê-sa-bà
Kiếp-tỳ-la xuất gia
Trăm năm sau ta diệt
Tỳ-da-bà thuyết giảng
Bà-la-đa các luận
Tiếp có Bán-trạch-sa
Kiều-lạp-bà, La-ma
Kế có Di-ly vương
Nan-đà và Cúc-đa
Đến vua Miệc-lợi-xa
Đao binh bắt đầu khởi
Đây là thời cực ác
Khi ấy các thế gian
Không tu hành chánh pháp
Qua những thời đại này
Thế giới như bánh xe
Lửa, mặt trời hợp lại
Đốt thiêu nơi cõi Dục
Các trời lập trở lại
Thế giới lại thành tựu
Các vua, bốn đẳng cấp
Các Tiên ban hóa pháp
Vệ-đà, thờ, bố thí
Những pháp này hồi sinh
Pháp luận đàm, vui cười
Văn xuôi và giải thích
Tôi nghe được như vầy…
Mê hoặc nơi thế gian
Sử dùng các loại vải
Nếu có màu sắc chính
Nhuộm bùn xanh, phân trâu
Làm thành màu hoại sắc
Mặc các thứ y phục
Không giống tướng ngoại đạo
Thể hiện người tu hành
Mang phù hiệu chư Phật
Cũng mang dây buộc lưng
Nước phải lọc mới uống
Khất thực theo trình tự
Không đến nơi phi xứ
Được sinh trời thắng diệu
Và sinh trong cõi người
Đầy đủ các tướng quý
Như vị thiên, vị vua
Vua có bốn thiên hạ
Giáo pháp được lâu dài
Được sinh lên cung trời
Tham dục nên thoái thất
Thuần thiện và tam thời
Thời hai đều cực ác
Đến khi Phật ra đời
Thích-ca vào đời ác
Sau khi ta Niết-bàn
Tất-đạt-đa họ Thích
Tỳ-nữu Đại Tự sinh
Các ngoại đạo xuất hiện
Những “Tôi nghe như vầy”…
Đấng Thích Sư Tử dạy
Đàm cổ và Tiếu ngữ
Tiên Tỳ-dạ-sa nói
Sau khi ta Niết-bàn
Tỳ-nữu Đại Tự Tại
Nói những lời thế này:
Ta sáng tạo thế gian
Ta tên Ly Trần Phật
Họ Ca-đa-diễn-na
Cha tên Thế Gian Chủ
Mẹ hiệu là Cụ Tài
Ta sinh nước Chiêm-bà
Tổ phụ trước của ta
Từ dòng dõi mặt trăng
Nên hiệu là Nguyệt Tạng
Xuất gia tu khổ hạnh
Thuyết giảng ngàn pháp môn
Đại Tuệ được thọ ký
Ta sẽ nhập Niết-bàn
Đại Tuệ trao Đạt-ma
Tiếp trao Di-khư-lê
Thời Di-khư-lê xấu
Kiếp tận, pháp sẽ diệt
Ca-diếp, Câu-lưu-tôn
Câu-na-hàm Mâu-ni
Và ta, lìa trần cấu
Ra đời thời thuần thiện
Khi thuần thiện giảm dần
Có Đạo sư Đại Tuệ
Thành tựu đại dõng mãnh
Giác ngộ với năm pháp
Không thời hai, thời ba
Cũng không thời cực ác
Đó là thời thuần thiện
Hiện thành Đẳng chánh giác
Vải tuy không cắt may
Hãy mặc áo chắp vá
Như đốm đuôi con công
Không có người chiếm đoạt
Hoặc hai, ba ngón tay
Xâu kết lại mới thành
Nếu may khác như vậy
Kẻ ngu sinh tham đắm
Chỉ được cất ba y
Luôn giảm lửa tham dục
Tắm bằng nước trí tuệ
Ngày đêm tu ba thời
Như phóng mũi tên ra
Một rơi, lại phóng một
Cũng như ná, miếng gỗ
Thiện, bất thiện cũng vậy
Một có thể sinh nhiều
Thì có tướng khác nhau
Người cho, như mảnh ruộng
Người nhận, nên như gió
Nếu một sinh được nhiều
Tất cả không nhân hữu
Nhân sở tác hoại diệt
Thì vọng chấp thiết lập
Nếu vọng chấp được lập
Như ngọn đèn, hạt giống
Một có thể sinh nhiều
Chỉ tương tự chẳng nhiều
Hạt mè không sinh đậu
Gạo không nhân lúa mạch
Đậu nhỏ không lúa mì
Làm sao một sinh nhiều
Danh thủ tạo Thanh luận
Khoáng chủ tạo Vương luận
Thuận Thế luận vọng nói
Sẽ sinh trong Phạm tạng
Ca-đa-diên viết kinh
Tiên Thọ Bì nói Tế
Hưu Lưu viết thiên văn
Họ hiện đời xấu ác
Thế giới các chúng sinh
Phước lực cảm nơi vua
Như pháp ngự tất cả
Bảo vệ khắp cõi nước
Thanh Nghị và Xích Đấu
Trắc Tịch cùng Mã Hành
Những vị Tiên đại phước
Xuất hiện đời tương lai
Thích tử Tất-đạt-đa
Bộ-đa và Ngũ kế
Khẩu lực và thông tuệ
Cũng xuất hiện tương lai
Ta ở nơi rừng vắng
Phạm vương đến cho ta
Da nai, gậy chĩa ba
Thắt lưng và bình nước
Bậc đại tu hành đây
Sẽ thành Đấng Ly Cấu
Dạy về chân giải thoát
Biễu tướng của Mâu-ni
Phạm vương và Phạm chúng
Chư Thiên và chúng trời
Cho ta áo da nai
Trở về cung Tự tại
Ta ở giữa rừng cây
Đế Thích, Tứ Thiên vương
Cho ta y phục đẹp
Cho cả bát khất thực
Nếu lập luận bất sinh
Nhân này sinh lại sinh
Thiết lập thuyết vô sinh
Chỉ là thuyết hư ngôn
Tích tập từ vô thủy
Vô minh là nhân tâm
Sinh diệt mà tương tục
Bị vọng chấp phân biệt
Tăng-khư luận có hai
Thắng Tánh và Biến Dị
Trong thắng có tạo tác
Tạo tác nên tự thành
Thắng tánh và vật câu
Cầu-na thuyết sai biệt
Những năng tác, sở tác
Biến đổi chẳng nắm bắt
Như thủy ngân trong sạch
Không bị bụi làm nhơ
Tàng thức tịnh cũng vậy
Chỗ chúng sinh nương tựa
Như mùi hành, hưng cừ
Vị muối và thai tạng
Hạt giống cũng như vậy
Tại sao mà không sinh?
Tánh giống và tánh khác
Câu, bất câu cũng vậy
Hiện hữu phi sở thủ
Phi vô, phi hữu vi
Lìa tánh bò trong ngựa
Ngã trong uẩn cũng vậy
Nói hữu vi, vô vi
Hoàn toàn không tự tánh
Những giáo lý cầu ngã
Là vọng cấu, ác kiến
Vì không rõ nói có
Chỉ chấp giữ không hơn
Ngã ở trong các uẩn
Đồng, dị đều không thành
Chắc chắn họ mắc lỗi
Người vọng chấp không trí
Như thấy trong gương, nước
Hiện ra vô số hình
Xa lìa tánh giống, khác
Ngã trong uẩn cũng vậy
Hành giả tu thiền định
Kiến đế và thấy đạo
Nỗ lực tu ba pháp
Giải thoát các ác kiến
Giống như trong khe hở
Thấy ánh chớp mất nhanh
Pháp biến hóa cũng vậy
Không nên khởi phân biệt
Người ngu tâm mê hoặc
Chấp Niết-bàn hữu vi
Nếu thấy như bậc Thánh
Sẽ thấy đúng như thật
Nên biết pháp biến đổi
Xa lìa nơi sinh diệt
Và lìa cả hữu vô
Cho đến tướng năng sở
Nên biết pháp biến đổi
Rời khỏi luận ngoại đạo
Cũng lìa nơi danh tướng
Diệt ngã kiến bên trong
Chư Thiên thân xúc lạc
Khổ địa ngục bức thân
Nếu không phải cõi trung
Các thức không sinh được
Nên biết trong các đường
Chúng sinh nhiều loại thân
Thai, noãn, thấp, hóa sinh
Đều sinh theo cõi trung
Rời Thánh giáo chánh lý
Muốn diệt nghiệp lại tăng
Hàng ngoại đạo nói cuồng
Bậc trí không nên nói
Trước hãy quán sát ngã
Và các thủ phân biệt
Như con người Thạch nữ
Không quán sát phân biệt
Ngã tách khỏi Nhục nhãn
Dùng Thiên nhãn, Tuệ nhãn
Thấy các thân chúng sinh
Lìa các hành, các uẩn
Quán thấy trong các hành
Có màu xấu, màu đẹp
Giải thoát, chẳng giải thoát
Có người ở cõi trời
Thọ thân trong các nẻo
Duy ta năng liễu đạt
Vượt sự hiểu người đời
Ngoài cảnh giới của họ
Vô ngã mà sinh tâm
Tâm này sao không sinh?
Phải chăng nói tâm sinh
Như sông, đèn, hạt giống…
Nếu không có vô minh…
Thì tâm thức không sinh
Rời vô minh, vô thức
Làm sao tương tục sinh?
Những gì vọng chấp nói
Ba thời và phi thời
Thứ năm không thể nói
Sở tri của chư Phật
Các hành thủ sở trụ
Chúng cũng là nhân trí
Không nên nói trí tuệ
Mà gọi là các hành
Vì có nhân duyên này
Thì có pháp kia sinh
Vô biệt là hữu tác
Chỉ nói cách tượng trưng
Gió không thể sinh lửa
Nhưng làm lửa phừng cháy
Gió cũng làm lửa tắt
Sao dụ cho ngã được?
Nói hữu vi, vô vi
Đều lìa nơi các thủ
Sao người ngu phân biệt
Dùng lửa thành lập ngã
Sức hỗ tương các duyên
Vì thế sinh ra lửa
Nếu như lửa phân biệt
Ngã này từ ai sinh?
Do vì ý làm nhân
Tích tập các uẩn, xứ
Vô ngã như thương gia
Thường cùng tâm sinh khởi
Cả hai như mặt trời
Xa lìa năng sở tác
Lửa không thành lập chúng
Người chấp lầm không rõ
Tâm chúng sinh, Niết-bàn
Bản tánh thường thanh tịnh
Lỗi ô nhiễm vô thủy
Như hư không chẳng khác
Như ngoại đạo Tượng Ngọa…
Bị kiến giải tạp nhiễm
Che phủ cả ý thức
Chấp lửa… là thanh tịnh
Nếu được như thật kiến
Tức thời đoạn phiền não
Rời bỏ rừng tà kiến
Đạt cảnh giới bậc Thánh
Trí biết chỗ sai biệt
Mỗi phân biệt mỗi khác
Kẻ vô trí không biết
Nói điều không đáng nói
Người ngu lấy gỗ tạp
Cho là gỗ trầm thơm
Vọng chấp vào chân trí
Nên biết cũng như vậy
Ăn xong ôm bát về
Tẩy rửa cho sạch sẽ
Súc miệng sạch mùi vị
Cần phải biết như vậy
Hoặc đối pháp môn này
Tư duy như chánh lý
Tịnh tín lìa phân biệt
Thành tựu định tối thắng
Lìa chấp trụ nơi nghĩa
Làm tỏa sáng đèn pháp
Phân biệt nơi hữu vô
Và các lưới ác kiến
Ba độc đều xa lìa
Được Phật rưới quán đảnh
Ngoại đạo chấp năng tác
Mê chiều hướng không nhân
Hãi sợ đối duyên khởi
Đoạn diệt không tánh Thánh
Biến khởi các chấp quả
Nghĩa là các thức, ý
Ý sinh từ Lại-da
Thức nương Mạt-na khởi
Tàng thức khởi các tâm
Như biển sinh khởi sóng
Tập khí lấy làm nhân
Tùy duyên mà sinh khởi
Sát-na như móc xích
Cảnh giới chấp tự tâm
Rất nhiều loại hình tướng
Của ý căn… thức sinh
Tích ác từ vô thủy
Sinh tựa cảnh bên ngoài
Chỗ thấy chỉ tự tâm
Ngoại đạo không rõ được
Nhân kia và duyên kia
Mà sinh nơi thức khác
Thế nên khởi các kiến
Trôi lăn trong sinh tử
Các pháp như mộng, huyễn
Trăng, nước, bóng, thành Càn
Nên biết tất cả pháp
Chỉ là tự phân biệt
Chánh trí nương chân như
Sinh ra các Tam-muội
Như huyễn, Thủ-lăng-nghiêm
Những sai khác như vậy
Được nhập nơi các Địa
Tự tại và thần thông
Thành tựu như huyễn trí
Được chư Phật quán đảnh
Thấy thế gian hư vọng
Khi ấy tâm chuyển y
Đạt được Hoan hỷ địa
Các địa và Phật địa
Đã được chuyển y rồi
Như viên ngọc nhiều màu
Lợi ích cho chúng sinh
Hiện như trăng trong nước
Bỏ kiến giải hữu vô
Đến câu hữu, bất câu
Vượt khỏi hạnh Nhị thừa
Vượt cả Địa thứ bảy
Pháp hiện chứng bên trong
Tu tập vượt các Địa
Xa lìa hàng ngoại đạo
Vị ấy giảng Đại thừa
Nói pháp môn giải thoát
Như sừng thỏ, viên ngọc
Rời khỏi nơi phân biệt
Khỏi chết và đoạn diệt
Giáo do lý mà thành
Lý hiển bày do giáo
Hãy nương giáo lý này
Chớ có phân biệt khác.