KIM CANG BÁT NHÃ KINH SỚ LUẬN TOÁT YẾU
SỐ 1701
QUYỂN HẠ
Đời Đường, Tông Mật thuật Tống Tử Tuyền Trì Định
8. Đoạn Mối Nghi, Trì Thuyết Chưa Thoát Quả Khổ
Luận nói: phần trên nói về xả thân, báo quả là thân xác khổ đau, cho nên phước kém. Nếu vậy theo pháp môn này trì thuyết chư Bồ-tát hành khổ hạnh, cũng là khổ quả, sao pháp này lại chẳng thàng khổ quả?
Văn đoạn mối nghi này, gồm hai phần:
1. Kể Siêu Nhẫn để của Nhẫn.
Tu Bồ-đề! nhẫn nhục Ba-La-Mật, Như Lai thuyết phi nhẫn nhục Ba-La-Mật.
Nhẫn đáo bỉ ngạn (Nhẫn Ba-la-mật) đã lìa khổ tướng, huống nữa là Bỉ Ngạn thì ai khổ, ai Nhẫn? Tướng của Nhẫn: Có hai phần:
a. Dẫn chuyện một kiếp chứng cự khổ Nhẫn: gồm hai phần:
– Chánh tỏ
Hà dĩ cố? Tu Bồ-đề! Như ngã tích vi Ca Lợi Vương phẩu triệt thân thể, ngã ư nhĩ thời, vô ngã tướng, vô nhơn tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng.
Ca Lợi: Tiếng Hán gọi là cực Ác. Phật xưa làm Tiên, tu đạo trong núi. Vua đi săn, mệt mỏi bèn ngã. Cung phi cùng nhau đến lễ bái Tiên. Vua hỏi Tiên đã đắc Tích quả chưa,đều đáp chưa đắc. Vua giận chặt đứt thân thể, trời giận mưa đá. Vua sợ mà sám hối, Tiên chứng vốn không có Sân, vua mới khỏi bị hại chết. Luận nói: Không những vô khổ mà lại có lạc, do vì Từ bi.
– Phản hiển
Hà dĩ cố? Ngã ư vãn tích tiết tiết, chi giải thời nhược hữu ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, ưng sanh sân hận.
b. Dẫn nhiều kiếp sống trước để chứng cho tương tục Nhẫn.
Tu Bồ-đề! Hựu niệm quá khứ ư ngũ bách thế tác nhãn nhục tiên nhơn, ư nhĩ sở thế, vô ngã tướng, vô nhơn tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng.
Nhờ Tích lũy khổ, Nhẫn thành thục mà Lạc, tương ưng với chánh Định từ bi. Kệ nói: “ly Ngã và Tướng Huế, thật kkj có khổ não, cộng Lạc có từ bi, quả khổ hạnh như vậy”.
2. Khuyên ly tướng để an Nhẫn.
Luận nói: Nếu có Bồ-tát chẳng lìa Ngã tướng, thấy khổ hạnh là khổ, muốn xả bỏ Bồ-đề tâm, vì vậy mà khuyên ly tướng. Ngài Vô trước nói: Vì để đối trị những nhân duyên làm cho chẳng Nhẫn chịu nổi. Có ba loại khổ: Đó là Khổ vì lưu chuyển, khổ vì chúng sanh trái nhau, khổ vì thiếu thọ dụng. Văn có hai phần.
a. Nêu chung.
Thị cố, Tu Bồ-đề! Bồ-tát ưng ly nhất thiết tướng phát A nậu đa la tam miệu tam Bồ-đề tâm.
Nếu ly tướng tất cả tướng là ly tướng của ba khổ như trên.
b. Hiển riêng. Có hai phần.
– Đối trị chẳng nhẫn chịu nổi khổ lưu chuyển.
Bất ưng trú sắc sanh tâm, bất ưng trú thanh hương vị xúc pháp sanh tâm, ưng sanh vô sở trú tâm, nhược tâm hữu trú tắc vi phi trú. Thị cố Phật thuyết: Bồ-tát tậm bất ưng trú sắc bố thí.
Phần đầu là Chánh tỏ rằng “Lưu” là Tập Đế, “Chuyển” là Khổ Đế. Ngài Vô trước nói: Nếu trước dính Sắc,.. thì sẽ mệt mỏi trong khổ lưu chuyển. Do vậy mà Bồ-đề tâm chẳng sanh. Phần sau là Dẫn chứng. Dẫn lời nói trên về Vô trú thí”, gồm đủ sáu độ để chứng cho Văn này.
– Đối trị chẳng Nhẫn chịu nổi khổ trái nhau.
Tu Bồ-đề! Bồ-tát vi lợi ích nhất thiết chúng sanh, ưng như thị bố thí. Như Lai thuyết nhất thiết chư tướng tức thị phi tướng, hựu thuyết nhất thiết chúng sanh tắc phi chúng sanh.
Ngài Vô trước nói: Đã vì chúng sanh mà hành thí sao lại sanh sân với chúng sanh? Do vì chẳng thể “Vô chúng sanh tưởng”, nên khi chúng sanh trái nhau, mâu thuẩn nhau thì sanh ra mệt mỏi. Hiển thị rằng Nhơn Vô Ngã, pháp Vô ngã. Luận nói: “Chư tướng”; là chúng sanh tướng. “Phi Tướng”, là vô ngã. Thấy Ngã trong Ấm, đó là chúng sanh tướng. “Nhất Thiết chúng sanh”; là pháp ngũ Ấm. “Phi chúng sanh”; vì Ấm không, cho nên pháp Vo ngã. “Khổ vì thiếu thọ dụng” phối ở tại đoạn sau.
9. Đoạn Mối Nghi Cho Rằng Chứng Là Không Có Thể, Chẳng Phải Nhân.
Luận nói: Ở trong chứng quả, không có lời nói thì sao kia lại có thể làm Nhân cho quả? Văn đoạn mối nghi, có hai phần:
– Đoạn Nghi:
Tu Bồ-đề! Như Lai thị chơn ngữ giả, thật ngữ giả, như ngữ giã. Bất cuống ngữ giả, bất dị ngữ giả.
Tất cả những lời Phật đã nó đều là đúng như sự việc. Nay nói về chứng quả, sao lại nghi là chẳng vậy.
“Chơn ngữ”; là thuyết Phật thân đại Bồ-đề pháp, đó là Hơn trí. “ Thật ngữ”; là thuyết về Tiểu Thừa Tứ Đế. Đế là thật Nghĩa. “Như Ngữ”; là thuyết Đại thừa pháp, có Chơn Như. Tiểu Thừa thì không có Chơn Như. Bất Dị Ngữ”; là thuyết về những sự chuyện ba đời thọ ký,.. không có sai khác. Với bốn thứ ngữ đó Phật chẳng lừa dối chúng sanh, do vậy bản dịch đời Tần thêm vào “bất cuống ngữ”.
– Ly chấp
Tu Bồ-đề! Như Lai sở đắc pháp, thử pháp vô thật vô hư.
“Vô Thật”: là như tính của ngôn thuyết là Phi Hữu (chẳng có) “Vô Hư”; là chẳng như tự tính của ngôn thuyết, cho nên là Hữu (có).
10. Đoạn mối nghi cho rằng, như thì có khắp, sao lại có người đắc, có người chẳng đắc?
Luận nói: Nếu Thánh Nhơn bằng Vô vi Chơn Như Pháp mà đắc danh (là Thánh Nhơn), Chơn Như kia mọi thời, mọi nơi, hằng có vì sao có người đắc, có người lại chẳng đắc?
- Nêu ra Dụ để đoạn nghi.
Tu Bồ-đề! Nhược Bồ-tát tâm trí ư pháp nhi hành bố thí, như nhơn nhập ám tắc vô sở kiến. Nhược Bồ-tát tâm bất trú pháp nhi hành bố thí, như nhơn hữu mục, nhật quang minh chiếu, kiến chủng chúng sắc.
Luận nói: Không có Trí mà trú pháp, chẳng thanh tịnh, cho nên chẳng đắc. Có Trí mà chẳng trú pháp, tâm thanh tịnh, cho nên đắc.
“Hữu Mục” (có mắt); là như đắc pháp đối trị. “Nhật quang” (ánh sáng mặt trời); giống như sở tại, bóng tối hết thì năng trị hiện tiền.
“Không” là dụ cho Chơn Như. “Sắc” là dụ cho Vạn Đức ở trên Tính.
2. Khen công đức của kinh. Gồm hai phần:
3. Nêu Chung
Tu Bồ-đề! Đương lai chi thế, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn, năng ư thử kinh, thọ trì đọc tụng tắc vi như lai do Phật trí huệ, tất tri thị nhơn, tất kiến thị nhơn, giai đắc thành tựu vô lượng vô biên công đức.
Ngài Vô trước nói: “Đọc tụng”; đây là nói về Nhân của Thọ trì. Vì muốn thọ, cho nên “đọc”, vì muốn trì, cho nên “tụng”. Luận nói: Tu hành bằng cách thọ trì là nương theo tổng tà pháp. Tu hành bằng cách đọc tụng là nương theo Văn Huệ, đây tức là nghe pháp từ người khác, bên trong tự mình tư duy suy ngẫm, đắc tu hành Trí. Cho nên kệ nói:
“Ta tòng tha cập nội” (tu là từ người khác và bên trong).
4. Hiển riêng. Gồm mười phần:- Xả Mệnh của Xả mệnh.
+ Phước của xả mệnh.
Tu Bồ-đề! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn, sơ nhật phần, do hằng hà sa đẳng thâm bố thí, trung nhật phần; phục do hằng hà sa đẳng thâm bố thí. hậu nhật phần, diệc do hằng hà sa đẳng thâm bố thí. như thị vô lượng bách thiên vạn ức kiếp do thân bố thí.
Kệ nói: Bởi Sự và Thời lớn, thắng phước đức trong phước” +•Phước do tin kinh.
Nhược phục hữu nhơn, văn thị kinh điển, tín tâm bất nghịch, kỳ phước thắng bỉ, hà huống thư tả, thọ trì đọc tụng, vị nhơn giải thuyết.
Tin kinh phước kém hơn trì và thuyết kinh. Xả nhiều mạng sống hơn hẳn dụ ở phần trên.
– Thừa khác chẳng đo lường nổi
Tu Bồ-đề! Dĩ yếu ngôn chi. Thị kinh hữu bất khả tư nghị, bất khả xưng lượng, vô biên công đức.
Kệ nói: “Phi dư giả cảnh giới” (chẳng phải cảnh giới của người khác). Ngài Vô Trước nói: “bất khả tư nghị”; là vì duy chỉ tự giác. “bất khả xưng lượng”; là vì không có gì bằng hay hơn.
– Nương theo đại tâm mà thuyết.
Như Lai vi phát đại thừa giả thuyết. Vi phát tối thượng thừa giả thuyết.
“Tối thượng”: là Nhất Phật Thừa.
– Đủ đức năng truyền
Nhược hữu nhơn năng thọ trì đọc tụng, quảng vi nhơn thuyết như lai tất tri thị nhơn, giai đắc thành tựu bất khả lượng, bất khả xưng, vô hữu biên, bất khả tư nghị công đức. Như thị nhơn đẳng tắc vi hà đảm như lai A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề.
“Thành tựu…”: kệ nói: “Đầy đủ vô thượng giới”.
“Hà đảm”; Ngài Vô Trước nói: Vai gánh gánh nặng Bồ-đề.
– Vui Tiểu chẳng kham nổi.
Hà do cố? Tu Bồ Dề! Nhược lạc tiểu pháp giả, trước ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, tắc ư thử kinh bất năng thính thọ, đọc tụng, vi nhơn giải thuyết.
– Chỗ sở tại như Tháp.
Tu Bồ-đề! Tại tại xứ xứ, nhược hữu thử kinh, nhất thiết thế gian, nhơn, thiên, A Tu La, sở ứng cúng dường, đương tri thị xứ tắc vi thị tháp. giai ưng cung kính tác lễ vi nhiểu, dĩ chư hoa hương nhi tán kỳ xứ.
– Chuyển tội, làm Phật.
Phục thứ, Tu Bồ-đề! Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn, thọ trì đọc tụng thử kinh, nhược vi nhơn khinh tiện, thị nhơn tiên thế tội nghiệp ứng đọa đạo, do kim thế nhơn khinh tiện cố, tiện thế tội nghiệp tắc vi tiêu diệt, đương đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề.
“Khinh tiện”: trong đó bao gồm; hoặc bị đánh đập, hoặc mắng chưởi. Bản đời Tùy dịch là: “Khinh tiện thậm khinh tiện”. Ngài Vô Trước nói: Đây là sự hủy Nhục, có vô lượng môn. Lại nói: “Thậm khinh tiện, sẽ đắc Bồ-đề”; là vì tội diệt.
– Siêu sự đa tôn (phước vượt hơn phụng sự nhiều thế tông). Luận nói: thị hiện mau chóng chứng Bồ-đề pháp. Văn có hai phần:
+ Phước hoàn toàn đủ trong việc cúng nhiều Phật.
Tu Bồ-đề! ngã niệm quá khứ vô lượng A Tăng Kỳ kiếp, ư nhiêu đăng phật tiền, đắc trị bát bách tứ thiên vạn ức na do tha Chư Phật, tất giai cúng dường thừa sự, vô không quá giả “Na Do Tha”: Mười ức là một lạc xoa, mười Lạc xoa là một Câu kỳ. Mười Câu kỳ là một Na Do Tha.
+ Phước trì kinh nhiều trong thiểu phần.
Nhược phục hữu nhơn. ư hậu mạt thế, năng thọ trì đọc tụng thử kinh, sở đắc công đức ư ngã sở cúng dường Chư Phật công đức, bách phần bất cập nhất, thiên vạn ức phần nải chí toán số, thí dụ sở bất năng cập.
– Nghe đủ sẽ nghi.
Tu Bồ-đề! Nhược Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn, ư hậu mạt thế hữu thọ trì đọc tụng thử kinh sở đắc công đức, ngã nhược cụ thuyết giả, hoặc hữu nhơn văn tâm tắc cuồng loạn, hồ nghi bất tín.
– Tổng kết u huyền thâm thúy.
Tu Bồ-đề! Đương tri thị kinh nghĩa bất khả tư nghị, quả báo hiện bất khả tư nghị.
Ngài Vô Trước nói: đây là hiển thị Thể của phước kia và Thể của quả chẳng thể đo lường.
11. Đoạn mối Nghi: trú, tu, hàng phục là Ngã.
Phật dạy ta trú, tu, hàng phục, kiêm luôn bất trú mười loại nghi chấp lỗi lầm trên, nếu Vô Ngã thì ai người thọ giáo, ai là người trú, tu, ai là người lìa những lỗi lầm như thế… còn nói rằng trừ cái chấp vi tế. Kệ nói: “Tu hành ở Nội tâm, còn cho ta Bồ-tát, đó tức chướng ngại tâm, trái với Đạo bất trú”.
Văn đoạn mối nghi này, có hai phần:
- Hỏi:
Nhỉ thời, Tu Bồ-đề bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn, phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề Tâm. Vân hà ưng trú? Vân hà hàng phục kỳ tâm?
2. Đáp: Gồm ba phần:
a) Nếu gọi là Bồ-tát thì ắt phải Vô Ngã.
Phật cáo Tu Bồ-đề: Nhược Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề Tâm giả, đương sanh như thị tâm: “Ngã ưng diệt độ nhất thiết chúng sanh, diệt độ nhất thiết chúng sanh do nhi vô hữu nhất chúng sanh thật diệt độ giả”.
b) Nếu có Ngã tướng thì chẳng phải Bồ-tát.
Hà dĩ cố? Nhược Bồ-tát hữu ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, tắc phi Bồ-tát.
c) Năng và Sở đều tịch, tức là Bồ-tát.
Sở dĩ giả hà? Tu Bồ-đề! Thật vô hữu pháp phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề tâm giả.
12. Đoạn Mối Nghi: Nhân Phật là có Bồ-tát.
Luận nói: Nếu không có Bồ-tát thì sao Thích Ca Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng, hành Bồ-tát hạnh?
Văn đoạn mối nghi này. Có bốn phần:
1- Nêu chỗ Nghi.
Tu Bồ-đề!ư ý vân hà? Như Lai Nhiên Đăng Phật sở, hữu pháp đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề bất?
Hàng oán Vương thỉnh mời Nhiên Đăng Phật vào thành, trong thành, lớn nhỏ đều nghinh đón, đường bùn lầy, Thiện Huệ tóc, Phật thọ ký cho. Vì vậy mà nêu câu hỏi này.
2- Đoạn Niệm Nghi.
Bất dả, Thế Tôn! Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa Phật ư Nhiên Đăng Phật sở, vô hữu pháp đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề.
Thiện Huệ thời đó, đều Vô sở đắc, lìa các phân biệt, do từ Vô pháp mà đắc thọ ký. Nếu Hữu pháp: là có Tướng có tâm, chẳng thuận Bồ-đề, Phật chẳng thọ ký cho.
3- Ấn quyết định.
Phật ngôn: Như thị! Như thị! Tu Bồ-đề! Thật vô hữu pháp Như Lai đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề.
Luận nói: “Ta vào thời đó, những hạnh đã tu, không có một pháp nào đắc A Nâu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề”. Công đức Thí Luận, dẫn lời Phật nói rằng: “ Nếu tháy ở Phật, tức thấy tự thân, thấy thân thanh tịnh, thấy Phật thanh tịnh. Thấy Nhất Thiết trí thảy đều thanh tịnh, trong ấy thấy Trí Thanh Tịnh cũng lại thanh tịnh, ấy danh thấy Phật, ta như vậy thấy Nhiên Đăng Như Lai, đắc Vô Sanh Nhẫn, Nhất Thiết Trí Trí hiện tiền rõ ràng, liền đắc thọ ký, tiếng thọ ký ấy, chẳng đến với tai, những trí khác cũng chẳng thể biết, ta ngay khi ấy, cũng chẳng hôn mê vô giác, mà lại vô sở đắc”.
4- Phản phục giải thích.
Tu Bồ-đề! nhược hữu pháp Như Lai đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề giả. Nhiên Đăng Phật tắc bất dữ ngã thọ ký, “Như ư lại thế, đương đắc tác Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni”. Dĩ thật vô hữu pháp đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề, thị cố Nhiên Đăng Phật dữ ngã thọ ký tác thị ngôn: “Hữu ư lai thế, đương đắc tác Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni”.
Ngài Vô trước nói: Nếu pháp chánh giác có thể nói ra được như những điều Nhiên đăng kia đã nói thì ta vào thời đó đã đắc chánh giác, Nhiên Đăng đã chẳng ký rằng “Đời sau sẽ đắc”, bởi vì pháp chẳng thể nói ra được, nêu ta thời ấy chẳng đắc chánh giác, vì vậy mà ký rằng “đời sau sẽ đắc”.
13. Đoạn Mối Nghi Không có Nhân Thì Không Có Phật Pháp.
Trong này có ba phần:
1. Đoạn mối nghi cho rằng không có Phật
Luận nói: Nếu không có Bồ-đề, tức không có chư Phật Như Lai. Có người báng như vầy, một mực không có Phật. Để đoạn nghi này, mà nói rằng: Như Lai tức là Chơn Như. Văn đoạn nghi này, có hai phần:
a) Tỏ rõ rằng Chơn Như là Phật, cho nên phi vô (chẳng phải không có).
Hà dĩ cố? Như Lai Chư Pháp chư nghĩa.
Ngài Vô Trước nói: Vì Như thanh tịnh nên gọi đó là Như Lai.
Giống như vàng thật.
b) Tỏ rằng Phật tức Bồ-đề, cho nên Vô Đắc.
Nhược hữu nhơn ngôn: “Như Lai A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề”. Tu Bồ-đề! Thật vô hữu pháp, Phật đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề.
Trước nêu ra cái hiểu sai lầm. Bản dịch đời Ngụy dịch là: “Nếu có người nói: “Như Lai đắc A Nậu Bồ-đề”. Người ấy bất thật Ngữ”. Phần sau là giải thích chánh kiến. Kệ nói: “Bồ-đề bỉ hành đẳng”, nghĩa là Đẳng tiền Bồ-tát hành vô đắc. Ngài Vô Trước nói: Hoặc có người cho rằng ở chỗ Nhiên Đăng Như Lai, với pháp chẳng đắc chánh giác. Thế Tôn về sau mới tự mình đắc chánh giác. Vì để lìa khỏi chấp thủ đó mà nói rằng “Nếu có người nói …”
2. Đoạn mối nghi cho rằng một mực không có pháp.
Luận nói: Có người báng rằng: Nếu không có những Hạnh thuộc về Nhân thì Như Lai chẳng đắc A Nậu Bồ-đề. Để đoạn nghi này mà nói rằng: “Như Lai sở đắc…”. Văn có hai phần.
a) Khiển trừ chấp, ngăn chặn Nghi.
Tu Bồ-đề! Như Lai sở đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề, ư thị trung, vô thật vô hư.
Luận nói: Không có những tướng sắc,… đó tức là tướng Bồ-đề. ngài Vố Trước nói: tỏ cả rằng Chơn Như vô nhị, nghĩa là ngôn thuyết, nghĩa là chánh giác kia chẳng phải không có ngôn thuyết thế gian.
b) Giải thích nghĩa để đoạn nghi.
Thị cố Như Lai thiết pháp giai thị Phật Pháp. Tu Bồ-đề! Sở ngôn nhất thiết pháp giả, tức phi nhất thiết pháp, thị cố danh nhất thiết pháp.
Luận nói: “Nhất thiết pháp”; đều là Thể Chơn Như, cho nên đều là Phật pháp. “Tức phi”, do vì những pháp, sắc,.. tức Chơn Như, tức chẳng phải những pháp; sắc,… Chơn Như thướng không có các tướng sắc,… “Thị Danh”, tức là tự tính của Chơn Như pháp.
3. Chơn Phật, Chơn pháp thế.
Tu Bồ-đề! Thí như nhơn thân trường đại. Tu Bồ-đề ngôn: Thế Tôn! Như Lai thuyết nhơn thân trường đại, tắc vi phi đại thân, thị danh đại thận.
Kệ nói: “Y kia pháp thân Phật, mà thuyết Đại thân dụ Thân ly tất cả chướng, đến khắp tất cả cảnh”. Vì công đức đắc với Thể lớn, tức nói rằng Đại Thân, phi thân, tức là thân. Do vậy thuyết Đại thân. Luận nói: “Phi thân”. Vì không có các tướng. “Đại thân”; vì có Chơn Như Thể. Ngài Vô Trước nói: Đại thân nhiếp tất cả chúng sanh, ở trong thân đó, an lập phị tự phi tha.
14. Đoạn mối nghi không có người độ Sanh Nghiêm Thổ:
Luận nói: Nếu không có Bồ-tát thì chư Phật cũng chẳng thành Bồ-đề, chúng sanh chẳng nhập Niết-bàn, cũng không có Thanh Tịnh Phật thổ thì sao Bồ-tát lại phát tâm, muốn khiến cho chúng sanh nhập Niết-bàn, khởi tâm tu hành thanh tịnh Phật thổ.
Văn Đoạn nghi này có ba phần:
1. Ngăn chặng niệm độ chúng sanh: gồm ba phần:
a) Thất niệm.
Tu Bồ-đề! Bồ-tát diệc như thị, nhược tác thị ngôn: “Ngã đương diệt độ vô lượng chúng sanh” tắc bất danh Bồ-tát
Kệ nói” Chẳng đạt Chơn pháp giới, khởi ý độ chúng sanh, và thanh tịnh Phật thổ, sanh tâm tức là đảo”.
b) Vô Nhơn
Hà dĩ cố! Tu Bồ-đề! Thật vô hữu pháp, danh vi Bồ-tát.
Đã không có pháp nào gọi là Bồ-tát, há lại còn có ta độ chúng sanh?
c) Dẫn lời nói trước kia.
Thị cố Phật thuyết nhất thiết pháp, vô ngã, vô nhơn, vô chúng sanh, vô thọ giả.
2. Ngăn chặn niệm nghiêm Thổ. Có hai phần:
a) Tỏ thất niệm.
Tu Bồ-đề! Nhược Bồ-tát tác thị ngôn: “Ngã đương trang nghiêm Phật thổ”, thị bất danh Bồ-tát.
b) Giải thích nguyên do.
Hà dĩ cố? Như Lai thuyết trang nghiêm Phật thổ giả, tức phi trang nghiêm, thị danh trang nghiêm.
3. Giải thích thành Bồ-tát.
Tu Bồ-đề! Nhược Bồ-tát thông đạt vô ngã pháp giả, Như Lai thuyết danh nhơn thị Bồ-tát.
Luận nói: nếu khởi tâm độ chúng sanh, trang nghiêm Phật thổ, tức là điên đảo, chẳng phải Bồ-tát. Khởi những tâm gì gọi là Bồ-tát? Cho nên kinh nói rằng: “Thông Đạt…”.
Ngài Vô trước nói: Đó là Nhơn Vô ngã, pháp vô ngã.
15. Đoạn Mối Nghi Chư Phật Chẳng Thất Chư Pháp
Luận nói: phần trên kia nói rằng Bồ-tát chẳng thấy kia là chúng sanh, chẳng thấy ta là Bồ-tát, chẳng thấy thanh tịnh Phật Thổ. Nếu như vậy thì chơ Phật chẳng thấy chư pháp?
Đoạn nghi này, văn có hai phần:
1. Dựa theo năm nhãn Năng kiến để tỏ rõ kiến tịnh.
Kệ nói: “Tuy chẳng thấy chư pháp, chẳng không mắt liểu cảnh.
Chư Phật năm loại thật, để thấy điên đảo kia”. Văn có năm phần
a. Nhục Nhẫn.
Tu Bồ-đề! Ư ý vân hà? Như Lai hữu nhục nhãn bất? Như thị Thế Tôn! Như lAi hữu nhục nhãn.
Trong cục thịt (con mắt) có thanh tịnh săc, thấy chướng nội sắc, gọi đó là Nhục nhãn ( mắt thịt). Phật đủ các căn, cho nên có Nhục Nhãn.
b) Thiên Nhãn.
Tu Bồ-đề! Ư ý văn hà? Như Lai hữu thiên nhãn bất? Như thị Thế Tôn! Như Lai thiên nhãn.
Ở bên Nhục Nhãn, dẫn Tịnh Thiên nhãn, thấy chướnnggoai sắc. Theo kinh Đại Bát-nhã, Nhục Nhãn của Phật có thể thấy vô số thế giới trong người. Chẳng chỉ chướng nội. Nếu Thiên Nhãn của Phật có thể thấy tất cả những sắc vi tế của chư Thiên thì ngoại trừ cõi Trời ra, thấy những sự việc của người,.. gọi là Nhục nhãn vậy.
Kinh Tịnh Danh nói: Duy Phật Thế Tôn, đắc Chơn Thiên Nhãn, soi tháy Hằng Sa Phật Thổ, chẳng bằng hai tướng.
c) Huệ Nhãn.
Tu Bồ-đề! Ư ý vân hà? Như Lai hữu huệ nhãn bất? Như thị, Thế Tôn! Như Lai hữu huệ nhãn.
Dùng căn bản trí, chiếu soi Chơn lý.
d. Pháp Nhãn.
Tu Bồ-đề! Ư ý vân hà? Như Lai hữu pháp nhãn bất?
Như thị, Thế Tôn! Như Lai hữu pháp nhãn.
Hậu Đắc Trí, thuyết pháp độ người. e. Phật Nhãn.
Tu Bồ-đề! Ư ý vân hà? Như Lai hữu Phật nhãn bất? Như thị, Thế Tôn! Như Lai hữu Phật nhãn
Bốn Nhãn trên, ở tại Phật thì gọi chung là Phật Nhãn. Lại nữa, thấy Phật Tính viên cực, gọi đó là Phật Nhãn.
Ngài Vô Trước nói: Vì để khiến cho Tri kiến được tịnh thắng cho nên hiển thị có năm loại Nhãn, lược nói thì có bốn loại; Đó là Sắc nhiếp Đệ Nhất Đế, nhiếp Thế Đế, nhiếp Nhất thiết chủng, nhiếp nhất thiết ưng tri.
Cổ Đức kệ rằng: “Thiên Nhãn thông chẳng ngại, Nhục Nhãn ngại chẳng thông, pháp Nhãn chỉ quán tục, Huệ Nhãn duyên thẳng không, Phật Nhãn như ngôn (mặt) trời, soi khác thể hoàn đồng”.
2. Dựa theo chư tâm sở tri mà tỏ rằng Trí Tịnh. Có năm phần:
1/ Theo Số cát một con sông Hằng Hà.
Tu Bồ-đề! Ư ý vân hà? Như hằng hà trung sở hữu Sa, Phật thuyết thị sa bát? Như thị, Thế Tôn! Như Lai, Thế Tôn! Như Lai thuyết thị sa
2/ Dựa theo số sông bằng số cát trong một con sông Hằng Hà.
Tu Bồ-đề! Ư ý vân hà? Như nhất hằng hà trung sở Hữu sa, hữu như thị sa đẳng hằng hà.
3/ Dựa theo số giới bằng số cát trong hằng sa con sông.
Thị chư hằng hà sở hữu sa số Phật thế giới, Như Thị ninh vi đa bất? Thậm đa, Thế Tôn!
4/ Lấy theo toàn bộ những chúng sanh trong những thế giới đó.
Phật cáo Tu Bồ-đề: nhỉ sở quốc thổ trung sở hữu chúng sanh.
5/ Dựa theo toàn bộ những tâm của mỗi một chúng sanh. Có hai phần.
– Tỏ chung về Tịnh và Nhiễm để tỏ rằng thảy đều biết.
Nhược can chủng tâm, Như Lai tất tri.
Ngài Vô Trước nói: “Nhược can chủng tâm”; là có hai loại; đó là Nhiễm và Tịnh,tức là cộng dục tâm, ly dục tâm.
– Hội vọng quy Chơn để giải thích “Tất tri”.
Hà dĩ cố? Như Lai thuyết chư tâm giai vi phi tâm, thị danh vi tâm.
Kinh Đại Vân nói: Do tất cả vọng tâm nương vào Thể của Chơn Như, đều không có Tính của chúng. Vì Phật chứng Chơn như, cho nên thảy đều biết chúng.
“Chư tâm”; là nêu ra, chỉ ra.
“Phi tâm”; là vọng Thức vốn không.
“Thị Danh Tâm”: là Chơn tâm bất diệt.
Nếu theo bổn luận giải thích thì khác với ở đây.
Kệ rằng: “Nhiều loại điên đảo thức, bởi lìa khỏi Thật niệm, chẳng trú Thật Trí kia, do vậy gọi điên đảo”.
3. Suy phá tạp nhiễm để giải thích “Phi tâm”
Sở dĩ a giả hà? Tu Bồ-đề! Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc.
Ngài Vô Trước nói: Vì quá khứ thì đã diệt, vị lai thì chưa có, hiện tại thì Đệ Nhất Nghĩa.
16. Đoạn Mối Nghi: Phước Đức Ví Cho Tâm Điên Đảo
Luận nói: Phần trên nói tâm trú, điên đảo đều bất khả đắc. Nếu như vậy thì phước đức cũng là điên đảo, sao lại gọi là Thiện pháp?
Đoạn nghi này, văn có hai phần.
a) Hỏi phước đáp phước.
Tu Bồ-đề! Ư ý vân hà? Nhược hữu nhơn mạn tam thiên đại thiên thế giới thất bảo, dĩ dụng bố thí, thị nhơn dĩ thị nhân duyên, đắc phước đa bất? Như thị, Thế Tôn! Thử nhơn dĩ thị nhân duyên đắc phước thậm đa.
Vì đây là Nhân duyên hành Bố thí bằng tâm ly tướng không có điên đảo này thì sẽ thành vô lậu phước đức, lìa khỏi hai chướng, đã chẳng phải điên đảo, cho nên đắc phước nhiều.
b) Phản giải thích, thuận giải thích.
Tu Bồ-đề! nhược phước đức hữu thật, Như Lai bất thuyết đắc phước đức đa, dĩ phước đức vô cố, như lai thuyết đắc phước đức đa Kệ rằng: “Phật trí Huệ làm gốc, phi điên đảo công đức”.
Luận nói: Hiển thị rằng phước chẳng phải là điên đảo, bởi vì Phật trí làm gốc.
“Phước Hữu”; là thủ tướng.
“Phước vô”; là ly tướng.
Hỏi: Bởi Tính của phước là không, cho nên phước nhiều; phần trên nói rằng tính của vọng tâm là không, thế thì đúng phải Vọng cũng nhiều chứ?
Đáp: Phước lấy Phật Trí làm gốc, vì thuận với Tính Không, ngộ tính không thì phước rất nhiều. Còn tâm Thức là điên đảo, vì trái với tính không, ngộ tính không thì tâm thức đều tận.
17. Đoạn Mối Nghi: Vô Vi Sao Có Tướng Hảo?
Luận nói: Nếu chư Phật nhờ vô vi pháp mà đắc danh thì làm sao chư Phật thành tựu tướng hảo mà gọi là Phật? Đâp là vì dựa theo pháp thân Phật mà thành ra nghi. Đoạn nghi này, văn có hai phần:
a) Do từ vô thân mà hiện thân
Tu Bồ-đề! Ư ý vân hà? Phật khả dĩ cụ túc sắc thân kiến bất? Bất dả, Thế Tôn! Như Lai bất ưng dĩ cụ túc sắc, thân kiến. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết cụ túc sắc thân, tức phi cụ túc sắc thân, thị danh cụ túc sắc thân.Tức là tùy hình hảo. Cũng như trong gương không có vật mới có thể hiện vật.
Luận nói: pháp thân rốt ráo chẳng phải sắc thân, chẳng phải chư tướng, mà tướng hảo hai loại cũng chẳng phải Phật, vì hai thứ này chẳng lìa pháp thân. Vì vậy hai thứ này cũng có thể nói là “vô”, cho nên nói là “phi thân”, cũng có thể nói là “Hữu”, cho nên nói là “thành tựu”.
b) Do vô tướng mà hiện tướng
Tu Bồ-đề! ư ý vân hà? Như Lai khả dĩ cụ túc chư tướng bất? Bất dả. Thế Tôn! Như Lai bất ưng dĩ cụ túc chư tướng kiến. hà dĩ cố? Như Lai thuyết chư tướng cụ túc, tức phi cụ túc, thị danh chư tướng cụ túc.
Tức là ba mươi hai tướng. Mỗi một tướng đều như nói trong phần Sắc thân ở tâm.
18. Đoạn Mối Nghi: Vô Thân thì lấy gì để thuyết pháp.
Luận nói: Nếu Như Lai sắc thân tướng hảo chẳng thể thấy được, thì sao lại nói là Như Lai thuyết pháp? Đoạn nghi này, văn có ba phần:
a) Ngăn chặn hiểu sai
Tu Bồ-đề! Nhữ vật vị Như Lai tác thị niệm: “Ngã đương hữu sở thuyết pháp” mạc tác thị niệm.
Trong thung lủng không có người nhưng lại có thể phát ra âm thanh.
b) Giải thích nguyên do.
Hà dĩ cố? Nhược nhơn ngôn như lai hữu sở thuyết Pháp, tức vi báng Phật, bất năng giải ngã sở thuyết cố.
Thế Tôn đạt chư pháp không, rốt ráo vô chấp, nay nói Hữu thuyết là báng Phật chấp pháp.
c) Bày chánh kiến.
Tu Bồ-đề! Thuyết pháp giả; vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết pháp.
Kệ rằng: “Như Phật pháp cũng vậy, Sở thuyết hai sai biệt, chẳng lìa khỏi pháp giới, thuyết pháp vô tự tướng”.
Kinh Đại Vân nói: Nếu nói vô thuyết là Chơn thuyết pháp, nếu nói Hữu thuyết chẳng gọi là thuyết pháp, đó là báng Phật.
19. Đoạn mối nghi: Vô pháp thì làm sao tu chứng?
Luận nói: Như Lai bất đắc một pháp thì làm sao ly thượng, thượng chứng chuyển, chuyển đắc A nậu Bồ-đề? Vì để đoạn nghi này, thị hiện phi chứng pháp, gọi là A nậu Bồ-đề.
Đoạn nghi này, văn có ba phần:
a) Lấy vô pháp làm chánh giác.
Tu Bồ-đề bạch Phật ngôn: Thế Tôn, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề vi vô sở đắc đa? Phật ngôn: như thị, như thị, Tu Bồ-đề! Ngã ư nậu đa la tam miệu tam Bồ-đề, nãi chí vô hữu thiểu pháp khả đắc, thị danh A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề.
Kệ rằng: “Chỗ kia không tí pháp, biết Bồ-đề vô thượng”.
Luận nói: Nơi Bồ-đề kia, không có một pháp nào để có thể chứng, danh là A Nậu Bồ-đề.
b) Lấy bình đẳng làm giác.
Phục thứ, Tu Bồ-đề! Thị bình đẳng pháp, vô hữu cao hạ, thị danh A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề.
Kệ rằng: “Pháp giới chẳng tăng giảm”.
Luận nói: Vì pháp ấy là bình đẳng nên gọi là Vô thượng, bởi vì không có gì trên nữa.
c) Dùng chánh trợ để tu chánh giác.
Do vô ngã, vô nhơn, vô chúng sanh, vô thọ giả tu nhất thiết thiện pháp tắc đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề. Tu Bồ-đề! Sở ngôn thiện pháp giả, Như Lai thuyết tức phi thiện pháp, thị danh thiện pháp.
“Vô ngã,…”: là liểu Nhân, là hiểu nhân, là hết Nhân tức là Chánh Đạo. “Tu tất cả Thiện pháp”: là Duyên Nhân, tức là trợ (giúp) đạo.
“Tức đắc A Nậu Bồ-đề ”, là chánh giác.
“Sở ngôn Thiện pháp”: là nêu ra ngón tay chỉ.
“Tức phi …”: Luận nói: Pháp kia không có Hữu lậu pháp, cho nên gọi là “Phi thiện pháp”… vì có Vô lậu pháp, nếu gọi là “Thiện pháp”.
20. Đoạn Mối Nghi Những Điều Đã Thuyết là vô ký, chẳng phải là Nhân.
Luận nói: Nếu người tu tất cả thiện pháp mới đắc A Nậu Bồ-đề thì pháp sở thuyết chẳng thể đắc Bồ-đề. Vì đó là pháp vô ký. Đoạn rằng:
Tu Bồ-đề! Nhược tam thiên đại thiên thế giới trung sở hữu chư Tu Di Sơn Vương, như thị đẳng thất bảo tự, hữu nhơn trì dụng bố thí, nhược nhơn dĩ thử Bát-nhã ba-la-mật kinh, nải chí tứ cú kệ đẳng, thọ trì đọc tụng, vi tha nhơn thuyết, ư tiền phước đức, bách phần bất cập nhất, bách thiên vạn ức phần, nải chí toán số thí dụ sở bất năng cập. Kệ rằng: “Lời là pháp vô ký, nhưng nói là Nhân kia, do vậy một pháp bảo, hơn vô lượng trân bảo”.
Luận nói: Bởi vì lìa khỏi pháp sở thuyết thì chẳng thể đắc Đại Bồđề, pháp này có thể làm Nhân cho Bồ-đề. Lại nói: Pháp ông là vô ký, nhưng pháp ta là ký. Do vậy hơn hẳn bố thí vô lượng thất bảo.
21. Đoạn Mối Nghi: Bình Đẳng thì làm sao độ chúng sanh.
Luận nói: Nếu pháp là bình đẳng, không có cao thấp thì làm sao Như Lai độ chúng sanh?
1. Ngăn chặn hiểu sai
Tu Bồ-đề! Ư ý vân hà? Nhữ đẳng vật vi: Như Lai tác thị niệm; Ngã đương độ chúng sanh, Tu Bồ-đề! Mạc tác thị niệm.
2. Bày tỏ chánh kiến.
Hà dĩ cố? Thật vô hữu chúng sanh Như Lai độ giả.
Kệ rằng:
“Bình đẳng Chơn pháp giới,
Phật chẳng độ chúng sanh,
Bởi Danh cùng Ấm kia,
Chẳng lìa khỏi pháp giới”.
Luận nói: Chúng sanh giả Danh, cùng chung với Ngũ Ấm, chẳng lìa pháp giới.
3. Phản giải thích nguyên do.
Nhược hữu chúng sanh Như Lai độ giả, Như Lai tắc hữu ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả.
Luận nói: Nếu Như Lai có tâm như vậy thì trong Ngũ Ấm có chúng sanh để độ, đó là lỗi thủ tướng.
Ngài Vô Trước nói: Như Lai như Nhĩ Viêm mà tri, do vậy nếu có chúng sanh tưởng thì đó là Hữu Ngã thủ.
4. Triển chuyển phủi Tích.
Tu Bồ-đề! Như Lai thuyết hữu ngã giả, tắc phi hữu ngã. Nhi phàm phu chi nhơn dĩ vi hữu ngã. Tu Bồ-đề! Phàm phu giả Như Lai thuyết tắc phi phàm phu.
22. Đoạn nghi: dùng tướng so với chơn Phật.
Luận nói: Tuy tướng thành tựu, chẳng thể thấy được Như Lai nhưng vì thấy tướng thành tựu, tỉ trí (trí so sánh) thì biết Như Lai pháp thân.
Đoạn nghi này, văn có năm phần:
a) Hỏi: Dùng tướng để biểu cho Phật.
Tu Bồ-đề! Ư ý vân hà? Khả dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai bất?
b) Đáp: Nhân ở mầm non mà biết căn rể.
Tu Bồ-đề ngôn: Như thị, như thị, dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai.
Kinh Đại Vân nói: Trên kia là ngộ sắc thân, ở đây là mê pháp thân, ý cho rằng pháp thân đã chảy ra sắc thân, tức là do từ tướng đó mà biết Phật chứng đắc vô tướng pháp thân.
c) Nạn vấn: phàm và Thánh chẳng phân rõ.
Phật ngôn: Tu Bồ-đề! Nhược do tam thập nhị tướng quán Như Lai giả, Chuyển Luân Thánh Vương tắc thị Như Lai.
Kệ nói: “Chẳng phải tướng sắc thân, so biết được Như Lai, chư Phật duy pháp thân, Chuyển Luân Vương chẳng Phật.
d) Ngộ Phật chẳng phải là thấy bằng tướng.
Tu Bồ-đề bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Như ngả giải Phật sở thuyết nghĩa; bất ưng dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai.
e) Thấy và nghe chẳng đạt đến.
Nhĩ thời, Thế Tôn nhi thuyết kệ ngôn: Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai.
Bản dịch đời Ngụy thêm sau kệ rằng: “Kia Như Lai Diệu Thể, tức pháp thân chư Phật, pháp thân chẳng thể thấy, thức kia chẳng thể biết”.
Kệ rằng: “Chỉ thấy sắc nghe thanh, người ấy chẳng biết pháp”.
Vì Chơn Như pháp thân, chẳng phải cảnh của Thức?
Ngài Vô Trước nói: Vì pháp kia là tướng của Chơn Như, chẳng phải như mà biết, duy chỉ tự mình chứng tri.
23. Đoạn Nghi: Quả Phật chẳng liên quan gì với tướng của phước.
Do từ phần trên, dùng tướng để so với pháp thân là thất. Lại nghe nói dùng sắc để thấy, thanh để cầu là tà, bèn nghĩ rằng: quả Phật nhất định vẫn là vô tướng vô vi, nếu vậy thì tu cái Nhân của phước đức chỉ thành cái quả của tướng. Quả tướng đã chẳng phải quả Phật, quả Phật ắt chẳng nhờ tướng đủ mà đắc, thế thì quả Phật rốt cùng chẳng có liên quan gì với tướng của phước.
Vì vậy mà luận nói: có người khởi tâm như vầy; nếu chẳng nương theo phước Đức để đắc Đại Bồ-đề, như vậy chư đại Bồ-tát ắt đã mất phước Đức, và mất quả báo.
Đoạn nghi này, văn gồm tướng.
Tu Bồ-đề! Như nhược tác thị niệm: “Như Lai bất dĩ cụ túc tướng cố đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề. Tu Bồ-đề! Mạc tác thị niệm: “Như Lai bất dĩ cụ túc tướng cố đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề”.
1. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Sắc thân chẳng phải Phật, âm thanh cũng lại vậy, cũng chẳng lìa Sắc thanh, thấy Phật thần thông lược”.
Triệu (ngài Tăng triệu) nói: Vì chẳng riêng chỉ tại sắc thanh, cho nên nói là “Phi”, vì chẳng phải chẳng thân tướng, cho nên nói là “Thị”.
Đại vân nói: Nếu nói rằng Như Lai chẳng dùng tướng cụ túc, đó là Đoạn diệt kiến. Cho nên Phật ngăn cấm rằng: “Mạc tác thị niệm” (đừng nghĩ như thế”.
2. Xuất cái lỗi huy tướng.
Tu Bồ-đề! Nhũ nhược tác thị niệm: “Phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề tâm giả, thuyết Chư pháp đoạn diệt. mạc tác thị niệm. Hủy bỏ tướng ắt rơi vào Đoạn Diệt, Đoạn Diệt là bị tổn giảm, bị lỗi Đoạn kiến, biên kiến.
3. Tỏ rõ rằng phước tướng chẳng thất.
Hà dĩ cố? Phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề tâm giả, ư pháp bất thuyết đoạn diệt tướng.
Ngài Vô Trước nói: “Ư Pháp Bất Thuyết Đoạn Diệt”, nghĩa là như pháp sở trú mà thông đạt, chẳng đoạn dứt tất cả những pháp hình bóng sinh tử, hành một cách tự tại ở Niết-bàn, làm những lợi ích chúng sanh. Trong đây, vì để ngăn chặn một mực tịch tịnh tĩnh vắng lặng, mà hiển thị bất trú Niết-bàn.
Kệ nói: “Chẳng mất nhân công đức, và quả vượt trội kia”.
Luận nói: Tuy chẳng nương phước đức mà đắc Chơn Bồ-đề nhưng chẳng mất phước đức và quả báo kia. Bởi chúng có thể thành tựu trí Huệ trang nghiêm và công đức trang nghiêm.
4. Tỏ rõ nguyên do chẳng mất.
a) Vì Đắc Nhẫn nên chẳng mất.
Tu Bồ-đề! Nhược Bồ-tát dĩ mãn bằng hà sa đẳng thế giới thất bảo bố thí, nhược phục hữu nhơn tri nhất thiết pháp vô ngã, đắc thành ư nhẫn, thử Bồ-tát thắng tiền Bồ-tát sở đắc công đức.
“Vô ngã”: là hai loại Vô Ngã.
b) Vì bất thọ nên chẳng mất. Có hai phần:-• Chánh tỏ rõ.
Tu Bồ-đề! Dĩ Chư Bồ-tát bất thọ phước đức cố.
Luận nói: Vì phước đức kia đắc quả báo Hữu lậu, cho nên đáng để rách.
Ngài Vô trước nói: Đây là hiển thị chẳng trước dính sinh tử. Nếu trú sinh tử tức là thọ nhận phước đức.
– Trưng hỏi, giải thích.
Tu Bồ-đề bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Vân hà Bồ-tát bất thọ phước đức?”. Tu Bồ-đề! Bồ-tát sở tác phước đức, bất ưng tham trước, thị cố thuyết bất thọ phước đức.
24. Đoạn Nghi: Hóa Thân Xuất Hiện, Thọ Nhận Phước.
Luận nói: Nếu chư Bồ-tát chẳng thọ phuoc1 Đức thì làm sao
phước đức của Bồ-tát, chúng sanh lại thọ dụng.
Đoạn nghi này, văn có hai phần:
1. Trách Hiểu Sai.
Tu Bồ-đề! Nhược hữu nhơn ngôn: “Như Lai nhược lai nhược khứ, nhược tọa nhược ngọa”. Thị nhơn bất giải ngã sở thuyết nghĩa.
Kệ rằng:
“Phước Đức ứng báo này,
Là để hóa chúng sanh,
Tự nhiên nghiệp như vậy,
Chư Phật hiện mười phương”.
2. Tỏ bày chánh kiến.
Hà dĩ cố? Như Lai giả; vô sở tòng lai, diệc vô sở khứ. Cố danh Như Lai.
Kệ rằng:
“Khứ Lai Hóa Thân Phật,
Như Lai thường bất động”.
Đại vân nói: “Nước tam chúng sanh nếu trong sạch thì thấy Phật đến (Lai), đến chẳng từ đâu. Nước tâm đục thì thấy Phật thị diệt giữa Song lâm (giữa hai cây Sa La) thì nói là “Phật khứ” (Phật đi, Phật mất, Phật Niết-bàn, Phật diệt), đi không chỗ đến.
Ngài Tăng triệu nói: Giải hiểu cùng cực thì hội với Như, Thể của Như thì không có phương chốn. Duyên đến thì vật hiện, chẳng từ đâu đến. Cảm hết thì ẩn mất, cũng chẳng đi về đâu.
25. Đoạn Nghi: Pháp Thân Và Hóa Thân Có Khác Nhau.
Theo phần trên, chẳng thể bằng Hóa tướng này mà biết pháp thân, pháp thân không có Đến, đi, ngồi, nằm, thế thì tựa như là Chơn Thân và Hóa thân là khác nhau. Rồi căn cứ theo phần ngăn chặn niệm đoạn diệt, rồi nói rõ rằng chẳng mất phước tướng, thế thì tựa như là Chơn Thân và hóa thân là cùng một như nhau. Vì vậy mà thành ra nghi. Phần này là dựa theo vi Trần thế giới để giải thích nghĩa phi Nhất phi Dị, để đoạn dứt mối nghi này, văn có hai phần:
1. Dựa Theo Trần và Giới mà phá Nhất và Dịch: gồm năm phần:
a. Tế Mạc phương tiện phá Thân Sắc.
Tu Bồ-đề! Nhược Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn, dĩ tam thiên đại thiên thế giới, toái vi vi trần, ư ý vân hà? Thi vi trần chúng ninh vi đa bất? Thậm đa, Thế Tôn!
Kệ rằng:
“Ở pháp giới xứ này.
Phi nhất cũng phi Dị”.
Luận nói: Chư Phật Như Lai kia, ở trong Chơn Như pháp giới, chẳng trú cùng một xứ, cũng chẳng trú khác xứ, để tỏ rõ nghĩa này mà nói về Thế giới vụn tan thành vi trần. Cho nên:
Kệ nói:
“Thế gới thành vi trần,
Dụ này tỏ nghĩa kia”.
Ngài Vô Trước nói: Vì để phá Danh sắc Thân mà nói về Trần và giới. Trong đó, phương tiện tế mạc và phương tiện vô sở kiến, câu “Vi trần rất nhiều”; là phương tiện tế mạc.
Đại Vân nói: tức là tánh hạt vi trần đến mức cực kỳ tế mạc cực nhỏ, dùng phương tiện này mà phá những sắc thô vậy. “Vi trần” Ở đây là dựa theo Đại thừa Tông. Ở một khối Sắc, giả tưởng chia tách ra đến cực lược sắc, đó là trần. Chẳng phải là “Thật Trần” của Tiểu Thừa Tông.
b. Bất niệm phương tiện phá vi trần.
Hà dĩ cố? Nhược thị vi trần chúng thật hữu gả, Phật tắc bất thuyết thị vi trần chúng. Sở dĩ giả hà? Phật thuyết vi trần chúng, tắc phi vi trần chúng, thị danh vi trần chúng.
Luận nói: Trần vụn thành mạt, cho nên chẳng phải cùng một xứ, một chỗ. Tràn chúng tụ lại, cho nên chẳng phải khác xứ, chẳng trú khác xứ.
Lại nữa, “Nếu trần chúng thật có”; thì Thế gian phàm phu cũng đều tự biết,c ần gì Phật nói ra. Chỉ vì chẳng biết Thể, chẳng thành tựu, nên Phật mới nói ra vậy. Cho nên Ngài Vô trước nói: Thế Tôn nói “phi”; là vì Thể của tụ này chẳng thành tựu, nếu khác với đó thì Phật tuy chẳng nói ra cũng tự biết đó là Tụ.
c. Bất niệm phương tiện phá thế giới.
Thế Tôn! Như Lai sở thuyết tam thiện đại thiên thế giới, tắc phi thế giới, thị danh thế giới.
Bổn luận phá Thế giới bằng nghĩa chẳng thật, có thể biết vậy.
Ngài Vô Trước nói: Đây là phá thế giới danh thân; là thế giới chúng sanh.
d. Dựa cả trần và Giới để phá Hòa Hợp.
Hà dĩ cố! Nhược thế giới thật hữu giả, tắc thị nhất hợp tướng, như lai thuyết nhất hợp tướng, tắc phi nhất hợp tướng, thị danh nhất hợp tướng.
Luận nói: Nếu thật có một thế giới, Như Lai ắt chẳng nói Tam Thiên giới.
Đại Vân nói: Nếu thật có một thế giới thì đúng là một, một Hòa Hợp vậy, thế thì có nhiều sai biệt với bất Hợp. Nay Phật nói Tam Thiên chứng tỏ rằng chẳng đúng là một vậy, do vậy dựa theo tam thiên ( ba ngàn) mê phá một giới.
Ngài Vô Trước nói: Vì để ghép nói hoặc thế giới hoặc vi trần giới, cho nên có hai loại đoàn thủ (Đoàn; là cục tròn), đó là Nhất Đoàn thủ và sai biệt Đoàn thủ.
Đại Vân nói: Đây ý nói rằng Trần chúng và loài chúng sanh đều gọi là Thế giới.
“Nhất Hợp Tướng”; tức là Đoàn thủ, đoàn thủ thành một, cho nên nói là “Hòa Hợp”. Nhất Hợp này có hai Đoàn Thủ: 1. Nhất Đoàn Thủ; tức là Thế giới hòa hợp làm một; 2. Sai biệt Đoàn thủ. Tức là vi trần có rất nhiều cực vi, gọi đó là sai biệt.
“Phi Nhất Hợp”; là trong đệ nhất nghĩa, hai giới không có thật. e. Phật ấn, trong Vô mà vọng chấp Hữu.
Tu Bồ-đề! Nhất hợp tướng tắc thị bất khả thuyết, đản phàm phu chi nhơn tham trước kỳ sự.
Luận nói: Bởi tu tập kia không có vật để có thể thủ, vì hư vọng phân biệt, cho nên nói là “vọng thủ”. Nếu đó có thật, tức là chánh kiến.
Ngài Vô trước nói: Thế Đế thì nói là Đoàn Thủ, Đệ nhất nghĩa Đế thì bất khả thuyết. Phàm phu trẻ con kia như lời mà nói Thủ.
Đại vân nói: chấp thấy ngũ uẩn, thủ sự hòa hợp của chúng, đó là Tham trước sự, mê với sự pháp, khởi phiền não vậy.
2. Dựa theo chỉ quán phá Ngã, pháp. Có hai phần:
a. Trừ Ngã chấp. Có hai phần:
– Bác hiểu sai.
Tu Bồ-đề! Nhược nhơn ngôn: “Phật thuyết ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến”. Tu Bồ-đề! Ư ý vân hà? Thị thực giải ngã sở thuyết nghĩa bất? Thế tôn! Thị nhơn bất giải như lai sở thuyết nghĩa.
– Trừ chấp lời.
Hà dĩ cố! Thế Tôn thuyết ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kến, tắc phi ngã kiến, như kiến chúng sanh kến thọ giả kiến, thị danh ngã kiến nhơn kiến chúng sanh kiến thọ giả kiến.
Luận nói: Ngã kiến hư vọng phân biệt, Phật thuyết tức là bất kiến.
Ngài Vô trước nói: Đây là hiển thị, như sở bất phân biệt. vì sao hiểu thị Như? Ngoại Đạo nói Ngã, Như Lai thuyết đó là Ngã kiến, đặt ra Nhơn vô Ngã. Lại nữa, vì để nói rằng có Ngã kiến này mà đặt ra pháp vô ngã, cứ như vậy mà quán sát, khi Bồ-tát nập vào tam muội tương ưng, chẳng còn phân biệt nữa, tức ngay quán sát này làm phương tiện nhập.
b. Trừ pháp chấp. Có hai phần:
– Trừ phân biệt.
Tu Bồ-đề! Phát A Nậu Đa La Tam Miệu Ttam Bồ-đề tâm giả, ư nhất thiết pháp, ưng như thị tri, như thị kiến, như thị tín giải, bất sinh pháp tướng.
Ngài Vô Trước nói: Đây là hiển thị người nào vô phân biệt, với pháp nào bất phân biệt, phương tiện gì bất phân biệt.
Đây là hiển thị tâm tăng thượng, trí tăng thượng; tri và kiến thắng giải ở trong Vô phân biệt.
Ở trong ấy, nếu Trí y chỉ vào Xa Ma Tha thì Tri, nếu Trí y chỉ vào Tỳ Bát Xá Na thì kiền. Tri và kiến này y chỉ vào Tam Ma Đề thì thắng giải. Bởi vì Tam Ma Đề tự tại, giải những hình bóng phân duyên ở bên trong, cho nên gọi là Thắng giải.
Thế nào là vô phân biệt? đây là chánh hiển vô phân biệt. đại Vân nói: những phương tiện trước là Trí gia Hạnh. Nay Bất phân biệt là Trí căn bản, tức là chính mình chứng Chơn Như, ly Năng thủ và sở thủ, gọi đó là Bất Phân Biệt.
– Hiển Bổn Tịch.
Tu Bồ-đề! Sở ngôn pháp tướng giả, Như Lai thuyết tức phi pháp tướng, thị danh pháp tướng.
Ngài Vô Trước nói: Đây là hiển thị nghĩa bất cộng và nghĩa tương ưng trong pháp tướng, như trên đã nói:
26. Đoạn Nghi Hóa Thân Thuyết Pháp Vô Phước.
Vì nghe Chơn thân và Hóa thân phi nhất phi Dị, ý cho rằng: Nếu dựa theo phi nhất thì Hóa thân chỉ là hư giả. Nếu dựa theo phi dị thì lại ngầm hợp quy về cùng một, pháp thân tức Hóa thân, rốt cuộc không có tự thể. Nếu vậy thì thọ trì, diễn thuyết pháp thuyết sẽ không có phước đức.
Đoạn mối nghi này, văn có hai phần:
1. Công đức thuyết pháp.
Tu Bồ-đề! Nhược hữu mãn vô lượng a tăng kỳ thế giới thất bảo trì dụng bố thí. nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn phát Bồ-tát tâm giả, trì ư thử kinh nải chí tứ cú kệ đẳng, thọ trì đọc tụng, vị nhơn diễn thuyết, kỳ phước thắng bỉ?
Kệ nói: “Hóa thân thị hiện phước, phi vô tâm phước”.
Luận nói: Tuy chư Phật tự nhiên Hóa thân tác nghiệp nhưng chư Phật kia hóa thân thuyết pháp, có vô lượng vô tận vô lậu công đức.
2. Thuyết pháp bất nhiễm.
Vân hà vị nhơn diển thuyết? Bất thủ ư tướng, như như bất động. Vân hà vị nhơn diển thuyết? Bất thủ ư tướng, như như bất động.
Ngài Vô Trước nói: Đó là thuyết pháp bất nhiễm. Vì có lợi ích lớn như vậy, cho nên quyết định diễn thuyết, diển thuyết như thế thì không bị nhiễm.
“Vân hà diễn thuyết…”, là hiển thị chẳng thể dùng lời mà nói. Nếu khác với đó, tức là bị nhiễm mà thuyết, bởi vì đó là nghĩa điên đảo. Lại nữa, khi thuyết chẳng mong cầu được tin kính,… cũng là vô nhiễm thuyết pháp….
Đại Vân nói: Nếu có thể chẳng bằng tâm hành sinh diệt mà thuyết Thật tướng thì giống như Chơn Như kia, cho nên nói là “Như Như”. Lại nữa, Tâm Như, Cảnh Như, cho nên nói là “Như Như”.
“Bất động” tức nghĩa là Vô nhiễm.
27. Đoạn Mối Nghi nhập tịch thì làm sao thuyết pháp?
Luận nói: Nếu chư Phật Như Lai thướng vì chúng sanh thuyết pháp thì sao lại nói rằng Như Lai Nhập Niết-bàn?
Đoạn là:
Hà dĩ cố? Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyển bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán.
Giải thích văn này, có ba phần:
1. Dựa theo hai Luận giải thích:
Trong bản đời Ngụy, có chín dụ, bản Ngụy dịch rằng: “Nhất Thiết Hữu Vi Pháp, như tinh tế Đăng Huyển, Lộ bào Mộng Điện Vân, ưng tác Như Thị quán”.
Trong phần này, có hai phần:
a) Dựa theo phần đoạn nghi của Bổn luận:Kệ nói:
“Phi Hữu Vi, Phi Ly.
Chư Như Lai Niết-bàn.
Cửu chủng Hữu vi pháp,
Diệu Trí chánh quán cố”.
Luận nói: Chư Phật đắc Niết-bàn, hóa thân thuyết pháp cho nên là “Phi Hữu Vi”, “Phi ly” Hữu vi. Vì sao thị hiện thế gian mà lại chẳng rú Hữu vi, do nhờ Diệu trí chánh quán, Hữu vi là hư giả giống như chín dụ trên.
b) Kiêm cả phần giải thích về tướng của ngài Vô Trước:
Ngài Vô Trước nói: bài kệ này hiển thị bốn tướng Hữu vi, văn có bốn phần:
– Tự Tính Tướng: Kiến và tướng này, dùng Thức làm Thể, là căn gốc sinh tử. Văn có ba phần:
+ Tinh (sao đêm): Là dụ cho kiến. Ngài Vô trước nói: Vô trí, trong bóng tối thì có ánh sáng kia, có Trí trong sáng sủa thì không có ánh sáng kia.
+ Ế (mắt màng): là dụ cho tướng. Luận nói: như mắt bị màng thì thấy những sắc vòng tơ… quán Hữu vi pháp cũng giống vậy, vì kiến điên đảo. Ngài Vô trước nói: Nhơn pháp Ngã kiến giống như mắt màng, vì thủ vô nghĩa.
+ Đăng (ngọn lửa đèn): Là dụ cho Thức. Đèn là dựa theo cao dầu tương tục nhau chẳng dứt tuyệt. Thức nương dựa theo Tham Ái mà sinh tử không ngừng nghĩ.
– Trước sở trú vị tướng: (Tướng trước dính vào sở trú).
Luận nói: Huyển là dụ cho nơi chốn y trú. Vì những đồ vật thế gian nhiều thứ khác nhau, không có mọt Thể nào là thật. Ngài Vô Trước nói: Bởi đắm dính vào cảnh điên đảo. Đại Vân nói: Huyển ảo xuất ra thành quách lừa dối con người, Thức biến núi sông chẳng thật.
– Tùy Thuận quá thất tướng:
Tự thân và thọ dụng là quá thất, quán chúng vô thường, gọi là Tùy Thuận. Lại có giải thích rằng: Tùy thuận thân và thọ, tức là quá thất. Văn có hai phần:
+ Lộ (giọt sương); dụ cho Thân. Luận nói: Thân cũng giống như giọt sương mai vậy, chỉ trụ được một thời gian ngắn ngủi.
+ Bào (bọt nước); dụ cho Thọ. Luận nói: Những sự mình thọ dụng cũng giống như bọt nước vậy, bởi vì ba pháp: Thọ, Tưởng, Nhân chẳng nhất định. Ngài Vô Trước nói: quán sát Thọ (tuổi thọ?) như bọt nước; hoặc khi bắt đầu sinh hoặc chưa thành Thể, hoặc mới vui sinh, hoặc tạm đình trú, liền quy về tàn diệt.
– Tùy thuận xuất lu tướng:
Ngài Vô trước nói: Tùy thuận Nhơn và pháp vô ngã mà đắc xuất ly. Văn có ba phần:
+ Mộng: là dụ cho quá khứ. Ngài Vô trước nói: quá khứ kia đi vào chỗ nghĩ nhớ, cho nên giống như giấc mơ. Luận nói: Nêu quán quá khứ tất cả những tập giống như cảnh mộng, vì chỉ là tính nhớ. Công đức Thí nói: Quán sát giả như trong mộng theo với cảnh thấy nghe. Vì niệm phân biệt, huân tập mà trú, tuy không có tác giả, nhiều thứ ánh giới hiện tiền rõ ràng, cũng giống như vậy, chúng sanh từ vô thủy đến nay, có những phiền não, thiện và bất thiện nghiệp, huân tập mà trú. Tuy vô nga là Năng tác giản nhưng hiện ra những sự việc sinh tử không có bến bờ.
+ Điện (ánh chớp) dụ cho hiện tại. Luận nói: bởi sát na chẳng trú. Công Đức Thí nói: Quán sát tâm giống như ánh điện chớp khi sinh liền diệt.
+ Mây dụ cho vị lai. Vì khi chủng tử, A Lê Da Thức làm chủng tử căn bản cho tất cả pháp. Ngài Vô Trước nói: Chủng tử thô xấu kia giống như hư không bầu trời, dẫn tâm xuất ra, cho nên như mây.
Ngài Vô Trước nói: Cứ như vậy mà biết Tam Thế hành (tâm hành ba thế, quá khứ, hiện tại, vị lai) thì đặt vô ngã, đó là hiển thị Tùy thuận xuất ly tướng.
Đại Vân nói: Quá khứ, vị lai vô thể, hiện tại lại bất trú thì ba đời không, đạt vô ngã vậy.
2. Dựa theo chư kinh tỏ rõ các hư giả làm đại ý của Dụ.
Phật nói tất cả pháp không. Nghi rằng: Sao lại hện thấy tất cả ảnh giới? Vì vậy mà thuyết là Như huyển. Pháp huyển tuy không rõ ràng để có thể thấy. Lại nghi rằng: pháp Huyển đã không có người thì làm so Ái trước? Vì vậy mà thuyết như dương diểm; con nai khát nước, cho đó là nước, Ái trước mà chạy đến. Lại nghi rằng: Con nai khát nước, rốt cuộc chẳng được nước, còn người tham sao lại đều được thọ dụng? Cho nên nói là Như Mộng. Những điều thấy trong mộng cũng được thọ dụng. Lại nghi rằng: Mộng tạo thiện Ác, tỉnh giấc chẳng có nghiệp báo, mộng đánh tôn trướng tỉnh giấc rồi chẳng có lo sợ. Cho nên nói là như ảnh, như hưởng (như bóng, như tiếng vang). Tuy hoàn toàn không có Thể, nhưng gương sáng đối sắc hang rổng đối thanh, xấu đẹp cao thấp mỗi mỗi đều ứng, ắt không tạp loạn, ắt không sai khác. Lại nghi rằng: Khổ đều không thật, Bồ-tát sao lại làm việc lợi lạc? Cho nên nói là như Hóa. nghĩa là biến hóa, tuy biết chẳng thật mà hóa sự.
3. Hội thông với bản kinh dịch đời Tần:
Mộng, Huyển, Bào, Ảnh, hoàn toàn rõ lý không. Hai dụ Lộ và Điện là tỏ về vô thường. Đủ để hiểu ngộ Chơn Không thì bất trú chư tướng. Quán sinh diệt ắt sẽ khuyến khích tu hành, phù hợp một cách kỳ diệu với tông phá tướng, bày tỏ một cách khéo léo phép quán vong tình, bản đời Ngụy dịch chín dụ, bản đời Tần lược bớt. Vì sao đêm và ngọn lửa đèn là Thể, Hữu sanh, e khó khế với tâm không, ngầm mây và chủng thì hàm và sanh tướng tưởng, chỉ địch lấy ý, khéo ở đó vậy.
3. LƯU THÔNG PHẦN.
Phật thuyết thị kinh dĩ, Trưởng lão Tu Bồ-đề, cập chư tỳ khưu, Tỳ Khưu Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, nhất thiết thế gian thiện nhơn A Tu La văn Phật sở thuyết giai đại hoan hỉ, tín thọ phụng hành.
Ni: tiếng hán gọi là nữ.
Ưu Bà tắc: tiếng Hán gọi là cận sự Nam Ưu Bà Di: tiếng Hán gọi là cận sự nữ.
Thân cận Tỳ kheo, Tỳ kheo ni mà thừa sự.
A Tu La: Tiếng Hán gọi là phi Thiên, đều là hàng đại đẳng.
Kinh Văn Thù Sở Vấn nói: Có ba loại nghĩa “Hoan hỷ phụng hành”:
- Người thuyết thanh tịnh: chẳng bị nhiễm bởi thủ trước, lợi dưỡng.
- Những điền thuyết ra thanh tịnh; vì biết như thật về pháp Thể.
- Đắc quả Thanh tịnh.
Ngài Vô Trước nói: Nếu nghe nghĩa như vậy, chẳng giác biết Đại thừa, Ngã niệm nặng hơn đá, rốt cuộc không có Nhân.
Ngài Thiên Thân nói: Hiếm thay chư Phật tổng trì pháp, chẳng thể xưng lường cú nghĩa thâm, từ tôn giả nghe và rộng thuyết, hồi công đức này cho quần sinh.
Đại Vân nói: Đại Thánh thuyết kinh diệu lý đã xong, hai không viên tròn bốn chúng phụng hành.
Tăng Triệu nói: Đồng nghe cùng ngộ pháp hỷ động lòng, tuân theo lời dạy mãi mãi chẳng quên.
Tư Thánh nói: Bát-nhã thâm kinh mẹ Phật ba đời, nghe kinh bốn câu làm Nhân để siêu cõi Ác, nhất niệm tịnh trì ắt được thọ ký Bồ-đề. Vì vậy mà người, trời, dị loại đều tín thọ phụng hành vậy.