SỐ 271
KINH BỒ-TÁT HÀNH PHƯƠNG TIỆN CẢNH GIỚI THẦN THÔNG BIẾN HÓA
Dịch Phạn ra Hán: Đời Tống, Tam tạng Pháp sư Cầu-na-bạt-đà-la, người xứ Thiên Trúc
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN TRUNG

Này Văn-thù-sư-lợi! Như vua Chuyển luân thành tựu công đức nhỏ, có đức tụ lại hết, có tham, có sân, có si, có thủ, có kết, có sử. Vua Chuyển luân này tất cả không có gây thù oán. Vì sao?

Này Văn-thù-sư-lợi! Vua Chuyển luân này không có tranh chấp, phiền não.

Này Văn-thù-sư-lợi! Huống chi Như Lai xoay bánh xe pháp lớn vô lượng Đại trí, công đức trang nghiêm thành tựu đầy đủ, đạt được vô đoạn đại Bi, dạo chơi trong hư không pháp vô lậu, thành tựu pháp báu “Thất trợ Bồ-đề” vì chẳng quên pháp nên quay bánh xe pháp lớn. Mà bên ngoài có các kẻ thù sợ hãi, thì không có việc ấy.

Này Văn-thù-sư-lợi nên biết! Nếu thấy ngoại đạo trong cõi Phật này xuat gia, thì thiện nam phải biết tất cả an trụ trong một đạo, đó là Phật đạo.

Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như các cầm thú không có khả năng an trụ trước sư tử đầu đàn. Cũng vậy, này Văn-thù-sư-lợi! Các ngoại đạo xuất gia không thể tự tiện xâm nhập vào cảnh giới Như Lai, cũng chẳng thể tranh luận với Như Lai. Bậc Sư Tử Đại Nhân giữ gìn mười lực, được bốn vô úy ở trước Ngài mà rống lên, việc này không có, chỉ trừ khi đã có sự gia trì của Như Lai.

Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như cung của vua mặt trời phát ra màn ánh sáng thì tất cả lửa đom đóm thảy đều bị lấn át, tất cả trân bảo, ánh lửa, các sao thảy không chiếu sáng. Cũng vậy, này Văn-thù sưlợi! Khi cung mặt trời lớn Như Lai Vô thượng xuất hiện, phát ra ánh sáng Đại trí thì các ngoại đạo xuất gia thảy đều bị che khuất, không còn chiếu sáng.

Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như chỗ vua Thắng Thiết xuất hiện thì

tại địa phương ấy tất cả các thứ sắt không có ở đó, vì các thứ sắt tụ lại không chung cùng vậy. Cũng vậy, này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có cõi Phật đã có Phật ra đời thì phải biết, tất cả các ngoại đạo… không xuất gia hành đạo. Vì sao? Vì chẳng cùng chung với Đức Phật ra đời.

Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như nơi đã xuất hiện Như ý bảo vương thì không sinh ra tất cả các thứ báu ma-ni giả ngụy. Cũng vậy, này Văn-thù-sư-lợi! Nơi đã xuất hiện “Vật báu Đại trí Như Lai” thì phải biết. Nơi ấy chẳng xuất hiện các ngoại đạo.

Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như nơi “tánh báu” có xuất hiện vàng “Diêm-phù-đàn” thì chỗ ấy chẳng sản sinh những thứ đồng thau giá rẻ. Cũng vậy này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thế giới có Phật ra đời thì nơi ấy chẳng xuất hiện các ngoại đạo.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nên biết phương tiện tùy theo chỗ Phật xuất hiện, chẳng nên xuất hiện các ngoại đạo xuất gia.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nay ông phải biết Như Lai thọ trì cảnh giới phương tiện nhiều không thể suy nghĩ bàn luận. Vì cớ ấy nên ở cõi Phật này xuất hiện tất cả ngoại đạo xuất gia. Vì sao? Vì tất cả bậc thượng thủ ngoại đạo đều an trụ trong giải thoát không thể suy nghĩ bàn luận, từ Bát nhã ba-la-mật mà ra, dạo chơi trong phương tiện, cũng chẳng lìa bỏ niệm Phật, Pháp, Tăng, giáo hóa chúng sinh đến được bờ kia. Như Lai thọ trì hóa độ chúng sinh.

Khi nói phap này, tám ngàn Thiên tử nương thừa Thanh văn nghe nói Nhất thừa, phát tâm đạo Vô thượng chánh chân. Năm trăm Tỳ-kheo chứng được Tam-muội Nhất thừa đăng. Một ngàn hai trăm vị Bồ-tát chứng được Vô sinh pháp nhẫn. Khắp tam thiên đại thiên thế giới này chấn động sáu cách, các vị trời ở trên hư không mưa xuống các thứ hoa sen xanh, vàng, đỏ, trắng, rải bột chiên-đàn cõi trời. Ở trước Đức Phật trăm ngàn Thiên tử đứng trong hư không cất tiếng hô xướng. Áo trời trong hư không, tự xoay chuyển, các vị trời tấu nhạc nói:

–Vốn chưa từng nghe kinh này ra đời, bạch Thế Tôn! Xin để cho kinh điền này lưu hành lâu dài ở cõi Diêm-phù-đề.

Tám trăm vị Tỳ-kheo-ni cởi Ưu đa-la-tăng dâng lên Đức Phật.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn nói lại ý nghĩa trên mà nói kệ rằng:

Cảnh giới phương tiện không nghĩ bàn
Văn-thù-sư-lợi phải biết ta
Khi ta tinh luyện giác Bồ-đề
Ta lại thị hiện như lúc ấy
Lỗi lầm thời tiết ta không có
Phải thường khi có pháp nhiệm mầu
Chúng sinh nghe pháp ta được độ
Chúng sinh có lỗi, ta không lỗi
Kiếp tinh luyện hết vật công đức
Ruộng phước tinh luyện tịnh vô cấu
Khi ta tinh luyện được Bồ-đề
Cho nên biết ta không có trược
Ta đã từ nhiều ức kiếp qua
Thành tựu vô lượng trí tuệ Phật
Như ta đắc đạo mạng cũng thế
Trong thời gian đó không diệt độ
Ta phương tiện thị hiện diệt độ
Có thường tưởng, nên hiện vô thường
Ta nay thị hiện sự dư tàn
Thọ mạng ta bằng kiếp vị lai
Ta chỉ một thừa một diệt độ
Thừa sai biệt ta không ai được
Nói ba thừa ba thuyết như thế
Phải biết là cảnh giới phương tiện
Kẻ tâm biếng nhác và hẹp hòi
Nghe đến liền sinh lòng sợ hãi
Thị hiện ba thừa vì hạng ấy
Chỉ có một thừa, không có hai
Ta giảng nói tùy người ưa pháp
Vì nhập vào pháp sự Phật đạo
Cho nên một thừa, mà nói ba
Nhưng đối thừa này, không thương tổn
Như trí khéo độ đến bờ kia
Cho nên trí thị hiện có ba
Thế Tôn cũng vậy biết thắng pháp
Do đó một thừa giảng nói ba
Tâm bình đẳng điều phục chúng sinh
Ta đều không có các dị tưởng
Ý ta vui kính đối hạ thừa
Thì ta có lỗi lầm bỏn sẻn
Ngọc biếc lưu ly trên các báu
Tùy theo chỗ có ngọc báu ấy
Tất cả đều cùng một sắc màu
Đó là màu biếc không khác nhau
Trí báu Thế Tôn cũng như thế
Tất cả cõi Phật đều phát sáng
Tất cả chúng sinh đều một màu
Màu Bồ-đề không khác nhau
Như đốm lửa nhỏ đã cháy lên
Dần dần thêm mạnh thành cháy lớn
Lửa trí Thanh văn cũng như thế
Cũng phát ra ánh công đức Phật
Núi chúa Tu-di quy hướng đến
Do uy đức nên cùng sắc màu
Quy y Đức Phật cũng như vậy
Người nhu nhẫn được màu Bồ-đề
Giống như tất cả các miệng ong
Hút lấy tinh anh các loài hoa
Tất cả các chất hòa hợp lại
Trở thành một chất mật mà thôi
Bậc trí dạy đời cũng như thế
Thị hiện tạo ra ba thừa rồi
Tất cả sạch trong hòa hợp lại
Tạo tưởng Bồ-đề, không tưởng khác
Vua người chuyển luân không lo buồn
Không có kẻ thù các nơi khác
Ta dùng pháp giới bảo ban khắp
Thì sao lại có hàng ngoại đạo
Giống như khi mặt trời mới mọc
Át lửa đom đóm và các sao
Cung trí tuệ hiện ra cũng thế
Át chen ngoại đạo không chiếu sáng.
Hễ chỗ nào có quặng sắt tốt
Thì tất cả sắt khác không có
Nước có Như Lai ra độ đời
Là nơi không có các ngoại đạo.
Hễ nơi nào có mặt vàng ngọc
Thì chỗ ấy chẳng có đồng thau
Nếu nước có người chứng Bồ-đề
Thì chỗ ấy không các ngoại đạo
Ngọc Như ý, ngọc giả không hòa
Quá khứ, vị lai chẳng lẫn lộn,
Phật bảo, đạo ngoài cũng như vậy
Trong một cõi, thường không lẫn lộn
Thiền định thần thông, tự tại, nhẫn
Tất cả trí môn ngoại đạo này
Người tuệ phương tiện hành trí tuệ
Thị hiện đủ thứ các biến hóa
Sau khi nghe cảnh giới phương tiện
Bấy giờ, Phật tử rất vui mừng
Phát sinh vui mừng hỷ vô lượng
Rải hoa cúng dường Đấng Điều Ngự
Mặt đất rung chuyển mạnh sáu phương
Trên không kỹ nhạc tấu vang xa
Chư Thiên hàng ức chắp tay kính,
Khen ngợi: Lành thay, lời Phật nói!

Khi Đức Phật nói kệ này rồi thì Tát-già Ni-kiền Tử cùng tám mươi ức Ni-càn từ phương Nam tuần tự du hành qua các cõi nước, thẳng đến Đại thành Ưu-thiền-ni. Hàng trăm ngàn đại chúng vây quanh trang nghiêm tiền hô hậu ủng.

Lúc bấy giờ, vua Chiêu-trà-bát-thọ-đề từ xa thấy Tát-già Nikiền Tử đến sinh lòng ưa thích, sinh tâm thanh tịnh đối với Tát-già. Nhà vua cùng các Đại thần, nội cung quyến thuộc, nhân dân trong cõi nước, vợ con bốn thứ binh, Đại vương oai đức, Đại vương thần lực… dùng trăm ngàn vật báu để trang nghiêm, trăm ngàn kỹ nhạc, cầm cờ phướn lọng báu để trang nghiêm. Họ liền kéo đến đón nước Tát-già Ni-kiền Tử.

Lúc bấy giờ, Tát-già Ni-kiền Tử xa thấy vua Chiên-trà-bátthọ-đề dùng lời êm ái gọi:

–Lành thay, Đại vương! Trong cõi nước của ông không có kẻ thù áp bức nhau. Không có bệnh hoạn, khổ não nóng bức. Ở nước này bề tôi, thân thuộc, các kỹ tốt, người hư đốn xấu xa, bọn thần giữ quan thuế… tất cả bọn này không làm rối loạn bại hoại đất nước chăng?

Này Đại vương! Đất nước đại vương các bậc Sa-môn, Bà-lamôn được an lạc tu hành chăng? Này Đại vương! Đại vương thường dùng an pháp để cai trị đất nước chăng? Này Đại vương! Không nên sát hại chúng sinh, như săn bắn, chài lưới bức bách các chúng sinh. Vì sao? Này Đại vương phải biết! Tất cả chúng sinh đều yêu mạng sống của mình. Cho nên này Đại vương! Nên thọ giới không sát sinh, không trộm cắp, đối với đất nước của mình nên biết đủ, chẳng nên tà dâm, tự thấy đủ với sắc đẹp của vợ mình. không bao giờ nói dối mà nói lời chân thật. Chẳng nên nói hai lưỡi, nói lời khác lạ. Chẳng nên ác khẩu, thường nói êm dịu, chẳng nên nói thêu dệt mà nghĩ sao nói vậy. Đối với của cải của người khác chớ sinh lòng tham.

Này Đại vương! Nên phải lìa bỏ tức giận, dùng từ bi trang nghiêm thân, miệng, ý. Này Đại vương! Chẳng nên sinh khởi tà kiến, nên tu hành theo chánh kiến của bậc Thánh. Này Đại vương! Nay ông chẳng nên buông lung, khéo quán tưởng vô thường.

Này Đại vương nên biết! Thọ mạng ngắn ngủi chóng sang đời khác. Này Đại vương! Nay nên sợ hãi cho đời sau, nên tin nghiệp báo.

Rồi Tát-già lập lại bằng bài thắng kệ như sau:

Vua người thường nên không buông lung
Giữ gìn đất nước chẳng buông lung
Nếu buông lung phải đọa đường ác
Còn không buông lung sinh cõi lành.
Cũng không giết uổng mạng chúng sinh
Tất cả chúng sinh yêu mạng sống
Người tuệ không nên hại chúng sinh
Che chở chúng sinh như thân mình,
Thường nên xa lánh việc trộm cắp
Thường không nên noi lời hư dối
Thường nên giữ gìn lời chân thật
Đời sau vua sẽ sinh đường lành.
Nói ra lời nói người thích nghe
Không nên nói những lời thô ác
Nên nói lời dịu dàng êm ái
Đại vương không nên nói hai lưỡi
Vua người không nên nói thêu dệt
Có nói lời gì phải lựa lời
Xa lìa sân si, lỗi lầm sấu
Như voi đầu đàn sinh đường lành.
Vua cũng chẳng nên hành tà dâm
Không ham muốn vợ con của người
Thường biết đủ sắc đẹp vợ mình
Đời sau vua sinh vào đường lành.
Đại vương không nên giữ tà kiến
Thường an trụ trong diệu thiện kiến
Phải tu hành chánh pháp như thế
Thì vua sẽ hưởng thú vui trời.
Sa-môn, Bà-la-môn giữ giới
Và hiếu thuận nuôi nấng mẹ cha
Được lìa xa hẳn đường ác rồi
Sẽ hưởng được vui trên cõi đời.

Tát-già Ni-kiền Tử đem pháp không buông lung này khuyên vua Bát-thọ-đề xong, lúc bấy giờ, vua Chiên-trà-bát-già-thọ-đề hướng về Tát-già Ni-kiền Tử nói với giọng êm ái an vui:

–Ta chẳng làm những việc như vầy. Này Bà-la-môn! Ông nên đến nhà ta. Vì sao? Vì nay ta thỉnh ông và các quyến thuộc là muốn thiết đãi một bữa cơm.

Ni-kiền Tử nói:

–Lành thay, lành thay! Ông nên làm như vậy! Vì sao? Này Đại vương! Ta đi đường xa đến, đói khát cần phải ăn. Như vậy này Đại vương, ta cần như ông thỉnh.

Lúc bấy giờ, nhà vua đi theo sau Tát-già Ni-kiền Tử và quyến thuộc, trước vào cung vua, Tát-già Ni-kiền Tử vào ngồi trên tòa ngự, còn các Ni-càn theo thứ lớp mà ngồi. Lúc bấy giờ, nhà vua tâm lành cung kính tự tay lo liệu, Tát-già Ni-kiền Tử và quyến thuộc của ông ăn uống no nê rồi.

Lúc bấy giờ, nhà vua nghĩ: “Nay ta sẽ hỏi vị Tát-già Ni-kiền Tử này đối với Đức Như Lai có lòng kính tín chăng?” Nghĩ thế, vua liền lấy cái ghế thấp mà ngồi trước Tát-già-nhi-càn-tử rồi nói:

–Này Bà-la-môn! Ta muốn bàn luận ít vấn đề, nếu ông bằng lòng thì ta sẽ hỏi. Xin ông giảng nói cho ta nghe.

Tát-già Ni-càn Tử nói với Đại vương:

–Đại vương muốn hỏi điều gì cứ tự nhiên, ta sẽ giải đáp để làm vui lòng ông.

Vua nghe xong liền hỏi:

–Này Bà-la-môn! Trong thế giới chúng sinh có thứ chúng sinh trí tuệ sáng suốt, không rối loạn tâm trí, nhưng họ còn có lỗi lầm chăng?

Tát-già đáp:

–Thưa Đại vương, thật có!

Vua lại hỏi:

–Bà-la-môn, này là ai vậy?

Tát-già đáp:

–Đó là Bà-la-môn Bạt-sa.

Nhà vua lại hỏi:

–Bà-la-môn Bạt-sa có lỗi lầm gì?

Tát-già đáp:

–Bà-la-môn Bạt-sa giỏi xem tinh tú niên lịch, giỏi về tiết hội, giỏi học xướng thuyết, giỏi về nguyệt thực, giỏi về động đất, giỏi về năm được mùa, mất mùa, giỏi về thế tục, giỏi học xem tướng, nhưng quả thật ông phạm tà dâm, yêu vợ người khác.

Này Đại vương! Người trí tuệ không nên làm điều tà dâm. Vì sao? Thưa Đại vương! Vì kẻ làm điều tà dâm thì đời này, đời sau phải chịu khổ dữ dội. Thậm chí còn bị người, trời quở trách.

Rồi nói kệ như sau:

Tham dục vợ con người
Chẳng bỏ cảnh giới ác
Không đủ sắc vợ mình
Bị người đời quở trách.

Nhà vua nói:

–Này Bà-la-môn! Trong các chúng sinh ở thế gian lại có thứ chúng sinh trí tuệ sáng rõ, tâm trí không loạn nhưng họ còn có lỗi lầm chăng?

Tát-già đáp:

–Thưa Đại vương, thật có!

Nhà vua nói:

–Ai đó?

Tát-già đáp:

–Đó là Bà-la-môn Phả-la-đọa, là người trí tuệ sáng rõ biết lúc nào đúng giờ, lúc nào không đúng giờ mà ông ấy vẫn có lỗi lầm.

Nhà vua lại hỏi:

–Ông ấy có lỗi gì vậy?

Đáp:

–Thưa Đại vương! Vị Bà-la-môn này ngủ nhiều quá. Thưa Đại vương! Kẻ trí tuệ không nên ngủ nhiều. Vì sao? Thưa Đại vương! Vì ngủ nhiều làm lui mất các pháp thế gian, xuất thế gian như trí tuệ, như chí quyết đoán.

Rồi nói kệ rằng:

Nếu thích ngủ nghỉ nhiều
Bị biếng nhác che lấp
Ngủ nghỉ, buông lung che
Phàm phu mất các lợi.

Nhà vua lại hỏi:

–Này Bà-la-môn! Trong các chúng sinh ở thế gian có chúng sinh nào thành tựu các pháp như vậy, nhưng còn có lỗi lầm chăng?

Tát-già đáp:

–Thưa Đại vương, thật có!

Vua nói:

–Ai vậy?

Đáp:

–Thưa Đại vương, chính là Hắc vương tử.

Vua lại hỏi:

–Hắc vương tử có lỗi gì?

Đáp:

–Thưa Đại vương! Ông ấy thường ganh tỵ. Thưa Đại vương! Người trí tuệ chẳng nên thường hay ganh tỵ. Vì sao? Thưa Đại vương! Vì nếu được thành tựu ở một ấp giàu có mà có hành vi ganh tỵ thì ấp giàu có của người này chẳng được vững bền, rồi tay không mà chết, chết rồi phải đọa vào thế giới quỷ đói.

Rồi nói kệ rằng:

Ganh tỵ phủ che lòng

Người kia được ấp giàu Rồi hắn tay không chết Đọa vào cõi quỷ đói.

Vua lại hỏi:

–Lại có chúng sinh nào thành tựu công đức bậc thượng như trên mà còn có lỗi lầm chăng?

Tát-già đáp:

–Thưa Đại vương, thật có!

Nhà vua nói:

–Là ai?

Đáp:

–Thưa Đại vương! Đó là vương tử Cát Quân.

Nhà vua lại hỏi:

–Vương tử Cát Quân có lỗi gì?

Đáp:

–Thưa Đại vương! Vương tử Cát Quân này rất thích sát sinh. Thưa Đại vương! Người trí tuệ chẳng nên ưa thích sát sinh. Vì sao? Vì sát sinh thì yểu mạng. Khi chết sẽ đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.

Rồi nói kệ rằng:

Vua người mà sát sinh Yếu đuối và chết yểu Khi chết đọa địa ngục

Vậy nên chẳng sát sinh.

Vua lại hỏi:

–Này Bà-la-môn! Lại có chúng sinh trí tuệ sáng rõ tâm trí không loạn động, họ có lỗi lầm, chăng?

Tát-già đáp:

–Thưa Đại vương, thật có!

Nhà vua nói:

–Là ai?

Đáp:

–Thưa Đại vương! Đó là vương tử Vô úy.

Vua lại hỏi:

–Vương tử Vô Úy có lỗi gì?

Đáp:

–Thưa Đại vương! Hay thương xót người khác. Thưa Đại vương! người trí tuệ chẳng nên thương xót kẻ khác nhiều quá. Vì sao? Thưa Đại vương! Thường thương xót ngưới khác, nếu tự tại quá là nước nhiều giặc khó có thể hàng phục vì có quá nhiều lỗi lầm.

Rồi nói kệ rằng:

Thường thương xót người khác

Nếu người được tự tại Không thể hàng phục được Không thể cầm đuốc to.

Vua lại hỏi:

–Trong chúng sinh lại có chúng sinh trí tuệ được khen ngợi là trí tuệ thì còn có lỗi lầm chăng? Tát-già đáp:

–Thưa Đại vương, thật có!

Nhà vua nói:

–Là ai?

Đáp:

–Thưa Đại vương! Đó là vương tử Thiện Lực đó. Người tuệ được khen là tuệ, nhưng thật ra vẫn có lỗi.

Nhà vua nói:

–Này Bà-la-môn! Vương tử Thiện Lực có lỗi gì?

Đáp:

–Thưa Đại vương! Vương tử Thiện Lực hay uống rượu buông lung. Thưa Đại vương! Người trí tuệ không nên thường uống rượu. Vì sao? Thưa Đại vương! Vì rượu thường làm mất sự nhớ nghĩ, chướng ngại thượng nghĩa. Cũng mất nghĩa thế và xuất thế.

Rồi nói kệ rằng:

Thường hay buông lung

Tất cả việc vua Rượu buông lung che Lùi nghĩa xuất thế.

Vua lại hỏi:

–Này Bà-la-môn! Lại có chúng sinh trí tuệ được khen là trí tuệ còn có lỗi lầm chăng?

Tát-già đáp:

–Thưa Đại vương, thật có!

Nhà vua nói:

–Là ai?

Đáp:

–Thưa Đại vương! Đó là vương tử Thiên Huân. Được người tuệ khen là trí tuệ song còn có lỗi lầm.

Nhà vua nói:

–Này Bà-la-môn! Vương tử Thiên Huân có lỗi lầm gì?

Đáp:

–Thưa Đại vương! Vương tử Thiên Huân thường suy nghĩ. Thưa Đại vương! Người trí tuệ chẳng nên suy nghĩ mãi. Vì sao? Thưa Đại vương! Vì người suy nghĩ mãi làm trở ngại lợi ích khiến cho việc quan trọng khởi lên chẳng được vắng lặng. Cho nên, thưa Đại vương! Người rất thông minh chẳng nên suy nghĩ mãi.

Rồi nói kệ rằng:

Nếu có suy nghĩ mãi

Việc mất không tốt lành

Dùng đây khéo trang nghiêm Trở ngại việc phát tâm.

Vua lại hỏi:

–Này Tát-già! Lại có chúng sinh được người trí tuệ khen ngợi là trí tuệ còn có lỗi lầm chăng?

Tát-già đáp:

–Thưa Đại vương, thật có!

Vua nói:

–Là ai?

Đáp:

–Thưa Đại vương! Đó là vương tử Đại Quân. Được người trí tuệ khen ngợi là trí tuệ, nhưng vẫn có lỗi lầm.

Vua lại hỏi:

–Vương tử Đại Quân có lỗi gì?

Đáp:

–Thưa Đại vương! Ông có cái lỗi là bị tánh bỏn sẻn che lấp,

cướp đoạt của cải của người khác. Thưa Đại vương! Người trí tuệ không nên có tánh bỏn sẻn.

Rồi nói bài kệ rằng:

Nếu vua người bỏn sẻn
Giàu có chẳng biết đủ
Tài sản chứa nhóm này
Đến đời khác lo buồn.

Vua lại hỏi:

–Này Tát-già! Nếu có người trí tuệ được khen ngợi là trí tuệ nhưng còn có lỗi lầm chăng?

Tát-già đáp:

–Thưa Đại vương, thật có!

Nhà vua nói:

–Là ai?

Đáp:

–Thưa Đại vương! Là vua Ba-tư-nặc được người trí tuệ khen là co trí tuệ nhưng còn có lỗi lầm.

Nhà vua nói:

–Này Bà-la-môn! Vua Ba-tư -nặc có lỗi lầm gì?

Đáp:

–Vua Ba-tư-nặc có cái lỗi ăn nhiều. Thưa Đại vương! Người có trí tuệ chẳng nên ăn nhiều. Vì sao? Thưa Đại vương! Nếu ăn nhieu thì trở nên lười biếng, thân thể nặng nề, đồ đã ăn khó tiêu.

Rồi nói kệ rằng:

Vua người ăn nhiều

Biếng nhác thân nặng Lại tổn hiểu biết

Dung nhan chẳng tươi.

Vua lại hỏi:

–Này Bà-la-môn! Trong các chúng sinh ở thế gian có người trí tuệ được khen là trí tuệ nhưng còn có lỗi lầm chăng?

Tát-già đáp:

–Thưa Đại vương, thật có!

Nhà vua nói:

–Là ai?

Đáp:

–Thưa Đại vương! Là Đại vương đó. Người trí tuệ ở thế gian vẫn khen ngợi Đại vương là trí tuệ nhưng Đại vương cũng có lỗi.

Nhà vua nói:

–Này Bà-la-môn! Ta có lỗi gì?

Đáp:

–Thưa Đại vương! Ngài quá bạo ngược, tánh ác, hấp tấp, hung tợn, không có tâm Từ bi. Thưa Đại vương! Phàm người có trí tuệ chẳng nên hung tợn. Nếu người trí tuệ mà hung tợn thì người thường chẳng nương cậy, thậm chí cha mẹ cũng chẳng vừa ý, huống gì là chúng sinh khác. Thưa Đại vương! Nếu là người thông minh thì chẳng nên hung bạo. Thưa Đại vương! Người có trí tuệ nên suy nghĩ sâu xa.

Rồi nói kệ rằng:

Nếu có thô bạo
Chẳng biết nghĩ sâu
Ắt bị quở trách
Người không gần gũi.

Lúc bấy giờ, vua Chiên-trà-bát-thọ-đề nghe người nói lỗi mình trước mặt mình, liền giận dữ, phẫn nộ, không vừa ý. Rồi không chịu được, nhà vua nói với Tát-già Ni-kiền Tử:

–Ông có nên ở trước mặt mọi người mà quở trách ta chăng?

Rồi vì tức giận nên vua ra lệnh xử chém.

Lúc bấy giờ, Tát-già kinh sợ hướng về vua nói:

–Thưa Đại vương! Chẳng nên có thái độ hung ác như vậy. Hãy cho tôi sự không sợ hãi, xin nghe tôi thưa.

Nhà vua nói:

–Ta cho phép ông không sợ, ông muốn nói điều gì?

Đáp:

–Thưa Đại vương! Tôi cũng có lỗi là dám trước mặt đức vua mà nói lỗi xấu của vua là quá bạo ngược, tánh ác, hấp tấp, hung tợn, không có tâm Từ bi, cứ như sự thật mà nói. Thưa Đại vương! Người có trí tuệ không nên lúc nào cũng nói ra sự thật của người khác. Thưa Đại vương! Người trí tuệ nên phải biết lúc nào nên nói, lúc nào chẳng nên nói. Thưa Đại vương! Nói sự thật kẻ khác thường không làm vừa ý họ, người sẽ chẳng gần gũi. Kẻ không trí tuệ thì trách mắng.

Rồi nói kệ rằng:

Như thật nói vua người
Kẻ phàm phu bị hủy
Do đó người trí tuệ
Suy nghĩ rồi mới nói.

Lúc bấy giờ, vua khen rằng hay lắm, vua lại bàn bạc hỏi han:

–Này Bà-la-môn! Trong các chúng sinh ở thế gian, có chúng sinh nào trí tuệ, sáng rõ, tâm trí không rối loạn mà không có lỗi lầm chăng?

Tát-già đáp:

–Thưa Đại vương, thật có!

Nhà vua nói:

–Là ai?

Đáp:

–Thưa Đại vương! Đó là Sa-môn Cù-đàm. Ngài thuộc dòng họ Thích bỏ ngôi đi xuất gia. Như chúng tôi xét thấy thì Ngài không lỗi lầm. Dòng họ Ngài cao quý nên không có lỗi lầm. Ngài sinh trong dòng họ vua Chuyển luân nên không có lỗi lầm. Ngài chẳng sinh trong dòng họ thấp hèn nên không có lỗi lầm. Ngài sinh trong dòng họ Thích nên không có lỗi lầm. Tướng mạo, uy đức Ngài rất trang nghiêm nên không có lỗi lầm. Ngài có tướng tốt trang nghiêm nên không có lỗi lầm. Vì những ý nghĩa đó nên không có lỗi lầm.

Nếu Ngài Cù-đàm họ Thích không xuất gia thì sẽ làm vua đại Chuyển luân, bảy thứ báu đầy đủ. Đó là banh xe báu, voi báu, ngựa báu, ma-ni báu, nữ báu, tàng báu, thân báu, chủ binh báu. Ngài có đầy đủ một ngàn người con trai mạnh mẽ khôi ngô, có khả năng hàng phục mọi người, cũng có đầy đủ tướng mạo của vua Chuyển luân. Ngài ở trong bốn châu thiên hạ thống lãnh tự tại, làm vua chánh pháp vương. Ngài chẳng dùng binh trượng mà cai trị đất nước bằng chánh pháp. Nhưng Ngài đã xuất gia, tu khổ hạnh sáu năm, mỗi ngày ăn một hột mè, một hạt gạo, ngồi dưới cội Bồ-đề hàng phục các ma. Sau khi hàng phục, Ngài nhất tâm niệm tuệ, sở tri chân như, sở đắc chân như, sở xúc chân như, sở giác chân như, sở chứng chân như, giác ngộ tất cả. Không có chúng sinh nào ngang bằng Ngài, huống là hơn Ngài. Không có ai ngang bằng được vị Sa-môn Cù-đàm này. Vậy nên Ngài không có lỗi lầm. Vì sao?

Thưa Đại vương! Vì vị Sa-môn Cù-đàm này có gia tộc không ai bằng, oai đức trang nghiêm không ai bằng, uy đức trí tuệ không ai bằng, vậy nên Ngài không có lỗi.

Rồi ông nói kệ:

Giữ gìn ba mươi hai tướng tốt
Sinh ra họ Thích sư tử người
Là thái tử con vua Tịnh Phạn
Thế Tôn, Nhất thiết trí không lỗi.

Tát-già Ni-kiền Tử nói xong, vua Bát-thọ-đề hỏi:

–Này Đại Bà-la-môn! Bây giờ ông hãy nói những gì là ba mươi hai tướng Đại trượng phu của Đức Như Lai?

Vị Bà-la-môn nói:

–Giờ đây tôi sẽ nói.

Nhà vua hỏi:

–Là những gì?

Đáp:

–Thưa Đại vương! Đó là:

Sa-môn Cù-đàm có chân đứng vững vàng trên bàn chân đầy đặn.
Bánh xe ngàn căm tròn đủ.
Tay chân mềm mại.
Ngón tay dài thon thả.
Tay chân có màng mỏng nối liền.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có gót chân đầy đặn.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có xương chân móc liền nhau.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có đùi như đùi nai.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có thân ngay thẳng.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có âm tàng ẩn kín.
Đó là tóc Sa-môn Cù-đàm từng sợi, từng sợi đều xoắn về bên phải.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có lông đều hướng lên.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có tóc xanh biếc.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có da dẻ màu vàng rất mịn màng.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có bảy chỗ đầy đặn.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có thân thể vạm vỡ.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có các chi tiết rất đẹp.
Đó là Sa-môn Cù-đàm khi đi thân chẳng xiêu vẹo.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có thân thể cao lớn.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có thân tròn lẳng như thân cây Nicâu-đà.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có thân như thân vua sư tử.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có đủ bốn mươi cái răng.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có răng khít với nhau.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có hàm răng bằng đều.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có hàm răng trắng tươi.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có được vị giác tuyệt vời.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có luỡi rộng dài.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có âm thanh Phạm thiên.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có mắt pháp hiền từ.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có đôi mắt xanh biếc.
Đó là Sa-môn Cù-đàm có sợi lông trắng.
Đó là Sa-môn Cù-đàm trên đỉnh đầu có bướu thịt.

Thưa Đại vương! Đó là Sa-môn Cù-đàm có đủ ba mươi hai tướng Đại trượng phu. Vì ý nghĩa này nên Ngài không có lỗi lầm.

Rồi nói kệ rằng:

Sinh từ họ Thích, đỉnh bướu thịt
Tóc xoăn về phải màu xanh biếc
Mắt như trâu chúa màu sen xanh
Vậy nên Thế Tôn không lầm lỗi
Tiếng nói như Ca-lăng-tần-già
Lưỡi dài rộng, mỏng sạch tươi tắn
Thế Tôn loài người răng bằng khít
Đủ bốn mươi răng sạch trắng trong
Tất cả người đời và các trời
Nhìn ngắm thân Ngài đều mừng vui
Lưỡi Đức Thế Tôn che khắp mặt
Cho nên chúng sinh không ai bằng
Tất cả các vị đều gom lại
Tiết ra từ tướng lưỡi Như Lai
Tất cả các vị hòa một vị
Vậy nên Thế Tôn không lầm lỗi
Thân như sư tử, môi đỏ thắm
Hai vai vạm vỡ, rộng đầy đẹp
Thân Phật nào khác cây Ni-câu
Giáp vòng tròn trịa, khéo an trụ
Thân Thế Tôn trang nghiêm, ngay thẳng
Thân Sư tử, người rất to cao
Bảy chỗ bằng đầy không ai bằng
Màu vàng thượng diệu tươi sạch trong
Lông như Sư tử hướng lên trên
Da dẻ thân Ngài rất mịn màng
Các sợi tóc xoắn thành trôn ốc
Cho nên chúng sinh không ai bằng
Dáng như sư tử không xiêu vẹo
Âm tàng ẩn kín như ngựa chúa
Vế đùi tròn trịa giống đùi nai
Nhìn Ngài ai ai cũng vui mừng
Chân tay Thế Tôn có màng mỏng
Ngon tay thon dài màu đồng đỏ
Gót chân bằng phẳng, xương móc nhau
Lòng bàn chân thẳng không cao thấp
Tay chân Đức Phật khỏe mềm mại
Ngón tay dài thon có bánh xe
Chân Đấng Nhân Tôn thật vững vàng
Khi đi trên đất không nghiêng động
Tướng như vậy, không có ai bằng
Ngọn đèn thế gian khéo trang nghiêm
Rất nhiệm mầu ngự giữa đại chúng
Giống như mặt trăng, sao vây quanh
Đại tướng phu này sắc như vầy
Thế Tôn làm đèn sáng cho đời
Huống chi pháp vô lậu của Ngài
Nhờ pháp này mà tự giác ngộ.

Thưa Đại vương! Đó là Sa-môn Cù-đàm có sắc thân nhiệm mầu, tất cả chúng sinh không ai sánh bằng. Vì ý nghĩa này nên Ngài không có lỗi lầm. Này Đại vương! Đó là Sa-môn Cù-đàm đầy đủ năng lực đại Bi. Đối với các chúng sinh, tam Ngài không hề ngăn ngại. Ngài thường hành đại Từ không ngăn ngại, không mê đắm. Tự nhiên chan hòa khắp tất cả thế giới, thâm nhập vào các chúng sinh.

Thưa Đại vương! Như ngọc báu Ma-ni có công năng làm lắng trong nước bẩn. Tánh báu thanh tịnh có công năng làm cho tất cả nước dơ bẩn trở thành trong sạch. Thưa Đại vương! Sa-môn Cù-đàm cũng vậy. Bên trong bản thân Ngài thanh tịnh cho nên có khả năng làm thanh tịnh bùn lầy kết sử ô uế của tất cả chúng sinh, cho nên Ngài không có lỗi.

Rồi nói kệ rằng:

Lòng từ trùm thế gian
Các thế giới ba đời
Tất cả tâm chúng sinh
Đức Phật rải tâm Từ.
Không chỗ nào chẳng khắp
Tâm từ không ai bằng
Trùm khắp hư không giới
Nhất thiết trí không lỗi
Báu Ma-ni thanh tịnh
Làm trong sạch nước bẩn
Thế Tôn tịnh ba cõi
Sạch kết tử chúng sinh.

Thưa Đại vương! Đó là Sa-môn Cù-đàm đầy đủ ba mươi hai hạnh đại Bi, ba mươi hai hạnh đại Bi gồm:

Thấy chúng sinh ở thế gian chìm đắm trong bóng tối ngu si nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh thực hành hạnh đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian sống trong vỏ vô minh nên Samôn Cù-đàm đối với chúng sinh thực hành hạnh đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian rơi vòng sinh tử nên Sa-môn Cùđàm đối với chúng sinh thực hành hạnh đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian thường siêng làm những việc bất thiện, không vắng lặng nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh thực hành hạnh đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian rơi vào dòng nước lớn bị cuốn trôi đi, nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh khởi tâm đại Bi.

Thấy chúng sinh ở thế gian rớt xuống núi lớn bị khổ não dữ dội ép bức, nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh khởi tâm đại Bi.

Thấy chúng sinh ở thế gian lìa xa Thánh đạo rơi vào tà đạo, nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian bị giam trong ngục lớn, tự nhiên bị ràng buộc cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian tham đắm sắc, thanh, hương, vị, xúc nên không biết chán, không biết đủ, cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian thích làm tôi đòi, thường lệ thuộc người khác, cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh mày mà khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian bị sinh, già, chết ép ngặt, khốn khổ nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian thường bị bệnh ép ngặt cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian bị ba thứ lửa thiêu đốt, thường phải tiếp xúc với lửa cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian bị ba thứ lửa thiêu đốt, thường phải tiếp xuc với lửa cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian bị hạ triền trói buộc, sinh tử, thêm dài cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian tâm thường kinh hãi sợ sệt, cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian tham đắm chút mùi vị chẳng thấy lỗi lầm cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian mãi ngủ, buông lung, cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian chịu sự đói khát, thường hại lẫn nhau, cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian thường bị suy tổn, cướp đoạt lẫn nhau, cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian bị vô minh che lấp thường không thấy rõ, cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian tranh chấp lẫn nhau, não loạn chẳng ngừng, cho nên Sa-môn Cu-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian như cỏ lan, đậu bò, cho nên Samôn Cù-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian giao hội bất tịnh, lìa xa thanh tịnh, cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian làm những việc khó khăn, xa lìa những việc không khó khăn, cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian nhiều nghi ngờ, mê đắm các tà kiến, cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian như hoa Đầu-la nương theo các thứ “thấy”, cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian tâm tưởng đảo kiến, vô thường tưởng là thường, khổ tưởng là vui, bất tịnh tưởng là tịnh, vô ngã tưởng là ngã, cho nên Sa-môn Cù-đàm đối vơi chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian mang vác cái gánh nặng nề thường chịu đau khổ thiếu thốn, cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian nương cậy sự yếu kém, không có ý tưởng vững chắc, cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian thường sống trong sự nhơ bẩn, cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.
Thấy chúng sinh ở thế gian bị ràng buộc trong Dục hữu mà lòng sinh tham đắm, cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.

Thấy chúng sinh ở thế gian bị lợi dưỡng che lấp, thường cầu lợi dưỡng, cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.

Thấy chúng sinh ở thế gian bị các thứ bệnh khổ, lo buồn, khóc lóc, sầu não… các khổ dồn dập nhóm họp, cho nên Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh này sinh khởi tâm đại Bi.

Thưa Đại vương! Sa-môn Cù-đàm này đã thành tựu ba mươi hai hạnh đại Bi như vậy. Nên Ngài không có lỗi.

Rồi nói kệ rằng:

Vô minh, ngu si rất đen tối
Thấy vô minh che đậy chúng sinh
Thấy chúng sinh hướng ngục sinh tử
Nên Đấng Nhân Tôn sinh đại Bi.
Chúng sinh thường siêng tu các hạnh
Đức Phật thấy chúng sinh nổi trôi
Thường hay thuận theo dòng trôi ấy
Đấng Thập Lực sinh tâm đại Bi.
Rớt vào trong núi lớn rất cao
Thấy chúng sinh đi theo đường tà
Khéo đem an trụ trong Thánh đạo
Ở nơi vắng lặng không phiền não
Bị các thứ tà kiến buộc ràng
Cảnh giới giận, yêu không thỏa mãn
Bị sự sinh, già chết nhận chìm
Nên Đấng Thập Lực khởi đại Bi
Bị các thứ khổ luôn ép ngặt
Thấy ba lửa thế gian cháy rực
Kinh sợ người đắp tấm da nai
Vì thế Phật sinh tâm đại Bi.
Chúng sinh tham đắm ưa thích vị
Buông lung tham đắm các cảnh giới
Thấy họ rơi vào đường quỷ đói
Đấng Điều Ngự cứu giúp oán hại.
Thấy các chúng sinh hại lẫn nhau
Bị vô minh tối tăm che phủ
Giống như cỏ lan bò tươi tốt
Đấng Thập Lực vì duyên cớ ấy,
Dâm dục sinh ra các buộc ràng
Thấy các chúng sinh làm việc khó
Thực hành tà kiến trong rừng rậm
Đấng Thập Lực vì duyên cớ đó,
Đối với bất tịnh tưởng là tịnh
Vô thường, hữu thường, vô ngã, ngã
Thấy các chúng sinh mang vác nặng
Nên Đấng Thập Lực sinh Từ bi.
Thấy gánh vác những vật nặng nề
Phàm phu thường nương cậy yếu kém
Thường bị kết sử làm ô nhiễm
Nên Đấng Thập Lực phát đại Bi.
Thấy bị lợi dưỡng làm che lấp
Lại nữa cảnh giới không nhàm đủ
Bị rơi vào biển lớn cõi Dục
Cho nên Phật phát tâm đại Bi.
Có rất nhiều thứ bệnh lo buồn
Thấy các chúng sinh khổ não rồi
Vì tất cả các khổ não đó
Cho nên Phật phát tâm đại Bi.
Biết là phi hữu cũng phi vô
Ngài thường có tâm đại Từ bi
Tất cả chúng sinh tâm trùm khắp
Cho nên Nhất thiết trí không lỗi.

Thưa Đại vương! Nay tôi lại nói lược về Sa-môn Cù-đàm thành tựu được bốn Niệm xứ, bốn Chánh cần, bốn Như ý túc, bốn Thiền, năm Căn, năm Lực, bảy Pháp trợ đạo, tám phần Thánh đạo, Ngài thành tựu đầy đủ. Vậy nên thưa Đại vương! Sa-môn Cù-đàm này không có lầm lỗi.

Rồi nói kệ rằng:

Thường siêng tinh tấn tu Niệm xứ
Đại Giác khéo biết bốn Chánh cần
Đại Tiên thiền định được tự tại
Hơn hẳn chúng sinh, không lỗi lầm,
Điều Ngự thành tựu các thần thông
Biện tài tự tại, đến bờ kia
Như Lai khéo biết chú giải thoát
Đạt giác khéo thông đạt các Đế,
Đối với phạm hạnh được tự tại
Tu tập Từ, Bi và Hỷ, Xả
Khéo léo an trụ trong định tuệ
Vậy nên thường không có lỗi lầm.
Đại Tiên khéo biết giúp Bồ-đề
Như Lai khéo biết tám đường Thánh
Thấy chúng sinh khổ đối Thánh đạo
Rốt ráo an trụ bền an vui,
Tất cả cõi đời không chúng sinh
Nào bằng được như Đấng Điều Ngự
Nhất thiết trí có mọi công đức
Thường hay chẳng hủy báng người khác.

Thưa Đại vương! Sa-môn Cù-đàm này có đủ mười Lực.

Nhà vua nói:

–Này đại Bà-la-môn! Mười Lực của Như Lai gồm những gì?

Đáp:

–Thưa Đại vương! Đó là:

Phật Như Lai chỗ này biết như thật, chỗ này chẳng phải chỗ biết như thật.
Biết như thật chẳng phải chỗ quá khứ, vị lai, hiện tại tạo nghiệp, thọ nghiệp, chỗ ở, nhân quả, báo ứng.
Biết như thật vô lượng các cõi, các thứ thế giới.
Biết như thật những người khác, chúng sinh khác… các thứ loại sở giải.
Biết như thật chúng sinh khác, người khác… có căn tánh thù thắng, không có căn tánh thù thắng.
Biết như thật tất cả đến với đạo.
Biết rõ như thật các Căn, các Lực, trợ Đạo, các Thiền định Giải thoát định, Thứ lớp định, tất cả các kết sử ô nhiễm hay bạch tịnh… tùy từng chỗ của các chúng sinh khác, của những người khác.
Biết như thật những điều mà người ta làm, người ta nói ở một đời hay ở vô lượng đời. Khi nghĩ nhớ đến các thứ túc mạng nhiều vô lượng.
Biết như thật các thứ sinh tử, đến cả việc sinh lên đường lành hay đường ác của các chúng sinh bằng mắt trời thanh tịnh vượt hơn mắt thường.
Biết như thật các lậu đã hết, tâm vô lậu giải thoát và trí tuệ giải thoát.

Thưa Đại vương! Đó là Như Lai đầy đủ mười Lực, vì đầy đủ Lực nên gọi là Trì thập lực, Vô hàng phục. Vậy nên Như Lai không lỗi. Rồi nói kệ rằng:

Là xứ, phi xứ
Biết đúng như thật
Đại nhân nói thật
Ngài không có lỗi.
Quá khứ không chướng
Kia có trí tuệ
Hiện tại, vị lai
Biết không có lỗi,
Khéo biết nghiệp báo
Biết có nhân duyên
Đúng thật, chẳng lầm
Đấng Điều Ngự biết,
Biết đến vô lượng
Các thứ thế giới
Khéo biết các cõi
Người đời không bằng.
Các thứ kiến giải
Vô lượng chư Phật
Soi đời biết rõ
Đúng thật, không khác
Biết kẻ căn chậm,
Cũng biết trung căn
Lại biết căn thục
Đến bờ bên kia
Tất cả đến đạo
Biết đúng như thật
Căn, Lực giúp đạo
Thần thông giải thoát
Trong sạch, nhiễm ô
Mỗi mỗi biết rõ
Không có chướng ngại
Tri kiến vô ngại
Nghĩ nhớ bình đẳng
Xứng thật vô lượng
Thân mình, thêm người
Như thật không khác
Mắt trời sạch trong
Hơn mắt người đời
Chúng sinh sinh chết
Điều Ngự thấy hết
Biết các lậu hết
Cũng biết giải thoát
Vô lậu có khác
Cũng đều thấy biết
Sức Đấng Nhân Tôn
Biết rõ tự tại
Một niệm có này
Tâm không phân biệt
Phát động, chẳng phát
Tự nhiên mà có
Mới quay pháp luân
Không phân biệt hành
Nhất tâm mà biết
Ý nghĩ chúng sinh
Và tâm chúng sinh
Không có hai tướng
Cho nên không lỗi
Phật được tự tại
Tất cả pháp lành
Sinh các công đức.

–Thưa Đại vương! Sa-môn Cù-đàm này có đủ bốn Vô úy.

Nhà vua lại hỏi:

–Này Đại Bà-la-môn! Bốn vô úy của Như Lai gồm những gì?

Đáp:

–Thưa Đại vương! Sa-môn Cù-đàm này tự nói ta chứng được Chánh biến tri. Nếu có Sa-môn, các Bà-la-môn, Thiên ma, Đại phạm và người đời nói là ông đối với các pháp chẳng Chánh biến tri, thì ta chẳng thấy tướng đó, vì chẳng thấy tướng nên được hạnh an ổn, được hạnh vô úy. Ngài tự nói ta đạt được hạnh Tối thắng xứ, ở trước đại chúng, chánh thức rống lên tiếng rống sư tử, có khả năng quay bánh xe Phạm. Sa-môn, Bà-la-môn và các thế gian khác không thể quay được bánh xe chánh pháp này.

Đức Phật có thệ nguyện: “Ta đã dứt hết các lậu. Nếu có ai nói là ta chưa dứt hết các lậu thì Phật không thấy tướng đó, vì không thấy tướng nên Như Lai đắc được hạnh an vui, được hạnh vô úy, được hạnh Thắng xứ, ở trước đại chúng chánh thức rống lên tiếng rống sư tử, có khả năng quay bánh xe Phạm. Sa-môn, Bà-lamôn và các thế gian khác không thể quay được bánh xe chánh pháp này.

Đức Phật nói pháp chướng đạo. Nếu có người nói là gần gũi pháp này không bị chướng ngại, Phật chẳng thấy tướng đó, vì không thấy tướng nên được hạnh an vui, được hạnh vô úy, được hạnh Thắng xứ, ở trước đại chúng chánh thức rống tên tiếng rống sư tử, quay bánh xe “Phạm”. Sa-môn, Bà-la-môn và các thế gian khác không thể quay được bánh xe chánh pháp này. Ta nói “Đạo xuất thế của bậc Thánh”. Nếu có người nói là gần gũi này chẳng thể xuất thế thì Phật chẳng thấy tướng này, vì chẳng thấy tướng này được hạnh an vui, được hạnh vô úy, được hạnh Thắng xứ, ở trước đại chúng chánh thức rống lên tiếng rống Sư tử, có khả năng quay bánh xe “Phạm”. Sa-môn, Bà-la-môn và các thế gian khác không thể quay được bánh xe chánh pháp này.

Thưa Đại vương! Đây là bốn việc không sợ hãi của Như Lai. Đức Như Lai có đủ bốn việc không sợ hãi này, ở trước đại chúng chánh thức rống lên tiếng rống sư tử… cho nên Như Lai không có lỗi.

Rồi nói kệ rằng:

Trước chúng rống sư tử
Phật không hề sợ hãi
Lại không ai bằng ta
Huống chúng sinh lỗi lầm
Nếu ta đã ngộ pháp
Là chân thật không dối
Là Chánh Bien Tri Kiến
Vua nai, sư tử rống
Nếu có kẻ trái ngược
Chẳng thấy có tướng ấy
Vì không thấy tướng nên
Phật không hề sợ hãi
Ta hết tất cả lậu
Thân ta là vô lậu
Không có người bằng ta
Các trời và người đời
Có pháp chướng ngại ấy
Đấng Điều Ngự đã nói
Là chân thật không dối
Không có thể thay đổi
Ta nói đạo xuất thế
Tự giác rồi giảng nói
Người tu hành pháp này
Không có chướng ngại gì
Phật biết điều đó rồi
Như Lai được an vui
Đắc an vui không sợ
Hạnh hơn Đại trượng phu
Quay bánh xe chánh pháp
Kẻ khác không quay được
Thế gian không thể quay
Trừ Đấng Lưỡng Túc Tôn.

Trang: 1 2 3