TU TRONG CÔNG VIỆC
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

Chương 3: Ứng xử trong môi trường làm việc

Triết học văn phòng

Thông thường, trong một văn phòng có nhiều người ở nhiều bộ phận khác nhau cùng làm việc, mỗi người có chức trách riêng, vận dụng phương pháp phân công công việc, phân công không đồng nghĩa là không có sự qua lại lẫn nhau, có lúc có thể bạn làm nhiều hơn tôi, tôi làm ít hơn bạn…

Tuy tôi thiếu kinh nghiệm xử lí công việc nhưng đứng trên lập trường Phật pháp, bất luận trước một hoàn cảnh, một tình huống nào thì vấn đề quan hệ giữa người với người không phải lúc nào cũng rõ ràng, thông hiểu nhau. Bất luận ở môi trường công sở hay môi trường tu tập nơi tự viện, vấn đề giao lưu giữa người với người luôn là vấn đề khó khăn nên thường xảy ra nhiều xung đột, vậy một khi gặp phải những trường hợp như thế, bạn cần nghe theo ai, không nên nghe theo ai?

Điều này có thể phân thành hai mặt, một là quy định của môi trường sở tại, hai là tâm lí, thái độ của người đương sự. Xét về phương diện tâm lí, thái độ của người trong cuộc, giao tiếp giữa người với người không thể tránh được tâm lí so đo tính toán hơn thiệt, cao thấp, một số người khi nhìn thấy người khác làm nhiều hơn, tốt hơn, liền nói xấu, nói xóc như “Lạ thật! mọi người đâu có làm tốt thế sao anh lại làm tốt đến thế?” sở dĩ người đó nói vậy là xuất phát từ tâm lí nghi kị, tị hiềm, so đo tính toán.

Kiểu người thích lắm chuyện, nhiều lời kia một khi mình làm việc nhiều hơn người khác cũng không cam tâm, họ sẽ nghĩ bụng “Mọi người đều nhận tiền lương như nhau, tội gì mình lại làm việc nhiều hơn họ cho mệt”. Nếu có thói quen so sánh với người khác, bạn sẽ gây ra khó khăn lớn trong việc tiếp xúc, tìm hiểu giữa mình và người. Trong gia đình, trường học, công sở cũng nảy sinh những trường hợp tương tự. Trong gia đình có người biết quan tâm giúp đỡ anh chị em, cha mẹ, chủ động làm việc cho người khác mà không có yêu cầu gì. Ngược lại, cũng có người thiếu trách nhiệm, không những không biết chia sẻ gánh nặng công việc cho mọi người trong nhà mà còn gây phiền phức, làm tổn thương người khác.

Trên thực tế, bất luận môi trường, hoàn cảnh nào cũng có người giỏi, người kém, người giỏi nên giúp đỡ người khác, không nên thờ ơ, lạnh nhạt, bàng quan đối với công việc của người khác. Nhiều người thường hoàn thành công việc xuất sắc trước thời gian quy định, trong lúc rỗi rãi họ không giúp người khác mà ngược lại còn tìm điểm yếu, điểm dở của người để chê bai, dè bỉu khả năng của họ. Cũng có hạng người ước mơ vượt quá khả năng thực, thường chỉ tay năm ngón yêu cầu người khác làm còn mình cứ nhởn nhơ vô sự, đã thế lại còn chỉ trích lỗi khi họ làm việc, đấy cũng là một sai lầm lớn. Ngoài ra, kiểu người thích ton hót nịnh bợ cấp trên cũng không ít, kiểu người này thường bị đồng nghiệp khinh bỉ. Dường như công việc chính của họ là lựa lời để khen ngợi, ca tụng cấp trên, tình nguyện khom lưng quỳ gối phục tùng cấp trên. Điều đáng nói là phần lớn lãnh đạo lại thường thích được khen ngợi, tâng bốc, mù quáng không biết đúng sai, thực hư, thiếu khả năng phán đoán, nhìn người, cứ cho rằng người đang nịnh hót mình mới là “cấp dưới trung thành”. Trường hợp bạn là người có thực lực, hoàn thành tốt công việc được giao nhưng không biết thể hiện mình, không thích khoe khoang với cấp trên đến nỗi bao nhiêu công sức và trí tuệ, thành quả của bạn đều bị người khác cướp mất, cấp trên không biết nên xem thường bạn thì phải làm thế nào?

Theo lập trường nhân quả Phật giáo, chúng ta cần cố gắng hoàn thành công việc của mình, không cần để ông chủ mình biết, cũng không cần mong được sự khen ngợi, chúng ta cần làm tốt việc của mình, bổn phận của mình, không cần quan tâm người khác có nhìn mình hay không, khi ở cùng với đồng nghiệp cần tận tâm, tận lực, nên vì ông chủ, vì bản thân, vì mọi người, vì công ty, không nên tị nạnh với người khác. Điều quan trọng nhất là phải nỗ lực hết sức, dù người khác có biểu hiện thế nào cũng không nên quan tâm, nếu làm được như vậy, ít nhất bạn cũng đã làm tốt được bổn phận của mình đồng thời bạn đã cống hiến sức lực của mình cho xã hội.

Tự tại trong công việc

Theo nhân quả của nhà Phật, chúng ta cần cố gắng hoàn thành công việc của mình, không cần đế ông chủ mình biết, cũng không cần mong được sự khen ngợi, chúng ta cần làm tốt công việc, bổn phận của mình, không cần quan tâm tới người khác có nhìn mình hay không mà khi ở cùng đồng nghiệp c’ân tận tâm, tận lực, nên vì mọi người, vì công ty, không nên tị nạnh với người khác.

Nói hai lưỡi và gây tổn thương nhau trong công sở

Những lời ác ý, chê bai người khác không những tổn thương người khác mà đối với mình cũng bất lợi thế nên chúng ta cần cố gắng tránh nó. Trong văn phòng vẫn thường xuyên xảy ra những lời nói đầy bạo lực. Lý do để nói ra những lời tổn thương người khác có thể là mong cho người ta thất bại, hoặc là vì lợi ích của mình, ngăn không cho người khác có cơ hội thăng tiến với nhiều thủ đoạn không chính đáng như bịa đặt, chê bai đối phương.

Hơn nữa, trong bất kỳ cơ quan, đơn vị nào cũng sẽ có một vài đồng nghiệp rất hợp nhau, thường xuyên tụ tập lại để cùng nói xấu hoặc phê phán những đồng nghiệp khác, như vậy cũng là một loại “ngồi lê đôi mách”. Những người bị phê phán nên ý thức rằng chuyện lớn đó chỉ là chuyện nhỏ, chuyện nhỏ trở thành không có chuyện gì và không nên tính toán đến sự được mất. Nếu bạn coi như không nghe thấy, mỉm cười cho qua, sự việc sẽ vẫn bình thường. Nếu ngược lại, ý kiến ở hai bên tai mình sẽ trở nên rõ ràng, tạo nên hai mặt trận đối lập nhau, đâu tranh với nhau, như vậy việc vận hành trong công ty sẽ trở nên tồi tệ. Nói xấu là sự bới móc, thuộc vê “nhiều chuyện”, cũng có thê nói là “bịa chuyện”. Đôi với các tín đô Phật giáo, đó là một việc không có đạo đức. Thái độ làm việc của chúng ta cần phải chân thành, thực sự cầu thị, không nên dùng những cách không chính đáng, đặc biệt là những thủ đoạn đê tiện, ác độc để đạt được mục đích mong giành được danh lợi về mình. Tuy nhiên, nếu không may gặp phải loại người này, bị người hãm hại bằng ác ý, nên giải quyết thế nào?

Trường hợp này, trước hết chúng ta nên xem cấp trên có phải là người sáng suốt, xử sự công bằng không. Nếu là một cấp trên sáng suốt, thì họ có thể nhận ra ai là người hãm hại, ai là người bị hại, ai là người luôn thích nịnh nọt, nên dùng loại người nào, không dùng loại người nào. Ngược lại, người không sáng suốt, họ sẽ thích nghe những lời ác ý, hãm hại, không thể phân biệt được sự thật giả. Nếu bạn vẫn muốn ở lại công ty, tốt nhất bạn hãy để cho thời gian giải quyết vấn đề đó, đợi đến thời cơ chín muồi, sự việc rồi sẽ hiện rõ chân tướng, đợi khi cấp trên phát hiện ra được sự thật, biết được trước đây là do người khác cố ý hãm hại bạn, ông ấy sẽ hồi tâm chuyên ý, phục hồi lại chức vụ của bạn như cũ.

Nếu cấp trên không nhận ra được sự thật, không phân biệt phải trái, vậy nên làm thế nào? Trước tiên, hãy nghĩ nên lùi một bước, hãy nghĩ đến vấn đề thu nhập, nếu sau khi từ chức mà ảnh hưởng đến gia đình, khiến cho kinh tế gia đình gặp khó khăn, thì hãy tạm thời nhân nhịn, bởi vì hiện tại cấp trên của mình là như vậy, nói thế nào ông cũng không hiểu được. Nếu một công ty khác muốn tuyển dụng bạn, bạn hãy thử xem sao, có thế đó là điểm khởi đầu mới của bạn, nếu hiện tại vẫn chưa có cơ hội, vậy hãy chờ đợi thời cơ để tìm việc khác.

Ngoài những điều đó, chúng ta cần ứng phó ra sao? Chúng ta vẫn có thể dùng trái tim nhân hậu độ lượng để xem xét, nhìn nhận việc mình bị hãm hại. Từ góc độ tu tập, nói xâu là việc người ta chứ không phải mình, họ có nói xấu tôi đến mức nào, đó cũng chỉ là cách nhìn của họ chứ thực sự không phải là của tôi, vậy tôi cần gì phải tức giận. Khi đạt được sự tu dưỡng đó, chúng ta sẽ không bị những lời bịa đặt làm gục ngã.

Tự tại trong công việc

Từ góc độ tu tập, nói xấu lờ việc người ta chứ không phải mình, họ có nói xấu tôi đến mức nào, đó cũng chỉ là cách nhìn của họ chứ thực sự không phải là của tôi, vậy tôi cần gì phải tức giận. Nếu đạt được sự tu dưỡng đó, chúng ta sẽ không bị những lời bịa đạt làm gục ngã.

Cạnh tranh không có nghĩa là đọ sức

Người bình thường đều có thể hiểu được sự cạnh tranh, đó là việc cùng với đối phương giành lấy những thứ không phải của mình, để biến nó thành của mình, đây là “Sự cạnh tranh mang tính động vật”.

Sự cạnh tranh mà nhân loại hướng tới không phải là cướp đoạt những thành quả nỗ lực của người khác mà là dùng nỗ lực của chính mình để đạt kết quả mong muốn, thậm chí là kết quả tốt hơn đối phương.

Đây chính là tinh thần tích cực của Bồ tát, “cạnh tranh tích cực”, “cạnh tranh lành mạnh”, tức sự cạnh tranh hợp lý, công khai, công bằng. Mục đích của cạnh tranh không phải là đánh đổ người khác để giúp mình thành công mà là làm những chỗ người khác vẫn chưa làm tốt, làm tốt hơn chỗ người khác không thể hoặc làm không tốt, làm thế nào để có những cống hiến nhiều hơn người khác.

Có một người mẹ vì con trai mình quá lười biếng, không thích học hành cầu tiến, ngày ngày chỉ thích chơi điện tử, liền mắng con: “Con thật không có tiền đồ gì cả, lười biếng như vậy, mẹ sẽ đưa con đến chùa đi tu!”

Con trai cô sau khi nghe xong, đã chạy đến chùa chúng tôi, cậu cho rằng khi trở thành hoà thượng cả ngày sẽ không phải làm gì và cho rằng người không cần phải đi học, không muốn làm việc, chỉ muốn chơi bời thì tốt nhất là đi tu.

Thực ra, làm hoà thượng như tôi rất bận rộn, từ nhỏ đến giờ đều rất bận, tôi bận không phải vì việc tranh tiền, tranh địa vị của người khác, mà ngược lại tôi còn làm cho họ có tiền, có danh, có địa vị, làm cho họ có nhiều học vấn hơn, hạnh phúc hơn.

Đó không phải là việc giành lấy cho mình mà là cống hiến cho người khác, nhưng vẫn cân phải nỗ lực, cần phải trả giá.

Tôi không bao giờ nghĩ mình cần nổi tiếng, cũng không nghĩ sẽ nói những điều trên phương tiện thông tin để mọi người đều biết, nhưng do kết quả của sự nỗ lực, địa vị tự nhiên đã đến với tôi. Mọi thứ khác tự nhiên cũng theo đó mà đến.

Nhưng tôi không phải độc chiếm lấy lợi ích, mà tôi chia sẻ với mọi người, giống như quả cầu tuyết vừa lăn vừa lớn. Lợi ích không phải là của cá nhân tôi, mà đã trở thành lợi ích chung của mọi người, đó mới chính là giá trị đích thực của cạnh tranh. Trong rất nhiều kinh Phật, ví như “kinh Pháp Hoa”, “kinh Địa Tạng”, “kinh Kim Cương” đều đã từng xuất hiện quan niệm “so sánh”.

So sánh là làm việc này tốt hơn việc kia, công đức này lớn hơn công đức kia, thân phận này tốt hơn thân phận kia. Tóm lại, đó chính là cạnh tranh, nhưng không phải là sự cạnh tranh với người khác mà chính là cạnh tranh với mình.

Làm như vậy không phải là thể hiện mình, cạnh tranh như vậy không chỉ đem lại lợi ích cho mọi người trong xã hội, mà cũng là sự rèn luyện và chuyển hóa chính mình, có thể giúp mình trưởng thành nhanh hơn, mạnh hơn và toàn diện hơn.

Trong Phật giáo, cạnh tranh là “tiến lên”, là nỗ lực không ngừng, là dùng sức mạnh của mình để tạo ra nhiều lợi ích cho người khác.

Vì vậy, đừng hiểu lầm cạnh tranh là của riêng cá nhân, cũng không nên hiểu rằng cạnh tranh là cướp đoạt, lừa lọc, nếu không, cạnh tranh không những không có lợi cho mình, mà còn tốn hại tới người khác, chúng ta nên cạnh tranh lành mạnh, vì hạnh phúc của mọi người mà không ngừng nỗ lực.

Cách thu hút và giữ nhân tài

Làm thế nào để tìm được người tài phù hợp cho công việc của mình là một nghệ thuật đòi hỏi cao về trí tuệ và kinh nghiệm. Khi mới bắt tay vào công việc không ai có thể đoán biết người tài đang ở đâu, lúc đó chúng ta cần dựa vào tính chất và nội dung công việc để đưa ra những yêu cầu, điều kiện phù hợp cho việc “cầu hiền” của mình, sau đó mới đăng thông tin tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc nhờ bạn bè, người thân giới thiệu. Làm thế nào để tìm được nhân tài đích thực trong các đợt tuyển dụng là việc rất khó đối với nhà tuyển dụng, nhất là người trực tiếp đứng ra phỏng vấn.

Tiếp theo, người phỏng vấn phải xem xét khả năng đáp ứng yêu cầu của người ứng tuyển. Thứ ba là phải quan sát kĩ các phản ứng của ứng viên. Thứ tư phải xem ứng viên có hài lòng không, họ có mong muốn gì không, đồng thời không quên quan sát mức độ thành thật của ứng viên. Trong bốn bước tuyển nhân viên vừa nêu trên, điều cuối cùng quan trọng hàng đầu, khả năng lành nghề và kinh nghiệm chỉ là thứ yếu. Vì nếu ứng viên chưa đáp ứng về mặt kĩ thuật, chúng ta có thể đào tạo; còn nếu ứng viên đáp ứng đủ các yêu cầu về kĩ năng nghề nghiệp nhưng thiếu thành thực thì khi vào công ty rất có thể người đó sẽ gây nhiều phiền phức!

Thực ra rất khó để biết được một người có thành thực hay không qua một đôi lần tiếp xúc hoặc bằng linh cảm hay bằng giác quan thứ sáu!

Trong quan hệ giữa người với người, duyên phận cũng đóng một vai trò rất quan trọng, người có phúc báo thì trong quá trình tuyển người rất dễ tìm được người tốt, có thê chỉ tiếp xúc qua một lần là có được. Ngược lại, người thiếu phúc báo thường xem nhầm người. Thực ra, việc tuyển người là việc làm rất khó vì chúng ta không có phương pháp chính xác nào để thử xem
người đó có thành thật không. Người có phúc báo tự nhiên sẽ hấp dẫn, cuốn hút được những người có năng lực và trung thực.

Rất nhiều trường hợp, công ty phải dành thời gian để đào tạo thêm người mới được tuyển dụng, song không nên bận tâm, lo lắng rằng sau khi được đào tạo và làm việc một thời gian, họ sẽ rời công ty để đi làm nơi khác. Việc bồi dưỡng, đào tạo lại cho nhân viên trước và trong khi làm việc là hết sức cần thiết. Trong quá trình tái đào tạo tự nhiên sẽ có sự đào thải, những người còn lại trong quá trình đào tạo mới đích thực là người hữu dụng cho công ty. Một khi ứng viên đã trúng tuyển vào công ty, người chủ doanh nghiệp không chỉ giúp đỡ họ trong công việc mà còn cần lưu tâm đến những khía cạnh khác của đời sống và cả gia đình họ nữa. Dưới sự quan tâm tận tình chu đáo đó, thì sẽ không có một cấp dưới nào có thể nhẫn tâm rời bỏ doanh nghiệp! Nếu chúng ta chỉ trả mức lương bình thường lại không quan tâm đến đời sống của người lao động thì chúng ta sẽ thật khó biết được người đó sẽ ở lại công ty bao lâu.

Vì thế, vấn đề lương bổng chỉ đóng vai trò thứ yếu, sự quan tâm chân tình mới là sợi dây vô hình níu giữ nhân tài. chỉ cần cấp dưới cảm nhận được sự quan tâm của bạn thì họ có thể làm việc cho bạn từ những chức vụ nhỏ nhất. Trải qua thời gian cọ xát, thử thách, chúng ta có thể đào tạo được nguồn nhân lực đáng tin cậy nhất, tốt nhất, trung thành nhất cho mình. Một đệ tử năm giới của tôi cũng là một doanh nhân thành đạt, vị đó có quan niệm rằng nhân tài nhất định phải là người đi lên từ những chức vụ cơ sở, là người được đào tạo từ những bước đi căn bản nhất, nhỏ nhất.

Đương nhiên cũng có những hạng người vô ơn, bất luận bạn quan tâm đến họ thế nào, họ cũng vẫn thờ ơ như không, nói đi khỏi công ty là đi, nói thay đổi công việc là thay đổi. Khi gặp trường hợp đó bạn nên xem như là việc nằm trong dự liệu của mình, vì lòng người sâu như biển, người ta thường nói “dò sông dò biển dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người”. Bạn nên xem đây là tình huống không thể tránh được trong công việc, trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta tuyệt đối không được đánh mất lòng tin vào con người, nên giữ tấm lòng nguyên sơ với niềm tin vào sự tốt đẹp của con người để tiếp tục đối đãi bằng tấm lòng yêu thương, quan tâm đến cấp dưới của mình. Xét theo một khía cạnh khác ở đời, cái gì vốn không thuộc về mình thì sớm muộn cũng có ngày nó lìa xa mình, đã thế thì sao chúng ta lại không thoải mái khi có người bỏ ta ra đi? Nhân tài mà chúng ta đào tạo khi đến làm việc ở đơn vị khác, phục vụ cho người khác đâu phải là việc không tốt? Chúng ta có thể xem đó là sự cống hiến trong việc đào tạo nhân tài cho xã hội của bản thân.

Tự tại trong công việc

Sự quan tâm chôn tình chính là sợi dây vô hình níu giữ nhân tài. Chỉ cần cấp dưới cảm nhận được sự quan tâm của bạn thì họ có thê làm việc cho bạn từ những chức vụ nhỏ nhât. Trải qua thời gian cọ xát, thử thách, chúng ta có thể đào tạo được nguồn nhân lực đáng tin cậy nhât, tôt nhât, trung thành nhất cho mình.

Tiền lương là một phần cuộc sống

Một số lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, thành quả trong công việc do chính bản thân nỗ lực mà có, sự ổn định của công ty cũng do mình định đoạt, sắp đặt, giàu có càng là những thành quả do bản thân mình gian khổ làm nên, thậm chí tài sản là do bản thân mình đánh đổi bằng xương máu, mồ hôi và nước mắt, còn công nhân chỉ là những người giúp việc cho mình và nhận
lương mà thôi. Do những quan niệm sai lầm đó mà các thành viên trên dưới trong công ty thiếu nhận thức chung, nghi kị xoi mói đấu đá lẫn nhau dẫn đến việc kinh doanh của công ty không thể phát triển lành mạnh.

Người đứng đầu doanh nghiệp, đích thực là người đóng góp công sức cho công ty lớn nhất. Không những họ phải bỏ ra tiền vốn, trí tuệ, tâm huyết, thời gian, kinh nghiệm mà họ còn phải gánh vác, đứng mũi chịu sào tất cả rủi ro do thị trường biến động mang lại, vì thế cấp dưới cần phải biết cảm ơn họ; nhưng xét trên mặt tương đối, người lãnh đạo cần xây dựng cho mình một quan niệm và thái độ đúng đắn, cần phát triển tính dân chủ, biết tham khảo ý kiến đóng góp của mọi người trong công ty nhằm tìm ra những hướng đi chính xác, hữu ích, tránh hoạt động theo chế độ độc tài.

Bất kì thành công nào cũng phải hội tụ đầy đủ nhân duyên. Ngoài sự phối hợp của các yếu tố như môi trường quốc tế, hoàn cảnh xã hội chúng ta còn phải có mạng lưới nhân tài tốt mới mong gặt hái thành công. Một ông chủ có tài năng đến đâu, tiền vốn dồi dào đến đâu mà thiếu đội ngũ nhân viên giúp đỡ thì khó có thê thành công. Vì thế, là chủ doanh nghiệp, bạn phải biết ơn tất cả các thành viên trên dưới của công ty đã hợp tác giúp đỡ, nếu không có họ thì bạn chỉ là cánh én nhỏ không thể làm nên mùa xuân.

Nhân viên trong doanh nghiệp cũng phải biết ơn ông chủ. Nếu không có tiền vốn, không có đường hướng sách lược làm ăn của ông chủ thì chắc chắn họ không thể có cơ hội thể hiện tài năng và cũng không thể có thu nhập. Vì thế, giữa tiền lương và công sức có mối tương quan liên hệ mật thiết, bổ sung tác thành cho nhau.

Nếu chủ doanh nghiệp cho rằng mọi thành công của công ty đều do một mình mình làm nên, xem trả lương cho người lao động như là một hành động tri ân, tự cho rằng mình là người có quyền chi phối toàn bộ đời sống của người lao động, thì công ty sẽ dễ bị đóng cửa, phá sản. Những ông chủ có quan niệm như thế thường có thái độ lấn lướt, xem thường người khác, thường sai khiến cấp dưới với thái độ trịch thượng, chỉ tay năm ngón. Trong những doanh nghiệp như vậy, thành công chỉ mang tính nhất thời, nhân viên có nhiều đến mấy cũng rời rạc và dần rời bỏ doanh nghiệp.

Người lãnh đạo tốt nhất

Có hai mẫu người lãnh đạo: một là người lãnh đạo quyền uy, dưới sự lãnh đạo của họ, câp dưới dám giận nhưng không dám nói, không dám phản kháng cấp trên vì nếu không phục tùng rất có thê người đó sẽ bị thôi việc. Cho nên, bên ngoài có vẻ họ rât phục tùng câp trên nhưng đó chỉ là hình thức, làm theo kiểu “bằng mặt không bằng lòng, khẩu phục tâm không phục”.

Mẩu người lãnh đạo còn lại là mẫu người lãnh đạo tự nhiên, đây là mẫu người được người khác kính nể, tôn trọng, ủng hộ không phải vì họ có uy quyền mà vì họ biết quan tâm giúp đỡ người khác, đồng thời biết đồng tình, tôn trọng cấp dưới. Có thể xem người lãnh đạo này là chất keo dính kết những hòn đá sỏi để tạo thành núi cao. Những mẫu người lãnh đạo này rât biết điều chỉnh các mối quan hệ trong công ty, có sức cảm hóa mạnh nên họ có thể thu phục, dẫn dắt đoàn thể, họ là người biết điều phục những con ngựa hoang cùng hướng về một phía tạo thành sức mạnh đi đến mục tiêu, đồng thời họ còn là mẫu người lãnh đạo tôn trọng tự do dân chủ của các thành viên trong công ty.

Đức Phật Thích Ca là mẫu người lãnh đạo theo hình thức dân chủ. Ngài không dùng uy quyền, thần quyền để đe dọa, khủng bố người khác, ngài cũng không dùng quân quyền hay bât kì thứ quyền lực nào để thu hút người khác mà ngài dùng từ bi và trí tuệ mang lại bình an thanh thản và trí tuệ cho người khác, vì thế, mọi người đều tề tựu dưới chỗ ngồi của ngài, coi ngài là người lãnh đạo của mình. Thế nhưng trước sau ngài vẫn không tự cho rằng mình là người lãnh đạo quần chúng, ngài làm thế để gửi gắm cho chúng ta một thông điệp: Tôi không phải là người lãnh đạo, tôi chỉ là một trong những thành viên của đại chúng, châp nhận sự lãnh đạo của đại chúng, chẳng qua ngài muốn có một nguyên tắc, một quy củ cho nếp sống đoàn thể mà ngài mới nêu ra những kiến nghị, và vì đại chúng đồng tình chấp thuận những quy tắc, quy củ đó mới đến với nhau. Mọi người có thể đến sống chung với đoàn thể đó bât kì lúc nào, sau khi đến không phải bị ép buộc một cách miễn cưỡng với một luật lệ, quy ước nào cả, chỉ cần mọi người thấy mình có thể chấp nhận được những quy ước ban đầu thì đến, nếu không châp nhận được có thể ra đi bất kì lúc nào.

Trước điều kiện tự do đến, tự do ra đi ấy, đệ tử đến với Đức Thích Ca ngày càng đông, trở thành sức mạnh không thể khống chế. Ngài lấy phương pháp tu tập làm thầy, dùng Phật pháp để lãnh đạo đại chúng chứ tuyệt đối không vì tham muốn được tôn sùng, kính ngưỡng mình mà bắt ép mọi người phải tôn ngài thành lãnh tụ.

Vì thế, tôi thường khuyên khích cổ vũ mọi người, muốn trở thành một nhà lãnh đạo tốt thì không nên tự cho mình là người lãnh đạo. Một người lãnh đạo tốt phải là người châp nhận, tiếp thu sự lãnh đạo của đông đảo quần chúng, có khả năng chỉ ra con đường đi chính xác nhât cho đại chúng, nhưng không bắt buộc mọi người phải tuân theo, chấp nhận. Người lãnh đạo cần phải tranh thủ ý kiến đồng thuận của mọi người, phải không ngừng sửa đổi, bổ sung để tìm ra hướng đi chính xác nhất giúp mọi người có phương hướng, mục tiêu chung để phấn đấu.

Nếu bạn không muốn trở thành người lãnh đạo hình thức thì hãy lấy phương thức sống, quan niệm chung của đại chúng để lãnh đạo, vì người làm cho các thành viên trong đoàn thể tôn trọng nhau mới là người lãnh đạo tốt nhất và lâu dài nhất. Nếu làm được như vậy, thì dù bạn không còn tại vị hoặc bạn có qua đời thì bạn vẫn là người lãnh đạo tinh thần của đại chúng, bạn mãi là tấm gương sáng cho hậu thế noi theo.

Tự tại trong công việc

Người lânh đạo tốt nhất là người chấp nhận, tiếp thu sự lãnh đọo của đông đảo quần chúng, có khả nâng chỉ ra còn đường đi chính xác nhất cho đại chúng.