KINH BẤT TẤT ĐỊNH NHẬP ĐỊNH NHẬP ẤN
Hán dịch: Đời Nguyên Ngụy, Sa-môn Cù-đàm Bát-nhã Lưu-chi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Thế Tôn ở tại núi Kỳ-xà-quật thuộc thành Vương xá, cùng với chúng đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người hội đủ, với sáu mươi ức na-do-tha Bồ-tát, gồm những vị như: Đồng tử Văn-thù-sư-lợi, Đại Bồ-tát Quan Thế Âm, Đại Bồ-tát Đại Thế Chí, Đại Bồ-tát Dược Vương, Đại Bồ-tát Dược Thượng, Đại Bồ-tát Thường Lôi Âm Vương… là các bậc thượng thủ. Tất cả các Bồ-tát đều đạt được Tam-muội, thần thông, luận bàn nghĩa lý tịch tĩnh, ở nơi Tam-muội Thủ-lăng-nghiêm hàng phục dõng mãnh, đạt được Tam-muội không giới hạn như thủy triều nơi biển sâu, được quả vị Đà-la-ni, chứng được vô lượng sắc thân Đà-la-ni rốt ráo của chư Phật.

Bấy giờ, Đồng tử Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:

–Kính bạch Thế Tôn! Nguyện xin Thế Tôn vì các Bồ-tát giảng nói pháp môn Tất định bất tất định nhập trí ấn. Nhờ dấu ấn ấy, khiến chúng con biết được chỗ Tất định và Bất tất định của các Bồ-tát. Bất định này đối với đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng là thoái chuyển, không thoái chuyển nơi trí đạo tột bậc?

Đức Phật bảo:

–Này Văn-thù-sư-lợi! Ở đây có năm hạng Bồ-tát. Những gì là năm?

  1. Thực hành theo xe dê.
  2. Thực hành theo xe voi.
  3. Thực hành theo xe thần thông của mặt trời, mặt trăng.
  4. Thực hành theo xe thần thông của Thanh văn.
  5. Thực theo xe thần thông của Như Lai.

Này Văn-thù-sư-lợi! Đó gọi là năm hạng Bồ-tát.

Này Văn-thù-sư-lợi! Hai hạng Bồ-tát đầu là Bất tất định đối với đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thoái chuyển nơi trí đạo tột bậc. Ba hạng Bồ-tát sau là Tất định đối với đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không thoái chuyển nơi trí đạo tột bậc.

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi thưa:

–Bạch Thế Tôn! Thế nào là hai hạng Bồ-tát Bất tất định đối với đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thoái chuyển nơi trí đạo tột bậc? Kính bạch Thế Tôn! Thế nào là ba hạng Bồ-tát Tất định đối với đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không thoái chuyển nơi trí đạo tột bậc?

Đức Phật nói:

–Này Văn-thù-sư-lợi! Bồ-tát thực hành theo xe dê, xe voi, hai hạng Bồ-tát này là Bất tất định đối với đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thoái chuyển nơi trí đạo tột bậc. Này Văn-thù-sưlợi! Bồ-tát thực hành theo xe thần thông của mặt trời, mặt trăng, Bồtát thực hành theo thần thông của Thanh văn, Bồ-tát thực hành theo xe thần thông của Như Lai, ba hạng Bồ-tát này là Tất định đối với đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không thoái chuyển nơi trí đạo tột bậc.

Này Văn-thù-sư-lợi! Làm thế nào để biết Bồ-tát hành theo xe dê?

Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như có người ở ngoài thế giới nhiều như số vi trần nơi thế giới của năm trăm Đức Phật thuộc phương khác, người đó có nhân duyên, nhân duyên lớn, người đó có chỗ tạo tác, có chỗ tạo tác lớn, người đó có gánh nặng, có gánh nặng lớn, vì việc người đó, nên muốn vượt qua các thế giới nhiều như số vi trần này, để đến chỗ kia, bèn tư duy: “Ta nương theo xe nào để có thể vượt qua các thế giới này, đạt đến nơi kia?” Người này liền suy nghĩ: Nếu hôm nay ta nương theo xe dê, tức ứng hợp có thể vượt qua thế giới này, đạt đến chốn kia.

Này Văn-thù-sư-lợi! Người ấy suy nghĩ rồi, liền nương theo xe dê, phát nguyện hành theo con đường ấy, trải qua thời gian rất lâu đi đến được một trăm do-tuần. Khi phong luân thổi lên, làm cho quay trở lại đến tám mươi do-tuần. Này Văn-thù-sư-lợi! Ý ông thế nào? Người này nương vào xe dê, ở thế giới ấy có thể vượt đến không? Hoặc trải qua một kiếp, hoặc một trăm kiếp, một ngàn kiếp, ức ngàn kiếp, hoặc vô số kiếp không thể nói, không thể nêu, người ấy có thể vượt qua toàn bộ các thế giới không?

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:

–Bạch Thế Tôn! Nếu người ấy có thể vượt qua toàn bộ các thế giới, là điều không thể có. Người này nương theo xe dê kia, hoặc trải qua một kiếp, hoặc một trăm kiếp, hoặc một ngàn kiếp, ức trăm ngàn kiếp, hoặc vô số kiếp, nếu có thể vượt qua được toàn bộ các thế giới là điều không thể có.

Đức Phật nói:

–Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề vô thượng rồi, cùng với người theo thừa Thanh văn dừng nghỉ, gần gũi hàng Thanh văn, tu tập theo hàng Thanh văn, cung kính cúng dường người theo thừa Thanh văn, cùng hiểu biết, trao đổi tài vật, cùng ở chung, hoặc ở trong rừng, hoặc chốn chùa chiền, hoặc tại tinh xá, hoặc tại chốn kinh hành, đồng đi một chỗ, hoặc đọc tụng theo thừa Thanh văn, tư duy theo thừa Thanh văn, tin hiểu theo thừa Thanh văn, lại giáo hóa cho người khác, đọc tụng, tư duy, tin hiểu… những người như thế, an trú vào thừa Thanh văn, lãnh hội thừa Thanh văn, gieo trồng căn lành, nhờ hàng Thanh văn dẫn dắt nên trí tuệ còn thấp kém, mới thoái chuyển nơi trí đạo vô thượng. Bồ-tát này tu tập tâm Bồ-đề nên được tuệ căn Tuệ nhãn, nhưng sau đó trụ vào trí Thanh văn, gieo trồng căn lành, hành theo đấy nên trở lại tối tăm, chậm chạp bị hư hoại, không thành tựu.

Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như có người hoặc mắt bị bệnh, hoặc mắt bị tối. Người này vì muốn mắt sáng nên cần phải điều trị một tháng không ngừng nghỉ, nhưng hơn một tháng mà mắt chỉ mở ra chút ít. Người ấy có kẻ oán xấu ác luôn tìm cơ hội thuận tiện để hãm hại, bèn dùng lá lốt giã nát dúi vào mắt, khiến cho mắt người ấy trở nên tối lại, phải nhắm bít, không mở ra được. Cũng như vậy, này Văn-thù-sư-lợi! Nếu Bồ-tát tu tập tâm Bồ-đề được tuệ căn tuệ nhãn, nhưng sau đó an trụ vào trí tuệ của hàng Thanh văn, gieo trồng căn lành để hành trì, thì trở thành tối tăm chậm chạp, sự việc tu tập bị hủy hoại không thành tựu.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nên biết đó là Bồ-tát thực hành theo xe dê. Này Văn-thù-sư-lợi! Làm thế nào để biết Bồ-tát thực hành theo xe voi?

Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như có người, ở ngoài thế giới nhiều như số vi trần như thế, người ấy có nhân duyên, nhân duyên lớn, người ấy có tạo tác, tạo tác lớn, người ấy có trọng trách, trọng trách lớn. Vì việc của người ấy, nên muốn vượt qua thế giới nhiều như số vi trần như thế mà đến chốn kia. Lại tư duy: “Ta nên nương vào xe nào để vượt qua các thế giới như vậy để đến chốn kia?” Người này liền suy nghĩ: “Hôm nay ta nương vào tám phần tương ưng với xe voi thì có thể vượt qua các thế giới như vậy để đến chốn kia.”

Này Văn-thù-sư-lợi! Người ấy đã suy nghĩ rồi, liền nương theo tám phần tương ưng với xe voi, phát tâm hành theo đường ấy, hàng trăm năm luôn thực hành đi được hai ngàn do-tuần, nhưng phong luân lớn thổi lên khiến phải lùi trở lại một ngàn do-tuần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Ý ông thế nào? Người này nương theo xe voi ấy, đối với toàn bộ các thế giới có thể vượt qua không? Hoặc trải qua một kiếp, hoặc một trăm kiếp, hoặc một ngàn kiếp, hoặc ức trăm ngàn kiếp, hoặc vô số kiếp, người ấy có thể vượt qua được toàn bộ các thế giới chăng?

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:

–Bạch Thế Tôn! Nếu người ấy có thể vượt qua được toàn bộ các thế giới, là điều không thể có. Người như vậy nương theo xe voi kia, hoặc trải qua một kiếp, hoặc một trăm kiếp, hoặc một ngàn kiếp, hoặc ức trăm ngàn kiếp, hoặc vô số kiếp, có thể vượt qua được toàn bộ các thế giới, là điều không thể có.

Đức Phật nói:

–Đúng vậy! Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rồi, nhưng người này lại tùy thuận, ngừng nghỉ nơi thừa Thanh văn, gần gũi hàng Thanh văn, tu tập theo hàng Thanh văn, cùng hiểu biết, đồng ở chung với nhau, hoặc ở trong rừng, hoặc ở chốn chùa chiền, hoặc nơi kinh hành, đồng đi một chỗ, đọc theo thừa Thanh văn, tụng theo thừa Thanh văn, suy nghĩ theo thừa Thanh văn, tin theo thừa Thanh văn, còn dạy người khác đọc tụng, tin hiểu, tư duy theo thừa Thanh văn. Người ấy an trụ vào trí tuệ của hàng Thanh văn, lãnh hội theo thừa Thanh văn, gieo trồng căn lành để hành trì, được hàng Thanh văn dẫn dắt nên đạt trí thấp kém, mới thoái chuyển nơi trí đạo vô thượng. Bồ-tát như vậy tu tập tâm Bồ-đề, gieo trồng căn lành, an trụ vào Đại thừa, nhưng sau đó trụ vào trí tuệ của hàng Thanh văn, gieo trồng căn lành để hành trì, thì trở lại tối tăm, chậm chạp, sự tu tập bị hủy hoại, không thành tựu.

Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như khối gỗ lớn hàng ngàn do-tuần, trôi nổi nơi biển cả, ở đấy để có thể cứu vớt chúng sinh. Dạ-xoa đi nơi hư không bèn lấy khối gỗ kia ra khỏi biển, đặt nơi đất liền, buộc chặt lên trên khối sắt lớn rộng năm trăm do-tuần. Này Văn-thù-sưlợi! Ý ông thế nào? Khối gỗ lớn như vậy, có thể nổi trở lại trong biển cả, ở đó để cứu vớt chúng sinh không?

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:

–Không thể.

Đức Phật bảo:

–Đúng vậy! Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu Bồ-tát kia tu tập tâm Bồđề, gieo trồng căn lành, tu hành Nhất thiết trí, đạo trí trong biển trí, bị dẫn dắt xoay chuyển làm cho thoái lui, tức không thể hướng đến Nhất thiết trí đạo trong biển trí, không thể cứu giúp tất cả chúng sinh trong biển lớn sinh tử. Này Văn-thù-sư-lợi! Nên biết đây là Bồ-tát thực hành theo xe voi.

Này Văn-thù-sư-lợi! Làm thế nào để biết Bồ-tát thực hành theo xe thần thông mặt trời, mặt trăng? Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như có người, ở ngoài thế giới nhiều như số vi trần như thế, người ấy có nhân duyên, nhân duyên lớn, người ấy có tạo tác, tạo tác lớn, người ấy có trọng trách, trọng trách lớn, vì việc của người ấy, nên muốn vượt qua các thế giới nhiều như số vi trần như vậy, để đạt đến chốn kia, lại tư duy như vầy: Ta nương vào xe gì đó để có thể vượt qua được các thế giới như vậy, nhằm đi đến chốn kia. Người này liền suy nghĩ: Hôm nay, nếu ta nương vào xe thần thông mặt trời, mặt trăng thì có thể vượt qua được các thế giới như vậy, đạt đến nơi chốn.

Này Văn-thù-sư-lợi! Người ấy đã suy nghĩ rồi, liền nương vào xe thần thông mặt trời, mặt trăng, phát tâm hành theo đường ấy. Này Văn-thù-sư-lợi! Ý ông thế nào? Người này nương vào xe thần thông mặt trời, mặt trăng, đối với thế giới ấy có thể vượt qua và đạt đến không?

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:

–Trải qua thời gian rất lâu thì mới có thể tới được.

Đức Phật nói:

–Đúng vậy! Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rồi, không cùng với tất cả người theo hàng Thanh văn tùy thuận dừng nghỉ, không gần gũi tất cả người theo thừa Thanh văn, không tu tập theo tất cả người thuộc hàng Thanh văn, không tạo sự hiểu biết, không trao đổi tiền của vật chất, không cùng ở chung, hoặc ở trong rừng, hoặc nơi chùa chiền, hoặc nơi chốn kinh hành, không đi cùng một chỗ, cũng không đọc tụng giáo pháp của thừa Thanh văn, không suy nghĩ, không tin hiểu giáo pháp của thừa Thanh văn, không dạy người khác đọc tụng, tin hiểu… cho đến một bài kệ cũng không học hỏi, không đọc không tụng. Người ấy nếu đọc thì đọc Đại thừa, người ấy nếu tụng thì tụng Đại thừa, người ấy nếu nói thì nói Đại thừa, kể cả một bài kệ.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nên biết đấy là Bồ-tát thực hành theo xe thần thông của mặt trời, mặt trăng.

Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như có Đại Ca-lâu-na vương tuổi trẻ có năng lực mạnh mẽ, tùy theo ý nghĩ về đỉnh núi Tu-di, có thể đi tới chỗ khác. Cũng giống như vậy, này Văn-thù-sư-lợi! Bồ-tát thực hành theo xe thần thông của mặt trời, mặt trăng, như người tuổi trẻ có năng lực lớn, tâm sâu xa lãnh hội pháp, dõng mãnh nên mới có thể đạt được tâm nguyện. Thế giới của nhiều Đức Phật đều dốc sức vượt qua và đạt đến. Đối với các Đức Như Lai đang chuyển bánh xe pháp nơi các chúng hội đều có thể thị hiện thân.

Này Văn-thù-sư-lợi! Làm thế nào để biết Bồ-tát thực hành thần thông của thừa Thanh văn? Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như có người, ở ngoài thế giới nhiều như số vi trần đã nêu, người ấy có nhân duyên, nhân duyên lớn, người ấy có tạo tác, tạo tác lớn, người ấy có trọng trách, trọng trách lớn, vì việc của người ấy nên nhằm vượt qua các thế giới nhiều như số vi trần như thế để đạt đến chốn kia, bèn tư duy như vầy: “Nương vào thần thông nào để có thể vượt qua các thế giới như vậy, nhằm đến chốn kia.” Người ấy liền suy nghĩ: “Hôm nay, ta nếu nương vào thần thông của Thanh văn thì sẽ vượt qua được thế giới như vậy để đến chốn kia.”

Này Văn-thù-sư-lợi! Người ấy đã suy nghĩ rồi, ngay lúc đó nương theo thần thông của thừa Thanh văn, phát tâm theo con đường ấy. Này Văn-thù-sư-lợi! Ý ông thế nào? Người này nương theo thần thông của thừa Thanh văn có thể vượt qua được các thế giới ấy không?

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:

–Có thể vượt qua được.

Đức Phật nói:

–Đúng vậy! Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không cùng với những người dừng nghỉ theo thừa Thanh văn, không gần gũi tất cả người theo thừa Thanh văn, không tu tập với tất cả người theo thừa Thanh văn, không tạo mọi sự hiểu biết, không trao đổi tiền của, không đồng tu hành, không nói cùng lời, không cùng ở chung, hoặc ở trong rừng, hoặc ở chốn chùa chiền, hoặc ở chốn kinh hành, không đi cùng một chỗ, không đọc, không tụng giáo pháp của thừa Thanh văn, không suy nghĩ, tin hiểu theo giáo pháp của thừa Thanh văn, không dạy người khác đọc, không dạy người khác tụng, cho đến chỉ một câu kệ. Đối với thừa Thanh văn, không cùng nhau tụng, cũng không dạy người khác. Người ấy nếu đọc thì đọc Đại thừa, người ấy nếu tụng thì tụng Đại thừa, cũng chỉ dạy người khác đọc tụng Đại thừa, nếu đã giảng nói thì giảng nói về Đại thừa. Người ấy đối với sự tin hiểu Đại thừa, là các Đại Bồtát… người đọc Đại thừa, người tụng Đại thừa, người lãnh hội Đại thừa, luôn cung kính, tôn trọng, tin hiểu đúng đắn, thuận theo để tu tập, cùng tương ưng với nhau, không rời bỏ, nương tựa, gần gũi, cúng dường đúng như pháp, cùng hiểu biết, sống chung với nhau, hoặc ở trong rừng, hoặc ở chốn chùa chiền, hoặc ở nơi kinh hành, hoặc cùng đi chung. Đối với Đại thừa là người lãnh hội Đại thừa, người thọ nhận Đại thừa, người giữ gìn Đại thừa, cung kính, tôn trọng, cúng dường theo cách tối thắng đệ nhất. Đó là dùng đèn sáng, vô số hoa, hương, hương bột, hương xoa, dầu thơm xoa thân để cúng dường như vậy, người này đọc tụng Đại thừa, tâm hết sức vui vẻ, giảng cho người khác, không hề chê bai Bồ-tát chưa học. Trước hết phải có ý thăm hỏi bằng lời nói chân thật ngay thẳng, không nói lời hung dữ, không nói lời thô ác, luôn nói lời hòa dịu, nói lời tốt đẹp. người này thậm chí bị mất thân mạng, nhưng nhân duyên vẫn gắn liền với Đại thừa, thường thu tóm tất cả người thực hành theo Đại thừa, người học theo Đại thừa, người đọc theo Đại thừa, người tụng theo Đại thừa, người lãnh hội theo Đại thừa. Như dùng năng lực để thâu giữ, như dùng pháp để thâu giữ, như tâm đã có thể hành trì nhẫn chịu. Người ấy như vậy là không có oán ghét, không có tranh giành chống đối, thường mong cầu tất cả kinh chưa được nghe, tâm thường cung kính, tôn trọng chỗ đã được nghe từ người khác. Tâm không khinh thường Bồ-tát chưa học. Đối với lỗi lầm của người khác, hoặc thật, hoặc không thật, không nói, không dua theo, không mong tìm phương tiện nơi người khác, thường siêng năng tu học Từ, Bi, Hỷ, Xả. Này Văn-thù-sư-lợi! Nên đấy là Bồ-tát thực hành theo thừa thần thông của hàng Thanh văn.

Này Văn-thù-sư-lợi! Làm thế nào để biết Bồ-tát thực hành theo thừa thần thông của Như Lai? Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như có người ở ngoài thế giới nhiều như số vi trần đã nêu, người ấy có nhân duyên, nhân duyên lớn, người ấy có tạo tác, tạo tác lớn, người ấy có trọng trách, trọng trách lớn. Vì việc của người ấy nên muốn vượt qua các thế giới nhiều như số vi trần kia để đến chốn nọ, bèn tư duy như vầy: “Nương vào thần thông nào mới có thể vượt qua được các thế giới để đến chốn kia?” Người này liền suy nghĩ: “Hôm nay, nếu ta nương vào thần thông của Như Lai thì mới vượt qua được các thế giới như vậy, để đến chốn kia.” Này Vănthù-sư-lợi! Người này đã suy nghĩ rồi liền ngay sau đấy nương vào thần thông của Như Lai, phát tâm hành theo con đường ấy.

Này Văn-thù-sư-lợi! Ý ông thế nào? Người ấy nương vào thần thông của Như Lai đối với các thế giới đó có thể vượt qua mau chóng không?

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:

–Có thể vượt qua mau chóng.

Đức Phật nói:

–Đúng vậy! Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rồi, không cùng với những người tùy thuận, dừng nghỉ nơi thừa Thanh văn, không gần gũi những người theo thừa Thanh văn, không tu tập với những người theo thừa Thanh văn, không tạo mọi sự hiểu biết, không trao đổi tiền của, vật chất, không cùng tu hành, không cùng lời nói, không ở chung, hoặc ở trong rừng, hoặc ở chốn chùa chiền, hoặc ở chốn kinh hành, không đi theo một chỗ, không đọc, không tụng giáo pháp thừa Thanh văn, không suy nghĩ, không tin hiểu giáo pháp của thừa Thanh văn, không dạy người khác đọc, không dạy người khác tụng, cho đến chỉ một câu kệ. Đối với thừa Thanh văn, không cùng đọc, không cùng tụng, cũng không dạy người khác. Nếu người ấy đọc là đọc Đại thừa, nếu người ấy tụng thì tụng Đại thừa, cũng dạy người khác đọc tụng Đại thừa, nếu có giảng nói thì giảng nói Đại thừa. Người này thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp thanh tịnh, giữ gìn giới pháp hoàn hảo, cũng làm cho thân, khẩu, ý của người khác thanh tịnh, để an trụ vào pháp lành. Người ấy, đối với Đại Bồ-tát tu hành Đại thừa, hoặc người đọc Đại thừa, người tụng Đại thừa, người lãnh hội Đại thừa, luôn cung kính, tôn trọng, tâm ngay thẳng, tùy thuận tu học Đại thừa, tương ưng với nhau, gắn liền không rời bỏ, nương nhờ, gần gũi, y như pháp mà cúng dường, cùng hiểu biết, cùng sống chung với nhau, hoặc ở trong rừng, hoặc ở chốn chùa chiền, hoặc nơi kinh hành, hoặc cùng đi chung. Đối với người theo Đại thừa, người thâu tóm Đại thừa, người thọ nhận Đại thừa, người giữ gìn Đại thừa, thì cung kính tôn trọng cúng dường theo pháp tối thắng. Đó là dùng đèn sáng, vô số hoa tươi, hương thơm, hương bột, hương xoa, dầu thơm xoa thân, cúng dường như vậy. Người này đọc tụng Đại thừa, tâm hết sức hoan hỷ, dạy người khác đọc, dạy người khác tụng, tâm không chê bai Bồ-tát chưa học. Đối với Bồ-tát khác luôn khiến an trụ được học, luôn nói lời êm dịu, nói lời hay đẹp. Người ấy thậm chí cả đến những trường hợp bị mất thân mạng vẫn không xả bỏ Đại thừa, thường thâu tóm tất cả người thực hành theo Đại thừa, người tu học theo Đại thừa, người đọc theo Đại thừa, người tụng theo Đại thừa, người giữ gìn Đại thừa, vô cùng cung kính tôn trọng, tâm sinh vui mừng lớn, cúng dường rộng khắp, cũng làm cho người khác tu học có tâm sâu rộng như vậy. Người ấy không oán ghét người khác, không tranh cãi chống đối, luôn mong cầu tất cả những kinh chưa được nghe, sinh tâm ân cần mong cầu, tâm sâu xa bậc nhất, tâm luôn cung kính tôn trọng điều đã nghe từ người, đối với người kia sinh tâm tưởng như bậc thầy, cũng làm cho người khác tu học như vậy, tâm không xem thường Bồ-tát chưa học. Đối với lỗi lầm của người khác, hoặc thật hay không thật đều không nói, không dua theo, không tìm cầu phương tiện nơi người khác, cũng dạy người khác tu học như vậy.

Này Văn-thù-sư-lợi! Bồ-tát như thế thường tự mình quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã mất tâm Bồ-đề, cũng thường dạy người khác quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã mất tâm Bồ-đề như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh bỏ mất hạnh Bồ-tát, cũng thường dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh bỏ mất hạnh Bồ-tát như vậy. Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã mất nghiệp Bồ-đề, cũng dạy người khác quan sát cảnh giới của các chúng sinh đã mất nghiệp Bồ-đề như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất con đường Bồ-tát, cũng luôn dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất con đường Bồ-tát như vậy.

Bồ-tát này thường tự quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã bỏ mất tất cả oai nghi của Bồ-tát, cũng dạy người khác quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã bỏ mất tất cả oai nghi của Bồ-tát như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã bỏ mất việc làm của Bồ-tát, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất việc làm của Bồ-tát như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất tất cả phương tiện của Bồ-tát, cũng luôn dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất tất cả phương tiện của Bồ-tát như vậy.

Bồ-tát này thường tự quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã bỏ mất ý của Bồ-tát, cũng luôn chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã bỏ mất ý của Bồ-tát như thế.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất năng lực hành hữu vi của Bồ-tát, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất năng lực hành hữu vi của Bồ-tát như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất hạnh Bồ-tát an trụ như pháp, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất hạnh Bồ-tát an trụ như pháp như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất Từ, Bi, Hỷ, Xả của Bồ-tát, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã bỏ mất Từ, Bi, Hỷ, Xả của Bồ-tát như vậy.

Bồ-tát này luôn tự bố thí cũng dạy người khác bố thí. Bồ-tát như vậy không dua theo người khác, cũng chỉ dạy mọi người không dua theo với người khác.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất pháp Phật, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã đoạn dứt pháp Phật như vậy.

Bồ-tát này thường tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã xa lìa sự ham muốn pháp lành, cũng luôn chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã xa lìa sự ham muốn pháp lành như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh bị trói buộc, cũng chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh bị trói buộc như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh bị bệnh tật trong thời gian lâu dài, cũng dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh bị bệnh tật trong thời gian lâu dài như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất sự thực hành chánh pháp, cũng luôn chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất sự thực hành chánh pháp như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã bỏ mất hoàn toàn phước đức và trí tuệ, cũng luôn chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã bỏ mất hoàn toàn phước đức và trí tuệ như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất hạt giống căn lành của Như Lai, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất hạt giống căn lành của Như Lai như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của tất cả chúng sinh cô độc, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của tất cả chúng sinh cô độc như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của tất cả chúng sinh nơi giấc ngủ dài, cũng luôn chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của tất cả chúng sinh nơi giấc ngủ dài như vậy.

Bồ-tát này thường tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh có dòng họ thấp kém, cũng luôn chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh có dòng họ thấp kém như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất niềm tin nơi Đại thừa, cũng luôn chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất niềm tin nơi Đại thừa như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất trì giới, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất trì giới như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã bỏ mất chỗ thuận nhập giáo pháp, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của những chúng sinh đã bỏ mất chỗ thuận nhập giáo pháp như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất hạnh nhẫn an lạc, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất hạnh nhẫn an lạc như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất sự tu tập Chỉ và Quán, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất sự tu tập Chỉ và Quán như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất hạnh bố thí điều phục, sự trì giới an vui, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất hạnh bố thí điều phục, sự trì giới an trụ như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất tâm nhớ nghĩ, hổ thẹn và hạnh biết đủ, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất tâm nhớ nghĩ, hổ thẹn và hạnh biết đủ như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã

bỏ mất con đường tuần tự hội nhập vào giác ngộ giải thoát, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất con đường lần lượt hội nhập vào giác ngộ giải thoát như vậy.

Bồ-tát này thường tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất căn lành của Phật, cũng luôn chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất căn lành của Phật như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất bậc Thiện tri thức, cũng luôn chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất bậc Thiện tri thức như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất việc tạo lợi ích cho tất cả chúng sinh, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất việc tạo lợi ích cho tất cả chúng sinh như thế.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất pháp tùy thuận, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất pháp tùy thuận như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất trí tùy thuận, cũng luôn chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất trí tùy thuận như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất nghĩa tùy thuận, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất nghĩa tùy thuận như vậy. Bồtát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất ý nghĩa của kinh điển liễu nghĩa, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất ý nghĩa kinh điển liễu nghĩa như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất bốn Chánh cần, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất bốn Chánh cần như thế.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất sự khéo hành theo giới luật và giáo pháp chân thật, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh đã bỏ mất sự khéo hành theo giới luật và giáo pháp chân thật như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát về cảnh giới của các chúng sinh nghèo khổ, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát về cảnh giới của các chúng sinh nghèo khổ như vậy.

Bồ-tát này luôn tự quan sát tất cả thế giới hiện bày khắp tâm Từ bi, cũng thường chỉ dạy người khác quan sát tất cả thế giới hiện bày khắp tâm Từ bi như thế.

Bồ-tát khởi tâm như vầy: “Các chúng sinh ấy, không có chủ, không chốn trở về. Các chúng sinh ấy tất cả như ánh lửa. Các chúng sinh ấy tất cả đều không có nhà cửa. Những chúng sinh ấy tất cả đều không ai cứu vớt. Các chúng sinh ấy tất cả đều không sáng suốt. Ta ở vào thời gian nào có thể làm chủ, cùng làm chỗ nương dựa, làm nhà cửa, cùng tạo điều kiện cứu giúp, cùng làm đèn sáng.”

Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như Đại Ca-lâu-la vương tuổi trẻ có năng lực lớn, tùy tâm ý nhớ nghĩ mong muốn về chỗ nào thì có thể bay lên trên đỉnh núi Tu-di, rồi mới bay xuống vào trong biển cả, chọn lấy Long nữ đưa lên hư không. Cũng như vậy, này Văn-thù-sưlợi! Bồ-tát thực hành theo xe thần thông của Như Lai, có được phước đức, căn lành với uy lực lớn, mau chóng nhanh nhẹn, tùy những nơi chốn có các chúng hội của Như Lai theo tâm niệm muốn đến tức có thể đến ngay, đối với tất cả chỗ đã sinh ra nghiệp ác của chúng sinh nơi đường ác đều có thể đi đến, có thể vì họ mà làm chủ, làm chỗ nương tựa quay về, khiến xa lìa các điều ác, cùng làm nhà cửa, cùng tạo mọi sự cứu giúp, cùng làm đèn sáng.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nên biết đấy là Bồ-tát thực hành theo thừa thần thông của Như Lai.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ dùng y phục đẹp đẽ của trời và trăm thứ thức ăn thơm ngon của chúng trời, nơi mỗi mỗi ngày, cúng dường chư Phật Như Lai nhiều như số vi trần của tất cả thế giới trong mười phương, mỗi mỗi Như Lai, ngày ngày đều cúng như vậy. Lại đem ngọc báu đầy khắp nơi các thế giới nhiều như cát sông Hằng đều đem bố thí, như vậy cho đến hằng hà sa số kiếp luôn bố thí như thế, nên có được nhiều phước đức. Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ chỉ dạy một chúng sinh, khiến được an trụ vào quả vị Tu-đà-hoàn, thì phước này nhiều hơn phước trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ có thể làm an ổn cho vô số chúng sinh nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, khiến họ được trụ vào quả vị Tu-đà-hoàn, nên có được nhiều phước đức. Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ chỉ dạy một chúng sinh, khiến được an trụ vào quả vị Tư-đà-hàm, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ có thể làm an ổn vô số chúng sinh nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, khiến họ trụ vào quả vị Tư-đà-hàm, nên có được nhiều phước đức. Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ giáo hóa một chúng sinh, khiến an trụ vào quả vị A-na-hàm, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ có thể làm an ổn vô số chúng sinh nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, làm cho họ được trụ vào quả A-na-hàm, nên có được nhiều phước đức. Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ giáo hóa một chúng sinh, khiến an trụ vào quả A-la-hán, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ có thể làm an ổn vô số chúng sinh nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, khiến họ được trụ vào quả A-la-hán, nên có được nhiều phước đức. Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ giáo hóa một chúng sinh, khiến an trụ vào đạo Bích-chi-phật, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ có thể làm an ổn vô số chúng sinh nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, khiến họ được trụ vào đạo Bích-chi-phật, nên có nhiều phước đức.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ giáo hóa một chúng sinh an trụ và thực hành theo xe dê, phát tâm Bồ-đề, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ có thể làm an ổn vô số chúng sinh nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, an trụ và thực hành theo xe dê, đã phát tâm Bồ-đề, nên có nhiều phước đức.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ giáo hóa một chúng sinh, an trụ và thực hành theo xe voi, đã phát tâm Bồ-đề, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ có thể làm an ổn vô số chúng sinh nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, khiến họ phát tâm Bồ-đề, an trụ và thực hành theo xe voi nên có nhiều phước đức.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ giáo hóa một chúng sinh, phát tâm Bồ-đề, an trụ và thực hành theo thừa thần thông của mặt trời, mặt trăng, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ có thể làm an ổn vô số chúng sinh nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, khiến họ phát tâm Bồ-đề, an trụ và thực hành theo thừa thần thông của mặt trời, mặt trăng, nên có nhiều phước đức.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ giáo hóa một chúng sinh, phát tâm Bồ-đề, an trụ và thực hành theo thừa thần thông của Thanh văn, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ có thể làm an ổn vô số chúng sinh nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, khiến đều phát tâm Bồ-đề, an trụ và thực hành theo thừa thần thông của Thanh văn, nên có nhiều phước đức.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ giáo hóa một chúng sinh, phát tâm Bồ-đề, an trụ và thực hành theo thừa thần thông của Như Lai, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ dùng y phục đẹp đẽ và hàng trăm thức ăn thơm ngon của cõi trời, ở trong mỗi mỗi ngày cúng dường vô số chúng sinh nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương như vậy cho đến trải qua nhiều kiếp như cát sông Hằng, luôn cúng dường như vậy, nên có nhiều phước đức.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ chỉ dùng một bữa ăn trong một ngày, ngay khi ấy cúng dường cho một vị Ưubà-tắc đã tin hiểu và quy y Tam bảo, thọ trì năm giới, ở trong pháp Phật tâm luôn thanh tịnh, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ có thể đem y phục đẹp đẽ và hàng trăm thức ăn thơm ngon của cõi trời, ở trong mỗi mỗi ngày cúng dường cho các vị Ưu-bà-tắc đã tin hiểu và quy y Tam bảo, giữ gìn năm giới, đối với pháp Phật luôn tin hiểu thanh tịnh, số lượng nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương cúng dường như vậy, cho đến số kiếp như số cát sông Hằng, nên có nhiều phước đức.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ chỉ dùng một bữa ăn trong một ngày, ngay khi ấy cúng dường cho một vị Tăng mới bắt đầu chứng đắc bốn hướng bốn quả, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ có thể đem y phục đẹp đẽ và hàng trăm thức ăn thơm ngon của cõi trời, ở trong mỗi mỗi ngày cúng dường cho người mới bắt đầu chứng đắc bốn hướng bốn quả, số lượng nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, cho đến trải qua số kiếp nhiều như số cát sông Hằng, luôn cúng dường như vậy nên có nhiều phước đức.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ chỉ dùng một bữa ăn trong một ngày, ngay khi ấy đem cúng dường cho một vị Tu-đà-hoàn, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ có thể đem y phục đẹp đẽ và hàng trăm thức ăn thơm ngon của cõi trời, ở trong mỗi mỗi ngày cúng dường cho vị chứng Tu-đà-hoàn, số lượng nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, cho đến trải qua số kiếp nhiều như cát sông Hằng, luôn đem cúng dường như vậy, nên được nhiều phước đức.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ chỉ dùng một bữa ăn trong một ngày, ngay khi ấy cúng dường cho một vị chứng Tư-đà-hàm, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ có thể đem y phục đẹp đẽ và hàng trăm thức ăn thơm ngon của cõi trời, ở trong mỗi mỗi ngày cúng dường cho vị chứng Tư-đà-hàm, số lượng nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, cho đến trải qua số kiếp nhiều như số cát sông Hằng, luôn cúng dường như vậy, nên được nhiều phước đức.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ chỉ dùng một bữa ăn trong một ngày, ngay khi ấy cúng dường cho một vị chứng A-na-hàm, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ có thể đem y phục đẹp đẽ và hàng trăm thức ăn thơm ngon của cõi trời, ở trong mỗi mỗi ngày cúng dường cho vị chứng A-na-hàm, số lượng nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, cho đến trải qua số kiếp nhiều như số cát sông Hằng, luôn đem cúng dường như vậy, nên được nhiều phước đức.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ chỉ dùng một bữa ăn trong một ngày, ngay khi ấy cúng dường cho một vị chứng A-la-hán, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ có thể đem y phục đẹp đẽ và hàng trăm thức ăn thơm ngon của cõi trời, ở trong mỗi mỗi ngày cúng dường cho vị chứng quả A-la-hán, số lượng nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, cho đến trải qua số kiếp nhiều như số cát sông Hằng, luôn đem cúng dường như vậy, nên có nhiều phước đức. Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ chỉ dùng một bữa ăn trong một ngày, ngay khi ấy đem cúng dường cho một vị Bích-chi-phật, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ có thể đem y phục đẹp đẽ và hàng trăm thức ăn thơm ngon của cõi trời, ở trong mỗi mỗi ngày cúng dường cho vị Bích-chi-phật, số lượng nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, cho đến trải qua số kiếp nhiều như số cát sông Hằng, luôn đem cúng dường như vậy, nên đạt được nhiều phước đức.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ chỉ dùng một bữa ăn trong một ngày, ngay khi ấy đem cúng dường cho một chúng sinh là Bồ-tát thực hành theo xe dê, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần. Vì sao? Này Văn-thù-sư-lợi! Vì Bồtát vào lúc nào, khi nào, duyên dựa để phát tâm Bồ-đề? Lúc tâm ấy phát sinh, cho đến không có một nghiệp ác nào mà không lìa bỏ, không có một pháp Phật nào mà không phát sinh.

Này Văn-thù-sư-lợi! Do đấy nên Bồ-tát đã thành tựu công đức không thể nghĩ bàn như vậy. Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như chim chúa Ca-lăng-tần-già có thể tạo sự vui mừng cho thế gian khi còn nằm trong trứng chưa đạp thủng vỏ để nở ra thì tiếng hay đã vang xa rồi, hơn hẳn tất cả những loài chim khác. Cũng như vậy, này Văn-thù-sư-lợi! Bồ-tát mới phát tâm Bồ-đề, ở trong vỏ vô minh, tuy nghiệp phiền não còn tạo mọi thứ tối tăm chướng ngại, che lấp mắt mình, nhưng đã hơn hẳn tất cả hàng Thanh văn, Duyên giác, đã có thể gồm thâu căn lành, hạnh nguyện, giảng nói với âm thanh vi diệu.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ có thể đem y phục đẹp đẽ và hàng trăm thức ăn thơm ngon của cõi trời, ngày ngày luôn cúng dường cho chúng sinh là Bồ-tát thực hành theo xe dê, số lượng nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, cho đến trải qua số kiếp nhiều như số cát sông Hằng, thường đem cúng dường như vậy, nên có được nhiều phước đức. Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ chỉ dùng một bữa ăn trong một ngày, ngay khi ấy đem cúng dường cho một chúng sinh là Bồ-tát thực hành theo xe voi, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ có thể đem y phục đẹp đẽ và hàng trăm thức ăn thơm ngon của cõi trời, ở trong mỗi mỗi ngày cúng dường cho chúng sinh là vị Bồ-tát thực hành theo xe voi, số lượng nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, cho đến trải qua số kiếp nhiều như số cát sông Hằng, thường đem cúng dường như vậy nên có được nhiều phước đức.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ chỉ dùng một bữa ăn trong một ngày, lúc ấy đem cúng dường cho Bồ-tát thực hành theo thừa thần thông của mặt trời, mặt trăng, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ có thể đem y phục đẹp đẽ và hàng trăm thức ăn thơm ngon của cõi trời, ở trong mỗi mỗi ngày cúng dường cho Bồ-tát thực hành theo thừa thần thông của mặt trời, mặt trăng, số lượng nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, cho đến trải qua số kiếp nhiều như số cát sông Hằng, luôn đem cúng dường như vậy, nên có nhiều phước đức.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ chỉ dùng một bữa ăn trong một ngày, ngay khi ấy đem cúng dường cho Bồ-tát thực hành theo thừa thần thông của Thanh văn, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ có thể đem y phục đẹp đẽ và hàng trăm thức ăn thơm ngon của cõi trời, ở trong mỗi mỗi ngày cúng dường cho các Bồ-tát thực hành theo thừa thần thông của Thanh văn, số lượng nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, cho đến trải qua số kiếp nhiều như số cát sông Hằng, luôn đem cúng dường như vậy, nên có nhiều phước đức.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ chỉ dùng một bữa ăn trong một ngày, ngay khi ấy đem cúng dường cho một Bồ-tát thực hành theo thừa thần thông của Như Lai, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ có thể đem y phục đẹp đẽ và hàng trăm thức ăn thơm ngon của cõi trời, ở trong mỗi mỗi ngày cúng dường cho Bồ-tát thực hành theo thừa thần thông của Như Lai, số lượng nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, cho đến trải qua số kiếp nhiều như số cát sông Hằng, luôn đem cúng dường như thế, nên có nhiều phước đức.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ lãnh hội được pháp môn này, nghe rồi sinh tâm tin hiểu, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào có thể xây cất chùa tháp nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, trong mỗi mỗi cảnh chùa thảy đều sắp đặt các vị Bích-chiphật nhiều như số vi trần nơi trăm vạn lần tam thiên đại thiên thế giới khiến an trụ trong số lượng chùa ấy, đem vàng Na-đà nơi cõi Diêm-phù, châu báu, ngọc báu ma-ni, trân châu của cõi trời, cõi người, làm vòng chuỗi để trang nghiêm các gian phòng, nhà, dựng lên cờ báu, treo phướn, lọng lụa, lấy châu báu của Tự Tại vương làm rèm, treo chuông đầy khắp, dùng chiên-đàn Long kiến sơn phét tu sửa khắp nơi, đem hoa Mạn-đà-la, hoa Ma-ha mạn-đà-la, hoa Mạnthù-sa, hoa Ma-ha mạn-thù-sa, hoa Bà-ly-sư-ca, hoa Đa-la-ni, hoa Cù-đa-la-ni, hoa Bà-la, hoa Thiên vương, hoa Đàn-nô-sư-ca-la-ca, hoa trời Tu-ma-na, hoa sen xanh, hoa sen đỏ, hoa sen vàng, hoa sen trắng tung rải khắp vô số loại hoa như vậy, ngày ngày đem y phục đẹp đẽ và hàng trăm thức ăn thơm ngon của cõi trời cúng dường các vị Bích-chi-phật, cho đến trải qua số kiếp nhiều như cát sông Hằng, đem cúng dường như vậy nên có được nhiều phước đức.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ nào nghe được tên Phật, tên Nhất thiết trí, hoặc tên Như Lai, tên vị chủ thế gian, hoặc tự xưng nói, hoặc thấy tượng vẽ, cho đến thấy tượng làm bằng đất, bằng gỗ, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần. Huống hồ là lại cung kính chắp tay, thì phước đức này hơn hẳn phước đức trước vô số lần. Huống nữa lại còn cúng dường đèn sáng, hoa thơm, hương xoa, cho đến miệng nói ra đều là phước đức, đã được phước đức, chuyển thành nhiều phước đức, như vậy dần dần thọ nhận sự giàu có, an lạc lớn, dẫn tới việc hoàn toàn đạt được Nhất thiết trí.

Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như một giọt nước rất nhỏ đổ vào trong biển cả không cùng tận, không hề mất, cho tới khi kiếp tận, lửa lớn nổi lên thiêu đốt cùng khắp. Cũng như vậy, này Văn-thùsư-lợi! Nếu gieo trồng căn lành nơi Như Lai dù rất ít nhưng không tận, không mất, cho đến khi lửa sáng của trí Nhất thiết trí phát sinh. Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như mặt trăng sáng tỏ hơn hẳn tất cả các ngôi sao, với ánh sáng tỏa rộng lớn, trang nghiêm vượt bậc, thể của nó tròn đầy, do đó đã cao rộng càng tăng thêm rộng lớn, cũng như vậy.

Này Văn-thù-sư-lợi! Gieo trồng căn lành nơi Như Lai rất ít, nhưng hơn hẳn tất cả các căn lành khác, có ánh sáng to lớn, thể của nó tròn đầy, do đó đã cao rộng càng thêm rộng lớn. Này Văn-thù-sưlợi! Như Lai Chánh Biến Tri đã thành tựu đầy đủ công đức không thể nghĩ bàn như thế. Nếu có thiện nam, thiện nữ, có thể đem y phục đẹp đẽ và hàng trăm món thức ăn thơm ngon của cõi trời, ngày ngày cúng dường cho tất cả chư Phật, tất cả Bồ-tát, tất cả hàng Thanh văn, nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, cho đến trải qua số kiếp như cát sông Hằng, thường cúng dường như vậy nên có được nhiều phước đức.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ nào nghe được pháp môn này, nghe rồi phát sinh niềm tin vững chắc, thì phước đức ấy nhiều hơn phước đức kia vô số lần. Huống chi là tự mình ghi chép, khiến người khác ghi chép, thì phước đức này càng nhiều hơn phước đức trước vô số lần, nhờ phước đức này làm nhân để chứng đắc trí Phật, đó là thù thắng.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có kẻ nam người nữ nào, hoặc chiếm đoạt hoặc trộm cắp vô lượng vô số các thứ như y phục, thức ăn uống của hàng Thanh văn, Duyên giác, đã chứa nhóm tội lỗi như thế. Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có kẻ nam người nữ nào đem tâm giận dữ xấu ác, hoặc chiếm đoạt, hoặc trộm lấy một chút thức ăn hoặc một bữa ăn của người tin hiểu Đại thừa, thì tội này nặng hơn tội trước vô số lần. Vì sao? Này Văn-thù-sư-lợi! Vì tất cả hàng Thanh văn, Duyên giác ở đời quá khứ, vị lai, hiện tại, nơi vô lượng ức a-tăng-kỳ kiếp, tu hành Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ, đều đã tự đoạn trừ các phiền não nơi thân mình. Bồ-tát thì không chỉ như vậy, cho đến xả bỏ một chút ít thức ăn uống để bố thí cho hàng súc sinh, đều nhằm không khiến đoạn mất hạt giống Tam bảo.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có kẻ nam người nữ nào đem tâm giận dữ phá hoại vô lượng, vô số sự tích chứa hiện có về giới, định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến của hàng Thanh văn, Duyên giác. Hủy phá trải qua kiếp số tội lỗi đã tích chứa như thế. Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có kẻ nam hoặc người nữ đem tâm giận dữ xấu ác hủy phá một vị thọ Bồ-tát giới tin hiểu Đại thừa, hoặc sai bảo người khác hủy phá, dù chỉ một giới, thì tội này nặng hơn tội trước vô số lần. Vì sao? Này Văn-thù-sư-lợi! Vì tất cả hàng Thanh văn, Duyên giác hiện có đã tu hành Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến, tích chứa như vậy, đều vì đoạn trừ phiền não nơi thân mình. Bồ-tát thì không chỉ như vậy, kể cả một ngày cho đến một giới với phước đức tích chứa hiện có đều vì nhằm đoạn trừ các nghiệp xấu ác làm nhân cho tất cả chúng sinh rơi vào đường ác, cho đến vì nhằm chứng đắc trí Nhất thiết trí.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có kẻ nam người nữ đã trói buộc mọi chúng sinh trong tất cả thế giới nơi mười phương vào chốn lao ngục với tội lỗi tích tụ hiện có. Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có kẻ nam người nữ đối với Bồ-tát dấy khởi tâm giận dữ xấu ác, không dùng mắt để xem xét lại quay thân xoay mặt, thì tội này nặng hơn tội trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có kẻ nam người nữ đem tâm xấu ác móc mắt của vô số chúng sinh nơi tất cả thế giới trong mười phương với tội lỗi đã tích tụ như thế. Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có kẻ nam người nữ nào đem tâm giận dữ xấu ác không thèm thấy Bồ-tát tin hiểu Đại thừa, thì tội này nặng hơn tội kia vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Hoặc có tất cả chúng sinh nơi tất cả thế giới trong mười phương bị mù mắt trải qua nhiều kiếp. Này Vănthù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ đem tâm Từ bi thương xót tất cả các chúng sinh ấy, làm cho họ đạt được mắt sáng, trải qua số kiếp tích chứa rất nhiều công đức. Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ dùng tâm thanh tịnh xem xét, bảo vệ Bồ-tát tin hiểu Đại thừa, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào, có thể làm cho tất cả chúng sinh nơi tất cả thế giới trong mười phương bị trói buộc trong địa ngục tối tăm được thoát khỏi rồi, lại khiến họ được làm Chuyển luân thánh vương ở vương quốc An lạc, lại khiến họ được an trụ vào ngôi vua Đế Thích an lạc, có rất nhiều phước đức. Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ nào đem tâm thanh tịnh, muốn gặp Bồ-tát tin hiểu Đại thừa, đem tâm thanh tịnh tán thán Bồ-tát ấy, thì phước đức này nhiều hơn phước đức kia vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào, có thể làm an ổn cho tất cả chúng sinh nơi tất cả thế giới trong mười phương trụ vào đạo Duyên giác nên đạt được nhiều phước đức. Này Vănthù-sư-lợi! Nếu lại có thiện nam, thiện nữ khiến cho một Bồ-tát tin hiểu Đại thừa tăng thêm hạt giống Phật pháp, cho dù chỉ một căn lành, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có Bồ-tát tin hiểu Đại thừa, có thể làm an ổn tất cả chúng sinh nơi tất cả thế giới trong mười phương trụ vào tâm Bồ-đề nên đạt nhiều phước đức. Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có Bồ-tát khác tin hiểu Đại thừa, không mong cầu các vật dụng cho đời sống, cho đến chỉ tụng đầy đủ một bài kệ, thì phước đức này nhiều hơn phước đức kia vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào, có thể làm cho các vị Duyên giác nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương rơi vào địa ngục, súc sinh nên đã tích chứa tội lỗi rất nhiều. Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có kẻ nam người nữ nào đoạn dứt một Bồ-tát phát tâm Bồ-đề, khiến tâm Bồ-đề bị dứt mất, thì tội này nặng hơn tội trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào, có thể đoạn trừ tất cả chúng sinh phát tâm Bồ-đề, số lượng nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, khiến tâm Bồ-đề bị dứt mất nên đã tích chứa rất nhiều tội lỗi. Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có kẻ nam hay người nữ nào, đoạn trừ một chúng sinh tin hiểu Đại thừa, không cho làm Bồ-tát, khiến đoạn mất hạnh Đại thừa, thì tội này nặng hơn tội trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu như có tất cả chúng sinh nơi tất cả thế giới trong mười phương đều bị sinh nơi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, Diêm-ma-la. Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có Bồ-tát nào có thể làm cho tất cả chúng sinh thoát khỏi nơi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, an trụ nơi tâm Bồ-đề, nên đạt được nhiều phước đức. Này Văn-thùsư-lợi! Nếu lại có Bồ-tát nào khác có thể làm cho tất cả chúng sinh tin hiểu nơi Đại thừa, hội nhập vào nẻo Đại thừa, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có kẻ nam người nữ nào có thể khiến cho các vị Duyên giác nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương thoái chuyển đạo quả, nên tích chứa rất nhiều tội nặng. Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có kẻ nam hay người nữ nào làm thoái chuyển quả vị của tâm Bồ-tát tin hiểu Đại thừa, thì tội này nặng hơn tội trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có kẻ nam người nữ nào, đối với các vật dụng cúng dường cho các vị Bích-chi-phật, số lượng nhiều như số vi trần nơi tất cả thế giới trong mười phương, lại khởi tâm ganh ghét, đoạn dứt nhân duyên cúng dường các vật dụng kia, nơi bốn phương bốn hướng nói xấu, chê bai những vị Bích-chi-phật ấy, không hề tán thán nên tích tụ tội rất nặng. Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu lại có kẻ nam hay người nữ nào, đối với một Bồ-tát tin hiểu Đại thừa được cúng dường vật dụng sinh tâm ganh ghét, đoạn dứt nhân duyên cúng dường ấy, không hề tán thán, thì tội này nặng hơn tội trước vô số lần.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào vì nhằm thâu tóm chánh pháp, cho đến chỉ một chút nước đựng trong bình nhỏ, với tâm thanh tịnh, đem cúng dường cho người tin hiểu Đại thừa, đến một Bồ-tát đạt được căn lành, do nhân duyên của nghiệp nên quả báo là có được vô số ngôi vị Chuyển luân thánh vương với cõi nước giàu có, an lạc của Chuyển luân thánh vương. Huống chi là đem cúng dường cho vị Bồ-tát siêng năng đọc tụng kinh điển Đại thừa, thì phước đức này nhiều hơn phước đức trước vô số lần.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn giảng nói kinh này xong, Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử, các vị Đại Bồ-tát, các đại Thanh văn, chư Thiên, loài người và A-tu-la, Càn-thát-bà… nghe Đức Thế Tôn giảng nói đều vui mừng thọ nhận hành trì.